Báo cáo Tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính

Tài liệu Báo cáo Tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICRO STATION, FAMIS ĐỂ TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SVTT : NGUYỄN THỊ KIM THI LỚP : CĐTĐ1 NGÀNH : TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ KHÓA : 2008 - 2011 TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2011 BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Kim Thi œ &  ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICRO STATION, FAMIS ĐỂ TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SVTT : NGUYỄN THỊ KIM THI LỚP : CĐTĐ1 NGÀNH : TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ KHÓA : 2008 - 2011 TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2011 BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Kim Thi œ &  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP HCM, ngày tháng 05 năm 2012 GIÁM ĐỐC Nhận xét của giảng viên ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI CẢM ƠN œ &  Thực hiện chương trình đào tạo hệ cao đẳng trắc địa, nhằm nâng cao tay nghề, tạo điều kiện cho sinh viên học tập thực tế tại các cơ sở sản xuất về lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ. Qua gần hai tháng thực tập (từ ngày 04/04/2011 đến ngày 27/05/2011) được sự phân công của khoa Trắc địa -Bản đồ, được sự hướng dẫn của Thầy Phạm Văn Tùng và đặc biệt được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa - Bản đồ, em đã học hỏi được rất nhiều điều. Từ những lý thuyết được học ở trường, em đã được tìm hiểu và làm những vấn đề còn mơ hồ, mở rộng kiến thức ngoài sách vở. Từ kỹ thuật phần mềm Micro Station, Famis còn yếu nay có thể nói em đã có thể sử dụng thành thạo. Trung tâm không những chỉ bảo em tận tình kiến thức mà còn cho em biết tác phong làm việc của người nhân viên cần mẫn, chịu khó trong công việc và vui vẻ, hòa đồng trong giao tiếp. Tuy thời gian thực tập ngắn nhưng em đã học được rất nhiều điều bổ ích. Để có được thành công này em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Tùng đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh chị trong trung tâm tư vấn và thẩm định Trắc địa –Bản đồ đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Trắc địa – Bản đồ đã dạy bảo em trong suốt những năm học qua. Vì thời gian thực tập ngắn, bản thân cũng đã rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức khi trình bày chuyên đề. Rất mong nhận được ý kiến của Quý Thầy Cô cùng các Anh Chị trong Trung tâm. Cuối cùng xin chúc các Thầy cô và Anh chị trong Công ty sức khỏe dồi dào, công tác tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2011. Em xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh ngày /05/2012 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Kim Thi NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN 1 Ngày tháng năm Nội dung 04/04/2011 Đến công ty thực tập nộp giấy quyết định thực tập cho đơn vị thực tập Tham quan và làm quen với trung tâm tư vấn và thẩm định Trắc Địa -Bản Đồ 05/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 06/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 07/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 08/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính TUẦN 2 Ngày tháng năm Nội dung 11/04/2011 Công ty nghỉ 12/04/2011 Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 13/04/2011 Làm phiếu kiểm tra ngoại nghiệp 14/04/2011 Học cách tách mảnh, đánh số thửa trên bản đồ địa chính bằng phần mềm Micro station 15/04/2011 Học cách tiếp biên, tạo khung bản đồ địa chính trên phần mềm Micro Station TUẦN 3 Ngày tháng năm Nội dung 18/04/2011 Học ghép tổng bản đồ địa chính Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 19/04/2011 Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 20/04/2011 Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 21/04/2011 Học cách tách điểm mia, vẽ bản đồ địa chính trên phần mềm Micro station 22/04/2011 Cho chạy lại topology, vẽ nhãn thửa bằng famis TUẦN 4 Ngày tháng năm Nội dung 25/04/2011 Cho chạy lại topology, vẽ nhãn thửa bằng famis. 26/04/2011 Biên tập bản đồ địa chính 27/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định 28/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định 29/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định TUẦN 5 Ngày tháng năm Nội dung 02/05/2011 Công ty nghỉ 03/05/2011 Công ty nghỉ 04/05/2011 Kiểm tra sổ mục kê, sổ địa chính 05/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính 06/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính TUẦN 6 Ngày tháng năm Nội dung 09/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính 0/05/2011 Tiếp biên bản đồ 11/05/2011 Xin nghỉ vì lý do sức khỏe 12/05/2011 Xin nghỉ vì lý do sức khỏe 13/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính TUẦN 7 và TUẦN 8: Xin nghỉ làm bài báo cáo tốt nghiệp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng tốt cho quá trình học tập, hoàn thiện kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp ứng dụng kiến thức đã học tạo bước mở đầu cho hoạt động sau này được tốt nhất. Nâng cao khả năng hiểu biết có cơ hội tiếp xúc thực tế công việc nắm bắt rõ hơn nội dung , yêu cầu và hoạt động của ngành mình đang theo học tập nghiên cứu tại trường, đảm bảo giúp sinh viên tự tin ứng dụng tri thức tiếp thu được áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng thực hành, bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thiện hơn. Phòng Quản lí đào tạo trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho sinh viên được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa – Bản đồ. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc,các anh chị trong Trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất dẫn đến thành công trong chuyến thực tập từ ngày 04/04/2011 đến 27/05/2011 của tôi. Trong xu thuế toàn cầu hóa, quá trình hội nhâp quốc tế đã đưa nước ta ngày càng phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực . Việc tổ chức cho tôi thực tập tại Trung tâm đã tạo điều kiện tốt để tôi có dịp bổ sung kiến thức, tiếp xúc với các loại máy móc hiện đại của ngành phục vụ cho công tác sau này. Nắm bắt biết cách sử dung các trang thiết bị vào việc đo vẽ bản đồ địa chính, đã giúp cho việc học của tôi được đi đôi với thực hành,kiến thức đã học được hoàn thiện hơn nữa tạo cho tôi thêm tự tin khi chuẩn bị làm việc thực tế .Với những kiến thức đã học và qua đợt thực tập này tôi xin có bài báo cáo với đề tài “Quy trình thành lập Bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục Bản đồ địa chính”. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Tổng quan về môn học 1.1 Mục đích: Trên cơ sở lý thuyết được thầy cô trong khoa Trắc địa - Bản đồ truyền đạt để thực tập tốt các công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp. Củng cố thêm các kiến thức đã học và học hỏi những kiến thức chưa được học tại trường. 1.2. Nội dung : Thực hiện công tác nội nghiệp, cụ thể là dựa vào kiến thức về các phần mềm Micro Station, Famis 1.3. Yêu cầu Nắm chắc lý thuyết môn đo vẽ bản đồ địa chính Nắm chắc cách sử dụng phần mềm Micro Station và Famis. 2. Tổng quan về cơ quan thực tập: Tên gọi: Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa – Bản đồ Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa - Bản đồ trực thuộc hội Trắc địa - Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định số 2821/QĐ – UB ngày 14/05/2001 của UBND TP Hồ Chí Minh. Tên giao dịch tiếng anh: Center for Geomatics Consultation and Inspection, viết tắt là C.G.C.I Địa chỉ: 30 đường số 3- phường Bình An – Quận 2 - TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 082960006 - 2960491 - Fax: 08.2960006 Mã số thuế: 0302377524 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: Trung tâm được cơ cấu một bộ máy tổ chức quản lý gọn linh hoạt, với đội ngũ CBCNV  40 người, trong đó 1 thạc sĩ, 14 kỹ sư và tương đương, 15 trung cấp chuyên ngành  và 10 công nhân, ngoài ra còn lực lượng cộng tác trong các dịch vụ tư vấn khác. BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG HC-KT TỔNG HỢP H VỊ PHÒNG KỸ THUẬT ĐỘI ĐỊNH VỊ ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 1 ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 2 Chức năng nhiệm vụ chính: Trung tâm là một đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí và chịu sự quản lý theo ngành, nhiệm vụ chính của Trung tâm: Tư vấn xây dựng các đề án dự án đo đạc bản đồ, các giải pháp công nghệ, giải pháp KTKT và áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ. Tư vấn về quản lý các dự án, về quản lý sản xuất trong lĩnh vực đo đạc bản đồ. Tham gia thẩm định các luận chứng KTKT, các kết quả thực hiện dự án và các công trình về đo đạc bản đồ. Nội dung hoạt động đo đạc bản đồ: Khảo sát - lập dự án, thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình đo đạc bản đồ; Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000. Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ. Các công việc đã hoàn thành: Tư vấn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư phân hệ “ xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng chiếu sáng giao thông đô thị TP. Hồ Chí Minh”. Tư vấn giám sát dự án hệ thống thông tin QLSDĐĐ tỉnh Bến Tre. Khảo sát lập phương án kỹ thuật và dự toán đo bao GPS, đo vẽ hiện trạng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; khu tái định cư Nam Rạch Chiếc, phường An phú, Quận 2. - KTNT sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính một số quận huyện tại TP.Hồ Chí Minh; một số huyện tại các tỉnh Vĩnh Long, Tây Ninh, Trà Vinh, Long An, Cà Mau và 15 xã thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Khảo sát địa hình lập BCNC khả thi công trình Thuỷ điện Đa Dâng, Thuỷ điện Văn Minh tại Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Đo vẽ lập bản đồ địa hình quy hoạch chi tiết khu du lịch Lộc An, Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Định vị các công trình xây dựng nhà máy Nước thải Thành phố, Hầm vượt Thủ Thiêm Thành phố, KCN Focmusa, KCN Bàu Xéo, KCN Song Mây tỉnh Đồng Nai. - Khảo sát quan trắc các toà nhà xây dựng D5 Bình Thạnh, Đài truyền hình HTV Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng lưới khống chế Đại Lộ Đông - Tây đoạn từ TP.Hồ Chí Minh đi Xa lộ Hà Nội Đo đạc và lập bản đồ KCN Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đo vẽ bản đồ địa hình KCN Hoà Phú, tỉnh Vĩnh Long.A - Đo đạc và lập bản đồđịa chính các tỷ lệ trong một số xã thuộc các tỉnh Đồng Nai, Cà Mau, Trà Vinh và một số phường xã tại TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra đơn vị còn thực hiện nhiều công trình đo đạc bản đồ , kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ , cũng như tư vấn lập - xây dựng các dự án hoạt động chuyên ngành cho nhiều đối tác khác. * Định hướng phát triển: - Xây dựng đội ngũ CBCNV ổn định số lượng, bảo đảm về chất lượng, có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức và phẩm chất tốt. Lực lượng lao động từ năm 2006 - 2010 được đào tạo từ các trường chính quy trong nước, với trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành đạt từ 30-40%; trình độ Trung cấp chuyên ngành 50-30%; còn lại lao động có tay nghề và kinh nghiệm giỏi trong nghề nghiệp; phấn đấu từ năm 2010 trình độ chuyên môn lao động đạt từ Trung cấp trở lên - Bảo đảm thực hiện tốt yêu cầu của công tác KTNY sản phẩm đo đạc và bản đồ tại địa bàn TP.Hồ Chí minh và các tỉnh trong khu vực Nam Bộ, các tỉnh miền Trung. Lập tổ nghiên cứu và ứng dụng khoa học -công nghệ mới vào hoạt động đo đạc bản đồ, thực hiện tốt chức năng tư vấn, lập BCNCKT các dựán chuyên nghành - Thực hiện kinh doanh có lãi, chủđộng kinh phí. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị công tác đáp ứng tốt công việc theo yêu cầu chuyên nghành trong nước và khả năng hội nhập Quốc tế Bảo đảm các điều kiện tốt nhất (có thể) cho hoạt động đoàn thể của đơn vị; bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CBCNV; thực hiện đầy đủ các chế độ quy định, quan tâm chăm lo cải thiện mức thu nhập, đời sống cho lao động bằng các phúc lợi tập thể hàng năm. - Được sự quan tâm của Ban thường vụ Hội trắc địa Bản đồ, Trung tâm đã và đang đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Trung tâm thường xuyên hợp tác với các cộng sự là thành viên của Hội và sẵn sàng đón nhận sự cộng tác, hợp tác cùng có lợi đối với những đối tác có nhu cầu trong lĩnh vực mà đơn vị được phép hoạt động. 3. Quy trình quy phạm, tài liệu văn bản: - Ký hiệu bản đồ địa chính - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 4. Phần mềm sử dụng: Micro station ,famis CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 1 . ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH; ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Xà TÂN HƯNG HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG 1.1.Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Tân Hưng ước tính vào khoảng 1716,46 ha, có tọa độ địa lý ở vào khoảng từ: Phạm vi khu đo trong khoảng kinh vĩ độ như sau: Từ 10o 03'.2 đến 10o 12'.3 vĩ độ Bắc. Từ 105o 40'.9 đến 105o 51'.9 kinh độ Đông. Địa giới hành chính của xã Tân Hưng tiếp giáp như sau: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp - Phía Nam giáp xã Tân An Thạnh, xã Tân Lược - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp - Phía Đông và Đông Nam giáp xã Tân Thành Diện tích và số hộ cụ thể của xã: TT Tên xã Diện tích (ha) Số hộ, cá nhân và tổ chức Số thửa 1 Tân Hưng 1716,46 2127 4059 Đặc điểm địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 1% và độ cao thay đổi từ 0,5m đến 1,8m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kinh mương chằng chịt, việc đi lại trong công tác đo sẽ không thuận lợi. Chất đất theo kết quả điều tra của chương trình 60.B và theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO, chất đất chủ yếu là đất thịt pha sét. Thực phủ Xã Tân Hưng thực phủ chủ yếu là cây ăn quả xen lẫn vườn tạp, diện tích còn lại là ruộng lúa. Dọc theo các con kênh rạch, trục đường giao thông trong xã là những khu dân cư theo hai bên kênh và đường. Địa vật chủ yếu là nhà ở : nhà cấp 4 và nhà tạm, ít có nhà cao tầng. Nhà ở xen lẫn vườn tạp và ruộng trồng lúa. Nhìn chung khu vực xã Tân Hưng gặp một số khó khăn trong công tác bố trí lưới đường chuyền. Nếu bố trí lưới đường chuyền địa chính nằm trong khu dân cư dọc theo hai bờ kênh và các trục đường chính thì phải chặt cây thông hướng khá nhiều Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển nên có số giờ nắng và độ thoát hơi nước tương đối lớn. Nhiệt độ trong vùng cao, ổn định. Hằng năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Lượng mưa năm của huyện phân bố tập trung cao nhất vào tháng 8-10, kết hợp với chế độ triều cường trên sông thường gây ra tình trạng ngập úng ở một số nơi có địa hình thấp trũng. Thủy văn Khu vực xã Tân Hưng có mật độ kênh rạch tương đối nhiều và có nhiều bến đỗ cho các loại ghe thuyền đáp ứng trong sinh hoạt của người dân trong vùng, giao thông đường thủy tương đối thuận lợi. Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên việc thi công đo vẽ bản đồ địa chính sẽ còn gặp nhiều khó khăn mặc dù cho đến thời điểm này hệ thống đường giao thông nông thôn đã phủ tương đối trên địa bàn xã. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Ranh giới hành chính Ranh giới đo vẽ của các xã được xác định căn cứ vào ranh giới hành chính (trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 được thành lập theo Chỉ thị số 364/CP của Hội đồng Bộ trưởng). Tình hình dân cư Toàn xã có 2127 chủ sử dụng đất. Dân cư ở các xã chủ yếu sống tập trung dọc theo các tuyến Quốc lộ, liên tỉnh lộ, các trục đường chính và hai bên bờ kênh rạch Ngành nghề chủ yếu tại địa phương Dân cư trong vùng chủ yếu là thuần nông, nuôi trồng thuỷ sản, có một số ít hộ gia đình là kinh doanh nhỏ, bước đầu hình thành một bộ phận nhỏ dân cư làm trong các khu công nghiệp của tỉnh hoặc làm lao động phổ thông cho các công trình giao thông, thuỷ lợi như xây dụng cầu Cần Thơ... Tình hình phát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế trong vùng vẫn chủ yếu là nông nghiệp nên chưa có sự phát triển về công nghiệp, mức thu nhập GDP bình quân đầu người chưa cao. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thu nhập bình quân đầu người có tăng, nhiều nhà đầu tư ngoài địa bàn đến tìm hiểu và đầu tư, đặc biệt là đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Năng suất và sản lượng lương thực, cây ăn trái, hoa màu đều tăng cao, người dân tích cực đầu tư nhiều mô hình kinh tế, đồng thời việc thành lập huyện mới cũng là một nhân tố làm cho địa bàn này có sự phát triển nhanh hơn. Tình hình phát triển hạ tầng cơ sở Giao thông vận tải chủ yếu là các trục chính gồm đường bộ và đường thủy. Đi lại đường thủy tương đối thuận tiện. Hệ thống đường bộ chủ yếu là đường đất, đường bê tông và một số đường nhựa gồm Quốc lộ 54, đường tỉnh 908 chạy qua và nối vào trung tâm các xã. Hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh, tương đối thẳng nên có thể bố trí đường chuyền với điều kiện phải nằm ngoài lộ giới. Các hệ thống đường liên xã, liên ấp tương đối nhỏ và không thẳng nên công tác bố trí đường chuyền gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống đường thủy gồm các sông, kênh lớn và rất nhiều kênh rạch nhỏ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Thành phần dân cư tương đối thuần nhất, chủ yếu là dân gốc tại địa phương, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 1.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực lập luận chứng Tân Hưng là xã có nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế với thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây với sự đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và tốc độ đô thị hóa khá nhanh xã đã có chuyển biến tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từ đó làm thay đổi, biến động lớn đến cơ cấu sử dụng đất Khu vực đo vẽ tỷ lệ 1:1000 chủ yếu là đất khu dân cư của một số cụm dân cư thuộc khu vực chợ hoặc trung tâm xã, các khu tuyến dân cư vượt lũ… các thửa nằm ven trục đường giao thông chính. Ranh giới sử dụng đất luôn biến đổi theo dạng phân chia ngày càng nhỏ đi của các thửa đất. Theo thống kê đất đai năm 2007, toàn Tân Hưng có 1716,46 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó có các loại đất như sau: Xà Tổng diện tích tự nhiên (ha) Chia ra Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất tôn giáo tín ngưỡng Đất nghĩa trang nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước CD Đất chưa sử dụng Tân Hưng 1.716,46 1.551,83 23,72 126,68 0,10 14,13 - Về tình hình thực hiện quy hoạch phân bố sử dụng đất của khu vực: toàn xã đã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2006-2010. - Toàn xã có 2127 chủ sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) đang sử dụng đất, trong đó có 6 hộ chỉ sử dụng đất ở, có 9 tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng đất chuyên dùng , có 1717 hộ, cá nhân chỉ sử dụng đất nông nghiệp và 395 hộ, cá nhân vửa sử dụng đất ở vừa sử dụng các loại đất khác. Cụ thể như sau : Đơn vị tính : chủ sử dụng đất Đơn vị Hành chính Tổng số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Chỉ sử dụng đất ở Chỉ sử dụng đất chuyên dùng Vừa sử dụng các loại đất ở vừa sử dụng các loại đất khác Chỉ sử dụng đất nông nghiệp Tân Hưng 2.127 6 9 395 1.717 Tổng số thửa toàn xã là 4059 thửa, thửa đất nông nghiệp với 3603 thửa, còn lại là 340 thửa đất ở liền với đất vườn và 34 thửa đất chuyên dùng . Cụ thể như sau: Đơn vị hành chánh Tổng thửa (thửa) Trong đó (thửa) : Đất ở Đất ở liền với đất vườn Đất chuyên dùng Đất nông nghiệp Tân Hưng 4.059 82 340 34 3.603 Những năm gần đây, do nhịp độ phát triển kinh tế, đô thị hóa và đầu tư cơ sở hạ tầng khá nhanh nên tình hình biến động đất đai của xã tăng. - Yêu cầu của công tác quản lý đất đai, đo vẽ bản đồ của địa phương: xã Tân Hưng có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế do là ở vị trí không xa Thành phố Cần Thơ, đồng thời cũng là khu vực tốc độ đô thị hóa cao do ảnh hưởng của dự án cầu Cần Thơ và nằm giáp ranh khu công nghiệp huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp. Do đó, các hoạt động thu hồi, giao, cho thuê giao dịch đất đai ở khu vực này lớn, giá đất ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết diện tích của huyện đều chưa được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ dựa trên nền bản đồ giải thửa 1/5000 được thành lập từ những năm 1990-1991, đến nay các thửa đất đã biến động nhiều, phân chia nhỏ hơn, số chủ sử dụng tăng... từ đó dẫn đến việc thực hiện các giao dịch đất đai nói riêng cũng như triển khai các hoạt động quản lý đất đai nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Để có thể quản lý các thửa đất được chặt chẽ, có hệ thống, đáp ứng nhu cầu có giấy chứng nhận QSDĐ và giao dịch đất đai ngày càng cấp bách của người sử dụng đất, hạn chế tranh chấp đất đai, yêu cầu cấp thiết của địa phương là phải gấp rút đo vẽ bản đồ địa chính chính quy và cấp giấy chứng nhận QSSĐ cho các chủ sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003. 1.2.2. Hiện trạng tư liệu về đo đạc bản đồ và các tài liệu có liên quan * Tư liệu về mạng lưới tọa độ, độ cao đã có - Trong khu vực hiện có lưới địa chính cơ sở do Công ty đo đạc Địa chính và Công trình (thuộc Tổng cục Địa chính cũ) thi công năm 1997 gồm lưới Bình Minh - Tam Bình và lưới Địa chính cơ sở 4 tỉnh (Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh - Sóc Trăng) thi công năm 2002 cùng với lưới địa chính I, II được thành lập năm 1997, 1998. Tình trạng và khả năng sử dụng cụ thể như sau : 1 Lưới Địa chính cơ sở STT Số hiệu điểm Tình trạng mốc Khả năng thông hướng ĐC Độ che phủ khi đo GPS Ghi chú 1 668 502 Tốt Đo được GPS 2 668 503 Tốt Đo được GPS 3 668 504 Tốt Phía Đông Đo được GPS Khi đo phải phát bụi cây cạnh mốc 4 668 511 Tốt Tốt Đo được GPS 5 668 512 Tốt Đo được GPS 6 668 513 Tốt Đo được GPS 7 668 514 Tốt Đo được GPS 8 668 515 Tốt Đo được GPS Khi đo phải phát 3 cây chuối 9 668 516 Tốt Đo được GPS Khi đo phải chặt 2 ngọn cây gòn và 2 cành cây điệp 10 668 517 Tốt Đo được GPS 11 668 522 Tốt Đo được GPS 12 668 525 Tốt Đo được GPS 13 668 526 Tốt Đo được GPS Khi đo phải chặt 1 ngọn cây gòn và phát bụi dứa cạnh mốc 14 668 528 Tốt Đo được GPS 15 668 611 Tốt Đo được GPS - Trong tổng số những điểm ĐCCS còn mốc thuộc huyện Bình Tân hiện tại sử dụng được 15 điểm để đo nối GPS cho lưới địa chính; còn lại có thể dùng đo nối vào lưới đo vẽ sau này (vì khả năng thông hướng rất kém, không thể đo GPS). 1 Lưới Địa chính cấp I, II Sau khi khảo sát tìm kiếm mốc cũ thuộc lưới địa chính cấp I, II khu vực huyện Bình Tân (huyện Bình Minh cũ) được thi công năm 1997 và 1998; tình trạng chung như sau : mốc còn khoảng 20%, khả năng sử dụng được khoảng từ 1 - 2%, do đó không nên sử dụng lại những điểm này, vì mốc chôn đã trên 10 năm mức độ ổn định không đảm bảo và toạ độ nếu sử dụng phải bình sai lại trên hệ VN2000. Theo đánh giá chung của đoàn khảo sát: + Việc tìm kiếm mốc cũ thuộc lưới địa chính cấp I, II khu vực huyện Bình Tân rất khó khăn do mốc đã chôn quá lâu (trên 10 năm) địa hình địa vật thay đổi rất nhiều, quá trình đô thị hóa, quy hoạch khu dân cư, cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông, lên liếp làm vườn… đã làm mất các vật chuẩn, làm hỏng hoặc dịch chuyển, thậm chí mất cả mốc. + Mặt khác, số mốc còn tìm thấy khả năng sử dụng rất kém vì tầm thông hướng để đo GPS và thông hướng để tạo cặp phương vị cũng như phát triển lưới đo vẽ sau này không khả thi (Số điểm còn sử dụng được, nếu dùng lại mốc bắt buộc phải đo lại và bình sai lại tọa độ trên hệ VN-2000 bằng công nghệ GPS – vì vậy không dùng lại mốc cũ). * Tư liệu về bản đồ: 1 Trong khu đo gồm có các loại bản đồ sau Bản đồ giải thửa được thành lập theo Chỉ thị 299/ TTg, tỷ lệ xấp xỉ 1/5.000, không có tọa độ, được can và chỉnh lý từ ảnh máy bay, hiện nay đã lạc hậu rất nhiều chỉ có thể dùng để tham khảo. Bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/5000 được thành lập từ năm 1990-1991 theo phương pháp điều vẽ từ ảnh máy bay. Bản đồ này không có toạ độ, chất liệu giấy vẽ không cao và đã biến động rất lớn. Đây là tư liệu bản đồ hiện được dùng để cấp GCNQSDĐ ở địa phương. Tư liệu bản đồ này được dùng để làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ theo hệ thống bản đồ địa chính chính quy sẽ được thành lập trong thời gian tới, đồng thời cũng là tư liệu để khảo sát thiết kế các mạng lưới đo vẽ và khoanh diện tích đo vẽ từng tỷ lệ. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, lưới chiếu Gauss kinh tuyến trung ương 105o 00' 00" khoảng cao đều cơ bản 1m. Hệ tọa độ Nhà nước năm 1972 do cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1992. Dùng để thiết kế lưới khống chế đo vẽ và cắt dán ghi chú điểm . Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000, lưới chiếu UTM kinh tuyến trung ương 105o 30' 00" khoảng cao đều cơ bản 2.5m. Hệ tọa độ Quốc gia VN2000 do Trung tâm viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2003. Dùng để thiết kế lưới địa chính chia mảnh bản đồ và khoanh vùng diện tích đo vẽ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tỷ lệ 1:25000 do Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long xây dựng năm 2005 . 1 Các tư liệu khác bao gồm Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo chỉ thị 364/HĐBT), được thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10 000 lưới chiếu Gauss kinh tuyến trung ương 105o 00' 00" khoảng cao đều cơ bản 1m, hệ tọa độ Nhà nước năm 1972. Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện và tỉnh). Tư liệu bay chụp ảnh: Trong khu vực có ảnh chụp máy bay. Với các thông số kỹ thuật như sau: + Thời gian chụp: Từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 2 năm 1993 + Tên phân khu bay chụp: C130 + Đơn vị bay chụp: công ty bay chụp ảnh hàng không (Bộ Quốc phòng) + Tỷ lệ ảnh chụp: 1/ 13500. Cỡ ảnh gốc 23 x 23 cm + Loại máy ảnh MRB-125 23x23, số máy 129 + Tiêu cự kính vật: fk = 152 mm, cỡ phim: 23 x 23 cm + Độ phủ ngang: 20-25 %, độ phủ dọc: 63-65 % + Chất lượng: ảnh đã cũ, chỉ dùng để tham khảo. - Ngoài ra, trong khu đo đã được Trung Tâm Viễn Thám bay chụp ảnh viễn thám vào cuối năm 2006 để phục vụ cho công tác chống lũ Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tư liệu quan trọng có thể sử dụng để tham khảo, kiếm tra trong quá trình đo vẽ chị tiết (Tại thời điểm viết Luận chứng, bộ ảnh chưa được Trung Tâm Viễn Thám phát hành nên chưa có ghi nhận về các thông số kỹ thuật và khối lượng tư liệu ảnh cũng như đánh giá khả năng ứng dụng tư liệu này trong công tác đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy ). * Thành quả đo vẽ ngoại nghiệp Hầu hết hồ sơ tài liệu, sổ sách, thành quả khống chế, đo vẽ địa chính ngoại nghiệp (ở những khu vực đo đạc địa chính không chính quy) chỉ dùng để tham khảo vì tài liệu đã cũ và độ chính xác không đảm bảo. 1.2.3. Tình hình thực hiện đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1 Tình hình thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập sổ bộ địa chính xã Tân Hưng đã được tiến hành từ năm 1991 đến nay trên nền bản đồ giải thửa được thành lập theo phương pháp không ảnh. Đến nay, toàn xã đã cấp được cụ thể như sau : Đơn vị hành chính Tổng diện tích cần cấp GCN (ha) Diện tích đã in cấp GCN (ha) Tổng số GCN đã cấp (tờ) Tổng số hộ, tổ chức cần cấp GCN (hộ) Tổng số tổ chức, hộ, cá nhân được cấp GCN (hộ) Tân Hưng 1.719,23 1.667,37 2530 2127 2022 Tổng số thửa đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là : Đơn vị tính : thửa Đơn vị Tổng sổ thửa cần cấp GCN (đã trừ số thửa thuộc đất giao cho các tổ chức để quản lý, không cấp GCN) Thửa đất đã cấp theo bản đổ địa chính chính quy (thửa) Thửa đất đã cấp theo số liệu bản đổ giải thửa Tổng Hộ, cá nhân Tổ chức Tổng Hộ, cá nhân Tổ chức Tổng Hộ, cá nhân Tổ chức Tân Hưng 4039 4029 10 3854 3844 10 Toàn bộ số lượng giấy chứng nhận QSDĐ được cấp dựa vào bản đồ giải thửa đã được đo vẽ thành lập cách nay trên 15 năm nên không đảm bảo độ chính xác về diện tích. Bên cạnh đó, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật đất đai năm 1993 chiếm tỷ lệ lớn, những thông tin trên GCN QSDĐ này chưa phù hợp và đầy đủ theo quy định Luật đất đai hiện hành : tên chủ sử dụng không ghi tên vợ, chồng, loại đất thể hiện trên giấy chứng nhận còn ghi nhận loại đất cũ, nhiều thửa đất được cấp chung trên một giấy chứng nhận nên gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động giao dịch, nguồn gốc đất và những ràng buộc pháp lý chưa được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sơ đồ thửa đất chưa thể hiện kích thước các cạnh thửa đất. Mặt khác, trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của đất không ngừng tăng cao, vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất, đặc biệt là tranh chấp về quyền và ranh giới ngày càng tăng, các khiếu nại về loại đất đền bù cũng khá nhiều, điều này đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi từ mẫu giấy chứng nhận QSDĐ cũ (theo Luật đất đai năm 1993) sang mẫu giấy chứng nhận QSDĐ mới (theo Luật đất đai năm 2003) với số liệu diện tích, kích thước và hình thể, thật chính xác và rõ ràng, ghi nhận đầy đủ thông tin về chủ sử dụng đất và nguồn gốc. 1 Hiện trạng hồ sơ địa chính: Hệ thống sổ bộ địa chính được thiết lập song song với quá trình tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ và qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1990-2004, việc lập hồ sơ địa chính được thực hiện ở 3 cấp cho xã theo Quyết định số 56-ĐKTK ngày 5/11/1981 của Tổng cục quản lý ruộng đất và theo Quyết định số 499.QĐ/ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục địa chính. Từ năm 2005, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi lại toàn bộ sổ mục kê, đăng ký, sổ địa chính theo đúng mẫu sổ bộ địa chính do Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ban hành. Về sổ theo dõi biến động đất đai, mới thiết lập sổ theo Luật đất đai năm 2003. Hiện nay bộ hồ sơ địa chính được lưu giữ tại xã tương đối đầy đủ gồm: Bản đồ giải thửa Chương trình đất tỉnh Vĩnh Long, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ… Tất cả các tài liệu này mặc dù có cập nhật, nhưng chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tế do lực lượng cán bộ địa chính còn hạn chế nên chưa chỉnh lý thường xuyên trong khi đó tình trạng chia tách thửa, chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng diễn biến nhanh và phức tạp, dẫn đến tranh chấp khiếu kiện tương đối nhiều. Mặt khác, mức độ dung nạp của bản đồ (1/5000) không đảm bảo độ chính xác. Hiện trạng đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai tại địa phương. Do sổ bộ địa chính được thiết lập qua nhiều thời kỳ dẫn đến hệ thống tư liệu không thống nhất, một số sổ địa chính lập theo Luật đất đai năm 1993 chưa theo đúng nguyên tắc và chưa được cấp xã, huyện sắp xếp, bảo quản tốt nên có một số bị rách hoặc thất lạc. Bên cạnh đó, do hệ thống quản lý được phân thành 2 cấp là cấp tỉnh và cấp huyện nên việc thống nhất trong cập nhật thông tin giữa các cấp quản lý là rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và từ đó dẫn đến hạn chế là việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp cũng chưa thực hiện đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ. Để giải quyết tình trạng trên, biện pháp duy nhất là hiện đại hóa hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, tăng cường cơ sở vật chất cho việc lưu giữ và bảo quản hồ sơ địa chính tại các cấp, đồng thời kết hợp việc lập hồ sơ địa chính với việc cấp đổi lại GCN QSDĐ theo hệ thống bản đồ địa chính chính quy. Tóm lại, qua việc rà soát đánh giá tư liệu bản đồ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, việc cấp đổi lại GCN QSDĐ theo hệ thống bản đồ địa chính chính quy để đảm bảo tính thống nhất, chính xác và thuận tiện trong các hoạt động giao dịch là hết sức cần thiết không chỉ đối với cơ quan nhà nước về quản lý đất đai mà còn đối với cả người dân, tổ chức sử dụng đất. 2.THIẾT KẾ KỸ THUẬT 2.1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Mật độ điểm địa chính được xây dựng căn cứ vào điều 2.10 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000, 1: 10000 và 1: 25000 của Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999 và phù hợp với địa hình, địa vật trong khu đo. Cụ thể mật độ bố trí điểm địa chính (tính cả điểm địa chính cơ sở hiện có) là : - Với khu vực đo tỷ lệ 1: 1000 đến 1: 2000, huyện Bình Tân là 1.25 điểm/ km2 (80ha/điểm), trong đó số điểm ĐCCS, ĐCI được tính là 0.25 điểm/ km2 (400 ha/ điểm). Mật độ điểm được tính phù hợp với quy phạm hiện hành. Tuy nhiên trong khu đo trước kia đã xây dựng hệ thống lưới ĐCI,II được tính toán bình sai trên hệ HN-72, nay đã tính chuyển về hệ VN-2000; Do đó khi thiết kế lưới địa chính cho khu này mật độ điểm đã được bố trí dãn ra so với Quy phạm. - Công nghệ xây dựng lưới toạ độ địa chính được xác định trong luận chứng này là công nghệ đo đạc định vị toàn cầu (GPS). Do đó khu đo không thiết kế lưới địa chính I mà chỉ xây dựng lưới địa chính II. Các điểm địa chính sẽ trực tiếp phục vụ cho công tác xây dựng lưới đo vẽ và đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính các tỷ lệ. - Căn cứ vào điều kiện thực tế, trang thiết bị hiện có của các đơn vị dự kiến tham gia đo đạc và tỷ lệ bản đồ cần thành lập cho cả khu đo (toàn huyện), công nghệ thành lập bản đồ địa chính chủ yếu được chọn trong luận chứng này là công nghệ đo vẽ trực tiếp mặt đất bằng phương pháp toàn đạc và bản đồ số. Ngoài ra tuỳ theo điều kiện trang thiết bị hiện có của từng đơn vị đo đạc mà có thể sử dụng công nghệ đo GPS động để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. - Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác để thành lập bản đồ địa chính nhưng phải đảm bảo có cả hai phần : quản lý bản vẽ và quản lý hồ sơ chủ sử dụng đất. Kết quả đo vẽ và tất cả các thông tin về thửa đất ( chủ sử dụng, loại đất, diện tích, loại quản lý, địa chính thửa đất, các thông tin khác...) phải được chuyển vào hệ thống phần mềm FAMIS & CADDB, ViLIS theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2.2.CÁC VĂN BẢN DÙNG TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật - Luật Đất đai ban hành năm 2003 . - Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai. - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 08/2006/QĐ.BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 2.2.2. Các văn bản pháp quy [1] Quy định sử dụng máy thu vệ tinh TRIMBLE NAVIGATION 4000-ST "SURVEYOR" để thành lập lưới trắc địa - Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước - năm 1991. [2] Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000, 1: 10000 và 1: 25000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài Nguyên Và MôiTrường ) ban hành năm 1999. [3] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000 và 1: 5000 của Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999. [4] Thông tư 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ. [5] Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001. [6] Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Vĩnh Long đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt năm 2006. [7] Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [8] Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 2.2.3. Văn bản tham khảo [9] Hướng dẫn đo vẽ bản đồ địa chính (tài liệu tập huấn của Tổng cục Địa chính tại Đà Nẵng năm 1995) [10] Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 - 1: 2000, Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1996. 2.2.4. Nguyên tắc xử lý văn bản Trong quá trình thi công và chỉ đạo thi công cũng như kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nếu giữa các tài liệu đã nêu ở mục trên có quy định khác nhau thì sử dụng LCKT-KT này làm cơ sở để giải quyết. Nếu LCKT-KT này không quy định cụ thể để giải quyết mâu thuẫn đó thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định kinh tế kỹ thuật có hiệu lực pháp lý cao nhất, nếu 02 hay nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý ngang nhau thì áp dụng văn bản ban hành ở thời điểm gần nhất. Trong trường hợp khó khăn trong công tác xử lý thì phải xin ý kiến của Ban quản lý dự án VLAP - Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc của Bộ Tài nguyên và Môi trường . Để tiện cho cách gọi tên văn bản ở mục 4.2.2 và mục 4.2.3 sau đây gọi tắt là tài liệu [1], [2], [3], [4], [5], [6] [7], [8], [9], [10]. 3. ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3.1.THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3.1.1. Quy định chung Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ 1 Cơ sở toán học của bản đồ : Bản đồ được thành lập theo hệ tọa độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 105030’. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, với múi chiếu 3o, hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài Ko = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính. 1 Tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ : Căn cứ vào yêu cầu quản lý đất đai và hiện trạng của từng khu vực, tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ được xác định ở các tỷ lệ như sau : 1:2000, 1:1000. Tỷ lệ cơ bản đo vẽ trong khu đo là 1: 2000 áp dụng cho khu vực đất nông nghiệp. Một số khu vực dân cư đông đúc, mật độ thửa cao (tập trung ở trung tâm xã, ủy ban, chợ, trường học, khu dân cư vượt lũ, khu dân cư tập trung) sẽ được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 1000. 1 Độ chính xác của bản đồ: Độ chính xác của bản đồ tỷ lệ 1: 1000, 1: 2000 tuân thủ theo quy phạm. 1 Độ chính xác ranh thửa: Bản đồ các tỷ lệ đều thực hiện theo công nghệ số vì vậy khi kiểm tra đều dùng cạnh tính từ tọa độ so với cạnh đo trực tiếp bằng thước thép, máy toàn đạc điện tử không được vượt quá quy định của quy phạm.. Yêu cầu về nội dung bản đồ, nguyên tắc biểu thị nội dung - Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định: Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm ĐCCS, điểm ĐC Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính các cấp và địa danh. Hệ thống giao thông gồm: Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn, đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt. Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét. Khi ranh thửa trùng với đường bờ nước của hệ thống thủy văn thì dùng màu ve đậm để biểu thị và xem là ranh giới thửa đất. Ranh giới các thửa đất và mã ký hiệu mục đích sử dụng thửa đất Số tờ bản đồ và số thửa đất Các công trình trên thửa đất chủ yếu là nhà chính (nhà kiên cố, gỗ, lá). Các công trình khác như: nhà phụ, nhà bếp, nhà vệ sinh, ao, chuồng trại chăn nuôi không dính liền với nhà chính không biểu thị. Góc nhà được định nghĩa như sau: Đối với nhà xây có móng nổi thì xác định theo móng nhà. Nếu nhà xây không có móng nổi thì lấy theo cột hiên trước nhà, nếu không có cột hiên thì lấy theo tường xây. Đối với nhà lá thì lấy theo cột, nếu không có cột thì lấy theo góc của vách lá hay vách tôn, gỗ. Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa . . . Không biểu thị mộ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột Km, cống, đập nước (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất). . . Không biểu thị ký hiệu đắp cao, xẻ sâu (nhưng phải vẽ đúng diện tích của đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất.. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc - Phương pháp đo vẽ : sử dụng công nghệ đo đạc mặt đất - Quy trình thành lập bản đồ địa chính gốc được thực hiện như sau: Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, đóng mốc giới thửa đất, vẽ lược đồ. Điều tra mục đích sử dụng đất, tên chủ sử dụng, nguồn gốc đất... Xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Đối với các đơn vị có máy đo GPS độ chính xác cao thì cho phép sử dụng để đo lưới khống chế đo vẽ. Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc, sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION) để đo vẽ. Có thể sử dụng máy GPS động RTK để đo vẽ. Từ các dữ liệu đo vẽ thô, tiến hành nhập các kết quả đo, thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, biên tập, hoàn thiện, chỉnh sửa toàn bộ các yếu tố nội dung bản đồ theo các lớp ký hiệu quy định. Sau khi kiểm tra nghiệm thu các khâu, tiến hành ghi đĩa CD, in sản phẩm theo bản đồ gốc dạng số và lập các loại sổ sách có liên quan. Đối với các khu vực đo vẽ phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất và hồ sơ kỹ thuật cho từng thửa đất thì phải lập theo mẫu ở phụ lục 2. Tiếp biên và nguyên tắc xử lý tiếp biên 1 Biên xung quanh các xã được đo vẽ tới hết ranh giới hành chính theo kết quả thực hiện chỉ thị 364/HĐBT (Bản đồ ranh giới hành chính). Nếu ranh giới hành chính đi theo địa vật hình tuyến có độ rộng nhỏ hơn hoặc bằng 300m thì hình tuyến đó vẽ cả hai nét, lớn hơn 300m thì đo đến mép bên kia của địa vật hoặc dùng File bản đồ quét áp lên bản vẽ. 1 Tiếp biên với bản đồ địa chính trong khu đo mới trên hệ VN-2000: - Đối với biên trong khu đo cùng tỷ lệ: Trong khu đo thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ bản đồ số cho tất cả các loại tỷ lệ, vì vậy khi tiếp biên phải tiếp theo tọa độ. Tọa độ của các địa vật quan trọng (góc ranh thửa . . .) không được chênh nhau quá 0,6mm, các địa vật khác không quá 1mm tính theo tỷ lệ bản đồ. Chỉnh sửa mỗi bên ½ độ lệch - Đối với biên cùng khu đo nhưng khác tỷ lệ: Tọa độ của các địa vật quan trọng không được chênh nhau quá 0,6mm, các địa vật khác không quá 1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ. Chỉnh sửa biên theo bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Nếu các sai số trên lớn hơn sai số quy định thì phải tiến hành đo lại khu vực đó. Khi tiếp biên các địa vật hình tuyến vẽ được 2 nét (đường, sông và kênh mương) phải so sánh. Trường hợp địa vật quá rộng không vẽ được bờ bên kia thì không so sánh. 1 Tiếp biên với khu vực có BĐĐC chính qui trên hệ tọa độ HN-72: - Trước khi tiếp biên phải nắn chuyển BĐĐC chính quy trên hệ tọa độ HN-72 về hệ toạ độ VN2000. Cách xử lý biên và hạn sai giống như khi tiếp biên với bản đồ chính qui VN-2000 nhưng các hạn sai được phép lớn hơn nhưng không quá 1.5 lần. - Việc tính chuyển bản đồ địa chính từ hệ HN-72 sang hệ VN-2000 theo các bước sau : Dùng phần mềm MAPTRAN 3.0 sử dụng cho khu vực tỉnh Vĩnh Long chuyển toàn bộ bản đồ địa chính từ hệ HN-72 về hệ VN 2000. Kiểm tra công tác tính chuyển, ghép với BĐĐC mới đo trên hệ VN-2000, nếu các hạn sai khi tiếp biên nằm trong hạn sai cho phép thì tiến hành ghép biên theo quy định, cắt mảnh và lập HSĐC thống nhất cho từng đơn vị hành chính. Nếu các hạn sai khi tiếp biên vượt quá hạn sai cho phép thì phải tiến hành kiểm tra lại và xin ý kiến xử lý của Sở Tài nguyên và Môi trường Phương pháp biên vẽ bản đồ địa chính ở cấp xã : - Bản đồ địa chính ở cấp xã được biên vẽ trực tiếp từ bản đồ gốc đo vẽ, nhưng chỉ lấy gọn trong đơn vị hành chính cấp xã và được chia mảnh, đánh số mảnh trong đơn vị hành chính cấp xã theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. - Bản đồ địa chính được in bằng một màu mực đen bằng các thiết bị in chuyên dùng. - Bản đồ phải được ghép biên với khu đo cũ, giữa các khu đo khác tỷ lệ và giữa các đơn vị hành chính liền kê nhau. Việc xử lý tiếp biên phải tuân thủ theo quy định tại tài liệu [2] và theo quy định tại mục d của phần này. 3.1.2. Thiết kế mạng lưới toạ độ địa chính cấp II: Khái quát chung về mạng lưới đã thiết kế: 1 Điểm gốc địa chính cơ sở (ĐCCS) : Trong khu đo có 15 điểm : 668502, 668503, 668504, 668511, 668512, 668513, 668514, 668515, 668516, 668517, 668522, 668525, 668526, 668528, 668611. Căn cứ vào đặc điểm, theo kết quả khảo sát thực địa, để giảm bớt chi phí đền bù việc chặt cây thông hướng và có lợi về kinh tế nhất (nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác), căn cứ vào mật độ điểm địa chính cơ sở chúng tôi đề nghị nên xây dựng lưới địa chính thành từng cặp điểm thông hướng với nhau (hoặc điểm độc lập ở những khu vực khó chọn cặp thông hướng) và được đo bằng công nghệ GPS (xác định tọa độ và độ cao). Số điểm hiện có và tổng số điểm cần thiết phải thiết kế của khu đo như sau: STT Tên xã Diện tích tự nhiên(ha) Số điểm được phép thiết kế Điểm đã có Số điểm còn được thiết kế 10 Tân Hưng 1.716,46 22 2 20 1 Các thông số kỹ thuật thiết kế lưới địa chính : - Do đặc điểm huyện Bình Tân trong khu vực dân cư hiện tồn tại nhiều cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như bưởi, xoài, nhãn, sầu riêng, dừa… xen lẫn đất trồng lúa; vì vậy, ở khu vực dân cư nếu xây dựng lưới địa chính dạng đường chuyền thì số tiền phải đền bù phát cây thông hướng sẽ rất lớn. Còn vùng ruộng lúa thì việc chôn mốc theo dạng đường chuyền gặp rất nhiều khó khăn vì bờ vùng bờ thửa rất nhỏ không đảm bảo độ vững chắc để sử dụng lâu dài. Vì vậy khi thiết kế chúng tôi chọn phương án: Chọn, chôn và đo lưới địa chính bằng công nghệ GPS là phù hợp nhất. - Cụ thể sau khi tiến hành khảo sát đã thiết kế như sau: + Khu vực huyện Bình Tân thiết kế 181 điểm ĐC, trong đó bố trí: 72 cặp điểm thông hướng với nhau, 37 điểm độc lập. Số hiệu điểm được đánh số như sau: Từ BT-01 đến BT-181. Khoảng cách giữa hai cặp điểm thông hướng với nhau có: Cạnh dài nhất (BT-136 _ BT-137) = 750m Cạnh ngắn nhất (BT-60 _ BT-61) = 258m Cạnh trung bình khoảng 350m. + Các cặp cạnh thông hướng giữa các điểm địa chính: Gồm 72 cặp TT SỐ HIỆU TT SỐ HIỆU 1 BT-01_BT-02 41 BT-95_BT-96 2 BT-04_BT-05 42 BT-97_BT-98 3 BT-06_BT-07 43 BT-99_BT-100 4 BT-08_BT-09 44 BT-101_BT-102 5 BT-10_BT-11 45 BT-103_BT-104 6 BT-12_BT-13 46 BT-106_BT-107 7 BT-14_BT-15 47 BT-108_BT-109 8 BT-17_BT-18 48 BT-111_BT-112 9 BT-19_BT-20 49 BT-116_BT-117 10 BT-21_BT-22 50 BT-119_BT-120 11 BT-23_BT-24 51 BT-121_BT-122 12 BT-25_BT-26 52 BT-123_BT-124 13 BT-27_BT-28 53 BT-125_BT-126 14 BT-29_BT-30 54 BT-132_BT-133 15 BT-33_BT-34 55 BT-134_BT-135 16 BT-35_BT-36 56 BT-136_BT-137 17 BT-37_BT-38 57 BT-139_BT-140 18 BT-39_BT-40 58 BT-141_BT-142 19 BT-41_BT-42 59 BT-143_BT-144 20 BT-43_BT-44 60 BT-145_BT-146 21 BT-46_BT-47 61 BT-147_BT-148 22 BT-51_BT-50 62 BT-150_BT-151 23 BT-53_BT-52 63 BT-154_BT-155 24 BT-56_BT-57 64 BT-156_BT-157 25 BT-58_BT-31 65 BT-160_BT-161 26 BT-60_BT-61 66 BT-164_BT-165 27 BT-62_BT-63 67 BT-166_BT-167 28 BT-66_BT-67 68 BT-168_BT-169 29 BT-68_BT-69 69 BT-171_BT-172 30 BT-72_BT-73 70 BT-174_BT-173 31 BT-74_BT-75 71 BT-175_BT-176 32 BT-76_BT-77 72 BT-178_BT-179 33 BT-78_BT-79 34 BT-80_BT-81 35 BT-82_BT-83 36 BT-84_BT-85 37 BT-86_BT-87 38 BT-89_BT-90 39 BT-91_BT-92 40 BT-93_BT-94 1 Điểm độc lập (37 điểm) có số hiệu như sau: - BT-03, BT-16, BT-32, BT-45, BT-48, BT-49, BT-54, BT-55, BT-59, BT-64, BT-65, BT-70, BT-71, BT-88, BT-105, BT-110, BT-113, BT-114, BT-115, BT-118, BT-127, BT-128, BT-129, BT-130, BT-131, BT-138, BT-149, BT-152, BT-153, BT-158, BT-159, BT-162, BT-163, BT-170, BT-177, BT-180, BT-181. - Đồ hình đo nối lưới địa chính được thiết kế dưới dạng mạng lưới tam giác dày đặc và được đo nối với 15 điểm gốc với các thông số sau: + Cạnh tam giác dài nhất là 3.2 km (cạnh 668611 _ BT-21) +Cạnh tam giác ngắn nhất 0.26 km (cạnh BT-60 _ BT-61) +Góc tam giác lớn nhất khoảng 144o (góc 668514_BT-103 _ BT-104) +Góc tam giác nhỏ nhất khoảng 7o (góc BT-96 _ BT-101 _ 668514) +Điểm có số hướng đo nối nhiều nhất 10 hướng (tại điểm BT-114) +Điểm có số hướng đo nối ít nhất 3 hướng (tại điểm BT-51, BT-181…) + Số hướng trung bình tại một điểm: 5 hướng. (Số hiệu điểm địa chính đã thiết kế xem phụ lục 1, sơ đồ thiết kế đo nối GPS lưới địa chính xem sơ đồ 1) Những vấn đề thiết kế ngoài quy định cho phép: Lưới tọa độ ĐCII được thiết kế theo đúng các quy định cho phép của quy phạm. Đồ hình đo nối GPS dạng đồ hình chuẩn (tam giác dày đặc) và được tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn thành lập lưới Địa chính cơ sở (tài liệu tập huấn của Tổng cục Địa chính tại Đà Nẵng năm 1995). Ước tính độ chính xác của lưới đã thiết kế: Lưới ĐCII đo nối bằng công nghệ GPS đã vận dụng đồ hình thiết kế tam giác dày đặc, thiết bị đo cao hơn một cấp (tương đương hạng IV), đồng thời các thông số kỹ thuật của mạng lưới không vượt quy phạm cho phép nên không cần ước tính độ chính xác. Độ chính xác của mạng lưới hoàn toàn đảm bảo phát triển lưới khống chế đo vẽ theo yêu cầu quy phạm. Yêu cầu kỹ thuật khi thi công: + Chọn điểm, chôn mốc: Ngoài các quy định quy phạm còn phải tuân thủ các quy định sau : - Điểm ĐCII đã được thiết kế trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000 sau khi đã khảo sát kỹ tại thực địa. Khi thi công vị trí mốc chỉ được phép xê dịch so với vị trí thiết kế trong phạm vi cho phép và phải đảm bảo các thông số kỹ thuật liên quan đến các điểm kế cận trong lưới. Trường hợp trong quá trình thi công nếu xuất hiện vật kiến trúc mới xây dựng cắt ngang hướng thiết kế, hoặc có sự biến động thay đổi lớn ảnh hưởng đến đồ hình của lưới thì bộ phận thi công phải báo cáo và thống nhất cách giải quyết với sở Tài nguyên và Môi trường. Quy cách mốc theo quy định mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các điểm ĐCII sẽ không chôn mốc bê tông mà dùng cọc bằng gỗ có kích thước: 4cm x 4 cm x 50cm, cọc được đóng xuống ngang bằng mặt đất hoặc tuỳ theo điều kiện cho phép mà có thể đóng cao hơn mặt đất 5cm và có đóng đinh mũ để dọi điểm, trên đầu đinh có khắc dấu chữ thập. Phải chọn mốc gỗ có chất lượng tốt, đảm bảo tồn tại lâu dài, ít nhất là đến khi hoàn thành công trình. - Điểm địa chính phải chọn ở nơi đất cứng chắc, ổn định để khi đóng mốc không bị lún (chú ý khi chọn ở ngoài ruộng phải chọn nơi đặt mốc trên những bờ lớn, bờ cao để tránh mốc bị ngập nước về mùa mưa). Vì lưới địa chính II sẽ đo bằng công nghệ GPS, do đó bắt buộc nơi đặt mốc phải đảm bảo tầm thông hướng trên bầu trời là tốt nhất. Vị trí đóng mốc phải đảm bảo thuận tiện cho việc phát triển lưới khống chế đo vẽ sau này. Mốc phải chôn ở nơi bảo đảm lưu giữ được lâu dài và ít nhất là phải tồn tại trong suốt thời gian đo vẽ và hoàn thành công trình. - Ghi chú điểm vẽ theo mẫu. Bản đồ dán vào ghi chú điểm là bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10 000 (photocopy). Họ tên, địa chỉ người dẫn đường, trong sơ đồ vị trí điểm, hướng và khoảng cách đến vật chuẩn lấy theo họ tên trong CMND, nên ghi thêm tên thường gọi vào trong ngoặc đơn. Mục số liệu đo mốc không ghi. Đường đi đến điểm xuất phát được kể từ UBND xã. Kích thước từ vật chuẩn đến mốc được đo và lấy đến một (01) số lẻ ( đến dm), phải lấy ít nhất là 3 vật chuẩn để xác định mốc. + Máy và dụng cụ kỹ thuật sử dụng, quy định kiểm nghiệm máy: - Máy đo lưới ĐCII theo công nghệ định vị vệ tinh là máy thu tín hiệu vệ tinh 1 hoặc 2 tần số (Trimble Navigation 4000SE, 4000SSE, 4600 LS, 4800LS hoặc các máy thu GPS của các hãng khác có độ chính xác tương đương trở lên). - Máy và các thiết bị phụ trợ phục vụ đo lưới trước khi đo được kiểm nghiệm theo quy định. Tài liệu về kiểm nghiệm máy giao nộp cùng với tài liệu đo. Riêng các dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất, phục vụ đo GPS phải được kiểm nghiệm tại Trung tâm khí tượng thủy văn, trong thành quả phôtô một bộ từ bản gốc để nộp. + Xác định tọa độ, độ cao điểm ĐCII bằng công nghệ GPS: - Qui định tên File đo, ID, lần đo được xác định và nạp vào máy như sau : - Lấy một số đầu là số 1, ba số cuối là số hiệu điểm, tiếp theo là gạch ngang, ba số tiếp theo là số thứ tự ngày trong năm, số cuối cùng là số ca đo trong ngày. - Ví dụ 1101-068-1 Trong đó: 101 - là số hiệu điểm BT-101 068 - là ngày thứ 68 trong năm. 1 - là ca đo thứ nhất trong ngày - Trước khi đo phải tiến hành lập lịch đo. Thời gian thu tín hiệu không dưới 1 giờ 30 phút, nhiệt độ đo đến 0.2o C, áp suất đo đến 0.2mbar, độ ẩm đo chẵn; chiều cao ăng ten đo đến mm, đo 2 lần vào lúc bắt đầu và kết thúc đo. Phải đưa số cải chính vào số liệu đo trước khi tính toán bình sai. - Các số liệu đo chiều cao Angten phải nhập ngay vào máy cùng với số hiệu ID, số hiệu điểm, ngày đo và số ca đo trong ngày. - Các chỉ tiêu xử lý, tính toán cạnh như sau: RMS ≤ 0.02 + 0.004 x D; RVAR ≤ 30.0; RATIO ≥ 1.5 Sai số khép tam giác ≤ 1/ 35 000 Sai số khép tam giác về độ cao không lớn hơn ± (75√S)mm, S = Km. - Quy trình tính toán bình sai như sau: + Bình sai sơ bộ toàn bộ lưới trên hệ WGS-84 + Tính độ cao Geoid trên Elipxoid WGS-84 của tất cả các điểm theo mô hình độ cao Geoid EGM 96. + Tính chuyển độ cao Geoid từ Elipxoid WGS-84 sang độ cao Geoid trên VN-2000. + Bình sai lưới trong hệ tọa độ phẳng VN-2000, kinh tuyến TW 105o 30’ + Đánh giá độ chính xác, biên tập kết quả - Các chỉ tiêu sai số sau bình sai phải đạt được như sau: Sai số trung phương góc phương vị ≤± 10" Sai số đo cạnh phải ≤ ± 0.012m đối với cạnh dưới 500m hoặc sai số tương đối đo cạnh sau bình sai phải ≤ ± 1/50.000 đối với cạnh lớn hơn 500m. Các sai số bằng chỉ tiêu trên không được vượt quá 10% tổng các đại lượng cần đánh giá độ chính xác. Nếu vượt quá phải xem xét xử lý hoặc đo lại những cạnh yếu. - Tính toán bình sai mạng lưới địa chính bằng phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính: - Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính gồm có : Bản đồ vị trí điểm địa chính (Chuyển chính xác vị trí điểm trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000). Ghi chú điểm địa chính Tài liệu kiểm nghiệm máy Sơ đồ đo nối GPS lưới địa chính Các loại sổ đo ngoại nghiệp Thành quả tính toán bình sai tọa độ, độ cao lưới địa chính Đĩa CD ghi thành quả đo và thành quả tính toán bình sai Biên bản kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm Báo cáo kiểm tra nghiệm thu, Báo cáo tổng kết kỹ thuật Các hồ sơ khác (nếu có). - Ngoài các sản phẩm trên, lưới địa chính đo bằng GPS cần giao nộp thêm: + Tài liệu kiểm định áp kế, ẩm kế, nhiệt kế + Lịch đo GPS + Bảng thống kê các tập tin đo và tính cạnh + Tóm tắt kết quả tính cạnh và ma trận tương quan - Tập thành quả phải có các bảng: Bảng tổng hợp tọa độ,độ cao trên hệ toạ độ VN-2000,kinh tuyến 105o 30’ Sơ đồ đo nối GPS Bảng tổng hợp trị đo GPS 3.1.3. Thiết kế kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa chính: Xây dựng lưới khống chế đo vẽ 1 Lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế đo vẽ có thể thành lập bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật và độ chính xác theo quy định của quy phạm hiện hành. Trong Luận chứng này phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ được xác định chủ yếu là phương pháp đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và cấp 2. - Để đảm bảo tính chặt chẽ, lưới kinh vĩ cấp 1 nên bố trí thành các đường hoặc mảng lớn tạo thành nhiều điểm nút; lưới kinh vĩ cấp 2 được chêm dày trong lưới kinh vĩ cấp 1. Mỗi mảng, mỗi đường phải đảm bảo tối thiểu có 1 phương vị và một điểm gốc ở mỗi đầu. - Điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 là điểm ĐC trở lên, điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 2 là điểm từ kinh vĩ cấp 1 trở lên. Không được bố trí đường kinh vĩ treo. - Các điểm kinh vĩ phải đảm bảo tồn tại cho tới khi nghiệm thu kết thúc công trình. - Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và 2 tuân theo quy phạm. - Điểm trạm đo được tăng dày nhằm đảm bảo mật độ được đo bằng phương pháp đường chuyền toàn đạc, các điểm dẫn (cọc phụ) và các phương pháp giao hội. - Chỉ được phép bố trí điểm dẫn từ các điểm kinh vĩ 1, 2. - Các yêu cầu kỹ thuật của điểm trạm đo tuân theo quy phạm. - Ở khu vực đo vẽ giữa 2 loại tỷ lệ nếu dùng chung trong một đường chuyền kinh vĩ thì các qui định phải chấp hành theo quy định của đường chuyền kinh vĩ đo vẽ cho tỷ lệ lớn hơn. Ví dụ giáp ranh đo vẽ giữa 1/1000 và 1/2000 phải tuân thủ theo quy định cho đo vẽ tỷ lệ 1/1000. Tốt nhất là bố trí lưới đo vẽ riêng cho những khu vực thành lập bản đồ tỷ lệ lớn. 1 Bố trí lưới khống chế đo vẽ và điểm trạm đo: - Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ở thực địa phải đảm bảo thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này. Điểm nên bố trí ngoài lề đường, trên các bờ lớn ... và phải đảm bảo tính ổn định cao không cản trở giao thông. - Các điểm kinh vĩ được đóng bằng cọc gỗ chắc chắn đường kính khoảng 3 đến 4cm dài 30-40cm được đóng xuống sát mặt đất, trên đầu có đinh sắt để dọi điểm. Nếu trên đường nhựa hoặc nền bê tông thì dùng đinh sắt dài khoảng 5 đến 10cm và đóng cho mũ đinh sát xuống mặt đường. - Để đảm bảo tính thống nhất và tiện lợi cho công tác kiểm tra, lưu trữ tài liệu, qui định đặt tên cho các điểm kinh vĩ như sau : Lưới kinh vĩ 1 được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 1, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 1 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 1K17 là điểm kinh vĩ 1 trong lưới, có số thứ tự là 17. Lưới kinh vĩ 2 cũng được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 2, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 2 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 2K18 là điểm kinh vĩ 2 trong mạng K có số thứ tự là 18. 1 Máy và dụng cụ đo: Gồm các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION), các dụng cụ đo (chân máy, dọi tâm quang học, gương, thước thép, thước dây). Máy và dụng cụ trước khi đo phải kiểm nghiệm. Nếu máy đã dùng trong đo lưới khống chế đo vẽ xong và dùng luôn trong đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm lại máy. Đo vẽ chi tiết 1 Quy định chung: - Bản đồ địa chính gốc có kích thước khung theo quy định ở quy phạm. - Trên bản đồ địa chính gốc phải thể hiện đầy đủ các điểm tọa độ từ cấp địa chính trở lên. - Máy dùng trong đo vẽ là các loại máy toàn đạc điện tử. Nếu máy và dụng cụ đo đã sử dụng và dùng luôn để đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm. Cho phép sử dụng máy GPS động RTK có độ chính xác cao để đo vẽ chi tiết. - Chỉ tiến hành đo vẽ chi tiết khi đã xây dựng xong lưới kinh vĩ cấp 1, riêng lưới kinh vĩ cấp 2 có thể tiến hành đồng thời cùng lúc với đo vẽ chi tiết. - Tại đường mép nước giữa 2 mảnh (hoặc giữa 2 trạm đo) nếu đo ở hai thời gian khác nhau thì phải đo độ cao của đường mép nước để chỉnh sửa thống nhất. 1 Xác định ranh giới hành chính các xã và thị trấn: Trước khi đo vẽ phải điều tra, xác định chính xác ranh giới hành chính đo vẽ ngoài thực địa (tham khảo bản đồ địa giới hành chính lưu giữ tại UBND các xã). Ranh giới hành chính các xã và thị trấn phải chuyển vẽ từ tài liệu trong hồ sơ địa giới hành chính thực hiện theo Chỉ thị 364/HPBT đã được nghiệm thu trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10 000. Trên các đường địa giới có xác nhận của UBND các xã (thị trấn) tiếp giáp. Tài liệu này được tập hợp vào thành quả giao nộp (mang tên "Bản đồ ranh giới hành chính khu đo"). Ngoài ra trong quá trình khảo sát và nhận ranh phải lưu ý đến các mốc địa giới và những vấn đề có nghi vấn đến đường địa giới các cấp. 1Đo vẽ chi tiết: - Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải tiến hành công tác tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu được ý nghĩa quyền lợi khi được cấp giấy và đổi GCNQSDĐ, để họ ủng hộ cho công tác đo đạc, hiệp thương với các chủ sử dụng đất liền kề và cắm mốc ranh giới sử dụng đất bằng cọc bêtông (hoặc bằng các loại vật liệu khác như : cọc gỗ, trụ đá, cọc sắt, đinh sắt…), ở các góc ranh đất, ở khu vực đo vẽ tỷ lệ 1/1000 phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất theo quy định của phần sau. Mẫu bản mô tả ranh giới thửa đất ở phụ lục 2. Đây là công việc rất cần thiết và quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công với cán bộ địa chính, các cấp chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Trường hợp chưa thống nhất được ranh thì đơn vị thi công cùng cán bộ địa phương đến xác định điểm ranh thực tế đang sử dụng để tiến hành đo đạc, đến khi đăng ký thống kê sẽ xem xét xử lý cụ thể. - Trước khi đo vẽ tại các góc ranh thửa đều phải xác định mốc ranh bằng các dấu sơn hoặc đóng bằng cọc bê tông, đinh sắt hoặc cọc gỗ… (tốt nhất là dùng cọc bê tông hoặc trụ đá), các mốc ranh thửa đất phải được chủ sử dụng đất giữ gìn lâu dài để phục vụ cho công tác đo đạc bản đồ địa chính được chính xác và tránh những tranh chấp đất đai sau này . Các dạng xác định mốc ranh như sau: Đóng đinh sắt trên nền xi măng cứng, vạch sơn đánh dấu trên nền bê tông hoặc tường gạch, đóng cọc bê tông hoặc cọc gỗ trên nền đất. Cũng có nhiều trường hợp góc ranh không tới được. Ví dụ như góc ranh giữa 4 nhà mà điểm ranh nằm phía ngoài tường mỗi nhà và các nhà đều xây bít cả, trường hợp này phải đo xác định theo các phương pháp gián tiếp. Chú ý: Khi đo cạnh đối với trường hợp tâm gương không trùng với tâm ranh, phải tính số cải chính vào kết quả đo ngay tại thực địa hoặc ghi chú vào sổ đo. - Với khu vực đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử, khi dùng gương sào để đo chi tiết nhất thiết phải lắp bọt nước trên gương để chỉnh cho gương ở vị trí thẳng đứng (gương sào và bọt nước phải được kiểm tra thường xuyên). - Khi đo chi tiết số liệu đo được ghi vào sổ đo theo mẫu. Nếu đo bằng máy toàn đạc điện tử có Field book hay thiết bị trút được kết quả sang máy vi tính thì không cần phải ghi sổ nhưng phải có sơ đồ phác họa vị trí điểm mia và hình dạng thửa đất. Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ, xác định tọa độ các góc ranh đất theo số hiệu điểm mia trong lược đồ chi tiết. Đối với những góc ranh thửa đất, góc nhà không đo trực tiếp bằng máy toàn đạt điện tử được thì dùng thước thép xác định các giá trị cạnh tương quan đến góc ranh đất đó đầy đủ các yếu tố hình học ghi vào sơ họa, sau này căn cứ vào đó mà vẽ lại thửa đất trên máy vi tính. - Tại mỗi trạm đo phải bố trí ít nhất có 2 điểm mia chung với các trạm đo xung quanh. Số chênh giữa 2 trạm đo về một điểm chung không vượt quá ±0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ. Trường hợp điểm mia chung ở khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ khác nhau thì phải chấp hành theo quy định của tỷ lệ đo vẽ lớn hơn và nếu nằm trong hạn sai cho phép thì lấy giá trị đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn (không lấy trung bình) làm giá trị chung. Nếu trạm đo là cọc phụ thì định hướng về tại trạm phát triển ra cọc phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh. (Chi tiết các khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ bản đồ địa chính xem bản đồ phân vùng diện tích đo vẽ trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000). 1 Lập bản mô tả ranh giới thửa đất - Bản mô tả ranh giới thửa đất lập riêng cho từng thửa đất, theo mẫu và áp dụng cho tất cả các khu vực đo vẽ tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 - Việc lập bản mô tả ranh giới thửa đất được tiến hành làm 2 bước: Bước 1: Cán bộ đo đạc, cùng cán bộ địa chính xã (hoặc cán bộ ấp), và chủ sử dụng đất xác định ranh đất, đóng cọc ranh, ghi tên chủ hộ và các mục cần thiết khác. Bước 2: Sau khi đo vẽ xong lập bản gốc, kiểm tra bản gốc, nhập thông tin thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất và yêu cầu chủ sử dụng đất ký nhận vào bản mô tả này. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận bản mô tả nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thì thửa đất được xác định theo ranh giới đó. Bản mô tả phải lập thành hai bản, chủ sử dụng giữ một bản và một bản đưa vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất. Người ký xác nhận vào bản mô tả : Đối với đất của tổ chức : do lãnh đạo đơn vị, tổ chức đó thực hiện . Đối với đất của hộ gia đình : chủ hộ (vợ hoặc chồng), hoặc người được uỷ quyền hợp pháp thực hiện … Đối với đất của cá nhân : do cá nhân đó hoặc do người được uỷ quyền theo pháp luật thực hiện - Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho UBND cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề. Nếu đến khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với thửa đất liên quan đến đường ranh đó mà chưa gửi được bản mô tả cho người sử dụng đất liền kề thì UBND cấp xã ghi xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ “ Chưa gửi được bản mô tả thửa đất cho ..(ghi tên và địa chỉ người sử dụng đất liền kề vắng mặt)”. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo ba lần trong thời gian không quá 10 ngày trên một lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương về việc xác định ranh giới chung của các thửa đất. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng nếu không có đơn tranh chấp của người sử dụng đất liền kề thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó. - Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho UBND xã để giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai và ranh giới thửa đất được xác định theo kết quả giải quyết tranh chấp đó. Nếu tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng thành hai bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND xã để giải quyết. 3.1.4. Thành lập bản đồ địa chính Lựa chọn tỷ lệ bản đồ - Các căn cứ để lựa chọn, xác định tỷ lệ đo vẽ bản đồ : Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý đất đai và quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, các khu dân cư tập trung trong tương lai, kế hoạch xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thông tin... của huyện và khối lượng dự kiến trong LCKT-KT tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào giá trị kinh tế của thửa đất, tình hình biến động đất đai trong thời gian qua và khả năng biến động tách thửa trong thời gian tới. Căn cứ vào kích thước và diện tích trung bình của các thửa đất, mức độ khó khăn của địa hình, địa vật, đồng thời tham khảo hình thể thửa đất trên bản đồ tỷ lệ 1: 5.000 năm 1990-1991, bản đồ tỷ lệ 1:2000 năm 1998 Căn cứ vào yêu cầu cấp thiết của người dân cần có giấy CNQSDĐ đúng quy định, đúng hình thể và diện tích chính xác để họ thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo qui định của pháp luật. Căn cứ vào khả năng dung nạp của bản đồ địa chính. - Căn cứ trên yêu cầu trên, bản đồ địa chính được đo vẽ cho xã Tân Hưng gồm 2 loại tỷ lệ 1: 1000, 1:2000 Nguyên tắc chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ 1 Chia mảnh bản đồ gốc đo vẽ : Về nguyên tắc, bản đồ địa chính được chia mảnh theo quy định tại mục 2.2 quy phạm, đánh số hiệu theo quy định tại Phụ lục 2 của quy phạm và được thực hiện trên hệ toạ độ VN-2000. Khung bản đồ gốc đo vẽ : kích thước khung trong của bản đồ tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000 là 50cm x 50cm. 1 Chia mảnh bản đồ địa chính theo đơn vị xã : Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc cơ bản : một mảnh bản đồ gốc đo vẽ là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung bản đồ địa chính gốc đo vẽ là 5cm hoặc 10 cm ở mỗi cạnh khung. Tên mảnh bản đồ địa chính là tên đơn vị hành chính của xã. Số hiệu tờ bản đồ địa chính ghi như sau : ghi bằng số Ả rập (cách đánh số là sau khi ghép mảnh toàn xã đánh số từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, theo thứ tự từ 1 đến hết trong phạm vi toàn xã). Các quy định khác tuân theo các điều 9.1 đến điều 9.11 của quy phạm. Độ chính xác của bản đồ + Độ chính xác bản đồ : STT Yêu cầu kỹ thuật Độ chính xác 1 Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ mặt phẳng sau bình sai so với điểm khống chế toạ độ Nhà nước gần nhất Không vượt quá 0.10mm tính theo tỷ lệ bản đồ; Không vượt quá 0.15mm ở vùng ẩn khuất 2 Sai số triển các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm toạ độ khác lên bản đồ địa chính số Trên bản đồ số, khung bản đồ và giao điểm lưới km, các điểm toạ khác không được sai lệch so với giá trị lý thuyết và giá trị tính toán 3 Trên bản đồ địa chính độ dài cạnh khung và độ dài đường chéo so với độ dài theo lý thuyết Không được sai lệch so với chiều dài theo lý thuyết 4 Sai số khoảng cách giữa điểm khống chế Nhà nước và điểm góc khung bản đồ Khoảng cách giữa điểm khống chế Nhà nước và điểm góc khung bản đồ không được sai lệch so với giá trị tính toán 5 Sai số trung bình các vị trí điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính so với điểm khống chế Nhà nước gần nhất Không vượt quá 0.50mm và 0.7mm với các địa vật khác 6 Sai số tương hỗ giữa các cạnh thửa Không vượt quá 0.40mm theo tỷ lệ bản đồ 7 Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của các điểm đặc trưng địa hình, độ cao của các điểm ghi chú độ cao Không vượt quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ ở đồng bằng và 1/2 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ ở vùng núi cao hay nơi che khuất 8 Sai số giới hạn vị trí địa vật Không vượt quá 2 lần sai số cho phép được nêu trong các dòng số 5, 6 9 Số chênh khi đo kiểm tra kích thước thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất và số đo kiểm tra Không được vượt quá 0,4 mm theo tỷ lệ bản đồ + Độ chính xác ranh thửa : để đảm bảo độ chính xác phù hợp với thực tế nhu cầu quản lý đất đai trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương, phục vụ tốt cho công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, làm cơ sở tốt cho công tác giải quyết những tranh chấp đất đai về sau, đặc biệt là tranh chấp về ranh thửa đất, Khu đo huyện Bình Tân sẽ được quy định hạn sai cho phép về sai số tương hổ cạnh thửa đất như sau : STT Tỷ lệ đo vẽ Độ chính xác ranh thửa 1 1/1000 Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng, cắm mốc ổn định (có cắm mốc chắc chắn ngoài thực địa như : mốc xi măng, mốc bê tông, mốc sắt, tường rào, hàng rào ) và có chiều dài cạnh thửa đất < 30m ( nhỏ hơn hoặc bằng chiều dài của thước thép loại 30m) thì sai số tương hỗ cạnh thửa đất không quá ± 15cm. Riêng khu chợ, khu dân cư tập chung, khu dân cư vùng lũ : không quá ± 10cm. Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng như đối với trường hợp vừa nêu trên nhưng có chiều dài cạnh thửa đất >30m thì sai số tương hỗ cạnh thửa đất : không quá ± 20cm. 2 1/2000 Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng và có chiều dài cạnh thửa đất < 50m : không quá ± 20cm. Đối với ranh đất được xác định rõ ràng và có chiều dài cạnh thửa đất >50m : không quá ± 30cm. Khi đo kiểm tra, số chênh giữa kích thước thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất và số đo kiểm tra không được vượt quá giới hạn 1,5 lần sai số vừa nêu trên. Số lượng độ lệch xấp xỉ giới hạn (70% đến 100% giá trị giới hạn) không được vượt quá 10% tổng các khoảng cách đo kiểm tra. Nếu các sai số theo quy định trên đạt được nhưng cá biệt có người dân không đồng ý (đã làm công tác vận động, giải thích nhiều lần) thì cho phép dùng cạnh đo trực tiếp ghi vào hồ sơ kỹ thuật thửa đất dọc theo cạnh thửa đất trên sơ đồ, bên cột tọa độ vẫn phải ghi tọa độ đầy đủ nhưng bên cột cạnh dài (Sm) thì bỏ trống. Thiết bị, phần mềm và giấy in để thành lập bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính không có độ cao được thành lập bằng phương pháp đo toàn đạc và bản đồ số. - Thiết bị đo đạc là máy toàn đạc điện tử, GPS - Khi thành lập bản đồ địa chính (dạng số) có thể sử dụng phần mềm bình sai được Cục Đo đạc Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép và các phần mềm FAMIS, CESMAP, MAPPING OFFICE hoặc các phần mềm khác để biên vẽ nhưng sản phẩm cuối cùng phải được tích hợp ở phần mềm ViLIS và có khả năng nhận cập nhật biến động ngược lại từ ViLIS để in bản đồ địa chính khi cần. Do vậy phần mềm sử dụng để biên tập bản đồ phải có khả năng trao đổi dữ liệu với phần mềm ViLIS. Bản đồ địa chính cơ sở được in 3 màu trên giấy Troky chất lượng cao, có độ co dãn trong hạn sai cho phép Nội dung bản đồ, nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ - Trong các yếu tố trên, ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau : - Trên bản đồ địa chính gốc: ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất ( ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi đúng theo quy định tại điểm đ, khoản 2.5 mục 2 phần III tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ). - Đối với các thửa đất có một phần diện tích nằm trong chỉ giới của công trình vẫn đo vẽ theo hiện trạng, nhưng phải biểu thị chỉ giới đó trên bản đồ bằng ký hiệu qui định tại Quyết định số 08/2006/QĐ.BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp biên và xử lý biên Tuân thủ các quy định được nêu tại phần d, mục 4.3.1.1 của Luận chứng này. Đánh số thửa trên bản đồ địa chính gốc đo vẽ và tính diện tích - Tuân theo các điều từ 7.50-7.57 quy phạm. - Số thửa ở bản đồ địa chính trùng với số thửa trên bản đồ địa chính cơ sở và được xác định duy nhất trên bản đồ, không được đánh trùng lặp số thửa trên bản đồ địa chính. Số hiệu thửa được đánh liên tiếp bắt đầu từ 1 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, có thể sử dụng phần mềm để đánh số thửa tự động. Chú ý: đối với các thửa đất, đã được cấp giấy chứng nhận dựa trên kết quả đo đạc cũ (như bản đồ giải thửa) sẽ tồn tại một số thửa trước đo - gọi là số thửa cũ. Số thửa này có thể có một vài ký tự dạng đặc biệt như a, b, * … và phải được lưu trữ như một thông tin mang tính chất pháp lý của thửa đất - Diện tích các thửa đất được sử dụng phần mềm để tính, diện tích thửa đất đối với bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000 lấy đến 0,1 m2 và 1/2000, 1/5000 lấy đến m2. Đối với các đối tượng hình tuyến như đường, sông, suối .. thì không đánh số thửa mà tính diện tích chung cho từng mảnh đối với mỗi đối tượng. Sau khi tính diện tích cần phải so sánh, đối soát, có thể kiểm tra với bản đồ địa chính cũ đã sử dụng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu đo. Quy định lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sổ dã ngoại - Hồ sơ kỹ thuật thửa đất được lập cho tất cả các thửa đất theo mẫu quy định trong phụ lục 3. Diện tích các thửa đất tính đến 0.1m2. Vẽ và in bản đồ Bản đồ địa chính gốc sau khi kiểm tra chỉnh sửa ngoài thực địa sẽ được in chính thức bằng máy vẽ. Thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã : - Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc, vật liệu để in bản đồ, đặt tên, biên tập, kiểm tra cơ sở toán học, tiếp biên, xử lý‎ tiếp biên, tu chỉnh bản gốc (sử dụng ký hiệu, mẫu khung và khung), lập sổ mục kê tạm và quy định sản phẩm giao nộp cho khâu tiếp theo… tuân thủ theo các quy định từ 8.1 đến 8.11 và 9.1 đến 9.11 của quy phạm. - Trường hợp thửa đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì biên vẽ, chuyển thửa đất đó vào mảnh có diện tích lớn nhất. - Về biên tập bản đồ : Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị xã, phần nội dung lấy gọn theo ranh giới hành chính, phân mảnh theo nguyên tắc 1 mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập 1 mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa. Các lớp thông tin theo quy định của quy phạm. Các yếu tố về quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.. được đưa lên bản vẽ; trường hợp đã cắm mốc lộ giới tại thực địa thì nối các mốc liền kề bằng nét đứt, nếu tại thực địa chưa có mốc thì chuyển vẽ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính phải đúng chỉ số và mã thông tin theo quy định của quy phạm. Trong nội dung bản đồ yếu tố ranh thửa đất là quan trọng nhất phải đảm bảo là lớp đối tượng kiểu vùng khép kín. Số thửa ở bản đồ địa chính trùng với số thửa trên bản đồ địa chính cơ sở. - Bản đồ địa chính được lập kèm theo là sổ mục kê tạm. - Mỗi xã phải có một sơ đồ ghép mảnh bản đồ địa chính, một sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở; trên sơ đồ thể hiện đầy đủ ranh giới hành chính, hệ thống thủy văn, hệ thống đường giao thông chính và tên các xã giáp ranh. Thành quả đo vẽ bản đồ địa chính cần giao nộp Sản phẩm giao nộp là sản phẩm đã được kiểm tra, nghiệm thu đạt chất lượng có dấu và chữ ký theo qui định mỗi loại sản phẩm. Sản phẩm giao nộp phần đo vẽ bản đồ gồm: TT TÊN TÀI LIỆU ĐVT CƠ SỐ 1 Tài liệu kiểm nghiệm máy và các dụng cụ đi kèm Quyển 1 2 Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở Tờ 1 3 Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính Tờ 1 4 Sổ đo lưới khống chế đo vẽ Quyển 1 5 Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ Tờ 6 Thành quả tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ Quyển 1 7 Sổ đo chi tiết (hoặc File số liệu đo chi tiết) Quyển 1 8 Bản mô tả ranh giới thửa đất Quyển 3 9 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất Quyển 1 10 Bản đồ địa chính cơ sở in 3 màu Tờ 1 11 Bản đồ địa chính theo địa giới hành chính cấp xã Tờ 3 12 Sổ điều tra dã ngoại (sổ mục kê tạm) Quyển 1 13 Bảng thống kê diện tích đất đai theo hiện trạng đo đạc địa chính Quyển 1 14 Biên bản bàn giao kết quả đo đạc địa chính Quyển 1 15 Đĩa CD ghi số liệu TTBS lưới khống chế đo vẽ, File đo chi tiết, File bản vẽ… Đĩa 1 16 Hồ sơ nghiệm thu Quyển 1 17 Các tài liệu liên quan khác (nếu có) 3.2.CÁC VĂN BẢN DÙNG TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG 3.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật - Luật Đất đai ban hành năm 2003 . - Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 08/2006/QĐ.BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai 3.2.2.Các văn bản pháp quy [1] Quy định sử dụng máy thu vệ tinh TRIMBLE NAVIGATION 4000-ST "SURVEYOR" để thành lập lưới trắc địa - Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước - năm 1991. [2] Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000, 1: 10000 và 1: 25000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài Nguyên Và MôiTrường ) ban hành năm 1999. [3] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000 và 1: 5000 của Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999. [4] Thông tư 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ. [5] Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001. [6] Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Vĩnh Long đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt năm 2006. [7] Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [8] Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 3.2.3. Văn bản tham khảo [9] Hướng dẫn đo vẽ bản đồ địa chính (tài liệu tập huấn của Tổng cục Địa chính tại Đà Nẵng năm 1995) [10] Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 - 1: 2000, Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1996. 3.2.4. Nguyên tắc xử lý văn bản Trong quá trình thi công và chỉ đạo thi công cũng như kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nếu giữa các tài liệu đã nêu ở mục trên có quy định khác nhau thì sử dụng LCKT-KT này làm cơ sở để giải quyết. Nếu LCKT-KT này không quy định cụ thể để giải quyết mâu thuẫn đó thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định kinh tế kỹ thuật có hiệu lực pháp lý cao nhất, nếu 02 hay nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý ngang nhau thì áp dụng văn bản ban hành ở thời điểm gần nhất. Trong trường hợp khó khăn trong công tác xử lý thì phải xin ý kiến của Ban quản lý dự án VLAP - Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc của Bộ Tài nguyên và Môi trường . Để tiện cho cách gọi tên văn bản ở mục 4.2.2 và mục 4.2.3 sau đây gọi tắt là tài liệu [1], [2], [3], [4], [5], [6] [7], [8], [9], [10]. 3.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Sơ đồ quy trình công nghệ: Khảo sát, chuẩn bị dụng cụ, tài liệu thiết bị đo đạc, xác định ranh giới khu đo Phân công nhiệm vụ,nghiên cứu PA TKKT Xây dựng lưới khống chế đo vẽ (kinh vĩ 1 và 2 và đường chuyền toàn đạc) Xác định ranh đất, đóng cọc mốc giới, lập biên bản ranh giới thửa đất, điều tra dã ngoại Đo vẽ chi tiết, vẽ lược đồ, xác định các công trình chính trên thửa đất và các địa vật khác Xử lý số liệu đo đạc trên máy tính, chia mảnh, đánh số thửa, biên tập Kiểm tra bản vẽ gốc ngoại nghiệp, tiếp biên các loại tỷ lệ bản đồ, sửa chữa ý kiến kiểm tra, in hồ sơ kỹ thuật thửa đất Biên tập bản đồ địa chính, bản đồ gốc đo vẽ theo địa giới hành chính Nghiệm thu sản phẩm bản đồ Kiểm tra nghiệm thu, in bản đồ gốc, bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính Đóng gói, giao nộp thành quả Cấp, đổi GCNQSD đất Chỉnh sửa bản đồ gốc, bản đồ địa chính sau khi cấp, lập hồ sơ địa chính 4. TỔ CHỨC THI CÔNG, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 4.1. LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ 4.1.1. Thiết kế, khảo sát, xây dựng lưới khống chế đo vẽ Dựa trên cơ sở tư liệu trắc địa và bản đồ hiện có trên khu đo, ta tiến hành thiết kế lưới khống chế đo vẽ. Hình dạng, kích thước mốc như hình vẽ. Máy kinh vĩ 1, 2 chôn ven nội thị và khu vực nông thôn :( đơn vị cm) Chữ trên mặt mốc có thể khắc phục trực tiếp trên mặt mốc hoặc bằng sơn. Tùy theo điều kiện từng khu đo hay yêu cầu của luận chứng kinh tế. Đinh thép đóng nền nhựa, bê tông. Cọc gỗ tâm đinh Lưới khống chế đo vẽ chỉ lập lưới tọa độ, không lập lưới khống chế độ cao. Lưới khống chế đo vẽ được lập phục vụ trực tiếp cho đo vẽ chi tiết từng thửa đất, địa vật và các công trình trên đất. Lưới khống chế đo vẽ được lập gồm 2 cấp theo độ chính xác là kinh vĩ cấp I (KVI) và kinh vĩ cấp II (KVII). Cơ sở để lập lưới khống chế đo vẽ là các mốc tọa độ có độ chính xác từ địa chính cấp II trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ KVI, và các mốc tọa độ có độ chính xác từ KVI trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ KVII. Đồ hình lưới khống chế đo vẽ xã Tân Hưng được thiết kế theo dạng đường chuyền phù hợp, đường chuyền có nhiều điểm nút. Các thông số kỹ thuật: Chọn điểm, chôn mốc: điểm mốc của lưới khống chế đo vẽ phải được chọn tại các vị trí có nền móng vững chắc, đảm bảo sự tồn tại, ổn định, tầm quan sát của mỗi điểm mốc rộng, thông thoáng, để đo đạc được phạm vi diện tích lớn nhất. Số hiệu mốc thuộc lưới khống chế đo vẽ được đặt theo quy định: - Lưới kinh vĩ cấp I: KV 1 - Lưới kinh vĩ cấp II: KV 2 Mốc thuộc lưới khống chế đo vẽ được chọn đảm bảo mật độ theo quy định: - Máy dùng để đo lưới khống chế đo vẽ là máy toàn đạc điện tử. - Các quy định kỹ thuật đo lưới khống chế đo vẽ: STT Nội dung Kinh vĩ cấp I Kinh vĩ cấp II 1 2 3 4 5 6 Sai số khép góc (n là số góc) Sai số khép tương đối - Khu vực dân cư - Khu vực đất nông nghiệp Số lần đo góc tại mỗi mốc Số lần đo cạnh tại mỗi mốc Chênh lệch hướng quy “0” Chênh lệch hướng giữa hai nửa lần đo ≤ + 30” ≤ 1/4.000 ≤ 1/4.000 01 lần 02 lần ≤20” ≤20” ≤ + 30” ≤ 1/2.500 ≤ 1/2.000 01 lần 02 lần ≤20” ≤20” Lưới khống chế đo vẽ được tính toán bình sai bằng phần mềm được phép sử dụng. Quy định kỹ thuật của kết quả bình sai như sau: Nội dung KVI KVII Sai số trung phương đo cạnh < 0,015 < 0,015 Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các mốc thuộc lưới khống chế đo vẽ sau tính toán bình sai so với điểm tọa độ nhà nước gần nhất (từ điểm có độ chính xác địa chính trở lên) không lớn hơn 0,1mm theo tỷ lệ bản đồ. Sai số giới hạn cho phép về vị trí mặt phẳng của lưới khống chế đo vẽ không được vượt quá 02 lần sai số trung phương nêu trên. Khi kiểm tra sai số lớn nhất về vị trí của điểm thuộc lưới khống chế đo vẽ không vượt quá sai số giới hạn và số lượng điểm có sai số nằm trong khoảng 70%-100% sai số giới hạn cũng không được vượt quá quy định là 5% số lượng điểm kiểm tra. Trong mọi trường hợp, sai số nêu trên không được mang tính hệ thống. 4.1.2. Xử lý số liệu, tính toán bình sai lưới đo vẽ - Quy trình xử lý và tính toán số liệu lưới đo vẽ: SỐ LIỆU ĐO XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO TÍNH TOÁN ĐIỂM CHI TIẾT SỔ ĐO GÓC SỐ LIỆU ĐO BÌNH SAI LƯỚI BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ LIỆU ĐO XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO. Vào chạy chương trình khi đã xuất hiện cửa sổ: - Chọn file số liệu trút , chọn loại máy, đánh dấu vào các ô chọn kết quả, bấm xử lý, bấm ok ta được file có đuôi là *.ct. Chương trình sẽ tính chuyển số liệu từ dạng *.GSI về định dạng chuẩn (trạm đo,tên điểm, góc bằng, cạnh ngang, chênh cao). Dùng lựa chọn (1) chương trình cho ra kết quả sau 1TT -02 Điểm trạm đo: 1TT -03 Điểm định hướng 0 000 00 00 0.000 -2.315 (Hướng quy O) 1 217 28 10 3.079 2.150 2 217 28 15 0.000 -0.264 3 273 27 45 25.753 1.345 4 279 36 55 48.972 0.275 5 282 08 55 60.370 3.678 Giải thích Số hiệu điểm góc ngang cạnh ngang chênh cao BÌNH SAI LƯỚI. Bình sai kết quả đo GPS sử dụng phần mềm bình sai DPSURVEY2.35 ta được kết quả đo xem phụ lục 1. 4.2. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI HÀNH CHÍNH, RANH GIỚI THỬA ĐẤT 4.2.1. Xác định ranh giới hành chính và ranh giới khu đo - Căn cứ vào hồ sơ ĐGHC pháp lý đang được quản lý của xã Tân Hưng để xác định ĐGHC ở thực địa rồi sau đó mới chuyển lên bản đồ. - Trong quá trình đo vẽ, nếu phát hiện có sự mâu thuẫn giữa ĐGHC qui định trong hồ sơ ĐGHC và thực tế quản lý của xã thì Đơn vị đo đạc phải có báo cáo bằng văn bản cho Phòng TN&MT huyện Bình Tân và Sở TN&MT Vĩnh Long. Trên bản đồ phải thể hiện cả hai loại đường ĐGHC theo quy định và theo thực tế quản lý ở xã. - Sau khi đo vẽ phải lập "Biên bản xác nhận thể hiện ĐGHC" theo mẫu ở phụ lục 9. Biên bản có thể lập riêng từng tuyến ĐGHC giữa 2 xã hoặc lập chung với các xã tiếp giáp. 4.2.2. Thu thập giấy tờ cũ, xác định ranh giới thửa đất - Phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị các chủ sử dụng đất cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất và cùng chủ sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng thửa đất. Riêng đối với khu vực đất ở, đất của các tổ chức, khu đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất sẽ được đánh dấu mốc bằng cọc gỗ. Đơn vị đo đạc sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, thôn trưởng của các thôn tổ chức phát phiếu thu thập thông tin thửa đất đến từng hộ dân để thu thập các giấy tờ có liên quan. Sau khi thu thập đồng loạt sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra. Đối với những hộ chưa cung cấp, đơn vị đo đạc và cán bộ thôn sẽ đến làm việc trực tiếp để thu thập bổ sung. Sau khi thu thập thông tin về chủ sử dụng, thông tin về thửa đất sẽ tiến hành xác định ranh giới mốc giới thửa đất trước khi đo vẽ. Để người dân cùng phối hợp tham gia đầy đủ, đơn vị đo đạc phối hợp với Ủy Ban xã, cán bộ thôn lập kế hoạch cụ thể cho từng khu vực và thông báo cho người dân có đất trong khu vực đó biết để cùng phối hợp trong việc xác định ranh giới mốc giới thửa đất và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. - Trường hợp thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định theo giấy tờ đó. - Trường hợp thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau: + Đơn vị đo đạc có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất (phụ lục 10 của Quy phạm 2008); chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này; + Sau mười (10) ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó. 4.3. ĐO VẼ CHI TIẾT Việc đo đạc chi tiết được tuân thủ theo các bước sau: - Kiểm định máy và dụng cụ đo đạc trước khi đo vẽ. - Sau khi kiểm tra kỹ thuật lưới kinh vĩ I, kinh vĩ II đạt yêu cầu mới tiến hành đo vẽ chi tiết. - Việc đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng còn phải: + Đo vẽ các công trình xây dựng kiên cố trên thửa đất. + Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà không có ranh giới rõ ràng thì đo gộp thửa và trên bản đồ phải ghi mục đích sử dụng cho cả 2 loại đất, ghi ký hiệu loại đất có mục đích sử dụng chính trước, loại đất có mục đích sử dụng phụ sau. - Đối với các thửa đất có 1 phần nằm trong ranh quy hoạch 3 loại rừng thì cũng thể hiện đầy đủ các thông tin và có ghi chú rõ để tránh sự trùng lắp khi tổng hợp diện tích cũng như khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời, di động, hoặc quá nhỏ không thể hiện được theo tỉ lệ bản đồ. - Khi vẽ các địa vật có dạng hình tuyến như: kênh, mương, đường, đê, đường bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng. Các địa vật có dạng cong thì nối các điểm gương bằng các đường cong trơn. Nếu độ cong dưới 0,2mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng. - Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp để điều tra lại tên chủ, loại đất và các thông tin địa chính khác. - Tại trạm đo chi tiết, sai số định tâm máy không được lớn hơn 5mm. Việc định hướng máy phải được định hướng từ 02 điểm tọa độ có độ chính xác cùng cấp hoặc cao hơn. Kết thúc trạm máy phải đo lại hướng kiểm tra, chênh lệch trị số hướng kiểm tra không được vượt quá 1,5 phút. Trường hợp trị số này vượt quá thì phải hủy bỏ toàn bộ kết quả đã đo tại trạm đó và thực hiện lại. - Phương pháp đo chi tiết: Thực hiện theo phương pháp toàn đạc. Trị số đo góc được đo bằng nửa lần đo và làm tròn tới phút. Trị số đo cạnh được đo một lần đo và làm tròn tới đề xi mét (dm). Máy dùng để đo là máy toàn đạc điện tử TOPCON. Chiều dài tia ngắm từ máy tới điểm chi tiết được phép ≤ 500 mét. - Do đặc điểm của xã Tân Hưng nên tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh dấu mốc bằng cọc gỗ có sơn đầu. - Dữ liệu đo đạc được lưu trên máy toàn đạc điện tử trong quá trình đo và được chuyển vào máy tính qua quá trình chuyển vẽ bằng phần mềm chuyên dụng. - Trong quá trình đo vẽ chi tiết tại mỗi trạm đo sẽ vẽ lược đồ bản sơ họa với tỷ lệ tương đương tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Trên lược đồ có ghi số hiệu điểm gương chi tiết, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất (SDĐ), năm sử dụng đất . . . Lược đồ này làm trên mảnh giấy khổ A0, đánh số liên tục các trạm máy, điểm gương chi tiết. - Ở khu vực tập trung dân cư, trình tự đo vẽ chi tiết như sau: + Đo vẽ đường, ngõ và các yếu tố ở mặt ngoài đường, ngõ. + Đo vẽ bên trong. + Đo vẽ các yếu tố khác. Đo vẽ chi tiết bên trong thông thường được tiến hành sau khi đã đo vẽ xong hệ thống đường. Trước khi đo vẽ bên trong sẽ nhập số liệu để chuyển các địa vật đã đo vẽ ở các con đường lên bản vẽ. Trường hợp trong quá trình đo vẽ chi tiết khi gặp những yếu tố địa vật như góc nhà, tường vây . . . bị che khuất tầm ngắm; sẽ áp dụng phối hợp giữa các phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp giao hội, phương pháp dóng hướng để xác định những yếu tố địa vật này lên BĐĐC. Đối với số liệu đo chi tiết tất cả các số liệu đầu ra đều định dạng đuôi .GSI và sử dụng phần mềm Tracdia2006 để xử lý cụ thể như sau : Xử lý số liệu trút: Tính tọa độ , độ cao chi tiết và triển điểm: Triển điểm chi tiết ra bản vẽ. Sau khi xử lý xong sử dụng các file 25-02.xy hoặc 25-02.asc, 25-02.mcr để triển điểm lên bản vẽ . Ta có thể triển điểm lên AutoCAD14, hoặc AutoCAD2004, hoặc Micrstation . Nối điểm chi tiết dựa vào bản sơ họa: 4.4. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ 4.4.1. Các yếu tố nội dung biểu thị trên bản đồ địa chính - Cơ sở toán học của bản đồ; - Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; - Địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã, mốc ĐGHC; - Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sử dụng đất; - Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất; - Các ghi chú thuyết minh. 4.4.2. Biên tập bản đồ địa chính dạng số - Bản đồ địa chính dạng số phải được biểu thị bằng điểm, đường thẳng, đường nhiều cạnh, hoặc là vùng khép kín. Các tệp tin (file) bản đồ được định dạng *.dgn và ở dạng "mở", nghĩa là phải cho phép chỉnh sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng (format) để sử dụng trong các phần mềm bản đồ thông dụng khác phục vụ những mục đích khác nhau và làm nền cơ sở cho các loại hệ thống thông tin địa lý (GIS). - Nội dung bản đồ địa chính dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác về cơ sở toán học, về vị trí các yếu tố địa vật như bản đồ gốc và độ chính xác tiếp biên không được vượt quá hạn sai do biến dạng của giấy cho phép đối với bản đồ in trên giấy. - Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu cell mà không dùng công cụ vẽ hình shape hay vòng tròn circle để vẽ. - Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng linestring, các đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm cuối của một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại. - Những đối tượng dạng vùng polygon của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc complex shape. - Bản đồ địa chính dạng số được lập theo từng mảnh và đảm bảo khả năng tiếp nối liên tục về dữ liệu của các mảnh bản đồ cùng tỷ lệ kề cạnh nhau trên toàn khu vực. Khi lưu trữ bản đồ số cùng tỉ lệ theo một khu vực nào đó thì vẫn phải đảm bảo việc chia mảnh và trình bày trong, ngoài khung theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra còn đảm bảo khả năng in từng mảnh ra giấy theo quy định mà không cần biên tập lại nội dung (chỉ cho phép thêm bớt một số chi tiết để phù hợp với bản đồ giấy). - Khung trong, lưới toạ độ ô vuông của bản đồ địa chính dạng số không có sai số trên máy tính so với toạ độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc đường cong để vẽ lại khung và các lưới ô vuông. Các điểm khống chế toạ độ phải được thể hiện tương ứng với ký hiệu đã thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu *. cell và không có sai số so với góc khung hoặc giao điểm của lưới kilomet. Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị trí của khung và các mắt lưới ô vuông. Khung và nội dung phải được xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản đồ được thiết kế sẵn trong phần mềm Famis. + Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính dạng số phải đảm bảo đúng mã số và mã thông tin theo quy định. Những nội dung có kèm theo thuộc tính phải được gán thuộc tính đầy đủ. + Các thửa đất phải được thể hiện thành một đối tượng kiểu vùng khép kín. Có gán nhãn thửa để liên kết với các thông tin thuộc tính. + Các loại cầu thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ dùng linestyle để biểu thị. Các cầu phi tỷ lệ dùng các ký hiệu trong thư viện *.cell để biểu thị. + Các sông, kênh, mương 1 nét cũng phải được chuyển sang dạng số liên tục, không đứt đoạn. Mỗi một nhánh sông có tên riêng phải là đoạn riêng biệt. Đường bờ sông 2 nét khi chuyển sang dạng số vẽ liên tục không để ngắt quãng bởi các cầu, phà như trên bản đồ giấy (khi in ra giấy phải biên tập bổ sung). + Các sông, suối, kênh, mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi vẽ 2 nét, tại các điểm bắt nối phải có điểm nút. + Nền sông 2 nét, ao hồ, khi thể hiện là thửa riêng biệt phải là các vùng khép kín. + Các đường ĐGHC phải là những đường liền liên tục từ điểm giao nhau này đến điểm giao nhau khác và phải đi theo đúng vị trí thực của đường ĐGHC. Không vẽ quy ước như trên bản đồ giấy. Khi chuyển sang dạng số phải copy đoạn yếu tố địa vật vẽ nét đó sang lớp địa giới. Nếu đường địa giới chạy giữa địa vật vẽ 2 nét, thì đường địa giới được vẽ một đường liền đi giữa tâm địa vật (không đứt đoạn như trên bản in giấy). + Sau khi hoàn thành các công việc trên, bản đồ phải được kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ lần cuối đối với lưới kilomet, các điểm khống chế tọa độ Nhà nước, tu chỉnh ngoài khung và toàn bộ nội dung đã thể hiện trên bản đồ. - Phân lớp nội dung bản đồ theo quy định tại Phụ lục 17 Quy phạm 2008. - Bản đồ địa chính số được thể hiện bằng 3 màu: + Màu nâu: thể hiện ký hiệu và ghi chú địa hình + Màu ve đậm: đường nét và ghi chú thuỷ hệ. + Màu đen: thể hiện các đối tượng còn lại - Bản đồ địa chính in bằng giấy troky được thể hiện bằng màu đen. - Những ghi chú thuyết minh tại tờ bản đồ phải thể hiện ở vị trí thích hợp, đảm bảo đọc được. 4.4.3. Đánh số thửa - Quy định đánh số thứ tự tạm thời cho thửa đất trên bản đồ địa chính gốc theo nguyên tắc: số thứ tự tạm thời cho thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 01 cho đến thửa cuối cùng trong từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo dạng zích zắc bắt đầu từ góc Tây - Bắc. Từng thửa, các ô trích đo, các ô đo khoanh bao được tính là một thửa. Trong trường hợp thửa đất không đủ chỗ ghi, cho phép ghi ở bên ngoài thửa (nhưng không được gây nhầm lẫn). Đối với các thửa bị chia cắt bởi khung trong bản đồ thì cho phép coi phần khung trong đó là cạnh thửa để tính diện tích và phải chú ý khi tính diện tích thửa đầy đủ trên bản đồ địa chính. - Đánh số thứ tự chính thức cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính chỉ tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và chia mảnh, theo nguyên tắc: số thứ tự của thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 01 cho đến thửa cuối cùng trong từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo dạng zich zắc bắt đầu từ góc Tây - Bắc. - Đối với các công trình theo tuyến như: Giao thông, thủy lợi, sông, ngòi kênh rạch suối, …nằm trải dài trên nhiều tờ bản đồ thì được tổng hợp diện tích cho tờ bản đồ đó, đóng khung thửa bằng khung trong của tờ bản đồ và được đánh số thửa tiếp theo cho đến hết; 4.4.4. Tính diện tích - Tính diện tích chỉ được tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và chia mảnh theo đơn vị hành chính. Việc tính diện tích được thực hiện bằng phần mềm MicroStation, Famis CADDB theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lấy theo đơn vị là m2 và làm tròn đến 01 (một) chữ số thậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQUY TRNH THNH L7852P B7842N 2727890 2727882A CHNH V Samp.doc
Tài liệu liên quan