Tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong: Trường đại học dân lập thăng long
Khoa quản lý
---------------
&
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đơn vị thực tập:
Công ty TNHH Long phong
18 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội
Sinh viên thực tập: Trương Thị Thu Thủy
Lớp : QA16B3
Mã sinh viên : A06257
Hà Nội, 2006
Mục lục
Lời nói đầu
2
Phần I: Quá trình, hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Phong
3
I. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển:
3
II. Cơ cấu tổ chức:
4
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
7
I. Khái quát ngành nghề kinh doanh:
7
II. Quy trình kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong về tổ chức bán hàng
7
1. Quy trình chung của doanh nghiệp
7
2. Quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty
8
3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Công ty TNHH Long Phong.
9
4. Phân tích chỉ tiêu tài chính:
12
5. Tình hình thanh toán với Nhà nước
14
6. Tình hình người lao động
15
Phần III: Nhận xét và kết luận tình hình chung tại Cô...
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học dân lập thăng long
Khoa quản lý
---------------
&
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đơn vị thực tập:
Công ty TNHH Long phong
18 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội
Sinh viên thực tập: Trương Thị Thu Thủy
Lớp : QA16B3
Mã sinh viên : A06257
Hà Nội, 2006
Mục lục
Lời nói đầu
2
Phần I: Quá trình, hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Phong
3
I. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển:
3
II. Cơ cấu tổ chức:
4
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
7
I. Khái quát ngành nghề kinh doanh:
7
II. Quy trình kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong về tổ chức bán hàng
7
1. Quy trình chung của doanh nghiệp
7
2. Quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty
8
3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Công ty TNHH Long Phong.
9
4. Phân tích chỉ tiêu tài chính:
12
5. Tình hình thanh toán với Nhà nước
14
6. Tình hình người lao động
15
Phần III: Nhận xét và kết luận tình hình chung tại Công ty TNHH Long Phong
16
I. Tình hình kinh doanh
16
II. Thuận lợi và khó khăn
16
1. Thuận lợi:
16
2. Khó khăn:
17
3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn
17
III. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Long Phong
18
Kết luận
20
Lời nói đầu
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến sâu sắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa, có quan hệ kinh tế đối ngoại với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa trước ngưỡng cửa ra nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển lớn mạnh hơn, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng… không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước đã xuất hiện trên thị trường nhằm phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Sau một thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu tại Công ty TNHH Long Phong, áp dụng những kiến thức đã được học tại trường em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung của báo cáo được chia làm 3 phần.
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Phong.
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phần III: Nhận xét và kết luận tình hình chung tại Công ty TNHH Long Phong.
Phần I
Quá trình, hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Phong
I. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển:
Cùng với đà phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng tháng 10 năm 2002 Công ty TNHH Long Phong chính thức được thành lập với giấy phép đăng ký kinh doanh theo số: 0101360883 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
- Tên Công ty: Công ty TNHH Long Phong.
- Tên giao dịch đối ngoại: Long Phong Company limited.
- Tên giao dịch viết tắt: LP Co, LTD.
- Trụ sở: 18 Tôn Đức Thắng - phường Cát Linh - quận Đống Đa - Hà Nội.
- Hình thức sở hữu: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Số lượng lao động: 40 người.
Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên lực lương lao động không nhiều tuy nhiên đây là đội ngũ nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm chỉ đạo quản lý, đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao, trình độ Đại học và sau Đại học chủ yếu tập trung tại các phòng quản lý của Doanh nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh: Thương mại
Trải qua hơn 3 năm hoạt động, Công ty kinh doanh đã dần có hiệu quả và ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng. Công ty đã ra quyết định chính sách kinh doanh đúng đắn, một mặt do sự chỉ đạo quản lý đúng đắn cảu ban giám đốc, mặt khác do sự cố gắng của toàn thể các phòng ban, người lao động nên Công ty kinh doanh rất tốt: đến năm 2005, doanh thu đã đạt được: 6.818.648.600VNĐ.
II. Cơ cấu tổ chức:
Công ty TNHH Long Phong là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và có con dấu riêng, hoạt động có quy mô vừa phải, tiến hành tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán.
Ban giám đốc
Phòng kd
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
Phòng kiểm tra
Phòng lắp đặt
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
- Ban giám đốc: gồm 2 người
+ Giám đốc:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Công ty theo pháp luật.
+ Phó giám đốc:
Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do GĐ bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước GĐ về các hoạt động kinh doanh của Công ty, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Công ty.
- Phòng Tài chính kế toán:
Quản lý vốn, đảm bảo đủ vốn cho phòng kinh doanh, quản lý các phương thức sử dụng vốn có hiệu quả và tạo điều kiện hỗ trợ cho các phòng kinh doanh hoạt động có hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật:
Có nhiệm vụ quản lý chung về kỹ thuật cho các mặt hàng của Doanh nghiệp, đảm bảo mặt hàng đáp ứng đủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn chung của sản phẩm.
+ Phòng lắp đặt:
Thực hiện việc lắp đặt các linh kiện của sản phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể đồng thời thực hiện việc lắp đặt, sửa chữa cho khách hàng tại nhà.
+ Phòng kiểm tra:
Sau khi công đoạn lắp đặt được hoàn thiện, bộ phận kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chất lượng của sản phẩm để sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn, lâu bền trong sử dụng.
- Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm của Công ty, nghiên cứu và mở rộng thị trường, chịu trách nhiệm trực tiếp trước GĐ về kết quả kinh doanh và hệ thống phấn phối sản phẩm của Công ty.
Qua đó chúng ta có thể thấy được một cách tổng quát cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Long Phong có mối liên hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau từ GĐ đến các phòng ban. Với cơ cấu 40 nhân viên, Công ty đang đi vào guồng máy hoạt động để đảm bảo chi phí là nhỏ nhất và lợi nhuận là lớn nhất, chất lượng sản phẩm luôn đặt trên hàng đầu, chỉ có như thế Công ty mới đứng vững trên thị trường tràn ngập tính cạnh tranh ngày nay.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
kế toán
lưu động
Thủ kho
kế toán trưởng
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
+ Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước GĐ về tình hình hạch toán kế toán và tình hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bô máy của Công ty, đồng thời đôn đốc và giám sát việc thực hiện các chính sách và chế độ tài chính.
+ Kế toán tổng hợp:
Tổng hợp số liệu vào sổ cái và làm báo cáo tổng hợp, lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị.
+ Kế toán lưu động:
Định kỳ Doanh nghiệp co nhu cầu quyết toán thuế thì kế toán lưu động có nhiệm vụ xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh từ đó xác định thuế TNDN phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
+ Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ cất giữ và thu chi trên cơ sở chứng từ hợp lệ, lập bảng thu chi.
+ Thủ kho:
Theo dõi lượng xuất, nhập, tồn và cuối tháng tổng hợp lượng hàng tồn kho.
Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Các kế toán có nhiệm vụ liên quan với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp báo cáo tài chính.
Phần II
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
I. Khái quát ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Long Phong đã có giấy phép đăng ký kinh doanh và hoạt động trong số một số lĩnh vực sau:
- Buôn bán máy móc, thiết bị, sản phẩm trong lĩnh vực: điện, điển tử, điện lạnh công nghiệp, đồ gia dụng…
- Buôn bán, gia công, lắp đặt, bảo hành các sản phẩm cơ khí.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
II. Quy trình kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong về tổ chức bán hàng
1. Quy trình chung của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh và ngày một biến động vì vậy thông tin thị trường rất quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Ban lãnh đạo Công ty đã luôn khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường để phân tích thông tin nguồn hàng, thông tin về nhu cầu mặt hàng, thông tin về giá cả… để có thể ra quyết định kinh doanh đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Việc kinh doanh của Công ty được thể hiện thông qua sơ đồ chung sau:
Nhập hàng
Kho
Giao hàng cho đại lý
Chuyển đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Khách hàng
Nguồn: Phòng kinh doanh
Trước tiên là khâu nhập hàng, hàng hoá được mua trực tiếp từ 1 số công ty như: Công ty TNHH Minh Thành, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Minh Thịnh, Công ty TNHH thương mại XNK Việt Hà, Công ty TNHH phát triển thương mại Minh Ngọc ….. Công ty tiến hành thanh toán với nhà sản xuất sau 15 ngày sau khi nhận được hoá đơn. Sau đó hàng hoá sẽ được tiến hành nhập kho.Kho của Công ty đặt tại số 12 Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội. Kho được đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong quá trình bảo quản,tránh hư hỏng, xây xước, ẩm ướt…Nhà sản xuất giao hàng tại kho và công ty trả tiền vận chuyển cho nhà máy theo quý. Sau khi nhập kho, hàng hoá sẽ được Công ty giao cho đại lý hoặc chuyển đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm rồi đến tay khách hàng và chịu chi phí vận chuyển. Công ty quy định mức giá cố định cho các sản phẩm để đảm bảo tính thống nhất về giá cả của các mặt hàng, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng.
2. Quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty
Công ty TNHH Long Phong là Công ty kinh doanh thương mại với nhiều mặt hàng và chủng loại phong phú, số lượng vừa phải vì vậy có bán được hàng hoá hay không có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức bán hàng: bán hàng tự do, giao đại lý, Công ty áp dụng cả phương thức bán buôn theo hợp đồng kinh tế và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau.
- Hàng giao đại lý:
Công ty xuất hàng cho bên nhận đại lý để bán. Khi hàng gửi đại lý được coi là tiêu thụ. Công ty trả cho đại lý 2% hoa hồng tính theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT) thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên % gia tăng này. Công ty chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.
- Bán hàng tự do:
Công ty xuất hàng đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm và từ đây hàng hoá sẽ được bán lẻ cho khách hàng. Tuy đây không phải là hình thức bán hàng chủ yếu của Công ty nhưng cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường nói riêng và với người tiêu dùng nói chung.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Công ty TNHH Long Phong.
a. Tình hình kinh doanh năm 2004 - 2005
ĐVT :VNĐ
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
CL
Tỉ lệ (%)
1. Tổng doanh thu
4.645.963.850
6.818.648.600
2.172.684.750
47
2. Các khoản giảm trừ dthu
0
0
3. Doanh thu thuần
4.645.963.850
6.818.648.600
2.172.684.750
47
4. Giá vốn hàng bán
4.482.135.038
6.562.947.080
2.080.812.042
46,4
5. Chi phí quản lý DN và CP bán hàng
68.044.232
80.480.968
12.436.736
18,3
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
95.784.580
175.220.552
79.435.972
82,9
7. Lãi khác
0
0
8. Lỗ khác
0
0
9. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
95.784.580
175.220.552
79.435.972
82,9
10. Thuế TNDN phải nộp
26.819.682,4
49.061.754,6
19.242.072,2
71,75
11. Lợi nhuận sau thuế
68.964.897,6
126.158.797,4
57.193.899,8
82,9
* Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm: 2004 - 2005.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận kinh doanh của Công ty tăng khá cao 57.193.899,8 VNĐ tương ứng là: 82,9%. Điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả, đã mở rộng được thị trường và đang tìm kiếm lợi nhuận.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ta xem xét thêm tình hình biến động của các chỉ tiêu:
- Doanh thu năm 2005 tăng 2.172.684.750 VNĐ tương ứng tăng 47%.
- Giá vốn hàng bán tăng 2.080.812.042 VNĐ tương ứng tăng 46,4%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng 12.436.736 VNĐ tương ứng tăng 18,3%.
Như vậy, Công ty đã chưa tiết kiệm được các khoản chi phí tuy nhiên Công ty mới đi vào hoạt động nên chi phí tăng là không tránh khỏi và tỉ lệ tăng của chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu.
Qua đó Công ty cần có phương hướng quản lý cụ thể hơn để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận cho Công ty hơn nữa.
b. Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2004 – 2005
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
CL
Tỉ lệ
(%)
Tài sản
967.616.678
1.165.253.898
197.637.220
20,4
I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
960.874.138
1.157.336.220
196.462.082
20,4
1. Tiền mặt tại quỹ
659.519.490
514.295.189
(45.224.305)
(22,0)
2. Tiền gửi ngân hàng
10.837.718
12.179.715
1.341.997
12,4
3. Các khoản đầu tư ngắn hạn
-
-
4. Phải thu khách hàng
-
425.962.131
5. Thuế GTGT được khấu trừ
-
2.432.448
6. Hàng tồn kho
290.516.930
202.466.741
(88.050.189)
(30,3)
II. TSCĐ và đầu tư dài hạn
6.742.540
7.917.678
1.175.138
17,4
1. Chi phí trả trước dài hạn
6.742.540
7.917.678
Nguồn vốn
967.616.678
1.165.253.898
197.637.220
20,4
I. Nợ phải trả
32.841.071
147.357.352
114.516.281
348,7
1. Nợ ngắn hạn
32.841.071
147.357.352
- Phải trả người bán
21.272.912
127.397.767
106.124.855
498,8
- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
11.568.159
190.959.585
8.391.426
72,5
2. Nợ dài hạn
-
-
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
934.775.607
1.017.896.547
83.120.940
8,9
1. Nguồn vốn kinh doanh
925.317.857
998.185.724
72.867.867
7,8
2. Lợi nhuận chưa phân phối
9.457.750
19.710.823
10.253.073
108
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
* Phân tích tình hình TS - NN trong 2 năm 2004 - 2005
- Tình hình TS:
Tổng TS của Công ty năm 2005 tăng: 197.637.220 VNĐ tương ứng tăng 20,4% so với năm 2004 trong đó TSLĐ tăng là chính.
+ Tiền mặt tại quỹ giảm: 145.224.305 VNĐ tương ứng giảm 22%.
+ Tiền gửi ngân hàng tăng: 1.341.997 VNĐ tương ứng tăng 12,4%
- Phải thu khách hàng tăng: 425.962.131 VNĐ
+ Thuế GTGT được khấu trừ năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 2.432.448 VNĐ.
+ Hàng tồn kho giảm: 88.050.189 VNĐ tương ứng giảm 30,3%.
Ngoài ra:
TSCĐ tăng: 1.175.138 VNĐ tương ứng tăng 17,4%.
Qua đó ta thấy doanh nghiệp kinh doanh khá hiệu quả, trong đó TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn: hàng tồn kho và lượng tiền mặt tại quỹ giảm thể hiện doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, tránh bị ứ đọng vốn và nguồn hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp lại bị chiếm dụng vốn rất nhiều (phải thu khách hàng lớn) nhưng doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì việc mử rộng thị trường sẽ không tránh khỏi điều này.
- Tình hình nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 197.637.220 VNĐ.
Trong đó:
+ Phải trả người bán tăng: 106.124.855 VNĐ tương ứng tăng 348,7%
+ Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng: 8.391.426 VNĐ tương ứng tăng 72,5%.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng: 83.120.940 VNĐ.
Trong đó:
+Nguồn vốn kinh doanh tăng: 72.867.867 VNĐ tương ứng tăng 7,8% và lợi nhuận chưa phân phối tăng 10.253.073 VNĐ tương ứng tăng 108%.
Như vậy khoản nợ phải trả tăng rất cao trong tổng nguồn vốn: tăng 348,7%. Tài khoản này ảnh hưởng lớn đến uy tín của Công ty chính vì vậy Công ty nên cố gắng thanh toán các khoản nợ.
* Phân tích tình hình hoạt động và sử dụng vốn tại Công ty:
- Huy động vốn của Công ty TNHH Long Phong căn cứ vào nhu cầu vốn đã được xác định thông qua kế hoạch tài chính và căn cứ vào diễn biến thực tế để huy động vốn nhằm đảm bảo vốn kịp thời cho kinh doanh. Công ty đã thực hiện việc huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, lấy từ nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối và các khoản nợ phải trả người bán chưa đến hạn. Qua đó ta thấy Công ty thực hiện chính sách tự chủ về vốn chính vì vậy Công ty phải luôn chú trọng tới việc sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích.
- Sử dụng vốn:
Công ty TNHH Long Phong kinh doanh thương mại nên Công ty chú trọng đến việc sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý… Là một Công ty thương mại nên Công ty có thể sử dụng triệt để nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ các khoản nợ phải trả người bán nhưng chưa đến hạn. Ngoài ra Công ty còn chuẩn bị vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn. Nếu không chuẩn bị chu đáo về vốn sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty vì vậy Công ty đề ra nguyên tắc sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất.
4. Phân tích chỉ tiêu tài chính:
a. Phân tích tình hình cơ cấu TS - NV.
Chỉ tiêu
2004
2005
CL
TSLĐ/STS
99,30%
99,32%
0,02%
TSLĐ/STS
0,7%
0,68%
(0,02%)
NVCSH/SNV
96,6%
87,4%
(9,2%)
3,4%
12,6%
9,2%
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua bảng phân tích tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn ta thấy TSLĐ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,02%; TSCĐ năm 2005 giảm 0,02% so với năm 2004. Như vậy, tỷ trọng TSCĐ năm 2005 giảm 0,02% so với năm 2004. Tỷ trọng TSLĐ tăng lên không đáng kể và tỷ trọng TSCĐ giảm đi không đáng kể; chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đó quy mô về TSCĐ và TSLĐ giữa các năm lại có sự chênh lệch tăng khá cao: 20,4% (TSLĐ), 17,4% (TSLĐ). Điều đó cho thấy tốc độ tăng TSLĐ và TSCĐ khá cao nhưng tỷ trọng, cơ cấu của TSCĐ và TSLĐ so với tổng TS lại ít thay đổi, tăng cùng với tỷ lệ của TS.
Tỷ trọng nguồn vốn CSH trên tổng nguồn vốn giảm từ năm 2004 là 96,6% xuống còn 87,4% trong năm 2005; trong khi đó hệ số nợ lại tăng lên từ 3,4% (2004) lên 12,6% (2005).
Từ hệ số nợ cho thấy để đầu tư 1 đồng cho tài sản Công ty phải huy động vào năm 2004 la 0,034 đồng và năm 2005 là 0,126 đồng từ nguồn nợ. Hơn nữa tỉ trọng NVCSH trên tổng nguồn vốn của năm 2004 lại giảm đi 9,2% so với năm 2005 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tuy vẫn ở mức khá cao song lại đang giảm xuống. Vì vậy Công ty cần có biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình trước những biến động của thị trường.
b. Phân tích về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Công thức tính
ĐVT
2004
2005
CL
Khả năng thanh toán hiện hành
lần
29,26
7,85
-21,41
Khả năng thanh toán nhanh
lần
20,4
6,5
-13,9
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Từ những số liệu trên cho ta thấy: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2004 là 29,26 lần sang năm 2005 là 7,85 lần, giảm đi 21.41 lần. Qua 2 năm 2004 và 2005, khả năng thanh toán hiện hành có giảm nhưng đều có hệ số lớn hơn một hay dự trữ TSLĐ dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty đang áp dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng giảm, năm 2004 là 20,4 lần, năm 2005 là 6,5 lần, giảm đi 13,9 lần, do khoản nợ phảI trả của năm 20005 tăng lên khá lớn vì vậy làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Nhưng Công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và chi trả các khoản phát sinh cần thanh toán ngay.
c. Phân tích về khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu
Công thức tính
ĐVT
2004
2005
CL
Tỉ suất sinh lời trên STS
%
7,13
10,83
3,7
Tỉ suất sinh lời trên SVCSH
%
6,89
12,4
5,51
Tỉ suất sinh lời trên doanh thu
%
1,48
1,85
0,37
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Tỉ suất sinh lời của tài sản tăng từ 7,13% (2004) lên 10,83% (2005) và tỉ suất sinh lời của NVCSH tăng từ 6,89% (2004) lên 12,4% (2005) bên cạnh đó tỉ suất sinh lời của doanh thu cũng tăng lên với tỷ lệ khá nhỏ từ 1,48% (2004) lên 1,85 (2005) do chi phí của Công ty tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Là một Công ty mới thành lập chính vì vậy chi phí của Công ty tăng lên là không thể tránh khỏi nhưng bù lại kết quả kinh doanh của Công ty lại khá cao, bù đắp nhiều cho chi phí và mang lại lợi nhuận cho Công ty. Qua đó ta thấy, Công ty ta thấy, Công ty kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là đã làm tốt kế hoạch về doanh thu nhưng cần giảm bớt chi phí để đạt hiệu quả cao hơn.
5. Tình hình thanh toán với Nhà nước
Công ty TNHH Long Phong là một doanh nghiệp tư nhân chuyên buôn bán các đồ dùng điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng… nhưng Doanh nghiệp không nhập khẩu mà chỉ mua lại của các cơ sở nhập khẩu để bán nên không phát sinh thuế nhập khẩu và thuế TTĐB. Thuế GTGT và thuế TNDN là loại thuế phát sinh chủ yếu trong Doanh nghiệp ngoài ra còn có thuế môn bài. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKTX, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Công ty TNHH Long Phong mặc dù mới thành lập nhưng hoạt động khá hiệu quả và lợi nhuận ngày càng tăng nên thuế TNDN cũng tăng theo nhưng Công ty nộp thuế đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Như vậy, Công ty đã thực hiện được tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước.
6. Tình hình người lao động
Cùng với việc xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh, hội nhập thị trường, lãnh đạo Công ty luôn trú trọng đến việc chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên: chế độ lương, thưởng, hàng tháng trích nộp BHXH, BHYT… với số lượng nhân viên là 40 người, mức thu nhập bình quân: 800.000 đồng/người/tháng (2004), đến năm 2005 mức thu nhập bình quân của nhân viên đã tăng lên 870.000 đồng/người/tháng, tuy không phải là lớn nhưng với một Công ty mới đi vào hoạt động thì vẫn tạo được triển vọng và niềm tin của nhân viên vào sự phát triển của Công ty.
Về trình độ chuyên môn, Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực cũng như khả năng sáng tạo giúp Công ty có những bước tiến mới vào thị trường chính vì vậy Công ty đã có một đội ngũ nhân viên lành nghề, dày dạn kinh nghiệm và có trình độ từ trung cấp trở lên.
Như vậy, lực lượng lao động của Công ty không phải là lớn do đó công tác quản lý có nhiều thuận lợi.Để phát triển Công ty cần không ngừng thu hút thêm lao động mới và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngư nhân viên hiện có trong Công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phần III
Nhận xét và kết luận tình hình chung
Tại Công ty TNHH Long Phong
I. Tình hình kinh doanh
Công ty TNHH Long Phong là một Công ty tư nhân mới thành lập chuyên về kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng… nên trong quá trình phát triển sự cạnh tranh khốc liệt, để tìm được chỗ đứng trên thị trường là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó là sự chuyển đổi trong cơ chế quản lý mới ở nước ta ít nhiều cũng ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của Công ty. Tuy nhiên Công ty TNHH Long Phong đã thích ứng được với điều kiện mới và đã đạt được những thành công nhất định, để lại dấu ấn trong lòng khách hàng và chiếm được một vị trí khá chắc chắn trên thị trường cũng như với các đối thủ cạnh tranh.
II. Thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi:
- Với tinh thần tự lập, tự thân vận động, đứng độc lập trên thị trường từ khi mới hình thành, không phụ thuộc vào Công ty mẹ nào cả cho nên những thay đổi về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các Công ty đã không gây ảnh hưởng nhiều đến Công ty.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động trẻ lành nghề, hăng say với công việc chính vì vậy đã giúp cho Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
- Ban giám đốc, Ban lãnh đạo của Công ty có một sự nỗ lực phấn đấu, học hỏi không ngừng để tìm ra những phương hướng mới cho sự phát triển của Công ty.
- Công ty đang từng bước khẳng định được vị trí cũng như uy tín của mình trên thị trường. Với một địa bàn khá rộng lớn từ Bắc vào Trung. Công ty đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động tiến vào Nam để chính thức trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường.
- Thực hiện chính sách bảo hành sản phẩm cho khách hàng, lắp đặt, sửa chữa tại nhà, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng, Công ty đã đặt được dấu ấn khá chắc trong lòng khách hàng.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi có được, Công ty còn đang tồn tại những khó khăn đòi hỏi Công ty phải sớm tìm ra những biện pháp khắc phục.
- Thị trường luôn nảy sinh những cạnh tranh gay gắt hơn chính vì vậy nếu Công ty không nỗ lực phát triển, không ngừng vươn lên thì sẽ không thể giữ được chỗ đứng trên thị trường.
- Do Công ty không nhập khẩu mà chỉ mua lại của các cơ sở nhập khẩu chính vì vậy ảnh hưởng lớn đến giá cả của sản phẩm. Muốn cạnh tranh thì mức giá cũng phải tương xứng so với thị trường, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến mức lợi nhuận đạt được của Công ty.
- Công ty tự chủ về vốn chính vì vậy nguồn vốn còn hạn hẹp, không linh động nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển của Công ty khi nguồn vốn không được huy động kịp thời .
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm còn ít, nhỏ, lẻ và chưa linh hoạt. Công ty đã có chiến lược tạo dựng thương hiệu nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong đó có hình thức quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được thực hiện.
- Công ty mới chỉ chú trọng đến các chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm mà chưa chú trọng đến các chính sách để khuyến khích thanh toán chính vì vậy vẫn bị ứ đọng vốn (khoản phải thu khách hàng lớn).
Những khó khăn còn tồn tại ở trên đã thực sự trở thành những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến lợi nhuận của Công ty. Để khắc phục những mặt hạn chế đó Công ty phải có những biện pháp hợp lý, thiết thực, kịp thời để dần dần xoá đi những khó khăn đó, để có thể triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo.
3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn
- Công ty nên hoàn thiện khâu nhập hàng hoá bằng cách tìm được những nhà cung cấp có uy tín trong nước hay trực tiếp làm việc được với các nhà cung cấp nước ngoài, thiết lập mỗi quan hệ tốt đẹp để giảm thiểu sự chênh lệch về giá cả khi phải nhập lại hàng hoá của các cơ sở nhập khẩu.
- Mở rộng chính sách về vốn kinh doanh để tạo được nguồn vốn dồi dào, linh động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tăng cường quản lý các mặt hoạt động của Công ty: vừa tự chủ, vừa phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong kinh doanh cho các bộ phận.
- Triển khai mạng lưới tiếp thị bán hàng trên địa bàn cả nước, tạo ra chính sách phù hợp, linh hoạt để thúc đẩy bán hàng, thu hồi vốn nhanh cho Công ty.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên để tìm ra những bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.
III. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Long Phong
Để tồn tại và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty không những phải giải quyết những vấn đề tồn tại trước mắt mà còn phải đặt ra được những định hướng và mục tiêu phát triển mới cho Công ty trong tương lai, từng bước thực hiện để có được vị thế lớn mạnh, chắc chắn trên thị trường.
- Phải phát huy truyền thống: sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng vươn lên từ chính đôi tay, trí óc của mình. Truyền thống tốt đẹp đó đã, đang và sẽ được Công ty phát huy hơn nữa.
- Tích cực đổi mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn hướng đến việc đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề điện tử, điện lạnh… tạo công ăn, việc làm cho giới trẻ.
- Mở rộng địa bàn hoạt động trước hết là trong cả nước và xa hơn nữa là có thể buôn bán, kinh doanh trong khu vực Đông Nam á.
- Phát triển đội ngũ lao động, không ngừng nâng cao trình độ cho công nhân viên, tạo điều kiện cho công nhân viên có điều kiện học hỏi tại những doanh nghiệp có quy mô lớn trong và ngoài nước.
- Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi lẽ thương hiệu được xem như một tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, vốn đầu tư và nhân tài.
- Bảo đảm cân đối thu, chi, sử dụng và đầu tư có hiệu quả. Từ đây tạo lập niềm tin cho khách hàng, cho đối tác và tạo lợi thế trong việc huy động vốn phục vụ theo yêu cầu kinh doanh.
- Đứng trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, ban lãnh đạo Công ty phải quan tâm nhiều hơn đến việc giá thành của sản phẩm, tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt mà giá cả phải chăng để tạo nên sự cạnh tranh về giả cả trên thị trường.
Kết luận
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động ở Công ty TNHH Long Phong đã giúp em hiểu phần nào hoạt động kinh doanh thương mại cũng như công tác kế toán của doanh nghiệp. Vận dụng lý thuyết vào thực tế đã giúp em nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của công tác tài chính kế toán ở Công ty. Nó là một trong những công cụ quan trọng để quản lý vốn, nguồn vốn, nguồn lao động. Từ những thông tin kế toán tài chính và thông tin phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, em thấy Công ty có bộ máy quản lý phù hợp, đơn giản việc đó đồng nghĩa với việc giảm chi phí doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận cho Công ty và Công ty có chế độ hạch toán hợp lý, đúng nguyên tắc hạch toán kế toán, tài chính theo chế độ kế toán Việt Nam.
Công ty quan tâm đến chất lượng lao động và việc bảo tồn vốn, cố gắng làm tăng vốn kinh doanh từ lợi nhuận, muốn vậy Công ty cần thường xuyên quan tâm nghiên cứu thị trường, sự biến động của thị trường như giá cả, nguồn hàng cung ứng và nhu cầu của thị trường về mặt hàng kinh doanh.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, cán bộ phòng kế toán tài chính đã giúp em trong quá trình làm báo cáo này.
Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Phong.doc