Tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Xây Lắp I: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ
NGHIỆP XÂY LẮP I
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
1
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP:
Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu
kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên ngành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với các
ngành sản xuất khác ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán.
- Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp. mang tính đơn chiến. Mỗi sản phẩm được xây lắp theo
thiết kế kỹ thuật và giá dự toán riêng. Do đó, đòi hỏi mỗi ...
89 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Xây Lắp I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ
NGHIỆP XÂY LẮP I
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
1
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP:
Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu
kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên ngành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với các
ngành sản xuất khác ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán.
- Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp. mang tính đơn chiến. Mỗi sản phẩm được xây lắp theo
thiết kế kỹ thuật và giá dự toán riêng. Do đó, đòi hỏi mỗi sản phẩm trước khi
tiến hành sản xuất phải lập dự toán về thiết kế thi công và trong quá trình sản
xuất sản phẩm xây lắp phải tiến hành so sánh với dự toán, lấy dự toán làm
thước đo.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thanh
toán với đơn vị chủ thầu, giá này thường được xác định trướ khi tiến hành sản
xuất thông qua hợp đồng giao nhận thầu. Mặt khác sản phẩm xây lắp không
thuộc đối tượng lưu thông, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm vì
vậy sản phẩm xây lắp là loại hàng hoá có tính chất đặc biệt.
Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp là lâu dài và giá trị của sản
phẩm xây lắp rất lớn. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong
quá trình sản xuất phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng công trình để đảm bảo
cho công trình và tuổi thọ của công trình theo thiết kế.
2
Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức hạch toán
kế toán làm cho phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ
quản lý kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ
chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm túc các chế độ của kế
toán do Nhà nước ban hành.
2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
2.1. Chi phí sản xuất xây lắp:
2.1.1. Khái niệm chi phí xây lắp.
Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình
hoạt động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con
người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố
cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra
những chi phí sản xuất tương ứng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, và
trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền.
Vậy chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt
động sản xuất và xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên trong quá trình xây lắp doanh nghiệp phát sinh rất nhiều
khoản chi phí ngoài hoạt động sản xuất xây lắp. Theo chế độ kế toán hiện
hành, chỉ những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp
nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp mới được coi là chi phí sản xuất xây lắp.
- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị sản phẩm bao gồm 3 bộ
phận c, v, m.
G = c + v + m
c: là toàn bộ giá trị tự liệu sản xuất đã được tiêu hao trong quá trình sản
xuất xây lắp như khấu hao TSCĐ, NVL, CC - DC.
3
v: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia
vào quá trình sản xuất xây lắp tạo ra sản phẩm.
m: là giá trị mới lao động sáng tạo ra.
Trong doanh nghiệp xây lắp, cvà v là chi phí sản xuất xây lắp để tạo ra
sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp.
2.1.2. - Phân loại chi phí xây lắp
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí sản xuất mang một nội dung
kinh tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí sản xuất mang một nội dung
kinh tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt
động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào.
Ta có thể phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu
phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử
dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh
nghiệp.
- Chi phí công cụ, dụng cụ là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ
dụng cụ trong quá trình sản xuất xây lắp.
- Chi phí hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền tính khấu hao TSCĐ sử dụng
vào hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả
về các dịch vụ bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp của doanh nghiệp như
tiền điện tiền nước, điện thoại..
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tóo trên và được
thanh toán bằng tiền.
4
Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế chỉ rõ quá trình hoạt động
xây lắp doanh nghiệp phải phân bố ra các loại chi phí gì, nó là cơ sở để kế
toán tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, phục vụ việc lập bảng thuyết minh
báo cáo tài chính, là cơ sở để phân tích, kiểm tra dự toán chi phí sản xuất và
lập kế hoạch cung ứng vật tư, là cơ sở để tính mức tiêu hao vật chất và thu
nhập quốc dân.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
không xét đến nội dung kinh tế của chi phí, tiêu thức phân loại này chỉ rõ chi
phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh
chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục
và phân tích tình hình thực hiện giá thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi
phí sản xuất được chia thành các khoản mục:
- Chi phí vật liệu trực tiếp: Là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật
kết cấu, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp, không bao
gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền công, tiền lương, các
khoản phụ cấp có tính chất lượng của nhân công trự tiếp xây lắp cần thiết để
hoàn chính sản phẩm xây lắp, khoản mục này không bao gồm các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản phẩm
xây lắp và chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, nhân viên điều khiển máy
thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi
cong phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình bao gồm:
Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn sửa chữa thường xuyên
máy thi công, chi phí nhiên liệu và động lực dùng cho máy thi công và các
khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng máy thi công chi phí di
chuyển, tháo, lắp máy thi công. Khoản mục chi phí máy thi công không bao
5
gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân điều
khiển máy….
- Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khai thác ngoài các
khoản chi phí phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân
viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải
trả công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp nhân viên quản lý đội, công nhân điều
khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ, đội và
chi phí liên quan đến hoạt động của tổ, đội.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng
chịu chi phí:
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan đến từng đối tượng chịu chi phí,
những chi phí này được kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đẻ tập hợp cho từng
đố tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí; những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên
quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa đối với việc xác định phương
pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm:
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất gồm 3 loại:
- Chi phí cố định: Là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay
đổi về khối lượng hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất
trong kỳ.
- Chi phí biến đổi: Là những thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi
của mức độ hoạt động, của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí gồm các yếu tố định phí và biến phí phân
loại chi phí sản xuất theo cáhc này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác
6
quản lý doanh nghiệp, phân tích điểm hoà rải và phục vụ cho việc ra quyết
định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra cách phân loại chi phí sản xuất trên tuỳ thuộc vào các yêu cầu
quản lý chi phí sản xuất xây lắp có thể phân loại theo các cách khác nhau, mối
quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ, theo thẩm quyền và ra
quyết định.
2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống lao
động vật hoá và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã
bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp, công trình hạng mục công trình theo
quy định sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình hoàn
thành toàn bộ, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi hạng
mục công trình, công trình hay khối lượng xây lắp khi đã hoàn thành đều có
giá riêng giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật
tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế
kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ
giá thành.
2.2.1. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp.
* Giá thành dự toán.
Do đặc điểm hoạt động xây lắp, thời gian sản xuất thi công dài, mang
tính chất đơn chiếc nên mỗi công trình, mỗi hạng mục công trình đều phải lập
dự toán trước khi sản xuất thi công. Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán
để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình, giá dự
toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá của
nhà nướ. Giá dự toán là chênh lệch giữa giá trị dự toán và phần lãi định mức.
Giá thành dự toán của công trinh, hạng mục công trình = Giá trị dự toán
công trình, hạng mục công trình - Lãi định mức.
7
* Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trên cơ sở những điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, hiệu pháp thi công:
Giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình = Giá thành dự
toán của công trình, hạng mục công trình - Mức hạ giá thành kế hoạch
* Giá thành thực tế.
Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp gồm chi phí định mức,
vượt định mức và không định mức như các khoản bội chi, lãng phí về vật tư,
lao động trong quá trình sản xuất xây láp của đơn vị được phép tính vào giá
thành, giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản
xuất xây lắp thực hiện trong kỳ.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công
trình hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật đúng chất lượng
thiết kế được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chi tiêu
này cho phép đánh giá chính xác toàn diện hiệu quả sản xuất thi công một
công trình,hạng mục công trình.
2.2.2. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Tổng giá thành; sản phẩm = Chi phí sản; xuất dở dang; đầu kỳ +
Chi phí sản; xuất phát sinh; trong kỳ - Chi phí sản; xuất dở dang; cuối kỳ
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí đẽa tập
hợp. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về phạm vi, quan hệ và nội dung,
do đó cần phải phân biệt giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản
phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất được xác định theo một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm) mà không tính đến số chi phí có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn
thành hay chưa. Ngược lại giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí sản
xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong thời
8
kỳ mà không xét đến nó được chi ra vào thời kỳ nào. Trong giá thành của sản
phẩm sản xuất ra trong kỳ có thể bao gồm cả những chi phí đã chi ra trong kỳ
trước (hoặc trong nhiều kỳ trước) đồng thời chi phí sản xuất có thể chi ra
trong kỳ này lại nằm trong giá thành sản phẩm của kỳ sau.
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm đều là hao phí về
lao động sống, lao động vật hoá nhưng trong chỉ tiều giá thành thì bao gồm
những chỉ tiêu gắn với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành mà
không kể đến việc chi phí đó đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào. Nói đến giá
thành sản phẩm xây lắp là nói đến chi phí xây lắp tính cho một khối lượng
xây lắp hoàn thành bàn giao cũng có nghĩa là thừa nhận chi phí xây lắp để tạo
ra khối lượng xây lắp đó cần chi phí xây lắp bỏ ra chưa hẳn đã hoàn toàn hợp
lý và được thừa nhận.
Như vậy là có sự khác nhau song giữa giá thành sản phẩm xây lắp có
mối quan hệ mật thiết với nhau tài liệu hạch toán chi phí xây lắp là cơ sở để
tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nếu như xác định việc tính giá thành sản
phẩm xây lắp là công tác chủ yếu trong hạch toán kế toán thì chi phí xây lắp
có tác dụng quyết định đến sự chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp.
3. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và
phương pháp của kế toán theo trình tự logic, chính xác, đầy đủ, kiểm tra các
khâu hạch toán như tiền lương, vật liệu, TSCĐ … xác định số liệu cần thiết
cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ
thể phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế
phát sinh trong kỳ kế toán.
9
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức vật tư lao động, chi phí sử
dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác phát hiện kịp thời các khoản
chênh lệch so với định mức, các chi phí ngoài kế hoạch trong thi công.
- Tính toán chính xác và kịp giá thành sản phẩm xây lắp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo
từng công trình, hạng mục công trình, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ
giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công
tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công
dở dang theo nguyên tắc quy định.
Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công
trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, đội xây dựng … trong từng
thời kỳ nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
10
4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
4.1. Đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí.
4.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí
sản xuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi
phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định
đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động, đặc
điểm của từng công trình thi công và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp mới tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức công việc kế toán tập hợp chi phí
sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp cầu phải dựa vào những đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí
- Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp
Dựa vào những vấn đề trên, đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản
xuất trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là từng bộ phận, từng đội công
trình, hay mục công trình…
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Vì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhiều và khác nhau do đó hình
thành các phương pháp kế toán hạch toán chi phí sản xuất khác nhau. Thông
thường kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện theo
2 phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp tập hợp chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối
tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp theo đối tượng đó. Phương
pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng một cách chính xác,
cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công trình, hạng
11
mục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi phí sản xuất
theo các đối tượng áp dụng phương pháp này với công tác hạch toán ban đầu
phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí sản xuất theo
từng đối tượng chịu chi phí.
- Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp.
Theo phương pháp này chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho
từng đối tượng phải lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất cho từng
đối tượng tập hợp chi phí, áp dụng phương pháp chi phí gián tiếp được tiến
hành theo các bước sau.
+ Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.
+ Xác định hệ só phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo
công thức.
Hệ số phân bổ = Error!
+ Xác định chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí
Chi phí sản xuất Tổng tiêu thức Hệ số
của từng đối tượng tập hợp = phân bổ của đối tượng x phân bổ
chi phí tập hợp chi phí
Áp dụng phương pháp này tính chính xác phụ thuộc vào việc lựa chọn
tiêu chuẩn phân bố, do đó kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản
xuất, trình độ, yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn.
4.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh
nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành là công việc đầu tiên
trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng là
căn cứ để kế toán mở cái bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức tính giá thành
theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành.
12
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào cơ sở đặc điểm sản
xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và quy
trình sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm sản xuất xây
lắp đối tượng tính giá thành hoặc từng khối lượng công nghệ xây lắp có thiết
kế riêng (dự toán riêng)
* Kỳ tính giáthành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ phân bổ kế toán giá thành cần phải tiến
hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định
kỳ tính giáthành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất
sản phẩm để xác định trong các doanh nghiệp xây lắp, chu kỳ tính giá thành
được xác định như sau:
- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn
thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là công trình, hạng
mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Nếu đối tượng giá thành là các hạng mục công trình được quy định
thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây
dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được
thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán
thi kỳ tính giá thành là theo tháng (quý)
4.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tưọng
tính giá thành sản phẩm.
Giữa đối tượng tính giá và đối tượng tập hợp chi phí có sự khác nhau vì
vậy cần phải phân biệt 2 vấn đề này, nếu không có sự phân biệt giữa đối
tượng tính giá thành với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì không thể xác
định đối tượng một cách đúng đắn mục đích và giới hạn công việc kiểm tra
các chi phí sản xuất theo nơi phát sinh và theo công dụng của các chi phí. Mặt
khác cũng không cho phép thực hiện kiểm tra sản xuất nhiệm vụ hạ giá thành,
13
phát hiện những khả năng tiềm tàng trong sản xuất, vạch ra phương hướng
phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành. Đối tượng hạch toán chi phí là căn cứ kế
toán mở các tài khoản, sổ chi tiết, tổ chức công tác hạch toán ban đầu, tập hợp
tài liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng và việc xác định đối tính giá
thành là căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức
công tác giá thành theo từng đối tượng.
Giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
lại có mối quan hệ mật thiết với nhau về bản chất, chúng đều là phạm vi giới
hạn để tập hợp được trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành.
4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp.
4.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để phản ánh chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ
như phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư, theo hạn mức, bảng
phân bổ đã giao cốt pha. Kế toán phản ánh trực tiếp trên tài khoản 621 "chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí
nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp các công trình, hạng
mục công trình và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Kết cấu tài khoản 621.
Bên nợ: Trị giá thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động
xây lắp trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
+ Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho
+ Kết chuyển, phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây
lắp trong kỳ vào TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".
TK này cuối kỳ không có số dư
- Phương pháp hạch toán cụ thể
Khi xuất kho NVL dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp ghi
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 152 "nguyên liệu, vật liệu"
14
Trường hợp mua NVL đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản xuất
xây lắp.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi.
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp" giá chưa thuế.
Nợ TK 133 "Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ"
Có TK 111, 112, 331, giá chưa thanh toán.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi.
Nợ TK 621 "chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 111, 112, 331 giá thanh toán
Trường hợp chi phí là đã giao, cốp pha khi xuất kho chia vào sử dụng
cho hoạt động xây lắp ghi.
Nợ TK 142: "Chi phí trả trước"
Có TK 153 "Công cụ, dụng cụ"
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ giáo, cốp pha cho từng công trình,
hạng mục công trình ghi.
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 142 "chi phí trả trước
Cuối kỳ kiểm kê xác định NVL dùng không hết nhập lại kho ghi
Nợ TK 152 "nguyên liệu, vật liệu"
Có TK 621 "Chi phí NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng.
Cuối kỳ tính toán xác định NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng.
Chi phí NVL; thực tế trong kỳ = Trị giá NVL; trực tiếp còn; lại đầu kỳ +
Trị giá NVL; trực tiếp đưa; vào sử dụng -
Trị giá NVL; trực tiếp còn; lại cuối kỳ - Trị giá; phế liệu; thu hồi
Khi đó kế toán ghi.
Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
4.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
15
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp xây lắp phải
trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp như: tiền lương tiền công, các
khoản phụ cấp gồm lương của công nhân trong danh sách và cả tiền thu lao
động bên ngoài.
TKSD 622 "chi phí nhân công trực tiếp"
- Kết cấu của TK 622
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng
bao gồm tiền lương lao động (ở hoạt động xây lắp bao gồm các khoản trích
tiền lương về BHXH, BHYT, KPCĐ)
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154
"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
TK 622 không có số dư cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán.
Căn cứ vào bảng tính lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất xây lắp ghi.
TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
Có TK 334 "phải trả công nhân viên"
Có TK 331 " phải trả người bán"
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ghi.
Nợ TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp"
4.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá
trình sản xuất hoạt động xây lắp ngoài các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp.
Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng
TK 627 "chi phí sản xuất chung"
- Kết cấu TK 627
16
- Bên Nợ " Các chi phí sản xuất chung ở quá trình thi công phát sinh
trong kỳ.
Bên Có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ở quá trình thi công
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho quá trình thi công vào bên nợ
TK 154.
TK 627 không có số dư và có 6 TK cấp 2.
TK 6271: Chi phí nhân viên đội xây dựng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
- Phương pháp hạch toán cụ thể
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội
thi công và công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, ghi.
Nợ TK 627 (6271) " Chi phí nhân viên phân xưởng, bộ phận"
Có TK 334 " Phải trả công nhân viên"
Ki trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, công nhân điều khiển máy, nhana
viên quản lý đội, kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6271): " Chi phí nhân viên phân xưởng, bộ phận"
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) " Các khoản phải trả khác"
Căn cứ phiếu xuất kho vật liệu ở tổ đội xây lắp ghi:
Nợ TK 627 ( 6272) "Chi phí vật liệu"
Có TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu"
Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất sử dụng ở tổ đội ghi:
Nợ TK 627 ( 6273) " Chi phí dụng cụ sản xuất"
17
Có TK 152 "công cụ dụng cụ"
Khi tính khấu hao TSCĐ dùng ở tổ đội xây dựng, máy thi công ghi.
Nợ TK 627 ( 6274) "Chi phí khấu hao TSCĐ"
Có TK 214 "Hao mòn TSCĐ"
Khi tính dịch vụ mua ngoài sử dụng ở tổ đội xây dựng và chi phí liên
quan đến sử dụng máy thi công (sửa chữa, điện nước…) ghi.
Nợ TK 627 ( 6277) " Chi phí dịch vụ mua ngoài"
Nợ TK 133 ( 1331) "Thuế GTGT được khấu trừ"
Có TK 111, 112, 331.
Khi phát sinh chi phí khác bằng tiền ở tổ đội xây dựng ghi.
Nợ TK 627 (6278) " chi phí khác bằng tiền"
Có TK 111, 112.
Căn cứ chi phí sản xuất chung tập hợp cuối kỳ kế toán phân bổ, kết
chuyển cho từng công trình, hạng mục công trình, tuỳ theo từng doanh nghiệp
có thể phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, phân bổ theo định mức chi
phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất; chung phân bổ ; cho từng công trình; hạng mục công trình
= Error! x Error!
Kế toán ghi:
Nợ TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp.
Thiệt hại trong hoạt động xây lắp gồm:
- Thiệt hại phá đi làm lại, khi khối lượng xây lắp không đảm bảo chất
lượng, quy cách, mẫu mã thiết kế hoặc đơn vị chủ đầu tư thay đổi thiết kế, chi
phí thiệt hại gồm: tiền công phá dỡ các khối lượng xây lắp bị hỏng và các
khoản chi phí vật liệu nhân công và các chi phí khác phải chi để làm hạ khối
lượng xây lắp bị hỏng phải phá đi.
18
- Thiệt hại ngừng sản xuất do nguyên nhân bất thường như: Khi bị mưa
gió bão lụt, hảo hoạn… công nhân phải ngừng sản xuất. Chi phí thiệt hại bao
gồm các khoản chi phí doanh nghiệp phải chi ra trong thời gian ngừng sản
xuất do nguyên nhân bất thường (lương khấu hao…) với những khoản chi phí
theo dự kiến, kế toán theo dõi trên TK 335 "chi phí phải trả" và được tính vào
giá thành sản phẩm trong trường hợp ngừng sản xuất bất thường do không
được chấp nhậnh nếu mọi thịet hại phải được theo dõi riêng. Mọi chi phí về
thiệt hại do ngừng sản xuất cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi (nếu do được
bồi thường), giá trị thiệt hại thật sẽ được trừ vào thu nhập như khoản chi phí
thời kỳ.
- Phương pháp hạch toán cụ thể:
Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch, kế toán tiến hành
tập hợp các chi phí phát sinh ghi.
Nợ TK 335 "chi phí thực tế phát sinh khi ngừng sản xuất"
Có TK 152, 214, 334.
Phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ ghi:
Nợ TK 627 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (chi tiết)
Có TK 335 "trích trước chi phí về ngừng sản xuất trong kế hoạch"
Cuối kết chuyển vào bên nợ TK 154 để tính giá thành sản phẩm trong
kỳ, ghi:
Nợ TK 154 " chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (chi tiết).
Có TK 335 "chi phí thực tế phát sinh trong kỳ"
Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, kế toán ghi giả hci
phí có thể xảy ra các trường hợp sau:
Nếu thiệt hại do chủ đầu tư gây ra (thay đổi thiết kế) thì số thiệt đó do
đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường.
Nợ TK 131 " Số bồi thường thiệt hại phải thu của chủ đầu tư"
Có TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (chi tiết)
19
Nếu thiệt hại do cá nhân gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường vật
chất ghi:
Nợ TK 334 " Trừ vào lương"
Nợ TK 138 " Số phải thu"
Có TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Nếu thiệt hại do chủ doanh nghiệp gây ga như sử dụng không đúng
chủng loại vật liệu, không đúng thiết kế ghi
Nợ TK 821 "Chi phí bất thường"
Có TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Giá trị vật liệu thu hồi (nếu có) ghi
Nợ TK 152 "Giá trị vật liệu thu hồi"
Có TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (chi tiết)
20
4.2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp
Trong quá trình hoạt động sản xuất xây lắp, chi phí thực tế phát sinh
được tập hợp theo từng khoản mục chi phí. Cuối kỳ kế toán phải tổng hợp
toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Để
tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Để tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí SXKD
dở dang". TK này dùng hạch toán và tập hợp chii phí SXKD phục vụ cho việc
tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ lao vụ trong
doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch
toán hàng tồn kho.
TK 154 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
- Nội dung kếtcấu TK 154
Bên Nợ
+ Các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công
trình.
+ Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu
chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ
TK 154 có 4 tài khoản cấp 2
TK 1541: Xây lắp
TK 1542: Sản phẩm khác
TK 1543: Dịch vụ
TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp
- Phương pháp hạch toán cụ thể
Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho từng công
trình, hạng mục công trình, ghi:
21
Nợ TK 154: "Chi phí SXKD dở dang"
Có TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
Cuối kỳ căn cứ vào chi phí SXC phân bổ cho từng công trình, hạng mục
công trình:
Nợ TK 154 "Chi phí SXKD dở dang"
Có TK 627 "Chi phí SXC"
Cuối kỳ căn cứ vào giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình
hoàn thành bàn giao ghi:
Nợ TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Có TK 154 "Chi phí SXKD dở dang"
Nếu công trình hoàn thành chờ bán hoặc chưa bàn giao ghi:
Nợ TK 155 "Thành phần"
Có TK 154 "Chi phí SXKD dở dang"
4.2.6. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện thực hiện
khoán sản phẩm
Trong doanh nghiệp xây lắp phương thức thanh toán khoán sản phẩm
xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là phương thức quản lý thích
hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội
với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công của công
trình, đồng thời mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh, lựa chọn
phương pháp tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng
của từng tổ đội.
Việc khoán sản phẩm xây lắp cho các tổ đội thi công được tiến hành
theo 2 phương thức:
- Khoán gọn công trình - hạng mục công trình
- Khoán khoản mục chi phí
Thực hiện phương thức khoán sản phẩm xây lắp kế toán chi phí sản
xuất được thực hiện như sau:
* Trường hợp khoán gọn công trình, hạng mục công trình
22
- Kế toán ở đơn vị nhận khoán
+ Nhận tiền, vật tư do đơn vị giao khoán ứng
Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 336
+ Mua vật tư về nhập kho: Nợ TK 152, 153
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Xuất kho vật tư đưa vào sản xuất, thi công
Nợ TK 621
Có TK 152
+ MuaNVL chuyển thẳng vào sản xuất thi công
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL
Nợ TK 154
Có TK 621
+ Tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 334
+ Nếu đơn vị thuê lao động bên ngoài
Nợ TK 622
Có TK 111
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154
Có TK 622
+ Chi phí thuộc chi phí SXC:
Nợ TK 627
23
Có TK liên quan (111, 112, 331…)
Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí SXC theo từng công trình,
hạng mục công trình, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí SXC.
Nợ TK 154
Có TK 627
+ Khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên giao khoán
Nợ TK 336
Có TK 152
Có TK 333
+ Giá thành thực té công trình bàn giao:
Nợ TK 632
Có TK 154
- Kế toán ở đơn vị giao khoán
Ứng vật tư tiền vốn cho các đơn vị giao khoán
Nợ TK 136
Có TK 111, 112, 152
Phát sinh các khoản chi phí thộc nội dung chi phí quản lý
Nợ TK 642
Có TK liên quan
Nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành do bên nhận khoán
bàn giao.
Nợ TK 154
Nợ TK 632
Nợ TK 133
Có TK 136
Khi thanh toán cho bên nhận khoán
Nợ TK 136
Có TK 111, 112
* Trường hợp khoán khoản mục chi phí
- Kế toán ở đơn vị nhận khoán
24
Tạm ứng vật tư tiền vốn cho đơn vị nhận khoán
Nợ TK 141
Có TK 111, 112
Nhận bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn
thành bàn giao:
Nợ TK 621, 622, 627
Nợ TK 133
Có TK 141
Nếu tạm ứng thiếu, kế toán phải thanh toán nốt số thiếu
Nợ TK 141
Có TK 111, 112
Nếu tạm ứng thừa, kế toán thu hồi số tạm ứng thừa
Nợ TK 111, 112
Có TK 141
4.2.7. Tổ chức sổ sách kế toán
Sổ kế toán ghi chép, tập hợp chi phí gồm 2 sổ kế toán:
- Sổ kế toán phục vụ cho kế toán tài chính là sổ kế toán tổng hợp, tuỳ
theo hình thức kế toán mà mỗi doanh nghiệp xây lắp áp dụng để tạo ra hệ
thống cơ sở kế toán phù hợp về hình thức, sổ nào cũng đều có sổ cái các tài
khoản tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán tài chính đều mở một sổ cái. Với kế
toán tổng hợp về chi phí sản xuất xây lắp thì kế toán mở sổ tổng hợp của TK
154 để tổng hợp toàn bộ chi phí xây lắp và kết chuyển giá thành thực tế của
công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đồng thời phải mở sổ chi
tiết để theo dõi chi phí và giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình
có lập dự toán riêng.
- Sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị về xây lắp tuỳ theo yêu cầu
quản lý cụ thể và đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán chi phí mở
sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí theo đối tượng:
25
Về trình tự tập hợp và phân bổ chi phí xây lắp, kế toán tiến hành theo
phương pháp mà doanh nghiệp đã lựa chọn, tuỳ theo từng mô hình doanh
nghiệp mà kế toán có thể áp dụng theo hình thức sau:
+ Nhật ký chung
+ Chứng từ ghi sổ
+ Nhật ký sổ cái
+ Nhật ký chứng từ
4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang
Sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc xây lắp
còn đang trong quá trình sản xuất xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp
lý đã quy định hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quy định để bàn
giao.
Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang là tính toán xác định phần chi phí
mà sản phẩm dở dang phải chịu, việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý,
chính xác là một trong những nhân tố quyết định tính chính xác, trung thực
của giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao.
Trong các doanh nghiệp xây lắp việc đánh giá sản phẩm dở dang tuỳ
thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa doanh nghiệp xây
lắp với người giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi
hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất xây
lắp từ khi khởi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. Nếu quy định thanh toán
sản phẩm xây dựng hoàn thành theo giai đoạn xây dựng thì sản phẩm dở dang
là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy
định.
Với đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp việc đánh giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang và mức độ hoàn
thành.
26
- Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây lắp dở
dang theo mức độ hoàn thành.
- Tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang.
Chi phí của sản phẩm
dở dang đầu kỳ +
Chi phí phát
sinh trong kỳ
Chi phí của sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
=
Giá dự toán của giai
đoạn xây lắp hoàn
thành
+
Giá dự toán của
giai đoạn xây
lắp dở dang
cuối kỳ
x
Giá dự
toán của
giai đoạn
xây lắp
dở dang
cuối kỳ
4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương
pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công trình, hạng mục công trình
hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp đã tập
hợp của kế toán theo các khoản mục chi phí đã quy định.
Các doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy
trình công nghệ, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành để lựa chọn phương
pháp tính giá thành. Các phương pháp tính giá thành được áp dụng chủ yếu
trong các doanh nghiệp xây lắp là phương pháp tính giá thành trực tiếp,
phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành
theo định mức.
4.4.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, giá thành công trình, hạng
mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi
phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao. Trường
hợp nếu quy định thanh toán sản phẩm, khối lượng xây dựng hoàn thành theo
giai đoạn xây dựng thì phải tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp
hoàn thành bàn giao nhằm quản lý chặt chẽ chi phí dự toán.
27
Giá thành công tác;xây lắp hoàn;thành bàn giao =
Chi phí sản;phẩm dở dang;đầu kỳ + Chi phí sản;xuất phát sinh;trong kỳ -
Chi phí sản;phẩm dở dang;cuối kỳ
Nếu đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là cả một công trình nhưng
yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế,
dự toán riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ
cho từng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp.
Hệ số phân bổ = Error!
Giá thành thực tế;của hạng mục;công trình =
Chi phí dự toán;của hạng mục;công trình x Hệ số;phân bổ
4.4.2. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trên cơ sở các định mức kinh
tế kỹ thuật, các dự toán chi phí được duyệt, những thay đổi định mức và thoát
ly định mức đã được kế toán phản ánh, việc tính giá thành sản phẩm được tiến
hành theo các bước sau:
- Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi
phí sản xuất để tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình.
- Xác định khoản chênh lệch chi phí sản xuất thoát ly định mức.
- Khi thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật tính toán lại giá thành định
mức và sổ chi phí sản xuất thoát ly định mức kế toán tính giá thành thực tế
của công trình, hạng mục công trình theo công thức:
Giá thành thực tế;của công trình hạng;mục công trình =
Giá thành định mức;của công trình
hạng;mục công trình ± Chênh lệch;do thay đổi;định mức ±
Chênh lệch; do thoát ly;định mức
Phương pháp này có tác dụng kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình
và kết quả thực hiện các định mức kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chính xác các
28
khoản chi phí vượt định mức để có biện pháp kịp thời, phát huy khả năng
tiềm tàng, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm.
4.4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện
nhận thầu, xây lắp theo đơn đặt hàng, khi có đối tượng kế toán chi phí sản
xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành
khối lượng công việc xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành.
Trong quá trình sản xuất xây lắp chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo
đơn đặt hàng. Khi hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là giá thành thực
tế của đơn đặt hàng, trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí sản
xuất tập hợp là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang.
29
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở XÍ
NGHIỆP XÂY LẮP I
1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp xây lắp I
- Tên đơn vị: Xí nghiệp xây lắp I - Hà Nội
- Trụ sở giao dịch của xí nghiệp xây lắp I 72/150 Thượng Đình - Thanh
Xuân - Hà Nội.
Xí nghiệp xây lắp I là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực
thuộc công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp xây lắp I được
thành lập theo quyết định số 230 QĐ/TLNSĐT do bộ công nghiệp ban hành
ngày 20/5/1993 và được uỷ ban kế hoạch nhà nước cấp giấy phép kinh doanh
số 302826 ngày 20/5/1995. Tiền thân của xí nghiệp xây lắp I là công trường
thi công xây lắp I được thành lập ngày 13/10/2969.
- Sự phát triển của xí nghiệp xây lắp I được chia thành các giai đoạn.
+ Giai đoạn từ trước năm 1975 trong thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã
hội, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xí nghiệp cần có nhiệm vụ phục vụ
xây dựng quốc phòng như thi công đường bơm xăng dầu T72, tổng kho Hữu
Lũng - Lạng Sơn, sơ tán máy móc thiết bị của nhà máy đến nưoi an toàn, cử
cán bộ đi công tác phục vụ chiến trường, sẵn sàng tiếp ứng cho tiền tuyến lớn
Miền Nam. Đồng thời được bộ công nghiệp năng giao cho thi công xây dựng
các công trình như: Nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy biến thế, nhà máy điện,
cơ khí công nghiệp, nhà máy thép liên doanh Việt Úc, trung tâm công nghệ
quốc tế…
+ Thời kỳ 1976 - 1986 giai đoạn đầu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trong điều kiện hoàn toàn độc lập thống nhất, xí nghiệp vẫn được giao
các nhiệm vụ xây dựng các nhà máy, đầu tư chiều sâu và mở rộng trong bộ
30
giao đoạn từ 1987 tới nay với đường lối đổi mới của Đảng chuyển nền kinh tế
từ quan niêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, xí
nghiệp xây lắp I đã tự tìm kiếm việc làm, tự hạch toán kinh tế theo quy định
của pháp luật xí nghiệp xây lắp I đã khẳng định được vị trí của mình giải
quyết tương đối đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên doanh thu hàng năm
đều tăng, bình quân sản lượng đều tăng từ 30 - 40 tỷ đồng, năm sau luôn đạt
cao hơn năm trước, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và tích lũy lớn
cho xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp đang thi công xây dựng các công trình
trong nước như: Đài phát thanh, trường học, văn phòng Bộ thuỷ sản… Và cả
công trình nước ngoài tại Việt Nam như công trình XUYOU Liên doanh quốc
tế, liên doanh thép Việt Nam - Úc, nhà máy sơn Thái Lan.
Lợi nhuận thu được luôn có phần danh cho tích lũy để đầu tư cho trang
bị kỹ thuật, phương tiện máy móc để cơ động và tiên tiến. Xí nghiệp luôn
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất giải quyết đủ việc làm,
cải thiện đời sống cho công nhân viên góp một phần ngân sách nhà nước.
2000 2001 2002 Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính KH TH KH TH KH TH
Giá trị tổng sản
lượng
Trđ 40.000 43.000 40.000 47000 40.000 49.000
Tổng doanh thu Trđ 30.000 34.000 3400 36.659 36.000 48.165
Nộp ngân sách Trđ 1.727 1862 1600 1748 1.700 2.320
Lợi nhuận Trđ 650 693 650 800 700 750
Tổng quỹ lương Trđ 6000 6210 6200 7930 8.000 8.670
Thu nhập bình
quân
Ng/th 700 750 750 800 800 850
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
xây lắp I
Là một doanh nghiệp xây lắp nên có 2 ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
31
+ Xây dựng: Các công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, kho tàng,
đường giao thông, đường điện cao, hạ thế, đường ống cấp thoát nước. Các
công trình dân dụng như : nhà ở và khách sạn, trường học …
+ Sản xuất: Khung nhà thép kiểu khung kho Tiệp 720 m2 -900 m2 các
kiểu nhà thép không theo tiêu chuẩn , các bộ phận lẻ của nhà thép theo đơn đặt
hàng, tôn tráng kẽm và tôn màu lợp mái ,đà giáo thép,cốp pha,cột chống thép.
+ Xí nghiệp đã tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn và đã bàn giao
những công trình , hạng mục , có chất lượng cao được các đối tác đánh giá
cao
- Nhà máy sản xuất gạch Granit , công ty Hồng Hà .
- Nhà máy Lông Vũ liên doanh Hàn Quốc- Việt Nam .
- Việc nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản .
- Nhà máy giầy gia Phú Thuỵ – Gia Lâm .
- Tháp nước liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình .
- Xây dựng trạm biến thế treo.
- Sản xuất và lắp dựng đường điện trường 35KW Hoà Bình – Sơn La-
Yên Bái, đường dây 500KW Quảng Nam.
Như vậy, sản phẩm của xí nghiệp mang đặc điểm của xí nghiệp xây lắp:
đó là những sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn mang tính chất đơn
chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có
nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đàu tư, xí nghiệp
phải dựa vào các bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục các
công trình do bên A cung cấp để tiến hành sản xuất thi công. Chi phí giá thành
sản phẩm được tính theo từng giai đoạn và so sánh với giá dự toán, giá trúng
thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán để đối chiếu thanh lý hợp
đồng.
Quá trình sản xuất của xí nghiệp là quá trình thi công sử dụng các yếu
tố vật liệu, nhân công máy thủ công và các yếu tố khác để tạo nên công trình.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp xây lắp I như
sau:
32
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của XNXL I như sau:
Căn cứ vào dự toán
được duyệt, hồ sơ
thiết kế bản vẽ thi
công, bản vẽ công
nghệ quy phạm định
mức kinh tế kỹ thuật
từng công trình.
Sử dụng các yếu tố
chi phí ( vật tư + chi
phí sản xuất
chung…) để tiến
hành tổ chức thi công
xây lắp.
Sản phẩm xây lắp (
công trình + hạng
mục công trình)
hoàn thành bàn
giao đưa vào sử
dụng.
33
1.1.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xây lắp I
Xí nghiệp xây lắp I là 1 trong 7 xí nghiệp trực thuộc công ty xây lắp và
sản xuât công nghiệp, xí nghiệp có 15 đội trực tiếp sản xuất. Toàn xí nghiệp
có 275 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý là 41 người còn lại là công
nhân bao gồm công nhân cơ khí, công nhân xây lắp, công nhân hợp đồng theo
thời vụ, theo công việc 200 – 300 người. Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp
và tính chất tổ chức sản xuất mang tính chuyên môn hoá nên mô hình tổ chức
sản xuất của xí nghiệp là mô hình trực tuyến theo chiều dọc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
.
Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp là người có quyền
hạn và trách nhiệm cao nhất , quyết định chỉ đạo xuống các phòng ban . Giám
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật khối
sản phẩm cơ khí.
Phó giám đốc phụ
trách khối sản phẩm
xây lắp.
Phó giám đốc
kiêm bí thư đảng
uỷ.
Phòng Tổ chức-
Hành chính
Phòng kế hoạch kỹ
thuật.
Phòng Tài chính
Kế toán
Khối trực tiếp sản
xuất ( 15 đội)
34
đốc là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp về hoạt động sản xuất kinh
doanh và quản lý, giúp cho giám đốc là các phó giám đốc
Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của
công ty theo sự phân công của giám đốc ,tham mưu cho giám đốc và trực tiếp
quản lý các dội công trình ,các phòng ban thuộc trách nhiệm của mình . Cụ
thể là :
- Phó giám đốc phụ trách khối kỹ thuật sản phẩm cơ khí là đội trưởng trực
tiếp chỉ huy một xưởng cơ khí xây dựng , là người có quyền tuyển dụng lao
động và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả xây dựng với giám đốc .
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật khối xây lắp đồng thời là đội trưởng
trực tiép chỉ đạo một đội xây lắp phụ trách an toàn kỹ thuật xây lắp của toàn
xí nghiệp .
- Phó giám đóc kiêm Bí Thư Đảng uỷ thủ trưởng cơ quan đồng thời cũng
là người chỉ đạo trực tiếp một đội xây lắp , phụ trách công tác bồi dưỡng nâng
cao trình độ công nhân ,điều hành các hoạt động của Đảng bộ trong xí nghiệp.
Các phòng ban chức năng cuả xí nghiệp xây lắp I bao gồm :
- Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tổ chức lao động tiền lương,
tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên . Chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo xí nghiệp về công tác tổ chức nhân sự , tham mưu cho
lãnh đạo xí nghiệp về công tác sắp xếp cán bộ công nhân theo khả năng , năng
lực để phát huy tính năng động sáng tạo trong công tác quản lý cũng như
trong sản xuất . Hướng dẫn kiểm tra các đội về quản lý , sử dụng lao động
theo bộ lao động về chấp hành các chủ trương , chính sách của Đảng và của
nhànước. Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tổ chức các quyết
định cung cấp số liệu một cấch chính xác và kịp thời
- Phòng kế toán tài chính: có chức năng quản lý tài chính ,hạch toán kế
toán , kiểm tra và phân tích hoạt đông kinh tế . Chấp hành các chế độ chính
sách pháp luật của nhà nước trong xí nghiệp, sử dụng đúng mục đích và có
35
hiệu quả các nguồn vốn của xí nghiệp. Tổ chức luân chuyển chứng từ , kiểm
tra chứng từ cập nhật
lên bảng kê và hạch toán kế toán , thông qua số liệu phát sinh đẻ vào các loại
sổ sách chi tiết và tổng hợp theo pháp lệnh kế toán thống kê do nhà nước ban
hành , đồng thời làm báo cáo kế toán hàng quý , hàng năm báo cáo với nhà
nước . Liên hệ với các cấp , các ngành nhằm đảm bảo vốn hoạt động sản xuất
kinh doanh , tiền lương của công nhân xí nghiệp : Nộp hồ sơ thanh quyết toán
vay vốn ngân hàng . . . cân đối kiểm tra cụ thể các chứng từ hợp pháp để trả
thưởng cho công nhân viên chức , trường hợp chứng từ không hợp lệ có
quyền theo quy định của nhà nước .
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : có chức năng lập kế hoạch , điều động sản
xuất , đấu thầu và chào thầu các công trình , lập hồ sơ nhận thầu , tham mưu
cho giám đốc về mặt kỹ thuật , nhận thiết kế trên cơ sở đó lập biện pháp thi
công cụ thể cho từng công trình và hạng mục công trình . Lập công nghệ chi
tiết phát hiện những sai sót trong thống kê để xử lý đồng thời giám sát công
trình thi công , đảm bảo chất lượng công trình .Thanh quyết toán công trình ,
nghiệm thu , bàn giao của công ty với chủ đầu tư và đơn vị . Hướng dẫn kiểm
tra các đội về công tác xây lắp lập phương án kỹ thuật an toàn, các yếu tố dự
thảo văn bản đấu thầu và các công trình đề giám đốc . Khảo sát điều tra các
năng lực , lập dự toán thi công giao cho các đơn vị và tổ chức cung ứng vật tư
theo phân công của xí nghiệp .
Các đội trực tiếp sản xuất : có nhiệm vụ thực hiện các công việc được
giao, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ quy định . Kết quả thi công quyết
định sự tồn tại và phát triển của công ty . Vì vậy việc duy trì hoạt động có
hiệu quả là yêu cầu quan trọng và là nhiệm vụ chung cho tất cả các phòng ban
trong xí nghiệp .
36
Mối quan hệ giữa các phòng ban: mặc dù mỗi phòng ban trong xí
nghiệp đảm nhận mỗi lĩnh vực riêng nhưng trong quá trình làm việc giữa các
phòng có mối quan hệ với nhau . Sau khi trúng thầu ký kết được hợp đồng
cán bộ xí nghiệp xuống thực địa khảo sát phân tích , lập báo cáo và xây dựng
mô hình kiến trúc , sau đó chuyển hồ sơ xuống phòng kế hoạch kỹ thuật , cán
bộ thiết kế sẽ thiết kế công trình và lập dự toán thiết kế , các nhân viên của
phòng sẽ thực hiện việc lắp đặt đơn giá các loại để lập ra bảng dự toán công
trình về giá trị sau đó sẽ trình lên giám đốc , công trình sẽ được giao cho các
đội thi công trực tiếp dựa vào năng lực của các đội và tính chất của công
trình . Sau khi phòng tổ chức đã hoàn thành các thủ tục giấy tờ dự toán sẽ
được chuyển xuống phòng kế toán tài chính , phòng này sẽ lập luận chứng
kinh tế để vay vốn ngân hàng đầu tư cho công trình . Trước khi các đội tiến
hành thi công xí nghiệp sẽ lập hợp đồng giao khoán cùng vối sự tham gia của
các phòng ban có liên quan .
1.2.- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp xây lắp I
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý, xí
nghiệp xây lắp I áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán hình thức tập
trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán tài chính của
xí nghiệp từ khâu thu nhập chứng từ đến khâu ghi sổ và lập báo cáo tài chính .
Xí nghiệp đã thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán và phục vụ kịp thời cho các
đối tượng cần thông tin .
Bộ máy kế toán ở xí nghiệp xây lắp I gồm 6 cán bộ :
- Người đứng đầu là kế toán trưởng , kế toán trưởng trực tiếp giúp giám
đốc xí nghiệp tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác thống kê thông tin kinh tế và
hạch toán kinh tế mọi hoạt động kinh doanh của xí nghiệp . Lập và theo dõi
kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua sắm đầu tư
và khấu hao tài sản cố định kế hoạch thanh toán công cụ nợ : phải thu, phải
37
trả nội bộ, khách hàng công ty và nhà nước. Kế toán trưởng phải chịu trách
nhiệm với cấp trên về việc chấp hành pháp luật thể lệ, chế độ kế toán.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp , kế toán ngân hàng ( tiền gửi
và tiền vay) kế toán quỹ và thanh toán , kế toán công nợ và nội bộ. Tổng hợp
số liệu từ các bộ phận để lập báo cáo cần thiết cung cấp kịp thời tình hình sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp giúp giám đốc đề ra các biện pháp hữu hiệu
đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho xí nghiệp, lập báo cáo tài chính, bảo
quản lưu trữ hồ sơ, chứng từ .
- Kế toán bán hàng, theo dõi doanh thu, tiêu thụ và là kế toán tổng hợp
chi phí sản xuất và giá thành chung của xí nghiệp đồng thời kế toán đội công
trình 2, 6, 7 và 10, xưởng cơ khí xây dựng . Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi
phí sản xuất phát sinh cho các đối tượng, lập báo cáo chi phí sản xuất theo
yếu tố , kiểm tra , giám sát tình hình bán hàng , doanh thu . . .
- Kế toán thuế VAT đồng thời kế toán đội công trình 3, 4 và 8 có nhiệm
vụ tính thuế đầu ra, đầu vào, khấu trừ thuế từng đội, từng công trình và hạng
mục công trình. Sau mỗi công trình phảI lập bản tổng hợp số thuế và nộp
chuyển cho kế toán tổng hợp .
- Kế toán vật tư dụng cụ lao động , kế toán đội công trình 5, 9, đội xây
lắp điện số 1, 2 và 3 là người theo dõi nhập , xuất , tồn các loại vật liệu , công
cụ - dụng cụ trong kỳ . Định kỳ hàng năm phải ghi số liệu từ các chứng từ
vào sổ chi tiết, tính giá thực tế xuất kho cuối tháng lập bảng tình hình nhập
xuất vật liệu và công cụ - dụng cụ , lập chứng từ và ghi sổ chuyển cho kế toán
tổng hợp.
- Thủ quỹ, kế toán bảo hiểm xã hội , quyết toán tiền lương , thưởng cho
cán bộ công nhân viên xí nghiệp , quyết toán với cơ quan bảo hiểm của Hà
Nội . Thêm vào đó mỗi đội công trình của xí nghiệp có nhiệm vụ tập hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đội , cuối mỗi tháng mỗi đợt phải chuyển các
38
chứng từ trên về phòng kế toán để kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và hạch
toán, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trên sổ sách .
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
bán
hàng, chi
phí giá
thành
Kế toán
thuế
VAT
Kế toán
vật tư
dụng cụ
Thủ quỹ
39
Xí nghiệp xây lắp I mặc dù là đơn vị thuộc công ty xây lắp và sản xuất
công nghiệp nhưng là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế
độc lập. Quá trình sản xuất kinh doanh tương đối phức tạp nên xí nghiệp xây
lắp I áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống tài khoản , hệ
thống sổ sách chứng từ được áp dụng thêo chế độ kế toán quy định hiện
hành. Hệ thống sổ sách xí nghiệp sử dụng chủ yếu là sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ , sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Tại xí nghiệp xây lắp I niên độ kế toán
bắt đầu từ 01/ 01 đến 31/ 12 hàng năm , kỳ kế toán trong xí nghiệp xây lắp I
là quý . Xí nghiệp xây lắp I tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ , nguyên vật liệu nhập theo giá nào thì xuất kho theo giá đó , tài sản cố
định ở xí nghiệp xây lắp I được khấu hao theo quý .
Trên cơ sở chứng từ gốc kế toán cập nhật hàng ngày số liệu bảng tổng
hợp ghi vào chứng từ gốc và các sổ kế toán liên quan và ghi vào chứng từ sổ
và sổ cái , cuối kỳ kế toán ghi vào tổng hợp chi tiết bẩng cân đối số phát sinh
từ đó để lập báo cáo tài chính . Do nhu cầu ngày càng cao về việc cung cấp
thông tin nhanh nhạy kịp thời đã áp dụng kế toán trên máy vi tính . Vì vậy
phần nào đã áp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng và
giảm đáng kể phần nào công việc kế toán .
40
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng:
- Đối chiếu kiểm tra:
2. KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP
2.1. Đặc điểm về chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí
nghiệp xây lắp I
2.1.1. Đặc điểm về chi phí xây lắp
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Sổ cái
Bảng cân đố i số
phát sinh
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Bẳng tổng hợp
chi tiết
41
Khi nhận thầu được một công trình xí nghiệp đều thực hiện cơ chế giao
khoán cho các đội trực tiếp thi công thông qua hợp đồng giao khoán với giá
trị giao khoán như sau: Mức chi phí khoán với tỷ lệ 89% - 89,5% tổng giá trị
hợp đồng, số còn lại xí nghiệp chi cho các khoản khác:
- Nộp kinh phí quản lý cấp trên
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT
- Tiền sử dụng vốn ngân sách và lãi vay ngân hàng
- Chi phí quản lý của xí nghiệp
- Trích lập các quỹ của xí nghiệp
Các đội nhận khoán lập biện pháp thi công tổ chức thi công, chủ động
cung ứng vật tư máy móc thiết bị, nhân công đảm bảo tiến độ chất lượng, an
toàn lao động và các chi phí cần thiết để bảo hành công trình. Các đội nhận
khoán được vay vốn của xí nghiệp, thay mặt xí nghiệp quản lý sử dụng vốn
đúng mục đích. Hàng tháng, hàng quý đội phải báo cáo giá trị sản lượng thực
hiện về phòng quản lý sản xuất. Khi công trình hoàn thành bàn giao đội cùng
xí nghiệp bàn giao quyết toán thuế với nhà nước, thanh lý hợp đồng nội bộ xí
nghiệp phải tổ chức tốt công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ
nhằm phản ánh đâỳ đủ khách quan, chính xáckịp thời mọi hoạt động kinh tế
phát sinh. Cuối mỗi quý phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang,
xây dựng định mức đơn giá, lập kế hoạch tháng về vật tư, máy móc thiêt bị,
nhân công, tiến độ, biện pháp thi công công trình.
2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp xây lắp I
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh, phù hợop với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất, phục vụ
cho công trình tính giá thành ở xí nghiệp chính vì thế ở xí nghiệp việc xác
định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được quan tâm và coi trọng đúng
42
mức. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là công trình xây dựng và lắp đặt đòi
hỏi quá trình thi công lâu, thời gian sử dụng lâu dài.
Vì thế đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là công trình,
hạng mục công trình.
43
2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất trong xí nghiệp xây lắp I
Do dự toán công trình xây dựng cơ bản lập theo từng công trình, hạng
mục công trình và phân tích theo từng khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm nên ở xí nghiệp xây lắp I cũng được tiến hành phân loại chi phí sản xuất
theo công dụng của chi phí, việc phân loại này nhằm so sánh kiểm tra việc
thực hiện các khoản mục chi phí với giá thành dự toán và tiến hành phân tích
đánh gái hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, gồm các chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp bao gồm, sắt, thép, xi măng, cát, sỏi… chiếm tỷ
trọng lớn khoảng 70 - 75%) trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương công nhân các đội
(cán bộ công nhân viên chưa trong biên chế) lương công nhân thuê ngoài theo
hợp đồng vụ.
- Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng để quản lý, phục vụ sản xuất
bao gồm.
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí NVL quản lý
+ Chi phí công cụ - dụng cụ quản lý
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí máy thi công
2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp ở xí nghiệp xây lắp I.
Sử dụng số liệu thu được từ việc xây dựng nhà làm việc Bộ thuỷ sản.
2.2.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
* Chứng từ sử dụng: Chứng từ được sử dụng trong kế toán chi phí NVL
trực tiếp tại xí nghiệp xây lắp I gồm giấy đề nghị tạm ứng tiền, hoá đơn
GTGT, phiếu nhập, xuất kho.
* Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng
TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
44
TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu"
TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Và các TK thanh toán khác như TK 111, TK 112, căn cứ vào các chứng
từ như phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức bảng phân bổ đã giáo
cốp pha… Kế toán phản ánh tổng hợp trên TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
TK này phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của
doanh nghiệp xây lắp.
- Kết cấu TK 621.
Bên Nợ: Giá trị thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động
xây lắp trong kỳ hạch toán.
Bên Có: + Giá trị NVL không hết nhập lại kho
+ Kết chuyển NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ.
TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình
* Phương pháp hạch toán cụ thể
Đối với ngành xây lắp nói chung và XNXL I nói riêng, chi phí NVL
trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp, nên việc sử
dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán NVL chính xác hay không có
ảnh hưởng lớn đến quy mô giá thành. Do đím việc tăng cường quản lý NVL,
hạch toán, chính xác đầy đủ chi phí này góp phần đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm
vật tư nhằm hạ thấp chi phí sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm xây lắp
đồng thời góp phần quan trọng trong việc xác định mức tiêu hao NVL trong
quá trình thi công để đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình.
Dựa vào dự toán công trình, lập bảng giao khoán cho đội trực tiếp tự tổ
chức khảo sát thi công sau đó đội trưởng dựa vào bảng giao khoán của phòng
kế hoạch nghiên cứu lập biện pháp thi công, tính toán xem cần mua loại vật tư
nào trước thì đi lấy giấy báo giá hoặc ký hợp đồng mang về rồi xem tạm ứng
tiền để chuyển trả cho khách hàng. Khi đã thanh toán các thủ tục xem xét, xác
45
nhận của phòng kế hoạch, kế toán trưởng và giám đốc sẽ viết phiếu chi cho
đội công trình và định khoản ngay trên chứng từ đó.
Nợ TK 141
Có TK 111
Sau khi nhận được tiền nhân viên của phòng kế hoạch kỹ thuật và chủ
nhiệm công trình chyển đến cho khách hàng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng
vật tư lớn nên nhiều khi xí nghiệp phải mua chịu hoặc thanh toán bằng chuyển
khoản. Sau khi xuất hàng giao cho xí nghiệp, bên bán hàng sẽ chuyển hoá đơn
đến, tuỳ theo từng trường hợp hàng và hoá đơn cùng về hay hàng về trước hoá
đơn về sau kế toán định khoản ngay trên phiếu nhập kho.
Bảng 2.1. Phiếu nhập kho
PHIẾU NHẬP KHO Số: 01
Ngày 2/12/2003 Nợ TK 152
Có TK 111
Họ tên người giao hàng: Ông Tuấn
Theo hoá đơn số: Ngày 2/12/2003 của cửa hàng số 29 - NT
Nhập tại kho: Đội CT6
STT Tên, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Thép phi 10 TF10 Kg 447,5 3880 1763.300
2 Thép phi 18 TF 18 Kg 815,0 4000 326.000
3 Gạch đặc GĐ Viên 10670 295 3147650
18143950
Nhập 2/12/2003
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Ghi chú: Hàng về trước hoá đơn về sau
Để thuận lợi cho việc xây dựng công trình tránh việc vận chuyển tốn
kém, các loại vật tư đều được hợp đồng với nhà cung cấp và được chuyển
46
thẳng tới chân công trình, sau đó thủ kho, cán bộ phòng kỹ thuật sẽ kiểm tra
số lượng cũng như chất lượng theo đúng hợp đồng rồi thiết lập biên bản
nghiệm thu, chuyển hoá đơn lên phòng kế toán. Khi hàng nhập kho thủ kho
chuyển thẻ kho lên phòng kế toán, kế toán viết phiếu nhập, phiếu xuất đồng
thời hoàn tạm ứng. Kế toán định khoản.
47
Nợ TK 153 : 8143950
Có TK 331 : 8143950
Đồng thời:
Nợ TK 331 : 8143950
Có TK 141 : 8143950
Bảng 2.2. Phiếu xuất kho
PHIẾU XUẤT KHO Số: 27
Ngày 2/12/2002 Nợ TK 621
Có TK 152
Họ tên người nhập hàng
Lý do xuất kho: Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ sản
Xuất kho tại: Đội công trình 6
STT Tên, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Thép phi 10 TF10 Kg 447,5 3880 1763.300
2 Thép phi 18 TF 18 Kg 815,0 4000 326.000
3 Gạch đặc GĐ Viên 10670 295 3147650
Tổng cộng 18143950
Xuất kho ngày /2/12/2002
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Căn cứ vào đơn hoặc phiếu xuất kho kế toán tính được toàn bộ chi phí
NVL trực tiếp của công nhân và tiến hành định khoản
Nợ TK 621 : 8143950
Có TK 152 : 8142950
Đồng thời lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, ở đây là bảng kê chứng từ.
48
Bảng 2.3. Bảng kê chứng từ
Đội công trình 6
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Từ ngày 1/12/2003 đến 31/12/2003
Nhà ba tầng Bộ thuỷ sản
Ngày Chứng từ Diễn giải Số tiền TK Nợ TK Có
2/12 Kho số 2 1.875.000 621 152
2/12 CH Minh chiến - 29 NT 2.400.000 621 331
2/12 Kho số 1 8.143.950 621 152
Tổng cộng 12.418.950
Nhập 31/12/2003
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Căn cứ vào bảng kê chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ và vào sổ chi
tiết TK 621. Có 3 chứng từ ghi sổ cấu lập
- Chứng từ ghi sổ cho hàng nhập
- Chứng từ ghi sổ cho hàng xuất
- Chứng từ ghi sổ kết chuyển sang TK 154
49
Bảng 2.4. chứng từ ghi sổ mở cho hàng nhập kho
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: XNXL I
Đội: CT 6
Số:
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi
chú
1 2/12 Mua NVL (xi măng) 152 331 1.875.000 1.875.000
2 2/12 Mua vật tư 152 331 8.143.950 8.143.950
Cộng 10.018.950 10.018.950
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.5. chứng từ ghi mở cho hàng xuất kho
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: XNXL I
Đội: CT 6
Số: 5
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi
chú
1 2/12 Xuất kho xi măng 621 152 1.875.000 1.875.000
2 2/12 Mua cát vàng 621 331 2.400.00 2.400.00
3 3/12 Xuất kho vật tư 621 152 8.143.950 8.143.950
Cộng 12.418.950 12.418.950
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
50
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.6. Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí NVL sang TK 154
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: XNXL I
Đội: CT 6
Số: 5
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi
chú
1
Kết chuyển vào chi phí
SXKD dở dang cuối kỳ
(quý/2003)
154 621 12.418.950 12.418.950
Cộng 12.418.950 12.418.950
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.7: Sổ Cái tài khoản 621
Số dư dầu năm
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (TK 621)
Năm 2003
Ghi có các TKĐƯ Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Luỹ kế
TK 152 - NVL 8.747.341.006 13.338.627.829 9.866.720.012 7.331.807.357 39.284.496.204
Cộng phát sinh
Nợ
Có
8.747.341.006
8.747.341.006
13.338.627.829
13.338.627.829
9.866.720.012
9.866.720.012
7.331.807.357
7.331.807.357
39.284.496.204
39.284.496.204
Số dư cuối
quý
Nợ
Có
51
52
Bảng 2.8. Sổ chi tiết tài khoản 621
Đội: CT6
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 621
Đối tượng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ 1/12/2003 đến 31/12/2003
Số tiền Ngày Số liệu
CT
Diễn giải TK đối ứng
Nợ TK621 Có TK 621
01 - 12 56 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 2.700.000
02 -12 57 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 10.088.000
05 -12 58 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 25.476.364
07 - 12 59 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 858.450
0- 12 60 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 7.650.000
12 -12 61 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 1.020.000
18 - 12 62 Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ
sản
152 5.657.520
…... ……. ……… …….. ……. ……….
Cộng phát sinh 412.911.254 412.911.254
K/C chí NVL vào chi
phí SXKD dở dang
154
Số dư cuối kỳ
Ngày 31/12/2003
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Từ các chứng từ ghi sổ cuối quý kế toán đưa lên máy để tập hợp vào số
các TK 621
53
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Chứng từ sử dụng: Trong quá trình hạch toán chi phí nhân công trực
tiếp XNXL I có sử dụng một số chứng từ sau:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hợp đồng làm khoán….
* TK sử dụng:
XNXL I sử dụng TK 622 " chi phí nhân công trực tiếp' hạch toán, ngoài
ra còn sử dụng một số TK liên quan như TK 334, TK 111, TK112…
- Kết cấu TK 622
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154
TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình.
* Phương pháp hạch toán cụ thể:
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp được tập hợp và
phân bổ trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, bao gồm tiền lương
chính, lương phụ của công nhân trực tiếp xây lắp không phân biệt công nhân
trong danh sách hay thuê ngoài. Hiện nay XNXL I đang áp dụng 2 hình thức
trả lương, lương sản phẩm (lương khoán) và lương thời gian.
Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo ti công công
trình có định mức hao phí nhân công theo từng khối lượng công việc hoàn
thành và được khoán theo hợp đồng làm kháon.
Dựa vào dự toán xí nghiệp lập được bên A chấp nhận, phòng kế hoạch
kỹ thuật tiến hạnh bóc tách định mức lao động cần thiết ký hợp đồng giao
khoán với đội trực tiếp thi công. Các đội này phải chịu trách nhiệm về chất
lượng, tiến độ thi công và thống kê ghi chép mọi chi phí phát sinh về phòng
kế toán. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các
54
bảng chấm công và hợp đồng làm khoán. Trên hợp đồng làm khoán phải ghi
rõ tên công trình, nội dung công việc giao khoán đơn vị tính, khối lượng, đơn
giá, thời gian… Dựa vào hợp đồng, khối lượng công việc sẽ được giao cho
từng đội và đội trưởng sẽ đôn đốc lao động của mình, thực hiện việc giao
đúng tiến độ, đúng yêu cầu và đảm bảo chất lượng đồng thời luôn theo dõi
tình hình lao động của từng công nhân để châm công.
Bảng 2.9. Bảng chấm công
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12/2003
Bộ phận: Độ CT6
STT Họ và tên Ngày trong
tháng
1,2,3…31
Tổng số
công
Số công
trình theo
cấp bậc
Tổng tiền
lương cấp
bậc
1 Phạm Thị Hoa x x x x x x x 22 công 25000 550.000
2 Đào Văn Minh x x x x x x x 22 công 25000 550.000
3 Nguyễn Văn Ca x x x x x x x 22 công 25000 550.000
4 Lê Thu Trang x x x x x x x 22 công 25000 440.000
5 Lê Việt Đức x x x x x x x 22 công 25000 440.000
6 Trần Văn Sơn x x x x x x x 22 công 25000 440.000
…………. ………. ……….. ………. …….
26.660.000
Người duyệt
(Đã ký)
Người chấm công
(Đã ký)
Cuối tháng bảng chấm công kèm theo hợp đồng làm khoán được gửi lên
phòng tài chính kế toán của xí nghiệp, kế toán tiền lương tiến hành kiểm tra
đối chiếu các bảng chấm công và hợp đồng làm khoán chuyển về, sau đó tính
55
tiền lương cho từng công nhân sản xuất, kế toán lập bảng thanh toán lương và
tiến hành định khoản.
Nợ TK 622: 26.660.000
(Chi tiết cho đội công trình 6)
Có TK 334: 26.660.000
56
Bảng 2.10. Hợp đồng làm khoán
Đơn vị: XNXL I
HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN
Công trình: Nhà làm việc A11 Bộ Thuỷ sản
Hạng mục công trình - Phần xây dựng tầng 1
Thời gian Số liệu
định
mức
Nội dung công
việc
ĐVT
Khối
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ban
đầu
Kết
thúc
Số
công
thực tế
1 2 3 4 5 6 7 8 9
IB Sản xuất lắp
đặt
Tấn 9763 200753 195952
22/1 Théo hình Kg 7702 187 1441
KP2 Ván khuôn gỗ m3 15330 356377 5463259
…….. ……… …….. ……… ……… …….. ………. ………. …….
7424652
Ngày 6/12/2003
Người nhận khoán
(Đã ký)
Người giao khoán
(Đã ký)
Cán bộ định mức
(Xác nhận định mức đơn giá)
Đồng ý nghiệm thu khối lượng trên giá trị
Kế toán
(Đã ký
Thủ trưởng
(Đã ký)
Bảng 2.11. Bảng thanh toán lương
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 12/2003
Tên công trình: Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ sản
Đội công trình 6
STT Họ và t ên Số tiền được lĩnh Ký tên
1 Phạm Thị Hoa 550.000
2 Đào Văn Minh 550.000
3 Nguyễn Văn Ca 550.000
4 Lê Thu Trang 440.000
5 Lê Việt Đức 440.000
6 Trần Văn Sơn 440.000
……
57
Cộng 26.660.000
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đội trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bảng 2.12. Chứng từ ghi sổ TK 622
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: XNXL I
Đội CT 6
Số:
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi chú
31/12 Trả lương công nhân
trực tiếp sản xuất
622 111 26.660.000 36.660.000
Cộng 26.660.000 36.660.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán lập chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết TK 622, và chứng từ ghi sổ
kế toán ghi vào sổ các TK 622. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
Nợ TK 154 (công trình nhà 3 tầng Bộ Thuỷ sản)
Có TK 622
58
Bảng 2.13: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nhân công
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị: XNXL I
Đội: CT 6
Số:
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi
chú
31/12
Trả lương công nhân
trực tiếp sản xuất
154 622 26.660.000 36.660.000
Cộng 26.660.000 36.660.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.14. Sổ chi tiết tài khoản 622
Đội công trình 6
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Từ 1/12/2003 đến 31/12/2003
Số tiền Ngày Số liệu
CT
Diễn giải TKĐƯ
Nợ Có
31/12 42
Tiền lương phải trả cho công
nhân xây dựng và kết cấu
công trình nhà 3 tầng BTS
334 26.660.000
Cộng phát sinh 26.660.000 26.660.000
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp vào chi phí
SXKD dở dang
154 36.660.000
Dư cuối kỳ
Ngày 31/12/2003
59
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng 2.15: Sổ cái tài khoản 622
Số dư đầu năm:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TK 622
Năm 2003
Ghi có các
TKĐƯ
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Luỹ kế
TK 334 - phải
trả CNV
1526275990 2378111994 2623994712 2128712165 8657.094.861
Cộng
phát
sinh
Nợ
Có
1526275990
1526275990
2378111994
2378111994
2623994712
2623994712
2128712165
2128712165
8657.094.861
8657.094.861
Số dư
cuối
quý
Nợ
Có
2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
* Chứng từ sử dụng: Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung,
xí nghiệp xây lắp I sử dụng một số chứng t ừ sau:
- Bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý
- Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ…
* TK sử dụng: XNXL I sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung" để
tập hợp, ngoài ra còn có các tài khoản thanh toán như TK 111, TK 331 và các
TK khác.
- Kết cấu TK 627
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí
60
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154
TK 627 cuối kỳ không có số dư và được tập hợp theo từng yếu tố chi
phí, sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình với tiêu thức
thích hợp đó là chi phí nhân công trực tiếp.
TK 627 có 6 TK cấp 2
TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6272: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6273: Chi phí CC - DC quản lý
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ, máy thi công
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp hạch toán cụ thể
Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí liên
quan tới việc tổ chức phục vụ và quản lý thi công của các độ thi công xây lắp
và ở các công trường xây dựng: Ở XNXL I chi phí sản xuất chung là khoản
mục chi phí tổng hợp bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và đều có
mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp. Các khoản chi phí thực tế
phát sinh căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, bảng thanh toán lương,
bảng chi tiết khấu hao TSCĐ để ghi vào bảng kê chứng từ, từ đó làm cơ sở để
ghi vào chứng từ ghi sổ.
- Chi phí nhân viên quan lý gồm tiền lương phải trả cho nhân viên quản
lý và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp
và nhân viên quản lý, hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm côgn từ các
phòng ban để tính lương cho các bộ phận gián tiếp, sau đó kế toán sẽ lập bảng
thanh toán lương cho các bộ phận quản lý gián tiếp công trình và các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý.
61
- Chi phí vật liệu, CC - DC quản lý là những chi phí không cấu thành
nên sản phẩm xây lắp nhưng trong quá trình thi công phải chi ra khoản chi phí
này, kế toán định khoản.
Nợ TK 627,6273
Có TK 152, 153
- Chi phí khấu hao TSCĐ chi phí máy thi công
Phương pháp khấu hao TSCĐ ở đơn vị là phương pháp khấu hao bình
quân (phương pháp khấu hao đường thẳng). Mức khấu hao được trích mỗi kỳ
đó với các TSCĐ sử dụng cho việc thi công công trình để tính giá thành sản
phẩm theo công thức
Mức khấu hao = Error!
Các loại chi phí máy móc thiế bị như máy thi công, công pha, gián
giáo, ván khuôn… đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Do máy
móc thiết bị dùng cho thi công các công trình không đủ nên xí nghiệp phải
thuê ngoài, tiền thuê máy móc thiết bị kể cả tiền công của công nhân điều
khiển đều hạch toán và TK 6274
- Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản như chi phí điện nước,
cước phí điện thoại… phục vụ cho thi công công trình và các khoản chi phí
bằng tiền khác như chi phí lãi vay, chi phí tiếp khách…
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, hoá đơn mua hàng… kế toán ghi
vào bảng kê chứng từ, sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 627 rồi
ghi vào sổ cái TK 627 để cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 tính giá thành sản
phẩm xây lắp ghi.
Nợ TK 6277, 6278
Có TK 111, 112, 331…
62
Bảng 2.16: Bảng kê chứng từ
Đội Công trình 6
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Từ ngày 1/9/2003 đến ngày 31/12/2003
Nhà 3 tầng Bộ Thuỷ sản
Ngày Chứng
từ
Diễn giải số tiền TK
Nợ
TK
Có
8/9 077110 Vật liệu điện - 6 Hàng Cháo 2.318.300 6277 1111
29/9 195165 100 Thanh Xuân 409.091 6274 1111
30/9 BLT9 Trả lương nhân viên quản
lý
3.900.000 6271 1111
30/9 PPCN BHXH, lãi vay… 1.409.760 6277 1111
8/10 031224 Lê Thị Đăc 15 Bà Trưng 776.000 6277 1111
14/10 104288 Bưu điện Quan Nhân 45.450 6277 1111
20/10 807875 104 Quan Nhân 630.000 6277 1111
31/10 BLT10 Chi trả lương nhân viên qlý
đội
3.900.000 6271 1111
21/11 095014 198 Tây Sơn 727.500 6277 1111
23/11 090242 Số 8 Nguyễn Khuyến 1.833.300 6277 1111
29/11 076310 Công ty phụ tùng Hoà Phát 500.000 6277 1111
30/11 BTL11 Chi trả lương NVQL đội 3.900000 6271 1111
7/12 104299 104 Quan Nhân 45.455 6277 1111
21/12 355766 104 Quan Nhân 45.455 6277 1111
27/12 BPCPN 104 Quan Nhân 13.200 6277 1111
31/12 464112 Thuê ép cọc bê tông cốt
thép
78.078.000 6277 1111
31/12 BTL12 Chi trả lương NVQL đội 3.900.000 6271 1111
31/12 XNBB Lãi vay BHXH 15.767.800 6278 1111
63
Tổng cộng 118.472.543
Ngày 31/12/2003
Kế toán trưởng
(Đã ký)
64
Bảng 2.17. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 12/2003
A. Tổng chi phí sản xuất chung phân bổ trong kỳ là 180.051.451
B. Tiêu thức phân bổ (chi phí nhân công trực tiếp)
C. Tỷ lệ phân bổ
Đối tượng phân bổ Chi phí nhân công
trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung phân bổ
Công trình nhà máy đóng tàu Hải Dương 82.201.541
Công trình nhà 3 tầng Bộ Thuỷ sản 97.849.910
Cộng 180.051.451
Lập ngày 31/12/2003
Người lập bảng Kế toán trưởng
Bảng 2.18: Chứng từ ghi sổ TK 627
Đơn vị: XNXL I
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đội: CT6
Số:
Ngày 31/12/2003
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi chú
31/12 Chi trả chi phí dịch
vụ mua ngoài
627 111 805.145 805.145
Cộng 805.145 805.145
Kèm theo 1 chứng từ gốc Kế toán trưởng
65
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.19: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí sản xuất chung
Đơn vị: XNXL I
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đội: CT6
Số:
Chứng từ Số liệu TK Số tiền (đồng)
Số Ngày
Trích yếu
Nợ Có Nợ Có
Ghi chú
31/12 Kết chuyển vào chi phí
sản xuất kinh doanh dở
dang cuối kỳ
154 627 805.145 805.145
Cộng 805.145 805.145
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 627
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Từ 1/12/1/2003 đến 31/12/2003
Số tiền
Ngày
Số liệu
CT
Diễn giải TKĐƯ
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
7/12 104299 104 Quan Nhân 111 45.455
21/12 355766 104 Quan Nhân 111 45.455
27/12 BPCPN 104 Quan Nhân 111 13.200
31/12 464112 Thuế ép cọc bê tông cốt thép 111 78.078.000
31/12 BTL12 Chi trả lương NVQL 111 3.900.000
31/12 XNBB Lãi vay, BHXH 111 15.767.800
Cộng phát sinh 97.849.910 97.849.910
K/c chi phí SXC vào chi
phí SXKD dở dang
154 97.849.910
Dư cuối kỳ
66
Ngày 31/12/2003
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
67
Bảng 2.21: Sổ Cái TK 627
Số dư đầu năm
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Ghi có các
TKĐƯ
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Luỹ kế
1388 - phải
thu khác
141 - Tạm
ứng
991340957 1273031523 127.697.861
2.392.400
2.890.095.104
2.392.400
5.282.165.445
Cộng
phát
sinh
Nợ
Có
991340957
991340957
1273031523
1273031523
127.697.861
127.697.861
2.890.095.104
2.890.095.104
5.282.165.445
5.282.165.445
số dư
cuối kỳ
Nợ
Có
* Kế toán tập hợp chi phí xây lắp cuối kỳ toàn xí nghiệp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở XNXL I là từng công trình hạng
mục công trình, vì vậy chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì tập hợp
cho công trình đó từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành. Sau khi đã có số
liệu kế toán ở các khâu về chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiép,
chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ vào bên nợ Tk
154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" đồng thời theo dõi cho từng công
trình trên tờ khai chi tiết chi phí công trình đó, từ các tờ khai chi tiết đó kế toán
tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của mỗi công trình
theo từng yếu tố chi phí làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất.
Từ các nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chuyển từ bảng kê chứng từ, chứng
từ ghi sổ, kế toán tính toán và tổng hợp chi phí cho từng công trình sau đó chuyển
sang bên nợ TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Cụ thể chi phí sản
xuất được tập hợp trong năm 2003 của công trình làm việc Bộ thuỷ sản là:
Chi phí NVL trực tiếp 982.920406 (đ)
68
Chi phí nhân công trực tiếp 63.518.811 (đ)
Chi phí sản xuất chung 118.472.543 (đ)
69
Sơ đồ hạch toán chi hí tại xí nghiệp xây lắp I
Bảng 2.22. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Năm 2003
Đơn vị: 1000 đồng
Khoản mục
Đối tượng sử dụng
TK 621 TK 622 TK 627 Cộng
Công trình nhà làm
việc Bộ Thuỷ sản
982.920.406 63.518.811 118.472.543 1.164.911.760
TK 141, 111, 112 TK 621
NVL mua ngoài dùng
trực tiếp cho sản xuất
Kết chuyển chi
phí NVL trực tiếp
TK154
Giá thành công
trình hoàn thành
TK154
TK 334,338
Tiền công trả công
nhân trực tiếp sản xuất
TK 622
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
TK 334, 241
TK 334, 338,331
TK 627
Kết chuyển chi phí
nhân sản xuất chung
Tập hợp chi phí sử
dụng máy thi công
Tập hợp chi phí sản xuất
70
Số liệu này được ghi chuyển vào sổ cái TK 154 chi tiết cho công trình
nhà làm việc Bộ Thuỷ sản vào cuối kỳ theo định khoản sau.
Nợ TK 154: 1.164.911.760
Có TK 621: 982.920.406
Có TK 622: 63.518.811
Có TK 627: 118.472.543
2.3. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang ở xí nghiệp xây lắp I
Sản phẩm làm dở của xí nghiệp là các công trình, hạng mục công trình
mà đến cuối kỳ hạch toán còn đang thi công chưa hoàn thành bàn giao hết
toàn bộ công việc. Để phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với kỳ hạch
toán nên kỳ đánh giá sản phẩm dở dang được xí nghiệp xác định vào thời
điểm cuối quý của năm, nếu trong tháng, quý có khối lượng thực tế hoàn
thành thì vẫn tiến hành nghiệm thu bàn giao. Giá thành thực tế của khối lượng
xây lắp chính là chi phí thực tế phát sinh trong tháng, quý của công tình đó
được tập hợp trên các sổ chi tiết. Để xác định khối lượng dở dang đến cuối
năm cán bộ kỹ thuật đội trưởng công trình sẽ có nhiệm vụ xác định khối
lượng thi công dở dang, mức tiêu hao từng khoản chi phí, từng loại vật liệu đã
cấu thành nêu công trình, hạng mục công trình căn cứ vào bản vẽ thi công,
phiếu tính giá thành, của từng hạng mục trong tổng công trình hoàn thành.
Sau khi nhận được khối lượng dở dang kèm theo bảng tổng hợp chi phí và
phiếu tính giá thành từ phòng kế hoạch kỹ thuật gửi sang, kế toán tiến hành
xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công
thức.
Chi phí thực tế; của khối lượng; xây lắp dở; dang cuối kỳ =
Error! x Error!
71
Bảng 2.23: Bảng tổng hợp chi phí
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ
Công trình: Nhà làm việc Bộ thuỷ sản
Đơn vị tính: Đồng
STT Khoản mục Số tiền
1 Chi phí NVL trực tiếp 982.920.406
2 Chi phí nhân công trực tiếp 63.518.811
3 Chi phí sản xuất chung 118.472.543
Cộng 1.164.911.760
Bảng 2.24: Biểu thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành
BIỂU THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP HOÀN THÀNH
Phần xây dựng nhà làm việc 3 tầng A11
Dự án phát triển thuỷ sản Bộ Thuỷ sản
STT Nội dung công việc ĐV Khối lượng Đơn giá Thành tiền
1 Đóng cọc 100m 30,66 2.283.965 70.026.367
2 Đổ bê tông móng m3 191,26 414.807 79.335.987
3 Lắp đặt cốt thép Tấn 25,06 4.243.790 106.349.377
4 Ván khuôn gỗ, cọc 100m3 15,33 525.759 8.059.885
Cộng 1.100.000.000
Tổng giá trị dự toán xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ là
1.100.000.000
72
- Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ lấy sản lượng
ở bảng tính giá thành sản phẩm quý II cộng chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
250.000.000
Giá trị dự toán về khối lượng xây lắp dở dang theo kiểm kê là
313.500.000
Căn cứ vào sản lượng trên tại công trình nhà làm việc Bộ Thuỷ sản chi
phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang ở cuối kỳ được tính như sau:
Chi phí thực tế; của khối lượng; xây lắp dở dang cuối kỳ = Error! x
313.500.000
2.4. Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở xí nghiệp xây lắp I
Do đặc điểm của công trình xây lắp là thời gian thi công dài nên kỳ tính
giá thành của xí nghiệp được xác định là hàng quý. Cuối quý sau khi đã tính
toán, xác định được các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất, chi phí thực tế
của khối lượng xây lắp dở dang, ta xác định được giá thành thực tế của từng
khối lượng công việc hoàn thành theo công thức sau.
Giá vốn thực tế; khối lượng xây lắp; hoàn thành trong; kỳ của công trình
= Chi phí thực; tế khối lượng; xây lắp dở; dang đầu kỳ +
Chi pí sản; xuất thực tế; phát sinh t; trong kỳ -
Chi phí thực; tế khối lượng; xây lắp dở; dang cuối kỳ
Trong đó chi phí sản xuất thực tế phát sinh bao gồm chi phí NVL trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, số liệu của công trình
nhà làm việc Bộ Thuỷ sản.
chi phí thực tế dở dang đầu kỳ: 250.000.000
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 1.164.911.760
Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ: 313.813.114
Từ đó tính được giá thành thực tế của sản phẩm tiêu thụ
73
Giá thành thực tế; của sản phẩm; thực tế tiêu thụ =
Giá vốn; tiêu thụ; trong kỳ +
Chi phí quản lý; xí nghiệp phân bổ; theo phí tồn thực tế
= ( 250.000.000 + 1.164.911.760 - 313.813.114)+ 96.754.300
= 1.101.098.646 + 96.754.300 = 1.197.852.946
Khi công trình hạng mục công trình bàn giao bên A chấp nhận thanh
toán, kế toán căn cứ vào giá thnàh thực tế của công trình, hạng mục công
trình, hoàn thành so sánh với giá vốn tiêu thụ trong kỳ và phân bổ chi phí gián
tiếp sẽ được tính hiệu quả kinh tế của việc xây dựng thông qua chỉ tiêu (lãi) lỗ
theo công thức:
Lãi (lỗ) = Doanh thu tiêu thụ sau thuế - Giá thành thực tế; tiêu thụ
Ở công trình nhà làm việc Bộ Thuỷ sản ta có:
Doanh thu tiêu thụ sau thuế (doanh thu thuần): 1.675.600.000
Lãi = 1.675.600.000 - 1.197.852.946 = 477.747.054
Kế toán định khoản:
Nợ TK 911: 477.747.054
Có TK 421: 477.747.054
Cuối năm căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm,
kế toán đối chiếu kiểm tra sự khớp đúng các số liệu trên bảng tổng hợp này
với các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, sau khi tính toán các số liệu tổng hợp
về chi phí sản xuất, chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang, kế toán tiến
hành lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của năm
báo cáo.
Bảng 2.25: Sổ cái TK 154
Số dư đầu năm SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Năm 2003
74
Ghi có các
TK ĐƯ
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Luỹ kế
1388 -
Phải thu
khác
1.024.998.000 1.024.998.000
621 -
CPNVL TT
8.747.341.006 13.338.627.829 9.866.720.012 7.331.807.357 39.284.496.204
622 -
CPNCTT
1.526.275.990 2.378.111.999 2.623.994.712 2.128.712.165 8.657.094.861
627 - CP
khác bằng
tiền
991.340.957 1.273.031.523 127.697.861 2.892.487.504 6.433.657.845
Cộng
phát
sinh
Nợ
Có
Số
dư
cuối
kỳ
Nợ
Có
75
Bảng 2.26: Sổ ghi tiết tài khoản 154
Đội công trình 6
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154
ĐỐI TƯỢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Từ 1/12/2003 đến 31/12/2003
Công trình nhà làm việc Bộ Thuỷ sản
Số tiền
Ngày
Số liệu
CT
Diễn giải TKĐƯ
Nợ Có
Số dư đầu kỳ 943.858.993
31/12 38 K/c CPNVL và CPSXKD dở dang 621 412.911.254
31/12 39 K/c CPNC và CPSXKD dở dang 622 26.660.000
31/12 40 K/C CPSXC và CPSXKD dở dang 627 97.849.910
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
Ngày 31/12/2003
Người lập bảng Kế t oán trưởng Giám đốc
76
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THỊÊN KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XÂY LẮP XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I
1. NHỮNG ƯU ĐIỂM.
Từ khi ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế - XNXLI đã không
ngừng lớn mạnh và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Trong cơ
chế thị trường xí nghiệp phải tìm kiếm việc làm, giữa lúc cơ chế cạnh tranh
ngày càng gay gắt xí nghiệp vẫn thương xuyên có việc làm và tạo ra thu nhập
ổn định cho công nhân viên. Điều này ứng tỏ xí nghiệp đã không ngừng đổi
mới về cả công tác quản lý và cả trong việc xây dựng chế tạo sản phẩm.
XNXLI là một doanh nghiệp nhà nước nhưng số vốn được nhà nước cấp quá
ít so với nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải tự xoay
sở lấy vốn bằng cách đi vay hoặc tự huy động vốn, trong đó đi vay là chủ yếu.
Tuy nhiên vốn vay đã được sử dụng có mục đích nên đã tăng lợi nhuận hàng
năm, xí nghiệp xác định rõ là phải đi vay để đầu tư, dám đi vay mà không chờ
vốn nhà nước cấp miễn là phải tính toán đúng để kinh doanh có hiệu quả và
hoàn được vốn, điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu giá trị tổng sản
lượng, doanh thu lợi nhuận của xí nghiệp ngày càng tăng tổng sản lượng,
doanh thu, lợi nhuận của xí nghiệp ngày càng tăng.
Về tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp. Phòng kế toán gồm 6 người
thực hiện một người kiêm nhiều phần việc. Các nhân viên kế toán đều là
những người có trình độ năng lực, có kinh nghiệm, nhiệt tình, chăm chỉ, xứng
đáng là cánh tay đắc lực của bộ máy quản lý xí nghiệp. Mặt khác, xín nghiệp
áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi số nên thuận lợi cho việc áp dụng
máy vi tính do đó đã giảm đáng kể phần hành công việc kế toán đáp ứng được
nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Phòng kế toán của xí
77
nghiệp đã xây dựng hệ thống sổ sách, cách thức ghi chép phương pháp hạch
toán khoa học, hợp lý, giảm bớt khối lượng ghi chép. Hệ thống kế toán nói
chung và các chứng từ ban đầu sử dụng cho việc hạch toán đúng chế độ của
nhà nước. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp nhất với tình hình đặc điểm
của xí nghiệp và đúng với chế độ quy định đối với ngành xây dựng cơ bản.
Đối tượng kế toán chi phí được xí nghiệp xác định là công trình và hạng mục
công trình là phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của xí
nghiệp.
Trong chi phí nhân công trực tiếp, xí nghiệp cũng áp dụng theo nguyên
tắc hạch toán: Các khoản chi phí tính theo lương phải trả công nhân trực tiếp
xây lắp (BHXH, BHYT, KPCĐ) không được tính vào chi phí nhân công trực
tiếp mà tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Việc đánh giá
sản phẩm làm dở ở xí nghiệp là chính xác do xí nghiệp đã xác định được tầm
quan trọng của việc đánh giá sản phẩm làm dở để từ đó tính giá thành một
cách chính xác. Mặt khác đây là một chỉ tiêu làm căn cứ xác định mức tiêu
hao NVL, nhân công, máy móc so với thực tế đã tiêu hao để biết được đã sử
dụng tiết kiệm lãng phí NVL, từ đó làm cơ sở để kế toán xác định được chính
xác kết quả và tìn hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp tính giá thành ở xí nghiệp là phương pháp trực tiếp phù
hợp với sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí cũng
là đối tượng tính giá thành, phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và cung
cấp số liệu kịp thời.
2. NHỮNG MẶT TỒN TẠI.
Bên cạnh những ưu điểm công tác kế toán của XNXLI vẫn còn tồn tại
một số vấn đề cần khắc phục do sự thay đổi của chế độ kế toán và cả những
hạn chế do chủ quan của xí nghiệp.
Việc phân loại chi phí sản xuất được chia thành 3 yếu tố.
78
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Đối với các doanh nghiệp xây lắp như XNXLI là chưa hợp lý, vì trong
xây lắp có một yếu tố chi phí rất lớn là chi phí sử dụng máy thi công, bao
gồm:
+ Chi phí khấu hao máy thi công.
+ Chi phí thường xuyên máy thi công, động lực.
+ Tiền lương cho cho công nhân viên điều khiển máy thi công.
+ Các chi phí khác của máy thi công.
Vì vậy xí nghiệp tính chi phí này vào chi phí SXC là không hợp lý làm
cho loại chi phí này trở nên rất lớn khiến cho quá trình đánh giá, phân tích
tình hình thực hiện chi phí không chính xác, hạch toán chi phí SXC phức tạp
và chưa hợp lý đối với ngành xây dựng cơ bản. Việc hạch toán như vậy mặc
dù không làm thay đổi giá thành sản phẩm nhưng làm thay đổi tỷ trọng chi
phí vật liệu và chi phí SXC trong cơ cấu giá thành và làm ảnh hưởng tới công
tác quản lý vật tư, gây khó khăn cho việc xác định mức chi phí cho từng công
trình, hạng mục công trình.
Việc tổ chức ghi sổ của xí nghiệp tương đối đầy đủ nhưng còn chưa mở
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XNXLI.
3.1. Nội dung hoàn thiện.
Công việc đầu tiên của quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp đòi hỏi phải xác định chính xác các khoản mục chi
phí cho phù hợp với công dụng của các loại chi phí này nhằm phục vụ cho
công tác tính giá thành của sản phẩm được đầy đủ và chính xác. Để đáp ứng
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cần tìm tòi vận dụng và hoàn thiện hơn nữa
79
khi áp dụng chế độ kế toán tài chính hiện hành như vận dụng phương pháp
hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm cho hợp lý,
tổ chức hạch toán nói chung theo một trình tự nhất định, thống nhất tính toán
đầy đủ kịp thời, cung cấp số liệu một cách khách quan cho việc hạch toán chi
phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh chỉ liên quan đến quá trình thi
công công trình, không được nhầm lẫn những khoản chi phí của hoạt động
khác vào khoản mục chi phí sản xuất xây lắp.
3.1.1. Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu.
Việc hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu nhằm mục đích kiểm tra tính
hợp pháp của chứng từ, phát hiện ngăn chặn kịp thời những hiện tượng vi
phạm chính sách, chế độ tài chính. Trong doanh nghiệp, kế toán trưởng phải
quy định trình tự thời gian luân chuyển chứng từ, để chứng từ kế toán trở
thành cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán thì chứng từ kế toán phải đáp ứng
yêu cầu sau: chứng từ phải lập theo mẫu thống nhất được quy định trong chế
độ ghi chép ban đầu, phải được bảo quản nơi an toàn, lưu trữ theo thời hạn
nhà nước quy định và đảm bảo tính pháp lý của từng chứng từ.
3.1.2. Hoàn thiện vận dụng hệ thỗng tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp xây lắp là bộ phanạ cấu
thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
xây lắp. Hệ thống tài khoản kế toán xây lắp cung cấp các thông tin kinh tế
theo từng đối tượng nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp xây lắp.
Sử dụng đúng tài khoản theo quy định của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp
xây lắp phải vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán xây lắp tuỳ
theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh mà kế toán sử dụng tài khoản phản ánh. Vì vậy kế toán cần phải
hiểu rõ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản để tránh vận dụng sai giúp cho
các doanh nghiệp xây lắp quản lý thông tin một cách rõ ràng hơn.
80
3.1.3. Hoàn thiện sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán các chế độ
thể lệ kế toán của nhà nước và quy mô đặc điểm của quá trình thi công yêu
cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán … để lựa chọn vận dụng
bộ sổ kế toán. Bộ sổ kế toán là phương tiện vận chuyển để người kế toán ghi
chép hệ thống hoá thông tin từ chứng từ ban đầu thưo từng đối tượng, sổ kế
toán cung cấp những số liệu quan trọng và chủ yếu nhất để lập báo cáo tài
chính.
Tổ chức bộ sổ kế toán một cách trình tự: mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán,
sửa chữa sai xót trên sổ kế toán, khoá sổ kế toán. Phải xây dựng mối liên hệ
giữa các sổ trong quá trình ghi chép, tổng hợp đối chiếu số liệu đồng thời theo
dõi từng đối tượng tính giá thành.
3.1.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một phần hành kế toán quan trọng
nhất trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Việc tập hợp đầy đủ
chi phí sản xuất tính đúng, tính đủ và hợp lý sẽ góp phần làm cơ sở cho việc
tính giá thành sản phẩm được chuẩn xác, tạo điều kiện cung cấp những thông
tin chính xác, trung thực cho các nhà quản lý và điều hành một cách kịp thời
có hiệu quả, góp phần tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường.
Để công việc được tiến hành tốt hơn và đạt được hiệu quả cao, thì việc
hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất phải dựa vào những nguyên tắc
sau:
- Phải dựa trên thông tư nghị định của Bộ tài chính về hệ thống các
phương pháp thực hiện hạch toán kế toán.
- Thực hiện đúng quy định về biểu mẫu kế toán, tài khoản sử dụng.
- Phù hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mà không trái với quy định chung.
- Đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán.
81
3.2. Phương hướng ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Xây Lắp I.pdf