Tài liệu Báo cáo Thực tập tour xuyên Việt năm học 2007-2011: TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR
XUYÊN VIỆT
NĂM HỌC : 2007 – 2011
HÀ TĨNH
Lịch sử
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc,
theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức
Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận
Cửu Chân
Thời nhà Ngô, thuộc Cửu Đức
Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu
Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An
Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An
Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn
Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm
Nghệ An trấn
Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành
2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông
Lam).
Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm
đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh;
Năm thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ.
Từ năm 1976-1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh
và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An
và Hà Tĩnh như ngày nay
...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập tour xuyên Việt năm học 2007-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR
XUYÊN VIỆT
NĂM HỌC : 2007 – 2011
HÀ TĨNH
Lịch sử
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc,
theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức
Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận
Cửu Chân
Thời nhà Ngô, thuộc Cửu Đức
Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu
Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An
Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An
Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn
Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm
Nghệ An trấn
Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành
2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông
Lam).
Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm
đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh;
Năm thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ.
Từ năm 1976-1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh
và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An
và Hà Tĩnh như ngày nay
Năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên
cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức Thuận, xã Trung Lương; một
phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu và
Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ
sở tách 6 xã thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã thuộc huyện Hương
Khê và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn.
Năm 2007, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở
7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện
Thạch Hà.
+Diện tích: 6.056km
+Dân Số: 1.283.900 người
+Tỉnh lỵ: Thành Phố Hà Tĩnh
+Các huyện:
Thị xã Hồng Lĩnh
Huyện Cẩm Xuyên
Huyện Đức Thọ
Huyện Hương Khê
Huyện Can Lộc
Huyện Nghi Xuân
Huyện Thạch Hà
Huyện Kỳ Anh
Huyện Hương Sơn
Huyện Lộc Hà
Huyện Vũ Quang
+Dân Tộc:Việt(Kinh),Thái,Chứt,Mường…
+Khu Vực: Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và
từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An,
phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Lào, phía
đông giáp biển Đông.
+Khí Hậu : Nhiệt độ trung bình năm 23,7 độ
+Giao Thông:
o đường bộ : đều thuận lợi với quốc lộ 1A
o đường sắt : đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh
o đường thuỷ : Có cảng biển Vũng Áng, Xuân Hải
o Tỉnh cũng có cửa khẩu Kẹo Nưa thuận tiện cho việc
giao lưu với các nước Lào, Thái Lan.
+Tham Quan:
+Văn hóa & Lễ hội:
Văn hóa
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung
thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa
linh nhân kiệt". Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương,
khoa bảng và anh hùng.
Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông
Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế
hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh
được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô
Huế.
Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào
Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh
là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai
làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo
nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như
Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn
Huy Hổ), Truyện Kiều.
Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn,
Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích
Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học
hành, khoa bảng và văn chương.
Đây là quê hương của các danh nhân như vua Mai Hắc Đế,
Trạng nguyên Đào Tiêu, nhà sử học Sử Hy Nhan (đời nhà Trần),
của hai vị tướng Đặng Tất và Đặng Dung, quê hương của
Nguyễn Biểu (nhà ngoại giao thời nhà Trần và tác giả bài thơ ăn
cỗ đầu người khi đi sứ), Bảng nhãn Lê Quảng Chí, Bảng nhãn
Trần Bảo Tín, thầy địa lý Tả Ao, quê ngoại của danh y Hải
Thượng Lãn ÔngLê Hữu Trác (thời Hậu Lê), của Ngự sử Bùi Cầm
Hổ (thời Lê sơ), Tam nguyên Hoàng giáp Tể tướng lục bộ
Nguyễn Văn Giai (đầu đời Lê trung hưng), La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp (quân sư tối cao của Quang Trung), của nhà bác
học Phan Huy Chú, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, của đại doanh
điền- nhà thơ Nguyễn Công Trứ, của nhà sử học Trần Trọng Kim
(thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Đế quốc Việt Nam hay Việt
Nam nói chung), của nhà yêu nước Phan Đình Phùng, của các
nhà cách mạng Trần Phú và Hà Huy Tập (Tổng bí thư của Đảng
Cộng sản Đông Dương), quê hương của nhà khoa học Hoàng
Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn hóa Nguyễn
Khắc Viện, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận (Cù Huy Cận),
danh họa Nguyễn Phan Chánh, nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian Nguyễn Đổng Chi, nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ,
nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, các nhà sử học Phan Huy Lê,
Đinh Xuân Lâm, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn, v.v.
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng
như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví
phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều
làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục
như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu
Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng
quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn
Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.
Lễ Hội:
Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh
chưng thờ ngày Tết : Đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh, 12/02
âm lịch
Sỹ Nông Công Thương : Xuân Thành - Nghi Xuân
Tháng, . 5 âm lịch hàng năm
Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng
Bạn : Xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, tháng 6 hàng năm
Lễ hội Chùa Hương : Chùa Hương, Thiên Lộc, Can
Lộc, 18/02 âm lịch
Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng : Xã Trường Sơn, Đức
Thọ, 07 tháng Giêng âm lịch
+Di Tích-Danh Thắng:
Khu di tích lich sử Ngã ba Đồng Lộc : là di tích
lịch sử gắn liền với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong
trong chiến tranh Việt Nam.Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ
Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao
điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận
xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.Đây là một trong những điểm giao
thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Mỹ đã tập
trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của
quân đội Bắc Việt Nam.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm
vụ canh giữ giao điểm và sửa đường thông xe khi bị bom phá.
Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22.Trưa ngày 24
tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30'
trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi
xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã
hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia
đình.Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua
ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt
qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào
nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến
lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom
huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí,
súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ
nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày
đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút
xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được
lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom
sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh
thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường
cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:
Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng
Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút
triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng
chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không
ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp
máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm.
Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy
bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực
quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình
10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên
gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên
từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom
sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn
thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ
ấy đã hy sinh.
Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng
điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô
gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc
Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du
Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Đền thờ Nguyễn Biểu
Đền thờ Song Trạng
Mộ Song Trạng ở Ân Phú
Đền thờ Bùi Cầm Hổ
Mộ Phan Đình Phùng
Nhà thờ Phan Đình Phùng
Khu lưu niệm Trần Phú
Nhà thờ và mộ Lê Bôi
Đền thờ Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí
Nhà thờ Nguyễn Công Trứ
Đình Hội Thống
Đền Chiêu Trưng
Đền Củi: thờ Đức Hoàng Mười
Chù Am
Điện thờ Lê Triều Hoàng Hậu ở Ân Phú với 7 sắc
phong
Đền Võ Miếu
Bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên
Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn
Kim
Chùa Hương tích núi Hồng
+Đặc sản:
Bưởi Phúc Trạch
Kẹo Cu đơ
Cam Bù Hương Sơn
Nhung Hươu
Hồng vuông Thạch Đài
Nước mắm Cẩm nhượng
Nước chè xanh
Rượu nếp Can lộc
Mắm ruốc
Cháo lươn
Mực cửa sot
Rượu nếp Văn Lâm
Bánh khoai và Bánh ngào
Món Chả Rươi
Bánh Đa
+Lưu trú & Nhà Hàng:
KHÁCH SẠN TẠI HÀ TĨNH
Khách sạn Thiên Ý ( 3* ) : Khu du lịch Thiên Cầm,
huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Khách sạn Bình Minh ( 2* ) : 2 Trần Phú, Tx. Hà
Tĩnh, Hà Tĩnh
Khách sạn Lam Kiều ( 2* ) : Thị trấn Gia Lách,
huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Khách sạn Tân Giang ( 1* ) : 33 Nguyễn Công Trứ,
Tx. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Khách sạn Hoành Sơn : Xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh,
Hà Tĩnh
Khách sạn Hương Sen : 2 Nguyễn Tất Thành, Tx.
Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Khách sạn Hương Thuỷ : Đường Hà Huy Tập, Hà
Tĩnh
Khách sạn Kiều Hoa : Đường Trần Phú, Tx. Hà
Tĩnh, Hà Tĩnh
Khách sạn Lâm Hồng : Phường Bắc Hồng, Tx.
Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Khách sạn Thành Sen : 1 Nguyễn Công Trứ, Tx. Hà
Tĩnh, Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Cau Phu : Đường Trần Phú, Tx. Hà Tĩnh,
Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Công Đoàn : Thị trấn Thiên Cầm, huyện
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Hương Sơn : Thị trấn Phố Châu, huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh
NHÀ HÀNG TẠI HÀ TĨNH
Nhà hàng Thành Sen : Đường Hà Huy Tập, Tx. Hà
Tĩnh
Nhà hàng Tiên Trang : Đường Hà Huy Tập, Tx. Hà
Tĩnh
Nhà hàng Thanh Bình : Đường Trần Phú, Tx. Hà
Tĩnh
Nhà hàng Châu Tuấn : Xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh
Nhà hàng Đức Thắng : Đường Trần Phú, Tx. Hà
Tĩnh
Nhà hàng Tây Đô : Xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc
Nhà hàng Thủy Chung : Khối 11, phường Bắc Hồng,
Tx. Hồng Lĩnh
Nhà hàng Việt Nga : Khối 1, Xuân An, huyện Nghi
Xuân
Nhà hàng Lan Anh : Đường Trần Phú, Tx. Hà Tĩnh
NGHỆ AN
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc
vùng Bắc Trung Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường
biên dài 196,13 km. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên
dài 92,6 km. Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài
419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km. .
Tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô
Hà Nội 291km về phía Nam. Diện tích đất tự nhiên 1.648.729
ha. Dân số năm 2008: 3.123.084 người, mật độ dân số trung
bình là 189 người/km2 . Thế mạnh của tỉnh Nghệ An là biển, di
tích lịch sử, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
Giao thông
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả
nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường
bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình
thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung
tâm hành chính, kinh tế.
Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ
15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua
các huyện miền núi trung du của tỉnh.
Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc –
Nam, ga Vinh
Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh
- Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)
Đường Thủy : cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu
1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế
Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ
mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình
đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông
suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi
cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất
là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có
nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh
Thanh huyện Quỳnh Lưu). Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di
tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá
truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch
Nghệ An phát triển.
Các danh lam thắng cảnh:
Khu du lịch Cửa Lò: Điểm du lịch biển hấp dẫn với
bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn
Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức
tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn
mạnh mẽ với du khách thập phương. . Thị xã Cửa Lò có nhiều
khu vui chơi giải trí cho du khách như: Quảng trường Bình
Minh, Công viên tuổi thơ, Sân bóng chuyền bãi biển.
Vườn quốc gia Pù Mát : Vùng nghiêm ngặt rộng
91.113 ha thuộc địa phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và
Tương Dương. Đây là khu rừng nguyên sinh có giá trị nghiên
cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ thực vật rất đa
dạng và phong phú: có 986 loài thực vật bậc cao thuộc 552 chi
và 153 họ, có trên 200 loài cây thuốc quý như:hà thủ ô, thổ phục
linh, quế, bạ kích, hoài sơn... các loài cây gỗ quý như trầm
hương, ngoài ra, tại đây còn có hàng trăm loại cây thực phẩm và
cây ăn quả cã giá trị. Hệ động vật rất đa dạng: có 241 loài thú,
86 họ, 28 bộ, trong đó có 24 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò
sát, 15 loài lưỡng thê; có thể kể tên một số loài như: hổ, báo hoa
mai, báo gấm, heo rừng, vọc, vượn đen, gấu chó.. rừng Pù Mát
là nơi có đàn voi lớn nhất ở Việt Nam và có nhiều loài chim
quý, hiÕm như: trí sao, gà lôi, gà tiêu... Hiện nay, nhiều tổ chức
bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự
án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
Thành phố có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia,
16 di tích được xếp hạng của tỉnh. Các di tích danh thắng tiêu
biểu như:
Di tích Văn hóa lịch sử: Đền Hồng Sơn, chùa Cần
Linh
Danh thắng: Lâm viên núi Quyết, rừng Bần-Tràm
chim Hưng Hoà
Bảo tàng: Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng
Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An.
Công viên: Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên
Trung tâm, Khu vui chơi-giải trí-du lịch Hồ Cửa Nam.
Đặc sản: cháo Lươn Vinh
Lễ hội: Lễ hội đền Hồng Sơn
Vùng Phụ cận: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái
Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong. Đền thờ và
mộ Ông Hoàng Mười, Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, Đền
Củi.
Di tích văn hoá, lịch sử
Cho tới năm 2004 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá
được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được
công nhận cấp quốc gia. Một số di tích danh thắng nổi tiếng
như:
Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn với
thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh. Nơi đây còn lưu giữ
những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những
dấu tích và những kỷ vật của gia đình. Cách trung tâm Tp Vinh
12 km về phía Tây Nam.
Làng Vạc: (Di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghiã Hoà
huyện Nghĩa Đàn). Làng Vạc được biết đến từ đầu những năm
70, trong hơn 10 năm qua các nhà khảo cổ học đã thu thập được
hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hoá tiêu biểu cho thời kỳ
Đông Sơn, cách đây chừng khoảng 2500 - 2000 năm trước với
trình độ hoàn mỹ của nghề đúc đồng.
Hang Thẩm Ồm: Đây là di chỉ khảo cổ học về nơi cư
trú của người Việt cổ ở xã Châu Thuần, huyện Quỳ Châu. Hang
Thảm Ồm nằm giữa một vùng hang động đẹp: Tôn Thạc, Thăm
Chang (Châu Thuận), Hang Bua (Châu Tiến).
Khu di tích Mai Hắc Đế: (ở huyện Nam Đàn) Nằm
trong quẩn thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình
tiêu biểu đó là: đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và
mộ mẹ vua Mai.
Đền Cuông - An Dương Vương: Cách thành phố
Vinh chừng 30 km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm
bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi). Là nơi thờ Thục
An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15
tháng 02 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông được nhân
dân tổ chức trọng thể.
Di tích đình Hoành Sơn (Khánh Sơn - Nam Đàn)
Di tích đình Trung Cần (Nam Trung - Nam Đàn)
Di tích đền Cờn (Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu). Cách
thành phố Vinh chừng 75 km
Di tích đền thờ - mộ Nguyễn Xí (Nghi Hợp - Nghi
Lộc)
Di tích thành cổ Vinh (Tp Vinh)
Di tích đền Hồng Sơn (phường Hồng Sơn - Tp
Vinh)
Di tích nhà đồng chí Lê Hồng Phong (Hưng Thông -
Hưng Nguyên). Cách thành phố Vinh chừng 8 km
Khu di tích Bến Thuỷ (Tp Vinh)
Khu di tích danh thắng Cửa Lò (thị xã Cửa Lò). Cách
thành phố Vinh chừng 17 km
Hang Bua (Châu Tiến - Quỳ Châu). Cách thành phố
Vinh chừng 120 km
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Con Cuông). Cách
thành phố Vinh chừng 110 km
Di tích đền Bạch Mã (Võ Liệt - Thanh Chương).
Cách thành phố Vinh chừng 50 km
Di tích đền Quả Sơn (Bồi Sơn - Đô Lương)
Di tích đình Võ Liệt (Võ Liệt - Thanh Chương)
Di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9 (Thái Lão - Hưng
Nguyên)
Di tích đền «ng Hoàng Mười (Hưng Thịnh - Hưng
Nguyên). Cách thành phố Vinh chừng 2 km
Cụm di tích Xứ uỷ làng Đỏ Hưng Dũng (Hưng Dũng
- TP Vinh)
Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào (Anh Sơn)
Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)
Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn
Châu)
Các Lễ hội chính của Nghệ An
Lễ hội Vua Mai Thúc Loan (Huyện Nam Đàn) -
Ngày 14-16/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Quả Sơn (Huyện Đô Lương) - Ngày 10-
21/01 (Âm lịch)
Lễ hội Hang Bua (Huyện Quỳ Châu) - Ngày 21-
23/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Cờn (Huyện Quỳnh Lưu) - Ngày 19-
21/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Cuông (Huyện Diễn Châu) - Ngày 14-
16/02 (Âm lịch)
Lễ hội Làng Sen (Xã Kim Liên - Huyện Nam Đàn) -
Ngày 18/5/2005(Dương lịch)
Lễ hội Uống nước Nhớ Nguồn (Huyện Anh Sơn ) -
Ngày 25-27/7 (Dương lịch)
Lễ hội Sông nước Cửa Lò (Khai mạc mùa du lịch
biển) - Ngày 30/4 và 1/5 (Dương lịch)
Lễ hội Đền Hoàng Mười (Huyện Hưng Nguyên) -
Ngày 10/10 (Âm lịch)
Lễ hội đền Hồng Sơn (Tp Vinh) 20 tháng 08 âm lịch
Lễ hội đình Võ Liệt (Thanh Chương) tháng 1 - 2 âm
lịch
Lễ hội đền Quả Sơn (Đô Lương 19-21 tháng giêng
âm lich)
Lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Liệt - Thanh Chương)
Lễ hội đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc, 29-30 tháng 2 âm
lịch)
Lễ hội rước Hến (Hưng Nguyên, 5-6 tháng hai âm
lịch)
Lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh (Tràng Sơn - Đô
Lương, 14-15 tháng 3 âm lịch)
Lễ hội dòng họ Hồ (Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu, 11-12
tháng 1 âm lịch)
Lễ hội Xăng khan (miền núi Nghệ An, 21-23 tháng 1
âm lịch)
Lễ hội làng Vạc (Nghĩa Đàn, 7-9 tháng 2 âm lịch)
Lễ hội Mai Hắc Đế (Nam Đàn, 13-15 tháng 1 âm
lịch)
Văn hoá
Dân ca Xứ Nghệ: hát đò đưa, ví dặm, hát phường
vải, hát ru...
Văn hoá ẩm thực: cháo lươn Vinh, tương Nam Đàn,
cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, nước mắm Diễn Châu,
cam Xã Đoài, khoai Thanh Chương.
Làng nghề truyền thống
Có 8 mô hình làng nghề: Làng nghề chế biến mộc dân
dụng và mỹ nghệ, Làng mây tre đan, Làng dệt thổ cẩm, Làng
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở các huyện Nghĩa Đàn,
Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Con Cuông, Thanh Chương,
Quế Phong.
Những địa phương có nhiều làng nghề đăng ký xây dựng
là: Diễn Châu (6 làng); Quỳnh Lưu (8); Nghi Lộc (6). Nghề
SXKD được đăng ký nhiều là: Mây tre đan (20), Ché biến hải
sản (5), Dệt thổ cẩm (5), Ươm tơ dệt lụa (5). Qua khảo sát đánh
giá bước đầu, có 15 làng nghề đủ tiêu chí.
Một số Làng nghề tiêu biểu như:
Làng đan nứa trúc Xuân Nha ở huyện Hưng Nguyên
Làng rèn Nho Lâm - Diễn Châu
Làng đục - chạm trổ đá ở Diễn Bình - Diễn Châu
Làng nồi đất - Trù Sơn - Đô Lương
Làng nghề Mây tre đan - Nghi Lộc
Ngoài ra, trên địa bàn Nghệ An đang tồn tại một số nghề
và làng nghề ở dạng tiềm năng (trong lịch sử đã có thời kỳ nổi
bật, nhưng hiện nay dang bị mai một).
KHÁCH SẠN TẠI NGHỆ AN
Đến nay có gần 271 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ với tổng số
5.802 buồng, 12.084 giường nghỉ. Trong đó: Có 4 khách sạn
được xếp hạng 3 sao, 13 khách sạn được xếp hạng 2 sao và 2
khách sạn được xếp hạng 1 sao, với gần 850 phòng đạt tiêu
chuẩn quốc tế.
Khách sạn Phương Đông : Địa chỉ: Đường Trường
Thi - TP. Vinh
Khách sạn Xanh : Địa chỉ: Đường Mai Hắc Đế - TP.
Vinh
Khách sạn Bến Thuỷ : Địa chỉ: Đường Nguyễn Du -
Tp.Vinh
Khách sạn Thương Mại Vinh : Địa chỉ: Đường
Quang Trung - TP. Vinh
Khách sạn Kim Loan : Địa chỉ: Đường Nguyễn Du -
TP.Vinh
Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên : 25 Quang Trung,
Tp. Vinh, Nghệ An
Khách sạn Hoa Phượng Đỏ : Địa chỉ: Đường Lê Lợi
- Tp. Vinh
Khách sạn Hữu Nghị : Địa chỉ: Đường Lê lợi - TP.
Vinh
Khách sạn Phú Nguyên Hải : Địa chỉ: Đường Lê Lợi
- TP. Vinh
Khách sạn Thành Vinh : Địa chỉ: Đường Lê Lợi -
TP. Vinh
Khách sạn Kim Thái San : Địa chỉ: Đường Lê Lợi -
TP.Vinh
Khách sạn Phương Nam : Địa chỉ: Đường Nguyễn
Thị Minh Khai - TP. Vinh
Khách sạn Anh Tuấn : Địa chỉ: Đường Bình Minh -
TX. Cửa Lò
Khách sạn Hương Giang : Địa chỉ: Xã Nghi Hương -
Tx. Cửa Lò
Khách sạn Hoàn Kiếm : Địa chỉ: Đường Bình Minh -
TX. Cửa Lò
Khách sạn Hồng Kông : Địa chỉ: Đường Bình Minh -
TX. Cửa Lò
Khách sạn Huệ Lộc : Địa chỉ: Đường Bình Minh -
TX. Cửa lò
Khách sạn Thăng Long : Địa chỉ: Đường Bình Minh
- TX. Cửa Lò
Khách sạn Thân Hoa : Địa chỉ: Xã Nghi Hương -
TX. Cửa Lò
Khách sạn Tây Đô : Địa chỉ: Xã Nghi Hương - TX.
Cửa Lò
NHÀ HÀNG TẠI NGHỆ AN
Nhà hàng Hoàng Tử Bé
Địa chỉ: 25 Đường Quang Trung - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Đức Hà
Địa chỉ: 99 Nguyễn Du - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Bích Ngọc
Địa chỉ: Số 27 - Phan Đăng Lưu - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Hoa Ngọc Châu
Địa chỉ: 77B Nguyễn Du - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Kiều My
Địa chỉ: 110 Nguyễn Thái Học - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng nổi Nắng Sài Gòn
Địa chỉ: Số 2 Phan Đình Phùng - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng, bar Quán Lau
Địa chỉ: 71B Hồ Tùng Mạu - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Dũng Châu
Địa chỉ: K1 Đội Cung
Nhà hàng Huynh Đệ
Địa chỉ: 120 Hecmann
Nhà hàng Khách sạn Phương Đông
Địa chỉ: 02 Trường Thi
Nhà hàng Việt Đức
Địa chỉ: Số 3 - Tôn Thất Tùng - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Bà Xoan
Địa chỉ: 338 Nguyễn Văn Cừ - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Hương Giang
Địa chỉ: Số 1 Phan Đăng Lưu - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên
Địa chỉ: 25 Quang Trung, Tp. Vinh, Nghê An
Nhà hàng Lẩu Sò - Dung Thắng
Địa chỉ: 84 - Lê Hồng Phong - Tp. Vinh - Nghệ An
Nhà hàng Thuý Hằng
Địa chỉ: Số 28 - Đinh Công Tráng - TP Vinh- Nghệ An
Nhà hàng Bách Thảo
Địa chỉ: 126 Hecmann
Nhà hàng Hoài Hằng
Địa chỉ: 119 Minh Khai
Nhà hàng khách sạn Hữu Nghị
Địa chỉ: 74 Lê Lợi
Nhà hàng khách sạn Phú Nguyên Hải
Địa chỉ: 81 Lê Lợi
Điểm vui chơi giải trí - du lịch
Công viên trung tâm Thành phố Vinh
Công viên Nguyễn Tất Thành
Công viên hồ Cửa Nam
Lâm viên núi Quyết
Khu du lịch biển Cửa Lò
Khu di tích Kim Kiên
Khu du lịch biển Xuân Quỳnh
Bể bơi trung tâm đào tạo - huấn luyện TDTT
Bể bơi huyện Quỳnh Lưu
Bể bơi Nhà văn hoá lao động
Bể bơi Công viên Nguyễn Tất Thành
ĐẶC SẢN
Bồ Câu
Lươn
Mực
Tương Nam Đàn
Bánh Đa
Bánh Bèo
Bánh Gai
Thịt Chuột
Bánh khoai & bánh xéo
Nước chè xanh
Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có
quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay
Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh
còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền
Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng,
lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Số lượt du
khách lưu trú tại Nghệ An ngày một đông hơn bởi nơi đây tiềm
năng du lịch đã được khai thác rất bài bản, hệ thống, khách sạn
được nâng cấp và xây mới hiện đại, khang trang.
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần
thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị
xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào
nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng... Thành phố Vinh còn có nhiều di tích, danh thắng.
THANH HÓA
Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân nhất và đứng
thứ hai cả nước Việt Nam nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà
Nội 150km về phía Nam. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa
Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An;
phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192
km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ
thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.
Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km đứng thứ 6
trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du,
miền núi. Có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông,
Khơ Mú.
Giao thông :
Đường Bộ : 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt
Nam (quốc lộ 1A ,quốc lộ 45,quốc lộ 47,và đường Hồ Chí
Minh). trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua
Thanh Hóa dài km 323 ;một cảng nước sâu.
Đường Sắt :Trên toàn tỉnh có 7 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò
Lèn, Nghĩa Trang , Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh
Khôi trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc-Nam
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1
thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện:
Thành phố Thanh
Hóa
Thị xã Bỉm Sơn
Thị xã Sầm Sơn
Huyện Bá Thước
Huyện Cẩm Thủy
Huyện Đông Sơn
Huyện Hà Trung
Huyện Hậu Lộc
Huyện Hoằng Hóa
Huyện Lang Chánh
Huyện Mường Lát
Huyện Nga Sơn
Huyện Ngọc Lặc
Huyện Như Thanh
Huyện Như Xuân
Huyện Nông Cống
Huyện Quan Hóa
Huyện Quan Sơn
Huyện Quảng Xương
Huyện Thạch Thành
Huyện Thiệu Hóa
Huyện Thọ Xuân
Huyện Thường Xuân
Huyện Tĩnh Gia
Huyện Triệu Sơn
Huyện Vĩnh Lộc
Huyện Yên Định
ĐIỂM THAM QUAN TẠI THANH HÓA
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Hiện nay, ngành du lịch
Thanh Hóa có hàng ngàn phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế.
Năm 2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1.7 triệu lượt khách, chủ
yếu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển
Sầm Sơn
Hiện tại tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế
quan trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực
cạnh tranh du lịch. Năm 2007, sở Du lịch Thanh Hóa tiếp tục phối hợp
với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình "Hành trình
một nghìn năm các kinh đô Việt Nam". Phối hợp cùng Nghệ An và Ninh
Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ
Các di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:
Suối cá tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương,
huyện miền núi Cẩm Thủy cách trung tâm TP Thanh Hóa gần 100 km về
phía Tây Bắc
Bãi biển Sầm Sơn
Thanh Hóa có cầu Hàm Rồng là một di tích lịch sử thời Chiến
tranh Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ
Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ
các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao,
các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng... Ngoài ra ở Thọ
Xuân còn có đền vua Lê Đại Hành.
Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành
phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây
lim ngàn tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ... và nhiều loài thú
như voi, gấu, hổ, khỉ...
Suối cá "thần" Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương,
huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa 80 km về phía Tây, là suối
cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có
cá chúa nặng tới 30 kg.
Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù,
Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm...
Thành Tây Đô: thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến và Vĩnh Long,
huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km.
Văn hóa Đông Sơn
Thái miếu Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, có nhiều hiện vật
có từ thế kỷ 17, 18; Đặc biệt còn có 27 thần vị và nhiều hiện vật
Đền thờ Lê Thành: thuộc xã Đông Cương, thờ một vị tướng
có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Đền Chu Nguyên Lương: thuộc phường Nam Ngạn, thờ một
vị tướng trong thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thời nhà
Trần.
Đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Tống Duy Tân...
Tòa Giám mục và chùa Thanh Hà, chùa Chanh và chùa Mật
Đa.
Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc khu vực giao nhau với tỉnh
Ninh Bình, tỉnh Hòa Bình cách thành phố Thanh Hóa khoảng 70 km về
phía Tây Bắc.
Với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng trong đời sống văn
hoá nên hàng năm trên địa bàn Thanh hoá có rất nhiều lễ hội được tổ
chức, nội dung của các lễ hội thường là tôn vinh những nhân vật có công
với dân, với nước hoặc gắn với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, Mẫu, chúa
Thượng Ngàn ..Xin giới thiệu một số lễ hội chính ở Xứ Thanh như sau:
Lễ hội Lam Kinh : Được tổ chức vào các ngày 21 - 23/8 âm
lịch hàng năm tại khu di tích Lam Kinh xã Xuân Lam - Thọ Xuân -
Thanh hoá. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của người anh
hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại Nhà Lê
Lễ hội Bà Triệu : Được tổ chức vào các ngày 20 - 23/3 âm
lịch hàng năm tại xã Triệu Lộc - Hậu Lộc - Thanh hoá. Lễ hội được tổ
chức để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo
nhân dân đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248.
Lễ hội Lê Hoàn : Được tổ chức vào các ngày 6 - 9/3 âm lịch
hàng năm tại xã Xuân Lập - Thọ Xuân - Thanh hoá. Lễ hội được tổ chức
nhằm tưởng nhớ tới vua Lê Đại Hành - Người đã lãnh đạo nhân dân ta
đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981.
Lễ hội Quang Trung : Được tổ chức vào các ngày 5 - 7 Tết
âm lịch hàng năm, tại Lạch Bạng - Hải Thanh - Tĩnh Gia.Lễ hội tổ chức
nhằm tôn vinh chiến thắng của vua Quang Trung đại phá 20 vạn quân
Thanh xâm lược vào năm 1799.
Lễ hội bánh dày - bánh chưng : Được tổ chức vào các ngày
11 - 13/5 âm lịch tại Sầm Sơn - Thanh hoá. Đây là lễ hội gắn với tục thờ
tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước của nhân dân địa phương
Lễ hội Từ Thức : Tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm ở
Nga Sơn - Thanh hoá. Lễ hội này gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp
Tiên
Lễ hội Mai An Tiêm Tổ chức vào ngày 13 - 15/3 âm lịch
hàng năm ở Nga Sơn - Thanh hoá
Lễ hội Đền Hàn Tổ chức vào 30/6 - 6/7 âm lịch ở Hà Trung -
Thanh hoá thờ chúa Ngọc Thánh Mẫu hình thức tín ngưỡng của dân địa
phương
Lễ hội Cửa Đặt Tổ chức vào mùa xuân ở Thường Xuân -
Thanh hoá. Đây là lễ hội thờ Cầm Bá Thước kết hợp với tín ngưỡng thờ
chúa Thượng Ngàn của dân địa phương
Lễ hội đền Sòng Tổ chức 26/2 âm lịch tại đền Sòng - Bỉm
Sơn. Thờ Mẫu Liễu Hạnh, đây là một trong ba điểm chính thờ thánh
Mẫu Liễu Hạnh của cả nước ta. Do vậy lễ hội thu hút khá đông du khách
trong và ngoài tỉnh.
KHÁCH SẠN TẠI THANH HÓA
Khách sạn Sao Mai ( *** ) : 20 Phan Chu Trinh, phường
Điện Biên, Tp. Thanh Hóa. Tel: (84-37) 371 2691
Khách sạn Thanh Hoá ( ** ) : 25A Quang Trung, phường
Ngọc Trạo, Tp. Thanh Hóa Tel: (84-37) 385 2517
Khách sạn Sông Mã ( * ) : Đường Hồ Xuân Hương,
phường Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn. Tel: (84-37) 382 131
Khách sạn Bộ Ngoại Giao ( * ) : Đường Hồ Xuân Hương,
phường Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn. Tel: (84-37) 382 1408
Khách sạn Bưu Điện ( * ) : Đường Nguyễn Du, phường Bắc
Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 2016
Khách sạn Hương Biển ( * ) : Đường Hồ Xuân Hương,
phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn. Tel: (84-37) 382
1317
Khách sạn Ngân Hoa ( * ) : 36 Nguyễn Trãi, Tp. Thanh
Hóa. Tel: (84-37) 385 5160
Khách sạn 205 : Đường Thanh Niên, phường Bắc Sơn, Tx.
Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 2465
Khách sạn Ba Đình : 29 Phan Chu Trinh, Tp. Thanh Hóa.
Tel: (84-37) 358 1609
Khách sạn Ba Đình Bỉm Sơn : 53 Trần Phú, Tx. Bỉm Sơm
Tel: (84-37) 382 4156
Khách sạn Biển Đợi : Bãi tắm B đường Hồ Xuân Hương,
Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1727
Khách sạn Binh đoàn Quyết Thắng : Đường Lê Lai,
phường Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37)
382 1853
Khách sạn Bình Dương : 5 Lê Hoàn, phường Trường Sơn,
Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1307
Khách sạn Bộ Giao thông vận tải : 73 Nguyễn Du, phường
Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382
1349
Khách sạn Bộ Kế Hoạch Đầu Tư : Đường Tây Sơn,
phường Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37)
382 1358
Khách sạn Bộ Xây Dựng : Đường Hồ Xuân Hương,
phường Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37)
382 1050
Khách sạn Bông Sen : Phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn
Tel: (84-37) 382 1437
Khách sạn Công Đoàn : 2 Bà Triệu, Tx. Sầm Sơn
Tel: (84-37) 382 1373
Khách sạn Dệt Lụa : 4 Tây Sơn, Tx. Sầm Sơn
Tel: (84-37) 382 1338
Khách sạn Đồng Khánh : Đường Bà Triệu, phường Bắc
Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1225
Khách sạn Đức Anh : Đường Lê Hoàn, phường Trường
Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1225
Khách sạn Đường Sắt : 69 Nguyễn Du, phường Bắc Sơn,
Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1353
Khách sạn Hải Quan : 15 Hồ Xuân Hương, phường Trường
Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382 1155
Khách sạn Hàng Không : 71 Nguyễn Du, phường Bắc
Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382
1625
Khách sạn Hồ Gươm : Đường Hồ Xuân Hương, phường
Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382
1100
Khách sạn Hoa Hồng : 102 Triệu Quốc Đạt, Tp. Thanh
Hóa Tel: (84-37) 385 2088
Khách sạn Hoa Hồng 1 : Đường Hồ Xuân Hương, phường
Bắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Tel: (84-37) 382
1505
Khách sạn Hồng Kong : 76 Nguyễn Du, Tx. Sầm Sơn
Tel: (84-37) 382 1663
Khách sạn Ngọc Ly I : 100 Tống Duy Tân, Tp. Thanh Hóa
Tel: (84-37) 385 0878
Khách sạn Ngọc Ly II : 7/54 Tống Duy Tân, Tp. Thanh
Hóa Tel: (84-37) 385 0870
NHÀ HÀNG ẨM THỰC
Khu ẩm thực Rừng trong phố : 41Đội Cung, TP.Thanh Hóa
Nhà hàng Dạ Lan I : 01 Phan Chu Trinh, TP.Thanh Hoá
Nhà hàng Đại Dương : 25 - 27 Đại Lộ Lê Lợi, TP. Thanh
Hóa
Nhà hàng Hoa Hồng : Phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa
Nhà hàng Hoàng Lan Đào Duy Từ : 69 Đào Duy
Từ,TP.Thanh Hoá
Nhà hàng Hoàng Long : 288 Nguyễn Trãi, TP. Thanh Hóa
Nhà hàng Hương Sen : Phường Ba Đình, TX. Bỉm Sơn,
Thanh Hóa
Nhà hàng Mai Sâm : 429 Lê Lai, phường Đông Sơn, TP.
Thanh Hóa
Nhà hàng Phù Đổng : 01 Nguyễn Chí Thanh, TP.Thanh Hoá.
Nhà hàng Polite – Khách sạn Sao Mai : 20 Phan Chu Trinh,
TP. Thanh Hóa
Nhà hàng Sông Đà : 13 Cao Thắng, TP. Thanh Hoá
Nhà hàng Thành Đạt : Đường Thanh Niên, phường Bắc Sơn,
TX. Sầm Sơn, Thanh Hóa
Nhà hàng Thanh Hóa : Quang Trung, Thanh Hóa
Nhà hàng Thanh Xuân – Khách sạn Thanh Hóa : 25 A Quang
Trung, TP. Thanh Hoá.
Nhà hàng Thủy Sản : 24 Hồ Xuân Hương, phường Phú Sơn,
TP. Thanh Hóa
ĐẶC SẢN
Nem chua Thanh Hóa
Chè lam Phủ Quảng
Dê núi đá
Gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc)
Bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân)
Các món chế biến từ hến
Bánh đa cầu Bố
Mía đen Kim Tân
Các món hải sản
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn và có thể đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách. Bờ biển dài trên 100km với nhiều bãi biển
đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Ðây là bãi biển phẳng, nước xanh
như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du lịch phụ cận như đền
Ðộc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng
Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải sản. Hàng năm có
hàng triệu du khách tới Sầm Sơn để tắm biển và nghỉ ngơi.
Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức, theo truyền
thuyết là nơi Từ Thức gặp tiên. Ðộng có rất nhiều điều kỳ thú do thiên
nhiên tạo ra như Ðường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông... Vườn
quốc gia Bến En giáp tỉnh Nghệ An có phong cảnh núi hồ đẹp cùng
những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm.
Ðối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích
thành nhà Hồ mà kiến trúc của nó làm người ta liên tưởng tới những
thành đá ở Ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Ðọ, Ðông
Sơn), khu di tích Lam Kinh. Ngoài ra tới đây du khách sẽ được thưởng
thức chiêm ngưỡng những di sản văn hoá Việt Nam bao gồm các trò
chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt động văn
hoá khác. Chắc chắn Thanh Hóa sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua
đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN_4.pdf