Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH đóng tàu Trung Bộ

Tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH đóng tàu Trung Bộ: báo cáo thực tập tốt nghiệp Tại công ty tnhh đóng tàu trung bộ địa chỉ: KHU 1 – TT NGÔ Đồng – giao thuỷ – nam định TEL/fax 0350.3894530 Nam Định tháng 12 năm 2010 Mục lục đề cương thực tập tốt nghiệp Nội dung 1. Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại công ty TNHH ĐóNG TàU TRUNG Bộ. 1.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với nhà máy. 1.2.Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm kết cấu tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời...Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 1.3. Tìm hiểu kết cấu sống mũi 1.4 Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng 1.5.Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi: 1.6.Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định. 1.7.Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi 1.8.Tìm hiểu kết cấu đáy với mạn: đáy với vách ngang, vách dọc: mạn với boong, với vách ngang, vách dọc trên các vùng. 1.9 Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu. 1.10.Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với con tàu cụ thể. 1.11.Tìm hiểu bố trí chung buồng máy 1.12.Tìm hiểu bố t...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH đóng tàu Trung Bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo thực tập tốt nghiệp Tại công ty tnhh đóng tàu trung bộ địa chỉ: KHU 1 – TT NGÔ Đồng – giao thuỷ – nam định TEL/fax 0350.3894530 Nam Định tháng 12 năm 2010 Mục lục đề cương thực tập tốt nghiệp Nội dung 1. Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại công ty TNHH ĐóNG TàU TRUNG Bộ. 1.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với nhà máy. 1.2.Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm kết cấu tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời...Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 1.3. Tìm hiểu kết cấu sống mũi 1.4 Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng 1.5.Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi: 1.6.Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định. 1.7.Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi 1.8.Tìm hiểu kết cấu đáy với mạn: đáy với vách ngang, vách dọc: mạn với boong, với vách ngang, vách dọc trên các vùng. 1.9 Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu. 1.10.Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với con tàu cụ thể. 1.11.Tìm hiểu bố trí chung buồng máy 1.12.Tìm hiểu bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cứu hỏa, hệ thống tín hiệu, phương tiện cứu sinh trên tàu. 1.13. Tìm hiểu các công ước quốc tế. 2. tìm hiểu và thực hành công nghệ đóng tàu tại công ty 2.1. Tìm hiểu điều kiện thi công tại công ty. 2.2. sơ đồ tổ chức quản lý 2.3 thống kê thiết bị sử dụng trong đóng tàu tại công ty 2.4. Tìm hiểu cách lập phương án phân chia phân tổng đoạn và phương án thi công một con tàu cụ thể tại công ty. 2.5. Bố trí kết cấu 2.6. Tìm hiểu các phương pháp làm sạch vỏ tàu 2.7.Tìm hiểu các loại khung dàn sử dụng trong quá trình lắp ráp và hàn phân tổng đoạn. 2.8. Tìm hiểu gia công chi tiết cụm chi tiết liên khớp và phân đoạn 2.9. Tìm hiểu quy trình đấu đà 2.10. Các phương pháp kiểm tra trong đóng tàu 2.11. Tìm hiểu về quy trình thử tàu tại nhà máy. Tài liệu tham khảo đề cương thực tập tốt nghiệp Mục đích: Giúp sinh viên có thời gian tiếp xúc với thực tế sản xuất và thiết kế công nghệ tại các Nhà máy (Công ty) đóng tàu; Tìm hiểu và tiếp thu những kiến thức thực tế phục vụ cho việc làm đồ án thiết kế tốt nghiệp sau này. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên lựa chọn cho mình một đề tài TKTN mà thực tế đòi hỏi cần giải quyết. Yêu cầu: Sinh viên phải đi sâu, tiếp cận với công việc thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp đóng tàu. Tìm hiểu hồ sơ kỹ thuật, các phương pháp, kinh nghiệm thiết kế công nghệ cũng như nắm vững qui trình, thao tác công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu tại nhà máy. Trong quá trình thực tập, mỗi sinh viên phải mang theo sổ nhật ký thực tập, ghi chép những kiến thức thực tế làm tài liệu viết báo cáo thực tập và giúp cho việc thiết kế tốt nghiệp sau này được nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thi công tại Nhà máy. Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên phải nộp cho Bộ môn 01 báo cáo thực tập. Nội dung Báo cáo phải đáp ứng được yêu cầu của đề cương thực tập. Sinh viên đủ tư cách sẽ được tham dự bảo vệ lấy điểm thực tập tốt nghiệp. Thời gian thực tập: Theo Quyết định của Nhà trường Nội dung thực tập: . Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại cơ quan thiết kế, tại nhà máy đóng tàu và tại cơ quan Đăng kiểm: Tìm hiểu Qui phạm phân cấp và đóng tàu Sông, tàu Biển hiện hành của Việt Nam qua các phần: kết cấu, thiết bị ,phương tiện tín hiệu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, ô nhiễm cho tàu hàng khô, tàu dầu... Tìm hiểu đặc điểm kết cấu của tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời.v.v..theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Tìm hiểu kết cấu sống mũi, sống đuôi và liên kết giữa chúng với các dàn lân cận cho một con tàu cụ thể. Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng, nguyên lý hoạt động của chúng. Tìm hiểu kết cấu miệng quây dọc, ngang hầm hàng Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi, sống đuôi. Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định chúng. Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi, dàn đáy vùng gia cường phía mũi tàu. Tìm hiểu liên kết cơ cấu đáy với mạn; đáy với vách ngang, vách dọc; mạn với boong, với vách ngang; boong với vách ngang, vách dọc trên các vùng (vùng khoang hàng, khoang mũi, khoang máy, khoang đuôi). Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu. Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với một con tàu cụ thể Tìm hiểu bố trí chung buồng máy, bố trí hệ trục chân vịt. Tìm hiểu bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cứu hoả, hệ thống tín hiệu, phương tiện cứu sinh trên tàu. Tìm hiểu các công ước quốc tế . Tìm hiểu và thực hành công nghệ đóng tàu tại Nhà máy (Công ty): Tìm hiểu điều kiện thi công tại nhà máy: Sơ đồ mặt bằng; Sơ đồ tổ chức quản lý; Thống kê các thiết bị sử dụng trong đóng tàu tại nhà máy. Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ tổ chức quản lý, thiết bị sử dụng và nêu chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phân xưởng trong nhà máy. Tìm hiểu cách Lập phương án phân chia phân tổng đoạn và phương án thi công một con tàu cụ thể tại nhà máy. Thống kê và tìm hiểu cơ lý tính của các loại vật liệu đóng tàu hiện nay tại nhà máy Thực tập phóng dạng và chế tạo dưỡng mẫu. a/ Thực tập về phóng dạng trên sàn phóng b/ Thực tập về phóng dạng nhờ phần mềm công nghệ (nếu có) c/ Thực tập về lập thảo đồ, chế tạo dưỡng mẫu Tìm hiểu bố trí, kết cấu hệ thống thiết bị hạ thuỷ: Âu tàu, ụ nổi, Triền đà.v.v. Âu tàu: Công dụng của âu tàu Kích thước âu, khả năng của âu tàu. Nguyên lý hoạt động của âu tàu Cơ sở bố trí , qui cách đế kê trong âu tàu Kết cấu, cách làm kín cửa âu. Các thiết bị phục vụ cho âu tàu. Những yêu cầu cần thiết đối với tàu trước khi đưa tàu vào âu Những yêu cầu cần thiết đối với âu trước khi đưa tàu vào âu Tìm hiểu cách đưa tàu vào, ra khỏi âu Triền đà: Tìm hiểu triền đà dọc, triền đà ngang. Sơ đồ bố trí chung triền đà Kết cấu đà trượt, máng trượt; xe goòng Nguyên lý hoạt động của triền đà Các thiết bị phục vụ cho quá trình hạ thuỷ; đưa tàu lên đà. Tìm hiểu những điều kiện cần thiết cho việc hạ thuỷ tàu; đưa tàu lên đà Tìm hiểu cách tính toán hạ thuỷ, và mục đích của việc tính toán hạ thuỷ Tìm hiểu qui trình hạ thuỷ một con tàu cụ thể Tìm hiểu các phương pháp làm sạch vỏ tàu, sơn tàu và yêu cầu về sơn tàu: Liệt kê các phương pháp làm sạch vỏ tàu tại nhà máy (thủ công, cơ giới ...), nguyên lý hoạt động, khả năng áp dụng của từng phương pháp. Yêu cầu đối với các loại sơn tàu. Loại, số lớp sơn theo các vùng thuộc thân tàu. Các thiết bị sử dụng trong quá trình sơn, và thiết bị kiểm tra. Tìm hiểu các loại khung dàn sử dụng trong quá trình lắp ráp và hàn phân, tổng đoạn. Tìm hiểu về cách lập số liệu, gia công chế tạo, lắp đặt khung dàn phẳng và khung dàn cong Vẽ kết cấu bệ lắp ráp, khung dàn phẳng, khung dàn cong cho một phân đoạn cụ thể tại nhà máy Yêu cầu đối với khung dàn phẳng, khung dàn cong trước khi tiến hành lắp ráp và hàn phân đoạn trên chúng. Tìm hiểu gia công chi tiết, cụm chi tiết liên khớp và phân đoạn. Tìm hiểu tiêu chuẩn áp dụng cho gia công chi tiết, cụm chi tiết liên khớp và phân tổng đoạn. Cơ sở, cách gia công tấm thép cong của vỏ bao thân tàu, cho ví dụ Cơ sở, cách gia công thép định hình cong thuộc kết cấu thân tàu, cho ví dụ Cơ sở, cách gia công lắp ráp và hàn dầm chữ T thẳng và chữ T cong tại nhà máy, cho ví dụ Tìm hiểu qui trình chế tạo cụm chi tiết (như đà ngang cùng các nẹp gia cường cho chúng...) Tìm hiểu cơ sở, quá trình lập files dữ liệu, cắt các chi tiết phẳng trên máy cắt tự động kỹ thuật số CNC Tìm hiểu qui trình lắp ráp, hàn và sơn phân đoạn phẳng, phân đoạn cong, cho ví dụ. Tìm hiểu cách ình dáng phân tổng đoạn phẳng và phân tổng đoạn cong sau khi chế tạo xong Tìm hiểu quá trình đấu đà Công việc chuẩn bị triền đà trước khi đấu đà (như xác định đường tâm tàu, các dấu kiểm tra trên triền, đế kê....), và yêu cầu kỹ thuật. Tìm hiểu cơ sở lựa chọn kết cấu và bố trí đế kê Cách kiểm tra vị trí, căn chỉnh tư thế của phân đoạn, tổng đoạn trên triền, sai lệch cho phép Cách thức cố định tổng đoạn gốc trên triền Cách thức cố định hai phân tổng đoạn với nhau trước khi hàn đấu nối Qui trình hàn giữa 2 phân, tổng đoạn với nhau Cách kiểm tra thân tàu trong quá trình đấu đà và sau khi đấu đà xong; yêu cầu sai lệch cho phép. Các phương pháp kiểm tra trong đóng tàu: Kiểm tra kích thước, hình dáng chi tiết trong và sau khi gia công Các phương pháp kiểm tra kích thước, chất lượng mối hàn tại nhà máy Phương pháp kiểm tra kín nước cho các khoang két tại nhà máy Tìm hiểu về qui trình thử tàu tại nhà máy: Mục đích và qui trình thử nghiêng lệch Mục đích và qui trình thử tại bến Mục đích và qui trình thử đường dài Hải phòng, ngày 16/ 01 / 2010 Trưởng bộ môn Ths. Nguyễn Văn Hân Nội dung 1. Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại công ty TNHH ĐóNG TàU TRUNG Bộ. 1.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với nhà máy. + Những quy phạm của đăng kiểm - Quy phạm hàng hải của nước đăng ký - Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 với nghị định thư 1978, và sửa đổi 1981, 1983 (GMDSS) sửa đổi 1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1996, 1998, và 2000. Công ước quốc tế về ô nhiễm môi trường, MARPOL 1973, với nghị định thư 1978, gồm các phần sửa đổi I, II, IV, V - Quy định IBC, Quy định quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở hàng hoá chất nguy hiểm với các sửa đổi. - Công ước quốc tế về việc xếp dỡ hàng 1966 với các sửa đổi 1971, 1975, 1989. - Công ước quốc tế về đo dung tích tàu (london 1969) - Quy định kênh đào Suez với quy phạm đo tải trọng - Quy định kênh đào Panama với các quy phạm đo tải trọng tàu - Quy định quốc tế về thông tin liên lạc và truyền thanh 1976, 1979, 1983 với các quy định GMDSS. - Công ước quốc tế về sự ngăn chặn va chạm trên biển 1972 và bản sửa đổi 1981 - Quy phạm USCG (ô nhiễm dầu và vệ sinh) đối với tàu mang cờ hiệu nước ngoài - Nghị định thư về mớn nước của ISO số 6954, 1984 (E) giới hạn độ rung động trên tàu - Quy định của IMO A.468, 1981 về mức ồn trên tàu 1.2.Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm kết cấu tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời...Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 1.2.1. Đặc điểm kết cấu tàu dầu. Tàu dầu thường chỉ có một boong - Khoang máy bố trí ở đuôi tàu - Có khoang cách ly ở giữa khoang hàng với các khoang khác - Số lượng vách dọc vách ngang nhiều nhằm giảm ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng, giảm lực quán tính bổ xung. - Miệng hầm có kích thước nhỏ nó có dạng tròn hoặc e líp hoặc hình vuông lượn góc . tuy nhiên kích thước miệng hầm phải đảm bảo đưa người và thiết bị dưỡng khí chui lọt.Thông thường miệng có kích thước 600x600 - Tàu dầu có cầu nối, cầu dẫn đi từ thượng tầng đuôi đến thượng tầng mũi. - Tàu dầu thường có đáy đôi mạn kép. 1.2.2. Đặc điểm kết cấu tàu container. Tàu container tiêu chuẩn có khoang hàng hình khối, chứa nhiều dãy và nhiều chồng thùng Kết cấu tàu container tiêu chuẩn khác với hàng khô thông thường ở chỗ , trên các thành đứng của khoang hàng phải lắp đặt các thanh dẫn hướng thùng.Nó có tác dụng đẩy nhanh quá trình đưa thùng ra, vào và ngăn cản thùng khi tàu chuyển động. 1.2.3. Đặc điểm kết cấu tàu hàng rời. Dùng để chở hàng hoá thể hạt, chở quặng hoặc vật liệu tương đương chưa đóng gói Thiết bị bôc xếp thường là gầu ngoạm nên chiều dày tôn đáy đôi cần tăng thêm Tuỳ theo tuyến hoạt động căn cứ vào điều kiện xếp dỡ của cảng mà ta có thể trang bị thêm cẩu trên tàu hoặc không có cẩu Đáy đôi được thiết kế dâng cao và nghiêng dốc từ hai mạn về mặt phẳng dọc tâm với góc nghiêng lớn hơn góc tự đổ của hàng Dưới boong thiết kế các két đỉnh mạn có vách nghiêng nhằm tránh xô dạt hàng hàng khi tàu lắc ngang trên sang lớn, các két này dùng chứa nước dằn khi tàu chạy không tải và điều chỉnh trọng tâm của tàu Miệng hầm hàng mở rộng tối đa 1.3. Tìm hiểu kết cấu sống mũi, sống đuôi và liên kết giữa chúng với các dàn lân cận, ví dụ: 1.3.1. Sống mũi : 1.3.2. Sống đuôi : 1.4. Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng, nguyên lý hoạt động của chúng. + Lắp hầm hàng tàu 3200 T Được chế tạo bằng thép CT3 gồm 18 cái . - Hầm hàng số 1 Số lượng tấm nắp: 9 Kích thước: 2225x8700 vật liệu:Thép cán cấp A - Hầm hàng số 2 Số lượng tấm nắp: 9 Kích thước :2225x8700 Vật liệu:Thép cán cấp A - Hệ thống bánh xe gồm : trục, thanh giằng, bánh xe được lắp đặt dọc theo 2 bên nắp hầm hàng, mỗi nắp hầm được gắn 4 bánh xe có tác dụng làm chuyển động nắp hầm trên đường mặt thành quầy và có 2 bánh xe to hơn được gắn bên ngoài thanh giằng (lệch tâm so với nắp hầm) có tác dụng làm mất trọng tâm khi nắp hầm chuyển động ra khỏi vị trí thăng bằng đến ví trí đổ. - Khi đóng mở nắp hầm nhờ hệ thống tời neo được nắp đặt trên boong. 1.5. Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi: Khoảng sườn a = 600 mm + Dàn đáy: - Đà ngang đặc : S = 10 - Sống chính, sống phụ S = 10 + Dàn mạn : - Sống mạn T12x200/10x350 - Sườn khoẻ: T12x150/10x350 - Sườn thường: L120x120x12 +Dàn boong: - Sống dọc boong: T10x150/8x350 - Xà ngang khoẻ: T10x150/8x350 - Xà ngang thường : L90x90x8 + Kết cấu sống đuôi: Tôn sống đuôi s = 200x24 và được viền thép f60 Tôn ốp s=300x20 1.6. Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định. + Kết cấu bệ mỏy: - Thành bệ mỏy, mặt băng , cỏc mó gia cường, cỏc căn mỏy + Cỏch xỏc định: Phụ thuộc đường tõm trục chõn vịt, chiều sõu đỏy cỏt te Phụ thuộc vào thụng số kỹ thuật của mỏy chớnh, trọng lượng toàn phần của mỏy 1.7. Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi, dàn đáy vùng gia cường phía mũi tàu. 1.8. Tìm hiểu kết cấu đáy với mạn: đáy với vách ngang, vách dọc: mạn với boong, với vách ngang, vách dọc trên các vùng. 1.8.1. Liên kết đáy với mạn: 1.8.1.1. Vùng khoang hàng kết cấu đáy liên kết với cơ cấu mạn bằng mã tại các sườn thường Tại các vị trí sườn khoẻ liên kết giữa cơ cấu mạn và cơ cấu đáy là các tấm 1.8.1.2. Vùng khoang mũi Tại các sườn trong khoang cách li chúng được liên kết với cơ cấu đáy bằng các mã Tại các sườn khoẻ chúng liên kết với cơ cấu đáy bằng cách hàn trực tiếp bản thành và bản cánh chúng với đáy trên Tại các sườn trong khoang mũi chúng được liên kết với cơ cấu đáy bằng các mã tương tự như khoang cách ly 1.8.1.3. Vùng khoang máy Cơ cấu mạn liên kết với cơ cấu đáy theo hình thức sau: 1.8.2. Liên kết đáy với vách ngang, vách dọc Vách ngang,vách dọc liên kết với đáy bằng cách hàn trực tiếp với tôn đáy trên 1.8.3. Liên kết cơ cấu mạn với boong 1.8.3.1. Vùng khoang hàng Tại các sườn thường chúng được liên kết bằng các mã,tại các sườn khoẻ chúng liên kết bằng các tấm 1.8.3.2. Vùng mũi Tại các sườn thường chúng liên kết với nhau theo các hình thức sau: 1.8.3.3. Vùng khoang máy Liên kết cơ cấu boong với mạn bằng các mã 1.8.3.4. Vùng khoang đuôi 1.8.4.Liên kết vách ngang với mạn. Các liên kết cơ cấu mạn với vách ngang bằng cách hàn trực tiếp tôn vách ngang với tôn mạn trong 1.8.5.Liên kết cơ cấu boong với vách ngang,vách dọc Các liên kết cơ cấu boong với vách ngang bằng cách hàn trực tiếp tôn vách ngang với tôn boong 1.9. Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu. -Ta tìm hiểu trực tiếp tàu HOàNG PHONG 3200T đóng tại công ty TNHH ĐểNG TÀU TRUNG BỘ -Đối với kết cấu chống cháy cho các dàn boong phải thoả mãn yêu cầu sau +Phải đươc cách nhiệt bằng các vật liệu không cháy được duyệt sao cho nhiệt độ trung bình của mặt không bị đốt nóng như buồng máy phải đươc cách nhiệt tốt vì trong buồng máy có két dầu, máy phát điện ... đó là các vât rất dễ cháy –theo công ước Quốc tế là cấp chống cháy A-60 - Đồi với kết cấu chống cháy vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu chúng được làm bằng các vật liệu không cháy và tất cả các vật liệu tham gia vào kết cấu và lắp ráp kết cấu cấp B phải là vật liệu không cháy trừ lớp bọc trang trí ngoài cùng – theo công ước Quốc tế là cấp chống cháy B-15 1.10.Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với con tàu cụ thể. 1.10.1 Thiết bị chằng buộc : Thiết bị chằng buộc như cột bích, sô ma dẫn hướng và các lỗ luồn dây sẽ bố trí lắp đặt theo như bản vẽ bố trí chung. - Dây kéo tàu: Cáp Vinilon cấp hai, đơừng kính 50mm Fd = 300KN có chiều dài 180m - Dây buộc tàu: Số lượng: 04 sợi Chiều dài 140m/ 1 sợi Loại Vinilon cấp hai, đường kính 30mm Fd = 117KN có chiều dài 180m - Lỗ luồn dây: 08 lỗ - Cột bích đôi hàn F225, số lượng 08 chiếc -Thang dây hoa tiêu 02 chiếc dài 3m. Theo TCN – TNC 3612-2022 - Lắp đặt 2 bộ tời neo trên boong dâng mũi. - Loại bơm điện thuỷ lực, dẫn động bằng động cơ thuỷ lực, 2 tang trống 1 tang quấn - Công suất khoảng 13 tấn x 10m/min - Lắp đặt 2 bộ tời chằng buộc trên boong dâng lái. - Loại bơm điện thuỷ lực dẫn động bằng động cơ thuỷ lực 2 tang trống, 1 tang quấn - Công suất: 10 tấn x 15m/min +Điện thuỷ lực - Hệ thống điện thuỷ lực đối với thiết bị boong sẽ như sau: - Hệ thống điện thuỷ lực hướng mũi. - Vị trí : Kho thuỷ thủ trưởng - Công suất : - Hệ thống điện thuỷ lực hướng lái. vị trí : buồng máy lái công suất : 2 tời chằng buộc cùng hoạt động ở công suất định mức - Mỗi tổ máy có hai bơm thuỷ lực giống nhau nối liền với động cơ điện, các phụ tùng thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. - Bật và tắt điện tại hộp điện - Hệ thống tời –neo, dao chặn xích nằm trên thượng tầng mũi. Hệ thống neo là một thiết bị dùng để giữ cho tàu đứng yên dưới tác dụng của ngoại lực đó. Hay nói cách khác neo là một tổ hợp kết cấu dùng để định vị tàu . Trên mỗi một con tàu thường được trang bị neo chính và neo phụ. Neo chính thường đặt ở mũi còn có tên gọi là neo dừng, vì mũi tàu có dạng thoát nước nên làm giảm sức cản tốt hơn. Hơn nữa khoang mũi thường không được sử dụng, nên dùng làm hầm xích neo rất thuận tiện. Neo phụ được đặt ở phía đuôi tàu còn được gọi là neo hãm. Bởi vì việc bố trí neo ở đuôi tàu sẽ không thuận lợi cho sự va đập của dòng nước chảy vào chong chóng và bánh lái. Thông thường neo chính và neo phụ không được thả cùng một lúc. Neo Holl: Là loại neo được sử dụng rộng rãi hiện nay. Cán neo và đế neo được đúc rời. Hai lưỡi neo có thể quay một góc 45o so với cán neo, nên cả hai lưỡi neo đều cắm xuống nền đất. Loại neo này tính cơ giới hoá cao, thời gian thả neo nhanh, tháo lắp dễ dàng. Trọng lượng neo từ (100 á 8000) KG, lực bám bằng 3á4 lần trọng lượng neo HOàNG PHONG 3200T dùng loại neo Holl như hình bên dưới ; Cấu tạo neo Holl 1 - cán neo; 2 - đế neo; 3 - lưỡi neo; 4 - thanh ngang; 5 - móc neo; 6 - cái chốt an toàn; 7 - gờ định vị 1.10.2. Bạt che Bạt che là loại nhựa vinylon, không thấm nước. Bạt che cho la bàn, la bàn con quay, đèn pha, loa, tang trống của tời neo và tời chằng buộc và các tời trên boong hở, hộp đồng hồ đo mức, nắp hầm hàng kín dầu. 1.10.3. Lan can Lan can, rào chắn được lắp đặt như sự bố trí chung. Các lan can được nhúng kẽm nóng sau khi gia công. Kích thước và vật liệu của lan can như sau: Vị trí Chiều cao (mm) Đường kính thanh trên. (mm) Đường kính thanh dưới. (mm) Cột (mm) Boong chính, boong dâng mũi 1,000 40 A (SPP.) 19 Thanh thép tròn 75x12 Thanh thép dẹt boong dâng lái 1,000 40 A (SPP.) 19 thanh thép tròn 75 x 12 Thanh thép dẹt Boong La bàn 1,000 75 x 12 SUS 304 Lan can bằng ống thép có đường kính ngoài là 34mm mạ kẽm được lắp ở vách ngoài của boong ở và vị trí cách sàn 1000mm 1.11.Tìm hiểu bố trí chung buồng máy, bố trí hệ trục chân vịt. +Buồng máy được bố trí một máy chính, hai máy đèn hai két dầu FO, hai két dầu DO, két dầu tuần hoàn LO, két dầu cặn, hầm hút nước, hệ thống van, bơm. Trên sàn buồng máy được bố các tủ điện, máy nén khí.... + Hệ trục chân vịt gồm : ống bao, trục, các gối đỡ, mặt trúc tô, chong chóng, thiết bị gia công cơ khí 1.12.Tìm hiểu bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cứu hỏa, hệ thống tín hiệu, phương tiện cứu sinh trên tàu. 1.12.1. Điều hoà và hệ thống thông gió 1.12.1.1. Điều hoà Hệ thống điều hoà cho khu vực ở sẽ được lắp máy điều hoà loại liền để làm mát hoặc làm nóng thông qua ống thông gió ở mạch kín. Lắp đặt máy điều hoà loại liền Công suất khí qua ống thông gió được điều chỉnh bằng máy khuếch tán lắp trong mỗi cabin Hệ thống được thiết kế để duy trì trong những điều kiện sau: Không khí bên ngoài Không khí bên trong Nước biển Nhiệt độ độ ẩm Nhiệt độ độ ẩm Nhiệt độ Mùa hè 35oC 70% RH 27 oC 50% RH 32 oC Mùa đông -15oC DB - 20 oC DB 50% - Loại máy điều hoà như sau: - Máy điều hoà loại liền - Làm nóng : làm nóng bằng hơi 100%, bằng điện 50% - Làm mát : làm mát bằng cách mở rộng trực tiếp R 404A - Cấp khí : hệ thống ống dẫn riêng lẻ - Buồng tắm, nhà vệ sinh, buồng giặt là không có hệ thống thông gió. - Lắp đặt báo động cho máy điều hoà tại buồng điều khiển máy. - Sự lưu thông không khí phải được thực hiện để 50% không khí sạch sẽ được duy trì Bầu hâm và bầu làm mát: khoang hải đồ, buồng radio, buồng bếp và nhà tời. Sinh hàn được lắp trong buồng điều khiển máy như tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Sinh hàn làm mát và bầu hâm bằng điện được lắp trong buồng bếp. Thử hệ thống điều hoà trước ngày giao tàu. 1.12.1.2. Hệ thống thông gió. Quạt thông gió hướng trục và quạt thông gió li tâm dẫn động bằng động cơ điện được lắp đặt như sau: *)Buồng máy: Loại quạt thông gió hướng trục, đảo chiều công suất : 700m3/min 40mmAq số lượng ; 2 bộ *)buồng bếp, buồng CO2 : Loại quạt thông gió : loại tự xả hướng trục Công suất: 40 lần cho nhà bếp,6 lần cho buồng CO2 và buồng bọt trong 1 giờ. số lượng : 1 bộ Vòm che bằng thép không gỉ (SUS 304) được lắp trong buồng bếp khu sinh hoạt Loại quạt thông gió hướng trục tự xả khí Số lượng: 1 bộ *)buồng máy phát sự cố Loại quạt thông gió hướng trục số lượng : 1 bộ *)buồng chân vịt mũi Loại quạt thông gió đảo chiều hướng trục :Số lượng 1 bộ *) buồng máy lọc (nếu cần) Loại quạt thông gió tự xả hướng trục Số lượng : 1 bộ 1.12.1.2.1. ống thông gió (1) ống điều hoà - Lắp đặt ống thông gió như sau: ống chính : ống thép mạ kẽm 0.8 ~1.0 mmt với độ cách điện bằng bông thủy tinh dầy 25 mm ống phân nhánh tương tự như ống chính ống khí sạch và ống khí tuần hoàn bằng thép mạ kẽm dầy 0.8mm, không cách điện Đường dẫn không khí sạch (2) ống thông gió cưỡng bức ống thông gió cưỡng bức làm bằng thép và độ dầy được xác định bằng chiều rộng ống thông gió ,ống khí được làm bằng thép. Đường khí vào được chú ý đặc biệt để tránh nước biển/ muối vào ống cũng như là để tránh tiếng động. 1.12.1.2.2. Hệ thống thông gió tự nhiên Hệ thống thông gió tự nhiên kiểu hình nấm, cổ vịt hoặc loại treo tường được lắp đặt cho các khu vực mà không có hệ thống thông gió cưỡng bức bao gồm buồng ắc quy và kho. Thông gió tự nhiên có lắp thiết bị đóng mở loại gắn bản lề. 1.12.2. Hệ thống cứu hoả + Giới thiệu chung Chữa cháy bằng nước cố định 06 bình CO2 68 lít trong buồng CO2 01 bình tạo bọt xách tay loại 20 lít ( Trong buồng máy) 03 bình CO2 loại 6 kg ( một buồng láI, một ở nhà bếp và một ở buồng máy) 06 bình bọt xách tay AB10 loại 10 lít 01 bộ dụng cụ chữa cháy cá nhân, bao gồm: + 01 bộ quần áo chữa cháy. + 01 đôi ủng, 01 đôi găng tay cao su cách điện. + 01 mũ cứng chịu va chạm. + 01 đèn ắc quy xách tay. + 01 rìu + 01 thiết bị thở độc lập. Những thiết bị sau được trang bị chống cháy trên mỗi khoang. Buồng máy - Hệ thống cứu hoả CO2 - Hệ thống cứu hoả bằng nước biển - Bình cứu hoả xách tay Khu vực ở - Bình cứu hoả xách tay Khu vực hàng - Hệ thống bọt cố định - Hệ thống cứu hoả bằng nước biển. - Bình cứu hoả xách tay Các khu vực khác - Bình cứu hoả xách tay - Hệ thống cứu hoả bằng nước biển Kho sơn - Hệ thống cứu hoả bằng nước Buồng máy - Hệ thống cứu hoả cục bộ - Hệ thống cứu hoả đặt ở các vị trí sau: - Main propulsion and power generation - Máy phát điện - Nồi hơi - Lò đốt rác - Purifiers for heated fuel oil - Máy lọc dầu F.O 1.12.2.1.Vòi lấy nước chữa cháy Vòi nước chữa cháy được đặt ở boong hở, khu vực ở, buồng máy Hệ thống nước biển độc lập cho kho sơn được lắp đặt theo yêu cầu quy phạm/ đăng kiểm. Sự bố trí vòi nước, vòi rồng theo yêu cầu đăng kiểm. Vòi nước có đường kính 50A và van và được trang bị các ống nối. 1 số ống vòi mềm đặt ở khu vực ở, buồng máy và các khoang khác được yêu cầu bởi đăng kiểm. Vật liệu của bản lề và tay gạt của hộp vòi rồng được thiết kế là loại SUS 304 hoặc hơn Vật liệu của hộp vòi rồng trên boong hở làm bằng SUS 304 và các vật liệu khác của F.R.P Khởi động và dừng bơm cứu hoả từ CCR và buồng máy. Lắp đặt hộp điện bờ. 1.12.2.2. Hệ thống cứu hoả bằng CO2 Hệ thống cứu hoả khí CO2 áp lực cao được sử dụng trong buồng máy gồm bình khí CO2, đường xả, vòi phun, thiết bị tháo nhanh như yêu cầu quy phạm. Các van cần thiết, hộp...... được cung cấp theo yêu cầu quy định và theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Hệ thống cứu hoả phun sương có thể sử dụng thay cho hệ thống cứu hoả CO2 1.12.2.3. Bơm cứu hoả sự cố 1 bơm cứu hoả khẩn cấp được lắp đặt trong buồng máy lái theo yêu cầu của đăng kiểm. Nút khởi động / dừng được lắp ở buồng chỉ huy cho bơm cứu hoả khẩn cấp. 1.12.2.4. Thiết bị cứu hoả - Bình cứu hoả xách tay (CO2): buồng máy, buồng điều hoà, buồng bếp. - Bình cứu hoả xách tay (bột ) tất cả các khu vực - Bình cứu hoả di động ( bột 45l) buồng máy - Bình cứu hoả cố định (135l) buồng máy - Thiết bị cho lính cứu hoả 4 bộ vị trí và số lượng được xác định theo yêu cầu của đăng kiểm. - Cung cấp 10 mặt nạ thoát hiểm. - Sơ đồ bảo dưỡng an toàn, sách hướng dẫn sử dụng an toàn phương tiện cứu hoả được lắp trên buồng lái và buồng ăn. 1.12.2.5. Hệ thống báo cháy. Lắp đặt hệ thống báo cháy khu vực ở Hệ thống báo động và báo cháy lắp đặt theo hệ thống báo động chung. Hệ thống báo động được cấp từ nguồn điện xoay chiều 220V. Lắp đặt hệ thống báo cháy trong buồng máy, cầu thang, hành lang, cửa thoát hiểm ở các khu vực ở. Panel điều khiển được lắp trong buồng lái. Thiết bị báo cháy loại khói hoặc nhiệt phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. Lắp đặt 3 đèn nháy màu đỏ trong buồng máy. 1.12.3. Đèn hàng hải và đèn tín hiệu. Đèn hàng hải và đèn tín hiệu được lắp đặt như sau: (1) Đèn hàng hải và thiết bị chỉ báo 1 bộ đèn hàng hải loại đèn..(duplicate lamp) theo quy định, 2 đèn cột, 1 đèn mạn và 1 đèn đuôi được lắp đặt và panel chỉ báo đèn hàng hải được lắp trên buồng lái Thiết bị chỉ báo đèn hàng hải với chuông báo động hoặc còi và đèn báo được trang bị trên buồng máy. Panel chỉ báo đèn hàng hải được cấp từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố. Mỗi đèn được cấp trực tiếp từ nguồn điện xoay chiều 220V trên bảng điện chính và nguồn điện xoay chiều 220V trên bảng điện phụ. (2)Đèn neo :1 đèn neo 60W lắp trên mũi tàu và đuôi tàu, công tắc điều khiển lắp trên panel chỉ báo đèn hàng hải và được cấp từ nguồn điện xoay chiều 220V. (3)Đèn mất khả năng điều động: Lắp đặt 2 đèn đỏ 60W trên cột rađa. Đèn được cấp từ nguồn điện xoay chiều 220V và công tắc điều khiển lắp trên panel chỉ báo đèn hàng hải. (4)Đèn tín hiệu :Lắp đặt 1 bộ đèn tín hiệu (20W x 3) trên cột rađa và 2 morse key. (5)Đèn tín hiệu ban ngày ( loại xách tay) Bố trí lắp đặt 1 bộ đèn tín hiệu (60W) trên buồng máy và lầu lái. Đèn được cấp từ nguồn điện 1 chiều 24V. (6) Đèn tín hiệu Lắp đặt 4 đèn màu trắng kín nước 40W, 220V, dòng điện xoay chiều trên cột ra đa. Lắp đặt 2 đèn màu xanh kín nước 40W, 220V, dòng điện xoay chiều trên cột ra đa. Lắp đặt 4 đèn màu đỏ kín nước 40W, 220V, dòng điện xoay chiều trên cột ra đa. Lắp đặt 1 đèn báo hàng nguy hiểm 60W trên cột ra đa. Lắp đặt 1 đèn máy lái (màu xanh) 40W trên cột mũi sau lái. 1.12.4. Thiết bị cứu sinh - Thiết bị vô tuyến điện cứu sinh - Pháo hiệu cấp cứu - Trang bị cứu sinh cá nhân - Phương tiện cứu sinh tập thể - Trang bị 01 thiết bị phóng dây ( 4 đầu phóng + 4dây) - Trang bị cung cấp phòng nạn - Trang bị 02 thang dây cứu sinh dài 15m 1.12.4.1 Xuồng cứu hộ:1 GRP, xuồng cứu hộ loại chống cháy, hạ tự do được lắp ở phía lái boong B. Sức chứa : 18 người 1.12.4.2. Cẩu và tời xuồng cứu hộ Cẩu xuồng loại A- frame có kích thước thích hợp được lắp đặt với tời dẫn động bằng động cơ điện thuỷ lực. Cẩu xuồng cũng được lắp đặt cho hệ thống phục hồi. 1.12.4.3. Xuồng cứu sinh và cẩu xuồng 1 xuồng cứu sinh loại bơm hơi có kích thước phù hợp được lắp trên boong A mạn phải. Cẩu được trang bị cho xuồng cứu sinh và bè cứu sinh theo yêu cầu quy phạm và bao gồm móc tháo tự động Cẩu chỉ có chức năng nâng hạ xuồng Loại dẫn động bằng động cơ điện. Công suất : 1.8 x 3.8 m 1.12.4.4. Bè cứu sinh Bè cứu sinh kiểu bơm hơi có sức chứa cho 18 người được lắp cùng với hộp đựng tháo nhanh trên boong A mạn trái. Cẩu bè cứu sinh có công suất tải 18 người với thiết bị nâng trên boong A mạn phải 1 bè cứu sinh loại bơm hơi có sức chứa cho 6 người đặt trên boong chính hướng mũi. 1.12.4.5. áo cứu hộ và phao tròn. Mỗi người được trang bị áo cứu hộ và để ở vị trí dễ lấy trong ca bin. Trang bị 6 áo cứu hộ trong kho thuỷ thủ trưởng. Dự phòng 4 áo phao cứu hộ cho người bảo vệ. Trang bị 10 phao tròn và treo gọn ở vị trí dễ sử dụng trên boong thời tiết. Trang bị 3 bộ quần áo giữ nhiệt 1.12.4.6. Tín hiệu báo nguy hiểm: Tín hiệu báo nguy hiểm được trang bị như sau: 5 đèn tự đánh lửa phát sáng (loại ắc quy điện) 3 tín hiệu báo khói 12 pháo hiệu 1 thiết bị quăng dây 1.13. Tìm hiểu các công ước quốc tế. - Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 với nghị định thư 1978, và sửa đổi 1981, 1983 (GMDSS) sửa đổi 1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1996, 1998, và 2000. Công ước quốc tế về ô nhiễm môi trường, MARPOL 1973, với nghị định thư 1978, gồm các phần sửa đổi I, II, IV, V - Quy định IBC, Quy định quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở hàng hoá chất nguy hiểm với các sửa đổi. - Công ước quốc tế về việc xếp dỡ hàng 1966 với các sửa đổi 1971, 1975, 1989. - Công ước quốc tế về đo dung tích tàu (london 1969) - Quy định kênh đào Suez với quy phạm đo tải trọng - Quy định kênh đào Panama với các quy phạm đo tải trọng tàu - Quy định quốc tế về thông tin liên lạc và truyền thanh 1976, 1979, 1983 với các quy định GMDSS. - Công ước quốc tế về sự ngăn chặn va chạm trên biển 1972 và bản sửa đổi 1981 - Quy phạm USCG (ô nhiễm dầu và vệ sinh) đối với tàu mang cờ hiệu nước ngoài - Nghị định thư về mớn nước của ISO số 6954, 1984 (E) giới hạn độ rung động trên tàu - Quy định của IMO A.468, 1981 về mức ồn trên tàu 2. tìm hiểu và thực hành công nghệ đóng tàu tại công ty 2.1. Tìm hiểu điều kiện thi công tại công ty. 2.1.1. Sơ đồ mặt bằng. 2.1.2. bố trí mặt bằng sản xuất và một số trang thiết bị chính của công ty - Bố trí mặt bằng sản xuất Công ty: Hạng mục Thông số cơ bản ĐVT Số lượng Cổng vào xưởng Rộng 7 m m Nhà bảo vệ 3 x 3 m m2 9 Lán để xe công nhân 5 x 13 m m2 65 Nhà tời 7 tấn (5 x 5) m m2 25 25 tấn (5 x 5) m m2 25 10 tấn (3 x 3) m cái 2 Triền tàu 3.000 DWT m2 4.000 Triền tàu 2.000 DWT m2 6.800 Cầu tàu 3.000DWT 9 x 40 m m2 360 Bãi lắp giáp Tổng diện tích m2 4.074 Đường nội và ngoại nhà máy m2 2.983 Thiết bị nâng hạ Cần trục 20/5 T Cái 02 Cần cẩu 50 T Cái 01 Cần cẩu 12,5T Cái 01 Các thiết bị chính Máy ép thủy lực 800T Cái 01 Máy ép ma sát 100T Cái 01 Máy cắt tôn CNC 3 x12m Cái 01 Máy cắt tôn thủy lực các loại Cái 02 Máy uốn thép ống Cái 01 Máy uốn thép hình Cái 01 Máy hàn bán tự động Cái 10 Máy hàn một chiều Cái 50 Thiết bị gia công cơ khí cắt gọt (tiện, phay, bào,....) Cái 12 Điện dùng cho thi công Trạm biến áp 800 KVA Trạm 01 - Mặt nước - Chiều dài tổng thể: 145 m - Chiều rộng lòng sông: 220 m - Mớn nước hạ thủy TB : 3,2 m - Mớn nước hạ thủy theo con nước: 3,8 m - Chiều sâu lòng sông khu vực cầu tầu: 6,0 m + Lượng thép thi công ≥ 4.000 tấn /năm. 2.2. sơ đồ tổ chức quản lý 2.2.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của nhà máy Giám đốc Kỹ thuật TCKT Vật tư KCS Tổng hợp LĐ tiền lương llllllllllương lươngương lương Bảo vệ Bảo hộ LĐ PX vỏ 1 PX vỏ 2 Cơ khí Cơ điện điện Kế hoạch 2.2.2. Nhiệm vụ chức năng từng bộ phận - Giám đốc: Là người đại diện cho nhà nước và công nhân viên chức quản lý nhà máy, giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động của nhà máy theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước ban hành. Giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo tổ chức và hoạt động của đại hội công nhân viên chức, Đảng Uỷ, Công Đoàn, thanh niên, Ban thanh tra công nhân. Phải định kỳ thông báo tình hình hoạt động của nhà máy với đảng uỷ và hội đồng xí nghiệp. - Kỹ thuật: Quản lý và triển khai các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, vật tư , lao động. Triển khai các bước công nghệ kỹ thuật, giám sát chất lượng kỹ thuật. - Kế hoạch: Quản lý và triển khai các kế hoạch sản xuất do cấp trên giao và của nhà máy. Thực hiện ký kết và thanh lí các hợp đồng sản phẩm. - Tổng hợp: Bao gồm tổ chức và hành chính. Có chức năng tổ chức thực hiện và quản lí hành chính. Quản lí hồ sơ và tổ chức cán bộ. - Lao động tiền lương: Quản lý lao động. Thực hiện các chế độ chính sách về lao động, tiền lương. - Tài chính kế toán: Quản lý tài chính và giám sát tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ cuả nhà máy. - Vật tư: Quản lý, mua sắm, cấp phát vật tư theo định mức kỹ thuật. - KCS: Là bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập vào, kiểm tra và nghiệm thu các thông số kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hoàn thành. - Bảo vệ: Có chức năng giữ gìn trật tự, an ninh của nhà máy. Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhà máy, tránh không cho tài sản thất thoát ra ngoài. - Bảo hộ lao động: Thực hiện các nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động theo chế độ về bảo hộ lao động của nhà máy - Phân xưởng vỏ, cơ khí, cơ điện: Thực hiện sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.Có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện đung theo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. 2.3. thống kê thiết bị sử dụng trong đóng tàu tại công ty 2.3.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy lốc đĩa Máy lốc đĩa gồm hai thành phần chính là khung bệ và thành phần truyền động. Bộ truyền động bao gồm hai hệ thống truyền động: + Hệ thống truyền động 1 bao gồm động cơ môtơ, hộp số, dãy con lăn, có thể quay trái hoặc phải để đưa tôn ra hoặc vào. + Hệ thống truyền động 2 gồm môtơ gắn với cần trục tay đòn, đầu tay đòn có gắn bánh xe đĩa, hệ thống cần trục này có thể chuyển động lên xuống để năng hạ đĩa. Máy lốc đĩa dùng để uốn các tấm tôn theo hình dáng vỏ bao thân tàu, uốn mép tấm và bẻ mép. *) Nguyên lý hoạt động: Hệ thống đĩa và con lăn cùng quay, đồng thời đĩa từ từ hạ xuống tạo áp lực uốn tôn theo rãnh giữa đĩa và con lăn. *)Yêu cầu : Trước khi đưa tôn vào uốn phải đánh dấu các đường uốn, vị trí sườn để tiện kiểm tra bằng dưỡng mẫu. Chú ý mép của tấm dễ bị rạn nứt nên khi uốn đĩa phải được hạ từ từ và bắt đầu từ phía có bán kính cong nhỏ nhất. - Máy lốc đĩa chủ yếu dùng để lốc các tấm tôn vỏ, có độ cong, độ vặn - Chiều dày tấm tôn 16mm công suốt khoảng 20 tấn/tháng. Máy lốc đĩa 2.3.2. Máy cắt tôn bán tự động - Tính năng kỹ thuật : + Đối với các chi tiết đơn giản và đường cắt chỉ là đường thẳng vì rùa cắt chỉ chạy trên đường thẳng. Vì vậy những chi tiết đơn giản cũng được cắt bằng rùa cắt. Rùa cắt được sử dụng một cách linh hoạt vì kích thước của nó nhỏ ngọn, có thể dùng ở nhiều nơi : tại xưởng hoặc ngoài bệ lắp rỏp. Rùa cắt còn được sử dụng để cắt lượng dư tôn hay còn dùng để vát mép chuẩn bị mối hàn Máy cắt tôn bán tự động 2.3.3. Máy hàn (máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều, máy hàn bán tự động có khí co2 bảo vệ) a. Cấu tạo: Thực chất máy hàn là một dạng đặc biệt của máy biến áp, gồm có: + Các cuộn dây sơ cấp. + Các cuộn dây thứ cấp. + Lõi thép. + Vỏ máy(được cách điện và có tay quay để chỉnh mức độ dòng hàn). + Cầu dao đóng ngắt. + Đồng hồ đo điện áp. + Dây dẫn đến que hàn. b. Nguyên lý hoạt động: Giữa hai cuộn sơ cấp và thứ cấp đặt một lõi thép di động A nhằm tạo ra sự phân nhánh của từ thông trong máy. Nếu lõi A nằm trong mặt phẳng gông từ B thì ỉrẽ lớn nên ỉ2 đi qua lõi của cuộn thứ cấp giảm nên suất điện động xuất hiện trong cuộn thứ cấp giảm làm cường độ dòng điện trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại nếu lõi A đi qua tạo khoảng không lớn thì ỉrẽ nhỏ làm suất điện động cảm ứng lớn do đó dòng điện trong mạch hàn sẽ lớn. c. Phân loại : Có hai loại máy hàn là máy hàn 1 chiều và máy hàn xoay chiều Máy hàn 1 chiều có điện áp 45Vá55V. Máy hàn xoay chiều điện áp khoảng 60V . Máy hàn một chiều có ưu điểm là có thể hàn được những vật dày, mối hàn cần độ ngấu cao khi đó người ta phải đấu nghịch . Que hàn với cực dương (+). Vật hàn với cực âm (-) Còn khi hàn cơ cấu thường những vật mỏng thì dùng máy hàn xoay chiều và máy hàn một chiều ở chế độ đấu thuận. Que hàn với cực âm (-) Vật hàn với cực dương (+). Khi cần hàn những vật dày hơn và cần độ ngấu mối hàn cao hơn nữa so với chế độ đấu nghịch thì người ta có thể đấu song song hai máy hàn một chiều. d. Dòng hàn: Máy hàn sử dụng dòng hàn 80Á500A . Giả sử que hàn f4 thì dòng hàn ở các tư thế hàn sẽ khác nhau: Với dòng hàn dùng cho hàn bằng thì dòng hàn khoảng 180A. Hàn trần: dòng hàn chỉ bằng 70% dòng hàn ở hàn bằng tức là khoảng 126A. Hàn leo: dòng hàn bằng khoảng 80á 90% dòng hàn khi hàn bằng, tức khoảng 124á162A. Máy hàn xoay chiều Máy hàn bán tự động CO2 2.3.4. Thiết bị nâng hạ. Công ty trang bị - 1 cẩu 50 tấn -1 cẩu 18 tấn -1 cẩu tự hành 2,5 tấn -1 xe nâng Xe cẩu 50 tấn Xe cẩu 18 tấn Xe nâng + Cần cẩu 50 tấn: - Tầm với xa nhất 28m sức nâng 100 kg - Tầm với gần nhất 3m sức nâng 50.000kg + Cần cẩu 18 tấn: - Tầm với xa nhất 18 m sức nâng 50 kg - Tầm với gần nhất 2m sức nâng 15.000kg + Cần cẩu 2,5 tấn: - Tầm với xa nhất 4,5m sức nâng 800 kg - Tầm với gần nhất 2m sức nâng 2.000kg + 1 xe nâng - Sức nâng 5 tấn 2.3.5. Thiết bị làm sạch và phun sơn. - Máy nén khí phục vụ phun cát. - Máy nén khí loại nhỏ phục vụ phun sơn. - Máy phun sơn. - Các loại máy cầm tay phục vụ đánh bóng và làm sạch bề mặt. - Thiết bị kiểm tra sơn: Máy đo nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí, máy kiểm tra độ dày của sơn. Máy nén khí Máy phun sơn Máy phun cát Máy nén khí 2.4. Tìm hiểu cách lập phương án phân chia phân tổng đoạn và phương án thi công một con tàu cụ thể tại công ty. 2.4.1. Tỡm hiểu cỏch lập phương ỏn + Nguyờn tắc phõn chia phõn tổng đoạn Điều kiện nhà mỏy: - Sức nõng cần cẩu - Mặt bằng và trang thiết bị - Trỡnh độ kỹ thuật và cụng nhõn - Đặc điờm kết cấu của tàu - Kớch thước phân đoạn, tổng đoạn phải đạt đến giỏ trị lớn nhất, nhưng phải đảm bảo trong phạm vi của thiết bị nõng hạ cũng như thiết bị vận chuyển. - Chiều dài phõn đoạn cố gắng lấy bằng bội số của kớch thước tấm tụn ( 6m, 12m . . .). - Đường bao phõn đoạn cố gắng thẳng, liờn tục, khụng cú chỗ gẫy khỳc để thuận tiện cho việc lắp rỏp. - Trỡnh tự lắp rỏp cỏc phõn tổng đoạn phải đảm bảo ứng suất hàn là nhỏ nhất ở những vị trớ cú kết cấu khụng liờn tục nhằm trỏnh rạn nứt. - Đảm bảo trong cỏc tổng đoạn, phần lớn cỏc khoang đều kớn. + Khụng để cỏc mối nối phõn tổng đoạn ở khu vực cú nhiều mỏy múc thiết bị. Nếu tàu cú khoang cỏch ly thỡ mối nối cỏc phõn đoạn, tổng đoạn để giữa 2 vỏch của khoang cỏch ly (nếu khoảng cỏch giữa cỏc vỏch khoang cỏch ly lớn hơn 600mm). Khụng để đường nối cỏc phõn đoạn, tổng đoạn ở cỏc vị trớ cú độ cong phức tạp của tụn bao và ở cỏc vựng cú ứng suất tập trung. - Nếu tàu ở hệ thống kết cấu dọc thỡ phải kết hợp phõn chia thành nhiều phõn đoạn theo chiều rộng tàu. + Khoảng cỏch từ đường phõn chia phõn đoạn đến sườn, cơ cấu gần nhất thường lấy 200mm hoặc 1/2 khoảng sườn. + Khoảng cỏch từ đường nối từ tổng đoạn đến vỏch ngang phải lớn hơn ớt nhất 1/3 khoảng sườn. - Phương pháp lắp ráp: + Phương pháp lắp ráp liên khớp: Hình thành thân tàu từ các chi tiết, các phân đoạn phẳng và được phát triển từ giữa tàu về mũi và đuôi tàu. + Phương pháp đóng úp tổng đoạn đuôi và mũi và sau đó cẩu lật đấu vào thân tàu (Thân tàu phần giữa tàu lắp ráp bằng phương pháp liên khớp ) + Thi công ca bin bằng phương pháp phân tổng đoạn và lắp ráp trang thiết bị trên boong, trong khoang và sơn tàu, hoàn thiện các công việc khác trước khi hạ thủy. + Phương pháp hạ thủy tàu bằng phương pháp xe kéo ngang sang triền dọc và cho tàu xuống nước bằng hệ thống xe triền và tời kéo dọc. - Gia công, lắp đặt cơ - điện: + Gia công chế tạo phần cơ khí, thiết bị boong, hệ trục. Lắp đặt hệ động lực, hệ trục chân vịt, hệ trục lái, hệ thống lái, hệ thống ống trong và ngoài buồng máy… + Lắp đặt hoàn thiện hệ thống điện hàng hải. *Phương ỏn thi cụng một con tàu cụ thể tại cụng ty. Vớ dụ: Phương ỏn thi cụng tàu hàng khụ 3200 T tại cụng ty TNHH đúng tàu TRUNG BỘ - Dàn đỏy đụi được thi cụng trờn bệ - Dàn mạn boong phần khoang hàng được chia làm 4 phõn đoạn và thi cụng trờn bề mặt của dàn đỏy - Dàn vỏch được thi cụng trờn bệ phẳng - Vựng đụi, khoang mỏy, vựng mũi được chia thành cỏc phõn đoạn nhỏ sau đú cẩu lắp ghộp đấu tổng đoạn - Thượng Tầng lầu được chia thành cỏc phõn đoạn nhỏ sau đú đấu thành tổng đoạn. 2.4.2. Thống kê và tìm hiểu cơ lý tính của các loại vật liệu đống tàu hiện nay tại công ty. 2.4.3. Thực tập phóng dạng và chế tạo dưỡng mẫu. 2.4.3.1. Mục đích của công việc phóng dạng . Các bản vẽ của các nhà thiết kế thường vẽ với tỉ lệ 1:100; 1:50 ;1:25 ;1:10 . Với tỉ lệ đó ,thực tế kích thước con tàu chưa được xác định chính xác .Để có thể khai triển gia công chi tiết và lắp ráp thân tàu được ta phải phóng dạng tuyến hình tàu thành tỉ lệ 1:1 .Như vậy ,mục đích của công tác phóng dạng : -Xác định chính xác hình dáng và kích thước thực của con tàu . -Tiến hành khai triển để xác đinh kích thước thực và hình dáng thực của từng kết cấu cụ thể -Làm dưỡng để phục vụ quá trình thi công ,lắp ráp ,kiểm tra . 2.4.3.2. Yêu cầu, kết cấu của sàn phóng và điều kiện thực tế tại nhà máy . a) Yêu cầu của sàn phóng: -Phải đặt gần phân xưởng gia công chi tiết . -Nơi làm việc của sàn phóng dạng phải dảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên , phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông . -Đủ diện tích làm việc và đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy . -Diện tích sàn phóng dạng phải đủ để vẽ 3 hình chiếu, Ngoài ra còn cần diện tích để khai triển tôn ,để xếp các dưỡng ,các dụng cụ phóng dạng,các máy móc khác ... b) Kết cấu của sàn phóng . -Sàn phóng phải đảm bảo bền chắc ,bằng phẳng ,nhẵn và ít bị biến dạng do ảnh hưởng của thời tiết .Góc nghiêng của sàn phóng dạng về mọi phía không được vượt quá 1/2000 .Độ lồi lõm cho phép 1mm/1m chiều dài và 3mm/6m chiều dài .Để kiểm tra độ nghiêng ngang của mặt sàn ,người ta dùng ống thuỷ bình kết hợp với các cọc mốc hoặc dùng máy trắc địa ,kiểm tra độ lồi lõm của sàn ,người ta dùng lát gỗ dài thẳng . -Mặt sàn phóng dạng có thể làm bằng tôn ,bằng gỗ ,bằng chất dẻo hoặc các tấm hợp kim nhôm.Nếu mặt sàn làm bằng gỗ thì dùng các phiến gỗ có chiều dày (754100) mm ,chiều rộng (1004150)mm đặt ngang sàn .Có thể làm bằng nhiều lớp gỗ để tránh cong vênh . Dưới lớp gỗ là lớp nhựa đường chống ẩm và dưới cùng là lớp bêtông. Các phiến gỗ được ghép xuống mặt sàn bằng đinh và các đinh đó phải ngập sâu vào thân gỗ để đảm bảo có thể bào mặt sàn . -Mặt sàn phóng dạng thường được sơn một lớp sơn màu xám nhạt . Sau mỗi lần vẽ xong cho một con tàu để tránh nhầm lẫn người ta lại sơn lại . -Nếu dùng mặt sàn làm bằng chất dẻo ,mặt sàn này chịu ma sát tốt và không bị biến dạng do ảnh hưởng của thời tiết . -Trong nhà sàn cần trang bị một số thiết bị như :cưa ,máy bào ,máy khoan để phục vụ cho việc chế tạo mẫu ,các cẩu trọng tải từ (0,541)T ,để vận chuyển dưỡng mẫu . 2.4.3.3. Điều kiện thực tế của nhà máy . Hiện nay công ty TNHH Đúng tàu TRUNG BỘ đang trong quá trình quy hoạch mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện nên các con tàu hiện đang được đóng tại nhà máy được tiến hành phóng dạng trên một sàn phóng tạm thời chưa đảm bảo các yêu cầu . Tuy nhiên trong thời gian ngắn công ty sẽ đưa vào sử dụng một sàn phóng cổ điển đảm bảo được yêu cầu trên .Sàn phóng hiện tại có các thông số : -Diện tích của sàn phóng 10 x 18 (m), mặt sàn nằm sát với mặt đất đươc san phẳng -Cấu tạo sàn phóng :được ghép bởi các tấm tôn có chiều dày 10 mm, trên bề mặt có phủ lớp sơn màu nâu . -Các dụng cụ phục vụ cho việc vẽ tuyến hình và cho công việc làm dưỡng : thước vuông góc chữ T ,thước thẳng ,thước thép cuộn ,các lát gỗ mỏng, compa có khẩu lớn ,dây bật phấn ,quả rọi ,các vật đè ,các dụng cụ vẽ như bút chì, bút dạ, sơn phấn ... Các dụng cụ làm dưỡng như :cưa ,bào , rìu, bàn cưa ... 2.4.3.4. Nội dung các bước của công tác phóng dạng 2.4.3.4.1. Các công việc chính - Vê tuyến hình ở tỷ lệ 1:1 - Xác định các đường hàn tôn vỏ tàu. - Khai triển các tấm tôn bao, cùng các chi tiết khác. - Làm dưỡng mẫu vẻ thảo đồ. - Lấy dấu các chi tiết, các đường kiểm tra. 2.4.3.4.2. Các dụng cụ phục vụ cho phóng dạng và kiểm tra - Thước vuông góc chữ T, thước thẳng, thước thép cuộn. - Các lát gỗ mỏng đều có tiết diện 30x2 mm ; 40x80 mm - Compa có khẩu độ lớn, dây bật - Quả rọi - Các vật đè (con cóc) - Các dụng cụ vẽ như bút chì , bút sơn, phấn ....... 2.4.3.4.3. Nội dung các bước phóng dạng Bước 1 : Vẽ ô mạng Bước 2: Vẽ hình dạng ngoài Bước 3: Vẽ đường nước theo đường sườn Bước 4: Vẽ đường cắt dọc theo đường nước + đường sườn Bước5: Hoàn thành và lấy trị số vẽ sườn thực lên mặt cắt ngang Bước 6: Thể hiện các vị trí cơ cấu trên sàn - Khi phóng dạng và hạ liệu cần chú ý phải tỉ mỉ chính xác các nét vẽ phải rõ ràng. - Sai số trong phóng dạng và hạ liệu không lớn hơn 2 mm. - Kiểm tra độ vuông góc của ô mạng bằng cách đo 2 đường chéo hoặc thước chuẩn - Kiểm tra sự phù hợp ăn khớp giữa 3 hình chiếu nếu cần có thể điều chỉnh ( không điều chỉnh độ cong dọc boong, độ dài giữa 2 đường vuông góc, kích thước mặt phẳng dọc tâm, đường boong). Tất cả các giao điểm của các đường cong dạng vỏ với các đường dạng lưới phải phù hợp trên cả 3 hình chiếu. 2.4.3.4.4. Khai triển tôn bao trên sàn phóng Các tấm tôn đơn giản, phẳng như tôn mạn, tôn đáy ở khu vực phẳng không cần khai triển. Các tấm tôn có hình dạng phức tạp cần tiến hành khai triển dựa vào 1 đường gọi là đường chuẩn đi dọc theo tấm tôn và cắt tất cả các đường sườn trong phạm vi tấm tôn hoặc dựa vào các đường chéo góc. 2.4.3.4.5. Khai triển cơ cấu trên sàn phóng Trong kết cấu thân tàu có rất nhiều chi tiết là một bộ phận của mặt phẳng như đà ngang đáy, sống phụ đáy, sống dọc mạn... Khai triển bản thành sống dọc mạn Có 2 trường hợp: một là sống dọc mạn nằm song song với mặt phẳng cơ bản (nằm ngang) ta làm như sau: khai triển vị trí các sườn mà sống dọc mạn đi qua và xác định điểm đầu điểm cuối, lấy độ cong dọc (nếu có ). Dùng thước lát vẽ đường bao ngoài khai triển bản thành theo kết cấu. Hai là sống dọc mạn nằm không song song với mặt phẳng cơ bản ta làm như sau: - khai triển vị trí các sườn mà sống dọc mạn đi qua xác định điểm đầu điểm cuối. - Vẽ độ cất của sống dọc mạn (độ không song song với đường cơ bản) Lấy trị số theo đường chéo cất vừa khai triển vào tấm tôn. Sau đó lấy độ thu (nếu có). Dùng thước lát vẽ đường bao ngoài, khai triển bản thành theo kết cấu. Đối với các sống phụ đáy không song song với mặt phẳng đối xứng cũng có thể làm được như trên. 2.4.3.4.6. Yêu cầu khi lập thảo đồ, ứng dụng: -Dựa vào các bản vẽ kết cấu, tuyến hình, bố trí chung, bản vẽ rải tôn và điều kiện thi công vẽ thảo đồ vào khổ giấy A4 hoặc A3 theo tỷ lệ thu nhỏ thích hợp . Trên đó ghi rõ số hiệu tờ tôn, quy cách , vật liệu, số lượng, vị trí và các trị số cần thiết khác, cần để lượng dư tuỳ theo lập quy trình công nghệ gia công, phương án an toàn, yêu cầu đối với các công đoạn, định mức lượng vật tư nhiên liệu phục vụ gia công, thời gian thi công cho sản phẩm. 2.4.3.4.7. Công nghệ làm dưỡng a) Các yêu cầu trong công tác làm dưỡng mẫu. -Thợ làm dưỡng mẫu phải có kiến thức về ngành đóng tàu, có tay nghề thợ mộc bậc ³4/7 . -Phải đầy đủ các dụng cụ đồ nghề sử dụng cho nghề mộc mẫu nghành đóng tàu, thước đo dùng một loại có độ chính xác cao. +Yêu cầu kỹ thuật. -Gỗ dán ³ 4 (mm) loại tốt, gỗ làm cán cầm, gia cường cho dưỡng thì dùng gỗ thông đã được sấy khô. -Dung sai các đường dưỡng như sau khi bào tinh so với hình dáng tôn vỏ hay kết cấu trên sàn > ± 1 (mm) . -Lờy dấu đường kiểm tra trên dưỡng như cắt dọc, đường nước, dung sai: ± 5(mm) -Trên dưỡng ghi rõ tên chi tiết, tên tàu, hướng đặt dưỡng, số lượng vị trí lắp ráp trên tàu. b) Các bước công nghệ làm dưỡng. Bước 1: Xác định các chi tiết trên tôn vỏ và kết cấu phải làm dưỡng . Vì tàu được đóng theo phương pháp phân tổng đoạn nên phải chế tạo khuôn dưỡng lắp ráp sau: -Dưỡng khuôn: Được tiến hành cho các sườn vùng mùi và đuôi . -Dưỡng tôn vỏ:Tiến hành với các tấm tôn sống mũi ... mỗi tờ có một bộ dưỡng đủ các sườn hoặc chỗ mặt cắt đo . -Dưỡng cơ cấu : Dưỡng sống mũi, sống phụ, đà ngang từ tâm ra tới mã hông, mã xà ngang, mã sống mũi, các dưỡng cho các lỗ khoét. Bước 2 : Làm dưỡng lập thể : thường áp dụng cho tôn vỏ, tôn mo mũi hoặc vùng sống lái sát vòm đuôi. Chú ý chiều dài dưỡng làm dài hơn chiều rộng tôn từng sườn, đóng cán, thanh giằng, đánh dấu kiểm tra lên dưỡng. Kiểm tra lại lần cuối trước khi chuyển bước công nghệ. Bước 3 : Làm dưỡng các chi tiết kết cấu. + Dưỡng sườn : -Cách làm: Dùng gỗ dán d4 đặt lên từng sườn trên đó đã đặt các lá thép theo đường cong dạng sườn. ấn mạnh lát gỗ xuống để các lá đinh cắm vào lát gỗ.Dùng lát gỗ mỏng uốn cong theo các đinh lá ghim trên tấm gỗ làm dưỡng và dùng bút để kẻ.Sau khi lấy dấu xong dùng cưa các lượng gỗ thừa, bào nhẵn các cạnh, đặt lại kiểm tra vị trí sườn với dưỡng vừa làm. Nếu đường bao dưỡng sườn trùng khít với tuyến hình là được. + Các chi tiết kết cấu thẳng hoặc một chiều. Dùng thảo đồ hạ liệu sẽ kinh tế hơn. + Chế tạo dưỡng cho tờ tôn mép dưới của mạn từ sườn đến sườn. Để chế tạo dưỡng cho tờ tôn trên ( do có độ cong 3 chiều ) nên ta thực hiện việc làm dưỡng bằng cách chế tạo dưỡng khung từ các dưỡng phẳng (các dưỡng phẳng được làm theo từng sườn thuộc khoảng ...và hai dưỡng cho hai mép ngoài của tấm tôn). +Yêu cầu kiểm tra đối với dưỡng mẫu: các dưỡng phải được đóng mới và gia cường chắc chắn, kích thước và hính dáng của dưỡng phải chính xác, đảm bảo không bị biến dạng do thời tiết 2.5. Bố trí kết cấu, nguyên lý hoạt động của hệ thống hạ thuỷ bằng xe triền Xe triền dọc Xe triền ngang 2.5.1.Cấu tạo + Gồm có hai loại xe triền : - Xe triền ngang (như hình ảnh) làm nhiệm vụ đưa tàu ra vị trí đường triền dọc - Xe triền dọc: có bốn hàng bánh xe để chuyển động trên hệ thống đường triền dọc + Hệ thống đường triền: Gồm có đường triền ngang và đường triền dọc (được bố trí như trong sơ đồ mặt bằng công ty) + Hệ thống tời: Gồm có tời kéo ngang và tời kéo dọc. 2.5.2.Các dụng cụ phục vụ hạ thuỷ và đưa tàu lên đà: Gồm có 4 kích thuỷ lực (300 tấn) hệ thống bu ly, dây cáp, ụ, gỗ kê, bộ đàm thoại, các hệ thống biển báo và các thiết bị chuyên dùng. 2.5.3. Nguyên lý hoạt động. + Khi phần vỏ tàu đã hoàn thiện đủ điều kiện để hạ thuỷ, ta tiến hành khảo xát tính toán các vị trí để đặt xe, vị trí để đặt kích tiếp theo ta kích tàu đủ độ cao sau đó ta kéo xe triền ngang vào vị trí. Tháo các ụ kê, hạ tàu xuống xe. + Dùng hệ thống tời ngang, kéo tầu tới đường triền chính ( Triền dọc). khoảng cách giữa hai xe triền dọc đã được xác định. + Kích tàu lên khỏi xe triền ngang và đưa xe ra ngoài sau đó ta hạ tàu xuống xe triền dọc. Dùng hệ thống tời kéo và tời hãm từ từ đưa tàu xuống nước. Tời Kích Đường triền dọc Đường triền ngang Hạ thuỷ bằng đường triền 2.6. Tìm hiểu các phương pháp làm sạch vỏ tàu, sơn tàu và yêu cầu về sơn. Máy nén khí Máy phun sơn Máy phun cát Máy nén khí Hiện tại Công ty Đóng tàu Trung Bộ đang áp dụng các phương pháp làm sạch vỏ bao thân tàu sau: Phương pháp thủ công: Dùng các dụng cụ cầm tay như búa gõ gỉ, bàn chải sắt, dũi, dao cạo v.v…. và một số dụng cụ cầm tay được cơ giới hóa như búa hơi, chổi thép hơi…. Phương pháp này rất đơn giản, giá thành hạ, tuy nhiên phương pháp này hiện chỉ áp dụng để làm sạch vỏ bao khi các tàu vào sửa chữa hoặc áp dụng làm sạch những khu vực mà không thể áp dụng được các phương pháp làm sạch cơ giới vì năng suất thấp (khoảng 0,9 - 3,5 m2/giờ công đối với dụng cụ đơn giản và khoảng 8m2/giờ công đối với dụng cụ cơ giới). Phương pháp cơ giới: + Phương pháp phun cát: đây là phương pháp đang được sử dụng trong quá trình đóng mới hoặc quá trình sửa chữa tàu. Cát dùng để phun là loại cát khô- cát vàng có đường kính hạt khoảng 1,2 mm, độ tinh khiết 95% được phun qua một vòi phun có đường kính lỗ 8 - 9 mm dưới áp suất 4-5 at. Góc phun cát lên mặt tấm tôn là 45-60 0 và khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt tấm là 120 - 150 mm. Khi phun phải phun đều tay, không được phun ngăt quãng hoặc dừng quá lâu tại 1 chỗ đã được phun sạch. Nhược điểm của phương pháp phun cát khô là rất bụi và miệng phun chóng bị mòn. ưới 10 mm và các kết cấu mỏng dưới 5 mm. + Làm sạch bằng thiết bị cơ giới khác Công việc sơn tàu không cố định và cũng không có một quy trình cụ thể nào cho mọi con tàu. Sơn tàu phụ thuộc vào khả năng của chủ tàu và việc lựa chọn từng loại sơn của các hãng sơn khác nhau. Các hãng sơn đưa ra yêu cầu đối với sơn của hãng cũng như đối với bề mặt tôn và thời gian sơn. Nếu bề mặt không được làm sạch, vẫn còn tạp chất bám bẩn thì lớp sơn sẽ nhanh chóng bị bong, tróc, không đảm bảo chất lượng. Điều kiện khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm…và thời gian sơn giữa các lớp cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sơn. Trước khi sơn cần làm sạch tôn. hiện Công ty có 5 cấp làm sạch: SA1, SA, SA2, SA , SA3 (là cấp cao nhất). Quy trình sơn hiện đang áp dụng tại Công ty Đóng tàu Trung Bộ : + Làm sạch rong rêu, hà bám (đối với sửa chữa tàu). + Tẩy dầu mỡ bằng dung môi thích hợp ( nếu có ). + Làm sạch bề mặt tôn( bằng phương pháp phun cát đối với trường hợp sửa chữa tàu, bằng phương pháp phun hạt mài đối với đóng mới tàu). + Mài nhẵn các ba via, gờ sắc trên bề mặt tôn và các đường hàn. + Bề mặt tôn trước khi sơn phải khô, sạch, không bụi bẩn nhiễm muối hoặc các chất bám dính khác. + Không để cát bụi, dầu mỡ hoặc nước bẩn vào bề mặt sơn khi còn ướt. + Không được dùng dung môi trong trường hợp đặc biệt với tỷ lệ ( theo chỉ định thông số kỹ thuật của từng loại sơn). + Điều kiện sơn : độ ẩm không khí không quá 80%. Nhiệt độ bề mặt tôn thép cao hơn điểm sương tối thiểu 30C để tránh trường hợp bị cháy, nổ. Sơn lót chống gỉ là một bước rất quan trọng và bắt buộc trong quy trình sơn tàu. nếu không tiến hành sơn lót thì vật liệu nhanh chóng bị ô xy hóa lại trong môi trường tự nhiên. chất lượng sơn lót phải đảm bảo một số yêu cầu sau: + Có thể phun và khô trong vài phút. + Sau khi khô phải tạo thành một lớp bảo vệ chắc chắn, không bị nứt chân chim. + Không gây khó khăn cho các quá trình công nghệ tiếp theo như cắt hơi, hàn v.v… + Phải tương đối vững bền trong suốt thời gian đóng tàu và chịu được những va đập cơ học trong khi vận chuyển, xếp dỡ hoặc trong các công đoạn sản xuất (từ 3-5 tháng). + Lớp sơn chống gỉ không được ảnh hưởng xấu đến các lớp sơn tiếp theo. Các công nhân làm việc phải trang bị các dụng cụ đảm bảo an toàn lao động phòng chống các bệnh nghề nghiệp do sơn.Sau khi hoàn tất công việc nêu trên quá trình sơn tiến hành theo nhiều bước, thông thường mỗi mặt của tấm tôn được sơn phủ 3 ữ 4 lần sơn (sơn chống gỉ sơn chống hà, sơn phủ). Mỗi một lớp có độ dày màng sơn khác nhau cũng như thời gian tiến hành sơn lớp tiếp theo. Sự khác nhau này phụ thuộc vào vị trí các cơ cấu. Chú ý:Thời gian hạ thuỷ sau khi sơn lớp sơn chống hà cuối cùng là 13 h. Để kiểm tra chiều dày ướt của màng sơn người ta dùng thước hình răng lược hoặc đo bằng máy đo điện tử. Sau khi đảm bảo độ dày của lớp sơn thì mới được sơn lớp tiếp theo. 2.7.Tìm hiểu các loại khung dàn sử dụng trong quá trình lắp ráp và hàn phân tổng đoạn. Yêu cầu đối với khung dàn phẳng, khung dàn cong trước khi tiến hành lắp ráp và hàn phân đoạn : - Bệ phải thật bằng phẳng, độ lồi lõm cho phép là < 3 mm/1 m dài. - Nền đặt bệ phải đảm bảo vững chắc, cứng vững, không bị lún trong suốt quá trình gia công. - Các dầm chữ L phải liên kết chắc chắn với nhau và liên kết chắc chắn với nền bê tông. - Độ chênh lệch của các điểm trên bệ khuôn và các điểm tương ứng trên sàn phóng không vượt quá 1.5 mm. - Bệ phải có đường tâm rõ ràng, không thay đổi trong suốt quá trình gia công, lắp ráp và hoàn thiện phân đoạn. Bệ phẳng Khung giàn cong phân đoạn đuôi tàu tại công ty 2.8. Tìm hiểu gia công chi tiết cụm chi tiết liên khớp và phân đoạn 2.8.1. Tìm hiểu tiêu chuẩn áp dụng cho gia công chi tiết, cụm chi tiết liên khớp và phân tổng đoạn . -Tiêu chuẩn áp dụng cho gia công chi tiết ,cụm chi tiết liên khớp là trước khi gia công chi tiết tôn phải đươc làm sạch và được phun sơn trước khi gia công -Gia công chi tiết ,cụm chi tiết thường làm với :vách ngang ,vách dọc ,sàn ,khung sườn ,mã ... -Tiêu chuẩn áp dụng cho gia công phân tổng đoạn : +Với phân tổng đoạn không có độ cong : *chiều dài và chiều rộng với sai lệch cho phép : ±2.5mm đến ±5mm *Độ cong vênh với sai lệch cho phép : ±10 mn đến ±20mm *Độ vuông góc với sai lệch cho phép : ± 5mm đến ±10mm *Độ sai lệch của các cơ cấu so vớ đường vạch dấu : 5mm đến 10mm +với phân tổng đoạn phẳng có độ cong *Chiều dài và chiều rộng với sai lệch cho phép : ±2.5mm đến ±5mm *Độ cong vênh với sai lệch cho phép : ±.10mm đến ±20mm *Độ vuông góc với sai lệch cho phép : ±10mm đến ±15mm *Độ sai lệch của các cơ cấu so vói đường vạch dấu :5mm đến 10mm 2.8.2. Cơ sở cách gia công thép định hình cong thuộc kết cấu thân tàu cho VD. -Muốn gia công thép định hình cong ta lên sàn phóng hạ liêu lấy dấu,làm dưỡng sườn mà mình muốn gia công sau đó làm cong bằng hoả công và làm nguội bằng nước .. -VD : Ta muốn làm cong sườn 120 vùng mũi, ta lên sàn hạ liệu gõ dưỡng sườn 120 mà ta vừa phóng và hàn cố định điểm đầu tiên, sau đó ta bắt đầu hoả công. Trong lúc hoả công ta dùng ba lăng keo thép định, theo làn cong mà mình đã phóng trên tờ tôn, sau khi thấy thép định hình đã ăn khớp với đường cong thì ta ngừng hoả công và làm nguội ngay bằng nước. Cứ như thế ta sẽ được thép định hình cong mà mình mong muốn. 2.8.3. Cơ sở gia công tấm thép cong của vỏ bao thân tàu. - Khai triển tấm vỏ trên sàn phóng dạng, xác định đường chuẩn làm cơ sở xác định độ cong ngang và đường chuẩn xác định độ cong dọc. - Làm dưỡng theo các vị trí sườn ( như hình dưới ) đánh dấu vị trí đường chuẩn tại mặt dưỡng và cán dưỡng( dấu vạch tại mặt dưỡng để xác định độ cong ngang, dấu vạch tại cán dưỡng là đường chuẩn để xác định độ cong dọc, cán dưỡng và đường chuẩn tạo thành một mặt phẳng xác định độ vặn của tuyến hình của tấm vỏ. - Khai triển và cắt hình dạng tấm tôn, vạch đường chuẩn và vị trí sườn . - Đưa tôn lên máy uốn tôn, gia công sơ bộ độ cong, độ cất (được xác định bằng dưỡng ) - Đặt dưỡng tại các vị trí sườn, kết hợp kê các góc, xác định độ cong ngang, cong dọc, độ vặn của tấm tôn. Nếu chưa được dùng đèn hoả công và nước để gia công tiếp sao cho các cán dưỡng phải song song với nhau, đường chuẩn xác định độ cong dọc trên cán dưỡng phải nằm trên một đường thẳng, mặt dưỡng phải bám sát đều vào mặt tôn. Hỏa công chi tiết 2.8.4. Gia công các chi tiết tấm tôn. a) Các tờ tôn đáy ngoài. + Gia công tờ ky: Đưa lên máy cắt vát mép hai cạnh (qui cách mối vát : Theo tiêu chuẩn) Lấy đường tâm. Đưa lên máy ép tạo độ vát (trong trường hợp tàu đáy vát) Ghi tên chi tiết, chiều lắp trên bệ khuôn. Để việc gia công được thuận tiện và chính xác có thể làm dưỡng gỗ chữ A để sử dụng cho việc lấy chuẩn và kiểm tra. + Gia công các tờ tôn khác (phẳng) Đưa lên máy cát vát mép hai cạnh (qui cách vát mép : Theo tiêu chuẩn) Ghi tên chi tiết, chiều lắp trên bệ khuôn. b) Các tờ tôn đáy trong. + Gia công tờ ky. Đưa lên máy cát vát mép hai cạnh (qui cách vát mép : Theo tiêu chuẩn) Lờy dấu đường tâm. Ghi tên chi tiết, chiều lắp trên bệ khuôn. + Gia công các tờ tôn khác (phẳng) Đưa lên máy cát vát mép hai cạnh (qui cách vát mép : Theo tiêu chuẩn) Ghi tên chi tiết, chiều lắp trên bệ khuôn. + Các tờ tôn boong, tôn mạn, tôn các sống ... : Các bước công nghệ tương tự như việc gia công các tờ tôn đáy ngoài, chỉ lưu ý khi ghi chiều mối vát sao cho phù hợp với chỉ dẫn về công nghệ hàn. 2.8.5. Gia công các chi tiết dầm chữ T. a) Qui định về máy cắt: - Bản thành và bản cánh của các chi tiết dầm chữ T có chiều dài 3000 được cắt chính xác trên máy cắt. - Bản thành và bản cánh của các chi tiết dầm chữ T có chiều dài 3000 được cắt chính xác trên máy cắt băng dài. b) Trình tự gia công chi tiết. - Ghi số hiệu chi tiết trên bản thành. - Lấy dấu đường chiều dày của bản thành trên bản cánh. - Sử dụng bộ đồ gá để lắp ráp dầm chữ T. - Đính gá bản thành với bản cánh, khoảng cách các mối hàn đính là 250mm, so le về hai phía. - Hàn chi tiết theo “Qui trình hàn” - Kiểm tra nếu có biến dạng vượt quá sai số cho phép - Nắn sửa bằng máy ép hoặc bằng phương pháp nhiệt. 2.8.6. Gia công các chi tiết thép hình : các chi tiết thép hình được cắt bằng máy cắt hơi theo kích thước cho trong bản vẽ, sau đó ghi tên và mài sơ các cạnh sắc. Gia công sườn thuộc 802-CP1-S26/PP 2.8.7. Quy trình chế tạo cụm chi tiết. Tổ sản xuất có các bản vẽ thảo đồ cho từng chi tiết sẽ tiến hành gia công và lắp ráp. Qúa trình gia công họ sử dụng các máy cắt tự động các máy uốn, dập liên hợp hoặc bằng các thiết bị khác . Qúa trình lắp ráp nhờ các thiết bị nâng hạ của công ty kết hợp với sức người. 2.8.7.1. Đối với các chi tiết phẳng. Sai số kích thước các cạnh không vượt quá 2mm Làm trơn các cạnh sắc, tẩy sạch ba via. Các tấm phải có độ phẳng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 2.8.7.2. Đối với các chi tiết chữ T, L hàn Độ cong vênh của các mép không vượt quá 3mm/1m. Với các chi tiết làm từ thép tấm phải làm trơn các cạnh và tẩy sạch ba via 2.8.7.3. Đối với các chi tiết chữ T, L và tôn phẳng gia công Đối với các chi tiết thép hình phải gia công tuỳ thuộc của chi tiết để chọn phương pháp gia công trên máy ép,máy thụi hoặc dùng hoả công Khe hở giũa tôn và thép hình đã gia công so với dưỡng không cho phép lớn hơn 1,5 mm. Đối với các sườn và sống dọc mạn là dạng tấm khoét lỗ có gia cường là thép hình L hoặc tấm cần phải hoàn chỉnh và lắn phẳng đồng thời làm sạch. 2.8.7.4. Lắp ráp và hàn các tấm phẳng Các tấm tôn sau khi được phun cát và sơn lót, lấy dấu , hạ liệu kích thước của tấm tôn .Vát mép các đườg hàn theo quy định. Mài sạch ba via tại các mép cắt, ghép các tấm tôn với nhau theo kích thước của tấm phẳng. Hàn đính các tấm tôn với nhau hànmã răng lược. Hàn kỹ thuật các tấm phẳng, hàn lớp lót bằng que hàn Ф 3,2 mm, hàn đầy một phía đường hàn theo quy định. Cẩu tấm phẳng dũi đường hàn, mài rãnh hàn và hàn đầy đường hàn theo quy định mối hàn. Hoả công tấm phẳng đã hàn. 2.9. Tìm hiểu quy trình đấu đà 2.9.1. Công việc chuẩn bị trên triền đà trước khi đấu đà 2.9.1.1.Chuẩn bị về trang thiết bị - Máy hàn : + Máy hàn bán tự động + Máy hàn que - Máy cắt : + Cần đèn cắt tay - Dụng cụ khác + Bộ đồ gá dùng vát mép cơ cấu bằng tay + Cự để điều chỉnh khe hở đường hàn + Dây cáp giằng phân đoạn trên triền + Máy ngắm ly vô + Máy ngắm đa năng + Thước mét : 3, 5, 20, 50 (m) + Văng đường hàn + Cột chống boong + Nêm, cá + Quả rọi Và một số dụng cụ khác 2.9.1.2. Công việc chuẩn bị trên triền đà trước khi đấu đà Công việc chuẩn bị bao gồm hai việc chính sau: -Vạch dấu các đường kiểm tra trên triền đà -Chuẩn bị các đế để căn kê phía dưới thân tàu và giàn giáo phục vụ cho các công việc như đấu đà, hàn, phun cát, sơn.... Vạch dấu các đường kiểm tra - Xác định đường tâm tàu bằng trên triền bằng cách căng dây thả dọi hoặc bằng máy trắc địa. -Sau đó ta vạch các đường thẳng song song với đường tâm tàu (thông thường nó bằng khoảng cách với đường cắt dọc). -Tiếp đó ta kẻ các đường vuông góc với đường tâm tàu. Khoảng cách các đường vuông góc đó không quá 20m (thông thường khoảng cách đó là 10-15m) -Tại các vị trí giao nhau đó ta gắn các đế bê tông và dùng mũi đột, đột chính xác vị trí giao nhau đó. 2.9.2. Chuẩn bị đế kê. Đế kê phải bố trí một cách đồng đều tránh gây biến dạng cho con tàu. Các đế quan trọng nhất là các đệm ky, nó đỡ khoảng 60% trọng lượng thân tàu, trọng lượng còn lại là các đệm hông, mũi, lái gánh chịu. Chiều cao đế kê tính từ mặt triền tới đáy tàu phải nhỏ hơn hoặc bằng 800mm. Phần dưới đế kê thường làm bằng sắt hoặc bê tông, phần trên tiếp xúc với tôn bao làm bằng gỗ. Các thanh gỗ đựơc giữ chắc với nhau bởi các đai thép, các thanh kim loại hoặc thanh gỗ. Để chỉnh phần gối đỡ và chân kê ta phải dùng hai chêm ngược nhau, hai chêm này không đựoc phép trượt tự do. Phần gối đỡ trên cùng phải ôm khít tôn vỏ Giàn giáo thiết kế sao cho đảm bảo yêu cầu, an toàn và bền Có 2 loại giàn giáo chủ yếu trong đóng tàu là giàn giáo ngoài và giàn giáo trong Giàn giáo ngoài : chuyên phục vụ cho công tác ngoài thân tàu. Nó gồm các cột chống, các tay đòn ngang, các ván lát gỗ và các thanh giằng chéo. Nó được miêu tả qua hình dưới Giàn giáo trong; tương tự như giàn giáo ngoài, nó phục vụ cho công tác phía trong thân tàu. Bố trí đế kê Đế kê được bố trí theo bản vẽ cân kê tàu, các đế kê đươc bố trí vào các cơ cấu khoẻ của tàu. 2.9.3. Nghiệm thu việc chuẩn bị triền đà và căn kê: Độ không vuông góc giữa đường tâm và sườn kiểm nghiệm (tại vị trí sườn) 1/2B là: 10mm. Độ không song song giữa hai sườn kiểm nghiệm kề nhau không vượt quá: Ê 5mm. Nửa chiều rộng tại mỗi sườn kiểm nghiệm ± 5 Dung sai chiều cao tâm trục so với cột nước ± 1. Dung sai chiều cao đường nước kiểm nghiệm so với ky tàu ± 3. 2.9.4. Cách kiểm tra vị trí, căn chỉnh tư thế của phân đoạn, tổng đoạn trên triền, sai lệch cho phép. 2.9.4.1. Kiểm tra vị trí: Kiểm tra phân tổng đoạn khi đấu lắp chúng trên triền được tiến hành trước khi lấy dấu lượng dư, khi lắp ráp và khi hàn xong. Trước khi đấu đà: Kiểm tra thiết bị kê đỡ tàu và chiều cao của chúng. Trong thời gian đấu đà: Kiểm tra vị trí các bộ phận, các phân tổng đoạn, các chi tiết trong không gian và vị trí tương đối giữa chúng với nhau. Khi đấu đà xong ta kiểm tra vị trí đường cơ bản và mặt phẳng dọc tâm. Các cách kiểm tra phân tổng đoạn bao gồm có các cách sau: Kiểm tra theo chiều dài, kiểm tra theo nửa chiều rộng, kiểm tra theo chiều cao, kiểm tra theo chiều thẳng đứng, kiểm tra độ cong ngang (với phân đoạn boong). 2.9.4.2. Căn chỉnh tư thế. Nếu vị trí của phân, tổng đoạn về chiều cao, độ nghiêng ngang vượt quá sai lệch cho phép ta dùng nêm, kích và các thiết bị khác để căn chỉnh phân, tổng đoạn. Sau đó ta có thể dùng ống thăng bằng, dọi…. để kiểm tra lại tư thế của phân tổng đoạn. 2.9.5. Cách thức cố định tổng đoạn gốc trên triền. Sau khi kiểm tra điều chỉnh xong tư thế của tổng đoạn gốc ta cố định tổng đoạn lại bằng các thanh giằng, tăng đơ, mã… 2.9.6. Cách thức cố định hai phân tổng đoạn với nhau trước khi hàn đấu nối. Đặt tổng đoạn sau cách tổng đoạn gốc 100mm, cho các mép trùng nhau, kiểm tra tư thế của tổng đoạn, sau đó cắt bỏ lượng dư của tổng đoạn. -Đặt tăng đơ hai bên mạn, boong và đáy tại các cơ cấu khoẻ, sau đó kéo sát chúng lại với nhau.Kiểm tra tư thế của 2 tổng đoạn. -Hàn đính các mối hàn dọc của tổng đoạn. -Đặt các mã răng lược phía ngoài tôn bao, nghiêng với đường hàn một góc 45o.Khoảng cách giữa các mã từ 400-500mm. Sau đó ta tiến hành đấu nối 2.9.7. Quy trình hàn giữa hai phân tổng đoạn với nhau. -Hàn nối tôn bao ở mặt trong, và tôn boong ở mặt ngoài sau -Tẩy mép hàn đối diện và hàn tôn bao ở phía ngoài -Hàn đáy đôi -Hàn nối cơ cấu dọc của 2 tổng đoạn: hàn bản cánh trước sau đó hàn bản thành sau -Hàn đoạn còn lại giữa cơ cấu dọc với tôn bao (đoạn còn lại 150-200mm kể từ đầu cơ cấu dọc) -Hàn đoạn còn lại giữa các cơ cấu dọc với bản mép của chúng (đoạn còn lại 150-200mm kể từ đầu cơ cấu dọc) Quy trình hàn -Hàn hồ quang tay hoặc bán tự động đối với tôn bao, tôn boong, các cơ cấu... -Khi hàn nên dùng 4 thợ hàn, hàn đối xứng -Không hàn bắt đầu từ các góc của mép boong, hay nơi tập trung ứng suất nên cách vị trí đó khoảng 200mm.Sau khi hàn xong tổng đoạn quay lại hàn các chỗ chưa hàn. 2.9.8. Kiểm tra thân tàu trong quá trình đấu đà và sau khi đấu đà. -Kiểm tra độ thẳng(độ nằm ngang) của đường cơ bản So sánh chiều cao tại các điểm khác nhau dọc theo thân tàu với vạch kiểm tra của đường cơ bản ghi trên cột triền (bằng ống thuỷ bình…) -Kiểm tra nửa chiều rộng:Thả dọi từ giao điểm của sống chính với đà ngang đáy xuống đường dọc tâm kẻ trên các thép cố định với triền -Kiểm tra độ nghiêng ngang so sánh chiều cao của những đường kiểm tra ở trên tôn bao cả 2 bên mạn về phía mũi, đuôi và tại sườn giữa –dùng ống thuỷ bình. - Yêu cầu sai lệch cho phép 2.10. Các phương pháp kiểm tra trong đóng tàu 2.10.1 Kiểm tra kích thước và hình dáng phân tổng đoạn sau khi chế tạo xong. Kiểm tra phân đoạn đáy FM02-204-HH001. Mục Vị trí Kích thước(mm) Sai số Thực tế Nhận xét C.dài L1 8900 4mm L2 8900 C.rộng B1 18200 4mm B2 18200 C.cao H1 1350 2mm H2 1350 Chéo L3 20260 6mm L4 20260 Sai số chiều cao của điểm FR74 A 0 8mm B 0 C 0 FR82 D 0 E 0 F 0 1.10.2. Hướng dẫn kiểm tra khuyết tật đường hàn. 2.10.2.1. Hướng dẫn kiểm tra khuyết tật đường hàn bằng phương pháp quét vôi thử dầu 2.10.2.1.2. Phạm vi áp dụng Các đường hàn sau khi đã được kiểm tra bằng quan sát trực quan, kiểm tra kích thước hình học nếu đạt yêu cầu mới được kiểm tra bằng phương pháp quét vôi thử dầu. áp dụng kiểm tra các đường hàn kín nước, đường hàn giáp mối trong quá trình sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ. 2.10.2.1.3. Nội dung a) Công chất kiểm tra : nước vôi đặc và dầu diesel b) Chuẩn bị bề mặt đường hàn cần kiểm tra. Vệ sinh sạch sẽ hai mặt đường hàn cần kiểm tra, yêu cầu đường hàn phải khô. c) Quét nước vôi lên một mặt đường hàn cần kiểm tra. Yêu cầu lớp vôi phải phủ kín một mặt đường hàn cần kiểm tra. d) Đợi cho lớp vôi khô mới được tiến hành quét dầu lên mặt đối diện của đường hàn cần kiểm tra. Yêu cầu quét 03 lớp dầu mỗi lớp cách nhau 10 phút. Lưu ý : ưu tiên quét dầu-vôi theo phương trên-dưới, trong-ngoài. e) Phát hiện khuyết tật. Quan sát trên bề mặt đường hàn phía có lớp vôi, nếu thấy nơi nào có dầu thẩm thấu sang thì đó là khuyết tật. f) Đánh giá khuyết tật theo TCVN 4617-88 g) Vệ sinh sạch sẽ bề mặt đường hàn sau khi kiểm tra. 2.10.2.3. Hướng dẫn kiểm tra không phá huỷ mối hàn bằng phương pháp siêu âm. a. Thu thập các thông tin. - Những đặc điểm của kim loại cơ bản. - Quá trình hàn. - Phương pháp chuẩn bị mối nối. - Chiều dày kim loại cơ bản kề với mối hàn. - Bất kỳ các khó khăn đặc thù nào mà người thợ hàn gặp phải. - Vị trí của các mối hàn bị tu sửa. - Các tiêu chuẩn thừa nhận. b. Chuẩn bị. Vẽ sơ đồ với tỉ lệ 1:1 tiết diện mối hàn lên đồ thị, thể hiển sự gia công mối hàn, kẻ đường tâm tiết diện mối hàn, vẽ phác đồ mối hàn và kẻ một đường thẳng nằm ngang để chỉ trục mối hàn. Chọn đàu rò theo chiều dày tấm. Nên dùng loại đàu rò có tần số từ 1 đến 5 Mhz, cụ thể góc đầu rò được chọn theo hướng dẫn sau: + T = 10-40 mm chọn đàu rò góc 70 + T = 40-60 mm chọn đầu rò góc 70; 60; 45 + T = 10-40 mm chọn đầu rò góc 60; 45 Đồng thời dùng đầu rò thẳng hoặc đầu rò SE để kiểm tra vùng kim loại mối hàn trong một khoảng cách bước kể từ chân mối hàn, để loại trừ các hiện tượng phân lớp hoặc các khuyết tật khác. Độ nhạy đạt mức độ đưa chiều cao xung phản xạ đáy thứ hai tới chiều cao toàn màn hình. Trước khi tiến hành kiểm tra phải làm sạch tạp chất rơi vãi và sơn lại vùng kiểm tra. c. Kiểm tra các đặc tính của thiết bị. + Sự tuyến tính của trục thời gian. + Sự tuyến tính của bộ khuyếch đại thu. + Vạch dáng dấu đầu rò. + Góc đầu rò. + Profile đầu tia. + Khả năng phân giải theo độ sâu và gần bề mặt. + Vùng chết. Độ lệch cực đại sự tuyến tính của trục thời gian. Độ lệch cực đại sự tuyến tính của bộ khuyếch đại thu. d. Đặt công tắc phạm vi đo. Phạm vi đo 10mm hoặc 200mm tuỳ thuộc theo chiều dầy của tấm và đặt đường cong DAC để kiểm tra (50% và 20% của DAC) e. Đặt mức độ nhạy theo ASME với sự hiệu chỉnh do tổn hao lan truyền. Độ nhạy quét ban đầu cộng themm 6 dB nghĩa là độ nhạy quét = (PRE + TL + 6) dB f. Kẻ một đường biểu diễn trục mối hàn qua tâm của đường hàn. g. Kẻ hai đường thẳng hai bên mối hàn trên kim laọi cơ bản, để đánh dấu giới hạn sự di chuyển đầu rò từ nửa khoảng cách bước kể từ tâm đường hàn (Xem HV1). h. Để tìm khuyết tật nằm trong thân mối hàn. Quét mối hàn bằng cách di chuyển đầu rò từ nửa khoảng cách bước đến cả khoảng cách bước, và xoay đầu rò một góc so với hướng di chuyển chính. Lưu ý phải quét ít nhất cả hai phía trên một mặt của mối hàn, tốc độ quét không được lớn hơn 152m/s. i. Để tìm khuyết tật nằm ngang. Quét mối hàn bằng cách di chuyển đầu rò trên mặt kim koại cơ bản, dọc theo đường tâm của mối hàn và chùm tia tới nghiêng với nó một góc 10. Việc quét phải được thực hiện trên cả hai phía của đường hàn với đầu rò di chuyển theo cùng một hướng, nếu điều này không thể thực hiện được, ta phải quét trên mặt đối diện và khác phía với mối hàn. Việc quét để tìm ra khuyết tật ngang của mối hàn là rất quan trọng khi kiểm tra mối hàn của thép có độ bền kéo cao, nhất là đối với các vật hàn có chiều dày lớn được hàn trong điều kiện hàn hạn chế. j. Đánh dấu vị trí để kiểm tra tiếp những vùng có xung khuyết tật. k. Ghi lại các số đọc trên màn hình (đường đi của chùm tia) và khoảng cách từ đầu rò đến tâm mối hàn sau khi đạt được xung phản xạ cao nhất trên màn, khoảng cách từ đầu rò đến tâm mối hàn được đo bằng thước. l. Khẳng định xung phản xạ là từ khuyết tật chứ không phải từ tính chất bề mặt mối hàn bằng cách quét mối hàn từ phía đối diện hoặc từ mặt đối diện. m. Từ bản vẽ chia độ, tìm ra đâu là vị trí khuyết tật. n. Xác định chiều dài khuyết tật. Dùng phương pháp giảm 6 dB với độ dày đặt ở PRL có hiệu chỉnh độ hao khi lan truyền. Khi xung khuyết tật là 20% hay ít hơn ta có thể bỏ qua. Tất cả các xung phản xạ trên 20% phải được nghiên cứu để xác định tính chất vị trí và kích thước. o. Đo chiều dài của khuyết tật. Chiều dài của khuyết tật được xác định bằng ghi lại các khoảng cách L1 và L2 của mép khuyết tật kể từ một điểm cố định của mối hàn (ví dụ như điểm cuối của mối hàn). Chiều dài của mối hàn = L1+L2 p. Xác định loại khuyết tật. + Nghiên cứu sự thay đổi của xung khuyết tật với việc thao tác dịch chuyển đầu rò. + Sử dụng các hiểu biết về quá trình cũng như qui trình hàn. + Vị trí của khuyết tật trên đồ thị. + Hướng, vị trí, kích thước của khuyết tật trên bản vẽ hoặc đồ thị, như giải thích của các bước tiép theo đây. q. Trên đồ thị đánh dấu vị trí vạch chỉ dẫn đầu rò ứng với chiều cao xung phản xạ cực địa và tâm của khuyết tật nhờ đường đi của chùm tia trên màn. r. Di chuyển đầu rò về phía đường hàn cho đến khi chiều cao xung khuyết tật giảm đi 20 dB. Cách làm tốt nhất là chiều cao xung cực đại ở 80% chiều cao màn và cộng với 20 dB khuyết đại, rồi di chuyển đầu rò cho đến khi xung phản xạ lại bằng 80% chiều cao màn. s. Trên đồ thị đánh dấu sự di chuyển của đầu rò và điểm mút của khuyết tật dùng đường đi của chùm tia tới trên màn. Điểm mút này phải nằm trên vạch tia biên sau của mép chùm tia 20 dB. t. Đánh dấu điểm mút của khuyết tật, vẽ độ mở rộng chùm tia trên một tờ giấy trong suốt và chồng lên đồ thị. u. Bây giờ thực hiện các bước trên nhưng dịch chuyển ddầu rò ra xa đường hàn và đánh dấu điểm mút của khuyết tật, điểm này phải nằm trên tia biên trước của mép chùm tia 20 dB. v. Từ đồ thị, độ rộng và hướng của khuyết tật có thể được xác định bằng cách nối các điểm mút của khuyết tật qua tâm theo một đường thẳng. w. Đối với mối hàn đối đầu một phía vát mép kiểu chữ V (có hoặc không có đệm lót) thì cần phải kiểm tra chân mối hàn và dùng đầu rò góc 45 là tốt nhất. Qui trình kiểm tra như sau: + Xác định khoảng cách X từ điểm tâm mối hàn tới điểm vạch dấu của đầu rò bằng cách vẽ hoặc tính toán vị trí đầu rò ở khoảng cách đó. + Đặt thanh dẫn đầu rò (bằng một vật thẳng) ở phía trước hoặc sau đầu rò giữ cho đầu rò luôn luôn vuông góc với đường tâm mối hàn. + Đánh dấu trên màn khoảng cách đường đi của chùm tia tới tâm của mối hàn. + Theo dõi xung phản xạ từ chân của mối hàn liên quan tới đường tâm được đánh dấu trên màn khi đầu rò trượt theo thanh dẫn. x. Đánh giá các khuyết tật đã phát hiện theo qui phạm của ASME cho sự chấp nhận hay loại bỏ. y. Đệ trình một báo cáo viết đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến việc kiểm tra. Hiện nay nhà máy được trang bị thiết bị kiểm tra hiện đại SONATEST MASTERCAN 330 các thông số được thiết bị tự xác định và hiển thị trên màn hình sau đó ta có thể lưu kại các thông số đó vào thiết bị. Chỉ cần đánh dấu nghi ngờ tại mối hàn để kiểm tra lại. HV1 * Các khuyết tật thường gặp trong kiểm tra không phá huỷ kim loại bằng phương pháp siêu âm. Định nghĩa: Khuyết tật là sự không liên kết với nhau giữa kim loại hàn và kim loại cơ bản, giữa kim loại hàn và kim loại hàn, giữa kim loại cơ bản và kim loại cơ bản. Các loại khuyết tật được ghi vào mục : Đặc tính của khuyết tật-trong báo cáo kiểm tra. Hàn không thấu chân : Thường xảy ra khi hàn mối hàn đối đầu, khoảng rỗng để lại tại gốc mối hàn do khoảng cách ban đầu giữa hai mép hàn là quá hẹp, và việc ngấu không hoàn toàn giữa kim loại cơ bản và kim loại cơ bản để lại khuyết tật trên, hay gặp khi hàn bằng phương pháp hàn điện cực không nóng chảy. Hàn không ngấu ở vách mối hàn: là sự không kiên kết giữa kim loại hàn và kim loại cơ bản tại vách mối hàn phía ngoài gốc mối hàn. Hàn không ngấu gốc mối hàn : là sự không liên kết giữa kim loại hàn và kim loại cơ bản giữa hai mặt kề nhau của kim loại cơ bản tại gốc mối hàn. Hàn không ngấu giữa các lớp hàn : là sự không liên kết của kim loại hàn giữa các lớp liên tiếp nhau trong mối hàn có nhiều lớp. Ngậm tungsten : là khuyết tật thường gặp khi hàn điện cực không nóng chảy. Do sơ xuất kỹ thuật mà điện cực tungsten tiếp xúc với kim loại hàn và một số hạt tungsten bị giữ lại trong kim loại mối hàn. Rỗ bọt khí : là các bọt khí bị giữ lại trong bể hàn trong quá trình đông rắn của kim loại, các bọt khí này thường có dạng cầu. Phân bố đồng đều gọi là rỗ đều. Tập trung thành một đám hoặc xếp hàng dọc theo biê giới mối hàn gọi là khuyết tật chuỗi. Bọt khí kéo dài gọi là khuyết tật hình ống. Vết nứt : là sự tách thành hai phần riêng biệt của kim loại. Theo cách hình thành người ta chia ra làm hai loại nứt nóng và nứt lạnh. Nứt nóng là vết nứt hình thành ở nhiệt độ cao gần với nhiệt độ nóng chảy. Nứt lạnh là vết nứt hình thành khi quá trình đông cứng của kim loại đã kết thúc. Ngậm xỉ : trong quá trình đông rắn nếu kim loại nóng chảy trong bể hàn không được giữ ở nhiệt độ nóng chảy trong một khoảng thời gian đủ để cho xỉ hàn nổi lên bề mặt của kim loại hàn hoặc do giữa các lớp hàn không làm động tác làm sạch xỉ hàn. Mối hàn lẹm : là mối hàn bị thiếu tại vị trí tiếp giáp giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn. Hàn dư : bề mặt mối hàn có sự không đồng đều, kim loại mối hàn không liên kết với kim loại cơ bản mà tạo thành các giọt chảy xệ. Vết lõm : là mối hàn thiếu, thường xảy ra tại gốc của các mối hàn mà không thể thực hiện được các mối hàn phủ của phía ngược lại của lớp hàn đầu tiên ví dụ như hàn ống có đường kính nhỏ, hàn lót lập là ... Tách lớp : các lớp của kim loại hàn không liên kết vớ nhau, thường xảy ra với các mối hàn cảu các vật hàn có chiều dày lớn, các vât là thép rèn, khuyết tật thường gặp phía ngoài của vùng ảnh hưởng nhiệt. 2.10.3. Hướng dẫn thử/kiểm tra kín đường hàn ở biên của két. 2.10.3.1. Mục đích. Phương pháp này được dùng để kểm tra mức độ kín nước đường hàn ở các biên của két hoặc các vách ngăn của các khoang kín nước bằng phương pháp kiểm tra dò lọt khí qua các mối hàn góc. Phương pháp náy được áp dụng ở giai đoạn lắp ráp các phân tổng đoạn và giai đoạn đấu đà tại công ty nhằm tăng cường hơn nữa việc kiểm soát chất lượng thi công và đẩy nhanh tiến độ thi công. 2.10.3.2. Phạm vi áp dụng. Qui trình này được áp dụng cho các mối nối góc yêu cầu phải kín nước tại giai đoạn lắp ráp tổng đoạn và giai đoạn đầu của đấu đà. Các mối hàn góc mà là mối hàn đầy (ngấu toàn bộ chiều dày) sẽ kgông tiến hành thử/kiểm tra kín bằng phương pháp này. Trong trường hợp việc kiểm tra các mối hàn góc sau khi lắp đặt két/khoang mà thuận tiện và dễ dàng hơn qui trình này thì nên tiến hành kiểm tra rò rỉ két/khoang (thử cả két). 2.10.3.3. Qui trình thử/kiểm tra. a) Mô tả phương pháp kiểm tra. Phương pháp kiểm tra thử khí đối với các mối hàn góc được sử dụng dung dịch chỉ thị rò rỉ (bằng nước xà phòng). Đường đi của khí là khoảng khe hở chân của mối hàn góc được tạo nên bởi tấm tôn cơ bản, tấm tôn đặt vuông góc và mối hàn góc. Khí nén được nạp vào thông qua tấm nối có cửa bơm khí và có đồng hồ đo áp lực khí nén. b) Điều kiện mối hàn để kiểm tra. Bề mặt của mối hàn góc được kiểm tra theo qui trình này phải được vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn, xỉ hàn và các vật liệu không cần thiết để không gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra. Tấm nối dẫn khí vào và đồng hồ đo áp lực phải được lắp tại các mối hàn góc ở các biên két theo như trên bản vẽ. Các lỗ chặn khí sẽ được đặt liền kề với tấm nối dẫn khí và đồng hồ đo áp lực. Tấm nối dẫn khí và đồng hồ đo áp lực sẽ được lắp tại hai đầu của mối hàn góc như được thể hện trong hình vẽ. Vật liệu của các tấm nối dẫn khí vào và tấm để lắp đặt đồng hồ đo bằng thép thường cấp A nếu không có ghi chú khác. c) Kiểm tra bằng cách bơm khí. Khí nén sẽ được đưa vào đường dẫn khí (khe hở chân mối hàn góc) qua tấm nối dẫn khí vào. Nạp khí với áp lực khí P1 = 0.2 kg/cm và giữ áp lực này trong vòng 1 giờ sau đó hạ áp lực xuống P2 = 0.15 kg/cmđể tiến hành kiểm tra. Có thể phát hiện sự rò rỉ lọt khí bằng nước xà phòng (vào mùa đông phải có biện pháp chống băng dung dịch chỉ thị rò rỉ). Sau khi hoàn thành việc kiểm tra phát hiện rò rỉ, đưa áp lực khí chỉ trên đồng hồ về ‘0’ bằng cách xả hết khí. Các lỗ khoét trên tấm nối dẫn khí vào sẽ được làm kín bằng cách hàn đầy (hàn kín) sau khi kiểm tra kín nước xong (tấm nối dẫn khí vào không phải cắt bỏ đi). Kết quả kiểm tra sẽ được ghi lại trong bản báo cáo đối với toàn bộ đường hàn và biên két được kiểm tra kể cả các lỗ khoét trên các tấm nối. Quá trình thử và kiểm tra có sự chứng giám của đăng kiểm và chủ tàu. d) Sửa chữa khắc phục. Trong thưòng hợp phát hiện có sự rò rỉ sẽ được đánh dấu và thông báo cho phân xưởng tiến hành sửa chữa. Vị trí bị rò rỉ sẽ được sửa chữa khắc phục bằng cách thổi ra va fhàn đầy (hàn ngấu). Sau khi sửa chữa xong cần phải tiến hành thử/kiểm tra lại. Phương pháp sửa chữa và thử lại sẽ được thảo luận với chủ tàu và đăng kiểm. 2.11. Tìm hiểu về quy trình thử tàu tại nhà máy. Mục đích và quy trình thử nghiêng lệch Mục đích và quy trình thử tại bến Thử tàu là giai đoạn cuối cùng trong công tác giám sát kỹ thuật qua đó xác định và công nhận khả năng hang hải của tàu, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hàng hoá trong quá trình khai thác. Quy trình thử tại bến Mục đích: Kiểm tra chất lượng gia công chế tạo lắp ráp vỏ tàu, máy tàu, các trang thiết bị, hệ thống theo yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho tàu đi thử đường dài - Thử máy chính - Chạy không tải, chậy tới chạy lùi, chạy ở vòng quay thấp nhất vòng quay tối đa - Thử hệ lái Mục đích và quy trình đường dài Mục đích: Kiểm tra sự hoạt động đồng bộ của con tàu, bao gồm xác định các tính năng thuộc tính thông số kỹ thuật của hệ động lực của các trang thiết bị, và các hệ thống lắp đặt trên tàu có phù hợp với thiết kế và có đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn hay không. Làm cơ sở để lập hồ sơ xuất xưởng. Tài liệu tham khảo: 1. PGS. TS. Phạm Tiến Tỉnh, TS. Lê Hồng Bang, THS. Hoàng Văn Oanh (1994). Lý thuyết thiết kế tàu thuỷ. Trường đại học Hàng Hải. 2. Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân, Hồ Quang Bính, Hồ Quang Long, Trần Hùng Nam, Trần Công Nghị, Dương Đình Nguyên (1978). Sổ tay kỹ thuật đóng tàu thuỷ. Tập I. Hà Nội. 3. Quy phạm phân cấp và đóng tàu TCVN 6259-2003. Đăng kiểm Việt Nam. Hà Nội. 4. PGS.TS.Nguyễn Đức Ân, KS. Nguyễn Bân (2005). Lý thuyết tàu thuỷ. Tập II. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội. 5. Trương Sĩ Cáp (chủ biên), Nguyễn Tiến Lai, Trần Minh Tuấn, Đỗ Thị Hải Lâm (1987). Lực cản tàu thuỷ. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội 6. Phạm Văn Hội (chủ biên), Phan Vĩnh Trị, Hồ Ngọc Tùng (1986). Sổ tay thiết bị tàu thuỷ. Tập I. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội 7. Thạc sĩ Nguyễn Văn Hân – Kỹ sư Vũ Văn Tuyển Công nghệ đóng mới tàu thuỷ. 8. Tài liệu lưu hành nội bộ công ty TNHH Đóng Tàu Trung Bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao TT THUONG chuan.doc
Tài liệu liên quan