Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kính mắt Tràng Tiền Hà Nội

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kính mắt Tràng Tiền Hà Nội: Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kính mắt Tràng Tiền Hà Nội Chương I Giới thiệu chung về công ty cổ phần kính mắt hà nội I.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP kính mắt Hà Nội. Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội tiền thân là Công ty kính mắt Hà Nội được thành lập năm 1993, đóng trụ sở tại số 3 Đinh Lễ, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các sản phẩm kính mắt, trong đó kính thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng sản phẩm tiêu thụ, đồng thời cũng là sản phẩm có chất lượng truyền thống được người tiêu dùng tín nhiệm . Ngoài ra công ty cũng kinh doanh các loại thiết bị y tế nghành mắt. Từ năm 1993 đến năm 2001 công ty luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, giữ nhịp độ tăng trưởng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động .Nguồn vốn hàng năm của công ty thường xuyên được tăng lên từ 250 triệu đồng (năm 1993) lên đến 12.6 tỷ đồng ( năm 2001) với tổng số cán bộ công nhân viên từ 141 người ( năm 2000) đến 229 người ( năm 2002)...

doc19 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kính mắt Tràng Tiền Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kính mắt Tràng Tiền Hà Nội Chương I Giới thiệu chung về công ty cổ phần kính mắt hà nội I.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP kính mắt Hà Nội. Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội tiền thân là Công ty kính mắt Hà Nội được thành lập năm 1993, đóng trụ sở tại số 3 Đinh Lễ, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các sản phẩm kính mắt, trong đó kính thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng sản phẩm tiêu thụ, đồng thời cũng là sản phẩm có chất lượng truyền thống được người tiêu dùng tín nhiệm . Ngoài ra công ty cũng kinh doanh các loại thiết bị y tế nghành mắt. Từ năm 1993 đến năm 2001 công ty luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, giữ nhịp độ tăng trưởng, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động .Nguồn vốn hàng năm của công ty thường xuyên được tăng lên từ 250 triệu đồng (năm 1993) lên đến 12.6 tỷ đồng ( năm 2001) với tổng số cán bộ công nhân viên từ 141 người ( năm 2000) đến 229 người ( năm 2002). Trong những năm 1998-1999, do mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt đồng thời do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế tài chính trong khu vực,sức mua giảm sút dẫn đến tốc độ tăng trưởng của Công ty chậm lại và hiệu quả sản xuất kinh doanh bị suy giảm. Mặt khác, công ty lại đang trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy kính Hà Nội – nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất kính nên nguồn vốn của công ty bị hạn chế, dẫn đến những khó khăn cho công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Ban giám đốc công ty nhận thấy chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng và nhà nước sẽ giúp công ty có những thay đổi để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.. Tháng 12/1999, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã đồng lòng nhất trí, quyết tâm cổ phần hoá doanh nghiệp . Vào thời điểm đó công ty có quy mô nhỏ ( khoảng 64 cán bộ công nhân viên, chưa hình thành bộ máy các phòng ban chức năng) mặt hàng kinh doanh ít phức tạp tình hình tài chính của công ty lành mạnh, không có công nợ khó đòi, lao động thuần, nội bộ đoàn kết nên công ty có rất nhiều thuận lợi . Mặt khác do làm tốt công tác tuyên truyền về cổ phần hoá và quan tâm giải quyết chế độ quyền lợi về vật chất, tinh thần của người lao động được thoả đáng nên toàn thể cán bộ công nhân viên đã hưởng ứng một cánh nhiệt tình và tích cực tham gia vào quá trình cổ phần hoá của công ty. Việc phát hành cổ phiếu trong công ty chỉ trong một thời gian ngắn ( 2 tuần) đã bán hết và 100% cán bộ công nhân viên trong công ty đã tham gia mua cổ phiếu . Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu bao gồm: 72.000 cổ phiếu ( tương đương vốn điều lệ 7.2 tỷ đồng). Trong đó: - Cổ đông nhà nước :35% = 2.520 tỷ đồng - Cổ đông trong công ty :61% = 4.392 tỷ đồng - Cổ đông ngoài công ty : 41% = 0.288 tỷ đồng Đến ngày 29/12/1999, tiến hành cổ phần hoá tại công ty Kính mắt Hà Nội đã kết thúc và UBND thành phố đã ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần Kính mắt Hà Nội Ngày 7/1/2000 Đại hội cổ đông lần thứ nhất Công ty cổ phần Kính mắt Hà Nội đã họp để thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và bầu ra hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Đến năm 2004 vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 42,6 tỷ đồng. II. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội 1.Chức năng Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực Thương mai- dịch vụ, Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội có chức năng: - Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các sản phẩm kính mắt. - Nhập khẩu, phân phối các sản phẩm kính mắt và thiết bị đo khám thị năng cho các Công ty trong và ngoài nước - Tổ chức sản xuất, gia công các loại mắt kính - Liên doanh, liên kết các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu – sản xuất- dịch vụ của Công ty. 2. Nhiệm vụ Với vai trò là một Công ty cổ phần trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hoạch định,tổ chức thực hiện, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động mà trong đó chủ yếu là hoạt động kinh doanh kính thuốc, dịch vụ đo khám các tật khúc xạ, nhằm mục tiêu lợi nhuận chủ yếu . Qua đó để: Chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty. Hạch toán tài chính kế toán theo theo quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Hoạch định chiến lược lâu dài từ nay đến năm 2010 của Công ty để cùng với các nghành khác của thủ đô thực hiện mục tiêu hiện đại hoá cơ sở vật chất, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm 10%-15%. III .Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Hiện nay với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 229 người, Công ty được tổ chức theo cơ cấu đứng đầu là Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng . - Tổng giám đốc : Là người điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghiã vụ được giao . Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, mãi nhiệm, cách chức. - Văn phòng tổng giám đốc : Bao gồm đội ngũ các trợ lý tham mưu và giúp việc cho tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch và thưc hiện các biện pháp phát triển đối nội, đối ngoại . Điều phối hàng nhập khẩu và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Chuyên trách phần công nghệ máy móc của nhà máy. - Phòng tài chính –kế toán: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài chính và tài sản của Công ty, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, tuân theo đúng các quy định của pháp luật và điều lệ công ty về công tác quản lý tài chính. - Phòng hành chính –nhân sự :Giúp tổng giám đốc quản lý mảng hành chính và nhân sự đối với toàn bộ nhân viên trong công ty. - Bộ phận kinh doanh : Xây dựng, thực hiện các chiến lược và kế hoạch kinh doanh các sản phẩm kính mắt và thiết bị nghành kính . Xây dựng hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm của công ty . Xúc tiến xuất khẩu trong thời gian tới. - Nhà máy kính mắt Hà Nội : Hoạt động dưới sự liểm soát về tài chính và hành chính của Công ty. Sản phẩm sản xuất ra sẽ do bộ phận kinh doanh của công ty tiêu thụ . Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng theo đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất. Biểu 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kính mắt Hà nội ban giám đốc Phòng HC- NS Phòng KD Phòng TC-KT Bệnh viện hitech Nhà máy Chi nhánh hcm bán buôn Bán lẻ bb p.triển tt kho Kt-qlcl-cđ đhsx Văn phòng Ch km cc Ch 80 tđt Ch 378 kt Ch 51 tnt Px cr39 Px t.tnh Px 2 tròng Bao gói & ktc Bệnh viện Hitech : Điều trị, phẫu thuật các tật khúc xạ bằng công nghệ hiện đại tiên tiến ( mổ phaco, laze…..) IV .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Hoạt động kinh doanh Kinh doanh bán buôn Đã thành lập từ tháng 4/2000 đội ngũ nhân viên bán buôn và phát triển thị trường, phân công khu vực bán hàng cho từng nhân viên bán buôn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Riêng thị trường phía Nam sẽ do đội ngũ tiếp thị của Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh ( đóng tại 57 Phạm Ngọc Thạch – Q3- TP. HCM) khai thác và kinh doanh. Mặt hàng chủ yếu vẫn là các sản phẩm kính mắt của Công ty. Tuy nhiên, hoạt động này gặp khá nhiều khó khăn do thị trường phía Bắc trong những năm gần đây đẫ bão hoà, mặt khác Công ty phải đối đầu cạnh tranh với nguồn hàng Trung Quốc chất lượng không cao nhưng giá rất rẻ đang tràn lan trên thị trường. Ngược lại, hoạt động bán buôn phát triển mạnh ở mảng kinh doanh thiết bị . Do nhu cầu thiết yếu từ phía các cửa hàng kinh doanh kính mắt, đặc b các cửa hàng ở các tỉnh xa, từ năm 2000 đến nay, kinh doanh thiết bị đã phát triển không ngừng và mang lại doanh thu tương đối lớn cho Công ty. 1.2 Kinh doanh bán lẻ Với hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại địa bàn Hà Nội và TP. HCM, Công ty đã tạo nên một mạng lưới bán lẻ đều khắp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường . Hiện nay,với thương hiệu “ Kính thuốc 48 tràng Tiền” Công ty đang có 5 của hàng bán lẻ tại HN và 2 cửa hàng tại TP. HCM, cụ thể: Cửa hàng 48 Tràng Tiền Cửa hàng kính mắt cao cấp – 48 Tràng Tiền Cửa hàng 80 Tôn Đức Thắng Cửa hàng 378 Khâm Thiên Cửa hàng 51 Trần Nhân Tông Của hàng 57/3 Pham Ngọc Thạch – TP. HCM Cửa hàng Nam Kỳ Khởi Nghĩa – TP. HCM Nhìn chung, hoạt đông bán lẻ tương đối tốt và đồng đều nhờ vào uy tín truyền thống của Công ty. Bên cạnh đó, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý . Đội ngũ nhân viên bán hàng, bác sĩ có kinh nghiệm thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Đặc biệt, Công ty đã nghiên cứu phân đoạn thị trường theo khách hàng và phân công của hàng kính mắt cao cấp chuyên bán các loại sản phẩm kính mắt chất lượng cao, dành riêng cho bộ phận tiêu dùng có thu nhập khá. Ngoài ra, các mẫu hàng, chủng loại cũng được phân theo độ tuổi học sinh, sinh viên đến các cán bộ công chức và các cụ hưu trí có mức thu nhập hạn chế. 2.Hoạt động sản xuất Nhà máy có số vốn khoảng 40 tỷ VNĐ, số công nhân viên là 110 người, công nghệ thiết bị của nhà máy hiện đại được nhập từ Italia, Pháp, Đức….sản xuất các sản phẩm mắt kính đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Nhà máy có 2 dây chuyền: - Dây chuyền sản xuất CR39 - Dây chuyền gia công sản phẩm thuỷ tinh Nhà máy sản xuất những sản phẩm kính mắt đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhằm phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài. 3.Cung cấp dịch vụ Bệnh viện bán công chuyên khoa mắt được Công ty liên doanh với hãng ALCON ( USA). Ra đời từ năm 2000. Bệnh viện với bộ máy nhân sự gọn nhẹ khoảng 20 cán bộ công nhân viên hoạt động độc lập, hạch toán tài chính riêng: mở tài khoản tại ngân hàng Công thương Việt Nam và đăng ký mã số thuế tại Cục thuế Hà Nội. Hiện nay bệnh viện đang trú trọng vào các công tác: - Đo khám mắt, tư vấn điều trị tật khúc xạ - Khám điều trị các bệnh về mắt - Phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, mổ theo phương pháp hiện đại PHACO điều trị tật khúc xạ 4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rtrong những năm gần đây Nếu như trước khi cổ phần hoá công ty sản xuất theo chỉ tiêu kế hoach được nhà nước bao cấp toàn bộ từ nguyên vật liệu đến bao tiêu sản phẩm nên kết quả không mấy khả quan.Nhiều năm nhà nước phải bù lỗ,tình trạng lãi giả, lỗ thật thường xảy ra.Sau khi cổ phần hoá, công ty như thổi một sinh khí mới phát huy tính sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hợp tác quốc tế.Lúc này quyền lợi gắn chặt với nghĩa vụ của từng thành viên trong công ty,từng bộ phận trong công ty,thúc đẩy họ đóng góp và cống hiến nhiều hơn cho công ty Sau khi cổ phần hoá, tình hình tài chính của công ty được cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ. Đời sống của cán bộ công nhân viên và quyền lợi của cổ đông được đảm bảo, mức thu nhập bình quân của CBCNV là 1 triệu đồng/ tháng. Biểu 2: Bảng tổng kết kết quả SXKD của công ty trong những năm gần đây Đơn vị : 1000 VNĐ TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Mức chênh % Mức chênh % 1 Tổng doanh thu 14500000 1500000 18770000 1000000 6,89 3270000 21,09 2 Lợi nhuận trước thuế 1088000 1139000 1428000 51000 4,68 289000 25,37 3 Nộp ngân sách 1374000 1701000 1983000 327000 23,79 282000 16,57 4 Tổng số lao động ( người) 141 187 229 46 32,62 42 22,45 5 Mức lương bình quân 800 1200 1000 400 50 -200 -16,66 6 Tổng quỹ lương 79200 178800 185000 99600 125,75 6200 3,46 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) Nhìn vào bảng ta thấy kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm qua là tốt về doanh thu và lơi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước . Cụ thể : *Về doanh thu: Năm 2003 so với năm 2002 tăng thêm 1 tỷ VNĐ tương đương với mức tăng 6,89%. Năm 2004 với năm 2003 thì doanh thu lại tăng thêm được 3,27 tỷ VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 21,09%. Đạt được kết quả cao như vậy một phần là do những lý do sau: Lực lượng lao động của công ty ngày một tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Năm 2003 so với năm 2002 tổng số lao động tăng thêm 46 người tương đương với 32,62 %. Năm 2004 so với năm 2003 tổng số lao động tăng thêm 42 người tương ứng với 22.45 %. Nguyên nhân số lao động trong 3 năm qua tăng mạnh là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhà máy sản xuất mắt kính. Đây là lực lượng lao động chính tạo ra của cảI vật chất cho xã hội và là một phần nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu của công ty. *Về lợi nhuận Bên cạnh việc gia tăng về doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng gia tăng tương ứng. Năm 2003 so với năm 2002 lợi nhuận tăng thêm 289 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 25,37 %. Nhìn chung lợi nhuận của công ty ngày một tăng cao đánh dấu sự phát triển của công ty khi bước sang thời kỳ mới sau khi cổ phần hoá Doanh nghiệp . Các sản phẩm kính mắt của công ty có sự phát triển tiêu thụ mạnh ở nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó công ty còn tăng nhanh các dịch vụ khám chữa bệnh khác về mắt như . Khắc phục các tật khúc xã, cận thị, viện thị, loạn thị, lạo thị, đục đồng tử… *Về nộp ngân sách nhà nước: Số nộp vào ngân sách nhà nước của công ty năm sau đã nhiều hơn hẳn năm trước . Năm 2002 nộp ngân sách 1,374 triệu đồng, năm 2003 là 1,701 triệu đồng tăng 23,79% so với năm trước. Năm 2004 nộp ngân sách là 1,983 triệu đồng tăng 16,57 % so với năm 2003. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một doanh nghiệp cổ phần. Chương II Những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội I.Đặc điểm nhân sự tại công ty 1.Cơ cấu lao động Biểu 3: Tổng số lao động và cở cấu lao động của công ty trong 3 năm qua. Đơn vị : Người Tt chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Mức chênh % Mức chênh % 1 Tổng số lao động 141 187 229 46 32,62 42 22,46 2 Xét theo giới tính + Lao động nam + Lao động nữ 78 63 98 89 127 102 20 26 25,64 41,27 29 13 29,59 14,61 3 Xét theo độ tuổi + Từ 46 – 55 + Từ 31 – 45 + Dưới 30 tuổi 23 75 43 36 79 72 51 87 91 13 4 29 56,52 5,33 67,44 15 8 19 41,67 10,13 26,39 4 Xét theo trình độ + ĐH, CĐ + Trung cấp + PTTH 51 53 37 74 69 44 95 71 63 23 16 7 45,10 30,19 18,92 21 2 19 28,37 2,90 43,18 ( Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sự) Nhận xét: Qua số liệu ở biểu 3 ta thấy tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi. Cụ thể năm 2003 so với 2002 tăng 46 người. Năm 2004 so với 2003 tăng 42 người. Xét cụ thể ta thấy : + Xét theo giới tính : trong 3 năm qua lao động nam làm việc trong Công ty luôn lớn hơn lao động nữ . Năm 2002 lao động nam có 78 người còn lao động nữ 63 người. Sang năm 2003 lao động nam là 98 người, lao động nữ là 89 người. Đến năm 2004 lao động nam là 127 người, còn lao động nữ là 102 người. + Xét theo độ tuổi : cũng qua biểu 3 ta thấy lực lượng lao động của Công ty có độ tuổi từ 31 đến 45 chiếm chủ yếu . Họ là những người có thâm niên công tác và có kinh nghiệm ở Công ty . Đó là yếu tố thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty . Số lao động từ 46 đến 55 tuổi hầu hết là những các bộ công nhân viên cũ của Công ty trước khi cổ phần hoá . Số lao động này đang là những cán bộ chủ chốt tại các phòng ban của công ty . Còn đối với số lao động dưới 30 tuổi. Năm 2003 so với 2002 tăng 29 người tương đương tốc độ tăng 67,44%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 19 người tương đương tốc độ tăng 26,39%. Số lao động ở tuổi này tăng nhanh là do nhà máy Kính đưa vào hoạt động và mở rộng dây chuyền sản xuất, vì vậy mà công ty đã tuyển thêm công nhân để bổ xung sang Nhà máy . +Xét theo trình độ: Trong 3 năm 2002, 2003, 2004 ta thấy số lao động ở trình độ đại học, cao đẳng chiếm chủ yếu. Công ty rất chú trọng đến vấn đề trình độ của người lao động . Những nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng giữ những công việc quan trọng trong công ty. Còn đối với số lao động có trình độ trung cấp và PTTH thường là những công nhân sản xuất sản xuất trực tiếp bên Nhà máy Kính mắt.Những công nhân này Nhà máy tuyển trực tiếp tại địa phương mà nhà máy đặt cơ sở để nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động dư thừa của địa phương 2.Tình hình bố trí và sử dụng lao động của Công ty trong 3 năm qua Biểu 4: Tình hình bố trí và sử dụng lao động của Công ty trong 3 năm qua TT Bộ phận ĐV tính 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 1 Văn phòng công ty Người 20 21 21 1 0 2 Khối kinh doanh Người 54 50 54 -4 4 3 Nhà máy Người 25 79 110 53 32 4 Chi nhánh HCM Người 20 18 22 -2 4 5 Bệnh viện Người 22 20 22 -2 2 Tổng cộng Người 141 187 229 46 42 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Việc quản lý nhân sự thuộc phạm vi, trách nhiệm của phòng Hành chính- Nhân sự . Trong Công ty, việc bố trí và sử dụng lao động do Ban Giám đốc quyết định và phòng Hành chính- nhân sự thi hành quyết định đó. Nhìn vào biểu 4 ta thấy tình hình bố trí và sử dụng lao động của Công ty không có sự thay đổi rõ rệt, chỉ riêng đối với Nhà máy có sự tăng nhanh về nhân sự . Điều đó cũng thấy rõ việc hoạt động của Nhà máy có chiều hướng phát triển mở rộng dây chuyền sản xuất kéo theo sự tăng nhanh về nhân sự để kịp sản xuất tăng nhanh nhằm cung cấp nhanh, đủ số lượng và chất lượng sản phẩm kính mắt trên thị trường. II. Công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần Kính mắt Hà Nội Biểu 5: Tình hình tuyển dụng của Công ty trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 Tuyển mới Người 20 46 42 Trong đó: +ĐH, CĐ Người 4 23 21 + TC Người 9 16 2 + PTTH Người 7 7 19 Thuyên chuyển Người 1 8 0 Trong đó + Nghỉ việc Người 0 7 0 + Về hưu Người 1 1 0 ( Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sự) Qua số liệu ở biểu 5 ta thấy năm 2003 so với năm 2002 có sự tăng về nhân sự khá rõ nét, cụ thể là tăng 46 người. Vì sự thuyên chuyển ở năm 2003 là 8 người, trong đó nghỉ việc là 7 người và nghỉ hưu là 1 người . Như vậy, số lao động nghỉ việc trong năm 2003 là 7 người là tương đối cao vì Công ty lấy năng lực và hiệu suất của người lao động là tiêu chí hàng đầu, đối với những lao động không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của Công ty cho nghỉ việc. Sang năm 2004 số lao động tuyển mới có giảm ít hơn so với năm 2003 là 4 người, không có số người thuyên chuyển . Qua đây ta thấy vấn đề tuyển dụng của Công ty ngày càng tốt hơn . tuyển chọn nhân viên đúng người, đúng việc, lao động đáp ứng năng lực tốt của mình vào trong công việc . III Công tác đào tạo Công ty từ khi chuyển sang hoạt động mô hình mới và cũng nhận thức được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ công nhân có bản lĩnh, chính trị vững vàng, hiểu biết và nắm được các yêu cầu và công tác đổi mới của của nền kinh tế hị trường trong và ngoài nước, có đủ trình độ năng lực để giải quyết các công việc được giao một cách có hiệu quả . Tình hình đào tạo của công ty *Kế hoạch đào tạo : - Đào tạo khối kinh doanh ( Bao gồm các nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, bác sỹ, nhân viên mài lắp) về nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng. - Đào tạo các lớp về kỹ năng quản lý cho cán bộ chủ chốt như trưởng phòng, tổ trưởng, tổ phó . - Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân của Nhà máy. *Kinh phí đào tạo: Biểu 6: Kinh phí đào tạo của Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội Năm Đ/V tính Số người đào tạo Kinh phí đào tạo 2002 Người 20 9.000.000 2003 Người 35 29.750.000 2004 Người 25 11.250.000 Để thực hiện được công việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, điều đầu tiên và rất cần có đó là kinh phí đào tạo, yêu cầu đào tạo lớn và đặc biệt là đào tạo các chuyên nghành yêu cầu trình độ cao nên kinh phí rất tốn kém, đòi hỏi công ty phải bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn. Qua biểu 6 ta thấy Công ty rất quan tâm đến vấn đề đào tạo cho cán bộ công nhân viên . Số tiền mà công ty dành cho đào tạo là 0.5% doanh thu cho công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực . Sở dĩ như vậy là Công ty muốn bắt kịp với nền kinh tế thị trường với sức mạnh nền tảng là nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hội nhập và phát triển nền kinh tế ngày nay. *Loại hình đào tạo Biểu 7: Loại hình đào tạo của Công ty cổ phần Kính mắt Hà Nội Loại hình đào tạo ĐV tính 2002 2003 2004 Đào tạo ngoài công ty Người 2 1 4 Đào tạo trong công ty Người 18 34 21 Mở lớp tại công ty Người 15 34 16 Kèm cặp tại chỗ Người 3 0 5 ( Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự) Công ty hàng năm tiến hành tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như đào tạo ngoài Công ty năm 2002 là 2 người ; 2003 là 1 người và 2004 là 4 người. Chương trình đào tạo này Công ty cử cán bộ công nhân viên đến các trường . Còn đối với đào tạo trong Công ty gồm có 2 hình thức đào tạo: - Mở lớp đào tạo tại Công ty: Công ty thuê giáo viên về giảng dạy cho công nhân viên . Lớp học sẽ chia làm 2 ca : ca sáng và ca chiều để vẫn đảm bảo được công việc hàng ngày của công ty. - Kèm cặp tại chỗ: Công nhân viên không phải đến lớp học mà vừa làm vừa có cán bộ, kỹ sư hướng dẫn, chỉ bảo cho từng công nhân viên. IV. Chế độ tiền lương Quy chế tiền lương 1.1 Quy chế tiền lương theo thời gian và hệ thông thang bảng lương Bảng thang bậc lương gồm 4 khung A,B,C,D tương ứng với từng nhóm vị trí công việc tương đương Mỗi khung gồm 20 mức: Khung A : Dành cho khối lao động trực tiếp, bao gồm các vị trí : công nhân, tạp vụ, bảo vệ, nấu ăn,bán hàng, thu ngân, mài lắp, lái xe, kho, lễ tân và các vị trí tương đương. Khung B : Dành cho khối hành chính gián tiếp, bao gồm các vị trí : Kế toán, hành chính, nhân sự, thư ký, trợ lý, bác sĩ, kỹ thuật và các vị trí tương đương Khung C: Dành cho các cán bộ quản lý chủ chốt, bao gồm các vị trí: Trưởng bộ phận, giám đốc chi nhánh, nhà máy Khung D: Dành cho ban Giám đốc, bao gồm các vị trí: Kế toán trưởng, phó tổng giám đốc, tổng giám đốc Biểu 8: Bảng thang bặc lương Khung A B C D 1 1,00 1,79 3,60 5,40 2 1,06 1,90 3,85 5,83 3 1,12 2,01 4,12 6,30 4 1,19 2,13 4,41 6,80 5 1,26 2,26 4,72 7,35 6 1,34 2,40 5,05 7,94 7 1,42 2,54 5,40 8,58 8 1,50 2,69 5,83 9,26 9 1,59 2,85 6,30 1,00 10 1,69 3,02 6,80 10,80 11 1,79 3,21 7,35 12 1,90 3,40 7,95 13 2,01 3,60 14 2,13 3,85 15 2,26 4,12 16 2,40 4,41 17 2,54 4,72 18 2,69 5,05 19 2,85 5,40 20 3,02 5,78 (Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sự) 1.2 Quy chế tính lương theo doanh số Gồm 2 phần: Lương cơ bản + Lương doanh số Biểu 9: Bảng định mức doanh số tối thiểu đối với cửa hàng bán ĐV tính: triệu đồng Cửa hàng DS tối thiểu CH ( đ/tháng) DS tối thiểu 1 quầy (đ/tháng) DS kế hoạch CH ( đ/tháng) Cửa hàng 48 Tràng Tiền 520 130 640 Cửa hàng kính cao cấp 62 Tính chung cho CH 90 Cửa hàng 51 Trần Nhân Tông 65 32,5 93 Cửa hàng 80 Tôn Đức Thắng 30 15 50 Cửa hàng 371 Khâm Thiên 40 20 60 Bảng 10: Tỷ lệ hưởng lương doanh số quy định cho các cửa hàng. Cửa hàng Tỷ lệ lương DS/TDT Bán hàng Thu ngân Tổ mài lắp CH 48 Tràng Tiền 3% DT vượt Dt/TDT*1,332% DT vượt 0,333% DT vượt 0,669 DT vượt CH Kính cao cấp 5% DT vượt 1,428 DT vượt 0,716 DT vượt Ch 51 Trần Nhân Tông 5% DT vượt DT/TDT*2,856% DT vượt 1,428 DT vượt 0,716 DT vượt CH 80 Tôn Đức Thắng 5% DT vượt DT/TDT*4% DT vượt 1% DT vượt CH 371 Khâm Thiên 5% DT vượt DT/TDT*4% DT vượt 1% DT vượt ( Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sự) *Chế độ lương dành cho nhân viên tiếp thị bán buôn: Gồm 2 phần : Lương cơ bản + Lương doanh số = (1) + (2) Biểu 11: Bảng quy định tính tương đối với tiếp thị bán buôn Vị trí Lương cơ bản (1) Lương doanh số (2) DS thực hiện % hưởng DS thực hiện % hưởng phần DS vượt Tiếp thị HN 700.000 <35 tr 2% >35 tr 4% Tiếp thị các tỉnh 800.00 <50 tr 2% >50 tr 4% NV giao nhận HN 800.000 <105 tr 0,7% >105 tr 1,5% Giám sát bán hàng 1.500.000 <230 0,2% >230 tr 1,5% ( Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự) *Chế độ tính lương theo sản phẩm Biểu 12: Bảng định mức và đơn giá sản phẩm Công đoạn Định mức ( chiếc/ca) Đơn giá ( đ/chiếc) Phay 190 214 Gắn 230 79 Mịn 67 598 Mài bóng 23 482 2 Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên Biểu 13: Bảng thu nhập của cán bộ công nhân viên Đơn vị : 1000 đồng Các chỉ tiêu ĐV tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Mức lương bình quân Người/năm 9.600 14.400 12.000 Mức thưởng bình quân Người/năm 2.000 2.400 3.000 Phụ cấp bình quân Người/ năm 2.400 2.800 3.000 Tổng thu nhập bình quân Người/năm 14.000 19.600 18.000 Nhìn vào bảng thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty ta thấy mức lương bình quân của công nhân viên có sự thay đổi, cụ thể năm 2003 so với năm 2002 mức lương bình quân tăng lên 400.000 đồng/người/tháng nhưng sang năm 2004 mức lương bình quân của công nhân viên giảm hơn so với năm 2003 là 200.00 đồng/người/tháng, sở dĩ là do số công nhân viên của năm 2004 tăng lên 46 người, vì vậy mà mức lương bình quân giảm đi, nhưng đối với mức thưởng, mức phụ cấp bình quân thì ngày một tăng lên để nhằm khuyến khích thúc đẩy khả năng làm việc của mỗi cán bộ công nhân viên. V. Phụ cấp và bồi dưỡng làm thêm giờ 1.Chế độ phụ cấp - Phụ cấp phương tiện đi lại cho nhân viên thường xuyên đi giao dịch trên địa bàn Hà Nội : 50.000 đồng /tháng. - Phụ cấp tiền ăn trưa cho toàn thể nhân viên Công ty là 5.000 đồng/ngày công (theo ngày công lao động thực tế) - Phụ cấp bảo hộ lao động :300.000 đồng/người/năm. Riêng đối với công nhân sản xuất trực tiếp được cấp phát bảo hộ lao động theo yêu cầu từng vị trí công việc, không trả tiền phụ cấp, bảo hiểm lao động. - Phụ cấp cho nhân viên nữ trong thời gian nghỉ sinh con theo đúng kế hoạch ( sinh 2 con cách nhau ít nhất 3 năm): 400.000 đồng/tháng - Phụ cấp thôi việc cho cán bộ công nhân viên :mỗi năm làm việc tại Công ty là: 1/2 tháng lương hệ số. - Phụ cấp làm việc từ thiện từ phía Công ty hưởng 70% mức lương đóng BHXH 2.Quy định về thanh toán bồi dưỡng làm thêm giờ a.Đối với bộ phận hành chính gián tiếp -Làm thêm vào ngày thường: + Sẽ được bố trí nghỉ bù cho số giờ làm thêm ( 1 ngày:8 giờ) + Không nghỉ bù được thanh toán 150% mức lương hệ số . -Làm thêm giờ chủ nhật hay ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết. + Có bố trí nghỉ bù được thanh toán thêm 100% lương hệ số. + Không nghỉ bù được thanh toán 200% lương hệ số - Nhân viên bảo vệ làm việc theo ca và thanh toán theo khối hành chính gián tiếp: +Bảo vệ Nhà máy làm việc 3 ca như công nhân sản xuất. +Bảo vệ Công ty làm việc ca đêm theo quy định của Công ty và thoả thuận trong hợp đồng lao động. b.Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp . Thời gian làm thêm chỉ được tính khi công nhân được yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài định mức đã quy định trong giờ tiêu chuẩn. Sẽ được bố trí nghỉ bù cho số giờ làm thêm ( 1 ngày = 8 tiếng) và được hưởng phụ cấp = 50% đối với ngày thường và 100 % đối với ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết. VI.Chế độ thưởng 1.Quy định các kỳ xét thưởng - Công ty xét thưởng thi đua 6 tháng 1 lần, vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm . - Tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ thưởng thêm lương vào dịp trước tết âm lịch và chia thưởng từ quỹ phúc lợi, khen thưởng vào các dịp lễ tết. 2.Nguyên tắc xét thưởng thi đua 6 tháng 1 lần: Công ty tiến hành đánh giá công việc và xét thưởng thi đua. Tổng giám đốc quyết định mức lương tối thiểu cho từng kỳ xét thưởng và thông qua hội đồng thi đua Công ty. Căn cứ vào kết quả đánh giá công việc của từng cán bộ công nhân viên, căn cứ vào các tiêu chuẩn thi đua trong “ Quy chế Công ty” có phụ trách bộ phận lập danh sách đề nghị khen thưởng thông qua phòng Hành chính – nhân sự. Hội đồng thi đua Công ty xem xét, phê duyệt mức thưởng cho từng cá nhân căn cứ theo đề nghị của phụ trách bộ phận. Việc xét thưởng được khen thưởng A, B, C theo đánh giá công việc : + Loại A : 100% + Loại B : 80% + Loaị C : 50% + Loại D : không được hưởng 3.Nguyên tắc chia thưởng từ quỹ phúc lợi khen thưởng -Vào các dịp lễ tết Công ty thưởng từ quỹ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào thời gian làm việc thực tế trong năm. +Tổng Giám đốc quyết định mức thưởng cho từng dịp cụ thể căn cứ vào số dư của quỹ phúc lợi, khen thưởng. +Mức thưởng được hưởng theo thời gian làm việc. Từ 10-12 tháng :100% Từ 7-9 tháng :80% Từ 4-6 tháng :60% Từ 3 tháng :40% Dưới 3 tháng mức khuyến khích Căn cứ vào hoạt động của Công ty, vào số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng hàng năm, Tổng Giám đốc quyết định thưởng thêm lương vào dịp tết âm lịch. Mức lương căn cứ vào mức lương hệ số và thời gian làm việc thực tế trong năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35906.DOC
Tài liệu liên quan