Báo cáo Thực tập sư phạm năm 3 - Dương Thị Bảo Quỳnh

Tài liệu Báo cáo Thực tập sư phạm năm 3 - Dương Thị Bảo Quỳnh: UBND TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG Độc lập –Tự do –Hạnh phúc ˜©™ BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ BA SƠ YẾU LÝ LỊCH 1.Họ và tên SV :Dương Thị Bảo Quỳnh +Nam(nữ): Nữ +Chuyên ngành đào tạo: Anh Văn Ngoài Sư Phạm +Lớp: Anh Văn 13B .Tổ: Anh Văn.Trường: CĐSP Sóc Trăng +Hệ đào tạo: CĐSP chính quy. +Khóa đào tạo: 2007-2010 +Thực tập chủ nhiệm lớp: 8/1 +Tại trường: Trung Học Cơ Sở Phường 1 2.Các nhiệm vụ được giao: +Tìm hiểu thực tiễn giáo dục. +Thực tập chủ nhiệm. +Thực hiện việc báo cáo thu hoạch cá nhân theo tinh thần nghiên cứu. PHẦN MỞ ĐẦU -Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường Trung Học Cơ Sở Phường 1 nhờ có sự quan tâm ân cần giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, cùng với giáo viên bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm Võ Thị Hoàn, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập của mình.Bước vào đợt thực tập này, bắt đầu từ ng...

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập sư phạm năm 3 - Dương Thị Bảo Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG Độc lập –Tự do –Hạnh phúc ˜©™ BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ BA SƠ YẾU LÝ LỊCH 1.Họ và tên SV :Dương Thị Bảo Quỳnh +Nam(nữ): Nữ +Chuyên ngành đào tạo: Anh Văn Ngoài Sư Phạm +Lớp: Anh Văn 13B .Tổ: Anh Văn.Trường: CĐSP Sóc Trăng +Hệ đào tạo: CĐSP chính quy. +Khóa đào tạo: 2007-2010 +Thực tập chủ nhiệm lớp: 8/1 +Tại trường: Trung Học Cơ Sở Phường 1 2.Các nhiệm vụ được giao: +Tìm hiểu thực tiễn giáo dục. +Thực tập chủ nhiệm. +Thực hiện việc báo cáo thu hoạch cá nhân theo tinh thần nghiên cứu. PHẦN MỞ ĐẦU -Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường Trung Học Cơ Sở Phường 1 nhờ có sự quan tâm ân cần giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, cùng với giáo viên bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm Võ Thị Hoàn, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập của mình.Bước vào đợt thực tập này, bắt đầu từ ngày 22/02/2010 đến ngày 13/01/2010, bản thân em đã xác định rõ mục đích của đợt thực tập này là:nắm được phương pháp giảng dạy môn anh văn trong trường phổ thông, nắm được các hoạt động chủ nhiệm, nhằm củng cố nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, học hỏi thêm những kinh nghiệm quí báu ở thầy,cô và bạn bè ở trường, qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy. Và em cũng xác định rõ mục đích nghiên cứu là nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm sau này. - Sau gần 3 năm học tập tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng, em đã học được rất nhiều điều từ trong sách vở và những kiến thức do nhiều giáo viên truyền thụ, tuy nhiên để trở thành một giáo viên giỏi, điều quan trọng không phải là chỉ biết bám vào sách vở mà phải biết thực hành áp dụng vào thực tiễn những gì mình đã học được, hướng phấn đấu tương lai của em là sẽ cố gắng hết mình để trở thành một giáo viên giỏi, nên em muốn được thực hành tại trường trung học cơ sở Phường 1, thực tập tại trường sẽ giúp em học hỏi được những phương pháp giảng dạy của các thầy cô trong trường và hơn nữa em sẽ biết được các hoạt động chủ nhiệm lớp, cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ giúp em chủ động làm quen với môi trường sinh hoạt mới và môi trường đó em với tư cách là một giáo viên, điều đó giúp em vững bước đi đến con đường tương lai của mình. - Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của thầy cô tại trường, và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt, những điều đó giúp ít rất nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này vì em đã được làm quen với cách giảng dạy trên lớp và cách xử lí các tình huống xảy ra trên lớp, cũng như là biết cách gần gũi với các em học sinh để nắm bắt tâm tư tình cãm của các em. - Trong ba tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng giúp cho em một phần nào biết được các phương pháp giảng dạy ở trường, em đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó em cũng được họp rút kinh nghiệm cùng thầy trưởng khoa tổ, thầy đã chỉ ra những ưu điểm và những sơ xuất nhỏ của các thầy cô. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có một điểm chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học. Qua đó em cũng học hỏi được rất nhiều điều và nhiều điều và đó là hành trang để em bước đi trên con đường tương lai. Trong ba tuần vừa qua em cũng gặt hái được nhiều thành quả, em biết được cách quản lí lớp học như thế nào, ngoài những buổi chính khóa em còn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ: quản lí các em diển tập buổi đồng diển thể dục, chỉ đạo các em làm lao động và em biết được cách soạn một bài giáo án hoàn chỉnh... - Trong đợt thực tập này em nghiên cứu những phương pháp dạy học ở trường, các trình tự để dạy một bài học, cách gây sự chú ý của học sinh đến bài học, dùng các phương pháp trực quan sinh động, dùng nhiều hình ảnh, cho học sinh nghe băng để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, đặt câu hỏi đáp đúng có thưởng, cho học sinh chơi trò chơi để thư giãn và củng cố kiến thức, từ đó em cũng tìm ra dược phương pháp giảng dạy cho riêng mình. Đồng thời em cũng nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Võ Thị Hoàn em đã hoàn thành được lần sinh hoạt lớp đầu tiên, tuy không thành công nhưng em cũng có được thật nhiều kinh nghiệm do cô Hoàn nhắc nhở và chỉ bảo. Em biết được cách xử lí các trường hợp vi phạm, biết cách soạn giáo án sinh hoạt, cách điều khiển các em chơi trò chơi trên lớp, tự tin để đứng trước lớp để sinh hoạt. - Bên cạnh những giáo viên hướng dẫn, các em học sinh đoang vai trò quan trọng trong quá trình thực tập của em, cụ thể là các em học sinh lớp 8/1, ban đầu các em còn e dè không muốn tiếp xúc với em, nhưng sau vài ngày các em đã chủ động đến để trò chuyện cùng em. Các em lớp 8/1 cũng là những nhân vật chính trong quá trình nghiên cứu của em. Qua ba tuần em cũng tìm hiểu được một phần nào tính cách và những ước mơ tương lai của các em qua những bức tranh của các em vẽ về ước mơ của mình. - Em đã được tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy của các thầy cô ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 của trường THCS Phường 1. Đó là kết quả em thu được sau nhiều tiết dự giờ của các thầy cô; Nguyễn Thanh Mai ở lớp 6/3, Nguyễn Vũ Đan Thanh ở lớp 7/4, Trần Cẫm Thanh tại lớp 9/1, và Phạm Phương Loan ở lớp 8/1 và rút kinh nghiệm những tiết dự giờ cùng thầy Thạch Chanh. Tuy không có dự giờ tiết nào do thầy dạy, nhưng qua những lần rút kinh nghiệm thầy cũng tận tình chỉ bảo những gì thầy tích góp được trong quá trìng giảng dạy của thầy. - Em bắt đầu thực hiện bài thu hoạch này ngay sau khi em đã hoàn thành xong đợt thực tập tại trường THCS Phường 1, và em có thời gian là 3 tuần để hoàn tất bài thu hoạch này. Đến ngày 09/04 em sẽ có được một bài thu hoạch hoàn chỉnh để nộp cho trường. PHẦN NỘI DUNG Sơ Lược Đặc Điểm Tình Hình Chung Của Trường. - Tổng số lớp: 48 lớp -Tổng số học sinh: 1737 hs, được chia ra: +Khối 6: 11 lớp, 356 học sinh. +Khối 7: 13 lớp,513 học sinh. +Khối 8: 13 lớp, 472 học sinh. +Khối 9: 11 lớp,396 học sinh -Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 129, được chia ra: +Văn phòng: 15 +Giáo viên: 114 Những thuận lợi, khó khăn: * thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục trong mọi hoạt động của trường. - Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục được quán triệt trong cấp ủy đảng,chính quyền và các đoàn thể địa phương, mức độ quan tâm đến việc học của học sinh đã có chuyển biến tích cực trong các bậc phụ huynh. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc dạy và học. - Địa bàn dân cư hẹp nên việc điều tra vận động học sinh ra lớp được dễ dàng. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt. Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt. - Các đoàn thể trong nhà trường phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là chổ dựa vững chắc của chính quyền. - Nề nếp học tập của học sinh được xây dựng khá vững chắc. + Hạnh kiểm: tốt 72,3% ; khá: 22,8% ; TB: 4,3% ; Yếu: 0,6%. + Học lực: Giỏi: 15,7% ; khá: 225 ; TB: 30,3% ; yếu: 27,35 ; kém: 4,7%. - Hai mươi năm liền trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh, đã 2 lần nhận được bằng khen của bộ giáo dục và một bằng khen của thủ tướng chính phủ, một cờ thi đua. * Khó khăn: - Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu, nhất là ở các lớp thay sách, bàn ghế không phù hợp.(2 cấp) - Sĩ số học sinh còn chênh lệch giữa các khối lớp. Điều kiện phục vụ cho hoạt động ngoại khóa còn rất hạn chế( sân chơi bãi tập, phòng dành riêng cho việc phụ đạo, bòi dưỡng học sinh giỏi…) - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, phụ huynh học sinh còn buông lơi việc quản lí học sinh sau giò học ở trường. - Trường ở sát trục lộ, rất ồn ào ảnh hưởng đến việc dạy và học. *Mỗi giáo viên đều có một phương pháp dạy riêng và em thấy có một điểm chung đó là đều lôi cuốn học sinh vào bài học khi bắt đầu vào học, giáo viên cho lớp chơi một trò chơi hay hát một bài hát tập thể để các em ổn định lớp và tiếp thu bài tốt. Trong các tiết dạy giáo viên có chuẩn bị các tranh ảnh và những hình ảnh thực tế, giáo viên chuẩn bị nhiều câu hỏi, bài tập để học sinh thảo luận nhóm với nhau nhằm nâng cao tinh thần làm việc nhóm của các em, cho các em nghe băng để rèn luyện kỹ năng cho các em, cách dạy rất thoải mái không tạo nhiều áp lực cho các em. Tìm Hiểu Phương Pháp Được Vận Dụng Để Dạy Tiếng Anh Ở Trường THCS Phường 1. - Em được dự tổng cộng sáu tiết dạy của các thầy cô, trong đó có hai tiết sinh hoạt lớp và bốn tiết chuyên nghành, mỗi thầy cô đều có cách thức riêng để trình bày bài dạy của mình. Sau đây là tiến trình giảng dạy của các thầy cô: * Ngày 23/02/2010 dự giờ tiết dạy của cô Nguyễn Vũ Đan Thanh tại lớp 7/4 - 10 phút đầu tiên: + Khi bắt đầu một tiết học cô cho lớp hát một bài hát tập thể bằng tiếng anh, sau đó cô cho lớp chơi một trò chơi. Trò chơi này nhằm củng cố kiến thức của các em và có phần thưởng dành cho đội thắng cuộc. + Cô đặt ra một số câu hỏi để củng cố kiến thức đã học cho cả lớp. - 15 phút tiếp theo vào bài học. + Cô đưa ra một số bức tranh về một số loại thực phẩm và hỏi học sinh tên của các loại thực phẩm này bằng tiếng anh. + Cô cho các học sinh nghe băng về đoạn hội thoại trong bài. + Cho các em một số từ mới và nghĩa của chúng, cô đọc từ mới và các em lặp lại. + Cô đưa ra một số tranh ảnh về các loại rau quả và yêu cầu học sinh gọi tên chúng bằng tiếng anh. - Cô dành 5 phút cho phần ngữ pháp. + Cô giải thích cho các em biết về cách sử dụng either và neither. Cô đưa ra một câu bình thường và yêu cầu các em đổi qua cu sử dụng either và neither. - 15 phút còn lại là phần thực hành. + Cô cho các học sinh áp dụng những gì đã học để làm bài tập. + Cô gọi một vài học sinh đứng lên đọc bài hội thoại. + Những phút còn lại cô yêu cầu các em đóng tập sách lại và nhắc lại những gì đã học trong hôm nay và dặn dò các em về nhà học bài, chuẩn bị bài. * Ngày 24/02/2010, dự giờ tiết 2 tại lớp 9/1 của thầy Trần Cẫm Thanh. - 10 phút đầu tiên: thầy yêu cầu các em đóng tập sách lại và đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra bài cũ, sau đó thầy dùng một số câu hỏi để dẫn nhập vào bài mới. - 25 phút tiếp theo thầy đi vào bài mới. + Thầy yêu cầu các học sinh mở tập sách ra và nhìn vào các bức tranh trong sách, sau đó thầy đư ra một số câu hỏi về những bức tranh đó và yêu cầu học sinh trả lời bằng tiếng anh. + Thầy giảng về một số lễ hội được tổ chức ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Thầy nói về cách thức tổ chức, thời gian diễn ra và những món ăn thức uống đặc biệt trong những lễ hội đó. + Thầy yêu cầu các học sinh đóng tập sách lại và cho các em nghe băng. Thầy yêu cầu các học sinh chú ý lắng nghe những dữ kiện có trong bài đàm thoại đó. + Thầy cho một vài từ mới, hỏi các em về nghĩa của những từ đó. + Đọc từ mới và các em lặp lại. + Cho các em nghe băng thêm một lần. - 10 phút cuối là phần bài tập. + Thầy cho các em làm bài tập về những ngày lễ kỷ niệm ở Việt Nam và trên thế giới: thầy kẻ khung trên bảng và ghi tên các ngày lễ, yêu cầu các em điền vào các dữ kiện: chúng được tổ chức vào thời gian nào? Những hoạt động diễn ra trong dịp đó? Chúng được diễn ra ở đâu? Và những món ăn thức uống. + Thầy giải thích về phần ngữ pháp và gọi vài học sinh đứng lên để trả lỡi câu hỏi của thầy. Sau đó thầy dặn dò các em về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài. * Ngày 25/02/2010, dự giờ tiết 3 tại lớp 8/1 của cô Phạm Phương Loan. - 10 phút đầu tiên. + Cô cho lớp hát một bài hát tập thể, trong khi hát thì các em chơi một trò chơi, các em truyền tay nhau một món đồ đi khắp lớp khi nào bài hát chấm dứt, món đồ trên tay ai thì người đó lên trả bài. + Hai học sinh trả bài và cô nhận xét chấm điểm. - 25 phút tiếp theo cô đẫn nhập vào bài mới. + Cô giới thiệu bài mới và đặc một số câu hỏi. Cô yêu cầu các nọc sinh làm việc theo nhóm để đọc bài hội thoại + Cô đưa ra hai bức tranh về hai người phụ nữ, một người tóc vàng và một người tóc đen và cô hỏi các em họ là ai? Sau khi hc sinh trả lời cô đưa ra một số thông tin về hai bức tranh đó. + Cô cho các học sinh nghe băng + Cô đưa ra một số từ mới và hỏi các học sinh về nghĩa của chúng. + Cô đọc những từ mới và các em lặp lại. + cô yêu cầu các học sinh đứng lên đọc bài hội thoại. - 10 phút còn lại là phần thực hành. + Cô yêu cầu các em nhìn vào bài tập trong sách và làm việc theo nhóm. + Sau vài phút cô gọi một số em lên làm bài tập trên bảng sau đó cô kiểm tra và đưa ra câu đúng. + Cô đưa ra một số câu hỏi bằng tiếng anh và dịch chúng sang tiếng việt cho các em hiểu và các em trả lời bằng tiếng anh + Cuối buổi học cô dặn dò các em về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài. * Ngày 26/02/2010, dự giờ tiết 4 tại lớp 6/3 của giáo viên Nguyễn Thanh Mai. - 5 phút đầu tiên: Cô cho các học sinh chơi một trò chơi, trò chơi với 9 con số trong đó có 3 con số may mắn. Khi học sinh chọn đúng con số may mắn thì sẽ nhận được một phần quà, nếu chọn ngay ô không phải là con số may mắn thì học sinh phải đặt câu với từ có trong ô số đó dùng thì hiện tại tiếp diễn. - 30 phút kế tiếp vào bài mới. + Cô đặt ra vài câu hỏi và học sinh trả lời bằng tiếng anh. + Cô đưa ra vài bức tranh về các môn thể thao và đặt câu hỏi ' what are they doing? ' các học sinh nhìn vào từng bức tranh và lần lược trả lời. + Cô cho các học sinh nghe băng. + Cô cho một số từ mới và hỏi các em nghĩa của những từ đó, sau đó cô đọc tuừ mới và các em lặp lại. + Cô yêu cầu các em đóng tập sách lại và gọi các em lên bảng viết lại những từ cô mới vừa cho. + Cô cho học sinh nghe băng thêm lần nữa sau đó cô yêu cầu các em mở tập ra và gọi một vài em đọc to những câu trong sách. + Cô yêu cầu các em nhìn vào bức tranh ở phần A1 và gọi các em đứng lên trả lời câu hỏi. Cô chỉ lên những bức tranh và gọi học sinh trả lời. - 10 phút còn lại là phần thực hành cô yêu cầu các em đóng tập sách lại và cho các em làm bài tập là viết 5 câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn, cô kiểm tra và sửa những câu sai. Cuối buổi cô dặn các em về nhà học bài và chuẩn bị bài. Qua những tiết dự giờ trên, em đãhọc hỏi được rất nhiều điều cho riêng bản thân em, các thầy cô giảng dạy đúng nội dung kiến thức bài học, làm chủ được kỹ năng, kiến thức, xác định đúng mục tiêu của bài, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, chọn và sử dụng phương pháp dạy phù hợp với đặt trưng môn học đối tượng học sinh. Sử dụng tranh ảnh phong phú, phát âm chuẩn rõ ràng. Phân phối thời gian hợp lí. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, làm cho học sinh hăng say học hỏi và chủ động làm việc. không khí lớp học nghiêm túc, thoải mái nhẹ nhàng. Do các thầy cô điều là những giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên trong quá trình giảng dạy thường ít gặp sai xót. Các thầy cô đã tạo được một không khí lớp hăng say học tập, các em rất nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài. Trong đợt thực tập này em cũng đã dự giờ được một số tiết dạy của các giáo sinh Lê Minh Quốc, Trần Thành Phú, Lý Thùy Quyên, Khưu Thị Mỹ Huỳnh. Nhìn chung các bạn có chuẩn bị kỹ cáng giáo án trước khi dạy, đi đúng trọng tâm và trình tự bài dạy, trình bày bảng rõ ràng sạch đẹp, chuẩn bị tranh ảnh đầy đủ và phong phú. Khi bắt đầu mỗi buổi học thì cho học sinh chơi trò chơi nhằm củng cố lại bài cũ. Đa số học sinh tích cực học bên cạnh đó cũng có nhiều em làm việc riêng trong giờ học mà giáo sinh không để ý tới. Do còn lúng túng nên cũng có một số tiết vuợt quá thời gian. Trong tiết dạy của Quốc, Quyên và Phú thì lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú học. Còn tiết dạy của Huỳnh thì học sinh có phần thụ động, lớp học im ắng hơn. Trong khi giảng dạy thì các bạn mắc một số lỗi nhỏ. Điển hình nhủ trong tiết dạy của Huỳnh tại lớp 7/4 có cho chơi trò chơi nhưng không tuyên dương đội thắng cuộc, không kết luận yêu cầu củ phần A2, nói quá nhỏ, sử dụng tiếng anh quá nhiều khiến học sinh không hiểu rõ yêu cầu củ giáo viên. Hầu như em được dự hết tất cả những tiết dạy của các giáo sinh trong 3 tuần thực tập tại trường. Trong đó em tâm đắc nhất là tiết dạy của Phú và Quyên. Sau đây là tiến trình dạy học của hai bạn. * Tiết dạy của giáo sinh Lý Thùy Quyên tại lớp 7/13. - 10 phút đầu cho học sinh chơi một trò chơi - 25 phút tiếp theo vào bài mới. + Giáo viên đặt ra một số câu hỏi bằng tiếng anh, học sinh trả lời. + Cho học sinh nghe băng và yêu cầu các học sinh đóng tập sách lại. + Cho từ mới và cho nghĩa từ mới. + Đọc từ mới và các học sinh lặp lại. + Yêu cầu học sinh làm bài tập, sắp xếp thứ tự các câu trong bài text. + Gọi học sin hđứng lên đọc từng đoạn bài hội thoại. + Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách viết ra thực đơn của bữa ăn. + Cho học sinh làm việc nhóm. Hướng dẫn bài tập ghép tranh với lời hướng dẫn, sau đó nhận xét và sửa lại cho đúng . + Yêu cầu các em viết câu với nội dung những thưc ăn và thức uống mà các em đã dùng trong ngày hôm qua, sau đó giáo viên nhận xét và sửa lại những câu không đúng. - 10 phút còn lại giáo viên giải thích phần ngữ pháp và cho các em đặt câu dùng thì quá khứ đơn. Cuối buổi là phần dặn dò các em về nhà học bài làm bài. * Tiết dạy của giáo viên Trần Thành Phú tại lớp 7/4. - 10 phút đầu tiên. + Giáo viên cho học sinh chơi một trò chơi: kể tên các loại thức ăn và trái cây. Sau đó nhận xét và tuyên dương phát quà cho đội thắng cuộc. + Đưa ra một vài câu hỏi ' Do you alway cook meal ? ', ' what do you do to prepare cooking meal ? ', học sinh trả lời. - 30 phút tiếp theo vào bài mới. + Cho học sinh nghe băng và cho từ mới, hói học sinh nghĩa của chúng. + Đọc các từ mới, học sinh đọc theo. Sau đó yêu cầu từng em đứng lên đọc lại. + Dán những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn lên bảng, cho học sinh nghe băng rồi yêu cầu các em đọc thầm bài text sau đó các em trả lời câu hỏi. + Yêu cầu học sinh làm bài tập : viết lại thực đơn của bữa ăn, sửa chữa và hoàn chỉnh lại bài. + Cho học sinh làm bài tập: hoàn thành các động từ và ghép tranh với lời hướng dẫn. Theo dõi và nhận xét bài làm của các em. + yêu cầu các em lên bảng viết lại những thức ăn và thức uống mà các em đã dùng trong ngày hôm qua. 5 phút còn lại dặn dò các em học bài và chuẩn bị bài. Tìm Hiểu Công Tác Chủ Nhiệm Lớp. Em được sự phân công của trường vào chủ nhiệm lớp 8/1 tại trường THCS Phường 1, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Võ Thị Hoàn. Sau ba tuần em cũng tìm hiểu được đặc điểm của lớp cụ thể là: - Tổng số học sinh của lớp là 37, trong đó có 23 nữ và 14 nam. - Lớp có 7 học sinh giỏi, 11 học sinh khá, 16 học sinh trung bình, yếu có 2 học sinh và kém là 1 học sinh. - Về hạnh kiểm: Tốt 27 học sinh, khá 10 học sinh. - Tuy có một vài học sinh nam hiếu động và có một vài em đặc biệt, lớp không có học sinh cá biệt, nhìn chung lớp có tiếng là lớp giỏi và ngoan. * Những thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi : + Đa số chăm học ngoan hiền biết nghe lời thầy cô giáo. + Học sinh đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. + Chất lượng học tương đối đồng đều. + Hoàn thành tốt các hoạt động trường lớp đề ra. + Có tinh thần thi đua cao. + Các phụ huynh học sinh có quan tâm đến con em mình. - Khó khăn : + Còn vài học sinh học yếu kém như Quỳnh, Tuấn do không có động cơ học tập tốt ở nhà. + Có học sinh yếu cố gắng học nhưng chưa có kết quả tốt như Thái. + Gần cuối học kì 1 học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập. * Em dự được 2 tiết sinh hoạt lớp, đó là tiết của cô Lâm Thị Đài Trang và tiết sinh hoạt của cô Võ Thị Hoàn. Sau đây là tiến trình sinh hoạt của các cô: * Tiết sinh hoạt của cô Lâm Thị Đài Trang ở lớp 6/2. Đầu tiên cô giao quyền cho lớp phó phong trào điều khiển lớp, các ban cán sự lầm lượt báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua về tình hình trong tổ, tình hình học tập, nề nếp, tác phong ,đạo đức, trực nhật. Nêu tên các bạn vi phạm và đề nghị tuyên dương các bạn có thành tích tốt và không vi phạm. Sau đó giáo viên xử lí các em vi phạm, làm cho các em hiểu rõ vấn đề sai phạm của mình để khắc phục và sửa chữa. Tuyên dương những em được đề nghị. Sau đó giáo viên nhường quyền lại cho lớp phó phong trào thông qua kế hoạch tuần tới và đọc to cho cả lớp biết và nắm rõ, giáo viên hỏi các em có ý kiến gì về kế hoạch này không và hỏi các em có thực hiện được không. Cuối buổi cho lớp hát bài hát tập thể. * Tiết sinh hoạt của giáo viên Võ Thị Hoàn tại lớp 8/1. Lớp trưởng điều khiển lớp: các tổ trưởng lần lượt báo cáo chéo tình hình các tổ, giáo viên đề nghị các em chú ý lắng nghe nếu có thắc mắc thì trình bày. Học sinh có quyền đưa ra ý kiến nếu tổ trưởng ghi nhận sai, sau đó lớp phó học tập, lớp phó phong trào, lớp phó lao động báo cáo và cuối cùng lớp trưởng tổng kết tình hình lớp về tất cả các mặt và đưa ra kiến nghị kế hoạch cho tuần tới. Giáo viên xử lí vi phạm và khuyên bảo học sinh đồng thời khen thưởng cả lớp và những cá nhân có thành tích học tập và thực hiện tốt nội quy. Giáo viên thông qua kế hoạch tuần tiếp theo, dặn dò học sinh phải chuẩn bị bài tốt cho những lần kiểm tra một tiết trong tuần sau. Cuối buổi sinh hoạt cô cho lớp hát và chơi trò chơi. Trong lần thực tập này em được một lần đứng lớp để sinh hoạt, em cũng làm đúng theo trình tự của một tiết sinh hoạt lớp tuy nhiên kết quả không được như mong muốn vì đây là lần đầu tiên em đứng lớp nên còn quá nhiều sơ xuất, việc xử lí vi phạm, tuyên đương chưa được rõ ràng, không điều tiết thời gian hợp lí. Trong khi thực tập công tác chủ nhiệm thì vào mỗi buổi đầu giờ học em có mặt tại lớp trước 6.45 để theo dõi tình hình lớp, quản lí các em đầu giờ, để ý và nhắc nhở các em thực hiện không đúng nội quy, trò chuyện cùng các em để hiểu thêm về các em. Bám sát thời khóa biểu và lịch kiểm tra của các em. Thông qua giáo viên chủ nhiệm để hiểu thêm về tình hình lớp, dụ các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, soạn giáo án lao động, giáo án sinh hoạt, đứng lớp để sinh hoạt lớp. Qua những tiết sinh hoạt của các cô em học hỏi được rất nhiều điều về cách quản lí lớp, cách xử lí các em vi phạm, cách nắm bắt tâm lí của các em, các cô có những biện pháp xử lí công bằng, cho học sinh có quyền khiếu nại, không thiên vị em nào, có kế hoạch rõ ràng cho tuần tiếp theo. Không khí lớp rất thoải mái, không tạo tâm lí căng thẳng cho học sinh. . Thuận Lợi Và Khó Khăn Khi Thực Tập Tại Trường THCS Phường 1. *Thuận Lợi: trong thời gian thực tập tại trường THCS Phường 1 em và cả đoàn được sự đón tiếp nồng hậu của tập thể giáo viên trường và trong công tác chủ nhiệm em được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của cô Võ Thị Hoàn. Hầu hết các em đều rất ngoan. Các thầy cô trong trường tạo điều kiện cho em được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của những giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, và dự giờ những tiết dạy của các giáo sinh để em tích lũy được vốn kiến thức cho mình. * Khó khăn: bên cạnh những mặt thuận lợi em cũng gặp một vài khó khăn là khó tiếp xúc với một vài em trong lớp, dường như các em chỉ sống thế giới của riêng mình, em không biết cách để tiếp cận các em ấy. PHẦN KẾT LUẬN Qua thực tế dự giờ, giảng dạy, tham gia các buổi rút kinh nghiệm em nhận thấy rằng để dạy học đạt kết quả cao người giáo viên THCS cần lưu ý: +Dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phải tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều để tự tiếp thu tri thức dưới sự tổ chức của giáo viên. +Cần mạnh dạn áp dụng các phương pháp, hình thức học vui (trò chơi học tập, …). + Đặt câu hỏi, yêu cầu cho học sinh cần phải vừa sức, rõ ràng, đảm bảo mọi học sinh đều nghe thấy. + Cần chuẩn bị tốt về mặt đồ dùng dạy học theo từng môn học cụ thể. + Đồ dùng dạy học phải chuẩn (đảm bảo tính khoa học, chính xác), kích thước phù hợp, thẫm mĩ. + Giáo viên cần rèn luyện để có những kỹ năng sư phạm tốt (chẳng hạn giáo viên cần rèn luyện thường xuyên về cách đọc diễn cảm để đọc diễn cảm mẫu cho học sinh được tốt hơn, cần chú ý nhiều đến trình bày bảng đẹp, khoa học. + Cố gắng đọc to nói to (nhất là khi nêu các yêu cầu, câu hỏi) phát âm đúng. + Phải bao quát lớp tạo điều kiện, cho mọi học sinh đều tích cực học tâp. + Chú ý trình bài bảng khoa học, thẫm mĩ. + Chú ý thời gian trong tiến trình dạy học một tiết dạy (phân phối thời gian hợp lí cho từng hoạt động trong 1 tiết dạy). + Phải quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh học yếu, cá biệt. + Khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân nhóm cho cụ thể và giao nhiệm vụ thảo luận cho rõ ràng, phù hợp và phải đảm bảo mọi học sinh đều tham gia thảo luận, cần tạo điều kiện cho học sinh yếu, chưa mạnh dạn lên trình bày. + Nên vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để thu hút học sinh tích cực học tập hơn (nên vận dụng nhiều những phương pháp dạy học hiện đại như: thảo luận nhóm, tự lĩnh hội kiến thức,..) không khí lớp học thoải mái hơn, không nên chỉ dùng hay dùng quá nhiều một phương pháp hay hình thức trong dạy học vì như vậy dễ làm học sinh nhàm chán. + Phải thương yêu, gần gũi với học sinh (kịp thời giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong học tập. + Phải đảm bảo cho lớp học “sôi nổi trong trật tự”. + Giảng bài nên dùng những từ ngữ dễ hiểu, cô động, có nhấn mạnh ở những phần trọng tâm của kiến thức hay kĩ năng ( có thể minh họa thêm bằng động tác, ngữ điệu). + Nên động viên, nhắc nhở kịp thời ( nhất là đối với đối tượng học sinh học yếu, cá biệt). + Nên xen kẽ các hoạt động giải trí hợp lí sau những thời gian học tập căng thẳng để làm giảm mệt mỏi, tạo hưng phấn để học sinh tiếp tục học tốt hơn Thực tập chủ nhiệm: -Luôn có thái độ ý thức,tinh thần và trách nhiệm cao với công tác chủ nhiệm như luôn luôn có mặt đúng giờ,theo dõi,quan tâm giúp đỡ các em trong học tập và bên cạnh đó cũng tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em để giúp các em thuận lợi hơn trong việc học.Đồng thời cũng thường xuyên quan sát,theo dõi các em để kịp thời xử lý và khắc phục các tình trạng tiêu cực xảy ra trong lớp(nếu không giải quyết được thì xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm),cần phải nhớ tên các em để tiện theo dõi và quản lý,luôn nhắc nhở các em về đồng phục,vệ sinh lớp,sân trường,bảo vệ của công,…phải hòa đồng với bạn bè,tôn trọng thầy cô giáo. - Hoàn thành công việc mà giáo viên hướng dẫn giao cho. - Tiếp xúc gần gũi,nhiệt tình với học sinh. -Làm sổ chủ nhiệm: ghi chép đầy đủ,cẩn thận kế hoạch tuần,một số thông tin về tình hình học tập và gia đình của các em. Từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy và dự giờ, đã giúp em quản lý học sinh tốt, nhắc nhở kịp thời các em, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò,từ đó giáo dục uốn nắn các em, góp phần nâng cao nhận thức và hoàn thiện nhân cách các em.Là một sinh viên sắp ra trường và là một người giáo viên trong tương lai với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi đôi khi không thể tránh được những sai sót,bản thân em cho rằng với tinh thần cầu tiến ham học hỏi và những kinh nghiệm rút ra được trong đợt thực tập này em tin rằng mình sẽ đạt được kết quả ngày càng cao trong công tác giảng dạy của mình sau này,cũng như khi ra trường vì thế hệ trẻ tương lai “vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua thực tế là công tác chủ nhiệm em nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp người giáo viên THCS cần: +Chọn ra ban cán sự tốt ( là những học sinh gương mẫu, học tập tốt, mạnh dạng, tích cực với phong trào, có uy tín trong lớp, đặc biệt còn dữ chút,…) +Phát huy vai trò của ban cán sự lớp. -Tôn trọng danh dự học sinh, không tùy tiện quác nạt học sinh. -Phải xử lí các “tình huống” nảy sinh trong công tác chủ nhiệm một cách bình tĩnh. -Cần tạo cho lớp thành tập thể đoàn kết, biết đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. -Giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lí, tâm tư, tình cảm của học sinh lớp mình. -Nắm đặc điểm về trình độ, năng lực, tính cách từng học sinh. -Nên xử lí ngay và triệt để các vi phạm của học sinh ( nhất là với đối tượng học sinh cá biệt). -Xử lí các vi phạm của học sinh, cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của từng học sinh. -Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai trong khen thưởng, trách phạt đối với mọi đối tượng học sinh. -Ghi chép đầy đủ và có hệ thống sổ chủ nhiệm để thấy rõ đặc điểm của từng học sinh, những chuyển biến, tiến bộ của học sinh. -Phải thấy được sự tiến bộ của học sinh học yếu, cá biệt dù nhỏ để kịp thời khen ngợi để tạo động lực cho những học sinh này phấn đấu vươn lên. -Giữ mối liên lạc thường xuyên liên tục với phụ huynh học sinh, kịp thời thông báo những vi phạm của học sinh cho phụ huynh để phối hợp giáo dục học sinh. -Phải tuân thủ các nguyên tắc trong giáo dục học sinh. -Nên dùng nhiều hơn phương pháp nêu gương hơn là trách phạt trong công tác chủ nhiệm, để quản lí giáo dục học sinh. -Có thể cho học sinh vi phạm tự giác nhận trách nhiệm và hứa hẹn sửa chữa vi phạm. -Nên cho học sinh giữ vai trò tích cực tự giác trong các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn. -Khen thưởng trách phạt phải công khai dân chủ không thành kiến, thiên vị. -Nên cho các học sinh yếu, cá biệt ngồi các bàn trên và ngồi cùng với các bạn học tốt, nề nếp để giúp đỡ các em. Một số thu hoạch lớn qua đợt TTSP năm thứ 3: -Được vận dung các kiến thức về phương pháp, hình thức tổ chức trong dạy-học đã học tập và rèn luyện ở nhà trường sư phạm vào việc dạy học cụ thể từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho bản thân trong công tác giảng dạy sau này. -Được vận dụng các phương pháp giáo dục trong giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó rút ra những kiến thức thực tế, kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chủ nhiệm học sinh . -Có được những kiến thức thực tế về đặc điểm tâm sinh lí học sinh THCS -Làm quen với các nhiệm vụ công việc cua một giáo viên THCS ( dạy học và làm công tác chủ nhiệm), nhờ đó tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giúp em hiểu đúng mực về nghề nghiệp của mình sau này. -Thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm lớn lao của người giáo viên THCS trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà từ đó mà có ý thức không ngừng học tâp, rèn luyện đẻ có thể dáp ứng một cách tốt nhất nghiệm vụ “trồng người”của mình. -Thêm “yêu nghề”, “mến trẻ”. *Mặt mạnh: - Chấp hành tốt nội quy,quy chế của trường thực tập,đoàn thực tập cũng như những quy định của trường CĐSP. - Hoàn thành sổ sách đúng thời hạn. - Thực hiện tốt tác phong của người giáo viên. - Quý mến,tôn trọng thầy cô,công nhân viên và học sinh của trường. - Sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp,những nhận xét và lời chỉ bảo của thầy cô. - Tạo được mối quan hệ tốt với học sinh,đặc biệt là lớp chủ nhiệm 8/1. - Nhắc nhở,động viên các em cần tránh những công việc sai trái;luôn quan tâm giúp đỡ các em trong học tập. - Bảo vệ cơ sở vật chất,tài sản của nhà trường. - Hoàn thành công tác chủ nhiệm. +Ngoài những điều trên bản thân em cũng đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quí báu từ thầy cô,bạn bè .Em sẽ tận dụng vốn kinh nghiệm này để sau này ra trường trở thành một giáo viên giỏi. * Song song với những mặt mạnh trên thì bản thân em còn những hạn chế như sau: - Chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ,vì thế kết quả còn hạn chế. - Chưa giải quyết triệt để được các vấn đề phát sinh trong công tác chủ nhiệm và cách xử lí các tình huống sư phạm.. Qua đợt thực tập sư phạm năm ba lần này,em đã rút ra cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm quí báu và dồng thời với kết quả đạt được em cảm thấy rất vui vì biết được khả năng,thực lực của bản thân mình và sau khi ra trường cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn để đạt được thành tích cao hơn trong công tác giảng dạy. Đặc biệt trong đợt thực tập này,bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp và cố gắng phát huy những mặt tích cực của bản thân và hạn chế những thiếu sót của mình để làm ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị sau khi ra trường sẽ hoàn thiện hơn. Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập sư phạm năm thứ ba: -Người giáo viên có trách nhiệm rất lớn trong việc đào tạo con người có nhân cách để phục vụ cho đất nước.Vì nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý và người giáo viên là người thầy của những người thầy.Muốn được như vậy thì ta phải đặt học sinh trong một môi trường giáo dục toàn diện,trong đó giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. -Là một giáo viên trong tương lai,em phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn để nâng cao chất lượng dạy và học,để sau khi ra trường giảng dạy được tốt hơn.Và dù sao qua đợt thực tập này,em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những thầy cô trong trường em đã đề ra phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập sư phạm năm thứ ba là: +Cố gắng phấn đấu,tu dưỡng đạo đức,học tập và rèn luyện nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học: .Nắm vững phương pháp dạy học theo chương trình mới của SGK. .Tham khảo thu thập tài liệu có liên quan đến chuyên môn cũng như những tài liệu cần thiết cho việc dạy và học,lĩnh hội tri thức chuyên môn. .Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhân cách của mình; hòa nhã với đồng nghiệp, tuân thủ nội qui của trường . .Quan hệ giao tiếp thực tế rộng rãi,học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô đi trước để rút kinh nghiệm cho bản thân. .Đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh. +Góp phần xây dựng và phát triển giáo dục,người giáo viên phải luôn ghi nhớ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục cũng như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh. +Với nền giáo dục và đào tạo như hiện nay thì người giáo viên cần phải có tri thức khoa học. Bên cạnh đó thì nhân cách,phẩm chất và đạo đức phải chuẩn mực để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, hoàn thành sổ sách đúng thời gian quy định. Gương mẫu chấp hành tốt nội quy nề nếp học tập, sinh hoạt của trường lớp.Giáo viên phải có kế hoạch chủ nhiệm, tinh thần sáng tạo. Song song với những vấn đề trên thì người giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của mình để đạt yêu cầu hơn. - Phát huy những ưu điểm, tiếp thu những kinh nghiệm hay của các giáo viên trong dạy học, làm công tác chủ nhiệm. - Củng cố, hoàn thiện dần những kiến thức, kĩ năng mà mình còn yếu trong đứng lớp giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm, hướng dẫn sinh hoạt ngoại khóa ,…(đã bộc lộ trong thời gian thực tập). - Trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, kỹ năng trong dạy học, chủ nhiệm lớp trong khoảng thời gian học tập còn lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập sư phạm năm 3.doc
Tài liệu liên quan