Tài liệu Báo cáo Thực tập nghề nghiệp tại công ty cổ phần rau quả Tiền Giang: LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những cách tốt nhất để cho sinh viên được vận dụng những gì đã học vào thực tế đó là đi thực tập, nhất là sinh viên sau khi đã kết thúc các môn học chuyên ngành và bắt đầu tìm hiểu thực tế. Đây là cách cho sinh viên thực tế hoá những kiến thức đã được học tại nhà trường giúp cho chúng em có được một kiến thức vững chắc và tự tin hơn khi tiếp xúc với công việc theo chuyên ngành mà mình đã chọn.
Với sự đồng ý của Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang, Khoa Cơ Bản – May Công Nghiệp đã giúp em hiểu rõ hơn bằng việc thực tập cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang đã giúp em thực tập tại công ty, trong khoản thời gian thực tập em được tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm, tiếp cận và thực hiện được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào công việc thực tiễn tại Công ty và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế nên em đã hiểu hơn về công tác kế toán và các hoạt động tài chính của Công ty.
Với sự giúp đỡ nhiệ...
64 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập nghề nghiệp tại công ty cổ phần rau quả Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những cách tốt nhất để cho sinh viên được vận dụng những gì đã học vào thực tế đó là đi thực tập, nhất là sinh viên sau khi đã kết thúc các môn học chuyên ngành và bắt đầu tìm hiểu thực tế. Đây là cách cho sinh viên thực tế hoá những kiến thức đã được học tại nhà trường giúp cho chúng em có được một kiến thức vững chắc và tự tin hơn khi tiếp xúc với công việc theo chuyên ngành mà mình đã chọn.
Với sự đồng ý của Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang, Khoa Cơ Bản – May Công Nghiệp đã giúp em hiểu rõ hơn bằng việc thực tập cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang đã giúp em thực tập tại công ty, trong khoản thời gian thực tập em được tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm, tiếp cận và thực hiện được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào công việc thực tiễn tại Công ty và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế nên em đã hiểu hơn về công tác kế toán và các hoạt động tài chính của Công ty.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và mọi người trong Công ty đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này.
Vì thời gian thực tập có hạn, việc chuẩn bị cho báo cáo cũng như là số liệu thực tế có phần hạn chế và kinh nghiệm phân tích của bản thân chưa còn rất non yếu. Vì vậy nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô góp ý kiến để em hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn.
Cũng nhân dịp này em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ban lãnh đạo quý Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang, các anh chị trong bộ phận kế toán đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho em trong thời gian qua.
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TIỀN GIANG
NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày .......Tháng......Năm........
Cơ Quan Thực Tập
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TIỀN GIANG
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày .......Tháng......Năm........
Giáo Viên Hướng Dẫn
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG
1.1. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1.1. Giới thiệu công ty
Tên Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG
Tên tiếng Anh TIEN GIANG VEGETABLES & FRUITS JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính Kilômét số 1977, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam
Điện thoại 84.073-834-677
Fax 84.073-832-082
Website
Email vegetigi@vnn.vn
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Trồng, chăn nuôi, kinh doanh, chế biến các loại nông lâm sản – thực phẩm.
- Nhập khẩu: các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất.
- Kinh doanh: vật tư nông nghiệp.
- Dịch vụ: cho thuê nhà, mặt bằng, kho, xưởng.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Công ty được thành lập vào năm 1977, tiền thân là Xí Nghiệp Rau Quả Lạnh Đông
- Năm 1986 Xí nghiệp sáp nhập với Nông trường Tân Lập mang tên Xí Nghiệp Liên Hiệp Xuất Khẩu Rau Quả.
- Đến năm 1988 công ty tách khỏi Tổng công ty và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang.
- Từ năm 1999 - 2005 đổi tên thành Công Ty Rau Quả Tiền Giang
- Từ năm 2005 - 2006 công ty chuyển từ hình thức nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang
- Năm 2011 công ty được bộ công thương tỉnh tiền giang trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tính”
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của công ty:
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổ chức đảng, công đoàn , đoàn thanh niên
Ban kiểm soát
Tổng Giám Đốc
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 3
Phó giám đốc 1
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật
Ban kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng marketing-bán hàng.
Nhà máy chế biến
Ghi chú:
Chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp thực hiện
1.2.2. Chức năng của từng bộ phận:
Ø Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
Ø Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên.
Tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên
Ban chỉ huy công đoàn Công ty đã triển khai các nghị quyết và đề ra chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và năm cơ bản phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, có định hướng rõ ràng, có nghiên cứu rút kinh nghiệm thực tế của đơn vị trong từng giai đoạn. Công đoàn công ty luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh Niên, Ban Nữ Công để đưa công tác Đoàn Thanh Niên và phong trào thiếu niên nhi đồng trong công ty đi lên, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế, tạo niềm tin với tuổi trẻ và Công nhân viên chức lao động công ty.
Ban kiểm soát
Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.
Tổng giám đốc
- Tổng Giám Đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm củaTổng Giám Đốc.- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Phó Giám Đốc 1
Phụ trách xí nghiệp liên doanh (chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, hợp đồng mua bán vật tư sản phẩm), cân đối điều hòa vốn cho sản xuất có hiệu quả, theo dõi công nợ, ký séc, ủy nhiệm chi, ký duyệt các chứng từ chi phí sứa chữa thường xuyên ngoài lĩnh vực của giám đốc, điều hành hệ thống chất lượng toàn công ty, giải quyết vấn đề khi giám đốc đi vắng.
Phó Giám Đốc 2
Phụ trách việc sản xuất, cân đối nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đặt kế hoạch sản xuất cho nông trường, lên kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phụ trách khuyến nông, phụ trách công tác phòng chống lụt bão, thiên tai tại Nông Trường.
Phó Giám Đốc 3
Phụ trách các công việc diễn ra tại nông trường Tân Lập
Phòng Marketing- Bán hàng:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý hệ thống đại lý, phát triển thị trường ngoài nước, lập kế hoạch kinh doanh, lập và theo dõi các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và làm thủ tục thanh lý. Báo cáo định kỳ diễn biến hoạt động của phòng Marketing - Bán hàng.
Phòng kế toán tài vụ
Tham mưu cho Giám Đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính.
- Công tác kế toán tài vụ.
- Công tác kiểm toán nội bộ.
- Công tác quản lý tài sản.
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty.
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty.
Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định.
Là đầu mối phối hợp với các Phòng, Ban tham mưu, Đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất:
Phụ trách việc kiểm soát, quản lý hệ thống chất lượng, lập kế hoạch sản xuất, hàng tháng, hàng quí, hàng năm, kiểm soát hoạt động mua hàng, cung ứng vật tư, bao bì, nguyên liệu sản xuất. Cùng phòng kế toán tài vụ tính toán giá thành sản phẩm theo từng loại, từng thời điểm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể, tổ chức và triển khai việc thực hiện công tác ISO được phân công của Ban giám đốc. Theo dõi, tổ chức thu hồi công nợ, đầu tư nguyên liệu tại nông trường Tân Lập. Tổ chức triển khai thu mua nguyên liệu trong và ngoài tỉnh phục vụ cho yêu cầu sản xuất hàng ngày.
Nhà máy chế biến
Tổ chức quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất, quả lý phân xưởng đồ hộp, phân xưởng đông lạnh, phân xưởng cô đặc, phân xưởng cơ điện, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, bộ phận xe nâng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban Giám Đốc công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, chất lượng. Trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000. Tham gia kèm cặp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng những yêu cầu mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật của ngành chế biến rau quả.
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Nghiên cứu hoạt động của Công ty để đề xuất, làm tham mưu hình thành bộ máy quản lý, đảm bảo yêu cầu sản xuất có hiệu quả, tinh gọn biên chế hoạt động ăn khớp đồng bộ để phát huy được năng lực lao động tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên, quản trị nhân sự, chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về quản lý con dấu. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi tay nghề cho công nhân viên, bảo hộ lao động. Đề xuất huy hoạch đề bạt cán bộ, và nâng lương cho công nhân viên.
Phòng kỹ thuật
Quản lý mảng kỹ thuật thiết bị trong Công ty. Giúp Giám Đốc chất lượng theo dõi đánh giá chất lựong nội bộ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng sản phẩm, xây dựng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm quy trình sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm, kiểm tra và xác nhận nguyên vật liệu thành phẩm theo định kỳ, tham gia các công việc ISO được phân công của Giám Đốc chất lượng. Lập trình duyệt thẩm định và triển khai dự án theo quy định của nhà nước. Trưng dụng cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của Công ty
Ban kinh doanh xuất nhập khẩu
- Tham mưu giúp Ban Giám Đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. - Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính. - Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước. - Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường. - Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu. - Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định. - Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
- Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
Gọt vỏ
Rửa
Chặt hoa cuộn
Lưu kho
Nguyên liệu
Lạng vỏ
Chích mắt
Cắt khoanh dù miếng
Vô lon
Bảo quản
Thanh trùng
Ghép nắp
Rót dung dịch
Quy trình sản xuất dứa đóng hộp
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang là do thời tiết không thuận lợi và cây khóm đã già. Tiêu thụ giảm nên lượng khóm xuất khẩu cũng giảm so với cùng kỳ năm trước . Lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành, sức cạnh tranh của Công ty Việt Nam.
Công ty gặp phải nhiều trở ngại với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty khác. Điều này gây ra tổn thất không nhỏ, ảnh hưởng uy tín của thương hiệu rau quả Tiền Giang nói riêng và ngành rau quả Việt Nam nói chung. Thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện rau quả kém chất lượng làm giả bao bì gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty. Nhưng, công ty tin vào sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, bởi sản phẩm rau quả của Công ty đều vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt và được chứng nhận về an toàn chất lượng. Đối với những thị trường quốc tế khó tính nhất như Châu Âu như các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nga...., Công ty cũng thành công trong việc xâm nhập và phát triển thị phần.
1.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KỲ TRƯỚC
Năm 2008 tiếp tục và phát huy kết quả đạt được trong năm 2007, công ty đã đạt thắng lợi lớn trong kinh doanh, xuất khẩu đạt 110.963 triệu đồng, tăng với tỉ lệ 22,5 % so với doanh thu xuất khẩu năm 2007, nâng cao mức doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh lên 121.914 triệu đồng, tăng 21.271 triệu đồng so với doanh thu năm 2007. Nguyên nhân doanh thu xuất khẩu năm 2008 tăng là do các nguồn vốn của Công ty tăng lên nên đẩy mạnh sản xuất, đồng thời giá xuất khẩu các mặt hàng của Công ty cũng tăng trung bình trên 4 % mỗi mặt hàng. Trong năm 2008 mặt hàng dứa đóng hộp xuất khẩu góp phần tăng lợi nhuận sau thuế năm 2008 cao hơn lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 18,9 %.
Năm 2008 các khoản giảm trừ tăng 24,2 %, giá vốn hàng bán tăng 20, 7 % thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần 21,1 % nên lợi nhuận gộp tăng là lẽ đương nhiên. Lợi nhuận gộp năm 2008 đạt 15.232 triệu đồng, tăng 23,9 % về số tiền tăng 2.934 triệu đồng so với năm 2007 là một biểu hiện tốt.
Mức tăng giá vốn hàng bán thấp hơn mức tăng doanh thu thuần do trong năm 2008 giá xuất khẩu các mặt hàng tăng lên.Chi phí bán hàng tăng 2.315 triệu đồng hay tăng 33,8 %, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 49 triệu đồng hay tăng 1,1 % so với năm 2007. Điều này cho thấy Công ty chưa quản lý được việc sử dụng các khoản chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 vẫn tăng 69,2 % so với năm 2007.
Nhìn vào ta thấy hoạt động tài chính của Công ty là lỗ. Năm 2007 công ty lỗ 1.269 triệu đồng và năm 2008 lỗ 1.253 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí lãi vay của công ty luôn cao hơn thu nhập tiền gửi . Năm 2008 thu nhập bất thường giảm 24,7 % và chi phí bất thường cũng giảm 27,8 % làm cho lợi nhuận bất thường giảm 22,2 %. Chi phí bất thường ở đây thường là tiền thanh lý tài sản cố định, tiền thưởng của Bộ tài chính vì vượt kim ngạch xuất khẩu so với năm trước, tiền từ các dịch vụ củ công ty…Hoạt động tài chính lỗ và lợi nhuận bất thường giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế nên làm hạn chế lợi nhuận sau thuế.
Với kết quả đạt được trong năm 2008 chứng tỏ Công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế đạt 959 triệu đồng tăng 153 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 18,9 % so với năm 2007.
Sang năm 2009 vì gặp khó khăn về nhiên liệu, vật tư, nguồn nguyên liệu , thị trường cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu giảm, sản lượng sản xuất giảm kết quả là doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 24.954 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,5% so với năm 2008. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của Công ty, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của Công ty, lợi nhuận sau thuế đạt 821 triệu đồng giảm 138 triệu đồng so với năm 2008 với tỉ lệ giảm là 14,4 %. Nhìn chung các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 đều giảm, lượng giảm tương đối phù hợp với khó khăn của Công ty. Doanh thu hàng xuất khẩu giảm 24.475 triệu đồng, với tỉ lệ giảm là 22,1 % ,doanh thu thuần giảm 24.876 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,4 % dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 3.611 triệu đồng hay giảm 23,7 % so với năm 2008. Kết quả khả quan trong năm 2009 là hoạt động bất thường mang lại 1.864 triệu đồng góp phần cải thiện thu nhập của Công ty. Với những kết quả đạt được như trên phần lớn là nhờ sự đóng góp tích cực của từng thành viên, Ban lãnh đạo Công ty luôn có những quyết định sáng suốt và nhạy bén trong kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật viên công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệm đã phục vụ hết mình vì Công ty.
1.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Thuận lợi:
Công ty luôn nhận được sự quan tâm và lãnh đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, cũng như luôn nhận đựợc sự hỗ trợ tích cực của các cấp các ngành. Công ty có mặt bằng thuận tiện vận chuyển nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vùng cây trái lớn nhất cả nước. Công ty chuyên về lĩnh vực rau quả theo mô hình khép kín có các nhà máy chế biến, có vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Công ty có một lực lượng quản lý trẻ có trình độ, có sức bật trung thành với Công ty sáng tạo và quan hệ nội bộ tốt. Ban lãnh đạo và số cán bộ nhân viên chủ chốt của công ty đều là những người có trình độ, năng lực, áp dụng trình độ quản lý tiên tiến và công tác nhiều năm trong các công ty rau quả có uy tín. Tổng giám đốc có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành rau quả. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công nhất định trong việc tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng của Công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung có nhiều thuận lợi thị trường sản phẩm của Công ty đựợc nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng, chất lượng cũng được tín nhiệm hơn. Đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty được mở rộng nhiều hơn so với các năm trước đây. Về thương hiệu Công ty đã xúc tiến cùng với Trường đại học kinh tế TP.HCM để xây dựng thương hiệu “Tigi”cho công ty ở thị trường nội địa và đã được đăng ký bảo hộ từ 9/2003, bước đầu xây dựng tại thành phố HCM sau đó chuyển dần sang các khu vực khác trong cả nước nhằm quảng bá thương hiệu làm tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu trong thời gian tới.
Về quản lý hệ thống quản lý chất lượng Công ty đã chuyển từ hệ thống ISO 9002-1994 sang phiên bảng ISO 9001-2000 bước đầu đã đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty đã triển khai các hệ thống quản lý khác và đang áp dụng có hiệu quả như hệ thống Mis mạng nội bộ bằng vi tính, hệ thống thực hành 5S ( mô hình quản lý văn phòng, nhà xưởng của Nhật) và đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP ( hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn). Vì thế mà Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang từ lâu đã khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì uy tín của thương hiệu Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang.
Diện tích trồng cây khóm ngày càng được mở rộng. Người dân được tiếp thu khoa học kĩ thuật vào canh tác cây khóm. Giao thông vận tải ngày càng phát triển thuận lợi cho phát triển ngành khóm của Tiền Giang.
Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang có lợi thế lớn là có nông trường sản xuất lớn ngay tại nông trường Tân Lập nên vận chuyển không phải là vấn đề khó khăn. Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể.
Lực lượng lao động của chủ yếu là lao động trẻ, đã được đào tạo, chọn lựa kỹ lưỡng, có sức khỏe tốt, ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và có kinh nghiệm làm rau quả xuất khẩu.
Thương hiệu rau quả Tiền Giang đã và đang ngày càng khẳng định được thưong hiệu của mình trong và ngoài nước, được nhiều đối tác, bạn hàng tin tưởng.
Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang là tập đoàn lớn mạnh với cơ sở hạ tầng vững chắc hoàn toàn đủ điều kiện và quản lý các hoạt động cơ bản tốt nhất: có trụ sở chính ngay tại km1997 quốc lộ 1, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang.cùng với các chi nhánh khác của thành phố HCM.
Bên cạnh đó Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang có đội ngũ phát triển thị trường năng động và chính bản thân những người trực tiếp truyền lửa đam mê sản phẩm đến những người kinh doanh.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang cũng gặp không ít những khó khăn. Do tính chất đặc thù của Công ty là ngành rau quả chế biến nên có nhiều phụ thuộc vào thời vụ, thời tiết, giá cả chất lượng nguồn nguyên liệu không phải luôn ổn định trên thị trường, giá cả vật tư ngày một tăng nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sản lượng sản xuất và hiệu quả chung của toàn Công ty.
Sự cạnh tranh ở thị trường trong nước, sản phẩm mới ra đời tuy đa dạng nhưng chưa tạo được đòn bẩy kích thích, và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu với nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các Công ty cùng ngành ở Hà Lan.
Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty thì tương đối mạnh, đa số khách hàng chỉ thích mua hàng và thanh toán theo phương thức trả chậm. Do vậy công ty rất ngại ký hợp đồng theo phương thức này vì tính rủi ro cao.Thị trường rau quả kinh doanh luôn bị rủi ro cao.
Hoạt động marketing còn đơn giản. Đối tác và bạn hàng hiện nay của Công ty chủ yếu dựa vào quan hệ đối tác truyền thống, quan hệ hợp tác lâu đối năm.
Và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu khác cộng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh của các Công ty khác khiến Công ty rau quả Tiền Giang càng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển.
Các Công ty Trung Quốc bán rau quả với giá khá rẽ khiến Công ty cồ phần rau quả Tiền Giang gặp nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm. Người dân thích mua hàng rẽ cũng đã và đang là một thách thức với ngành rau quả nói chung và Công ty cồ phần rau quả Tiền Giang nói riêng.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2010 - 2011 Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
74.804.953.870
52.585.046.114
(1.264.470.770)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
VI.01
10.747.585.717
12.012.056.487
1. Tiền
111
10.747.585.717
12.012.056.487
2. Các khoản tương đương tiền
112
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
VI.02
-
100.000.000
1. Đầu tư ngắn hạn
121
-
100.000.000
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
VI.03
26.392.846.415
20.019.875.403
1. Phải thu khách hàng
131
20.485.650.345
13.853.644.193
2. Trả trước cho người bán
132
60.967.835
663.559.885
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
-
-
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
-
-
5. Các khoản phải thu khác
135
5.846.228.235
5.750.719.946
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
-
(248.048.621)
IV. Hàng tồn kho
140
VI.04
36.490.356.803
19.534.972.132
1. Hàng tồn kho
141
36.490.356.803
19.534.972.132
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
-
-
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1.174.164.935
918.142.092
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
-
141.726.000
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
602.255.549
-
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
VI.05
-
157.212.162
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
VI.06
571.909.386
619.203.930
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
200
33.103.754.665
30.014.169.549
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
VI.07
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
-
-
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
-
-
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
-
-
4. Phải thu dài hạn khác
218
-
-
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
-
-
II. Tài sản cố định
220
32.912.300.315
29.606.018.547
1. Tài sản cố định hữu hình
221
VI.08
31.366.610.696
29.167.468.800
- Nguyên giá
222
103.017.925.242
96.475.127.529
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(71.651.314.546)
(67.307.658.729)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
VI.09
88.286.220
120.390.300
- Nguyên giá
225
321.040.800
321.040.800
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
(232.754.580)
(200.650.500)
3. Tài sản cố định vô hình
227
VI.10
224.009.220
167.657.380
- Nguyên giá
228
362.509.220
276.157.380
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
(138.500.000)
(108.500.000)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
VI.11
1.233.394.179
150.502.067
III. Bất động sản đầu tư
240
VI.12
-
-
- Nguyên giá
241
-
-
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
VI.13
-
-
1. Đầu tư vào công ty con
251
-
-
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
-
-
3. Đầu tư dài hạn khác
258
-
-
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
259
-
-
V. Tài sản dài hạn khác
260
VI.14
191.454.350
408.151.002
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
111.454.350
408.151.002
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
268
80.000.000
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
107.908.708.535
82.599.215.663
25.309.492.872
NGUỒN VỐN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
70.519.686.044
50.921.045.972
I. Nợ ngắn hạn
310
VI.15
68.415.784.729
45.072.436.813
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
23.846.633.750
17.080.741.365
2. Phải trả người bán
312
10.756.596.228
7.713.098.668
3. Người mua trả tiền trước
313
6.006.739.112
501.320.777
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
968.036.620
670.883.551
5. Phải trả người lao động
315
15.878.345.295
7.457.135.350
6. Chi phí phải trả
316
17.487.680
-
7. Phải trả nội bộ
317
-
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
11.422.838.346
11.157.768.490
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
-
-
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
323
(480.892.302)
491.488.612
II. Nợ dài hạn
330
VI.16
2.103.901.315
5.848.609.159
1. Phải trả dài hạn người bán
331
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
333
-
-
4. Vay và nợ dài hạn
334
979.065.868
4.794.950.692
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
-
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
589.079.853
304.770.559
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
-
-
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
535.755.594
748.887.908
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
339
-
-
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
37.389.022.491
31.678.169.691
I. Vốn chủ sở hữu
410
VI.17
37.389.022.491
31.678.169.691
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
20.000.000.000
20.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
-
-
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
-
-
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
-
-
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
-
-
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
18.660.894
5.518.439
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
6.644.026.522
5.754.506.772
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
975.262.966
736.829.966
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
-
-
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
9.751.072.109
5.181.314.514
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
-
-
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
-
-
1. Nguồn kinh phí
432
VI.18
-
-
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
-
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
440
107.908.708.535
82.599.215.663
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
1. Tài sản thuê ngoài
-
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
-
-
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
-
-
4. Nợ khó đòi đã xử lý
276,689,334
-
5. Ngoại tệ các loại
-
-
USD
305,408.60
274,930.30
EUR
162.58
164.90
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
-
Nhận xét:
Nhìn chung tài sản của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 25,309,492,872 đồng . Chứng tỏ tài sản công ty được mở rộng, tạo điều kiện rở rộng quy mô kinh doanh.
Về quy mô kết cấu tỉ trọng tăng 10,4%.
-Trong đó:
+Vốn bằng tiền giảm 1,264,470,770 đồng tương đương giảm 10,5% chứng tỏ khả năng thanh toán tiền của công ty chưa nhanh.
+ Các khoản phải thu tăng, hiệu quả sử dụng vốn tốt.
+ Hàng tồn kho còn đến 16.955.384.671 sp.
+ Tài sản cố định tăng 3.089.585.116 tương đương 10,3%.
2.2. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2011
Năm 2010
1
Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Lần
0,5
1,03
0,7
1,13
2
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/tổng tài sản
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
%
0,65
1,89
0,62
1,61
3
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay tài sản cố định
%
4,74
9,85
9,99
6,6
4
Chỉ tiêu khả năng sinh lời
Suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản
Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Suất sinh lợi trên tổng tài sản
Hệ số lợi nhuận từ hoạt động SXKD
%
0,03
0,2
0,09
0,03
0,03
0,16
0,06
0,02
Cách tính các chỉ tiêu:
1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Năm 2010 = (50.921.045.972 - 19.534.972.132) / 45.072.436.813 = 0,7
Năm 2011 = (70.519.686.044 - 36.490.356.803) / 68.415.784.729 = 0,5
Nhận xét:
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 và 2011 đạt mức sắp sỉ nhau từ 0,7 còn 0,5 lần đây là một con số chưa thật sự lý tưởng cho công ty, cho thấy khả năng thanh toán của công ty chưa cao.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Năm 2010 = 50.921.045.972 / 45.072.436.813 = 1,13
Năm 2011 = 70.519.686.044 / 68.415.784.729 = 1,03
Nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty 2010 và 2011 đạt từ 0,13 xuống 1,03 lần tuy nhiên năm 2011 và 2010 đã tiến gần đến số 1 nên cũng cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đang rất tốt. Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của Công ty càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì Công ty có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn.
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn:
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn = Hệ số nợ / Tổng tài sản
Năm 2010 = 50.921.045.972 / 82.599.215.663 = 0,62
Năm 2011 = 70.519.686.044 / 107.908.708.535 = 0,65
Nhận xét:
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn đều nhỏ hơn 1. Cho thấy được tài sản của Công ty rất tốt và hiện nay còn tương đối mới và khấu hao tài sản cố định nhỏ.
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn = Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu
Năm 2010 = 50.921.045.972 / 31.678.169.691= 1,61
Năm 2011 = 70.519.686.044 / 37.389.022.491= 1,89
Nhận xét:
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn thì lại ngược lại, nguồn vốn của Công ty còn khá khiêm tốn và chỉ tiêu này chưa có xu hướng giảm đi, vì vậy công ty cần xem xét lý do và có giả pháp cho thích hợp .
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Năm 2010 = 195.266.262.558 / 19.534.972.132 = 9,99
Năm 2011 = 324.034.114.472 / 68.415.784.729 = 4,74
Nhận xét:
Chỉ tiêu này thật sự chưa tốt, vì Công ty mới dần đi vào ổn định nhưng chỉ tiêu này có được cải thiện từ 9,99 xuống còn 4.74, Công ty đang sử dụng vốn và tài sản của mình dần dần có hiệu quả. Hệ số vòng quay Hàng tồn kho càng cao càng cho thấy Công ty bán hàng nhanh và Hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là Công ty sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định
Năm 2010 = 195.266.262.558 / 29.606.018.547= 6,6
Năm 2011 = 324.034.114.472 / 32.912.300.315= 9,85
Nhận xét:
Vòng quay tài sản cố định có dấu hiệu tốt, tăng từ 6,6 đến 9,85 cho thấy vòng quay của Công ty rất tốt. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của Công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
4. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi:
Suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Năm 2010 = 5.170.953.324 / 195.266.262.558 = 0,03
Năm 2011 = 9.751.072.109/ 324.034.114.472 = 0,03
Nhận xét:
Suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản không có nhiều thay đổi chứng tỏ rằng Công Ty dần dần có lợi nhuận và bộ máy Công ty quản lý cũng khá tốt.
Suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Năm 2010 = 5.170.953.324 / 31.678.169.691= 0,16
Năm 2011 = 9.751.072.109 / 37.389.022.491= 0,26
Nhận xét:
Suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng tăng liên tục, thấy được số tiền vốn của Công ty bỏ ra đã chuyển từ lãi ít thành lãi nhiều hơn, có dấu hiệu rất khả quan.
Suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Năm 2010 = 5.170.953.324 / 82.599.215.663= 0,06
Năm 2011 = 9.751.072.109 / 107.908.708.535= 0,09
Nhận xét:
Suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản cũng có sự chuyển biến rõ rệt chuyển từ 0,06 lên 0,09 đây cũng là một dấu hiệu tốt cho tài sản của Công ty.
Hệ số sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu thuần
Năm 2010 = 4.120.334.959 / 195.266.262.558 = 0,02
Năm 2011 = 10.731.524.834 / 324.034.114.472 = 0,03
Nhận xét:
Hệ số sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng chưa đáng kể, song cũng có sự phát triển tốt so với cùng kỳ năm 2010.
Tóm lại: Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang cho thấy Công ty có tình hình tài chính đi lên một cách rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp mà Công ty cần phải khắc phục và sửa chữa để có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Tổng hợp kết quả hoạt động tài chính của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2010 - 2011 Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU
Mã
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
số
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.19
324.367.427.352
195.797.731.961
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
VI.20
333.312.880
531.469.403
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
VI.21
324.034.114.472
195.266.262.558
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.22
255.168.579.467
165.886.674.646
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
68.865.535.005
29.379.587.912
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.23
3.580.135.038
4.893.108.053
7. Chi phí tài chính
22
VI.24
3.640.698.933
2.338.511.620
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
3.206.407.848
1.969.089.341
8. Chi phí bán hang
24
22.828.777.943
14.805.731.688
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
35.244.668.333
13.008.117.698
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
10.731.524.834
4.120.334.959
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
31
VI.25
1.226.861.761
4.087.503.363
12. Chi phí khác
32
VI.26
1.353.778.629
2.072.480.573
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
(126.916.868)
2.015.022.790
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
10.604.607.966
6.135.357.749
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.27
853.535.857
964.404.425
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.28
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
VI.30
9.751.072.109
5.170.953.324
(60 = 50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
4.876
2.585
Tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang có những bước phát triển sau:
Về tài sản của Công ty: năm 2011 tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng với 25.309.492.872 đồng.
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn tăng 42% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng với 22.219.907.756 đồng.
Tài sản cố định tăng 11% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng tăng 3.306.281.768 đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng tăng 5.710.852.800 đồng.
Nợ phải trả tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010 tương ứng tăng 19.598.640.072 đồng.
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định nhưng tình hình Nợ phải trả tăng trưởng rất nhanh tăng đến 38%, Công ty nên lưu ý rõ lý do vì sao để có thể giải quyết tốt vấn đề tài sản cho kỳ báo cáo năm sau, để đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Thuận lợi
Về thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh hiện nay, rau quả Việt Nam có thuận lợi như: nhiều thị trường xuất khẩu đã mang tính ổn định, uy tín của rau quả đã được xác định, khả năng xuất khẩu trực tiếp gia tăng. Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ mở đường cho nước ta tăng khối lượng xuất khẩu sang những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, có triển vọng tăng xuất khẩu sang Nga, có cơ hội xuất khẩu sang Nhật và các nước ASEAN, có cơ hội thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện phát triển công nghệ chế biến rau quả, nâng cao chất lượng rau quả. Nhu cầu tiêu thụ rau quả đã chế biến trên thị trường nội địa có dấu hiệu tăng trưởng. Chính phủ hỗ trợ để phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại.
Về công nghệ sản xuất
Là Công ty đã thành lập và đi vào hoạt động hơn 30 năm nên Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang có những thuận lợi nhất định từ việc tiếp thu những kinh nghiệm từ các hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nhiều năm. Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang ngay từ ngày thành lập đã tập trung vào đầu tư dây chuyền sản xuất rau quả được đánh giá cao về công nghệ hiện đại và tính đồng bộ.
Về quan hệ khách hàng
Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang đã có đầu ra tương đối chắc chắn. Ngoài ra, Ban lãnh đạo và một số cán bộ, nhân viên chủ chốt của Công ty đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực rau quả và các công ty liên doanh sản xuất rau quả có uy tín. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành công nhất định trong việc tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng của Công ty.
Về ảnh hưởng của giá rau quả thế giới
Trong các năm gần đây, giá rau quả của các nước trên thế giới tăng cao. Nguyên nhân chính là do hoạt động mua vào của các quỹ và của giới đầu cơ tăng mạnh trước những dự báo nguồn cung rau quả khan hiếm ngày càng rõ nét. Giới kinh doanh cho biết thời tiết khô hạn kéo dài ở Brazil, nước sản xuất rau quả rất lớn trên thế giới và động đất mạnh tại Columbia, nước sản xuất rau quả lớn cũng không kém là nguyên nhân chính đẩy giá rau quả tăng cao. Sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu kèm theo giá rau quả thế giới tăng cao đã đẩy doanh thu của Công ty tăng cao.
Khó khăn
Về hàng rào thuế quan đối với xuất khẩu rau quả
Chính sách thuế của các nước nhập khẩu rau quả rất bất lợi với Việt Nam. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm rau quả khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu rau quả ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành chế biến rau quả trong nước như hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao.
CHƯƠNG III: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG
3.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI
KẾ TOÁN VẬT TƯ
KẾ TOÁN TSCD
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
THỐNG KÊ VIÊN Ở CÁC PHÂN XƯỞNG
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Kế toán trưởng:
Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước pháp lý về mọi mặt hoạt động của phòng sao cho phù hợp với luật định. Về cụ thể là có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị và người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc.
Kế toán tổng hợp:
Tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán của các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí, tập hợp các số liệu có liên quan để ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Báo cáo tài chính là cơ sở để Công ty công khai tình hình tài chính và báo cáo với tổng Công ty. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tiền lương:
Thực hiện tính lương trên cơ sở đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, hạch toán tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỉ lệ quy định, thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân viên trong Công ty.
Kế toán nguyên vật liệu:
Theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất của nhà máy đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên công tác kế toán vật liệu rất lớn do đó một số công việc của kế toán vật tư được kế toán tiền lương thực hiện.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ:
Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho trên cơ sở các chứng từ, xác định kết quả kinh doanh theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Kế toán tài sản cố định:
Đảm bảo công tác ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến Tài sản cố định.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi:
Thực hiện công việc giao dịch với ngân hàng dể huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, các hoạt động nhập xuất căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, kiêm thủ quỷ bảo quản tiền mặt của Công ty.
3.2. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ TẠI CÔNG TY
Chứng từ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tài khoản
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp kế toán cùng loại
Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kì hoặc cuối tháng
Theo dõi hàng ngày
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: thích hợp với các loại hình của đơn vị, thuận lợi cho việc áp dụng máy tính vào công việc kế toán hiện nay.
Sổ sách trong hình thức này gồm: sổ cái, các sổ, thẻ chi tiết, mõi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ cái theo dạng nhiều cột hoặc ít cột.
Số liệu trên chứng từ ghi sổ và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Bảng cân đối tài khoản dùng phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài khoản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lí. Bảng cân đối tài khoản có thể lập theo các tài khoản tổng hợp hoặc theo cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.
Tổng số tiền trên “ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”
=
Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản
=
Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản
Các sổ và thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết( Vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ…)
3.3. HỆ THỐNG CÁC TÀI KHOẢN CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG SỬ DỤNG:
A. TÀN SẢN
Tài sản ngắn hạn:
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.Tiền:
- TK 111 Tiền mặt
- TK 112 Tiền gửi ngân hàng
- TK 113 Tiền đang chuyển
2. Các khoản tương đương tiền:
- TK 121 Đầu tư ngắn hạn
- TK 128 Đầu tư ngắn hạn khác
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. TK 121, TK128 Đầu tư ngắn hạn
2. TK 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. TK 131 Phải thu khách hàng
2. TK 331 Khách hàng còn nợ
3. Các khoản phải thu khác
- Bên Nợ :TK 138
- Bên Có :TK 338 , TK 334
4. TK 139 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
-Hàng tồn kho
+ TK 151 ,TK 152 ,TK 153 ,TK 155 ,TK 156 ,TK157 ,TK 158
- TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. TK 142 Chi phí trả trước ngắn hạn
2. TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
3. TK 333 Thuế và các khoản phải thu nhà nước
4. TK 1381, TK 144, TK 141 Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn:
I. Các khoản phải thu dài hạn
- TK 131, TK 136, TK 1368, TK 138, TK 139
II. Tài sản cố định
- TK 211 Tài sản cố định hữu hình
- TK 211 Nguyên giá
- TK 2141 Giá trị hao mòn luỹ kế
- TK 213 Tài sản cố định vô hình
- TK 213 Nguyên giá
- TK 2143 Giá trị hao mòn luỹ kế
- TK 241 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- TK 221, TK 222, TK 223, TK 228, TK 229
IV. Tài sản dài hạn khác
TK 242 Chi phí trả trước dài hạn
B. NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
I. Nợ phải trả
1. TK 311, TK 315 Vay và nợ ngắn hạn
2. TK 331 Phải trả người bán
3. TK 131 Người mua trả tiền trước
4. TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5. TK 334 Phải trả người lao động
6. TK 335 Chi phí trả trước
7. TK 338, TK 138 Các khoản phải trả phải nộp khác
II. Nợ dài hạn
TK 341 Vay dài hạn
TK 351 Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. TK 4111 Vốn đầu tư chủ sở hữu
2. TK 4112 Thặng dư vốn cổ phần
3. TK 414 Quỹ đầu tư phát triển
4. TK 415 Quỹ dự phòng tài chính
5. TK 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
- TK 4311, TK4312 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Doanh thu
I. TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1. TK 5111 Doanh thu bán hàng
2. TK 5112 Doanh thu bán các thành phẩm
3. TK 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
4. TK 5114 Doanh thu trợ cấp trợ giá
II. TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ
1.TK 5121 Doanh thu bán hàng hoá
2. TK 5122 Doanh thu bán các thành phẩm
3. TK 5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ
III. TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
IV. TK 521 Chiết khấu thương mại
V. TK 531 Hàng bàn bị trả lại
VI. TK 532 Giảm giá hàng bán
VII. TK 711 Thu nhập khác
Chi phí sản xuất kinh doanh
I. TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
II. TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
III. TK 627 Chi phí sử dụng máy thi công
IV. TK 632 Giá vốn hàng bán
V. TK 635 Chi phí tài chính
VI. TK 641 Chi phí bán hàng
VII. TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
VIII. TK 811 Chi phí khác
IX. TK 821 Chi phí thuế TNDN
TK 911 Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Ngoài các tài khoản trên doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản.
1. TK 001 Tài sản thuê ngoài
2. TK 002 Vật tư hàng hoá nhận ký cược, giữ hộ, nhận gia công
3. TK 007 Ngoại tệ các loại
3.4. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ SỔ SÁCH CÔNG TY ĐANG SỬ DỤNG:
3.4.1. Hệ thống sổ sách
- Chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền măt, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ kho, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ theo dõi thuế GTGT, sổ chi tiết các TK 111, TK 112, TK 113, TK 331, TK 131....
- Sổ tổng hợp
3.4.2. Hệ thống chứng từ
- Bảng chấm công 01a – LĐTL, bảng thanh toán tiền lương 01 – LĐTL, bảng thanh toán tiền thưởng 03 – LĐTL, hợp đồng giao khoán 08 – LĐTL, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán 09 – LĐTL, bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10 – LĐTL, bảng phân bổ tiền lương va bảo hiểm xã hội 11 –LĐTL, phiếu nhập kho 01 – VT, phiếu xuất kho 02 – VT, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa 03 – VT, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04 – VT, biên bản kiêm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 05 – VT, bảng kê mua hàng 06 – VT, bảng phân bổ NVL, CCDC 07 – VT, phiêu thu 01 –TT, phiếu chi 02 – TT, giấy đề nghị tạm ứng 03 – TT, biên bản giao nhận TSCĐ 01 – TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ 02 – TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ 04 – TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ 05 – TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06 – TSCĐ, hóa đơn giá trị gia tăng 01GTGT – 3LL.
3.5. LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:
- Chứng từ phải lập theo mẫu do nhà nước quy định và có đủ chữ kí của những người có liên quan mới được xem là hợp lệ và hợp pháp.
3.6. KIỂM TRA CHỨNG TỪ:
- Đây là khâu quan trọng nhằm kiểm tra tính đúng đắn của số hiệu kế toán trước khi sử dụng.
- Kiểm tra chứng từ bao gồm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ.
- Kiểm tra việc thực hiện pháp hành và lưu chuyển chứng từ theo quy định.
- Kiểm tra các yếu tố của chứng từ, chữ kí của những người có liên quan, tính chính xác của số hiệu trên chứng từ. Chứng từ chỉ sau khi đã được kiểm tra mới làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
3.7. GHI SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT:
- Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng cần thiết phải theo dõi chi theo yêu cầu quản lý số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, chưa được phản ánh trên Sổ Nhật Ký và Sổ Cái.
- Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các Công ty căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của Công ty để mở ra các sổ kế toán chi tiết cần thiết và phù hợp.
3.8. GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP:
3.8.1. Sổ nhật ký
- Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán ghi sổ nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên nợ và bên có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Công ty.
- Sổ nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3.8.2. Sổ cái
- Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Số hiệu kế toán trên sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Sổ cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ.
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kế toán phát sinh.
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
3.9. KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU KẾ TOÁN:
- Là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán. Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải kiểm tra đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ với sổ sách nhằm đảm bảo cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác.
-Tuy nhiên, sự sai sót trong quá trình tính toán xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều có thể vì số lượng ghi chép của kế toán rất lớn. Do đó, vào lúc cuối kỳ trước khi tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số hiệu đã ghi chép trong kỳ nhằm đảm bảo sự tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối tài sản và các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ.
- Hình thức công ty áp dụng việc kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán là phương pháp kiểm tra thường dùng lập bảng cân đối số dư và số phát sinh, bảng đối chiếu số phát sinh, bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
- Nội dung của bảng cân đối tài khoản: bảng cân đối tài khoản là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp.
- Bảng cân đối tài khoản được xây dưng dựa trên 2 cơ sở:
+ Tổng số dư bên nợ của tất cả các tài khoản nhất thiết phải bằng tổng số dư bên có của tất cả các tài khoản.
+ Tổng số phát sinh bên nợ của tất cả các tài khoản nhất thiết phải bằng tổng số phát sinh bên có của tất cả các tài khoản.
- Tác dụng của bảng:
* Kiểm tra công việc ghi chép thể hiện ở điểm:
- Tổng số bên nợ và bên có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau.
- Tổng số phát sinh trong kỳ của tất cả các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản phải đúng đắn bằng số tổng cộng của bảng định khoản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
+ Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối tài sản.
+ Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kinh tế.
- Đó là phương pháp mà doanh nghiệp dùng để áp dụng cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán vào cuối niên độ được chính xác nhằm đảm bảo tính trung thực và trân trọng trong việc làm báo cáo của Công ty.
3.10. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
3.10.1. Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2010 - 2011 ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
74.804.953.870
52.585.046.114
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
VI.01
10.747.585.717
12.012.056.487
1. Tiền
111
10.747.585.717
12.012.056.487
2. Các khoản tương đương tiền
112
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
VI.02
-
100.000.000
1. Đầu tư ngắn hạn
121
-
100.000.000
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
VI.03
26.392.846.415
20.019.875.403
1. Phải thu khách hàng
131
20.485.650.345
13.853.644.193
2. Trả trước cho người bán
132
60.967.835
663.559.885
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
-
-
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
-
-
5. Các khoản phải thu khác
135
5.846.228.235
5.750.719.946
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
-
(248.048.621)
IV. Hàng tồn kho
140
VI.04
36.490.356.803
19.534.972.132
1. Hàng tồn kho
141
36.490.356.803
19.534.972.132
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
-
-
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1.174.164.935
918.142.092
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
-
141.726.000
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
602.255.549
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
VI.05
-
157.212.162
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
VI.06
571.909.386
619.203.930
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
200
33.103.754.665
30.014.169.549
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
VI.07
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hang
211
-
-
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
-
-
3. Phải thu dài hạn nội bộ
213
-
-
4. Phải thu dài hạn khác
218
-
-
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
-
-
II. Tài sản cố định
220
32.912.300.315
29.606.018.547
1. Tài sản cố định hữu hình
221
VI.08
31.366.610.696
29.167.468.800
- Nguyên giá
222
103.017.925.242
96.475.127.529
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(71.651.314.546)
(67.307.658.729)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
VI.09
88.286.220
120.390.300
225
321.040.800
321.040.800
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
(232.754.580)
(200.650.500)
3. Tài sản cố định vô hình
227
VI.10
224.009.220
167.657.380
- Nguyên giá
228
362.509.220
276.157.380
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
(138.500.000)
(108.500.000)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
VI.11
1.233.394.179
150.502.067
III. Bất động sản đầu tư
240
VI.12
-
-
- Nguyên giá
241
-
-
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
VI.13
-
-
1. Đầu tư vào công ty con
251
-
-
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
-
-
3. Đầu tư dài hạn khác
258
-
-
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
259
-
-
V. Tài sản dài hạn khác
260
VI.14
191.454.350
408.151.002
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
111.454.350
408.151.002
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
268
80.000.000
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
270
107.908.708.535
82.599.215.663
NGUỒN VỐN
Mã số
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
70.519.686.044
50.921.045.972
I. Nợ ngắn hạn
310
VI.15
68.415.784.729
45.072.436.813
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
23.846.633.750
17.080.741.365
2. Phải trả người bán
312
10.756.596.228
7.713.098.668
3. Người mua trả tiền trước
313
6.006.739.112
501.320.777
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
968.036.620
670.883.551
5. Phải trả người lao động
315
15.878.345.295
7.457.135.350
6. Chi phí phải trả
316
17.487.680
-
7. Phải trả nội bộ
317
-
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
-
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
11.422.838.346
11.157.768.490
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
-
-
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
323
(480.892.302)
491.488.612
II. Nợ dài hạn
330
VI.16
2.103.901.315
5.848.609.159
1. Phải trả dài hạn người bán
331
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
333
-
-
4. Vay và nợ dài hạn
334
979.065.868
4.794.950.692
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
-
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
589.079.853
304.770.559
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
-
-
8. Doanh thu chưa thực hiện
338
535.755.594
748.887.908
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
339
-
-
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
37.389.022.491
31.678.169.691
I. Vốn chủ sở hữu
410
VI.17
37.389.022.491
31.678.169.691
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
20.000.000.000
20.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
-
-
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
-
-
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
-
-
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
-
-
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
18.660.894
5.518.439
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
6.644.026.522
5.754.506.772
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
975.262.966
736.829.966
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
-
-
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
9.751.072.109
5.181314.514
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
-
-
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
-
-
1. Nguồn kinh phí
432
VI.18
-
-
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
-
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)
440
107.908.708.535
82.599.215.663
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
1. Tài sản thuê ngoài
-
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
-
-
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
-
-
4. Nợ khó đòi đã xử lý
276,689,334
-
5. Ngoại tệ các loại
-
-
USD
305,408.60
274,930.30
EUR
162.58
164.90
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
-
-
3.10.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2010 - 2011 ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
Mã
Thuyết minh
Năm 2011
Năm 2010
số
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.19
324.367.427.352
195.797.731.961
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
VI.20
333.312.880
531.469.403
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
VI.21
324.034.114.472
195.266.262.558
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.22
255.168.579.467
165.886.674.646
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
68.865.535.005
29.379.587.912
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.23
3.580.135.038
4.893.108.053
7. Chi phí tài chính
22
VI.24
3.640.698.933
2.338.511.620
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
3.206.407.848
1.969.089.341
8. Chi phí bán hang
24
22.828.777.943
14.805.731.688
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
35.244.668.333
13.008.117.698
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
10.731.524.834
4.120.334.959
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
31
VI.25
1.226.861.761
4.087.503.363
12. Chi phí khác
32
VI.26
1.353.778.629
2.072.480.573
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
(126.916.868)
2.015.022.790
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
10.604.607.966
6.135.357.749
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.27
853.535.857
964.404.425
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.28
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
VI.30
9.751.072.109
5.170.953.324
(60 = 50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
4.876
2.585
3.10.3. Thuyết minh báo cáo tài chính
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm 2010 – 2011 ĐVT: VNĐ
I
Đặc điểm hoạt động củacông ty
1. Hình thức SH Vốn
CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG, do các cổ đông là pháp nhân và thể nhân góp vốn, vốn điều lệ của Công ty được xác định vào thời điểm 31/12/2011 là 20.000.000.000 VND (Hai mươi tỷ đồng chẵn).
2. Ngành nghề kinh doanh
- Trồng, chăn nuôi, kinh doanh, chế biến các loại nông lâm sản - thực phẩm.
- Nhập khẩu: Các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Kinh doanh: Các loại nhiên liệu, xăng dầu, vật tư nông nghiệp; các loại giống, cây trồng; các sản phẩm may mặc; du lịch lữ hành nội địa, quốc tế; nhà hàng, khách sạn.
- Dịch vụ: Cho thuê nhà, mặt bằng, nhà kho, xưởng.
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và các dịch vụ kèm theo kinh doanh khu công nghiệp.
II
Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Niên độ kế toán
Niên độ kế toán Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
III
Chế độ kế toán áp dụng
1. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Luật kế toán Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính .
2. Hình thức sổ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán trên máy vi tính – Chứng từ ghi sổ.
Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam
Công ty đã áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
V
Các chính sách kế toán áp dụng
1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi NH, tiền đang chuyển:
1.1. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền
Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
1.2. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được xử lý như sau:
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (01 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 01 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm.
2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
2.1. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Giá gốc của hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu vật liệu thành thành phẩm. Các chi phí sản xuất chung được phân bổ trên cơ sở tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp.
Những CP không được tính vào giá gốc của hàng tồn kho:
- Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và Chi phí bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu
Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (nếu có), và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu
- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm được phân loại là Tài sản ngắn hạn.
- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm được phân loại là Tài sản dài hạn.
4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
4.1. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
4.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
-
Nhà cửa, vật kiến trúc
05 - 20
năm
-
Máy móc, thiết bị
04 - 14
năm
-
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
03 - 12
năm
-
Thiết bị văn phòng
03 - 08
năm
-
Các tài sản khác
04 - 10
năm
5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, khoản vay tại thời điểm báo cáo, nếu:
- Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm được phân loại là nợ ngắn hạn.
- Có thời hạn thanh toán trên 1 năm được phân loại là nợ dài hạn.
Tài sản thiếu chờ xử lý được phân loại là nợ ngắn hạn.
Thuế TN hoãn lại phân loại là nợ dài hạn.
6. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
Các khoản đầu tư khác tại thời điểm báo cáo, nếu:
- Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó được coi là " tương đương tiền".
- Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản ngắn hạn.
- Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản dài hạn.
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí trả trước
Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn.
Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh:
-
Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn.
-
Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng.
8. Nguyên tắc ghi nhận CP phải trả
Chi phí triển khai không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch.
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của CSH.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được Hội đồng Quản trị phê duyệt được trích các quỹ theo Điều lệ Công ty.
10. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
10.1. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
-
Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua.
-
Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
-
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
-
Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
-
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
10.2. Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Doanh thu được xác định chắc chắn.
-
Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
-
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng CĐKT.
-
Xác định được CPPS cho giao dịch và CP để hoàn thành cung cấp dịch vụ đó
10.3. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
-
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
-
Doanh thu được xác định chắc chắn.
11. Nguyên tắc và PP ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
- Chi phí cho vay và đi vay vốn.
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ.
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.
Thông tin bổ sung :
1.
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
Năm 2011
Năm 2010
1.1-Tiền mặt
20.841.743
431.573.317
- Tiền VND
19.133.847
384.211.133
- Tiền ngoại tệ
1.707.896
47.362.184
1.2-Tiền gửi ngân hàng
10.726.743.974
11.580.483.170
- Tiền gửi VND
4.361.238.636
6.418.346.512
Ngân hàng Nông nghiệp Tiền Giang
2.333.023.317
5.030.985.080
Ngân hàng Nông nghiệp Châu Thành Tiền Giang
218.989.505
90.663.343
PGD Long Định CN NH NN Châu Thành TG
1.757.212.938
1.246.863.233
Ngân hàng khác
52.012.876
49.834.856
- Tiền gửi USD
6.361.050.321
5.157.618.256
Ngân hàng Nông nghiệp Tiền Giang
285.084.500
192.596.751
Ngân hàng Nông nghiệp Sài Gòn
870.611.650
2.401.608.447
Ngân hàng STB Chi nhánh Tiền Giang
5.197.554.085
2.556.073.121
Ngân hàng khác
7.800.086
7.339.937
- Tiền gửi EUR
4.455.017
4.518.402
Ngân hàng Vietcombank TP.HCM
-
66.998
Ngân hàng Nông nghiệp Sài Gòn
4.455.017
4.451.404
1.3-Tiền đang chuyển
-
-
1.4- Các khoản tương đương tiền
-
-
Cộng tiền và các khoản tương đương tiền
10.747.585.717
12.012.056.487
2.
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Năm 2011
Năm 2010
2.1-Đầu tư ngắn hạn
-
100.000.000
- Đầu tư ngắn hạn khác
-
100.000.000
2.2-Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
-
-
Cộng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
100.000.000
3.
CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
Năm 2011
Năm 2010
3.1-Phải thu khách hang
20.485.650.345
13.853.644.193
- Công ty TNHH XNK Nông Sản Bình Minh
501.556.546
404.041.579
- Công ty TNHH Hưng Yên
-
1.143.186.000
- Công ty Cp XNK Rau Quả
422.660.007
1.377.048.711
- DNTN Rau Quả Bình Thuận
1.340.505.362
2.001.412.937
- Hong Xin Co.LTD
961.628.760
1.030.847.325
- Global Food Distributors PTY LTD
2.016.150.400
294.771.240
- Nautilus Food S.A (Distriplus)
479.877.120
460.047.600
- Rolin Foods BV
421.558.720
416.504.000
- Siemsem Gmbh Company
1.755.592.120
1.199.152.880
- Công ty Tâm Tâm (Nga)
2.644.747.771
214.651.016
- Skogsmat I uddehola AB
-
653.911.280
- Wunsche
-
880.905.960
- Berns & Koppstein Foods Division
1.154.704.320
-
- Seville Import, LLC
641.502.400
-
- Dirafrost FFI NV
896.270.496
-
- Công ty TNHH Mỹ An
1.259.735.400
-
- Công ty Chế biến Điều và Nông sản Veget
1.922.891.250
-
- Khác
2.848.814.642
3.013.535.085
3.2-Trả trước cho người bán
60.967.835
663.559.885
- Công ty TNHH Xây Dựng Hữu Quế
-
41.084.050
- Công Ty CP Thương Mại Cơ Khí Tân Thanh
-
80.000.000
- Khác
60.967.835
542.475.835
3.3-Phải thu nội bộ ngắn hạn
-
-
3.4-Phải thu theo tiến độ hợp đồng XD
-
-
3.5-Các khoản phải thu khác
5.846.228.235
5.750.719.946
- Phải thu về cổ phần hóa
27.368.569
27.368.569
- Phải thu khác
5.818.859.666
5.615.501.516
Chi tiết:
Dự án bồi thường 65ha của Thành Đội
200.000.000
200.000.000
Hộ nhận khoán nông trường
3.482.448.583
3.483.155.023
Nông trường Tân Lập
1.062.901.773
1.062.901.773
Chi phí đền bù KCN Long Giang
742.321.403
742.321.403
Khác
331.187.907
127.123.317
3.6-Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi
-
(248.048.621)
Cộng các khoản phải thu ngắn hạn
26.392.846.415
20.019.875.403
4.
HÀNG TỒN KHO
Năm 2011
Năm 2010
4.1- Giá gốc hàng tồn kho
36.490.356.803
19.534.972.132
- Nguyên liệu, vật liệu
6.545.602.786
7.987.018.418
- Công cụ, dụng cụ
89.613.035
283.369.898
- Chi phí SX, KD DD
2.205.981.512
1.526.522.342
- Thành phẩm
26.364.438.078
7.964.449.950
- Hàng hóa
-
80.778.551
- Hàng gửi bán
1.284.721.392
1.692.832.973
4.2-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
-
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
36.490.356.803
19.534.972.132
5.
THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU NHÀ NƯỚC
-
157.212.162
6.
TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
Năm 2011
Năm 2010
6.1- Tạm ứng
485.498.384
367.374.701
- Tại Công ty
268.936.553
156.456.280
- Tại Nông trường Tân Lập
216.561.831
210.918.421
6.2-Các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn
86.411.002
251.829.229
- Quỹ hỗ trợ
-
165.000.000
- Ngân hàng Nông Nghiệp Tiền Giang
61.411.002
86.829.229
- Khác
25.000.000
-
Cộng tài sản ngắn hạn khác
571.909.386
619.203.930
25.000.000
8. Tăng giảm tài sản cố định hữu hình:
KHOẢN MỤC
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
I.
Nguyên giá
1
Số dư tại ngày 01/01/2011
22.500.172.356
56.409.294.745
2.377.863.290
906.391.885
2
Tăng trong năm 2011
2.143.074.123
4.155.242.843
474.700.000
285.183.818
- Mua trong năm
-
4.155.242.843
474.700.000
285.183.818
- Đầu tư XDCB hoàn thành
2.143.074.123
-
-
-
- Tăng khác
-
-
-
-
3
Giảm trong năm 2011
77.533.319
300.000.000
-
18.380.952
- Thanh lý, nhượng bán
77.533.319
300.000.000
-
18.380.952
- Giảm khác
-
-
-
-
4
Số dư tại ngày 31/12/2011
24.565.713.160
60.264.537.588
2.852.563.290
1.173.194.751
II.
Giá trị hao mòn lũy kế
1
Số dư tại ngày 01/01/2011
9.453.898.646
43.549.465.686
780.823.334
501.696.945
2
Tăng trong năm 2011
1.565.298.885
2.522.648.018
244.970.566
100.105.457
- Khấu hao trong năm
1.565.298.885
2.522.648.018
244.970.566
100.105.457
- Tăng khác
-
-
-
-
3
Giảm trong năm 2011
64.867.871
300.000.000
-
8.271.423
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
-
-
-
-
- Thanh lý, nhượng bán
64.867.871
300.000.000
-
8.271.423
- Giảm khác
-
-
-
-
4
Số dư tại ngày 31/12/2011
10.954.329.660
45.772.113.704
1.025.793.900
593.530.979
III.
Giá trị còn lại
1
Tại ngày 01/01/2011
13.046.273.710
12.859.829.059
1.597.039.956
404.694.940
2
Tại ngày 31/12/2011
13.611.383.500
14.492.423.884
1.826.769.390
579.663.772
Tiếp theo
KHOẢN MỤC
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TSCĐ hữu hìnhkhác
Tổng Cộng
I.
Nguyên giá
1
Số dư tại ngày 01/01/2011
351.787.800
13.929.617.453
96.475.127.529
2
Tăng trong năm 2011
-
-
7.058.200.784
- Mua trong năm
-
-
4.915.126.661
- Đầu tư XDCB hoàn thành
-
-
2.143.074.123
- Tăng khác
-
-
-
3
Giảm trong năm 2011
119.488.800
-
515.403.071
- Thanh lý, nhượng bán
119.488.800
-
515.403.071
- Giảm khác
-
-
-
4
Số dư tại ngày 31/12/2011
232.299.000
13.929.617.453
103.017.925.242
II.
Giá trị hao mòn lũy kế
1
Số dư tại ngày 01/01/2011
199.727.805
12.822.046.313
67.307.658.729
2
Tăng trong năm 2011
39.431.996
317.593.740
4.790.048.662
- Khấu hao trong năm
39.431.996
317.593.740
4.790.048.662
- Tăng khác
-
-
-
3
Giảm trong năm 2011
73.253.551
-
446.392.845
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
-
-
-
- Thanh lý, nhượng bán
73.253.551
446.392.845
- Giảm khác
-
4
Số dư tại ngày 31/12/2011
165.906.250
13.139.640.053
71.651.314.546
III.
Giá trị còn lại
1
Tại ngày 01/01/2011
152.059.995
1.107.571.140
29.167.468.800
2
Tại ngày 31/12/2011
66.392.750
789.977.400
31.366.610.696
- Giá trị còn lại của TSCĐ HH cầm cố đảm bảo cho vay: 19.244.982.187 đồng
-Nguyên giá của TSCĐ HH khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng : 42.184.253.210 đồng
9. Tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính:
Chỉ tiêu
Máy móc,thiết bị
Tổng cộng
I.Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
1. Số dư tại ngày 01/01/2011
321.040.800
321.040.800
2. Tăng trong năm
-
-
- Thuê trong năm
- Tăng khác
-
-
3. Giảm trong năm
-
-
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
-
-
- Giảm khác
-
-
4. Số dư tại ngày 31/12/2011
321.040.800
321.040.800
II. Giá trị hao mòn luỹ kế
1. Số dư tại ngày 01/01/2011
200.650.500
200.650.500
2. Tăng trong năm
32.104.080
32.104.080
- Khấu hao trong năm
32.104.080
32.104.080
- Tăng khác
-
-
3. Giảm trong năm
-
-
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
-
-
- Giảm khác
-
-
4. Số dư tại ngày 31/12/2011
232.754.580
232.754.580
III. Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính
1. Năm 2010
120.390.300
120.390.300
2. Năm 2011
88.286.220
88.286.220
10. Tăng giảm tài sản cố định vô hình:
Chỉ tiêu
Quyền sử dụng đất
Bản quyền,phần mềm
Tổng cộng
I.Nguyên giá TSCĐ vô hình
1. Số dư tại ngày 01/01/2011
120.157.380
156.000.000
276.157.380
2. Tăng trong năm
-
86.351.840
86.351.840
3. Giảm trong năm
-
-
-
4. Số dư tại ngày 31/12/2011
120.157.380
242.351.840
362.509.220
II. Giá trị hao mòn luỹ kế
1. Số dư tại ngày 01/01/2011
-
108.500.000
108.500.000
2. Tăng trong năm
-
30 000 000
30.000.000
3. Giảm trong năm
-
-
-
4. Số dư tại ngày 31/12/2011
-
138.500.000
138.500.000
III. Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
1. Tại ngày 01/01/2011
120.157.380
47.500.000
167.657.380
2. Tại ngày 31/12/2011
120.157.380
103.851.840
224.009.220
Giá trị còn lại của TSCĐ VH đã dùng để cầm cố đảm bảo cho vay: 120.157.380
Nguyên giá TSCĐ VH cuối năm khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 66.000.000
11
CHI PHÍ XDCB DỞ DANG
Năm 2011
Năm 2010
- Xây dựng cơ bản dở dang
889.002.067
150.502.067
- Mua sắm tài sản cố định
344.392.112
-
Cộng chi phí XDCB dở dang
1.233.394.179
150.502.067
12
TĂNG, GIẢM BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
-
-
13
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
-
-
14
TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
Năm /2011
Năm 2010
14.1-Chi phí trả trước dài hạn
111.454.350
408.151.002
14.3-Tài sản dài hạn khác
80.000.000
-
Cộng các tài sản dài hạn khác
191.454.350
408.151.002
15.
NỢ NGẮN HẠN
Năm 2011
Năm 2010
15.1-Vay và nợ ngắn hạn
23.846.633.750
17.080.741.365
Vay ngắn hạn
23.846.633.750
17.080.741.365
- Ngân hàng Nông nghiệp Tiền Giang
22.980.000.000
14.486.300.000
- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tiền Giang
-
550.000.000
- Vay cá nhân
866.633.750
2.044.441.365
Nợ dài hạn đến hạn trả
-
-
15.2-Phải trả người bán
10.756.596.228
7.713.098.668
- Công ty CP XNK Rau Quả
14.800.500
236.918.550
- Công ty TNHH TMDV Cơ khí Ô tô vận tải
297.965.000
223.919.065
- Công ty Cổ phần NIVL
1.754.550.000
1.248.660.000
- Công ty TNHH Việt Nam Chuanlican Manufacturing
5.198.467.289
3.138.443.203
- Công ty hộp sắt Tovecan
349.938.150
749.285.697
- Công ty Cổ phần Cơ khí xăng dầu
503.360.000
899.921.000
- Khác
2.637.515.289
1.215.951.153
15.3-Người mua trả trước
6.006.739.112
501.320.777
- Công ty CP Lasin
-
495.820.777
- Công ty Cổ phần thực phẩm Quốc Tế
721.830.912
-
- Công ty Barth Fruit
4.852.090.880
-
- Kimexco
404.896.320
-
- Khác
27.921.000
5.500.000
15.4-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
968.036.620
670.883.551
- Thuế giá trị gia tăng
-
-
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
853.535.857
607.511.429
- Thuế thu nhập cá nhân
90.393.210
36.772.559
- Thuế tài nguyên
2.702.925
5.194.935
- Các loại thuế khác
21.404.628
21.404.628
Quyết toán thuế của Công ty sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với nhiều loại giao dịch khác nhau có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên Báo cáo tài chính có thể bị thay đổi theo quyết định của cơ quan thuế.
Tiếp theo
15.5- Phải
trả người
Lao động
15.878.345.295
7.457.135.350
- Đơn giá tiền lương năm 2011 được duyệt là 86% trên lợi nhuận chưa lương theo Nghị quyết của Hội đồng quản tri số 03/2011NQ.HĐQT ngày 14/03/2011
- Quỹ lương thực trích năm 2011 là 50.985.160.265 đồng tương đương 82,8% trên lợi nhuận chưa lương. Quỹ lương còn lại chưa chi tại ngày 31/12/2011 là 15.878.345.295 đồng
15.6-Chi phí phải trả
17.487.680
-
15.7- Phải trả nội bộ
-
-
15.8- Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng
-
-
15.9- Các khoản phải trả khác
11.422.838.346
11.157.768.490
- Tài sản thừa chờ giải quyết
58.200
58.200
- Phải trả về cổ phần hóa
20.541.000
20.541.000
- Kinh phí công đoàn
461.552.168
151.781.119
- Phải trả khác
10.940.686.978
10.985.388.171
Chi tiết:
Phải trả về Sở tài chính tỉnh Tiền Giang (*)
4.964.210.356
4.964.210.356
Phải trả lãi tiền vay ngân sách
2.598.152.777
2.411.680.556
Chi phí đềm bù KCN Long Giang
2.230.064.596
2.230.064.596
Tiền khóm phải trả nông trường
1.000.083.393
1.000.083.393
Khác
148.175.856
379.349.270
Theo công văn số 4386/UBND ngày 29/08/2005 chấp thuận cho Công ty được hoàn trả vốn nhà nước tại doanh nghiệp về ngân sách tỉnh số tiền là 15,810 tỷ đồng (trong đó có 5,810 tỷ đồng tiền nợ khó đòi của các hộ khoán tại Nông trường Tân Lập, 10 tỷ đồng còn lại cho Công ty hoàn trả dần và có tính lãi)
(*) Là số tiền còn lại của khoản tiền thu hồi số nợ của các hộ khoán và hoàn trả cho ngân sách theo tiến độ thực tế thu hồi.
Tiếp theo
15.10- Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
-
15.11- Quỹ khen thưởng phúc lợi
(480.892.302)
491.488.612
- Quỹ Khen thưởng
217.631.942
252.474.861
- Quỹ Phúc lợi
(695.674.597)
222.489.945
- Quỹ Ban quản lý điều hành
(2.849.647)
16.523.806
Cộng nợ ngắn hạn
68.415.784.729
45.072.436.813
16.
NỢ DÀI HẠN
Năm 2011
Năm 2010
16.1-Phải trả dài hạn người bán
-
-
16.2-Phải trả dài hạn nội bộ
-
-
16.3-Phải trả dài hạn khác
-
-
16.3-Vay và nợ dài hạn
979.065.868
4.794.950.692
Vay dài hạn
829.500.000
4.659.000.000
- Ngân hàng NN & PT Tiền Giang
829.500.000
1.659.000.000
- Sở tài chính tỉnh Tiền Giang
-
3.000.000.000
Nợ dài hạn
149.565.868
135.950.692
16.4- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
-
-
16.5- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
589.079.853
304.770.559
16.6- Dự phòng phải trả dài hạn
-
-
16.7- Doanh thu chưa thực hiện
535.755.594
748.887.908
(*) Đây là khoản tiền thu trước cho việc thuê đất trồng khóm.
Ngoài ra, tại ngày 31/12/2011 Công ty chưa hạch toán sản lượng khóm từ việc cho thuê đất là 124.639 kg
16.8- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
-
-
Cộng nợ dài hạn
2.103.901.315
5.848.609.159
Tiếp theo
15.10- Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
-
15.11- Quỹ khen thưởng phúc lợi
(480.892.302)
491.488.612
- Quỹ Khen thưởng
217.631.942
252.474.861
- Quỹ Phúc lợi
(695.674.597)
222.489.945
- Quỹ Ban quản lý điều hành
(2.849.647)
16.523.806
Cộng nợ ngắn hạn
68.415.784.729
45.072.436.813
16.
NỢ DÀI HẠN
Năm 2011
Năm 2010
16.1-Phải trả dài hạn người bán
-
-
16.2-Phải trả dài hạn nội bộ
-
-
16.3-Phải trả dài hạn khác
-
-
16.3-Vay và nợ dài hạn
979.065.868
4.794.950.692
Vay dài hạn
829.500.000
4.659.000.000
- Ngân hàng NN & PT Tiền Giang
829.500.000
1.659.000.000
- Sở tài chính tỉnh Tiền Giang
-
3.000.000.000
Nợ dài hạn
149.565.868
135.950.692
16.4- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
-
-
16.5- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
589.079.853
304.770.559
16.6- Dự phòng phải trả dài hạn
-
-
16.7- Doanh thu chưa thực hiện
535.755.594
748.887.908
(*) Đây là khoản tiền thu trước cho việc thuê đất trồng khóm.
Ngoài ra, tại ngày 31/12/2011 Công ty chưa hạch toán sản lượng khóm từ việc cho thuê đất là 124.639 kg
16.8- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
-
-
Cộng nợ dài hạn
2.103.901.315
5.848.609.159
17. Vốn chủ sở hữu:
a. Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu:
Vốn đầu tư của CSH
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Số dư tại ngày 01/01/2010
20.000.000.000
2.685.114.479
526.829.966
5.560.086.202
Lãi trong năm 2010
-
-
-
5.170.953.324
Điều chỉnh thuế TNDN năm 2009
-
-
-
10.361.190
Thuế TNDN năm 2009 được miễn
-
1.083.240.461
-
(1.083.240.461)
Trích lập quỹ từ LN năm 2009
-
2.086.200.000
210.000.000
(2.881.702.681)
Chia cổ tức năm 2009
-
-
-
(1.544.126.400)
Tạm chia cổ tức năm 2010
-
-
-
-
Giảm khác
-
(100.048.168)
-
(51.016.660)
Số dư tạiNăm 2010
20.000.000.000
5.754.506.772
736.829.966
5.181.314.514
Lãi trong năm 2011
-
-
-
9.751.072.109
Trích lập quỹ từ LN năm 2010
-
889.519.750
238.433.000
(1.581.314.514)
Chia cổ tức năm 2010
-
-
-
(3.600.000.000)
Giảm khác
-
-
-
-
Số dư tại Năm 2011
20.000.000.000
6.644.026.522
975.262.966
9.751.072.109
b) Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu
Năm 2011
Năm 2010
- Vốn góp của nhà nước
9.074.790.000
9.074.790.000
- Vốn góp của các đối tượng khác
10.925.210.000
10.925.210.000
Cộng vốn đầu tư của chủ sở hữu
20.000.000.000
20.000.000.000
c) Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, chia lợi nhuận
Năm 2011
Năm 2010
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Vốn góp đầu năm
20.000.000.000
20.000.000.000
- Vốn góp tăng trong năm
-
-
- Vốn góp giảm trong năm
-
-
- Vốn góp cuối năm
20.000.000.000
20.000.000.000
+ Cổ tức, lợi nhuận đã chia
3.600.000.000
1.544.126.400
Đến thời điểm kiểm toán, Công ty chưa tiến hành họp Đại hội cổ đông, do đó cổ tức năm 2011 sẽ được phân phối sau khi có quyết định chính thức của Đại hội cổ đông.
d) Cổ phiếu
Năm 2011
Năm 2010
+ Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành
2.000.000
2.000.000
+ Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng
2.000.000
2.000.000
- Cổ phiếu phổ thông
2.000.000
2.000.000
- Cổ phiếu ưu đãi
-
-
+ Số lượng cổ phiếu được mua lại
-
-
- Cổ phiếu phổ thông
-
-
- Cổ phiếu ưu đãi
-
-
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
2.000.000
2.000.000
- Cổ phiếu phổ thông
2.000.000
2.000.000
- Cổ phiếu ưu đãi
-
-
* Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành : 10.000 đồng/cổ phiếu.
e) Các quỹ của doanh nghiệp
Năm 2011
Năm 2010
- Quỹ đầu tư phát triển
6.644.026.522
5.754.506.772
- Quỹ dự phòng tài chính
975.262.966
736.829.966
- Quỹ khác thuộc vốn CSH
-
-
19.
TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Năm 2011
Năm 2010
+ Doanh thu bán thành phẩm và hàng hóa
322.790.880.945
194.634.655.398
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.576.546.407
1.163.076.563
Cộng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
324.367.427.352
195.797.731.961
20.
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
Năm 2011
Năm 2010
+ Giảm giá hàng bán
8.760.000
223.064.806
+ Hàng bán trả lại
324.552.880
308.404.597
Cộng các khoản giảm trừ doanh thu
333.312.880
531.469.403
21.
DOANH THU THUẦN VỀ BH VÀ CUNG CẤP DV
Năm 2011
Năm 2010
+ Doanh thu thuần bán hàng hóa
322.457.568.065
194.103.185.995
+ Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ
1.576.546.407
1.163.076.563
Cộng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
324.034.114.472
195.266.262.558
22.
GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Năm 2011
Năm 2010
Giá vốn của thành phẩm và hàng hóa đã bán
255.168.579.467
165.886.674.646
Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
-
-
Cộng giá vốn hàng bán
255.168.579.467
165.886.674.646
23.
DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Năm 2011
Năm 2010
Lãi tiền gửi, tiền cho vay
426.020.586
119.411.373
Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu
-
57.350.900
Lãi bán ngoại tệ
1.034.280.000
1.206.100.000
Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
2.116.234.452
3.442.082.863
Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
-
-
Doanh thu hoạt động tài chính khác
3.600.000
68.162.917
Cộng doanh thu hoạt động tài chính
3.580.135.038
4.893.108.053
24.
CHI PHÍ TÀI CHÍNH
Năm 2011
Năm 2010
Lãi tiền vay
3.206.407.848
1.986.302.789
Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu
-
98.655.625
Lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
404.379.478
224.381.980
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
-
-
Chi phí tài chính khác
29.911.607
29.171.226
Cộng chi phí tài chính
3.640.698.933
2.338.511.620
25.
THU NHẬP KHÁC
Năm 2011
Năm 2010
Thu nhập từ phạt vi phạm hợp đồng
-
42.670.451
Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
360.220.280
2.921.901.083
Thu nhập khác
866.641.481
1.122.931.829
Cộng thu nhập khác
1.226.861.761
4.087.503.363
26.
CHI PHÍ KHÁC
Năm 2011
Năm 2010
Chi phí thanh lý TSCĐ
93.260.226
1.694.917.685
Tiền nộp phạt
724.826.765
56.694.516
Chi phí khác
535.691.638
320.868.372
Cộng chi phí khác
1.353.778.629
2.072.480.573
27.
CHI PHÍ THUẾ TNDN HIỆN HÀNH
853.535.857
964.404.425
28.
CHI PHÍ THUẾ TNDNHOÃN LẠI
-
-
29.
CHI PHÍ SX, KD THEO YẾU TỐ
Năm 2011
Năm 2010
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
205.777.647.142
127.340.015.185
- Chi phí nhân công
62.743.565.671
26.315.015.147
- Chi phí khấu hao TSCĐ
4.852.152.742
4.105.269.041
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
23.572.720.534
13.892.782.234
- Chi phí bằng tiền khác
9.232.340.415
10.356.041.623
Cộng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
306.178.426.504
182.009.123.230
30.
THUẾ TNDN PHẢI NỘP VÀ LN SAU THUẾ TRONG KỲ
Năm 2011
Năm 2010
Chỉ tiêu
- Tổng lợi nhuận trước thuế
10.604.607.966
6.135.357.749
- Các khoản điều chỉnh tăng
635.504.564
198.182.450
- Các khoản điều chỉnh giảm
-
-
- Tổng thu nhập chịu thuế
11.240.112.530
6.333.540.199
Trong đó: Thu nhập chịu thuế suất 20%
10.604.607.966
4.126.537.499
Thu nhập chịu thuế suất 25%
635.504.564
2.207.002.700
- Thuế TNDN
Trong đó: Thu nhập chịu thuế suất 20%
2.120.921.593
825.307.500
Thu nhập chịu thuế suất 25%
158.876.141
551.750.675
+ Thuế TNDN được miễn giảm (*)
1.060.460.797
412.653.750
+ Thuế TNDN phải nộp
1.219.336.938
964.404.425
+ Thuế TNDN được miễn giảm (**)
365.801.081
-
+ Thuế TNDN còn phải nộp
853.535.857
964.404.425
- Lợi nhuận sau thuế TNDN
9.751.072.109
5.170.953.324
(*) Theo Công văn số 355/CT-DN1 ngày 14/08/2006 của Cục thuế tỉnh Tiền Giang thì Công ty được hưởng thuế suất 20% trên lợi nhuận chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong 10 năm, miễn thuế 02 năm từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% trong 05 năm tiếp theo. Công ty bắt đầu có thu nhập chịu thuế kể từ năm 2006.
(**) Giảm 30% thuế TNDN theo thông tư số 154/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thực hiện giảm thuế theo nghị định số 101/2011/NĐ - CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 08/2011/QH13 ngày 06 tháng 08 năm 2011.
31.
THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
32.
SỐ LIỆU SO SÁNH
Số liệu so sánh trên Bảng cân đối kế toán là số liệu trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã được Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) kiểm toán.
3.10.4. Bảng lưu chuyển tiền tệ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
( Theo phương pháp gián tiếp )
Năm 2011 - 2010
Mẫu số B03 – DN
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2011
Năm 2010
1
2
4
5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
1
321.031.261.910
197.234.937.546
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
2
(244.995.352.638)
(150.742.289.060)
3. Tiền chi trả cho người lao động
3
(47.053.758.897)
(31.686.460.255)
4. Tiền chi trả lãi vay
4
(3.008.234.373)
(1.456.686.295)
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
5
(607.511.429)
(1.429.772.267)
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
6
11.451.563.592
9.328.450.140
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
7
(30.433.363.307)
(22.158.411.474)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
6.384.604.858
(910.231.665)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
21
(7.885.290.806)
(9.571.116.888)
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
22
360.220.280
2.999.501.364
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
(3.000.000.000)
(100.000.000)
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
24
3.100.000.000
-
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
-
-
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
-
-
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
429.620.586
4.529.615.946
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(6.995.449.940)
(2.141.999.578)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
-
-
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
32
-
-
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
91.331.326.014
72.279.675.264
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(88.394.933.629)
(65.931.119.089)
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
-
-
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
(3.594.816.000)
(1.545.340.455)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
(658.423.615)
4.803.215.720
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)
50
(1.269.268.697)
1.750.984.477
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
12.012.056.487
10.258.424.771
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
4.797.927
2.647.239
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)
70
10.747.585.717
12.012.056.487
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG.docx