Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo

Tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo: CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU Thực hiện phương châm của trường Đại học Mỏ - Địa chất để giúp sinh Viên nắm chắc lí thuyết, vững vàng về tay nghề thực tế là điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên . Sau khi học xong môn Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ cùng một số môn học khác như: Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, Thạch học… Được sự đồng ý của phòng đào tạo, bộ môn địa chất thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp Địa chất công trình K51( khoa tại chức) đi thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn. Đợt thực tập này nhằm mục đích: - Củng cố các kiến thức lí thuyết đã học - Từ những kiến thức đã học vận dụng ra thực địa, phân tích tài liệu thực tế, viết báo cáo - Giúp sinh viên biết cách tổ chức một đoàn nghiên cứu địa chất Để đạt được mục đích mà đợt thực tập đề ra yêu cầu cần đạt ra trong đợt thực tập này là: Đảm bảo thực tập theo đúng nội quy, quy chế của đợt thực tập . Sau khi hoàn thành các lộ trình mỗi nhóm phải viết báo cáo của đợt thực...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU Thực hiện phương châm của trường Đại học Mỏ - Địa chất để giúp sinh Viên nắm chắc lí thuyết, vững vàng về tay nghề thực tế là điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên . Sau khi học xong môn Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ cùng một số môn học khác như: Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, Thạch học… Được sự đồng ý của phòng đào tạo, bộ môn địa chất thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp Địa chất công trình K51( khoa tại chức) đi thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn. Đợt thực tập này nhằm mục đích: - Củng cố các kiến thức lí thuyết đã học - Từ những kiến thức đã học vận dụng ra thực địa, phân tích tài liệu thực tế, viết báo cáo - Giúp sinh viên biết cách tổ chức một đoàn nghiên cứu địa chất Để đạt được mục đích mà đợt thực tập đề ra yêu cầu cần đạt ra trong đợt thực tập này là: Đảm bảo thực tập theo đúng nội quy, quy chế của đợt thực tập . Sau khi hoàn thành các lộ trình mỗi nhóm phải viết báo cáo của đợt thực tập, nhật kí nhóm, đồng thời phải hoàn thành các loại bản đồ… Mỗi cá nhân phải nắm được cách viết báo cáo, biết thành lập từng loại bản đồ, sau đợt thực tập phải nắm được các thao tác khi đi lộ trình... Đợt thực tập diễn ra trong 4 tuần bắt đầu từ ngày 8-10 đến ngày 4-11 năm 2007 và được chia thành 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Từ ngày 8-10 đến ngày 10-10, đây là giai đọan chuẩn bị tư trang ,hành lí, tài liệu cùng các giấy tờ kèm theo. Giai đoạn này chúng tôi thực hiện tại Hà Nội . Giai đoạn 2: Từ ngày 10-10 đến ngày 20-10 , giai đoạn này chúng tôi đi thực tế vùng thành phố Lạng Sơn. Chúng tôi đã tiến hành 8 lộ trình. - Lộ trình 1: Đông Kinh – Khưa Lộc - Lộ trình 2: Đông Kinh – Lộc Bình - Lộ trình 3: Đônh Kinh – Bản Lỏng - Lộ trình 4: Đông Kinh – Bản Cẩm - Lộ trình 5: Đông Kinh –Tân Thanh - Lộ trình 6: Đông Kinh – Nà Chuông – Pò Luông - Lộ trình 7: Đông Kinh – Khôn Lènh - Lộ trình 8: Đông Kinh – Mai Pha – Bình Cảm Giai đoạn 3: từ ngày 21-10 đến 4-11, giai đoạn xử lí số liệu, viết báo cáo tổng kết và bảo vệ kết quả thực tập Để đạt được kết quả tốt nhất trong đợt thực tập này, đoàn thực tập gồm 59 thành viên được chia làm 12 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 người và phân làm 3 đội, mỗi đội có 4 nhóm, nhóm chúng tôi thuộc nhóm 2-đội 2 gồm các thành viên sau: 1, Phạm Ngọc Phụng (NT) 2, Nguyễn Văn Tú 3, Đỗ Phi Hùng 4, Nguyễn Mạnh Hùng 5, Lê Đình Hùng 6, Vũ Hồng Khanh Đoàn thực tập dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Nguyên Phương,thầy Nguyễn Quốc Việt, thầy Hạ Văn Hải, thầy Trịnh Hồng Hiệp. Sau thời gian làm việc hết sức khẩn trương cùng sự giúp đỡ của các thầy và sự hết mình của đoàn thực tập chúng tôi đã hoàn thành đợt thực tập Luận văn này gồm các chương mục sau: Chương I: Mở đầu: giới thiệu mục đích yêu cầu, cơ cấu, tổ chức của đợt thực tập. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết. Chương II: Đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế nhân văn vùnh thành phố Lạng Sơn: giới thiệu khái quát về các đặc điểm địa lý, kinh tế, tự nhiên của vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết. Chương III: Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Đỗ Phi Hùng viết. Chương IV: Địa tầng: mô tả lại các phân vị địa tầng từ già đến trẻ. Chương này do sinh viên Nguyễn Văn Tú viết Chương V: Kiến tạo: trình bày những nét về phân tầng kiến trúc, mô tả các yếu tố địa chất và lịch sử kiến tạo của vùng thành phố Lạng Sơn. Chương này do sinh viên Vũ Hồng Khanh viết Chương VI : Địa mạo: mô tả chung trình bày sơ qua các kiểu địa hình và quan hệ giữa địa hình với kiến trúc. Chương này do sinh viên Lê Đình Hùng viết. Chương VII: Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình: mô tả các phức hệ địa tầng chứa nước và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xây dựng, sinh hoạt. Chương này do sinh viên Phạm Ngọc Phụng viết Chương VIII: Khoáng sản: trình bày những đặc điểm khoáng sản trong vùng và quy mô phát triển. Chương này do sinh viên ..................... viết. Chương IX: Lịch sử phát triển địa chất vùng thành phố Lạng Sơn: trình bày lịch sử phát triển địa chất trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay. Chương này do sinh viên.....................nh viết. Chương X: Kết luận: các kết quả sau đợt thực tập, vấn đề còn tồn tại và các kiến nghị cần thiết. Chương này do sinh viên .....................viết. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến phòng đào tạo trường Đại học Mỏ - Địa chất, bộ môn địa chất, các phòng ban, đặc biệt chúng tôi xin cảm đến các thầy Hạ Văn Hải, thầy Trịnh Hồng Hiệp, thầy Nguyễn Quốc Việt. các cô chú tại cơ sở thực tập Lạng Sơn đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập để đợt thực tập thật sự đạt hiệu quả cao. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - KINH TẾ - NHÂN VĂN I. Đặc điểm địa lý - tự nhiên: 1. Vị trí địa lý: Vùng nghiên cứu khảo sát địa chất là thành phố Lạng Sơn nằm ở phía Bắc - Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng 156 km theo quốc lộ I, giáp biên giới Trung Quốc 252 km. Diện tích khoảng 81km2. Phía Bắc giáp Đồng Đăng, phía Tây giáp Cao Lộc, phía Đông và Đông Nam giáp Lộc Bình. Trên bản đồ Việt Nam, vùng thành phố Lạng sơn được giới hạn bới các toạ độ sau: Từ 106043’20’’ đến 106048’30’’ kinh độ Đông Từ 21049’11,4’’ đến 21054’03’’ vĩ độ Bắc 2. Địa hình: Vùng nghiên cứu thành phố Lạng Sơn thuộc địa hình miền núi có độ cao trung bình thấp, xung quanh là làng bản dân tộc Tày, Nùng, có độ cao tuyệt đối từ 250-600m, đỉnh cao nhất là 587,1m. Thành phố Lạng Sơn nằm gọn trong một thung lũng có dạng hình thoi, kéo dài phương TB- ĐN với chiều dày khoảng 6 km. Trung tâm thung lũng là khu vực Kỳ Lừa được mở rộng từ 3 - 4km còn hai đầu thu hẹp lại chỉ còn 100 - 200m, bề mặt thung lũng tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía Đông Nam. Độ cao tuyệt đối 253,2m (Mai Pha) đến 278,4m (Hoàng Đồng). Trong thung lũng có các núi sót đá vôi phân bố chủ yếu ở phía Tây Kỳ Lừa như: Tam Thanh, Nhị Thanh và nằm rải rác như: Chùa Tiên, Đông Kinh, Phai Lây và độ cao tuyệt đối thường trên 300m, vách dốc đứng, bề mặt phân cách hiểm trở. Trong các núi đá vôi có phát triển nhiều hang động Karst với kích thước khác nhau tạo nên các danh lam thắng cảnh như: Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên. a/ Địa hình núi thấp Đồi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất trong vùng nghiên cứu, phân bố thành từng dải liên tục hoặc ở dạng các đồi, núi riêng biệt. Xa trung tâm thành phố là các dãy đồi, núi thấp có độ cao phổ biến từ 280m – 450m kéo dài theo phương gần Bắc Nam. Các đồi thường có đỉnh tròn, sườn thoải độ dốc từ 5-150 với độ cao từ 280m – 300m. Các núi thấp thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ dốc từ 30 – 350. Đỉnh cao nhất là đỉnh 587,1m ở phía Tây Bắc. Cấu tạo nên địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên và magma phun trào. Phần lớn bề mặt các đá bị phong hoá mạnh và đang tiếp tục bị phong hoá. Cính nhờ đặc điểm này mà vỏ phong hoá ở đây khá dầy tạo điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển. b/ Địa hình núi đá vôi Một trong những đặc trưng của địa hình khu vực thành phố Lạng Sơn là địa hình núi đá vôi. Núi đá vôi ở đây là những dãy núi không cao hoặc nằm đơn lẻ dạng núi sót. Mức độ phân cắt hay độ chênh cao giữa đỉnh núi và địa hình xung quanh không quá 200m. Vì vậy theo cách phân loại núi thì địa hình này chưa tiêu chuẩn. Tuy nhiên nếu dùng thuật ngữ “ đồi ” thì càng không tiêu chuẩn về mặt bản chất và hình thái, do đó thống nhất dùng thuật ngữ “ núi ” cho kiểu địa hình đã nêu. Núi có mức độ tập trung lớn ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh. Các núi đá vôi ở đây có dạng thấp, sườn thoải, đỉnh núi tai mèo lởm chởm. Một số khác có dạng nón như Đông Kinh, Phai Lây. Trong khối đá vôi phát triển nhiều hang động, một số nơi có phong cảnh đẹp như động Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên. c/ Địa hình đồng bằng, thung lũng Địa hình này phân bố ở trung tâm thành phố và một số vùng xung quanh. Về nguồn gốc địa hình này do quá trình hoà tan, bóc mòn và tích tụ tạo nên. Thung lũng lớn nhất là thung lũng thành phố Lạng Sơn và gần phía Nam của nó là Mai Pha. Một số dải phân bố dọc suối Nasa, suối Kikét và thung lũng Nà Chuông. Do địa hình tương đối thuận lợi nên giao thông thuận tiện, dân cư tập trung đông đúc, kinh tế tương đối phát triển. 3. Sông suối Mạng lưới sông suối của thành phố Lạng Sơn phân bố tương đối đồng đều ở khu vực trung tâm . Trong khu vực nghiên cứu thì sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất. Bên cạnh đó còn có suối Nasa, Kikét, Kỳ lừa Sông Kỳ cùng bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn ở phía Đông, chảy theo hướng ĐB – TN, đến vùng nghiên cứu sông chảy quanh co uốn lượn rồi chảy qua Thất Khê và đổ vào sông Bằng Giang (Cao Bằng) rồi chảy qua Trung Quốc. Sông có chiều dải khoảng 15km, do chảy qua các đất đá có địa tầng khác nhau nên các dòng chảy tương đối phức tạp ở phía Đông và phía Tây vùng nghiên cứu. Sông thường chảy qua các đá cát kết, bột kết, sét kết, riolit rắn chắc khó hoà tan nên dòng chảy thường hẹp, bờ dốc đứng, dòng chảy xiết, nhiều thác ghềnh. Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn do địa hình bằng phẳng, đã dễ hoà tan nên dòng chảy được mở rộng, có chỗ 60 - 80m. Dòng chảy uốn khúc quanh co, nước chảy chậm và không sâu. Hai bờ sông thường thoải và để lộ ra đá gốc. Đá gốc là các đá vôi, đá lục nguyên, đá phun trào. Trong vùng nghiên cứu có 3 suối chính là suối Nasa, suối Lauly, suối Kikét. Các suối này có chiều rộng từ 5 – 20 m. Nước suối nhiều vào mùa mưa, ít vào mùa khô, tuy nhiên lúc nào suối cũng có nước chảy. 4. Khí hậu: Vùng nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 26 -280C có khi lên tới 38-390C. Tổng lượng mưa trung bình từ 1600 - 1800mm, phân bố rất không đồng đều trong năm. Mùa khô kéo dài tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa từ 100 - 200mm. Nhiệt độ trung bình từ 10- 200C. Trong mùa khô có các đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn. 5. Giao thông: Do điều kiện địa lý thuận lợi mà giao thông vùng Lạng Sơn khá phát triển. Trong vùng có cả đường sắt và đường bộ. Đường sắt chạy từ Hà Nội đến Lạng Sơn và liên vận với đường sắt Trung Quốc (Hà Nội – Bằng Tường – Bắc Kinh). Đường bộ có: QL 1A (Lạng Sơn – Hà Nội), QL 1B (Lạng Sơn – Thái Nguyên), QL 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng), QL 4B (Lạng Sơn – Quảng Ninh). Ngoài ra còn có các đường tỉnh lộ Lộc Bình, Thất Khê thuận lợi cho VIệc phát triển kinh tế. 6 .Đặc điểm kinh tế: Công nghiệp Lạng Sơn có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác, chỉ có một vài xí nghiệp nhỏ lẻ và hầu như không có xí nghiệp nào của Trung ương. Đáng chú ý là nhà máy xi măng Lạng Sơn, xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành. Nông nghiệp phát triển chưa cao vì điều kiện khí hậu và địa hình trong vùng không thật sự thuận lợi và phương thức canh tác của người dân vẫn còn lạc hậu. Lâm nghiệp kém phát triển, phần lớn đồi núi vẫn là đồi trọc do nạn phá rừng. Thương nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng. Trong vùng có một số một số cửa khẩu thông với Trung Quốc và nhiều chợ có lượng hàng hoá lớn như: Đồng Đăng, Đông Kinh… Tuy nhiên vẫn còn nạn buôn lậu hàng hoá qua biên giới ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước. II. Đặc điểm nhân văn: 1. Dân số, dân cư: Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hoá, kinh tế giáo dục của tỉnh với 5,3 vạn dân, chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có cả người Tày, Nùng chiếm 13% dân số cả tỉnh… Tuy gồm nhiều dân tộc khác nhau nhưng hầu hết đồng bào có tinh thần đoàn kết, xây dựng. 2. Văn hoá, y tế, giáo dục: - Về văn hoá: Trong vùng có 2 trường Cao đẳng , 3 trường cấp III và nhiều trường cấp II, cấp I. Tuy nhiên tỷ lệ bỏ học cao, đặc biệt là trẻ em dân tộc ít người. - Về tín ngưỡng: Người dân chủ yếu theo Phật giáo, một số theo Thiên chúa giáo. - Về y tế: Cả tỉnh có 1 bệnh VIện đa khoa với 300 giường bệnh, đội ngũ bác sỹ có trình độ và nhiều tạm y tế nằm rải rác trong III. Kết luận: (thiếu) CHƯƠNG III: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT Lạng Sơn là vùng địa chất đặc trưng cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Do vậy từ những năm đầu của thế kỷ XX nhiều nhà địa chất trong nước cũng như ngoài nước đã nghiên cứu địa chất của vùng này. Có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất vùng này thành 3 giai đoạn: I. Giai đoạn trước năm 1945: Từ cuối thế kỉ XIX, VIệt Nam đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Vào thời gian này, do trình độ hiểu biết và trình độ dân trí của Việt Nam còn kém cho nên công Việc khảo sát và nghiên cứu vùng này là do người Pháp tiến hành. Năm 1907, nhà địa chất người Pháp Lantenois đã khảo sát vùng Đông Bắc Việt Nam và phát hiện ra đá phun trào ở vùng thành phố Lạng Sơn. Năm 1924, nhà địa chất người Pháp là Bouret đã có công trình nghiên cứu vùng Đông Bắc VIệt Nam và phát hiện ra các đá trầm tích: bột kết, sét kết; tìm ra các hoá đá bị chôn vùi là đá phiến Khôn Làng. Năm 1926, Patte đã kháo sát và tìm ra đá phun trào ở Lạng Sơn, ông đã xếp chúng vào kỷ Trias. II. Giai đoạn từ năm 1945-1954: Đây là giai đoạn nước ta kháng chiến chống Pháp xâm lược, do vậy Việc nghiên cứu địa chất ở nước ta nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng hầu như ngưng lại. Năm 1950 nhà địa chất Asarrin, Chelotarop, Bùi Phú Mỹ xếp bauxit vào tuổi Trias. III. Giai đoạn từ năm 1954 đến nay: Giai đoạn này có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất : Năm 1956, E.Saurin công bố công trình nghiên cứu Bauxit ở khu vực Đồng Đăng Từ năm 1956-1965 chủ yếu là do các nhà địa chất VIệt Nam nghiên cứu và lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Chủ biên của công trình này là do A.E.Dopgicop và ông chia các khu vực của tp Lạng Sơn thành các phân vị địa tầng: Hệ tầng Lạng Sơn (T1 ils) Khôn Làng (T2akl) Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms) Năm 1962, Bùi Phú Mỹ, Gazenco và một số nhà địa chất khác đã tìm ra bauxit ở Sài Vũng, Đồng Đăng và xếp chúng vào tuổi Trias. Trong công trình nghiên cứu trùng lỗ Paleozoi thượng, Nguyễn Văn Liêm (1966) đã xếp bauxit ở khu vực này vào điệp Đồng Đăng và xếp đá vôi ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh vào hệ tầng Bắc Sơn (C - P2bs). Năm 1972, Trần Văn Trị và một số nhà địa chất khác đã thành lập bản đồ địa chất Miền Bắc VIệt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, trong đó xếp đá phun trào ryolit vào Anizi và trầm tích có hoá đá chân rìu, chân đầu nằm trên đá phun trào xếp vào Ladini. Trầm tích màu đỏ Mẫu Sơn được xếp vào tuổi Cacni (T3cms). Từ những năm 70 của thế kỷ trước vùng thành phố Lạng Sơn là điểm thực tập địa chất của bộ môn Địa chất trường ĐH Mỏ - Địa chất. Cột địa tầng trong vùng được bộ môn xác lập như sau: 1. Giới Paleozoi (PZ): +Hệ Cacbon - Hệ Pecmi - Thống dưới - Hệ tầng Bắc Sơn (C-P2bs) +Hệ Pecmi -Thống trên- Hệ tầng Đồng Đăng (P3đđ) 2. Giới Mesozoi (MZ) +Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Indi - Hệ tầng Lạng Sơn (T1 ils ) +Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Olenec - Hệ tầng Kỳ Cùng (T1 okc) +Hệ Trias - Thống giữa - Bậc Anizi - Hệ tầng Khôn Làng (T2 akl) +Hệ Trias - Thống giữa - Bậc Ladini - Hệ tầng Nà Khuất (T2 lnk) +Hệ Trias - Thống trên - Bậc Cacni - Hệ tầng Mẫu Sơn (T3 cms) 3. Giới Kainozoi (KZ): +Hệ Neogen - Thống Mioxen - Hệ tầng Nà Dương (N1nd) +Hệ Đệ Tứ (Q) Theo các tài liệu nghiên cứu trên, sự phân bố của các hệ tầng thành phố Lạng Sơn có quy luật khá rõ. Các đá già nhất ở phần trung tâm của thành phố, càng ra xa dần đá càng trẻ và địa hình cao dần lên. VIệc đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 của các nhà Địa chất thuộc Cục Địa chất và Khảo sát Việt Nam đã nhận dạng các phân vị địa tầng mới là: Hệ Jura - Thống trên - Hệ Creta - Thống dưới - Hệ tầng Tam Lung (J3-K1tl). Hệ tầng Creta - Thống trên - Hệ Pleogen - Hệ tầng Tam Danh (K3-Etd). CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP Môn học địa chất cấu tạo theo quan điểm phổ biến trên thế giới đóng vai trò là một bộ phận của “địa kiến tạo học” do vậy đối tượng nghiên cứu của nó hết sức đa dạng trên qui mô từ vi cấu tạo, vi cấu trúc tới các cấu trúc vĩ mô, cấu trúc toàn cầu trên qui mô hành tinh. Đối tượng môn học còn có sự phức tạp thể hiện lịch sử phát triển rất lâu dài trong đó chúng đã trải qua những biến động hết sức phức tạp là kết quả của nhiều quá trình đan sen tác động và rất đa dạng. Từ xa xưa đến nay đã hình thành rất nhiều các phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu các cấu tạo địa chất một cách có hiệu quả phục vụ những mục đích: - Xây dựng hoàn thiện các kiến thức hiểu biết về môn học. - Xây dựng và phát triển hiểu biết về cấ trúc địa tầng khoáng vật và hành tinh, thiết lập các tài liệu về cấu trúc địa chất các thể địa chất phục vụ kinh tế tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản và xây dựng các công trình kinh tế văn hoá xã hội . Ngày nay đi cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ các phương pháp nghiên cứu cấu tạo địa chất và đo vẽ bản đồ địa chất đã có những bước tiến mới ứng dụng khoa học công nghệ mới đã đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử phát triển các cấu trúc cấu tạo địa chất. Từ đó đã mang lại những ứng dụng thực tiễn cao, cho đến ngày nay có thể nói hệ thống các phương pháp nghiên cứu cấu tạo địa chất và đo vẽ bản đồ địa chất tương đối hoàn chỉnh và chia làm ra các phương sau : Phương pháp lộ trình địa chất. Phương pháp này khá đơn giản và cũng đem kết quả tốt đây cũng chính là phương pháp áp dụng chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn. * Phương pháp nghiên cứu các hoạt động đứt gãy, uốn nếp * Thiết lập cột địa tang khu vực * Chuyển tế và vật liệu xây dựng. Có một số Phương pháp để thiết kế lộ trình chia ra. * Lộ trình phủ diện tích * Lộ trình toả tia Ngoài ra còn có nhiều dạng lộ trình khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau :Tìm hiểu khoáng sản ... Những đoàn địa chất có thể phân chia thành các nhóm tiến hành đi khảo sát thực địa theo những tuyến lộ trình cụ thể trong đó có lộ trình luôn vuông góc với đường phương của lớp đất đá. Trong đó lộ trình đã thực hiện các yêu cầu, thao tác quan sát, mô tả đo đạc và lấy mẫu, tại các điểm lộ của đá các điểm quan sát cấu tạo cấu trúc của địa chất. Dụng cụ tiến hành một phương pháp khá đơn giản gồm có: Địa bàn, địa chất, búa địa chất, nhật ký bản đồ địa chất, bút chì... cùng các phương pháp phân tích mẫu, cổ sinh phương pháp lộ trình đã đem lại những tài liệu khá phong phú, chính xác cụ thể và tương đối đầy đủ tin cậy đáp ứng được nhiều yêu cầu trong nghiên cứu và thực tiễn. Phương pháp này được ứng dụng khá rộng rãi đặc biệt trong công tác hướng dẫn giảng dạy bởi vì phương pháp này mang hiệu quả kinh tế cao, nó đem lại một cái nhìn trực quan rèn luyện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của một người nghiên cứu địa chất.vv. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì cũng như sự bố trí hợp lý các lộ trình làm giảm bớt những khó khăn phức tạp ngoài thực địa cùng như các nhu cầu đặt ra. Việc xây dựng có thể theo nguyên tắc sau tuỳ theo mục đích và từng phương pháp nghiên cứu ta có thể có các lộ trình khác nhau như. * Lộ trình vuông góc với đường phương của lớp đất đá; nhằm nghiên cứu nhiều ranh giới địa chất. * Lộ trình theo đường phương của lớp đất đá : mục đích đuổi theo đường đứt gãy và đo vẽ đường đứt gãy. Lộ trình chuyên đề được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các chuyên đề khác nhau; Cấu trúc trong hoạt động tân kiến tạo đây là một phương pháp đầy triển vọng trong nghiên cứu hình thái cấu trúc địa chất. Cùng với sự phát triển Kinh tế – Xã hội- Khoa học - Kỹ thuật ngành địa chất cũng từng bước nắm bắt, phương tiện kỹ thuật của phương pháp này sử dụng ngày càng phổ biến trong công tác giảng dạy và học tập trong đợt thực tập này chúng tôi được tiếp xúc sơ bộ các hình ảnh vệ tinh của vùng nghiên cứu trên và tài liệu ảnh vệ tinh chụp cho vùng Lạng Sơn ta có thể thấy rõ và cấu trúc địa chất, tạo một cách trực quan và thực tế dọc theo tuyến Cao Bằng – Lộc Bình – Tiến Yên ta thấy rõ 1F sâu qui mô lớn theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, F này dài hàng trăm km sâu 20 – 30km, qua nghiên cứu ta đã thấy chúng biểu hiện nhiều lần trong giai đoạn tạo viền, tạo theo tài liệu dọc theo suối F sau này còn phát hiện hai hệ thống F theo hướng Đông Bắc – Tây Nam cắt qua bề mặt địa hình vùng thành phố Lạng Sơn * Khon pit – Chi Mạn – Quán Cong – Sài Mút. * Sa Na – Nà Chuông - Đông Mỏ – Chi Lăng - Sóng Thương. Những tài liệu ảnh hưởng không gian ba chiều kỹ thuật số chụp từ vệ tinh cung cấp nhiều chi tiết hình ảnh và cấu trúc địa chất, thung lũng địa hình sạt lún ... trên vùng. 2. Phương pháp kiền tạo vật lý: Kiền tạo vật lý là một phương pháp nghiên cứu còn đương đổi mới mẻ đặc biệt là ở nước. Trong việc nghành Địa chất không còn sự quan tâm. phương tiện kỹ thuật còn nhiều yếu kém và nói chung là có sự lạc hậu về mặt so với thế giới. Nội dung và phương pháp là dựa trên cơ sở phân tích hình thức, tính chất tính định hướng và tổng hợp các đặc điểm về thể địa chất, dã phát sinh và hình thành các đặc điểm kiến trúc để từ đó xây dựng lên các hoạt động kiến tạo trong lịch sử các trường hợp kiến tạo về nhiệt trong mối tương quan và còn đặc điểm tính chất của đá và kết quả thu được sẽ cho phép một cái nhìn khái quát về các quá trình hoạt động kiến tạo, chế độ kiến tạo đã ở các thể địa chất trong khu vực nghiên cứu. 3. Phương pháp địa vật lý hiện đại: Bên cạnh các phương pháp địa chất vật lý truyền thống( trọng lực, carotu, truyền thống...) ngành địa vật lý còn phát triển nhiều.Phương pháp hiện đại nhằm phục vụ cho nghiên cứu cấu trúc địa chất và đi về địa chất. Nhiều phương pháp đã được sử dụng hiệu quả như: Phương pháp địa chấn, phương pháp cổ địa tứ, phương pháp đo phóng xạ và bức xạ. a. Phương pháp địa chấn: Dựa vào phương pháp đo sóng địa chấn người ta đã vẽ luôn những mặt cắt địa chất , những cấu trúc dưới mà không qua tiến hành khoan với độ chính xác cao và nhanh chóng. Nguyên tắc của phương pháp và dựa trên sự đảm bảo tốc độ truyền sóng địa chất khác nhau, thời gian tầng 2 quan hệ so sánh địa tầng tại điểm đó. Phương pháp địa từ Là phương pháp mới dùng trong nghiên cứu phát triển các cấu trúc và thể địa chất vào các phần tử từ tính khi thành thạo chúng được định hướng theo trường địa từ. Nghiên cứu sự di chuyển định hướng ấy cho phép và định đúng vận động của cấu trúc địa chất thể địa chất. c. Phương pháp đo bức xạ: Có thể hiện nay trong nghiên cứu đo cấu trúc địa chất và đo vẽ địa chất có rất nhiều phương pháp phong phú trong điều kiện của nước ta việc tiếp nhận đang được xu thế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là điều quan trọng là dựa vào hoàn cảnh cụ thể đã được áp dụng phổ biến, được áp dụng ở nhiều mức độ, và trên lý thuyết và trong thực hành tuy nhiên những biểu hiện biết này sẽ là cơ sở cho quá trình học tập và nghiên cứu. 4. Phương pháp địa mao: Cũng như phương pháp tạo vật lý địa mạo là một trong những phương pháp tương đối mới. nội dung của phương pháp là dựa trên phân tích nghiên cứu qua các tạo nhỏ. Mặt phiến cắt liền vi của hình thái tính chất đặc điểm và phân bố của chúng từ đó xác lập các điều kiện kiến tạo và hình thức chúng. Trong thực tế nghiên cứu địa chất nhiều khi gặp các đối tượng phức tạp gây nhiều khó khăn cho nghiên cứu xác định tính chất của chúng mặt khác dưới tác dụng ngoại cảnh phá huỷ mạnh mẽ cấu trúc của thể địa chất rất khó nghiên cứu trong nhiều môi trường tác động địa chất ít nhiều để lại dấu vết trong các thể địa chất đá đó là những thông tin hữu ích trong công tác nghiên cứu các cấu tạo đo vẽ bản đồ địa chất. CHƯƠNG V: ĐỊA TẦNG Mỗi miền có một lịch sử phát triển địa chất ít nhiếu khác nhau nên trong một khoảng thời gian xác định nào đó hình thành ở mỗi miền một thể địa chất mang những đặc điểm thạch học và sinh địa tầng khác với các thể địa tầng cùng tuổi phân bố ở các miền lân cận. Trên cơ sở khảo sát thực địa, kết hợp với Việc tham khảo các tài liệu có trước cho thấy khu vực Thành phố Lạng Sơn đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài.Phần lớn các thành tạo cổ ở đây đã bị chìm xuống sâu do hoạt động hạ võng kiến tạo. Hiện nay trên bình đồ khu vực tồn tại các đá trầm tích phun trào có tuổi Cacbon đến Đệ tứ.Các thành tạo này được xếp vào phân vị địa tấng địa phương. –Giới Paleozoi (PZ) +Hệ cacbon - hệ pecmi thống dưới – Hệ tầng Bắc Sơn (C-P2bs) +Hệ pecmi thống trên – Hệ tấng Đồng Đăng (P3dd) –Giới Mesozoi (MZ) +Hệ Trias thống dứơi – bậc Indi – Hệ tầng Lạng Sơn (T1i ls) +Hệ Trias thống dứơi – bậc Olengi – Hệ tầng Ki Cùng (T1o kc) +Hệ Trias thống giữa – bậc Anizi – Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl) +Hệ Trias thống giữa – bậc Ladini – Hệ tầng Nà Khuất (T2l nk) +Hệ Trias thống trên– bậc Kacni – Hệ tầng Mẫu Sơn (T3k ms) +Hệ Jura thống trên – Hệ Creta – Hệ tầng Tam Lung (J3k tl) + Hệ Jura thống trên – Hệ Palêogn – Hệ tầng Tam Danh (K2-Etd) –Giới Kainozoi (KZ) +Hệ Neogen thống Mỹoen – Hệ tầng Nà Dương (N1 nd) +Hệ Đệ tứ (Q) Sự phân bố các hệ tầng Thành Phố Lạng Sơn có quy luật khá rõ.Phần trung tâm là Hệ tầng Bắc Sơn sau đó xa dần là hệ tầng Đồng Đăng,Lạng Sơn,Kỳ Cùng,Khôn Làng,Nà Khuất,Mẫu Sơn. I. Giới Paleozoi (PZ): 1. Hệ Cacbon - Hệ Pecmi - Thống giữa - Hệ tầng Bắc Sơn (C-P2bs) Hệ tầng Bắc Sơn được nhà địa chất Pháp E.Saurin nghiên cứu và đặt tên năm1956.Đến năm 1965 nhà địa chất người Liên Xô A.E Dopjicop trong loạt bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500000 do ông chủ biên đã xác định các đá vôi Thành Phố Lang Sơn có tuổi cacbon trung –pecmi sớm (C2-P1 bs).Năm 1977 Trần Văn Trị và một số tác giả xếp đá vôi thành phố Lạng Sơn nói trên vào loạt Bắc Sơn cacbon pecmi sớm (C-P1bs).Trên bản đồ địa chất vùng này,hệ tầng Bắc Sơn có diện phân bố khá rộng và có dạng hình quả trám,phinh to ở giữa ,thu hẹp và thắt hẳn ở hai đầu Tây Bắc và Đông Nam . Nghiên cứu mặt cắt hệ tầng Bắc Sơn từ Đông Kinh qua Nhị Tam Thanh,khu vực Cò Lèng,Việt Thắng và một số nơi lân cận địa tầng gồm hai phần: + Phần dưới là đá vôi màu xanh xám ,xám sáng,kết tinh yếu,khá đồng nhất. + Phần trên là đá vôi màu xám sáng,xám đen,cấu tạo phân lớp từ vừa dến dày. Trong đá vôi có nhiều hoá đá trùng lỗ,san hô,tay cuộn.Cá hoá đá điển hình Sumatrina sp,Glopivalvulina sp,Afphanella,Neoschagerina-Verbeekina. Về dạng nằm và cấu trúc các đá của hệ tầng Bắc Sơn nằm phần dưới cùng cột địa tầng.Vùng nghiên cứu chua thấy đá nào già hơn.Các đá vôi ở đây thường nằm nghiêng trong cấu tạo nếp uốn thoải dạng vung chảo,nếp uốn gắn với góc dốc 20 -40° căn cứ vào hoá đá,vị trí địa tầng,liên hệ so với các vùng lân cận xếp các đá vôi ở trên vào hệ tầng Bắc Sơn có tuổi C-P2bs. Chiều dày của hệ tầng >700m. 2. Hệ Pecmi - Thống trên - Hệ tầng Đồng Đăng (P3đđ) Năm 1956, nhà địa chất người Pháp là Saurin đã nghiên cứu trầm tích silic, bauxit, đá vôi ở Lạng Sơn và đã xác định tuổi Pecmi muộn.Sau đó, năm 1962 Gazenco, Trepotaricop, Bùi Phú Mỹ và một số nhà địa chất khác đã nghiên cứu xếp chúng vào Trias sớm. Năm 1966, Nguyễn Văn Liêm đã nghiên cứu và xếp chúng vào hệ tầng Đồng Đăng. Từ năm 1969 đến nay, các kết quả nghiên cứu của Bộ môn Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội đã xếp chúng vào hệ tầng Đồng Đăng. Qua khảo sát và lên bản đồ thấy khu vức phân bố của hệ tầng không rộng mà chỉ viền quanh các thành tạo của hệ tầng Bắc Sơn và rải rác ở Chùa Tiên, Quán Lóng. Trong hệ tầng này set kết,bột kết có màu vàng và tính phân lớp mỏng có chỗ thì bở dời kèm theo đó là Bauxit cũng là sản phẩm của quá trình hoà tan và lắng đọng từ trên xuống dưới.Các trầm tích này thuộc trầm tích lục nguyên,tiếp theo là đá vôi,phiến vôi có màu xám xanh,xám . Về thành phần của trầm tích hệ tầng Đồng Đăng có một số đặc điểm chính: Mặt cắt địa chất của hệ tầng Đồng Đăng quan sát tốt ở khu vực Quán Lóng, Phai Lây và một số nơi khác cho thấy từ dưới lên trên gồm: Phần dưới chủ yếu là cuội kết, cát , bột, sét kết, đá silic… có cấu tạo phân lớp từ mỏng đến trung bình. Phần giữa chủ yếu là sét kết giàu nhôm, bauxit.Phần trên là silic, đá vôi phân lớp mỏng, cát bột kết. Về thành phần của trầm tích hệ tầng Đồng Đăng có một số đặc điểm sau: + Tập dưới cùng và trên cùng đều là trầm tích lục nguyên, cát kết, bột kết, sét kết. + Phần trên của tập dưới có các lớp Bauxit. + Tập trên chủ yếu là đá vôi. Điều này phản ánh quá trình thay đỏi môi trường trầm tích và điều kiện cổ địa lý tướng đá trong quá trinh thành tạo.Ban đàu mới hạ võng,trầm tích ven hồ,môi trường PH thấp.Sau đó biển tiến mạnh hơn,đáy trầm tích sâu hơn,nhiệt độ nóng ẩm hơn,trầm tích các sản phẩm cacbonat,canxit.Cuối cùng pecmi muộn co hiện tượng biển lùi,đáy nâng nông dần,trầm tích các sản phẩm cơ học vụn thô lẫn silic. Về cấu trúc,phần lớn hệ tầng Đồng Đăng nằm ở cánh nếp lồi với nhân là đá già hơn thuộc hệ tầng Bắc Sơn.Một số nơi chúng phát triển dạng nếp lồi,nếp lõm với biên độ đứng không đáng kể. Hệ tầng Đồng Đăng (P3dd) phần dưới có các hoá đá: Sumatrina sp,Globivalvulina sp,Palaeofusulina. Trên cở sở các hoá đá trong tầng này trong khu vực Thành Phố Lạng Sơn,xem set các khu vực xung quanh và căn cứ vào các thành tạo khác già hơn xếp các đá trên vào hệ tầng Đồng Đăng có tuổi Pecmi muộn. Quan hệ dưới là bất chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Bắc Sơn. Quan hệ trên là quan hệ chỉnh hợp trên các đá cát kết, bột kết của hệ tầng Lạng Sơn. Chiều dày của hệ tầng khoảng 150m. II. Giới Mesozoi (MZ): 1. Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Indi - Hệ tầng Lạng Sơn (T1ils): Điệp Lạng Sơn do Dovjieov xác lập cho các trầm tích lục nguyên.Cha các hoá đá của hệ tầng này có: Phần trên:Claraia aurita,C.stachei,Koninckites. Phần giữa:Claraia kipáiovae,C.retnamica,C.aurita,Lytophiceras. Phần dưới:Claraia aurita,C.cf.gervillaeformis,C.Kiparisovae,C.stachei,Lytophiceras sp,Posidonia sp,Gyromitida,Eumorphotis sp,Koninckité sp. Tuy nhiên hiện nay xếp vào hệ tầng Lạng Sơn. Qua các lộ trình khảo sát cùng với sự thu thập tài liệu của các nhóm khác cho thấy phạm vi lộ ra của hệ tầng Lạng Sơn khoảng 9km2, phân bố ven thành phố Lạng Sơn thành các dải kéo dài. Dải phía Tây kéo dài khoảng 3,5km, dải phía Đông kéo dài theo hướng TB - ĐN dài 8km, phần phía TN thành phố diện phân bố của hệ tầng mở rộng, diện tích gần 10 km2. Mặt cắt quan sát của hệ tầng này dọc theo tuyến lộ trình Đông Kinh - Bản lỏng và một số tuyến khác. Mặt cắt bao gồm các đá cát kết, bột kết, sét kết có cấu tạo phân nhịp điển hình. Các lớp có chiều dày từ vài cm đến 70-80 cm. Cấu tạo gặp là cấu tạo phân lớp gợn sóng, cấu tạo phân lớp song2 hoặc xiên chéo.Quan hệ dưới với hệ tầng Đồng Đăng là quan hệ chỉnh hợp, đôi nơi có bất chỉnh hợp cục bộ. Quan hệ phía trên là quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Kỳ Cùng. Bề dày của hệ tầng lớn hơn 300m. IV.2.2. Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Olenec - Hệ tầng Kỳ Cùng (T1okc): Do Đoàn Kỳ Thạch xác lập năm 1977 trên cơ sở tách biệt Lạng Sơn do A.E Dovjicov xác lập năm 1965 làm hai phần:phần dưới là hệ Lạng Sơn(T1ils),phần trên là hệ tầng Kỳ Cùng (T1o kc) Phạm vi phân bố của hệ tầng Kỳ Cùng khoảng 1km2 tạo thành hai dải kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. + Dải thứ nhất nằm ở phía Tây thành phố dài khoảng 6 km. + Dải thứ hai nằm ở phía Đông thành phố dài khoảng 2, 5 km. Mặt cắt địa tầng được quan sát rõ ràng theo lộ trình Đông Kinh - Nà Pàn. ở khu vực Bản Nà Pàn cấu trúc hệ tầng gồm: +Phần dưới hệ tầng là các đá vôi màu xam sáng,thành phần chủ yếu là Caco3chứa nhiều tập chất sét.Đá có cấu trúc hạt mịn khá đồng nhất,phân lớp mỏng dày từ 1-2 Cm dến 5-7 Cm. +Phần giữa của hệ tầng lại xuất hiện tập đá vôi phân lớp mỏng như phần dưới chiều dày10-15 Cm.Ngoài ra còn phân bố các lớp cát kết,bột kết,sét kết,phân nhịp như trên. + Phần trên hệ tầng có tập đá vôi dày từ 10-20 Cm phân lớp,dổ về phía Tây Bắc thế nằm 295/_35°.Nằm trên tập đá vôi là lớp sét kết,bột kết hạt mịn,màu vàng,hồng nâu,có thế nằm 300/_15°.Một số nơi trong hệ tầng này gặp các đá như Nodophicerassp,Tritolotes như ở Nà Chuông. Hệ tầng chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Lạng Sơn,nằm dưới các đá phun trào xen đá lục nguyên của hệ tầng Sông Hiến chứa các hoá đá định tuổi T2a sh. Hệ tần này có các hoá đá :Conodonta,Prosphingites sp,Columbites sp,Ammonoidea. Căn cứ vào hoá đá trong hệ tầng,vào quan hệ hệ tầng và giới hạn xác định tuổi địa tầng có tuổi Olenxi ,xếp vào hệ tầng Kỳ Cùng.Quan hệ trên bị các phun trào xen lục nguyên của hệ tầng Sông Hiến phủ chỉnh hợp lên trên. Chiều dày của hệ tầng này khoảng 250m IV.2.3. Hệ Trias - Thống giữa - Bậc Anizi - Hệ tầng Khôn Làng (T2 akl): Năm 1962, Batle xếp phun trào ở đồng bằng Bắc Bộ vào hệ Triat và cũng trong năm 1962 Boarret gọi là miền Khôn Làng.Hệ tầng Khôn Làng do Vaxilepxkaia lập năm 1962 cho trầm tích núi lửa của đới Khôn làng Phạm vi của hệ tầng Khôn Làng lộ ra khoảng 15 km2, phân bố ở khu vực phía Tây, phía Đông thành phố. ở phía Tây diện lộ khoảng 18 km2, phía Đông kéo dài dạng hình cung hướng về phía Đông. Mặt cắt của hệ tầng gồm hai phần: + Phần dưới chủ yếu ryolit, tuf, tufit. Đá ryolit cấu tạo khối, có màu xám xanh, xanh lục, rắn chắc. + Phần trên chủ yếu là cát, bột kết, tufit và cuội kết. Cơ sở để xác định tuổi cho các đá phun trào là quan hệ của nó với các đá nằm trên và nằm dưới trong vùng.Thấy rõ hiện tượng xuyên cắt gây biến chất tiếp xúc các đá trầm tích của hệ tầng Lạng Sơn.Về cơ bản hệ tầng này nằm phía trên hệ tầng Kỳ Cùng và bị hệ tầng Nà Khuất phủ lên. Chiều dày của hệ tầng là khoảng 450m. IV.2.4. Hệ Trias – Thống giữa - Bậc Ladini - Hệ tầng Nà Khuất (T2 lnk): Năm 1964, Proficove đặt tên các trầm tích màu tím là hệ tầng Nà Khuất. Năm 1977, Trần Văn Trị xếp chúng vào bậc Ladini. Năm 1984, Trần Đăng Tuyết xếp các trầm tích nói trên vào hệ tầng Nà Khuất. Theo các nghiên cứu của Bộ môn Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa Chất thì các trầm tích lục nguyên cát, bột, sét kết màu vàng, màu tím được xếp vào hệ tầng Nà Khuất. Hệ tầng có diện lộ khoảng 6, 5 km2, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Thành phố Lạng Sơn. Các đá là cát, bột, sét kết có màu vàng, màu tím hoặc màu nâu đỏ. Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng này là tuyến Cao Lộc - Bản Cảm và Đông Kinh - Lộc Bình. Các đá ở đây phần lớn đổ về phía Đông, ĐN cấu tạo phân lớp từ 20-30cm đến gần 1m có tính phân nhịp khá rõ nét. Căn cứ vào tuổi của các hoá đá trong cát, bột, sét kết của hệ tầng như chân rìu(Castatoria,Myophria), chân đầu xác định các trầm tích ở đây có tuổi Ladini và xếp vào hệ tầng Nà Khuất. Hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp trên hệ tầng Khôn Làng và chỉnh hợp phía dưới với hệ tầng Mẫu Sơn. Chiều dày của hệ tầng >800m IV.2.5. Hệ Trias - Thống trên - Bậc Cacni - Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms): Hệ tầng Mẫu Sơn được Dovjicov xác lập vào năm 1965 hệ tầng này gồm các đá trầm tích có màu đỏ,đỏ nâu. Phạm vi phân bố khoảng 7km2, nằm chủ yếu ở phía ĐB Thành phố. Mặt cắt quan sát tốt nhất là lộ trình Cao Lộc - Bản Cẳm và Nà Chuông - Còn Lượt, đặc điểm thường thấy hệ tầng này là lớp dăm kết, sạn, cuội kết hạt thô phân lớp dày màu đỏ,đỏ nâu,sau đó là các tập cát kết,bột kết màu sắc tương tự.Phần lớn là các đá đổ về phía Đông- Đông Bắc,Đông nam ,góc dốc 20-60° Trong hệ tầng thấy các hoá đá :Cá giáp,(Gnathestaca),ngành chân khớp thuộc lớp xác cứng(Crustaceae),Eustheria sp,Pserdosthetia sp. Trầm tích có một số đặc điểm phân biệt với hệ tâng Nà Khuất như màu sắc sặc sỡ hơn,độ hạt lớn hơn,độ mài mòn kém hơn,phân lớp có chiều dày lớn hơn,lên tới hàng trăm mét,góc dốc có thể đạt 60-70°,tính phân nhịp giảm so với hệ tầng Nà Khuất Quan hệ trên cho thấy hệ tầng Mẫu Sơn được chuyển tiếp từ từ trên hệ tầng Nà Khuất chỉnh hợp lên trên hệ tầng này.Quan hệ này ở ngoài vùng nghiên cứu bị các trầm tích tuổi Jura phủ bất chỉnh hợp lên trên Chiều dày của hệ tầng khoảng trên 500m. IV.2.VI. Hệ Jura - Thống trên - Hệ Creta - Hệ tầng Tam Lung (J3-Ktl): Hệ tầng Tam Lung được các nhà địa chất của Cục Địa chất xác định khi thành lập bản đồ địa chất 1: 200.000, 1: 50.000 khu vực Lạng Sơn và điều tra địa chất đô thị những năm 1900 - 2000. Mặt cắt địa tầng ở khu vực Chi Mạc, Khau Mạ gồm các lớp đá cuội kết, vật liệu vụn núi lửa, ryolit porphyr, ryolit đaxit, cát kết hạt thô, sét kết, bột kết màu vàng, màu xám, màu nâu. Hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Kỳ Cùng, Khôn Làng, Nà Khuất, Mẫu Sơn và bị phun trào bazan hệ tầng Tam Danh phủ bất chỉnh hợp lên trên. Chiều dày hệ tầng từ 350 - 400m. IV.2.VII. Hệ Creta - Thống trên - Hệ Paleogen - Hệ tầng Tam Danh (K3- Etd): Hệ tầng Tam Danh do các nhà địa chất của Cục Địa chất xác lập khi đo vẽ bản đồ địa chất vùng Lạng Sơn vào những năm 1990 – 2000. Hệ tầng phân bố chủ yếu ở các Bản Lũng Song, Tàng Khâm, Phái Lan, Kéo Cẳng của xã Hoàng Đồng, phía TB vùng nghiên cứu. Mặt cắt điển hình do Nguyễn Kinh Quốc, 1992 mô tả gồm sạn kết tuf, bazan, cấu tạo vi lỗ hổng, anđezitobazan, bazan dạng cầu gốc, varyolit, bazan lỗ hổng, bazan bị phong hoá có màu đỏ tươi. Đây là thành tạo do quá trình phun trào từ dưới sâu dạng các vòm nhiệt hotspot. Chiều dày của hệ tầng khoảng 200m. IV.3. Giới Kainozoi (KZ): IV.3.1. Hệ tầng Na Dương (N1nd) Năm 1977 Trần Văn Trị đã nghiên cứu và xác lập hệ tầng này.Diện phân bố chủ yếu là phía Đông Bắc dọc theo thung lung Nasa kéo dài từ bản Nà Dảo đến Nà Luông Mặt cắt quan sát tốt nhất ở khu vực công ty gach ngói Hợp Thành trầm tích hệ tầng Nà Dương gồm hai phần; – Phần dưới gồm các đá sạn cuội kết,bột kết,sét kết các đá chủ yếu đổ về phía đông,tây,góc dốc từ 30-50° dến80-90° – Phần trên gồm các đá bột kết,sét kết,cát kết,sạn kết,phân lớp dày không ổn định Một số nơi trong hệ tầng còn dấu vết chân cày,cú đinh tuổi Mioxen.Trầm tích của hệ tầng này được thành tạo trong một cấu trúc địa chất là địa hào hoạt động tách giãn của đứt gãy Cao Bằng – Lộc Bình –Tiên Yên –Tiên Yên địa hào có dạng kéo dài.Trầm tích sản phẩm vụn thô và sét trong quá trình thành tạo vẫn có biế động đứt gãy,phần phía Tây bị hạ thấp tạo lên dạng chảy,dạng dốc đứng của lớp nằm trên thành tạo sau các đá hệ tầng Nà Dương.Các đá này khá giàu sét felpat,silic...Khi bị phong hoá tạo thành sét Cao lanh màu vàng trắng,vàng loang,đã dùmg làm gạch ốp,ngói,vật liệu xây dựng. Quan hệ dưới phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Sông Hiến,Nà Khuất,Mẫu Sơn. IV.3.2. Hệ Đệ Tứ (Q): Địa tầng Đệ Tứ phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu và dọc theo các suối NaSa, Kikét, LauLi. Các thành tạo gồm cuội, sạn, cát, bột, sét và mùn hữu cơ. Đây là các lớp bồi tích có chiều dày nhỏ, dạng các bãi bồi, thềm bậc I, bậc II, bậc III của các suối trong vùng và trầm tích hỗn hợp. Chiều dày từ vài mét đến gần 20m. CHƯƠNG V: KIẾN TẠO Lạng Sơn là vùng có diện tích rộng trong toàn quốc, nơi đây là một vị trí chiến lược hét sức quan trọng, là đầu mối giao thông lớn giữa Việt Nam – Trung Quốc. Vùng thành phố lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam có đặc điểm khá đặc biệt về mặt kiến tạo cũng như lịch sử phát triển địa chất. Nơi đây phân bố các thành tạo carbonat, lục nguyên, magma phun trào axit và mafic có tuổi khác nhau từ Cacbon đến Neogen. Khu vực nghiên cứu nằm trong phân mảng lục địa hoạt hoá kiến tạo Trung Việt trong thời kì cuối Proterozoi – cuối Pleozoi. Sau đó hoạt động tách dãn nội mạng dọc theo đới sông Mã - Sông Đà đã tác động đến vùng nghiên cứu, làm xuất hiện một số đứt gãy sâu – rift theo phương ĐB – TN. Trong vùng hình thành các mảng trùng với cá hoạt động magma dọc theo các đứt gãy đã nêu. vào cuối Trias vùng chịu tác động dồn ép, nâng cao, khép kín các đới căng võng trầm tích, chuyển vùng sang chế độ lục địa. Tuy nhiên ở phía ĐN hoạt động hạ võng trầm tích khép kin các đới căng võng vẫn tiếp tục diễn ra từ Jura qua Creta đến đầu Paleogen tạo nên các dải trầm tích lục địa, các phun trào axit. Một số nơi phát hiện các thành tạo magma bazan liên quan đến các lò ở dưới sâu dạng hotspot. Vùng nghiên cứu đã được nhiều nhà địa chất nghiên cứu từ cuối những năm 30 của thể kỉ trước. Năm 1937, J.Fomaget đã thành lập sơ đồ địa chất thời Cacni. Trên sơ đồ này vùng nghiên cứu được tác giả gọi tên là Lạch Lạng Sơn. năm 1937 ông còn thành lập sơ đồ cấu trúc Đông Dương trong đó có vùng Cao Bằng – Lạng Sơn, Lạng Sơn - Đồng Mỏ được goi j là trũng Trias. Giải trũng Cao Bằng – Lạng Sơn theo phương TB - ĐN gần biên giới Việt – Trung là nơi phát triển đứt gãy sâu Cao Bằng – Lộc Bình – Tiên Yên. Trên cơ sở thu thập tài liệu thực địa, nghiên cứu trong phòng và phân tích lịch sử hình thành cấu trúc khu vực và Việt Nam. Chúng tôi đi đến xác định các đặc điểm kiến tạo vùng TP Lạng Sơn : A.Phân chia các đơn vị kiến tạo Vùng Lạng Sơn cũng như các vùng khác trong nước và trên thể giới chắc chắn đã trải qua các giai đoạn phát triển địa chất: Arkeizozoi, Protezozoi, đầu và giữa Paleozoi. Tuy nhiên ở vùng nghiên cứu đá già nhất lộ ra là đá vôi hệ tầng Bắc Sơn. các thành tạo cổ hơn đã bị nhấn chìm xuống sâu tan vào các dung thể magma. Các thành tạo đá vôi còn gặp khá nhiều ở cá vùng lân cận. Phần lớn chúng có thế nằm thoải hoặc uốn nếp yếu, một số nơi chúng nằm khá dốc do tác động của các đứt gãy hoặc do hoạt động uốn nếp mạnh trong giai đoạn đã nêu. Khu vực Tp Lạng Sơn gồm các tổ hợp thạch kiến tạo(TKT) sau: 1.Tổ hợp thạch kiến tạo thềm lục địa Palezozoi muộn: C - P2bs; P3đđ 2.Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa tích cực giữa Mezozoi sớm: T1ils; T1okc 3. Tổ hợp thạch kiến tạo đồng tạo núi Mezozoi giữa: T2lnk; T2akl 4.Tổ hợp thạch kiến tạo trầm tích lục địa: T3cms 5. Tổ hợp thạch kiến tạo trầm tích phun trào, phun trào Mezozoi - Kainozoi: J3 - K tl; K3 - Etd 6.Tổ hợp thạch kiến tạo nội lục Kainozoi giữa: N1nd 7.Tổ hợp thạch kiến tạo trầm tích hiện đại: Q Dưới đây là mô tả chi tiết các tổ hợp thạch kiến tạo: 1. Tổ hợp TKT thềm lục địa Paleozoi muộn (PZ3): (C-P2bs, P3đđ) Bao gồm các tổ hợp Thạch học (TH) Cacbonat - lục nguyên cacbonat và tổ hợp TH lục nguyên cacbonat. Diện phân bố của tổ hợp TKT này là phần trung tâm của Thành phố Lạng Sơn. Tổ hợp TKT này bao gồm các đá trầm tích cacbonat có tuổi Cacbon- Pecmi của các hệ tầng Bắc Sơn và Đồng Đăng. Đá có cấu tạo dạng khối đồng nhất ở phần dưới và phân lớp xen kẽ với các đá trầm tích giàu nhôm ở phần trên. Với sự phong phú các hoá đá san hô và trùng lỗ chứng tỏ các đá này được thành tạo trong môi trường biển nông, nước trong, nóng ấm và gần bờ. Phần trên của tổ hợp TKT này còn xuất hiện các trầm tích lục nguyên, phân tán các thành tạo giàu Al, Fe như các kết hạch Limonit có màu đen và các kết hạch có cấu tạo đồng tâm có màu nâu tím Bauxit. 2. Tổ hợp TKT thềm lục địa tích cực giữa Mezozoi sớm (MZ21) (T1ils, T1okc ) Tổ hợp TKT này được phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam một ít phân bố ở phần trung tâm và ở phía Đông Nam của vùng nghiên cứu. Tổ hợp này bao gồm các đá trầm tích lục nguyên :silit, sét, bột, cát kết tuổi T1ils và một ít thành tạo trầm tích cacbonat tuổi T1okc. Các thành tạo của hệ tầng Kỳ Cùng nằm trên và chỉnh hợp với các thành tạo của hệ tầng Lạng Sơn. 3. Tổ hợp TKT đồng tạo núi cuối Mezozoi giữa :Là các đá của hệ tầng Nà Khuất và hệ tầng Khôn Làng: (T2akl, T2lnk ) Diện phân bố của tổ hợp TKT này gồm ở phía Bắc kéo dài xuống phía Đông Nam và ở phía Tây Nam của khu vực nghiên cứu. Thành phần của tổ hợp TKT này gồm các đá phun trào ryolit, trầm tích lục nguyên và tuf. Như vậy với thành phần thạch học như trên thì có thể nhận định rằng các trầm tích này được thành tạo trong quá trình nâng dần lên của thềm lục địa, môi trường khử, khí hụ khô nóng tạo nên các đá có màu tím gan gà của hệ tầng Nà Khuất. Sau đó kèm theo hoạt động magma thành tạo nên các tuf và đá phun trào riolit. 4.Tổ hợp TH trầm tích lục nguyên: (T3cms ) Tổ hợp TH này bao gồm các lớp cuội kết, sỏi sạn kết, cát kết màu nâu đỏ của hệ tầng Mẫu Sơn. Diện phân bố của tổ hợp TKT này ở phía Đông Bắc kéo dài xuống phía Đông Nam của vùng nghiên cứu. Với thành phần thạch học như trên có thể nhận định rằng các thành tạo này được thành tạo ở chế độ lục địa, được đánh dấu bởi tầng cuội cơ sở. Do được thành tạo trong môi trường khô nóng, môi trường khử nên các trầm tích này có màu sắc sặc sỡ đặc trưng. 5.Tổ hợp TKT phun trào và trầm tích phun trào: (J3-Ktl, K3-Etd ) Tổ hợp TH này gồm các đá của hệ tầng Tam Lung và hệ tầng Tam Danh. Diện phân bố của tổ hợp TH này là ở phía Tây Bắc và một phần ở phía Bắc của khu vực nghiên cứu. Thành phần gồm hai phần: phần đá già gồm có các thành tạo phun trào Riolit và các thành tạo trầm tích nằm trong các bồn trầm tích tàn dư: cuội, cát kết có tuổi J3-K của hệ tầng Tam Lung. Các thành tạo trẻ gồm có các thành tạo phun trào Riolit và phun trào Bazan, Varyolit và các thành tạo trầm tích như: cuội, sạn kết... có tuổi K3-E của hệ tầng Tam Danh. Chứng tỏ trong giai đoạn này có sự tiếp tục nâng lên của địa hình, sau đó kết thúc chế độ biến ở nơi đây, chuyển sang chế độ rìa lục địa. Do hoạt độngkiến tạo tạo ra các đường dẫn cho magm a ở phía dưới đi lên thành tao nên các thành tạo phun trào. 6.Tổ hợp TKT lục địa Kanozoi sớm: (N1nd) Tổ hợp TKT này chủ yếu là các thành tạo trầm tích gồm cuội, sạn, cát kết xen một lớp than mỏng của hệ tầng Na Dương có tuổi Neogen. Diện phân bố của hệ tầng này nắm dọc theo sườn phải của thung lũng Na Sa, từ Nà Dảo đến Nà Nùng. Chứng tỏ các thành tạo này một số nơi ở vùng nghiên cứu có hiện tượng hạ thấp tạo ra các địa hào trầm lắng các thành tạo trầm tích của hệ tầng Na Dương. 7.Các thành tạo hiện đại :( Q) Các thành tạo trầm tích Đệ Tứ khá phổ biến, phân bố ở phía Nam, dọc theo sông Kỳ Cùng và dọc theo hai bên bờ suối Nasa của vùng nghiên cứu. Các trầm tích Đệ tứ ở đây bao gồm: tàn tích do phong hoá (Eluvi), sườn tích (Delovi), lũ tích (Proluvi), bồi tích (Aluvi), trầm tích hang Karst . Các vỏ phong hoá trong vùng gồm có: vỏ phong hóa Ferosialit và sét Kaolin trên đá Ryolit, Ryolit porphyr; vỏ phong hóa Terarosa trên đá vôi; vỏ phong hoá Sialferit và sét trên các đá cát kết, bột kết, sét kết. B.Đặc Điểm các đưt gãy, nếp uốn: I. Đặc điểm đứt gãy Vùng thành phố Lạng Sơn có hoạt động đứt gãy khá mạnh với các hệ thống đứt gãy: - Hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc- Đông Nam - Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc- Tây Nam - Hệ thống đứt gãy theo phương á kinh tuyến - Hệ thống đứt gãy theo phương á vĩ tuyến Theo tài liệu khảo sát thực tế, tài liệu tham khảo, tài liệu phân tích kết hợp với quá trình đi lộ trình chúng tôi trình bày những đặc điểm chính của các đứt gãy trong vùng từ F1 đến F18: I.1. Đứt gãy theo phương TB - ĐN Đứt gãy F1: Đứt gãy Cao Bằng - Lộc Bình- Tiên Yên là đứt gãy sâu lớn nhất ở khu vực Đông Bắc Việt Nam Trên bình đồ cấu trúc đứt gãy cắt gần vuông góc với phương cấu tạo của đá Paleozoi muộn- Mezozoi. Dọc theo đứt gãy đã phát triển các thành tạo địa hào Neogen hẹp, kéo dài phương TB- ĐN. Dấu hiệu trực tiếp: hiện tượng khe nứt, mặt trượt, uốn nếp, vò nhàu trong các đá trầm tích và phun trào của các hệ tầng Khôn Làng, Tam Danh, Tam Lung, Nà Khuất, Mẫu Sơn. Dấu hiệu gián tiếp là sự định hướng của thung lũng kéo dài suốt từ Cao Bằng qua Lạng Sơn đến Tiên Yên - Quảng Ninh, lineamen trên ảnh vệ tinh. Theo các tài liệu địa chấn, đứt gãy F1 cắt vào vỏ trái đất sâu 20 - 30 km, thậm chí 40 - 60 km. Dọc theo đứt gãy có hiện tượng hạ võng 0.7mm, nằm và trượt ngang, cánh ĐB trượt về phía TB, cánh TN trượt về phía ĐN. Hiện tại ở khu vực nghiên cứu do hoạt động của đứt gãy này và dồn ép của khối Mẫu Sơn về phía Tây - TB đã hình thành các đứt gãy ngang, tạo dịch chuyển rõ nét, tác động không nhỏ đến ổn định công trình ở phần phía Nam cầu bê tông qua sông Kỳ Cùng ở khu vực vườn hoa Hoàng Văn Thụ. Đứt gãy F2: Đứt gãy nằm ở phía Tây khu vực nghiên cứu. Đứt gãy này kéo dài theo phương TB - ĐN, từ Tùng Huồng, Nà Trang kéo dài qua sông Kỳ Cùng đến Ro Phai. Đứt gãy này chúng tôi gặp tại điểm lộ 3202 trong lộ trình số 1 đi: Đông Kinh - Nà Pàn. Dấu hiệu để nhận biết đứt gãy này là các đá trầm tích lục nguyên bị dập vỡ mạnh, phần đá vôi bị hoa hoá, đôi chỗ bắt gặp hiện tượng milonít. Đứt gãy ở đây được xác định là đứt gãy chờm nghịch Đứt gãy F3: Đứt gãy nằm ở phía Đông khu vực nghiên cứu, kéo dài theo phương TB - ĐN từ Nà Khùm – Pò Tàng – PắcCô. Đứt gãy này chúng tôi gặp ở điểm lộ 3211. Dấu hiệu để nhận biết đứt gãy này là dựa vào đới dăm kết kiến tạo, dựa vào sự phân bố của các khối dăm ở những vị trí độ cao khác nhau, chúng tôi áp dụng phương pháp tam giác vỉa và xác định được phương của đứt gãy này. Đứt gãy F4: Đứt gãy nằm phía Đông khu vực nghiên cứu. Đứt gãy này chạy từ khu vực Kéo Bò – Nà Ca – Bản Cằm – Bản Lận. Dấu hiệu để nhận biết đứt gãy này có hai dấu hiệu Dấu hiệu trực tiếp: đá dập vỡ dọc theo đứt gãy Dấu hiệu gián tiếp: sự chuyển biến của độ cao địa hình đột ngột, phía ĐB thấp, phía TN cao và quy luật định hướng của địa hình và sông suối ở đây. Đứt gãy F5: Đứt gãy nằm ở phía Đông khu vực nghiên cứu, kéo dài theo phương TB - ĐN từ Mỹ Sơn – Kéo Tàu cắt qua quốc lộ 4b. Đứt gãy này chúng tôi bắt gặp ở điểm lộ 3227 trong lộ trình số 4 đi: Đông Kinh – Khôn Lênh. Dấu hiệu nhận biết đứt gãy là đới dăm kết với các mảnh vụn chủ yếu là đá vôi, một phần là trầm tích lục nguyên, xi măng gắn kết là silíc Ngoài những đứt gãy chính kể trên, chúng tôi còn gặp một số những đứt gãy nhỏ F6, F7 nằm ở phía TN và phía Nam của vùng nghiên cứu. Những đứt gãy này cũng có phương TB - ĐN. I.2. Đứt gãy theo phương ĐB - TN Đứt gãy F8: Đứt gãy nằm phía TB khu vực nghiên cứu. Đứt gãy chạy dài theo phương ĐB – TN từ Đồng én – Nà Kéo. Các đá bột kết của hệ tầng Tam Lung ở đây bị dập vỡ mạnh mẽ, đồng thời dọc theo quốc lộ 1A cũ từ Nà Kéo - Đồng én còn gặp nhiều tảng lăn limônit. Đứt gãy F9: Đứt gãy nằm phía Nam khu vực nghiên cứu. Đứt gãy chạy dài theo phương ĐB – TN từ Pò Đứa cắt qua sông Kỳ Cùng đến Cò Mặn. Dấu hiệu nhận biết đứt gãy này là sự gián đoạn của các khối đá vôi ở hai bên bờ sông, khoảng cách dịch chuyển theo phương ngang khoảng 50 - 70m Đứt gãy F10: Đứt gãy nằm phía TN khu vực nghiên cứu. Đứt gãy chạy dài theo phương 300 – 2100, đứt gãy này kéo dài từ Chi Mạc đến Nà Me. Dấu hiệu để nhận biết đứt gãy này là đá phun trào Riolit có tuổi T2akl bị dập vỡ, biến dạng mạnh, có thể nhìn rõ ranh giới địa chất, đá bị ép dẹt, kéo dài. Dựa vào các dấu hiệu nhận biết chúng tôi xác định đây là một đứt gãy trượt bằng, dốc đứng Đứt gãy F11: Đứt gãy nằm ở trung tâm khu vực nghiên cứu. Đứt gãy chạy dài theo phương ĐB – TN từ Khôn Phú đến Cò Lêng. Dấu hiệu nhận biết đứt gãy ở đây là khối đá vôi Bắc Sơn bị đứt gãy cắt qua, dốc đứng có dạng một vách đứt gãy, đới dăm kết kiến tạo, mặt trượt, vết sước. Chúng tôi xác định được đây là một đứt gãy dịch bằng phải. Đứt gãy F12: Đứt gãy nằm về phía ĐN khu vực nghiên cứu, đứt gãy kéo dài theo phương ĐB – TN từ suối Nasa qua Nà Chuông đến Bình Cằm Dấu hiệu trực tiếp nhận biết đứt gãy, đới dập vỡ, nứt nẻ ở Nà Chuông tạo đới dăm kết kiến tạo với xi măng gắn kết là canxit, hiện tượng uốn nếp, vò nhàu ở Nà Chuông Dấu hiệu gián tiếp: định hướng caclimcacmen trên ảnh vệ tinh dọc theo địa hình. Đây là một đứt gãy thuận nghịch, cánh ĐN hạ, cánh TB nâng lên Đứt gãy F13: Đứt gãy này gần như song song với đứt gãy F12, cũng có phương ĐB – TN và cắt qua sông Kỳ Cùng. Dấu hiệu nhận biết đứt gãy này dựa vào đới dăm kết, các gờ trượt, vết sước và sự dịch chuyển của các đá I.3. Đứt gãy theo phương á vĩ tuyến: Đứt gãy F14,F15: Hai đứt gãy này nằm ở phía TN của khu vực nghiên cứu, kéo dài Đ - T và gần như song song với nhau. Dấu hiệu để nhận biết hau đứt gãy này là các giếng nước có áp dọc theo hai đới đứt gãy này Đứt gãy F16: Đứt gãy nằm ở phía ĐB của vùng nghiên cứu, đứt gãy kéo dài theo phương Đ - T từ Nà Bó – Kéo Cặp – Thâm Trang. Dấu hiệu nhận biết là đới dập vỡ đồng thời còn xuất lộ một số giếng có áp dọc theo đới đứt gãy này. I.4. Đứt gãy theo phương á kinh tuyến: Đứt gãy F17: Đứt gãy nằm ở phía Đông khu vực nghiên cứu, kéo dài theo phương B – N. Đứt gãy này là ranh giới giữa một bên là các thành tạo của hệ tầng Lạng Sơn và một bên là các đá của hệ tầng Không Làng. Đứt gãy F18: Đứt gãy nằm ở phần trung tâm của khu vực nghiên cứu kéo dài theo phương B – N và cắt qua sông Kỳ Cùng. Dấu hiệu để nhận biết đứt gãy là dựa vào các đới dăm kết, các gờ trượt, và vết sước và sự dịch chuyển của các khối đá II. Uốn nếp Trong diện tích phân bố hệ tầng Bắc Sơn gồm có các nếp uốn và các nếp lồi. Tuy nhiên phần lớn diện tích của chúng đã bị phủ bởi lớp phong hoá terarosa, trầm tích hỗn hợp, trầm tích eluvi, nên chưa phát hiện được nhiều nếp uốn ở đây. nếp uốn U1: Trong khoảng từ Thác Trà đến đền thờ Trần Hưng Đạo phát hiện nhiều nếp uốn nhỏ, trục các nếp uốn có phương á kinh tuyến, chiều rộng các nếp uốn khoảng 100m cao khoảng 20m. phần lớn các cánh có độ dốc nhỏ từ 10o – 30o , càng về phía tây các nếp uốn càng rộng, góc dốc của các cánh nhỏ. nếp uốn U2: Phân bố ở khu vực Quán Lóng gần UBND xã Quảng Lạc. nhân nếp uốn là các trầm tích lục nguyên, silic, bauxit thuộc hệ tầng Đồng Đăng. Đây là nếp lồi không cân xứng, cánh phía đông còn khá đầy đủ đá trầm tích lục nguyên, silic, bauxit, đá vôi, cánh phía tây nâng lên bị bào mòn hết đá carbonat. Cánh phía đông có thế nằm 340/40, cánh phía tây 230/30. Trục của nếp uốn theo phương ĐB – TN gần song song với phương của đứt gãy phát triển qua hệ tầng này. nếp uốn bị phá vỡ mạnh bới các khe nứt và đới dập vỡ. nếp uốn U3: Phân bố ở khu vực Nà Chuông, phía TB gặp các lớp đá vôi phân lớp mỏng đổ về phía ĐN thuộc hệ tầng Kì Cùng. Dọc theo sông Kì Cùng phía nam và phía đông Nà Chuông gặp các lớp phun trào đổ về phía ĐB. trên cùng là cát kết, bột kết,sét kết của hệ tầng Nà Khuất đổ về phía TB. Cấu trúc trên tạo nên phức nếp lõm có trục kéo dài theo phương ĐB – TN. Nếp uốn U4: Nằm ở phía bắc Khón Lênh có trục kéo dài theo phương TB - ĐN, nếp uốn được hình thành từ các lớp cuội kết, sạn kết, cát kết của hệ tần Mẫu Sơn. đây là nếp lõm, góc của các cánh thay đổi từ 40 – 60o . Các nếp uốn U5, U7, U8, U9, U10 cũng tương tự như nếp uống U4 đều được hình thành từ lớp cuội kết, sạn kết, cát kết của hệ tầng Mẫu Sơn, trục kéo dài của các nếp uốn này chủ yếu theo phương á kinh tuyến với góc ở các cánh thay đổi nhỏ từ 400-600. III. Khe nứt Các khe nứt trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Các khe nứt nội sinh do hoạt dộng kiến tạo, do hoạt động magma, do biến chất gây ra. Trong đó các khe nứt kiến tạo có vai trò cơ bản. Các khe nứt ngoại sinh chủ yếu do phong hoá, đổ lở và một số tác nhân khác. Chúng phân bố trong các đá vùng nghiên cứu. III.1. khe nứt nội sinh: Chủ yếu là các khe nứt kiến tạo, phát triển có quy luật rõ ràng.các khe nứt này liên quan chặt chẽ với các đứt gãy, các nếp uốn Khe nứt liên quan với đứt gãy phát triển ngay trong đới đứt gãy hoặc bên cạnh. Khe nứt liên quan đến nếp uốn: uốn nếp làm cho các đá bị nứt nẻ mạnh tạo điều kiện tốt cho quá trình phong hoá, bóc mòn, xâm thực, hoà tan tạo nên địa hình đảo ngược ở nhiều nơi thuộc khu vực TP Lạng Sơn. III.2. khe nứt ngoại sinh: Đây là khe nứt do qua trình phong hoá tạo nên và một số nguồn gốc khác. khe nứt phổ biến do phong hoá phát triển trên các đá cát kết, bột kết, sét kết, trong các đá ryolit, đá vôi . Trong các đá cát kết, bột kết phổ biến là khe nứt vòng do hiện tượng phong hoá hình cầu như ở khu vực Thác Trà, phía tây BV lao phổi Lạng Sơn… khe nứt phát triển trong đá vôi, silic làm cho các đá này bị nứt nẻ, phong hoá tạo bề mặt dạng dăm, đôI khi có thể nhầm với dăm kết kiến tạo. CHƯƠNG VI: ĐỊA MẠO Vùng thành phố Lạng Sơn thuộc vùng núi thấp ở Đông Bắc nước ta. Nơi đây có địa hình đồi núi, núi đá vôi, thung lũng và đồng bằng cấu tạo từ các đá lục nguyên cacbonat, đá phun trào phát triển trên các cấu trúc dạng phức nếp lồi thành tạo từ kỷ Cacbon đến nay. Vùng nghiên cứu của chúng tôi trải qua chế độ lục địa lâu dài trong đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho quá trình phong hoá bóc mòn, hoà tan, xâm thực thành tạo các kiểu địa hình khác nhau. Do các thành tạo cacbon thuộc hệ tầng Bắc Sơn có tuổi cổ nhất , đóng vai trò nhận dạng phức nếp uốn, nằm trong điều kiệu không gian, thời gian đã nêu ở trên, mà đây lại là nơi đất đá bị hoà tan, bóc mòn, xâm thực mạnh nhất tạo nên những dải nghiên cứu thấp nhất trong vùng nghiên cứu. Càng xa trung tâm các đá càng trẻ hơn, đông thời địa hình lại cao hơn tạo nên địa hình đảo ngược rất đặc trưng. Trên cơ sở đã trình bày, thấy rõ địa hình ở đây có quan hệ chặt chẽ với thành phần đất đá, với cấu trúc địa chất, với vận động kiến tạo trẻ và với điều kiện khí hậu. Trong điều kiện tổng hoà các mối quan hệ trên đã hình thành tại đây ba kiểu địa hình nguồn gốc hình thái đặc trưng. Đó là các kiểu địa hình xâm thực, bóc mòn, kiểu địa hình karst và kiểu địa hình tích tụ. VI. Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn: Trên bản đồ địa mạo kiểu địa hình này đươc ký hiệu là “ I ” và được tô màu hồng Đây là kiểu địa hình khá phức tạp bao gồm các quá trình: - Mang các vật liệu do phong hoá ở trên các miền sườn thung lũng di chuyển theo dòng nước, theo dòng chảy đi nơi khác. - Các vật liệu vụn, cứng di chuyển theo, xảy ra vào cuối Pecmi muộn - Trias sớm tạo nên các nếp uốn trong đó có thành tạo lục nguyên, silic, cacbonat ở đây. - Xảy ra vào cuối Cacni thành tạo các nếp uốn trong đới trầm tích phun trào dọc theo các đới tách dãn. - Xảy ra vào cuối Neogen sớm tạo nên các nếp uốn trong hệ tầng Nà Dương. Có thể nói kiểu địa hình này phân bố khá phổ biến xung quanh thành phố Lạng Sơn, có diện tích phân bố lớn nhất trong toàn vùng nghiên cứu. Phần địa hình kiểu này là đồi núi thấp, có xen các thung lũng nhỏ kéo dài hoặc dạng phức tạp. Độ cao tuyệt đối của kiểu địa hình này thay đổi từ 260m – 600m. Mức độ phân cắt đứng từ vài chục m – 200m, cường độ phân cắt ngang ở mức độ trung bình Kiểu địa hình này chia làm hai phụ kiểu: VI.1.1. Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh: Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ Ia” và được tô màu hồng đậm. Phụ kiểu này bao gồm các núi thấp và đồi cao thuộc các dải nâng lên tương đối mạnh. Trong vùng nghiên cứu của chúng tôi kiểu địa hình này được phân bố ở phía Tây Bắc Nà Chuông và phía Tây Nam Chùa Tiên. Các đá cấu thành nên kiểu địa hình này là các đá phun trào ryolit, các đá trầm tích cát kết, bột kết, sét kết, cuội dăm kết Cấu trúc địa chất của phụ kiểu này là cấu trúc đơn nghiêng, nếp uốn nhỏ. Các đặc điểm chính của phụ kiểu địa hình này là : - Độ dốc của địa hình khá lớn thay đổi từ 20-300 đến 40-VI00. - Sườn địa hình phần lớn là dạng lồi. - Quá trình xâm thực phát triển mạnh tạo nên các thung lũng khá sâu dạng chữ V như ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của vùng. Những đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt phụ kiểu địa hình này với các kiểu và phụ kiểu địa hình khác. VI.1.2. Phụ kiểu xâm thực bóc mòn yếu: Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ Ib” và được tô màu hồng nhạt. Phụ kiểu này phát triển trên các dải đồi thấp xung quanh thành phố Lạng Sơn. Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là đá vôi, cát kết, bột kết (sét kết) sạn kết, đá phun trào ryolit. Cấu trúc của các thành tạo trên là các nếp uốn nhỏ, thoải và đơn nghiêng. Chúng có đặc điểm chính sau: Địa hình của phụ kiểu này là đồi thoải có góc dốc nhỏ từ 15-200 đến 30-400. Đỉnh đồi tròn và vuông. Vỏ phong hoá phát triển trên các đá này thuộc sét kaolin và feralit. Theo một số tài liệu đo đạc cho thấy, ven thung lũng Nasa các đới đang hạ tương đối tốc độ là vài phần mm/năm. Điều này cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ kiểu địa hình này. VI.2. Kiểu địa hình karst: Trên bản đồ địa mạo, kiểu địa hình này được ký hiệu là “ II ” và được tô màu da cam Kiểu địa hình này phân bố ở thung lũng Lạng Sơn và một số nơi khác Kiểu địa hình Karst được hình thành do quá trình hoà tan đá vôi dưới tác dụng của nước, cacbonic và các yếu tố khác. Do đặc điểm cấu trúc của các lớp đá vôi, nhất là khe nứt, đứt gãy nên hiện tượng hoà tan phát triển không đều. Một số nơi phát triển khá mạnh tạo nên địa hình thấp dạng thung lũng. Số khác chưa bị hoà tan còn sót lại đới các dạng núi, dải núi, khối đá vôi như ở Tam Tanh, Nhị Thanh. VI.2.1. Phụ kiểu địa hình bồn địa karst: Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIa” và được tô màu da cam nhạt Phụ kiểu địa hình có diện tích lớn nhất trong kiểu địa hình này, ứng với bề mặt đồng bằng -thung lũng Lạng Sơn. Bề mặt bồn địa khá bằng phẳng, trên bề mặt phát triển một số gò đồi, một số hố và dải thấp, một số sông núi. Trên gò đồi có lớp tàn tích do phong hoá đá vôi là sét terarosa màu vàng, vàng nâu có chiều dày từ vài cm đến vài mét. Các dải thấp phần lớn là bề mặt các dải đồng bằng hẹp, các bề mặt khá bằng phẳng. Sét ở đây khá dẻo, mịn, mặt lớp nằm ngang. Các hố trũng ở đây chủ yếu là dạng phễu hoặc dạng lòng bồn địa karst, diện tích vài trăm m2 đến vài nghìn m2. Suối trên bề mặt bồn địa chủ yếu là suối Lauly kéo dài từ phía Tây đến Đông chợ Kỳ Lừa sau đó đổ ra sông Kỳ Cùng. Bề mặt bồn địa là nơi tập trung khu dân cư  lớn nhất của thành phố Lạng Sơn. Nơi đây tập trung nhiều công trình công cộng, công sở, nhà máy... VI.2.2. Phụ kiểu địa hình núi sót karst: Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIb ” và được tô màu da cam đậm Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Tây thành phố Lạng Sơn tập trung ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, sau đó là khu vực Chùa Tiên, Phai Lây. Đây là các núi hoặc khối đá vôi có quy mô trung bình và nhỏ có độ cao trên dưới 100m Bề mặt có dạng karst lởm chởm tai mèo, răng ca sắc nhọ. Sườn dốc, dốc đứng như ở phía Tây Nhị Thanh, vách đá vôi định hướng hoàn toàn theo các khe nứt lớn, kéo dài. ở chân núi thường có hang bậc một và dấu ăn mòn của của nước suối, hồ như ở Nhị Thanh, Chùa Tiên. Trong khối núi gặp các hang hốc karst, lớn nhất là hệ thống hang Tam Thanh, Nhị Thanh, ở đây có 2 bậc hang, hai bậc hang này cách nhau khoảng 6 – 8 m. VI.3. Kiểu địa hình tích tụ: Trên bản đồ địa mạo, kiểu địa hình này được ký hiệu là “ III ” và được tô màu xanh Kiểu địa hình tích tụ là kiểu địa hình được thành tạo do quá trình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ có tuổi Đệ Tứ trong khu vực. Chúng phân bố dọc theo sông Kỳ Cùng, dọc theo các suối trong vùng như Nasa, Lauly, dọc theo các thung lũng giữa núi. Nguyên nhân dẫn đến quá trình tích tụ của các dòng sông chủ yếu vẫn là do động năng của dòng chảy. Nếu như động năng lớn sẽ dẫn đến quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ, thì quá trình tích tụ ngược lại chỉ xảy ra khi dòng nước có động năng yếu. Dòng sông càng trẻ thì diện tích tụ càng hẹp. Trong cùng một dòng sông, ở thượng lưu do có dòng nước động năng lớn nên khả năng tích tụ kém. Còn hạ lưu động năng dòng chảy nhỏ, dòng lại ngoằn ngoèo nhiều chướng ngại nên quá trình tích tụ sản phẩm rất mạnh và diện tích tụ rất lớn. Bên cạnh những điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tích tụ của dòng sông như trên thì yếu tố vận động tân kiến tạo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này. Đó là các vùng có ảnh hưởng của quá trình hạ xuống quá lớn hoặc mực xâm thực cơ sở bị nâng lên. Kết quả của quá trình tích tụ sẽ dẫn đến thành các loại bồn tích sông. Đối với kiểu địa hình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ Đệ Tứ trong khu vực phân bố dọc sông Kỳ Cùng, các suối vùng nghiên cứu. VI.3.1. Phụ kiểu địa hình kiểu Aluvi: Đây là kiểu địa hình thành tạo do tích tụ các vật liệu Aluvi bồi tích của dòng sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng. Aluvi là loại trầm tích bồi tích do các sông mang lại. Vật liệu trầm tích cơ học của sông gọi là bồi tích Aluvi.Trầm tích bồi tích Aluvi có thẻ thành lớp song songvà phần lớn xiên chéo. Đối với khu vực lạng Sơn, phụ kiểu địa hình này có diện tích phân bố lớn nhất ở phía Nam thành phố. Do vận động nâng hạ kiến tạo trẻ mà hình thành bốn dạng địa hình đặc trưng là: Bãi bồi , thềm bậc I, thềm bậc II, thềm bậc III VI.3.1.1. Bãi bồi: Trên bản đồ địa mạo, bãi bồi được ký hiệu là “ IIIa” và được tô màu xanh nõn chuối. Đây là các thành tạo Đệ Tứ, dự kiến được thành tạo vào Holoxen muộn (Q32) Phân bố chủ yếu ở phía Nam thành phố Lạng Sơn, và dọc ven sông kỳ Cùng.Bề mặt bãi bồi phần lớn nằm nghiêng độ cao so với mực nước sông từ vài chục cm đến vài mét. Bãi bồi dễ bị ngập nước vào mùa mưa tích tụ cuội, sỏi, cát, bột sét. VI.3.1.2. Thềm bậc I: Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc I được ký hiệu là “ IIIb” và được tô màu xanh nước biển nhạt Đây là thềm tích tụ do hoạt động bồi đắp của sông Kỳ Cùng trong thời gian gần đây, dự đoán đầu Holoxen (Q32) Thềm bậc I có diện tích lớn nhất trong địa hình tích tụ, chiếm diện tích cơ bản ở sân bay Mai Pha. Bề mặt bằng phẳng, ít thay đổi, phủ lớp sét pha, cát pha màu nâu hồng, nâu xẫm, chiều dày từ vài mét đến vài choc mét. VI.3.1.3. Thềm bậc II: Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc II được ký hiệu là “ IIIc” và được tô màu xanh lá cây đậm Thềm bậc hai chủ yếu là thềm hỗn hợp, có tuổi dự đoán vào Holoxen sớm giữa (Q1-2) Thềm bậc II có diện phân bố khá rộng ở phía Nam Mai Pha gồm khu vực Cầu Mai Pha, phía Tây Bắc thành phố Lạng Sơn. Phần lớn bề mặt thềm bậc hai còn khá bằng phẳng, trên bề mặt là lớp cuội lẫn sét, cuội thường có màu vàng nhạt pha xám, lẫn cát bột.Thềm bậc hai thường là thềm hỗn hợp có độ cao tương đối so với mực nớc sông từ 5 - 15m. VI.3.1.4. Thềm bậc III: Trên bản đồ địa mạo, thềm bậc III được ký hiệu là “ IIId” và được tô màu xanh lá cây nhạt Thềm bậc ba là thềm hỗn hợp, có tuổi dự đoán vào Pleistoxen giữa (Q31) Thềm bậc III phân bố ở khu vực Nà Chuông, phía Nam Thác Trà. Bề mặt thềm thay đổi nhiều do bóc mòn.Trên bề mặt thềm phủ lớp cuội khá lớn. Cuội tảng khá tròn cạnh, kích thước 10-15 cm với thành phần chủ yếu là thạch anh.Trên bề mặt thềm bậc ba ở Nam Thác Trà là cuội sỏi từ 2- 6cm, khá tròn cạnh. VI.3.2. Phụ kiểu địa hình tích tụ hỗn hợp Proluvi - Aluvi: Trên bản đồ địa mạo, phụ kiểu địa hình này được ký hiệu là “ IIIđ” và được tô màu xanh nước biển đậm Đây là phụ kiểu phân bố ở thung lũng lớn có suối chảy qua như  ở thung lũng Na Sa, Nà Chuông, Tây Bản Cảm. Proluvi là các vật liệu trầm tích do dòng tạm thời. Aluvi là do dòng thường xuyên, các vật liệu chủ yếu là sét pha, cát pha, mảnh vụn, cuội, sỏi sạn. Nhìn chung vật liệu có độ mài tròn, chọn lọc trung bình, yếu.Dự kiến thành tạo vào đầu Holoxen CHƯƠNG VII: ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN - ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Lạng Sơn là vùng địa hình miền núi có độ cao trung bình, thấp và ít bị phân cách nên vấn đề địa chất thủy văn và địa chất công trình được coi trọng hơn. Đặc biệt là nó có ý nghĩa rất quan trọng đến đời sống sinh hoạt, làm việc, kinh tế... VII.1. Địa chất thuỷ văn: VII.1.1. Đặc điểm nước mặt của thành phố Lạng Sơn: Lượng nước mặt trong vùng nghiên cứu bao gồm nước mưa, nước ngưng tụ, nước các sông, các suối. Dựa vào bản đồ ta thấy hầu như sông Kỳ Cùng bao bọc xung quanh thành phố Lạng Sơn. Con sông này chảy từ phía Đông sang phía Tây với chiều dài khoảng 20km. Sông có độ cao trung bình là 247m so với mực nước biển, khá rộng, có nước quanh năm, lưu lượng khoảng vài nghìn m3 đến vài chục nghìn m3/s (vào mùa lũ).Nước sông ở đây có quan hệ thuỷ lực với nước dưới đất ở phía Nam và phía TN thành phố Lạng Sơn. Lạng Sơn là vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Lượng mưa của vùng tương đối lớn trên diện tích 81 km2. Trên diện tích vùng, ngoài lượng nước do nước mưa, nước sông Kỳ Cùng, còn có nước của các suối. Vùng nghiên cứu 3 con suối lớn là: KiKét, NaSa và LauLi.Phần lớn của suối NaSa đổ dồn về phía Thành phố qua suối LauLi. Suối LauLi tiếp thu nguồn nước mưa và nước từ suối NaSa, lưu lượng từ 5l/s đến vài nghìn l/s. Đi dọc theo suối LauLi có một số khe nứt và giếng phun nước ngầm. Suối KiKét từ phía Nam Quán Lóng chảy lên phía Bắc, đổ về phía Tây Nam Thác Trà. Suối Ki Két chủ yếu chảy qua các đá lục nguyên và một số đá cacbonat cacxi nứt nẻ yếu. Do đó quan hệ của nó với nước ngầm là hạn chế. Lượng nước mặt chảy vào thung lũng Lạng Sơn, đây là một yếu tố tích cực, có tiềm năng lớn để nước mặt cung cấp cho nước ngầm. Một lượng nước khác bốc hơi trở lại không trung. VII:Phân chia các tầng và phức hệ chứa nước dưới đất: VII.1.2.1. Phức hệ chứa nước trong các thành tạo Đệ Tứ Neogen: Các thành tạo Đệ Tứ bao gồm cát pha, sét pha, cuội sỏi, mảnh vụn, dăm. Do chiều dày nhỏ và địa hình cao nên nước chảy chủ yếu là nước thấm, lưu lượng nhỏ từ 0,001 đến 0,1 l/s. Nước không màu, không mùi, không vị. VII.1.2.2. Tầng chứa nước trong thành tạo Nà Dương: Các trầm tích của hệ tầng Nà Dương phân bố dọc theo suối NaSa dài khoảng 3-4 km, rộng 100- 200m, nhìn chung dạng địa hình thấp. Độ lưu thông của nước không lớn, do trong thành phần trên rất giàu sét kaolin, chủ yếu phong hoá từ felspat.Chính vì thế ở hệ tầng này, nước thuộc dạng khe nứt, nước thấm gỉ. Nước thuộc loại NaCl, CaCl2 VII.1.2.3. Phức hệ chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Mẫu Sơn và hệ tầng Nà Khuất: a) Tầng chứa nước trong các trầm tích vụn thô trong hệ tầng Mẫu Sơn Tầng này phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của vùng.Thành phần gồm dăm kết, sạn kết, cát kết, cát sạn kết, sét kết chiều dày từ 700- 800m. Trong các đá phát triển một số đứt gãy và dập vỡ tạo các lỗ hổng, nên khả năng chứa nước rất tốt, lưu lợng từ 0,001l/s đến 2-3 l/s. Nước có chất lượng khá nên có thể cung cấp cho sinh hoạt. b) Tầng chứa nước trong các trầm tích hạt mịn trong hệ tầng Nà Khuất: Thành tạo này phân bố ở phía Đông Bắc của vùng Lạng Sơn: Từ Phai Luông đến NaSa.Thành phần gồm bột kết, sét kết, cát kết hạt mịn phân lớp dày từ 20-60 cm. Trong đá phát triển một số đứt gãy và khe nứt theo hướng TB - ĐN với quy mô nhỏ và trung bình. Nước ngầm chủ yếu ở đây là nước ở các khe nứt với lưu lượng nhỏ. VII.1.2.4. Phức hệ chứa nước trong hệ tầng Khôn Làng: Đá thuộc hệ tầng này phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Tây Nam vùng nghiên cứu.Các đá phun trào ryolit và ryolit porphyr có độ xốp, lỗ hổng thấp. Các đá lục sinh trong phun trào axit như cát kết, bột kết, sét kết và một số thấu kính cuội tuf có lỗ hổng lớn. Nước trong hệ tầng này chủ yếu là nước khe nứt, nước trong vỏ phong hoá(vỏ dày từ vài mét đến vài chục mét). Lưu lượng nước từ 0,01- 0,02 l/s. VII.1.2.5. Phức hệ chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Lạng Sơn và hệ tầng Kỳ Cùng: Phức hệ này gồm 3 dải: TB - ĐN, ĐB - TN, vùng Tây Nam. Thành phần gồm cát kết, bột kết, sét kết với tổng chiều dài khoảng 800m. Nước ở đây chủ yếu là nước khe nứt và ở những nơi có độ nứt nẻ cao, khá sâu tạo điều kiện cho nước ngầm. Lưu lượng từ 0,01- 0.7– 0,8 l/s. Tầng chứa nước này có thể cung cấp nước cho sinh hoạt với quy mô nhỏ và trung bình. VII.1.2.6. Phức hệ chứa nước trong các thành tạo lục nguyên cacbonat hệ tầng Đồng Đăng: Các đá ở hệ tầng này phân bố ở phía Tây- TB, phía Đông và ở khu vực Chùa Tiên (Chi Lăng), Quán Lóng. Các đá ở đây gồm 3 phần quan trọng nhất là phần giữa thành phần chủ yếu là đá vôi, đây là điều kiện tốt thành tạo khe nứt, các hang hốc karst. Đá vôi bị phong hoá, cộng thêm tác dụng đứt gãy cộng dập vỡ là điều kiện lý tưởng chứa nước. Lưu lượng từ 0,1- 0,3 l/s. VII.1.2.7. Phức hệ chứa nước trong hệ tầng Bắc Sơn: Các đá của hệ tầng này phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu. Thành phần chủ yếu ở đây là các đá vôi, trong đá có nhiều đứt gãy, khe nứt tạo điều kiện tốt cho hoà tan đá. Chính nhờ đó tạo ra các khe nứt karst và các hang karst chứa nước. Nước ở đây phục vụ sinh hoạt với quy mô vừa. VI: Khả năng lưu thông nước ngầm và cấp nước phục vụ sinh hoạt thành phố Lạng Sơn: Thành phố Lạng Sơn có đặc điểm cấu tạo khá đặc biệt, nhiều hoạt động trầm tích, magma, đứt gãy liên tục xảy ra, tạo ra các đứt gãy có hệ thống ở thành phố này. Điều đó góp phần lớn trong việc hình thành mạng lưới kênh mương. Tuỳ thuộc mỗi địa tầng có một vị trí, cấu tạo và các hoạt động địa chất khác nhau dẫn đến hệ thống nước ngầm khác nhau. Cụ thể là ở đây, mạng lưới kênh mương, nước ngầm trong các địa tầng khác nhau có ba dạng chính: - Các hang hốc dạng ống hay khe karst ngầm trong đá vôi hệ tầng Bắc Sơn cộng với các hoạt động địa chất, dẫn đến nơi này tạo điều kiện tốt nhất tạo hang karst. - Kênh dẫn nước ngầm: Do đứt gãy kiến tạo trong các đá trầm tích lục nguyên (cát kết, bột kết), đá phun trào ryolit đã hình thành các khe nứt dẫn nước ngầm ở đây. - Dòng ngầm liên thông với nhau: Do thành phố Lạng Sơn là nơi có nhiều hoạt động kiến tạo hình thành rất nhiều đứt gãy, khe nứt. Chúng giao nhau liên tục hình thành một mạng lưới dày đặc. Đồng thời kết hợp với địa hình sẽ làm cho các dòng ngầm liên thông với nhau nhờ đứt gãy, khe nứt chảy từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực thấp . VII.2. Địa chất công trình: Thông qua những nghiên cứu về vùng này chúng tôi rút ra nhận xét: Lạng Sơn là vùng trải qua nhiều hoạt động địa chất nội sinh, ngoại sinh rất lâu dài, từ cuối giai đoạn cổ sinh cho tới nay tạo nhiều kiểu địa hình, đứt gãy, hang karst, uốn nếp... làm cho nền móng công trình trở nên bất lợi. VII.2.1. Các đứt gãy và khe nứt: Thành phố Lạng Sơn là nơi có nhiều đứt gãy, khe nứt chạy qua chính điều đó là yếu tố gây ảnh hưởng đến nền móng các công trình. Các đứt gãy gây ra các hiện tượng xé móng, làm mất nước ở nhiều hồ chứa... Các đứt gãy ở vùng này chạy theo rất nhiều phương khác nhau. Nhưng trong số đó, quan trọng nhất là các đứt gãy theo phương TB - ĐN, ĐB – TN, đặc biệt là đứt gãy kéo dài Tiên Yên – Cao Bằng ( dài trên 200 km, rộng 300-500m).Như vậy khi xây dựng nhà cửa, cơ quan, cầu đường phải rất chú ý. VII.2.2. Hang động karst: Hang động karst hình thành trong đá vôi. Nơi đây là điều kiện tốt chứa nước ngầm. Tuy nhiên, với các hang hốc, hang động này sẽ ảnh hưởng dến xây dựng, sụt lún các công trình xây dựng. VII.2.3. Vỏ phong hoá: Lạng Sơn đã trải qua hoạt động địa chất lâu dài. Trải qua thời gian các tác dụng phong hoá dẫn đến nhiều đá đã bị phong hoá, tạo ra lớp vỏ phong hoá dày, mỏng khác nhau: đá ryolit bị phong hoá thành sét kaolin, đá vôi bị phong hoá thành terarosa...Với mỗi loại đất đá lại càng có những đặc tính cơ lý khác nhau.Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng. VII.2.4. Dòng chảy mặt và chòng chảy ngầm: a) Dòng chảy mặt: Đây là một loại dòng chảy phổ biến gây ra hiện tượng xâm thực, xói mòn ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu các công trình xây dựng.Dòng chảy mặt chính ở thành phố Lạng Sơn là sông Kỳ Cùng. b) Dòng chảy ngầm: Dòng chảy ngầm lại những dòng chảy mà ta không thể nhìn trực tiếp trên bề mặt. Dòng chảy ngầm gây ra các hiện tượng trương nở trong đất sét và gây ra các hiện tượng trượt lở, sụt lún gây ảnh hưởng đến công trình xây dựng và cuộc sống con người. Chương VIII: Lịch Sử Phát Triển Địa Chất Trên cơ sở phát triển địa tầng tổng hợp, sự phân bố các đá trầm tích phun trào, các đặc điểm về cấu trúc của khu vực nghiên cứu, chúng tôI nêu khái quát về lịc sử phát triển địa chất của vùng Tp Lạng Sơn như sau: Vào kỉ Carbon cho tới đầu kỉ Pecmi, vùng thành phố Lạng Sơn đang ở chế độ biển sâu vừa, khí hậu ẩm, các điều kiện thuận lợi cho các thành tạo carbonat.Nguồn vật liệu khá ổn định về thành phần: san hô, tay cuộn, trùng lỗ, phát triển dưới đáy biển.Hoạt động kiến tạo chủ yếu là vận động thăng trầm. Vùng từ từ được nâng lên, vào một khoảng thời gian giữa kỉ Pecmi vùng ở chế độ lục địa các đá trầm tích carbonat thuộc hệ tầng Đồng Đăng bị phong hoá bóc mòn.Sau đó từ một đợt vận động kiến tạo mạnh vùng được hạ xuống một cách nhanh chóng cuối kỉ Pecmi vùng ở chế độ biển nông.Các thành tạo gần bờ được hình thành gồm: bột kết, sét kết, trầm tích silic và trầm tích carbonat.Nguyên nhân có thể vùng tiếp tục được hạ xuống hoặc do sự thay đổi đièu kiện trầm tích. Cuối kỉ Pecmi đầu kỉ Trias vùng ở chế độ lục địa do sự nâng lên và uốn nếp. Vào kì Indi, kỉ Trias hoạt động kiến tạo mạnh mẽ vùng được hạ xuống nhanh chóngở chế độ biển nông, các thành tạo lục nguyên như: cát kết, cát bột kết, sét kết được hình thành. Một vài chỗ có đá sét silic và đá vôi phân lớp mỏng. Chế độ dòng chảy thay đổi theo chu kì là nguyên nhân của cấu tạo phân nhịp thành tạo nên hệ tầng Lạng Sơn. Vùng tiếp tục được hạ xuống tới cuối kì Olenec, kỉ Trias, các thành tạo trong giai đoạn nàylà: cát, bột kết, đất sét phân lớp mỏng, đá vôi. vào khoảng thời gian giữa kì Olenec và kì Anizin vùng được nâng lên ở chế độ lục địa.Hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ không chỉ là vận động thăng trầm mà các vận động kiến tạo phá huỷ xảy ra mạnh mẽ nhiều hệ thống đưt gãy xuất hiện. Sang kì Anizin, kỉ Trias vùng được hạ xuống nhanh chóng ở chế độ biển nông gần bờ, các thành tạo gồm sạn kết, cát kết, sét kết, bột kết, hoạt động kiến tạo mạnh mẽ các đứt gãy cắt sâu vào vỏ Trái Đất tạo điều kiện thuận lợi cho magma phun trào(ryolit) phủ lên các thành tạo có trước. Sang đến Jura các đứt gãylớn ở phần phía Đông Bắc thuộc khu Đồng Đăng có hoạt động căng tách mạnh mở đường cho phun trào ryolit đI lên thành tạo các magma phun trào axit. Từ Creta đến Paleogen vùng nghiên cứu có chế độ bóc mòn tạo ra các bề mặt san bằng có độ dốc khác nhau. Đến Neogen, thống Mioxen vùng nghiên cứu chịu hoạt động căng tách khá mạnh, các đứt gãy lớn hoạt động mạnh mẽ, căng tách, sụt võng, tạo thành các hồ lục địa lắng đọng các lớp sét, bột kết, cát kết, sạn kết xen một ít thấu kính than mỏng thuộc hệ tầng Na Dương. Cuối Mioxen vùng chịu lực ép nâng khá mạnh tạo vùng nâng kết thúc chế độ đầm lầy. Trong giai đoạn Đệ Tứ do vận động nâng lên hạ xuống, do thay đổi khí hậu, do sự biến đổi của mực nước đại dương mà ở vùng nghiên cứu đã hình thành bậc thềm, các dải, các khối có tốc độ nâng hạ khác nhau. ở những nơi nâng mạnh đã hình thành địa hình xâm thực bóc mòn, còn ở những nơi nâng yếu tạo nên địa hình thoảI thấp mà chủ yếu xảy ra hoạt độngbóc mòn. Trong thời gian gần đây hoạt động kiến tạo ở vùng này vẫn diễn ra khá mạnh và rõ rệt. Chương IX: Khoáng Sản IX.1. Khoáng sản kim loại: Khoáng sản kim loại nổi bật trong vùng là nhôm trong Bauxit Khoáng sản kim loại màu thứ hai làvàng sa khoáng.Ngoài ra còn có Mangan kết hạch. IX.1.1. Bauxit: IX.1.1.1. Bauxit ở dạng vỉa: Bauxit ở dạng vỉa có ở Quán Lóng, có màu xám ghi, thành phần chủ yếu là ôxit và hyđroxit nhôm, hàm lượng Al2O3 cao.Quặng có cấu trúc hạt mịn, cấu tạo phân lớp hạt đậu, thành phần cơ bản ở đây là Ctipxit, Bơmit, Diaspo. IX.1.1.2. Bauxit phong hoá: Bauxit được làm giàu như ở Tam Lung.ở đây Bauxit có dạng vỉa và dạng tảng lăn có kích thước từ nhỏ đến lớn khá đều.Bauxit có màu đỏ, đỏ nâu. Thành phần chủ yếu là Al2O3, Fe và sét. IX.1.2. Vàng sa khoáng: Vàng sa khoáng phân bố dọc theo lòng sông và một số bãi bồi của sông Kỳ Cùng.Vàng dạng vảy, hạt nhỏ lẫn trong đất cát, cuội sỏi.Vàng ở đây thuộc dạng tự sinh, cơ bản là đơn chất. IX.2. Khoáng sản phi kim loại: Khoáng sản phi kim loại gồm có đá vôi, sét kaolin, sét phong hóa, cuội sỏi… IX.2.1. Đá vôi: Đá vôi là khoáng sản phi kim loại nổi bật có vai trò lớn trong vùng.Đá vôi nằm chủ yếu trong hệ tầng Bắc Sơn, sau đó là hệ tầng Đồng Đăng và hệ tầng Kỳ Cùng. Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn: Là loại đá vôi có chất lượng và hàm lượng CaO trên dưới 40%, trữ lượng lớn. Phần lộ cơ bản ở Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên, Phai Vệ là những danh lam thắng cảnh không được khai thác. Tuy nhiên trữ lượng một số nơi cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng ở đây với sản lượng 6 vạn tấn/ năm. Đá vôi hệ tầng Đồng Đăng: Có nhiều ở Phai Lây, Quán Lóng… Đá vôi ở đây có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng, nung vôi, rải đường.Trữ lượng hàng triệu tấn. Đá vôi hệ tầng Kỳ Cùng: Có diện phân bố chủ yếu ở phía Tây vùng nghiên cứu và Nà Chuông.Đá vôi ở đây lẫn nhiều sét, chất lượng không cao.Về quy mô đá vôi ở đây có dạng phân lớp mỏng ít có giá trị công nghiệp. IX.2.2. Sét: IX.2.2.1. Sét phong hóa: Sét phong hóa có giá trị nhất là sét kết, bột kết của hệ tầng Nà Khuất.Các khu khai thác sét loại này gặp nhiều ở phía Đông công ty Hợp Thành, gần cầu NaSa trên đường đi Lộc Bình…Sét dẻo, mịn đáp ứng được nhu cầu sản xuất gạch ngói.Ngoài ra còn có sét phong hoá từ ryolit, tuy nhiên sét loại này có chất lượng kém. IX.2.2.2. Sét trầm tích: Sét trầm tích có giá trị kinh té lớn nhất nằm trong hệ tầng Na Dương phân bố xung quanh công Hợp Thành. Sét ở đây có màu trắng phớt vàng loang lổ, dẻo mịn làm gạch ngói khá tốt. Trữ lượng sét ở đây lớn,đảm bảo nhu cầu khai thác lâu dài. IX.2.3. Sỏi, cuội, cát: Đây là các vật liệu vụn phân bố dọc các sông Kỳ Cùng, suối KiKét và suối NaSa.Thành phần cơ bản của chúng là thạch anh có chất lượng khá, đáp ứng được yêu cầu làm vật liệu xây dựng. IX.3. Khoáng sản nhiên liệu: IX.3.1. Than Pecmi muộn: Than Pecmi muộn có ở khu vực phía Tây Bắc chùa Tiên, than có dạng lớp mỏng, màu đen nâu. Than ở đây thuộc loại Antraxit và bán Antraxit trữ lượng không đáng kể. IX.3.2. Than Neogen: Trong vùng than Neogen nằm ở hệ tầng Na Dương. Than ở đây thuộc loại than dạng vỉa, trữ lượng thấp IX.4. Nước dưới đất: Nước ngầm ở đây có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm hiện đang cung cấp cho thành phố Lạng Sơn. Chương X: Kết Luận Như vậy sau một tháng thực tập tại thành phố Lạng Sơn, tại trường. Dưới sự hướng dẫn của các thầy trong Bộ môn Địa chất; sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương; sự làm việc nghiêm túc, cố gắng nỗ lực của các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: Các thành viên đã sử dụng thành thạo các dung cụ địa chất: búa, địa bàn địa chất, bản đồ địa hình. Chúng tôi đã biết cách định điểm trên bản đồ địa hình dựa vào địa hình, địa vật quan sát ngoài thực tế… Chúng tôi đã đo thành thạo các yếu tố thế nằm, cấu tạo mặt lớp, mặt trượt đứt gãy, khe nứt. Bằng mắt thường có thể xác định được một số đá ngoài thực địa, mô tả các đá về cấu tạo và kiến trúc, quan hệ so với các đá vây quanh, ngoài ra còn xác định được một số khoáng sản có ích ngoài thực địa. Đợt thực tập đã mang lại cho chúng tôi nhiều kết quả hữu ích: - Giúp chúng tôi biết cách tổ chức một đoàn nghiên cứu địa chất, nghiên cứu cấu tạo, kiến trúc của các đá, nghiên cứu về các hệ tầng và quan hệ giữa các hệ tầng - Giúp chúng tôi có hiểu biết về phong tục tập quán người dân địa phương. - Giúp chúng tôi nắm được điều kiện tự nhiên vùng thành phố Lạng Sơn . Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu cấu trúc địa chất và đo vẽ bản đồ địa chất nên còn gặp nhiều khó khăn về thao tác cũng như hạn chế về chuyên môn và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Địa chất, các thầy cô trong Bộ môn Địa chất, đặc biệt là các thầy:Hạ Văn Hải, Trịnh Hồng Hiệp, cùng với chính quyền và nhân dân Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành đợt thực tập này. Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2007 Tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu cấu trúc Địa chất và đo vẽ bản đồ Địa chất- Lê Như Lai (chủ biên) xuất bản năm 1979. 2. Bản đồ Địa chất vùng thành phố Lạng Sơn tỷ lệ 1: 25.000. 3. Các báo cáo thực tập địa chất cấu tạo của các khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_dia_chat_cau_tao_1397.doc
Tài liệu liên quan