Tài liệu Báo cáo Thực tập Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐHKT & QTKD THÁI NGUYÊN
KHOA: KINH TẾ
---------------o0o--------------
BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC
Đề tài: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nhóm 8 _ K6KTĐTB :
Nguyễn Thế Định
Nguyễn Thị Hào
Phùng Thị Loan
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Thị Hồng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND Huyện Phổ Yên, Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên cùng các anh, chị làm việc tại phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề t...
54 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐHKT & QTKD THÁI NGUYÊN
KHOA: KINH TẾ
---------------o0o--------------
BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC
Đề tài: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nhóm 8 _ K6KTĐTB :
Nguyễn Thế Định
Nguyễn Thị Hào
Phùng Thị Loan
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Thị Hồng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND Huyện Phổ Yên, Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên cùng các anh, chị làm việc tại phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu đề ra thì cần xem xét kỹ mọi khía cạnh (thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên,…) trước khi tiến hành đầu tư. Đồng thời, cần dự đoán trước những yếu tố có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư. Dự án đầu tư chính là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.
Đối với các dự án xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ( dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, trường, trạm,…) thì việc đánh giá hiệu quả dự án lại càng cần thiết.
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt, huyện đang chủ trương đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển toàn diện kinh tế - Văn hóa – Xã hội của huyện . Để đáp ứng được nhu cầu vận tải, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã phục vụ đi lại của dân cư huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết và hợp lý vì nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tiêu chí của Đảng và Nhà Nước đề ra.
Với những kiến thức lý luận đã được tích lũy trong thời gian học tập tại trường cùng mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng vào thực tế, trong thời gian thực tế tại Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung.
Từ những kết quả thực tế về công tác lập dự án của của địa phương, đề tài nhằm tìm hiểu,phân tích 1 dự án cụ thể và nêu lên một số giải pháp nâng cao công tác lập và quản lý các công trình xây dựng cơ bản của huyện trong những năm tới để phát triển một cách bền vững và ổn định góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu các cấp đề ra.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
- Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện. Cụ thể là công trình đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác lập và quản lý các dự án công trình xây dựng cơ bản trong thời gian tới của huyện Phổ Yên. Ưu tiên cho các công trình xây dựng phục vụ dân sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đó trên địa bàn huyện Phổ Yên. Tên dự án: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian và thời gian : xem xét dự án đầu tư tại địa bàn huyện Phổ Yên từ khi dự án bắt đầu khởi công xây dựng năm 2010.
- Phạm vi về nội dung : tập trung vào các nội dung chính về kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội.
- Số liệu nghiên cứu: năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra trực tiếp thông qua sổ sách, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến của thầy cô và những người có kinh nghiệm. Số liệu thu thập chủ yếu làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận, thực tiễn, ngoài ra còn làm rõ tính hiệu quả mà dự án đạt được khi tiến hành đầu tư.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý trên Microsoft Excel và các phần mềm đặc trưng có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin số liệu sẽ được mô tả dưới dạng bảng biểu.
4.3.Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Qua đó, đánh giá được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến hiệu quả của dự án.
4.4. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.
5. Nội dung của đề tài.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Khái quát về huyện Phổ Yên và Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên.
Chương 2: Phân tích dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã”.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại huyện Phổ Yên.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN PHỔ YÊN
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Phổ Yên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và các tiềm năng phát triển Lịch sử hình thành:
Huyện Phổ Yên thời thuộc Minh gọi là huyện An Định. Thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 10(1469), Phổ An (Yên) là 1 trong số 7 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc; từ năm 1483 thuộc xứ Thái Nguyên, từ năm 1533 thuộc trấn Thái Nguyên. Dưới triều Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh, trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong 13 tỉnh của miền Bắc nước ta lúc đó)
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên
Năm 1965, Thái Nguyên sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, phổ yên là huyện của tỉnh Bắc Thái.
Năm 1996, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên,phổ yên là huyện của tỉnh Thái Nguyên
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 28,7% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26km2, bằng 1,27% tổng diện tích tự nhiên;diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67km2, bằng 20,13% tổng diện tích tự nhiên,diện tích đất chưa sử dụng là 3,09km2,bằng 1,2% tổng diện tích tự nhiên).
Vị trí địa lí:
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên
Hành chính:
Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm và 18 tổ dân phố
Đất đai:
Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khí hậu và điều kiện thủy văn:
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn 8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt gây khó khăn tới sản xuất và đời sống của người dân.
Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:
Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc - đông nam, lưu lượng nước mùa ma lên tới 3.500m3/giây.
Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên.Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.Trong quá trình thi công công trình có thể sử dụng nước từ 2 con sông này.
1.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên đến năm 2020.
1.1.2.1 Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá căn cứ vào những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên của huyện, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước.
- Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực bên ngoài, phát huy tối đa nguồn lực nội sinh cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp và nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo tồn và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
1.1.2.2 Mục tiêu phát triển chủ yếu.
a. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, huyện Phổ Yên là một trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu và đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm là đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển Khu công nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp gắn với quá trình phát triển đô thị, phát triển nông - lâm nghiệp bền vững;
Có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
b. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ phát triển kinh tế ước tính theo GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 trên địa bàn dự kiến đạt theo thứ tự là 20,2% và 18,6%. (Cơ cấu GDP các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 ước tính là 56,7% -24,6% - 18,7%; đến năm 2015 là 63,5% - 25,0% - 11,5% và năm 2020 là 64,6% - 29,0% - 6,4%).
- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 tương ứng là 68,7% -16,5% - 14,8%; đến năm 2015 là 74,2% - 18,0% - 7,8% và năm 2020 là 74,0% - 21,5% - 4,5%.
- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 66,9 triệu đồng năm 2015 và 218,7 triệu đồng năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 5% sau năm 2015.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và đạt trên 65% vào năm 2020.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011-2015 là 0,9-0,8%; giai đoạn 2016-2020 dưới 0,8%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 8% vào năm 2020.
- Bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn.
- Hoàn thành việc xây dựng 3 thị trấn đạt đô thị loại V, trong đó có thị trấn Nam Phổ Yên và thị trấn Ba Hàng là đô thị loại IV. Phát triển thêm 6 thị trấn mới là đô thị loại V ở: Hồng Tiến, Đồng Tiến, Nam Tiến, Trung Thành, Đắc Sơn, Tân Hương.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phổ Yên.
Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phổ Yên trực thuộc UBND huyện Phổ Yên.Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng để hoạt động, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.
« Đặc điểm, tình hình
- Tên đơn vị: Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phổ Yên.
- Địa điểm: Thị trấn ba hàng-huyện phổ yên
- Số cán bộ công chức: phòng hiện có 6 người.
- Tổ chức bộ máy: cơ cấu có 2 lãnh đạo, 2 phòng
Gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 kế toán và 3 kỹ sư
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án Huyện Phổ Yên
Giám đốc
Phó giám đốc
NV
NV
NV
NV
« Nhiệm vụ,quyền hạn:
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý và tổ chức thực hiện quản lý các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO,
NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG THANH XUYÊN – ĐÊ CHÔ
2.1 Giới thiệu về dự án.
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Tên công trình: Đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Địa điểm: Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.
- Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên.
- Đơn vị lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên.
- Chủ quản đầu tư: UBND Tỉnh Thái Nguyên.
- Hình thức tổ chức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành.
- Vốn đầu tư: Vốn ngân sách tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện thi công: 2 năm.
- Hình thức đầu tư: Nâng cấp,cải tạo công trình hiện có.
- Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng: theo quy định hiện hành.
- Tổ chức thực hiện: theo quy định hiện hành.
2.2 Những căn cứ xác định đầu tư.
2.2.1. Những căn cứ pháp lý:
1. Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH ngày 26/11/2003;
2. Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc Hội;
3. Căn cứ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình;
4. Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP;
5. Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
6. Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
7. Căn cứ Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
8 Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng;
9. Căn cứ Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
10. Căn cứ Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND tỉnh về việc Quy định về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
11. Căn cứ vào Nhiệm vụ khảo sát thiết kế và khái toán kinh phí Công trình
“Đường Thanh Xuyên – Đê Chã” do Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên lập năm 2010 đã được phê duyệt;
12. Căn cứ vào số liệu khảo sát thực tế của Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên và các quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước.
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng ảnh hưởng tới sự ra đời của dự án.
Dựa vào phần khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên đã được trình bày ở chương I.Chúng ta có thể rút ra được những thuận lợi cho việc thực hiện dự án và phát huy hiệu quả của dự án như sau:
Thứ nhất: điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc hình thành dự án đầu tư việc đảm bảo các yếu tố đầu vào như: môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, ...
Thứ hai: Huyện Phổ Yên nằm cách trung tâm Thành Phố khoảng 40km theo đường quốc lộ. Là nơi có vị trí rất quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng ở đây còn rất sơ khai. Hệ thống giao thông đi lại còn rất khó khăn. Đây là tuyến đường giao thông chính của nhân dân trong khu vực.
Thứ ba: nguồn lao động của huyện dồi dào vì vậy việc thực hiện dự án sẽ được diễn ra nhanh chóng dẫn đến góp phần cho công tác vận hành kết quả đầu tư được hiệu quả và đúng tiến độ.
2.2.3. Một số khó khăn về điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới dự án:
Thứ nhất: Huyện Phổ Yên cũng đang trong bối cảnh còn nhiều khó khăn chung của tỉnh cũng như cả nước và sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, cơ sở vật chất còn yếu kém, thị trường chưa phát triển…Tuy vậy, huyện cũng đã đề ra nhiều giải pháp để duy trì ổn định kinh tế xã hội và tiếp tục phát triển.
Thứ hai: địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi... khí hậu nhiệt đới gió mùa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến dự án, do vậy có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Thư ba: khi kinh tế chưa phát triển thì thường người dân sẽ chú trọng đến đầu tư phát triển kinh tế hơn cơ sở hạ tầng giao thông. Vì thế công tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thường chỉ nằm trong chính sách, chương trình của huyện và do ngân sách nhà nước cấp nên nguồn vốn không nhiều bằng vốn do toàn dân đóng góp được. Trái lại chính phát triển cơ sỏ hạ tầng giao thông lại là ngồn gốc sâu xa giúp pháp triển kinh tế. Vì vậy chương trình đầu tư đường giao thông của huyện Phổ Yên là hoàn toàn đúng đắn.
2.3. Mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư của dự án.
Hòa nhập trong sự phát triển chung của đất nước và quá trình đô thị hóa, nền kinh tế của huyện Phổ Yên đang có sự chuyển dịch rất lớn về cơ cấu. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung, phát huy thế mạnh của một huyện ngoại thành, Đảng bộ và nhân dân huyện Phổ Yên đã cố gắng khắc phục khó khăn và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế của quá trình chuyển dịch công nghiệp hóa thì thực trạng vấn đề giao thông vẫn đang là một khó khăn và thách thức rất lớn. Nguyên nhân là do hệ thống đường giao thông đã xuống cấp nhiều nhưng chưa được đầu tư nâng cấp trong một thời gian dài.
Sự tăng nhanh về số lượng phương tiện và chất lượng phục vụ đã đặt ra yêu cầu cấp bách về mật độ và chất lượng của mạng lưới giao thông đường bộ. Trong đó đặc biệt là tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã thuộc huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên cần được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, tuyến sẽ đáp ứng được sụ giao lưu của dân cư trong vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như về chính trị, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng. Tuyến được xây dựng làm giảm đi những quãng đường và thời gian đi vòng không cần thiết, làm tăng sự vận chuyển hàng hóa cũng như sự đi lại và giảm chi phí lưu thông của nhân dân. Đây là tuyến đường giao thông chính của nhân dân trong khu vực. Nhưng hiện tại tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà, nền đường hẹp, bề rộng trung bình chỉ từ 3 – 4m, mặt đường lồi lõm, trơn trượt và gây khó khăn cho bà con, nhất là trong mùa mưa lũ. Các công trình thoát nước và hệ thống an toàn giao thông hầu như chưa có. Để đáp ứng được nhu cầu vận tải, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã phục vụ đi lại của dân cư huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết và hợp lý vì nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tiêu chí của Đảng và Nhà Nước đề ra.
2.4. Nghiên cứu thị trường:
- Cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Phổ Yên đã quyết định lựa chọn cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư chiến lược.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác giúp cho kinh tế của huyện ngày càng phát triển.
- Bên cạnh đó mạng lưới giao thông thuận lợi sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân.
- Tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã đã được khai thác nhiều năm tuy nhiên nó đã bị xuống cấp trầm trọng cần phải được nâng cấp cải tạo.
2.5. Phân tích kỹ thuật và công nghệ của dự án:
2.5.1. Năng lực thiết kế: Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và nâng cấp cơ sở vật chất giao thông cho huyện.
2.5.2. Địa điểm xây dựng:
Vị trí xây dựng: trên địa bàn của 2 xã Trung Thành và Đông Cao.Đầu tuyến nối với quốc lộ 3,cuối tuyến nối với Đê Chã theo hướng Tây – Đông.
+ Phía nam:giáp Tân Phú
+ Phía tây:giáp với Trung Thành
+Phía bắc:giáp xã Tân Hương
+Phía đông:giáp Bắc Giang
- Đặc điểm địa hình, địa chất:
+ Địa hình:bằng phẳng,nhà cửa tập trung 2 bên đường,dân cư đông đúc,bị chia cắt bởi hệ thống sông,ngòi.
+ Địa chất:hầu hết địa chất trong khu vực được phân tầng như sau:
Lớp (1) là lớp đá hộc đá nền đường cũ phân bố trên dọc tuyến chiều dày lớp trung bình 0,3m hiện tại đã xuống cấp và hư hỏng nặng.
Lớp (2) là lớp đất đắp nền đương cũ chiều dày lớp đất thay đổi tùy từng vị trí của địa hình trung bình tư 0,8m đến 1,0m nhìn chung nền đường cũ ổn định.
Lớp (3) là lớp đá sét pha xám vàng, xám xanh phân bố trên toàn tuyến. Kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng. Xuống xâu độ ẩm tăng lên.
Lớp (4) là lớp đất cát pha xám vàng lẫn xám trắng. Kết cấu chặt vừa, trạng thái nửa cứng đến cứng.
2.5.3. Quy mô xây dựng:
- Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam 4054 – 2005 đường ô tô yêu cầu thiết kế.
- Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 – 2007 đường đô thị yêu cầu thiết kế.
- Căn cứ TCXD VN 285 – 2002.
- Căn cứ TCVN 33 – 2006.
- Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì quy mô thiết kế công trình đường Thanh Xuyên – Đê Chã là:
+ Thiết kế đường theo cấp quản lý là đường cấp V,cấp kỹ thuật là cấp 40,tốc độ tính toán 40km/h,lưu lượng tối thiểu >200 xcqd/nđ
+ Tổng chiều dài tuyến đường L = 4050,79m gồm 2 nhánh:
Nhánh 1 có chiều dài L = 3668,1m
Nhánh 2 có chiều dài L = 382,69m
+ Tổng số công trình thoát nước ngang 16 vị trí,trong đó:
Cầu bản BTCT =01 vị trí;
Cống hộp BTCT =01 vị trí;
Cống tròn,cống bản = 14 vị trí.
2.5.4. Các quy trình và quy phạm áp dụng:
* Các quy trình khảo sát:
- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263 – 2000
- Quy phạm đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43 – 90
- Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN 259 – 2000.
* Các quy trình thiết kế:
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô Việt Nam TCVN 4054 – 05;
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 – 06;
- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223 – 95;
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 – 05;
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18 – 79;
- Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ,tiêu chuẩn ngành 22 TCN 220 – 95;
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 – 01;
- Thiết kế điển hình cống tròn 72 – 02x;
- Thiết kế điển hình cống tròn BTCT 533 – 01 – 01 và 533 – 01 – 02;
- Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án khả thi 22 TCN 242 – 98.
2.5.5 Các giải pháp kỹ thuật:
* Bình đồ tuyến:
Về cơ bản tim tuyến đường thiết kế đi bám theo tim tuyến hiện tại chỉ tôn cạp mở rộng những vị trí không đủ bề rộng nền. Tim tuyến đường được xác định sao cho hạn chế tối đa phải giả phóng mặt băng, không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng hiện có.
* Thiết kế trắc dọc:
- Cao độ đưởng đỏ khống chế theo cao độ điểm đầu tuyến, cuối tuyến và cao độ nền nhà của các hộ dân sinh sống hai bên đường.
- Từ cọc 57 đến cọc 61 đi qua khu tái định cư mới làm xong giữ nguyên cao độ hiện trạng không thiết kế.
- Cao độ đường đỏ được thiết kế sao cho tận dụng tối đa nền đường cũ không phải đào, đắp nhiều, chỉ bù vênh.
- Khi hiệu đại số của độ dốc dọc nơi đổi dốc>=2% thiết kế đường cong đứng.
* Thiết kế trắc ngang:
Trắc ngang của tuyết được thiết kế theo tiêu chuẩn và kết hợp với hiện trạng của tuyến đường: Gồm có 04 loại:
Đối với nhánh 01:
- Đoạn từ D0- H4+ Đoạn từ D0- H3 thiết kế mương thoát nước hai bên có.
+ Bn=2x3,75+2x1,5=10,5m.
+Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 3%.
- Đoạn từ H3 – C27 thiết kế rãnh đào trần hình thang có.
+Bn = 2x2,75+2x1,0 = 7,5m
+Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 4%.
- Đoạn từ C27 – DC không thiết kế lề,rãnh thoát nước chỉ rải một lớp BTN có.
+ Bn = 2x1,75 = 3,5m
+ Độ dốc ngang mặt đường i = 2%
Đối với nhánh 02:
Đoạn từ DD – DC thiết kế rãnh đào trần hình thang có.
+ Bn =2x2,75 + 2x1,0 =7,5m.
+ Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 4%.
* Kết cấu mặt đường trên tuyến:
-Trên tuyến được thiết kế hai loại mặt đường:Mặt đường trên nền đường cũ và mặt đường cạp mở rộng:
+Mặt đường trên nền đường cũ chỉ bù vênh bằng CPĐD loại 2 sau đó rải một lớp BTN hạt trung dày 5cm.
+Mặt đường cạp mở rộng gồm có 03 lớp,từ trên xuống dưới ta có lớp 1 là lớp BTN hạt trung dày 5cm,lớp 2 là lớp CPĐD loại 1 dày 15cm,lớp 3 là lớp CPSS dày 30cm dưới là lớp đất đầm chặt K95.
* Xử lý nền đường:
Đào bóc thay đất lớp phủ,vét hữu cơ,tại những đoạn không thích hợp trong phạm vi nền đường.Chiều sâu vét trung bình H = 0,3m.
* Công trình thoát nước:
- Mương dọc:
+Từ vị trí DO – H3 của nhánh 01 thiết kế mương dọc 2 bên xây gạch VXM 75#,móng đổ bê tông 150# trên đậy tấm nắp BTCT 200#.Trên suốt chiều dài của mương trung bình cứ 30m bố trí một hố thu tổng số hố thu là 20 hố,xây gạch VXM 75#,móng đổ bê tông 150# trên đậy nắp BTCT 200#.
Rãnh dọc:
+ Tại vị trí có i<6% thiết kế rãnh đào trần hình thang kích thước (120x40x40).
Cống thoát nước:
+ Trên toàn tuyến thiết kế 14 vị trí cống tròn và cống bản.
+ Cống tròn BTCT 200# dày 10cm,móng cống,tường đầu,tường cánh,hố tụ,gia cố sân thượng hạ lưu xây bằng đá hộc VXM 100#,dưới đệm lớp sỏi đầm chặt dày 30cm.
+ Cống bản xây đá hộc VXM 100#,móng cống,tường đầu,tường cánh,hố tụ,gia cố sân thượng hạ lưu,tấm bản đổ BTCT 250#.
Cống hộp:
+ Trên toàn tuyến thiết kế 01 vị trí cống hộp KT 2x(1,5x1,5)m,thân cống,tường cánh đổ BTCT 250#, xây gia cố thượng hạ lưu bằng đá hộc VXM 100#
Cầu bản:
+ Trên toàn tuyến 01 vị trí câù bản mố nhẹ Lo = 3m
* Hệ thống an toàn giao thông:
- Bố trí các biển báo hiệu đường bộ tại những vị trí như:
+ Biển chỉ dẫn gồm 02 biển 01 biển bố trí tại vị trí đầu tuyến còn 01 biển bố trí vị trí cuối tuyến.
+ Cột biển báo: Sử dụng cách cột cách đôi cho biển HCN
Hệ thống đảm bảo an toàn giao thông tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 – 01 của bộ giao thông vận tải.
2.5.6. Tác động của môi trường và biện pháp giảm thiểu.
+Giới thiệu chung.
Mục đích:
Công việc nghiên cứu tác động môi trường bao gồm các yếu tố môi trường khi chưa có tuyến đường và khi đã hoàn thành tuyến đường mới. Chính phủ Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường theo Nghị định 175/CP tháng 10/1994. Theo hướng dẫn trên, việc đánh giá tác động môi trường nhằm cung cấp các thông tin cho việc thay đổi hoặc điều chỉnh dự án trên quan điểm môi trường. Trong những tác động đó có cả những tác động tiêu cực. Tuy nhiên các tác động tiêu cực đó không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và trong giới han quy định.
+ Đánh giá chi tiết tác động của môi trường được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng ở đây chỉ đề cập đến một số tác động trực tiếp, gián tiếp chủ yếu có thể xảy ra và biện pháp hạn chế.
Bảng 1: Những tác động môi trường và biện pháp hạn chế.
Những tác động xấu có thể xảy ra
Biện pháp hạn chế tác động xấu
I. Tác động trực tiếp
1. Tăng lắng đọng tại các dòng chảy do các hoạt động thi công
1. Bảo vệ che phủ các bề mặt đất ở những nơi có thể bị xói mòn.
2. Đất và nước bị ô nhiễm dầu, mỡ sơn…từ các trạm máy thi công.
2. Thu hồi và tái chế dầu mỡ… phòng trách sự cố tràn dầu.
3. Gây bụi và tiếng ồn (trong giai đoạn thi công).
3. Sử dụng biện pháp tưới nước và các thiết bị giảm thanh.
4. Các công trình đào, đắp làm biến đổi cảnh quan.
4. Sử dụng các thủ pháp kiến trúc hoặc biện pháp trồng cây một cách thích hợp
5. Xói đất dưới nền đường.
5. Bố trí đủ và hợp lý những đường và cửa thoát nước từ các rãnh gom nước, dùng đá lát các rãnh nước.
6. Vấn đề vệ sinh và rác thải tại các công trường và lán trại thi công.
6. Chú ý các nhà vệ sinh hợp vệ sinh…
7.Nguy cơ tai nạn do vận chuyển các chất độc hại.
7. Biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và ứng phó với sự cố, nếu cần, bố trí đường riêng cho các xe chuyên trở các chất độc hại.
8. Tạo nên những nơi cư trú tạm thời và điều kiện sinh sản cho các loại muỗi gây bệnh…
8. Khảo sát địa điểm và tránh tạo những nơi và điều kiện cho muỗi cư trú và sinh sản, thí dụ những hố đào gây đọng nước.
II. Tác động gián tiếp.
9. Sự phát triển nảy sinh sau khi có tuyến đường: buôn bán, cư trú dọc đường…
9. Các cơ quan quy hoạch quản lý đất đai cần tham gia các khâu của quá trình dự án có kế hoạch kiểm soát việc phát triển sau dự án.
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực và kiểm soát môi trường.
Như kết quả vừa nghiên cứu ở trên thì tuyến đường xây dựng nên sẽ không có ảnh hưởng bất lợi lớn cho môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn xây dựng và khai thác cần phải có các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại đó.
+ Ô nhiễm không khí.
Không khí ô nhiễm do 2 nguồn:
Các chất độc hại có trong khí xả gồm Cacbonic (CO2), ôxít cacbon (CO), hyđrocacbon (C2H2), oxitsunfua (SO2), khói chì và các hạt cacsbon…
Bụi do bánh xe ma sát với mặt đường tạo bụi đá, bụi đất.
Nhình chung, khối lượng độc hại vào bụi không khí không đáng kể, theo chiều gió chúng khuyếch tán vào không gian.
Các giải pháp hạn chế:
Trong giai đoạn xây dựng: sẽ phát sinh rất nhiều bụi đất, bụi đá. Kiến nghị nên đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Trong quá trình xây dựng phải có các giải pháp giảm bụi: xe chở vật liệu đất, đá, cát,… phải có bạt che phủ. Phải dọn sạch công trường, trả về môi trường ban đầu sau khi thi công xong.
Trong giai đoạn thi công: thường xuyên phải tưới nước mặt đường để giảm bụi vào các ngày trời quá khô hanh. Các xe chở vật liệu, các vật gây bụi đều phải căng bạt che.
2.6 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
2.6.1. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
- Thu nhập thuần của dự án (NPV)
Trong đó :
Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động.
Ci: Khoản chi của năm i.Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận hành hàng năm của dự án.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
Trong đó :
r2 > r1 và r2 – r1 <= 5%
NPV1 > 0 gần 0, NPV2 < 0 gần 0
Dự án được chấp nhận khi IRR >= rgh. Dự án không được chấp nhận khi IRR < rgh.
- Tỷ số lợi ích – chi phí. ( B/C)
Trong đó:
Bi là doanh thu (lợi ích) ở năm i
Ci là chi phí năm i.
PV(B) là gía trị hiện tại các khoản thu.
PV(C) là giá trị hiện tại các khoản chi.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư.
+ Theo phương pháp cộng dồn:
Trong đó:
T là thời gian thu hồi vốn đầu tư.
(W+ D)ipv: lợi nhuận thuần và khấu hao năm i chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Ivo là vốn đầu tư ban đầu của dự án.
+Theo thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động bình quân của cả đời dự án:
* Tổng mức đầu tư
Công trình Đường Thanh Xuyên – Đê Chã sử dụng duy nhất nguồn vốn ngân sách Nhà nước để xây dựng với tổng nguồn vốn thực hiện là 9.258.945.834 đồng.
Để lập được tổng giá trị dự toán của một công trình cần căn cứ vào: các yêu cầu kỹ thuật, các hạng mục chi phí, các quy định, định mức cho phép...Từ các yêu cầu trên đưa ra khối lượng vật tư cần sử dụng, các chi phí cần thiết để tiến hành xây dựng công trình.
Công trình gồm có các hạng mục: Nền đường, mặt đường + ATGT, cống dọc + hố thu, cống ngang, cầu bản.
Bảng 2: Tổng giá trị dự toán.
TT
Hạng mục
Giá trị ( Đồng)
1
Chi phí xây dựng
7.492.709.480
2
Chi phí quản lý dự án
169.260.308
3
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
675.081.705
4
Chi phí khác
80.171.992
5
Dự phòng
841.722.394
6
Tổng cộng
9.258.945.834
Tổng dự toán:
9.258.945.834
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ.
T. Lệ Thuế VAT 10% Đơn vị: đồng
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG GIAO THÔNG THANH XUYÊN – ĐÊ CHÃ
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
Trước thuế
Thuế VAT
Sau thuế
1
CHI PHÍ XÂY DỰNG
Gxd
6.811.554.073
681.155.407
7.492.709.480
hm
Nền đường
Gxd1
Theo bảng tổng hợp KPHM
784.269.063
hm
Mặt đường + ATGT:
Gxd2
Theo bảng tổng hợp KPHM
4.653.687.079
hm
Cống dọc + hố thu
Gxd3
Theo bảng tổng hợp KPHM
295.878.334
hm
Cống ngang:
Gxd4
Theo bảng tổng hợp KPHM
653.989.080
hm
Cầu bản;
Gxd5
Theo bảng tổng hợp KPHM
423.730.517
2
CHI PHÍ THIẾT BỊ
Gtb
Theo bảng tổng hợp chi phí TB
3
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Gqlda
( Gxd + Gtb ) trước thuế x 2,259%
153..873.007
15.387.301
169.260.308
4
CHÍ PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Gtv
( gtv1 + gtv2+ …..+ gtv7)
Bảng riêng
613.710.641
61.371.064
675.081.705
Chí phí khảo sát địa hình
gvt1
180.499.948
18.049.995
198.549.943
Chí phí khảo sát địa chất
gvt2
Bảng riêng
50.333.238
5.033.324
55.366.562
Chí phí thiết kế
gvt3
Gxd trước thuế x 2,100% x 1,2
171.651.163
17.165.116
188.816.279
Chí phí thẩm tra thiết kế
gvt4
Gxd trước thuế x 0,136%
9.263.714
926.371
10.190.085
Chí phí thẩm tra dự toán
gvt5
Gxd trước thuế x 0,133%
9.059.367
905.937
9.965.304
Chí phí chọn nhà thầu XD
gvt6
Gxd trước thuế x 0,270%
18.391.196
1.839.120
20.230.316
Chí phí giám sát thi công XD
gvt7
Gxd trước thuế x 2,562%
174.512.015
17.451.202
191.963.217
5
CHI PHÍ KHÁC
Gk
( gk1 + gk2 + ….+ gk4)
72.883.629
7.288.363
80.171.992
Chí phí đảm bảo giao thông
gk1
Gxd trước thuế x 0,100%
6.811.554
681.155
7.492.709
Chí phí bảo hiểm công trình
gk2
Gxd trước thuế x 0,420%
28.608.527
2.860.853
31.469.380
Chí phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
gk3
Gxd trước thuế x 0,210%
14.304.264
1.430.426
15.734.690
Chí phí kiểm toán
gk4
Gxd trước thuế x 0,340%
23.159.284
2.315.928
25.475.212
6
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
Gdp
( Gxd+ Gtb+ Gqlda+ Gk) x 10,000%
765.202.135
76.520.214
841.722.349
*
TỔNG DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Gxdct
( Gxd+ Gtb+ Gqlda+ Gk)
8.417.223.485
841.722.349
9.258.945.834
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Sau đây là các bảng tổng hợp kinh phí của từng hạng mục công trình:
BẢNG 4: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG GIAO THÔNG THANH XUYÊN - ĐÊ CHÃ
Đơn vị tính: đồng
(Năm tỷ một trăm mười chín triệu không trăm năm mươi sáu ngàn đồng chắn./.)
Đơn vị tính: Đồng
HẠNG MỤC: NỀN ĐƯỜNG
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLVL + VC)
20.424.462
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
20.424.462
+ Bù chênh lệch giá
CLVL
Tính theo bảng bù giá
20.424.462
+ Bù vận chuyển
VC
Theo bảng tính cước vận chuyển
20.424.462
+ Bù giá nguyên liệu
BGNL
Tính theo bảng bù giá nhiên liệu
20.424.462
2
Chi phí nhân công
NC
141.978.765 x 1,062 x 1,622
244.567.509
3
Chi phí máy thi công
M
351.443.494 x 1 x 1,164
409.080.227
+ Cộng theo đơn giá
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
351.443.494
4
Chi phí trựoc tiếp khác
TT
( VL + NC + M) x 2%
13.481.444
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
687.553.642
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 5,5%
37.815.450
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 6%
43.522.146
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
768.891.238
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
76.889.124
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
845.780.362
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x 2% x (1 + 10%)
16.915.607
VI
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst + Gxdnt
862.696.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
BẢNG 5: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG GIAO THÔNG THANH XUYÊN – ĐÊ CHÃ
(Năm tỷ một trăm mười chín triệu không trăm năm mươi sáu ngàn đồng chắn./.)
Đơn vị tính: Đồng
HẠNG MỤC: MẶT ĐƯỜNG + ATGT
Đơn vị tính: đồng
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRƯỢC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLVL + VC)
3.341.781.894
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
2.649.402.330
+ Bù chênh lệch giá
CLVL
Tính theo bảng bù giá
115.585.725
+ Bù vận chuyển
VC
Theo bảng tính cước vận chuyển
555.662.925
+ Bù giá nguyên liệu
BGNL
Tính theo bảng bù giá nhiên liệu
21.130.914
2
Chi phí nhân công
NC
83.574.247 x 1,062 x 1,622
143.961.989
3
Chi phí máy thi công
M
441.630.808 x 1 x 1,164
514.058.261
+ Cộng theo đơn giá
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
441.630.808
4
Chi phí trựoc tiếp khác
TT
( VL + NC + M) x 2%
79.996.043
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
4.079.798.187
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 5,5%
224.388.900
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 6%
258.251.225
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
4.562.438.312
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
456.243.831
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
5.018.682.143
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x 2% x (1 + 10%)
100.373.643
VI
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst + Gxdnt
5.119.056.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Đơn vị tính: đồng
BẢNG 6: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC CỐNG DỌC + HỐ THU
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLVL + VC)
159.666.050
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
83.661.608
+ Bù chênh lệch giá
CLVL
Tính theo bảng bù giá
55.500.099
+ Bù vận chuyển
VC
Theo bảng tính cước vận chuyển
19.586.465
+ Bù giá nguyên liệu
BGNL
Tính theo bảng bù giá nhiên liệu
917.878
2
Chi phí nhân công
NC
83.574.247 x 1,062 x 1,622
85.458.934
3
Chi phí máy thi công
M
441.630.808 x 1 x 1,164
9.179.780
+ Cộng theo đơn giá
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
7.886.409
4
Chi phí trựoc tiếp khác
TT
( VL + NC + M) x 2%
5.086.095
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
259.390.859
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 5,5%
14.266.497
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 6%
16.419.441
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
290.076.797
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
29.007.680
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
319.084.477
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x 2% x (1 + 10%)
6.381.690
VI
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst + Gxdnt
325.466.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Đơn vị tính: đồng
BẢNG 7: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC CỐNG NGANG
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLVL + VC)
386.839.261
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
192.292.025
+ Bù chênh lệch giá
CLVL
Tính theo bảng bù giá
140.518.001
+ Bù vận chuyển
VC
Theo bảng tính cước vận chuyển
52.600.290
+ Bù giá nguyên liệu
BGNL
Tính theo bảng bù giá nhiên liệu
1.428.945
2
Chi phí nhân công
NC
158.212.871
3
Chi phí máy thi công
M
17.045.593
+ Cộng theo đơn giá
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
14.643.980
4
Chi phí trựoc tiếp khác
TT
( VL + NC + M) x 2%
11.241.955
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
573.339.680
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 5,5%
31.533.682
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 6%
36.292.402
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
641.165.764
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
64.116.576
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
705.282.340
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x 2% x (1 + 10%)
14.105.647
VI
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst + Gxdnt
791.338.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Đơn vị tính: Đồng
(Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Đơn vị tính: đồng
BẢNG 8: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC CẦU BẢN:
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLVL + VC)
234.530.782
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
124.916.280
+ Bù chênh lệch giá
CLVL
Tính theo bảng bù giá
69.973.146
+ Bù vận chuyển
VC
Theo bảng tính cước vận chuyển
38.099.535
+ Bù giá nguyên liệu
BGNL
Tính theo bảng bù giá nhiên liệu
1.541.821
2
Chi phí nhân công
NC
83.574.247 x 1,062 x 1,622
96.651.707
3
Chi phí máy thi công
M
441.630.808 x 1 x 1,164
33.010.049
+ Cộng theo đơn giá
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
28.359.149
4
Chi phí trựoc tiếp khác
TT
( VL + NC + M) x 2%
7.283.851
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
371.476.389
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 5,5%
20.431.201
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 6%
23.514.455
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
415.422.045
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
41.542.205
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
456.964.250
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x 2% x (1 + 10%)
9.139.285
VI
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst + Gxdnt
466.104.000
(Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Đơn vị tính: đồng
BẢNG 9: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
2.271.840
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
2.271.840
2
Chi phí nhân công
NC
B x 1,062 x 1,622
89.284.220
+ Cộng theo đơn giá
B
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
51.832.164
3
Chi phí máy thi công
M
C x 1,164
1.548.390
+ Cộng theo đơn giá
C
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
1.330.232
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + )
93.104.450
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 70%
62.498.954
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
( T + C) x 6%
9.336.204
IV
LẬP PHƯƠNG ÁN + BCKS
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
PA
( T + C) x 6%
7.780.170
V
Gxdnt
( T + C) x 5%
7.780.170
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
180.499.948
VI
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
18.049.995
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
198.549.943
VII
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst +
198.550.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
ĐVT: Đồng
Đơn vị tính: đồng
BẢNG 10: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
1.576.585
+ Cộng theo đơn giá
A
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
1.576.585
2
Chi phí nhân công
NC
B x 1,062 x 1,622
21.468.565
+ Cộng theo đơn giá
B
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
12.463.145
3
Chi phí máy thi công
M
C x 1,164
5.317.577
+ Cộng theo đơn giá
C
Tính theo khối lượng dự toán (DG)
4.568.365
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + )
28.362.727
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 70%
15.027.996
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
( T + C) x 6%
2.603.443
IV
LẬP PHƯƠNG ÁN + BCKS
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
PA
( T + C) x 6%
2.169.536
V
Gxdnt
( T + C) x 5%
2.169.536
Chi phí xây dựng trước thuế
G
T + C + TL
50.333.238
VI
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
5.033.324
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
55.366.562
VII
TÔNG CỘNG
Gxd
Gst +
55.367.000
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Từ công tác lập dự toán chi tiết cho các hạng mục trong công trình dựa vào bảng 4,bảng 5, bảng 6, bảng 7,bảng 8, ta có tổng dự toán của công trình là : 9.258.945.834 đồng Trong đó: vốn đầu tư để xây dựng công trình bao gồm:
+ Vốn đầu tư xây dựng phần nền đường là : 862.696.000 đồng chiếm 11,4% tổng giá trị công trình.
+ Vốn đầu tư xây dựng phần mặt đường + ATGT là: 5.119.056.000 đồng chiếm 67,67% tổng giá trị công trình.
+ Vốn đầu tư xây dựng phần cống dọc + hố thu là: 325.466.000 đồng chiếm 4,3% tổng giá trị công trình.
+ Vốn đầu tư xây dựng phần cống ngang là: 791.338.000 đồng chiếm 10,46% tổng giá trị công trình.
+ Vốn đầu tư xây dựng phần cầu bản là: 466.104.000 đồng chiếm 6,17% tổng giá trị công trình.
Đây là công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, được xây dựng không vì mục đích kinh doanh mà để đáp ứng được nhu cầu vận tải, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội do đó công trình không mang lại doanh thu hay lợi nhuận về mặt tài chính. Vì vậy, dự án này không thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR, B/C , thời gian thu hồi vốn, tỷ suất snh lời vốn đầu tư...Nên trong quá trình phân tích không đề cập đến vấn đề này.Chuyển xuống phần cuối của phân tích tài chính dự án
2.7 Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Thái Nguyên là một bộ phận quan trọng trong tổng thể nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế quốc gia phát triển sẽ kéo theo nền kinh tế địa phương phát triển; ngược lại kinh tế Thái Nguyên phát triển sẽ góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. Cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý trung tâm khu vực và nguồn nhân lực dồi dào với một lực lượng quan trọng trong đó được đào tạo và có trình độ cao sẽ là những tiền đề rất quan trọng giúp Thái Nguyên có thể tri thức hóa nền kinh tế để trở thành tỉnh có tiềm lực mạnh và kinh tế phát triển. Dự án công trình đường Thanh Xuyên – Đê Chã góp phần vào công cuộc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Phổ Yên nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung, đồng thời có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên. Như phần trên đã biết, do đây là dự án phi kinh doanh, sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên không đánh giá được hiểu quả tài chính mà chỉ đánh giá được hiệu quả về mặt xã hội.
÷ Hiệu quả trực tiếp:
Đây là tuyến đường giao thông chính của nhân dân trong khu vực, tuyến sẽ đáp ứng được sự giao lưu của dân cư trong vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như về chính trị, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong và các vùng lân cận.
Tuyến được xây dựng làm giảm đi những quãng đường và thời gian đi vòng không cần thiết, làm tăng sự vận chuyển hàng hóa cũng như sự đi lại và giảm chi phí lưu thông của nhân dân đáp ứng được nhu cầu vận tải của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội
- Trong thời gian xây dựng, công trình đã tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động sẵn có tại địa phương do nguồn lao động này có điều kiện thuận lợi hơn từ những nơi khác.
÷ Hiệu quả gián tiếp:
- Về mặt xã hội: từ việc đáp ứng nhu cầu vận tải, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, công trình có ý nghĩa rất lớn vào việc góp phần ổn định xã hội trên địa bàn huyện. Một tuyến đường mới được hoàn thành sẽ góp phần làm giảm tai nạn giao thông- một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.
- Về tư tưởng chính trị: dự án trên được xây dựng từ vốn ngân sách và theo đúng đường lối chính sách “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” vì nhân dân phục vụ, thể hiện được sự quan tâm của nhà nước cơ sở hạ tầng giao thông cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Từ đó góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào Chính phủ, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị trên địa bàn huyện.
÷ Tác động của dự án tới môi trường:
Trong thời gian thi công dự án có xuất hiện những thay đổi tạm thời về môi trường có ảnh hưởng tới đời sống nhân dân trong khu vực, sự vận chuyển vật liệu và quá trình xây dựng đã tạo ra nhiều bụi, tiếng ồn; những sự rối loạn xã hội tạm thời do công nhân đến làm việc gây ra, vấn đề vệ sinh và rác thải tại các công trường và lán trại thi công,… Tuy nhiên tuyến đường xây dựng nên sẽ không có ảnh hưởng bất lợi lớn đến môi trường và khi xây dựng khai thác đã có các biện pháp giải pháp giảm thiểu các tác hại, khi dự án đã đi vào quỹ đạo hoạt động, những ảnh hưởng tiêu cực đó không còn nữa, thay vào đó là một tuyến đường mới đã được nâng cấp, cải tạo thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.
Tóm lại, dự án đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cũng như kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Nhận xét: Nếu đứng trên bình diện phân tích tài chính của dự án thì không đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính vì đây là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Nhưng nếu đứng trên góc độ của toàn xã hội thì việc thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đâ Chã là hết sức cần thiết, đem lại hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI HUYỆN PHỔ YÊN.
3.1. Đánh giá công tác lập dự án của huyện Phổ Yên.
Công tác lập dự án của Phổ Yên trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung, huyện đã thực hiện xây dựng và nâng cấp các công trình nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Đặc biệt là các công trình xây dựng đường giao thông đã giúp giao lưu của dân cư trong vùng về kinh tế văn hóa xã hội cũng như về chính trị góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
ò Ưu điểm:
Công tác lập dự án của huyện đã tuân thủ đầy đủ những quy định về quy chế đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác lập dự án đã chú trọng đến xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của nhân dân trong huyện giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và đi lại của nhân dân.
Các dự án đầu tư xây dựng đã được rải đều ở các xã trong huyện, tạo ra sự cân bằng trong công tác đầu tư.
Cán bộ thực hiện công tác lập dự án đã được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng lập dự án.
ò Nhược điểm:
Từ việc nghiên cứu đánh giá công tác lập dự án của huyện, nhận thấy còn một số hạn chế nhất định sau:
Việc lập dự toán giá trị cho các công trình xây dựng còn chưa sát với thực tế do chưa có đầy đủ các thông tin về thị trường như sự biến động của giá cả, lao động … gây ra nhiều chêch lệch trong quá trình xây dựng.
- Khi lập ra các thiết kế kỹ thuật hay làm công tác thẩm định, huyện vẫn phải nhờ vào các công ty tư vấn bên ngoài mà chưa có đủ năng lực để lập một dự án hoàn chỉnh. Trong thực tế công tác lập dự án đầu tư, huyện Phổ Yên giao cho: Ban quản lý các dự án là đại diện chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn lập dự án.
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án của huyện Phổ Yên..
Qua việc tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư của huyện và việc nghiên cứu về công tác lập dự án đầu tư của một dự án cụ thể: “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã”, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án của huyện Phổ Yên như sau:
- Hoàn thiện quy trình lập dự án:
+ Quy trình soạn thảo dự án đầu tư được tuân theo hai quy trình: quy trình thông thường và quy trình theo cấp độ nghiên cứu. Tùy từng dự án mà người lập dự án sẽ sử dụng quy trình cho phù hợp, hoặc kết hợp cả hai quy trình.
Với bước lập đề cương kế hoạch thực hiện, cần tiến hành lập chi tiết, cụ thể, đưa ra các mốc thời gian quy định cán bộ lập dự án phải hoàn thành công việc của mình đúng thời gian. Tiếp đó, cần tập hợp, thu thập đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan cho công tác lập dự án. Khi tiến hành lập dự án chính thức cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc cán bộ lập dự án hoàn thành công việc theo đúng thời gian tiến độ.
+ Lập dự án là công việc mang tính chất tập thể, trách nhiệm gắn liền với từng phòng ban và từng cá nhân tham gia soạn thảo dự án. Để thống nhất được toàn bộ ý kiến của từng phòng ban và cá nhân là một việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Cần thành lập tổ chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực lập dự án và cử một người làm quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công việc. Phải cần có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban để chất lượng của dự án được lập tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện công việc. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao năng lực trình độ cho bộ phận lãnh đạo – người chịu trách nhiệm cao nhất và có quyết định lớn nhất đến các công việc liên quan đến dự án.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác lập dự án: thực hiện công tác nghiên cứu: khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính, kinh tế - xã hội.
- Hoàn thiện phương pháp lập dự án: đưa ra phương pháp lập dự án cụ thể cho từng dự án để đảm bảo cho chất lượng dự án được nâng cao hơn nữa, dự án mang tính khoa học và khả thi: phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp dự báo và phương pháp so sánh
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực lập dự án:
+ Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ lập dự án.
+ Chú trọng hơn nữa đến việc tuyển dụng, thu hút nhân tài
+ Xây dựng cơ chế thưởng phạt hợp lý cho người lao động.
+ Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
- Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án:
+ Mua sắm thêm các dụng cụ máy tính, máy in, máy phôtô để nâng cao chất lượng công tác lập dự án. Tuy nhiên, các nhân viên trong phòng vẫn phải tự trang bị máy tính xách tay, điện thoại di động để phục vụ cho công việc của mình.
+ Việc đầu tư cho các nhân viên sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ cho việc lập và và quản lý đầu tư cũng là một giải pháp cần thiết. Do vậy, cần tổ chức các buổi học và thuê các chuyên gia có kinh nghiệm lập dự án hướng dẫn các cán bộ về cách thức sử dụng, ứng dụng các trang thiết bị, phần mềm này nhằm tin học hóa tất cả các công việc trong công tác lập dự án.
+ Cần đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dựa án: vì cơ sở thông tin dữ liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác lập dự án. Bất kỳ một dự án đầu tư nào để được lập ra phải sử dụng rất nhiều hệ thống thông tin dữ liệu. Thông tin thu nhập được càng nhiều thì dự án càng đạt chất lượng tốt. Vì thế, để nâng cao chất lượng lập dự án thì cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội và phân tích cụ thể dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã ” cho thấy công tác lập dự án tại huyện Phổ Yên trong thời gian trở lại đây đã có được những kết quả nhất định đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt với việc đầu tư xây dựng các công trình như tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã…. đã cho thấy sự quan tâm của huyện đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đến đời sống của nhân dân trong địa bàn huyệnThiếu phần kiến nghị
.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ quang Phương (2007), giáo trình Kinh tế đầu tư, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. Bảng báo cáo kinh tế kĩ thuật của dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã”
4. Hồ sơ dự toán dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã”
5.Báo cáo Kinh tế - Xã hội của huyện Phổ Yên.
6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên.
7. Các trang Web có liên quan khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập- Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã.doc