Báo cáo Thực tập chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu công ty cổ phần thủy sản số 1

Tài liệu Báo cáo Thực tập chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu công ty cổ phần thủy sản số 1: BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----š›&š›---- BÁO CÁO THỰC TẬP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207 GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY LỚP : ĐHQT3B KHÓA : 2007 – 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----š›&š›---- BÁO CÁO THỰC TẬP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207 GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY LỚP : ĐHQT3B KHÓA : 2007 – 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được nêu trong bất kỳ công trình nào. Tác giả bài báo cáo tốt nghiệp Đặng Thị Ngân Thùy TP. HCM, Ngày 10, tháng...

doc89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu công ty cổ phần thủy sản số 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----š›&š›---- BÁO CÁO THỰC TẬP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207 GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY LỚP : ĐHQT3B KHÓA : 2007 – 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----š›&š›---- BÁO CÁO THỰC TẬP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207 GVHD : ThS. PHẠM XUÂN THU SVTH : ĐẶNG THỊ NGÂN THÙY LỚP : ĐHQT3B KHÓA : 2007 – 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được nêu trong bất kỳ công trình nào. Tác giả bài báo cáo tốt nghiệp Đặng Thị Ngân Thùy TP. HCM, Ngày 10, tháng 05, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em để chúng em tiếp thu những kiến thức bổ ích và biết thêm những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho chúng em bước vào đời. Thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã giúp em áp dụng những lý luận thực tiễn để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của bản thân hoàn thiện kỹ năng làm việc để chuẩn bị tiếp nhận công việc sau khi rời ghế nhà trường. Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều người từ phía nhà trường và công ty. Qua trang viết đầu tiên của bài báo cáo em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh nhất là thầy Phạm Xuân Thu đã dành nhiều thời gian để tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cám ơn các anh chị phòng Kinh Doanh và phòng KCS công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và khảo sát để có dữ liệu viết báo cáo, đặc biệt là anh Trần Hoàng – phó Phòng Kinh Doanh của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện báo cáo này tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Sinh viên thực tập Đặng Thị Ngân Thùy NHẬN XÉT (Của giảng viên hướng dẫn) TP. Hồ Chí Minh, Ngày……tháng……năm 2011 NHẬN XÉT ( Của giảng viên phản biện) TP. Hồ Chí Minh, Ngày……tháng…..năm 2011 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi và giới hạn của đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Bố cục đề tài 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 3 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG 3 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3 1.1.2 Khái niệm về dây chuyền cung cấp 3 1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng 3 1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 4 1.2.1 Quá trình thu mua (Source) 4 1.2.2 Quá trình sản xuất (make) 4 1.2.3 Phân phối sản phẩm (Delivery) 4 1.3 VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5 1.4 CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6 1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6 1.6 QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN 7 1.7 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SX – XK THỦY SẢN VIỆT NAM 8 1.7.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty sản xuất - xuất khẩu thủy sản 8 1.7.2 Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của Công ty SX & XK Thủy Sản 8 1.7.2.1 Người nuôi tôm 9 1.7.2.2 Đại lý thu mua 9 1.7.2.3 Công ty chế biến 9 1.7.2.4 Nhà nhập khẩu 9 1.7.3 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 12 2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 12 2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh 14 2.1.3.1 Kinh doanh xuất khẩu 15 2.1.3.2 Kinh doanh nội địa 16 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16 2.1.5 Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty 17 2.1.6 Đặc điểm ngành 18 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 18 2.2.1 Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty 20 2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất 20 2.2.1.2 Phương thức thu mua 22 2.2.1.3 Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty Thủy Sản Số 1 28 2.2.1.4 Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1 34 2.2.1.5 Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu Công ty 37 2.2.2 Bản thân quá trình sản xuất 37 2.2.2.1 Tình hình sản xuất hiện tại của công ty 37 2.2.2.2 Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 38 2.2.2.3 Bao gói, nhãn mác và thùng carton cho các sản phẩm tôm 40 2.2.3 Xuất bán thành phẩm Tôm 40 2.2.3.1 Vận chuyển sản phẩm tôm 41 2.2.3.2 Làm thủ tục hải quan  42 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 43 3.1 ĐÁNH GIÁ 43 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM 44 3.2.1 Nguồn tôm nguyên liệu đầu vào 44 3.2.2 Quản lý kho 48 3.2.3 Quá trình sản xuất 49 3.2.4 Vận chuyển sản phẩm 49 KẾT LUẬN 50 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1: Thành phần chuỗi cung ứng Bảng 1.1: Quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu Sơ đồ 1.3: Quá trình truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010 Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng sản xuất của Công ty năm 2009 và 2010 Bảng 2.2: Doanh số xuất khẩu của Công ty năm 2009, 2010 Bảng 2.3: Báo cáo chỉ tiêu thực hiện năm 2009, 2010 Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 Sơ đồ 2.3: Quy trình mua tôm của công ty Bảng 2.4: Báo cáo về năng lực tài chính của công ty từ năm 2007-2010 Bảng 2.5: Kế hoạch số lượng tôm thành phẩm và tồn kho tôm NL năm 2011 Bảng 2.6: Định mức các loại tôm công ty sản xuất Bảng 2.7: Kế hoạch số lượng nguyên liệu tôm cần mua trong năm 2011 Bảng 2.8: Kế hoạch mua tôm cụ thể cho cả năm 2011 Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm Hình2.3: Phân size tôm tại ao Hình 2.4: Cân tôm tại ao Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm đông block - Công ty Thủy Sản Long Toàn Bảng 2.9: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 25/02/2011 Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát Hình 2.6: Nguồn tôm nguyên liệu Hình 2.7: Vùng mua tôm nguyên liệu Hình 2.8: Nơi mua tôm giống Hình 2.9: Kiểm dịch tôm giống Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng Hình 2.12: Cách kiểm tra tôm nguyên liệu Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm Hình 2.14: Cỡ tôm cung cấp nhiều nhất Hình 2.15: Sản lượng tôm NL cung cấp Hình 2.16: Sản lượng tôm sú có thể cung cấp Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ có thể cung cấp Hình 2.18: Sản lượng tôm càng có thể cung cấp Hình 2.19: Mức độ hài lòng của nhà cung cấp Hình 2.20: Hình thức bán quan tâm Hình 2.21: Cửa kho lạnh ở Củ Chi Hình 2.22: Cách xếp hàng trong kho Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT P. : Phòng CP: Cổ phần SX: Sản xuất XK: Xuất khẩu TS: Thủy Sản NL: Nguyên liệu SX - XK: Sản xuất và xuất TC-HC: Tổ chức hành chính HĐKD: Hoạt động kinh doanh TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm KCS: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm SCM: Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp. Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản cũng gặp phải không ít “sóng gió”. Đặc biệt , vấn đề dư lượng trifluralin và các chất kháng sinh trong thủy sản. Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn VSATTP (vệ sinh an toàn thực phẩm) của bộ thủy sản, phải truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản xuất thân thiện với môi trường. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình - Tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm. Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất hợp lý để vừa tiện cho việc thu mua nguyên liệu và vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Quản trị tốt chuỗi cung ứng không những đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Thủy Sản số 1 cũng nằm trong hệ thống các công ty sản xuất và chế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với mặt hàng chủ lực là tôm. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Gần đây do sự tăng nhanh các nhà máy chế biến tôm cùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến và XK (xuất khẩu). Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty phải có kế hoạch thu mua đủ số tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vậy công ty cần nắm được vấn đề chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng như có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý. Xuất phát từ những điều trên em đã chọn đề tài: “ Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Qua đề tài này em mong rằng có thể giúp bản thân tổng hợp lại tất cả những kiến thức đã học ở trường trong những năm qua để làm hành trang cho mình khi bước vào đời và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, đánh gía, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra những biện pháp cần áp dụng để phát triển chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu, tình hình thực tế ở công ty CP (cổ phần) Thủy Sản Số 1 và nghiên cứu các đại lý, công ty trung gian sản xuất tôm đông block trong chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 4. Phạm vi và giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu và đưa ra các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu của công ty. Do các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất đi nước ngoài nên em chỉ tập trung phân tích nguồn tôm nguyên liệu đầu vào và bản thân quá trình sản xuất tôm. Thời gian: Từ ngày 20/02/2011 đến ngày 28/04/2011 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu, thông qua: Tài liệu của công ty thực tập. Quan sát thực tế tại công ty thực tập. Thu thập qua báo chí, internet,… Tham khảo tài liệu, giáo trình có liên quan. Phỏng vấn qua bảng câu hỏi. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, tổng hợp Phương pháp thống kê kinh tế Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của công ty, đại lý cung cấp. Phương pháp điều tra: khảo sát các đại lý, công ty bán tôm đông block cho công ty 6. Bố cục đề tài Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng. Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1. Chương 3: Đánh giá và giải pháp. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG Khái niệm chuỗi cung ứng: Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện các chức năng: Thu mua nguyên vật liệu Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng Phân phối các sản phẩm đến khách hàng. Khái niệm về dây chuyền cung cấp: Là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng: Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc thu mua, sản xuất và di chuyển sản phẩm. SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành một quá trình liên kết. SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua NL (nguyên liệu) , chuyển NL thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phối sản phẩm cuối cùng đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư, từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính: Giảm hàng tồn kho. Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực. Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn. SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG Quá trình thu mua Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế hoạch để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng. Bộ phận thu mua rất quan trọng, là mắc xích liên kết giữa công ty và thị trường cung cấp. Một bộ phận thu mua được đánh giá mạnh khi nó có thể tìm được nguồn nguyên liệu hàng hoá rẻ, đạt chất lượng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình tiếp theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Chức năng tìm nguồn cung cấp được phân tích thành 3 quá trình: Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chưa biết trước nên mức lưu kho bị dao động rất lớn, các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối phó với những đơn hàng đột xuất. Bộ phận thu mua thường vất vả trong việc thiết lập các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và xây dựng mạng lưới cung cấp dự phòng. Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu được báo trước, bộ phận thu mua dễ xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ thiết lập quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu. Bộ phận thu mua lựa chọn và phân bổ các đơn hàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ. Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng: yêu cầu nguồn nguyên liệu phong phú và các nhà cung cấp, thầu phụ phải có năng lực thiết kế thực sự. Giá trị sản phẩm thể hiện qua ý tưởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ. Bộ phận thu mua xây dựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm. Quá trình hợp tác phát triển sản phẩm mới giúp các công ty thu ngắn khoảng cách giữa chúng và giúp phát hiện ra những nhà cung cấp có tiềm năng. Quá trình sản xuất Bao gồm cả hoạt động thiết kế, thử nghiệm sản phẩm mới, đóng kiện, lưu trữ. Quá trình này được phân tích thành 3 dạng là: Sản xuất tồn kho (MTS: Make To Stock): là một môi trường sản xuất mà sản phẩm được hoàn thành trước khi nhận được đơn đặt hàng của người mua. Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order): là một môi trường sản xuất mà hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng. Thiết kế theo yêu cầu (ETO: Engineer To Order): khách hàng yêu cầu nhà sản xuất thực hiện thiết kế toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất . Phân phối sản phẩm Bao gồm việc phân phối sản phẩm vận chuyển, lưu trữ, quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lượng hàng hoá thông qua hệ thống kho bãi và các tổ chức hậu cần. Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân phối hàng hoá là: Tổ chức quản lý mạng lưới phân phối và vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến người tiêu dùng. VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn. Bởi vì các doanh nghiệp nằm trong bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đưa ra các quyết định chung và các quyết định riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực: Sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm kho bãi, vận chuyển và thông tin. SCM sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng. SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: Các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất. Tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra giải pháp SCM còn phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy. CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG Sơ đồ 1.1: Thành phần chuỗi cung ứng Nguồn: Slide môn Quản trị logistics - thầy Phạm Xuân Thu Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?). Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?). Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ). Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?). Thông tin (Cơ sở để ra quyết định). Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: Đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, dạng điện tử, đường ống. Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty. Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN Bảng 1.1: Quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng Quá trình hậu cần Các luồng Mua nguyên vật liệu Giao Hàng Mua Mua nguyên vật liệu Quản lý tồn kho nguyên vật liệu Lưu kho nguyên vật liệu Lưu kho phụ liệu đóng gói Sản xuất Lịch trình sản xuất Lưu kho sản phẩm dở dang Đóng gói thành phẩm hoàn thiện Phân phối Vận chuyển từ nơi sản xuất đến kho Quản lý tồn kho thành phẩm Lưu kho thành phẩm Giao hàng tới khách hàng cuối cùng Nguồn: Slide môn Quản trị Logistics của thầy Phạm Xuân Thu Các giai đoạn điển hình của một chuỗi cung cấp: khách hàng, người bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung ứng. Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các chuỗi cung cấp phải bao gồm đầy đủ các giai đoạn này. Trong mỗi công ty, chuỗi cung cấp bao trùm tất cả các chức năng có liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu khách hàng (phát triển sản phẩm, marketing, vận hành, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng). Khách hàng chính là một phần không thể thiếu của chuỗi cung cấp. Bao gồm luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới nhà phân phối, nhưng cũng bao gồm luồng thông tin, tài chính, và sản phẩm theo cả hai hướng thuận và nghịch. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SXXK THỦY SẢN VIỆT NAM Khái niệm chuỗi cung ứng của công ty sản xuất xuất khẩu thủy sản Không có một định nghĩa chính thức nào về chuỗi cung ứng của công ty SX - XK (sản xuất và xuất khẩu) thủy sản, nhưng qua một vài cơ sở lý luận, có thể hiểu khái quát về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp SX - XK thủy sản như sau: Chuỗi cung ứng của một công ty SX - XK thủy sản là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu sống, thông qua các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, vận chuyển, chế biến tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và được phân phối tới khách hàng. Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản xuất khẩu được mô tả như sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu Nguồn:Theo vietnamsupplychain.vn - TS. Lê Anh Tuấn Từ sơ đồ 1.2 cho thấy, quy trình của một mặt hàng thủy sản xuất khẩu thông thường trải qua 4 giai đoạn để phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, để có được một sản phẩm chất lượng, đảm bảo VSATP thì vai trò của tất cả các đối tượng trong chuỗi đều quan trọng như nhau, chỉ cần một khâu trong chuỗi không đảm bảo chất lượng thì sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ không đạt yêu cầu và tác động xấu đến toàn chuỗi cung ứng. Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của công ty SX - XK thủy sản Trong chuỗi cung ứng của công ty SX - XK Thủy sản thông thường gồm 4 giai đoạn và cũng tượng trưng cho 4 nhóm đối tượng trong chuỗi như sau : Người nuôi tôm Người nuôi tôm là những hộ gia đình nông dân đào ao, đìa để nuôi tôm. Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy. Để vụ nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi để mang lại lợi ích kinh tế. Đại lý thu mua Đại lý thu mua đóng vai trò trung gian giữa công ty chế biến và người nuôi tôm. Họ có chức năng đánh bắt, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu tới nhà máy chế biến và thanh toán tiền trực tiếp cho người nuôi sau khi bắt tôm lên khỏi ao. Trong một số trường hợp, đại lý có thể ứng tiền cho hộ nuôi tôm nếu họ có nhu cầu. Lợi ích họ nhận được là phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và thu lại khi bán tôm. Công ty chế biến Đây là đối tượng chính trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề chất lượng sản phẩm đối với thị trường và người tiêu dùng. Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận sẽ được xử lý và chế biến thành sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và xuất đi đến các thị trường trên thế giới. Với các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng VSATTP, đòi hỏi công ty SX – XK thủy sản phải kiểm soát, giám sát được chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, các công đoạn trong quy trình sản xuất cho tới sản phẩm cuối cùng được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng. Nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu là những tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Sau khi tìm hiểu, lựa chọn nhà cung cấp thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế để nhập khẩu vào thị trường trong nước, sau đó phân phối tới các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu Chất lượng VSATTP của mặt hàng thủy sản chịu tác động của tất cả các đối tượng trong toàn chuỗi cung ứng, chứ không phải ở phạm vi công ty chế biến. Do đó, chỉ cần một khâu trong chuỗi cung ứng thực hiện không tốt chức năng quản lý chất lượng sẽ tạo ra những sản phẩm không đạt chất lượng, tác động xấu đến toàn chuỗi cũng như cộng đồng xã hội. Hiện nay trước thực trạng nguy cơ sản phẩm thủy sản cung cấp cho con người không đảm bảo chất lượng. Thị trường nước ngoài đã đưa ra yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đối với các công ty xuất khẩu thủy sản. Do đó, tất cả những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản từ nuôi trồng đến chế biến phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo xác định được nguyên nhân nếu sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng và có hướng khắc phục. Ta có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau: Dòng thông tin trao đổi giữa các cơ sở Dòng thông tin truy xuất - Thức ăn - Hóa chất, chế phẩm sinh học Cơ sở sản xuất giống Cơ sở ương giống Cơ sở nuôi thủy sản Đại lý nguyên liệu Cơ sở chế biến Cơ sở đóng gói, bảo quản Cơ sở phân phối Thị trường tiêu thụ Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất Mã hóa Mã hóa Truy xuất Truy xuất Truy xuất Mã hóa Sơ đồ 1.3: Quá trình truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi Nguồn: Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản - Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Trong truy xuất nguồn gốc, yếu tố cốt lõi là thông tin về xuất xứ của sản phẩm (như địa điểm trại nuôi, môi trường nuôi, con giống,...) thông tin về tác động (như kỹ thuật nuôi, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản...) và thông tin tiêu thụ (như nhà phân phối, khách hàng,...). Kết nối thông tin từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng sẽ tạo thành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoàn chỉnh. Những thông tin đó được xử lý và lưu trữ khác nhau tuỳ theo yêu cầu và trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Bản thân quy trình truy xuất nguồn gốc không phải là các điều kiện về chất lượng và VSATTP, nhưng nó quan hệ rất mật thiết với việc quản lý trong suốt chuỗi giá trị sản phẩm và phản ánh đầy đủ các chương trình và tiêu chuẩn như HACCP, MSC, Global G.A.P, ASC,… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 Quá trình hình thành và phát triển: Tên công ty viết bằng tiếng Việt : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 Tên công ty viết bằng tiếng Anh : Seafood Joint Stock Company No 1. Vốn điều lệ đầu năm : 35.000.000.000 đồng ( Ba mươi lăm tỷ đồng chẵn ) Trụ sở chính : 1004A, Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP. HCM. Điện thoại: 84.8.39741135/39741362 Fax: 84.8.39741280/39750481 Website : www.seajocovietnam.com.vn Email : sjl@seajocovietnam.com.vn Giấy CNĐKKD: Số 4103000113 đăng ký lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 22/10/2008 do sở kế hoạch và đầu tư TP. HCM cấp. Mã số thuế: 0302047389. Công ty CP Thuỷ Sản Số 1 tiền thân là xí nghiệp thủy sản đông lạnh Việt Hoa, trụ sở tại 536 Âu cơ, quận Tân Phú. Sau năm 1975 trở thành xí nghiệp Thuỷ Sản Số 1 trực thuộc công ty Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Seaprodex Việt Nam). Đến năm 1979, khi ngành thủy sản nước ta bị sa sút do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trước tình hình đó, công ty Seaprodex đã mạnh dạn đề nghị thực hiện cơ chế hoạch toán độc lập, tự cân đối, tự trang trải và được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận xí nghiệp đông lạnh Thủy sản số 1 trở thành đơn vị đầu tiên trong công ty có vốn đầu tư lớn nhất. Năm 1985 công ty Seaprodex đã thành lập xưởng thực nghiệm Bá Lợi chuyên nghiên cứu và sản xuất thử các mặt hàng mới, trực thuộc trung tâm KCS của Công ty. Trước tình trạng khó khăn hiện tại, công ty Seaprodex đã quyết định sát nhập Xí nghiệp đông lạnh thủy sản số 1 với xưởng thực nghiệm Bá Lợi. Ngày 08/08/1988, Trung tâm kỹ thuật Chế Biến Đông lạnh và Mặt Hàng Mới ra đời trực thuộc tổng công ty thủy sản Việt Nam. Năm 1996, Xí nghiệp lên kế hoạch nâng cấp Xí nghiệp và đã được Tổng Công ty duyệt dự án nâng cấp Xí nghiệp với 811.500 USD dự toán. Với những cố gắng và những thành công của mình, Xí nghiệp đã được nhận huân chương lao động hạng nhì. Năm 1998, Xí nghiệp được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đến 01/07/2000, xí nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 (Tên giao dịch: SEAJOCO VIETNAM). Giữ vững và phát huy truyền thống “Uy tín, Chất lượng”, công ty luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu Việt Nam. Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP. Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157.   Sản phẩm của công ty rất đa dạng và đa số là các mặt hàng chế biến giá trị cao từ tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá. Sản phẩm được xuất đi và luôn làm hài lòng các bạn hàng Nhật Bản, Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà lan…), Mỹ, Úc… Sản phẩm cũng được tiêu thụ mạnh trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng như: Metro, Lotteria. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức: Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Chức năng của công ty: Thu mua, sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, súc sản và tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản, nông sản, súc sản và các loại hàng hóa, máy móc, thiết bị vật tư nguyên vật liệu, hóa chất công nghệ phẩm. Dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện. Hợp tác liên doanh, liên kết với tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Kinh doanh cho thuê kho lạnh, văn phòng, kinh doanh bất động sản. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng nhà các loại Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của công ty: Công ty tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao các năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng mối quan hệ với các đối tác nhằm từng bước khai thác hết các tiềm năng của công ty, để tạo ra doanh thu ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho toàn thể nhân viên công ty. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Nhà nước và hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước. Xây dựng quy trình xử lý nước thải tiên tiến, triệt để… Cơ cấu bộ máy quản lý công ty: Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm các bộ phận, phòng ban chức năng, các đơn vị cá nhân khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có trách nhiệm quyền lợi nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của công ty. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty là Đại Hội Đồng Cổ Đông. Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát đều do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra. Bên dưới là Ban giám đốc do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm trực tiếp điều hành công ty. Trực thuộc Ban giám đốc là phó Giám Đốc phòng ban. Quản đốc Phân xưởng Âu Cơ Quản đốc Phân xưởng Củ Chi ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PGĐ XUẤT KHẨU PGĐ KỸ THUẬT SX PGĐ K.THUẬT CƠ ĐIỆN PGĐ KẾ TOÁN TÀI VỤ PGĐ TỔ CHỨC H.CHÍNH (TC-HC) P.Xuất Khẩu P.Kinh Doanh Phòng KCS Phòng Kỹ thuật Phòng TC-HC Kho lạnh Tổ Mẫu Tổ SX Kho lạnh Tổ Mẫu Tổ SX Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 Nguồn: Phòng TC-HC – Công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Hội đồng Quản trị: Gồm 7 thành viên. Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền về điều lệ công ty. Ban Kiểm Soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có 3 thành viên, thay mặt Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Giám đốc: Do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm gồm 5 thành viên. Thực hiện các nghị quyết do Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty do Đại hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua. Khối phòng ban nghiệp vụ: Có chức năng tham mưa và giúp việc cho Ban Giám đốc. Công ty hiện có 6 phòng ban nghiệp vụ và được quy định như sau: Phòng xuất khẩu: Việc theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài, mua bán hàng hoá làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển và đóng hàng hóa xuất khẩu. Phòng KD (kinh doanh): Kinh doanh mua bán hàng thủy sản trong nước và các dịch vụ mua bán hàng thủy sản nước ngoài, tìm kiếm khách hàng, xây dựng giá, lập kế hoạch và tìm nguồn thu mua nguyên liệu, gia công mua thành phẩm. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị, xây dựng đơn giá tiền lương thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty. Phòng kế toán tài vụ: Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hoạch toán kế toán. Phòng kỹ thuật – KCS: Hướng dẫn quy trình sản xuất của từng công đoạn, từng mặt hàng và quy trình vệ sinh công nghiệp dây chuyền sản xuất. Tổ chức giám sát chất lượng hàng hóa, hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cho công nhân. Phòng kỹ thuật – cơ điện lạnh: Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, vệ sinh máy móc thiết bị định kỳ, đảm bảo vệ sinh an toàn PCCC, chuyên về các dây chuyền sản xuất, vận hành máy… Khối sản xuất: Gồm 2 phân xưởng có chức năng tổ chức sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa theo kế hoạch và theo đơn đặt hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh: Tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh hưởng chung của thị trường. Giá cả thay đổi hàng ngày do xăng dầu tăng cũng như ảnh hưởng thời tiết không tốt vào thời điểm các tháng cuối năm đã làm cho các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng, đánh bắt như: tôm, bạch tuộc, cá lưỡi trâu, ghẹ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là các mặt hàng sản xuất chính của công ty và có khách hàng tương đối ổn định từ trước. Năm 2010 giá nguyên liệu tăng cao hơn nữa công ty tập trung nguồn lực chuẩn bị cho nhà máy mới ở khu công nghiệp Tân Phú Trung đi vào hoạt động. Nhưng công ty cũng nổ lực để tăng sản lượng sản xuất để đạt kế hoạch đã đề ra. Mặt hàng chủ lực của công ty là tôm cũng tăng lên đáng kể đạt 552 tấn vượt 24% so với năm 2009. Số lượng mặt hàng tôm sú tăng so với năm 2009, còn mặt hàng tôm càng lại giảm vì tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Ngoài ra các mặt hàng chế biến giá trị cao như Súp hải sản, Tôm quấn Kadaif, Chuối quấn Kadaif, Mực nhồi nếp, Há cảo… tăng đột biến cũng mang lại sản lượng đáng kể cho sản xuất. Kết quả cụ thể các chỉ tiêu như bảng 2.1. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010 Mặt hàng Sản lượng (tấn) Năm 2009 Sản lượng (tấn) Năm 2010 So sánh 2009/2010 Ghẹ 87,1 48,8 56% Cá 43,2 39,85 91% Tôm 443,5 552 124% Mực 290,3 391,3 135% Mặt hàng giá trị cao 270,5 361 133% Nguồn: Báo cáo sản lượng sản xuất - Phòng kinh doanh công ty CP Thủy Sản Số 1 Nhìn chung tổng sản lượng sản xuất năm 2010 là 1780 tấn so với năm 2009 là 1527,6 tấn đã tăng 252,4 tấn. Năm 2010 chỉ có sản lượng mặt hàng ghẹ là giảm nhiều so với năm trước do nhận được ít đơn đặt hàng các sản phẩm từ ghẹ của Mỹ và Nhật. Sản lượng cá cũng giảm nhưng không đáng kể. Còn sản lượng những mặt hàng chủ lực như Tôm, mực thì vẫn tiếp tục tăng. Chi tiết cơ cấu mặt hàng sản xuất xem hình 2.1. Đặc biệt công ty tập trung vào sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng nên đã tạo ra việc làm tương đối ổn định cho công nhân. Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng sản xuất của công ty năm 2009 và 2010 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Kết thúc năm nay chúng ta có thuận lợi hơn các năm trước là công ty đã ký được một số hợp đồng bán sản phẩm cho khách hàng với số lượng lớn và hợp đồng mua nguyên liệu trong năm 2011, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự trữ nguyên liệu cho sản xuất và giúp cho công nhân có việc làm ngay từ những ngày đầu năm. Kinh doanh xuất khẩu: Hiện nay chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm gần 90% doanh thu của công ty. Bảng 2.2: Doanh số xuất khẩu của công ty năm 2009, 2010 Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Doanh số (usd) Tỷ lệ (%) Doanh số (usd) Tỷ lệ (%) Nhật Bản 3.833.530,66 49,29% 3.805.103,1 42,68% Châu Âu 2.962.688,02 38,09% 3.595.983,24 40,34% Châu Á 872.566,18 11,2% 1.422.668,19 15,96% Khác 109.455,4 1,4% 91.478,4 1,03% Cộng 7.778.240,26 100% 8.915.232,93 100% Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Theo bảng doanh số xuất khẩu trên ta thấy thị trường Nhật giảm 6,61% : Đây là một năm hết sức khó khăn đối với việc xuất khẩu vào thị thường Nhật, việc kiểm soát kháng sinh gắt gao và một số hóa chất mới phát hiện bị cấm nhập vào Nhật, làm cho hàng loạt thành phẩm xuất khẩu của Việt nam bị trả về đã ảnh huởng lớn đến xuất khẩu của ngành thủy sản nói chung. Nhưng với những nổ lực rất lớn của ban Giám Đốc, chuyên gia Nhật cùng sự quyết tâm của toàn thể công nhân đặc biệt là đội ngũ kiểm soát chất lượng công ty giúp thương hiệu công ty phát triển ở thị trường Nhật. Thị trường Châu Âu tăng 2.25%: Công ty chủ yếu xuất khẩu sang Pháp và Thụy Sỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn về rào cản hải quan, kỹ thuật, phương tiện.. Nhưng công ty cũng dần khắc phục khó khăn trên và tăng doanh số xuất khẩu vào thị trường này. Thị trường Châu Á tăng 4,76%: Doanh số thị trường này tăng do công ty đã phát triển được một số mặt hàng chế biến đáp ứng được thị trường Hàn Quốc, tuy doanh số chưa lớn nhưng với một số khách hàng Hàn Quốc mới nhiều tiềm năng chúng ta hy vọng năm 2011 sẽ tăng được doanh số cho thị trường này. Kinh doanh nội địa: Ngoài sản xuất chính là để xuất khẩu, trong nhiều năm qua công ty có định hướng cho phát triển thị trường nội địa, một số mặt hàng của công ty như tôm tẩm bột, càng ghẹ tẩm bột đã được người tiêu dùng tín nhiệm và có mặt trong hệ thống các siêu thị như: Metro, Coop Mart, Big C... Tuy nhiên thế mạnh của công ty là các mặt hàng chế biến ăn liền nên tiêu thụ mạnh tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria, Pizza … trong đó doanh số bán cho Lotteria tăng đều hàng năm từ 4.6 tỷ năm 2009 tăng lên 5.05 tỷ năm 2010, tỷ lệ 43%. Doanh số bán cho thị trường nội địa khoảng 11,76 tỷ đồng. Ban Tổng giám đốc tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển thị trường trong nước để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thích hợp cho thị trường. Hiện nay công ty đang liên hệ tìm khách hàng mới như siêu thị Sài Gòn Pearl, chuỗi cửa hàng bánh hot dog,...Hy vọng doanh số nội địa sẽ tăng trong những năm tới. Ngoài ra doanh thu từ HĐKD khác như: kinh doanh lắp ráp công trình, cho thuê mặt bằng…đạt 7,84 tỷ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty khả quan trong những năm gần đây dù công ty phải tập trung nguồn lực xây dựng nhà máy, chi tiết ở bảng sau: Bảng 2.3: Báo cáo chỉ tiêu thực hiện năm 2009, 2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị Tính Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010 So sánh thực hiện 2009/2010 1 Doanh thu Triệu đồng 158.557,5 196.161,5 123,7% 2 Doanh số xuất khẩu USD 7.778.240,26 8.915.232,93 114,6% 3 Sản xuất Tấn 1527,6 1780 116,5% 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 10.386,5 10.506,7 101% Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện - Phòng Kinh Doanh công ty CP Thủy Sản Số 1 Nhìn lại kết quả năm 2010 chúng ta thấy các chỉ tiêu căn bản là doanh thu, doanh số xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đều tăng so với năm 2009, cụ thể doanh thu đã tăng 23,7%, doanh số xuất khẩu tăng 14,6%, sản xuất tăng 16,5%. Công ty đang tập trung nhân lực cho nhà máy mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận của công ty năm 2010 chỉ tăng 1% so với năm 2009. Năng lực tài chính công ty: được thể hiện trong bảng 2.4 (Xem chi tiết phụ lục 1) Từ kết quả bảng 2.4 ta thấy trong các năm qua doanh thu của công ty liên tục tăng lên, kết quả cụ thể các chỉ tiêu trong bảng 2.4, doanh thu năm 2007 đạt 145,553 tỷ đến năm 2010 tăng lên 196 tỷ. Nhưng năm 2009 doanh thu giảm so với năm 2008 do gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu và nhiều trở ngại cho sản xuất do phải đầu tư nhiều nhân lực cho việc xây dựng nhà máy mới. Do đó lợi nhuận cũng giảm đi đáng kể. Đến năm 2010 thì doanh thu và lợi nhuận đã bắt đầu tăng lên khi dự án xây dựng nhà máy mới bắt đầu đi vào giai đoạn hoàn thành. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 chỉ có 5,826 tỷ đến năm 2008 tăng đột biến 13,361 tỷ do thủy sản được mùa và xuất khẩu tăng cao, đến năm 2009 thì lợi nhuận lại giảm xuống còn 10,386 tỷ, năm 2010 giảm còn 10,507 tỷ do trong hai năm này công ty đang tập trung xây dựng nhà máy Tân Phú Trung. Hàng tồn kho giảm qua các năm, nếu như năm 2007 tồn kho đến 35,499 tỷ thì năm 2010 còn 10,294 tỷ chứng tỏ thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng. Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty: Với nguồn nguyên liệu tươi sống được chọn lựa kỹ càng, qua bàn tay chế biến khéo léo của tập thể công nhân đầy kinh nghiệm, công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thủy sản dinh dưỡng, an toàn và sản phẩm rất đa dạng. Đa số các sản phẩm chủ lực của công ty được sản xuất từ tôm. Các sản phẩm tôm của công ty: Tôm tẩm bột BS01, Tôm burger PR01, Tôm càng vỏ, Chả giò tôm PTO PR, Tôm sú Nobashi, Tôm càng luộc, Tôm sú PTO, Tôm sú xẻ bướm, Tôm càng nguyên con… Đặc điểm ngành: Tính mùa vụ của ngành thuỷ sản là khá cao do việc sản xuất kinh doanh phải dựa trên các qui luật sinh học động thực vật thuỷ sinh. Tính thời vụ thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ. Người sản xuất, cung ứng sản phẩm cần nắm rõ đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình là lớn nhất. Riêng ngành sản xuất tôm hiện nay, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), tôm là mặt hàng xuất khẩu triển vọng. Ngoài các thị trường truyền thống như châu Âu, Hoa Kỳ, năm 2010, xuất khẩu tôm đã đẩy mạnh vào Nhật Bản, Hàn Quốc... Riêng tôm sú, đã mang về không dưới 1,4 tỷ USD. Nhưng tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản, giá tôm nguyên liệu liên tục tăng trong nhiều tháng qua, nhiều nhà máy chỉ hoạt động 20-30% công suất. Nguyên nhân chính do sự phát triển bền vững ngành nuôi tôm gặp nhiều trở ngại, thời vụ nuôi chưa được kiểm soát chặt chẽ, hệ thống thủy lợi yếu kém, dịch bệnh tràn lan, vùng nguyên liệu không ổn định, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người nuôi lỏng lẻo khiến giá lên xuống thất thường, nguồn nguyên liệu không ổn định. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 Thực trạng chuỗi cung ứng tôm của công ty: 75% Các đại lý thu mua tôm Các nhà nhập khẩu Các công ty chế biến trung gian Công ty CP Thủy Sản Số 1 Các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng. 25% 90% 10% QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NỘI BỘ PHÍA MUA PHÍA BÁN So với chuỗi cung ứng của các công ty thủy sản khác thì chuỗi cung ứng mặt hàng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 cũng không mấy khác biệt, cụ thể như sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Đánh giá: Công ty CP Thủy Sản Số 1 mua tôm nguyên liệu từ hai nguồn chính: mua tôm nguyên liệu tươi chưa sơ chế từ các đại lý, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu tôm chính cho công ty chiếm khoảng 75%, tuy còn một số khuyết điểm nhưng đây là nguồn cung cấp hiệu quả nhất cho công ty. Gần đây do tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu công nhân nên công ty chủ động tìm nguồn nguyên liệu tôm đã đông block từ các công ty chế biến, đây là nguồn hiệu quả khi cần làm hàng gấp trong khi nguyên liệu dự trữ đã hết. Hai nguồn cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty khá hiệu quả nhưng khả năng để công ty có thể truy xuất một cách chính xác và hiệu quả đến khâu đầu vào cho nuôi trồng hiện nay vẫn là vấn đề rất khó thực hiện. Sản phẩm tôm của công ty chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài chiếm 90%, thị trường nội địa chiếm 10%. Quy trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty: 3 Phòng SX Khách hàng nội địa & quốc tế Phòng XK & KD nội địa Đại lý và các Công ty Phòng KD 4 7 PO 2 5 6 HĐ 1 8 Quy trình mua tôm nguyên liệu của công ty khá hợp lý, chi tiết thể hiện sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình mua tôm của công ty Nguồn: Phòng Kinh Doanh và Sản Xuất công ty CP Thủy Sản Số 1 Diễn giải quy trình: Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng. Phòng xuất khẩu & kinh doanh nội địa liên hệ với phòng sản xuất xem xét khả năng sản xuất hàng. Phòng sản xuất sẽ thông báo là đủ nguyên liệu hay không đủ cho sản xuất. Phòng xuất khẩu & KD nội địa thông báo phòng kinh doanh về việc thu mua tôm nguyên liệu. Phòng KD liên hệ với các đại lý bán tôm nguyên liệu và công ty bán tôm bán thành phẩm để tổ chức thu mua. Đại lý và các Công ty này sẽ thông báo về đơn giá hàng và phí vận chuyển. Hai bên thương lượng về chất lượng tôm và giá và đi đến ký kết hợp đồng mua bán. Phòng KD thông báo đơn giá cho phòng xuất khẩu & KD nội địa. Phòng Xuất khẩu sẽ xem xét chi phí thu mua để tính toán giá cả và tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. Đánh giá: Quy trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty tương đối tốt có sự phối hợp chặt chẽ giữ phòng thu mua, sản xuất và phòng bán hàng để định ra số lượng và giá cả mua nguyên liệu hợp lý. Nhưng quy trình mua phải qua nhiều giai đoạn nên mất thời gian, đôi khi dẫn tới chậm trễ trong việc sản xuất sản phẩm cho khách hàng. Nhất là khi gặp đơn hàng gấp mà tôm nguyên liệu tồn kho không còn. Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty: Kế hoạch sản xuất: Đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, nguyên vật liệu có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến doanh nghiệp vì trong giá trị sản phẩm sản xuất ra có từ 60% đến 80% là giá trị nguyên vật liệu, 20% đến 40% còn lại là giá trị nhân công, máy móc, thiết bị,…Vì vậy ngay từ đầu năm công ty đã lên kế hoạch số lượng nguyên liệu cần sản xuất chế biến dựa vào tồn kho và kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong năm tới để lên kế hoạch tìm nhà cung ứng thích hợp để kịp thời đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của cả năm. Năm 2011 công ty lên kế hoạch sản xuất phải đạt 2000 tấn thành phẩm. Trong đó riêng mặt hàng tôm phải sản xuất đạt 591,3 tấn thành phẩm để đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng nội địa và các đơn hàng xuất khẩu. Công ty đưa ra kế hoạch số lượng sản xuất, tồn kho cho năm 2011 và lên kế hoạch số nguyên liệu phải mua năm 2011 dựa vào số lượng sản phẩm xuất bán, và số lượng nguyên liệu tồn kho của các năm trước rồi dùng phương pháp dự báo bình quân giản đơn để tính. Cụ thể xem bảng 2.5 Bảng 2.5: Kế hoạch số lượng tôm thành phẩm và tồn kho tôm NL năm 2011 ĐVT: Tấn Năm Số lượng 2008 2009 2010 KH 2011 Sản phẩm tôm sú 401 200 360 320,3 Sản phẩm tôm càng 160 140 90 130 Loại tôm thẻ 202 103,5 102 141 Tồn kho NL tôm sú 100 80 90 90 Tồn kho NL tôm càng 40 30 15 28,3 Tồn kho NL tôm thẻ 55 60 70 61,7 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Dựa vào bảng định mức ta xác định được số tôm nguyên liệu cần mua cho năm 2011 Bảng 2.6: Định mức các loại tôm công ty sản xuất Loại Định mức Tôm sú 1kg NL -> 0,75 kg sản phẩm Tôm càng 1 kg NL -> 0,95 kg sản phẩm Các loại tôm thẻ 1 kg NL -> 0,75kg sản phẩm Nguồn: Phòng điều hành sản xuất – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Bảng 2.7: Kế hoạch số lượng nguyên liệu tôm cần mua trong năm 2011 Số lượng NL (tấn) Loại NL Cần cho SX năm 2011 Dự trữ năm 2010 Dự trữ cho năm 2011 Cần mua trong năm 2011 NL tôm sú 427 90 90 427 NL tôm càng 137 15 28,3 150,3 NL loại tôm thẻ 188 70 61,7 196,3 Tổng cộng 752 175 180 773,6 Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Dựa vào kinh nghiệm lâu năm, hiểu rõ về thị trường thủy sản nhân viên phòng kinh doanh đã lên kế hoạch thu mua từng loại tôm nguyên liệu cụ thể như sau: Bảng 2.8: Kế hoạch mua tôm cụ thể cho cả năm 2011 Loại Quý Sản lượng tôm sú (tấn) Sản lượng tôm càng (tấn) Sản lượng tôm thẻ (tấn) Quý 1 50 16 30 Quý 2 177 40 70 Quý 3 120 62 55 Quý 4 80 32,3 41,3 Cả năm 427 150,3 196,3 Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Quý đầu năm vì không phải là mùa thu hoạch tôm vậy nên nguồn nguyên liệu tôm rất khan hiếm, giá rất đắt nên công ty chỉ cố gắng mua đáp ứng nhu cầu sản xuất, khoảng 96 tấn. Đến quý hai và ba vào mùa thu hoạch tôm (Mùa thu hoạch tôm nuôi rải rác từ tháng 4 đến tháng 9. Chính vụ thu hoạch tôm, sản lượng cao nhất vào tháng 5, 6, 7) lúc này sản lượng tôm nhiều và giá giảm, công ty mua nhiều ngoài việc đáp ứng nhu cầu sản xuất còn mua tôm để dự trữ cho năm tiếp theo. Quý 2 mua khoảng 287 tấn, quý 3 mua khoảng 237 tấn. Còn những tháng cuối năm thì nhu cầu xuất khẩu tăng vì vậy mà nguồn nguyên liệu cũng sẽ khan hiếm, công ty dự định mua khoảng 153,6 tấn. Theo kế hoạch thì năm 2011 công ty sẽ mua 25% số tôm nguyên liệu cần thu mua, khoảng 193,4 tấn là tôm đã đông block từ các công ty, còn 75% tôm nguyên liệu phải mua còn lại, khoảng 580,2 tấn sẽ được mua từ các đại lý. Công ty thường mua tôm đông block nhiều ở quý 1 và quý 4. Khi tới mùa gặp được nguồn nguyên liệu tôm tốt mà giá cả rẻ thì công ty sẽ mua nhiều để trữ lại. Tóm lại ta thấy kế hoạch thu mua tôm của công ty khá hợp lý do sự am hiểu số lượng và giá cả thị trường thời điểm hiện tại nên đưa ra kế hoạch mua trong từng quý là khá chính xác và hợp lý nhưng đưa ra kế hoạch sản xuất và số lượng tồn kho năm này áp dụng phương pháp trung bình dự báo nên kết quả chưa khả quan. Hơn nữa công ty đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính do mới đầu tư nhiều vốn vào xây dựng nhà máy mới nhưng cũng chưa lên kế hoạch huy động vốn để mua nguyên liệu. Phương thức thu mua: Tôm nguyên liệu của công ty được được thu mua từ hai nguồn cung cấp chính: các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu và công ty sản xuất bán tôm đã được đông block. Các đại lý thu mua tôm Công ty Thủy Sản Số 1 Các ao tôm nuôi Nguồn 1: Thu mua tôm nguyên liệu chưa sơ chế: Để có nguồn nguyên liệu tôm công ty phải thu mua ở đại lý của các tỉnh như: Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau…(Bảng danh sách các đại lý ở phụ lục 2) Hình thức mua tôm nguyên liệu Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu theo hình thức gián tiếp Vào đầu năm nhân viên chịu trách nhiệm mua nguyên liệu tôm của phòng kinh doanh sẽ liên hệ với các đại lý có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty để ký hợp đồng kỹ thuật thu mua và thỏa thuận thương mại (Chi tiết phụ lục 3,4). Các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty cả năm. Các đại lý này đều có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản. (xem chi tiết phụ lục 5). Đại lý là những người có quan hệ mật thiết với hộ nuôi tôm, họ thường cung ứng vốn, cho các hộ nuôi trồng vay để đầu tư mua trang thiết bị mua giống và thức ăn cho tôm khi các hộ này gặp khó khăn về tài chính, ngược lại khi thu hoạch, người nuôi phải ưu tiên bán tôm cho các đại lý đã cho vay với giá thấp hơn giá thị trường. Các đại lý là người thu mua tôm tại đìa và chịu chi phí: thu hoạch, bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển tôm từ đìa đến nhà máy của công ty, chi phí trung bình họ bỏ ra là khoảng 6.400đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí các đại lý lãi khoảng 2.000đồng/kg tôm nguyên liệu. Tuy có lợi nhuận tương đối cao nhưng đại lý cũng phải chịu khá nhiều rủi ro do mỗi lần thu hoạch, đại lý phải thu mua hết sản lượng của một ao/đìa nuôi. Mỗi đại lý sẽ mua tôm nguyên liệu từ rất nhiều ao nuôi ở khu vực ĐBSCL. Theo thỏa thuận thương mại thì các đại lý này phải cung cấp tôm cho công ty khi công ty yêu cầu. Với số lượng tối thiểu và tối đa trong một năm do công ty và các đại lý thỏa thuận với nhau trong mỗi hợp đồng. Và giá mỗi lô hàng sẽ theo thỏa thuận giữa hai bên dựa vào giá thị trường tại thời điểm mua. Khi mua bán mỗi lô tôm nguyên liệu hai bên sẽ kí hợp đồng mua bán cho từng lô. Khi đã ký hợp đồng với các đại lý cung cấp tôm, công ty Thủy Sản Số 1 sẽ quản lý các đại lý này để đảm bảo nguyên liệu đảm bảo chất lượng, cụ thể như sau: Hướng dẫn việc tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu và yêu cầu chủ đại lý phải làm đúng theo hướng dẫn của công ty. Đại lý không sử dụng chất bảo quản bị cấm. Đại lý phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh đại lý đạt tiêu chuẩn VSATTP, thường xuyên cập nhật và cung cấp đánh giá của chi cục địa phương cho công ty. Công ty cử cán bộ kỹ thuật công tác tại đại lý để hướng dẫn thêm kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng của nguyên liệu. Nước đá sử dụng ở đại lý phải có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất nước đá đảm bảo an toàn vệ sinh. Công ty sẽ hỗ trợ một phần cơ sở vật chất cho đại lý khi đại lý cần. Khi có đơn đặt hàng công ty tổng hợp số lượng tôm nguyên liệu cần cho sản xuất và bộ phận thu mua sẽ gọi điện cho các đại lý cung cấp để thỏa thuận về cỡ tôm nguyên liệu cần cung cấp, giá cả, phẩm chất, số lượng, ngày giao nhận….Nếu hai bên đồng ý sẽ thực hiện giao dịch mua bán. Trước khi đưa tôm về công ty một tuần thì đại lý, cơ sở thu mua và nhân viên thu mua của công ty xuống ao nuôi kiểm tra chất lượng tôm bằng cách lấy mẫu tôm ở ao nuôi đi kiểm nghiệm, công ty không kiểm soát về quy trình nuôi, con giống, các loại thức ăn của tôm nuôi. Chỉ kiểm tra tôm trưởng thành nếu đạt chất lượng, đạt kháng sinh thì thu mua. (xem chi tiết phụ lục 6 - Phiếu kết quả kiểm nghiệm). Khi tôm đã được thu hoạch đem về đại lý nhân viên thu mua của công ty sẽ đến kiểm tra tôm nguyên liệu tại các đại lý. Nếu đạt chất lượng thì hai bên ký hợp đồng mua bán lô hàng này. Đại lý phải đưa giấy cam kết chất lượng tôm cho công ty (xem chi tiết phụ lục 7). Khi tôm nguyên liệu được các đại lý đưa về công ty. Tôm nguyên liệu đã vận chuyển tới công ty, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu kiểm hàng mua gửi cho phòng KCS, bộ phận KCS của công ty kiểm tra màu sắc, độ tươi, mùi, kháng sinh, vi sinh, tạp chất...(xem chi tiết phụ lục 8 – Biên bản kiểm tra chất lượng tôm). Sau khi kiểm hàng xong lập biên bản kết quả kiểm tra cho phòng kinh doanh. Nếu nguyên liệu đạt thì sẽ thu nhận và đưa vào chế biến ngay và không nhập kho nguyên liệu, nếu không đạt thì hạ loại hoặc trả lại cho nhà cung ứng. Đánh giá: Với hình thức thu mua này sẽ mang lại cho công ty nhiều thuận lợi: Nguyên liệu được thu mua ngay tại phòng tiếp nhận nguyên liệu, với đội ngũ thu mua nguyên liệu của công ty dày dạn kinh nghiệm những nguyên liệu không đạt yêu cầu chế biến sẽ được loại bỏ ngay, vùng nguyên liệu mua ổn định với số lượng lớn, giảm nhân lực cho việc vận chuyển, bảo quản nguyên liệu từ nơi mua về công ty và giảm thời gian, chi phí cho nhân viên đến từng vùng nguyên liệu để thu mua. Đây là phương pháp hiệu quả đối với công ty thời điểm hiện nay vì mới di dời nhà máy nên nguồn nhân lực của công ty đang thiếu trầm trọng. Tuy vậy, với hình thức thu mua này công ty cũng chịu nhiều bất lợi. Việc mua bán này sẽ làm ta không kiểm soát được thời gian từ khi nguyên liệu được đánh bắt đến lúc chuyển về công ty. Không biết được thời gian chết của nguyên liệu, không kiểm soát được quá trình bảo quản khi vận chuyển. Nếu mua phải lô tôm bị nhiễm kháng sinh thì phải trả lại sẽ mất thời gian tìm nguồn nguyên liệu mới nên thiếu nguyên liệu cho sản xuất đơn hàng. Việc thu mua tại công ty nên phụ thuộc vào nhà cung ứng đôi khi không chủ động được nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu không ổn định nên dễ rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Giá nguyên liệu cao hơn khi mua tại ao nuôi. Nguồn tôm các đại lý lấy từ nhiều nơi nên công ty không kiểm soát hết chỉ kiểm được ao nuôi điển hình. Không kiểm soát được quá trình nuôi, môi trường sống của tôm mà chỉ dựa vào giấy cam kết, tốn chi phí cho việc kiểm soát đại lý. Một số nhà cung ứng do chạy theo lợi nhuận đã sử dụng các hóa chất cấm trong danh mục để bảo quản nguyên liệu. Giá cao hơn so với giá mua tại ao. Phương pháp thu mua tôm nguyên liệu Việc thu mua được tiến hành theo phương thức thoả thuận giữa người mua và người bán. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mùa vụ, sự khan hiếm của nguyên liệu, yêu cầu sản xuất, kích cỡ và chất lượng nguyên liệu. Cần đảm bảo đủ lượng nguyên liệu, giá mua thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ chế biến. Tại công ty, việc thu mua được tiến hành mua theo kích cỡ và chất lượng. Bộ phận thu mua đánh giá dựa theo những tiêu chuẩn sau: Mỗi lô tôm NL đưa về được bộ phận kiểm nghiệm của công ty lấy mẫu kiểm tra xem có đạt yêu cầu về dư lượng hóa chất kháng sinh cấm theo quy định hiện hành của bộ thủy sản. Lô tôm bị biến đen bởi melanin, biến đỏ bởi astaxin, dư lượng kháng sinh và không đủ chất lượng sẽ bị trả về. Lô NL khi đến nhà máy, không có dấu hiệu bị bệnh, đảm bảo chất lượng được đổ lên bàn phân loại, tiến hành loại bỏ các con tôm sữa, tôm bị ươn, tôm mất đầu đuôi, … Sau đó phân cỡ lại lần nữa, con nào khác kích cỡ theo hợp đồng sẽ được để riêng ra và có thể mua với cỡ khác hoặc được trả lại cho đại lý theo thỏa thuận của hai bên. Cân tôm và lập hóa đơn cho người bán. Ngay trên bàn thu mua có đặt chiếc cân nhỏ, nếu chưa xác định chính xác tôm thuộc cỡ nào thì đưa lên cân để kiểm tra trọng lượng. Việc cân chỉ tiến hành khi thấy nghi ngờ về trọng lượng vì thực tế người tiến hành phân cỡ, phân loại là người có kinh nghiệm nên gần như thao tác cân ít phải thực hiện giúp thu ngắn thời gian thu mua. Với phương pháp thu mua này sẽ giúp công ty biết được chính xác về mặt kích cỡ, chất lượng của Tôm, giúp việc thu mua được định giá đúng. Người bán phải có trách nhiệm cao trong quá trình vận chuyển. Nhưng nếu nhân viên thu mua phân loại không đúng sẽ dẫn tới tình trạng nhầm cỡ, kiểm tra chất lượng không đúng từ đó dẫn tới việc thu mua và định giá không chính xác lúc đó công ty sẽ bị thiệt hại. Tìm hiểu nhà cung cấp tôm cho công ty: Trạm Tôm Võ Thị Nga Công ty mua nguyên liệu tôm từ nhiều đại lý, cơ sở thu mua ở nhiều tỉnh, và các chủ đại lý này cũng mua tôm ở nhiều nơi vì vậy trong phạm vi bài viết em không thể tìm hiểu hết, em chọn nghiên cứu quá trình vận chuyển tôm nguyên liệu từ Trạm tôm Võ Thị Nga (Địa chỉ: Ấp Voi Lá, Long Hiệp, Bến Lức, Long An) về công ty. Các ao nuôi tôm các tỉnh Công ty CP Thủy Sản Số 1 Trạm tôm Võ Thị Nga Trạm tôm Võ Thị Nga mua tôm từ các chủ ao nuôi điển hình như ao nuôi của ông Đoàn Văn Sâm ở Tân Phước, Gò Công Đông, Tiền Giang. Khi đến mùa thu hoạch chủ ao nuôi kiểm tra chất lượng tôm bằng cách trước ngày thu hoạch 1-2 ngày họ tiến hành dùng chài để chài kiểm tra, nếu tôm có vỏ cứng, tỉ lệ tôm mềm vỏ dưới 1% và tôm đạt trọng lượng tương đối size 30-40 con/kg các chủ ao nuôi mới gọi chủ đại lý bán. Đại lý lúc này sẽ liên lạc với công ty để bán và công ty nếu mua sẽ cử nhân viên xuống kiểm tra dư lượng kháng sinh và chất lượng tôm nguyên liệu. Chủ cơ sở với người nuôi tôm sẽ xác định cỡ tôm bằng cách chài tôm từ dưới ao nuôi lên một vài lần. Tôm từ những chài này sẽ được sử dụng để định số lượng và kích cỡ tôm và quyết định về giá thu mua của cả đầm tôm. (vì đây thường là đầm nuôi tôm công nghiệp). Sau khi thỏa thuận mua bán xong tiến hành thu hoạch tôm theo ngày thỏa thuận của hai bên. Bơm cạn nước trong ao, tôm sẽ rút xuống những chỗ nước sâu. Thu hoạch những con tôm trên mặt ao trước. Chỗ nước sâu dùng lưới quét áp vào bờ bắt trước phần lớn tôm, sau đó bơm hết nước và thu hoạch toàn bộ. Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm Nguồn: Phòng KCS – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Tôm sau khi thu hoạch tôm được rửa sạch bằng nước sạch loại bỏ rác, tạp chất,.. sau đó bỏ lên tấm nhựa được đặt ở nơi thoáng mát và phân size tôm, những con tôm cùng size sẽ được bỏ chung vào một rổ và sau đó cân. Hình2.3: Phân size tôm tại ao Hình 2.4: Cân tôm tại ao Nguồn: Phòng KCS – Công ty CP Thủy Sản Số 1 Sau đó ta làm tôm chết bằng cách ướp với nuớc đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với một phần nước đá và 1 phần nước. Nghĩa là 20 kg tôm ta cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch. Cách tiến hành như sau: Bước 1: Đổ nước vào thùng nhựa Bước 2: Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước. Bước 3: Khuấy đều cho nước đá tan (ở nhiệt độ 00C) tiếp theo cho 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại. Khi tôm ướp với nước đá xong, xếp thùng tôm lên xe bảo ôn rồi chuyển ngay về Trạm tôm Võ Thị Nga. Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm Nguồn: P. KCS-Công ty Thủy Sản Số 1 Tại Trạm Tôm Võ Thị Nga: vớt tôm ra phân size lần nữa, loại bỏ những con tôm bị long đầu, mềm vỏ, sâu đuôi, màu sắc không tự nhiên,…còn tôm đạt chất lượng đổ lên tấm đệm, dùng nước sạch xối lên tôm. Để khoảng 10 phút cho ráo nước rồi nhặt tôm cùng kích cỡ vào rổ nhựa theo thứ tự đầu đuôi đem cân ký. Rồi chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá như sau: cứ 10kg tôm được ướp với 10 kg nước đá (vì thời gian bảo quản và vận chuyển về công ty thường từ 12-24 giờ). Cách tiến hành: Bước 1: Trải một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt dày khoảng 1 tấc. Bước 2: Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, sau đó cứ cho một lớp nước đá một lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc. Bước 3: Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát. Từ trạm tôm vận chuyển về công ty CP Thủy Sản Số 1: Sau khi tôm được ướp với nước đá ở thùng cách nhiệt, sẽ được xếp lên xe bảo ôn có mái che thoáng mát, tránh được ánh sáng mặt trời để chuyển ngay về công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1, trong quá trình vận chuyển luôn giữ nhiệt độ nguyên liệu ≤ 4oC. Đại lý, thương lái thu mua Tôm Công ty chế biến trung gian Công ty Thủy Sản Số 1 Các ao nuôi tôm Nguồn 2: Mua tôm bán thành phẩm đã đông block: Vào thời gian đầu năm, tôm chưa vào mùa thu hoạch nên nguyên liệu khan hiếm lượng nguyên liệu dự trữ của công ty không đủ dùng hoặc những cỡ (size) tôm khách hàng yêu cầu mà các đại lý, cơ sở thu mua cung cấp nguyên liệu tôm cho công ty không đáp ứng được. Thì bộ phận thu mua nguyên liệu của công ty sẽ liên hệ với các công ty sản xuất chế biến thủy sản có mối quan hệ giao dịch-mua bán lâu năm với công ty để mua tôm đã được đông block. Mỗi năm sẽ ký thỏa thuận thương mại với các công ty này một lần. Và khi cần nguyên liệu thì sẽ liên lạc với các công ty này, nếu có hàng bán họ sẽ gửi mẫu qua cho công ty mình, đạt chất lượng hai bên sẽ thỏa thuận giá và ký hợp đồng mua bán. Sau đó họ sẽ giao hàng đến tận công ty mình. (Danh sách các công ty cung cấp tôm đông block cho công ty - phụ lục 9) Tìm hiểu công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn nhà cung cấp tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1 Quá trình sản xuất tôm đông block tại công ty Thủy Sản Long Toàn Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm đông block - Công ty Thủy Sản Long Toàn Nguồn: Phòng Sản Xuất của công ty CP Thủy Sản Đông Lạnh Long Toàn Diễn giải: Khi thương lái vận chuyển nguyên liệu đến Long Toàn thì sẽ có một bộ phận tiếp nhận nguyên liệu đến nhận nguyên liệu, kiểm tra và sàn lọc nguyên liệu, nếu nguyên liệu nào bị hư hỏng thì trả lại cho thương lái và tiến hành cân lại số lượng đã yêu cầu. Sau đó, nguyên liệu sẽ chuyển cho bộ phận sơ chế. Bộ phận này sẽ sơ chế ban đầu cho nguyên liệu như ( lột vỏ, lấy chỉ…). Nguyên liệu khi được sơ chế lần đầu sẽ được rửa sạch lần 1 và giao cho bộ phận phân size cỡ. Sau khi nguyên liệu đi qua máy phân size cỡ rồi đem đi cấp đông (Đông Block ) bằng tủ đông lạnh (- 40 độ C) mà không dùng dây truyền cấp đông IQF. Sau khi cấp đông xong sẽ được bao bì tạm và ghi nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng. Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến kho lạnh (nhiệt độ -22 độ C) để lưu kho. Quá trình bán tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1 Dựa vào số lượng hàng cần sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng và tình hình tôm nguyên liệu công ty CP Thủy Sản Số 1, mà phòng sản xuất sẽ báo số lượng và size tôm cần mua cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh liên hệ với công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn. Nếu có hàng thì sẽ gửi mẫu cho công ty Thủy Sản Số 1 để KCS kiểm tra và đi chiếu xạ kiểm tra mẫu nếu đạt chất lượng, không ngâm hóa chất, không dư lượng kháng sinh, đạt tiêu chuẩn vi sinh để xuất khẩu… thì hai bên sẽ thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng giao dịch mua bán. (xem chi tiết phụ lục 10) Sau đó công ty Long Toàn sẽ dùng xe tải lạnh, xe đảm bảo nhiệt độ ≤ -18oC để chở những thùng tôm đông block trữ ở kho đã được bao bì và niền chắc chắn đến công ty CP Thủy Sản Số 1. Khi nhập nguyên liệu về công ty, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu kiểm hàng gửi cho phòng KCS, phòng KCS sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng nguyên liệu, gửi lại kết quả cho phòng kinh doanh, nếu tôm đạt chất lượng thì sẽ nhận vào sản xuất. Nếu không đạt chất lượng sẽ trả lại. Nhận xét: Khi thu mua tôm đã đông block từ các công ty khác thì không cần phải đông block tôm nguyên liệu trước khi đưa vào bảo quản nguyên liệu, tiết kiệm được nhân công, nắm được thời gian sản xuất, thuận lợi khi công ty phải làm các đơn hàng gấp và chủ động mua dạng nguyên liệu mình cần. Tuy nhiên, đôi khi mua size tôm không đúng chuẩn như công ty mình làm, khó kiểm soát công nghệ chế biến, khó truy xuất nguồn gốc đến ao nuôi. Và nhất là không kiểm soát được chất lượng tôm nguyên liệu trước khi đông block vì vậy dễ mua nhầm tôm nguyên liệu kém chất lượng. Giá cao hơn so với giá mua tôm nguyên liệu rất nhiều. Nhận xét giá cả của phương pháp thu mua Phương pháp thu mua của công ty phù hợp với thực trạng hiện tại ở công ty đang thiếu nhân lực nhưng giá mua cao hơn rất nhiều so với giá mua tại ao, cụ thể như sau: Bảng 2.9: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 25/02/2011 Giá Loại Giá bán tại ao Giá bán của đại lý Giá tôm đông block Tôm sú 185-210 195-220 210-235 Tôm càng 200-230 210-235 225-255 Tôm thẻ 95-125 105-140 115,5-155,5 ĐVT: Ngàn đồng/kg Nguồn: Tổng hợp giá – Phòng kinh doanh công ty CP Thủy Sản Số 1 Công ty mua qua đại lý giá cao hơn mua tại ao khoảng 10 đến 12 ngàn đồng trên/kg. Còn mua tôm đông block giá lại cao hơn giá mua qua đại lý khoảng 10,5 đến 15 ngàn đồng/kg. Nếu trừ đi các chi phí bảo quản, vận chuyển, hao hụt và công nhân các đại lý thu lợi khoảng khoảng 2 đến 2,5 ngàn đồng/kg. Năm nay mua 580 tấn từ các đại lý vậy nếu công ty mua trực tiếp từ chủ ao nuôi công ty có thể tiết kiệm 1,16 tỷ đến 1,45 tỷ. Còn mua tôm đông block thì sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí thì các công ty đó cũng lời từ 4 đến 4,5 ngàn đồng/ kg, năm nay công ty mua 193 tấn từ nguồn này, nên nếu mua trực tiếp từ người dân có thể tiết kiệm hơn 773,6 triệu. Còn nếu mua qua đại lý thì cũng tiết kiệm được hơn 386 triệu. Vậy nếu mua trực tiếp từ ao nuôi sẽ thu được một số lời từ mua nguyên liệu khá lớn so với phương pháp mua này. Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty CP Thủy Sản Số 1: Miêu tả cuộc khảo sát: Tiến hành khảo sát các nhà cung cấp tôm cho công ty gồm các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu và các công ty bán tôm đông block. Để biết được khả năng cung cấp nguyên liệu cho công ty và những vấn đề về kiểm soát chất lượng của các nhà cung cấp. Với số mẫu khảo sát là 30 nhà cung cấp, thời gian khảo sát 5 ngày từ 20/4 - 25/4. Cách tiến hành phỏng vấn là gọi điện thoại và gửi bảng câu hỏi đến nhà cung cấp. Bảng câu hỏi khảo sát nhà cung cấp (xem chi tiết phụ lục 11). Thống kê và phân tích kết quả khảo sát: (kết quả xử lý - chi tiết phụ lục 12) Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát Tiêu chí ĐVT 1. Nguồn nguyên liệu Tỷ lệ % Tự thu hoạch từ ao nuôi 21 Mua từ thương lái 25 Mua từ người nuôi 46 Khác 8 2. Vùng tôm nguyên liệu Tỷ lệ % ĐBSCL 73 Bắc Trung Bộ 7 Vùng Cam Ranh 13 Khác 7 3. Nơi thường mua tôm giống Tỷ lệ % Trại tư nhân 40 Công ty cung cấp giống 20 Mua từ người bán trung gian 30 Bắt tự nhiên 10 4. Kiểm dịch loại bệnh tôm giống Tỷ lệ % Bệnh đốm trắng 20 Bệnh đầu vàng 10 Kiểm tra chất lượng chung 50 TVS trên tôm thẻ chân trắng 10 Nuôi tự nhiên không kiểm dịch 10 5. Loại thức ăn cho tôm Tỷ lệ % Thức ăn viên công nghiệp 50 Tự sản xuất trong nhà 20 Các loại cá nhỏ 20 Rong biển trong đầm phá 10 6. Qui trình nuôi tôm Tỷ lệ % Nuôi theo kinh nghiệm 50 Theo quy định của bộ NN&PTNT 20 Theo viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 20 Khác 10 7. Cách kiểm tra chất lượng tôm NL Tỷ lệ % Dựa vào màu sắc 23 Dùng thiết bị kiểm tra chất lượng 50 Độ tươi của tôm 17 Khác 10 8. Kích cỡ tôm thường mua Tỷ lệ % Lớn 20 Trung bình 37 Nhỏ 30 Rất nhỏ 13 9. Sản lượng tôm NL có thể cung cấp Tỷ lệ % Dưới 15 tấn 6,7 15-20 tấn 10 20-25 tấn 20 Trên 25 tấn 63,3 10. Sản lượng tôm sú có thể cung cấp Tỷ lệ % Dưới 5 tấn/ngày 3,3 5-7 tấn/ngày 13,3 7-14 tấn/ngày 23,3 Trên 14 tấn/ngày 60 11. Sản lượng tôm thẻ có thể cung cấp Tỷ lệ % Dưới 5 tấn/ngày 26,7 5-7 tấn/ngày 50 7-14 tấn/ngày 20 Trên 14 tấn/ngày 3,3 12. Sản lượng tôm càng có thể cung cấp Tỷ lệ % Dưới 5 tấn/ngày 46,7 5-7 tấn/ngày 33,3 7-14 tấn/ngày 16,7 Trên 14 tấn/ngày 3,3 13. Hình thức bán tôm NL được quan tâm Tỷ lệ % Hợp đồng dài hạn 21 Hợp đồng thời vụ 34 Thu hoạch bán nơi trả giá cao 31 Chuyển hàng tới công ty mua 14 14. Mức độ quan tâm Điểm Quy trình nuôi 2,6 Ao nuôi 2,7 Thức ăn đạt tiêu chuẩn 2,7 Chất kháng sinh có trong tôm 4,2 Kích cỡ tôm 4,3 15. Mức độ hài lòng Điểm Cách thức nhận hàng 3,37 Thanh toán 3,4 Giá cả 3,3 Nguồn: Ttrích từ tống hợp kết quả khảo sát Nguồn tôm nguyên liệu Qua cuộc khảo sát cho thấy mỗi nhà cung cấp tôm cho công ty lấy tôm từ nhiều nguồn khác nhau, họ mua từ chủ các ao nuôi là nhiều chiếm 46%, tiếp theo mua từ thương lái chiếm 25%, còn tự thu hoạch từ ao nuôi của họ thì chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 21%. Vậy nên các nhà cung cấp tôm cũng không kiểm soát rõ nguồn gốc của tôm. Đa số họ lấy tôm từ vùng ĐBSCL chiếm 73%, lấy từ vùng Cam Ranh 13%. Cụ thể như hình 2.5 và 2.6. Vậy tôm nguyên liệu được lấy từ các nguồn có uy tín và gần công ty nên thời gian vận chuyển về công ty tương đối ngắn. N=30 N=30 Hình 2.6: Nguồn tôm nguyên liệu Hình 2.7: Vùng mua tôm nguyên liệu Tôm nguyên liệu nuôi ở ao Tôm giống nguyên liệu chủ yếu là mua từ các trại giống tư nhân 40% và từ người bán trung gian 30% và có cả lấy từ tự nhiên 10% nên chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đa số tôm giống trước khi thả vào nuôi đã được kiểm dịch các loại bệnh, thường là kiểm tra chất lượng chung chiếm 50%, bệnh đốm trắng và đầu vàng là hai loại bệnh nguy hiểm gây chết toàn bộ ao nuôi, nên cũng thường kiểm tra, chiếm khoảng 30%. Vậy hầu hết tôm giống đã kiểm tra chất lượng nên tôm giống đảm bảo chất lượng nhưng còn một số ít nuôi theo hình thức tự nhiên không kiểm dịch 10%. N=10 N=10 Hình 2.8: Nơi mua tôm giống Hình 2.9: Kiểm dịch tôm giống Đa số quy trình nuôi tôm nuôi theo kinh nghiệm chiếm 50%, chỉ có 20% nuôi theo quy định của viện nghiên cứu Thủy Sản và 20% theo quy định của Bộ NN & PTNT. Hơn nữa phần lớn thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp 50% vì vậy chất lượng tôm thu hoạch chưa cao đôi lúc vẫn bị dư lượng kháng sinh cao. Cụ thể như hình 2.9 và hình 2.10. Công ty nên tìm hiểu tôm giống của các công ty để hạn chế mua phải tôm nguyên liệu bị dư lượng kháng sinh cao, chất lượng tôm không đạt tiêu chuẩn. N=10 N=10 Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng Kiểm tra chất lượng tôm nguyên liệu khi mua N=30 Khi mua tôm nguyên liệu họ đều có cách kiểm tra chất lượng tôm riêng qua khảo sát cho thấy chỉ mới có 50% nhà cung cấp dùng thiết bị kiểm tra chất lượng tôm trước khi mua, còn lại kiểm tra dựa vào kinh nghiệm như màu sắc 23%, độ tươi của tôm 17%. Vậy nên vẫn còn tôm bị nhiễm kháng sinh khi đưa về công ty. Hình 2.12: Cách kiểm tra tôm nguyên liệu Mối quan tâm khi mua tôm nguyên liệu của nhà cung cấp N=30 Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm Qua kết quả khảo sát hình 2.13, ta thấy khi mua tôm nguyên liệu các nhà cung cấp ít khi quan tâm đến quy trình nuôi của các chủ ao nuôiMức độ hài lòng của nhà cung cấp tôm nguyên liệu , số lượng nhà cung cấp không quan tâm đến điều này chiếm số lượng nhiều, điểm trung bình cho mức độ quan tâm về quy trình nuôi là 2,56 điểm/5 điểm. Điều kiện vệ sinh ao nuôi cũng rất ít nhà cung cấp tôm nguyên liệu quan tâm, số lượng người không quan tâm tới điều này khi thu mua tôm nguyên liệu cao, còn số lượng quan tâm đến điều kiện ao nuôi rất ít, điểm trung bình cho mức độ quan tâm về ao nuôi chỉ đạt 2,7 điểm/5 điểm. Và cũng rất ít quan tâm đến các tiêu chuẩn về thức ăn khi mua tôm nguyên liệu, điểm trung bình chung mức độ quan tâm đến tiêu chuẩn thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi là 2,7 điểm/5 điểm. Không kiểm soát quá trình nuôi, điều kiện vệ sinh ao nuôi, điều kiện nước ở ao nuôi và các tiêu chuẩn thức ăn cho tôm mà các chủ ao nuôi áp dụng khi nuôi vì vậy rất dễ mua phải tôm bị tạp chất, dư lượng kháng sinh cao, tôm không đạt chất lượng. Do hiện nay các nước nhập khẩu Thuỷ Sản rất quan tâm đến kháng sinh trong sản phẩm thủy sản do vậy mà các nhà cung cấp tôm nguyên liệu cũng rất quan tâm chất kháng sinh trong tôm khi họ mua tôm nguyên liệu, họ thường xuyên kiểm tra dư lượng kháng sinh ở các ao nuôi bán tôm cho họ, điểm trung bình về mức độ quan tâm của nhà cung cấp khi họ mua tôm nguyên liệu là 4,1 điểm/5 điểm. Đây cũng là thuận lợi cho công ty trong việc mua tôm nguyên liệu không bị nhiễm kháng sinh. Kích cỡ tôm cũng là mối quan tâm hàng đầu khi họ mua tôm vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ mỗi cỡ khác nhau sẽ có giá chênh lệch nhau rất nhiều, phân cỡ sai sẽ dẫn đến mua nhầm giá. Điểm trung bình mức độ quan tâm về kích cỡ tôm khi họ mua tôm nguyên liệu rất cao 4,3 điểm/5 điểm. Cỡ tôm nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều nhất N=30 Cỡ tôm có thể cung cấp nhiều nhất là cỡ trung bình 37%, cỡ nhỏ chiếm 30%, đây là một thuận lợi cho công ty vì đa số tôm nguyên liệu công ty cần là loại tôm nhỏ cỡ 20-60 con/kg. Nên các nhà cung cấp có thể cung cấp số lượng lớn cho công ty. Hình 2.14: Cỡ tôm cung cấp nhiều nhất Sản lượng tôm nguyên liệu có thể cung cấp cho công ty Theo kế hoạch năm nay công ty mua 773,6 tấn tất cả các loại tôm nguyên liệu trong đó cần 427 tấn tôm sú, 150,3 tấn tôm càng và 196,3 tấn tôm thẻ. Công ty có 30 nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty, vậy trung bình mỗi nhà cung cấp phải cung cấp khoảng 25,7 tấn/năm các loại tôm, tôm sú 14,2 tấn/ năm, tôm càng 5 tấn/năm, tôm thẻ 6,5 tấn/năm, qua khảo sát chỉ có 63,3% nhà cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu tôm nguyên liệu, chỉ 60% nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tôm sú, 73% nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tôm thẻ, tôm càng có tới 46,7% các nhà cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu nhưng có vài nhà cung cấp với số lượng khoảng từ 7-14 tấn/năm chiếm 16,7%. Kết quả cụ thể như hình 2.15, 2.16, 2.17, 2.18. Công ty có nguy cơ bị thiếu tôm nguyên liệu cho sản xuất và dự trữ vậy nên công ty phải có kế hoạch tìm thêm các nhà cung cấp có uy tín để mua đủ số tôm nguyên liệu cho công ty. N=30 N=30 Hình 2.15: Sản lượng tôm NL cung cấp Hình 2.16: Sản lượng tôm sú cung cấp N=30 N=30 Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ cung cấp Hình 2.18: Sản lượng tôm càng cung cấp Nhận xét quá trình mua của công ty CP Thủy Sản Số 1 Đa số các nhà cung cấp đều có mối quan hệ thân thiết và hợp tác lâu năm với công ty vì vậy họ hài lòng với giao dịch mua bán của hai bên, đa số nhà cung cấp hài lòng về cách nhận hàng của công ty công ty nhiều, điểm trung bình sự hài lòng của các nhà cung cấp là 3,37 điểm/ 5 điểm, công ty luôn thanh toán đúng theo hợp đồng vì vậy hầu hết các nhà cung cấp đều thấy hài lòng, điểm trung bình mức độ hài lòng về cách thanh toán của công ty cao 3, 43 điểm/ 5 điểm. Giá cả mua bán theo giá thị trường nên đa số nhà cung cấp thấy bình thường và cũng hài lòng với mức giá thỏa thuận của hai bên đạt 3,27 điểm/ 5 điểm. Cụ thể xem hình 2.19. N=30 N=30 Hình 2.19: Mức độ hài lòng của nhà cung cấp Hình 2.20:Hình thức bán quan tâm Các hình thức bán được quan tâm khi bán tôm nguyên liệu Qua kết quả khảo sát hình 2.20 ta thấy vì kết quả thu hoạch hay thất thường nên hình thức hợp đồng thời vụ được quan tâm nhất 34%, bán cho nơi trả giá cao 31%. Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1: Vị trí, kích thước của kho lạnh: Kho lạnh của xí nghiệp tại Củ Chi cao 7m, sâu 16m, ngang 40m, gồm 2 kho liền nhau có hành lang 4m nối liền 2 kho. Kho A chứa được 1000 tấn thường sử dụng để chứa nguyên liệu, kho B chứa khoảng 500 tấn dùng để chứa thành phẩm sản xuất ra. Cuối hành lang có cửa thông với phòng bao trang ở xưởng sản xuất để thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu sau khi đã được xử lý hoặc thành phẩm vào kho. Có 2 xe nâng để chuyển hàng từ container hoặc xe tải lên và xuống kho. Kho lạnh ở xí nghiệp tại Âu Cơ gồm 9 kho. Các kho đều có diện tích bằng nhau, cao 3m, rộng 10m, ngang 17m. Cả 9 kho chứa được 1200 tấn. Kho 1, 2, 3 chứa nguyên liệu, kho trung chuyển 4, 5 cạnh phòng bao gói thông với phòng này bằng cửa nhỏ để tiện cho việc chuyển thành phẩm sau khi bao gói vào kho. Kho chứa thành phẩm 6, 7, 8 đặt phía sau công ty hạn chế tác động xấu từ môi trường. Hiện kho 9 đang bỏ trống. Nguyên liệu tôm và các sản phẩm tôm đều được bảo quản ở kho lạnh Củ Chi do các sản phẩm tôm đều sản xuất ở nhà máy này. Nên em tìm hiểu về kho tại Củ Chi. Điều kiện bảo quản: Cấu trúc tường và trần kho: Cấu trúc tường và trần kho lạnh có lớp cách nhiệt, cách ẩm tốt để nhiệt và ẩm khó xâm nhập vào trong kho lạnh để kho lạnh có nhiệt độ bảo quản ổn định tránh làm hư hỏng sản phẩm. Nền kho: Được xây dựng trực tiếp trên mặt đất, do nhiệt độ của kho thấp do đó sau một thời gian sẽ có hiện tượng tạo đá dưới nền kho vì vậy sẽ không xếp sản phẩm trực tiếp lên nền kho mà dùng khung kệ sắt xếp sản phẩm lên. Cửa kho: Có tới hai lớp cửa một lớp đóng kho bên ngoài kho, cách một khoảng rộng lại có thêm cửa kho đóng kín kho và có màn che chắn tránh cho không khí xâm nhập vào kho làm độ ẩm tăng. Độ ẩm cao sẽ ngưng tụ thành băng tuyết trên bề mặt dàn lạnh khi đó nó sẽ làm nhiệt độ trong kho không ổn định, sản phẩm dễ bị biến đổi. Nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ kho lạnh -200C, trong kho có lắp đèn chiếu sáng. Cách sắp xếp hàng trong kho trữ đông: Kho ở Củ Chi xếp thùng nguyên liệu lên khung kệ sắt đã thiết kế sẵn, cách tường 20cm và cách trần nửa mét, xếp chồng các thùng nguyên liệu hoặc sản phẩm lên nhau. Hình 2.21: Cửa kho lạnh ở Củ Chi Hình 2.22: Cách xếp hàng trong kho Nguồn: Hình tự chụp – ngày 3/4/2011 Nguồn: Hình tự chụp – ngày 3/4/2011 Quản lý kho nguyên liệu-kho A: Sức chứa: Kho nguyên liệu chứa được 1000 tấn, nhưng hiện chỉ chứa 700 tấn. Nơi để chứa tôm nguyên liệu chứa được 500 tấn, hiện nay mới chỉ chứa 350 tấn. Vậy hiện nay kho chứa nguyên liệu còn trống nhiều, công ty có thể trữ thêm nguyên liệu. Xếp kho: kho nguyên liệu được chia ra những khu nhỏ A1, A2,…..A12 để chứa hàng nguyên liệu, mỗi khu sẽ chứa nguyên liệu để sản xuất cho mỗi khách hàng riêng, như khu A1, A2, chứa nguyên liệu sản xuất nội địa, A3 chứa nguyên liệu sản xuất hàng cho Lansea Food Hàn Quốc, khu A4 chứa nguyên liệu sản xuất cho Alphabay Pháp… Trong mỗi khu chia ra từng kệ để chứa nguyên liệu theo từng loại như kệ 1 của khu A1 chứa nguyên liệu mực, kệ 2 của khu A2 chứa nguyên liệu tôm sú, ...và mỗi kệ còn chia ra nhiều ngăn chứa từng size của mỗi loại, ví dụ kệ 2 chia ra ngăn 1 chứa tôm size 41-50, ngăn 2 chứa 51-60,... đặt mã cho từng vị trí đã chia, như đặt mã A3.2.1 là nguyên liệu sản xuất cho Lanse Food, nguyên liệu tôm sú size 41-50. Khi nhập nguyên liệu vào sẽ xếp nguyên liệu vào đúng từng vị trí. Nhưng do kho mới đi vào hoạt động nên đôi khi nhân viên giữ kho còn thấy chỗ nào trống thì xếp vào mà không theo vị trí đã chia. Rất khó khi lấy nguyên liệu ra và cũng khó quản lý. Xuất nhập: nhập nguyên liệu vào quản lý bằng phiếu nhập, khi xuất nguyên liệu ra sản xuất cũng làm phiếu xuất nội bộ trên các phiếu này ghi rõ số lượng mỗi loại nguyên liệu nhập xuất và ngày tháng năm nhập xuất. Theo dõi nguyên liệu tồn kho: Mỗi ngày xuất nhập loại nguyên liệu nào, size nào, số lượng bao nhiêu sẽ viết lại trong sổ riêng cuối tháng sẽ nhập vào bảng excel số lượng phát sinh trong kỳ, từ số lượng đầu kỳ sẽ tính số lượng tồn cuối kỳ mỗi tháng. Kiểm kê hàng nguyên liệu: Phòng sản xuất kiểm kê và lập bản riêng, phòng kinh doanh cũng kiểm kê và lập một bảng riêng. Không chú ý đến việc “nhập trước xuất trước” cứ lấy nguyên liệu ở nơi thuận tiện nhất đem ra sản xuất dẫn đến cứ lấy nguyên liệu mới nhập vào đem ra sản xuất trong khi những nguyên liệu được trữ lâu vẫn còn lại nên có khi nguyên liệu bị quá hạn không thể đem ra sản xuất. Kho thành phẩm-kho B: Sức chứa: Kho thành phẩm chứa được 500 tấn nhưng do sản phẩm sản xuất ra thường xuất bán ngay thời gian lưu kho ngắn nên kho vẫn trống nhiều, hiện kho vẫn có thể chứa thêm 100 tấn sản phẩm. Xếp kho: Kho B cũng được chia ra từng khu B1, B2…để chứa sản phẩm của từng khách hàng. Mỗi khu chia ra từng kệ để chứa từng loại sản phẩm, như chia ra kệ 1 chứa những sản phẩm làm từ tôm, kệ 2 chứa những sản phẩm làm từ mực,…Mỗi kệ lại chia ra từng ngăn để chứa những sản phẩm khác nhau trong mỗi loại như ngăn 1 chứa tôm sú PTO, ngăn 2 chứa tôm sú xẻ bướm… Và khi xếp hàng vào kho thì sẽ xếp theo đúng vị trí đã quy định. Xuất nhập: Mỗi lô hàng nhập vào hay xuất ra đều có phiếu xuất, nhập kho từ phòng kinh doanh đưa xuống kho ghi rõ lý do xuất nhập, số lượng mỗi loại và ngày tháng xuất nhập. Quản lý rất chặt chẽ, hợp lý. Tồn kho: Số nhập xuất và tồn kho được cập nhật vào phần mềm là căn cứ vào số sổ sách ghi chép của Thủ kho. Do số lượng mặt hàng quá nhiều nên hay bị sai lệch. Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu của công ty: Điểm mạnh (Strength) Điểm yếu (Weakness) - Phương thức thu mua chủ yếu là đại lý: giảm bớt chi phí, nhân lực cho hoạt động thu mua và mua được hàng số lượng lớn. - Sức chứa kho lạnh lớn có thể trữ được số lượng tôm nguyên liệu nhiều, có nguyên liệu sản xuất khi trái mùa. - Quy trình xử lý, bảo quản nguyên liệu đạt tiêu chuẩn của Cục ATVSTP. - Cán bộ thu mua có nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường Thủy sản. - Có mối quan hệ tốt với các đại lý. - Các đại lý đa số đều có uy tín cao trong ngành, có khả năng cung cấp hàng với số lượng lớn và chất lượng hợp yêu cầu. - Có mối quan hệ tốt với các công ty Thủy sản khác vì vậy nên mua tôm đông block tốt để phục vụ sản xuất khi đơn hàng gấp hay tôm dữ trữ không có size cần sản xuất. - Chưa có bộ phận thu mua độc lập - Cán bộ thu mua chưa lập kế hoạch thu mua chi tiết số lượng từng đại lý, công ty và chưa có kế hoạch tìm nguồn cung thay thế khi các đại lý và công ty này không cung cấp đủ nguyên liệu dự trữ. - Thiếu cán bộ thu mua và quản lý đại lý - Hoạt động thu mua chưa đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất. - Công tác kiểm kê nguyên liệu còn gặp khó khăn. - Phụ thuộc chủ yếu vào các đại lý và các công ty cung cấp nguyên liệu. - Khi lô tôm mua về bị kháng sinh khi trả lại sẽ phải tốn kém chi phí thu mua lại và thiếu nguyên liệu để sản xuất. - Các nhà cung cấp không có khả năng cung cấp đủ số lượng tôm nguyên liệu. Cơ Hội (Opportunity) Thách Thức (Threat) - Nhu cầu thị trường Nhật Bản tăng cao. - Sự hỗ trợ của Chính phủ về kỹ thuật, lãi suất tín dụng khi áp dụng nuôi giống mới thử nghiệm có năng suất cao. - Việc kinh doanh có hệu quả cả trong thời gian khủng hoảng kinh tế đã tạo niềm tin cho các khách hàng quốc tế như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… - Tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu vẫn diễn ra trong thời gian sắp tới. - Tình trạng nhiễm kháng sinh nguồn tôm nguyên liệu vẫn tiếp tục gia tăng. Bản thân quá trình sản xuất: Tình hình sản xuất hiện tại của công ty: Theo kế hoạch sản xuất của công ty năm 2011 sẽ sản xuất 591,3 tấn các loại sản phẩm từ tôm. Trung bình mỗi tháng phải sản xuất được khoảng 49,3 tấn thành phẩm tôm, nhưng trong 3 tháng đầu năm mỗi tháng công ty chỉ sản xuất được khoảng 39,4 tấn mỗi tháng, số lượng thực tế đạt khoảng 80% kế hoạch công ty đưa ra. Và trong 3 tháng đầu số lượng tôm thành phẩm cũng không thể nào đáp kịp ứng nhu cầu khách hàng. Cũng chỉ đáp ứng được 82% tiến độ giao hàng cho khách hàng. Nguyên nhân chính của việc sản xuất không đáp ứng nhu cầu khách hàng và kế hoạch của công ty là do thiếu nguyên liệu để sản xuất và xí nghiệp ở Củ Chi mới đi vào sản xuất nên thiếu công nhân trầm trọng. Dù máy móc thiết bị mua mới nhiều nhưng vẫn chưa tận dụng hết công suất, công suất của máy móc chỉ mới đạt 70-80%. Tuy sản lượng công ty sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu cầu của khách hàng nhưng không thuê gia công bên ngoài. Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1: Rã đông Xử lý, bảo quản NL Rửa Sơ chế Tiếp nhận nguyên liệu SX tôm thành phẩm Phân cỡ Rửa Định hình Xếp khay Bao gói, rà kim loại Đóng thùng Cấp đông Bảo quản Phân cỡ Xếp khay Cấp đông Bao bì nguyên liệu Bảo quản Áp dụng quy trình sản xuất sạch đã làm giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường nhờ vậy hiệu quả sản xuất được nâng lên rõ rệt công ty ngày càng tiến đến sản xuất chất lượng toàn bộ các quy trình từ đầu vào đến đầu ra để chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên. Các sản phẩm đều sản xuất theo quy trình khép kín. Sau đây là quy trình sản xuất tôm của công ty: Sơ đồ 2.5 Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 Nguồn: Phòng sản xuất - Công ty CP Thủy Sản Số 1 Thuyết minh quy trình: Tiếp nhận nguyên liệu: Tôm nguyên liệu đã được phòng KCS kiểm tra đạt chất lượng được đưa vào phòng tiếp nhận đổ vào thùng để loại bỏ đá, tạp chất và các loại nguyên liệu tạp khác. Dùng rổ múc tôm cho vào sọt nhựa. Rửa xong để tôm lên trên kệ (hoặc pallet), tiến hành phân loại các loại tôm sau đó phân cỡ sơ bộ rồi cân để xác định số lượng nhập vào. Thời gian tiếp nhận cho 1 tấn nguyên liệu không quá 30 phút. Nguyên liệu nhận vào phải đạt yêu cầu, thường tỉ lệ không đạt yêu cầu ≤ 2.5%. Rửa: Nguyên liệu tôm sau khi tiếp nhận có lẫn tạp chất, vậy sau khi tiếp nhận tôm được rửa trong thùng inox chứa 100 lít nước đá nhiệt độ từ 0o-5oC. Nhúng ngập rổ tôm vào nước rồi lấy lên, mỗi lần rửa không quá 10kg/rổ nhựa, thay nước sau 5 lần rửa. Sau đó, đặt rổ lên pallet nhựa rồi múc một xô nước sạch dội lên rổ tôm một lần nữa. Sơ chế: Dùng kẹp chuyên dùng để lấy túi phân ra khỏi đầu tôm. Chỉ lưng là gân máu và ruột tôm, là nơi phát sinh làm thối thịt tôm, do đó cần phải rút chỉ lưng. Sau đó tùy từng loại sản phẩm và tùy yêu cầu của từng khách hàng mà có cách sơ chế khác nhau như: lặt bỏ đầu tôm, lột vỏ, chỉ cắt râu để nguyên con,.... Quy trình xử lý và bảo quản nguyên liệu: Phân size (cỡ): Phân cỡ tôm để đáp ứng yêu cầu khách hàng về kích cỡ từng loại sản phẩm. Trong thực tế, người ta không lấy từng số cỡ mà lấy từng nhóm gồm nhiều số cỡ để quy vào một cỡ. Vì chênh lệch giữa vài kích cỡ với nhau là không đáng kể nên không thể chia ra quá nhiều cỡ được do khó quản lý. Hiện nay công ty sử dụng các cỡ tôm như sau: 13-15, 16-20, 21-25, 26-30, 31-40, 41-50, 51-60, 61-70, 71-90. Xếp khay: Mỗi công nhân chuẩn bị một khuôn bằng nhôm. Khi rổ tôm đã cân trọng lượng được chuyển đến, người công nhân lấy thẻ cỡ gắn lên rổ đặt vào khuôn rồi tiến hành xếp tôm, lấy tôm từ rổ và xếp vào khuôn, xếp đúng kỹ thuật. Cấp đông: Nhiệt độ phòng cấp đông là -400C, thời gian cấp đông là 4 giờ. Đối với tôm dạng lốc, sau khi châm nước đá lạnh lượng nước đầy khay, sẽ được cấp đông ở máy đông tiếp xúc dạng tấm. Nhiệt lạnh được truyền trực tiếp từ dàn lạnh là các tấm lắc tuyền trực tiếp qua khay nhôm từ 2 mặt trên và dưới đến tôm. Nhiệt độ cấp đông tiếp xúc là -400C, thời gian cấp đông là 3 giờ. Bao bì nguyên liệu: Bao gói kín để tránh oxy hóa. Xếp block tôm vào bao PE và ép mí. Sau đó cho vào thùng carton và dán nhãn thông tin nguyên liệu ra ngoài. Bảo quản: Đưa vào kho nguyên liệu để trữ đông với nhiệt độ -180C. Quy trình sản xuất tôm thành phẩm: Nếu ta dùng tôm nguyên liệu được sơ chế đưa vào sản xuất thành phẩm thì sẽ không rã đông, còn dùng nguyên liệu đông block thì phải rã đông trước khi sản xuất. Rã đông: Tôm được lấy từ kho lạnh đến phòng sản xuất bằng xe kéo để rã đông. Làm tan hết đá và tôm tách rời nhau ra. Nhiệt độ nước rã đông < 250C, nhiệt độ phòng 220C, thời gian tan hết đá tôm rời nhau, thân tôm mềm là 6-7 phút. Phân cỡ: Đảm bảo chất lượng lô hàng đúng kích cỡ. Tùy theo từng loại sản phẩm và từng khác hàng mà ta phân cỡ tôm nhất định. Định hình: Tùy theo yêu cầu của từng khách hàng và từng loại sản phẩm mà ta có cách định hình khác nhau như: xẻ bướm, lột PTO, kéo nobashi, cuốn chiên, duỗi dài con tôm tẩm bột chiên,... Xếp khay: Mỗi công nhân chuẩn bị một khay không. Khi rổ tôm từ đã định hình sẽ chuyển đến bàn xếp khay, người công nhân lấy thẻ cỡ gắn lên rổ đặt vào khuôn rồi tiến hành xếp tôm; lấy tôm từ rổ và xếp vào khuôn để nhãn cỡ tôm ở đáy khuôn. Cân để kiểm tra khối lượng mỗi khay. Rồi châm 150-160g nước sạch ở nhiệt độ ≤5oC. Cấp đông: Từng vỉ tôm được xếp lên đầu vào băng chuyền IQF. Trong quá trình vỉ tôm chuyển động trong băng chuyền thì nhiệt được truyền từ giàn lạnh đến tôm. Bao gói, rà kim loại: Bao gói phải kín để ngăn cản sự oxy hóa, dán nhãn size. Vỉ tôm sau khi được bao gói và dán nhãn sẽ được chuyển lên băng tải của máy rà kim loại để kiểm tra có sót kim loại hay không. Nếu có sẽ bị loại ra xử lý lại. Đóng thùng: Sau khi qua khâu rà kim loại, các gói tôm cho vào thùng theo cỡ, rồi xiết dây thùng để việc bảo quản tốt hơn. Trên thùng carton có ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: tên sản phẩm, ngày sản xuất, size, nơi sản xuất,… Nhận xét về sản xuất: Quy trình sản xuất sản phẩm khép kín, sản phẩm đã được kiểm duyệt và được chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty đã đạt được các chứng chỉ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 2000, tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC, HALAL trên cơ sở áp dụng HACCP, SSOP-GMP… Nhưng chưa tối ưu hết tất cả các công đoạn, nhiều công đoạn trong sản xuất vẫn còn làm thủ công như khi lột vỏ, ép bao bì, phân chia khối lượng vẫn do công nhân thực hiện chưa áp dụng công nghệ máy móc. Áp dụng quy trình sản xuất sạch làm giảm tổn thất nguyên liệu, tỷ lệ thu hồi sản phẩm tăng, có hồ xử lý nước thải tránh thải nước thải, phế liệu ra môi trường. Nhưng sản xuất chưa tiết kiệm nước sạch, công nhân sử dụng quá nhiều nước trong quá trình rửa và rã đông nguyên liệu. Hơn nữa do thiếu công nhân nên không sử dụng hết công suất của máy móc. 2.2.2.3 Bao gói, nhãn mác và thùng carton cho các sản phẩm tôm: Toàn bộ bao P/E, hộp, nhãn mác, thùng carton, thùng mốp… để sản xuất sản phẩm của công ty đều được thuê ngoài sản xuất. Nhà cung cấp bao bì lâu dài của công ty là: Công ty Liksin - Điện thoại 84-8-751 2562 - Fax 84-8-751 2561 Địa chỉ: 159 Kinh Dương Vương, P.12, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh Đầu năm sẽ ký hợp đồng kinh tế với công ty Liksin để thỏa thuận việc cung cấp bao bì cho các sản phẩm tôm của công ty. Khi nhận được đơn đặt hàng công ty lên kế hoạch sản xuất xong sẽ liên lạc với Liksin để đặt bao gói, nhãn mác, thùng carton… theo mẫu và số lượng của đơn đặt hàng. Giá cả tùy thuộc giá hiện tại trên thị trường. Xuất bán thành phẩm tôm: Sản phẩm tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 phần lớn được xuất bán sang nước ngoài, nhưng mấy năm gần đây công ty cũng đẩy mạnh khâu tiêu thụ trong nước. Kênh phân phối nội địa: Sản phẩm được phân phối đến hệ thống các siêu thị, hệ thống các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, các nhà hàng… (Xem chi tiết phụ lục 13) Kênh phân phối xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Châu Âu, Châu Á, và một số thị trường khác. 2.2.3.1 Vận chuyển sản phẩm tôm: Vận chuyển nội địa Vận chuyển nội thành TP.HCM: Những khách hàng ở địa bàn TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai thì công ty sẽ dùng xe tải lạnh của công ty để vận chuyển sản phẩm đến kho của khách hàng. Hiện công ty có tất cả 4 xe tải lạnh 2 xe tải lạnh mỗi xe có thể chứa 1,2 tấn, 2 xe tải lạnh mỗi xe chứa được 1,5 tấn, đủ xe để đi giao hàng. Vận chuyển ngoại thành: Những khách hàng ngoài địa bàn TP.HCM công ty sẽ thuê ngoài công ty vận chuyển để giao hàng cho khách. Công ty hợp đồng hợp tác lâu dài công ty CP Quang Minh chỉ khi nào cần giao gấp mới thuê các công ty khác. Công ty Cổ Phần Quang Minh – Điện thoại : 0650768678    Trụ sở đặt tại : 32 Cư Xá Cửu Long Ngô Tất Tố, P.22, Q Bình Thạnh - TPHCM Mỗi năm sẽ ký hợp thỏa thuận thương mại với công ty Quang Minh thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa, Quang Minh sẽ đi giao hàng cho công ty khi công ty yêu cầu, giá cả vận chuyển từng lô hàng tính theo số lượng vận chuyển và theo địa điểm giao, khi Quang Minh tăng cước phí vận chuyển phải báo trước cho công ty 10 ngày mới áp dụng mức phí mới. (Xem chi tiết phụ lục 14 - Bảng cước phí vận chuyển). Khi cần vận chuyển hàng đi tới các khách hàng ở ngoài địa bàn TP.HCM thì nhân viên phụ trách việc giao hàng sẽ liên hệ với Quang Minh qua mail và điện thoại về số lượng vận chuyển, nơi vận chuyển và ngày vận chuyển. Phải báo cho Quang Minh biết ngày giao hàng trước một ngày để Quang Minh sắp xếp việc nhận hàng và xe đi. Đến ngày giao hàng nhân viên phụ trách giao hàng sẽ lập phiếu xuất kho gửi cho thủ kho xuất hàng và lập phiếu giao hàng cho khách hàng gửi cho Quang Minh, lúc này hàng sẽ xếp lên xe tải lạnh của công ty và vận chuyển đến kho lạnh của Quang Minh, Quang Minh sẽ sắp xếp vận chuyển hàng đi đến khách hàng theo đúng ngày công ty CP Thủy Sản Số 1 yêu cầu bằng xe tải lạnh của Quang Minh. Khi khách hàng nhận hàng sẽ kí vào phiếu giao hàng Quang Minh mang đến. Mỗi tháng căn cứ vào các phiếu giao hàng sẽ tổng kết lại số lượng Quang Minh đã giao và thanh toán tiền cho Quang Minh. Vận chuyển xuất khẩu Công ty thường xuất hàng theo điều kiện FOB hoặc CFR tùy theo đơn hàng của khách hàng. Nhưng đa số các hợp đồng Công ty ký với khách hàng đều theo điều kiện CFR nên việc thuê tàu do công ty đảm nhận. Điều này tạo điều kiện cho công ty chủ động giao hàng. Công ty có quan hệ đối tác rộng, có thị trường đa dạng. Từ đó ở mỗi thị trường công ty chọn các hãng tàu khác nhau để thuận lợi về lịch trình, cước phí đến việc đảm bảo an toàn hàng hóa. Các hãng tàu công ty thường lựa chọn hợp tác: Thị trường Châu Âu: OOCL, HANZJNG, P&O… Thị trường Nhật: NYK, K-LINE, MISC, SGN… Thị trường Mỹ: APL Như vậy tùy theo từng đợt hàng xuất khẩu mà công ty có nhu cầu thuê phương tiện vận tải và hãng tàu cho phù hợp. Trong khi chờ cơ quan giám định cấp giấy phép chứng nhận kiểm tra hàng hóa, công ty tiến hành đặt chỗ cho lô hàng chuẩn bị xuất khẩu. Việc liên hệ với hãng tàu tìm hiểu lịch tàu chạy được thực hiện thông qua điện thoại hoặc Fax giữa các hãng tàu và đại diện công ty. Sau khi đặt chỗ với hãng tàu, hãng tàu thông báo cho công ty “Lệnh cấp Container rỗng” để đóng vào Container. 2.2.3.2 Làm thủ tục hải quan:  Nhân viên xuất khẩu khai báo các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai gồm những mục sau : (xem chi tiết phụ lục 15) Loại hàng : Phải ghi rõ xuất theo loại hình nào xuất kinh doanh hay tạm nhập tái xuất… để có mức thuế phù hợp với từng loại hình. Tên hàng : viết bằng tiếng Việt. Nếu không sẽ không hợp lệ. Số Seal : tùy theo mỗi hãng tàu sẽ có kí hiệu số container và số seal riêng. Trên tờ khai phải viết thêm tên con tàu, số chuyến, loại container, số container…thì lô hàng mới được đưa lên tàu rời cảng. Ngoài ra phải viết rõ trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bao bì của lô hàng để hải quan kiểm tra được số hàng đủ hay thiếu khi hạ container xuống tàu. Các chứng từ tờ khai hải quan được sắp theo thứ tự Phiếu tiếp nhận tờ khai (khai báo từ xa) Tờ khai hải quan xuất khẩu gồm hai bản có chữ ký con dấu của đơn vị khai báo Giấy giới thiệu Phiếu đóng gói hai bản (Packing list) Hóa đơn thương mại hai bản (commercial Invoice) Giấy chứng nhận chất lượng. Thanh lý tờ khai, vào sổ tàu Rút tờ khai Mua tem “Lệ phí hải quan” Đăng ký và lấy số tờ khai Các bước làm thủ tục mở tờ khai CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ & MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NL CÔNG TY THỦY SẢN SỐ 1 ĐÁNH GIÁ Đầu vào tôm nguyên liệu: Quá trình thu mua tôm nguyên liệu của công ty tương đối hợp lý, mua đúng số lượng theo đơn hàng của khách tuy nhiên còn mất thời gian trong việc tổng hợp số lượng nguyên liệu cần mua do phải thông qua nhiều bộ phận. Phương pháp thu mua có giá cao hơn rất nhiều so với giá mua tại ao, hơn nữa vẫn không thể truy xuất nguồn gốc một cách toàn diện, mới chỉ kiểm soát vài ao điển hình nhưng cũng chỉ là kiểm qua chất lượng tôm nguyên liệu sắp thu hoạch chứ không kiểm soát quá trình nuôi và con giống. Mua qua đại lý vẫn chưa thể kiểm soát hết được quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển tôm nguyên liệu, nhiều khi còn mua phải tôm bị kháng sinh. Quá trình trả tôm nguyên liệu phức tạp và cũng mất thời gian cho việc kiếm nguồn tôm nguyên liệu khác và không có nguyên liệu để sản xuất, không đáp ứng kịp nhu cầu giao hàng đôi khi mất luôn cả khách hàng. Đưa ra kế hoạch thu mua tôm nguyên liệu nhưng chưa thực hiện thu mua theo kế hoạch, chưa định ra số lượng mà mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp cho công ty và tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế mà chỉ dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng để tổng hợp số lượng cần mua Quản lý kho lạnh: Kho lạnh công ty có sức chứa lớn, điều kiện bảo quản tốt, cách chia khu chứa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÁO CÁO THỰC TẬP CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ.doc
Tài liệu liên quan