Báo cáo Thực tập Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát

Tài liệu Báo cáo Thực tập Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát: Giới thiệu bệnh viện Thế kỷ 21 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại: từ những bước dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn... đến sự phát triển vượt bậc của nhiều nước. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của đảng và nhà nước ta những văn hóa vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành Y- Dược nói riêng, đó là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, phải kể đến nguồn lực con người, quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải kể đến con người. Người ta thường nói tài sản quý giá của con người là " sức khỏe và trí tuệ", sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển tồn tại của loài người. Mổi người sinh ra và mất đi trong quá trình phát triển đó sức khỏe là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn với con người. Bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta đang nhắc đến ý nghĩa của ngành y tế VIỆT NAM. Một ngành mà mấy năm ...

docx126 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu bệnh viện Thế kỷ 21 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại: từ những bước dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn... đến sự phát triển vượt bậc của nhiều nước. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của đảng và nhà nước ta những văn hóa vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành Y- Dược nói riêng, đó là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, phải kể đến nguồn lực con người, quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải kể đến con người. Người ta thường nói tài sản quý giá của con người là " sức khỏe và trí tuệ", sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển tồn tại của loài người. Mổi người sinh ra và mất đi trong quá trình phát triển đó sức khỏe là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn với con người. Bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta đang nhắc đến ý nghĩa của ngành y tế VIỆT NAM. Một ngành mà mấy năm trở lại đây đã, đang được đảng và nhà nước quan tâm chú trọng phát triển cả về mạng lưới y tế và nguồn nhân lực. Vì con người khi sinh ra ai cũng phải trải qua bốn giai đoạn " sinh, lão, bệnh, tử", thế nên nhu cầu về sức khỏe rất cần thiết đối với con người. Ngày xưa, khi đất nước ta đang còn chiến tranh thì con người phải đấu tranh giành lại sự sống còn. Ngày nay khi đất nước đã hòa bình thì nền công nghiệp ngày càng phát triển như vũ bão có rất nhiều nhà máy xây lên và tình trạng ô nhiễm cho môi trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, mang đến cho người dân biết bao nhiêu là bệnh tật, con người phải đấu tranh chống lại bệnh tật. Vì vậy lúc ốm đau nhu cầu về thuốc rất cần thiết đối với con người. Vậy thuốc là gì? Nó là một Dược chất hay thông tin và thuốc còn là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho con người, nhằm mục đích phòng và chữa bệnh phục hồi nâng cao cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán phục hồi nâng cao sức, làm giảm cảm giác và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh đẻ hay thay đổi hình dạng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh. Nó còn là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nó như con dao hai lưỡi nếu chúng ta sử dụng và hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, nếu chúng ta sử dụng không hợp lý thì sẽ gây ra nhiều bất lợi không mong muốn. Nhằm phát huy những gì đã có, ngành y tế đang chú trọng đến việc xây dựng người cán bộ Y tế: " Vừa hồng vừa chuyên" . Đạt được chuẩn mực đạo đức, xứng đáng với truyền thống: " Lương y như từ mẫu" đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán bộ nhân viên ngành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương tâm của người thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một Dược sỹ trong tương lai. Theo kế hoạch đào tạo và để phục vụ tốt cho những kiến thức học được trên lớp, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao, bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực. Ngoài những kiến thức đã học trong sách vở, thầy cô còn truyền cho em những kinh nghiệm, những phẩm chất đạo đức tốt để trở thành người Dược sỹ tốt trong tương lai phục vụ cho đất nước. Chính vì thế mà nhà trường đã cho chúng em đi thực tập để có thể áp dụng vào thực tế một cách thiết thực hơn. Từ xưa đã có câu "Quê hương là chùm khế ngọt" chính vì điều đó mà em đã xin thực tập về nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên. Kim Sơn là một trong số 8 Huyện của tỉnh Ninh Bình, tiềm lực về kinh tế, thổ nhưỡng khá dồi dào, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở mức khá cao. Huyện Kim Sơn ước tính có tổng dân số khoảng 216.000 người, gồm 27 xã và thị trấn. Bên cạnh đời sống vật chất tinh thần ở mức khá cao nên công tác phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân rất cần thiết và không thể thiếu. Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tọa lạc ở địa điểm khá thuận lợi ngay giữa thị trấn Phát Diệm, mặc dù không cạnh đường quốc lộ nhưng nối đi vào bệnh viện cũng khá rộng, đủ diện tích để xe ô tô có thể ra vào khi cần thiết như cấp cứu người bệnh hay chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nó là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cùng với đội ngũ cán bộ , công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, vừa hồng vừa chuyên về hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố, khang trang. Hàng năm bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một vị trí quan trọng với chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần cho ngành y tế nói chung và phân phối thuốc tân dược, đông dược, hóa chất, dụng cụ y tế …..Khoa dược bệnh viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ, y tế phục vụ cho điều trị nội ngoại trú. Nội dung thực tập 1: Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện. a. Mô hình tổ chức. Tổ chức Dược của bệnh viện là một khoa chuyên môn trực thuộc bệnh viện, đây là tổ chức cao nhất nhằm đảm bảo, đảm nhận mọi công tác Dược vật tư trang thiết bị Y tế trong bệnh viện, cho nên nó khác với phòng điều trị của bệnh viện. Nó không những có tính chất thuần túy mà nó còn là phòng chuyên môn và thêm tính chất của một tổ chức quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác Dược trong cơ sở điều trị. Khoa Dược còn quản lý dụng cụ, y cụ, thuốc men, máy móc ( Tất cả các loại thuốc đưa vào Bệnh viện đều phải qua khoa Dược). Vì vậy nó phải được quan tâm lãnh đạo trực tiếp của bênh viện. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm 10 người: Dược sĩ đại học :1 Dược sĩ trung học: 8 Dược tá : 1 Trưởng khoa : Ds. Nguyễn Văn Huyến.  b,  Chức năng Căn cứ vào vị trí được xác định khoa Dược có chức năng giúp giám đốc bệnh viện. Thực hiện công tác chuyên môn về Dược nghiên cứu khoa học tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. Quản lý thuốc men hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về Dược trong toàn bênh viện. Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề công tác Dược theophương pháp của ngành và yêu cầu điều trị. c,  Nhiệm vụ. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của ngành, chỉ tiêu kế hoạch của bệnh viện và dự trì của các khoa, phòng chuyên môn lập kế hoạch phát triển công tác Dược và kế hoạch nhu cầu dự trữ thuốc men, hóa chất y cụ để phục vụ cho công tác phòng và điều trị nghiên cứu, khoa học và đào tạo cán bộ bệnh viện. Tổ chức cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ cho điều trị và khám bệnh. Tổ chức pha chế thuốc cho bệnh viện theo chủ trương, phương hướng của cán bộ trên tinh thần tự lực cánh sinh, phát triển pha chế theo đơn thuốc nam và thuốc chuyên khoa. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm thuốc chặt chẽ, không ngừng nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng. Đảm bảo thuốc men, hóa chất, y cụ an toàn trong khoa, phòng mình quản lý. Đồng thời hướng dẫn các khoa phòng khác trong bệnh viện bảo quản thuốc men hóa chất, y cụ. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chuyên môn và giao ban của bệnh viện. Chỉ đạo kỹ thuật và nghiệp vụ về công tác Dược đối với tuyến trước. Nhgiên cứu khoa học kỹ thật về Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị. Tham gia công tác huấn luyện và đào tạo cán bộ. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng thời gian quy định. Lập kế hoạch năm, số thuốc đưa vào giường bệnh, số liệu lịch sử của những năm trước. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện; trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ công nhân viên trong khoa Dược đều phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kiểm tra đôn đốc cán bộ nhân viên trong khoa Dược thực hiện tốt các quy định về y đức làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như tử mẫu”. Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát thuốc cũng như trong pha chế. Đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy chế, chế độ của ngành. Đối với bộ phận thống kê: Phải chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công tác thống kê, sổ sách bảo cáo chính xác tình hình xuất nhập thuốc, y cụ, hóa chất …cho toàn bệnh viện một cách chính xác và kịp thời. Đối với bộ phận kế toán : Hàng ngày phải có nhiệm vụ thống kê báo cáo với y cụ và ban giám đốc về số lượng xuất, nhập, tồn hàng tháng, quý. Phải báo cáo rõ ràng lượng thuốc xuất nhập trong định mức cũng như ngoài định mức của bệnh viện đa khoa. Các thông tin y tế về hoạt động chuyên môn kỹ thuật của trung tâm y tế phải được ghi chép đầy đủ theo đúng biểu mẫu thống kê, mẫu số được bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước. Tổ chức cấp phát thuốc, hóa chất, vật dụng tiêu hao, y cụ cho điều trị và khám bệnh. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thôngdụng, việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. Tổ chức pha chế thuốc cho bệnh viện theo chủ trương phương hướng của cán bộ trên cơ sở tự lực cánh sinh, phát triển pha chế thuốc theo đơn thuốc đông y và thuốc chuyên khoa. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm thuốc chặt chẽ không nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo cho người dùng. Bảo quản thuốc men hóa chất y cụ trong khoa, phòng riêng do mình quản lý đồng thời hướng dẫn khoa phòng khác trong bệnh viện về bảoquản thuốc men, hóa chất, y cụ. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chuyên môn về dược trong khoa mình đồng thời hướng dẫn và kiểm tra và thực hiện các chế độ trong toàn viện góp phần xây dựng các tiêu chuẩn về chế độ chuyên môn về dược cho ngành. Hướng dẫn sử dụng thuốc men, thực hiện và hướng dẫn trồng cây thuốc nam trong bệnh viện. Chỉ đạo kỹ thuật dược và nghiệp vụ về công tác dược đối với tuyến trước. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị. Tham gia công tác huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. * Nhiệm vụ: Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình lên giám đốc của bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ: " Lương y như từ mẫu". Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công. Trưởng khoa Dược chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi nhiệm vụ của khoa Dược trong công tác điều hành và tổ chức. Làm nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác chuyên môn, quản lý. Hướng về cộng đồng tổ chức, chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và tuyến dưới. Kiểm tra sát sao việc thự hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. Định kỳ sơ kết tổng kết công tác báo cáo giám đốc những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác Dược. Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện. Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập khẩu thuốc, hóa chất sinh phẩm, đảm bảo theo đúng chất lượng quy chế công tác khoa Dược và quy định của nhà nước. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh toán, quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và theo đúng quy định hiện hành. Quyền hạn Chủ trì giao ban hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. Nhận xét các thành viên trong khoa kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện nhận xét, đề bạt, đào tạo nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa. Kiểm tra việc sử dụng an toàn hợp lý, hóa chất sinh phẩm trong bệnh viện. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó khoa. Thay thế trưởng khoa đi vắng. Giúp đỡ trưởng khoa theo dõi, giám sát đôn đốc cán bộ công nhân viên trong khoa làm tốt nhiệm vụ. Cùng trưởng khoa tổ chức lãnh đạo cấp phát y cụ cho các phòng, trong bệnh viện có kế hoạch sử dụng, theo dõi thuốc men dụng cụ. Cùng trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo, trực tiếp tham gia công tác khoa học kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong khoa, tham gia giảng dạy chuyên môn trong bệnh viện tuyến cơ sở và công tác hướng dẫn sử dụng thuốc. Cùng trưởng khoa đôn đốc việc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn, công tác phòng hóa, phòng chống bão lũ, công tác bảo mật và các chương trình y tế. Cùng trưởng khoa thực hiện chế độ báo cáo thống kê lên cấp trên theo đúng quy định. Tham gia cùng trưởng khoa họp giao ban tại bệnh viện. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và đúng thời hạn. Lập kế hoạch năm. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc, những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay số thuốc đưa vào bệnh viện, số liệu lịch sử của các năm trước. * Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể: Thủ kho: Tổ chức quản lý thuốc men, y cụ ở kho chính cũng như kho lẻ và kho y cụ của bệnh viện. Hàng ngày có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám các khoa lâm sàng. Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào, xuất ra hàng tháng, hàng quý và báo cáo gửi kế toán thống kê. Khi cấp phát thuốc thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúngchế độ : 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn dùng, nồng độ thuốc. Nhóm pha chế: Chịu trách nhiệm pha chế các loại thuốc thường, các dung dịch sát khuẩn ngoài da. VD: Xanhmethylen, thuốc đỏ, than hoạt, natriclorid, nước cất, glycerinbonat, cồn iod 1 %; cồn iod 3 %; cồn iod 5%....... Cất nước phục vụ cho pha chế và các nhu cầu khác của các khoa điều trị, khoa lâm sàng, sấy hấp y cụ, bông, băng gạc. Bộ phận cấp phát thuốc Gồm có: Kho chính cấp phát nội viện Kho cấp phát ngoại viện Kho y cụ Kho hóa chất Kho chính cấp phát nội viện: Thực hiện cấp phát cho kho cấp phát ngoại viện, các xã cấp phát thuốc cho các chương trình phòng chống bệnh xã hội, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kho cấp phát ngoại viện:Thực hiện cấp phát cho bảo hiểm y tế, các gia đình thương binh liệt sỹ, các hộ nghèo. Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y cụ y tế. Kho hóa chất: Cấp phát hóa chất xét nghệm phục hồi cho công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của toàn đơn vị. Thống kê Hàng tháng có nhiệm vụ tổng kết số chứng từ cấp phát trong ngày, số lượng thuốc, y cụ đã sử dụng. Số lượng nhập, xuất tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên ban giám đốc về số lượng nhập xuất thuốc trong định mức của bệnh viện. Bộ phận pha chế Nhiệm vụ và quyền hạn của người Dược sỹ pha chế thuốc. Nhiệm vụ: Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa Dược, quy chế sử dụng thuốc và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công. Thực hiện pha chế theo đúng quy định kỹ thật bệnh viện, đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng. Kiểm tra chất lượng nước cất, nguyên phụ liệu và bán thành phẩm để đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy định. Đảm bảo pha chế kịp thời các đơn thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý các đơ thuốc trẻ em. Chỉ đạo kiểm tra, sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đmả bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm. Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và các học viêntheo sự phân công của khoa. Tham gia thường trực. Quyền hạn: Được pha chế các loai thuốc, hóa chất, thuốc độc theo quy định danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện. Phòng pha chế thuốc: Phòng pha phải đảm bảo dây chuyền một chiều, đảm bảo quy chế vệ sinh vô khuẩn, có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn. Dược sĩ làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe và chuyên môn theo đúng quy định khi vào phòng pha chế. Pha chế thuốc thường: Có khu vực và phòng pha chế riêng cho các dạn thuốc khác nhau. Có trang bị tủ lạnh, tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu pha chế tránh nhầm lẫn. Nước cất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN. Hóa chất phải đảm bảo chất lượng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo. Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành y tế, sử dụng đúng kỹ thuật. Trước khi pha chế phải soát lại đơn thuốc, công thức chai và nhãn thuốc vào sổ pha chế đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế Dược sỹ phải báo cáo cho bác sỹ kê đơn biết. Sau khi pha chế phải đói chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng tên hóa chất đã dùng và phải dán nhãn ngay Pha chế thuốc vô khuẩn: Ngoài những quy định của nguồn pha chế thuốc thì cần phải rất chú ý. Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ thật cần thiết. Mặt bàn phải nát gạch men chịu acid hay bằng thép inox. Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hóa học. Tủ đựng nguyên liệu bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn. Người pha chế, dụng cụ pha chế phải vô khuẩn. Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm. Nghiêm cấm khi pha chế nhiều thuốc cùng một buồng pha chế. Cán bộ pha chế: Phải đảm bảo sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm, không bị nhi vấn chính trị, có đạo đức tốt. Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định. Phải là Dược sỹ đại học pha chế lần đầu, sau đó có thể là Dược sỹ trung học phụ trách. Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình phụ trách pha chế. Phải mang đầy đủ trang phục khi pha chế như: đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo tiệt trùng. Các nhân viên trong khoa. Mỗi cán bộ nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các quy chế, chế độ của ngành. Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát cũng như pha chế. Nội dung phòng pha chế: Các phòng pha chế của bệnh viện, hiệu thuốc do cán bộ Dược sỹ trung học trở lên phụ trách. Phải đảm bảo sức khỏe tốt, không có bệnh truyền nhiễm, không bị nghi vấn chính trị, có đạo đức tốt. Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định. Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình phụ trách pha chế. Phải là Dược sỹ đại học pha chế lần đầu tiên, sau đó có thể là Dược sỹ trung học phụ trách. Thuốc pha chế lần đầu tiên:  thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải do Dược sỹ trực tiếp pha chế theo quy định, quy chế quản lý, quychế các thuốc này. Chỉ có nhân viên phòng pha chế mới được vào phòng pha chế. Phải vệ sinh phòng pha chế sạch sẽ, vô trùng bằng đèn tử ngoại 30 phút trở lên. Người vào phòng pha chế phải làm công tác vô trùng cá nhân. Trong quá trình pha chế không được ra ngoài hoặc mở cửa,  mà phải làm xong mới được ra, nguyên liệu dùng để pha chế thuốc tiêm phải được dùng khi nào là chất pha tiêm. Trong pha chế người pha chế phải im lặng, không được nói to. Nguyên liệu pha chế phải đạt tiêu chuẩn, kiểm soát, kiểm nghiệm. Cần có dấu chai, lọ đựng thuốc để phân biệt các loại thuốc khác nhau , nồng độ khác nhau để tránh nhầm lẫn khi tiệt khuẩn. Thuốc sau khi hấp, sấy, dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, hạn dùng, số lượng, nồng độ, ngày pha chế. Sản xuẩt và bào chế thuốc y học cổ truyền. Phải đảm bảo có đủ điều kiện và phương tiện cơ sở chế biến, sản phẩm thuốc, được bố trí khu vực riêng hợp lý, vệ sinh vô khuẩn. Dược liệu phải đảm bảo chất lượng không bị mối mọt, nấm mốc….. Có cơ sở sắc thuốc cho người bệnh nội trú. Dược chính thồng kê Sơ đồ tổ chức khoa Dược KHOA DƯỢC Tổ pha chế Tổ cấp phát Kho chính Kho lẻ Kho y cụ Kho hóa chất Các phòng khoa điều trị 2. Khoa dược gồm có: Tổ kho – bảo quản cấp phát thuốc. Tổ tiếp liệu – dược chính. Pha chế thuốc dùng ngoài – kiểm nghiệm. Bán thuốc. Thống kê kế toán Dược. Khoa Dược phải nắm được toàn bộ quy chế dược chính và cơ sở thuốc men trong tủ thuốc. Hàng ngày bàn giao với trưởng khoa để nắm được tình hình trong toàn bệnh viện rồi làm phiếu xuống kho thuốc của khoa Dược để lĩnh phiếu thuốc và y cụ. Hàng tháng khoa Dược có tổ chức đi kiểm tra cơ sở các khoa xem đã đúng chưa, danh pháp, nồng độ, hàm lượng có đúng không. Sau hàng tháng, hàng quý khoa Dược phải có tổ chức kiểm kê. Hội đồng thống kê gồm: Giám đốc hay phó giám đốc bệnh viện. Trưởng khoa Dược. Kế toán tài vụ. Thống kê. Thủ kho. Khoa dược cùng y tá hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch,  thuốc men y cụ để khoa dược tổng hợp xây dựng kế hoạch chung cho bênh viện. Khoa Dược có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn và sử dụng thuốc. Các khoa phòng báo cáo đầy đủ đúng kỳ hạn để khoa Dược nắm được tình hình tại các khoa phòng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tủ thuốc gồm các thuốc do khoa Dược tạm ứng theo cơ số đã được vận dụng nhằm phục vụ các trường hợp cấp cứu, lưu bệnh nhân, do vậy việc quản lý phải tuân theo những quy định sau : Phải có bảng cơ số mà giám đốc bệnh viện đã duyệt số lượng thuốc trong tủ phải ứng với cơ số. Trưởng khoa khám bệnh phải chịu trách nhiệm trước bệnh viện về một số y tá phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý và việc sử dụng thuốc trong tủ này. Phải có bệnh nhân, địa chỉ, ngày tháng, bác sỹ khám bệnh, người ra y lệnh và người thực hiện để tiện cho việc kiểm tra và quản lý tủ thuốc. Tuyệt đối không được cho thuốc ngoài trường hợp quy định. Y tá quản lý hàng ngày thống kê lượng thuốc sử dụng, viết phiếu lĩnh thuốc, khi đi lĩnh phải mang theo sổ sách theo dõi, được cấp phát thuốc đúng trong những trường hợp đã quy định. Thuốc thừa thiếu, mất phẩm chất, hết hạn dùng thì khám bệnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Khi đi lĩnh nếu có khoản đã hết phải ghi vào sổ theo dõi tủ trị và phải có chữ ký của người cấp phát trực sau mới được lĩnh thuốc bổ sung lại. Trưởng khoa khám bệnh có nhiệm vụ đôn đốc và định ký kiểm tra việc quản lý của y tá và có ghi vào sổ nhận xét của khoa. Khoa Dược có nhiệm vụ kiểm tra việc quản lý và chế độ bảo quản Dược chính của tủ này có ghi nhận xét vào sổ kiểm tra của khoa. Phòng có nhiệm vụ kiểm tra việc sử dụng thuốc trong tủ này của các bác sỹ căn cứ vào sổ theo dõi, sử dụng vào giấy giới thiệu và truy cứu thực tế khi cần. Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán đến phòng tài chính, kế toán, trưởng khoa điều trị phải kiểm tra, theo dõi, bảo quản, sử dụng thuốc, hóa chất vật dụng tiêu hao. Sử dụng thuốc tại tủ trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa theo đúng quy định sử dụng thuốc. Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập. Dự trù thuốc, hóa chất vật dụng y tế tiêu hao. Lập dự trù phải đúng mẫu, đúng thời gian quy định phù hợp với nhu cầu và định mức của bệnh viện. Trưởng khoa Dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi có ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. Khi nhu cầu của thuốc tăng đột xuất, có dự trù bổ sung, tên thuốc trong đợt dự trù phải ghi tên gốc rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng( Cũng có khi viết tên biệt dược). Mua thuốc: khoa Dược bệnh viện khi mua thuốc và vật tư y tế phải đáp ứng nhu cầu sau: Chủ yếu mua tại các doanh nghiệp, người mua thuốc và trình độ chuyên môn là Dược sỹ. Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của nhà nước. Thuốc phải được nguyên vẹn bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Thuốc được vận chuyển và bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển: Thuốc được vận chuyển thẳng từ nơi mua đến bệnh viện. Kiểm nhập: Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện( mua, viện trợ....) phải được kiểm nhập. Thuốc mua về phải được tổ chức kiểm nhập trong ngày, lâu nhất là 7 ngày phải kiểm nhập xong toàn bộ. Khi kiểm nhập phải thành lập hội đồng kiểm nhập( giám đốc bệnh viện làm chủ tịch: Các ủy viên gồm: Trưởng khoa, trưởng phòng tài vụ, kế toán, người mua, thủ kho). Kiểm nhập thuốc phải đối chiếu giữa hóa đơn hoặc phiếu báo với thực nhập( hàng sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lượng, nồng độ, số lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, hạn dùng thuốc, lô sản xuất....). Nếu thừa, thiếu phải thực hiện tìm ra nguyên nhân và kịp thời báo cáo tới nơi cung ứng thuốc. Lập biên bản kiểm nhập thuốc phải có chữ ký của hội đồng kiểm nhập. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc phải làm biên bản kiểm nhập theo quy chế quản lý hiện hành. Công tác dự trù. Dự trù là một văn bản dự kiến về thuốc, y dụng cụ, vật liệu tiêu hao phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh trong một thời gian nhất định. Căn cứ làm dự trù: Tiêu chuẩn tiền thuốc cho từng người bệnh. Kế hoạch dự phòng chữa bệnh thời kỳ tới. Các số liệu thống kê kỳ trước. Thuốc hiện có( lưu lượng dự trù tồn kho và kế hoạch phân phối thuốc của cấp trên). Thông báo lực lượng thuốc của cơ quan phân phối. Khả năng tồn kho. Cách làm dự trù: Tập hợp dự trù các khoa lâm sàng. Lập dự trù cân đối tiêu chuẩn giũa các phòng, khoa. Thông qua hội đồng y cụ góp ý. Lưu trữ để đối chiếu rút kinh nghiệm. Dự trù bổ sung: Khi lập kế hoạch và điều trị thay đổi đột xuất thì phải làm dự trù bổ sung còn bình thường thì rất hạn chế để công tác cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh tại bệnh viện. Phòng có nhiệm vụ kiểm tra việc sử dụng thuốc trong tủ này của các bác sỹ căn cứ vào sổ theo dõi, sử dụng vào giấy giới thiệu và truy cứu thực tế khi cần. Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán đến phòng tài chính, kế toán, trưởng khoa điều trị phải kiểm tra, theo dõi, bảo quản, sử dụng thuốc, hóa chất vật dụng tiêu hao. Sử dụng thuốc tại tủ trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa theo đúng quy định sử dụng thuốc. 3. Hoạt động của hội đồng thuốc bệnh viện. ►Quy định chung Các bệnh viện phải có hội đồng thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện, đảm bảo thuốc hợp lý an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh.Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc. ►Thành phần của hội đồng thuốc Hội đồng thuốc và điều trị nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả cụ thể cho phác đồ điều trị phù hợp với các điều kiện ở bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị gồm có 5 - 15 tùy theo bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiểm nghiệm do giám đốc bệnh viện thành lập. Thành phần hội đồng thuốc gồm có : Chủ tịch hội đồng thuốc là phó giám đốc bệnh viện: phụ trách chuyên môn. Thư ký hội đồng là Dược sỹ Đại Học làm trưởng khoa Dược. Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá( điều dưỡng) .Trưởng phòng tài chính, kế toán là ủy viên không thường xuyên, bệnh viện hạng một và bệnh viện hạng hai có thêm dược lý. ► Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thuốc: Hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cụ thể hóa, phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. Xây dựng với danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác dược. Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm sai sót trong dùng thuốc. Thông tin về thuốc, theo dõi các ứng dụng thuốc mới trong điều trị. Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá ( điều dưỡng ) trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. ► Cách thức làm việc. Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng triệu tập. Chuẩn bị nội dung. Phó chủ tịch kiêm ủy viên hội đồng thuốc chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các cuộc họp của hội đồng. Tài liệu được đưa cho các thành viên hội đồng nghiên cứu. Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến ghi biên bản, ủy viên thường trực tổng hợp trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và quy định thực hiện. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12. 4: Kỹ thuật sắp xếp, bảo quản thuốc, y dụng cụ tại kho chính. ► Nhiệm vụ của người thủ kho. Bảo quản hàng hóa trong kho theo đúng quy định của nhà nước. Kiểm soát hàng hóa trong kho theo quy định của nhà nước. Kiểm soát hàng nhập xuất, đúng số lượng, chất lượng ghi trên phiếu, không sửa chữa tẩy xóa hàng nhập trước xuất, phải chú ý hạn dùng. Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi, đối chiếu số lượng chính xác. Lưu giữ phiếu nhập đúng chế độ hiện hành của nhà nước. Thường xuyên kiểm tra hàng tồn, sổ sách, cập nhập định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lý. Có trách nhiệm, không gian, bảo mật khi phát hiện có vấn đề nghi vấn trong xuất nhập và an toàn hàng hóa, phải báo cáo ngay cho trưởng phòng hoặc trưởng kho và giám đốc bệnh viện, chú ý phòng chống cháy nổ, phòng bão lũ, chống mối mọt, chống chuột, chống quá hạn sử dụng. Người không có nhiệm vụ không được vào kho, các thủ kho chỉ được vào kho, vào giờ làm việc, khi có việc cần thiết của thủ trưởng đơn vị yêu cầu. Hết giờ làm việc phải khóa cửa khoa: Kỹ thuật sắp xếp- Thuốc, hóa chất, y cụ, vật tư tiêu hao phải có kho riêng hay khu vực riêng trong kho để đảm bảo theo yêu cầu tính chất của từng loại. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải sắp xếp ở kho riêng và được bảo quản theo chế độ đặc biệt. Thuốc, hóa chất yêu cầu bảo quản ở chế độ đặc biệt như hóa chất độc, chất dễ cháy nổ phải bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng… Thuốc và hóa chất bảo quản ở nhiệt độ thông thường như nguyên liệu dược bào chế từ động vật, thực vật…. Bông băng, y cụ. Tất cả thuốc, hóa chất, y cụ, vật tư y tế tiêu hao sau khi được sắp xếp bảo quản trong kho phải đảm bảo yêu cầu sau: Đảm bảo chống ẩm mốc, sắp xếp trên kệ, giá cách xa tường 2m. Thuận tiện cho việc kiểm tra, vận chuyển cấp phát, đảm bảo an toàn. Thuốc có thể sắp xếp theo dạng thuốc, theo vần A, B, C… theo chủng loại hoặc theo điều kiện bảo quản, nguồn gốc …. Phải đảm bảo cấp phát hợp lý, mỗi loại thuốc phải cấp phát hợp lý, mỗi loại thuốc phải xếp một chỗ trong kho thuốc phải có sơ đồ sắp xếp. b. Bảo quản thuốc Mục đích của việc bảo quản. Để nâng cao và thống nhất công tác bảo quản trong kho thuốc, hóa chất, y cụ của các đơn vị. Việc ban hành các quy chế quản lý thuốc, hóa chất, y cụ nhằm: Để đảm bảo chống nhầm lẫn. Phục vụ tốt cho việc phòng và chữa bệnh. Giảm tỷ lệ hư hao. Nguyên tắc bảo quản: Phải theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho thuốc phải có biện pháp phòng chống nóng, ẩm kịp thời. Kho thuốc phải có nhiệt kế, kế ẩm ở nhưng nơi cần thiết ghi chép số liệu hàng ngày để có kề hoạch phòng chống nóng ẩm. Sử dụng các chất hút ẩm khi cần thiết. Áp dụng các biện pháp thông hơi, thông gió tự nhiên, nhân tạo. Từng thứ thuốc phải đựng trong lọ, chai thích hợp hoặc bọc giấy đen. Thuốc, hóa chất, y cụ phải được kiểm soát, kiểm nghiệm khi xuất nhập định kỳ kiểm tra chất lượng và theo dõi hạn dùng. Kho thuốc phải sạch sẽ, bố trí nơi giao nhận riêng. Cấm mang thức ăn vào trong kho. Có chế độ vệ sinh khu vực kho, nơi làm việc, các phương tiện Thuốc, hóa chất phải có bao bì đóng gói đúng quy định, ghi nhãn đúng quy chế, các loại thuốc có hướng dẫn sử dụng, bảo quản phải có kèm nhãn phụ, không sử dụng bao bì lẫn lộn. Thuốc, hóa chất kém phẩm chất để riêng và có bảng ghi “hàngkém phẩm chất, phải chờ xử lý ",  khi xử lý phải lập hội đồng xử lý đúng quy định. Thuốc, hóa chất bảo quản ở điều kiện thường. Phải bảo quản trong kho đúng tính chất và yêu cầu từng loại. Tránh nấm mốc cho thuốc viên, tránh chảy dính cho các viên nang. Thường xuyên theo dõi các thuốc, hóa chất dễ biến chất đổi màu. Dược liệu được đóng góp cẩn thận và có biện pháp bảo quản thích hợp. Để nơi thoáng mát, khô ráo. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định có định kỳ kiểm tra. Chống hư hỏng, sâu, mối, mọt. Định kỳ chuyển đổi dược liệu trong kho. Thuốc hóa chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt. Hóa chất độc dùng cho công tác vệ sinh phòng dịch và hóa nghiệm phải bảo quản trong kho riêng và xa kho thuốc khác. Bao bì đóng gói phải đảm bảo nút kín, si sáp. Thuốc hóa chất dễ cháy nổ: Phải bảo quản trong kho riêng được thiết kế đúng quy định. Các bình khí phải bảo quản theo quy định riêng. Tránh va chạm gây nổ, hư hỏng. Không được tự ý sửa chữa, tháo nắp. Các chất ăn mòn: Bảo quản riêng trong các đồ bao gói, thích hợp, đúng quy định. Phải nút kín, tráng parafin, đảm bảo không để các chất ăn mòn làm hỏng. Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ thích hợp ở 25°C. Vaccin, huyết thanh dạng nước yêu cầu nhiệt độ thích hợp. Kháng sinh các loại bảo quản ở nhiệt độ 15 – 25°C thuốc hóa chất dễ hút ẩm, chảy nước. Phải bảo quản trong đồ bạc có chứa chất hút ẩm. Các loại đã tiệt trùng giữ gìn tốt đồ bao gó. Dụng cụ cao su, chất dẻo. Phải bảo quản trong điều kiện khô mát, tránh ánh sáng. Phải có chất chống dính. Chống gập gẫy các loại cao su. Không đổ chung với các loại acid, hóa chất ăn mòn, dầu dung môi hữu cơ. Dụng cụ kim khí: Phải đảm bảo trong điều kiện khô mát, độ ẩm thích hợp <80%. Dụng cụ kim khí mạ phải có biện pháp chống gỉ. Dụng cụ thủy tinh phải bảo quản nơi khô ráo, tránh va chạm, nứt vỡ. Nếu xếp chống phải có lớp giấy, vải 2 lớp. Dụng cụ tránh men: Bảo quản tránh va chạm, sây sát, làm bong hay lóc men. Nếu có lớp lóc men phải mạ lại ngay. c. Bảo quản thuốc có hạn dùng Khi nhận thuốc có hạn dùng phải kiểm tra lại phẩm chất, hạn dùng của thuốc, có sổ theo dõi nhận xét và bảng theo dõi. Phân phối sử dụng theo thứ tự phẩm chất, thứ tự hạn dùng. Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, hạn dùng của thuốc trước khi hết hạn 3 tháng phải kiểm nhập, xin ra hạn. Thuốc hết hạn phải xử lý theo phương pháp sau: Nếu còn hiệu lực chữa bệnh >80% và đạt các tiêu chuẩn về độc tính, chịu nhiệt tốt, cảm quan không có nghi ngờ có thể ra hạn dùng. Nếu có hiệu lực chữa bệnh từ 60-80% và đạt các tiêu chuẩn khác như ở trên thì tùy loại thuốc có thể chuyển hình thức sử dụng thích hợp với các yêu cầu chất lượng. Nếu hiệu lực còn thấp hơn 60% thì có thể hủy. Trong trường hợp đã ra hạn một lần mà vẫn chưa phân phối sử dụng thì đưa ra kiểm nghiệm lại thì phải xử lý tùy theo kết quả kiểm nghiệm. Chỉ quyết định xử lý cần hết sức thận trọng đảm bảo an toàn hiệu lực phòng và chữa bệnh tạm thời tiết kiệm tài sản cho nhà nước. Hết giờ làm việc phải khóa cửa kho. 5. Công tác cấp phát thuốc tại kho lẻ. Không có nhiệm vụ không được vào kho. Phiếu lĩnh thuốc phải đúng quy chế, đủ thủ tục sạch sẽ, gọn gàng, không tẩy xóa. Nếu tẩy xóa phải có chữ ký của bác sỹ điều trị, phiếu lĩnh không đầy đủ, không đúng quy chế của khoa dược thì không cấp phát, không chịu trách nhiệm, không có thuốc điều trị và cấp cứu. Tuyệt đối không tự ý vay mượn thuốc kho khác. Phiếu lĩnh thuốc của khoa dược nhất thiết phải qua khoa dược duyệt, ký, xác nhận rõ ràng. Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám bệnh. Tủ thuốc được sắp xếp gọn gàn, ngăn lắp khoa học dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, chống nhầm lẫn thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện phải để trong tủ riêng có khóa chắc chắn. Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thực hiện theo đúng quy chế thuốc độc. Phiếu lĩnh theo mẫu phải ký tên sau khi giao nhận thuốc. Trước khi giao thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp lẻ. Thủ kho cấp phát kho lẻ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, số lượng thuốc giao cho người bệnh và phải chịu hình thức kỷ luật trước những chất lượng, hạn dùng. Chế độ lĩnh thuốc ở các khoa. Khoa Dược bệnh viện phát thuốc hàng ngày, hàng tháng phải căn cứ vào phiếu lĩnh ở các khoa phòng bệnh viện điều trị có chữ ký của bác sỹ phụ trách. Y tá khi lĩnh thuốc phải kiểm tra lại và ghi vào phiếu khi lĩnh phát thuốc cũng phải ký: Nếu có thuốc nào hết phải báo cáo để bác sỹ điều trị thay thế thuốc khác, nếu có thể thay thế được. Thuốc độc A, B chỉ được lĩnh theo thuốc độc( Nếu có những khoản hết phải báo cáo để bác sỹ điều trị thay thế). Dụng cụ hao mòn và không thời gian khi hư hỏng và xin làm phiếu lĩnh cái khác thay thế giữ lại vật hỏng tồn kho, những vật dụng còn tốt mà làm hỏng, làm hư thì phải làm biên bản và phải có xác định của trưởng khoa. Phiếu lĩnh dụng cụ phải do bác sỹ trưởng khoa ký và khi đi lĩnh phải đem sổ khoa và các chứng từ óc liên quan. Máy móc y dụng cụ xuất kho đem sử dụng tại các khoa phòng phải có lệnh xuất kho của bệnh viện trưởng và trưởng khoa ký có biên bản bàn giao trưởng khoa và thủ kho ký nhận. Các khoa phòng khi lĩnh thuốc dụng cụ y tế, máy móc phải soát lại thật kỹ nếu chưa thấy hư hỏng không đúng quy cách, không đạt yêu cầu trả lại ngay. Kho chính. Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng loại đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm. Kho cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, phòng khám. Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp có đủ giá kệ, sếp theo chủng loại, dễ lấy, dễ kiểm tra. Bảo quản cấp phát đúng quy chế. Phải thực hiện 5 chống: nhầm lẫn, mối mọt, chuột dán, quá hạn, trộm cắp, hỏa hoạn( chống nổ, ngập lụt). Cách cấp phát thuốc trong kho lẻ. Tủ đựng thuốc phải gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp theo đúng quy chế, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải để trong tủ riêng có khóa chắc chắn. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thực hiện theo đúng quy chế. Phiếu lĩnh theo mẫu phải có hai bản, người lĩnh một bản, người giao thuốc một bản, có đầy đủ chữ ký của người giao thuốc, nhận thuốc và trưởng khoa phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp phát lẻ. Thuốc thường phải để riêng lẻ, không được để chung với thuốc độc, sắp xếp sao cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Phải có tủ riêng để đựng thuốc độc A, B. Tủ có 2 ngăn. Yêu cầu lĩnh thuốc đúng thời hạn quy định. Người cấp phát phải xem đơn cẩn thận, không phát cho đơn phiếu thiếu hợp lệ, cấp phát đúng số lượng, chủng loại vào sổ cộng hàng ngày. 6. Công thức và  kỹ thuật pha chế tự túc của một số thuốc tại khoa Dược. a, Công tác pha chế. Phòng pha chế phải đảm bảo một chiều, đảm bảo quy chế vệ sinh, có phòng pha chế thuốc thông thường, phòng pha chế thuốc vô khuẩn. Viên chức làm công tác pha chế phải đảm bảo sức khỏe về chuyên môn theo quy định. Khi vào phòng pha chế vô khuẩn thì phải thực hiện vô khuẩn tuyệt đối. Pha chế thuốc thường: Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác. Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc thường, nguyên liệu. Hóa chất phải đảm bảo chất lượng có phiếu kiểm nghiệm kèm theo. Nước cất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN, có buồng nước cất riêng. Chai lọ, nắp nút phải đạt tiêu chuẩn. Trước khi pha chế phải ra soát lại đơn thuốc, công thức nhãn thuốc và sổ sách theo đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế phải báo cáo lại cho bác sĩ kê đơn biết. Sau khi pha chế xong phải đối chiếu lại đơn. Kiểm tra liều lượng, tên hóa chất, dán nhãn ngay. Pha chế thuốc vô khuẩn: ngoài những quy định của phòng pha chế thuốc cần chú ý: Trong phòng chỉ để máy móc và dụng cụ cần thiết. Mạt bàn phải lát gạch men chịu acid hoặc bằng inox. Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lí hay hóa học. Người pha chế, dụng cụ pha chế phải đảm bảo vệ sinh vô khuẩn. Đóng lọ, nút kín với lượng lớn hoặc đóng lọ 20ml. b, Chế độ vệ sinh vô khuẩn phòng pha chế Phải sạch sẽ, không có các côn trùng. Thao tác trong phòng pha chế, hạn chế đi lại không làm việc riêng khi đảm sản xuất, pha chế thuốc. Thực hiện chế độ vệ sinh: Bàn ghế, sàn lau nhà rửa sạch sẽ trước khi làm việc. Dụng cụ pha chế phải tiệt khuẩn đúng quy định và khi xong phải rửa sạch lại ngay. Không khí trong phòng pha chế phải dùng đèn tử ngoại tiệt khuẩn trong vòng 30 phút hoặc dụng cụ sát khuẩn. Người pha chế khi làm việc: Thân thể phải sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, cắt tóc gọn gàng, quần áo, khẩu trang, mũ phải được vô khuẩn đúng quy định trước khi vào phòng pha chế. Khi ra ngoài phòng pha chế không được mang trang phục trên. Thiết bị phòng pha chế: phải kiểm tra thực đơn phải thực hiện đúng quy chế tối thiểu cần thiết, dùng loại lau rửa được dễ dàng. c, Kỹ thuật pha chế Công thức pha chế thuốc: phải kiểm tra thực hiện đơn, phải thực hiện đúng quy định, kỹ thuật đã duyệt. Nguyên liệu, bao bì đóng gói, nhãn phải đạt tiêu chuẩn quy định. Nước dùng cho pha chế: Nước rửa: rửa sạch bộ chai, dụng cụ…. phải đạt vệ sinh tiêu chuẩn vệ sinh nước uống. Nước pha chế thuốc: thường dùng nước cất Nước dùng pha chế thuốc tiêm, thuốc tra mắt: phải dùng nước cất mới điều chế, được bảo quản vô khuẩn trong 24h. Cân, đong : khi cân đong pha chế các mẻ lớn phải có cán bộ chuyên môn kiểm soát, tính toán trước khi pha chế trộn đều. Những quy định đặc biệt: Thuốc tiêm và thuốc pha chế bằng nguyên liệu phụ tạng phải bố trì thời gian làm việc liên tục từ pha chế đến kết thúc. Các thuốc không được triệt khuẩn bằng nhiệt thì phải thực hiện pha chế trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn. Phơi sấy: Đảm bảo vệ sinh nên phơi sấy trên cao đậy bằng lưới sắt. Chống nhầm lẫn: Trước khi pha chế phải kiểm tra triệt để. Trong khi pha chế : cân đong, kiểm tra kỹ. Ở cơ sở sản xuất hàng loạt khi pha chế phải có cán bộ chuyên môn kiểm tra tính toán, cân đong đối chiếu. Không được pha chế, đóng gói cùng lúc cùng nơi nhiều thuốc có hình dạng giống nhau, hoặc cũng một thứ thuốc nhưng nồng độ khác nhau. Kiểm soát, kiểm nghiệm: thực hiện đúng quy chế kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng. Sổ sách: tất cả các nơi pha chế sản xuất thuốc phải có đầy đủ sổ sách và ghi chép đầy đủ rõ ràng. Dán nhãn, dùng ngoài . Cồn Iod 3% Iod thăng hoa: 90g Khiodua : 60g Cồn 70°C : vđ 3000 ml F. S. A Đóng chai : 500ml Tiến hành : Cân chính xác 5g iod, chuyển sang cối sứ, thêm KI vào nghiền kỹ, cho thêm một ít cồn 70° cho đến khi tan hết, chuyển sang ống đong bổ sung cồn vừa đủ 100ml. Đóng lọ, nút kín với lượng lớn hoặc đóng lọ 20ml. Dán nhãn, dùng ngoài . Công dụng: sát trùng. Gôm boric 3% Acid boric :  3g Cồn 70°C :  vđ 100ml Tiến hành : cân chính xác 3g acid boric, hòa tan vào cốc chân với cồn 70°C, chuyển sang ống đong bổ sung vừa đủ 100ml. Dán nhãn : dùng ngoài đóng gói, đựng trong lọ, nút kín. Công dụng : Nhỏ tai khi bị viêm tai giữa. Dung dịch Atropin sulfat. Atropin sulfat: 1g Nước cất :  vđ 100ml Tiến hành : Cho 1g atropin sulfat hòa tan vào cốc với 1 lít nước cất, chuyển sang ống đong thêm vừa đủ 100ml. Đựng trong lọ sạch : dán nhãn, dùng ngoài, đựng trong lọ, nút kín. Công dụng : làm co dãn đồng tử, nhỏ mắt khi khám bệnh về mắt. Mỡ salysylic 5%. Acid salicylic :  5g Vaselin   : 100g Tiến hành : cân 5g acid salicylic, nghiền mịn trong cối sứ, cho dầu vaselin và trộn đều thành 1 khối đồng nhất. Đóng gói : dùng ngoài. Công dụng : tiêu sừng bong vẩy trong điều trị da liễu. Công thức ozesol. Glucose monohydrate:  2,0g Natri hydrocacbonat  :  2,5g Natri clocid  :   3,5g Kali clocid   : 1,5g Tiến hành: cân 2.5g NaHCO3 đóng gói riêng. Cân chính xác từng loại riêng, nghiền mịn riêng, trộn riêng phương pháp thành bột kép, đóng gói chung kèm 1 gói NaHCO3 thành một gói thành phẩm. Dán nhãn: thuốc uống, ghi số kiểm soát. Công dụng : bù nước và chất điện giải. Men tiêu hóa Men pepsin :   0,1g Bột gạo rang:  2g Quy cách chất lượng : 1kg =2.9 +_ 86 Màu sắc :bột trắng ngà, hơi vàng, thơm mùi gạo rang.  Độ khô mịn : bột khô tơi, không vụn nát, không hạt đen.  Độ ẩm : 5% - 8%. Đóng gói : 2g/gói × 2 gói, trong túi PH hàn kín. Quy trình pha chế dung dịch tiêm truyền: Quy trình về chai nút. Chai, lọ, nút, phải đạt tiêu chuẩn. Thủy tinh tốt, không màu. Trong suốt, trung tính. Nút cao su tốt, chịu nhiệt, kín miệng chai, không thổi nhả tạp chất. Xử lý nút chai. Xử lý chai mối: Cọ rửa trong, ngoài bằng nước sạch. Rửa nước hợp vệ sinh. Xử lý chai cũ: Ngâm nước cho bong nhãn. Cọ rửa trong, ngoài bằng xà phòng. Rửa sạch bằng nước thường. Tráng lại bằng nước cất pha tiêm. Tiệt khuẩn :hấp ở nhiệt độ 100 – 120°C trong 1h hoặc sấy ở nhiệt độ 160 – 180°C trong 20 phút. Xử lý nút cao su: Rửa bằng nước, xà phòng. Rửa sạch bằng nước hợp vệ sinh. Rửa lại bằng nước cất. Luộc sôi trong nước cất nhiều lần đến khi nước trong suốt không còn vấn đục. Xử lý nút xoáy nhôm, nút xoái nhựa. Cọ rửa nút bằng nước xà phòng. Rửa sạch nút bằng nước hợp vệ sinh. Tráng lại bằng nước cất, xoáy vào chai hấp tiệt trùng với chai. Cồn iod 5% RP/ Iod thăng hoa  :  15g Khiodua  :   5g Cồn vừa đủ   :  3000ml  Đóng chai : 500ml Nguyên phụ liệu Dược chất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN quy định. Nước cất pha tiêm phải đạt tiêu chuẩn pha thuốc tiêm (loại nước cất mới cất trong 6h). Khử khuẩn phòng pha chế:  phải rửa sạch sẽ rồi tráng bằng nước cất. Chọn dụng cụ lọc, phễu lọc, vật liệu lọc thích hợp rồi tiệt khuẩn. Người pha chế: Thực hiện vệ sinh vô khuẩn cá nhân trước khi vào phòng pha chế. Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đi dép, guốc riêng khi vào phòng pha chế. Chú ý: Không nhiệm vụ miễn vào phòng pha chế. Không cười đùa, nói to, ăn uống trong phòng pha chế. Không làm việc riêng trong phòng pha chế. Phòng pha chế phải sạch sẽ không có ruồi, muỗi, dán… 7. Cơ số thuốc dự trù phòng dịch, bão lụt STT Tên thuốc – hàm lượng Đơn vị Số lượng Hạn dùng 1 Atropin sulfat 0.25mg/1ml Ống 10 10.2014 2 Diphenhydramin Ống 10 01.1014 3 Digoxin 0.5mg Ống 05 09.2014 4 Dầu gió Lọ 10 12.2015 5 Furoxemide 20mg Ống 10 01.2015 6 Lidocain 2% Ống 05 04.2014 7 Mazipredone 30mg Ống 10 06.2014 8 Paracetamol 500mg Viên 100 05.2015 9 Salbutamol 2mg Viên 100 01.2014 10 Vitamin B1 100mg Ống 10 03.2014 11 Glucose 5% 500ml Chai 02 03.2013 12 Natri chloride 9% 500ml Chai 02 03.2014 13 Ringer lactate 500ml Chai 02 KS 02/06/14 14 Oxy già 12TT 100ml Lọ 01 KS 02/06/14 15 Cồn 70 độ 500ml Chai 02 16 Bơm kim tiêm các loại Cái 10 17 ống nghe Cái 01 18 Huyết áp đồng hồ Cái 01 19 Nhiệt kế 42° Cái 01 20 Băng vải Cuộn 20 21 Băng dính Cuộn 10 22 Dây garo Cái 05 23 Nẹp( tay ,chân) Bộ 02 24 Nẹp thẳng có mấu 16cm Cái 02 25 Kéo thẳng 16cm Cái 02 26 Bong thấm nước Gói 10 27 Dây truyền dịch Bộ 06 28 Khẩu trang Cái 10 29 Găng tay Đôi 10 8. Cơ số thuốc cấp cứu tại các khoa điều trị STT Tên thuốc – hàm lượng Qui cách - dạng dùng Biệt dược Ghi chú 1 Adenosine triphotphat 20mg Viên, ống A.T.P 2 Adenosine triphotphat 20mg Ống, tiêm A.T.P 3 Atripin sulfat 0,25 mg/ml Ống, tiêm 4 Atipin sulfat 1ml/ml Ống, tiêm 5 DL- methionin 250mg Viên, ống Hepathi 6 Ephedrine 10mg Ống, tiêm 7 Glutathione 300mg Lọ Saluta 8 Natri hydrocacbonnat 4,2%; 250ml . 1,4%;500ml Chai, truyền Tĩnh mạch 9 Nimodipin 30mg Viên, uồng Bredin 10 Nimodipin 10mg /50mg Lọ, tiêm truyền nimotop 12 Nor – epinephrine 1mg/ml Ống, tiêm levonor 13 Daralidoxin iodide( 2 –DAM) Lọ, tiêm PAM 14 Than hoạt Gói, ống 15 Xanh methylin 1% Lọ, tiêm 9. Sử dụng thuốc tại khoa điều trị. Khoa Dược phải phụ trách trước giám đốc về toàn bộ quy chế dược chính trong bệnh viện. Phải nắm được toàn bộ cơ chế thuốc trong bệnh tủ trực của 2 khoa nội nhi và khoa sản. Trưởng khoa Dược làm công tác dược lâm sàng, giám sát kiểm tra sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kinh nghiệm hiệu quả. Phó khoa theo dõi, quản lý trang thiết bị, vật tư y tế hóa chất sử dụng trong toàn viện. Bộ phận thống kê quyết toán bộ phận nhập xuất tồn trong bệnh viện, làm báo cáo sử dụng thuốc cho các khoa phòng có liên quan và báo cáo lên trưởng khoa trực tiếp quản lý. Bộ phận thống kê, quyết toán toàn bộ thuốc nhập tồn trong bệnh viện, làm báo cáo sử dụng thuốc cho các khoa phòng, có liên quan và báo cáo lên trưởng khoa trực tiếp quản lý. Dược sỹ phụ trách khoa dược là dược sỹ đại học giữ, nhập, xuất, bảo quản thuốc đúng quy chế kho, ( thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu……) hàng tháng báo cáo hạn dùng thuốc cho khoa Dược. Giữ cấp phát thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện theo sự ủy quyền của thủ trưởng. Dược tá cấp phát thuốc lẻ theo quy chế sử dụng thuốc cấp phát theo đơn, phiếu lĩnh thuốc theo quy định. Bộ phận pha chế thuốc dùng ngoài( một số thuốc cho bệnh viện : xanh methylen, than hoạt, cồn iod 1%, 3%, 5% ). Hàng ngày khoa Dược giao ban với trưởng khoa để nắm được tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện. Hàng tháng khoa Dược bàn giao với trưởng khoa để nắm tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện. Hàng tháng khoa Dược tổ chức đi kiểm tra về cơ sở thuốc độc tại các tủ trực, kiểm tra quy chế Dược chính và việc cấp phát đến tay người bệnh. Cuối tháng của mỗi tháng phải kiểm tra về số lượng sử dụng. Kiểm kê sử dụng thuốc hàng ngày, hàng tháng hoặc kiểm kê đột xuất ( nếu có ). Hội đồng kiểm kê gồm: Giám đốc. Trưởng khoa. Kế toán, thống kê. Thủ kho. Khoa Dược bệnh viện cùng y vụ hướng dẫn các khoa lập kế hoạch, dự trù thuốc men, y cụ khoa dược tổng hợp, xây dựng tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung chi bệnh viện. Thông báo cho các khoa thực hiện quy chế, nội quy. Phiếu lĩnh thuốc, y cụ phải thông qua trưởng phòng điều trị, phiếu lĩnh thuốc phải hợp lý, phải là y tá trở lên đi lĩnh thuốc. Lĩnh y cụ, dụng cụ phải có tang vật tiêu hao. Lĩnh máy móc phải được viện trưởng quyết định. Thuốc quý hiếm phải do hội đồng thuốc quyết định. Khoa Dược kết hợp với khoa các phòng khác trong bệnh viện để thực hiện chế độ dự trù, kiểm nhập, chế độ kiểm kê tài sản kỹ thuật chuyên môn chế độ thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao chế độ cấp phát, nhập, xuất……trên cơ sở khoa học. Nguyên tắc phòng ngừa phản ứng có hại tác dụng phụ của thuốc. Theo quy định giám sát thuốc của WTO thì phản ứng có hại của thuốc (ADR) là : một phản ứng độc hại không những không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh chuẩn đoán hay chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, sai liều, dùng thuốc liều cao có chủ định hoặc vô tình. Có thể ngăn ngừa phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc nếu tuân thủ theo nghuyên tắc sau : Không bao giờ kê đơn bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định rõ ràng biện minh cho việc kê đơn thuốc đó. Nếu bệnh nhân là phụ nữ có thai thì phải cẩn trọng và thật hạn chế dùng thuốc. Hỏi người bệnh về dị ứng: dị ứng mắc trước đó là một yếu tố. Hỏi người bệnh trước đó đã dùng thuốc như thế nào chưa kể cả thuốc tự dùng. Sử dụng thuốc trước đó cũng có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng bất ngờ. Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết, hãy dùng càng ít thuốc càng tốt nếu có thể. Tuổi tác, các bệnh gan, có ảnh hưởng đến chuyển hóa và khả năng đào thải thuốc ở những người này cần dùng liều thấp hơn bình thường. Cung cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng và giáo dục bệnh nhân, cả về bệnh và về cách sử dụng thuốc đã kê đơn. Khi có nguy cơ là các thuốc được kê đơn có thể gây phản ứng có hại, phải giáo dục người bệnh và cách nhận biết các triệu chứng sớm như vậy vấn đề phản ứng có hại có thể điều trị sớm ở mức có thể. 10. Công tác hợp lý, an toàn Dược tại các khoa. a. Tiêu chuẩn hợp lý về thuốc trong bệnh viện. Thành phần hội đồng hoạt động sử dụng thuốc để chỉ đạo dùng thuốc cho đúng và hợp lý. Chủ tịch hội đồng là thủ trưởng có chuyên môn, ủy viên nằm trong ban chỉ đạo hợp lý an toàn về thuốc. Phải có phác đồ điều trị cho các khoa phòng, cho các bệnh phổ biến. Công tác khám bệnh, kê đơn được dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng để điều trị. Thường xuyên tổ chức học tập quy chế, chế độ chuyên môn về dược tại khoa phòng cho y - bác sĩ. Nghiêm cấm các hiện tượng móc ngoặc giữa người kê đơn, viết phiếu với người cấp phát về chữa bệnh theo thị hiếu của người bệnh hoặc lợi dụng đưa thuốc ra ngoài thị trường tự do. Xây dựng phác đồ điều trị cho các bệnh phổ biến phù hợp với tính năng của thuốc được phân phối. Không được ra mệnh lệnh điều trị bằng miệng. Viết tên thuốc rõ ràng, đúng danh pháp, đúng quy chế ngành. Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp với chuẩn đoán bệnh. Thuốc kê đơn chữa bệnh phải nằm trong danh mục thuốc mà bộ y tế ban hành. Nghiêm chỉnh chấp hành trong pha chế : cân, đo, đong ….quản lý chặt chẽ thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thuốc độc. Chỉ định phải rõ ràng, cụ thể không chỉ định theo cảm tính của bệnh nhân và lợi dụng tham ô lãng phí. Hợp lý an toàn trong việc thực hiện mệnh lệnh chung: Thường xuyên đối chiếu thực hiện đối chiếu tay 3 : người ra lệnh, người lãnh nhận, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. Đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh, không bị nhầm lẫn thuốc. Khi tiêm hay cho bệnh nhân uống thuốc phải thực hiện 3 đúng. Khi lãnh và cấp phát thuốc phải thực hiện tốt 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Thường xuyên thực hiện công khai thuốc cho bệnh nhân hàng ngày. Tuyệt đối không được thay thuốc hay bớt thuốc của bệnh nhân. Có phương pháp bảo quản, xử lý thuốc ở tủ trực, tủ cấp cứu ở các khoa phòng về cơ sở thuốc tủ trực, hàng ngày phải theo dõi, bàn giao giữa các khoa về cơ sở thuốc ở tủ trực, tủ cấp cứu. b. Về khâu Dược An toàn hợp lý trong bảo quản: Chấp hành 5 chống trong bảo quản, người sử dụng nắm vững cách vận hành về chế độ bảo dưỡng thường kỳ của máy móc, thiết bị. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lí tài sản, thuốc men trong kho, chống thừa thiết mất mát, thống kê thừa thiếu kịp thời. An toàn hợp lý trong cấp phát: Nắm vững tác dụng, cách dùng của các loại thuốc, có kế hoạch thống kê báo cáo đến đơn vị. Đặc biệt thuốc mới chấp hành nghiêm chỉnh chế độ cấp phát, lĩnh thuốc. Kiểm tra đối chiếu thuốc phát ra đảm bảo đúng chất lượng đóng gói đúng quy chế. Nắm vững lượng thuốc men để xuất, có biện pháo đối chiếu kịp thời, hợp lý giữa các khâu nhằm đảm bảo thuốc cho chuyên khoa mức cao nhất, cố gắng hạn chế ứ đọng. Góp phần xây dựng đơn vị an toàn: Làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo. Thực hiện chế độ tự kiểm tra, có ghi chép, theo dõi sai sót nhầm lẫn trong nội bộ. Thường xuyên rút kinh nghiệm và bổ xung những biện pháp an toàn. Tiêu chuẩn trong cấp phát. Tủ thuốc khoa Dược: Người trực phải đến đúng giờ quy định, không bỏ phòng trực đi nơi khác, không tiếp khách trong phòng trực. Trong phòng trực phải mặc quần áo công tác. Khi nhận bàn giao phải trực tiếp kiểm tra thuốc theo danh mục cơ số thuốc đã quy định, kiểm tra cả về số lượng, chất lượng thuốc, sắp xếp theo đúng quy chế các tài sản phòng trực. Khi cấp phát thuốc phải thực hiện đúng 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Với thuốc tiêm truyền và một số thuốc quý hiếm phải thực hiện đầy đủ, đúng thủ tục duyệt qua các cấp mà trung tâm y tế quy định. 11. Thống kê các loại nguyên liệu thành phẩm 12. Ghi chép các loại biểu mẫu, sổ sách, thẻ xuất nhập kho thuốc. Để đảm bảo tốt việc cấp phát thuốc và lĩnh thuốc được thuân lợi và tránh nhầm lẫn. Trung tâm y tế quy định cách viết lần lượt các thuốc có trong sổ thuốc, cũng như trong phiếu lĩnh thuốc, các loại sổ, phiếu….. Sổ trong điều trị ngoại trú Viết thành phẩm gây nghiện, hướng thần trước(có mẫu). Nếu là thuốc thường phải viết theo lần lượt: Thuốc kháng sinh. Thuốc sinh tố. Thuốc hạ nhiệt giảm đau, chống viêm. Thuốc tiêm truyền. Các loại thuốc khác. Phiếu lĩnh thuốc phải riêng từng quyển: Phiếu lĩnh thuốc thường. Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện. Phiếu lĩnh thuốc hướng thần. Phiếu lĩnh thuốc dùng ngoài. Phiếu lĩnh vật dụng y tế tiêu hao. Phiếu lĩnh thuốc phụ để bổ sung cho bệnh nhân bổ xung (thuốc bổ sung). Phiếu lĩnh máy móc, y dụng cụ. Phiếu trả thuốc thừa. Phiếu lĩnh thuốc phải đủ yêu cầu sau: Số thứ tự cho từng phiếu. Tên khoa ,phòng lĩnh thuốc. Tên thuốc nồng độ hàm lượng phải ghi rõ ràng, không chồng chéo, tẩy xóa, số viết sai phải viết lại rõ ràng trang bên cạnh. Phiếu lĩnh y cụ phải ký tên giao nhận rõ ràng a. Một số biểu mẫu. Sở y tế: Bệnh viện : Khoa: Số: Phiếu Lĩnh Thuốc Hướng Tâm Thần STT Tên thuốc-Nồng độ-Hàm lượng Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Tổng số Khoa Ngày…..tháng…..năm… Trưởng khoa dược Người phát Người lĩnh (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Sở y tế: Bệnh viện : Khoa : Số: Phiếu lĩnh thuốc thường STT Tên thuốc- Nồng độ -Hàm lượng Đơn vị Ghi chú 1 2 3 4 Cộng khoản: Ngày….tháng…..năm…… Trưởng khoa Người phát Người lĩnh (ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sở y tế: Bệnh viện : Khoa: Số: Phiếu Lĩnh Dụng Cụ Y Tế STT Tên thuốc- Nồng độ - Hàm lượng Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Cộng: Khoản: Ngày……tháng…..năm….. Khoa dược ký duyệt Người cấp phát Người lĩnh Trưởng khoa (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sở y tế: Bệnh viện: Khoa: Số: Phiếu Lĩnh Thuốc Gây Nghiện STT Tên thuốc - Nồng độ - Hàm lượng. Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Tổng cộng: Ngày…..tháng….năm….. Trưởng khoa Người phát Người lĩnh (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Phiếu Cấp Phát Thuốc (Dùng cho phòng khám) Số phiếu KSC: Họ và tên bệnh nhân: Địa chỉ: Căn bệnh : (Lưu thanh toán bảo hiểm y tế) STT Tên thuốc-Nồng độ-Hàm lượng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 Ngày…..tháng…..năm…… Chữ ký của bệnh nhân Bác sĩ điều hành (ghi rõ họ, tên) ( ghi rõ họ, tên) Dự Trù Thuốc Tháng Kính gửi: - Công ty cổ phần dược phẩm tỉnh - Phòng kế hoạch dược phẩm - Bệnh viện Kim Sơn xin dự trù các loại thuốc sau: STT Tên thuốc-Nồng độ-Hàm lượng Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Tổng cộng: Ngày…..tháng……năm….. Thủ trưởng đơn vị Trưởng khoa Dược Người lập dự trù (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sở y tế: Bệnh viện: Khoa: Biên Bản Kiểm Kê Thuốc MS 11/BV-99 Số: Tổ kiểm kê gồm có: 1. Tên……………….chức danh……………….. 2. Tên……………….chức danh………………… 3.Tên………………..chức danh………………... 4.Tên……………….chức danh………………… Đã kiểm kê tại………từ………giờ………..ngày…….. Đến………giờ………ngày…… Kết quả như sau: STT Tên thuốc- hàm lượng Đơn vị Hạn dùng Nước sản xuất Đơn giá Số lượng Thành tiền Số thừa Lượng thiếu Hỏng vỡ 1 2 Mẫu biên bản hủy thuốc Sở y tế : Bệnh viện: Khoa : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Ngày……tháng……năm……. Biên Bản Hủy Thuốc Hôm nay, ngày…… tháng….. năm…… tại kho…… khoa Dược bệnh viện Kim Sơn, hội đồng thuốc gồm: 1. Tên................................. chức danh……………. 2.Tên………………............. chức danh......………. 3. Tên.................................. chức danh................... 4. Tên……………………….. chức danh................. Đã chứng kiến và hủy các thuốc sau: STT Tên thuốc-nồng độ -hàm lượng Đơn vị Số lô Nhà sản xuất Số lượng thực hủy Ghi chú 1 2 3 4 Tổng cộng: Phương pháp hủy: Biên bản thành lập…………bản, mỗi bên giữa………bản Gửi báo cáo…………………bản Các thành viên tham gia hủy thuốc Hội đồng hủy Chủ tịch (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Sổ Pha Chế Thuốc Gây Nghiện Tên thuốc – nồng độ - hàm lượng Đơn vị tính: Ngày tháng Lý do xuất Số chứng từ Số lượng nhập Số lượng xuất Số lượng hư hao Còn lại Ghi chú 1 2 3 4 Sở y tế : Bệnh viện : Khoa : Số : Phiếu Lĩnh Y Cụ Và Bông Băng Gạc STT Tên dụng cụ và quy cách Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Sở y tế : Bệnh viện : Khoa : Bảng Kê Cấp Thuốc Bảo Hiểm Y Tế Ngày……tháng……năm….. Tổng số chứng từ…… STT Tên thuốc –hàm lượng- chủng loại Đơn vị Số lượng Tổng cộng 1 2 Sở y tế : Bệnh viện : Khoa : Bảng Kê Cấp Phát Thuốc Đông Y Hàng Ngày Ngày…….tháng……năm…... (Tính theo ngày viết phiếu lĩnh thuốc) STT Tên vị thuốc đông y Số lượng cấp phát hàng ngày Tổng số 1 2 3 4 5 Thẻ kho xuất nhập khẩu. 1. Sở y tế: Bệnh viện: Số: Phiếu Xuất Kho Ngày…..tháng……năm……. Địa chỉ: Theo hóa đơn Số………………………………..Ngày……tháng……năm Xuất tại kho…………………………………………………… STT Tên thuốc-Nồng độ -Hàm lượng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 Cộng: Bằng chữ: Thủ kho Người giao Kế toán (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 2. Sở y tế: Bệnh viện: Thẻ kho (Mẫu số:432-H, ban hành theo QĐ số 999/TCQĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 – BCT). Tên vật liệu dụng cụ: Đơn vị: Quy cách phẩm chất: Sổ này có: Trong đã đánh số từ 01 đến……………. Ngày mở sổ: Ngày…….tháng……..năm……. Thủ kho Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Tìm hiểu và ghi chép một số thuốc được sử dụng tại bệnh viện. STT Tên thuốc – nồng độ - hàm lượng Đơn vị Công dụng Thuốc gây nghiện 1 Morphin HCL 0.01g ống Giảm đau thể thực 2 Dolargan HCL 0.10g Nt Giảm đau thể thực 3 Fentanyl 0.5g Nt Giảm đau thể thực 4 Pethidim Nt Giảm đau thể thực Thuốc hướng thần 1 Seduxen 10mg ống An thần, gây ngủ 2 Seduxen 5mg Viên An thần, gây ngủ 3 Mekoluxen 5mg ống An thần, gây ngủ 4 Phenolbarbital 0.20g ống An thần, gây ngủ 5 Luminal 0.20g ống An thần, gây ngủ 6 Gardenal 0.01g Viên An thần, gây ngủ 7 Gardenal 0.10g Viên An thần, gây ngủ 8 Thiopentom 1g Lọ Gây mê với phẫu thuật ngắn 9 Ergometri 0,2g ống Điều trị đau nửa đầu Thuốc chữa bệnh thần kinh – tim mạch 1 Propranolon 40mg Viên Chống rối loạn nhịp tim 2 Adrenocin 10m Viên Cầm máu 3 Cavinton 5mg Viên Chữa rối loạn tuần hoàn 4 Cerebrolysin 10mg ống Suy tuần hoàn 5 Cloramin glucose Viên Chữa suy nhược –ngất 6 Captopril 25mg - Chữa cao huyết áp 7 Duxil 30mg - Chữa tai biến mạch máu não 8 Ednyl - Chữa cao huyết áp 9 Cyclo 3 - Suy tuần hoàn-trụy mạch 10 Arcalion 0,2mg - Chữa chứng nhược cơ năng 11 Fraciparin 0,3ml ống Phòng bệnh huyết khối, nghẽn mạch. 12 Heptamin 0,1878 Viên Trợ tim tăng sức co bóp cơ tim làm sao huyết áp. 13 Heptamin 313mg ống Nt 14 Indue Viên Phòng ngừa cơn đau thắt ngực 15 Nifedipin 10mg Viên Chữa cơn đau thắt ngực. 16 Lypanthyl 300mg Viên Giảm mỡ trong máu. 17 Nimotop - Phòng ngừa các triệu chứng xung huyết. 18 Nootropin 1g ống Nhũ não cấp và suy giảm trí nhớ 19 Nootropin 1g ,3g - Tăng cường tuần hoàn não đột quỵ 20 Rutin C Viên Làm bền vững thành mạch. 21 Tanokon 50mg - Chữa suy tuần hoàn não 22 Tronsamin 5% ống Cầm máu 23 Ucetom 400mg Viên Chữa đau đầu, trầm cảm 24 Tomganyl - Chữa các cơn chóng mặt 25 Stugeron 25mg - Rối loạn tuần hoàn não 26 Ciracirin - Rối loạn tuần hoàn não 27 Rutanda - Chữa mất ngủ nhẹ, đau đầu 28 Pledil 5mg - Chống cao HP ở tất cả các giai đoạn. 29 Novoglyburid - Chữa đái tháo đường 30 Lipid - Chữa rối loạn lipid máu Thuốc kháng sinh 1 Ampicillin 1g Lọ Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 2 Ampicillin 0.5g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 3 Ampicillin 0,25g Viên Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 4 Amocycillin 0.5g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 5 Amocycinllin 0.25g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 6 Erythromycin 0,25g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 7 Clomoxyl 0,25g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 8 Erybartrim Gói Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 9 Cefalecin 0.5g Viên Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 10 Cefalecin 0.25g - Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 11 Ceclo 125mg Lọ Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 12 Hycalcil 0.5g Viên Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 13 Cefaclin 1g Lọ Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 14 Ceclor 125mg Gói Chữa nhiễm khuẩn hô hấp 15 Zinnat 0,25g Viên Chữa viêm màng tin, nhiễm trùng. 16 Cloramphenicol 1g Lọ Chữa kiết lỵ, thương hàn 17 Cloramphenicol 0.25g Viên Chữa kiết lỵ thương hàn 18 Doxycullin 100mg - Viêm phế quản mãn 19 Ciprobay 750mg - Nhiễm khuẩn đường hô hấp – TMH. 20 Grentamycin 80mg ống Nhiễm khuẩn phế quản phổi 21 Grentamycin 40mg - Nhiễm khuẩn phế quản phổi 22 Lincomycin 600mg - Nhiễm khuẩn do lậu cầu, tụ cầu, phế cầu. 23 Lincomycin 500mg Viên Nhiễm khuẩn do lậu cầu, tụ cầu, phế cầu. 24 Norocin 400mg - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 25 Ospen 100.000UI - Đặc hiệu với các bệnh do lậu cầu. 26 Penicillin 100.000 đơn vị Lọ Nhiễm khuẩn do trực khuẩn. 27 Penicillin 400.000 đơn vị Viên Gram (+ -) và tụ cầu. 28 U.nasin 500mg - Chữa các bệnh nhiễm 29 U.nasin 1,5mg ống Khuẩn đường hô hấp 30 Ciprofloxacin 0,5g Viên Khuẩn đường hô hấp 31 Opus 200mg - Khuẩn đường hô hấp 32 Ciplox - Khuẩn đường hô hấp Thuốc chữa bệnh hô hấp 1 Bạc hà Viên Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi. 2 Bổ phế Chai Chữa ho gà, tiêu đờm 3 Bổ phế viên Viên Chữa ho gà, tiêu đờm 4 Diaphylin 240mg ống Phòng và chữa cơn hen phế quản. 5 Mucomys Gói Chữa rối loạn chất tiết phế quản 6 Sirofenacgan Chai Hen xuyễn, dị ứng. 7 Thiophylin 100mg Viên Hen phế quản, đau thắt. 8 Siro bạch thủy Chai Chữa ho, tiêu đờm, mát phổi. 9 Bạch long Chai Chữa ho, tiên đờm, mát phổi. Thuốc hạ nhiệt giảm đau 1 Alaxan Viên Hạ nhiệt, giảm đau. 2 Paracetamol 0.5g - Hạ nhiệt, giảm đau. 3 Paracetamol 0.10g - Hạ nhiệt, giảm đau. 4 Anangin 0.5g - Hạ nhiệt, giảm đau. 5 Pamin 0.5g - Hạ nhiệt, giảm đau. 6 Paradol 0.5g - Hạ nhiệt, giảm đau 7 Mofen 400g - Hạ nhiêt, giảm đau 8 Decolgen - Hạ nhiệt, giảm đau 9 Tippy - Hạ nhiệt, giảm đau 10 Rhumenol 500mg - Hạ nhiệt, giảm đau 11 Amitase 10mg - Chống viêm, chống phù nề 12 Chimotripcin - Chống viêm, chống phù nề 13 Chimotripcin ống Chống viêm, chống phù nề 14 Cảm xuyên hương Viên Chữa cảm cúm, đau đầu 15 Dehalogen - Chữa cảm cúm, đau đầu 16 Coldamin - Chữa cảm cúm, đau đầu 17 Danzen - Chữa viêm sau mổ, viêm xoang 18 Fotex - Chữa viêm gan do virut 19 Siganex - Chữa viêm gan do virut 20 Chophytol 200mg - Chữa viêm gan do virut 21 Actiso Trà Chữa viêm gan do virut 22 Efferalgan codein Viên Tác dụng giảm đau nhanh 23 Efferalgan C - Tác dụng giảm đau nhanh 24 Visceralgin 2g ống Giảm đau sau phẫu thuật 25 Visceralgin - Giảm đau sau phẫu thuật 26 Pelden 10mg - Chữa đa khớp, viêm khớp 27 Pelden 20mg - Chữa đa khớp, viêm khớp 28 Mỡ pelden Tuýt Viêm cứng cột sống, thoái hóa khớp. 29 Voltaren 25mg Viên Viên cứng cột sống, thoái hóa khớp 30 Voltaren 75mg ống Viêm cứng cột sống, thoái hóa khớp. 31 Mỡ voltaren Tuýt Viêm cứng cột sống, thoái hóa khớp. 32 Mỡ dicloral - Viêm cứng cột sống, thoái hóa khớp. 33 Diclofenac Viên Viêm cứng cột sống, thoái hóa khớp. 34 M.cam 7,5mg - Viêm khớp cột sống, thoái hóa khớp. 35 Nospa 40mg ống Giảm đau, chống co thắt dạ dày 36 Mospa 40mg Viên Giảm đau, chống co thắt dạ dày 37 Aspirin PHx 500mg - Hạ nhiệt, giảm đau, chống -viêm 38 Dafagan 80mg - Hạ nhiệt, chống sốt cao. 39 Dafagan 150mg - Hạ nhiệt, chống sốt cao 40 Algotropin 80mg Đặt Hạ nhiệt, chống sốt cao 41 tilcotin viên Trị thấp khớp, giảm đau, chống viêm. Thuốc tiêu hóa 1 Actapulgit Gói Chữa viêm đại tràng cấp, mãn 2 Tiềm long Viên Chữa viêm đại tràng cấp, mãn 3 Almaka - Viêm loét dạ dày, tá tràng 4 Kavet - Viêm loét dạ dày, tá tràng 5 Lomax 140mg - Viêm loét da dày, tá tràng 6 Omepraron - Viêm loét dạ dày,tá tràng 7 Fadin 40mg - Viêm loét dạ dày,tá tràng 8 Cimetidin 200mg - Viêm loét dạ dày, tá tràng 9 Cimetidin 300mg - Viêm loét dạ dày,tá tràng 10 Cimetidin 100mg - Viêm loét dạ dày , tá tràng 11 Gartrotat - Viêm loét dạ dày, tá tràng 12 Pylokit - Viêm loét dạ dày, tá tràng 13 Helipac - Viêm loét dạ dày, tá tràng 14 Famotidin - Viêm loét dạ dày, tá tràng 15 Antibio Gói Chữa rối loạn tiêu hóa 16 Biseftol 0.48g Viên Chữa rối loạn tiên hóa 17 Debridat - Viêm tụy, viêm đại tràng 18 Metronidazon 250mg - Viêm tụy, viêm đại tràng 19 Klion 250mg - Viêm tụy, viêm đại tràng 20 Berberin - Chữa lỵ amid, ỉa chảy 21 Ganidan - Chữa lỵ amid, ỉa chảy 22 Hidrid - Bù nước và chất điện giải 23 Oresol 27.9g Gói Bù nước và chất điện giải 24 Maalox 80mg Viên Viêm loét dạ dày, tá tràng 25 Nabica Gói Trung hòa dịch vị dạ dày 26 Opizoic Viên Chữa tiêu chảy 27 Fantherol – F - Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu 28 Kremil-S - Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu 29 Sorbitol Gói Lợi tiểu nhuận tràng 30 Sparfon Viên Cầm máu 31 Zenten 200mg - Tẩy các loại giun 32 Fugacar - Tẩy các loại giun 33 Mebendazol 500mg - Tẩy các loại giun 34 Kẹo giun quả núi - Tẩy các loại giun 35 Piperazin - Tẩy các loại giun 36 Panaten 125mg - Tẩy giun tóc, giun lươn 37 Ten 400mg - Tẩy giun tóc, giun lươn Thuốc bổ tây y 1 Hydrorol 60ml Lọ Chữa suy nhược cơ thể 2 Nutrolex 60ml - Mỏi, kém ăn, bổ sung dd cho cơ thể. 3 Vatasol 60ml - Mỏi, kém ăn, bổ sung dd cho cơ thể. 4 Astymin Viên Mỏi, kém ăn, bổ sung dd cho cơ thể. 5 Astymin Chai Mỏi, kém ăn, bổ sung dd cho cơ thể. 6 Calcinol Viên Chữa còi xương, loãng xương 7 Calvi C - Chữa còi xương, loãng xương 8 A.D.Vit - Nhức mỏi mắt, quáng gà 9 Dầu cá - Nhức mỏi mắt, quáng gà 10 Vitamin A - Nhức mỏi mắt, quáng gà 11 Fotex - Chữa suy gan, viêm gan 12 Eganin - Chữa viêm gan, viêm gam 13 Homtamin - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 14 Selamex - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 15 Homtamin ginseng - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 16 Kogin - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 17 Aronanin - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 18 Fitovit - Suy nhược cơ thể, mệt mỏi 19 Pluss C - Bổ xung sinh tố cho cơ thể 20 Upsa C - Bổ xung sinh tố cho cơ thể 21 Vitamin 3B - Suy nhược cơ thể kém ăn 22 Vitamin B1 10mg - Tề phù, đau dây thần kinh 23 Vitamin B6 25mg - Đau đầu, đau dây thần kinh 24 Vitamin B2 0.02g - Viêm miệng,viêm ruột Thuốc chữa tai – mũi – họng. 1 Argyrol 1% Lọ Đau mắt đỏ có mủ 2 Dung dịch cloramfenical 4% - Viêm kết mạc, giác mạc 3 Mỡ Clorocid H Tuýt Viêm mí mắt, kết mac 4 Nafazolinh Lọ Chữa viêm mũi, viêm xoang 5 Coldi - Chữa viêm mũi, viêm xoang 6 Mỡ Tetrcilin 1% Tuýt Trị mắt hột, viêm kêt mạc nặng 7 Sulfarin Lọ Viêm xoang, viêm mũi Thuốc dùng ngoài 1 Dung dịch A.S.A 20ml Lọ Tri nấm, lang ben 2 Mỡ Betadin Tuýt Sát khuẩn VT, trị nấm do sơ nhiễm. 3 Mỡ Betadin 10% - Sát khẩn VT, trị nấm do sơ nhiễm. 4 Benzoraly - Chữa bạt xong. 5 Mỡ Ecodax G - Trị nấm các loại, hắc lào. 6 Mỡ gentrison - Trị nấm các loại, hắc lào. 7 Mỡ Cidemex - Trị nấm các loại, hắc lào, eczema. 8 Mỡ Flucil - Tri nấm. 9 Mỡ Glicerin - Trị nấm móng, nấm kẽ. 10 Mỡ Cortibios - Trị ngứa, trứng cá, nổi mẩn 11 Mỡ Trangana - Trị ngứa, trứng cá, nổi mẩn 12 Mỡ Rifampicil - Trị nấm bôi ngoài da. 13 Mỡ Ciplox - Trị đau mắt. 14 Mỡ D.E.P - Trị ghẻ, chống muỗi, vắt 15 Tomax - Trị nấm móng, nấm kẽ. 16 Polcysan - Trị bang DD thuốc tiêm truyền 1 Alvesin 250ml Chai Cung cấp protein cho cơ thể 2 Alvesin 500ml - Cung cấp protein cho cơ thể 3 Moriamin 500ml - Cung cấp protein cho cơ thể 4 Moriamin 20ml ống Cung cấp protein cho cơ thể 5 Glucose 20% 500ml Chai Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 6 Glucose 30% 500ml - Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 7 Dextrose 5%,30%,500ml - Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 8 Natriclocid 9% ,500ml - Cung cấp natri cho cơ thể 9 Mannitol 20% 500ml - Chống phù não 10 Rinzerlactat 500ml - Cung cấp chất điện giải 11 Metromidazol 100ml . 0,5g - Chống nhiễm khuẩn vùng bụng, yếm khí 12 H.A.Es –steril 6% - Thay thế máu tạm thời 13 Vitamin H500 ml - Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thuốc bổ đông y 1 Atiso Gói Nhuận gan, lợi mật 2 Bổ xung ích khí - Tỳ suy, trĩ 3 Chè thanh nhiệt - Giải nhiệt, thông tiểu 4 Cốm calci - Cung cấp calci cho cơ thể 5 Bột cóc - Cung cấp calci cho cơ thể 6 Điều kinh hoàn - Kinh nghuyệt không đều 7 Mật ong Chai Bổ dưỡng cơ thể 8 Nhân sâm tam thất Viên Bổ dưỡng cơ thể 9 Chè nhuận gan ,lợi mật Gói Vàng da, hoa mắt 10 Trà tiêu thực - Kém ăn, kho tiêu 11 Thập toàn đại bổ Chai Suy nhược cơ thể 12 Thập toàn đại bổ viên Suy nhược cơ thể 13 Sâm nhung kiện lực Chai Suy nhược cơ thể 14 Sâm nhung linh dược - Suy nhược cơ thể 15 Sâm quy tinh - Suy nhược cơ thể 16 Trà gong Gói Chữa cảm lạnh, chống nôn 17 Nhân sâm linh chi - Tăng cường sinh lực 18 Bổ thận âm - Bổ thận, tráng dương 19 Sâm triều tiên - Thuốc bổ dưỡng 20 Tam thất bột Lọ Bổ dưỡng cơ thể 21 Sáng mắt Viên Chữa nhức mỏi mắt 22 Tăng sức Viên Bổ dưỡng cơ thể 23 Poly vitamin Lọ Bổ dưỡng cơ thể 24 Hoàng phong phấp Viên Phong tê thấp 25 Bổ sung ích khí - 26 Dầu gió trường sơn Lọ Chữa cảm lạnh, ho, đau bụng 27 Dầu phật linh - Chữa cảm lạnh, ho, đau bụng 28 Dầu nóng mặt trời - Chữa cảm lạnh, ho, đau bụng 29 Dầu khuynh diệp - Đau bụng, cảm lạnh 30 Dầu thiên thảo - Đau bụng, cảm lạnh 31 Dầu cù là rồng vàng - Cảm lạnh, đau bụng, ho 32 Dầu bạch hổ - Đau bụng, cảm lạnh Một số thuốc khác STT Tên thuốc –hàm lượng Quy cách Biệt dược Thuốc gây mề và tiền mê I. Thuốc gây mê và oxy gen 1 Etomidat 20mg/10ml ống, tiêm 2 Halothan 250ml Lọ, tiêm 3 Isoflurane 100mg Lọ, tiêm 4 Ketamin 500mg/10ml Lọ, tiêm 5 Oxy gen dược dụng Bình, đường hô hấp 6 Propofol 20mg ống, tiêm Fresofol ;plofed 7 Thiopental 1g Lọ, tiêm II. Thuốc gây tê tại chỗ 8 Bupivacain 0,5%, 20ml 0,5%, 4ml ống, tiêm Marcain 9 Lidocain 1%,2% 10% /65ml ống, tiêm chai xịt Lidocam 10 Lidocain+epinephin (2%+1%; 2%+ 0,01%) ống, tiêm Lidocatus ,medocain 11 Procain hydrocjorid 1% 2%; 3%; 5%-1ml; 2ml ống, tiêm III. Thuốc tiền mê 12 Atripin sulfat 0,25mg/ml; 1mg/ml ống, tiêm 13 Diazepam 10mg/2ml - Seduxen 14 Fentanyl 0,1mg/ml; 0,5mg/ml - 15 Midazolam 5mg Lọ, tiêm 16 Morphin 10mg ống, tiêm 17 Pethidine 100mg ống, tiêm Docontran Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm 1 Chlopheniramin 4mg Viên, uống 2 Almemazine 2,5mg/5ml Chai 60ml, uống 3 Cinarizin 25mg Uống, viên Devomir 4 Diphenyl hydramin 10mg/ml ống, tiêm Dimedrol 5 Epinephrine 1mg - Adrenalin 6 Loratadin Viên, uống Clanoz 7 Mazipredon 30mg ống, tiêm Depersolon Thuốc trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn. I:) Thuốc trị giun sán 1 Albendazol 400mg Viên, uống Ubenzole 2 Mebendazol 50mg - Fubenzole II:) Thuốc chống nhiễm khuẩn A, Nhóm B-lactam 1 Amoxycilin 500mg 125mg Viên, uống Viên, uống Hagimox Hagimox 2 Amoxycilin + acid clamlanic (1g+ 0,2g) (500mg+62.5mg; 1g+125mg) Lọ, tiêm Vigenta 3 Ampicilin 500mg,1g Ampicilin + sulbactam (1g+0,5g) Lọ, tiêm Lọ, tiêm Sentram 4 Benzul penicillin 1M.U.I Lọ, tiêm 5 Cefadroxil 500mg Viên, uống Aticy 6 Cephalexin 500mg 200mg Viên Gói 7 Cephazolin 1g Lọ, tiêm Biofzolin 8 Cefamandol 1g Lọ, tiêm Biofazolin 9 Cefoperazone 1g - Cefezon 10 Cefoperazone + sulbactam (0,5g+0,5g) - Uniozon 12 Cefotaxim 1g - Unitaxim 13 Ceftriaxone 1g - Powercef 14 Ceftazidin 1g - Uixan 15 Cefuroxim 750mg 250mg 125mg Viên Gói Yoroxim Haginat Haginat 16 Phenoxy methyl penicillin 400000UI Viên Penicillin 17 Cefixim 200mg Viên Hafixim 18 Cefexim Lọ Mabuxim 19 Imipenem + cilastatin (500mg+500mg) - Prepennem b, Nhóm amino glycosin 1 Amikacin 500mg Lọ Akicin 2 Gentamycin 40mg 80mg 0,3% 0,3% ống ống lọ nhỏ mắt mỡ tra mắt Oftagram 3 Neomycin+polymycin + dexamethason 5ml;10ml Lọ nhỏ, mắt, tai Maxitrol ,dexatrol c. Nhóm cloramphenicol 1 Cloramphenicol 0,4% 1g 250mg Nhỏ Mắt Viên 2 Choloramphenicol + dexamethason (400mg+100mg) Lọ nhỏ tai Dexaclor d. Nhóm nitroinidazol 1 Metronidazol 500mg/100ml Metronidazol 250mg Chai truyền tĩnh mạch viên Metrogul ;metronidazol 2 Tinidazol 500mg Viên NDC-tinidazol e. Nhóm lincosamid 1 Clindamycin 150mg Viên, uống Fabalin C f) nhóm macrolid 1 Clorithromycin 500mg Viên, uống Clathrimax 2 Azithromycin 500mg 250mg 100mg Viên, uống - Gói Macrazyt-500 NDC-azithromycin Izio 3 Roxythromycin 150mg Viên Haeroxin 4 Spiramycin +metronidazol (750,000UI+125mg) Spiramycin 1,5M.U.I 3M.U.I 750,00UI Viên - gói Rogen Rovas Rovas Rovas g. Nhóm quinolon 1 Ciprofloxacin 100mg 500mg 0,3% 0,3% Chai truyền tĩnh mạch Viên Tuýt nhỏ mắt Lọ nhỏ mắt Ciprotil Cifga Cifmedic 2 Levofloxacin 500mg Viên Lotor , volequin 3 Norfloxacin 5g Tuýt nhỏ mắt Noflox 4 Nalidixic acid 500mg Viên Negradixid 5 Pegloxacin 400mg/5ml 400mg ống, tiêm viên, uống h. Nhóm tetracylin 1 Doxycilin 100mg Viên 2 Tetracylin 1% Tuýt tra mắt i. Thuốc khác 1 Voncomycin 500mg Lọ tiêm Beenvasmin 2 Fosfomycin 1g;2g - Fosmisin 3 Rifampicin Viên Rimpacin 300 III:) Thuốc chống virut 1 Acyclovir 5% 200mg 800mg dùng ngoài viên - Mediclovir IV. Thuốc chống nấm 1 Griceofulvin 500mg 5% Viên Tuýt 2 Fuconazole tiêm truyền 100mg; 200mg Fluconazole 50mg; 150mg Chai Viên 3 Ketoconazol 200mg 2%; 5g Viên Tuýt Ketarin 4 Nystatin 500.000UI Viên V. Thuốc điều trị chống lao 1 Isoniazid 50mg Viên 2 Dyrazinamide 500mg Viên VI. Thuốc điều trị sốt rét 1 Astemisinin 50mg 60mg Lọ Viên 2 Mefloquin 250mg Viên 3 Primaquin - 4 Chloroquin - Thuốc tác dụng đối với máu I.Tác dụng lên quá trình đông máu 1 Acenocoumarol 4mg Viên Simtrom 2 Carbazocrome 25mg - 3 Heparin 25000UI Lọ 4 Protamin 1% ống 5 Tranexamic acid 250mg 250mg Viên ống Transamin Transamin II. Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử. 1 Alubumin 20%; 50ml Chai 2 Huyết tương đông lạnh 3 Khối bạch cầu 4 Khối tiểu cầu 5 Khối hồng cầu 6 Máu toàn phần 7 Yếu tổ VIII tủa lạnh 8 Dextran 70 ,6%; 500ml Chai 9 Tinh bột este hóa 6%, 500ml Chai Thuốc tim mạch I. Thuốc chống đau thắt ngực 1 Atenol 50mg Viên 2 Glycerin trinitrat 2,5mg 6,5mg 10mg - - ống Nitrostad Sustomid 3 Isosorbid 30mg; 60mg; 1% Viên ống 4 Trimetazidim 20mg Viên Metazydina II. Thuốc chống loạn tim 1 Amiodaron 200mg 150mg/3ml Viên ống Aldaron Seracodon 2 Isoprenalin 0,2mg 10mg ống viên 3 Lidocain 1% ống 4 Propranolol 40mg Viên 5 Orciprenalin 10mg; 40mg - III. Thuốc điều trị tăng huyết áp 1 Amlodipin Viên Axpitin 2 Carvedilol 6,25mg - Cardivas 6.25 3 Carvedilol 12,5mg 25mg Viên - Cardivas 12,5 4 Enalaprin 5mg - 5 Lisinoprib 5mg, 20mg - Enarenal 6 Hydralazin tiêm truyền 20mg ống 7 Irbesartan 150mg 300mg Viên - Irovel 150 Irovel 300 8 Metydopa 250mg - Aldomet 9 Nicardipin 5mg; 10mg ống 10 Nifedipin 10mg 20mg 10mg Viên đặt dưới lưỡi Viên t/d chậm viên Adalat Cordflex ;nifedipin- hasan Teafedin 11 Perindopril 4mg Viên Cuversyl 12 Telmisartan 40mg; 80mg - IV. Thuốc điều trị hạ huyết áp 13 Heptaminol 150mg ống V. Thuốc điều trị suy tim 1 Carvedilol 6,25mg; 12,5mg; 25mg Viên 2 Digoxin 0,5mg 0.25mg ống tiêm 3 Dobutamin 250mg Lọ Zacutex, dobutamin 4 Acetylsalicylic 100mg gói VI. Thuốc chống huyết khối 0,25mg ống viên 1 Acenocoumazol 4mg Viên 2 Acetylsalicylic 100mg Gói VII. Thuốc hạ lipit máu 1 Atorastain 20mg Viên Atorlip 2 Ciprofibrat 100mg - 3 Fenofibrat 200mg - Lypanthyl 4 Fenofibrat 300mg - Hemfibrat 5 Simvastatin 5mg; 10mg; 20mg - VIII. Thuốc tăng cường tuần hoàn não 1 Buflomedil 150mg 50mg Viên ống Poldil Flomed 2 Piracetam 1g ống p-cetan 3 Vinpoetin 5mg Viên 4 5 6 7 Pentoxifilin Neuropyl 800 Ginkgo biloba extract 40mg(memokan) Cinarizin 25mg - - - - Trentox Thuốc lợi tiểu 1 Furosemid 20mg ống Soupichuon 2 Furosemid 40mg Viên 3 Hypothiazid 25mg - 4 Spironolacton 25mg - Verospion Khoáng chất và vitamin 1 Calci gluconolac tate 500mg Viên sủi 2 Vitamin A 5000UI Viên 3 Vitamin A+D (5000UI+500UI) - AD 4 Vitamin B1 10mg; 50mg; 100mg - 5 Vitamin B1 100mg ống 6 Vitamin B2 5mg Viên 7 Vitamin B6 25mg - 8 Vitamin B6 0,1mg ống 9 Vitamin B12 100mcg ống 10 Vitamin C 50mg; 100mg; 500mg Viên 11 Vitamin D2; 500UI; 1000UI Viên 12 Vitamin E 100UI; 400UI - 13 Vitamin K1 10mg/ml ống 14 Vitamin PP 50mg; 500mg Viên 15 Vitamin hỗn hợp 500ml Chai Vitaplex Hormon – nội tiết tố I. Hormone thượng thận và những chất tổng hợp thay thế 1 Dexamethason 4mg ống 2 Hydrocortisone 125mg Lọ 3 Fluocinolon acetonid 10mg Tuýt 4 Hydrocortisone + cloramphenicol Tuýt Mediclorocid –H 5 Methyl prednisolon 125mg Lọ Medexa 6 Prednosolon Viên 7 Testoseron 8 Isulin chậm 400UI Lọ 9 Isulin nhanh 400UI Lọ 10 Metformin 500mg; 850mg Viên Glumefol 11 Pioglitazone 15mg - Piororon II. Hormone tuyến giáp và thuốc kháng giáp trong tổng hợp. 1 Calci tonin 100UI, 50UI ống Rocalci 2 Levothyroxine 0,1mg Viên Berlthyrox 3 Propythiouracil 50mg Viên PTU 4 Thiamazol 5mg Viên Methizol ;thyrozol Thuốc tác dụng trên đường hô hấp I. Chữa hen và phổi tắc nghẽn mạn tính 1 Aminophyline 25mg/ml ống Diaphylin 2 Salbutamol 2mg Viên Hasolbu 3 Salbutamol 0.5mg ống 4 Salbutamol 0,25mg/2ml Nang Ventolin 5 Salbutamol + Ipratropium Nang Combivent 6 Theophylin 100mg Viên II. Thuốc chữa ho 1 Dextromethorphan 15mg Viên 2 Eprazinone 50mg - Mucitux 3 N-Acetylcystrin 200mg Gói Mitux 4 Terpin +codein (0,1+0,015g) Viên Copitab Thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch 1 Cyclophosphamid 50mg Lọ Enobxan 2 Fluorouracil (5-F.U) Lọ 5-F.U I:) thuốc tăng cường miễn dịch 1 Cycloferon 0,15g Cycloferon 12,5% Viên ống II:) thuốc chống parkinson 1 Levodopa 100,200,500mg Viên Thuốc điều trị gut, chống viêm phù nề 1 Allopurinol 40,300mg Viên, ống 2 Colchicine 1mg Viên, uống NDC-colducin 3 Serratiopeptiduse 10mg Viên, uống 4 Glucosamin 250mg Viên, uống Một số loại thuốc và công dụng của chúng STT Tên thuốc-nồng độ-hàm lượng Tên biệt dược Công dụng Cách dùng-liều dùng Chống chỉ định Thuốc gây nghiện 1 Morphin Giảm đau do ung thư, cơn đau do sỏi mật, sỏi thận. - NL: tiêm dưới da mỗi lần một ống, tối đa 2 ống/ngày. -TE:3-15 tuổi, tiêm1 ống/ngày. Suy hô hấp hội chứng đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân, suy gan nặng, chấn thương sọ não. 2 Pethidin 2ml/100mg Dolargan Giảm đau do ung thư, trong phẫu thuật, cơn đau sỏi, trong sản khoa. Tiêm bắp thịt: 100-200mg/24h. Tương tự như morphin Thuốc hướng thần 1 Phenobarbital 2ml/200mg Gardenal An thần ,gây ngủ, chống co giật, chứng động kinh nặng. Tiêm dưới da, hay tiêm bắp -NL: 200-400mg/ ngày. -TE: 100-200mg/ngày. Mẫn cảm thuốc, suy hô hấp nặng. 2 Diazepam 2ml/10mg viên nén 2-5g Sedusen An thần chấn tĩnh, giảm lo âu. -NL: uống 5-20mg/24h. -TE:từ 1-6 tuổi, uống 1-6mg/24h. Tiêm tĩnh mạch 5-10mg Nhược cơ, suy hô hấp, phụ nữ có thai 3 tháng. Thuốc kháng sinh 1 Amoxicillin 250mg, 500mg, 1g. Hicolcil (pháp) Hagimox (h. giang) Klamentin (h.giang) Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng, tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm màng não…. -NL: 2-4 viên, 500mg /ngày/2 lần. -TE: uống 25-50mg/kg/24h 2 lần. Các trường hợp mẫn cảm với penicillin và cephalosphorin, tăng mạch cầu đơn nhân. 2 Ampicillin 125,250,500mg, & 1g Ampicin Ampicina Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hóa, tiết niệu, viêm bì có mủ áp xe, đầu đinh, viêm tủy xương….. -NL: trung bình 2- 4g/4 lần trong ngày. -TE: uống 50-150mg/24h. Mẫn cảm với các penicillin và cephalosphorin 3 Erythromycin 250,500 mg Dùng trong các trường hợp nhiễm trùng:tai, mũi, họng, phế quản, phổi, da, răng, miệng, tiết niệu, sinh dục….. -TE: 30-50mg/kg/ngày nhiễm trùng nặng có thể dùng liều gấp đôi. -NL: 1-2g/ngày/2-4 lần. Dị ứng erthyromycin tác dụng ngoài y muốn :buồn nôn, ói, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy 4 Lincomycin 500mg ,ống tiêm 300&600mg Lincosa (hà lan) Linco (thái lan) Dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, đường hô hấp, da, mô mềm, mụn nhọt ,chốc lở, viêm vú…. Liều thông thường cho người lớn 1 viên/lần, 3-4 lần/ngày. TE:30-60mg/kg/ngày Mẫn cảm với Lincomycin, Clindamycin Phụ nữ có thai. Người có bệnh viên ruột kết. 5 Spiramycin 1,5 .3M.IU Novomycin Rovamycin Nhiễm trùng da, xương, đường hô hấp, sinh dục, dự phòng viêm nàng não….. -NL: 3M.IU/1 lần/2-3 lần/ngày. -TE:trên 10kg uống 1,5M.IU/ngày/2-3 lần. Mẫn cảm với spiramycin Phụ nữ đang cho con bú. 6 Azithromycin 250mg Doramax Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới như viêm xoang,viêm họng, phổi phế quản, sinh dục,…. NL:liều khởi đầu 500mg, các ngày sau 250mg. TE:uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẫn cảm với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào nhóm Marcolid. 7 Ofoxacin 200mg Dùng trong nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, hô hấp, tiêu hóa, mô mềm…… Liều thông thường 200-400mg/lần, ngày 2 lần. Tiền sử động kinh, thai kỳ, cho con bú, trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tăng nhạy cảm với quinolon. 8 Cefaclor Mekocefaclo Dùng trong viêm họng, phế quản, amidan, viêm phổi, xoang, viêm niệu đạo do lậu, nhiễm trúng da mô mềm. TE:20mg/kg/ ngày chia 3 lần. NL: 500mg/lần/ ngày 3 lần. Mẫn cảm với kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, penicillin. 9 Gentamicin 40-80 mg Gentamival topico (tây ban nha) Nhiễm khuẩ ở phổi, phế quản, đường tiết niệu xương, khớp, mô mềm, ngoài da. NL: 3mg/kg/2 lần. TE: 1,2-1,4mg/kg/24h Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. 10 Ciprofloxacin 500mg Nhiễm trùng đường tiết niệu, đường ruột, da xương, khớp, đường hô hấp, các bệnh do quan hệ tình dục NL: 250-750mg/lần, 2 lần/ngày. TE: không nên dùng thường xuyên nếu cần 7,5-15mg/kg/ ngày. Mẫn cảm với quinolon, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi. 11 Rodogyl (spiramycin 750.000IU + metronidazole 125mg) Vidogyl Nhiễm khuẩn răng miệng, điều trị dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răng miệng NL: 4-6 viên/ngày chia 2-3 lần (uống trong bữa ăn). Dị ứng với macrolid và amidazole, trẻ em dưới 6 tuổi. 12 Cefuroxine 250-500 mg Cezinrnate Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới, tiết niệu, da, mô mền, bệnh lậu. Uống 250mg/lần, 2 lần/ngày Đợt dùng từ 5-10 ngày. Dị ứng cephalosparil 13 Pefloxacin 400mg Peflacine Viêm bàng quang, niệu đạo, nhiễm trùng màng não, tai, mũi, họng, ổ bụng và gan mật, xương khớp, da. Uống 2 viên/ngày /2 lần. Dị ứng thuốc và nhóm quinolon, phụ nữ có thai và cho con bú. 14 Cloramphenicol 250mg Ciorocid Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, thương hàn, nhiễm trùng đường hô hấp, đường sinh dục, ho gà. NL: 1g-1,5g/ngày/ 2-4 lần TE: 25-50mg/kg/24h Suy tủy TE dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú,dị ứng cloramphenicol 15 Biseptol 480mg Chống nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, điều trị đường hô hấp trên và dưới, tác dụng tốt trong điều tri đường tiêu hóa. NL&TE trên 12 tháng tuổi 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, các trường hợp mẫn cảm với sulfamid hoặc trimethoprim 16 Metronidazol 250 mg Klion Nhiễm amip, bệnh loét miệng, phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn kỵ khí, dùng để cai rượu. NL:từ 250mg-2g /ngày tùy theo bệnh TE:tùy theo tuổi có thể dùng từ ¼- ½ người lớn Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, cho con bú, dị ứng klion. 17 Cefotaxime 1g Ucetaxime Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới, tiết niệu, da, mô mềm, bệnh lậu, dùng thay thế penicillin, viêm nôi tâm mạc và viêm màng não TE: 50-100mg/kg/ ngày NL: 1-2g /ngày/2 lần Mẫn cảm với thuốc, hoặc nhóm cepholosroril 18 Spectinomycin 2g Trobicin Bệnh lậu ở nam Nam :Liều dùng duy nhất 2g .tiên bắp sâu Nữ: liều dùng duy nhất 4g chia làm 2 chỗ tiêm Mẫn cảm với thuốc 19 Mycogynax (viêm đặt âm đạo) Viêm đặt âm đạo do nấm trichomonas, nấm candida, nấm men, viêm do nhiễm mần bệnh sinh mủ thông thường Nhúng viên vào nước trước khi đặt, đặt trước lúc đi ngủ 1 viên, đợt điều trị 10 ngày. Mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc. 20 Neo-tergynan (viêm đặt âm đạo) Được chỉ định trong điều trị tại chỗ, một số nhiễm khuẩn âm đạo. Nhúng viên vào nước trước khi đặt, đặt trước lúc đi ngủ 1 viên, đợt điều trị 10 ngày. Mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc. 21 Aphaneten (viêm đặt âm đạo) Viêm âm đạo do nấm trichomonas, nấm candida và các loại nấm khác. Đặt 1 viên mỗi tối trước khi đi ngủ, đợt dùng 7 ngày. Mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc. 22 Sporal 100mg Các loại nấm da như:lang ben, nấm móng, viêm giác mạc do nấm, nhiễm nấm candida ở miệng, âm đạo….. Thường dùng từ 100-200mg/ngày,đợt điều trị từ 1-15 ngày tùy theo bệnh. Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn cảm, phụ nữ có thai. 23 Nystatin 500,000IU Dự phòng và điều trị nấm candida ở da và niêm mạc. 1-2 viên/lần ngày 3-4 lần Mẫn cảm với thuốc. 24 Griseofulvin 500mg Các bệnh nấm da chân, da đùi, nấm tóc, nấm râu, nấm móng……. NL: 500-1000mg/ngày/ 2-4 lần. TE: 10mg/ngày/ 2 lần. Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy tế bào gan và tiền sử mẫn cảm với griseofulvin. 25 Polygynax Điều trị huyết trắng như:vị trùng thông thường, nấm cadidan. Đặt sâu vào âm đạo trước khi đi ngủ 1 viên vào buổi tối, dùng 12 ngày. Dị ứng với thành phần của thuốc. 26 Augmentin 625mg Nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, phổi viêm xương khớp. NL&TE trên 12 tháng tuổi uống 1 viên /lần mỗi ngày 2 lần. Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, rối loạn chức năng gan. 27 Norfloxacin Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ,sinh dục, bệnh lậu ,loét dạ dày – tá tràng NL:uống 400mg/lần ,2 ngày mỗi lần TE:trên 13 tháng tuổi uống 200mg/lần, 2 lần một ngày. Mẫn cảm với thuốc ,phụ nữ có thai và cho con bú. 28 Doxycylin 100mg Doxyclin Các nhiễm khuẩn đường hô hấp,sinh dục, giang mai, trứng cá. NL:uống 100mg/lần, 2 lần/ngày TE: trên 8 tuổi uống 4-5mg/kg/ 2 lần mỗi ngày. Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 8 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú, suy gan nặng.. 29 Ketoconnazol Nizoral Điều trị nấm ngoài da, viêm da. Uống 1-2 viên/lần, 2 lần mỗi ngày. Mẫn cảm với các thành phần của thuốc . 30 Tetracycline 0,25-0,5mg Chống dịch tả dịch hạch, đau mắt hột, loét dạ dày tá tràng. NL:uống 1-2g chia làm 2-4 lần. TE:từ 7-15 tuổi 10-25mg/kg/ ngày. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 7 tuổi. Thuốc viên 1 Loratadin 10mg Lorastad Điều trị những triệu chứng liên quan đến viêm dị ứng .các rối loạn dị ứng ngoài da như mề đay……. NL&TE trên 12 tuổi uống 1 viên /ngày Từ 2-12 tuổi trên 30kg, 1 viên/ngày ,dưới 30kg, ½ viên/ngày. Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi. 2 Cetirizine 10mg Cézil Điều trị các tình trạng dị ứng :hô hấp, viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hoa, dị ứng da mẩn ngứa, mề đay mãn tính, viêm kết mạc dị ứng, phù quinke. NL&TE trên 12 tuổi uống 1 viên duy nhất mỗi ngày, trẻ em từ 6-12 tuổi, 5-10mg mỗi ngày. Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú. 3 Peritol 4mg Các tình trạng dị ứng, nhất là các trường hợp có ngứa, viêm da có eczema, viêm da thần kinh, viêm mũi dị ứng, côn trùng cắn. Liều thông thường cho người lớn 12mg/ngày/3 lần . TE: trên 2 tuổi tùy theo cân nặng thường 0,25mg/kg/ ngày. Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, có cơn hen cấp tính, có thai, muốn có thai, cho con bú ,loét dạ dày, phì đại tuyến tiền liệt. 4 Alphachymotrypsine Chymotrypsin Chống phù nền và kháng viêm dạng men :điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật. Uống 2 viên/lần 3-4 lần trong ngày. 5 Diphenhydramine Nautamin Thuốc kháng histamine dùng cho NL$TE trên 2 tuổi để phòng ngừa và điều tri say tàu xe. NL&TE trên 12 tuổi, uống 1-1,5 viên trước khi khởi hành 30 phút, có thể lặp lại sau 6h. Có tiềm xử dị ứng với histamine, khó tiểu do tuyến tiền liệt, trẻ em dưới 2 tuổi, tăng áp lực trong mắt. 6 Cavinton Cải thiện tuần hoàn bên trong chấn thương, rối loạn trí nhớ, mất ngôn ngữ, mất tác động, suy thính giác ……. Liều thông thường 15-30mg/24h chia làm 3 lần hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi mang thai cấm dùng đường tiêm trong thiếu máu cơ tim, cục bộ nặng, loạn nhịp tim. 7 Fexoenadine 60mg Telfast Viêm mũi dị ứng các triệu chứng điều trị hữu hiệu là hắt hơi,chảy mũi, ngứa vòm mũi hầu họng, mề đay vô căn mạn tính. Liều thông thường 60mg/lần ,2 lần/ngày. Các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. 8 decolgen Giảm đau, hạ sốt, giảm xung huyết mũi, kháng histamine, điều trị hiệu quả các trường hợp cảm cúm thông thường. NL: 2-3 viên/ngày/ 2-3 lần TE: tùy theo tuổi ½ -1 viên/ngày. Bệnh nhân bị cao HA nặng ở động mạch vành, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 9 Rhumenol D 500mg Các triệu chứng cảm cúm :sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp thịt, xương khớp, kết hợp ho nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, sổ mũi mùa, mẩm ngứa…. NL: 2-3 viên/ngày/ 2-3 lần .Không uống quá 4 viên TE: tùy theo tuổi ½ -1 viên/ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi, nuôi con bằng sữa mẹ, bệnh gan nặng, HA cao ở động mạch vành. 10 Alaxan Giảm đau các cơn đau có gốc cơ sương từ nhẹ đến trung bình như trẹo cổ, đau lưng, viêm bao hoạt dịch, nhức đầu….. NL:1-2 viên ,3 lần/ngày uống sau bữa ăn Bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển suy gan, thận nặng, suy tim sung huyết, hen suyễn, có thai 3 tháng cuối, dị ứng với thuốc. 11 coldacmin Các triệu chứng cảm cúm như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp thịt, xương khớp kết hợp ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, sổ mũi mùa, mẩn ngứa, viêm da…. NL: mỗi lần 1-2 viên ,ngày 2-3 lần TE: trên 6 tuổi uống ½ liều người lớn. Glaucoma góc hẹp, suy gan thận nặng, hen cấp, có thai 3 tháng cuối, trẻ sơ sinh, dị ứng với thuốc. 12 Aspirin PH8 500mg Hạ nhiệt giảm đau, kháng viêm với liều cao thấp khớp cấp và mạn tính. Hạ nhiệt giảm đau NL 1-2 viên ,ngày 2-3 lần Thấp khớp uống 4-6 viên/2-3 lần Dị ứng với các dẫn xuất salicylat loét dạ dày tá tràng, nguy cơ xuất huyết 13 Trimebutine maleate 100mg Debridat Điều trị các triệu chứng đau có liên quan đến các chức năng đường tiêu hóa của ống mật, rối loạn vận chuyển và khó chịu đường ruột, liên quan đến các chức năng của ruột. Liều thông thường 1 viên/lần ngày 3 lần. Có thể tăng lên tối da 6 viên/ngày 3 lần. 14 No –spa 40mg Co thắt dạ dày ruột, hội chứng ruột bị kích thích, cơn đau quạn mật và các co thắt đường mật, thống kinh, dọa sẩy thai, co cứng tử cung. NL:1-2 viên, ngày 2-3 lần TE:dưới 6 tuổi ½ -1 viên ngày 2-5 lần. Suy gan, thận tim nặng. Blốc nhĩ thất độ II-III. 15 Serratiopeptidase 10mg Medotase Amitase Dùng làm chất kháng viêm khi phẫu thuật, dùng làm long đờm, phụ trị điều trị với kháng sinh (tăng tác dụng của kháng sinh). Mỗi ngày 3-6 viên /3 lần trước bữa ăn từ 30-60 phút. Bệnh nhân rối loạn đông máu và bệnh nhân suy gan hoặc thận. 16 Bromhexin 8mg Điều trị rối loạn dịch tiết của phế quản ( long đờm). NL&TE trên 12 tuổi uống 3 viên/lần . Trẻ em từ 2-6 tuổi ½ viên/lần ngày 2 lần. Phụ nữ có thai và cho con bú ,nhạy cảm với bromhexin. 17 Rotundin 30mg Rotunda Dùng trong trường hợp lo âu căng thẳng, do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ, dùng thay thế diazepam còn được dùng làm thuốc đau đầu, đau dây thần kinh …. Để an thần gây ngủ uống 2-3 lần mỗi lần 1 viên. TE: 2mg/kg/ 2-3 lần trong ngày. Dùng để giảm đau tăng liều gấp đôi. Không dùng cho người đang vận hành máy móc tầu xe, người mẫn cảm với tetrahydropalmatin. 18 Mimosa Dùng cho trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh, dùng thay thế diazepam khi bệnh nhân nhờn thuốc NL: uống 1 viên /lần trước khi đi ngủ 30-60 phút TE: 5-15 tuổi uống ½ liều người lớn Không dùng cho người đang vận hành máy móc, tầu xe. 19 Omprazole Prumens Lomac Điều trị loét dạ dày tá tràng và các trứng tràobngược dạ dày thực quản, hội chứng tăng tiết acid. Liều thông thường 20-40mg/ngày. Bệnh nhân mẫn cảm với omeprazole. 20 Lansoprazole 30mg Loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản hồi lưu. Uống 1 viên trước bữa ăn sáng, đợt dùng từ 2-4 tuần. Bệnh nhân mẫn cảm với lansoprazole. 21 Pylokit H.Pylori kit Có tác dụng ức chế bơm proton giảm tiết dịch acid dịch vị dạ dày. Vỉ đóng gói kiểu đặc biệt, uống 3 viên vào buổi sáng, 3 viên vào buổi tối, đợt điều trị 7 ngày. Bệnh nhân mẫn cảm với lansoprazole hoặc tinidazole 22 Famotidine 40mg Modofadin Loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết phần ống tiêu hóa trên, viêm dạ dày chảy máu, viêm thực quản hối lưu. Liều thông thường cho người lớn 40mg/lần/ ngày uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, trong suốt 4 tuần. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 23 Diosmectile 3g Smeta Điều trị các chứng đau của bệnh thực quản ,da dày ruột ,tiêu chảy cấp và mạn tính nhất là ở trẻ em TE: dưới 1 tuổi, 1 gói/ngày. Từ 1-2 tuổi ngày 1-2 gói. Trên 2 tuổi ngày uống 2-3 gói. Uống sau ăn với bệnh viêm thực quản, xa bữa ăn với các bệnh khác. Không có 26 Methionin 250mg Trị các chứng vàng da ,viêm gan do virus hoặc nhiễm độc Uống trước bữa ăn NL: 4-8 viên /ngày Thực tập tại phòng cấp thuốc đông dược 1. Vài nét về đông dược Phòng đông dược là nơi nhập các vị thuốc đã được sao tẩm chín và là nơi bảo quản các vị dược liệu, thuốc trong phòng đông dược, để phát cho kho Đông y. Hiện tại phòng đông dược của bệnh viện gồm 2 người phụ trách. Nói chung phòng khá rộng và mát, các vị dược liệu thuốc được sắp xếp đúng nơi quy định và được bảo quản khá tốt. 2. Một số trang thiết bị 1; Tủ đựng thuốc 5; Hộp nhựa 2; Xô nhựa 6; Dao thái 3; Khay 7; Cân 4; Quạt 8; Hệ thống ánh sáng THUỐC BỔ STT TÊN THUỐC ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ 1 Ý dỹ Gam 15 2 Táo nhân Gam 10 3 Sâm lam Gam 15 4 Hoàng kỳ Gam 15 5 Bạch truột Gam 15 6 Bạch trược Gam 10 7 Bạch linh Gam 10 8 Phòng đẳng sâm Gam 15 9 Hoài sơn Gam 15 10 Mạch môn Gam 10 11 Mộc hương Gam 8 12 Viễn chí Gam 10 13 Cam thảo Gam 10 14 Thổ phục lịnh Gam 15 15 Hà thủ ô Gam 15 16 Đỗ trọng Gam 10 17 Xuyên khung Gam 15 18 Thục địa Gam 15 19 Táo tàu Gam 15 20 Hạt sen Gam 15 THANG ĐAU LƯNG 1 Ý dỹ Gam 15 2 Táo nhân Gam 10 3 Cam thảo Gam 10 4 Cẩu tích Gam 15 5 Cốt toái bổ Gam 15 6 Tục đoạn Gam 15 7 Ba kích Gam 10 8 Xuyên khung Gam 10 9 Ngưu tất Gam 15 10 Hạt sen Gam 15 11 Phòng đẳng sâm Gam 15 12 Bạch truật Gam 15 13 Thiên niên kiện Gam 10 14 Hoàng kỳ Gam 10 15 Hoài sơn Gam 15 16 Xuyên khung Gam 15 17 Đỗ trọng Gam 10 18 Táo tàu Gam 15 19 Thục địa Gam 15 20 Kỳ tử Gam 10 THANG KHỚP 1 Ý dỹ Gam 10 2 Táo Nhân Gam 15 3 Độc Hoạt Gam 10 4 Phòng phong Gam 10 5 Hoàng kỳ Gam 15 6 Ngưu tất Gam 15 7 Cẩu tích Ggam 15 8 Cốt toái bổ Gam 15 9 Ngũ gia bì Gam 15 10 Xuyên khung Gam 10 11 Tục đoạn Gam 10 12 Ba kích Gam 15 13 Phòng đẳng sâm Gam 15 14 Bạch truật Gam 15 15 Thục địa Gam 15 16 Đại táo Gam 15 17 Hạt sen Gam 15 18 Cam thảo Gam 8 19 Kỳ tử Gam 10 20 Xuyên khung Gam 10 21 Đỗ trọng Gam 8 THANG TIỀN ĐÌNH 1 Ý dỹ Gam 15 2 Táo nhân Gam 10 3 Cúc hoa Gam 5 4 Hèo hoa Gam 10 5 Mạn kinh tử Gam 5 6 Sâm lam Gam 15 7 Hoàng kỳ Gam 15 8 Bạch truật Gam 15 9 Bạch thược Gam 10 10 Thổ phục linh Gam 15 11 Mạch môn Gam 15 12 Tục đoạn Gam 10 13 Phòng đẳng sâm Gam 15 14 Cam thảo Gam 10 15 Ngưu tất Gam 15 16 Xuyên khung Gam 10 17 Bạch chỉ Gam 10 18 Xuyên quy Gam 10 19 Đỗ trọng Gam 10 20 Hạt sen Gam 15 21 Kỳ tử Gam 8 22 Đại táo Gam 15 23 Thục địa Gam 15 THANG CÁNH TAY 1 Ý dỹ Gam 15 2 Táo nhân Gam 10 3 Khương hoạt Gam 8 4 Phòng phong Gam 10 5 Tế tân Gam 5 6 Ngưu tất Gam 15 7 Tỳ giải Gam 15 8 Xuyên khương Gam 10 9 Tục đoạn Gam 15 10 Phòng đẳng sâm Gam 15 11 Bạch truật Gam 15 12 Cam thảo Gam 10 13 Bạch thược Gam 15 14 Cẩu tích Gam 15 15 Cốt toái bổ Gam 15 16 Xuyên quy Gam 10 17 Hạt sen Gam 10 18 Đại táo Gam 15 19 Thục địa Gam 15 20 Kỳ tử Gam 10 21 Đỗ trọng Gam 8 Danh mục các vị thuốc đông dược có tại bệnh viện STT Tên vị thuốc Công dụng chính 1 Liên tâm Chữa tâm phiền, mất ngủ 2 Liên nhục Cơ thể suy nhược, tỳ vị hư 3 Lạc tiên Chữa suy nhược thần kinh 4 Táo nhân Tác dụng an thần, chữa mất ngủ 5 Bình vôi An thần, gây ngủ 6 Câu đằng Chữa rối loạn tiền đình 7 Thuyền toái Chữa tâm phiền, phát sốt 8 Xuyên khung Bổ huyết, chữa cảm sốt, nhức đầu 9 Bạch hổ Chữa cảm sốt, đau răng 10 Cát căn Chữa cảm sốt, hạ nhiệt 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát.docx
Tài liệu liên quan