Tài liệu Báo cáo Thực hành Tháo lắp máy tính: TRƯỜNG ……………………………..
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LỚP …………………………………
BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 1: THÁO LẮP MÁY TÍNH
Giảng viên hướng dẫn : ....................
Nhóm 2( Tổ 1): ............................................
Ngày .... thán .... năm 2012
BÀI 1: THÁO LẮP MÁY TÍNH
I. DỤNG CỤ:
3 CPU (trong đó có 2 CPU của máy P3, 1 CPU của máy P4)
2 màn hình (LCD và CRT)
2 bàn phím
2 chuột
3 sợi dây cắm nguồn
1 trục vít
II. THỰC HÀNH:
1.Chuẩn bị lí thuyết:
- Một số bước cần chuẩn bị để lắp ráp một máy vi tính:
Xác định công việc cần sử dụng máy tính
Chọn cấu hình
Khảo sát giá
Chuẩn bị thiết bị
Đồ dùng để lắp ráp : trục vít, dây nối, dây cáp, …
- Một số chú ý khi lắp ráp:
Khi chọn cấu hình và thiết bị máy tính cần chú ý đến tính tương thích giữa các thiết bị. Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, nên chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, 3 thiết bị đó là: Mainboard, CPU, bộ nhớ RAM. Ba thiết bị này ràng buộc ở t...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực hành Tháo lắp máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ……………………………..
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LỚP …………………………………
BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 1: THÁO LẮP MÁY TÍNH
Giảng viên hướng dẫn : ....................
Nhóm 2( Tổ 1): ............................................
Ngày .... thán .... năm 2012
BÀI 1: THÁO LẮP MÁY TÍNH
I. DỤNG CỤ:
3 CPU (trong đó có 2 CPU của máy P3, 1 CPU của máy P4)
2 màn hình (LCD và CRT)
2 bàn phím
2 chuột
3 sợi dây cắm nguồn
1 trục vít
II. THỰC HÀNH:
1.Chuẩn bị lí thuyết:
- Một số bước cần chuẩn bị để lắp ráp một máy vi tính:
Xác định công việc cần sử dụng máy tính
Chọn cấu hình
Khảo sát giá
Chuẩn bị thiết bị
Đồ dùng để lắp ráp : trục vít, dây nối, dây cáp, …
- Một số chú ý khi lắp ráp:
Khi chọn cấu hình và thiết bị máy tính cần chú ý đến tính tương thích giữa các thiết bị. Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, nên chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, 3 thiết bị đó là: Mainboard, CPU, bộ nhớ RAM. Ba thiết bị này ràng buộc ở tốc độ Bus, nên chọn theo nguyên tắc sau: Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của việc sử dụng. Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ. Chọn RAM có tốc độ Bus lớn hơn hoặc bằng 50% tốc độ Bus của CPU.
2.Thực hành:
2.1. Tháo lắp ngoài:
2.1.1. Máy P3:
* System Information:
Processor Celeron ( TM )
Processor Speed : 700MHz
Level 1 Cache : 32KB, Enabled
Level 2 Cache : 128KB, Enabled
Floppy Drive A : 1.44MB 3.5-inch
IDE Primary Channel Master : Hard disk, 10005MB
IDE Secondary Channel Master : IDE CD-ROM
Total Memory : 56MB + 8192KB Share Memory
* Product Information:
Product Name : AcerPower – SX
System S/N : U329876
Main Board ID : S57M
Main Board S/N : 0000000000
System BIOS Version : V4.0
SMBIOS Version : 2.3
* Disk Drives :
Floppy Drive A : 1.44MB 3.5-inch
2.1.2. Máy P4:
* System Information
CPU Type : Intel (R) Celeron (R) CPU 2.40GHz (133x18)
BIOS Version : W7037IMS V1.3 122304
Video Memory : 8192K
System Memory : 253952K
Total Memory : 262144K
2.2. Tháo lắp trong:
2.2.1. Các bước tiến hành tháo các bộ phận của máy:
+Kiểm tra các thành phần của máy:
Hộp máy và bộ nguồn
Mainboard
CPU và quạt CPU
Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa mềm
Ổ đĩa CDROM
Màn hình
Bộ điều hợp màn hình
Bàn phím
Chuột
Cáp IDE
Cáp ổ đĩa mềm
Cáp audio ổ đĩa CDROM
+ Trước khi bắt đầu, nên tập hợp tất cả các chi tiết máy và chuấn bị 1 tuốt-nơ-vít.
+ Trước khi chạm vào bất cứ linh kiện nào, phải phóng tất cả các dòng điện tĩnh trong cơ thể. Cơ thể người có thể chứa từ 300V điện áp tĩnh trở lên. Nếu chạm vào bất kì một bộ phận nhạy điện nào, dòng điện tĩnh sẽ được xả qua nó. Dòng điện tĩnh này sẽ phá hủy hoặc gây hư hỏng nặng những thiết bị nhỏ.
+ Nên chạm vào những vật gì nó trực tiếp tiếp xúc với đất như ống nước hoặc bằng kim loại thuần của máy tính. Hầu hết các board và các thiết bị đều có dán lời cảnh báo về dòng điện tĩnh trên các bao hình.
=>Kết quả kiểm tra : Quạt nguồn và quạt mainboard hoạt động bình thường.
2.2.2. Các bước thực hiện lắp ráp lại các bộ phận của máy:
-Trước khi ráp máy ta nên tập hợp các thành phần của máy để ở một khu vực nào dành riêng cho nó.
- Bậc công tắc nguồn và thử nó trước khi ráp nó vào hộp máy để đề phòng khi có vấn đề gì xảy ra cũng dễ phát hiện hơn khi nó vẫn còn trong trạng thái mở
- Gắn cáp nguồn điện vào mainboard
- Nối dây ổ đĩa mềm
- Nối dây ổ đĩa cứng
- Nối dây bàn phím
- Nối dây card màn hình và màn hình
+ Cấu hình cho Mainboard:
Nếu mua chung Mainboard và CPU, thì các jump trên Mainboard đã được cài và cấu hình sẵn CPU, nhưng ta cần phải kiểm tra lại. Nếu mua riêng Mainboard và CPU thì ta phải sử dụng tài liệu hướng dẫn đi kèm để cài các cầu nối (jump) CPU cho đúng bởi vì trên một Mainboard cho phép sử dụng rất nhiều loại CPU khác nhau. Cầu nối trên Mainboard rất nhỏ, vì vậy cần phải sử dụng đến kìm mỏ dài hoặc nhíp để cài đặt chúng. Cầu nối nhỏ thường được dùng để cấu hình cho điện áp sử dụng trên CPU, tần số, tốc độ Bus, loại bộ nhớ, và nhiều chức năng khác nữa.Cần cẩn thận khi cài đặt các cầu nối này. Chẳng hạn, các Mainboard đều cho phép sử dụng nhiều loại CPU khác nhau nên nếu cài đặt mức điện áp cho CPU không đúng có thể dẫn tới hư hỏng CPU.
+ Lắp CPU vào Mainboard:
Để lắp CPU vào Mainboard ta chỉ việc nhấc đòn bẫy ZIF lên và đặt CPU xuống. Nên chú ý là ở một góc của CPU có dấu chấm và góc này bị cắt để cho biết đó là chân số 1. Tìm chân số 1 và đặt CPU sao cho khớp, ta phải rất cẩn thận bởi các chân của CPU rất yếu. Khi đã đặt CPU vào, kéo đòn bẫy xuống và gắn quạt lên trên CPU và nối nguồn điện cho quạt. Nguồn điện cho quạt CPU tùy theo đầu nối điện là loại cắm thẳng lên Mainboard hoặc nối trực tiếp vào nguồn điện mà ta cắm tương ứng.
+ Lắp RAM vào Mainboard:
Các khe để cắm chip RAM không được dán nhãn một cách rõ ràng. Vì vậy, nên sử dụng tài liệu hướng dẫn để xác định xem cần lắp vào khe nào trước. Thông thường phải lắp vào dải được đánh số nhỏ nhất, số 0 hoặc số 1 trước. Đối với các module nhớ 1 hàng chân (SIMM) ta chỉ việc đặt chúng hơi nghiêng một chút vào các khe và kéo chúng về phía thẳng đứng cho tới khi vòng kẹp bên ngoài kẹp chặt chúng. Đối vơi module nhớ có 2 hàng chân (DIMM), việc lắp đặt nó hơi khó hơn SIMM một chút. Thay vì đặt nghiêng và kéo từ từ như SIMM, với DIMM ta ấn thẳng từ trên xuống cho tới khi chúng được khóa chặt lại.
+ Lắp Mainboard vào case
Đặt mainboard vào thùng mát sao cho các cổng mở rộng của mainboard quay về hướng mặt nạ sau của vỏ máy, sau đó húng ta cố định Mainboard vào case bằng các ốc vits bằng cách vặn đều các ốc vít sau đó vặn chặc từng con ốc nhưng không vặn quá chặc.
+ Lắp Power vào case
Chúng ta cố định Mainboard vào case bằng các ốc vits
+ Lắp ổ đĩa:
- Đối với một vài ổ đĩa cứng thật khó xác định mặt nào là mặt trên.Thông thường mặt trên thường được bịt kín, mặt dưới thường có các thiết bị linh kiện điện tử được bóc trần.Trước khi lắp ổ đĩa cần thiết lập jump cho chúng.
- Trước khi lắp ổ đĩa cứng ta dựng thùng máy lên và lưu ý là không chạm tay vào các mạch của ổ cứng
- Tiếp theo lắp ổ đĩa CD
- Cố định các ổ đĩa bằng các ốc vít
+ Gắn đèn nguồn,Power LED, đèn ổ cúng, DHH LED, Power....
+ Lắp Card mở rộng
+ Đóng hộp máy
Trước khi đóng hộp may ta gắn các cáp vào trong Mainboard và các thiết bị (Cáp CD, cáp ổ cứng, cáp nguồn...)
+ Gắn các thiết bị ngoại vi vào máy tính:
Các thiết bị ngoại vi của máy tính gồm các thiết bị chuẩn là: Bàn phím, màn hình. Ngoài ra còn có thể các thiết bị như: mouse, máy in, modem… Các thiết bị này thường có các jack nối thích hợp để nối vào phía sau của máy tính. Xác định các jack phù hợp và cắm vào máy.
=>Kết quả: CPU hoạt động bình thường và màn hình được hiển thị như mong muốn.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Sau buổi thực hành bài số 1 (Tháp lắp máy tính) sinh viên nhóm 2(tổ 1) căn bản đã nắm bắt được toàn bộ thông tin trong hệ thống máy tính, biết được cấu tạo của một máy tính P3, P4 và thành thạo các cách tháo và lắp một máy tính hoàn chỉnh.
IV. KIẾN NGHỊ:
- Các bộ phận trong máy tính còn thiếu hoặc có nhưng không hoạt động như Ổ đĩa CD, Ổ đĩa mềm...
- Một số dây cáp có dấu hiệu không sử dụng được cần được thay mới
- Cần thêm vào một số loại máy tính thế hệ mới để sinh viên tiếp cận phần cứng và thực hành ( như laptop....).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo Thực hành.doc