Tài liệu Báo cáo Thu hoạch kết quả thử việc: cty điện tử viễn thông quân đội
Trung tâm mạng truyền dẫn
- - - - - - - -
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- - - - - - - -
báo cáo thu hoạch
kết quả thử việc
Họ và tên : Phạm Hồng Kiên
Ngày sinh : 14 /10 /1978
Quê quán : Kẻ Sặt- Bình Giang- Hải Dương
Chỗ ở hiện nay : 24- Trương Định- Hà Nội.
Trình độ : Kỹ sư
Chuyên ngành : Điện tử viễn thông
Thời gian thử việc : Từ 24- 3- 2002
Đơn vị thử việc : Trung tâm Mạng truyền dẫn
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel)
Phần 1. Báo cáo thu hoạch
chươngi phần hiểu biết
Những hiểu biết về Công ty.
Trụ sở chính:
Địa chỉ : Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà nội.
Điện thoại : (84)-4.8461453 Fax: (84)-4.8460468
Website :
Các mốc thời gian đáng ghi nhớ:
Ngày 01/06/1989, Hội đồng bộ trưởng ký quyết định 85 HĐBT thành lập Tổng Công ty thiết bị điện tử thông tin. Quyết định đã nêu:
Tổng Công ty thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng quản lý
Là đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạch...
36 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thu hoạch kết quả thử việc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cty điện tử viễn thông quân đội
Trung tâm mạng truyền dẫn
- - - - - - - -
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- - - - - - - -
báo cáo thu hoạch
kết quả thử việc
Họ và tên : Phạm Hồng Kiên
Ngày sinh : 14 /10 /1978
Quê quán : Kẻ Sặt- Bình Giang- Hải Dương
Chỗ ở hiện nay : 24- Trương Định- Hà Nội.
Trình độ : Kỹ sư
Chuyên ngành : Điện tử viễn thông
Thời gian thử việc : Từ 24- 3- 2002
Đơn vị thử việc : Trung tâm Mạng truyền dẫn
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel)
Phần 1. Báo cáo thu hoạch
chươngi phần hiểu biết
Những hiểu biết về Công ty.
Trụ sở chính:
Địa chỉ : Số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà nội.
Điện thoại : (84)-4.8461453 Fax: (84)-4.8460468
Website :
Các mốc thời gian đáng ghi nhớ:
Ngày 01/06/1989, Hội đồng bộ trưởng ký quyết định 85 HĐBT thành lập Tổng Công ty thiết bị điện tử thông tin. Quyết định đã nêu:
Tổng Công ty thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng quản lý
Là đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạch toán độc lập.
Có tư cách pháp nhân.
Được mở tài khoản tại ngân hàng.
Được trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế.
Được liên doanh với các cơ sở trong và ngoài nước.
Dùng con dấu riêng.
Ngày 20/06/1989 quyết định 189 QĐQP quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng công ty.
Trực thuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc.
Sửa chữa, sản xuất thiết bị, phụ kiện điện tử, cơ khí, dụng cụ điện và máy đo.
Lắp ráp các thiết bị vô tuyến điện sóng cực ngắn, vô tuyến điện đơn biên, thiết bị âm thanh, thiết bị đo lường...
Lắp ráp nguồn điện.
Làm dịch vụ kỹ thuật điện tử và các công trình thông tin .
Được ký các hợp đồng kinh tế.
Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
Tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu và làm các dịch vụ để thu lợi nhuận cho công ty.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Khối cơ quan (TGĐ, 3 PTGĐ, Kế toán trưởng các phòng ban nghiệp vụ); Khối đơn vị(Công ty điện tử thông tin hỗn hợp I và II, Nhà máy M1,M2, M3, Z755)
Ngày 21/03/1991 Tư lệnh binh chủng ra quyết định 11093QĐ thành lập công ty Điện tử thiết bị thông tin và dịch vụ tổng hợp phía Nam, trên cơ sở Công ty điện tử thông tin hỗn hợp II với nhiệm vụ như sau:
Khai thác khả năng và năng lực quốc phòng phía Nam.
Liên doanh liên kết làm kinh doanh.
Dịch vụ kỹ thuật điện tử, xây lắp công trình thông tin dân dụng.
Ngày 27/07/1991 Bộ QP ra quyết định thành lập công ty Điện tử thiết bị thông tin tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở tại 16 Cát Linh. Có quyền hạn và trách nhiệm :
Được phép xuất nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử
Lắp ráp các công trình tbị thông tin, đường dây tải điện, trạm biến thế.
Lắp ráp các thiết bị điện và điện tử.
Ngày 13/06/1995 Chính phủ ra thông báo thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội.
Ngày 14/07/1995 Bộ Quốc phòng ra quyết định 615 QĐQP đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội, tên giao dịch là VIETEL, kinh doanh lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.Với mục đích như sau:
Nhanh chóng thiết lập mạng thông tin riêng đủ mạnh và chất lượng cao phục vụ cho Quân Đội và các cơ quan của nhà nước.Đồng thời phục vụ kinh doanh chịu sự quản lý, chỉ huy của Bộ tư lệnh thông tin liên lạc và quản lý của Bộ Bưu chính Viễn thông
Xoá bỏ độc quyền về Bưu chính Viễn thông.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho sĩ quan, công nhân viên kỹ thuật phục vụ kinh doanh và dự bị cho quốc phòng.
Ngày nay Công ty vẫn đang trên đà xây dựng và phát triển ngày một lớn mạnh, xứng đáng trở thành một nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông lớn thứ hai trong cả nước.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay.
Ban Giám đốc:
Đồng chí Hoàng Anh Xuân : Giám đốc Công ty
Đồng chí Dương Văn Tính : Phó Giám đốc
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng : Phó Giám đốc
Đồng chí Tống Thành Đại : Phó Giám đốc
Đồng chí Lê Đăng Dũng : Phó giám đốc
Cơ cấu tổ chức:
Công ty được tổ chức bao gồm các Phòng-Ban, Trung tâm và Xí nghiệp thành viên như sau:
Phòng Kế hoạch
Phòng Chính trị
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Hành chính
Phòng Kỹ thuật
Phòng Tài chính
Phòng Đầu tư và phát triển
Phòng Xây dựng cơ bản
Ban Dự án
Trung tâm Điện thoại đường dài: kinh doanh dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế.
Trung tâm Điện thoại di động: Đây là loại hình dịch vụ mới hiện đang được triển khai và sắp được chính thức ra nhập thị trường trong thời gian tới.
Trung tâm Công nghệ thông tin: kinh doanh dịch vụ Internet công cộng và dịch vụ kết nối Internet.
Trung tâm Mạng truyền dẫn: được xây dựng mới và đồng bộ ngay từ ban đầu, cộng với việc áp dụng các công nghệ SDH, do vậy đảm bảo được tính linh hoạt, mềm dẻo trong việc cung cấp dịch vụ.
Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật: tham gia các dự án của Công ty, quản lý hệ thống Radio Trunking, sửa chữa các thiết bị viễn thông.
Trung tâm Bưu chính: cung cấp dịch vụ bưu chính: bưu phẩm (trừ thư tín), bưu kiện và chuyển tiền trên phạm vi trong nước và quốc tế.
Trung tâm Xuất nhập khẩu: nhập khẩu thiết bị đồng bộ cho các công trình thông tin phục vụ Quốc phòng và nhập khẩu ủy thác các loại thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân.
Xí nghiệp khảo sát thiết kế: lập dự án, khảo sát thiết kế các công trình thông tin phục vụ Quốc phòng và tham gia khảo sát thiết kế, lập dự án các công trình viễn thông, các tháp anten cho Viba, vô tuyến truyền hình đến độ cao trên 100m, các mạng thông tin diện rộng…
Xí nghiệp xây lắp công trình: lắp đặt các tổng đài, mạng cáp thuê bao, các thiết bị phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn viba, cáp quang.
Đại diện phía Nam.
Trong giai đoạn tiếp theo Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội tiếp tục phát triển các lĩnh vực kinh doanh đã định hướng:
Dịch vụ viễn thông:
Mở rộng kinh doanh điện thoại VoIP trong nước ra một số các tỉnh, thành khác.
Thiết lập mạng thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ GSM, dự kiến cuối năm 2003 sẽ chính thức cung cấp dịch vụ.
Cung cấp dịch vụ ISP và IXP.
Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
Dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước:
Ngày 5 – 1 – 2003 chính thức thực hiện xây dựng đường trục cáp quang mới 1B, song song với đường trục 1A tạo ra cơ sở hạ tầng viễn thông vững chắc cho sự phát triển các dịch vụ của Công ty.
Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt tại các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp và dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước của VIETEL sẽ tạo cho khách hàng những sự lựa chọn mới khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông.
Dịch vụ bưu chính:
Thiết lập mạng bưu chính và kết nối với các mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính: Bưu phẩm (trừ thư tín), bưu kiện và chuyển tiền trên phạm vi trong cả nước và Quốc tế.
Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông:
Công ty tiếp tục đẩy manh công tác nhập khẩu các thiết bị viễn thông đồng bộ cho các công trình phục vụ Quốc phòng cũng như lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông bên ngoài như: Tổng đài công cộng, tổng đài cơ quan, viba, thiết bị và cáp cho công trình cáp quang đường trục Bắc Nam. Công ty cũng phát triển lĩnh vực Nhập khẩu uỷ thác các loại thiết bị thông tin, viễn thông cho các ngành kinh tế quốc dân.
Kinh doanh dịch vụ thương mại, kỹ thuật:
Cung cấp, lắp đặt, bảo hành và bảo trì các công trình thuộc về các loại thiết bị điện, điện tử, viễn thông.
Cung cấp các thiết bị, phần mền cho các Công ty điện tử Viễn thông.
Cung cấp các chương trình phần mềm chuyên dụng.
Khảo sát, xây lắp các công trình thông tin :
Tổ chức khảo sát, thiết kế và lập dự toán các công trình .
Thi công, lắp đặt các công trình: Các tổng đài, mạng cáp thuê bao, các thiết bị phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn viba, cáp quang.
Hoạt động và cơ cấu tổ chức của Trung tâm mạng truyền dẫn:
Trụ sở:
Địa chỉ : 163 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại : (84-4) 7733. 255 Fax: (84-4) 5622. 606
Email : vieteltran@vietel.com.vn
Trung tâm Mạng truyền dẫn là một đơn vị kinh doanh cho thuê kênh truyền dẫn trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội thực hiện các công việc sau:
Tiến hành giải quyết các thủ tục thuê kênh truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông của công ty.
Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê kênh đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội.
Tổ chức xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Quan hệ trực tiếp với Bưu điện các tỉnh, thành phố để tổ chức triển khai các dự án trong phạm vi của mạng ngoại vi.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mạng truyền dẫn bao gồm các bộ phận sau:
Ban Giám đốc Trung tâm: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty - Trực tiếp chỉ huy điều hành nhiệm vụ khai thác của Trung tâm.
Ban Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, giám sát khai thác và phát triển mạng.
Ban Kế hoạch tổng hợp: Lập kế hoạch phát triển Trung tâm, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch.
Ban Tài chính - Hành chính - Tổ chức Lao động: Quản lý tài chính, công tác hạch toán của Trung tâm. Giải quyết các thủ tục về hành chính, tổ chức lao động.
Ban Marketing: Theo dõi việc phát triển thị trường thuê kênh, đàm phán với các đối tác kinh doanh, soạn thảo và quản lý hợp đồng, chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại
Mạng truyền dẫn hiện nay của Vietel như sau:
Trạm có liên kết quang với đường trục : 25 trạm
(Cập nhật tháng 02/03)
Vietel 1
Vietel 2
VTN1
VTN2
VTN3
BĐ Hải Dương
BĐ Gia Lai
BĐ Tây Ninh
BĐ Khánh Hoà
VoIP
270 LTK
BĐ Tân Bình
1A TĐT
FPT Hà Nội
FPT Sài Gòn
SPT Hà Nội
SPT Sài Gòn
REE
Lab M48
BĐ Vinh
BĐ Hải Phòng
BĐ Tân Bình
Tân Tạo
BĐ Thanh Hoá
BĐ Huế
Tuyến cáp quang kết nối phòng máy VoIP của Vietel với Bưu điện các tỉnh, thành phố theo mô hình điểm - điểm: 10 tuyến
Quảng Ninh
Vũng Tàu
Đồng Nai
Bình Dương
Cần Thơ
Kiên Giang
An Giang
Long An
Hà Tây
Bến Tre
Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động kinh doanh.
4.1. Những thuận lợi Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc-Bộ Quốc phòng, Vietel có được những hỗ trợ lớn từ phía Bộ Quốc phòng và Chính phủ, về mặt chính sách cũng như nguồn vốn, mạng lưới. Đây là một thế mạnh mà ngoài Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, đơn vị trước nay vẫn độc quyền cung cấp các dịch vụ trong ngành Bưu chính Viễn thông, không một Công ty nào khác có được.
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ triển khai xây lắp hệ thống đường trục quân sự. Hệ thống đường trục này được sử dụng công nghệ hiện đại SDH, công nghệ ghép bước sóng DWDM, tốc độ cao 2,5 Gb/s. Viettel có thể tự hào về kinh nghiệm trong kháo sát, xây dựng, lắp đặt thiết bị và khai thác đường trục truyền dẫn.
Công ty là đơn vị trực thuộc Quân đội cho nên Chính Phủ đã cho phép sử dụng phần dung lượng nhàn rỗi của mạng viễn thông Quân đội phục vụ kinh doanh dịch vụ cho thuê kênh. Phục vụ cho Quốc phòng, nội bộ Công ty.
Vietel tham gia vào thị trường Viễn thông trong thời điểm Nhà nước đang có chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, nhằm đẩy mạnh sự phát triển công nghệ kỹ thuật trong nước. Bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông đầu tiên mà Vietel cung cấp lại là dịch vụ điện thoại đường dài, sử dụng công nghệ VoIP, một công nghệ tiên tiến, giảm được cước phí sử dụng cho khách hàng, gây tiếng vang lớn trong giới tiêu dùng trong nước vốn đã quá quen với giá dịch vụ viễn thông rất đắt so với mặt bằng trên thế giới. Với dịch vụ viễn thông này, Vietel đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phía khách hàng.
Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của Công ty trẻ năng động trong công việc, say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi nghiên cứu, khai thác tối đa tính năng kỹ thuật và liên tục củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống, đã góp phần lớn trong sự thành công của Công ty.
4.2 Những khó khăn của Công ty.
Ngoài những thuận lợi mà Công ty nhận được từ Bộ tư lệnh thông tin, Bộ Quốc phòng về nhân lực và hạ tầng cơ sở vật chất ban đầu. Công ty sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn trong việc triển khai mạng truyền dẫn nội tỉnh.
Ra đời trong hoàn cảnh mà lĩnh vực kinh doanh chính, ngành Bưu chính viễn thông, trước đây vốn được coi là độc quyền của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, Vietel phải cạnh tranh với một đơn vị rất lớn trong ngành kinh doanh này. Cũng vì đặc thù ra đời sau nên việc kinh doanh của Vietel, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, phải phụ thuộc rất nhiều vào Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, như đường truyền dẫn nội hạt và liên tỉnh, việc tiếp xúc với khách hàng, hợp tác về mặt kỹ thuật...
Là một Công ty mới được thành lập và còn thiếu nhiều kinh nghiệm, đặc biệt đội ngũ nhân viên còn trẻ, hầu hết mới ra trường chưa trải qua thực tế nên trong công tác còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian gần đây nhà nước đang khuyến khích cạnh tranh trên tất cả các ngành kinh doanh, trong đó có ngành bưu chính viễn thông mà trước đây Bưu điện độc quyền. Chính vì vậy công ty đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ không chỉ là Bưu điện mà còn có các công ty viễn thông khác ra đời sau. Trong một môi trường như thế, không những công ty phải tự vận động để phát triển mà còn phải vượt qua được các đối thủ khác nếu không sẽ bị tụt hậu.
Chươngii Những công việc được giao
Nhiệm vụ được phân công và kết quả đạt được:
Trong thời gian thử việc, ngoài nhiệm vụ tìm hiểu về Công ty, Trung tâm và làm quen với môi trường làm việc thực tế, tôi được lãnh đạo Trung tâm giao thực hiện một số công việc sau:
Nghiên cứu, tìm hiểu về thiết bị truyền dẫn (cáp quang, cáp đồng), truy nhập mạng, tiếp cận khách hàng...
Thực hiện: Tham gia lắp đặt một số thiết bị truyền dẫn SDH, thiết bị truyền số liệu HDSL cùng với các đồng chí trong ban kỹ thuật.
Kết quả: Tiếp cận được với các thiết bị mới (tìm hiểu tính năng kỹ thuật, qui trình cài đặt, lắp đặt khi đưa vào thực tế).
Tham gia lớp huấn luyện về máy đo, máy hàn quang, vào ra ODF, hàn nối măng xông. (Tại trung tâm)
Thực hiện: Tham gia đầy đủ.
Kết quả: Nắm vững qui trình đo, hàn nối cáp quang.
Tham gia lớp học khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình truyền dẫn. (Tại trung tâm)
Thực hiện : hoàn thành nhanh
Kết quả: có thể thiết kế và lâp dự toán một tuyến công trình bất kỳ
Thực hiện một số nhiệm vụ của Ban giám đốc giao cho như: Quy trình khai thác và ứng cứu thông tin mạng truyền dẫn SDH, Quy trình bảo quản bảo dưỡng hệ thống SDH, Phương án sử dụng thiết bị cho mạng truyền dẫn VietTel.
Thực hiện: Hoàn thành nhanh, đầy đủ.
Kết quả: Cơ bản nắm được sơ đồ mạng lưới của Viettel, số trạm số tuyến cáp quang, loại thiết bị mà Viettel đã triển khai.
Đo chất lượng truyền dẫn các tuyến công ty đang cho thuê, cập nhật các cấu hình mức card các trạm. Thiết lập các bản vẽ các hồ sơ hoàn công công trình.
Thực hiện: Hoàn thành nhanh, đầy đủ
Kết quả: Thích nghi với điều kiện làm việc của Trung tâm, biết một số công việc cơ bản của Trung tâm.
Tham gia các hoạt động công tác đoàn thể của Công ty
Thực hiện: Hoàn thành tốt, đầy đủ.
Kết quả: Giao lưu với các Phòng, trung tâm của Công ty. Rèn luyện sức khoẻ.
Chươngii Những kiến nghị
Đề xuất với Công ty.
Cần có các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm học tập và làm việc, bổ sung những thiếu sót về kinh nghiệm thực tế của đội ngũ nhân viên kỹ thuật cũng như kinh doanh phần đông còn trẻ.
Đối với những đồng chí có năng lực làm việc tốt, Công ty có thể cho đi đào tạo thêm ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Viettel phải không ngừng tìm hiểu, tiếp cận với các công nghệ viễn thông tiên tiến.
Đề xuất với Trung tâm Mạng truyền dẫn
Trung tâm Mạng truyền dẫn hoạt động đến nay được hơn một năm, trên nền kinh tế thị trường cạnh tranh, cùng với Trung tâm còn có rất nhiều các đơn vị khác đã có rất nhiều kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ giỏi và thị trường rộng lớn. Do đó Trung tâm cần phải nhạy bén trong kinh doanh, mở rộng thị trường.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Trung tâm Mạng truyền dẫn còn trẻ, kinh nghiệm thiếu, việc tiếp xúc với thực tế còn nhiều hạn chế, nên rất mong muốn Trung tâm có sự hỗ trợ, hướng dẫn đào tạo về mặt kỹ thuật cho tất cả đội ngũ nhân viên mới.
Đề nghị với Công ty đầu tư hỗ trợ về trang thiết bị và điều kiện làm việc.
Tôi rất mong muốn được tham gia thêm những khoá học về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức về công nghệ viễn thông, ngoại ngữ, đáp ứng kịp thời cho công việc của trung tâm cũng như của công ty.
Trung tâm hàng tháng có một buổi họp toàn Trung tâm để tổng kết và thông báo kế hoạch tiếp theo để mọi người nắm bắt được tình hình công tác của Trung tâm cũng như của bản thân đồng thời tạo sự cân bằng và luôn có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao.
Chươngiii Nguyện vọng
Công việc được giao:
Trong thời gian thử việc, tôi nhận thấy làm việc trong môi trường của Trung tâm đã giúp tôi vận dụng các kiến thức cũng như tích lũy được kinh nghiệm. Vì vậy tôi kính mong được bố trí được tiếp tục công tác tại Trung tâm.
Tuy nhiên, tôi là một nhân viên mới cần phải có những tiếp xúc thực tế nhiều hơn, tôi cũng cần được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của các chuyên viên kỹ thuật, của đồng nghiệp trong Trung tâm và Công ty về cách thức làm việc cũng như cách tiếp cận công việc, đặc biệt trong môi trường kỹ thuật viễn thông. Như vậy, tôi sẽ hoàn thành công việc với hiệu quả cao hơn.
Các chế độ đối với cá nhân:
Tôi xin tuân thủ toàn bộ các chế độ chính sách cũng như các quy định mà Công ty đặt ra cho các nhân viên. Bên cạnh đó, tôi mong muốn được cống hiến lâu dài cho sự phát triển của Công ty. Được Công ty sớm ký hợp đồng lao động dài hạn.
Kế hoạch và hướng phấn đấu của bản thân:
Tiếp tục học hỏi, nghiên cứu các tài liệu nâng cao kiến thức về Bưu chính - Viễn thông, nâng cao trình độ Anh ngữ để có thể đáp ứng tốt những đòi hỏi phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Phát huy hơn nữa các thế mạnh và khắc phục những yếu điểm bằng cách tích cực hơn nữa trong công việc, cố gắng học hỏi, phấn đấu rèn luyện bản thân trong Trung tâm và trong Công ty.
Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Đồng chí cán bộ trong Công ty, đặc biệt là Ban giám đốc và các đồng nghiệp trong Trung tâm Mạng truyền dẫn đã tận tình chỉ bảo trong thời gian tôi thử việc.
Xin trân trọng cảm ơn !
Phần II: báo cáo chuyên đề
Khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình truyền dẫn
Chươngi. Khảo sát thiết kế công trình truyền dẫn
i. yêu cầu chung
-Khảo sát thiết kế phải phản ánh đầy đủ, chính xác bằng số liệu, thuyết minh tình trạng địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn, điện trở suất của đất, tình trạng xã hội, qui hoạch…tại địa điểm tuyến cáp sẽ xây dựng.
-Khảo sát thiết kế phải phản ánh được hiện trạng của công trình gồm vị trí nơi cáp nhập trạm, độ dài các đoạn cáp nhập trạm, vị trí các trạm đầu cuối và các trạm trung gian trên tuyến cáp, thiết bị phụ trợ, các nơi rẽ cáp…hiện trạng chung các công trình thông tin có liên quan cũng phải được thể hiện trong khảo sát thiết kế khi cần thiết.
ii. dụng cụ đo đạc dùng cho khảo sát kế
các dụng cụ đo đạc dùng cho khảo sát thiết kế phải đảm bảo đầy đủ các chức năng và tính chính xác cần thiết.
1.Công cụ nghiên cứu sơ bộ:
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000, 1:10 000.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, nếu cần thiết.
2. Công cụ, dụng cụ, thiết bị định tuyến, định trạm trên thực địa:
- Máy đo. máy ngắm quang học và các phụ kiện kèm theo.
- Xe lăn đo độ dài chuyên dụng.
- Các loại thước đo độ dài.
- Các loại cọc mốc và dụng cụ để đóng cọc mốc.
- Bản vẽ lưu động vá các loại văn phòng phẩm phù hợp.
3. Công cụ, dụng cụ, thiết bị khảo sát địa chất:
- Các loại máy khoan, thiết bị khảo sát địa chất.
- Máy đo điện trở suất của đất.
iii. phương pháp khảo sát thiết kế
1. Khảo sát thiết kế sơ bộ bằng bản đồ:
Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 hoặc 1: 100 000 để xác định sơ bộ vị trí tuyến và nhà trạm
Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 hoặc 1: 1000 để xác định sơ bộ vị trí tuyến và nhà trạm ở trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp…
2. Khảo sát thiết kế chi tiết trên thực địa:
Đối với tuyến cáp nằm ở vùng địa hình phức tạp như đồng ruộng, đồi nương… cần áp dụng phương pháp đo băng máy ngắm quang học.
2.1- Đối với tuyến cáp treo:
Tại vị trí dựng cột phải đóng cọc mốc
Đối chiếu và đánh dấu những vị trí dựng cột lên bản vẽ mặt bằng.
2.2- Đối với tuyến cáp cống:
Dùng bản đồ đã có sẵn của các vùng có tuyến cáp đi qua để phóng đại thành bản đồ có tỷ lệ cần thiết.
Đo lại trên thực địa để điều chỉnh lại những điểm mà thực địa đã thay đổi không giống như bản đồ cũ.
Phải đánh dấu nhữngvị trí bể cáp trên thực địa. Nếu đóng cọc được thì đóng ngập hết cọc mốc, chỉ để lộ mặt đầu của cọc mốc có ghi số. Nếu là đường nhựa thì dùng sơn đỏ đánh dấu vào mặt đường.
2.3- Đối với tuyến cáp trôn trực tiếp:
Trên đường thẳng cứ 100m và tại mỗi góc đóng một cọc mốc. Nếu vị trí cọc mốc không gây trở ngại cho xe cộ và người đi lại thì phần cọc mốc còn thừa trên mặt đất là 20cm, cọc mốc có viết chữ đánh dấu. Tại những vị trí đóng cọc mốc gây trở ngại giao thông cần ghi chép tỷ mỉ trong bản vẽ mặt bằng về vị trí của tuyến.
2.4- Đối với cáp đi trong hầm:
Sử dụng thước dây để đo khảo sát.
Đánh dấu các vị trí đặt hộp kéo cáp, các số liệu và các đặc điểm đặc trưng của hầm.
2.5- Đối với cáp đi trong nhà:
Sử dụng thước dây để đo.
Đánh dấu các vị trí đặt cáp, nơi rẽ cáp, vị trí đặt cầu cáp, đặt giá phối cáp.
vi. nội dung thiết kế
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng công trình, có thể quy định nội dung khảo sát thiết kế sơ bộ để đảm bảo thuận tiện cho khảo sát thiết kế. Nội dung khảo sát thiết kế trên thực địa phải được tiến hành chi tiết và cụ thể cho từng chủng loại hệ thống cáp được lắp đặt.
1. Đối với cáp treo:
Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ.
Khảo sát chi tiết trên thực địa về tưyến cáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả thuận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
Xác định các tham số thực địa bao gồm: Vùng gió, điều kiện tải trọng, các tác động đối với cột và cáp, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa trung bình lớn nhất và nhỏ nhất, tình hình giông, sét, địa hình địa chất tại vị trí chôn cột. Đồng thời xác định chủng loại, quy cách và các giải pháp gia cố, gia cường cột và cáp .
Xác định cự ly khoảng cột, số lượng, chủng loại, qui cách cáp treo trên cột.
2. Đối với cáp cống:
Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ.
Khảo sát chi tiết trên thực địavề tuyến cáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả thuận bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
Khảo sát địa hình, loại đất đá cần đào đắp, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước ngầm, mức độ úng lụt đối với cáp khi mưa bão ở vùng đặt cáp.
Xác định tình hình giông, sét của khu vực đặt tuyến đặt trạm.
Xác định chủng loại và quy cách cống , bể và dung lượng đường ống cần thiết.
Xác định và khoảng cách đặt đường ống cáp ở các môi trường đặt ống: vỉa hè, lòng đường, vượt đường sắt, đường bộ, vượt qua cống thoát nước, vượt qua đường điện lực ngầm, vượt cầu cống, ở trên/dưới cạnh các công trình kiến trúc-xây dựng ngầm và nổi (hiện tại và qua quy hoạch).
Xác định và chủng loại cáp, quy cách kéo cáp, bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp.
Xác định vị trí các bể cáp.
Xác định cự ly các tuyến cáp với các vật thể, các công trình có liên quan dọc theo tuyến cáp.
3. Đối với cáp chôn trực tiếp:
Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ.
Khảo sát hướng tuyến, vị trí trạm chi tiết, cụ thể trên thực địa.
Xác định tình hình giông, sét của khu vực đặt tuyến, đặt trạm.
Khảo sát địa hình, địa chất loại đất đá cần đào đắp, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước ngầm, mức độ úng lụt khi mưa lũ, tình hình sạt lở tuyến có thể xảy ra đối với vùng đặt cáp.
Khảo sát nơi qua cầu, qua sông, ao, hồ, kênh mương máng... và xác định nơi cáp đi qua.
Xác định độ chôn sâu, phương pháp đặt cáp và khoảng cách đặt cáp ở các môi trường chôn cáp: ven đường, dưới ruộng, dưới mương, qua cầu, qua cống, cạnh và vượt chéo hay ở cạnh công trình ngầm hoặc nổi khác (hiện tại hoặc theo quy hoạch).
Xác định số lượng, chủng loại, quy cách đặt cáp chôn trực tiếp , bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp.
Xác định vị trí các hố nối, hố dự trữ.
4. Đối với cáp đi trong hầm:
Xác định chủng loại, quy cách hầm cáp bao gồm:
Loại vật liệu xây dựng hầm cáp.
Thông hơi thông gió, an toàn về hoả hoạn.
Giá để đặt cáp trong hầm.
5.Đối với cáp đi trong nhà:
Xác định điều kiện đặt cáp(đặt trong ống, trong máng cáp hoặc để trần).
Dự kiến đặt cáp trong nhà.
Xác định các điều kiện an toàn về hoả hoạn.
Xác định nơi sẽ phải uống cong cáp.
6. Khảo sát thiết kế nhà trạm:
Xác định địa hình, địa lý và vị trí đặt trạm.
Xác định tổng mặt bằng khu vực đặt trạm.
Xác định các dữ liệu về cơ sở hạ tầng khu vực đặt nhà trạm (các công trình liên quan đến nhà trạm, điều kiện vật tư có sẵn).
Xác định khu vực mặt bằng thuận lợi cho hệ thống tiếp đất cho nhà trạm.
Chươngii. thiết kế công trình truyền dẫn
i. cơ sở thiết kế
1.Các văn bản làm cơ sở thiết kế
Quyết định phê duyệt dự án khả thi (dự án đầu tư) của cấp có thẩm quyền
Các văn bản thoả thuận tuyến các hay nhà trạm của các cơ quan hữu trách.
Các tiêu chuẩn, qui chuẩn, quy phạm xây dựng của nhà nước và của Nghành.
Các định mức kinh tế- kỹ thuật có liên quan đến thiết kế.
Các tài liệu số liệu, thông số kỹ thuật, chất lượng kèm theo nguồn gốc hồ sơ, hình thức cung cấp thiết bị.
Các hồ sơ tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát.
2. Nội dung thiết kế kỹ thuật:
2.1 Phần thuyết minh
Thuyết minh tổng quát: Cơ sở lập thiết kế kỹ thuật, tóm tắt nội dung thiết kế được chọn và các phương án thiết kế, các thông số và chỉ tiêu đạt được của công trình theo phương án được chọn.
Đưa ra những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà tuyến truyền dẫn phải đạt được.
Giải pháp thi công.
+Thuyết minh về việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
+Giải pháp kỹ thuật thi công tuyến.
+Phương án vận chuyển vật tư thiết bị và những lưu ý về an toàn lao động trong khi thi công tuyến.
2.2 Phần bản vẽ
Bản vẽ tổng thể tuyến có tỷ lệ theo mức độ chính xác cần thể hiện( thường 1: 250 000 đến 1 : 500 000 ).
Mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình.
Các bản vẽ kỹ thuật.
2.3 Phần tổng dự toán
Các cơ sở lập tổng dự toán
Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng lắp đặt tuyến.
Tổng dự toán được lập theo khối lượng lắp đặt tuyến nêu trên và các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí xây dựng tuyến thuộc các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền ban hành.
ii. Nguyên tắc thiết kế
1. Chọn tuyến đặt cáp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Hợp lý và kinh tế nhất.
Bảo đảm tham số truyền dẫn của tuyến cáp.
Thi công thuận lợi hoặc không quá khó khăn, phức tạp (Tránh các khu vực như đầm lầy, vực sâu, dốc cao, vùng có nước suối lở lớn, vùng có động đất, vùng có độ ăn mòn cao).
Thuận lợi cho đơn vị quản lý, bảo dưỡng lâu dài.
2. Tính toán đặc tính truyền dẫn:
Phải dựa vào các tham số đã được quy định trong các quy trình, các tiêu chuẩn hiện hành.
iii. Thiết kế tuyến cáp treo
1.Thiết kế treo cáp:
Phải sử dụng dây tự treo làm dây treo cáp nhưng phải tính toán lực kéo, độ trùng tiêu chuẩn cho phép và sử lý cáp tại các cột. Tại những nơi nguy hiểm như có gió lớn, đổi hướng tuyến... phải có biện pháp gia cố thêm các nút buộc gắn cáp với dây tự treo và cột.
Trong trường hợp cột vượt hoặc khoảng các giữa hai cột lớn, phải thiết kế dùng thêm dây phụ trợ treo cáp để đảm bảo độ chịu lực. Phải đảm bảo khoảng cách theo bảng 1, 2, 3.
Bảng 1: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác
stt
Loại kiến trúc
Khoảng cách (m)
1
2
3
4
5
6
Vượt đường ô tô có xe cần trục qua
Vượt đường sắt ở trong ga(tính đến mặt ray)
Vượt đường sắt ở ngoài ga(tính đến mặt ray)
Vượt nóc nhà và các kiến trúc cố định
Cáp thấp nhất cách dây cao nhất của đường dây
thông tin khác khi chéo nhau
Dọc đường ô tô dây thấp nhất cách mặt đất
5,5
7,5
6,5
1,0
0,6
3,5
Bảng 2: Quy định về khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác
STT
Loại kiến trúc
Khoảng cách (m)
1
2
3
4
5
Từ cột treo cáp tới thanh ray gần nhất
Từ cột treo cáp tới mép ngoài cùng của cây
Từ cột treo cáp tới nhà cửa và các kiến trúc khác
Khoảng cách giữa hai cột kép
Từ cột treo cáp tới mép vỉa hè
4/3 chiều cao cột
1,0
3,0
8,5
0,5
Bảng 3: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với đường dây điện lực
STT
Loại dây điện lực
Khoảng cách (m)
1
2
Với đường dây điện lực hạ thế
Với đường dây điện lực cao thế
- Từ 1kV đến 10kV
- Từ 10kV đến 110kV
- Từ 110kV đến 220kV
- Từ 220kV đến 500kV
1,25
2
3
4
5
Đối với những tuyến cáp đi qua vùng đồi núi thì ngoài việc trang bị lắp ghép và hãm buộc dây treo cáp trên cột còn phải chú ý đến sự biến đổi đội dốc.
Đối với trường hợp cáp quang vượt cầu hoặc men theo vách đá có thể lợi dụng thành cầu và vách đá cho cáp vượt qua.
2. Trang bị cột:
Phải dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành để tính toán chiều cao và độ chôn sâu cột, độ võng, khoảng cách giữa các cột và các ảnh hưởng của môi trường đến cáp. Khoảng cách 40m là khoảng cách cột chuẩn. Đối với trường hợp đặc biệt khi khoảng cột lớn hơn 40m, thì phải thiết kế cột riêng và có biện pháp gia cố cột theo các điều kiện thực tế và quy định của nhà nước về thiết kế cột để đảm bảo an toàn.
Cột 5,7m chôn sâu 1,2m
Cột 6,5m chôn sâu 1,4m
Cột 7,3m chôn sâu 1,5m
Độ võng của cáp không vượt quá 1,5% khoảng cột.
Các cột vượt đường, nhà ... phải trang bị thanh nối và biện pháp gia cố cột.
3.Trang bị dây co:
Dây co phải bằng dây thép mạ kẽm có n sợi, đường kính mỗi sợi là 4mm xoắn với nhau (n=3,5,7,9 xác định theo thiết kế). Cần phải tính toán vị trí mắc dây co trên cột đặt gần trọng tâm lực, nhưng phải đảm bảo khoảng cách mắc tối thiểu giữa dây co và cáp.
Trên cột chuẩn bị vượt, dây co phải buộc gần sát chỗ kẹp cáp, dây co ở mỗi tầng phải làm riêng một thanh hãm hoặc móng dây co, khi cần thiết thì những tầng dây co có thể dùng chung một thanh hãm hoặc một móng dây co nhưng phải tính đến khả năng chịu lực kéo bật của dây co.
4.Trang bị chân chống và ụ quầy cho cột:
Tại những vùng ngập nước, sình lầy, đất mềm, phải thiết kế xây dựng chân chống, xây móng cột và ụ quầy gia cố cho cột.
ở những vị trí không thể làm được dây co thì trang bị chân chống để thay dây co gia cố cột.
Cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều phải được đổ móng bê tông chôn cột chung cho cả hai nhánh. Kích thước móng cột phải tính toán cụ thể.
Bảng 4: Độ võng tham khảo của cáp treo (mét):
Khoảng cột (m)
Nhiệt độ (oC)
40
50
60
70
80
10
20
30
40
0.40
0.42
0.44
0.46
0.50
0.52
0.54
0.55
0.56
0.58
0.60
0.62
0.60
0.62
0.64
0.66
0.64
0.66
0.68
0.79
5.Trang bị chống sét:
Cứ khoảng 200 mét dọc theo tuyến cáp phải trang bị một cọc tiếp đất, cọc tiếp đất nối vào dây treo kim loại và thành phần kim loại của cáp treo.
Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt phải trang bị dây thu lôi. Đối với cột bêtông, cần làm dây thu lôi ngoài dọc từ trên ngọn xuống chân cột. Đối với cột sắt có thể hàn kim thu lôi vào ngọn cột và hàn dây đất vào gốc cột. Điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn cách xa cột. Khi cột vượt là cột chữ H phải trang bị dây thu lôi riêng biệt ở hai nhánh của cột và điện cực tiếp đất của thu lôi phải chôn cách xa chân cột và chôn theo hai hướng ngược nhau.
IV. Tuyến cáp chôn trực tiếp
Thiết kế tuyến cáp trôn trực tiếp với độ sâu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp trôn. Phải trang bị băng báo hiệu ngay trên cáp chôn trực tiếp. Cứ 200m phải có mốc đánh dấu tuyến cáp. Phải có mốc đánh dấu riêng cho tuyến cáp tại những vị trí tuyến cáp đổi hướng, tại các bể chứa măng xông và tại các hố dự trữ cáp. Mốc cáp phải đúc bằng bê tông cốt thép.
Trường hợp chôn cáp nơi nền đất đá cấp I, II, độ sâu rãnh chôn cáp là 1.2m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp III, độ chôn sâu rãnh cáp là 0.7m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp IV,V độ chôn sâu là 0.5m. ở nơi đất mềm tơi xốp không thể đào sâu được vì dễ sụt lở thì phải dùng giải pháp đầm chặn (tăng hệ số đầm chặn đến K=0.95) và dùng ống PVC để bảo vệ thêm cho cáp. ở những đoạn cáp qua sông độ chôn sâu cáp là 1.5m dưới đáy sông. Những trường hợp đặc biệt có quy định thiết kế riêng.
Khi cáp qua cầu, phải đặt cáp trong ống nhựa PVC f34 và ngoài cùng là ống sắt f67. Lợi dụng thành cầu và vách cầu để lắp đặt đường cáp. Nơi cáp lên xuống cầu nhất thiết phải xây ụ quầy bằng bê tông phù hợp với điều kiện lắp đặt. ụ quầy phải không cản trở giao thông và gây tác động có hại tới kiến trúc cầu. Phải để dư cáp tại mỗi đầu cầu ít nhất là 12m cho việc sửa chữa sau này.
Khi cáp qua sông, ao hồ, mương ngòi mà không đặt trên cầu thì có thể làm cột vượt hoặc chôn trực tiếp dưới ao, hồ, sông,theo thiết kế tương ứng với treo cáp qua cột vượt hoặc trôn trực tiếp. Nơi bắt đầu qua sông cũng phải xây ụ quầy và có biển báo rõ . Phải có máng bằng bê tông hoặc sắt để bảo vệ cáp nơi cập bờ và có nơi dòng chảy xiết. Cáp trôn trực tiếp dưới lòng sông, ao hồ không cần bảo vệ bằng tấm bê tông nhưng phải có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo đủ độ sâu an toàn.
Cáp qua mương ngòi nhỏ thì phải dùng ống sắt f67 đủ bền để dẫn cáp qua mương và cũng phải có biển báo rõ ràng.
Phải trang bị chống sét cho tuyến cáp trong trường hợp cần thiết theo tiêu chuẩn và quy phạm chống sét hiện hành (TCN 67 – 135: 1995, TCN 68- 140: 1995, TCN 68- 174:1998) và các tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan .
Phải thiết kế bảo vệ măng xông cáp trong bể cáp. Bể cáp chứa măng xông phải đủ rộng để chứa cả cáp dư và có chỗ để gia cố bảo vệ măng xông cáp (thông thường bể măng xông là 4 đan, bể dự trữ là 3 đan).
Bảng 1: Quy định về khoảng cách tối thiểu giữa cáp quang và các công trình ngầm khác
TT
Loại công trình ngầm
Song song
Chéo nhau
Đường điện lực:
_Hạ thế
_Cao thế
Đường ống nước
Đường cống nước thải
Đường ống dẫn dầu
1,25m
3m
1m
1,5m
1,5m
0,5m
1m
0,15m
0,25m
0,25m
V. thiết kế tuyến cáp đặt trong ống
Thiêt kế tuyến đặt trong hệ thống cống bể cáp phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Khi thiết kế tuyến cống bể cáp phải qui định độ rộng và độ sâu phù hợp với số lượng ống, khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất. Các chỉ tiêu cần phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nghành hiện hành (TCN 68- 153: 1995), theo bảng sau:
Bảng 5: Yêu cầu kĩ thuật cống cáp PVC sử dụng ống f104/114 có các loại và kích thước các loại cống cáp như sau:
TT
Loại cống cáp
Kích thước rãnh cáp (mm)
Miệng
Đáy
Cao (phần đổ cát)
Sâu (dưới hè)
Sâu (dưới đường)
A
Loại 1 lớp cống
1
2 cống 1 lớp
450
350
365
715
915
2
3 cống 1 lớp
600
500
365
715
915
3
4cống 1 lớp
750
650
365
715
915
B
Loại 2 lớp cống
1
4 cống 2 lớp
450
350
500
850
1050
2
6 cống 2 lớp
600
500
500
850
1050
3
8 cống 2 lớp
750
650
500
850
1050
C
Loại 3 lớp cống
1
6 cống 3 lớp
450
350
650
1000
1200
2
9 cống 3 lớp
600
500
650
1000
1200
3
12 cống 3 lớp
750
650
650
1000
1200
Bảng 6: Qui định về khoảng cách của đường cống bể với các kiến trúc khác:
Vị trí cống bể so với các kiến trúc khác
Loại ống dẫn nước có đường kính (mm)
Cống nước thải các loại
Cáp điện lực
<300
300 - 500
>500
<35KV
Songsong (m)
³ 1
³ 1.5
³ 2
³ 1.5
1.25
3
Chéo nhau (m)
³ 0.15
³ 0.15
³ 0.15
³ 0.25
0.5
1
Vị trí của tuyến cáp nằm ở lòng đường phải cách mép đường ít nhất 1m và lắp đặt ống PVC siêu bền f104/114x7. Vị trí tuyến cáp ở trên vỉa hè: phải cách tường nhà ít nhất 1m và lắp đặt ống PVC f104/114x5
Đường cống bể phải cách ray gần nhất của đường sắt tối thiểu 5m. Khoảng cách song song của đường cống bể với đường sắt tính từ chân taluy đường sắt. Góc giữa đường sắt với đường cống bể không được nhỏ hơn 60°.
Bể cáp được thiết kế theo tiêu chuẩn nghành( TCN 68 – 153: 1995).
Trang bị gá đỡ ống: Khi thiết kế phải quy định khoảng cách tối đa giữa các gá đỡ ống trong nền đất bình thường và trong nền bê tông.
Chươngiii. Lập dự toán và tổng dự toán công trình truyền dẫn
i. Tổng quan
1.Thành phần và nội dung giá trị dự toán:
Giá trị dự toán xây lắp công trình thể hiện bằng tiền toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo một công trình, dự toán công trình phụ thuộc vào chi phí của 3 thành phần:
- Chi phí cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị.
- Chi phí mua sắm thiết bị.
- Chi phí khác.
2. Các thành phần chi phí trong giá trị dự toán:
Giá trị dự toán xây lắp công trình gồm 3 bộ phận:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí chung
- Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế.
ii. Căn cứ để lập giá trị dự toán
Căn cứ vào dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng dự toán công trình không được vượt tổng mức đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt.
Căn cứ vào khối lượng xây lắp được xác định trong thiết kế kỹ thuật thi công.
Các định mức vật tư, đơn giá nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, các tỷ lệ tính toán, các hệ số điều chỉnh cho các khoản chi phí phải phù hợp theo các văn bản qui định hiện hành.
iii. Lập tổng dự toán công trình truyền dẫn
Thực hiện theo thông tư 09/2000/TT – BXD ngày 20/7/2000 của Bộ xây dựng, thông tư 03/2001/TT –BXD và thông tư 05/2003/tt – BXD của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình.
Tổng dự toán bao gồm:
- Chi phí xây lắp
- Chi phí mua xắm thiết bị
- Chi phí khác
- Dự phòng
Sau đây giới thiệu lập dự toán công trình có đầy đủ các loại chi phí.Tuỳ theo công trình có đặc điểm riêng được tính vào dự toán loại chi phí tương ứng.
1. Giá trị dự toán xây lắp ( chưa có thuế giá trị gia tăng)
1.1 Chi phí trực tiếp:
- Chi phí vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí ca máy thi công
áp dụng bộ định mức XDCB chuyên nghành theo quyết định số 1210 / KTKH ngày 19 / 12 / 2000 của Tổng cục Bưu điện. Trong khi chưa có bộ đơn giá.
1.2 Chi phí chung:
Được tính theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công. Đối với công trình thông tin Bưu điện được tính bằng 69%.
1.3 Thu nhập chịu thuế tính trước:
Được tính theo tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung.Đối với công trình thông tin Bưu điện được tính bằng 5.5%.
1.4 Chi phí nhà trạm công nhân (nếu có)
Phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đối với công trình dạng tuyến, xa nơi dân cư và là công trình mới triển khai xây dựng, giá trị<2%Gxl
Đối với công trình khác giá trị<1%Gxl
1.5 Di chuyển bộ máy thi công (nếu có):
Phải phù hợp với qui mô công trình, được phép của cáp có thẩm quyền.
2. Chi phí thiết bị
2.1 Kinh phí mua thiết bị:
- Nhập ngoại
- Mua trong nước
2.2 Phí uỷ thác nhập khẩu:
Theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị hợp đồng ( nếu ngoại tệ thì quy đổi ra VNĐ)
2.3 Thuế nhập khẩu:
áp dụng theo biểu thuế kèm theo QĐ của Bộ tài chính.
Thuế GTGT thiết bị tính tuỳ theo từng loại thiết bị có quy định riêng theo từng thời gian.
2.4 Chi phí vận chuyển thiết bị:
Nội địa bằng ô tô theo quyết định số 89/QĐ- BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật Giá Chính phủ.
2.5 Chi phí bảo hiểm thiết bị (nếu có )trong vận chuyển:
- Vận chuyển đường sắt: 1.4 giá thiết bị.
- Vận chuyển đường biển: 2.8 giá thiết bị.
- Vận chuyển đường bộ: 1.2 giá thiết bị.
2.6 Chi phí lưu kho bãi (nếu có):
Theo thông tư 09/2000/TT –BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng.
2.7 Chi phí bảo quản bảo dưỡng tại kho bãi, hiện trường (nếu có):
Theo thông tư 09/2000/TT –BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng.
3. Chi phí khác
3.1 Chi phí khảo sát thiết kế
Theo công văn 849/KTKH ngày 16/7/1997 của Tổng cục Bưu điện
3.2 Chi phí khảo sát lập Dự án đầu tư:
Được tính bằng 20% chi phí khảo sát thiết kế.
3.3 Chi phí thiết kế:
Theo thông tư 09/2000/TT –BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng.
3.4 Chi phí giám sát tác giả:
Được tính bằng 10% chi phí thiết kế.
3.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
Theo quyết định số14 / 2000 / QĐ-BXD ngày 20 / 7 / 2000 của Bộ xây dựng.
3.6 Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng:
Theo thông tư 137 / 1999 / BTC ngày 19 / 11 / 1999 của Bộ tài chính.
Chươngiv: áp dụng thiết kế- lập dự toán tuyến truyền dẫn từ p. máy isp – n.sách kim đồng
1.Thuyết minh thiết kế
1.1 Cơ sở thiết kế
1.2 Nội dung thiết kế
1.3 Thiết minh kỹ thuật
1.4 Tổ chức thi công
1.5 An toàn lao động
2 Thuyết minh dự toán kinh phí
2.1 Căn cứ lập dự toán
2.2 Các văn bản áp dụng
Kết luận
Trong thời gian thử việc tại Trung tâm mạng truyền dẫn của công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội, tôi đã tìm hiểu về Công ty và Trung tâm cả lịch sử cũng như phương hướng phát triển cho tương lai . Tôi tin vào sự phát triển mạnh mẽ của Trung tâm và Công ty trong thời gian tới. Chính vì thế mà tôi mong muốn được cống hiến sức lực cho sự phát triển của Trung tâm cũng như cuả Công ty. Mong Công ty và Trung tâm hết sức tạo điều kiện để tôi có thể phát huy năng lực và hoàn thành tốt công việc được giao.
Cũng trong thời gian này, tôi đã học tập và tích luỹ kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên kiến thức và kinh nghiệm làm việc cần được tích luỹ nhiều hơn nữa. Cũng mong Trung tâm và Công ty hết sức tạo điều kiện và tin tưởng để tôi có thể bắt tay vào công việc cụ thể nhiều hơn nữa.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể những đồng nghiệp trong công ty và Trung tâm đã giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành công việc. Rất mong sự đóng góp ý kiến của ban giám đốc, các anh chị đi trước cũng như tất cả các đồng nghiệp, để tôi có thể hiểu biết hơn trong công việc và đóng góp công sức cho sự phát triển của Trung tâm và Công ty.
Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng 06 năm 2003.
Người viết báo cáo
Phạm hồng kiên
đánh giá, nhận xét và ý kiến của thủ trưởng đơn vị
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VietTEL37bcthuviec.DOC