Báo cáo Quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam card

Tài liệu Báo cáo Quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam card: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 052/04VIE: QUẢN LÝ BỆNH PHYTOPHTHORA HẠI CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM CARD MS7: Báo cáo tổng kết dự án Tháng 6 năm 2007 1 Mục lục 1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án........................................................................ 1 2. Trích lược dự án (Project Abstract) ................................................................................ 2 3. Tóm tắt (Executive Summary)......................................................................................... 2 4. Giới thiệu và thông tin cơ bản......................................................................................... 6 5. Tiến độ dự án đến kỳ báo cáo (Progress to Date)........................................................... 7 5.1. Những hoạt động nổi bật (Implementation Highlights) .....................................................7 5.2. Lợi ích của nông dân (Smallholder Benefits) .....................................................

pdf75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam card, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 052/04VIE: QUẢN LÝ BỆNH PHYTOPHTHORA HẠI CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM CARD MS7: Báo cáo tổng kết dự án Tháng 6 năm 2007 1 Mục lục 1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án........................................................................ 1 2. Trích lược dự án (Project Abstract) ................................................................................ 2 3. Tóm tắt (Executive Summary)......................................................................................... 2 4. Giới thiệu và thông tin cơ bản......................................................................................... 6 5. Tiến độ dự án đến kỳ báo cáo (Progress to Date)........................................................... 7 5.1. Những hoạt động nổi bật (Implementation Highlights) .....................................................7 5.2. Lợi ích của nông dân (Smallholder Benefits) .....................................................................9 5.3. Xây dựng năng lực (Capacity Building)............................................................................11 5.4. Quảng bá.............................................................................................................................15 5.5. Quản lý dự án .....................................................................................................................16 6. Báo cáo về những vấn đề liên quan ( Cross-Cutting Issues) ....................................... 17 6.1. Môi trường ..........................................................................................................................17 6.2. Giới và vấn đề xã hội ..........................................................................................................19 7. Những vấn đề thực hiện và khả năng bền vững của dự án......................................... 19 7.1. Những vấn đề và những tồn tại (Issues and Constraints) ................................................19 7.2. Khả năng bền vững ............................................................................................................20 8. Các bước then chốt tiếp theo ......................................................................................... 20 9. Kết luận .......................................................................................................................... 21 10. Lời cam đoan (Statutory Declaration) ...........................Error! Bookmark not defined. 11. Phụ lục I. Khung dự án 12. Phụ lục II. Các bài báo cáo của học viên 13. Phụ lục III. Những khảo nghiệm của nông dân điển hình 14. Phụ lục IV. Những tài liệu tuyên truyền khuyến nông 15. Phụ lục V. Kết quả điều tra dự án 1 LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin chân thành cám ơn toàn thể nông dân đã tham gia dự án này, đã chia sẻ với chúng tôi về những suy nghĩ, những ý kiến và lắng nghe chúng tôi, đã tạo điều kiện về đất đai, cây trồng để chúng tôi thực hiện các khảo nghiệm ngoài đồng và các mô hình trình diễn. Sự tham gia của bà con nông dân là điều cốt yếu của dự án này. Chúng tôi hy vọng họ sẽ được hưởng những phần thưởng xứng đáng. Chúng tôi cũng xin cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh Trường đã hỗ trợ phiên dịch các bảng câu hỏi, phiên dịch trong các chuyến thăm đồng, các lớp huấn luyện, và cám ơn Tiến sĩ Trần Nguyên Hà đã giúp phiên dịch trong lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học ở Viện Bảo vệ thực vật-Hà Nội. 2 1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án Tên dự án Quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam Đơn vị phía Việt Nam Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội Giám đốc dự án phía Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất Tổ chức của Úc Trường Đại học Sydney Nhân sự Úc Giáo sư David Guest Ngày bắt đầu Tháng 4/ 2005 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Tháng 12/2006 Ngày kết thúc (thay đổi) Tháng 6/2007 Kỳ báo cáo Tháng 4/2007 (hoàn thành) Cơ quan liên lạc Ở Úc : Trưởng nhóm Tên Giáo sư David Guest Telephone: (02) 9352.3946 Chức vụ Giáo sư bệnh cây Fax: (02) 9351.4172 Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: d.guest@usyd.edu.au Ở Úc: Liên hệ về hành chính Tên Ms Luda Kuchieva Telephone: (02) 9351 7903 Chức vụ Nhân viên Quản lý Vốn Tài trợ Nghiên cứu Fax: (02) 9351 3256 Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: luda.kuchieva@usyd.edu.au Ở Việt Nam Tên Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất Telephone: +84 4838 5578 Chức vụ Viện Trưởng Fax: +84 4836 3563 Tổ chức Viện Bảo vệ thực vật Email: tuat@hn.vnn.vn 1 2. Trích lượt dự án (Project Abstract) 3. Tóm tắt (Executive Summary) Mục tiêu của dự án này là mở rộng những biện pháp quản lý bệnh bền vững và hiệu quả được phát triển từ những dự án nghiên cứu trước đây về các cây trồng ở Việt Nam, bằng cách này làm giảm sự thiệt hại do bệnh Phytophthora và nâng cao thu nhập cho nông dân. Những bệnh do nấm Phytophthora gây ra đã tấn công trên nhiều loài cây trồng Việt Nam bao gồm dứa, cây ăn quả có múi, cao su, tiêu, cà chua và khoai tây. Có vài vụ bệnh Phytophthora làm giảm đến 70% sản lượng cây trồng và gây thiệt hại kinh tế. Trước khi dự á v s t v P v d t v d c m h H c t k Những bệnh do nấm Phytophthora gây ra đã tấn công trên nhiều loài cây trồng ở Việt Nam, có vài vụ làm giảm năng suất đến 70%. Mục tiêu của dự án là cải tiến sự quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng Việt Nam, bằng cách nâng cao kiến thức cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân, để giảm sự mất mùa và tăng thu nhập cho nông dân. Các nhà khoa học Úc và Việt Nam đã tổ chức các lớp huấn luyện để truyền bá những biện pháp quản lý bệnh hiệu quả và bền vững cho các nhà khoa học, các cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các cán bộ Khuyến Nông và các nông dân. Dự án đã huấn luyện 157 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông và trên 450 nông dân. Những khảo nghiệm đồng ruộng và mô hình trình diễn có nông dân tham gia đã được thực hiện bởi các cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học để phát triển các biện pháp quản lý bệnh tổng hợp, và sẽ tiếp tục thực hiện sau dự án này. Ba nhà khoa học Việt Nam từ Viện Bảo vệ thực vật (Viện BVTV), Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Cây ăn quả Thừa Thiên Huế (TTCAQTTH) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Viện NCCAQMN) đã tham quan học tập chuyên ngành tại Úc. Dự án đã nâng cao năng lực về chẩn đoán bệnh và quản lý bệnh trên cây trồng trong vùng dự án cho cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật và nâng cao kiến thức về chẩn đoán bệnh cho nông dân, và đẩy mạnh biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả và bền vững hơn, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, và cuối cùng là nâng cao thu nhập cho nông dân. n này tiến hành, sự hiểu biết về sự xuất hiện và phân bổ các loài Phytophthora ở Việt Nam, ề sự lây lan bệnh, và các phương pháp phòng trừ thích hợp là đã bị hạn chế. Tính chuyên âu về chẩn đoán và quản lý bệnh phytophthora còn thiếu. Không có khả năng chẩn đoán riệu chứng bệnh đúng và thường dẫn đến kết quả là tỉ lệ bệnh cao, mất năng suất trầm trọng à áp dụng biện pháp hoá học phòng trừ bệnh không thích hợp và không bền vững. Dự án này xúc tiến một chiến lược tiếp cận với nghiên cứu và quản lý bệnh hytophthora trong tương lai. Những vấn đề ở địa phương đã được xác định từ những thành iên dự án phía Úc đã từng trải qua, thông qua những điều tra cán bộ khuyến nông và nông ân và từ những kết qủa thảo luận nhóm trong những lớp huấn luyện. Những cây trồng ưu iên đã được xác định cho mỗi vùng của ba miền trong phạm vi dự án; miền bắc, miền trung à miền nam Việt Nam. Các biện pháp quản lý bệnh đã giới thiệu trong quá trình thực hiện ự án là có thể áp dụng cho các cây trồng ngoài những cây đã chọn trong dự án này. Những ây ưu tiên đã được xác định ở miền nam là dứa (khóm, thơm), cây ăn quả có múi, và tiêu; ở iền trung là cây ăn quả có múi, tiêu và cao su; ở miền bắc là vải, cà chua, dứa và khoai tây. Mục đích dự án là huấn luyện cán bộ địa phương về chẩn đoán bệnh và đẩy mạnh thực iện chiến lược quản lý bệnh bền vững và hiệu quả. Điều này đã được hoàn thành qua 2 lớp uấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học (Scientific Training Workshops), qua những huyến thăm đồng của các thành viên dự án phía Úc và phía Việt Nam, qua sự phát triển các ài liệu huấn luyện và kết quả những dự án nghiên cứu nhỏ. Những lớp huấn luyện cán bộ huyến nông địa phương, lớp huấn luyện nông dân và các điểm trình diễn về các biện pháp 2 quản lý bệnh đã mở rộng các biện pháp quản lý bệnh, những biện pháp này được phát triển từ những lớp huấn luyện đầu tiên. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Kkhoa học đã được tổ chức ở Viện BVTV- Hà Nội, TTCAQTTH-Huế, Viện NCCAQMN-Mỹ Tho vào khoảng giữa ngày 31 tháng 3 đến 13 tháng 6 năm 2005. Có 77 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông tham dự trong các lớp huấn luyện đến từ các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu và các Trung tâm Khuyến Nông ở miền bắc, trung và nam Việt Nam. Trong 3 ngày huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học, khởi đầu là các học viên xác định và phân tích những tồn tại của sản xuất cây trồng ở vùng họ ở. Những chuyến thăm đồng cùng với các chuyên gia Úc đã giúp họ có thể xác định những triệu chứng bệnh đúng. Như mong đợi, những phân tích này đã xác định những bệnh Phytophthora (cho dù chẩn đoán đúng hay không) là những vấn đề chính đối với cán bộ khuyến nông và nông dân. Sự thiếu thông tin khuyến nông và năng lực khuyến nông dẫn đến kết quả chẩn đoán bệnh không đúng và quản lý trang trại không thích hợp được xác định một cách phù hợp là những tồn tại chính của nông dân. Sau đó, trong lớp huấn luyện học viên đã được hướng dẫn chọn mẫu bệnh trên đồng, chẩn đoán và quản lý bệnh phytophthora ở Việt Nam. Các học viên còn được huấn luyện về giám định nấm bệnh, chẩn đoán bệnh, các phương pháp phòng trừ bệnh và kỹ thuật nghiên cứu có tham gia của nông dân (PAR). Những buổi học đã giới thiệu học viên sự đa dạng của loài Phytophthora và những bệnh chúng gây ra trên nhiều cây trồng, tác động của những bệnh Phytophthora ở Đông Nam Á, những khái niệm của chẩn đoán bệnh, phân lập nấm và giám định, dịch tễ học và chu kỳ bệnh (hình 1). Những thông tin đã được trình bày bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh, được phiên dịch đồng thời khi cần thiết. Những kiến thức này đã được thực hành khi học viên ra đồng ruộng để xác định cây bệnh và thu thập mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm. Hình 1. Tiến sĩ Andre Drenth giảng bài trong lớp huấn luyện đầu tiên ở TTCAQTTH , tháng 6 năm 2005 Trong phòng thí nghiệm các học viên đã học các kỹ thuật phân lập Phytophthora từ đất và mẫu bệnh cây đã được thu thập khi thăm đồng, và làm thế nào để giám định Phytophthora là nguyên nhân gây bệnh. Những học viên được chia làm nhiều nhóm để thảo luận về mức độ bệnh hại hiện hành và chiến lược quản lý để chọn các biện pháp quản lý bệnh ở mức thấp-, trung bình-,và cao giới thiệu với nông dân như là một phần của những kế hoạch mở rộng và nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (hình 2). Những lớp huấn luyện đã nâng cao năng lực cho các học viên để tổ chức những lớp Huấn luyện Khuyến nông trong giai đoạn tiếp theo của dự án, để thiết lập những đề tài nghiên cứu nhỏ dựa vào nghiên cứu có nông dân tham gia (PAR) và để phát triển những khuyến cáo về quản lý bệnh tổng hợp cho nông dân. Kết quả của những đề tài này đã được trình bày trong những lớp huấn luyện cuối cùng vào năm 2007 (hình 3) 3 Hình 2. Học viên thảo luận những biện pháp quản lý bệnh trong lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học lần thứ II tại TTCAQTTH ở Huế, tháng 4 năm 2007 Hình 3. Ngày cuối cùng của lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học lần II tổ chức tại Viện BVTV ở Hà Nội, tháng 1 năm 2007. Một bộ tài liệu huấn luyện bằng tiếng Việt đã được biên soạn và phân phối cho mỗi lớp huấn luyện. Một bản copy đã nộp cùng với báo cáo tiến độ 6 tháng đầu tiên. Bộ tài liệu huấn luyện gồm những bài báo cáo trong các lớp huấn luyện và những thông tin về bệnh Phytophthora và sự quản lý bệnh được soạn từ tài liệu chuyên khảo 114 của ACIAR -Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Thế giới của Úc (Drenth and Guest 2004). Bộ tài liệu đã được các học viên đón nhận tốt và còn giúp cho các học viên tham khảo toàn diện trong tương lai. Tài liệu huấn luyện đã nộp với báo cáo tiến độ đầu tiên. Kết quả nổi bật từ những lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học là đã nâng cao năng lực thực hành chẩn đoán bệnh, phân lập và giám định nguyên nhân gây bệnh, giá trị của những chuyến thăm đồng, hiểu nguyên nhân gây bệnh, xây dựng những khảo nghiệm đồng ruộng và sự phát triển và mở rộng những khuyến cáo về quản lý bệnh cho 77 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông đã tham dự những lớp huấn luyện tổ chức tại Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN. Vào tháng 7 năm 2005 (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà) và tháng 7 năm 2006 (Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái) những nhà khoa học Việt Nam từ Viện BVTV, Viện NCCAQMN và TTCAQTTH đã đến Úc và tham dự chuyến tham quan học tập về cây trồng Úc. Chuyến tham quan học tập này đã cho các nhà khoa học Việt Nam thấy rõ những kỹ thuật tốt nhất được áp dụng trong vườn ươm và ngoài vườn trồng cũng như những kỹ thuật giám định nấm bệnh và huấn luyện nghiên cứu. Khi trở về Việt Nam, những nhà khoa học Việt Nam vận dụng những kỹ thuật thích hợp với điều kiện của họ. Nguồn kiến thức họ học được từ chuyến thăm này đã chuyển giao đến các Trung tâm Khuyến Nông thông qua các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông và chương trình huấn luyện nông dân, và đã hoàn thành xây dựng năng lực của dự án. Chuyến tham quan cũng xây dựng trên mối quan hệ sẵn có và thiết lập những mạng lưới hợp tác mới giữa các nhà khoa học Việt Nam và Úc. Các nhà khoa học Việt Nam đánh giá rất cao về giá trị của chuyến tham quan này mà họ đã trình bày trong 4 những báo cáo đã nộp với những báo cáo 6 tháng lần 2 và 3. Chính phủ Việt Nam đã cấp kinh phí cho 2 nhà khoa học Việt Nam tham quan Queensland và Northern NSW vào năm 2007, lần nữa chứng tỏ những tác động đã vượt quá nhiệm vụ của dự án này. Kết quả nổi bật từ những chuyến tham quan học tập đã cho ba nhà khoa học Việt Nam thấy rõ những kỹ thuật thực hành tốt nhất trên vườn ươm và vườn trồng, và chuyển giao những ý tưởng mới cho cán bộ khuyến nông và nông dân Việt Nam. Sau những lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học được tổ chức ở Việt Nam và sau những chuyến tham quan học tập cây trồng ở Úc của các nhà khoa học Việt Nam, cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã được trang bị để chuyển giao những kỹ năng chẩn đoán bệnh và kiến thức về những chiến lược quản lý đến các Trung tâm Khuyến Nông và nông dân. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông đã được tổ chức bởi các cán bộ của Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN để chuyển giao những biện pháp quản lý về phòng trừ bệnh bền vững. Những lớp huấn luyện, tổ chức vào cuối năm 2005 và năm 2006, có khoảng 80 cán bộ tham dự từ các Trung tâm Khuyến Nông của 16 tỉnh và được huấn luyện về những chiến lược quản lý bệnh tổng hợp. Trong những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông, các học viên đã được hướng dẫn thực hành về chẩn đoán và quản lý những bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Cách tổ chức lớp huấn luyện này tương tự như lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học như đã trình bày trên. Những cán bộ khuyến nông đã thảo luận và phân tích những tồn tại mà nông dân phải đối đầu, và đã được huấn luyện về giám định nấm bệnh, chẩn đoán bệnh, quản lý bệnh và xây dựng khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia. Những tài liệu huấn luyện, các sách copy và đĩa CD, đã được cung cấp cho từng lớp huấn luyện. Những tài liệu huấn luyện, được dịch ra tiếng Việt, đã dựa vào những tài liệu trình bày trong những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức vào tháng 6 năm 2005. Một lần nữa, những tài liệu huấn luyện đã được đón nhận tốt và các cán bộ khuyến nông có thể dùng để tham khảo toàn diện trong tương lai. Kết qủa nổi bật của những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông là đã chuyển giao những kiến thức và kỹ năng về chẩn đoán đúng những triệu chứng bệnh cho trên 80 cán bộ khuyến nông, nâng cao năng lực để thực hiện những khuyến cáo quản lý bệnh đúng và bền vững. Để nâng cao nhận thức về cải tiến canh tác và thực hành quản lý bệnh của nông dân, các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam đã tổ chức các buổi huấn luyện nông dân và bố trí khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia. Trên 450 nông dân đã được huấn luyện qua các lớp huấn luyện nông dân, các mô hình trình diễn và khảo nghiệm đồng ruộng ở cả 3 miền. Những khảo nghiệm đã được theo dõi và những kết quả đã thảo luận ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng vào tháng 1 (Viện BVTV) và tháng tư (TTCAQTTH và Viện NCCAQMN) năm 2007. Các học viên đã trình bày ở những lớp huấn luyện cuối cùng những kết quả thu được từ những khảo nghiệm của họ (đã nộp những báo cáo này trong đĩa CD) và cho thấy huấn luyện nông dân trong thời gian tới được lập kế hoạch vượt quá dự án này, dựa trên những kỹ năng đã phát triển. Thành viên dự án phía Úc đã thăm nhiều khảo nghiệm trên đồng khác nhau để giám sát và thảo luận quá trình thực hiện những chiến lược phòng trừ bệnh. Kết quả đã nâng cao kiến thức về nấm bệnh và những bệnh hại do chúng gây ra, sự chẩn đoán bệnh bấy giờ được đúng hơn. Quản lý trang trại đã được cải thiện có ý nghĩa và trên vài cây trồng, năng suất tăng bền vững trên 70% đã được thừa nhận. Kết quả nổi bật từ những lớp huấn luyện nông dân và khảo nghiệm đồng ruộng là cán bộ khuyến nông và nông dân hiểu biết nhiều hơn về nấm và bệnh. Sự chuyển giao những biện pháp quản lý bệnh thích hợp và bền vững đã cải thiện sự quản lý trang trại, giảm sự ỷ lại, và sử dụng không đúng, vào thuốc Bảo vệ thực vật; và kết quả đã nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng. 5 Mục tiêu cơ bản của dự án này là nâng cao năng suất cây trồng cho nông dân sản xuất nhỏ (tiểu nông) và xoá đói giảm nghèo, bằng cách phát triển những kỹ năng và năng lực của các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông để thực hiện những khuyến cáo về quản lý bệnh thích hợp và hiệu quả đối với nông dân. Bây giờ, các cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ khuyến nông đã được nâng cao năng lực có ý nghĩa hơn để chẩn đoán những bệnh do Phytophthora gây ra và để truyền bá những biện pháp quản lý bệnh thích hợp. Chẩn đoán bệnh đúng, nâng cao kiến thức về nấm bệnh, và có các biện pháp quản lý bệnh tạo điều kiện thuận lợi thực hiện những chiến lược quản lý bệnh đạt mục đích và hiệu quả. Từ những quan sát, theo dõi và kết quả của dự án cho thấy chất lượng sản phẩm tốt hơn, năng suất tăng và cuối cùng là tăng thu nhập cho nông dân. Sự nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh của các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam có thể hoàn thành tốt vượt qua khung thời gian của dự án, sự chuyển giao các thông tin và các chiến lược quản lý bệnh còn tiếp tục trong những năm tới. 4. Giới thiệu và thông tin cơ bản Việt Nam có hai vùng khí hậu rõ rệt; khí hậu á nhiệt đới từ núi Hải Vân trở ra Bắc có 4 mùa rõ rệt, và khí hậu nhiệt đới ở miền nam với 2 mùa mưa và khô. Sự đa dạng về địa lý và khí hậu ở Việt Nam tạo ra sự đa dạng về loài cây trồng. Cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới tập trung ở miền bắc và nam Việt Nam, còn cây ôn đới tập trung miền núi tây bắc ở miền bắc. Nhiều vùng khí hậu đa dạng cũng tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều loài Phytophthora sinh sôi nẩy nở. Chi Phytophthora đã gây thiệt hại kinh tế trên nhiều loài cây trồng ở Việt Nam, đã làm giảm năng suất trầm trọng và làm mất thu nhập của nông dân có ý nghĩa. Ở những vùng nhiệt đới Việt Nam, bệnh thối nõn dứa do P. cinnamomi và P. nicotianae gây ra đã làm mất sản lượng đến 60%. Trên cây ăn quả có múi (bưởi), P. citrophthora tấn công trên thân và quả gây ra bệnh chảy nhựa và thối quả làm mất năng suất đến 30%. Bệnh chết nhanh hại tiêu do Phytophthora có thể làm mất năng suất trên 70%. Trước dự án này, những thông tin về sự xuất hiện và phân bố những loài Phytophthora hiện diện ở Việt Nam, sự lây lan và phát triển bệnh, và những phương pháp phòng trừ bệnh thích hợp đã bị hạn chế. Tính chuyên sâu trong việc chẩn đoán và quản lý những bệnh Phytophthora cũng còn kém. Cán bộ khuyến nông và nông dân vẫn còn thiếu hiểu biết rất nhiều về tác hại của Phytophthora. Nhiều bệnh Phytophthora cứ được cho là (dù không đúng) do thời tiết không thuận lợi gây ra, và hậu quả là nông dân chấp nhận sự mất mát như vượt quá khả năng kiểm soát của họ và họ đã thất bại trong các biện pháp phòng trừ để giảm thiệt hại do bệnh, hoặc họ bỏ bê luôn, không phòng trừ gì cả. Sự thiếu thông tin cũng dẫn đến kết quả là sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật không thích hợp. Ví dụ, trước dự án này, ở tỉnh Bắc Ninh, nông dân đã sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật 10 lần để phòng trừ bệnh trên khoai tây trong một vụ. Họ sử dụng thuốc trừ nấm không thích hợp và xử lý thuốc không đúng lúc. Ở xã Thuỷ Biểu-tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã gặp một nông dân đã dùng thuốc trừ sâu để trừ bệnh do nấm gây ra vì cô ta không có kiến thức để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh trên cây tiêu của cô. Ở Tây nguyên, phần lớn nông dân tạo " hố voi" dưới gốc cây tiêu để giữ nước chống hạn trong mùa khô, nhưng lại bị úng nước trong mùa mưa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh Phytophthora phát triển. Do áp lực của thị trường, yêu cầu sản phẩm nông nghiệp giá cao phải có chất lượng tốt, không hư hỏng, người nông dân đã gia tăng áp dụng thuốc Bảo vệ thực vật. Hậu quả là dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trong lương thực, thực phẩm và môi trường ô nhiễm đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. 6 Mục tiêu cơ bản của dự án này là nâng cao năng suất cây trồng cho nông dân sản xuất nhỏ (tiểu nông) và xoá đói giảm nghèo bằng cách nâng cao kiến thức về những bệnh Phytophthora và năng lực để thực hiện những khuyến cáo về quản lý bệnh ở tất các các mức độ đối với cây trồng Việt Nam. Những cây ưu tiên đã được xác định mỗi vùng ở 3 miền; bắc, trung và nam Việt Nam. Nhóm dự án phía Úc và Việt Nam đã thực hiện một lọat các lớp huấn luyện và quản lý các đề tài khảo nghiệm đồng ruộng ngắn hạn. Những lớp huấn luyện của chúng tôi với mục đích là lấp đầy những khoảng trống kiến thức về bệnh Phytophthora ở tất cả các mức của cây trồng Việt Nam. Lớp huấn luyện tập trung vào sinh học Phytophthora, những bệnh do nó gây ra, và các biện pháp quản lý bệnh. Các cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ khuyến nông đã được huấn luyện về chẩn đoán bệnh ở ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm và về thực hiện các chiến lược quản lý bệnh hiệu quả. Các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên đã được tổ chức tại Viện BVTV-Hà Nội, TTCAQTTH-Huế và Viện NCCAQMN-Mỹ Tho vào tháng 6 năm 2005. Các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng đã được đối tác Úc tổ chức vào tháng 1 và tháng 4 năm 2007. Những lớp huấn luyện thực hành này tập trung vào sự tham gia và đóng góp đến sự xây dựng năng lực cho các cơ quan nghiên cứu và cơ quan khuyến nông liên quan. Bây giờ các cán bộ nghiên cứu khoa học đã được trang bị tốt về kiến thức và có thể chuyển giao kỹ năng chẩn đoán và các chiến lược quản lý bệnh Phytophthora đến các Trung tâm Khuyến Nông. Mức thứ hai của sự huấn luyện đã tập trung vào sự nhận biết triệu chứng bệnh, chẩn đoán và phát triển và áp dụng các biện pháp quản lý bệnh tổng hợp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu khoa học Việt Nam đã tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật vào cuối năm 2005 và năm 2006. Những cây trồng ưu tiên làm cơ sở để bố trí các khảo nghiệm đồng ruộng và các hoạt động khuyến nông. Các học viên đã trình bày các kết quả khảo nghiệm ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng vào năm 2007. Mức thứ ba của sự huấn luyện ở Việt Nam đã truyền bá những kỹ năng chẩn đoán và các biện pháp quản lý bệnh đến nông dân ở mỗi vùng thông qua các lớp huấn luyện nông dân và các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia. Các cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng và giám sát các khảo nghiệm đồng ruộng áp dụng các biện pháp quản lý đồng ruộng và nhiều hoạt động khuyến nông khác, có tham gia của các nông dân, mà đã được trình bày trong các lớp huấn luyện. Các nông dân tham gia lớp huấn luyện đã thực hiện các hoạt động khuyến nông trong dự án này. Ba nhà khoa học Việt Nam cũng đã thực hiện chuyến tham quan học tập ở Úc. Ở đó, họ học về kỹ thuật tốt nhất ở vườn ươm và quản lý vườn trồng, cũng như những kỹ thuật tiên tiến về giám định nấm bệnh và đào tạo nghiên cứu. Hai nhà khoa học (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện BVTV) và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện NCCAQMN) đã đến Úc vào tháng 7 năm 2005 và Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái (TTCQTTH) đến vào tháng 7 năm 2007 tham gia chuyến tham quan học tập để khảo sát kỹ thuật tốt nhất trên vườn ươm và trên vườn trồng ở miền nam bang Queensland, và để chuẩn bị cho việc chẩn đoán triệu chứng bệnh Phytophthora sau này. Điều này sẽ xây dựng năng lực cho các cơ quan và mục đích là tăng tối đa lợi ích lâu dài của mỗi đơn vị. 5. Tiến độ dự án đến kỳ báo cáo (Progress to Date) 5.1. Những hoạt động nổi bật (Implementation Highlights) Toàn bộ kết quả chủ yếu của dự án này là năng lực được nâng cao có ý nghĩa ở Việt Nam ở các mức độ khác nhau (như nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân) về chẩn đoán 7 đúng các vấn đề bệnh Phytophthora và, dựa vào sự hiểu biết các lãnh vực liên quan đến sinh học nấm bệnh Phytophthora, để phát triển và thực hiện các chiến lược quản lý bệnh bền vững và hiệu quả. Nông dân tham gia dự án này chứng tỏ họ đã làm giảm sự thiệt hại năng suất do Phytophthora làm cho lợi nhuận tăng lên, giảm sự sử dụng hoá chất không thích hợp và hệ thống sản xuất bền vững hơn. Kết quả chi tiết của dự án được trình bày trong khung báo cáo ( Report Logframe) (phụ lục I) Tóm lại, những hoạt-động-chính của dự án đã hoàn thành các mục tiêu được thực hiện như sau: 1. Ký kết hợp đồng dự án vào tháng 4 năm 2005 (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 1 (Logframe reference Milestones 1). 2. Ký kết biên bản ghi nhớ giữa hai Giám đốc dự án phía Úc và phía Việt Nam (xem bảng báo cáo tóm tắt hoạt-động-chính lần 1). 3. Sự đệ trình các báo cáo tiến độ dự án (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 2, 3, 5) 4. Sự phát triển và phân phối Tài liệu Huấn luyện Cán bộ nghiên cứu khoa học (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 4). 5. Đánh giá khả năng của các cán bộ cơ quan Việt Nam và hiệu quả các hoạt động huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học bằng cách thực hiện điều tra theo phiếu điều tra ở các lớp huấn luyện đầu tiên và các lớp huấn luyện cuối cùng được tổ chức bởi Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 4). 6. Hoàn thành các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên (tháng 7 năm 2005) và các lớp cuối cùng (tháng 1 và tháng 4/2007) ở Viện BVTV-Hà Nội, TTCAQTTH-Huế và Viện NCCAQMN-Mỹ Tho. 7. Huấn luyện 77 nhà khoa học và cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật về chẩn đoán và giám định bệnh Phytophthora thông qua một loạt lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học. 8. Ba nhà khoa học Việt Nam (bà Nguyễn Thị Ly từ Viện BVTV-Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà từ Viện NCCAQMN-Mỹ Tho và ông Đoàn Nhân Ái từ TTCAQTTH-Huế) đến Úc để tham quan học tập về công nghiệp hoá sản xuất ngành trồng trọt và trang thiết bị nghiên cứu ở vùng phía nam bang Queensland và phía bắc bang NSW để nâng cao sự hiểu biết về kỹ năng chẩn đoán triệu chứng bệnh, những chiến lược quản lý bệnh và thực hành quản lý tốt vườn ươm và vườn trồng. 9. Hoàn thành các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông bởi các cán bộ nghiên cứu khoa học Việt Nam ở Viện BVTV-Hà Nội, TTCAQTTH-Huế và Viện NCCAQMN-Mỹ Tho. 10. Những tài liệu huấn luyện được phân phát cho các học viên của các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 6) 11. Chuẩn bị các vật liệu và công cụ khuyến nông (xem bảng tóm tắt hoạt-động-chính lần 6) (Hình 4). Hình 4. Tài liệu tuyên truyền khuyến nông trình bày ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng ở Viện BVTV -Hà Nội, tháng 1/2007. Các tập sách và áp phích khuyến nông đã được biên soạn bởi 3 đối tác Việt Nam để truyền bá thông tin về các biện pháp quản lý bệnh đến bà con nông dân. 8 12. Bố trí các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia ở miền Bắc, miền Trung, và miền Nam Việt Nam bởi các cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ khuyến nông từ Viện BVTV, TTCAQTTH, Viện NCCAQMN, và các Chi cục BVTV ( phụ lục II). a. Trên 450 nông dân đã được huấn luyện và tham gia khảo nghiệm trên đồng ruộng. Những kết quả khảo nghiệm tiêu biểu của nông dân được trình bày ở phụ lục III. 13. Nâng cao sự hiểu biết về nấm bệnh, nguyên nhân gây bệnh và các chiến lược quản lý bệnh trong số những cán bộ Khuyến nông và nông dân thông qua các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia và các hoạt động khuyến nông. 14. Nâng cao trình độ quản lý bệnh cho nông dân. a. Trước dự án này, sự hiểu biết về nấm bệnh và những bệnh do chúng gây ra, và những biện pháp hiện có để phòng trừ bệnh đã bị hạn chế ở một vài vùng. b. Những nông dân tham dự những lớp Huấn luyện Nông dân đã chấp nhận những biện pháp phòng trừ mới mà họ đã học được. 15. Các nhà khoa học Việt Nam (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly từ Viện BVTV, Hà Nội, và Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà từ Viện NCCAQMN, Mỹ Tho) và đối tác Úc ( Giáo sư David Guest, Tiến sĩ Andre Drenth và Tiến sĩ Rosalie Daniel) đến Huế (TTCAQTTH, ông Đoàn Nhân Ái) để thăm các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia (cây ăn quả có múi, cao su, tiêu) ở khu vục miền Trung vào tháng 2 năm 2006. a. Củng cố mạng lưới giữa các Viện Nghiên Cứu, các Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia và các Trung tâm Khuyến Nông tỉnh từ miền Bắc và miền Nam Việt Nam với các tỉnh miền Trung. 16. Giáo sư David Guest và Tiến sĩ Andre Drenth đã trình bày về Phytophthora trong các buổi toạ đàm tổ chức tại trường Đại học Nông Lâm Huế a. Tăng cường mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu và trường Đại học. b. Liên kết dự án CARD với đề tài nghiên cứu sinh của ông Nguyễn Vĩnh Trường c. Liên kết dự án CARD với đề tài nghiên cứu sinh của bà Trần Thị Thu Hà. 5.2. Lợi ích của nông dân (Smallholder Benefits) Sự hiểu biết tốt hơn của các cán bộ Khuyến nông và nông dân về nấm bệnh và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh đã nâng cao năng lực cho cán bộ Khuyến nông về giám định những triệu chứng bệnh và thực hiện các biện pháp quản lý bệnh. Kết quả là có thể đạt được, xúc tiến và thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả hơn, thích hợp hơn và đạt được mục đích, và thường giảm sự sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cuối cùng là chất lượng sản phẩm tốt hơn, năng suất tăng lên và thu nhập người nông dân nâng cao hơn (phụ lục III). Nông dân đã tiếp thu nhiều từ dự án này và háo hức học tập những phương pháp mới về quản lý bệnh trên cây trồng của họ. Kết quả của dự án này, các nông dân đã học: (a) phân biệt những bệnh gây ra bởi nhiều vật gây bệnh khác nhau; (b) phát triển các phương pháp quản lý bệnh tổng hợp; (c) áp dụng thuốc trừ bệnh thích hợp và hiệu quả. Những lợi ích mà người nông dân thu được từ dự án này được tóm tắt như sau: a. Nâng cao sự hiểu biết về các biện pháp và phương pháp sẵn có để quản lý bệnh. • Dựa vào kết quả điều tra đã thu thập được ở những lớp huấn luyện đầu tiên và cuối cùng cho thấy thiếu thông tin là một trong những hạn chế chủ yếu về phòng trừ bệnh (hình 5). Trong dự án này đã cung cấp những biện pháp quản lý bệnh Phytophthora, điều quan trọng là những thông tin này cần tiếp tục truyền bá đến nhiều nông dân khác nữa. 9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lack of information Staff shortage Weather Money Time Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 (lack of information: thiếu thông tin, staff shortage: thiếu cán bộ, weather: khí hậu, money: tiền, time: thời gian) Hình 5. Những hạn chế chính về quản lý bệnh, được xếp hạng do các học viên của lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học. Tất cả những hạn chế là thể hiện rõ ở lần điều tra thứ hai. Hạn chế lớn nhất vẫn là do thiếu thông tin - số liệu tăng lên, có lẽ vì học viên đã nhận thức rằng thông tin là rất quan trọng để thực hiện chiến lược quản lý bệnh hiệu quả và bền vững và họ có thể cập nhật những thông tin sẵn có. Số liệu trình bày giá trung bình thu được từ những câu hỏi kết hợp của những phiếu điều tra đã thực hiện ở những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức tại Viện BVTV, Viện NCCAQMN và TTCAQTTH vào năm 2005 và 2007. b. Nhận biết về nơi để thu thập thông tin về quản lý bệnh hại cây trồng. c. An toàn hơn, thích hợp hơn, và sử dùng hoá chất đúng mục đích . • Bây giờ nhiều biện pháp canh tác hơn được áp dụng để quản lý bệnh trên cây trồng (hình 6). Sử dụng hoá chất giảm, hoặc đúng mục đích hơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar selection Fertiliser None Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 (Chemical: hoá chất. Hygiene: vệ sinh. Drainage: thoát nước. Mulch: tủ gốc. Cultivar selection: chọn giống. Fertiliser: phân bón. None: không) Hình 6. Những phương pháp chủ yếu dùng để phòng trừ bệnh ở các địa phương của các học viên tham dự lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học, do các học viên xếp hạng. Sự áp dụng nhiều biện pháp canh tác hơn đã phổ biến hơn sau lớp huấn luyện thứ nhất. Sự sử dụng hoá chất đã giảm qua các khoá Huấn luyện của dự án. Số liệu trình bày giá trị trung bình thu được từ những câu hỏi kết hợp trong những phiếu điều tra đã thực hiện ở những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức tại Viện BVTV, Viện NCCAQMN và TTCAQTTH vào năm 2005 và 2007. d. Giảm tỉ lệ bệnh • Những kết quả từ những khảo nghiệm nông dân cho thấy những biện pháp phòng trừ mới là có hiệu quả làm giảm tỉ lệ bệnh (phụ lục II) e. Chất lượng sản phẩm tốt hơn. f. Tăng năng suất (phụ lục III) g. Thu nhập cao hơn. 10 5.3. Xây dựng năng lực (Capacity Building) Dự án này đã nâng cao kiến thức cơ bản, những kỹ năng và sự tự tin về chẩn đoán bệnh cho các nhà khoa học, các cán bộ Khuyến nông và nông dân Việt Nam tham gia dự án. Chẩn đóan bệnh đúng, kết hợp với những kiến thức về các biện pháp quản lý bệnh đã làm giảm tỉ lệ bệnh và nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. 1. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học ở Viện BVTV, TTCAQTTH, Viện NCCAQMN Tổ chức vào tháng 6 năm 2005 (bắt đầu) và tháng 1 và tháng 4 năm 2007 (kết thúc) 77 học viên của lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên đã xác định những khó khăn chính mà nông dân đang đối đầu. Dựa vào những phân tích này, học viên đã học về sinh học Phytophthora, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng trừ sẵn có và biết tại sao chúng lại có hiệu quả. Học viên đã được huấn luyện về chẩn đoán bệnh ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm, nâng cao năng lực của các cơ quan về chuẩn đoán triệu chứng bệnh, phân lập nấm bệnh, giám định nấm bệnh, nghiên cứu và những biện pháp quản lý bệnh. Tầm quan trọng đối với cả nhà nghiên cứu khoa học và cán bộ Khuyến nông được đặt trên những lợi ích làm việc trực tiếp với nông dân để phát triển và thử nghiệm các biện pháp quản lý trang trại thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế. Kết quả điều tra vào đầu và cuối lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cho thấy rằng các học viên đã trở nên tự tin hơn về sự hiểu biết, chuẩn đoán bệnh và quản lý bệnh Phytophthora của họ (hình 7). Ở lớp huấn luyện cuối cùng chúng tôi đã thấy những học viên dự lớp huấn luyện đầu tiên đã học và thực hành các kỹ thuật đã học để phân lập và giám định Phytophthora từ mẫu cây bệnh và từ đất. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 No knowledge Below average Average Good Excellent Pa rti ci pa nt s (% ) 2005 2007 Hình 7. Tỉ lệ % học viên mô tả sự hiểu biết hiện có của họ về quản lý bệnh như không biết (no knowledge) , dưới trung bình (below average), trung bình (average), tốt (good), rất tốt (excellent). Các học viên đã xếp hạng sự hiểu biết của họ về quản lý bệnh cao hơn vào giai đoạn kết thúc dự án. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở các lớp Huấn luyện cán bộ Nghiên cứu Khoa học được tổ chức ở Viện BVTV,Viện NCCAQMN, và TTCAQ Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2007. Trong suốt lớp huấn luyên đầu tiên, học viên đã được giới thiệu những biện pháp quản lý bệnh do những loài Phytophthora gây ra. Ở lớp Huấn luyện đầu tiên, biện pháp hoá học đã được khẳng định là phương pháp phổ biến nhất để phòng trừ bệnh. Nhưng ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng học viên đã đề nghị áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, như vệ sinh đồng ruộng, thoát nước tốt và chọn giống kháng, đã gia tăng các biện pháp phòng trừ bệnh Phytophthora (Hình 8) 11 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar selection Fertiliser None Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 (Chemical: hoá chất. Hygiene: vệ sinh. Drainage: thoát nước. Mulch: tủ gốc. Cultivar selection: chọn giống. Fertiliser: phân bón. None: không) Hình 8. Những phương pháp phòng trừ bệnh hiệu quả nhất, do các học viên xếp hạng. Trong khi biện pháp hoá học vẫn được xem là những phương tiện phòng trừ bệnh hiệu quả nhất, nhưng bây giờ việc sử dụng hoá chất thường được kết hợp với các biện pháp quản lý bệnh khác. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở cáclớp Huấn luyện cán bộ Nghiên cứu Khoa học được tổ chức ở Viiên BVTV,Viên NCCAQMN, và TTCAQ Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2007. 2. Tài liệu huấn luyện (Training Manual) Một bộ tài liệu huấn luyện đã được phát triển cho những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên. Các học viên được phát tài liệu học tập copy và một đĩa CD (đã nộp với báo cáo tiến độ dự án lần đầu tiên). Tài liệu bao gồm các bản copy của tất cả các bài báo cáo, trong đó có một số tài liệu được dịch sang tiếng Việt và một số chương thích hợp được chọn lọc từ tài liệu chuyên khảo số 114 của ACIAR (Drenth A & Guest DI, 2004. Diversity and Management of Phytophthora in Southeast Asia) cũng được dịch sang tiếng Việt. Sự biên soạn và phân phối bộ tài liệu và sách chuyên khảo số 114 của ACIAR đã cung cấp cho học viên một tài liệu hướng dẫn để có thể tham khảo lâu dài. 3. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông (Extension Training Workshops) Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông trong dự án này mục đích là phát triển những kiến thức đã tiếp thu từ những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học ở tất cả các mức về cây trồng Việt Nam. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông đã được Viện BVTV, Viện NCCAQMN, và TTCAQTTH tổ chức. Những học viên đã được dạy về nhận biết những triệu chứng bệnh và được giới thiệu những chiến lược quản lý tổng hợp bền vững và hiệu quả. Sau khi tham gia lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông đầu tiên, các học viên đã nâng cao hơn sự hiểu biết của họ về quản lý bệnh so với trước khi tham dự lớp huấn luyện (hình 9). Như mong đợi, các học viên của lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức đã xếp hạng những yếu tố quan trọng gây ra mất mùa. Sự nhận thức về sâu bệnh hại gây ra mất mùa đã tăng lên sau khi huấn luyện. Hoặc là thời tiết cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh phát triển, làm cho tỷ lệ bệnh cao hơn và hậu quả là tăng mất mùa (hình 10). Một bộ tài liệu dựa vào những gì phát triển ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đã cung cấp cho học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông. Các học viên từ những lớp huấn luyện này đã giám sát các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia và thực hiện các hoạt động Khuyến nông liên quan đến nông dân. Những kết quả của các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia được trình bày ở những lớp Huấn luyện cuối cùng trong tháng 1 và tháng 4 năm 2007. 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 No knowledge Below average Average Good Excellent Pa rt ic ip an ts (% ) First workshop Second workshop Hình 9. Tỉ lệ % học viên mô tả sự hiểu biết hiện có của họ về quản lý bệnh như không biết (no knowledge) , dưới trung bình (below average), trung bình (average), tốt (good), rất tốt (excellent). Các học viên đã xếp hạng sự hiểu biết của họ về quản lý bệnh cao hơn ở lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông lần 2. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQ Thừa Thiên Huế tổ chức. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Weather Management Diseases & pests Lack of fertiliser Water Pa rt ic ip an ts First workshop Second workshop Hình 10. Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra mất mùa theo các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. Những nguyên nhân gây mất mùa đã thay đổi. Sự nhận thức về dịch hại gây mất mùa đã tăng lên sau khi được huấn luyện. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở cáclớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. Dựa trên những câu trả lời từ học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông, biện pháp hoá học vẫn là phương pháp phổ biến nhất để phòng trừ bệnh (hình 11) và vẫn được xếp hạng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh (hình 12). Sự khác nhau này từ những câu trả lời của các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học, đề nghị rằng các nông dân và cán bộ Khuyến nông có thể miễn cưỡng để thử các phương pháp mới cho đến khi họ tự tin những gì họ làm, hoặc những chẩn đoán đúng tạo điều kiện chọn hoá chất thích hợp và sử dụng hoá chất hiệu quả hơn những gì họ làm trước đây. Điều này được xác nhận từ những báo cáo về hiệu quả thấp của hoá chất đã báo cáo trong lớp huấn luyện đầu tiên. Sự áp dụng biện pháp canh tác được tăng lên trong quá trình thực hiện dự án (hình 11), cho thấy rằng nông dân đang mong muốn được áp dụng thử các biện pháp phòng trừ mới. Thật là thú vị, mặc dù biện pháp thoát nước và tủ gốc được xếp hạng là những biện pháp phòng trừ hiệu quả (hình 12), nhưng nó không được ghi nhận là những phương pháp chính để quản lý bệnh. Các học viên thấy sử dụng giống kháng thì có nhiều tiềm năng (hình 11,12). Tuy nhiên, hiện tại, nếu có, ở Việt Nam đang thu thập tập đoàn giống để chọn lọc và lai tạo. 13 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar selection Fertiliser None Pa rt ic ip an ts (% ) First workshop Second workshop (Chemical: hoá chất. Hygiene: vệ sinh. Drainage: thoát nước. Mulch: tủ gốc. Cultivar selection: chọn giống. Fertiliser: phân bón. None: không) Hình 11: Những phương pháp chính mà nông dân áp dụng để quản lý bệnh, do các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông xếp hạng. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar Pa rt ic ip an ts (% ) First workshop Second workshop Hình 12. Các phương pháp quản lý bệnh được xếp hạng là hiệu quả nhất do các học viện lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức tại Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN năm 2005 và 2007. Giai đoạn cuối của dự án, các biện pháp vệ sinh đồng ruộng đã được xem là quản lý bệnh hiệu quả hơn. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. 4. Các Khảo nghiệm Đồng ruộng Có Nông dân Tham gia (Farmer Participatory Action Research Trials) Ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên, học viên đã được giới thiệu về Khảo nghiệm Đồng ruộng Có Nông dân Tham gia như là một công cụ để huấn luyện nông dân và truyền đạt các biện pháp phòng trừ bệnh. Việc này đã phát triển năng lực tổ chức huấn luyện khuyến nông và phổ biến các chiến lược quản lý bệnh đến cộng đồng nông thôn. Các Khảo nghiệm Đồng ruộng Có Nông dân Tham gia đã được thiết lập do các cán bộ Nghiên cứu Khoa học, cán bộ Khuyến nông và các học viên ở mỗi vùng của 3 miền và trên 450 nông dân ở 16 tỉnh. Những kết quả khảo nghiệm đã được báo cáo ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng tại mỗi Viện/Trung tâm và các bài báo cáo này đã được nộp bằng đĩa CD (phụ lục II). Đến bây giờ các kết quả cho thấy có triển vọng giảm tỉ lệ bệnh và tăng năng suất cho nông dân (phụ lục III). Do sản xuất cây trồng theo mùa tự nhiên (cây lâu năm), nhất là cây thân gỗ, và do cần có thời gian để phổ biến và thực hiện các biện pháp quản lý bệnh và thu kết quả (như những thay đổi về năng suất), thu nhập thật và những lợi ích của những biện pháp quản lý mới sẽ trở thành rõ ràng hơn chỉ sau khi dự án đã kết thúc. Các nông dân tham gia khảo nghiệm đồng ruộng sẽ là một đầu mối liên lạc có giá trị cho các hoạt động khuyến nông sau này. 14 5. Chuyến viếng thăm Úc của các nhà khoa học Việt Nam Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà đến thăm Úc vào tháng 7 /2005, Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái đến Úc vào tháng 7/ 2006. Các lãnh đạo dự án Việt Nam đã chọn 3 nhà khoa học Việt Nam tham dự chuyến tham quan học tập tại Úc về các biện pháp kỹ thuật tốt nhất trong vườn uơm và trên vườn trồng, và chuẩn bị cho việc huấn luyện chẩn đoán bệnh Phytophthora sau này. Chuyến tham quan này đã xây dựng năng lực cho các đơn vị (Viện, Trung tâm), cho các nhà khoa học thấy rõ các kỹ thuật trồng trọt thế giới và mục đích là làm tăng tối đa những lợi ích lâu dài cho mỗi đơn vị. 6. Các nhà khoa học Việt Nam từ Viện BVTV và Viện NCCAQMN và các đối tác Úc đến thăm Huế Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu (Viện NCCAQMN), Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện NCCAQMN), Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện BVTV), Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh Trường (trường Đại học Nông Lâm Huế) và các thành viên dự án phía Úc đã thăm các Khảo nghiệm Đồng ruộng Có Nông dân Tham gia do TTCAQTTH (ông Đoàn Nhân Ái) tổ chức. Chuyến thăm này tạo ra một cơ hội độc nhất vô nhị cho các thành viên dự án Việt Nam được gặp nhau và thiết lập những mạng lưới mạnh mẽ hơn. Nó cũng tạo cơ hội cho các nhà khoa học từ miền bắc và miền nam đến quan sát bệnh và các thực hành quản lý bệnh hại cây trồng mà những loài cây này không được trồng hoặc không có ở miền bắc hay nam. 7. Những hoạt động khác kết hợp với dự án 7.1 Toạ đàm ở trường Đại học Nông Lâm Huế Tiến sĩ Andre Drenth và Giáo sư David Guest đã trình bày về Phytophthora tại các buổi toạ đàm (seminars) ở trường Đại học Nông Lâm Huế vào tháng 2 năm 2006. 7.2 Đề tài nghiên cứu sinh của cô Phạm Ngọc Dung và ông Nguyễn Vĩnh Trường Cô Dung (Viện BVTV) đã bắt đầu thực hiện đề tài nghiên cứu sinh về " Nghiên cứu bệnh Phytophthora trên cây tiêu" ở tỉnh Dak Nông. Giáo sư Guest và Tiến sĩ Drenth đã góp ý cho cô Dung chọn đề tài và các phương pháp nghiên cứu. Cô Dung đã tham dự lớp Huấn luyện cuối cùng ở TTCAQTTH vào tháng 4 năm 2007 và tham quan học tập ở Úc vào tháng 7 năm 2007. Ở miền Trung Việt Nam cô ta có thể đã thăm nhiều vườn tiêu và thảo luận về đề tài của cô với ông Nguyễn Vĩnh Trường, ông Trường hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu sinh tại trường Đại học Sydney-Úc về bệnh Phytophthora trên cây tiêu ở miền trung Việt Nam. 7.3. Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái (TTCAQTTH) đã trình bày " Quản lý Tổng hợp các bệnh Phytophthora trên cây tiêu" ở 3 lớp Huấn luyện Nông dân do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị tổ chức vào tháng 3 năm 2007, và ở diễn đàn " Các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hồ tiêu" do Cục Khuyến Nông Quốc gia tổ chức tháng 5/2007 tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 5.4. Quảng bá - Những tập tài liệu kỹ thuật, áp phích, tờ rơi (bướm) và tài liệu kỹ thuật khác do Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN biên soạn và truyền bá các pf quản lý bệnh cho các cán bộ Khuyến nông và nông dân (phụ lục IV) - Bài báo viết về 14 cách phòng trừ bệnh Phytophthora trên cây bưởi do cô Trần Thị Phương Chi (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai) biên soạn được đăng trên báo Nông nghiệp ngày 16 tháng 1 năm 2006. 15 - Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái (TTCAQTTH) đăng bài Quản lý Tổng hợp Bệnh Phytophthora hại cây tiêu (16 trang) trong tạp chí Khuyến Nông ngày 11 tháng 5 năm 2007 (Phụ lục IV) 5.5. Quản lý dự án Chúng tôi có vài ý kiến về quản lý dự án như sau: 1. Một vấn đề quan trọng là trong việc quản lý nội bộ dự án của chúng tôi đã là thường xuyên, hoặc trong vài trường hợp, thông tin không thường xuyên giữa các lãnh đạo của mỗi đơn vị tham gia dự án. Một điều rất quan trọng là các thành viên Việt Nam liên lạc với nhau và với các thành viên dự án phía Úc để có thể thảo luận về các hoạt động và tiến trình thực hiện dự án. Liên lạc đều đặn về các hoạt động dự án thúc đẩy dự án dễ dàng và thành công. Củng cố mối thông tin liên lạc giữa các tổ chức Việt Nam nên được đảm nhiệm bởi Ban Quản Lý dự án (PMU). 2. Trách nhiệm báo cáo nên giao cho đối tác Việt Nam. Trong dự án này tất cả các báo cáo hoạt-động-chính đều đã do đối tác Úc chuẩn bị. Nói về khoảng cách địa lý giữa Úc và Việt Nam, điều hợp lý hơn là để các đối tác Việt Nam chuẩn bị các báo cáo về các hoạt động địa phương như là các lớp huấn luyện khuyến nông, các sách báo khuyến nông và những khảo nghiệm nông dân. Từ đó người Việt Nam có quyền làm chủ hơn các thành quả của dự án. 3. Mẫu báo cáo dự án nên được thay đổi để báo cáo kết quả dự án được ngắn gọn và rõ ràng hơn. Yêu cầu về giới thiệu và thông tin cơ bản cho mỗi báo cáo 6 tháng là không cần thiết. 4. Chúng tôi đã trông đợi sự phản hồi tốt hơn từ Ban Quản lý dự án sau các báo cáo hoạt- động-chính. Những thông tin phản hồi hạn chế và chúng tôi đã nhận những thông tin phản hồi rời rạc, khó hiểu, có vẻ tiêu cực, và không có tính cách xây dựng đối với sự quản lý, các hoạt động khoa học hoặc khuyến nông của dự án. Tất cả những thẩm tra để làm rõ hay giải thích các nhận xét đưa ra trong các ý kiến phản hồi đã bị che dấu những khuyết điểm do Cố vấn Kỹ thuật Trưởng (Chief Technical Advisor) (CTA) mà không có bằng chứng là đã tham khảo ý kiến với Ban Quản lý dự án (CARD-PMU), tạo ra sự nghi ngờ về tính hiệu quả của Ban Quản lý dự án về sự bảo đảm "quyền làm chủ" chương trình về phía Việt Nam. 5. Một số điều kiện trong báo cáo, trong đó có một vài điều đã không chân thật, đã được đưa vào sau khi dự án bắt đầu khởi động một cách tuỳ tiện, làm tăng thêm gánh nặng cho các thành viên tham gia dự án phía Úc trong việc quản lý. Ví dụ, các lãnh đạo dự án phía Úc đã bị yêu cầu kiểm tra tính chính xác của các báo cáo hoạt-động-chính (milestone) dịch sang tiếng Việt do Lãnh đạo dự án phía Việt Nam nộp cho Ban Quản lý dự án (PMU). Đã một lần các nhà lãnh đạo Úc yêu cầu tổ chức sắp xếp lại việc báo cáo bằng cách kết hợp các báo cáo hoạt-động-chính nhưng đã bị khước từ, buộc chúng tôi phải nhắc lại những thông tin đã được đệ trình trước đây trong một báo cáo riêng lẻ khác. Mặc dù đã có những báo cáo chi tiết về các hoạt-động-chính nhưng các lãnh đạo dự án Úc vẫn bị yêu cầu cung cấp những mẫu chuyện cho bản tin Hassals and Associates Incorporated (HAI)-CARD1, một hoạt động quảng cáo không mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. 6. Vì những lý do không được giải thích, HAI đã cung cấp một khuôn mẫu với những thông số rất nghiêm ngặt để chuẩn bị kinh phí dự án. Khuôn mẫu này đã bất di bất dịch và 1 là công ty mà AusAID thuê để quản lý những người quản lý dự án. (ND: Đoàn Nhân Ái) 16 không thích hợp đối với loại dự án này. Những nổ lực để đàm phán với CARD CTA nhằm làm cho khuôn mẫu này linh động hơn đã bị từ chối. 7. Sự thanh toán phần lớn kinh phí vào giai đoạn cuối của dự án là không thực tế. Nhiều hoạt-động-chính của phía đối tác Việt Nam đã được thực hiện trước khi họ nhận được kinh phí. Ví dụ, ở Viện BVTV đã nhận $12,000 sau khi họ hoàn thành lớp Huấn luyện cuối cùng. Các thành viên tham gia dự án của Viện BVTV phải dùng nguồn tài chính của riêng họ để trang trải một phần kinh phí tổ chức lớp Huấn luyện cuối cùng vì nguồn kinh phí tài trợ không được gửi đến đúng thời hạn. Vấn đề này không gây ra hạn chế cho phía đối tác Úc, bởi vì trường Đại học Sydney bảo đảm nguồn tài chính của dự án (những cũng phải chấp nhận rủi ro không thanh toán được). Nhưng phía đối tác Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn tài chính tài trợ từ dự án để họ hoạt động. 8. Nếu không có bề dày kiến thức của những chuyên gia Úc tham gia dự án, những người đã hơn một thập niên kinh nghiệm nghiên cứu nhiều cây trồng khác nhau ở Việt Nam và đã thâm nhập nhiều vùng nông thôn trên thế giới, thì dự án này không đạt được những kết quả có ý nghĩa. Kinh nghiệm của HAI hạn chế trên đất nước Việt Nam và đã có thể giúp đỡ ít thôi. Một câu hỏi cần đặt ra là tại sao những loại dự án này không được ACIAR quản lý? 9. Thời gian thực hiện dự án hơi ngắn ngủi. Để có thể có tác động lâu dài, những dự án, nhất là những dự án liên quan đến những loài cây trồng theo mùa (cây lâu năm), nên có qui mô lớn hơn và có khung thời gian dài hơn. Cần tiếp tục huấn luyện và huấn luyện chuyên sâu để phát triển nhóm cán-bộ-nguồn (resource teams) của Việt Nam. 10. Dựa vào những hợp đồng đã trút tất cả rủi ro về tài chính, kỹ thuật và nhân sự lên tổ chức đối tác Úc và thiếu sự ủng hộ rõ ràng về khoa học và quản lý để cung cấp cho chương trình Hợp tác Phát triển Nông thôn (CARD) hiện hành, cho một vài tổ chức nghiên cứu bao gồm cả các tổ chức liên quan đến dự án, không còn cho phép nhân viên của họ bị dính líu nữa vào các dự án Hợp tác Phát triển Nông thôn (CARD) do HAI quản lý. 6. Báo cáo về những vấn đề liên quan ( Cross-Cutting Issues) 6.1. Môi trường Chẩn đoán bệnh đúng tạo cơ sở cho việc phòng trừ bệnh đúng đắn. Kết hợp các phương pháp trong các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh hại sẽ đạt được kết quả toàn diện. Có nghĩa là hệ thống canh tác trở nên bền vững hơn. Bằng cách huấn luyện các cán bộ Nghiên cứu Khoa học, các cán bộ Khuyến Nông và các nông dân xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sau đó người nông dân có thế kếp hợp nhiều phương pháp phòng trừ bệnh khác nhau để giảm bớt sự trông cậy vào các biện pháp hoá học. Và họ có thể áp dụng đúng thuốc để phòng trừ nấm gây bệnh trên cây trồng của họ, do đó làm giảm sự lãng phí và tăng hiệu quả. Đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp quản lý bệnh để họ có thể chọn ra những biện pháp thích hợp nhất với môi trường và khả năng tài chính của họ. Dựa vào kết quả điều tra ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông, các học viên đã quan tâm đến môi trường bị ảnh hưởng do quá trình canh tác của họ (hình 13). Các học viên đã giảm sự quan tâm về sức khoẻ và môi trường theo thời gian. 17 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Income Quality Environnment Health Pa rt ic ip an ts (% ) First workshop Second workshop (Income: thu nhập. Qualty: chất lượng. Enironment: môi trường. Health: sức khoẻ) Hình 13: Những động cơ chủ yếu để nông dân cải thiện cây trồng của họ theo các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. Thu nhập là động cơ lớn nhất đối với nông dân, còn các yếu tố khác gồm chất lượng sản phẩm, môi trường và sức khoẻ cũng quan trọng. Những số liệu biểu thị giá trị trung bình thu được từ những câu trả lời kết hợp trong bảng câu hỏi ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông do TTCAQTTH tổ chức. Trước khi tham dự các lớp Huấn luyện, nhiều học viên và nông dân đã không nhận biết được các triệu chứng bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Họ không có kiến thức về tác nhân gây bệnh, sự lây lan, những điều kiện thích hợp cho bệnh xâm nhiễm và phát triển. Từ đó, nhiều nông dân đã không áp dụng các chiến lược quản lý để phòng trừ bệnh hoặc họ đã thực hiện các phương pháp phòng trừ bệnh không thích hợp. Ví dụ, ở miền trung những nông dân đã nhân giống từ cây mẹ đã bị nhiễm nấm bệnh bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành (đối với cây tiêu, bưởi), họ trồng cây con trên vùng đất thoát nước kém (bưởi), không tỉa bỏ, không dọn dẹp sạch sẽ những bộ phận của cây hoặc quả bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn của họ (không làm vệ sinh đồng ruộng) và trồng xen những cây cũng nhiễm bệnh Phytophthora như khoai sọ (môn), cà chua, ớt, cà dê (cà tím), các loại dưa, dứa (thơm, khóm) hoặc dùng cây mít hoặc cây bơ làm trụ (choái, cọc) tiêu. Vài nông dân chỉ áp dụng biện pháp hoá học như dùng thuốc trừ nấm Alliette, Ridomil hoặc Bordeaux để phòng trừ bệnh nhưng họ lại không chọn được loại thuốc trừ nấm có hiệu quả nhất để phòng trừ bệnh Phytophthora. Ở miền bắc Việt Nam, nông dân luân canh những cây trồng cùng nhiễm nấm Phytophthora và những nấm khác, do đó nguồn bệnh ngày càng phát triển. Sau khi bố trí các khảo nghiệm có nông dân tham gia, các cán bộ Khuyến nông và nông dân đã có thể phân biệt bệnh Phytophthora với các bệnh khác. Bây giờ họ hiểu rằng nấm có thể sống và tồn tại trong đất và trong tàn dư thực vật. Họ cũng rất hiểu rằng việc thóat nước là quan trọng đối với sự nhiễm bệnh của cây trồng, đối với sự lây lan của nấm bệnh và sự quản lý bệnh hại. Những nông dân bây giờ đã trồng cây đã chọn lọc trên những luống đất cao hoặc trên mô đất để cải thiện việc thoát nước (thoát nước tốt) (hình 14). Bằng cách dạy nông dân nhận biết các triệu chứng bệnh, thực hiện các chiến lược quản lý tổng hợp có hiệu quả và áp dụng thuốc trừ nấm bệnh thích hợp, sự sử dụng thuốc trừ nấm bệnh đã giảm sự lãng phí và phòng trừ bệnh hiệu quả hơn. 18 Hình 14: Trồng cây trên mô đất ở vườn bưởi mới trồng ở huyện Phong Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế (trái), và thoát nước tốt giữa các hàng tiêu ở tỉnh Đồng Nai. Các nông dân thường không nhận thức được sự thay đổi các phương pháp phòng trừ, như thực hiện vệ sinh đồng ruộng tốt. Trước dự án này, nhiều nông dân sử dụng phân hoá học và rất ít nông dân bón phân hữu cơ. Trong tương lai sự huấn luyện như thế này cần tiếp tục tổ chức để bảo đảm nông dân tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý tốt như vệ sinh đồng ruộng tốt, tăng cường chất hữu cơ cho đất, phủ đất điều này không ảnh hưởng gì đến môi trường, còn cải thiện độ phì của đất và hạn chế xói mòn. 6.2. Giới và vấn đề xã hội Chúng tôi đã không gặp bất kỳ vấn đề về giới nào trong quá trình thực hiện dự án. Các nông dân, cán bộ Khuyến nông và cán bộ Nghiên cứu Khoa học tham gia dự án thì có cả nam và nữ. Trong các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học thì có 59% nam và 41 % nữ tham gia. Học viên nữ chỉ 33% ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông. 95% nông dân là nam giới tham gia trong các khảo nghiệm nông dân. 7. Những vấn đề thực hiện và khả năng bền vững của dự án 7.1. Những vấn đề và những tồn tại (Issues and Constraints) Dự án này đã chú tâm vào việc chọn những chiến lược quản lý bệnh hiệu quả dựa trên những vấn đề bệnh hại mà nông dân đã phải đối đầu và vấn đề này được mở rộng đối với nhiều loài cây trồng ở Việt Nam để nâng cao thu nhập nông dân bằng cách giảm mất mùa do bệnh Phytophthora. Những loài cây trồng ưu tiên được xác định trong dự án gồm dứa, cây ăn quả có múi, tiêu, cao su, vải, cà chua và khoai tây. Bằng cách giảm tỉ lệ bệnh và tăng năng suất và chất lượng cây trồng, các nông dân có thể tăng thu nhập. Dự án này đã được tài trợ trong 2 năm. Nhưng hầu hết các loài cây trồng có thời gian sinh trưởng dài hơn thời gian thực hiện dự án nên phải điều chỉnh sự quản lý sao cho thích hợp. Theo sự quan sát của chúng tôi và sự thảo luận giữa chúng tôi với nông dân và cán bộ tham gia dự án thì sự gia tăng năng suất và kết quả làm tăng thu nhập đã được mọi người thừa nhận. Một trong những tồn tại trong việc thu thập số liệu đúng và tiêu biểu về ảnh hưởng của những biện pháp quản lý mới đến chất lượng và năng suất cây trồng là phụ thuộc vào mùa vụ cây trồng. Vì thế việc huấn luyện và truyền bá những thông tin cần được tiếp tục ở Việt Nam để lợi ích của dự án được tiếp diễn và phát triển. Mong rằng các đối tác Việt Nam và các học viên tham gia các lớp huấn luyện tiếp tục nổ lực để lợi ích của dự án sẽ được phát triển trong tương lai. 19 7.2. Khả năng bền vững Khả năng bền vững kết quả dự án sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng của các đối tác Việt Nam và các học viên tham gia các lớp huấn luyện để tiếp tục huấn luyện các cán bộ Khuyến nông và nông dân, và tiếp tục truyền bá thông tin. 8. Các bước then chốt tiếp theo Đây là báo cáo tổng kết dự án. Các bước tiếp theo sẽ do các đối tác Việt Nam, dựa trên những thông tin mới đã học được từ dự án này, tiếp tục thực hiện về quản lý bệnh để bảo đảm nâng cao lợi ích cho nông dân và nâng cao năng suất chất lượng cây trồng ở Việt Nam trong tương lai. Nhất là cần chú ý hơn về việc sử dụng thuốc trừ bệnh đúng mục đích, đúng thuốc, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách vì sử dụng thuốc trừ bệnh thường được xem là giải pháp trước mắt. Dự án này đã xác định những vấn đề mới cần quan tâm trong tương lai, bao gồm: 1. Những bệnh Phytophthora trên cây tiêu và cao su là một vấn đề nghiêm trọng ở các tỉnh miền trung. a. Một dự án/đề tài trong tương lai cần xác định nguyên nhân gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây tiêu. b. Chu kỳ bệnh của cây cao su cần được chú tâm đến. Hiện nay nông dân không quan tâm gì đến triệu chứng bệnh trên quả cao su, vì nó không có giá trị kinh tế. Tuy nhiên các quả bị bệnh có thể trở thành nguồn bệnh quan trọng gây nên bệnh loét thân, loét sọc mặt cạo hoặc cháy lá. Các dự án trong tương lai nên đánh giá việc thu nhặt các quả cao su bị bệnh ra khỏi vườn có làm giảm tỉ lệ bệnh vào mùa kế tiếp không. 2. Ở miền trung Việt Nam, chúng tôi đã thăm những vườn cau ở Khe Tre-Nam Đông-tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 15). Những cây cau đã có triệu chứng bị thối đọt và thối quả. Cần có một dự án để xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng bệnh. Sự hiện diện của một bệnh chưa từng được biết đến thì có thể tham khảo từ các cây trồng tương tự khác. Hình 15. Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái và Tiến sĩ Andre Drenth và các học viên lớp huấn luyện đang đánh giá những triệu chứng bệnh trên cây cau ở ngoài đồng tại Khe Tre-Nam Đông-tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 4 năm 2007. Những cây cau đã biểu hiện triệu chứng thối đọt và thối quả từ năm 2001. Những triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn từ sau cơn bão số 6 vào cuối năm 2006. 3. Phát triển hệ thống hạt giống hiệu quả và bền vững trong công nghiệp sản xuất khoai tây để bảo đảm cho nông dân nhận được hạt giống sạch. Ở miền bắc Việt Nam chúng tôi đã 20 thăm nhiều vườn khoai tây bị bệnh hại nặng; nhiều bệnh trong số đó có thể phòng được bằng cách sử dụng hạt giống sạch . 4. Đối với những dự án dài hạn về cây trồng cần được đánh giá tập đoàn giống kháng hơn có sẵn ở Việt Nam hoặc nhập nội từ những nơi khác. Ví dụ như cây ăn quả có múi, tiêu, cao su, khoai tây, cà chua. Trong một chừng mực nào đó, Việt Nam hoạt động khá độc lập với những nước khác trong khu vực và những dự án kết hợp dài hạn phạm vi quốc gia đối với loài cây trồng nào đó rất cần thiết để tăng những mức kháng bệnh của nhiều loài cây trồng. 9. Kết luận Kết quả của dự án này, 77 nhà khoa học và cán bộ Khuyến nông đã được huấn luyện về sinh học Phytophthora, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp quản lý bệnh thông qua một loạt lớp huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học được tổ chức tại Viện BVTV-Hà Nội, TTCAQTTH-Huế và Viện NCCAQMN-Mỹ Tho. Dựa vào các bảng câu hỏi đã điều tra vào đầu và cuối những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cho thấy các học viên đã nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán và quản lý bệnh, và đây cũng là kết quả của chương trình huấn luyện (hình 7; phụ lục V). Sự áp dụng nhiều biện pháp canh tác hơn để quản lý bệnh đã chứng minh được sự hiểu biết về các biện pháp quản lý bệnh được nâng cao thông qua các lớp huấn luyện (hình 6,8,11,12; phụ lục V) Dự án đã có một tác động chủ yếu đến khả năng của cán bộ Nghiên cứu Khoa học và cán bộ Khuyến nông ở Việt Nam về chẩn đoán đúng những nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh hại cây trồng ở địa phương họ và nhận thức được những điều kiện thích hợp cho bệnh xuất hiện và lây lan. Những đối tác và các thành viên tham gia dự án đã được huấn luyện về thực hiện các khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia, và bây giờ họ có kiến thức về các biện pháp quản lý bệnh để có thể phát triển và truyền bá đến bà con nông dân thông qua các khảo nghiệm đồng ruộng, các buổi thảo luận, các lớp huấn luyện và qua các phương tiện thông tin đại chúng. 21 22 Phụ lục I. Quá trình thực hiện dự án dựa vào những mục tiêu, đầu ra, hoạt động và đầu vào Tên dự án: Quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam (CARD 052/04VIE) Đơn vị thực hiện ở Việt Nam : Viện Bảo vệ thực vật (NIPP) DỰ KIẾN BÁO CÁO HOÀN THÀNH Mô tả Thông tin yêu cầu Giải phápthực hiện Giả định Thông tin yêu cầu • Nâng cao năng lực của các đơn vị để chẩn đoán và phát triển những chiến lược quản lý bệnh thích hợp đối với những bệnh Phytophthora cấp thiết hiện nay Lập bảng câu hỏi vào đầu và cuối những lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học Năng lực các đơn vị tham gia dự án và nhân sự thích hợp cho huấn luyện khoa học . Những hợp tác sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy những lợi ích và mục tiêu chung • Những điều tra ban đầu được thực hiện vào đầu và cuối những khoá huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học để đánh giá năng lực được đào tạo trong quá trình thực hiện dự án. • Những điều tra và lớp huấn luyện đầu tiên (6/ 2005) đã khẳng định sự thích hợp của mục tiêu dự án : ¾ Mức độ gây hại cao của bệnh Phytophthora và hậu quả là làm mất năng suất. ¾ Không biết nguyên nhân gây bệnh và biện pháp quản lý thích hợp. ¾ Chẩn đoán triệu chứng bệnh không đúng, bị nhẫm lẫn. ¾ Áp dụng biện pháp hoá học không thích hợp ¾ Thiếu thông tin về sự xuất hiện và phân bổ các loài Phytophthora ¾ Thiếu thông tin về sự lây lan bệnh và các phương pháp phòng trừ thích hợp ¾ Hạn chế tính chuyên sâu về chẩn đoán và quản lý bệnh Phytophthora và những vấn đề kiểm dịch MỤC TIÊU 75nhà khoa học được huấn luyện • 77 cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ khuyến nông tham gia các lớp huấn luyện ở 3 vùng dự án 23 DỰ KIẾN BÁO CÁO HOÀN THÀNH Mô tả Thông tin yêu cầu Giải phápthực hiện Giả định Thông tin yêu cầu MỤC TIÊU (tiếp theo) • Tăng cường sự hợp tác giữa các Viện Nghiên cứu, Đại học quốc gia, các Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến Nông tỉnh và nông dân. • Nâng cao năng lực chẩn đoán và thực hiện các chiến lược quản lý bệnh tổng hợp. 75 cán bộ Khuyến nông được huấn luyện • 80 cán bộ khuyến nông tham dự các lớp huấn luyện khuyến nông ở 16 tỉnh ở 3 vùng dự án Điều tra theo bảng câu hỏi vào đầu và kết thúc các lớp huấn luyện khuyến nông Các chiến lược quản lý thích hợp có thể được phát triển Củng cố năng lực khuyến nông • Những điêù tra theo bảng câu hỏi đã được thực hiện ở một vài lớp huấn luyện khuyến nông. • Nâng cao nhận thức của nông dân về bệnh Phytophthora • Giảm sự mất năng suất, chất lượng. 375 nông dân tham dự các lớp huấn luyện và khảo nghiệm ở 15 tỉnh Điều tra nông dân vào đầu và cuối dự án Các đơn vị tham gia dự án đủ năng lực để điều tra nông dân. Các chiến lược quản lý sẽ nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế rõ rệt • Trên 450 nông dân được huấn luyện và tham gia khảo nghiệm • Điều tra nông dân đã được thực hiện vào đầu và cuối dự án 24 DỰ KIẾN BÁO CÁO HOÀN THÀNH Mô tả Thông tin yêu cầu Giải phápthực hiện Giả định Thông tin yêu cầu Đầu ra • Phát triển những kỹ năng đã được nâng cao về chẩn đoán bệnh và quản lý nghiên cứu khoa học cho các cơ quan nghiên cứu. Tổ chức 3 lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên vào tháng 6 năm 2005 và những lớp thứ hai vào tháng 1 và tháng 4 năm 2007 Đủ kinh phí, các vật liệu và trang thiết bị để tổ chức các lớp huấn luyện. • Do ký hợp đồng nghiên cứu lúc đầu trì hoãn và kinh phí chuyển chậm nên dự án bắt đầu triền khai chậm vào đầu tháng 6 năm 2005. • Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức vào tháng 6 năm 2005. ¾ Góp phần nâng cao năng lực các cơ quan nghiên cứu. ¾ Nâng cao kỹ năng chẩn đoán và quản lý nghiên cứu cho các cơ quan nghiên cứu. ¾ Xây dựng nền tảng để phát triển tính chuyên sâu cho những vấn đề bệnh cấp thiết hiện nay. • Phát triển và phân phối Tài liệu Tập huấn cho các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học • Các lớp huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng đã tổ chức vào tháng 1 (Viện BVTV) và tháng 4/2007 (TTCAQTTH và Viện NCCAQMN) • Phát triển các biện pháp quản lý bệnh cho các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông và các Khảo nghiệm Nông dân. • Phát triển các phương thức đã được cải tiến để chuyển giao công nghệ. Các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông đã được tổ chức vào cuối năm 2005 và 2007 Học viên có thể lập kế hoạch và thực hiện các khoá huấn luyện. • Trên 80 cán bộ Khuyến nông được huấn luyện ở mỗi vùng của 3 miền. • Tự tin hơn để thiết kế, thực hiện và làm sáng tỏ các thí nghiệm khoa học. • Các lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông được tổ chức từ tháng 8 năm 2005 (Viện BVTV, TTCAQTTH) và từ tháng 10 năm 2005 (Viện NCCAQMN) ¾ Góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan nghiên cứu và cho các Trung tâm Khuyến nông. ¾ Những kỹ năng về chẩn đoán và truyền bá được nâng cao. • Nâng cao trình độ quản lý bệnh Phytophthora cho 15 tỉnh Bố trí các Khảo nghiệm Nông dân ở 15 tỉnh vào đầu năm 2006 Nông dân sẽ thực hiện các biện pháp quản lý cải tiến vượt qua thời hạn thực hiện dự án này • Phát triển các biện pháp quản lý bệnh cho các Khảo nghiệm Nông dân 375 nông dân tham gia các lớp huấn luyện và khảo nghiệm ngoài đồng 25 DỰ KIẾN BÁO CÁO HOÀN THÀNH Mô tả Thông tin yêu cầu Giải phápthực hiện Giả định Thông tin yêu cầu • Tiến hành điều tra nông dân để thu thập thông tin cơ bản về Kỹ thuật canh tác và quản lý bệnh Điều tra cơ bản hoàn thành vào tháng 6 năm 2005 • Điều tra cơ bản nông dân đã hoàn thành theo kế hoạch của dự án. • Kế hoạch chương trình làm việc tại Việt Nam của các thành viên Úc Chương trình làm việc đã hoàn thành vào tháng 6 năm 2005 • Chương trình làm việc tại Việt Nam đã lập kế hoạch và đã thực hiện CÁC HOẠT ĐỘNG • Tổ chức lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học và nhận biết các học viên ở 3 miền. • Các lớp huấn luyện đầu tiên. Các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên thực hiện vào tháng 6 năm 2005 • Các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên tổ chức vào tháng 6 năm 2005 • Trên 80 học viên tham dự các lớp huấn luyện ở 3 miền • Các điều tra đã được thực hiện trong các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học để xác định trình độ của học viên về các kỹ thuật canh tác và quản lý bệnh • Tổ chức lớp huấn luyện Khoa học tại Úc và chọn học viên Các học viên đã được chọn vào tháng 7 năm 2005 Hoàn thành thủ tục xuất nhập cảnh • Các nhà khoa học Việt Nam đã thăm Úc vào tháng 7 năm 2005 (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà) và tháng 7 năm 2006 (Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái) • Thiết kế các thí nghiệm để phát triển những kỹ thuật quản lý bệnh Các thí nghiệm đã thực hịên khoảng tháng 10 năm 2005 • Các thí nghiệm đã được phân công trong lớp huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học đầu tiên. • Các đối tác Úc dựa vào sự hợp tác và tận tâm của các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông và nông dân Việt Nam để thực hiện và hoàn thành các thí nghiệm này • Tổ chức lớp Huấn luyện Khuyến Nông và nhận biết các học viên ở 3 miền. • Tiến hành tổ chức các lớp Huấn luyện Khuyến Nông Huấn luyện Khuyến nông khởi động vào tháng 10 năm 2005 • Các lớp Huấn luyện Khuyến Nông đã tổ chức vào tháng 8 (Viện BVTV, TTCAQTTH) và tháng 10 (Viện NCCAQMN) năm 2005 • Các học viên đã báo cáo kết quả nghiên cứu ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng tổ chức vào tháng 1 và tháng 4 năm 2007 26 27 DỰ KIẾN BÁO CÁO HOÀN THÀNH Mô tả Thông tin yêu cầu Giải phápthực hiện Giả định Thông tin yêu cầu CÁC HOẠT ĐỘNG (tiếp theo) • Tổ chức huấn luyện nông dân và bố trí khảo nghiệm và xác định địa phương tổ chức. • Nâng cao nhận thức cho nông dân và những học viên mới • Thực hiện các hoạt động Khảo nghiệm Nông dân ở 15 tỉnh Khảo nghiệm ông dân khởi động vào tháng 1 năm 2006 • Khảo nghiệm Nông dân đã được thực hiện suốt năm 2006 • Huấn luyện Nông dân và Khảo nghiệm Nông dân đã được thiết lập; • Các đối tác Úc dựa vào sự hợp tác và tận tâm của các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông và nông dân Việt Nam để thực hiện và hoàn thành các khảo nghiệm này. • Rà soát lại các họat động huấn luyện nông dân và khuyến nông • Tiếp tục thực hiện điều tra nông dân để đánh giá sự chấp nhận, những tác động và khả năng bền vững. Những điều tra lần sau đã thực hiện vào tháng 1 và tháng 4 năm 2007 và đã phân tích cho báo cáo tổng kết dự án • Lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng tổ chức vào tháng 4 năm 2007 • Các Bảng câu hỏi đã hoàn thành ở lớp huấn luyện cuối cùng • Các nông dân thích áp dụng hơn các phương pháp mới về quản lý bệnh nếu họ đã thấy áp dụng phương pháp mới này được thành công. ¾ Các hoạt động khuyến nông thông qua các khảo nghiệm đồng ruộng đã đạt hiệu quả cao trong việc chuyển giao công nghệ mới trong dự án này. ĐẦU VÀO • Chuẩn bị huấn luyện • Phát triển tài liệu huấn luyện • Đi lại và ăn ở ở Việt Nam để tổ chức các lớp huấn luyện • 3 kính hiển vi • 3 máy ảnh kỹ thuật số • 3 vi tính xách tay • 3 máy chiếu kỹ thuật số • 3 chuyến bay khứ hồi Việt Nam -Úc • Nguồn tài chính của dự án như đã phát thảo trong văn kiện kinh phí dự án • Mỗi máy ảnh đã giao cho mỗi đơn vị tham gia dự án ở lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học vào tháng 6 năm 2005. • Tiền được chuyển cho mỗi đơn vị tự mua sắm một máy vi tính xách tay. • Mỗi kính hiển vi và máy chiếu đã được mua và giao cho mỗi đơn vị vào khoảng tháng 8 năm 2005. • Những vé máy bay đã được mua vào năm 2005 và 2006 cho các nhà khoa học Việt Nam đi tham quan học tập tại Úc • Nguồn tài chính đã được giao cho phía đối tác Việt Nam theo văn kiện kinh phí dự án. Phụ lục II. Những bài báo cáo về những kết quả nổi bật của các khảo nghiệm nông dân do các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học biên soạn. Các bài báo cáo của các học viên lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng tại TTCAQTTH-Huế, tháng 4 năm 2007 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 Phụ lục III. Những nghiên cứu nông dân điển hình. Những kết quả từ những khảo nghiệm nông dân được chọn. CARD 052/04 VIE: Trường hợp điển hình1: Lược tả người nông dân 1. Tên nông dân: Ô Nguyen Can Dang & Ô Ngo Huy Can Loại cây trồng trên trang trại Cây cà chua (Giống từ Đài Loan) Vị trí của trang trại Tỉnh Bắc Ninh Diện tích 1 ha Sản lượng trước khi xử lý? ? Những vấn đề bệnh chính trên trang trại Héo do vi khuẩn, vi rút xoắn lá, phytoplasmas đã mang bởi ruồi trắng Sự quản lý bệnh trước dự án trồng xen với lúa, hành củ, cải bắp Phân xanh, vôi Lên luống nổi Những hoạt động quản lý thử nghiệm trong thời gian triển khai dự án Chicken manure Lime, mulching with rice husks, green manure, Raised beds for drainage Phân gà Vôi, tủ gốc với vỏ trấu, phân xanh, Trồng trên luống đất cao tạo khả năng thoát nước Sản lượng sau khi xử lý? ? Một số khuyến cáo đã đề nghị đến người trồng? Người nông dân nên loại bỏ những cây bị bệnh héo do vi khuẩn và virus Những triệu chứng virus xoắn lá ở cây cà chua 49 CARD 052/04 VIE Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân 2 Tên người nông dân Ô. Dinh Van Manh (Director of PPSD, Que Vo District) Những loại cây trồng trong trang trại Cây khoai tây (KT3 từ Trung Quốc- phổ biến nhất, Hà Lan, Đức và những giống CiP) Vị trí trang trại Tỉnh Bắc Ninh Diện tích 01 ha, Đất cát No Photo available Không có ảnh Sản lượng trước khi xử lý 20 tấn/ha Những vấn đề dịch bệnh phổ biến ở trang trại Sclerotinia, Ralstonia, Phytophthora, Streptomyces (common scab - bệnh ghẻ thông thường), spongospera (powdery scab- bệnh ghẻ bột ). Những hoạt động quản lý trước khi tiến hành dự án Khoảng 60% giống được nhập khẩu, các củ lớn được cắt thành những miếng nhỏ trước khi trồng. Các loại thuốc hoá học Zynem, Tilt hoặc Ridomyl 60% được sử dụng 10 – 15 lần/vụ Những phương pháp phòng trừ được sử dụng trong quá trình dự án Áp dụng 0,5% một lần từ khi trồng vào tháng 10 Năng suất sau khi xử lý 40 – 50 tấn/ha. Những khuyến cáo cho người nông dân? Tilt, có khả năng phòng trừ bệnh hại tốt, không có tác dụng với Phytophthora do đó cần phải khẳng định những triệu chứng đó có do Phytophthora gây ra hay không. Cần phải so sánh giữa Agrifos với Zineb, Tilt và Ridomyl. Có rất nhiều vấn đề bệnh từ đất bắt nguồn từ giống kém. Sử dụng củ giống sạch cho hạt, luân canh, bón phân xanh, trồng trên mô đất cao để thoát nước tốt và thiết lập một nguồn hạt giống sạch cho cây củ khoai tây sạch. Những triệu chứng bệnh ở cây khoai tây ở Bắc Ninh. 50 CARD 052/04 VIE:Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân 3. Name of Farmer(s): Tên của người nông dân Ông Lê Quốc Việt (nông dân). Vị trí của lớp Huấn luyện Khuyến nông lần II Crop(s) grown on farm: Các loại cây trồng trong trang trại Cây cao su (10 năm tuổi), Đất xấu. Location of Farm: Vị trí trang trại Xã Cam Thành, huyện Cam Lộ - Quảng Trị Diện tích No photo available. Không có ảnh minh họa Năng suất trước khi xử lý? Những vấn đề sâu bệnh hại chính trên trang trại Sử dụng NPK với số lượng 400 kg/ha (so sánh với 01 tấn ở khu vực cao nguyên) Những biện pháp quản lý sâu bệnh hại trước dự án Không áp dụng biện pháp xử lý nào, chỉ bón phân NPK Những hoạt động quản lý sâu bệnh hại được thử nghiệm trong quá trình dự án 20 tấn phân bón hữu cơ và phân trâu bò/ha Làm rãnh thoát nước giữa các hàng cây Quét Metalaxyl vào tháng 10 (bắt đầu mùa mưa) Năng suất sau khi xử lý? ?. Người nông dân sẽ sử dụng biện pháp gì trong tương lai để quản lý sâu bệnh hại? Tiếp tục áp dụng phương pháp mới. Những khuyến cáo đến người nông dân Thử nghiệm để xem nếu thu dọn quả cao su nhiễm bệnh thì có làm giảm tỉ lệ bệnh hay không. Quả bị nhiễm bệnh có thể là một nguồn bệnh quan trọng trong chu kỳ bệnh Phytophthora. Bệnh loét trên cây cao su ở Cam lộ. 51 CARD 052/04 VIE:Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân 4. Tên người nông dân Ông Lục Loại cây trồng ở trang trại Dứa Vị trí trang trại Tỉnh Bắc Ninh Area Diện tích 01 ha với 50.000 cây/ha. Lượng mưa 1.600 mm (tập trung vào tháng 8 – tháng 10) Năng suất trước khi xử lý? 20 tấn/ha Những vấn đề sâu bệnh hại chủ yếu ở trang trại Bệnh thối nõn dứa. Hơn 50% số cây bị nhiễm và nặng hơn vào sau mùa mưa Những hoạt động quản lý sâu bệnh hại trước dự án Farmer did not know the reasons for the symptoms so did not know how to control. No crop rotation because area specialises in pineapple Người nông dân không biết nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh và không biết cách phòng trừ như thế nào. Không có luân canh cây trồng bởi vì đây là vùng chuyên canh dứa. Những hoạt động quản lý bệnh trong quá trình dự án 03 công thức bố trí ở 03 ô bố : a. Nâng cao luống để thoát nước tốt. b. Cây con được ngâm trong (i) Alliette 1%, (ii) Phosphonate 1%, hoặc (iii) không xử lý lúc trồng. Tổng cộng có 600 cây con được xử lý và 2000 cây không qua xử lý. 80% cây con không qua xử lý bị bệnh. Năng suất sau xử lý? 50 – 60 tấn/ha với chất lượng được cải thiện rõ rệt Những khuyến cáo với người nông dân Trong tương lai có thể thử nghiệm để quyết định việc phun thuốc suốt vụ trồng có khả năng giữ được tỉ lệ bệnh thấp tới vụ tiếp theo không. Những biện pháp nào người nông dân có thể sử dụng để quản lý bệnh hại trong tương lai Người nông dân rất hạnh phúc với việc quản lý này và sẽ sử dụng phương pháp này nếu có thuốc. Kết quả sản xuất của ông Lục đã gián tiếp thúc đẩy những hộ lân cận sử dụng phương pháp tương tự cho trang trại dứa của họ. Mức độ bệnh cao ở những khu vực cây dứa không xử lý trước khi trồng Khu vực dứa được xử lý bệnh 52 CARD 052/04 VIE:Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân 5 Tên người nông dân Ô. Nguyễn Văn Lịch Các loại cây trồng ở trang trại Bưởi Thanh Trà trồng xen với đậu phụng (lạc) và khoai lang Vị trí trang trại Xã Phong Thu, huyện Phong Điền Area Diện tích 05 ha, mới lập vườn năm 2006, đất sét Năng suất trước khi xử lý N/A Những vấn đề sâu bệnh ở trang trại Một số cây bưởi chiết có bệnh tristeza, greening Những biện pháp quản lý trước dự án Trang trại thành lập thời gian gần đây, không có hệ thống thoát nước, không trồng xen Những biện pháp phòng trừ bệnh được thử nghiệm trong quá trình thực hiện dự án Trồng xen với đậu phụng (lạc) để cải thiện chất lượng đất. Có bón lân và vôi. Bón lót phân hữu cơ 40kg/cây trước khi trồng. Đắp mô và tủ gốc. Những cây con ghép trên gốc ghép bưởi Đỏ thì không nhiễm bệnh Phytophthora. Năng suất sau khi xử lý Chưa cho thu hoạch vì trang trại mới thành lập Người nông dân sẽ sử dụng phương pháp phòng ngừa dịch bệnh hại nào trong tương lai Tiếp tục áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp bệnh hại IDPM Những khuyến cáo gì với người nông dân Pummelo orchard established in 2006; mulch applied to trees, intercropped with peanuts. Vườn bưởi được xây dựng năm 2006; áp dụng phương pháp tủ gốc và trồng xen đậu phụng (lạc) 53 CARD 052/04 VIE:Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân số 6 Tên người nông dân Mr Nguyen Loi = PPSD Các loại cây trồng Cao su Location of Farm: Vị trí trang trại Bình Điền – TT Huế Area Diện tích 1,37 ha trồng năm 1995 Dấu hiệu bệnh trước khi xử lý tỉ lệ bệnh 53% trước khi xử lý. Sản lượng 1.800 – 2.000 kg/ha Những vấn đề bệnh hại chính ở trang trại. Phytophthora, mốc , nấm mốc hồng(có khả năng chẩn đoán chưa chính xác, và thực sự có phải là Phytophthora không?) Những biện pháp quản lý sâu bệnh hại trước dự án Sử dụng phân bón NPK và không có biện pháp nào khác Disease control tested during project Những biện pháp phòngtrừ bệnh thử nghiệm trong thời gian dự án Công thức 1: làm vệ sinh, phân hữu cơ, NPK, Ricide 3% a.i. quét lên 2 lần vào tháng 5 Công thức 2: làm vệ sinh, phân hữu cơ, phân NPK (550kg/ha/3 tháng/1 lần). Phun thuốc trị nấm Fungal 80 WP (= Alliette) Yield after treatment? Sản lượng sau xử lý Tăng 200 – 300 kg/ha. Thu nhập tăng từ 300.000 đồng/cây lên 500.000 đồng/cây. Những khuyến nghị cho người trồng Người nông dân nói rằng có bệnh trên quả, nhưng họ không quan tâm bởi vì nó không phải là một phần của sản phẩm. Ông ta cần thử nghiệm bằng cách thu dọn quả bệnh để xem có giảm tỉ lệ bệnh không, kết quả là giảm nguồn bệnh Người nông dân sẽ sử dụng biện pháp phòng trừ bệnh hại nào trong tương lai Người nông dân thích quét Ridomyl Gold trên mặt cạo nhưng sẽ sử dụng Vinomyl bởi vì Ridomyl Gold không có bán trên thị trường. Vết cạo được xử lý với Ridomyl. Vết loét đã được lành lại và không còn thấy vết bệnh nữa. 54 CARD 052/04 VIE:Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân số 7 Name of Farmer(s): Tên của người nông dân Ô. Võ Duy Nhật (chủ nhà) and Ô Lê Văn Tùng (PPSD) Loài cây trồng Tiêu Vị trí trang trại Hướng Hóa – Khe Sanh Diện tích Không có ảnh minh họa Tỉ lệ bệnh trước khi xử lý 60 – 70% nhiễm bệnh (vẫn xuất hiện ở mức độ này với những vùng xung quanh với những khu vực không xử lý) Những vấn đề sâu bệnh hại ở trang trại Quick wilt, slow wilt Héo nhanh, héo chậm Những biện pháp quản lý bệnh hại trước dự án Áp dụng biện pháp hóa học: thuốc trừ sâu Disease control tested during project Những biện pháp phòng trừ bệnh hại thử nghiệm trong thời gian dự án Mức 3: vệ sinh, loại bỏ những cây giống nhiễm bệnh, sử dụng AgriFos 400 để tưới và Funguran (CuOH) 3 lần/năm Tỉ lệ bệnh hại sau khi xử lý? Đã giảm phần nào từ năm ngoái, nhưng vẫn cao Năng suất đã tăng lên 10 – 15% Những khuyến cáo? Thử nghiệm để xem các loại tuyến trùng có liên quan đến bệnh chết nhanh hay không. Rễ các cây tiêu có triệu chứng tuyến trùng và/hoặc thối rễ do Phytophthora. Sử dụng cây làm choái không nhiễm bệnh Phytophthora. Trồng cây trên luống cao hoặc xây dựng mương thoát nước. Người nông dân sẽ sử dụng biện pháp phòng chống bệnh hại nào trong tương lai Tiếp tục sử dụng phương pháp mới nếu ông ta có thể tìm mua được AgriFos 400 Phân tích tình trạng rễ tiêu Triệu chứng Phytophthora ở lá và thân của tiêu 55 CARD 052/04 VIE: Trường hợp điển hình: Lược tả người nông dân số 8. Tên của nông dân Ông Tôn Thất Tòa Loài cây trồng Bưởi Vị trí trang trại Thủy Biều – TT Huế Diện tích 200 cây Năng suất trước khi xử lý 200 quả/cây Những vấn đề bệnh hại ở trang trại Phytophthora Những biện pháp phòng trừ bệnh hại trước dự án Canker scraped and painted with lime Cạo vết loét và quét vôi Những biện pháp phòng trừ bệnh hại thử nghiệm trong quá trình dự án Tmt 1: Farmer’s normal practice Tmt 2: Sanitation, mounding, improved drainage Tmt 3: Sanitation, mounding, improved drainage, NPK, pig manure, Agrifos as trunk injection at 15 d intervals to 60 days, or Ridomyl Gold as paint, cankers scraped and painted with lime Công thức 1: xử lý thông thường của người dân Công thức 2: làm vệ sinh, đắp mô, thoát nước Công thức 3: làm vệ sinh, đắp mô, thoát nước, bón phân NPK, phân chuồng (lợn), Agri-Fos tiêm vào thân cây ở 15 ngày/lần trong vòng 60 ngày hoặc Ridomyl Gold quét lên các vết thương đã cạo sạch và quét vôi. Năng suất sau khi xử lý Với phương pháp xử lý 3: 50 – 60 quả/cây ( không có sự khác biệt về sản lượng giữa Ridomyl và AgriFos Người nông dân sẽ sử dụng biện pháp phòng chống bệnh hại nào trong tương lai Quét Ridomyl không hiệu quả hoặc không tồn lâu (tái nhiễm ở mùa mưa tiếp theo so với AgriFos) do đó người nông dân sẽ sử dụng AgriFos khi họ thấy những triệu chứng bệnh mới. Vết loét ở cây bưởi không được xử lý Healing canker on treated pummelo Vết loét ở cây bưởi đã lành lặn/ cây xử lý Phụ lục IV. Những tài liệu tuyên truyền khuyến nông Ví dụ một số tài liệu khuyến nông do Viện BVTV biên soạn và phát triển 56 57 58 59 60 Ví dụ một số tài liệu khuyến nông do TTCAQTTH biên soạn và phát triển 61 62 63 64 Ví dụ một số tài liệu khuyến nông do Viện NCCAQMN biên soạn và phát triển 65 66 67 Báo Nông nghiệp ngày 16/1/ 2006. ‘14 cách giúp cây bưởi không bị bệnh thối gốc, chảy mủ’. 68 69 Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái (TTCAQTTH) đăng bài "Quản lý Tổng hợp Bệnh Phytophthora hại cây tiêu" (16 trang) trên tạp chí Khuyến Nông ngày 11 tháng 5 năm 2007 Phụ lục V. Kết quả phân tích các bảng câu hỏi đã được triều tra ở các lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học do Viện BVTV, TTCAQTTH, Viện NCCAQMN tổ chức năm 2005 và 2007 1. Tôi mô tả sự hiểu biết của tôi về quản lý bệnh hiện nay : 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 No knowledge Below average Average Good Excellent Pa rti ci pa nt s (% ) 2005 2007 2. Nguyên nhân quan trọng nhất đã gây ra mất mùa ở địa phương bạn? 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Weather Management Diseases & pests Lack of fertiliser Water Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 3. Những phương pháp chủ yếu dùng để phòng trừ bệnh ở địa phương bạn là gì? 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar selection Fertiliser None Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 70 4. Những hạn chế chủ yếu về quản lý bệnh ở địa phương bạn là gì? (lack of information: thiếu thông tin. Staff shortage: thiếu cán bộ. Weather: thời tiết. Money: tiền. Time: thời gian) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lack of information Staff shortage Weather Money Time Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 5. Bạn sắp xếp thứ tự phương pháp phòng trừ bệnh hiệu quả nhất ở địa phương bạn là phương pháp nào? 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chemical Hygiene Drainage Mulch Cultivar Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 6. Động lực chính nào đã khích lệ nông dân cải thiện những cây trồng của họ? (Income: thu nhập. Quality: chất lượng. Environment: môi trường, Health: sức khoẻ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Income Quality Environnment Health Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 71 7. Bạn thu thập thông tin nhiều nhất ở đâu? 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 National department Provincial department University Chemical company Farmers Internet Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 8.Bạn truyền bá thông tin này đến nông dân như thế nào? 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Farmer training/workshops Demonstration trials Direct communication leaflets/manuals Media (tv) Pa rt ic ip an ts (% ) 2005 2007 Những mô hình trình diễn được thiết lập như là một nội dung của dự án này, chúng tôi cảm thấy không chắc rằng tại sao các 'mô hình trình diễn' đã không còn do những người tham gia sử dụng nữa như là một công cụ để truyền đạt thông tin cho nông dân. Có lẽ rằng đã có những khó khăn trong quá trình chuyển giao kỹ thuật? 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMS7_Bao cao ket thuc Du an.pdf
Tài liệu liên quan