Tài liệu Báo cáo Phương án quản lý rừng bền vững: i
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................ 2
1. Công tác quản lý bảo vệ rừng của BQL RPH Bảo Yên. ....................................................... 2
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Phương án. .....................
55 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Phương án quản lý rừng bền vững, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................ 2
1. Công tác quản lý bảo vệ rừng của BQL RPH Bảo Yên. ....................................................... 2
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Phương án. ............................................................ 2
Chương 1 .................................................................................................................................. 4
CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ................................................................. 4
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC ...................................................... 4
1. Các văn bản Trung ương ....................................................................................................... 4
2. Các văn bản địa phương ........................................................................................................ 5
II. CAM KẾT QUỐC TẾ ........................................................................................................ 5
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG ....................................................................................................... 6
Chương 2 .................................................................................................................................. 7
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ ........................................................................... 7
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BQLRPH BẢO YÊN ............................................................. 7
1. Khái quát chung về BQL rừng phòng hộ Bảo Yên. .............................................................. 7
2. Quá trình hình thành và phát triển. ........................................................................................ 7
3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự BQL rừng phòng hộ. .................................................................. 8
4. Trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ. ........................................................................ 8
5. Chức năng nhiệm vụ. ............................................................................................................. 8
6. Cơ sở vật chất. ....................................................................................................................... 8
7. Máy móc và thiết bị. .............................................................................................................. 9
8. Nhiệm vụ thường xuyên. ....................................................................................................... 9
II. ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG ............................................ 9
1. Địa hình. ................................................................................................................................ 9
2. Khí hậu, thủy văn................................................................................................................. 10
3. Thổ nhưỡng. ........................................................................................................................ 10
4. Đánh giá chung. ................................................................................................................... 11
III. GIAO THÔNG, THỦY LỢI .......................................................................................... 11
1. Giao thông. .......................................................................................................................... 11
2. Thủy lợi. .............................................................................................................................. 12
ii
IV. DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI. .................................................................................... 12
1. Dân số, dân tộc, lao động. ................................................................................................... 12
2. Những đặc điểm chính về kinh tế, xã hội trong khu vực. .................................................... 13
3. Y tế, văn hóa và giáo dục. ................................................................................................... 14
4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội. ........................................................................ 15
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG .................................................................................. 16
1. Kết quả triển khai. ............................................................................................................... 16
2. Nhận xét đánh giá. ............................................................................................................... 16
VI. THÍ ĐIỂM CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ REDD+ (BDS) .................................................... 17
VII. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG ...................................................................... 18
1. Hiện trạng các loại rừng và đất lâm nghiệp. ........................................................................ 18
2. Trữ lượng rừng. ................................................................................................................... 20
3. Các vấn đề và thách thức liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng ............................... 21
VIII. ĐA DẠNG SINH HỌC ................................................................................................ 22
1. Đa dạng thực vật rừng ......................................................................................................... 22
2. Đa dạng động vật rừng. ....................................................................................................... 23
IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ .................................................................................................. 24
1. Quản lý rừng tự nhiên. ......................................................................................................... 24
2. Quản lý rừng trồng. ............................................................................................................. 24
3. Công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy, sâu bệnh hại rừng. ....................................... 25
4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ. ................................................................................................... 25
5. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. ............................................. 25
Chương 3 ................................................................................................................................ 27
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN....................................... 27
I. MỤC TIÊU ......................................................................................................................... 27
1. Mục tiêu chung .................................................................................................................... 27
2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 27
II. NHIỆM VỤ ....................................................................................................................... 28
III. PHÂN VÙNG XUNG YẾU RỪNG PHÒNG HỘ ........................................................ 28
1. Phân cấp rừng phòng hộ. ...................................................................................................... 28
1.1. Rất xung yếu ................................................................................................................. 29
1.2. Xung yếu ....................................................................................................................... 29
2. Rừng có giá trị bảo tồn cao .................................................................................................. 30
IV. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG .............................................................. 31
1. Kế hoạch bảo vệ hành lang ven suối. .................................................................................. 31
2. Bảo vệ rừng tập trung. ......................................................................................................... 31
iii
3. Kế hoạch Trồng rừng. .......................................................................................................... 33
4. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng phòng hộ. ........................................................................... 35
5. Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ REDD+. .................................................................................... 36
5.1. Thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ (BDS) .................................................................. 36
5.1. Hoạt động ưu tiên trong PRAP (thực hiện theo Quyết định 5399) .............................. 36
6. Kế hoạch khai thác tác động thấp rừng trồng phòng hộ (Khai thác tỉa thưa) ...................... 37
7. Kế hoạch khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ. ............................................................ 38
7.1. Kế hoạch khai thác ....................................................................................................... 38
7.2. Kế hoạch Phát triển ..................................................................................................... 38
8. Kế hoạch bổ sung xây dựng cơ bản. .................................................................................... 38
9. Kế hoạch chế biến tiêu thụ. ................................................................................................. 38
10. Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng (xây dưṇg mô hình đồng quản lý). ............................... 39
11. Kế hoạch cung cấp dịch vụ môi trường rừng. ................................................................... 39
12. Kế hoạch mua sắm thiết bị, tập huấn đào tạo. ................................................................... 39
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................................... 41
1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý đất đai. ......................................................................... 41
3. Giải pháp về cơ chế và phối hợp trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng. ............................. 42
3.1. Đơn vị chủ rừng ........................................................................................................... 42
3.2. Các hộ nhận khoán BVR, trồng chăm sóc rừng ........................................................... 42
3.3. Đối với chính quyền địa phương .................................................................................. 43
3.4. Đối với các phòng ban và cơ quan chuyên môn của huyêṇ ......................................... 43
4. Giải pháp về khoa học công nghệ. ....................................................................................... 44
5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. ................................................................................. 44
6. Giải pháp về tài chính và tín dụng. ...................................................................................... 45
7. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư. ............................................................................................. 45
VI. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN ................................................................................... 45
1. Hiệu quả xã hội - môi trường .............................................................................................. 45
2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................................... 46
Chương 4 ................................................................................................................................ 47
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................................................................... 47
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM ....................................................................................... 47
II. KIỂM TRA, THEO DÕI, GIÁM SÁT ........................................................................... 47
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 49
1. Kết luận ................................................................................................................................ 49
2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 49
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH ..................................... 18
Bảng 2: Trữ lượng các loại rừng BQL RPH ................................................................ 20
Bảng 3: Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng ................................................ 21
Bảng 4: Tổng hợp các loài động vật .............................................................................. 23
Bảng 5: Phân cấp rừng phòng hộ ................................................................................. 28
Bảng 6: Các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) BQLRPH Bảo Yên ................ 31
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hiện trạng rừng BQL RPH Bảo Yên, 2016. ........................................ 19
Hình 2: Bản đồ phân cấp rừng phòng hộ BQL RPH Bảo Yên, 2016. ......................... 30
Hình 3: Bản đồ KH thực hiện Phương án BQL RPH Bảo Yên, 2016-2020. ............... 40
DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt Từ viết tắt Giải nghĩa
1 BQLRPH Ban quản lý rừng phòng hộ
2 UN-REDD
Ban quản lý Chương trình giảm phát thải khí nhà kính
thông qua nỗi lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng,
quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng
cường trữ lượng Các-bon rừng Việt Nam giai đoạn II.
3 FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
4 PMU Ban quản lý Chương trình UN-REDD trung ương
5 PPMU Ban quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh
6 PRAP Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh
7 PAQLRBV Phương án quản lý rừng bền vững
8 BDS Chia sẻ lợi ích
9 CITES
Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực
vật nguy cấp
10
BQLDA &
CBCNV
Ban quản lý dự án
Cán bộ công nhân viên
12 NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
13 NSNN Ngân sách nhà nước
14 UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đang là mối đe dọa to lớn đến sự sống trên
trái đất, các yếu tố hạn hán, thiên tai, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp mà trái đất
đang phải hứng chịu. Ứng phó vấn đề trên, từ những năm 1980 Chính phủ Việt Nam
đã ban hành, sửa đổi, bổ sung hàng loạt các chính sách, thể chế, nhằm đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phát triển kinh
tế, môi trường và xã hội một cách bền vững.
Thực hiện thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hướng dẫn về Phương án Quản lý rừng bền vững
(PAQLRBV) đối với các cơ quan quản lý, chủ rừng là tổ chức có liên quan đến lập
Phương án, thẩm định, phê duyệt, theo dõi, kiểm tra giám sát thực hiện Phương án
quản lý rừng bền vững. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai lựa chọn Ban quản lý
rừng phòng hộ huyện Bảo Yên là đơn vị thí điểm thực hiện xây dựng “Phương án
quản lý rừng bền vững” năm 2015.
Để có cơ sở quản lý rừng bền vững, ổn định, lâu dài, đáp ứng các mục tiêu về
kinh tế, xã hội và môi trường. Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Bảo Yên tổ
chức xây dựng PAQLRBV, trong quá trình thực hiện đơn vị nhận được sự hỗ trợ kỹ
thuật, tài chính từ Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II; các
chuyên gia Quản lý rừng bền vững đến từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO);
các cán bộ sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai trong việc hỗ trợ
xây dựng Phương án.
Phương án quản lý rừng bền vững được xây dựng đảm bảo rằng các vấn đề
phúc lợi xã hội cho người dân và cán bộ trong BQL RPH được nâng cao, việc chia sẻ
lợi ích giữa BQL RPH với cộng đồng được thực hiện, thúc đẩy sự tham gia của người
dân, cộng đồng trong việc đồng quản lý và hưởng lợi từ rừng phòng hộ. Vận dụng
thông tư 38/2014/TT- BNN – PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ nông nghiệp
và PTNT và Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hộ. Nội dung Phương án được
tổng hợp và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong hoạt động quản lý
bảo vệ, phát triển bền vững rừng phòng hộ cũng như hỗ trợ cộng đồng vùng đệm ổn
định, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.
Phương án QLRBV gồm 4 chương:
Chương 1: Căn cứ pháp lý xây dựng Phương án
Chương 2: Đặc điểm hiện trạng của BQLRPH
Chương 3: Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của Phương án
Chương 4: Tổ chức thực hiện
2
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Công tác quản lý bảo vệ rừng của BQL RPH Bảo Yên.
Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Yên được giao quản lý diện tích tự nhiên là
9.314,53 ha thuộc địa bàn 14 xã, Phía bắc giáp huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, phía nam
giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, phía đông giáp huyện Quang Bình - tỉnh Hà
Giang, phía tây giáp xa ̃Kim Sơn, xa ̃Bảo Hà, huyêṇ Bảo Yên - Lào Cai. Địa hình
được kiến tạo bởi các dãy núi cao xen kẽ với các thung lũng, các mạch núi chính chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc theo thung lũng sông Hồng, sông Chảy là các
dải núi thấp, đỉnh tròn, chân rộng dạng lượn sóng. Rừng nơi đây có vai trò đăc̣ biệt
quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước cho
dòng chảy sông Hồng, sông Chảy và lưu giữ nước cho các hồ, đập thủy lợi, thủy điện.
Nhận thấy tầm quan trọng của rừng phòng hộ, ngày 09/6/2015 Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hộ
nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ chính của Ban quản lý rừng phòng hộ: 1)
Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm, các thảm thực
vật, hệ sinh thái rừng nguyên sinh và bảo vệ sinh cảnh sống đối với các loài động vật
hoang dã. 2) Bảo vệ rừng hiện có, gia tăng độ che phủ rừng, tăng cường chức năng
phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên. 3) Tạo nhiều cơ hội việc làm và giải quyết sinh kế cho người dân,
góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của Chính Phủ.
Để đáp ứng với nhiệm vụ trên, Ban quản lý Chương trình UN – REDD/Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai hỗ trợ BQL RPH Bảo Yên xây dựng Phương án
quản lý rừng bền vững với mục tiêu phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, môi
trường, gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh nghề rừng như giao khoán quản lý bảo
vệ rừng, trồng rừng phòng hộ, khai thác tác động thấp rừng trồng phòng hộ, nhằm đáp
ứng các yêu cầu cấp bách trong hoạt động quản lý bảo vệ, phát triển bền vững rừng
phòng hộ Bảo Yên cũng như hỗ trợ cộng đồng vùng đệm ổn định, nâng cao đời sống
và phát triển kinh tế.
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Phương án.
Trong những năm qua diêṇ tích các loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh nói chung
và huyện Bảo Yên nói riêng đang bị suy giảm đáng kể về cả số lượng và chất lượng,
đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ. Trong khoảng 10 năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát
sao của Lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lưc̣ của các ngành, các địa phương và các nhà tài trơ ̣
quốc tế, diêṇ tích rừng ngày được tăng lên tính đến tháng 1 năm 2016 diện tích rừng
phòng hộ trên toàn tỉnh có 111.584,7 ha. Trong đó, rừng phòng hộ huyện Bảo Yên là
3
11.482,49 ha chiếm 10,29 %. Tuy nhiên theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất
lâm nghiệp chi tiết, mới nhất của BQL RPH Bảo Yên đề nghị điều chỉnh còn 9.314,93
ha (đã cắt trả về địa phương phần diện tích nương rẫy cũ của người do lịch sử để lại,
thuộc khu vực phòng hộ ít xung yếu). Từ những thực trạng trên Phương án QLRBV
của BQL RPH Bảo Yên cần thiết được xây dựng nhằm giải quyết các lý do cơ bản
sau:
- Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước (Quyết định số 17/2015/QĐ-
TTg ngày 09/6/2015 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng
phòng hộ; Thông tư tư số 38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hướng dẫn về Phương án Quản lý rừng bền vững).
- BQL được giao diện tích rừng lớn, nhưng chưa thực sự được tự chủ trên diện
tích rừng được giao mà chỉ được coi là đơn vị giữ rừng cho Nhà nước. Do vậy, chưa
tương xứng với tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng, đóng góp vào ngân sách không
đáng kể, đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động làm nghề rừng gặp
nhiều khó khăn.
- Tăng cường sự phối hợp trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng giữa BQL
với các bên liên quan (kiểm lâm, chính quyền, người dân ...). Giải quyết các mâu
thuẫn nhỏ trong việc quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng giữa BQL và người dân
địa phương, tạo điều kiện người dân, cộng đồng tham gia các hoạt động quản lý, sản
xuất và hưởng lợi từ rừng phòng hộ theo quy định.
- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng tiếp cận mới, đồng
quản lý và hưởng dụng rừng phòng hộ, trong đó cộng đồng địa phương, người dân
đóng vai trò chủ đạo, kết hợp việc lồng ghép cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng.
- Trên cơ sở điều tra đánh giá các nhu cầu thiết yếu của người dân, cộng đồng,
tác động qua lại đối với BQL RPH, từ đó xây dựng các kế hoạch, giải pháp, giải quyết
các vấn đề về đất đai, sinh kế của cộng đồng trong khu vực, tiến tới bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ theo hướng đa mục đích đáp ứng các giá trị về kinh tế, xã hội và
môi trường bền vững.
4
Chương 1
CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Phương án quản lý rừng bền vững của BQL RPH Bảo Yên giai đoạn 2016 –
2020 được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
1. Các văn bản Trung ương
- Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004;
- Bộ luật Lao động 2012;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số: 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Quyết định số: 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số: 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về Ban hành định mức kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
và bảo vệ rừng;
- Quyết định số: 1565/2013/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ
NN&PTNT về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
- Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+;
- Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Hướng dẫn về Phương án Quản lý rừng bền vững;
- Công văn số 1913/BNN-TCLN ngày 10/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc rà soát, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2016-2020,
5
2. Các văn bản địa phương
- Nghị quyết số 01 - NQ/TU ngày 27/11/2015 của Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ
hai về 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Lào Cai, khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020;
- Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt kết quả Quy hoạch 3 loại rừng;
- Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 09/3/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc kiện toàn Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thành phố;
- Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/ 2010 của UBND Tỉnh phê duyệt
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 định hướng
đến năm 2020;
- Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về viêc̣
ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2016-2020;
- Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số16/QĐ-UBND ngày 5/1/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc
phê duyêṭ diêṇ tích lưu vưc̣, diêṇ tích rừng trong lưu vưc̣, đơn giá, đối tươṇg đươc̣ chi
trả tiền dic̣h vu ̣môi trường rừng năm 2015;
- Quyết điṇh số 289/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về
viêc̣ phê duyêṭ kết quả kiểm kê rừng trên điạ bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 10/6/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và
nâng cao trữ lượng các-bon rừng” cấp tỉnh (PRAP) tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 160/QĐ-SNN ngày 27/7/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh lào Cai về việc phê duyệt Đề cương thuyết minh Phương án quản lý rừng bền
vững của Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Yên;
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ
2016-2020);
- Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của UBND huyện Bảo Yên
V/v phê duyệt kết quả kiểm kê rừng trên địa bàn huyện Bảo Yên;
- Quyết điṇh số 361- QĐ/HU ngày 18/2/2016 của huyêṇ ủy Bảo Yên về viêc̣
ban hành đề án tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiêp̣, để nâng cao giá tri ̣thu nhâp̣ cho
nhân dân giai đoaṇ 2016-2020 của Ban chấp hành đảng huyêṇ Bảo Yên Khóa XXI,
nhiêṃ kỳ 2015-2020;
II. CAM KẾT QUỐC TẾ
* Lĩnh vực lâm nghiệp:
- Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES, 1975);
6
- Hiệp định về đa dạng sinh học (CBD, 1992);
- Thoả thuận về gỗ nhiệt đới thế giới (International tropical timber agreement -
ITTA) (2006) của Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (International tropical timber
organization - ITTO);
- Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững theo FSC của Tập đoàn tư vấn GFA
GmbH, phiên bản 1.0 năm 2010;
* Các công ước về lao động:
- Luật lao động quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên Hiệp
Quốc;
- Công ước 155: Công ước về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi
trường làm việc, năm 1981.
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Tài liệu sử dụng.
- Kết quả kiểm kê rừng năm 2015; kết quả rà soát chủ quản lý 2015;
- Các loại bản đồ: Bản đồ tài nguyên rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ về kiểm kê rừng huyện Bảo Yên;
- Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng;
- Số liệu quy hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, huyện;
- Thu thập tài liệu của các dự án, Báo cáo quy hoạch vùng, Báo cáo kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội huyện, Báo cáo xây dựng nông thôn mới các xã có liên quan
đến quản lý rừng của đơn vị.
2. Các báo cáo điều tra chuyên đề và bản đồ.
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng, trữ lượng rừng BQLRPH tháng 5 năm
2016;
- Báo cáo kết quả điều tra thực vật, động vật BQLRPH Bảo Yên, tháng 5 năm
2016;
- Báo cáo phân cấp phòng hộ và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) BQLRPH
Bảo Yên tháng 6 năm 2016;
- Báo cáo đánh giá tác động xã hội, tác động môi trường của BQLRPH Bảo
Yên tháng 5 năm 2016;
- Bản đồ rà soát 3 loại rừng tỷ lệ 1/25.000 VN 2000 năm 2015;
- Bản đồ hiện trạng rừng (HTR) tỷ lệ 1/25.000 VN 2000 năm 2015;
- Bản đồ Thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 UTM năm 2000 của tỉnh Lào Cai;
- Bản đồ kế hoạch quản lý rừng bền vững tỷ lệ 1/25.000 VN 2000;
- Bản đồ kiểm kê đất đai tỷ lệ 1/25000 VN 2000 huyện Bảo Yên, 2015;
- Bản đồ kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/25000 VN 2000 huyện Bảo
Yên, 2015.
7
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BQLRPH BẢO YÊN
1. Khái quát chung về BQL rừng phòng hộ Bảo Yên.
1.Tên tiếng Việt: BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẢO YÊN.
2. Tên gọi tắt: BQL RPH BẢO YÊN.
3. Tiếng Anh: Bao Yen protection forest management.
4. Trụ sở đặt tại: khu 3C– TT Phố Ràng – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai.
- Điện thoại: 0203.877.159.
- Fax: 0203.877.159.
- Email: bqlrphbaoyen@gmail.com
- Người Liên hệ chính: Ông Phòng Văn Thạch, Trưởng Ban quản lý RPH là đại
diện, Điện thoại di động: 0915.710.208.
5. Chủ sở hữu: UBND huyện Bảo Yên.
6. Vị trí địa lý:
- Ranh giới hành chính: BQL Rừng phòng hộ Bảo Yên được giao quản lý bảo
vệ và phát triển diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn 14 xã, với diện tích: 9.314.53
ha.
- Tọa độ địa lý: 22,23 đô ̣Vi ̃Bắc và 104,47 đô ̣Kinh Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Hà và huyêṇ Bắc Quang - Lào Cai;
+ Phía Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái;
+ Phía Đông giáp huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang;
+ Phía Tây giáp xa ̃Kim Sơn, xa ̃Bảo Hà, huyêṇ Bảo Yên - Lào Cai.
2. Quá trình hình thành và phát triển.
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bảo Yên tiền thân là Ban quản lý Dư ̣ án
trồng mới 5 triêụ ha rừng cơ sở huyện Bảo Yên. Chuyển thành BQLRPH cùng với các
BQLRPH của các huyện, theo QĐ số 1128/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2008 về
việc chuyển đổi các Ban quản lý Dư ̣án trồng mới 5 triêụ ha rừng cơ sở thành đơn vi ̣
sư ̣ nghiêp̣ tư ̣ đảm bảo môṭ phần kinh phí hoaṭ đôṇg. Đươc̣ kiêṇ toàn laị taị QĐ số
547/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2010 về việc kiện toàn Ban quản lý rừng
phòng hộ các huyện, thành phố của UBND tỉnh Lào Cai.
8
3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự BQL rừng phòng hộ.
Biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Yên thuộc biên chế sự nghiệp,
trực thuộc UBND huyện Bảo Yên.
Tổng số cán bộ CNV có 09 cán bộ (Trong đó có; 02 Nữ, 07 Nam)
+ Ban lãnh đạo 02 cán bộ: 01 Trưởng ban và 01 Phó ban;
+ Bộ phận kỹ thuật: 06 cán bộ (01 hợp đồng ngắn hạn);
+ Bộ phận kế toán - hành chính: 01 cán bộ;
4. Trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ văn hóa:
Tốt nghiệp trung học phổ thông: 09 người
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Đại học và cao đẳng: 7 người
Trung cấp: 02 người
5. Chức năng nhiệm vụ.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Yên là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo
một phần kinh phí hoạt động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện về bộ máy, biên
chế thuộc UBND huyện Bảo Yên quản lý, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện Bảo
Yên và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát rừng.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Yên có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động
theo quy định của pháp luật.
- Chức năng, nhiệm vụ: Là một đơn vị sự nghiệp, nhiệm vụ chính là bảo vệ và
phát triển rừng.
Giúp Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên; Chi cục Lâm nghiệp hiện nay là Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Lào Cai quản lý, bảo vệ và phát triển rừng căn cứ vào các chương trình
bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn được cấp có thẩm quyền giao. Ban quản lý rừng
phòng hộ huyện xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đến cơ sở.
6. Cơ sở vật chất.
Về tài sản:
+ Nhà văn phòng BQL: Diện tích 99 m2, nhà cấp 4, đưa vào sử dụng từ năm
1997 đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Vườn ươm diện tích: 5.000 m, nhà bảo quản các dụng cụ, hạt giống phục vụ
cho công tác gieo ươm;
9
+ Nhà bảo vệ Lương Sơn, đưa vào sử dụng năm 2001;
+ Nhà bảo vệ Vĩnh Yên, đưa vào sử dụng năm 2003;
+ Nhà bảo vệ Thượng Hà, đưa vào sử dụng năm 2005.
7. Máy móc và thiết bị.
Được trang bị nhưng chưa đầy đủ, một số máy tính của BQL đã sử dụng từ lâu,
cấu hình cũ. Trong thời gian qua BQL cũng tự đầu tư thiết bị máy móc phục vụ công
việc như máy GPS hỗ trợ hiện trường đối với cán bộ phụ trách địa bàn.
8. Nhiệm vụ thường xuyên.
- BQLRPH có mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương các xã, đặc
biệt với những xã có diện tích rừng của BQL triển khai công tác bảo vê ̣và phát triển
rừng trên điạ bàn huyêṇ, thưc̣ hiêṇ giao khoán bảo vê ̣rừng cho nhóm hô,̣ hô ̣gia đình
hoăc̣ côṇg đồng thôn bản; phối hơp̣ với chính quyền điạ phương xây dưṇg hương ước
BVR tới các thôn bản, hướng dâñ cho người dân điạ phương và tổ bảo vê ̣rừng nghiêp̣
vu ̣bảo vê ̣rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, tuần tra nhằm
ngăn chăṇ và xử lý kip̣ thời các hành vi xâm haị đến rừng; phối hơp̣ với chính quyền
điạ phương và các cơ quan chức năng tuyên truyền vận đôṇg nhân dân địa phương
tham gia phát triển rừng, hướng dâñ kỹ thuâṭ trồng, chăm sóc rừng cho người dân điạ
phương. Thưc̣ hiêṇ nghiêṃ thu, giải ngân cho các hô ̣nhâṇ khoán bảo vê ̣rừng và trồng
chăm sóc rừng.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền điạ phương tuyên
truyền chính sách của Đảng, pháp luâṭ của Nhà nước trong công tác bảo vê ̣và phát
triển rừng tới người dân điạ phương, ngăn chăṇ và xử lý kip̣ thời các hành vi xâm haị
đến rừng trên điạ bàn quản lý.
- Phối hợp với các xã thực hiện kế hoạch bảo vê ̣và phát triển rừng theo chỉ tiêu
phân bổ hàng năm của UBND huyện.
II. ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
1. Địa hình.
Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe sâu và thung lũng hẹp.
Có thể chia địa hình bảo Yên thành 2 kiểu chính: Kiểu địa hình đồi < 300 m và núi
thấp (300-700m) chiếm phần lớn diện tích đất đai khu vực; các dãy núi chính chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; dọc theo thung lũng sông Hồng, sông Chảy là các
dãy núi thấp, đỉnh tròn, chân rộng dạng lượn sóng, đan xen là các thung lũng hẹp;
nhìn chung Bảo Yên là khu vực vùng thấp của tỉnh Lào Cai, địa hình ít phức tạp so
với các huyện khác trong tỉnh. Mặc dù độ chia cắt của địa hình ít phức tạp hơn các
huyện vùng cao nhưng do độ chênh cao lớn nên khá dốc, độ dốc trung bình từ 150 đến
10
250. Bên cạnh đó, đây là đầu nguồn của sông Chảy, sông Hồng với các chi lưu nằm
đan xen, các khu dân cư phân bố khắp trong lưu vực, cho nên rừng đóng vai trò quan
trọng trong việc phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ sản xuất và cuộc sống người dân.
2. Khí hậu, thủy văn.
2.1. Khí hậu:
Chế độ nhiệt: Một năm có 4 mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 290C, tháng thấp nhất là 150C.
Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng, tháng 6 và 7 có
lượng mưa trung bình là 335 mm, trong khi tháng 1 và 2 thường dưới 40mm. Tổng
lượng mưa trong năm từ 1.450 mm đến 1.994 mm.
Chế độ gió: Gió mùa ảnh hưởng chủ yếu là gió mùa Đông bắc và gió mùa
Đông nam, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong
mùa đông, mùa hè là hướng gió Đông và Tây. Tốc độ gió trung bình đạt cấp 6, ít gây
tác hại. Tuy nhiên, hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn sảy ra gây ảnh hưởng đến đời
sống và sản xuất.
2.2. Thủy văn:
Nằm trong khu vực có hai con sông lớn chảy qua là sông Chảy và sông Hồng
với hàng trăm chi lưu đan xen trên địa bàn các xã. Hàng năm chung chuyển lượng
nước và lượng phù sa khá lớn phục vụ cho cuộc sống người dân nơi đây trong sản
xuất nông lâm nghiệp góp phần làm đa dạng hệ thống giao thông của huyện (vận
chuyển bằng đường thuỷ). Bởi vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ
đầu nguồn, điều tiết nguồn nước trên toàn lưu vực.
Bên cạnh đó, cần chú ý tới những yếu tố cực hại của thời tiết thường hay sảy ra
trong khu vực như: giông, lốc, mưa đá, lũ ống, lũ quét, sạt lở...để có biện pháp phòng
ngừa.
3. Thổ nhưỡng.
Phần lớn đất đai huyện Bảo Yên là loại đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên
đá Gráp, diệp thạch và mi ca; tầng đất từ trung bình đến dày (>50 cm); thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình; những loại đất này thích hợp cho Lâm nghiệp.
Tuy nhiên, với thành phần cơ giới như vậy dễ bị xói mòn, rửa trôi dưới tác động của
nước mưa, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn (>250) không có rừng che phủ, đất
nương rãy... Do đó, những khu vực rừng phòng hộ xung yếu cần phải bảo vệ hoặc có
kế hoạch trồng, khoanh nuôi bảo vệ.
Bên cạnh các nhóm đất trên, nằm trong các thung lũng còn có các loại đất bồi
tụ, dốc tụ đã hình thành nên các ruộng bậc thang, bồn địa tương đối bằng phẳng tạo
11
nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim
Sơn, Cam Cọn.
4. Đánh giá chung.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, đã tạo cho vùng BQL RPH có tiềm năng, lợi
thế phát triển rừng phòng hộ của nhà nước và rừng sản xuất của cá nhân hộ gia đình,
góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho nhân dân và ổn điṇh dân
cư, an ninh chính tri ̣trên điạ bàn huyêṇ.
Tuy nhiên, địa hình ở một số khu vực chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, lượng mưa
cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đặc biệt
là hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và
sản xuất của người dân trên địa bàn.
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế lâm nghiệp nói riêng
gắn liền với việc chia sẻ lợi ích giữa BQLRPH với cộng đồng địa phương Phương án
quản lý rừng bền vững được xây dựng phải phù hợp với tiềm năng, lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sử dụng đất hợp lý, có khoa học và phù hợp với thực tiễn sản xuất.
III. GIAO THÔNG, THỦY LỢI
1. Giao thông.
Khu vực Bảo Yên có 02 trục đường chính là quốc lộ 70 và quốc lộ 279 giao
nhau qua trung tâm huyện lỵ, có đường bộ, đường sắt, đường thuỷ tạo nên hệ thống
giao thông từ trung tâm huyện đến các xã, các thôn bản hứa hẹn nhiều thuận lợi cho
nhân dân đi lại giao lưu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế.
Quốc lộ 70 nối Yên Bái - Lào Cai có tổng chiều dài trên địa bàn Bảo Yên là 36
km, đi qua các xã Long Phúc, Long Khánh, Thị trấn Phố Ràng, Minh Tân, Thượng
Hà, Điện Quan.
Quốc lộ 279 nối Lào Cai - Hà Giang có chiều dài trên địa bàn Bảo Yên là 43,8
km, đi qua các xã Yên Sơn, Phố Ràng, Tân Dương, Xuân Hòa, Vĩnh Yên và Nghĩa
Đô.
Đường liên xã, liên thôn có tổng chiều dài 280,4 km, trong đó:
Đường nhựa, đường cấp phối 27,4 km.
Đường đất 244,8 km.
Với đặc điểm về địa hình, các con đường trong khu vực khá phức tạp, nhiều
khúc uốn và đặc biệt phải đi qua khá nhiều sườn núi, độ dốc khá lớn. Đây là điểm bất
lợi cho công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng, bảo trì đường bộ. Thiên tai hàng năm vẫn
làm trượt, sạt lở nhiều cung đường, kể cả quốc lộ và các đường liên thôn, liên xã. Do
đó, để đảm bảo đi lại của người dân địa phương và vận chuyển hàng hóa được thuận
tiện, cần tiến hành nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường đất và đường đá. Trong 18 xã,
12
thị trấn có Phố Ràng và Bảo Hà là những nơi có cơ sở hạ tầng như hệ thống đường
giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi và ổn định.
2. Thủy lợi.
Tất cả các xã trong huyện Bảo Yên hiện nay đang được đầu tư xây dựng nhiều
công trình thuỷ lợi nhỏ, nhiều bể chứa nước, hệ thống kênh mương tưới tiêu nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp đang dần được kiên cố hóa (bê tông hoá).
Phần lớn hệ thống đập chứa nước còn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm vì
đập không có nguồn sinh thuỷ chỉ chứa nước mưa từ trên thượng lưu nên lượng nước
rất bấp bênh, nếu nắng hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước tưới phục vụ
sản xuất nông nghiệp ...
Nhìn chung, các công trình thủy lợi nhỏ đã được UBND huyện quan tâm đầu tư
xây dựng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân địa
phương, nhiều đập tràn chứa nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, những con sông,
suối lớn được nạo vét thường xuyên và được xây kè hai bên suối đảm bảo cho việc
thoát nước kịp thời vào mùa mưa, lũ.
IV. DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Dân số, dân tộc, lao động.
1.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện năm 2015, trong khu vực có
11.913 hộ với 53.994 nhân khẩu, sống trên địa bàn 209 thôn.
Tỷ lệ dân cư nông thôn chiếm 89,4%, dân số thành thị 10,06%; mật độ dân số
bình quân 100 người/km2, mật độ dân số cao nhất 636 người/km2 (TT Phố Ràng).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 đạt 1,3%;
Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn các xã, mật độ dân số lớn nhất xã
Xuân Hòa, Thượng Hà; phân bố thấp nhất là xã Tân Tiến.
Với sự phân bố dân cư như hiện tại, cộng với dân trí, tập quán không đồng nhất
sẽ là khó khăn cho việc bố trí việc làm, cải thiện cuộc sống... tất cả các vấn đề này đều
liên quan tới các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng, cần được lưu ý trong
Phương án quản lý rừng bền vững của BQLRPH Bảo Yên;
1.2. Dân tộc
Nằm trên địa bàn khu vực các xã do BQL RPH Bảo Yên quản lý gồm có các
dân tộc:Dân tộc Kinh (17%), dân tộc Tày (34%), dân tộc Dao (20%), dân tộc H’Mông
(14%), các dân tộc khác chiếm 15%.
Các dân tộc sống hòa thuận, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, sinh hoạt hàng
ngày. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế cần có những chương trình hỗ
13
trợ về nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò tác dụng của rừng; hỗ trợ sinh kế;
phương thức sản xuất bền vững...;
1.3. Lao động
Theo số liệu thống kê năm 2015 huyện Bảo Yên và các xa ̃ trên điạ bàn hoaṭ
đôṇg của BQL RPH Bảo Yên có 29.943 người đang trong độ tuổi lao động, chiếm
56,6% tổng dân số.
Trong đó, lao động Nông lâm nghiệp 81,1%, các ngành khác 18,9%. Lao động
có việc làm thường xuyên 92%. Với lực lượng lao động hiện tại có thể tham gia vào
quá trình phát triển lâm nghiệp, phát triển rừng, đặc biệt trong bảo vệ, khoanh nuôi
phục hồi và trồng rừng phòng hộ.
2. Những đặc điểm chính về kinh tế, xã hội trong khu vực.
2.1. Sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện năm 2015 là 12.531 ha,
trong đó, diện tích cây trồng hàng năm (lúa, cây màu, cây công nghiệp hàng năm, rau,
đậu) là 8.869 ha; diện tích nông nghiệp trồng cây lâu năm (cây ăn quả) là 3.662 ha,
đất đồng cỏ chăn nuôi là 84 ha và đất có mặt nước dùng trong nông nghiệp là 480 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 48.250 ha, trong đó, diện tích đất trống chưa
sử dụng 16.409 ha.
Các loài cây trồng ngắn ngày chính của người dân ở đây là: Lúa năng suất đạt
50,63 tạ/ha sản lượng đạt 28.961 tấn, Ngô năng suất 30,79 tạ/ha sản lượng đạt 11.671
tấn, rau năng suất đạt 99,25 tạ/ha, sản lượng 9.538 tấn; đậu các loại năng suất đạt 9,64
tạ/ha năng suất đạt 106 tấn. Trong đó lúa và ngô là loài cây được quan tâm phát triển
ở tất cả các xã, chủ yếu được trồng trên các nương rẫy, thị trường có sẵn nên đã đem
lại thu nhập cho người dân nghèo. Diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện là 5.720 ha;
diện tích trồng ngô.790 ha; diện tích trồng khoai lang là 88 ha; diện tích trồng sắn là
2.850ha; và diện tích các cây chất bột khác là 133ha.
Từ những thông tin trên, nhận thấy huyện Bảo Yên là một huyện có tiềm năng
phát triển sản xuất nông nghiệp, với những loài cây trồng chính như, ngô, sắn ... được
trồng trên diện tích nương rẫy, vườn, đồi phần lớn giáp ranh với diện tích quản lý của
BQLRPH, dễ gây ra hiện tượng xâm lấn, cháy rừng ... đây cũng là áp lực không nhỏ
gây ảnh hưởng đến quản lý và phát triển rừng bền vững của BQLRPH
2.2. Sản xuất lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp của Huyện Bảo Yên năm 2015 đạt 168.307 triệu
đồng, trong đó trồng và nuôi dưỡng rừng đạt 24.508 triệu đồng, khai thác lâm sản đạt
134.699 triệu đồng, thu nhặt từ rừng các sản phẩm ngoài gỗ đạt 5.975 triệu đồng và
dịch vụ lâm nghiệp 3.125 triệu đồng.
14
Tổng diện tích rừng toàn huyện tính đến năm 2015 là 48.250 ha, trong đó
28.253 ha là rừng tự nhiên và 19.997 ha là rừng trồng. Diện tích trồng tập trung mới
đạt 2.356 ha, rừng trồng phân tán có 133 ha; diện tích rừng đang chăm sóc đạt 4.172
ha; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh 250 ha; sản lượng khai thác gỗ là 30.430m3,
củi là 235.750 ster, tre - luồng - vầu là 1450 triệu cây, nứa 952 nghìn cây; 320 tấn quế.
Sản xuất lâm nghiệp theo hướng quảng canh, nguồn tiêu thụ nhỏ lẻ (Chủ yếu là
các cơ sở làm ván bóc, hoạt động với công suất nhỏ), giá thành sản phẩm thấp, trong
khi giá thành các nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao (ngô, sắn), do vậy chưa
khuyến khích được người dân đầu tư thâm canh, tình trạng đốt nương, làm rẫy trên đất
quy hoạch cho lâm nghiệp vẫn còn xẩy ra nhỏ lẻ ở một vài thôn.
Để phát triển rừng trồng là rừng sản xuất theo hướng bền vững cần tập trung
đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc để tạo
nên những lâm phần đồng đều với năng suất cao.
Trong những năm gần đây huyện Bảo Yên là huyện đi đầu trong việc phát triển
sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Lào Cai, song song với việc đó công tác quản lý bảo vệ,
phát triển rừng phòng hộ cần được đẩy mạnh thông qua công tác tuyên truyền, tập
huấn, hình thành các tổ nhóm sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững nâng cao giá
trị gỗ và giá thành sản phẩm... từ đấy người dân có ý thức, trách nhiệm hơn đối với
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
3. Y tế, văn hóa và giáo dục.
3.1. Y tế
Tất cả các xã đều có phòng khám và chữa bệnh cho bà con tại trung tâm xã.
Các trạm y tế thường xuyên phát thuốc cho nhân dân, nhất là trong các đợt phòng
chống dịch hạch, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình. 100% bệnh nhân được
điều trị phòng chống sốt rét, không có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Y tế các xã
đã làm thẻ khám chữa bệnh cho nhân dân, làm thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6
tuổi. Ngoài ra, các xã còn mua thẻ BHYT cho các hộ nghèo và người có công với Tổ
quốc.
3.2. Văn hóa
Bảo Yên là khu vực có quá trình hình thành và phát triển lâu đời với sự định cư
của nhiều dân tộc ít người (Người H’Mông, người Dao, người Nùng, người Tày...),
nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất đã được hình thành từ bao đời. Các dân
tộc đều có tiếng nói, phong tục tập quán riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên quá trình
chung sống xen kẽ lâu đời nên mỗi dân tộc đều có thể biết tiếng dân tộc khác và am
hiểu phong tục tập quán của nhau. Đền Bảo Hà, thành cổ Nghị Lang, mãi mãi là
những di tích, di chỉ văn hóa khẳng định sự trường tồn của đồng bào các dân tộc
huyện Bảo Yên.
15
Cùng với xu hướng hiện đại hóa, nhiều nét cổ hủ trong văn hóa các dân tộc đã
dần đang được thay đổi. Hiện không còn tục lệ cúng để chữa bệnh nhưng vẫn còn hiện
tượng tảo hôn, sinh nhiều con đó vẫn còn là một trở ngại, thách thức trong việc phát
triển kinh tế gia đình, xã hội.
3.3. Giáo dục
Tất cả các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. Các lớp học đã được
bố trí đến tận các thôn, bản, thuận lợi cho việc đi lại, học tập của các em. Mặt khác,
do công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên kết hợp với việc thực hiện các
chương trình xóa mù, phổ cập giáo dục nên tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng
cao, chất lượng giáo dục trong vùng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn 4 xã có trường
tiểu học là nhà cấp 4, các lớp học tại bản là lớp ghép, 2 xã có nhà bán kiên cố, các xã
còn lại (12 xã) đều đã có trường tiểu học xây dựng kiên cố.
Số lớp tiểu học trên toàn địa bàn là 468 lớp. Giảm nhiều so với năm 2002 (525
lớp). Đây có thể nói là hiệu quả của công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, số
lớp giảm do tỷ lệ trẻ mới sinh giảm xuống.
Số trường mầm non trên địa bàn huyện hiện đã tăng lên con số 19, tất cả các
trường đều là trường của Nhà nước với tổng số 163 lớp, đội ngũ giáo viên là 184
người. Số trẻ đang học tại các trường mầm non của địa phương là 3.128 em.
Hiện tất cả các xã và trị trấn trên địa bàn huyện đều đã được công nhận phổ cập
giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội.
Với những nguồn lực trên, khu vực BQL RPH nói riêng và huyện Bảo Yên nói
chung có tiềm năng lớn trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, là ngành nghề
mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên.
Địa phương có nguồn lực lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệp trong sản
xuất Nông lâm nghiệp vì vậy việc đổi mới công tác quản lý rừng phòng hộ là rất cần
thiết, cơ chế đồng quản lý và sử dụng rừng phòng hộ giữa BQL và người dân cần
được áp dụng. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ vừa đảm bảo
được giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo cả về chức năng cần thiết của
rừng phòng hộ theo quy định.
Từ những lý do trên, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền
vững cần đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ cán bộ nhân viên, Ban lãnh đạo của BQL RPH
và sự phối hợp chặt chẽ của cấp chính quyền huyện, xã và người dân.
16
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Kết quả triển khai.
Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của BQL RPH Bảo Yên quản lý nằm
trong lưu vực công trình thủy điện Thác Bà, do vậy đa ̃đươc̣ hưởng lợi từ dịch vụ môi
trường rừng từ năm 2012.
Dưới đây là kết quả được cập nhật trong năm 2015, trước khi có kết quả kiểm
kê rừng và rà soát hiện trạng chủ quản lý, như sau:
- Tổng thu năm 2015: 1.208.034.000 đồng, chi trả cho 10.066,95 ha rừng:
- Tổng chi: 1.208.034.000 đồng, trong đó:
+ Chi phí quản lý (10%): 120.803.400 đồng.
+ Chi cho diện tích khoán cho các hộ, nhóm hộ nhận khoán: 1.087.230.600
đồng.
- Thời gian nhận tiền DVMTR từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng: Tháng 1 năm
2016.
- Thời gian chi tiền DVMTR: Tháng 2-3/2016.
- Trách nhiệm các bộ phận chuyên môn:
+ Bộ phận kỹ thuật căn cứ những mẫu biểu, quy định hiện hành về việc
thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng, xây dựng và hoàn thiện các mẫu biểu thanh
toán.
+ Bộ phận hành chính, kế toán hoàn thiện các thủ tục thanh toán tiền
dịch vụ môi trường rừng.
2. Nhận xét đánh giá.
2.1. Tình hình chung
Ban quản lý rừng phòng hộ Huyện Bảo Yên được Quy hoạch trên địa bàn 14 xã
huyện Bảo Yên, đều nằm trong lưu vực được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR được đẩy mạnh trong nhân
dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn sống gần rừng. Đến nay
phần lớn người dân đã hiểu về lợi ích từ rừng, chính sách của Chính Phủ về thu chi
tiền DVMTR ... Thông qua hình thức nhận khoán bảo vệ rừng, hàng năm được hưởng
thêm khoản thu nhập từ nguồn tiền DVMTR.
2.2. Các vấn đề tồn tại, thách thức
Chính sách chi trả dịch vụ Môi trường rừng của Nhà nước được thực hiện, phần
nào khích lệ công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của người dân, tuy nhiên:
- Suất đầu tư cho bảo vê ̣rừng còn thấp, chưa đáp ứng đươc̣ công sức của người
dân nhâṇ khoán.
17
- Điạ bàn hoaṭ đôṇg của đơn vi ̣rôṇg khắp 14 xa,̃ biên chế cán bô ̣của đơn vi ̣ít,
mỗi cán bộ phu ̣ trách 3-4 xã, do vâỵ cán bô ̣của đơn vi ̣không bám sát các điạ bàn
thường xuyên, liên tuc̣.
- Một số diện tích quản lý của BQL RPH ở vùng thấp, vùng giáp ranh với khu
sản xuất của người dân chưa có đường ranh giới rõ ràng vì vậy nguy cơ xâm lấn rừng
phòng hộ để làm nương rẫy còn ở mức cao.
- Phê duyêṭ đơn giá, diện tích trong lưu vưc̣ hàng năm châṃ (Thường vào tháng
1 năm sau mới phê duyêṭ) ảnh hưởng tới viêc̣ giải ngân cho người dân.
- Diện tích, độ che phủ của rừng tăng hàng năm, nhưng chất lượng, tính đa
dạng sinh học và khả năng phòng hộ của rừng chưa cao do công tác quản lý bảo vệ
rừng gặp nhiều khó khăn, tình hình khai thác lâm sản trái phép diễn ra phức tạp; hiện
tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường với mật độ và mức nguy hại ngày
một tăng có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng.
Qua đó cho thấy, diện tích quản lý của BQL RPH trong năm 2016 và những
năm tiếp theo có nguy cơ bị suy giảm về diện tích và chất lượng rừng đồng thời diện
tích hưởng lợi từ Dịch vụ môi trường rừng có thể bị giảm so với năm 2015 và những
năm trước đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ
rừng phòng hộ.
VI. THÍ ĐIỂM CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ REDD+ (BDS)
Thực hiện theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ
trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong
khuôn khổ chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II. BQL RPH đề xuất Sở
Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý Chương trình UN-REDD Lào Cai lựa chọn xã
Xuân Hòa, Long Khánh là điểm thực hiện Chương trình thí điểm giai đoạn 2016 –
2018 và các xã Điện Quan, Minh Tân, Nghĩa Đô, Lương Sơn giai đoạn 2017 – 2020.
Giai đoạn 2016 – 2018: Thực hiện trên địa bàn xã Xuân Hòa, Long Khánh hoạt
động chia sẻ lợi ích gồm:
- Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có 1.916,23 ha; trồng rừng phòng hộ 50 ha;
- Nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng bằng các hoạt động hỗ trợ phát
triển cộng đồng và sinh kế bền vững.
+ Xã Xuân Hòa quy mô 10/31 bản.
+ Xã Long Khánh quy mô 04/9 bản.
Giai đoạn 2017 – 2020: Thực hiện tại xã Điện Quan, Minh Tân, Lương Sơn,
Nghĩa Đô các hoạt động chia sẻ lợi ích gồm: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có
1.210,5 ha; thực hiện các mô hình sinh kế trên địa bàn các xã (chi tiết hoạt động căn
cứ vào kết quả tham vấn cụ thể sau khi Phương án được phê duyệt).
(Chi tiết tại phụ lục, biểu 10)
18
VII. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng các loại rừng và đất lâm nghiệp.
Theo kết quả Dự án kiểm kê rừng toàn quốc và rà kết quả soát rừng và đất lâm
nghiệp bổ sung mới nhất BQLRPH năm 2015:
Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý 9.314,53 ha, cụ thể:
- Đất có rừng 8.838,80 ha chiếm 94,89 %, trong đó:
+ Rừng tự nhiên phòng hộ 8.461,80 ha chiếm 95,73%;
+ Rừng trồng phòng hộ 377 ha chiếm 4,27%.
- Đất chưa có rừng 474,92 ha chiếm 5,10%.
- Đất khác 0,81 ha chiếm 0,01%.
Bảng 1: Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp BQLRPH
STT Hạng mục
Diện tích
ha %
1 2 3 4
Tổng diện tích quản lý 9.314,53 100
I Diện tích có rừng 8.838,80 94,89
1 Rừng tự nhiên 8.461,80 95,73
1.1 Rừng gỗ 4.390,28 51,88
1.2 Rừng gỗ + tre nứa (HG1) 3028,28 35,79
1.3 Rừng tre nứa + gỗ (HG2) 184,39 2,18
1.4 Rừng tre nứa, vầu (VAU) 11,94 0,14
1.5 Rừng tre/luồng tự nhiên núi đất (TLU) 330,0 3,90
1.6 Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (TNK) 516,91 6,11
2 Rừng trồng 377,00 4,27
2.1 Rừng gỗ 359,26 95,29
2.2 Rừng tre nứa 6,94 1,84
2.3 Rừng đặc sản - -
2.4 Loại khác 10,8 2,86
II Diện tích chưa có rừng 474,92 5,10
1 la (DT1) 306,13 64,83
2 Ia(DT1D) 1,29 0,27
3 Ib (DT2) 164,81 34,70
4 DTR 2,69 0,57
III Đất nông nghiệp
IV Đất khác 0,81 0,01
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề điều tra hiện trạng rừng BQL RPH, 2016)
19
Hình 1: Bản đồ hiện trạng rừng BQL RPH Bảo Yên, 2016.
20
2. Trữ lượng rừng.
Theo kết quả Chuyên đề điều tra trữ lượng rừng BQLRPH năm 2016:
Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý 9.314.53 ha, cụ thể:
- Diện tích có rừng 8.838,80 ha, trữ lượng 323.315 m3 trong đó:
+ Rừng tự nhiên phòng hộ 8.461,80 ha trữ lượng 304.744 m3.
+ Rừng trồng phòng hộ 377 ha trữ lượng 18.570 m3.
Bảng 2: Trữ lượng các loại rừng BQL RPH
Hạng Mục
Diện tích Trữ lượng
ha (m3)
Tổng diện tích 9.314,53 323.315
I. Diện tích có rừng 8.838,80 323.315
1. Rừng tự nhiên 8.461,80 304.744
1.1. Rừng gỗ 4.390,28 223.229
1.1.1. Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu (TXG) - -
1.1.2. Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình (TXB) 502,38 51.450
1.1.3. Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN) 649,13 43.465
1.1.4. Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX nghèo (TXDN) 74,85 4.157
1.1.5. Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTXhồi (TXP) 3.163,92 124.157
1.2. Rừng hỗn giao G-TN tự nhiên núi đất (HG1) 3.028,28 77.646
1.3. Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên núi đất (HG2) 184,39 3.870
1.4. Rừng tre nứa (vầu) (VAU) 11,94 -
1.5. Rừng tre/luồng tự nhiên núi đất (TLU) 330 -
1.6. Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất (TNK) 516,91 -
2. Rừng trồng 377 18.570
2.1. Rừng gỗ trồng núi đất (RTG) 359,26 18.355
2.2. Rừng trồng khác núi đất (RTK) 10,8 216
2.3. Rừng tre nứa trồng núi đất (RTTN) 6,94 -
II. Đất chưa có rừng 474,92 -
1. Đất đã trồng trên núi đất (DTR) 2,69 -
2. Đất có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2) 164,81 -
3. Đất có cây gỗ tái sinh núi đá (DT2D) - -
4. Đất trống trên núi đất (DT1) 306,13 -
5. Đất trống trên núi đá (DT1D) 1,29 -
III. Đất khác 0,81 -
1. Đất khác trong lâm nghiệp (DKH) 0,81 -
(Nguồn: Kết quả phúc tra và điều tra bổ sung hiện trạng rừng BQL RPH, 2016)
21
3. Các vấn đề và thách thức liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng
- Diện tích quản lý rừng của BQL rừng phòng hộ gần khu dân cư, vùng thấp
vẫn xảy ra tình trạng xâm lấn để sản xuất cây lương thực.
- Có 14 xã tiếp giáp với diện tích quản lý rừng của BQL, những khu vực có
nhiều khu dân cư sinh sống gần rừng, việc gây sức ép tiêu cực lên tài nguyên rừng
trồng và rừng tự nhiên của BQL RPH vẫn còn ở mức cao.
- Người dân sống gần rừng đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận
thức về bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng chưa đúng cách, đúng pháp luật, gây khó
khăn trong công tác vận động, tuyên truyền và phổ biến những chính sách mới.
Bảng 3: Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
TT
Vấn đề
(nguyên nhân)
Nguyên nhân
Địa bàn và đối
tượng
1
Khai thác gỗ và
lâm sản trái
phép dẫn đến
rừng bị suy
thoái
Người dân vẫn vào rừng phòng hộ lấy gỗ, củi, lâm
sản và bán lấy tiền.
Hiểu biết người dân về các quy định bảo vê ̣và sử
dụng rừng PH còn hạn chế.
Kinh phí hỗ trợ cho người nhận khoán thấp.
Công tác phối hợp bảo vệ rừng giữa các bên liên
quan chưa hiệu quả (BQL – Kiểm lâm – Địa
phương – người dân);
Địa bàn các xã
có rừng
2
Xâm lấn rừng và
đất lâm nghiệp
để sản xuất nông
nghiệp gây mất
rừng
Thiếu đất sản xuất nông nghiệp
Hiểu biết của người dân về vai trò của rừng tư ̣
nhiên còn haṇ chế.
Một số Tổ bảo vệ rừng hoạt động chưa hiệu quả
Quy hoạch đất rừng của Ban quản lý trên nương
cũ của người dân.
Người dân cố ý xâm lấn rừng vì lợi ích cá nhân
Người dân sống
gần rừng
3
Còn một số diện
tích đất trống
Canh tác nương rẫy cũ của người dân trên đất
rừng phòng hộ do lịch sử để lại.
Thiếu kinh phí đầu tư trồng rừng.
Trong rừng
phòng hộ
(Nguồn: Xác định từ PRAP Lào Cai và kết quả tham vấn bổ sung BQL RPH, 2016)
22
VIII. ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Đa dạng thực vật rừng
Dựa vào kết quả điều tra Chuyên đề thực vật rừng của BQL RPH thực hiện vào
tháng 3 năm 2016 tại 5 khu vực chính thuộc 5 xã: Xuân Hòa, Nghĩa Đô,Vĩnh Yên,
Long Khánh, Lương Sơn, cụ thể:
* Thảm thực vật rừng nhiệt đới thường xanh hiện có của Ban quản lý rừng
phòng hộ Bảo Yên gồm các kiểu rừng:
1) Rừng kín nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng thường xanh thứ sinh ở đai thấp;
2) Rừng nhiệt đới mưa mùa hỗn giao cây lá rộng thường xanh và tre nứa ở đai
thấp;
3) Trảng tre nứa nhiệt đới thứ sinh;
4) Trảng cây bụi nhiệt đới thứ sinh;
5) Rừng trồng;
6) Thảm cây trồng quanh khu vực dân cư;
* Rừng nhiệt đới thường xanh của BQLRPH Bảo Yên xét theo nguồn gốc có 4
loại rừng đều đã trải qua khai thác do lịch sử để lại:
1) Rừng gỗ tự nhiên thứ sinh nghèo và trung bình, tái sinh sau khai thác;
2) Rừng gỗ tự nhiên thứ sinh nghèo hay chưa có trữ lượng, tái sinh sau nương
rãy;
3) Rừng Vầu, nứa xen gỗ và rừng Gỗ xen Vầu, nứa;
4) Rừng trồng Keo, Mỡ, Bồ đề, Quế, Trẩu trên đất trống và nương rẫy;
Từ kết quả điều tra thực vật rừng, đã tiến hành phân loại, kết quả danh lục thực
vật rừng tự nhiên cụ thể (Báo cáo Chuyên đề điều tra thực vật rừng BQLRPH Bảo
Yên, 2016).
Tóm tắt danh lục: Ngành thực vật có số lượng là 5 ngành; Họ thực vật có 167
họ và 850 loài thực vật bậc cao có mạch.
Trong tổng số 40 loài cây quý hiếm được ghi nhận có:
16 loài có tên trong IUCN red list 2010 (4 loài nhóm EN, 3 loài nhóm CR, còn
lại 9 loài nhóm VU) nhưng chỉ có 10 loài trong số đó có tên trong SĐVN.
31 loài có tên trong SĐVN ( 9 loài thuộc nhóm EN, 22 loài nhóm VU).
8 loài thuộc nhóm IA và IIA trong nghị định 32 của chính phủ.
8 loài có tên trong danh sách của CITES.
Căn cứ vào danh lục thực vật điều tra được ở khu vực nghiên cứu, đã xác định
và ghi nhận được 25 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn bộ diện tích
rừng tự nhiên thuộc 14 xã và thị trấn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Trong quá trình
điều tra, khảo sát thực địa, BQLRPH đã phối hợp chặt chẽ với các nghành liên quan
cấp huyện, xã, đặc biệt là sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia đến từ Ban quản lý
Chương trình UN-REDD và Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai. Trong quá trình triển
23
khai tại hiện trường có tham vấn người dân địa phương thông qua phỏng vấn hộ. Từ
đó, công tác theo dõi và quản lý bảo vệ, ngăn ngừa, chống khai thác gỗ rừng tự nhiên
và rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của BQLRPH được thực hiện tương đối tốt.
(Chi tiết tại Báo cáo Chuyên đề điều tra thực vật rừng BQL RPH, 2016).
2. Đa dạng động vật rừng.
Dựa vào kết quả điều tra Chuyên đề động vật của BQL RPH thực hiện vào
tháng 3 năm 2016, cụ thể:
Tổng hợp kết quả điều tra thực địa của BQL và tham khảo có chọn lọc các công
trình nghiên cứu1 tại địa phương đã được công bố, ghi nhận được 385 loài động vật có
xương sống, thuộc 35 bộ và 95 họ 6 lớp (Bảng 3). Trong đó, thú có 63 loài, Chim có 218
loài, Bò sát có 68 loài và 36 loài Ếch nhái.
Về tính đa dạng được phân loại:
Lớp thú có: 9 bộ, 24 họ, 63 loài;
Lớp chim có: 15 bộ, 42 họ, 218 loài;
Lớp bò sát có: 2 bộ, 14 họ, 68 loài;
Lớp Ếch nhái có: 2 bộ, 7 họ, 36 loài,
Trong khuôn khổ Phương án này, chỉ thể hiện các loài động vật có xương sống
nguy cấp, quý hiếm, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho BQLRPH xác định khu “Rừng
có giá trị bảo tồn cao” trong tiến trình “xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững”. Vì
vậy, trong quá trình điều tra, một số loài động vật thông thường chưa được ghi nhận đầy
đủ. Danh sách đầy đủ các loài sẽ được hoàn thiện trong quá trình theo dõi giám sát các
hoạt động của BQL. Tổng hợp số lượng các loài động vật có xương sống được ghi nhận,
hiện có, xuất hiện tại khu vực được trình bày tại bảng 3:
Bảng 4: Tổng hợp các loài động vật
TT Tên lớp động vật Số bộ Số họ Số loài
1 Thú 9 24 63
2 Chim 15 42 218
3 Bò sát 2 14 68
4 Ếch nhái 2 7 36
Cộng 28 87 385
(Nguồn: Báo cáo Chuyên đề động vật rừng BQL RPH, 2016)
1Kết quả điều tra động vật hoang dã của Đỗ Tước năm 2010 và có điều tra bổ sung cập nhật năm 2016 của K.sư
Nguyễn Văn Tới BQL RPH Bảo Yên
24
IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1. Quản lý rừng tự nhiên.
BQL rừng phòng hộ Bảo Yên được giao quản lý trên tổng diện tích là 9.314,53
ha, trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên là: 8.461,80 ha.
+ Rừng gỗ: 4.390,28 ha;
+ Rừng hỗ giao G-TN tự nhiên núi đất: 3.028,28 ha;
+ Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên núi đất: 184,39 ha;
+ Rừng tre nứa: 11,94 ha;
+ Rừng tre, luồng tự nhiên núi đất 330 ha;
+ Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất 516,91 ha.
Công tác quản lý, bảo vệ:
- Hình thức khoán, quản lý, bảo vệ: Nhóm hô ̣gia đình, hô ̣gia đình.
- Đối tượng nhận khoán: Nhóm hô,̣ hộ gia đình, 90 hơp̣ đồng, 572 hô ̣gia đình
tham gia nhâṇ khoán trên diêṇ tích 8.838,8 ha trên điạ bàn 14 xa ̃nằm trong khu vưc̣
quản lý của BQLRPH.
Diện tích quản lý của BQL rừng phòng hộ Bảo Yên chủ yếu là rừng tự nhiên
với diện tích lớn phân bố ở 14 xã trên địa bàn huyện nên công tác quản lý, bảo vệ
rừng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo, vào cuộc của các cấp
các ngành liên quan và sự nỗ lực của BQL rừng phòng hộ, các hộ nhận khoán rừng
đang được quản lý, bảo vệ ổn định.
2. Quản lý rừng trồng.
Diện tích rừng trồng của BQL hiện đang quản lý là: 379,69 ha, trong đó diện
tích đất đã thành rừng là 377,0 ha, diện tích đã trồng nhưng chưa thành rừng là 2,69
ha. Hiện nay những diện tích này vẫn được BQL rừng phòng hộ giao khoán cho các
hộ tham gia trồng rừng quản lý, bảo vệ.
Loài cây trồng chủ yếu là Keo, Mỡ, Quế. Ngoài ra còn có các loài cây tái sinh
tự nhiên như: Bồ đề, Xoan. Rừng trồng của BQL hiện nay sinh trưởng và phát triển
tốt.
BQL rừng phòng hộ giao khoán tất cả diện tích trên cho các hộ và nhóm hộ gia
đình bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước. Hiện tại, diện tích rừng được
giao khoán cho các hộ tham gia trông rừng được bảo vệ và quản lý ổn định.
25
3. Công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy, sâu bệnh hại rừng.
Hình thành các tổ nhóm bảo vê ̣ rừng, PCCCR taị các thôn bản có rừng của
BQLRPH xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng ở những
nơi có nguy cơ xâm hại rừng cao...
Hiện trạng trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng, PCCCR:
+ Biển cấm: 63 cái.
+ Dụng cụ, trang thiết bị khác: Dao phát, bàn dập lửa, giầy vải, đèn pin,
bình tông, cuốc bàn, máy điṇh vi ̣GPS, máy ảnh, cưa xăng.
Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và xây dựng quy ước bảo vệ rừng cộng đồng;
tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập PCCCR tới cấp thôn bản để kịp thời huy động
lực lượng và ngăn chặn không để cháy lan ra diện rộng. Chính vì vậy, đã hạn chế thấp
nhất các vụ vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng như: Khái thác, vận chuyển lâm
sản trái phép; đốt nương làm rẫy gây ra cháy rừng hoặc vô ý gây ra cháy rừng, toàn bộ
diện tích có rừng đều được triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR.
Đối với công tác phòng trừ sâu bệnh hại: BQL rừng phòng hộ quản lý diện tích
rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, địa bàn phân bố rừng rộng (14 xã) nên công tác phòng
trừ sâu bệnh hại rất khó khăn, hiện nay chưa phát hiện ra tình trạng sâu bệnh hại phá
hoại cây rừng. Đơn vị cũng thường xuyên kết hợp các hộ và nhóm hộ nhận khoán
rừng tuần tra bảo vệ rừng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý.
4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ.
Trên diện tích rừng của BQL rừng phòng hộ rất đa dạng các loài động thực vật
rừng trong đó có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ như: Củi, măng, lá dong, chuối, mật
ong rừng, các cây dược liệu,.... Các loại lâm sản trong rừng của BQL rừng phòng hộ
được quản lý, bảo vệ khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên do nhu cầu thiết yếu của người dân
các loại lâm sản ngoài gỗ vẫn bị khai thác sử dụng như các loài cây dược liệu dùng để
chữa bệnh, củi đun. BQL rừng phòng hộ phối hợp với các chính quyền điạ phương và
tổ bảo vệ rừng quản lý chỉ cho người dân vào khai thác phuc̣ vu ̣ nhu cầu taị chỗ,
không để tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ bừa baĩ để làm
hàng hoá...
5. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Kết quả phân tích đánh giá những khó khăn, thách thức, tiềm năng tại BQL
RPH Bảo Yên trong những năm qua là căn cứ quan trọng để lãnh đạo BQL đề xuất
định hướng chiến lược cho các hoạt động trong tương lai, tóm tắt như sau:
Điểm mạnh
- BQL có đủ tài liệu lưu trữ về quyền hợp pháp quản lý rừng và đất rừng được
UBND tỉnh huyện giao quản lý.
26
- Địa hình, hệ thống giao thông trong khu vực rất thuận lợi liên xã, liên thôn,
thuận tiện cho công tác tuần tra giám sát.
- Ban quản lý Chương trình UN – REDD Lào Cai hỗ trợ xây dựng phương án
QLRBV, đã thực hiện điều tra đánh giá các chuyên đề điều tra hiện trạng, trữ lượng,
động vật, thực vật rừng; đánh giá tác động môi trường, xã hội; phân cấp rừng phòng
hộ và xác định rừng có giá trị bảo tồn cao, đây là các căn cứ cần thiết để xây dựng
Phương án quản lý rừng bền vững cho BQL RPH Bảo Yên.
- BQL RPH đã bước đầu được tiếp cận và làm quen với các Quyết định, hướng
dẫn, các tài liệu, tham gia điều tra các chuyên đề về xây dựng PAQLRBV từ năm
2015 vì vậy đã có kiến thức nhất định để xây dựng PAQLRBV.
- BQL RPH đã xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp với điều kiện cụ thể và
theo hướng có lợi nhất cho hộ gia đình, cộng đồng tham gia trồng rừng, được giao
khoán rừng trong diện tích mà BQL RPH quản lý.
Điểm yếu
Đội ngũ các cán bộ của BQL mỏng, điạ bàn hoaṭ đôṇg rôṇg trên 14 xa,̃ việc xây
dựng PA QLRBV theo thông TT38/2014/TT-BNNPTNT còn mới, kinh nghiệm điều
tra và xây dựng Phương án cần thời gian trau dồi và nâng cao kỹ năng trong quản lý
rừng bền vững.
Cơ hội
- UBND tỉnh, sở NN&PTNT, UBND huyện, xã và cộng đồng, người dân thôn
bản tạo điều kiện, ủng hộ và tham gia các hoạt động của BQL để hỗ trợ thực hiện
QLRBV.
- UBND các xã và cộng đồng mong muốn được tham gia các hoạt động trồng
rừng, QLBVR, tạo chuỗi giá trị sản phẩm từ việc hưởng dụng từ rừng phòng hộ: Lâm
sản ngoài gỗ, dược liệu .
- Có sự hỗ trợ kỹ thuật của Ban quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Lào Cai, các
Tổ chức quốc tế và sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai;
- Phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và đạt các tiêu chí về quản
lý rừng bền vững, đây là cơ hội rất lớn đối với BQL trong việc tham gia quản lý rừng
bền vững đáp ứng được nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường.
Thách thức
- Diện tích quản lý rừng của BQL rừng phòng hộ gần khu dân cư, vùng thấp
vẫn xảy ra tình trạng xâm lấn để sản xuất cây lương thực ở một số thôn.
- Có 14 xã tiếp giáp với diện tích quản lý rừng của BQL, những khu vực có
nhiều khu dân cư sinh sống gần rừng, việc gây sức ép tiêu cực lên tài nguyên rừng
trồng và rừng tự nhiên của BQL RPH vẫn còn ở mức cao.
- Người dân sống gần rừng đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận
thức về bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng chưa đúng cách, đúng pháp luật, gây khó
khăn trong công tác vận động, tuyên truyền và phổ biến những chính sách mới.
27
Chương 3
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng độ che phủ rừng của huyện Bảo yên đạt 59 % vào năm 2020
theo nghị quyết đảng bộ huyện Bảo Yên, 2016.
Phương án được lập phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện
Bảo Yên nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung; phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành
Nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Xã hội:
- Hàng năm thu hút khoảng trên 1.000 hộ gia đình tham gia vào các hoạt động
quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, trồng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ, các hoạt động
chia sẻ lợi ích.
- Phát triển lâm nghiệp cộng đồng gắn với chia sẻ lợi ích hướng tới xã hội hóa
nghề rừng.
- Nâng cao năng lực, nhận thức của CBCNV, người dân và các bên liên quan
đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình về tổ, nhóm hợp tác trồng rừng quy
mô nhóm hộ trên diện tích Quy hoạch trồng rừng sản xuất, thông qua đó giảm áp lực
tác động lên rừng phòng hộ.
2.2 Môi trường:
- Duy trì và bảo vệ tốt 8.838,80 ha có rừng; thiết kế trồng và áp dụng các biện
pháp lâm sinh đối với diện tích chưa có rừng còn lại.
- Bảo tồn để phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ, quản lý bảo vệ tốt các phân
khu bảo vệ đất, bảo vệ hành lang ven suối, đập thủy lợi, hạn chế thấp nhất đến xói
mòn đất và giảm phát thải khí C02.
- Duy trì, đảm bảo nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt cho
các xã thuộc phạm vi BQL RPH và toàn lưu vực.
- Nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ, phòng ngừa sâu
dịch hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy tăng
trưởng và phục hồi rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sống và là lá phổi xanh
bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân huyện Bảo Yên nói riêng và tỉnh Lào Cai
nói chung trong tương lai.
28
2.3 Kinh tế
- Gián tiếp phát triển kinh tế hộ thông qua các hợp đồng khoán bảo vệ rừng,
diện tích khoán 8.838,8 ha, trong đó 572 hộ/14 xã, bình quân 200.000 đ/ha.
- Thực hiện hưởng lợi từ rừng phòng hộ theo quy định như khai thác tác động
thấp rừng trồng phòng hộ, khai thác lâm sản phụ, chặt tỉa thưa nuôi dưỡng rừng, trồng
và chăm sóc rừng trồng phòng hộ, giao khoán quản lý bảo vệ rừng hàng năm.
- Thu hút các nguồn đầu tư của các Dư ̣ án, các Chương trình ngoài kinh phí
thường xuyên của nhà nước, hỗ trơ ̣năng lưc̣ thưc̣ hiêṇ Phương án QLRBV.
II. NHIỆM VỤ
1. Bảo vệ diện tích rừng hiện có: Giai đoạn 2016- 2020 bảo vệ tốt 8.838.8 ha.
2. Trồng mới rừng phòng hộ: Giai đoạn 2017 -2020 thực hiện trồng 100ha.
3. Chăm sóc rừng trồng: Gai đoạn 2018-2020 thực hiện chăm sóc 201ha, trong
đó: Năm thứ 2: 85 ha; năm 3: 66 ha; năm 4: 50ha.
4. Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Giai đoạn 2017-2020 thực hiện trồng 10ha.
III. PHÂN VÙNG XUNG YẾU RỪNG PHÒNG HỘ
1. Phân cấp rừng phòng hộ.
Căn cứ Quyết điṇh số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9/6/2015 của Thủ tướng chính
phủ về viêc̣ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hô,̣ quy điṇh taị chương II, điều 5
tiêu chí xác lâp̣ và phân cấp xung yếu rừng phòng hô.̣ Từ kết quả phân tích tại
“Chuyên đề Phân cấp rừng phòng hộ BQL RPH Bảo Yên” Ngô đình Bính (2016),
được thể hiện chi tiết tại bảng 5:
Bảng 5: Phân cấp rừng phòng hộ
STT Xã Xung yếu
Rất xung
Yếu
Tổng
XY+RXY
Xung yếu
(%)
Rất xung
yếu (%)
1 Điện Quan 359,485 34,135 393,620 3,9 0,4
2 Lương Sơn 702,091 273,939 976,030 7,5 2,9
3 Long Khánh 636,972 449,588 1.086,560 6,8 4,8
4 Long Phúc 21,639 31,151 52,790 0,2 0,3
5 Minh Tân 433,261 169,849 603,110 4,7 1,8
6 Nghĩa Đô 415,161 604,069 1.019,230 4,5 6,5
7 Tân Dương 542,040 95,080 637,120 5,8 1,0
8 Tân Tiến 54,536 334,714 389,250 0,6 3,6
9 Thượng Hà 451,957 45,323 497,280 4,9 0,5
10 Việt Tiến 684,677 173,693 858,370 7,4 1,9
11 Vĩnh Yên 434,786 642,094 1.076,880 4,7 6,9
12 Xuân Hòa 401,636 559,704 961,340 4,3 6,0
13 Xuân Thượng 270,000 135,870 405,870 2,9 1,5
14 Yên Sơn 271,395 85,685 357,080 2,9 0,9
29
STT Xã Xung yếu
Rất xung
Yếu
Tổng
XY+RXY
Xung yếu
(%)
Rất xung
yếu (%)
Tổng 5.331,650 3.634,895 9.314,530
(Nguồn: Báo cáo phân cấp rừng phòng hộ và rừng giá trị bảo tồn cao BQL RPH Bảo
Yên, 2016)
1.1. Rất xung yếu
Từ kết quả Chuyên đề phân cấp rừng phòng hộ tổng diện tích rừng rất xung yếu
3.634,9 ha cụ thể: xã Điện Quan 34,1ha ; Lương Sơn 273,9ha ; Long Khánh 449,6 ha;
Long Phúc 31,2 ha; Minh Tân 169,8 ha; Nghĩa Đô 604,1 ha; Tân Dương 95,1 ha; Tân
Tiến 334,7 ha; Thượng Hà 45,3 ha; Việt Tiến 173,6 ha; Vĩnh Yên 642,1 ha; Xuân Hòa
559,7 ha; Xuân Thượng 135,9 ha; Yên Sơn 85,7 ha.
1.2. Xung yếu
Từ kết quả Chuyên đề phân cấp rừng phòng hộ tổng diện tích rừng rất xung yếu
5.331,6 ha cụ thể: xã Điện Quan 11.5 ha ; Lương Sơn 702,1 ha ; Long Khánh 636,9
ha; Long Phúc 21,6 ha; Minh Tân 433,2 ha; Nghĩa Đô 415,1 ha; Tân Dương 542,0 ha;
Tân Tiến 54,5 ha; Thượng Hà 451,9 ha; Việt Tiến 684,6 ha; Vĩnh Yên 434,8 ha; Xuân
Hòa 401,6 ha; Xuân Thượng 270,0 ha; Yên Sơn 271,4 ha.
30
Hình 2: Bản đồ phân cấp rừng phòng hộ BQL RPH Bảo Yên, 2016.
2. Rừng có giá trị bảo tồn cao
Dựa vào các tiêu chí phân loại rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại
thông tư số 38/2014/TT- BNN – PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ nông
nghiệp và PTNT và kết quả phân tích dữ liệu GIS khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ
Bảo Yên cho thấy: Các tiêu chí HCVF 4 hiện hữu trên toàn bộ diện tích quản lý của
BQL RPH (Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên, như: phòng hộ đầu nguồn, chống
xói mòn, cung cấp nguồn nước...), thể hiện chi tiết tại bảng 6:
31
Bảng 6: Các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) BQLRPH Bảo Yên
STT Ký hiệu (HCVFs)
Tên khu rừng có giá trị bảo
tồn cao(HCVFs)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 HCVF 4
Rừng phòng hộ đầu nguồn
sông Chảy và các suối.
8.838,80 94,89
Tổng diện tích HCVF 8.838,80 94,89
(Nguồn: Chuyên đề điều tra xây dựng bản đồ chức năng rừng BQL RPH, 2016)
IV. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
1. Kế hoạch bảo vệ hành lang ven suối.
- Đối tượng: Tất cả các suối trong lâm phần BQL rừng phòng hộ.
- Quy mô: Tổng 35 con suối nhỏ, tổng chiều dài 31.082,61 m phân bố đều trên
địa bàn các xã có rừng, kết quả phân tích tại “Chuyên đề Phân cấp rừng phòng hộ
BQL RPH Bảo Yên” Ngô đình Bính (2016).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016-2020.
- Các mối đe dọa:
+ Các hoạt động khai thác gỗ gây tổn hại đến sông suối và khu vực rừng ven
sông suối.
+ Các chất thải sinh hoạt, dầu mỡ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Mục tiêu quản lý:
Bảo vệ nguồn nước, môi trường ven sông suối đa dạng sinh học của rừng
- Biện pháp quản lý:
+ Không thiết kế khai thác gỗ và lâm sản phụ ven sông suối
Suối lớn: 30m;
Suối cạn: 10m.
+ Chỉ thu hái lâm sản ngoài gỗ, không chặt hạ cây, hạn chế xây dựng đường,
không sử dụng hoá chất.
+ Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá tác động đến sông suối cho tất cả các
hoạt động nếu có.
2. Bảo vệ rừng tập trung.
Bảo vệ và PCCCR toàn bộ diện tích rừng hiện có:
- Quy mô và thời gian thực hiện
+ Diện tích 8.838,8ha
32
+ Địa điểm: 33 tiểu khu toàn bộ lâm phần
+ Thời gian: Từ năm 2016-2020.
- Các mối đe dọa:
+ Khai thác lâm sản và săn bắt động vật trái pháp luật;
+ Phá rừng canh tác nông nghiệp, đốt nương làm rẫy;
+ Lấn chiếm, đất rừng;
+ Cháy rừng;
+ Sâu bệnh hại rừng
- Mục tiêu:
+ Bảo vệ toàn diện tích rừng, phát triển vốn rừng thông qua các hoạt động sản
xuất Lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng.
+ Hạn chế tối đa và đi đến chấm dứt nạn phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt
động vật rừng trái phép trên lâm phần.
+ Dự báo nguy cơ cháy rừng, kịp thời chữa cháy và giảm thiểu tổn thất do cháy
rừng gây ra.
- Đối tươṇg thưc̣ hiêṇ: Các hô ̣dân sống gần rừng được giao khoán rừng để
bảo vê,̣ hàng năm đươc̣ hỗ trơ ̣kính phí theo đơn giá đươc̣ phê duyêṭ của Sở Nông
nghiêp̣ và PTNT Lào Cai; quyền lợi và nghiã vu ̣của viêc̣ khai thác và hưởng lơị sản
phẩm thưc̣ hiêṇ theo quy điṇh hiện hành.
- Biện pháp quản lý:
* Phối hợp với chính quyền địa phương:
+ Lập hồ sơ thiết kế giao khoán, ký kết hợp đồng giao khoán theo đúng quy
định.
+ Tổ chức họp người dân nhận khoán rừng, thành lập tổ, độiquản lý bảo vệ
rừng.
+ Các hình thức khoán chủ yếu là khoán trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình,
cộng đồng dân cư sống gần rừng.
* Hướng dẫn, phối hợp với người nhận khoán tổ chức thực hiện các nội dung:
+ Tuần tra trên toàn bộ diện tích rừng do đơn vị quản lý, nhằm phát hiện và
ngăn chặn kịp thời mọi hành vi hủy hoại rừng và cháy rừng.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, Kiểm lâm địa bàn để tổ chức
Hội nghị tuyên truyền ý thức bảo vệ và PCCC rừng, tổ chức thực hiện tốt các biện
33
pháp quản lý bảo vệ rừng, PCCCR cho người dân địa phương trong vùng dự án về
tầm quan trọng của rừng, tác dụng nhiều mặt của rừng đối với đời sống của người dân
trong vùng, vận động người dân trong vùng tham gia công tác QLBVR, PCCCR.
Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm, cho năm sau thực hiện tốt
hơn.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng như Công an,
Biên phòng, bộ đội, Kiểm lâm để huy động và tổ chức lực lượng truy quét bảo vệ
rừng vào những thời điểm có nguy cơ phá rừng, cháy rừng cao, nhất là những tháng
mùa khô, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương ký cam kết QLBVR, PCCCR với
người dân sinh sống gần vùng dự án.
* Đóng bảng tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, các loại biển
báo được xem như một hạng mục tuyên truyền, phải làm đúng quy cách và đóng ở
những vị trí trọng điểm rừng dễ bị phá, bị cháy, dọc đường giao thông, nơi tiếp giáp
với nương rẫy và những nơi thường có dân đi lại.
* Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời tình hình
sâu bệnh của rừng; kết hợp với các cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời khi có sâu
bệnh xảy ra.
- Kinh phí: 47.552,744 triệu đồng (Phụ lục, biểu 07).
3. Kế hoạch Trồng rừng.
- Đối tượng:
Đối tượng là đất trống đồi núi trọc, đưa vào thiết kế trồng rừng để thuận tiện
trong công tác quản lý bảo vệ và tránh tình trạng lấn chiếm đất rừng.
- Diện tích: 100 ha.
- Giai đoạn thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
- Địa điểm: TK 359, 364 xã Lương Sơn; TK 348 xã Xuân Thươṇg; TK 328;
337 xã Tân Dương, TK 363 xã Yên Sơn và TK 330 Xã Xuân Hòa.
- Loài cây trồng: Cây bản điạ: Trám, lát, cây phù trơ:̣ Mỡ
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2017: trồng 50 ha tại khoảnh 3,4 Tiểu khu 330.
+ Năm 2018: trồng 16 ha tại khoảnh 2, 5,7,8 Tiểu khu 359; Khoảnh 1, 11, 2,
10, 6,7, 8, 9 Tiểu khu 364.
34
+ Năm 2019: trồng 19 ha tại khoảnh 8,9 Tiểu khu 348.
+ Năm 2020: trồng 15 ha tại khoảnh 10,5,9 tiểu khu 363; khoảnh 2,3,6 tiểu khu
328; khoảnh 2,3,4,6 tiểu khu 337.
- Đối tươṇg thưc̣ hiêṇ: Các hô ̣dân sống gần rừng tại địa phương có nhu cầu
tham gia trồng rừng phòng hộ, là đối tượng ưu tiên nhận khoán bảo vệ trên diện tích
đã trồng, đươc̣ hỗ trơ ̣kính phí trồng, chăm sóc bảo vệ theo đơn giá đươc̣ phê duyêṭ
của Sở Nông nghiêp̣ và PTNT Lào Cai; quyền lợi và nghiã vu ̣của viêc̣ khai thác và
hưởng lơị sản phẩm thưc̣ hiêṇ theo quy điṇh hiện hành.
- Kinh phí: 2.015,600 triệu đồng (Phụ lục, biểu 08).
- Biện pháp kỹ thuật:
a) Loài cây, mật độ, phương thức và phương pháp trồng:
- Loài cây trồng chính: Trám, Lát, Mỡ,....
- Mật độ trồng: 1.600 cây/ha. trồng theo hình nanh sấu.
- Phương thức trồng: Trồng hỗn loài khép kín toàn bộ lô thiết kế;
- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có túi bầu, theo đường đồng mức;
- Tiêu chuẩn cây con:
+ Cây Trám, Lát: Cây có bầu đáy nhỏ hơn hoăc̣ bằng 0,4 kg/ bầu; từ 8 đến 18
tháng tuổi, Hvn ≥ 35cm, Dcr ≥ 0,3, không sâu bêṇh, không cuṭ ngọn.
+ Cây Mỡ: Cây có bầu đáy ≤ 0,4 kg/ bầu; từ 5-12 tháng tuổi, Hvn ≥ 30 cm, Dcr
≥ 0,25, không sâu bêṇh, không cuṭ ngon.
b) Biện pháp xử lý thực bì:
Xử lý toàn diện: Phát dọn thực bì theo băng, chừa laị cây tái sinh có muc̣ đích,
băm nhỏ cành nhánh xếp vào băng chừa.
c) Biện pháp làm đất:
- Đào hố:
+ Đào hố theo đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm; Tầng A nhặt
sạch cỏ rễ, đá sỏi để một bên (phía trên dốc), tầng B để một bên. Chặt đứt toàn bộ rễ
cây trong hố;
+ Thời gian đào hố: Trước khi trồng từ 15-20 ngày để trừ khí độc, sâu bệnh hại
cây.
- Lấp hố: Dùng cuốc xới, băm nhỏ đất, nhặt cỏ, rễ, đá lẫn thật kỹ rồi lấp đất
tầng A xuống trước, tầng B xuống sau, lấp đất gần đầy miệng hố.
35
c) Rải cây và trồng cây:
- Rải cây: Cây con được tập kết đến hiện trường cần phải chuẩn bị bãi, cây
được xếp lần lượt, xếp đứng bầu và xếp sát nhau, phải để cây nơi râm mát hoặc làm
giàn che nắng và bảo quản tránh sự phá hoại của súc vật, trời nắng cần phải tưới nước
cho cây.
Khi thời tiết thuận lợi mới nên trồng cây, khi trồng rải cây đến từng hố nhẹ
nhàng tránh làm vỡ bầu, gãy ngọn, xây xát.
- Trồng cây: Đào giữa hố vừa đủ đặt cây vào trồng, bóc vỏ bầu, đặt bầu cây vào
hố cho ngay ngắn, lấp đất ấn cho chặt gốc cây, vun đất hình mu rùa đến cổ rễ.
- Thời vụ trồng: có 2 thời vụ chính là Xuân - Hè, Hè - Thu; nhưng cần có kế
hoạch sớm, cụ thể cho trồng vào vụ - Xuân - Hè là tốt nhất.
d) Trồng dặm: Sau trồng chính trong vòng một tháng phải kiểm tra trồng dặm
lại số cây bị chết để đảm bảo mật độ rừng trồng.
e) Nghiệm thu: Sau khi trồng 1 -2 tháng tiến hành nghiêṃ thu.
- Kinh phí: 2.015,600 triệu đồng. (Phụ lục, biểu 8).
4. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng phòng hộ.
- Đối tượng:
Đối tượng là rừng trồng phòng hộ
- Diện tích: 201 ha
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020
- Đối tươṇg thưc̣ hiêṇ: Các hộ đã tham gia trồng rừng phòng hộ, thực hiện
chăm sóc từ năm thứ 2 đến năm thứ 4, được ưu tiên nhận khoán bảo vệ, hàng năm
đươc̣ hỗ trơ ̣kính phí theo đơn giá đươc̣ phê duyêṭ của Sở Nông nghiêp̣ và PTNT Lào
Cai; quyền lợi và nghiã vu ̣của viêc̣ khai thác và hưởng lơị sản phẩm thưc̣ hiêṇ theo
quy điṇh hiện hành.
- Địa điểm: TK 359, 364 xã Lương Sơn; TK 348 xã Xuân Thươṇg và TK 330
Xã Xuân Hòa.
- Loài cây trồng: Trám, Lát, Mỡ,....
- Chăm sóc năm thứ 2: 85 ha tại khoảnh 3,4 tiểu khu 330; khoảnh 2, 5,7,8 tiểu
khu 359; khoảnh 1, 11, 2, 10, 6, 7, 8, 9 tiểu khu 364; khoảnh 8, 9; tiểu khu 348.
- Chăm sóc năm thứ 3: 66 ha tại khoảnh 3, 4 tiểu khu 330; khoảnh 2, 5, 7, 8
Tiểu khu 359; Khoảnh 1, 11, 2, 10, 6, 7, 8, 9 Tiểu khu 364.
36
- Chăm sóc năm 4: 50 ha tại khoảnh 3, 4 tiểu khu 330.
- Thời gian và số lần chăm sóc: 4 năm, 9 lần chăm sóc (tính cả năm trồng);
các giải pháp kỹ thuật lâm sinh gồm: Xới vun gốc có đường kinh từ 0,6 - 1,0 m; phát
thực bì cạnh tranh trên toàn bộ diện tích trồng rừng... Tuy nhiên, căn cứ vào thời vụ
trồng mà xác định số lần chăm sóc trong năm, biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho phù
hợp; số lần chăm sóc không quá 3 lần/năm.
- Kinh phí thực hiện: 915,451 triệu đồng (Phụ lục, biểu 9).
5. Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ REDD+.
5.1. Thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ (BDS)
Nhóm hoạt động 1:
- Quản lý bảo vệ rừng: 1.916,23 ha;
- Trồng rừng phòng hộ: 50 ha;
Nhóm hoạt động 2:
- Mô hình sinh kế (phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng troṭ, chăn nuôi), hỗ trợ
công trình cộng đồng.
Nhóm hoạt động 3:
- Chi phí quản lý (hỗ trợ thực hiện, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị )
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2018.
- Địa điểm thực hiện: các xã Xuân Hòa, Long Khánh.
5.1. Hoạt động ưu tiên trong PRAP (thực hiện theo Quyết định 5399)
Nhóm hoạt động 1:
- Quản lý bảo vệ rừng: 1.210,5 ha;
Nhóm hoạt động 2:
- Mô hình sinh kế (phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng troṭ, chăn nuôi), hỗ trợ
công trình cộng đồng.
Nhóm hoạt động 3:
- Chi phí quản lý (hỗ trợ thực hiện, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị )
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
- Địa điểm thực hiện: các xã Điêṇ Quan, Minh Tân, Lương Sơn, Nghiã Đô.
- Trình tự, điều kiện thực hiện:
1. Tạm ứng: Ngay sau khi bắt đầu thực hiện kế hoạch năm thứ nhất (50% cho
Nhóm hoạt động 1; 70% cho Nhóm hoạt động 2).
- Các gói hoạt động ưu tiên được thông qua.
37
- Thỏa thuận thực hiện được ký giữa BQL RPH với UN-REDD (RIA).
- Cam kết bằng văn bản của các bên liên quan khác (xã, thôn ).
- Kế hoạch hoạt động năm BQL RPH xây dựng và được UN-REDD phê duyệt.
- Các hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng được ký giữa BQLR và người dân
địa phương có các quy định rõ ràng và cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và cách thức
thực hiện các hoạt động cho từng bên theo mẫu quy định của Chương trình UN-
REDD Việt Nam (PMU).
2. Quyết toán: Sau khi đã hoàn thành các gói hoạt động (Thanh toán nốt 50%
cho Nhóm hoạt động 1; thanh toán nốt 30% cho Nhóm hoạt động 2).
- Tất cả các Nhóm hoạt động 1 hoăc 2 đã hoàn thành.
- Kết quả các nhóm hoạt động được kiểm tra, thẩm định, phúc tra và thẩm tra,
Báo cáo theo quy định tại Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN.
- PMU chấp thuận kết quả và theo đó Nhóm giám sát cơ sở đề nghị thanh,
quyết toán.
- Tổng kinh phí thực hiện: 2.919,598 triệu đồng. (Phụ lục, biểu 10).
6. Kế hoạch khai thác tác động thấp rừng trồng phòng hộ (Khai thác tiả thưa)
- Rừng trồng đưa vào khai thác tác động thấp từng giai đoạn có các chỉ tiêu sau:
+ Cấp tuổi trồng 10 – 20 năm;
+ Trữ lượng bình quân 60 – 80 m3/ha;
+ Cường đô ̣khai thác 15%;
+ Sản lượng bình quân: 9 – 12 m3/ha;
+ Diện tích khai thác 244,18 ha/5 năm, sản lượng dự kiến 1.873,85 m3 gỗ;
368,46 m3 củi;
+ Chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 2017: Khai thác 48,23 ha tại tiểu khu 364 khoảnh 7 dự
kiến khai thác 463,01m3 gỗ; 115,75m3 củi;
Giai đoạn 2018: Khai thác 46,05 ha tại tiểu khu 321 khoảnh 3,4 dự
kiến khai thác 331,56 m3 gỗ; 82,89 m3 củi;
Giai đoạn 2019: Khai thác 115,92 ha tại khoảnh 5,4,8,3 tiểu khu 328,
khoảnh 3 tiểu khu 327 dự kiến khai thác 834,62 m3 gỗ; 208,66 m3 củi;
Giai đoạn 2020: Khai thác 33,98 ha tại khoảnh 1 tiểu khu 361,
khoảnh 2,3,4,5 tiểu khu 358 dự kiến khai thác 244,66m3 gỗ; 61,16m3 củi.
- Đối tươṇg thưc̣ hiêṇ là các hô ̣nhâṇ khoán bảo vệ rừng, sản phẩm hưởng lơị
thưc̣ hiêṇ theo quy định hiện hành (Phụ lục, biểu 11).
38
7. Kế hoạch khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
7.1. Kế hoạch khai thác
- Diện tích rừng vầu nứa và rừng hỗn giao tre nứa – gỗ, rừng hỗn giao gỗ - vầu
tre nứa đưa vào khai thác 568 ha với tổng sản lượng là: 681.600.000 cây. Đây là
nguồn nguyên liệu giấy và hàng mỹ nghệ tiểu thủ công nghiệp cung cấp cho thị
trường, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong vùng.
- Mỗi năm dự kiến đưa vào khai thác 113,6 ha, sản lượng 136.320.000 cây vầu,
nứa.
- Phương thức khai thác: Chọn cây già, trung bình, cường độ khai thác không
quá 30% số cây.
- Đối tươṇg thưc̣ hiêṇ là các hô ̣nhâṇ khoán bảo vệ rừng, sản phẩm hưởng lơị
thưc̣ hiêṇ theo quy định hiện hành (Phụ lục, biểu 12).
7.2. Kế hoạch Phát triển
- Đối tượng:
Các loài lâm sản ngoài gỗ phát triển dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng hoặc
diện tích đất sản xuất của người dân.
- Diện tích: 10 ha.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
- Địa điểm: Xã Điện Quan, Minh Tân, Nghĩa Đô, Lương Sơn.
- Loài cây: Được xác định cụ thể từ kết quả điều tra, khảo sát sau khi Phương
án được phê duyệt.
- Kinh phí: 150 triệu đồng. (Phụ lục, biểu 17).
8. Kế hoạch bổ sung xây dựng cơ bản.
- Nâng cấp, sửa chữa vườn ươm: Quy mô 0,5 ha cung cấp cây giống cho
người dân trong vùng phục vụ công tác trồng rừng thực hiện năm 2017.
- Xây dựng biển báo: 25 cái bình quân mỗi năm 5 biển báo.
- Sửa chữa lại văn phòng làm việc: Năm 2018.
- Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng (Phụ lục, biểu 14).
9. Kế hoạch chế biến tiêu thụ.
- Với sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác tác động thấp từ rừng trồng phòng hộ
trong 5 năm cung cấp 1.873,85 m3 gỗ; 468,46m3 củi, 681.600.000 cây vầu nứa. Góp
phần cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến gỗ trong vùng.
- Hiện nay các hộ dân đang cung cấp sản phẩm cho các đơn vị trong vùng phục
vụ nhu cầu tại chỗ trong lĩnh vực chế biến lâm sản theo hướng tinh chế, sản xuất các
39
mặt hàng mộc phục vụ nội địa và tiêu dùng trong nước.
(Phụ lục, biểu 13)
10. Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng (xây dưṇg mô hiǹh đồng quản lý).
- Giao khoán quản lý bảo vệ cho các hộ gia đình 14 xã/572 hộ gia đình nhận
khoán diện tích 8.838,8 ha tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa
cháy rừng.
- Hộ gia đình tham gia trồng rừng phòng hộ 100 hộ gia đình/5 xa ̃(Xuân Hòa,
Xuân Thươṇg, Yên Sơn, Lương Sơn, Tân Dương) trực tiếp trồng rừng phòng hộ và
chăm sóc rừng trồng.
- Hộ gia đình, cộng đồng tham gia khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, có thêm viêc̣
làm và làm tăng thêm thu nhâp̣ cho các hô ̣sống gần rừng.
- BQLPH hỗ trợ gỗ làm nhà cho các hô ̣gia đình sống gần rừng có hoàn cảnh
đăc̣ biêṭ khó khăn, đang ở nhà taṃ, nhà dôṭ nát không có điều kiêṇ mua vâṭ liêụ làm
nhà. (Phụ lục, biểu 16).
11. Kế hoạch cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
- Diện tích: 8.838,8 ha.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
- Kinh phí: 1.060,656 triệu đồng.
- Địa điểm: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng
phòng hộ Bảo Yên quản lý nằm trong lưu vực công trình thủy điện.
- Các hoạt động:
+ Ký hơp̣ đồng giao khoán diêṇ tích rừng cho các nhóm hô,̣ hô ̣gia đình, côṇg dân
cư bảo vê,̣ thường xuyên tuần tra ngăn chặn các hành vi xâm haị đến rừng.
+ Lâp̣ hồ sơ thanh toán tiền dic̣h vu ̣môi trường rừng. (Phụ lục, biểu 15).
12. Kế hoạch mua sắm thiết bị, tập huấn đào tạo.
- Đối tượng: Ban quản lý rừng phòng hộ, người dân.
- Hạng mục:
+ Trang bị máy tính bảng, GPS sử dụng trong quản lý rừng và thiết kế
trồng rừng.
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật BQL RPH về
ứng dựng GIS và viễn thám trong quản lý rừng, thiết kế trồng rừng và phòng cháy
chữa cháy rừng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 đến 2018.
- Kinh phí thực hiện: 40 triệu đồng, nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình UN-
REDD. (Phụ lục, biểu 18).
40
Hình 3: Bản đồ KH thực hiện Phương án BQL RPH Bảo Yên, 2016-2020.
41
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý đất đai.
- Diện tích có rừng thực hiện giao khoán cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư
thôn/bản bảo vệ và hưởng lợi theo quy định hiện hành.
- Diện tích đất trống tiến hành rà soát và đưa vào kế hoạch thực hiện trồng rừng
hàng năm.
(Phụ lục, biểu 6b)
2. Giải pháp về công tác quản lý.
- Bộ máy quản lý được bố trí lại cho hợp lý, đảm bảo thực hiện có hiệu quả vừa
làm nhiệm vụ công ích, vừa làm nhiệm quản lý bảo vệ rừng gắn với phát triển cộng
đồng.
- Phân cấp quản lý rõ ràng, xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bô ̣phâṇ, phân
công công việc phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ khả năng thực hiện của
từng người.
- Xây dựng nội quy, Quy chế làm việc linh động phù hợp với đặc thù của nghề
rừng, có chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời để nâng cao tinh thần
làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ
rừng do BQL RPH và địa phương thành lập. Đồng thời cũng cần phải xử lý nghiêm
khắc các trường hợp cán bộ quản lý bảo vệ rừng lơ là trách nhiệm hoặc có hành vi
trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại tài sản, tài nguyên rừng của BQL.
- Sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, giảm chi phí gián tiếp bằng việc phân công, chỉ đạo
trực tiếp từ các cán bộ chuyên môn xuống tận cơ sở mà không qua khâu trung gian
nào; đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng người với nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục xây dựng các quy trình phù hợp với tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững và hướng dẫn CBNV BQL, người lao động để triển khai thực hiện.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu và
xuyên suốt quá trình thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững của BQL. Đối với
diện tích có rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng quy hoạch phòng hộ) không đưa vào kinh
doanh khai thác. BQLRPH thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣bảo vê ̣và phát triển rừng được cấp
vốn từ ngân sách nhà nước, dịch vụ môi trường chi trả, BQL tự tổ chức lực lượng bảo
vệ và khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân sinh sống gần rừng. Phân công cán bộ thường
xuyên bám sát điạ bàn nắm bắt tất cả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn
và kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các hộ dân nhận khoán thưc̣ hiêṇ tốt quy trình kỹ thuâṭ
trong công tác bảo vê ̣và phát triển rừng.
- Công tác khai thác tỉa thưa rừng cán bộ kỹ thuật phải đươc̣ đào tạo, nắm bắt
đầy đủ các yêu cầu về quản lý rừng bền vững (tiêu chẩn FSC), kiểm tra giám sát, yêu
cầu thực hiện nghiêm ngặt các khâu công việc trong khai thác tỉa thưa rừng theo hồ sơ
thiết kế hàng năm được phê duyệt.
42
3. Giải pháp về cơ chế và phối hợp trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng.
3.1. Đơn vị chủ rừng
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ nhận khoán thực hiện tốt
nhiệm vụ BVR, trồng chăm sóc rừng theo hợp đồng khoán;
- Tổ chức kiểm tra định kỳ, hàng tháng, hàng quý, nghiệm thu năm để đánh giá
kết quả thực hiện công việc BVR, trồng chăm sóc rừng của các hộ nhận khoán. Yêu
cầu các hộ nhận khoán sửa chữa những sai sót trong công tác BVR, trồng chăm sóc
rừng;
- Tạm ứng, thanh toán tiền công khoán BVR, trồng chăm sóc rừng kịp thời và
đầy đủ cho các hộ nhận khoán theo hợp đồng.
3.2. Các hộ nhận khoán BVR, trồng chăm sóc rừng
- Trồng rừng chăm sóc rừng và bảo vê ̣ rừng phải đảm bảo số lượng và chất
lượng theo hợp đồng khoán.
- Phải thực hiện các công việc bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng như
sau:
+ Trông coi bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, giữ nguyên hiện trạng
rừng và đất rừng để rừng ngày càng phát triển tốt hơn, trồng chăm sóc rừng đúng quy
trình kỹ thuâṭ để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt..
+ Thường xuyên tuần tra, canh gác giữ rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn
mọi hành vi xâm phạm trái phép hoặc gây hại đến rừng và đất rừng. Trường hợp
không ngăn chặn được hành vi xâm phạm đến rừng thì phải báo ngay cho đơn vị chủ
rừng, kiểm lâm sở tại hoặc chính quyền nơi gần nhất để phối hợp xử lý.
+ Tuần tra rừng theo kế hoạch phân công của tổ trưởng và nhân viên của đơn vị
chủ rừng.
+ Vào mùa khô: phải phân công trực canh lửa hàng ngày vào giờ cao điểm; tiến
hành chữa cháy khi xảy ra cháy rừng ở khu vực nhận khoán và hỗ trợ các hộ nhận
khoán khác chữa cháy theo sự huy động của đơn vị chủ rừng.
+ Ghi nhật ký tuần tra rừng và trực PCCCR vào sổ giao khoán BVR làm cơ sở
để bình xét thanh toán tiền khoán BVR.
+ Đối với diện tích đất trống chưa có rừng trong phạm vi được khoán bảo vệ
phải giữ nguyên trạng, không được tự ý tác động để canh tác nông nghiệp.
+ Không được tác động đến rừng và đất rừng, phá rừng và lấn chiếm đất rừng,
chuyển đổi sử dụng rừng trái phép, không được săn bắn động vật rừng. Không làm
thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái
tại khu vực rừng được khoán bảo vệ. Nếu các hộ trực tiếp vi phạm hoặc để xảy ra vi
phạm mà không phát hiện được người vi phạm thì hộ nhận khoán phải bồi thường
thiệt hại theo quy định và buộc trồng hoàn trả lại rừng, chăm sóc rừng trồng hòa trả
trong 4 năm. Nếu hộ nào không thực hiện sẽ bị loại ra khỏi danh sách nhận khoán
43
QLBV. Phối hợp với BQL, UBND xã và các ngành chức năng trong việc đấu tranh
với người vi phạm trên diện tích hộ được nhận khoán.
+ Chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu của đơn vị chủ rừng
- Tổ trưởng phải phối hợp với cán bộ BQL, lập lịch phân công tuần tra trên
diêṇ tích rừng nhâṇ khoán:
+ Hàng ngày (không phân biệt thứ 7, chủ nhật) phải tuần tra BVR trên diện tích
được giao nhận khoán của tổ để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
Luật QLBVR.
+ Phối hợp với các cán bộ BQL phụ trách xã, UBND xã và các ngành chức
năng trong việc đấu tranh với người vi phạm trên diện tích được nhận khoán.
+ Tuân thủ Luật bảo vệ và phát triển rừng, các quy định trong hợp đồng khoán
bảo vệ rừng.
+ Bị khấu trừ tiền công trên diện tích nhận khoán nếu để xảy ra vi phạm mà
không phát hiện báo cáo kịp thời theo quy định.
3.3. Đối với chính quyền địa phương
- Phối hơp̣ với đơn vi ̣ chủ rừng, các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên
truyền vận đôṇg nhân dân tham gia tốt công tác bảo vê ̣và phát triển rừng trên điạ bàn.
- Phối hơp̣ với đơn vi ̣ chủ rừng, các cơ quan chức năng chỉ đaọ, hướng dâñ
nhân dân thưc̣ hiêṇ qui trình kỹ thuâṭ trồng chăm sóc và bảo vê ̣rừng đúng theo quy
điṇh của Bô ̣nông nghiêp̣ và phát triển nông thôn.
- Phối hơp̣ với cơ quan chức năng ngăn chăṇ xử lý kip̣ thời các hành vi vi phaṃ
các qui điṇh trong công tác bảo vê ̣và phát triển rừng trên điạ bàn.
3.4. Đối với các phòng ban và cơ quan chuyên môn của huyêṇ
+ Phòng nông nghiêp̣ và phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu cho Ủy ban
nhân dân huyên, chịu trách nhiêṃ quản lý Nhà nước trong liñh vưc̣
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_bao_cao_paqlrbv_9518_2204527.pdf