Tài liệu Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam 28 thông tin khoa học thống kê - Nguyễn Thái Hà: Chỉ số HDI (Human Development Index) đolường sự tiến bộ chung của một quốc giavề phát triển con người. HDI đo lường kết
quả chung của một quốc gia dựa trên ba khía
cạnh cơ bản: cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh,
tính bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; khả
năng tiếp cận với tri thức, tính bằng tỉ lệ biết
chữ của người lớn và tỉ lệ đi học nói chung; và
mức sống hợp lý, tính bằng GDP bình quân đầu
người theo sức mua tương đương (đồng Đô la
Mỹ). Chỉ số phát triển con người HDI có giá trị
từ 0 đến 1. Các quốc gia được xếp hạng trên cơ
sở giá trị của chỉ số này, với thứ tự xếp hạng số
1 thể hiện cho giá trị của chỉ số HDI cao nhất.
Báo cáo phát triển con người năm 2009 với
tiêu đề “Vượt qua rào cản: Di cư và phát triển
con người” sử dụng dữ liệu năm 2007 được tính
cho 182 quốc gia (tăng 3 nước so với năm
trước), trong đó có 2 nước mới tham gia là
Andorra và Liechtenstein và Afghanistan (tham
gia xếp hạng lần đầu năm 1996). Một điểm cần
lưu ý là kết quả HDI được tính toán t...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam 28 thông tin khoa học thống kê - Nguyễn Thái Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ số HDI (Human Development Index) đolường sự tiến bộ chung của một quốc giavề phát triển con người. HDI đo lường kết
quả chung của một quốc gia dựa trên ba khía
cạnh cơ bản: cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh,
tính bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; khả
năng tiếp cận với tri thức, tính bằng tỉ lệ biết
chữ của người lớn và tỉ lệ đi học nói chung; và
mức sống hợp lý, tính bằng GDP bình quân đầu
người theo sức mua tương đương (đồng Đô la
Mỹ). Chỉ số phát triển con người HDI có giá trị
từ 0 đến 1. Các quốc gia được xếp hạng trên cơ
sở giá trị của chỉ số này, với thứ tự xếp hạng số
1 thể hiện cho giá trị của chỉ số HDI cao nhất.
Báo cáo phát triển con người năm 2009 với
tiêu đề “Vượt qua rào cản: Di cư và phát triển
con người” sử dụng dữ liệu năm 2007 được tính
cho 182 quốc gia (tăng 3 nước so với năm
trước), trong đó có 2 nước mới tham gia là
Andorra và Liechtenstein và Afghanistan (tham
gia xếp hạng lần đầu năm 1996). Một điểm cần
lưu ý là kết quả HDI được tính toán trên cơ sở số
liệu năm 2007 nên không phản ánh tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo kết quả có 38 nước xếp hạng Phát triển
con người rất cao, 45 nước xếp hạng Phát triển
con người cao, 75 nước xếp hạng Phát triển con
người trung bình, và 24 nước xếp hạng Phát triển
con người thấp. Việt Nam có chỉ số HDI là 0,725,
là nước Phát triển con người ở mức trung bình,
giảm 1 bậc so với năm 2006. Các giá trị cụ thể
của HDI và các giá trị thành phần của các nước
theo các mức phát triển con người rất cao, cao,
trung bình, và thấp cụ thể xem Bảng 1 dưới đây:
So với năm 2006, giá trị của HDI năm 2007
giảm ở 4 quốc gia (đều do giảm GDP bình quân
BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 2009
VÀ CÁC CHỈ SỐ CỦA VIỆT NAM
28 THÔNG TIN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Nguyễn Thái Hà
STT HDI Tuổi thọ bình quân Tỷ lệ đi học GDP bình quân đ ầu người
Phát triển con người rấ t cao
1 - 38 0,971 - 0,902 82,7 - 75,5 114,2 - 65,1 85.382 - 17.956
Phát triển con người cao
39 - 83 0,895 - 0,803 78,7 - 64,9 100,8 - 61,1 29.723 - 6.876
Phát triển con người trung bình
84 -158 0,798 - 0511 76,0 - 44,9 90,0 - 25,5 30.627 -904
Phát triển con người thấp
159 -182 0,499 - 0,340 62,2 - 43,6 63,3 -27,2 1690 - 298
Bảng 1. Giá trị HDI và các thành phần của chỉ số theo các mức phát triển con người
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table H
đầu người), tăng ở 174 nước, và có nhiều thay
đổi về thứ tự xếp hạng các quốc gia. So với năm
2006, có 50 quốc gia giảm một hoặc một vài
bậc trong bảng xếp hạng, và cũng có khoảng 50
quốc gia tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng. Sự
thay đổi về thứ tự xếp hạng không chỉ do kết quả
hoạt động của từng quốc gia mà còn do sự tiến
bộ của quốc gia này so với các quốc gia khác,
đặc biệt khi sự chênh lệch về giá trị xếp hạng
không lớn.
Trung Quốc là nước tăng số bậc nhiều nhất
trong bảng xếp hạng (7 bậc), tiếp theo
là Côlômbia và Pêru (tăng 5 bậc). Ở các
nước này, thứ bậc HDI tăng nhanh là do
tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối
nhanh.
Năm nước đứng đầu bảng xếp hạng,
giữ vị trí không đổi so với năm 2006 đó
là Na Uy đứng thứ nhất, tiếp theo là Úc,
Iceland, Canada và Ireland. Pháp xếp
thứ 8, tăng 3 bậc so với năm trước. Đứng
cuối bảng xếp hạng là 3 nước Nigiê,
Afghanistan và Sierra Leone.
HDI không chỉ liên quan đến thu
nhập
Kể từ năm 1990, hàng năm Báo cáo
phát triển con người đã công bố Chỉ số
phát triển con người (HDI). Phạm vi xem xét của
HDI vượt khỏi thu nhập quốc dân bình quân đầu
người (GDP), liên quan đến khái niệm rộng hơn
về sự thịnh vượng. HDI đưa ra một lăng kính
rộng hơn để xem xét sự tiến bộ của con người
và mối quan hệ phức tạp hơn giữa thu nhập và
sự thịnh vượng.
Trong các yếu tố cấu thành của HDI, chỉ có
thu nhập bình quân đầu người và nhập học
chung là hai nhân tố có phần nào đó liên quan
đến sự thay đổi chính trị. Chính vì vậy mà cần
xem xét sự thay đổi của chỉ số phát triển con
người theo thời gian. Các giá trị HDI được xem
xét theo thời gian cho biết xu thế phát triển con
người của các nước và các châu lục. Xét xét HDI
thời kỳ 1985-2007 cho thấy các giá trị HDI trong
tất cả các khu vực đã tăng dần qua các năm,
mặc dù có giai đoạn tăng chậm hơn hoặc thậm
chí có giai đoạn HDI đảo chiều. Trong thời kỳ
này HDI của Việt Nam tăng 1,16% năm, từ
0,561 lên 0,725. (Hình 1).
Hình 1: Các xu hướng của HDI
HDI năm 2007, nổi trội với khoảng chênh
lệch rất lớn về chỉ số HDI chung giữa các châu
lục trên thế giới, điều này chứng tỏ sự thịnh
vượng và các cơ hội trong cuộc sống giữa các
châu lục là hoàn toàn khác nhau. HDI của Việt
Nam là 0,725, xếp thứ 116 trong số 182 nước
(Bảng 2).
Thông qua việc xem xét một số khía cạnh
cơ bản nhất về cuộc sống và cơ hội của phát
triển con người, HDI cung cấp một bức tranh đầy
đủ và tổng hợp hơn về sự phát triển của một
29
Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam
CHUYÊN SAN HDI
OECD
CEE và CIS
Mỹ La tinh và Caribê
Đông Á và TBDương
Ả Rập thống nhất
Nam Á
Tiểu Sa mạc Sahara châu
Phi
Nguồn: Human development report 2009 - Human development
index trends
nước so với các chỉ tiêu khác, ví dụ như so
với GDP bình quân đầu. Hình 2 chứng tỏ
các nước có cùng giá trị HDI có thể có sự
rất khác nhau về thu nhập hoặc các nước
có mức thu nhập bình quân đầu người như
nhau nhưng có các chỉ số HDI rất khác
nhau.
Nghèo khổ về con người
Chỉ số nghèo khổ về con người cho các
nước đang phát triển HPI-13, tập trung vào
tỷ lệ những người sống dưới ngưỡng nghèo
cụ thể theo từng khía cạnh của chỉ số phát
triển con người đó là sống lâu và khỏe
mạnh (liên quan đến khả năng sống sót -
tính dễ bị tổn thương gây chết người ở độ
tuổi tương đối thấp), được tiếp cận với giáo
Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam
30 THÔNG TIN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Bảng 2: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam và một số nước 2007
Thứ tự HDI Thứ tự
Tuổi
thọ
(năm)
Thứ tự Tỷ lệ biết
chữ 1(%)
Thứ tự
Tỷ lệ đi
đọc
(%)
Thứ tự
GDP bình
quân2
(đôla Mỹ)
1. Na Uy 0,971 1. Nhật Bản 82,7 1. Georgia 100,0 1. Úc 114,2 1. Đảo
Liechtenstein
85.382
114. Guyana 0,729 52. Ecuador 75,0 67. Bolivia 90,7 124. Zambia 63,3 127. Guyana 2.782
115. Mông Cổ 0,727 53. Slovakia 74,6 68.
Suriname
90,4 125. Đông
Timor
63,2 128. Ấn Độ 2.753
116. Việt Nam 0,725 54. Việt Nam 74,3 69. Việt
Nam
90,3 126. Việt
Nam
62,3 129. Việt Nam 2.600
117. Moldova 0,720 55. Malaysia 74,1 70. Ả Rập 90,0 127. Vanuatu 62,3 130. Nicaragua 2.570
118. Ghi nê
xích đạo
0,719 56. CH Nam Tư
(cũ)
74,1 71. Brazil 90,0 128. Uganda 62,3 131. Moldova 2.551
182. Nigiê 0,340 176. Afghanistan 43,6 151. Mali 26,2 177. Djibouti 25,5 181. CHDC Công
gô
298
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table H
1 Từ 15 tuổi trở lên
2 GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương bằng đồng đô la Mỹ
Chỉ số phát triển con người GDP BQ đầu người
(HDI) (sức mua tương đương-Đôla Mỹ)
Mông Cổ
Việt Nam
Nguồn: Human development report 2009 - Human develop-
ment index and its 2007 compomemts
Hình 2: Chỉ số phát triển con người và GDP
bình quân đầu người
3 HPI-1 là chỉ số nghèo khổ về con người tính cho các nước đang phát triển
dục - bị bỏ ngoài thế giới, không biết đọc, viết
và giao tiếp, và có mức sống tử tế - theo nghĩa
phân bổ về kinh tế chung. HPI-1 quy định
ngưỡng nghèo năm 2007 các nước đang phát
triển ở mức 1,25 đô la Mỹ/ngày.
Cụ thể HPI-1 đo khả năng bị tước đoạt hoàn
toàn về sức khỏe, đo bằng bằng tỷ lệ phần trăm
dân số sống dự kiến không thể sống đến 40
tuổi. Về giáo dục được đo bằng tỷ lệ phần trăm
dân số không biết chữ từ 15 tuổi trở lên. Và
mức sống hợp lý được đo bằng tỷ lệ tỷ lệ phần
trăm người dân có khả năng tiếp cận nước
sạch, tỷ lệ phần trăm dân số không có khả
năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, và tỷ lệ
phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân so với
tuổi. Bảng 3 là giá trị của các biến số HPI của
Việt Nam và một số nước khác.
Giá trị HPI-1 của Việt Nam là 12,4%, xếp
thứ 55 trong số 135 nước.
Về xây dựng năng lực của phụ nữ
HDI đo lường thành tựu chung của một quốc
gia, tuy nhiên lại không thể hiện được mức độ
bất bình đẳng về giới trong các thành tựu đã
đạt được. Chỉ số phát triển liên quan đến giới
(GDI) được giới thiệu trong Báo cáo phát triển
con người năm 1995, các khía cạnh để đo lường
GDI sử dụng cùng các chỉ tiêu để tính HDI
nhưng nắm bắt những sự bất bình đẳng trong
các thành tựu đạt được giữa nữ và nam, hiểu
một cách đơn giản nhất thì GDI là chỉ số phát
triển HDI nhưng được xem xét và tính toán dưới
góc độ giới. Giữa HDI và GDI có mối quan hệ
chặt chẽ, bất bình đẳng về phát triển con người
theo giới càng lớn, thì quan hệ giữa GDI và HDI
của một nước càng thấp.
Ví dụ giá trị GDI là 0,723 cần được so sánh
với giá trị HDI của nó là 0,725, thì giá trị GDI
bằng 99,7% HDI. Trong số 155 nước có số liệu
HDI và GDI, 30 nước có tỷ số giữa GDI và HDI
tốt hơn của Việt Nam. Bảng 4 là tỷ số giữa GDI
và HDI của Việt Nam và một số nước khác.
Thước đo bình đẳng giới thể hiện phụ nữ có
31
Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam
CHUYÊN SAN HDI
Chỉ số nghèo khổ về
con người
(HPI-1)
Tỷ lệ (%) dân số không
sống đến 40 tuổi
Tỷ lệ (%) dân số từ
15 tuổi trở lên không
biết chữ
(%) Dân số không
được sử dụng nước
sạch
Tỷ lệ (%) trẻ dưới 5
tuổi nhẹ cân
1. CH Czech (1,5) 1. Hồng Kông, TQ (1,4) 1. Georgia (0,0) 1. Barbados (0) 1. Croatia (1)
53. Ả Rập Saudi (12,1) 52. Lithuania (5,7) 67. Bolivia (9,3) 61. Suriname (8) 102. Namibia (24)
54. Philippin (12,4) 53. Mauritius (5,8) 68. Suriname (9,6) 62. Djibou ti (8) 103. Comoros (25)
55. Việt Nam (12,4) 54. Việt Nam (5,8) 69. Việt Nam (9,7) 63. Việt Nam (8) 104. Việt Nam (25)
56. CH Ả Rập Syrian
(12,6)
55. Saint Vincent và
Grenadines (5,8)
70. Tiểu VQ Ả Rập
thống nhất (10,0)
64. Cuba (9) 105. Guinea (26)
57. Sao Tome và
Principe (12,6)
56. Panama (5,9) 71. Brazil (10,0) 65. Brazil (9) 106. Togo (26)
135. Afghanistan (59,8) 153. Lesotho (47,4) 151. Mali (73,8) 150. Afghanistan (78) 138. Bangladesh
(48)
Bảng 3. Các chỉ tiêu nghèo khổ về con người
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table I-1
thực sự tham gia và đời sống kinh tế và chính
trị đất nước hay không, được thể hiện bằng chỉ
số GEM. GEM sử dụng các biến phản ánh quyền
lực tương đối giữa phụ nữ và nam giới trong các
hoạt động chính trị và kinh tế. Thông qua tỷ lệ
nắm giữ số ghế trong quốc hội của phụ nữ, nữ
cán bộ quản lý, điều hành, lập pháp; chuyên
viên và quản lý cấp cao;
cán bộ chuyên môn kỹ
thuật; và bất bình đẳng
trong thu nhập, phản ánh
sự độc lập về kinh tế. Sự
khác nhau giữa GDI, GEM
thể hiện sự bất bình đẳng
về cơ hội trong các lĩnh
vực. Chỉ số GEM của Việt
Nam là 0,054 xếp thứ 62
trong số 109 nước.
Di cư
Hàng năm, có hàng
triệu người di cư qua biên
giới quốc gia và quốc tế
để tìm kiếm cuộc sống tốt
hơn. Hầu hết những người di cư trong nước và
quốc tế đều có thu nhập cao hơn, được tiếp cận
với các điều kiện về giáo dục, y tế tốt hơn, và
cải thiện tương lai cho con cái của họ. Trong số
195 triệu người di cư quốc tế, chiếm phần lớn
là những người di cư từ các nước đang phát
triển đến các nước phát triển hơn, hoặc di cư
Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam
32 THÔNG TIN KHOA HỌC THỐNG KÊ
Tuổi thọ bình quân
năm 2004 (năm)
Tỷ lệ biết chữ năm 2004
(% dân số từ 15 tuổi trở
lên)
Tỷ lệ đi học chung
năm 2004 GDI so với HDI
Nữ so với Nam Nữ so với Nam Nữ so với Nam
1. Mông Cổ (100,0%) 1. LB Nga (121,7%) 1. Lesotho (122,5%) 1. Cuba (121,0%)
29. Croatia (99,7%) 131. Ethiopia (105,4%) 79. Trung Quốc (93,3%) 127. Indonesia (96,0%)
30. Đảo Síp (99,7%) 132. Israel (105,4%) 80. Palestin (92,9%) 128. Kenya (95,4%)
31. Việt Nam (99,7%) 133. Việt Nam (105,3%) 81. Việt Nam (92,5%) 129. Việt Nam (94,9%)
32. Uruguay (99,7%) 134. Yemen (105,3%) 82. Lebanon (92,1%) 130. CH Ả Rập (94,6%)
33. CH Czech (99.7%) 135. Cuba (105,3%) 83. Myanmar (92,0%) 131. Swaziland (94,4%)
155. Afghanistan (88,0%) 190. Swaziland (98,0%) 145. Afghanistan (29,2%) 175. Afghanistan (55,6%)
Bảng 4. GDI so sánh với HDI
Nguồn: Human Development Report 2009
Nước đi
Tỷ lệ di
cư (%)
Châu lục đến
chủ yếu của
người di cư
(%)
1. Antigua và Barbuda 45,3 Châu Á 46,6
5. Samoa 37,2 Bắc Mỹ 16,6
127. CH Triều Tiên 3,1 Bắc Mỹ 50,3
136. Đông Timor 2,6 Châu Á 39,5
138. Việt Nam 2,4 Bắc Mỹ 57,4
140. Căm-pu-chia 2,3 Bắc Mỹ 50,5
147. Vanuatu 2,0 Châu Âu 25,4
181. Mông cổ 0,3 Châu Âu 40,7
Chung toàn cầu
Phát triển con người trung bình 1,9 Châu Á 43,3
OECD 3,9 Bắc Mỹ 41,2
Thế giới 3,0 Châu Âu 33,4
Bảng 5. Di cư
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table L
giữa các nước đã phát triển
Tỷ lệ di cư của Việt Nam là 2,4%. Châu lục
đến của người di cư Việt Nam chủ yếu là Bắc Mỹ,
chiếm tới 57,4% số người di cư của Việt Nam.
Mỹ là nước chủ nhà của gần 40 triệu người
di cư quốc tế - đây là nước có số lượng dân di
cư cao nhất thế giới, Qatar là nước có
nhiều dân di cư nhất - tính trung bình
cứ 5 người thì có hơn 4 người là dân
di dư. Việt Nam có 54,4 nghìn người
di cư, chiếm 0,1 % tổng số dân.
Chuyển tiền về nước
Chuyển tiền, là tiền của những
người di cư gửi trực tiếp cho các thành
viên và người thân trong gia đình. Số
tiền nhận được thường mang lại lợi ích
về kinh tế. Chuyển tiền cũng được xem
là thu nhập từ trao đổi ngoại tệ kiếm
được từ các nước của người di cư. Tuy
nhiên số tiền gửi về nước không giống
nhau. Trong tổng số tiền 370 tỷ đô la
chuyển về nước từ những người di cư
trên toàn thế giới, có khoảng hơn nửa
là của các nước thuộc nhóm phát triển con
người trung bình, so với mức dưới 1% của
các nước phát triển con người thấp. Trong
năm 2007 có 5.500 triệu đô la được gửi về
Việt Nam. Số tiền gửi về nước bình quân
của một người di cư Việt Nam là 63 đô la,
so với mức bình quân của OECD là 108 đô
la. (Xem Bảng 7).
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo phát triển con người năm
1999 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Tóm tắt Báo cáo phát triển con người
năm 2009. Vượt qua rào cản - Di cư và phát
triển con người
Summary.pdf
3. Human Development Report 2009 -
Overcoming barriers: Human mobility and develop-
ment- Published for the United Naions Development
Programme (UNDP)
33
Báo cáo phát triển con người 2009 và các chỉ số của Việt Nam
CHUYÊN SAN HDI
Nước đến của người
di cư
Nhập cư
(nghìn người)
Nước đến của người
di cư
Tỷ lệ di cư
(% dân số
năm 2005)
1. Mỹ 39.266,5 1. Qatar 80,5
16. Hồng Kông, Trung
Quốc
2.721,1 8. Hồng Kông, Trung
Quốc
39,5
113. Brunei 124,2 168. CHDCND Lào 0,3
123. Myanmar 93,2 176. Myanmar 0,2
133. Việt Nam 54,5 180. Việt Nam 0,1
154. Papua New Guinea 25,5 181. Indonesia 0,1
156. CHDCND Lào 20,3 182. Trung Quốc 0,0
182. Vanuatu 1,0
Chung toàn cầu
OECD 97.622,8 OECD 8,4
Các nước phát triển
con người trung bình
40.948,6 Các nước phát triển
con người trung bình
0,8
Thế giới 195.245,4 Thế giới 3,0
Tổng số
(Triệu đô la)
Số tiền gửi bình quân
đầu người (đô la Mỹ)
1. Ấn Độ 35.262 1. Luxembourg 3.355
2. Trung Quốc 32.833 3. Tonga 992
4. Philippin 16.291 85. Mông Cổ 74
16. Indonesia 6.174 87. Malaysia 64
19. Việt Nam 5.500 88. Việt Nam 63
47. Malaysia 1.700 95. Hồng Kông,
Trung Quốc
48
49. Thái Lan 1.635 100. Đảo Solomon 41
Chung toàn cầu
OECD 124.520 OECD 108
Phát triển con người
trung bình
189.093 Phát triển con người
trung bình
44
Thế giới 370.765 Thế giới 58
Bảng 6. Nhập cư
Bảng 7: Tiền gửi về nước
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table A
Nguồn: Human Development Report 2009 - Table E
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaopt_7598_2214887.pdf