Báo cáo Phân tích tập đoàn thủy sản Minh Phú-Mpc

Tài liệu Báo cáo Phân tích tập đoàn thủy sản Minh Phú-Mpc: yah TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH —– BÁO CÁO PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ-MPC GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Bùi Thị Ngọc Nữ Nguyễn Thị Thảo Hà Ngọc Quốc Vương TP.HCM, tháng 8 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, để có các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính, Phân tích công ty được xem là quan trọng hơn cả. Bài phân tích của nhóm về Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản  Minh Phú, một trong những công ty thành công trong nghành thủy hải sản Việt Nam trong những năm qua. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng suy thoái đặc biệt là nền kinh t...

doc46 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Phân tích tập đoàn thủy sản Minh Phú-Mpc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yah TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH —– BÁO CÁO PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ-MPC GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Bùi Thị Ngọc Nữ Nguyễn Thị Thảo Hà Ngọc Quốc Vương TP.HCM, tháng 8 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, để có các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính, Phân tích công ty được xem là quan trọng hơn cả. Bài phân tích của nhóm về Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản  Minh Phú, một trong những công ty thành công trong nghành thủy hải sản Việt Nam trong những năm qua. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng suy thoái đặc biệt là nền kinh tế đầu tàu Mỹ. Nạn thất nghiệp tăng cao, người tiêu dùng vẫn còn thắt chặt chi tiêu, chính vì vậy đã làm sức mua trên thị trường rất yếu nhất là thị trường Mỹ. Bên cạnh những khó khăn và thách thức ở trên nhưng năm 2012 vẫn mở ra rất nhiều cơ hội cho Minh Phú. Bài phân tích dựa theo các báo cáo tài chính của Công ty, cũng như các phân tích, báo cáo về nghành thủy sản để đánh giá tình hình tài chính, triển vọng phát triển, cơ hội cũng như những thách thức mà Minh Phú đã, đang và sẽ đối diện để khẳng định vị thế, thương hiệu của công ty trong ngành thủy sản Việt Nam và trên thế giới. Đây là bài phân tích đầu tiên của nhóm nên chắc chắn không ít những thiếu sót. Vì vậy nhóm mong nhận được ý kiến, đánh giá, nhận xét của cô để có thể cải thiện bài phân tích, tích lũy thêm kinh nghiệm trong công việc sau này. Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như những nhận xét quí báu của Cô! Trân trọng! Nhóm phân tích. MỤC LỤC Trang TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY…………………………………………………………….4 Lịch sử hình thành…………………………………………………………….............4 Ngành nghề kinh doanh……………………………………………………….............5 Sản phẩm chủ lực…………...…………………………………………………............6 Thành tựu đạt được……………………………………………………………............7 Thị trường phân phối………………….……………………………………................8 Năng lực quản trị...........................................................................................................8 PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN………………………………………………....…..10 Triển vọng ngành……………………………………………………….…........….....10 Thị trường xuất khẩu………………………………………………………..........…..11 Cơ cấu mặt hàng……………………………………………………….…….........….12 Phân tích SWOT ngành thủy sản………………………………………............…......14 Vị thế các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành…………………………………......15 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY...............................................16 Lợi ích kinh tế………………………………………………………………...............16 Các chiến lược hoạt động kinh doanh...........................................................................17 Rủi ro kinh doanh..........................................................................................................18 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY…….......…………………………………..…....20 Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán…………………………………...…....20 Phân tích tình hình tài chính qua bảng thu nhập………………………………...…...30 Phân tích tình hình tài chính qua lưu chuyển tiền tệ………………………..…….….35 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính……………………………......37 NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO MINH PHÚ..........................................................................42 Các khoản đầu tư chứng khoán niêm yết và quỹ tầm nhìn SSI.....................................42 Khuyến nghị.........................................................................................................42 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Lịch sử hình thành Tiền thân của Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản  Minh Phú là  Doanh nghiệp Tư nhân Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992. Sau hai mươi năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Hình 1.1: Công Ty Minh Phú NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG Giai đoạn 1 : Từ năm 1992 đến năm 2002 là thời kỳ hình thành và tích lũy của doanh nghiệp. Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh. Ngày 01/07/1998, xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh Phú đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng. Ngày 17/4/2000 Xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 43.7 tỷ đồng. Ngày 10/08/2000 Xí nghiệp tăng vốn lên 79.6 tỷ đồng. Giai đoạn 2 : Từ năm 2002 đến tháng 05/2006 đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ hình thức Công ty tư nhân sang Công ty TNHH và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp. Ngày 21/10/2003, Công ty tiếp tục tăng vốn lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng: kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Giai đoạn 3 : Từ tháng 05/2006 đến nay. Năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình Công ty gia đình sang Công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc khép kín sản xuất. Từ khâu sản xuất tôm giống, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi tôm thương phẩm và chế biến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắt khe của thị trường.  Hiện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có các công ty thành viên sau: Hình 1.2: Các Công Ty thành viên của Minh Phú Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản. Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê. Sản phẩm chủ lực Tôm là mặt hàng XK chủ lực của tập đoàn Minh Phú: tôm sú và tôm chân trắng. Sản xuất con giống, nuôi tôm thượng phẩm, chế biến và xuất khẩu tôm. Các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng cao: Hình 1.3: Những sản phẩm của Minh Phú. Thành tựu đạt được Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) hiện tại là doanh nghiệp thủy sản đứng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2011 tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm thị phần xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước với hơn 5.7%. Minh Phú Seafood Corp cũng là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước được công nhận tiêu chuẩn Global Gap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu) do Intertek cấp về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Chính tờ giấy thông hành này đã giúp cho “con tôm” của công ty Minh Phú có cơ hội chu du vào thị trường khó tính nhất thế giới là: EU, Mỹ, Nhật Bản… Nhờ đầu tư về công nghệ, cải tiến máy móc, áp dụng quản lý theo hệ thống HACCP, GMP,SSOP, ISO 9001: 2000, BRC, GLOBAL GAP…trong quy trình sản xuất khép kín mà Minh Phú đã trở thành đơn vị tiên phong trên cả nước về chất lượng thành phẩm. Hình 1.4: Những thành tựu đạt được của Công ty. Thị trường phân phối Minh Phú có được những thị trường tiêu thụ lớn đó là Mỹ, Nhật và EU. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm ½ kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đối với Nhật Bản đây là thị trường têu thụ Tôm Sú lớn nhất của Minh Phú và luôn có những yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ta thấy Minh Phú đã có được những thị trường tiêu thụ quan trọng. Do đó đòi hỏi Công ty luôn luôn phải đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu và Minh Phú đã thành lập Công ty con là Mseafood bán theo giá DDP nhằm tránh rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Đây là một quyết định rất hợp lý để tạo niềm tin cho các nhà nhập khẩu. Năng lực quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Minh Phú hiện nay là ông Lê Văn Quang, sinh năm 1958, xuất thân từ một kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản. Từ năm 1981 – 1988 ông công tác tại Cty XNK Thủy Hải Sản Minh Hải. Từ năm 1992 ông làm chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Minh Phú cho đến nay là Chủ Tịch Hội Đồng quản trị của Tập Đoàn Minh Phú. Giám đốc tài chính là ông Lê Văn Điệp đồng thời cũng là em trai của ông Lê Văn Quang, xuât thân là cử nhân kinh tế. Từ 2008 đến nay là Phó tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc tài chính Công ty Cổ Phần thủy sản Minh Phú. Như vậy, trước khi về làm chủ Minh Phú Ông đã có một quá trình gắn bó lâu dài với ngành thủy sản và đúc kết cho mình những kinh nghiệm để mạnh dạn đưa ra quyết định thành lập Minh Phú và có sự hỗ trợ của e trai mình là giám đốc tài chính đã xác định những hướng riêng đi và chiến lược phát triển hợp lý cho Công ty. Cơ Cấu Tổ Chức Hình 1.5: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Minh Phú PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN Triển vọng ngành Với lợi thế đường bờ biển dài 32.000km và hệ thống mặt nước nội địa rộng hơn 1.4 triệu hecta. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, trung bình chỉ khoảng 5% GDP, mặc dù trong những năm gần đây giá trị xuất khẩu tăng từ mức 3.36 tỉ USD vào năm 2006 đến 6.1 tỉ USD trong năm 2011 Điều này cho thấy tiềm năng về phát triển thủy sản vẫn còn rất lớn, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tôm và cá tra. Biểu đồ 2.1: Sự phát triển của ngành Thủy sản trong các năm qua. Sáu tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kì gần 11%, đây là một tín hiệu đáng mừng vì năm 2012 kinh tế thế giới tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng nợ công, trì trệ. Biểu đồ 2.2: Sự tăng trưởng của ngành trong sáu tháng đầu năm 2011 và 2012 Thị trường xuất khẩu Theo số liệu của Hải quan, tính đến tháng 6-2012 thị trường xuất khẩu lớn thủy sản nhất là Hoa Kì chiếm tỉ lệ 20% với giá trị gần 574.8 triệu USD tăng 14.4% so với cùng kì năm 2011. 3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kì, EU, và Nhật Bàn Biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu của Thủy sản sáu tháng đầu năm 2012. Xuất khẩu vào EU giảm sút gần 12.7% so với sáu tháng cùng kì do đây là khu vực khủng hoảng nợ công, chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản. Thị trường Nhật Bản có giá trị tăng mạnh nhất gần 35.5% do chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu hàng thủy sản cho Việt Nam gần 0% và các lo ngại về thủy sản nhiễm phóng xạ nên tăng nhu cầu hàng thủy sản xuất khẩu THỊ TRƯỜNG 1/1/2012 đến 30/6/2012 So với cùng kì 2011 Mỹ 574.8 14.4 EU 555.6 -12.7 Đức 92.7 -23.4 Ý 73.7 -15 Hà Lan 70.8 -16 Tây Ban Nha 69.5 -3.7 Pháp 58.7 -1.2 Nhật Bản 512.2 35.5 Hàn Quốc 236.6 14.6 Trung Quốc và HK 180.7 13 Hồng Kông 67.6 24.5 ASEAN 156.7 22.2 Australia 81.7 34 Canada 64.8 2.6 Mexico 50.9 2.2 Nga 46.8 -18.9 Các TT khác 439.2 15.9 TỔNG CỘNG 2891.6 10.6 Bảng 2.1: Những thị trường của thủy sản Cơ cấu mặt hàng Tôm và cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực khi sáu tháng đầu năm 2012 chiếm tới gần 74% tổng kim ngạch. Đối với nhóm sản phẩm nhuyễn thể, xuất khẩu mực và bạch tuột đạt 289 triệu USD chiếm tỷ trọng 10%. Trong năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc có sự gia tăng đột biến tới 54% và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lớn nhất tại thị trường này chiếm 40%. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Về xuất khẩu tôm. Sáu tháng đầu năm 2012 đạt giá trị 1.015 tỷ USD tăng gần 4.5% so với cùng kì. Sỡ dĩ mức tăng là ít là do giá tôm thế giới năm 2012 có xu hướng giảm so với 2011. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2011 là gần 2.1 tỷ USD Trên thị trường Nhật Bản, giá tôm sú Ấn Độ trong tháng 6/2012 đã giảm 20% so với năm trước. Giá tôm cỡ 16/20 con/pao của Ấn Độ đang được bán cho thị trường Nhật Bản chỉ còn 9 – 9.5 USD/kg. Trên thị trường Mỹ, giá tôm sú HLSO từ tháng 1 đến tháng 7/2012 đã giảm 12.8%. Diễn biến giảm giá tôm trên thị trường Mỹ được thể hiện rất rõ trong 2 biểu đồ minh họa. Biểu đồ 2.5: Biến động giá tôm sú và tôm chân trắng trên thị trường Mỹ. Phân tích SWOT ngành thủy sản Thế mạnh Với lợi thế đường bờ biển dài 32.000km và hệ thống mặt nước nội địa rộng hơn 1.4 triệu hecta. Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Đây là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm tới 5% GDP nên nhận được nhiều sự quan tâm và ưu đãi. Gói 9000 tỷ đồng vào cuối tháng 7/2012 cứu cá tra được chính phủ tung ra cứu người nông dân và doanh nghiệp cá tra, NHNN cho vay xuất khấu với lãi suất ưu đãi 14% tập trung nhiều vào ngành thủy sản. Hiện cả nước đã có 45 vùng nuôi cá tra với tổng diện tích gần 1.000ha của 24 doanh nghiệp, các vùng nuôi tôm được cấp chứng chỉ Global Gap, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu. Điểm yếu Do đặc điểm cần nhiều vốn lưu động cho việc mua nguyên liệu nên doanh nghiệp trong ngành sử dụng khá nhiều nợ vay, điều này sẽ là khó khăn trong tình hình lãi suất cao hiện nay. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có hơn 400 doanh nghiệp trên tổng số 800 doanh nghiệp thủy sản bị “đổ vỡ”, trong đó dính đòn nặng nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Hiện chỉ còn 20% DN cá tra tồn tại và phát triển bình thường, 80% doanh nghiệp trong tình trạng “hấp hối”. Chưa đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất nên khó kiểm soát chất lượng thu mua từ các hộ dân cũng như nhập khẩu từ nước ngoài, làm tăng rủi ro về giá cả. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam làm ăn vẫn còn mang tính chụt giựt, hạ giá bán cạnh tranh lẫn nhau, làm ăn không lành mạnh, bơm tạp chất, mặc dù là nước xuất khẩu thủy sản thuộc lớn nhất thế giới. Thách thức Ngoài thuế, các quốc gia nhập khẩu ngày càng đặt ra nhiều biện pháp kỹ thuật hơn đối với các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Bị cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Cơ hội Nhu cầu sử dụng thủy sản theo FAO được dự báo sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010, tiêu thụ theo đầu người sẽ đạt 14.3kg thay cho 13.7kg năm 2010. Nhu cầu sử dụng thủy sản của Mỹ, Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới Vị thế các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành Cho đến nay thị Tập đoàn thủy sản Minh Phú luôn đứng đầu danh sách các doanh nghiệp về thủy sản nói chung và con tôm nói riêng. Chiếm 6.11% tổng kim ngạch toàn thị trường với 176.7 triệu USD 6 tháng đầu năm 2012 bỏ xa doanh nghiệp thứ 2 là Vĩnh Hoàn với 72.4 triệu USD. Biểu đồ 2.6:Top 10 Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam năm 2011, Minh Phú đứng đầu với 348 triệu USD. Bảng 2.2: Doanh thu xuất khẩu của Minh Phú so với các Công ty cùng ngành PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY Lợi ích kinh tế Năm 2011 vừa qua, khối lượng xuất khẩu của MPC đạt 27.17 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 334.38 triệu USD. So với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng 17.5% về lượng và 35% về giá trị. MPC đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp nhất năm 2011 với kim ngạch xuất khẩu đạt 360.00 triệu USD, sản lượng sản suất đạt 36.000.00 tấn tôm thành phẩm, tổng doanh thu đạt 7.524 tỷ đồng; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt là 705.50 tỷ đồng và 615.50 tỷ đồng. Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng các thị trường tiêu thụ của MPC vẫn tương đối tốt. Thị trường Mỹ là thị trường chính của công ty vẫn duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt trong năm qua thị trường Nhật đã chiếm tỷ lệ đáng kể nhất trong tổng xuất khẩu của công ty. Mỹ và Nhật tiếp tục là thị trường trọng tâm của công ty trong năm nay. Ngoài ra, một số thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Đông Âu… sẽ được Công ty mở rộng. Đến năm 2012, số lượng xuất khẩu 7 tháng của MPC đạt 17.867.256,35kg, giá trị xuất khẩu: 211.868.862,97USD. Con số này cho thấy, tăng 32.66% về lượng và 30.61% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011 của MPC. Do công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng nên mức cổ tức thấp và có ý nghĩa tượng trưng: 1400đ/1 cổ phiếu năm 2007, 1500đ/1 cổ phiếu năm 2009, còn lại các năm khác cho đến nay Công ty đều không chia cổ tức. Các chiến lược hoạt động kinh doanh Liên kết với các đơn vị sản xuất thức ăn cho tôm hàng đầu của Việt Nam và thế giới, để đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn cho tôm, cung cấp thức ăn cho các Công ty nuôi tôm của Minh Phú tạo thành một quy trình sản xuất khép kín từ thức ăn, con giống sạch bệnh, nuôi tôm, thương phẩm sạch đến sản xuất chế biến xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015 Minh Phú sẽ tự nuôi 5.000ha nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến để tự cung cấp được trên 70% nhu cầu tôm nguyên liệu của Tập đoàn. Đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ để nghiên cứu gia hóa và chọn dòng tôm sú bố mẹ cũng như tôm thẻ chân trắng bố mẹ để tạo ra được những giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng có những đặc tính di truyền tốt như: lớn nhanh, chống được các dịch bệnh đồng thời thích ứng được sự biến đổi của khí hậu và thời tiết. Nghiên cứu và xây dựng được các mô hình nuôi tiên tiến đạt năng suất cao, giá thành nuôi thấp đồng thời đảm bảo được tính an toàn sinh học bền vững để việc nuôi tôm thương phẩm ngày càng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì thùng Caston; bọc PA/PE; khay nhựa, khay xốp; sản xuất bột cũng như sản xuất nước sốt hàng đầu của Việt Nam và thế giới để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, vật tư, vật liệu,… Hình thành một hệ thống các nhà máy vệ tinh xung quanh nhà máy Minh Phú – Hậu Giang để cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Liên doanh với đối tác trong và ngoài nước để xây dựng cảng Container tại Hậu Giang. Mở thêm các công ty phân phối ở EU, Nga, Trung Quốc,… để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng hiểu quả của việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối tôm trên toàn cầu. Rủi ro kinh doanh Rủi ro về kinh tế Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ phát triển cao: năm 2002 đạt 7.1%, năm 2003 đạt 7.3%, năm 2004 đạt 7.7%, 2005 đạt 8.4% và năm 2006 đạt gần 8.2% Đây chính là một nhân tố thuận lợi đối với ngành thực phẩm chất lượng cao. Hoạt động trong ngành sản xuất tôm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Khi thu nhập của người dân tăng trưởng cao, nhu cầu đối với thực phẩm có nguồn gốc thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng và ngược lại.  Rủi ro về luật pháp Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh và có nhiều quy định chồng chéo. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa luật Việt Nam và luật nước ngoài cũng là một nhân tố rủi ro với Công ty, đặc biệt các quy định về chống bán phá giá.  Rủi ro về thị trường Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đây là thị trường khó tính và có nhiều biến động. Những quy định về chất lượng ngày càng cao của sản phẩm nhập khẩu vào EU, Mỹ, các rào cản về thuế, ký quỹ v.v… là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.   Rủi ro kinh doanh Rủi ro về nguyên vật liệu: Khai thác thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên. Nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sinh thái biến động, con giống nhiễm bệnh v.v…, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác, ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu và tình hình ổn định sản xuất của Công ty. Hiện nay, Công ty đang đầu tư dự án sản xuất tôm giống, cá giống và dự án nuôi tôm, cá nguyên liệu theo công nghệ mới với vốn đầu tư lớn. Đây là rủi ro lớn đối với Công ty.   Rủi ro về tổ chức sản xuất Nhân lực là một yếu tố quan trọng trong tổ chức sản xuât. Ngành thủy sản là ngành cần nguồn nhân lực lớn với sự biến động về nguồn cung ứng lao động luôn luôn diễn ra ở mức độ cao. Rủi ro tỷ giá Công ty thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do doanh thu chủ yếu tới từ xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, thu về ngoại tệ. Nếu đồng USD yếu đi, doanh thu của Công ty sẽ sụt giảm, gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán Phân tích tình hình tài sản Bảng 4.1: Số liệu phần tài sản trên bảng cân đối kế toán qua các năm của Minh Phú. Biểu đồ 4.1: Cấu trúc tài sản Minh Phú Tổng tài sản của Minh Phú tăng liên tục từ năm 2006 là 1033 tỷ tới 2011 gần 6326 tỷ, đặc biệt trong năm 2010 và 2011 mức tăng trưởng tài sản gần 50% so với năm trước đó. Tổng tài sản- thể hiện quy mô của MPC tăng liên tục, đặc biệt trong năm 2010 và 2011( năm 2010 tăng 75% so với 2009, năm 2011 tăng 63% so với năm 2010) thể hiện Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân bắt đầu từ năm 2010 để mở rộng sản xuất, do thị trường chứng khoán suy giảm, MPC đã thực hiện chiến lược vay nợ để xây nhà mấy Minh Phú-Hậu Giang và các vùng nuôi tôm như Lộc An, Hòa Điền. Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn, trung bình từ 2007 tới 2011 là gần 67%, cấu trúc tài sản lệch về ngắn hạn mà trong đó tỉ lệ hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng lớn có thể gây khó khăn cho công về các khoản như dòng tiền,tính thanh khoản, khả năng trả nợ vay… Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tài sản ngắn hạn Minh Phú Hàng tồn kho Hàng tồn kho từ năm 2006 là 140 tỉ, tăng liên tục qua các năm và tới 2011 lên tới 2409 tỉ chiếm gần 50% tài sản ngắn hạn. Trong năm 2011 do việc nhà máy Hậu Giang hoạt động dưới công suất thiết kế chỉ đạt 40% đã khiến hàng tồn kho ứ động. Biểu đồ 4.3: Hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho qua các năm. Hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm chiếm tỉ trọng 92% là 2.255 tỷ năm 2011. Biểu đồ 4.4: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2011. Hàng tồn kho luôn ở mức cao và gia tăng là điều đáng lo ngại ở MPC, trong khi mặt hàng thủy hải sản thời gian bảo quản tương đối ngắn, dự trữ trong kho lạnh lâu ngày ảnh hưởng tới độ tươi sống - yếu tố chính trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm của mặt hàng này. Đồng thời, ứ đọng tiền vốn làm giảm lợi cũng như tính thanh khoản cho Công ty. Khoản phải thu Khoản phải thu của khách hàng trong từ năm 2008 giảm dần do công ty thắt chặt chính sách bán chịu để tăng nguồn tài trợ cho việc đầu tư góp vốn vào công ty Mseafood USA 20 triệu đô- chiếm 90% vốn điều lệ của Mseafood Tiếp tục trong năm 2010, 2011 do tình trạng lạm phát cao (năm 2011 gần 18%) khiến vĩ mô bất ổn, lãi suất tăng cao, MPC tiếp thực hiện chiến lược thắt chặt tín dụng, vòng quay hang tồn kho tiếp tục cao. Chính vì thắt chặt tín dụng nên MPC đã chủ trương không thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong chiến lược đa dạng hóa thị trường do khủng hoảng EU. Tại Trung Quốc, khách hàng thường tìm cớ trả chậm hoặc thiếu tiền thanh toán Biểu đồ 4.5: Các khoản phải thu ngắn hạn và vòng quay qua các năm. Kết luận: Tài sản ngắn hạn cho đến năm 2011 chiếm đến 50% là hàng tồn kho đang cho thấy những bất cập của Minh Phú, nếu quay vòng hàng tồn kho không tốt có thể ảnh hưởng tới vấn đề thanh khoản của công ty. Thắt chặt tín dụng với khách hàng là hướng đi đúng của công ty, việc thắt chặt tín dụng không ảnh hưởng tới doanh thu bằng chứng là doanh thu Minh Phú luôn tăng trường năm 2009 là gần 3.000 tỷ, năm 2010 là 5.000 tỷ và năm 2011 là gần 7.000 tỷ. Tài sản dài hạn So với tài sản ngắn hạn thì cơ cấu tài sản dài dạn hợp lí hơn, tập trung hơn 90% trong những năm gần đây. Tài sản dài hạn đã tăng từ mức 134 tỷ năm 2006 tới 1.649 tỷ năm 2012. Biểu đồ 4.6: Cơ cấu tài sản ngắn hạn. Tài sản cố định Nguồn tài sản cố định từ 2009 bắt đầu tăng mạnh, năm 2009 tăng 45% so với 2008, năm 2010 tăng 127% so với 2009, năm 2011 tăng 70% so với 2010. Nguyên nhân là do MPC bắt đầu tập trung đầu tư vào xây dựng các nhà máy để mở rộng sản xuất. Tháng 8/2009 khởi công xây dựng nhà máy thủy sản Minh Phú- Hậu Giang với vốn đầu tư khoản 20 triệu USD, với công suất thiết gấp ba lần Nhà máy Minh Phú Cà Mau, với công nghệ chế biến hiện đại cho phép tăng lợi nhuận thêm 5.000 - 10.000 đồng một kg tôm. Năm 2010 thành lập công ty TNHH nuôi tôm sinh thái Minh Phú và công ty Minh Phú – Lộc An; năm 2011 tăng vốn lên 150 tỷ đồng cho trại nuôi tôm Kiên Giang ffssf Biểu đồ 4.7: Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Hình 4.1: Trại nuôi tôm của công ty tại tỉnh Kiên Giang. Hình 4.2: Nhà máy Minh Phú – Hậu Giang Tuy nhiên Nhà máy Minh Phú Hậu Giang với công suất thiết kế gấp ba lần Nhà máy Minh Phú Cà Mau, lại không hoạt động đủ công suất như kế hoạch đề ra bởi thiếu công nhân lành nghề. Nguyên nhân dẫn tới sự ì ạch này do Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở cho công nhân. Đất quy hoạch làm nhà tập thể, Minh Phú đã ứng tiền giải phóng mặt bằng đủ theo yêu cầu của tỉnh, nhưng do vướng khiếu nại của người dân với tỉnh về chính sách đền bù giải tỏa bao năm qua, người dân không chịu giao đất. Đầu tư tài chính dài hạn Điểm đáng chú ý trong tài sản dài hạn nữa là khoản đầu tư tài chính mua các chứng chỉ quỹ tầm nhìn SSI giá trị ban đầu 200 tỷ, hiện nay giá trị còn lại là 148.8 tỷ, tức đã lỗ gần 51.2 tỷ đầu tư chứng khoán. Đây là bài học đắt giá cho ông Quang cũng như cổ đông vì thiếu vốn để phát triển nhưng lại đi đầu tư chứng khoán năm 2007 dẫn tới ứ động khoản vốn này và thua lỗ. Bảng 4.2: Khoản đầu tư tài chính dài hạn của Minh Phú. Kết luận Đầu tư vào máy móc hiện đại với công suất cao gấp ba lần hiện nay, xây dựng nhà máy Minh Phú Hậu Giang, xây dựng vùng nuôi tôm lớn với diện tích 1300 hecta để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tôm là một hướng đi đúng của Công ty. Phân tích tình hình nguồn vốn Bảng 4.3: Số liệu phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán qua các năm của Minh Phú Do đặc điểm cần nhiều vốn lưu động cho việc mua nguyên liệu nên doanh nghiệp trong ngành sử dụng khá nhiều nợ vay, điều này sẽ là khó khăn trong tình hình lãi suất cao hiện nay. Biểu đồ 4.8: Cơ cấu nguồn vốn. Nhìn vào cấu trúc vốn ta thấy có sự gia tăng vay nợ trong hai năm 2010 và 2011. Từ mức Nợ/TTS = 32.5% năm 2006 đến 2011 tỉ lệ này là 74.43%, tương ứng với giá trị tổng nợ là 4696 tỷ. Trong điều kiện lạm phát cao trong năm 2011 thì đây là một khó khăn của Minh Phú khi quyết định vay nợ với lãi suất gần 18% năm để đầu tư cho nhà máy Minh Phú Hậu Giang. Biểu đồ 4.9: Hạn mức vay nợ tại các ngân hàng với lãi suất trung bình 18%/năm 2011 Việc vay nợ đầu tư vào nhà máy lại được tài trợ chủ yếu bang vốn vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao so với dài hạn. Đến năm 2011 vay nợ dài hạn là 1440 tỷ trong khi vay ngắn hạn tới 2607 tỷ. Điều này có thể mang tới rủi ro khi lấy vốn ngắn hạn là chủ yếu để đầu tư vào tài sản dài hạn. Biểu đồ 4.10: Vay nợ ngắn và dài hạn Nhìn vào biểu đồ vay nợ ta thấy rõ mục đích vay nợ của MPC trong năm 2011 gần 4000 tỷ đồng dùng vào hai việc chủ yếu là xây dựng nhà máy Hậu Giang và các vùng nuôi tôm, gia tăng hang tồn kho phục vụ cho nhà máy mới với công suất 3000 tấn/năm. Kết luận: Như vậy việc vay quá nhiều nợ ngắn hạn dung cho mục đích dài hạn có thể ảnh hưởng tới tính thanh khoản của Công ty sau này. Trong môi trường lãi suất cao điều này ảnh hướng lớn tới lợi nhuận của Công ty. Phân tích tình hình tài chính qua bảng thu nhập Bảng 4.4: Số liệu bảng kết quả kinh doanh của Minh Phú qua các năm. Doanh thu thuần Biểu đồ 4.11: Doanh thu qua các năm của Minh Phú. Gói kích cầu năm 2009 của Chính Phủ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong đó có ngành thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho các MPC tiếp cận được với các nguồn vốn trung hạn giá rẻ nhờ thế mở rộng quy mô với chi phí thấp năng cao năng lực cạnh tranh về giá so với các sản phẩm của các nước khác. Bên cạnh đó tỷ giá USD/VND được điều chỉnh theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp định thương mại Việt Nhật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2010 đối với mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước này sẽ chịu mức thuế 0%. Năm 2010 là năm bản lề cho chu kỳ tăng trưởng của MPC khi Công ty quyết định đẩy mạnh một loạt các dự án đầu tư lớn gồm: Nhà máy chế biến tôm ở Hậu Giang với công suất 20.000 tấn/năm, tương đương tổng công suất của 3 nhà máy hiện tại Nhà máy thức ăn tôm ở Cà Mau công suất 100.000 tấn/năm; Cảng container Hậu Giang Nhà máy bao bì ở Cà Mau. Như vậy, tăng trưởng trong năm 2010 đến từ: (1) Nhu cầu và giá bán tôm tiếp tục được cải thiện sau khủng hoảng; (2) MPC đã cải tiến, nâng công suất của các nhà máy cũ thêm 25%, từ 16.000 tấn tôm thành phẩm/năm lên 20.000 tấn/năm; (3) Tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng. Năm 2011 cùng với nhu cầu tôm trên thế giới tăng mạnh, đặc biệt ở Mỹ do vụ tràn dầu vịnh Mexico, doanh thu xuất khẩu của Minh Phú không ngừng gia tăng tới năm 2011 đạt giá trị doanh thu 7039 tỷ, giá trị xuất khẩu năm 2011 là 334.386.269,18USD, với khối lượng 27.178.199,09kg tăng 17.55% về lượng và 35.03% về giá trị so với năm 2010. Các loại chi phí Giá vốn hàng bán hằng năm ở mức trung bình là 83% ở mức hợp lí và tốt trong ngành xuất khẩu thủy sản, điều này hàm ý các sản phẩm tôm của Minh Phú có giá trị gia tăng cao. Biểu đồ 4.12: Cơ cấu giá vốn hàng bán vá các chi phí so với tổng doanh thu. Biểu đồ 4.13: Diễn biến của các chi phí qua các năm. Chi phí tài chính Chi phí tài chính tăng cao nhất vào năm 2008 là 12.7% , sau đó về lại mức thấp năm 2010 là 3.33% và có xu hướng tăng lại trong năm 2011 là 5.63%: Năm 2008 do việc trích lập dự phòng chứng khoán và đầu tư quỹ tài chính SSI cùng với lãi suất cho vay cao gần 25% Biểu đồ 4.14: Diễn biến lạm phát dự báo và lạm phát thực tế. Năm 2011 dư nợ phải trả của MPC hiện lên tới 4.000 tỷ đồng. Hiện Công ty phải gánh chịu lãi vay cho khoản đầu tư vào Nhà máy Minh Phú Hậu Giang, Công ty nuôi trồng thủy sản Lộc An và Công ty Nuôi trồng thủy sản Hòa Điền… trong khi những dự án này vẫn chưa tạo ra lợi nhuận. Biểu đồ: 4.15: Chi phí tài chính và lãi vay so với tổng nợ vay. Đầu quý II-2011, do e ngại biến động tỷ giá, Minh Phú vay USD rất ít, chủ yếu vay tiền đồng. Lãi suất bằng tiền đồng thời điểm ấy trung bình 16%/năm, bằng đồng USD là 6%/năm, riêng lãi suất trái phiếu và vay dài hạn ở mức 18-19%/năm. Lãi phải trả cho khoản vay 700 tỷ đồng trái phiếu theo hợp đồng phát hành, MPC phải hạch toán lãi vay vào tháng 6 vừa qua. Riêng tiền lãi trái phiếu và lãi vay ngân hàng trong sáu tháng ngốn tới 225.7 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, do Nhà máy Minh Phú Hậu Giang đi vào hoạt động nên toàn bộ phần lãi vay đầu tư xây nhà máy không còn được kết chuyển vào nguyên giá tài sản cố định mà được hoạch toán vào chi phí tài chính hoạt động sản xuất - kinh doanh Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lí doanh nghiệp được công ty quản lý rất tốt, trung bình ở mức 1.3% so với doanh thu và duy trì ở mức ổn định Chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng cao trung bình ở mức 6%. Trong ba năm gần đây chi phí bán hàng có xu hướng giảm tới năm 2011 là 5.3% so với doanh thu. Đây là điều rất tốt khi chi phí lãi vay có xu hướng tăng. Chi phí khác Năm 2008 phần chi phí khác tăng cao bất thường 210 tỷ đồng, chiếm 8.73% là so với doanh thu là do Công ty thanh lý tòa nhà đang xây dựng tại Q3-TPHCM cho Công ty cổ phần đầu tư Minh Phú (sau này đổi tên thành công ty cổ phần đầu tư Long Phụng). Tuy nhiên phần thu nhập bán tòa nhà này Minh Phú thu về được là gần 259 tỷ. Phân tích tình hình tài chính qua lưu chuyển tiền tệ Bảng 4.5: Số liệu bảng lưu chuyển tiền tệ của Minh Phú qua các năm. Biểu đồ 4.16:Lưu chuyển tiền tệ ba hoạt động chính: kinh doanh, đầu tư, tài chính. Nhận xét ba dòng tiền chính của Minh Phú như sau: Mặc dù lợi nhuận hàng năm tạo ra cao nhưng dòng tiền chính từ hoạt động kinh doanh lại đang âm từ năm 2010 và 2011 âm tới 727 tỷ. Tác nhân chính khiến dòng tiền âm là Minh Phú đã gia tăng dự trữ hàng tồn kho tới gần 1181 tỷ mà cụ thể là tăng giá trị thành phẩm chiếm tỉ trọng 92%. Dòng tiền đầu tư hàng năm trong xu hướng âm và âm nhiều nhất trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 397 và 726. Điều này cho thấy Minh Phú đang trong giai đoạn phát triền, cần nhiều vốn cho vùng nguyên liệu và đầu tư xây dựng nhà máy Minh Phú Hậu Giang. Để tài trợ cho việc dòng tiền kinh doanh, đầu tư âm, công ty đã không thực hiện phát hành tăng vốn cổ phần mà lại đi vay nợ quá nhiều trong điều kiện lạm phát cao năm 2010 là 741 tỷ và 2011 là 1092 tỷ. Đây là nguyên nhân dẫn tới quí 2 hợp nhất 2012 Công ty đã lỗ lần đầu tiên trong ba năm gần nhất. Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ số thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành 2.74 1.74 1.54 1.65 1.50 1.20 Tỷ số thanh toán nhanh 2.30 1.42 0.87 0.77 0.81 0.52 Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.10 0.02 0.09 0.18 0.43 0.31 Tỷ số hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 9.65 9.06 4.01 4.12 4.21 2.92 Vòng quay các khoản phải thu 2.04 2.62 4.93 13.36 11.18 14.89 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 10.09 5.55 9.78 7.24 5.27 4.27 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.31 1.11 1.27 1.39 1.31 1.11 Tỷ số đòn bẩy Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.32 0.48 0.56 0.49 0.64 0.74 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.49 0.93 1.36 1.00 1.86 3.06 Vay nợ(nợ ngân hàng, trái phiếu) trên tổng nợ 0.78 0.95 0.88 0.90 0.90 0.86 Khả năng thanh toán lãi vay(EBITDA) 4.61 4.82 -0.02 3.35 2.86 1.25 Tỳ số sinh lợi ROS 5.70% 8.05% -1.45% 7.73% 5.94% 3.91% ROA 7.46% 8.95% -1.84% 10.76% 7.79% 4.35% ROE 11.25% 17.41% -4.44% 21.99% 22.67% 17.90% Tỷ số giá thị trường EPS 1,285 3,033 -596 3,417 4,376 3,934 P/E - 18.56 -19.30 9.69 6.65 3.71 P/B - 4.98 0.75 2.52 1.89 0.76 Cổ tức/ mệnh giá 0 14% 0 15% 0 0 Bảng 4.6: Các nhóm tỷ số tài chính của Minh Phú qua các năm. Bảng 4.7:Giá trị cổ phiếu của MPC và các đối thủ cùng ngành. Bảng 4.8: Các nhóm tỷ số tài chính của Minh Phú và các công ty cùng ngành năm 2011 Tỷ số thanh toán Biểu đồ 4.17: Diễn biến các tỷ số thanh toán qua các năm. Do việc vay nợ của ông ty trong những năm gần đây luôn thiên về vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và vốn lưu động nên tỷ số thanh toán hiện hành có xu hướng giảm từ 2.74 năm 2006 về 1.2 năm 2012. Tuy nhiên mức vay nợ chưa khiến Công ty lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính khi tỷ số vẫn trên mức 1. So với chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh giảm hơn nửa do xu hướng gia tăng hàng tồn kho trong những năm gần đây. Tỷ số thanh toán tiền mặt tăng từ khoảng 0.1 những năm trước đó lên 0.43 năm 2010 và 0.31 năm 2011 do Minh Phú có khoản trái phiếu dài hạn 700 tỷ bù đắp cho khả năng thanh toán tiền xu hướng tăng. Cả ba chỉ số thành toán nếu so với doanh nghiệp thủy sản tôm - thực phẩm Sao Tạ là FMC đều thấy khả năng tài chính của MPC là cao hơn rất nhiều. Tỷ số hoạt động Biểu đồ 4.18: Diễn biến nhóm tỷ số hoạt động qua các năm. Vòng quay khoản phải thu tăng cao trong năm 2009 tới 2011 lên tới gần 14 lần. Điều này cho thấy Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng. Điều này bắt buộc vì khoản vay nợ của công cao nên phải xoay vòng khoản phải thu nhanh để duy trì tính thanh khoản. Tuy Minh Phú đã gia tăng hàng tồn kho trong hai năm gần đây lên cao, tuy nhiên doanh thu cũng tăng mạnh tương ứng làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho duy trì mức không đổi từ năm 2008, dao động quanh giá trị 4. Tuy nhiên mức này thấp hơn so với FMC, do đó cần phải thực hiện chiến lược về hàng tồn kho tốt hơn. Các tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tổng tài sản, vốn cổ phần đều ở mức trên 1 cho thấy Công ty đã sử dụng tốt các tài sản. Tỷ số đòn bẩy Biểu đồ 4.19: Diễn biến nhóm tỷ số đòn bẩy qua các năm. Do thực hiện vay nợ cao mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn trong những năm gần đây cho nên các tỷ số về tỷ lệ nợ đều tăng đặc biệt mức tỷ số nợ trên vốn cổ phần đã tăng gấp ba lần từ năm 2009 đến 2011. Khả năng trả lãi vay vẫn ở mức an toàn cho dù giảm gấp ba lần trong ba năm gần đây. - Các tỷ số so với FMC đều tốt hơn tuy vốn chủ sở hữu của MPC lớn hơn nhiều so với FMC. Tỷ số sinh lợi Biểu đồ 4.20: Diễn biến nhóm tỷ số sinh lợi qua các năm. Ba tỉ suất sinh lợi ROE, ROA, ROS biến thiên cùng chiều qua các năm: + Năm 2006-2007: biến thiên theo xu hướng tăng + Năm 2009-2011: biến thiên theo xu hướng giảm + Năm 2008: cả 3 chỉ số cùng âm Nguyên nhân của sự biến thiên cùng chiều này là tỉ trọng của giá vốn hàng bán so với doanh thu, từ năm 2009 do giá tôm giống tăng, dịch bệnh tôm xuất hiện ngày càng nhiều, chi phí giá vốn hàng bán có xu hướng tăng: Biểu đồ 4.21: tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu Năm 2008, Minh Phú đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn tổng cộng gần 210 tỉ, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng: VNINDEX đầu năm 2008 là 921 điểm, cuối năm 313 điểm khiến công ty đã lập khoản dự phòng giảm giá gần 155 tỉ. Cùng với lãi suất cho vay thời điểm đó lên tới 23%-25% đã khiến chi phí lãi vay tăng vọt lên 176 tỉ từ mức 47 tỉ năm 2007 đã làm cho các tỉ suất sinh lợi ROS, ROE, ROA âm trong năm 2008 Từ năm 2009 đến 2011 cùng với tỉ trọng giá vốn hàng bán tăng chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay tăng vọt đã khiến tỉ suất sinh lợi có xu hướng giảm. Nhờ tận dụng được đòn bẩy tài chính tỉ suất ROE tăng cao so với ROA ROE = ROA x (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) Biểu đồ 4.22: ROE, ROA, Tổng tài sản/VCSH CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO MINH PHÚ Các khoản đầu tư chứng khoán niêm yết và quỹ tầm nhìn SSI Giống như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác trong thời hưng thịnh của chứng khoán năm 2006, 2007, Minh Phú cũng bị sa vào những phi vụ đầu tư tài chính. Thế nhưng, cơn bão tài chính toàn cầu đã làm khối tài sản của nhiều doanh nghiệp bốc hơi và trong đó có Minh Phú. Biểu đồ 5.1: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn Một sai lầm của ông Quang - chủ tịch Minh Phú là khoản đầu tư 200 tỷ đồng vào Quỹ Tầm Nhìn SSI, quỹ đầu tư chứng khoán do SSI quản lý. Khoản đầu tư này, theo ông Quang, là chưa thu được đồng lãi nào nhưng mỗi năm phải trích lập dự phòng tài chính lên đến hơn 50 tỷ đồng. Và ông đang tìm cách thoát ra sao cho ít thiệt hại nhất. Khuyến nghị: Khi quỹ tầm nhìn lấy ý kiến giải thể hay tiếp tục hoạt động vào tháng 11-2012, Minh phú nên rút khỏi quỹ và thu về khoản tiền mặt tính tới năm 2011 là gần 150 tỷ, chấp nhận việc thua lỗ 50 tỷ. Tiền thu về sẽ thực hiện chi trả các khoản vay nợ, giảm đòn bẩy tài chính. Hàng tồn kho Hàng tồn kho MPC tăng mạnh trong năm 2011 do dự trữ thành phẩm cho nhà máy Minh Phú Hậu Giang hoạt động. Tuy nhiên công suất nhà máy hiện chỉ đạt 40% so với thiết kế làm hang tồn kho ứ đọng, khiến chỉ số hang tồn kho giảm mạnh. Bảng 5.2: Diến biến hàng tôn kho và vòng quay hàng tồn kho qua các năm Khuyến nghị Với những khó khăn nhất định về các điều kiện cho nhà máy Hậu Giang hoạt động, công ty cần đẩy nhanh giảm lượng thành phẩn hang tồn kho ở mức hợp lí. Điều này là nằm trong khả năng công ty vì doanh thu luôn tăng trưởng cao Thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ lên 1000 tỷ đồng Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú (MPC) đặt kế hoạch năm 2012 sẽ hoàn tất việc tăng vốn từ 700 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng bằng cách phát hành 30 triệu cổ phiếu. Doanh nghiệp đã ký hợp đồng tư vấn bảo lãnh phát hành với một đơn vị nước ngoài để đảm bảo cho đợt huy động vốn thành công. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty, đã có một số quỹ đầu tư nước ngoài quy mô lớn có tiếp xúc ban đầu để tiến hành thẩm định doanh nghiệp, đàm phán ở bước cao hơn ở bước cao hơn. Biểu đồ 5.3: Cơ cấu NNH, NDH, VCSH, CĐ thiểu số qua các năm. Khuyến nghị Kế hoạch phát hành tăng vốn cần đẩy nhanh để công ty tiến tới cấu trúc vốn tối ưu, giảm tỉ lệ nợ, tình hình tài chính tốt hơn đủ sức để đương đầu với tình hình vĩ mô đang bất ổn của Việt Nam hiện nay, đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÁO CÁO PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ-MPC.doc
Tài liệu liên quan