Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo kênh Ba Bò, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo kênh Ba Bò, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẢI TẠO KÊNH BA BÒ Phần I GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của khu vực phía Nam, hiện đang thu hút một số lớn dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Việc hình thành dự án trên kéo theo nhiều hệ quả cần giải quyết như giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị và di dời tái bố trí dân cư để sử dụng đất xây dựng, mở rộng hệ thống thoát nước… Thủ Đức là địa bàn trọng điểm về đô thị hóa nhằm thực hiện chủ trương phát triển đến năm 2020 của thành phố. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội cũng kéo theo phát triển về cơ sở hạ tầng. Hệ thống kênh rạch tiếp nhận nước thải, thoát nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, Kênh Ba Bò hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận nguồn nước thải của các khu công nghiệp, thải trực tiếp ra, gây ô nhiễm nguồn nước trên kênh và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm suy thoái chất lượng môi trường sống của người dâ...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo kênh Ba Bò, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẢI TẠO KÊNH BA BÒ Phần I GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của khu vực phía Nam, hiện đang thu hút một số lớn dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Việc hình thành dự án trên kéo theo nhiều hệ quả cần giải quyết như giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị và di dời tái bố trí dân cư để sử dụng đất xây dựng, mở rộng hệ thống thoát nước… Thủ Đức là địa bàn trọng điểm về đô thị hóa nhằm thực hiện chủ trương phát triển đến năm 2020 của thành phố. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội cũng kéo theo phát triển về cơ sở hạ tầng. Hệ thống kênh rạch tiếp nhận nước thải, thoát nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, Kênh Ba Bò hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận nguồn nước thải của các khu công nghiệp, thải trực tiếp ra, gây ô nhiễm nguồn nước trên kênh và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm suy thoái chất lượng môi trường sống của người dân sống trong khu vực. Nhận thấy những tác động tiêu cực này, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố thành lập dự án cải tạo kênh Ba Bò. Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định cải tạo mở rộng kênh phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Báo cáo ĐTM này sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định đảm bảo phát triển bền vững. ĐỊA ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU Địa Điểm: Dự án cải tạo kênh Ba Bò có tổng chiều dài 2,5 Km thuộc các khu vực: phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh, Đồng An – Thuận An – tỉnh Bình Dương. Khu Vực Nghiên Cứu: Phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh, xã Đồng An – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương. VẤN ĐỀ QUAN TÂM Đánh giá tác động cải tạo kênh Ba Bò đến môi trường xung quanh. CÁCH TRÌNH BÀY Nội dung báo cáo PHẦN I : GIỚI THIỆU PHẦN II: XÂY DỰNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHẦN III: SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Phần II XÂY DỰNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẢI TẠO KÊNH BA BÒ 2.2 CƠ QUAN QUẢN LÝ UBND Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh 2.4 CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP CÙNG THAM GIA Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh Sở Giao Thông Công Chính Thành phố Hồ Chí Minh Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trung Tâm Điều Hành Chương trình Chống Ngập Lụt 2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.5.1 Nghiên cứu liên quan đến đề tài: 10 nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1. Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát 2. Cải tạo kênh Bến Nghé – Tàu Hủ 3. Kiểm soát lũ và cải tạo môi trường ở Đồng Tháp Mười. 4. Triển khai dự án cải tạo môi trường kênh Chín Tế. 5. Cần khôi phục hệ thống kênh rạch tự nhiên. 6. Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm 7. Dự án cải thiện Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 8. Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo. 9. Vấn đề nhức nhối rác thải, nước thải. 10. Xử lý rác thỉa và ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh. 5 ngiên cứu gần nhất với đề tài ngiên cứu: 1. Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát 2. Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm 3. Dự án cải thiện Nhiêu Lộc – Thị Nghè 4. Cải tạo kênh Bến Nghé – Tàu Hủ 5. Triển khai dự án cải tạo môi trường kênh Chín Tế. 2.5.2 Tính Cần Thiết Của Nghiên Cứu Hiện nay kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng bởi nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh xả thải chưa đạt tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi từ các khu dân cư sống dọc theo kênh. Mức độ ô nhiễm hiện nay rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt sức khỏe người dân. Để bảo đảm đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường xung quanh cần phải xây dựng dự án cải tạo kênh Ba Bò. 2.6 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu lâu dài Tìm hiểu và áp dụng luật bảo vệ Môi Trường vào đề tài Có thể làm tài liệu tham khảo sau này Mục tiêu cụ thể Đánh giá năng lực xử lý và tổng hợp thông tin của cá nhân và làm việc tập thể Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn Nghiên cứu ảnh hưởng việc cải tạo kênh Ba Bò trong quá trình thực hiện. 2.7 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 2.7.1 Các Công Trình Chính Hệ thống cống hộp. Hệ thống cầu qua kênh. 2.7.2 Các Công Trình Phụ Trợ Hành lang bảo vệ. Hàng rào chắn Hệ thống cây xanh. 2.7.3 Xây Dựng Quy Trình Công Nghệ 2.7.4 Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho xây dựng 2.7.5 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho việc thực hiện dự án 2.7.6 Tóm tắt quá trình đầu tư của dự án 2.7.7 Nhu cầu nhân lực 2.7.8 Tiến độ xây dựng và thời gian hoạt động của dự án 2.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát và đo đạc xử lý số liệu tìm ra phương hướng xử lý. 2.9 DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU STT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kinh phí dự kiến (1000 VNĐ) 1 Thu thập thông tin số liệu Qua mạng internet Qua sách báo Công tác phí 500.000 đ/tuần x 2 500 300 1.000 Tổng cộng 1.800 2 Khảo sát tại vùng dự án và chung quanh 2.1 Khảo sát hệ sinh thái và môi trường xung quanh 2.2 Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn các hộ dân sống hai bên bờ kênh 2.3 Xác định mật độ giao thông tại khu vực Đếm xe 2 lần x 2 trạm x 500.000 đ/lần.trạm 2.000 1.000 1.000 Tổng cộng 4.000 3 Nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động tới môi trường 3.1 Đánh giá, dự báo khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái kênh 3.2 Đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến đời sống người dân 3.3 Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội 3.4 Đánh giá ảnh hưởng đến giao thông 3.5 Đánh giá, dự báo cải tạo kênh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 3.6 Đánh giá, dự báo do di dời giải tỏa 6.000 5.000 6.000 6.000 10.000 5.000 Tổng cộng 38.000 4 Nghiên cứu các đề xuất khống chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và quản lý môi trường 4.1 Đề suất các biện pháp do di dời, giải tỏa 4.2 Đề suất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 4.3 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 4.4 Các giải pháp phân luồng giao thông 4.000 20.000 5.000 3.000 Tổng cộng 32.000 5 Xây dựng báo cáo Phân tích, xử lý số liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp In tài liệu, vẽ bản đồ Mua bút, giấy, tài liệu liên quan 10.000 3.000 2.000 Tổng cộng 15.000 6 Chi phí thực địa Tiền xe đi khảo sát 30.000 đ/lần.người x 5 người x 4 lần Chi phí phụ cấp 20.000 đ/lần.người x 5 người x 4 lần 600 400 Tổng cộng 1.000 7 Các chi phí khác Chuẩn bị tài liệu (phiếu khảo sát, tài liệu họp, tài liệu tuyên truyền…) Điện, điện thoại, gửi tài liệu 2.000 3.000 Tổng cộng 5.000 Tổng 1+2+3+4+5+6+7 96.800 2.10 SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI Báo cáo “ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẢI TẠO KÊNH BA BÒ” 2.11 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Tuần thứ 1 Tuần thứ 2 Tuần thứ 3 Tìm đề tài nghiên cứu Thu thập thông tin và đánh giá tác động Xây dựng báo cáo Hoàn thành Phần III SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động đến môi trường do thực hiện công tác xây dựng cải tạo Kênh Ba Bò dựa trên quy hoạch của dự án cũng như các nguồn gây ô nhiễm trước khi thực hiện dự án, trong khi thực hiện dự án và trong khi vận hành sau thi công. Đánh giá tác động được thực hiện theo từng giai đoạn hoạt động như sau: Giai đoạn tiền dự án Giai đoạn xây dựng cải tạo kênh Giai đoạn hoàn thiện và đưa vào hoạt động Việc thực hiện cải tạo kênh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc giám tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực cải tạo ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó, một số tác động mang tính thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của việc xây dựng cải tạo. Các tác động này có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng hoặc trong giai đoạn đưa vào hoạt động. Trong quá trình đánh giá, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sẽ dđược xác định dựa trên những tiêu chuẩn sau: Ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng Làm tahy đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động, gây tổn hại lâu dài, khả năng khôi phục lại trong tương lai là rất thấp (khoảng 10 năm). Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ảnh hưởng môi trường lớn Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động trên khu vực rộng lớn, gây tổn thất ở mức độ trung bình (kéo dài trên 2 năm), nhưng có khả năng khôi phục lại trong 10 năm. Có thể ành hưởng đến sức khỏe con người. Gây thiệt hại về tái chính cho người sử dụng hoặc công chúng. Ảnh hưởng môi trường trung bình Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động trong phạm vi cục bộ và trong thời gian ngắn, có khả năng khôi phục tốt. Mức độ thay đổi tương tự như thay đổi trong hiện tại nhưng có thể tạo ra các tích lũy. Có thể ảnh hưởng đến sứ khỏe con người nhưng không chắc chắn, có thể gây trờ ngại cho một số người sử dụng. Ảnh hưởng mọi trường nhỏ Các tác động chỉ xay ra trong phạm vi biến thiên hiện tại nhưng có thể giám sát và/hoặc nhận biết được. Có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhưng không gây cản trở cho người sử dụng hay công chúng. Ảnh hưởng môi trường không đáng kể Thay đổi không thể nhận biết hoặc đo lường được dựa trên các hoạt động căn bản Ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe hoặc chất lượng cuộc sống Không gây ảnh hưởng tới môi trường Không gây ảnh hưởng tương hỗ và do đó không xảy ra thay đổi. Ảnh hưởng môi trường có lợi Chắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM (2).doc