Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo Kênh Ba Bò, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo Kênh Ba Bò, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức: Phần 1 GIỚI THIỆU BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của khu vực phía Nam. Thành phố hiện đang thu hút một số lớn dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Cùng với việc hình thành các dự án trên , thành phố hiện đang đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn, kéo theo nhiều hệ quả cần giải quyết như dân số tăng quá nhanh, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giải tỏa đền bù, mở rộng hệ thống thoát nước, chỉnh trang đô thị và di dời tái bố trí dân cư để sử dụng đất xây dựng, … Thủ Đức là một trong những địa bàn trọng điểm về đô thị hóa nhằm thực hiện chủ trương phát triển đến năm 2020 của thành phố. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội ở nơi này cũng kéo theo việc cần thiết phải phát triển về cơ sở hạ tầng. Thủ Đức hiện nay đang được chú trong phát triển về lĩnh vực công nghiệp với sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất qui mô đáng kể. Cùng với việc đầu tư phát triển các ngành công ngh...

doc21 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu vấn đề môi trường cải tạo Kênh Ba Bò, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 GIỚI THIỆU BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của khu vực phía Nam. Thành phố hiện đang thu hút một số lớn dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. Cùng với việc hình thành các dự án trên , thành phố hiện đang đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn, kéo theo nhiều hệ quả cần giải quyết như dân số tăng quá nhanh, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giải tỏa đền bù, mở rộng hệ thống thoát nước, chỉnh trang đô thị và di dời tái bố trí dân cư để sử dụng đất xây dựng, … Thủ Đức là một trong những địa bàn trọng điểm về đô thị hóa nhằm thực hiện chủ trương phát triển đến năm 2020 của thành phố. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội ở nơi này cũng kéo theo việc cần thiết phải phát triển về cơ sở hạ tầng. Thủ Đức hiện nay đang được chú trong phát triển về lĩnh vực công nghiệp với sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất qui mô đáng kể. Cùng với việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp này thì vấn nạn đi kèm theo đó là ô nhiễm từ các xí nghiệp và các khu công nghiệp mà điển hình nhất và dễ nhận thấy nhất là ô nhiễm nước do việc sản xuất sẽ phát sinh một lượng nước thải khá lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Hệ thống kênh rạch ở Thủ Đức hiên nay đã bị ô nhiễm rất nghiệm trọng do việc xả nước thải vẫn chưa được các cấp chính quyền và nhà đầu tư quan tâm đúng mức. Điển hình cho việc ô nhiễm môi trường nước đó là vấn đề ô nhiễm kênh Ba Bò đã được đề cập từ rất lâu nhưng vẫn chưa được đưa ra xử lí. Nhận thấy sự cấp thiết đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố thành lập dự án cải tạo kênh Ba Bò. Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định cải tạo mở rộng kênh phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Báo cáo ĐTM này sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định đảm bảo phát triển bền vững. ĐỊA ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU Địa điểm: Dự án cải tạo kênh Ba Bò có tổng chiều dài 2,5 Km thuộc các khu vực: phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh, Đồng An – Thuận An – tỉnh Bình Dương. Khu Vực Nghiên Cứu: Phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh, xã Đồng An – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương. VẤN ĐỀ QUAN TÂM Đánh giá tác động cải tạo kênh Ba Bò đến môi trường xung quanh. NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung thực hiện báo cáo bao gồm các vấn đề chính sau đây Phần 1: GIỚI THIỆU Phần 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần 3: NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM Phần 2 XÂY DỰNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - CẢI TẠO KÊNH BA BÒ. CƠ QUAN QUẢN LÝ - Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN - Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP CÙNG THAM GIA Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Giao thông công chính Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập lụt. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu liên quan đến đề tài: 10 nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1. Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát 2. Cải tạo kênh Bến Nghé – Tàu Hủ 3. Kiểm soát lũ và cải tạo môi trường ở Đồng Tháp Mười. 4. Triển khai dự án cải tạo môi trường kênh Chín Tế. 5. Cần khôi phục hệ thống kênh rạch tự nhiên. 6. Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm 7. Dự án cải thiện Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 8. Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo. 9. Vấn đề nhức nhối rác thải, nước thải. 10. Xử lý rác thỉa và ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh. 5 nghiên cứu gần nhất với đề tài: 1. Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát: Khu vực kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là một trong những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất của TPHCM. Hiện nay ở đây, UBNDTP đã cho thực hiện dự án cải tạo kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên. Đến nay, có 3.182 trường hợp bị ảnh hưởng của dự án, tăng hơn 100 trường hợp so với trước đây, trong đó có 1.374 hộ dân bị giải tỏa trắng có nhu cầu tái định cư, tăng hơn 70 hộ. Riêng quận Bình Tân, có 189/1.050 hộ dân đã nhận tiền đền bù đề nghị tái định cư đợt 1, nhưng đến tháng 6-2008 mới được bốc thăm nền đất và căn hộ ở chung cư Da Sà, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa. Trước tình hình như vậy, các đơn vị tham gia dự án nên rút kinh nghiệm trong điều hành quản lý, tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy dự án nhanh hơn, kịp với hướng đầu tư nhà máy xử lý nước thải Tham Lương, Bến Cát và hệ thống thu gom nước đặt tại phường An Phú Đông quận 12, với công suất 110.000m³/ngđ đã được thành phố chấp thuận về mặt chủ trương. 2. Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 2 với kinh phí đầu tư khoảng 8.000 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA Nhật khoảng 6.800 tỉ đồng.  Dự án này sẽ xóa ngập trên khu vực có diện tích 2.000ha ở bờ nam quận 4 và quận 8, làm trong sạch kênh Bến Nghé - Tàu Hủ. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án triển khai trong thời gian từ năm 2009 - 2012. Giai đoạn 2 sẽ được thực hiện với tổng số vốn lên đến 8.169 tỷ đồng. Hệ thống kênh này là hướng thoát nước quan trọng bậc nhất TP HCM. Để thực hiện dự án, sẽ có 12.544 m2 đất cần đền bù giải toả và thu hồi. Số hộ sẽ bị ảnh hưởng dự kiến lên đến 299 hộ. Trong số này có 154 hộ bị giải tỏa toàn phần và được bố trí tái định cư. Ngoài ra, sẽ có 145 hộ bị giải tỏa, đền bù một phần đất. Tổng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng lên đến 159,3 tỷ đồng. 3. Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Dự án vệ sinh môi trường TP HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng mức đầu tư ban đầu là 199,96 triệu USD và giai đoạn hai là 249,69 USD. Trong đó vốn ODA chiếm 166,34 triệu USD (lãi suất 0%) còn lại là vốn đối ứng. Dự kiến công trình này hoàn thành vào tháng 11/2006. Mục tiêu của dự án nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực; cải tạo, chỉnh trang dòng kênh, cải thiện môi trường sống... Phạm vi ảnh hưởng của dự án đến khoảng 1,2 triệu dân của 7 quận nội thành. 4. Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm: Ngoài việc nạo vét lòng kênh và làm lại tuyến đường dọc kênh, dự án sẽ lắp đặt cống hộp để tránh bay mùi ô nhiễm ra khu vực. Dự án có tổng chiều dài 603,6 m (từ đường Âu Cơ đến giao lộ Bế Văn Đàn - Đồng Đen), kinh phí đầu tư hơn 37,6 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 5-2009. 5. Triển khai dự án cải tạo môi trường kênh Chín Tế: Thời gian thi công nạo vét kênh và xây dựng cống trên kênh trong vòng 120 ngày. Nguồn vốn thực hiện dự án cải tạo môi trường kênh Chín Tế gồm nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam - Đan Mạch, Hợp phần PCDA và kinh phí đối ứng từ địa phương (phục vụ giải tỏa đền bù, tái định cư, khôi phục cầu đường, và hệ thống thoát nước nội bộ). Tổng vốn đầu tư gần 6,7 tỷ đồng, trong đó PCDA hỗ trợ 79%. Tính Cần Thiết Của Nghiên Cứu Hiện nay kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng bởi nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn tiếp nhận, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi từ các khu dân cư sống dọc theo kênh. Mức độ ô nhiễm hiện nay rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt là sức khỏe người dân. Để bảo đảm đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường xung quanh, cần phải xây dựng dự án cải tạo kênh Ba Bò. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu lâu dài Tìm hiểu và áp dụng luật bảo vệ môi trường vào đề tài. Cung cấp cơ sở khoa học cho các chức năng về bảo vệ môi trường trung ương và địa phương trong phê duyệt, giám sát và quản lí đề tài. Đồng thời nghiên cứu đề tài giúp cho cơ quan thực hiện đề tài có những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược và lau75 chọn các giải pháp tối ưu , lựa chọn hệ thống, thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Có thể làm tài liệu tham khảo sau này. Mục tiêu cụ thể Xác định các tác động tiềm tàng tới môi trường do xây dựng và hoạt động đề tài. Đề xuất các biện pháp khả thi để giàm thiểu ô nhiễm. Đánh giá năng lực xử lý và tổng hợp thông tin của cá nhân và làm việc tập thể Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Nghiên cứu ảnh hưởng việc cải tạo kênh Ba Bò trong quá trình thực hiện. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Môi trường địa lý Địa hình, khí hậu, khí tượng ( to, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi…). Chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm nước. Các bản đồ địa hình. Môi trường sinh học Danh mục các loại động thực vật sống trong môi trường kênh. Danh mục các loại thực vật sống ven bờ kênh. Các vấn đề kinh tế xã hội Đặc điểm dân số, mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất. Y tế cộng đồng. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm và nước mặt.(số điểm thu thập???) Khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu động vật phiêu sinh và thực vật đáy.(số điểm thu thập???). Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức – TPHCM Phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình sống ven kênh. Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua các cơ quan quản lý. Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường sống ven kênh. Nghiên cứu về tác động cải tạo kênh Ba Bò đến môi trường Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa. Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền mùi từ kênh trước và sau khi cải tạo. Đánh giá khả năng tác động của bụi, mùi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình thực hiện cải tạo. Đánh giá ảnh hưởng đến thực vật sống ven kênh. Đánh giá ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong kênh. Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động Đề xuất các biện pháp giảm thiểu do di dời, giải tỏa. Đề xuất biện pháp giảm thiểu sự phát tán mùi hôi trong không khí. Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình thực hiện cải tạo. Đề xuất các biện pháp khống chế, thu gom rác thải trên toàn kênh. Đề xuất biện pháp xử lý nước thải (thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý). Các phương pháp phòng ngừa sự cố môi trường. Xây dựng báo cáo ĐTM - Theo quy định 175/CP. Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lí môi trường cấp Trung ương - Đảm bảo giải trình đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, phân tích tổng hợp số liệu. Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Khảo sát, phân tích Khảo sát, phân tích các thành phần môi trường theo các phương pháp tiêu chuẩn đã được công nhận của từng ngành. Đánh giá tổng hợp. Sử dụng phương pháp lập ma trận, kiến thức chuyên gia để đánh giá tác động môi trường. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kinh phí để thực hiện dự án được báo cáo chi tiết trong bảng sau: Bảng 2.1 Bảng dự tính kinh phí thực hiện dự án STT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kinh phí dự kiến (1000 VNĐ) 1. Thu thập thông tin số liệu Qua mạng internet Qua sách báo Công tác phí 500.000 đ/tuần x 2 500 300 1.000 Tổng cộng 1.800 2. Khảo sát tại vùng dự án và chung quanh 2.1 Khảo sát hệ sinh thái và môi trường xung quanh 2.2 Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn các hộ dân sống hai bên bờ kênh 2.3 Xác định mật độ giao thông tại khu vực Đếm xe 2 lần x 2 trạm x 500.000 đ/lần.trạm 2.000 1.000 1.000 Tổng cộng 4.000 3. Nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động tới môi trường 3.1 Đánh giá, dự báo khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái kênh 3.2 Đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến đời sống người dân 3.3 Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội 3.4 Đánh giá ảnh hưởng đến giao thông 3.5 Đánh giá, dự báo cải tạo kênh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 3.6 Đánh giá, dự báo do di dời giải tỏa 6.000 5.000 6.000 6.000 10.000 5.000 Tổng cộng 38.000 4. Nghiên cứu các đề xuất khống chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và quản lý môi trường 4.1 Đề suất các biện pháp do di dời, giải tỏa 4.2 Đề suất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 4.3 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 4.4 Các giải pháp phân luồng giao thông 4.000 20.000 5.000 3.000 Tổng cộng 32.000 5. Xây dựng báo cáo Phân tích, xử lý số liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp In tài liệu, vẽ bản đồ Mua bút, giấy, tài liệu liên quan 10.000 3.000 2.000 Tổng cộng 15.000 6. Chi phí thực địa Tiền xe đi khảo sát 30.000 đ/lần.người x 5 người x 4 lần Chi phí phụ cấp 20.000 đ/lần.người x 5 người x 4 lần 600 400 Tổng cộng 1.000 7. Các chi phí khác Chuẩn bị tài liệu (phiếu khảo sát, tài liệu họp, tài liệu tuyên truyền…) Điện, điện thoại, gửi tài liệu 2.000 3.000 Tổng cộng 5.000 Tổng 1+2+3+4+5+6+7 96.800 Kết luận Tổng dự toán kinh phí 96.800.000 đồng (Chín mươi sáu triệu tám trăm ngàn đồng). Nguồn kinh phí công ty TNHH Văn Lang. Nội dung chi phí trong bảng kèm theo. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI Báo cáo “ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẢI TẠO KÊNH BA BÒ” TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Tuần thứ 1 Tuần thứ 2 Tuần thứ 3 Tìm đề tài nghiên cứu Thu thập thông tin và đánh giá tác động Xây dựng báo cáo Hoàn thành Phần 3 NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO ĐTM Cơ sở pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau: a) Các văn bản pháp luật - Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (thi hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP). - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01 tháng 06 năm 1998. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ngày 18/12/2006. - Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành năm 2000, 2001, 2002 và năm 2005 của Bộ trưởng Bộ KH-CN và MT. - Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng. - Quyết định số 13/2006/QĐ/BTNMT ký ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư 05/2005/TT-BTNMT ban hành ngày 22/07/2005 về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ngày 26/12/2006. - Các quy trình qui phạm hiện hành. Mục Tiêu - Cải tạo hệ thống thoát nước của khu vực, chống ngập lụt. - Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là với môi trường sống của người dân. Quy Mô Xây Dựng - Xây dựng hệ thống cống hộp suốt chiều dài kênh 1,7km - Tổng số hộ gia đình cần phải di dời giải tỏa gần 2000 hộ dân. - Kích thước của cống hộp dự tính xây dựng là 10m, hành lang bảo vệ là 5m/bên. - Diện tích mặt cắt ngang cống hộp là m2. - Xây dựng các cầu mới qua kênh: 3 cầu Tổ Chức Thực Hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tổ chức thực hiện dưới sự chủ trì của Công ty TNHH Văn Lang với sự tư vấn thiết kế của Công ty TNHH NB Thành viên tham gia nghiên cứu: Đường Hoàng Minh Phúc. Trần Thị Tố Nguyệt. Trần Quốc Toản. Nguyễn Thị An Trinh. Lê Minh Trường. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC a) Môi trường vật lí Địa lý Kênh Ba Bò nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, đọan giáp ranh giữa xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Đoạn kênh này cũng là nơi tiếp nhận lượng nước thải cực kỳ lớn từ các khu công nghiệp như KCN Đồng An, Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 Địa chất, thủy văn Về địa chất, kênh Ba Bò có cấu tạo địa chất tương tự như cấu tạo địa chất Tp. Hồ Chí Minh, được hình thành nhờ hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen. Và khu đất tại kênh Ba Bò có cao trình cao hơn mực nước biển từ 15-19m Về thủy văn, kênh Ba Bò là nơi tiêu thoát nước cho địa bàn tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, sau khi tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp, chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương rồi đổ ra rạch Nước Trong, sông Vĩnh Bình rồi đổ ra sông Sài Gòn. Như vậy nước sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm nếu lượng nước thải này không được xử lí. Khí hậu, thời tiết Thời tiết tại kênh Ba Bò tương tự như thời tiết trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, tại đây có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm. Một năm, ở có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Tại kênh Ba Bò thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. Chất lượng nước Hiện trạng kênh Ba Bò Được gọi với cái tên dân dã Ba Bò từ thế kỷ trước, khởi nguồn từ xã Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chảy xuống phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM đổ ra hệ thống sông Sài Gòn. Tọa lạc trong khu vực giáp ranh giữa Bình Dương và TP. HCM và từ gần 10 năm nay nó đã trở thành một trong những dòng kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Dù chỉ dài hơn 1.700 mét nhưng kênh Ba Bò là kênh tiêu thoát nước tự nhiên cho lưu vực lớn hơn 1.500 ha thuộc Bình Dương và 150 ha thuộc TP HCM. Theo người dân cho biết, trước đây, người dân có thể lội xuống kênh để bắt tôm, cá và nước chảy về hạ lưu được dùng để tưới cho hằng trăm ha rau sạch, cung cấp cho các quận nội thành. Nhưng giờ đây, cái tên Ba Bò ít người biết tới, người dân ở đây chỉ quen gọi bằng cái tên Kênh Chết, Kênh Thối. Theo kết luận giám sát kênh Ba Bò năm 2005 của chi cục bảo vệ môi trường Tp Hồ Chí Minh: “Chất lượng nước kênh Ba Bò không đạt tiêu chuẩn cho phép và thể hiện mức ô nhiễm cao, gây chết hầu hết các loại cá, gây hại đến sức khỏe cộng đồng dân cư quanh vùng, và những người tiêu thụ lượng rau tươi sống của vùng này”. Bảng 3.1 Tính chất nguồn nước tại kênh Ba Bò STT Thành phần Tiêu chuẩn loại B Đơn vị Kết quả 1. BOD5 50 mg/l Vượt 16 lần 2. COD - mg/l Vượt 21 lần 3. PO43- 10 mg/l Vượt 33 lần 4. N_NO3- 50 mg/l Vượt 25-202 lần 5. NH3 10 mg/l Vượt 25 lần 6. H2S 4 mg/l Vượt 5 lần 7. Nồng độ chất hoạt động bề mặt 10 mg/l Vượt 1,6-15 lần 8. Coliform 5000 MPN/ 100 ml Vượt 22.000 lần (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) b) Môi trường sinh học - Hiện trạng thảm thực vật và động vật trong vùng dự án Xung quanh kênh, hầu như không còn thảm thực vật và động vật vì hai bên bờ kênh đều là rác sinh hoạt được thải ra từ các hộ dân sống ven kênh. Theo khảo sát khi đi ven kênh thì thấy được chỗ rộng nhất của dòng kênh là 25m, chỗ hẹp nhất của dòng kênh là 10m trôi nổi rất nhiều rác. - Hệ thủy sinh Trước kia đây là nguồn nước tưới cho các vùng trồng rau ở hạ nguồn và là nơi có thể đánh bắt tôm cá. Hiện nay, theo số liệu báo cáo cho thấy chỉ số DO rất thấp, hầu hết không đạt chuẩn. Chỉ số COD vượt tiêu chuẩn 2-21 lần. Chỉ số BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1-16 lần. => gây độc và tán phá hệ thủy sinh vật. c) Điều kiện KT – XH của vùng dự án Dân số Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Bình Dương và Tp.Hồ Chí Minh có 17 hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương và 147 hộ dân thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện đang sinh sống ven kênh. Mức sống Đa số người dân sống ở đây đều là người lao động địa phương hoặc người dân từ các nơi khác đến sinh sống và làm công nhân trong các khu công nghiệp nên mức sống tương đối thấp, thu nhập bình quân khoảng 700.000/người.tháng. Giáo dục và y tế Tình trạng giáo dục –y tế của người dân ở đây vẫn chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, người dân thường mắc các chứng bệnh về hô hấp, da liễu, tai mũi họng và đặc biệt vào mùa mưa, người dân còn mắc phải các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuât huyết v.v… ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO DỰ ÁN Trong Giai Đoạn Tiền Xây Dựng Cải Tạo Giai đoạn đền bù giải tỏa Trong giai đoạn đền bù giải, hoạt động chủ yếu là thực hiện di dời các nhà dân, nhà tạm ra khỏi khu đất dự án để chuẩn bị cho san lấp mặt bằng và thi công xây dựng. Hiện nay, có 2.000 hộ dân sông hai bên bờ kênh. Công tác di dời giải tỏa cần có thời gian để người dân di dời đến nơi ở mới trả đất cho dự án. Giai đoạn san lấp mặt bằng Trước khi công tác xây dựng khởi công tiến hành cần phải có mặt bằng để thi công – việc giải tỏa, san ủi và thi công mặt bằng sẽ kéo theo ảnh hưởng đến môi trường. Các tác động của việc thực hiện cải tạo được chia làm hai 2 nhóm: Tác động đến sức khỏe người công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tác động đến môi trường xung quanh. Các tác động đến người công nhân trực tiếp lao động trên công trường Các tác động chính lên người lao động trong giai đoạn này bao gồm: Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi: chủ yếu đất đá sẽ tác động trực tiếp đến người công nhân điều khiển các phương tiện san ủi, người công nhân làm việc trên công trường. Ảnh hưởng do nhiễm nhiệt khi phải làm việc ngoài trời trong khu vực đất trống. Công việc đổ đất san nền cũng sẽ gây nhiều tác động tiêu cựcđến môi trường xung quanh như gia tăng mật độ xe vận chuyển đất đá, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường giao thông tại khu vực,… Tai nạn lao động cũng có thể xảy ra như đối với công trường xây dựng. Các tác động đến môi trường xung quanh Các ảnh hưởng đến môi trường từ quá trình này bao gồm: Bụi: các loại bụi dạng hạt (đất, cát) này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống ở khu vực lân cận. Ảnh hưởng này cũng giống như ảnh hưởng đến công nhân thi công trên công trường. Bụi bay làm ô nhiễm không khí, sa lắng xuống nước gây ô nhiễm nước. Ảnh hưởng đến cây cối quanh khu vực. Tiếng ồn: là một tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình san lấp. Ảnh hưởng lên thính giác của công nhân thi công và người dân xung quanh khu vực. Thi công vào ban đêm tiếng ồn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Tác động lên hệ sinh thái khu vực: quá trình thi công san lấp mặt bằng làm biến đổi hệ sinh thái khu vực. Trong Giai Đoạn Xây Dựng A. Tác động đến môi trường không khí - Ô nhiễm do bụi Bụi có thể gây ảnh hưởng cho khu vực lân cận công trường xây dựng trong phạm vi 200 (m). trong khoảng cách này, vào mùa khô và vào những giờ cao điểm trong xây dựng, chất lượng không khí xung có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khu vực dự án hiện nay có nhiều dân cư sông xung quanh nên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong khu vực. Bụi cát, đất, đá phát sinh trong quá trình đào đắp, vận chuyển nguyên nhiên liệu, thiết bị và máy móc xây dựng ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Hầu hết các loại bụi này có kích thước lớn nên không phát tán xa. Vì vậy, chúng chỉ ô nhiễm cục bộ tại khuc vực thi công và ở khu vực cuối hướng gió. Bụi còn có thể bao phủ thảm thực vật, cây xanh làm giảm sự tăng trưởng của cây. Bụi làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của máy móc, thiết bị, vật dụng của người dân và công nhân trên công trường. Chất lượng vệ sinh an toàn trong khu vực cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hàm lượng cao trong không khí. - Tác động do khí thải trong thời gian thi công Khí thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng cải tạo kênh chủ yếu là NOx và SOx. Ở nồng độ cao, các hợp chất này có trong khói thải gây ô nhiễm môi trường không khí gây tác hại đến sức khỏe người lao động trực tiếp trên công trường. Các tác động đến khí hậu và sức khỏe con người, cụ thể như sau: Tác động đến môi trường không khí, khí hậu: Nguồn phát sinh khí thải có thể là Khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng. Khí thải của máy móc xây dựng. Khí thải của máy phát điện. Khí thải của phương tiện giao thông và máy móc xây dựng Phượng tiện giao thông và máy móc xây dựng bao gồm các loại xe: xe máy, xe ô tô vận chuyển vật liệu, xe ủi, xe múc, xe lu,… Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu Diesel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như NOx, SOx, CxHy, CO, CO2,… Khí thải của máy phát điện: Máy phát điện cho xây dựng có công suất 500 KVA. Khí thải của máy phát điện có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao so với nồng độ không khí xung quanh. Khí thải này có nồng độ cao trong giai đoạn khởi động máy nhưng chỉ thải ra trong thời gian ngắn với nồng độ không cao. Tiếng ồn, độ rung:Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và các máy móc xây dựng như xe vận chuyện vật liệu chạy trên đường gây chấn động ở nơi có nền đất yếu. Tiếng máy nổ của xe, máy phát điện, máy đóng cọc gây ra tiếng ồn. Tác động đến môi trường nước Trong giai đoạn thi công có hai loại nước thải chính là nước mưa và nước thải sinh hoạt. - Nước mưa: Nước mưa trên toàn bộ diện tích xây dựng, trong khi xây dựng các hạng mục có đào, cuốc đất khi mưa, nước mưa sẽ kéo theo một số các chất bẩn, đất cát, rác thải…Về nguyên tắc nước mưa là loại nước thải có tính chất là sạch, nhưng vì kéo theo bụi bẩn nên bị ô nhiễm nhẹ vần cần được xử lý sơ bộ như lắng cát tại có thể thải trực tiếp vào dòng kênh. - Nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh từ các nguồn: Nước thải từ sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng công trình. Nước thải từ khu vực xung quanh xả vào kênh. Nước thải cần phải được thu gom và xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường, không thải trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng tới hệ sinh thái kênh. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Trong quá trình thi công có rác sinh hoạt của công nhân, vỏ bao bì vật liệu thải ra. Rác thải này có thành phần chủ yếu là thực phẩm, giấy bao xi măng,… Chất thải nguy hại cần phải được kiểm soát như xăng dầu, nhớt thải từ máy móc xây dựng, xe vận chuyển. Sự cố môi trường có thể phát sinh - Sự có cháy nổ: Các sự cố cháy nổ đa số là do bất cẩn trong khi sử dụng nhiên liệu đốt, do máy móc chạy không an toàn gây ra cháy nổ. - Sự cố về an toàn lao động: Bất cẩn trong khi làm việc Vận hành máy móc không đúng kỹ thuật Không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định Đánh Giá Tác Động Hệ Động Thực Vật Phương án cải tạo kênh Bà Bò là xây dựng hệ thống cống hộp.Vì vậy mức độ ảnh hưởng đến hệ động thực vật ven kênh là tác động hoàn toàn. Cách thức xây dựng hệ thống cống hộp là đúc bê tông cốt thép ngăn không cho nước ngấm vào đất, chặt bỏ toàn bộ cây hai bên bờ kênh để tạo mặt bằng xây dựng. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến đời sống cũng như thành phần các loại động thực vật sống ven kênh. Đánh Giá Tác Động Đến Các Loài Thủy Sinh Sống Trong Kênh Thực trạng nước kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng hiện nay do tiếp nhận một lượng nước thải đáng kể từ các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hai tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, các loài thủy sinh vật trong nước thải đã bị ảnh hưởng và dòng kênh hiện bi nhiễm bẩn đến mức độ không còn khả năng tự làm sạch vì các vi sinh vật tham gia vào quá trình tự làm sạch nước không thể tồn tại và vì hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO) gần như bằng 0. Các loài vi sinh fecal Coliform gây bệnh trong nước thì vượt mức tiêu chuẩn cho phép Khi cải tạo kênh Ba Bò bằng biện pháp xây dựng hệ thống cống hộp được đúc bằng bê tông cốt thép và bằng biện pháp kiểm soát - ngăn chặn các khu công nghiệp tiếp tục xả nước thải vào kênh thì sẽ phục hồi lại được các loài vi sinh và thủy sinh vật sống trong kênh. Đánh Giá Tác Động Kinh Tế – Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương là trung tâm kinh tế và là hai khu vực thu hút các ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước. Việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất đã đẩy mạnh nền công nghiệp hóa trong cả nước. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng và đầu tư vào đó là các ngành nghề sử dụng nguyên nhiên vật liệu ngày càng nhiều, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhưng mặt trái của sự phát triển đó là vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do chưa có sự phát triển đồng bộ và ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất. Kênh Ba Bò là một nạn nhân trong hàng chục con sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung đang bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt yêu cầu và nước thải sinh hoạt thải thẳng vào hệ thống mà chưa qua xử lý. Ô nhiễm kênh Ba Bò đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân nghiêm trọng. Làm giảm sự phát triển của khu vựa do phải chịu sự ô nhiễm của kênh. Việc cải tạo kênh Ba Bò làm giảm sự ô nhiễm môi trường do ô nhiễm nước thải từ các khu chế xuất, khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Xây dựng hệ thống thoát nước không gây ngập lụt do dòng kênh bị thu hẹp bởi rác thải. Từ các vấn đề trên cho thấy việc cải tạo kênh Ba Bò mang lại điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao và bảo vệ đời sống của người dân. 3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động đến môi trường do thực hiện công tác xây dựng cải tạo Kênh Ba Bò dựa trên quy hoạch của dự án cũng như các nguồn gây ô nhiễm trước khi thực hiện dự án, trong khi thực hiện dự án và trong khi vận hành sau thi công. Đánh giá tác động được thực hiện theo từng giai đoạn hoạt động như sau: Giai đoạn tiền dự án Giai đoạn xây dựng cải tạo kênh Giai đoạn hoàn thiện và đưa vào hoạt động Việc thực hiện cải tạo kênh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc giám tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực cải tạo ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó, một số tác động mang tính thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của việc xây dựng cải tạo. Các tác động này có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng hoặc trong giai đoạn đưa vào hoạt động. Trong quá trình đánh giá, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sẽ dđược xác định dựa trên những tiêu chuẩn sau: Ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động, gây tổn hại lâu dài, khả năng khôi phục lại trong tương lai là rất thấp (khoảng 10 năm). Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh hưởng môi trường lớn Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động trên khu vực rộng lớn, gây tổn thất ở mức độ trung bình (kéo dài trên 2 năm), nhưng có khả năng khôi phục lại trong 10 năm. Có thể ành hưởng đến sức khỏe con người. Gây thiệt hại về tái chính cho người sử dụng hoặc công chúng. Ảnh hưởng môi trường trung bình Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc thay đổi hoạt động trong phạm vi cục bộ và trong thời gian ngắn, có khả năng khôi phục tốt. Mức độ thay đổi tương tự như thay đổi trong hiện tại nhưng có thể tạo ra các tích lũy. Có thể ảnh hưởng đến sứ khỏe con người nhưng không chắc chắn, có thể gây trờ ngại cho một số người sử dụng. Ảnh hưởng mọi trường nhỏ Các tác động chỉ xay ra trong phạm vi biến thiên hiện tại nhưng có thể giám sát và/hoặc nhận biết được. Có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhưng không gây cản trở cho người sử dụng hay công chúng. Ảnh hưởng môi trường không đáng kể Thay đổi không thể nhận biết hoặc đo lường được dựa trên các hoạt động căn bản. Ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe hoặc chất lượng cuộc sống. Không gây ảnh hưởng tới môi trường Không gây ảnh hưởng tương hỗ và do đó không xảy ra thay đổi. Ảnh hưởng môi trường có lợi Chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng hệ sinh thái hoặc tạo điều kiện phát triển tốt về kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô hoặc vi mô. Có thể giúp đỡ cho người dân 3.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 3.4.1 Xây Dựng Mục Tiêu Bảo Vệ Môi Trường Ngày nay khi đất nước ngày càng hội nhập, kéo theo đó là việc thúc đẩy phát triển công nghiệp và mức sống của người dân cũng được nâng cao. Nhưng do việc chỉ chú trọng vào phát triển công nghiệp nên đã buông lỏng quản lý môi trường, làm cho môi trường ngày càng xuống cấp trầm trọng. Để đảm bảo cho môi trường được trong sạch và bảo vệ sức khỏe của người dân cần thiết phải xây dựng mục tiêu bảo vệ môi trường theo phương hướng lâu dài. Kênh Ba Bò hiện nay đang bị ô nhiễm cực kì nghiêm trọng do các khu công nghiệp ở địa phận tình Bình Dương xả thải vào kênh. Sở dĩ tình trạng trở nên nghiêm trọng như ngày nay là do sự vô trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường hay gần hơn là giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố vô trách nhiệm khi để hàng ngàn hộ dân sống trong ô nhiễm nhiều năm qua mà không có biện pháp gì. Do đó để cải thiện môi trường sống của người dân, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành xây dựng dự án cải tạo kênh Ba Bò. 3.4.2 Các Biện Pháp Giảm Thiểu Trong Giai Đoạn Tiền Xây Dựng Giai đoạn đền bù giải tỏa: trong giai đoạn đền bù nhà dân thì không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội nên không cần các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Giai đoạn san lấp mặt bằng: che chắn thi công kĩ lưỡng. Tưới nước thường xuyên ngăn chặn bụi phát tán vào môi trường không khí. 3.4.3 Các Biện Pháp Giảm Thiểu Trong Giai Đoạn Xây Dựng Ô nhiễm bụi: Che chắn các công trình đang thi công kĩ lưỡng. Bố trí tập kết nguyên vật liệu thích hợp, thuận tiện cho việc thi công tránh tập kết nguyên vật liệu tại nơi không hợp lý, cùng lúc gây khó khăn cho thi công và cũng phát sinh lượng bụi nhiều. Phun nước trên các khu vực đang thi công. Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân. Đối với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng ra vào công trường: + Sử dụng bạt phủ trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. + Xe ra khỏi công trường phải được làm sạch tất cả các bánh xe. Ô nhiễm khói thải: Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. Hạn chế sử dụng máy sinh nhiều khói trên công trường. Ưu tiên sử dụng lưới điện quốc gia, hạn chế sử dụng máy phát điện chạy bằng năng lượng đốt. Ưu tiên sử dụng các máy móc mới. Ô nhiểm tiếng ồn, độ rung: Các tác động này chỉ xảy ra trong quá trình ngắn, và khó khắc phục triệt để. Tuy nhiên để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, dự án sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bêtông bằng búa thủy lực (nếu có) sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ. Ô nhiểm nước thải: Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại hiện có để không gây ô nhiễm môi trường. Nước rửa các phương tiện do có lưu lượng nhỏ và chủ yếu là đất, cát và 1 ít dầu mỡ nên có thế thải luôn ra môi trường. Không cần xây hệ thống xử lý cho tốn kém. Nước mưa chảy tràn thì sẽ tạm thời được dẫn chung với nước kênh trong mương đào tạm kế bên. Quản lý rác thải thích hợp để tránh nước mưa chảy tràn qua các khu vực tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nước. Không để nước thải và nước cấp sử dụng cho quá trình thi công xây dựng chảy tràn ra lề đường và lòng đường gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm cho chất thải rắn: Chất thải rắn cần phải được thu go, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Giáo dục ý thức về vấn đề quản lý chất thải rắn cho người lao động trực tiếp trên công trường. Sự cố trên công trường: Công nhân nên mang đủ đồ bảo hộ, và được học cách đảm bảo an toàn lao động. Các máy móc thiết bị nên được kiểm tra, bão dưỡng thường xuyên. Tránh sử dụng máy móc quá cũ. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện. Quản lý chặt chẽ các loại máy móc, thiết bị sử dụng điện và các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ. Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực tập xử lý các trường hợp xảy ra sự cố theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị sơ cứu cần thiết cần được trang bị sẵn và chỉ thị rõ ràng. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu, phấn tích vấn đề môi trường Cải Tạo Kênh Ba Bò có thể đưa ra một số kế luận như sau: Trong điều kiện hiện nay ô nhiễm kênh Ba Bò đang trong tình trạng nghiêm trọng do đó cải tạo kênh Ba Bò là việc gấp rút cần làm trong lúc này để bảo vệ đời sống sức khỏe người dân sống xung quanh kênh, bảo vệ môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường mang tính giả thuyết nhiều, chưa gắn sát với thực tế. Cải tạo kênh Ba Bò đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật, kinh tế và xã hội của thành phố. Tác động nhiều đến hệ sinh thái hiện tại do xây dựng hệ thống cống hộp. Việc thực hiện cải tạo tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống trên khía cạnh về điều kiện kinh tế, xã hội. KIẾN NGHỊ Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu tổng hợp, các tác động môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, công nhân lao động, hệ sinh thái cần phải thực hiện những giải pháp đúng yêu cầu để đảm bảo an toàn các tiêu chí sau: Đảm bảo an toàn lao động trong khi xây dựng. Không làm ảnh hưởng đến người dân sông chung quanh. Bảo vệ môi trường trước, trong khi và sau cải tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.yeumoitruong.com www.vietnamnet.vn www.tuoitre.com.vn www.google.com www.dantri.com www.laodong.com.vn Các bài báo cáo ĐTM: Dự án KHU CHUNG CƯ HÒA LỤC – QUÂN 8 Dự án KHU CHUNG CƯ CÁT LÁI – QUẬN 2 Dự án KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN – QUẬN 9 Dự án KHU NHÀ Ở SÓNG THẦN 2 – DĨ AN, BÌNH DƯƠNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh gia moi truong(2).doc
Tài liệu liên quan