Báo cáo Nghiên cứu đất cát

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đất cát: Trường Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Khoa: Khoa Học Môi Trường ˜&™ BÀI BÁO CÁO: ĐẤT CÁT GVHD: NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN Nhóm BO: Nguyễn Văn Anh……………….0717009 Nguyễn Văn Anh……………….0717011 Phạm Phú Bảo………………….0717013 Nguyễn Đình Phú Cường……….0717014 Trần Thị DiễM Loan…………….0717055 Phạm Quốc On………………….0717078 Nguyễn Hồng Quân……………..0717087 Phạm Văn sang………………….0717093 Lê ThịTâm………………………0717095 Tp.hcm ngày 05 tháng 05 năm 2009 Mục lục A. Mở đầu B. Nội dung   I. Nét khái quát 1. Khái niệm 2. Thành phần & tính chất 3. Phân loại 4. Phân bố II. Hiện trạng khai thác sử dụng III. Các vấn đề môi trường IV. Giải pháp C. Tổng kết A. Mở đầu: Mỗi loại đất mang một đặc diểm riêng và có những giá trị sử dụng khác nhau. Do tính chất, mà một số loại cây chỉ thích hợp với một loại đất nhất định nên người ta nghiên cưú tính chất đặc điểm của đất để sử dụng cho phù hợp. Đất cát loại đất có tiềm năng rất lớn trong công nghi...

doc23 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đất cát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Khoa: Khoa Học Môi Trường ˜&™ BÀI BÁO CÁO: ĐẤT CÁT GVHD: NGUYỄN TRƯỜNG NGÂN Nhóm BO: Nguyễn Văn Anh……………….0717009 Nguyễn Văn Anh……………….0717011 Phạm Phú Bảo………………….0717013 Nguyễn Đình Phú Cường……….0717014 Trần Thị DiễM Loan…………….0717055 Phạm Quốc On………………….0717078 Nguyễn Hồng Quân……………..0717087 Phạm Văn sang………………….0717093 Lê ThịTâm………………………0717095 Tp.hcm ngày 05 tháng 05 năm 2009 Mục lục A. Mở đầu B. Nội dung   I. Nét khái quát 1. Khái niệm 2. Thành phần & tính chất 3. Phân loại 4. Phân bố II. Hiện trạng khai thác sử dụng III. Các vấn đề môi trường IV. Giải pháp C. Tổng kết A. Mở đầu: Mỗi loại đất mang một đặc diểm riêng và có những giá trị sử dụng khác nhau. Do tính chất, mà một số loại cây chỉ thích hợp với một loại đất nhất định nên người ta nghiên cưú tính chất đặc điểm của đất để sử dụng cho phù hợp. Đất cát loại đất có tiềm năng rất lớn trong công nghiệp & nông nghiệp. Tài nguyên này đang bị sử dụng lãng phí bất hợp lý do thiếu kiến thức và quan niệm của một số người. Với bài báo cáo này chúng tôi mong muốn góp thêm tiêng nói của mình vào tiếng nói chung nhắm bảo vệ đất Việt Nam trước nguy cơ đất ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm ngiêm trọng. B.   Nội dung I. Nét khái quát 1. Khái niệm: Đất cát là loại đát thuộc nhóm entisol (chưa phát triển). Cát là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn. tuy nghèo dinh dưỡng nhưng lại mang giá trị kinh tế lớn. Khi được dùng như là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa chất học, kích thước cát hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625 mm tới 2 mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm tới 1 mm (thang Kachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay). Một hạt vật liệu tự nhiên nếu có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát. Lớp kích thước hạt nhỏ hơn kế tiếp trong địa chất học gọi là đất bùn (Mỹ) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,0625 mm cho tới 0,004 mm hoặc bụi (Nga) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05 mm cho tới 0,001 mm. Lớp kích thước hạt lớn hơn kế tiếp là sỏi/cuội với đường kính hạt nằm trong khoảng từ 2 mm tới 64 mm (Mỹ) hay từ 1 tới 3 mm (Nga). Xem thêm bài kích thước hạt để biết thêm về các tiêu chuẩn được sử dụng. Khi cọ xát giữa các ngón tay thì cát tạo ra cảm giác sàn sạn (chứ không như đất bùn tạo cảm giác trơn như bột). Hình chụp gần cát bãi biển ở Vancouver 2. Thành phần & tính chất: a) Thành phần: Thành phần phổ biến nhất của cát tại các môi trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệt đới là silica (điôxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa khá tốt. Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực. Các loại cát trắng tìm thấy ở các vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có thể chứa các mảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay có nguồn gốc hữu cơ khác. Các đụn cát thạch cao ở Di tích quốc gia White Sands tại bang New Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó. Acco (arkose) là cát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ quá trình phong hóa và xói mòn của đá granit (thường là cận kề). Một vài loại cát còn chứa manhêtit, chlorit, glauconit hay thạch cao. Cát giàu manhêtit có màu từ sẫm tới đen, giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa và opxidian (obsidian). Cát chứa chlorit-glauconit thông thường có màu xanh lục (còn được gọi là cát lục), như cát có nguồn gốc từ bazan (dung nham) với hàm lượng olivin lớn . Nhiều loại cát, đặc biệt cát ở Nam Âu, chứa các tạp chất sắt trong các tinh thể thạch anh của cát, tạo ra cát có màu vàng sẫm. Cát trầm lắng tại một số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một số khoáng vật có sức kháng phong hóa tốt, bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý. b) Tính chất: + Có tỷ lệ cấp hạt cát cao, chiếm tới 100% + Khả năng giữ nước kém + Lớp mùn rất mỏng Do vậy, đất cát có kết cấu rời rạc, tổng thể tích khe hở lớn, nghèo mùn, dễ bị đốt nóng và mất nhiệt gây bất lợi cho sinh vật phát triển. Tuy dễ cày bừa, nhưng đất dễ bị lắng rẽ, bí chặt, khả năng hấp phụ thấp, giữ nước và giữ phân kém do chứa ít keo, nên nếu bón nhiều phân vào một lúc cây không sử dụng hết thì sẽ bị rửa trôi. Khi bón phân hữu cơ phải vùi sâu để tránh sự đốt cháy. + Ưu điểm: thích hợp với nhiều loại cây có củ như khoai lang, khoai tây, lạc. Trong đất các rễ và củ dễ dàng vươn xa, vươn sâu mà không bị đất chèn ép. Các cây họ đậu cũng có thể thích ứng với đất cát. Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại dưa hấu, dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá. Muốn đạt năng suất cao nhất chỉ có thể trồng những loại cây trồng phù hợp với đất cát, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý. Dễ làm đất, chăm sóc ít tốn công. Tính chất của đất ảnh hưởng đến sự tồn tại, sự hấp thu các vi sinh vật trên đất. Kích thước các hạt đất: đất càng mịn, khả năng giữ vi sinh vật trong đất càng lớn và ngược lại các hạt đất lớn sẽ tăng sự di chuyển của mầm bệnh đi xa Thành phần của đất: bao gồm các cation, khoáng chất tạo ra sự khác biệt pH; ion sắt, nhôm và pH trong đất thấp làm tăng khả năng hấp thụ vi sinh vật trên bề mặt đất; cation làm tăng sự hấp thu của đất do hạn chế lực đẩy giữa vi sinh vật và các hạt đất; các chất hữu cơ, axit humic và fulvic làm giảm tính bám của virus trên mặt đất. Theo Birton, 1999 mầm bệnh sống lâu trong đất có nhiệt độ thấp, mùa đông sống lâu hơn trong mùa hè; các vùng ôn đới khả năng sống lâu hơn vùng nhiệt đới; Ánh sáng chiếu trực tiếp giết mầm bệnh nhanh hơn vùng không có ánh sáng; nếu không bị tái nhiễm, mầm bệnh sống trên bề mặt đất ngắn hơn trong lớp đất sâu. Các mẫu đất có khả năng giữ nước cao làm tăng thời gian tồn tại của mầm bệnh: đất cát mầm bệnh sống ít hơn so với đất thịt và đất mùn; các vùng đất mực nước ngầm thấp, ẩm ướt có nguy cơ lan truyền mầm bệnh ra môi trường xung quanh nhanh hơn và rộng hơn. Sự cạnh tranh của hệ sinh vật trong đất: một số loài vi sinh vật môi trường có khả năng cạnh tranh sự sinh tồn của mầm bệnh trong đất; nhiều loại thực khuẩn thể, protozoa có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh, hạn chế sự tồn tại của chúng trong đất; các mẫu đất có hệ sinh vật phong phú quá trình vô cơ nhanh cũng làm giảm khả năng sống sót của mầm bệnh. 3. Phân loại: a) Phân loại theo kích thước: Kích thước hạt ở đây được hiểu là kích thước cơ học của các hạt đất, đá hay các chất rắn khác. Nó khác với kích thước tinh thể, là kích thước của một tinh thể đơn trong chất rắn (một hạt có thể chứa nhiều tinh thể). Kích thước hạt có thể dao động từ rất nhỏ như hạt keo cho tới sét, bột, cát, sỏi (cuội) hay đá cuội. Thành phần kích thước hạt (thành phần cơ học, cấu trúc đất) là hàm lượng tương đối của các hạt có kích thước khác nhau trong đất, đá hay các hỗn hợp nhân tạo, không phụ thuộc vào thành phần hóa học hay khoáng chất học của nó. Thành phần kích thước hạt là một thông số vật lý quan trọng, mà nhiều chức năng cũng như nhiều khía cạnh của sự tồn tại của đất là phụ thuộc vào nó, trong đó có độ phì nhiêu của đất. Cũng căn cứ theo thành phần kích thước hạt mà người ta tiến hành phân loại và định tên các loại đá trầm tích cơ học. Trong đất và đá có thể có các hạt với đường kính từ nhỏ hơn 0,001 mm tới lớn hơn vài cm. Để phân tích chi tiết toàn bộ khoảng có thể của các kích thước người ta chia nó ra thành các đoạn, được gọi là các phần. Không tồn tại một hệ thống phân loại kích thước hạt duy nhất. Theo dòng lịch sử, hệ thống phân loại đầu tiên về kích thước hạt đã được Atterberg Alfred đưa ra năm 1912 và nó là cơ sở để nghiên cứu các tính chất cơ lý của các hỗn hợp đơn phần. Các phân tích đó chỉ ra sự khác nhau rõ nét về chất giữa các phần hạt, cụ thể là độ nhớt khi đạt tới các kích thước 0,002, 0,02 và 0,2 mm. b) Các hệ thống phân loại: Hiện nay tồn tại hai nguyên lý cơ bản trong xây dựng các hệ thống phân loại đất: Trên cơ sở hàm lượng đất sét tự nhiên với tính toán tới các phần chiếm ưu thế và kiểu hình thành đất: Do N.A. Kachinskii sáng tạo ra và được chấp nhận tại Nga. Trên cơ sở hàm lượng tương đối của các phần cát, bụi và đất sét theo Atterberg: Phân loại quốc tế, các phân loại của Hiệp hội các nhà thổ nhưỡng học (SSSA) và Hiệp hội các nhà nông học (ASSA) Hoa Kỳ. Để xác định tên gọi đất, người ta sử dụng tam giác Ferre. Chuyển đổi đơn trị từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại kia là không tồn tại, nhưng có thể đặt tên gọi cho đất bằng cách sử dụng đường cong tích lũy để biểu diễn các kết quả về thành phần hạt theo cả hai kiểu phân loại. Việc định danh tên gọi cho các loại đá trầm tích cơ học và đá cơ học-sét cũng được tiến hành tương tự như trên với sự khác biệt giữa trường phái Nga và Âu Mỹ. Nga Thang Atterberg là cơ sở của các hệ thống phân loại mới hơn tại nhiều quốc gia. Tại Liên Xô cũ và Nga và cả Việt Nam hiện nay, người ta chấp nhận hệ thống phân loại hơi khác một chút là hệ thống do N.A. Kachinskii đề ra. Thang Kachinskii Giá trị giới hạn, mm Tên gọi hạt Tới 0,001 Bùn 0,001 - 0,005 Bụi nhỏ 0,005 - 0,01 Bụi trung bình 0,01 - 0,05 Bụi lớn 0,05 - 0,25 Cát nhỏ 0,25 - 0,5 Cát trung bình 0,5 - 1 Cát lớn Bên cạnh đó, trong phân loại Kachinskii người ta còn phân ra các phần cát tự nhiên và đất sét tự nhiên, tương ứng với lớn và nhỏ hơn 0,01 mm. Kích thước trong phạm vi 1-3 mm là phần sỏi, còn lớn hơn 3 mm là phần đá trong đất. Hoa Kỳ Khoảng kích thước xác định các giới hạn của từng lớp được đặt tên trong thang đo Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ. Thang đo phi (φ) Krumbein, một sự sửa đổi từ thang đo Wentworth được W. C. Krumbein tạo ra, là một thang đo lôgarit, được tính theo công thức: φ = − log2(kích thước hạt theo mm). Thang phân chia theo logarit được nhiều nhà trầm tích học và thổ nhưỡng học trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi hơn vì họ cho rằng sự phân bố thành phần các hạt trong tự nhiên tuân theo luật logarit chứ không phải hệ 10 như thang phân chia được áp dụng tại Nga. Thang φ Khoảng kích thước (mét) Khoảng kích thước (xấp xỉ theo inch) Tên chung (lớp Wentworth) Các tên khác < −8 > 256 mm > 10,1 in Đá tảng −6 đến −8 64–256 mm 2,5–10,1 in Đá cuội −5 đến −6 32–64 mm 1,26–2,5 in Sỏi rất thô Cuội −4 đến −5 16–32 mm 0,63–1,26 in Sỏi thô Cuội −3 đến −4 8–16 mm 0,31–0,63 in Sỏi trung bình Cuội −2 đến −3 4–8 mm 0,157–0,31 in Sỏi mịn Cuội −1 đến −2 2–4 mm 0,079–0,157 in Sỏi rất mịn Hạt mịn 0 đến −1 1–2 mm 0,039–0,079 in Cát rất thô 1 đến 0 ½–1 mm 0,020–0,039 in Cát thô 2 đến 1 ¼–½ mm 0,010–0,020 in Cát trung bình 3 đến 2 125–250 µm 0,0049–0,010 in Cát mịn 4 đến 3 62,5–125 µm 0,0025–0,0049 in Cát rất mịn 8 đến 4 3,90625–62,5 µm 0,00015–0,0025 in Bùn (bột) > 8 < 3,90625 µm < 0,00015 in Hạt sét >10 < 1 µm < 0,000039 in Hệ keo Trong một số sơ đồ thì người ta coi "sỏi" là những gì lớn hơn cát (>2,0 mm), và bao gồm cả "hạt mịn", "cuội", "đá cuội" và "đá tảng" trong bảng trên. Trong sơ đồ này, "cuội" có kích thước từ 4 đến 64 mm (−2 đến −6 φ). 4. Phân bố: Đất cát phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu khắc nghiệt nóng. Ở Việt Nam đất cát phân bố chủ yếu o vùng duyên hải miền trung như Quảng Bình, Phú Yên… Ở những vùng có phân bố lớn nó tập trung thành những đồi cát. Những vùng phân bố ít hơn đất cát tập trung thành từng bãi. II. Hiện trạng khai thác sử dụng: Đất cát thích hợp với nhiều loại cây có củ như khoai lang, khoai tây, lạc nên được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày. Các cây họ đậu cũng có thể thích ứng với đất cát. Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại dưa hấu, dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá. Muốn đạt năng suất cao nhất chỉ có thể trồng những loại cây trồng phù hợp với đất cát, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý. Một số vùng như Phú Yên khai thác đất cát bằng cách nuôi tôm trên cát. Vùng ven biển miền Trung nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất nông nghiệp với dân số khoảng 17 triệu người, cơ cấu kinh tế hiện nay: nông nghiệp 65%, lâm nghiệp 5%, thuỷ sản 30%, có tốc độ tăng trưởng GDP thuỷ sản 12%, nông nghiệp 3,5% (trong đó chăn nuôi >7%, trồng trọt 3,5%). Hiện nay, nước mặn là một tiềm năng phát triển trong ngành thủy sản, như vậy ngành thuỷ sản lần đầu tiên khẳng định một tiềm năng trở thành nguồn lợi đất mới, đó là đất cát. Qua khảo sát thực tế và thị trường, xác định những sản phẩm hàng hóa chủ lực của vùng này là: + Nhóm xuất khẩu: thuỷ sản, lâm sản, điều, dừa, dứa, lạc... + Nhóm thay thế nhập khẩu: bò thịt, bò sữa, bông, ngô, đậu tương, mía, muối công nghiệp... + Nhóm tiêu dùng nội địa: lúa gạo, rau, quả, muối ăn... + Nhóm môi trường sinh thái - du lịch bao gồm: rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất), rừng sinh thái, VAC, nông lâm ngư kết hợp du lịch... Sản xuất giống thuỷ sản, sản xuất muối công nghiệp có tiềm năng lớn, là lợi thế của vùng này với chất lượng nước biển tốt nhất của vùng biển nước ta (vừa mặn, vừa sạch). Công nghiệp chế biến nông sản, trước hết là chế biến thuỷ sản, lâm sản (kể cả liên kết với nước bạn) cần đặc biệt ưu tiên để phát huy lợi thế giao thông cảng biển, cảng hàng không. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh ven biển xác định là: công nghiệp - thủy sản - dịch vụ du lịch - nông nghiệp. Bờ biển miền Trung đặc trưng bởi những dải cát, cồn cát trắng mịn màng nối nhau chạy dài từ Bắc vào Nam, gần 2.000 km. Dải đất cát ven biển này có nhiều hạn chế, như: thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Thảm thực vật và rừng phòng hộ thưa thớt. Sản xuất nông, lâm nghiệp phải đầu tư lớn, nhưng năng suất cây trồng thấp. Từ trước tới nay, cũng đã có nhiều giải pháp sử dụng đất cát này cho các mục đích kinh tế, nhưng chưa có giải pháp nào lại có sức hấp dẫn mạnh đối với đông đảo người dân như nuôi tôm trên cát... Ở đây, quỹ đất cát có thể dùng cho nuôi tôm rất lớn. Theo Giáo sư Lê Văn Khoa (Đại học quốc gia Hà Nội), trong tổng diện tích đất cát ven biển các tỉnh miền Trung, khoảng 360.220 ha, có hơn 100.000 ha đang hoang hóa, có khả năng nuôi tôm. Diện tích phù hợp với nuôi tôm thường là các "bãi ngang" (theo cách gọi của dân vùng biển), đó là những dãi đất cát trũng thấp, khá bằng phẳng, không có gò hoặc chỉ có ít gò đụn. Quỹ đất cát này tập trung theo hai dải chính: Một là dải đất cát hoang hoá nằm bên ngoài rừng phòng hộ, chạy dọc theo bờ biển, rộng 50-200 mét. Hai, là dải đất cát nằm phía trong rừng ngập mặn hiện đang được dùng sản xuất hoa màu nhưng kém hiệu quả kinh tế, hoặc đang bỏ hoang hóa từng phần. Số diện tích nuôi tôm ở miền Trung, hiện đã có khoảng 1.100 ha, nằm rải rác ở nhiều địa phương, cho sản lượng tôm thịt hàng năm gần 5.000 tấn. Có một số dự án lớn (quy mô hơn 100 ha), đang và sắp được triển khai. Đặc biệt có hai dự án tập trung nuôi tôm trên cát rất lớn (cả về quy mô và cơ cấu đầu tư các hạng mục). Đó là dự án 2000 ha vắt ngang hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) với dự kiến mặt nước nuôi tôm rộng 800 ha. Dự án 2.800 ha tại hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (Quảng Bình) với dự kiến sử dụng 2.000 ha làm ao nuôi tôm. Cách đây 6-7 năm, người dân ven biển miền Trung đã đón nhận công nghệ nuôi tôm trên cát, và đón những nhà đầu tư nuôi tôm trên cát từ nơi khác đến... rất nhiệt tình. Theo đó (giai đoạn đầu), tốc độ mở rộng diện tích ao nuôi tôm phát triển rất nhanh. Và, con tôm (cũng rất nhanh) đã mang đến cho người nuôi chúng lợi ích kinh tế lớn, hiệu quả cao ngay từ vụ đầu tiên. Chẳng hạn như ở tỉnh Ninh Thuận, năm 1999 chỉ mới có một hộ nuôi, với một ao tôm trên cát rộng 0,5 ha mà ngay trong năm đó đã thu hoạch liền hai vụ, đựơc gần 3 tấn tôm thịt. Đến năm 2003, có hàng trăm hộ nuôi với tổng diện tích 331 ha (tămg 662 lần), năng suất đạt 4,5 tấn/ha/vụ. Công nghệ nuôi tôm trên cát đã nhanh chóng tạo ra cho nhiều vùng đất cát hoang hóa, khô cằn ở miền Trung dáng vẻ trù phú, sôi động. Thực sự tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu. Nhớ lại, hồi đó, chúng tôi đi dọc theo ven biển miền Trung, đến đâu cũng nghe người dân nói về con tôm nuôi trên cát, kỳ diệu như chuyện thần tiên... Cát được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật liệu tạo nền móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi măng). Một vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu trong sản xuất bê tông. Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình thành khuôn để đúc khuôn cát. Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đủ xốp để thoát khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản ứng với kim loại nóng chảy. Là một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh. Cát đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mòn trong đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc nước. Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn với đất sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch. Cát đôi khi dược trộn lẫn với sơn để tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần cũng như sàn chống trượt trong xây dựng. Các loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa hấu, đào, lạc cũng như là vật liệu được ưa thích trong việc tạo nền móng cho các trang trại chăn nuôi bò sữa vì khả năng thoát nước tốt của nó. Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và núi nhỏ, chẳng hạn trong xây dựng các sân golf. Cát được dùng để cải tạo các bãi tắm. Các bao cát được dùng để phòng chống lũ lụt và chống đạn. Xây dựng lâu đài cát cũng là một hoạt động khá phổ biến. Có nhiều cuộc thi về nghệ thuật xây dựng các lâu đài cát. Hoạt hình cát là một kiểu nghệ thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để sản xuất phim hoạt hình. Các bể nuôi sinh vật cảnh đôi khi cũng dùng cát và sỏi. Trong giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để cải thiện khả năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt. III. Các vấn đề môi trường: Các vấn đề môi trường của đất cát đó là: hiện tượng cát bay, cát lở, nuôi tôm trên cát.  Cát bay, cát nhảy, cát chảy là một thảm họa và mọi cố gắng của loài người là ổn định được đồi cát, bãi cát. Cho cát đến nay còn nhiều vùng cát là hoang mạc, nạn cát bay,chảy vẫn còn đe dọa đời sống và ruộng đồng. Việc trồng các đai cây phi lao để ngăn chặt cát bay cũng đã được thực hiện ở nhiều tỉnh. Để có được một số bụi cây hay đám cây gai mọc cố định cát như thế phải mất hàng trăm năm. Một số vùng cát tự nhiên đã ổn định được nhờ một số lưới cây gai thích nghi với vùng cát khô hạn mọc rải rác, thành bụi và có khi thành đám khá rộng. Đáng tiếc là các đám cây gai có nơi cũng đă bị phá để lấy đất trồng dưa lấy hạt. Bão cát tại Iraq. Đào ao nuôi tôm trên vùng đất cát ổn định là một hoạt động kinh tế nhưng phải tính đến tác động môi trường. Có thể thấy ngay hai loại tác hại lớn sau đây: + Một là, phá mất sự ổn định của vùng cát. Chặt phá thảm thực vật tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm mới có được, đào bới đất cát đã bị nén chặt để đắp bờ ao cao rộng tạo thŕnh những cồn cát mà gió và nước mưa có thể tải cát vào vùng dân cư và ruộng đồng gây nên những tổn thất to lớn mà các cộng đồng dân cư ở kề các cồn cát di động phải hứng chịu. + Hai là, sự xâm nhập mặn tự nhiên. Một số tỉnh đồng bằng ven biển đang phải đối mặt với nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa thể ở những vùng đào ao nuôi tôm đổ nước biển vào ao lại càng đáng lo hơn. + Từ các ao nuôi tôm, qua hệ thống kênh dẫn, nước thải đổ vào bể lắng không có lót đáy hoặc đổ trực tiếp vào chỗ trũng của cồn cát. Chỗ ra đi cuối cùng  của chúng vẫn là biển. Chúng theo các dòng hải lưu đến các vùng xa xôi và chẳng mấy chốc khiến cả vùng biển ven bờ ô nhiễm. Bờ biển Việt Nam với những bãi cát đẹp sẽ mất dần, thậm chí, mất hẳn tính hấp dẫn. Khai thác nước ngầm gây rỗng ruột cồn cát, làm khởi động cồn cát đã ổn định, tạo hiện tượng cát bay, cát nhảy lấp dần đất sản xuất và nhà ở ven ven biển cũng là một hiện tượng đáng lo ngại. Bãi biển Nam Trung Bộ với những cồn cát mênh mông đang trở thành điểm du lịch đắt khách với hàng loạt khu nhà nghỉ. Song do cấu trúc kém bền vững của loại đất cát, việc cắt đất chia lô để xây nhà tạo ra nguy cơ lâu dài đối với môi trường. Hiện ở nhiều khu vực dọc bờ biển nước ta, đặc biệt từ biển, nên chọn những địa điểm Lăng Cô chạy vào miền nam, là nơi tập trung nhiều cồn cát, các bãi biển đang bị "xẻ thịt", phân lô để cấp đất cho các nhà đầu tư xây dựng khu nghỉ mát. Tiến sĩ Phó Đức Tùng, Kiến trúc sư cảnh quan, giảng viên Đại học Lâm nghiệp, cho biết chỉ riêng tại vùng Khe Gà (tỉnh Bình Thuận) đã có đến 120 khu, vùng Mũi Né có gần 50, và còn nhiều khu khác đã và đang được xây dựng tại Phan Thiết... Mỗi khu như vậy rộng vài hecta, trong đó ngoài các khối nhà, còn có bể bơi, hồ chứa nước, khuôn viên cây xanh, thảm cỏ... Ở những bãi biển bình thường, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng thường không có ảnh hưởng lớn. Song vùng cồn cát là một hệ sinh thái rất nhạy cảm, nên chỉ một can thiệp rất nhỏ có thể mang lại hậu họa lớn, như xói mòn, trượt cát, sụt lở và phá hủy cảnh quan. Để xây dựng resort, nhiều nơi cho chặt phá cây rừng để lấy mặt bằng xây dựng hoặc tạo khoảng trống cho tầm nhìn. Việc này đã để lộ những vùng cát yếu trước sức tấn công của gió, và dễ dàng dẫn đến hiện tượng cát bay. Những chỗ trống đó cũng trở nên bất ổn hơn, có thể sụt bất cứ lúc nào do thổ nhưỡng không ổn định. Nhiều nơi nhà đầu tư lại tưởng rằng không chặt cây, mà trồng thêm cây thì sẽ tốt cho môi trường, tạo được cảnh quan. Song với vùng đất cát, vấn đề không đơn giản như vậy. Khi trồng cây trên vùng đất khô hạn, họ phải tưới rất nhiều nước, và chính nước này là nguồn nguy hiểm dẫn đến sụt lở các đụn cát. Đây là điểm rất khác với các vùng đồi trọc nhưng có nền đất bền vững. Ông Tùng cho biết một hiện tượng tương tự đã làm sụt cát, gây chết người ở Phan Thiết cách đây không lâu. Cũng theo ông Tùng, việc mở đường giao thông xuyên qua đụn cát rất dễ gây sụt lở, vì việc kè ta - luy không đơn giản như ở những vùng đất đồi vững chắc có tính kết dính cao. Chỉ cần bờ kè bị phá một chỗ rất nhỏ do mạch nước ngầm là cát sẽ trôi như lũ và cuốn phăng kè bờ. Bên cạnh đó, các khu nhà nghỉ thường không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mà cho chảy thẳng ra từ bể phốt. Đất cát lại không có khả năng lọc nước tốt như các loại đất thông thường, nên chất bẩn cứ thế chảy thẳng ra biển, làm ô nhiễm ven biển và chính vùng đất này. Một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng xây dựng nhà nghỉ là thảm thực vật - dấu hiệu về độ ổn định của môi trường. Thông thường càng xa bờ biển, cây cối càng nhiều tuổi hơn. Ở vùng chỉ có cây bụi tuổi đời dưới 25 năm là những vùng mà trong khoảng thời gian 20 năm trước còn chịu nhiều thiên tai lớn, khiến cho cây cối không trụ được. Những vùng này nói chung chưa đủ độ ổn định để xây dựng lâu dài. Trong khi đó, đa số các khu nhà nghỉ ở Việt Nam đều xây sát biển. Hệ quả của nó sẽ là những nguy hiểm không lường trước được. Thêm nữa, việc xây dựng sát biển cũng can thiệp vào chu trình bồi lấp, cuốn đi của cát biển ven bờ, và chỉ cần một biến đổi nhỏ sẽ kéo theo thay đổi cảnh quan của cả một dải bờ biển. Vùng cồn cát ven biển mới được đưa vào khai thác du lịch không lâu, song nếu không sớm có các quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác một cách bền vững, vùng này sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và trở thành sa mạc, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ các công trình. Ông Tùng cho rằng không nên xây dựng các công trình quy mô quá lớn ở đây. Đặc biệt tại những vùng triền dốc phải tuyệt đối hạn chế sử dụng nước và quy hoạch hệ thống nước thải thật tốt. Các công trình kiến trúc nên làm nhỏ, nhẹ, chia tách khối, không dùng móng sâu, vật liệu nặng. Sau cùng, trong cả một dải cồn cát ven quan trọng của hệ sinh thái để giữ lại bảo tồn nguyên trạng, không nên "chia lô hết sạch" như ở Phan Thiết hiện nay. IV. giải pháp: Những ngày đầu tháng 7, các vụ sạt lở bờ sông, biển đã diễn ra cùng lúc ở nhiều địa phương nước ta, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng con người, phá hủy nhiều công trình xây dựng. Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra những giải pháp công trình và phi công trình cho hiện tượng này. Kè lát mái: Đây là giải pháp công nghệ dùng các loại vật liệu bền vững làm lớp áo phủ phía ngoài, giữ cho đất bờ không bị xói trôi, bảo vệ trực tiếp mái lở. Giải pháp này hiện được dùng phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các công trình bảo vệ bờ nước ta. Giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng được dùng phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trường hợp vận tốc ven bờ lớn, đáy sông sâu, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thường kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống công trình liên hoàn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, được áp dụng ở nhiều nơi như công trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá... Các công trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam . Chuyển hướng dòng chảy: Đối với những vùng bờ bị xói quá dài, phương pháp bảo vệ trực tiếp có khối lượng công việc quá lớn hoặc do các điều kiện khác khó thực hiện, ta dùng giải pháp công trình chuyển hướng chảy. Giải pháp này thường dùng hệ thống mỏ hàn hướng dòng hoặc đào luồng, cắt dòng hay đập ngăn, gây bồi lấp lạch… Sau 12 năm giúp bà con nông dân và ngư dân sống ở vùng đất cát của các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, một số chuyên gia đã rút ra được nhiều kinh nghiệm Vùng đất cát từ Quảng Trị qua Quảng Bình có những đặc điểm về địa hình khác nhau, tạo thành 3 phân hệ sinh thái. Phân hệ đất cát bằng thấp bị mùa mưa còn úng nước. Phải khơi mương tháo bớt nước và liên tiếp trồng cây phòng hộ, cải thiện môi trường, tăng mùn gắn kết các hạt cát rời rạc và tăng độ phì cho đất. Các đai cây cản gió, giảm tốc độ gió, giảm bốc hơi nước tăng độ ẩm cho đất để nuôi dưỡng cây nông nghiệp. Cây tạo bóng giảm bớt ánh nắng, hạ nhiệt độ đất cát. Đó chính là các hoạt động của mô hình xây dựng các làng sinh thái. Bà con nông dân sản xuất được rau đậu, ngô, lạc vừng thu hoạch năm sau cao hơn năm trước theo nhịp độ cải thiện môi trường. Sau 3 năm các hộ ra xây dựng lŕng sinh thái đã có vườn, có ao và đất sản xuất lương thực. Ta có câu "nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền". Như vậy là nhờ cải thiện môi trường, đất cát đủ độ ẩm về độ phì, cảnh quan tươi mát, đời sống được nâng cao. Trong làng sinh thái gia đình nào cũng có ao để nuôi thủy sản, có vườn cây ăn quả, trồng rau đậu để ăn. Như vậy là cải thiện môi trường không chỉ cho cây nông nghiệp phát triển mà cả cho các thủy sản và động vật chăn nuôi. Tất cả mọi tính toán của các cán bộ khoa học và của bà con nông dân là cải thiện môi trường đất cát từ nóng khô rời rạc đến ẩm, mát, dính kết giữ nước và phân bón. Phân hệ sinh thái thứ hai là đồi cát, đây là phân hệ rất nhạy cảm không những khó dùng để sản xuất mà còn de doạ các vùng lân cận. Đây là vùng cát bay, cát chảy và cát trượt, cát tràn vào nội đồng. Ngành lâm nghiệp đã tốn công tốn của để tạo được những đai rừng phi lao để giảm tốc độ gió vŕ ngăn cát. Trên đồi cát khô cây phi lao đâm rễ xuống sâu tìm nước nhưng không đủ nước để đưa lên ngọn, nên ngọn cây teo dần và phi lao mọc lòa xòa trên mặt đất. Giữ và chặn được cát tiến vào vùng dân cư là một thắng lợi lớn cho nên nhiều người đã lấy làm hài lòng và cho đó là một thành tựu lớn của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là phải lợi dụng được nguồn năng lượng tái tạo được để cải thiện đời sống và sử dụng được tiềm năng của đất cát. Các cán bộ đã hướng dẫn bà con nông dân lấy bao tải đựng cát để ngăn các suối chảy ra từ các đồi cát chạy các máy phát điện nhỏ rẻ tiền để thắp sáng cho các gia đình thay các đèn dầu hỏa tù mù và nghe được tiếng hát của đài phát thanh. Dòng nước khe được đưa vào các vùng cát trũng để trồng cây lương thực thực phẩm và nuôi trồng thủy sản. Gió biển gây tác hại bốc cát bay vào nội địa nay được důng quay quạt gió làm động lực cho các máy phát điện. Như vậy được hướng dẫn kỹ thuật và giúp đỡ ít kinh phí người dân đă biến vùng đồi cát thành nơi sinh sống và sản xuất ổn định. Nguyên lý của sự thành công là sử dụng được những động lực tự nhiên vốn gây tác hại lớn thành động lực có lợi cho sản xuất và đời sống. Những thành công đã đạt được xuất phát từ suy nghĩ phải ổn định được cát, sử dụng được các động lực tự nhiên và phát huy tiềm năng sinh học của đất cát để sản xuất lương thực thực phẩm, đảm bảo cho sự phát triển lâu bền. Tuyệt đối không được phá vỡ sự ổn định của vůng đất cát để sản xuất lương thực thực phẩm và nuôi trồng thủy sản. Kinh tế tri thức vận dụng vào việc sử dụng đất cát là: Cải thiện môi trường đất cát, tạo ra sự ổn định đất cát bằng hệ nông nghiệp sinh thái dựa trên việc tăng cường tính ổn định Tuy nhiên, giải pháp lâu dài, hiệu quả nhất vẫn là ý thức bảo vệ môi trường sống của từng người dân. Tôn trọng quy luật tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự bảo vệ cuộc sống của chính mình. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà áp dụng công nghệ cho phù hợp. C. kết luận: Từ những hệ quả của việc khai thác sử dụng đất đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cuộc sống của chúng ta. Đất cát là một loại tài nguyê quý giá chúng ta cần phải sử dụng một cách hợp lý đi đôi với bảo vệ, ngày càng tìm ra được những loại vật liệu thay thế để việc khai thác & sử dụng đạt hiệu quả hơn. Tài liệu tham khảo: Moitruong.com.vn Tuoitre.com.vn Vietbao.net Môi trường đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docđề tài đất cát(2).doc
Tài liệu liên quan