Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán: 1
NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN
Báo cáo chuyên đề số 5/2011
8/11/ 2011
Phòng Phân tích và Dự báo thị trƣờng
Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)
2
NỘI DUNG
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................3
II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết .......................4
III/ Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết theo ngành ...................................7
IV/ Kết luận ....................................................................................................................................24
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................26
3
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu
DNNN (DNNN) có vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kin...
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN
Báo cáo chuyên đề số 5/2011
8/11/ 2011
Phòng Phân tích và Dự báo thị trƣờng
Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)
2
NỘI DUNG
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................3
II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết .......................4
III/ Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết theo ngành ...................................7
IV/ Kết luận ....................................................................................................................................24
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................26
3
I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu
DNNN (DNNN) có vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đất nước,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sau các sự cố đổ vỡ, kinh doanh sa sút của một số
tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đã có nhiều DNNN thực hiện niêm yết cổ phiếu
trên TTCK và từ đây, biến động suy giảm mạnh của TTCK lại tác động đến cấu
trúc tài sản và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này. Trong bối cảnh đó,
thực hiện đầu tư tập trung vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính đang là
một chủ trương lớn nhằm giảm bớt rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh cho các
DNNN.
Với mục đích cung cấp thêm một đánh giá về chất lượng hàng hoá trên
TTCK trong mối liên hệ với các yếu tố nêu trên, bài viết này tập trung vào nghiên
cứu các đối tượng là DNNN hiện niêm yết trên hai SGD HOSE và HNX. Nội dung
nghiên cứu xoay quanh hai nhóm chỉ tiêu chính là cơ cấu vốn-tình hình đầu tư và
khả năng thanh toán; từ đó rút ra các đánh giá về cấu trúc và khả năng huy động
vốn đi kèm với những rủi ro có thể gặp phải về thanh khoản vốn và khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả.
Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu trong bài là các báo cáo tài chính có ý kiến
kiểm toán gần nhất (báo cáo soát xét) của tổng số 162 DNNN niêm yết; trong đó
DNNN niêm yết được xác định là các DN có vốn do Nhà nước sở hữu trên 50% và
hiện đang được niêm yết và giao dịch trên hai SGDCK trong nước. Phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là tính toán, phân tích và so sánh các hệ số tài chính, bao gồm
các hệ số trung bình của ngành. Như vậy, việc phân loại DNNN theo ngành cũng là
một nhiệm vụ trong báo cáo này để tạo thuận lợi cho việc phân tích và so sánh.
Tuy nhiên, phạm vi có hạn của một bài viết không tránh khỏi những hạn chế
như sau: i) Dữ liệu báo cáo tài chính tin cậy gần nhất là báo cáo tài chính nửa năm
(bán niên) năm 2011 nên báo cáo chỉ phản ánh thực trạng tài chính tại thời điểm
giữa năm 2011 của các DNNN niêm yết; ii) Chưa có một chuẩn phân ngành được
4
công nhận rộng rãi trên TTCK Việt Nam nên phương pháp phân ngành trong báo
cáo được dựa trên chuẩn phân ngành ICB và có tham khảo cách phân loại của một
số công ty chứng khoán. Điều này không tránh khỏi những bất cập và có thể không
phù hợp theo quan điểm của một số đơn vị khác;
1
iii) Các hệ số trung bình được
tính toán dựa trên phương pháp bình quân giản đơn hoặc có gia quyền với quyền
số là tổng tài sản hoặc tổng vốn chủ sở hữu tuỳ theo mỗi một hệ số khác nhau
nhằm đảm bảo chúng phản ánh được tốt nhất ý nghĩa bình quân; và iv) Số chia
trong các hệ số là giá trị tại một thời điểm thay vì tính bình quân trong một khoảng
thời gian tương đương một kỳ kế toán.
II/ Tổng quan các hệ số cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN
niêm yết
1. Hệ số nợ
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng tài sản
2. Hệ số nợ/vốn
Hệ số nợ/vốn =
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
3. Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Các hệ số trên đều có cùng tính chất, do vậy hệ số nợ có thể cung cấp góc
nhìn khái quát nhất cho nhóm hệ số này (các hệ số khác sẽ được phân tích cụ thể
trong phần sau). Theo đó, hệ số nợ trung bình của cả hệ thống gồm 162 DNNN
niêm yết hiện ở mức 0,85. Thống kê cho thấy có 121 trên tổng số 162 DNNN có hệ
1
Ví dụ, chúng tôi đã loại bỏ một ngành là Công nghệ trong bài do chỉ có 2 DNNN niêm yết,
trong đó có một DN dễ gây tranh cãi. Tuy nhiên, việc loại bỏ ngành này không ảnh hưởng nhiều
đến toàn bộ bài viết.
5
số nợ trên 0,5, chiếm tỷ lệ 74%. Điều đó phần nào nói lên rằng đa số các DNNN
hiện tại đang có cơ cấu tài chính nhiều rủi ro với tỷ trọng nợ cao trong tổng nguồn
vốn. Với nền kinh tế đang trong môi trường lạm phát và lãi suất cao như hiện nay
thì chi phí trả lãi của các DNNN này là một áp lực không hề nhỏ.
4. Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu)
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX
và HSX bằng 0,15. Đây là mức rất thấp, cho thấy trong tổng số nguồn vốn hình
thành nên tài sản của doanh nghiệp chỉ có 15% là vốn do doanh nghiệp tự có có thể
huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại 85% là đi vay bên ngoài.
5. Hệ số đầu tư tài chính
Hệ số
đầu tư tài chính
=
ĐT tài chính ngắn hạn + ĐT tài chính dài hạn
Tổng tài sản
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX
và HSX bằng 15%. Hệ số này cho thấy về cơ bản, lượng vốn nhóm DNNN đầu tư
ra bên ngoài không cao (chỉ chiếm 15% tổng tài sản), bao gồm đầu tư vào tài sản
tài chính ngắn hạn như cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn, đầu tư góp vốn vào công ty
liên doanh, liên kết…Như vậy, khả năng rủi ro tài chính phụ thuộc vào biến động
của thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp trên là không đáng ngại và nhìn
chung các doanh nghiệp NN niêm yết đều đáp ứng được so với tiêu chuẩn đề ra
trong các văn bản pháp quy về tỷ lệ đầu tư vốn ra ngoài ngành (tại thời điểm giữa
năm 2011).
6. Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng
thanh toán hiện hành
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
6
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai sàn
HNX và HSX bằng 1,84. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp
đối với toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh
toán trong vòng một năm hoặc một chu kì kinh doanh. Hệ số của nhóm DNNN
niêm yết bằng 1,84 cho thấy khả năng thanh toán của nhóm này chỉ ở mức độ vừa
phải mà không biểu thị sự vững chắc về mặt tín nhiệm doanh nghiệp, đặc biệt là
đối với các ngân hàng, nhà tài trợ vốn...của doanh nghiệp.
7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình của 162 DNNN niêm yết trên
hai sở HNX và HSX bằng 1,34. Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của DNNN bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng
tồn kho) thành tiền. Hệ số của nhóm DNNN bằng 1,34 cho thấy khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này là tốt.
8. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
EBIT
Chi phí lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình của 162 DNNN niêm yết trên
hai sở HNX và HSX bằng 108,98. Hệ số này cho biết trong kỳ DNNN đã tạo ra lợi
nhuận trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay. Hệ số này
càng cao thì rủi ro mất khả năng chi lãi trả tiền vay càng thấp và ngược lại. Hệ số
của nhóm DNNN bằng 108,98 cho thấy khả năng thanh toán lãi vay lớn. Nếu kết
hợp với hệ số nợ ở trên, mặc dù tỷ lệ vốn vay cao nhưng hệ số này cho thấy khả
năng chi trả lãi và vốn gốc của các DNNNNN niêm yết là an toàn.
7
III/ Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DNNN niêm yết theo ngành
1. Ngành công nghiệp
Hệ số nợ trung bình của ngành công nghiệp ở mức 0,74, tuy thấp hơn so với
trung bình các ngành nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với các ngành còn lại,
đứng thứ 2 sau ngành tài chính. Trung bình 74% tài sản của các DNNN trong
ngành được tài trợ bằng nguồn vốn nợ, 26% tài sản còn lại được đầu tư từ nguồn
vốn chủ sở hữu. Thống kê cho thấy đa số, khoảng 70 trong 91, DNNN của ngành
có hệ số nợ trên mức 0,5; trong đó có 35 DNNN có hệ số nợ trên mức trung bình
ngành, cá biệt một số DNNN có hệ số nợ ở mức gần như tuyệt đối như SD8 (0,91);
DDM (0,94) hay TLT (0,95) . Có thể thấy rõ xu hướng sử dụng nhiều nợ trở nên
phổ biến trong các DNNN ngành công nghiệp. Việc này khiến cho các DNNN bị
phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, cũng như áp lực trả nợ là khá cao.
Chính vì vậy, lãi suất tăng cao như trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng bất lợi
đến chi phí tài chính của các DNNN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 3,52; có 26 trên tổng số 91
DNNN có tỷ lệ này vượt mức trung bình ngành, trong đó có 10 DNNN vượt mức
trung bình toàn hệ thống các DNNNNN niêm yết. Một số DNNN có tỷ lệ nợ/vốn
chủ sở hữu vượt trên cả ngành ngân hàng (vốn là một ngành có tính chất sử dụng
vốn nợ là chủ yếu) như SD8 (11,66), PVA (13,27), DDM (17,16) và TLT (17,26).
Với những DNNN này, trong cơ cấu nguồn vốn, cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì
có đến trên 10 đồng vốn nợ. Cho thấy nền tảng vốn chủ sở hữu rất yếu kém, khả
năng thanh toán nợ không được đảm bảo, rủi ro tài chính hiện ở mức quá cao.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 4,74, chỉ thấp hơn so với
ngành tài chính. Một số DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi sử dụng
đòn bẩy tài chính ở mức quá cao như TLT hay NSN hiện tại đang phải đối mặt với
rủi ro tài chính rất lớn bởi lợi nhuận sinh ra không đủ để bù đắp chi phí trả lãi. Chi
phí trả lãi hàng năm của các DNNN này cũng có thể “lạm” vào vốn chủ sở hữu
8
trong điều kiện lãi suất thị trường đang căng thẳng như hiện nay. Một số DNNN
duy trì hệ số đòn bẩy ở mức vừa phải trong khi kết quả kinh doanh khả quan cho
thấy các DNNN đã có một cơ cấu vốn hiệu quả. Đối với các DNNN hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản có đặc thù vay nợ nhiều cho các công
trình dự án, nợ phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ nhưng về bản
chất lại là hình thức vay vốn mà DNNN không phải trả lãi, việc trả nợ gốc được
hoàn thành khi dự án kết thúc, bởi vậy mặc dù tỷ lệ nợ cao nhưng các DNNN
không phải chịu quá nhiều áp lực chi trả lãi vay. Nhìn chung, phần lớn các DNNN
thuộc ngành công nghiệp có cơ cấu tài chính mạo hiểm khi tăng cường sử dụng
đòn bẩy tài chính trong hoạt động tạo lập vốn kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế
tăng trưởng và lạm phát thấp, các doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong việc sử dụng
đòn bẩy tài chính; tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ số đòn bẩy cao của các
doanh nghiệp này luôn bộc lộ rủi ro thanh toán cao và khả năng lợi nhuận hạn chế.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành công nghiệp là 0,26, cao
hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 6 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNN niêm yết. Hệ số vốn chủ sở hữu thấp cho
thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thấp, các doanh nghiệp phải đi vay
nợ bên ngoài nhiều (có một vài doanh nghiệp tỷ lệ vốn chủ rất thấp, chưa tới 10%
như TLT, SD8, NSN hay DDM), dẫn tới việc không chủ động về vốn trong kinh
doanh, quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành công nghiệp là 0,05, thấp
hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 6 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Mức 0,05 là mức rất thấp, cho thấy
phần đầu tư ra bên ngoài của nhóm ngành này là rất ít so với tổng tài sản. Chỉ có
một vài doanh nghiệp có mức đầu tư ra bên ngoài cao (như WCS, SDA, HPS,
TV4, TIE, HTV) là sẽ đối mặt với mức độ rủi ro cao trên thị trường tài chính. Còn
phần lớn các doanh nghiệp còn lại trong ngành đều có mức độ tập trung vốn, đầu
9
tư tài chính thấp và rất thấp, trong đó có 31,89% doanh nghiệp trong ngành không
có đầu tư tài chính, không phải chịu rủi ro của thị trường chứng khoán mang lại.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành công nghiệp là 1,49,
thấp hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (1,84), và đứng thứ 6
trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có trên 24% các doanh nghiệp
ngành công nghiệp có hệ số thanh toán hiện hành trên mức trung bình ngành, còn
lại đa số (69 doanh nghiệp) ở mức thấp hơn mức trung bình ngành. Điều này cho
thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
công nghiệp đang ở mức thấp. Cá biệt có một số doanh nghiệp trong ngành sản
xuất xi măng có hệ số này dưới 1, đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ
ngắn hạn, rủi ro vỡ nợ hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi giá trị các tài sản có tính
thanh khoản tốt không đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành công nghiệp đạt 1 lần,
không thấp hơn nhiều so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNNNN cho thấy
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DNNN khối ngành này đáp ứng được những
yêu cầu thanh toán cần thiết. Cụ thể, có 67 DNNN nhóm ngành này – chiếm đa số
- có hệ số lớn hơn 1 và có 8 DNNN có hệ số lớn hơn 2. Điều này cho thấy hầu hết
các DNNN thuộc ngành công nghiệp đều có khả năng thanh toán nhanh và khả
năng vốn bị ứ đọng là thấp.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành công nghiệp đạt mức
7,17, thấp hơn 15,2 lần so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNNNY. Trong đó,
có 3 DN có hệ số thanh toán lãi vay âm là PTM, SD3 và SDT, cho thấy tình trạng
tài chính đang ở mức nguy hiểm, rủi ro cao. 36 DN có hệ số thanh toán lãi vay lớn
hơn 2 (chiếm 40%), nhưng thấp hơn mức trung bình ngành, 12 DN có hệ số thanh
toán lãi vay lớn hơn trung bình ngành (chiếm 13,19%). Như vậy có thể thấy khả
năng thanh toán lãi vay của nhóm ngành công nghiệp so với các DNNN không
thực sự tốt, tình hình tài chính cần được xem xét thêm qua các hệ số tài chính khác.
10
2. Ngành Tài chính
Hoạt động kinh doanh của các DNNN bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng
của ngành tài chính có những đặc thù riêng, bởi vậy tỷ lệ nợ của những DNNN
thuộc ngành này thường ở mức rất cao so với các ngành còn lại. Hệ số nợ trung
bình của ngành tài chính là 0,9 cao hơn so với mức bình quân toàn hệ thống (0,85).
90% tài sản của các DNNN được tài trợ bởi nguồn vốn nợ, 10% tài sản còn lại
được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có 3 DNNN có hệ số nợ trên mức trung
bình của ngành là PVF, VCB và CTG. Đặc biệt với 2 DNNN trong lĩnh vực ngân
hàng là VCB và CTG thì tỷ lệ nợ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối bởi nguồn vốn của
ngành ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động huy động vốn tiền gửi của khách hàng.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 9,77 cao hơn nhiều so với
bình quân toàn hệ thống (6,21), đồng thời tỷ lệ này cũng cao hơn so với tất cả các
ngành còn lại. Trong cơ cấu vốn của các DNNN, cứ mỗi một đồng vốn chủ sở hữu
thì có đến xấp xỉ 10 đồng vốn nợ. điều này gây ra áp lực đáng kể cho các DNNN
khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như lãi vay từng kỳ.
Hệ số đòn bẩy tài chính của ngành tài chính ở mức 10,79 cao hơn so với
bình quân toàn bộ các DNNN niêm yết và cao nhất trong tất cả các ngành. Theo
cáo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, hầu hết các DNNN trong ngành có hệ số đòn
bẩy tài chính cao đã có kết quả kinh doanh tốt, bởi vậy đã phát huy được hiệu quả
của đòn bẩy tài chính trong việc nâng cao tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Một số
DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ như BVS, nhưng do duy trì đòn bẩy tài chính
ở mức thấp nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực của hệ số này.
Nhìn chung, do đặc thù ngành nên hầu hết các DNNN thuộc ngành tài chính
đã duy trì một cơ cấu tài chính mạo hiểm với tỷ lệ nợ rất cao. Rủi ro thanh khoản
hoàn toàn có thể xảy ra nếu các DNNN không có biện pháp quản lý rủi ro cho tài
sản đầu tư của mình.
11
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành tài chính là 0,09, thấp hơn
so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết và là mức thấp nhất trong tổng số 8
ngành thuộc nhóm nghiên cứu. Do đặc thù của ngành ngân hàng là huy động vốn
và cho vay vốn nên một số doanh nghiệp như CTG, PVF, VCB có hệ số chủ sở
hữu rất thấp (dưới 0,1), nguồn vốn chủ yếu đến từ vay nợ bên ngoài nên áp lực trả
nợ vay rất lớn, khả năng tự chủ trong tài chính rất kém. Đối với các doanh nghiệp
thuộc nhóm ngành này, tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thấp nên hiệu
ứng đòn bẩy tài chính sẽ cao.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành tài chính là 0,17, cao hơn
so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 3 trong tổng số 8
ngành. Nhóm ngành này có tỷ lệ đầu tư tài chính khá cao so với các nhóm ngành
còn lại. Có tới 12/16 doanh nghiệp trong nhóm ngành có mức đầu tư tài chính cao
hơn mức trung bình ngành (chiếm 75%), trong đó có những doanh nghiệp có tỷ lệ
đầu tư tài chính trên 50% tổng tài sản (BSI, BMI, AGR, BVS, BVH, BIC), đây là
những công ty và tổng công ty có kinh doanh chứng khoán, vì vậy việc đầu tư tài
chính mà chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu) chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành tài chính là 3,09, cao
hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (1,84) và là mức cao nhất
trong tổng số 8 ngành. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các
doanh nghiệp trong ngành hiện đang rất tốt. Có được điều này là do đặc thù của
các doanh nghiệp trong ngành tài chính luôn nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản cao như tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Bởi vậy các khoản
nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này luôn được đảm bảo chi trả trên nền tảng tài
sản ngắn hạn dồi dào.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành tài chính đạt mức 2,69,
cao hơn so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNN niêm yết. Chỉ có 2 DN có
12
hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 là RCL và SJS là điều dễ hiểu bởi các DN trong
nhóm này luôn nắm giữ một lượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao, khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn lớn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành tài chính đạt mức 90,52,
thấp hơn so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNN. Đặc biệt, có 1 DN có hệ số
thanh toán lãi vay nhỏ hơn 2, và 2 DN có hệ số thanh toán lãi vay cao hơn trung
bình của khối DNNN là BMI và RCL. Lý do bởi các DN này có hệ số EBIT cao
hơn nhiều lần so với chi phí lãi vay của DN.
3. Ngành Tiện ích tiêu dùng
Hệ số nợ trung bình của ngành tiện ích tiêu dùng là 0,52; thấp hơn so với
bình quân hệ thống các DNNNNN niêm yết. Trong tổng nguồn vốn hình thành tài
sản, có khoảng 52% được tài trợ từ các khoản công nợ và 48% tài sản còn lại được
đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ này được coi là không quá cao nếu so
sánh với mức bình quân của toàn hệ thống các DNNN niêm yết. Thống kê cho thấy
trong ngành có 8 trên tổng số 14 DNNN có tỷ lệ nợ thấp hơn mức trung bình
ngành, cá biệt có một số DNNN có tỷ lệ vay nợ rất thấp như TIC (<0,01), TBC
(0,07) và NLC (0,09). Một số DNNN có tỷ lệ nợ cao hơn mức bình quân ngành có
thể kể đến như TDW (0,65), PPC (0,65) và HJS (0,72). Đặc thù của ngành là bán
hàng có thể thu tiền ngay, bởi vậy nhu cầu vay nợ của DNNN tăng lên cho thấy
DNNN có ý định mở rộng quy mô hoạt động. Theo báo cáo tài chính của các
DNNN này, vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, do đó về lâu
dài, DNNN sẽ phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn. Việc duy trì tỷ trọng nợ lớn
trong tổng nguồn vốn khiến cho các DNNN này bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài,
ảnh hưởng đến tính chủ động trong các quyết định kinh doanh.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành ở mức 1,1. Với 1 đồng vốn
nợ sẽ được đảm bảo bởi 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét chung toàn ngành có thể nói
khả năng thanh toán nợ của các DNNN là tốt. Tuy nhiên với một số DNNN có hệ
13
số nợ/vốn chủ sở hữu cao trên mức trung bình ngành như PPC, HJS thì khả năng
thanh toán nợ dài hạn của các DNNN đang ở mức báo động.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 2,1 thấp hơn so với bình
quân toàn hệ thống các DNNN niêm yết. Duy trì đòn bẩy tài chính ở mức thấp
trong khi hoạt động kinh doanh có lãi sẽ không tận dụng được ưu thế của công cụ
này trong việc nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhìn chung đa số các DNNN trong ngành tiện ích tiêu dùng có cơ cấu vốn
rất an toàn, nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh, khả năng thanh toán nợ dài hạn
tốt. Bên cạnh đó còn một số DNNN hiện tại đang có tỷ lệ nợ khá cao, rủi ro tài
chính theo đó cũng ở mức cao so với toàn ngành.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,48,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết, và đứng thứ 4 trong
tổng số 8. Tuy có hệ số vốn chủ sở hữu bằng với nhóm ngành hàng tiêu dùng,
nhưng hệ số của các doanh nghiệp trong nhóm lại không đồng đều. Ba doanh
nghiệp NLC, TBC và TIC có hệ số rất cao (trên 0,9 và gần 1) cho thấy họ có sự
chủ động hoàn toàn về vốn, không có hoặc có rất ít áp lực trong trả nợ bên ngoài.
Đặc điểm của nhóm ngành này là có sự ổn định cao, được sự bảo hộ của Nhà nước,
các doanh nghiệp đều có doanh thu chủ yếu dựa và hoạt động sản xuất điện và
tham gia các dự án của TCT Điện lực Việt Nam, trong tình hình thực tế là nhu cầu
về điện, xăng dầu, gas liên tục có xu hướng gia tăng. Các doanh nghiệp có hệ số
vốn chủ sở hữu thấp trong nhóm ngành này là do có tổng nợ lớn so với tổng nguồn
vốn, chủ yếu là nợ dài hạn để tăng qui mô sản xuất kinh doanh, vì vậy tăng áp lực
trả nợ khi đáo hạn cũng như giảm khả năng tự chủ trong tài chính.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,29,
cao hơn so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết và đứng thứ 2 trong tổng số 8
ngành đang xét. Trong ngành, chỉ có 2 doanh nghiệp có hệ số đầu tư tài chính cao
hơn trung bình ngành (PPC và TIC), 85,71% doanh nghiệp còn lại có mức đầu tư
14
thấp hơn so với trung bình ngành, thậm chí có nhiều doanh nghiệp có mức đầu tư
tài chính trên tổng tài sản rất thấp (dưới 10%). Đáng chú ý là TIC với hệ số đầu tư
tài chính lên tới 0,93, đây hoàn toàn là đầu tư tài chính dài hạn, đó là các khoản
góp vốn vào công ty liên doanh liên kết, vì vậy dẫn tới tính thanh khoản kém, rủi
ro tài chính của doanh nghiệp rất cao.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là
2,93, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (1,84) và đứng
thứ 2 trong tổng số 8 ngành. Thống kê cho thấy đa số doanh nghiệp của ngành có
hệ số này ở mức thấp hơn so với trung bình ngành, trong đó có 8 doanh nghiệp ở
mức thấp hơn 2. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị hệ số thanh toán hiện hành trên dưới
2 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp tiện ích tiêu
dùng là khá lành mạnh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành tiện ích tiêu dùng đạt
mức 2,68, phản ánh độ an toàn cao hơn gấp đôi so với so với mức trung bình
chung (1,34). Trong đó có 3 DN có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm
21,43%), 6 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 ( chiếm 42,86%). Trong số 6
DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 thì có 3 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn
hơn trung bình ngành và ở mức khá cao, như DN có mã cổ phiếu TMP có hệ số
thanh toán nhanh trên 10 cho thấy DN này đang trong tình trạng hiệu quả sử dụng
vốn không cao.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành tiện ích tiêu dùng đạt
mức 54,58, thấp hơn so với trung bình chung liên ngành. Đáng chú ý có 1 DN
không có khả năng thanh toán lãi vay (hệ số thanh toán lãi vay âm) là TMP, 3 DN
có hệ số thanh toán lãi vay cao hơn trung bình của ngành cũng như khối DNNN
(chiếm 21,43%) là NBP, NLC, VSH, cho thấy sức khỏe tài chính của các DN này
rất tốt.
4. Ngành Hàng tiêu dùng
15
Hệ số nợ trung bình của ngành Hàng tiêu dùng ở mức 0,52 thấp hơn so với
bình quân toàn bộ các DNNN và ở mức vừa phải nếu so với các ngành còn lại.
Tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng 52% tổng nguồn vốn, đồng nghĩa với việc 48% tài
sản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có 8 trên tổng số 14 DNNN
trong ngành có hệ số nợ < 0,52 cho thấy tính chất của các DNNN trong ngành hàng
tiêu dùng là không vay nợ nhiều, bởi vậy hoạt động kinh doanh của DNNN ít bị
phụ thuộc vào bên ngoài, áp lực trả nợ không quá căng thẳng.
Trong 6 DNNN còn lại có hệ số nợ lớn hơn 0,52; SRC có hệ số nợ cao nhất
với tỷ lệ nợ chiếm 65% tổng nguồn vốn, cao hơn so với 2 DNNN trong cùng ngành
sản xuất cao su là CSM (0,6) và DRC (0,36). Điều đó cho thấy cơ cấu tài chính của
DNNN này rủi ro hơn so với 2 DNNN còn lại. Theo báo cáo tài chính của SRC, tỷ
trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn chiếm đến 78% trong tổng nợ, cho thấy DNNN
phải chịu áp lực trả nợ gốc và lãi vay rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
tự chủ trong mọi quyết định kinh doanh của DNNN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành là 1,09 thấp hơn nhiều so với
mức bình quân của toàn bộ các DNNN niêm yết hiện tại. Cứ 1 đồng nợ được đảm
bảo bởi xấp xỉ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét trên bình diện chung của ngành, có thể
thấy nền tảng vốn chủ sở hữu của các DNNN khá vững mạnh, khả năng thanh toán
nợ dài hạn của các DNNN được đánh giá là tốt. Tuy nhiên một số DNNN có hệ số
nợ/vốn chủ sở hữu ở mức khá cao như SRC (1,87) thì hoàn toàn có thể gặp rủi ro
thanh toán bởi tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản kém như Hàng tồn kho lại
chiếm đến 63% trong tài sản ngắn hạn, trong khi DNNN đang phải chịu áp lực lớn
từ khoản nợ vay chiếm đến 78% tổng nợ. Như vậy có thể thấy khả năng thanh toán
nợ vào giữa năm 2011 của SRC đang bị đặt vào tình trạng đáng báo động.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình của ngành ở mức 2,09 thấp hơn so với
bình quân toàn hệ thống. Với các DNNN kinh doanh có lãi nhưng hiện đang sử
dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp như SCD, DRC thì hoàn toàn có thể tăng mức
16
độ vay nợ để tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Với một số DNNN có kết quả
kinh doanh thua lỗ trong thời gian vừa qua như SRC thì việc sử dụng đòn bẩy tài
chính đã làm tăng mức độ thiệt hại cho chính DNNN.
Nhìn chung, đa số các DNNN trong ngành Hàng tiêu dùng đã có cơ cấu vốn
ít rủi ro. Các DNNN này hoàn toàn có thể tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính để
tối ưu hóa cơ cấu vốn của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số DNNN có cơ
cấu tài chính không an toàn, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không đủ
để bù đắp chi phí lãi vay thì việc duy trì cơ cấu đó là điều nguy hiểm.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,48,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN. Các doanh nghiệp trong ngành
có mức hệ số vốn chủ sỡ hữu khá tương đồng, cho thấy sự đồng đều về khả năng
tự chủ tài chính, các doanh nghiệp không vay quá nhiều nợ ở bên ngoài nên áp lực
trả nợ vay không cao.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,04,
đứng thứ 7 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có tới 12/14 doanh
nghiệp có hệ số đầu tư thấp hơn mức trung bình ngành (chiếm 85,71%). Những
doanh nghiệp này đều không đầu tư tài chính hoặc có đầu tư với tỷ lệ rất thấp so
với tổng tài sản. Vì vậy, rủi ro thị trường tài chính đối với những doanh nghiệpnày
sẽ không hoặc có rất thấp.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành hàng tiêu dùng là
1,96 cao hơn mức trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đứng thứ 5 trong tổng số
8 ngành. Tuy nhiên có tới 10 trên tổng số 14 doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn
mức trung bình ngành chứng tỏ đa số các doanh nghiệp trong ngành có khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp còn lại có hệ
số thanh toán hiện hành trên mức trung bình ngành như DRC (3,00) hay SCD
(3,26) thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được đảm bảo.
17
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành hàng tiêu dùng đạt mức
1,12, thấp hơn không đáng kể so với so với mức 1,34 trung bình chung. Tuy nhiên,
một số lượng đáng kể các DN có hệ số thanh toán nhanh kém (nhỏ hơn 1, chiếm
42,86%) và chỉ có 1 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 (chiếm 7,14%).
Trong khi đó, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của DN nhóm ngành này cao
hơn mức trung bình chung của nhóm DNNN, do đó có thể thấy hàng tồn kho
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động, do đó DN sẽ gặp khó khăn
khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do phải chờ thanh lý hàng tồn kho.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành hàng tiêu dùng ở mức
khá cao, hơn gấp 9,9 lần so với mức trung bình các ngành. Thống kê cho thấy 2
DN có hệ số thanh toán lãi vay cao hơn trung bình của ngành cũng như khối
DNNN HAD, NET với hệ số thanh toán lãi vay lần lượt là 3654,74 lần và 8248,46
lần; cùng với hệ số thanh toán nhanh của 2 DN này đều ở mức hợp lý có thể thấy
tình hình tài chính của hai DN này đều rất tốt, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
cũng như nợ dài hạn lớn.
5. Ngành Dịch vụ tiêu dùng
Hệ số nợ trung bình của ngành Dịch vụ tiêu dùng là 0,35; thấp nhất trong hệ
thống các DNNN niêm yết. Tỷ lệ nợ thấp chứng tỏ tính chủ động của các DNNN
trong hoạt động kinh doanh cao, ít phụ thuộc vào bên ngoài và không phải chịu áp
lực trả nợ. Trong ngành có 3 DNNN duy trì tỷ lệ nợ ở mức thấp hơn 0,5 là HOT,
VNG và PDC bởi đặc thù của các công ty kinh doanh d ịch vụ du lịch không cần
thiết phải vay nợ nhiều do bán hàng có thể thu được tiền ngay. Đối với hai DNNN
có tỷ lệ nợ lớn hơn 0,5 là TPH và DHI kinh doanh trong lĩnh vực in sách, nợ phải
trả phát sinh chủ yếu từ khoản phải trả người bán (chi phí lãi vay hầu như không
có) trong khi khoản mục tài sản cho thâý vốn kinh doanh bị ứ đọng ở khoản mục
Hàng tồn kho và Phải thu người mua rất lớn. Như vậy có thể đánh giá rằng tuy hệ
18
số nợ của 2 DNNN này cao hơn so với bình quân ngành nhưng khả năng thanh
khoản vẫn nằm trong giới hạn khá an toàn.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 0,54 (thấp hơn nhiều so
với mức bình quân 6,21 của toàn bộ các DNNNN niêm yết) đồng nghĩa với việc cứ
1 đồng nợ được đảm bảo bởi gần 2 đồng vốn chủ sở hữu, cho thấy khả năng thanh
toán nợ của các DNNN được đảm bảo trên nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,54 (thấp hơn gần 5 lần so
với bình quân hệ thống các DNNN niêm yết). Theo báo cáo kết quả kinh doanh
của cả 5 DNNN, kết thúc 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp này đều có lãi. Với
điều kiện này, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao hơn hoàn toàn có lợi
cho chính DNNN. Tổ chức cho vay cũng đặc biệt ưa thích những DNNN có cơ cấu
tài chính an toàn như các DNNN trên bởi các khoản cho vay của họ sẽ được đảm
bảo.
Nhìn chung các DNNN trong ngành dịch vụ tiêu dùng có cơ cấu vốn an
toàn, khả năng thanh toán nợ dài hạn cũng như tính chủ động trong kinh doanh
được đảm bảo. Các DNNN hoàn toàn có khả năng tăng cường sử dụng đòn bẩy tài
chính để nâng cao lợi nhuận.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành d ịch vụ tiêu dùng là 0,65,
cao hơn nhiều so với trung bình, và là mức cao nhất trong tổng số 8 ngành thuộc
nhóm DNNN niêm yết. Hệ số vốn chủ sở hữu cao cho thấy các doanh nghiệp đều
rất chủ động về vốn trong kinh doanh, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và áp
lực trả nợ không lớn, các doanh nghiệp có tính ổn định về dài hạn. Tuy nhiên, hệ
số vốn chủ sở hữu của nhóm ngành này cao cũng do đặc điểm ngành nghề không
yêu cầu về vốn lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh (trong số 5 DNNN thuộc ngành,
có tới 3 doanh nghiệp du lịch có hệ số vốn chủ sở hữu đạt mức trên 0,6), vì vậy các
doanh nghiệp đều có khả năng tự chủ về tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp
cùng ngành cũng như so với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác. Bên
19
cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ không có nhiều lợi thế trong việc sử dụng đòn bẩy tài
chính.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng là 0,08,
đứng thứ 4 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNN trong phạm vi nghiên cứu.
Trong ngành, có tới 2/5 doanh nghiệp không có đầu tư tài chính là hai công ty in, 3
doanh nghiệp còn lại đều có mức hệ số đầu tư tài chính thấp hơn so với trung bình
nhóm.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành d ịch vụ tiêu dùng là
0,92, thấp hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đứng thứ 7 trong
tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Hệ số này cho thấy khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành thấp, rủi ro cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành Dịch vụ tiêu dùng đạt
mức 0,68, thấp hơn một nửa so với so với mức trung bình chung. Trong tổng số 4
DN có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm 80%), có VNG đạt giá trị hệ số
thanh toán nhanh lần lượt là 0,19. Đây là mức hệ số rất thấp, cho thấy DN gần như
không có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành Dịch vụ tiêu dùng đạt
mức xấu là -2,12. Thực chất, hệ số thanh toán lãi vay trung bình ngành ở mức âm
là do hệ số thanh toán lãi vay của DHI bằng -13,88, kéo hệ số trung bình ngành
xuống mức thấp. Đồng thời DHI có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy
tình trạng tài chính của DN này đang rất khó khăn, khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn cũng như dài hạn yếu kém, rủi ro lớn.
6. Ngành Vật liệu cơ bản
Hệ số nợ trung bình của ngành vật liệu cơ bản là 0,45 thấp hơn so với bình
quân toàn hệ thống. Tỷ lệ này được coi là vừa phải nếu so với các ngành còn lại.
Có 8 trên tổng số 20 DNNN trong ngành có hệ số nợ nhỏ hơn 0,45 và 12 DNNN
còn lại có hệ số nợ lớn hơn mức trung bình ngành. Như vậy có thể thấy đa số các
20
DNNN trong ngành vật liệu cơ bản đã có xu hướng sử dụng nợ nhiều trong hoạt
động kinh doanh của mình. Điều này làm gia tăng rủi ro tài chính cho các DNNN
này, đồng thời hạn chế tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của DNNN. Các
công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác than có tỷ lệ nợ cao hơn hẳn so với các
DNNN còn lại (>0,8). Cá biệt có HLC với tỷ lệ nợ chiếm 88% tổng vốn, cao hơn
so với bình quân toàn bộ hệ thống các DNNNNN niêm yết. Nợ phải trả của HLC
chủ yếu phát sinh từ hoạt động đi vay với tỷ trọng vay nợ ngắn hạn và dài hạn
chiếm tới 71% tổng nợ. Điều này tạo áp lực trả nợ không nhỏ cho DN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình ngành ở mức 0,84; theo đó cứ 1 đồng
nợ được đảm bảo bởi hơn 1 đồng vốn chủ sở hữu. Xét trên bình diện chung cả
ngành thì khả năng thanh toán nợ dài hạn của các DNNN được đảm bảo trên nền
tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh. Tuy nhiên, với các trường hợp có hệ số nợ/vốn
chủ sở hữu ở mức rất cao như TC6 (4,92) hay HLC (7,32) thì rủi ro vỡ nợ rất cao
bởi tỷ trọng nợ quá lớn so với vốn chủ sở hữu. Việc duy trì cơ cấu nợ này khiến
cho DNNN bị phụ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,86. Đây là mức vừa phải
nếu so sánh với các ngành còn lại. Xét riêng giữa các DNNN trong ngành, có đến
11 DNNN có đòn bẩy tài chính lớn hơn mức trung bình ngành. Về lý thuyết, việc
sử dụng quá nhiều nợ thường được đánh giá là không tốt. Tuy nhiên với các
DNNN ngành than có kết quả kinh doanh tốt như MDC, TCS hay HLC thì việc sử
dụng đòn bẩy tài chính cao đã tỏ ra hiệu quả cho chính chủ DNNN trong việc nâng
cao tỷ suất sinh lời cho vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, các DNNN ngành vật liệu cơ bản có một cơ cấu vốn khá hợp lý,
ít rủi ro cho chính DNNN và các khoản vay của các chủ nợ.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành Vật liệu cơ bản là 0,55,
cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN (0,15), đứng thứ 2 trong tổng số
8 ngành. Trong số 20 doanh nghiệp trong ngành thì có 8 doanh nghiệp có hệ số
21
vốn chủ sở hữu trên mức trung bình 0,55 (chiếm 40%), điều này cho thấy phần lớn
DNNNNN trong ngành này không có hoặc có ít khả năng chủ động về vốn, đặc
biệt là nhóm doanh nghiệp có loại hình kinh doanh chính là khai khoáng than và
khoáng sản. Hệ số vốn chủ sở hữu quá thấp (trên dưới 0,2) cho thấy áp lực cao
trong việc trả nợ vay của các doanh nghiệp cũng như khả năng tự chủ trong kinh
doanh rất kém.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành vật liệu cơ bản ở mức
thấp là 0,08, đứng thứ 4 trong tổng số 8 ngành. Đa số (70%) số doanh nghiệp trong
ngành không đầu tư hoặc có hệ số đầu tư rất thấp, dưới mức hệ số trung bình
ngành. Rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp này là không có hoặc rất nhỏ. Có
trường hợp doanh nghiệp HRC với hệ số đầu tư tài chính bằng 50%, số tiền này
được đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn mà chủ yếu là đầu tư dài hạn khác, góp vốn
vào các công ty, các quỹ đầu tư và mua cổ phiếu. Số tiền đầu tư cao, đầu tư chủ
yếu trong dài hạn nên có hạn chế về thanh khoản và rủi ro tài chính tương đối cao
đối với doanh nghiệp này.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành Vật liệu cơ bản là
2,1, đứng thứ 4 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNN niêm yết. Chỉ có 6/ 20
doanh nghiệp thuộc ngành này có hệ số thanh toán hiện hành vượt mức trung bình,
chứng tỏ tồn tại độ lệch khá lớn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giữa các DN
trong ngành này; ví dụ, có những doanh nghiệp có hệ số ở mức rất cao như MMC
(6,34) và TNC (7,36). Những con số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của các DN này là rất tốt khi mà giá trị các tài sản ngắn hạn lớn gấp từ 6 đến 7
lần giá trị các khoản nợ ngắn hạn. 14 doanh nghiệp còn lại đều có mức thấp hơn so
với bình quân toàn ngành (chiếm 70%), trong đó có tới 6 doanh nghiệp có hệ số
này ở mức dưới 1. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp trong ngành có khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn thấp, rủi ro cao bởi tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn.
22
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành vật liệu cơ bản đạt mức
1,41, cao hơn không đáng kể so với so với mức 1,34 trung bình các DNNN niêm
yết. Tuy nhiên đa số (14 DN) trong ngành này có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn
1 (chiếm 70%). Như vậy về tổng thể, các DN nhóm ngành này đang gặp khó khăn
trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành vật liệu cơ bản đạt mức
thấp là 29,56. Đặc biệt có 2 DN có hệ số thanh toán lãi vay cao hơn trung bình
khối DNNN niêm yết là DPR và TRC với hệ số thanh toán lãi vay lần lượt bằng
143,19 và 150,71. Qua thống kê có thể thấy hầu hết các DN nhóm ngành này đều
có an toàn trước nhu cầu thanh toán các khoản chi trả lãi vay.
7. Ngành Dầu khí
Hệ số nợ trung bình của ngành Dầu khí là 0,7, tuy thấp hơn so với mức bình
quân chung của các DNNN nhưng vẫn ở mức cao trong số các DNNNNN niêm
yết. Tổng nợ chiếm 70% trong tổng nguồn vốn, cho thấy các DNNN đã lựa chọn
cơ cấu vốn nhiều rủi ro. Với mức vay nợ lớn như vậy, DNNN bị phụ thuộc nhiều
vào bên cho vay cũng như phải chịu áp lực trả nợ rất lớn. Việc phải trả chi phí lãi
vay hàng năm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của DNNN.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu trung bình của ngành ở mức 2,52 có nghĩa rằng cứ
2,52 đồng nợ được đảm bảo bởi 1 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này cho thấy khả
năng thanh toán nợ của các DNNN này hiện ở mức thấp với nền tảng vốn chủ sở
hữu yếu. Rủi ro tài chính ở mức cao.
Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình ngành ở mức 3,59 trong khi mức bình
quân hệ thống các DNNN niêm yết là 7,27. Theo báo cáo tài chính của 2 DNNN
(PVD và PVS), kết quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận sinh ra từ các hoạt động
kinh doanh đã vượt trên mức chi phí lãi vay mà các DNNN phải trả, như vậy việc
sử dụng đòn bẩy tài chính của các DNNN trong ngành ở thời điểm hiện nay có thể
23
coi là có hiệu quả, làm tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, đem lại lợi nhuận cho
chính DNNN.
Nhìn chung, các DNNN trong ngành Dầu khí có một cơ cấu tài chính khá rủi
ro với tỷ lệ nợ ở mức cao so với các ngành khác. Tuy nhiên trong điều kiện kinh
doanh có lãi như thời gian vừa qua thì việc duy trì cơ cấu vốn này được coi là tối
ưu.
Hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của nhóm ngành dầu khí là 0,3, cao hơn
một chút so với trung bình nhóm các DNNN (0,15). Với mức vay nợ chiếm tới
70% thì các doanh nghiệp sẽ ít có khả năng tự chủ tài chính và phải chịu áp lực trả
nợ lớn. Tuy nhiên, nhóm ngành này lại có lợi thế do là thành viên của Tập đoàn
dầu khí nên được hỗ trợ mạnh về vốn, dự án đầu tư, thị trường, nguồn lực, nên có
nhiều cơ hội phát triển, do đó tính ổn định dài hạn của doanh nghiệp trong kinh
doanh là tốt.
Hệ số đầu tư tài chính trung bình của nhóm ngành dầu khí là 0,06, thấp hơn
hơn một nửa so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (0,15), và đứng thứ 5
trong tổng số 8 ngành đang xét. Cả hai doanh nghiệp trong ngành đều có hệ số đầu
tư thấp hơn so với trung bình chung, cho thấy số vốn đầu tư ra bên ngoài là rất thấp
so với tổng tài sản, vì vậy rủi ro tài chính là không đáng kể.
Hệ số thanh toán hiện hành trung bình của nhóm ngành dầu khí là 0,9, là
mức thấp nhất trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNN niêm yết. Do đó khả năng
thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành không được đảm bảo khi mà các tài
sản có tính thanh khoản cao không đủ để chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Tương tự, hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành Dầu khí cũng
ở mức thấp 0,68. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của nhóm ngành này thấp hơn nhiều so với các nhóm ngành khác trong nhóm
DNNN. Tuy nhiên, mức chênh lệch của hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh
toán nhanh của các DN trong nhóm ngành này không cao (< 0,5) cho thấy tỷ trọng
24
hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động không nhiều; do đó, DN không phụ thuộc
vào hàng tồn kho khi muốn thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành Dầu khí đạt mức 5,06,
thấp hơn nhiều so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNNNY. Tuy nhiên, các DN
nhóm ngành này đều có hệ số thanh toán lãi vay lớn dù thấp hơn mức trung bình
của các DNNN nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, đủ khả năng chi trả các
khoản lãi vay.
IV/ Kết luận
Qua việc phân tích, đánh giá các hệ số tài chính về cơ cấu vốn và khả năng
thanh toán của 162 DNNN niêm yết trên HOSE và HNX, có thể rút ra một số kết
luận như sau:
1) Đa số các DNNN niêm yết hiện tại đang có cơ cấu tài chính nhiều rủi ro
với tỷ trọng nợ cao trong tổng nguồn vốn. Ngược lại, tỷ trọng vốn chủ sở
hữu trung bình của 162 DNNN niêm yết trên hai SGDCK đang ở mức rất
thấp. Với nền kinh tế đang trong môi trường lạm phát và lãi suất cao như
hiện nay thì chi phí trả lãi của các DNNN này là một áp lực đáng kể ảnh
hưởng đến khả năng lợi nhuận của các doanh nghiệp.
2) Khả năng thanh toán lãi vay lớn cho thấy mặc dù tỷ lệ vốn vay cao nhưng
khả năng chi trả lãi và vốn gốc của các DNNN niêm yết tại thời điểm
giữa năm 2011 là khá an toàn. Điều này có thể dẫn đến thực tế là khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng của các DNNN vẫn được duy trì theo
hướng tích cực.
3) Khả năng thanh toán ngắn hạn của đa số các DNNN niêm yết chỉ ở mức
độ vừa phải mà không thể hiện sự vững chắc về mặt tín nhiệm doanh
nghiệp, và điều này có thể gây nên những quan ngại nhất định trong đánh
25
giá của các nhà đầu tư cổ phiếu về rủi ro tài chính của các DNNN niêm
yết.
4) Trái ngược với ước đoán phổ biến hiện nay về hiện trạng đầu tư dàn trải
của các DNNN, nhìn chung các DNNN niêm yết cho đến hiện tại đều đáp
ứng được so với tiêu chuẩn đề ra trong các văn bản pháp quy về tỷ lệ đầu
tư vốn tối đa ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Như vậy, khả năng
rủi ro tài chính phụ thuộc vào biến động của thị trường tài chính-chứng
khoán của các DNNN niêm yết là không đáng ngại; đồng thời điều đó
cũng nói lên rằng các DNNN niêm yết có mức độ rủi ro thấp hơn so với
các DNNN chưa niêm yết.
Nói tóm lại, mặc dù nguồn dữ liệu đầu vào còn có một số hạn chế, song việc
nghiên cứu các hệ số tài chính cho thấy các DNNN niêm yết hiện tại đều chưa gặp
phải vấn đề nào nghiêm trọng về mất cân đối trong cơ cấu tài sản cũng như khả
năng phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cũng như đổ vỡ tài chính. Cho đến khi các
báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 được công bố, tình hình tài chính chung đề
cập ở trên là một sự đảm bảo tốt cho chất lượng hàng hoá là cổ phiếu các DNNN
đang niêm yết trên TTCK Việt Nam./.
26
PHỤ LỤC
Bảng 1: Danh sách doanh nghiệp ngành Công nghiệp
TT
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 ACC Công ty cổ phần bê tông Becamex
2 BCC CTCP Xi măng Bỉm Sơn
3 BCE CTCP Xây dựng và giao thông Bình Dương
4 BHV CTCP Bá Hiến Viglacera
5 BPC CTCP Bao bì Bỉm Sơn
6 BTS CTCP Xi măng Bút Sơn
7 BXH CTCP Bao bì Xi măng Hải Phòng
8 CJC CTCP Cơ điện Miền Trung
9 CTB CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương
10 DAC CTCP Viglacera Đông Anh
11 DDM Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
12 DXP CTCP Cảng Đoạn Xá
13 DXV CTCP Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng
14 HCT CTCP Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hải Phòng
15 HOM CTCP Xi măng Hoàng Mai
16 HPS CTCP Đá Xây dựng Hoà Phát
17 HT1 Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
18 HTI CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO
19 HTV CTCP Vận tải Hà Tiên
20 HU3 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3
21 HVX CTCP xi măng Vicem Hải Vân
22 L10 Công ty Cổ phần Lilama 10
23 L35 CTCP Cơ khí Lắp máy Lilama
24 L43 CTCP Lilama 45.3
25 L44 CTCP Lilama 45.4
27
26 L61 CTCP LILAMA 69.1
27 L62 CTCP Lilama 69-2
28 LCD CTCP Lilama – Thí nghiệm cơ điện
29 LM3 CTCP LILAMA3
30 LM7 CTCP Lilama 7
31 LO5 CTCP Lilama 5
32 MEC CTCP Someco Sông Đà
33 NSN CTCP xây dựng 565
34 PAC CTCP Pin ắc quy Miền Nam
35 PJC CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
36 PJT Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex
37 PPS CTCP Dịch Vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam
38 PSC CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
39 PTM CTCP Khuôn mẫu Chính xác và Máy CNC
40 PTS CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
41 PVA CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An
42 PVT Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
43 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam
44 QTC CTCP Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam
45 S91 CTCP Sông Đà 9.01
46 SD3 CTCP Sông Đà 3
47 SD4 CTCP Sông Đà 4
48 SD5 CTCP Sông Đà 5
49 SD8 CTCP Sông Đà 8
50 SD9 CTCP Sông Đà 9
51 SDA CTCP SIMCO Sông Đà
52 SDC CTCP Tư vấn Sông Đà
53 SDG CTCP Sadico Cần Thơ
54 SDT CTCP Sông Đà 10
55 SDY CTCP Xi măng Sông Đà Yaly
28
56 SSS CTCP Sông Đà 6.06
57 SVI CTCP Bao Bì Biên Hòa
58 TCL CTCP Đai lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân cảng
59 TDC CTCP Kinh doanh và phát triển Bình Dương
60 TIE Công ty Cổ phần TIE
61 TLT CTCP Gạch men Viglacera Thăng Long
62 TMX CTCP Thương mại Xi măng
63 TV1 CTCP tư vấn xây dựng điện 1
64 TV2 CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2
65 TV4 CTCP Tư vấn Xây dựng điện 4
66 TXM CTCP Thạch cao Xi Măng
67 UDC CTCP xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 UIC Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico
69 V12 CTCP Xây dựng số 12
70 V15 CTCP Xây dựng số 15
71 VBC CTCP Nhựa Bao bì Vinh
72 VBH CTCP Điện tử Bình Hoà
73 VC1 CTCP Xây dựng số 1
74 VC2 CTCP Xây dựng số 2
75 VC5 CTCP Xây dựng số 5
76 VC6 CTCP Vinaconex 6
77 VC7 CTCP Xây dựng Số 7
78 VC9 CTCP Xây dựng số 9
79 VCC CTCP Vinaconex 25
80 VCG Tổng CTCP XNK Xây dựng Việt Nam
81 VFR CTCP Vận tải Thuê tàu
82 VIP Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco
83 VIT CTCP VIGLACERA Tiên Sơn
84 VMC CTCP VIMECO
85 VNA Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship
29
86 VSI CTCP đầu tư và xây dựng cấp thoát nước
87 VTB Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình
88 VTO Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco
89 VTV CTCP Vật tư Vận tải Xi măng
90 WCS CTCP Bến xe miền Tây
91 XMC CTCP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai
Bảng 2: Danh sách doanh nghiệp ngành Tài chính
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 AGR
CTCP Chứng khoán NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
2 BIC Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 BMI Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
4 BSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
5 BVH Tập đoàn Bảo Việt
6 BVS CTCP Chứng khoán Bảo Việt
7 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
8 D2D CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2
9 DIG Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng
10 PGI Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX
11 PVF Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
12 RCL CTCP Địa ốc Chợ Lớn
13 SJS CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà
14 SZL Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành
15 VC3 CTCP Xây dựng số 3
16 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
30
Bảng 3: Danh sách doanh nghiệp ngành Tiện ích tiêu dùng
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 BTP Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa
2 CLW CTCP cấp nước Chợ Lớn
3 DNC CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng
4 HJS CTCP Thuỷ điện Nậm Mu
5 KHP Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
6 NBP CTCP Nhiệt điện Ninh Bình
7 NLC CTCP Thuỷ điện Nà Lơi
8 PPC Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
9 RHC CTCP Thủy điện Ry Ninh II
10 TBC Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà
11 TDW CTCP cấp nước Thủ Đức
12 TIC CTCP Đầu tư Điện Tây nguyên
13 TMP Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ
14 VSH CTCP Thủy điện Vĩnh sơn Sông hinh
Bảng 4: Danh sách doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 CSM CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam
2 DQC Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang
3 DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
4 HAD CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương
5 HHC CTCP Bánh kẹo Hải Hà
6 LIX Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
7 NET CTCP Bột giặt Net
8 NST CTCP Ngân Sơn
9 SAF CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco
31
10 SCD Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
11 SEC Công ty cổ phần mía đường nhiệt điện Gia Lai
12 SRC Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng
13 TAC Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An
14 THB CTCP Bia Thanh Hóa
Bảng 5: Danh sách doanh nghiệp ngành Dịch vụ tiêu dùng
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 DHI CTCP In Diên Hồng
2 HOT Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hội An
3 PDC CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông
4 TPH CTCP In Sách giáo khoa tại Tp.Hà Nội
5 VNG Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam
Bảng 6: Danh sách doanh nghiệp ngành Vật liệu cơ bản
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 DPM Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP
2 DPR CTCP Cao su Đồng Phú
3 HLC CTCP Than Hà Lầm - TKV
4 HMC Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh
5 HRC Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình
6 HVT CTCP Hóa chất Việt Trì
7 KMT CTCP Kim khí Miền Trung
8 KSB Công ty cổ phần khoáng sản và xây dựng Bình Dương
9 MDC CTCP Than Mông Dương
10 MMC CTCP Khoáng sản Mangan
11 NBC CTCP Than Núi Béo
12 PHR Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
32
13 PLC CTCP Hoá dầu Petrolimex
14 RDP Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông
15 TC6 CTCP Than Cọc Sáu - TKV
16 TCS CTCP Than Cao Sơn - TKV
17 TDN CTCP Than Đèo Nai- TKV
18 THT CTCP Than Hà Tu - TKV
19 TNC Công ty Cổ phần Cao su Thống nhất
20 TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh
Bảng 7: Danh sách doanh nghiệp ngành Dầu khí
TT
Mã
chứng khoán
Tên doanh nghiệp
1 PVD Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí
2 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
33
Ghi chú
Báo cáo này được thực hiện bởi phòng Phân tích và Dự báo thị trường - Trung
tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) thuộc UBCKNN, dựa
trên những nguồn thông tin tham khảo chúng tôi có được. Báo cáo này lưu hành
nội bộ, không phản ánh quan điểm chính thức của SRTC và chỉ mang tính chất
tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất kỳ thiệt hại nào có liên quan
đến việc sử dụng thông tin trong Báo cáo này.
Liên hệ
Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,
Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)
Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04-22175872; Fax: 04-35535869
Email: ptdb@ssc.gov.vn
Nhóm nghiên cứu
Ths. Phạm Nguyễn Hoàng (TP)
Ths. Tô Thị Thiên Nga
Cn. Phạm Thanh Phương
Cn. Lê Thị Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.pdf