Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng- Dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng- Dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi: CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN SỐ 6 VŨ NGỌC PHAN- ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI ĐT: (04) 8 350454 FAX: (04) 8 350281 Email: escjsc@gmail.com ----------------- BÁO CÁO NGHIỆM THU HỢP ĐỒNG NCKH VÀ PTCN NĂM 2007 Tên hợp đồng: “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC ỨNG DỤNG: DÂN DỤNG, HỆ THỐNG BƠM, QUẠT GIÓ CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ MÁY DỆT SỢI”. Số hợp đồng: 182.07RD/HĐ-KHCN Thời gian thực hiện: 1/2007-12/2007 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tuấn Anh 6819 25/4/2008 1 Mục lục TT Nội dung Trang Phần I: Tiết kiệm điện là yêu cầu bức thiết 2-15 I. Sự cần thiết phải tiết kiệm điện 2 II. Tiết kiệm điện trên thế giới 4 III. Tiết kiệm điện ở Việt nam 6 IV. Tiềm năng tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp 8 V. Các giải pháp tiết kiệm điện. 10 Phần II: Tiết kiệm điện tại cơ sở dân dụng 15-25 I. Khối văn phòng 15 II. Khu vực sản xuất. 18 Phần III: Tiết kiệm điện tại xí nghiệp dệt may 26-55 I. Tổng quan ngành công nghiệp dệt may 26 ...

pdf105 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng- Dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN SỐ 6 VŨ NGỌC PHAN- ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI ĐT: (04) 8 350454 FAX: (04) 8 350281 Email: escjsc@gmail.com ----------------- BÁO CÁO NGHIỆM THU HỢP ĐỒNG NCKH VÀ PTCN NĂM 2007 Tên hợp đồng: “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC ỨNG DỤNG: DÂN DỤNG, HỆ THỐNG BƠM, QUẠT GIÓ CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ MÁY DỆT SỢI”. Số hợp đồng: 182.07RD/HĐ-KHCN Thời gian thực hiện: 1/2007-12/2007 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tuấn Anh 6819 25/4/2008 1 Mục lục TT Nội dung Trang Phần I: Tiết kiệm điện là yêu cầu bức thiết 2-15 I. Sự cần thiết phải tiết kiệm điện 2 II. Tiết kiệm điện trên thế giới 4 III. Tiết kiệm điện ở Việt nam 6 IV. Tiềm năng tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp 8 V. Các giải pháp tiết kiệm điện. 10 Phần II: Tiết kiệm điện tại cơ sở dân dụng 15-25 I. Khối văn phòng 15 II. Khu vực sản xuất. 18 Phần III: Tiết kiệm điện tại xí nghiệp dệt may 26-55 I. Tổng quan ngành công nghiệp dệt may 26 II. Thực trạng tiêu thụ điện tại các xí nghiệp dệt may 26 III. Khảo sát tại CTCP Dệt công nghiệp Hà nội. 28 IV. Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng 30 III. Tiềm năng và giải pháp tiết kiệm điện 35 IV. Hiệu quả kinh tế-xã hội. 42 Phần IV: Tiết kiệm điện tại nhà máy nước 56-84 I. Tổng quan 56 II. Khảo sát Nhà máy nước Nam Dư 58 III. Các giải pháp tiết kiệm điện năng 67 Phần V: Chế tạo thiết bị tiết kiệm điện 85-102 A. Bộ tiết kiệm điện năng mẫu PS-01/ESC 85-95 B. Thiết bị tiết kiệm điện năng mẫu PS-02/ESC 96-102 Phần VI: Kết luận. 103 Phần VII: Tài liệu tham khảo. 104 Phần VII: Phụ lục. 104- PHẦN I: TIẾT KIỆM ĐIỆN LÀ YÊU CẦU BỨC THIẾT 2 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾT KIỆM ĐIỆN Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ số phát triển điện năng thường được coi như biểu hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và độ tăng trưởng kinh tế của một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện của nước đó. Năng lượng điện là tổng số nguồn năng lượng dưới các dạng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử... Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khả năng khoa học - kĩ thuật, vốn đầu tư... của mỗi nước, mỗi vùng mà cơ cấu nguồn điện năng khác nhau. Mặc dù trên thế giới sự phát triển của ngành điện càng ngày càng lớn mạnh và vô cùng đa dạng, từ nhiệt điện, thuỷ điện, sức gió... cho đến năng lượng nguyên tử nhưng thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha của tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và ở nhiều nước. Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng và bức xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt mà với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người càng tăng lên với biết bao phương tiện, thiết bị máy móc... đòi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Việt Nam chúng ta là một trong những nước nghèo về các nguồn tài nguyên năng lượng, mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp tính bình quân trên đầu người rất thấp so với mức bình quân của nhiều nước. Việc mất cân bằng năng lượng ở Việt Nam trong tương lai sẽ là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm đáng kể sức hút vốn đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm, làm mất cơ hội tăng trưởng... Nguồn điện năng của nước ta chủ yếu tập trung ở hai nguồn phát điện chính: nhiệt điện và thuỷ điện. Phát triển nhiệt điện có thuận lợi là vốn đầu tư tương đối thấp, thời gian xây dựng cơ sở sản xuất nhanh, nhưng giá thành năng lượng (tính theo kW.h) cao. Phát triển thuỷ điện (quy mô lớn) thì suất đầu tư cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện, thời gian xây dựng dài hơn, nhưng giá thành năng lượng lại rẻ hơn. Nhiệt điện có các Nhà máy như Uông bí, Phả lại, Ninh bình..., còn đa số là các Nhà máy thuỷ điện, từ các nhà máy lớn như Hoà bình, Yaly (720M)... cho tới rất nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ. Ước tính Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW (tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình). Sau 20 năm cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành Điện Việt nam có có sự tăng trưởng khá mạnh về công suất nguồn điện: 1.605 MW vào 3 năm 1985; năm 1995 điện phát ra là 14.665 MW; năm 1997 là 19.253 triệu kW.h; năm 1999 là 23.599 triệu kW.h. Cho tới 2006 là 12.000 MW và sản lượng điện thương phẩm lên tới 51,374 tỷ KWh. Để đáp ứng nhu cầu về điện năng ngày càng tăng, đã có rất nhiều nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng thêm như Nhà máy thuỷ điện Sơn la (với công suất 2.400 MW, nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân), Nà Lơi,Thác bà... và rất nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ (từ 1-30MW) đang được đầu tư ở nhiều nơi trong nước như Tây nguyên, Quảng bình... Tuy nhiên độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang khá cao và sẽ tiếp tục cao cho đến khi nào chúng ta đạt được một nền công nghiệp khá hoàn chỉnh. Nhu cầu điện năng của nước ta còn tiếp tục tăng cho đến một vài chục năm nữa, lúc đó tốc độ tăng trưởng của điện năng sẽ đáp ứng đủ. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thương phẩm của năm 2007 có thể sẽ lên tới 58,57 tỷ kWh (tăng 7.4 tỷ kWh so với năm 2006). Tuy nhiên, tiến độ chậm trễ của nhiều nguồn phát mới vì rất nhiều nguyên nhân đã đưa đến tình trạng cung không đủ cầu, vì mức tiêu thụ điện của cả nước trong những tháng đầu năm đã tăng lên đến 20% (chỉ dự đoán 15%). Để đối phó với tình trạng thiếu điện, biện pháp tình thế là việc cắt điện luân phiên đã phải tiến hành trong vài năm trở lại đây, và nhất là vào những tháng cuối năm 2007, tình trạng này càng căng thẳng vì EVN phải mua điện của các Công ty khác với giá cao nên phải bù lỗ. Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ trong một vài năm, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai. Để thực hiện điều đó chỉ có hai con đường: phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến, cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng sạch... và nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Chi phí đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5 lần so với chi phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần phải được đáp ứng bằng biện pháp tiết kiệm. Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Và đây cũng chính là mối quan tâm lớn của cả thế giới nên “Dự án tăng cường tiết kiệm năng lượng trong các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam” do Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc tải trợ với mức kinh phí là 29.227.250 USD đã và đang được tiến hành từ năm 2006 đến 2010. 4 Theo ông Jordan Ryan, Điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện thường trú UNDP, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng ở Việt Nam đang tạo ra sức ép lớn đối với năng lực cung cấp năng lượng của quốc gia vốn đã phát huy hết công suất. Nếu năng lượng không được sử dụng bền vững hơn thì trong tương lai VN có thể không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia. Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất cho dự án này vì VN đang phải giải quyết nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong khi tình trạng thiếu năng lượng ngày càng trầm trọng. II. TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI Đối với các nước đã và đang phát triển, do nền kinh tế đã phát triển ổn định nên yêu cầu tốc độ tăng trưởng nguồn điện không cao (chỉ 5-10%/năm), nhưng đồng hành với việc phát triển các nguồn năng lượng mới (nhất là những nguồn năng lượng xanh) là việc tiết kiệm năng lượng bằng rất nhiều giải pháp. Trên thế giới, đã nhiều năm này, các chương trình tiết kiệm điện đã được các Chính phủ rất quan tâm và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Nhất là khi giá dầu, than tăng không ngừng thì việc cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và bức thiết. Nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt nên xu hướng của toàn cầu là tìm kiếm các công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ các nước châu Âu vốn lo ngại về sự sụt giảm của các nguồn cung cấp năng lượng hiện nay. Vì thế, bên cạnh những quy định khắt khe hơn về việc sử dụng năng lượng, chính phủ các nước này cũng bắt đầu tài trợ tiền và giảm thuế cho những hãng xây dựng loại nhà tiết kiệm năng lượng. Nước Mỹ cũng không đứng ngoài xu hướng này. Thông qua chương trình Energy Star của mình, Washington đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về năng lượng trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng nhà đến thiết bị điện hay gia dụng. Đồng thời ngày càng có nhiều công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng được phát minh và sử dụng trên thế giới. Mới đây, Bộ Năng lượng Mỹ vừa ký Hợp đồng tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng lên đến 30% đến năm 2010 với Hiệp hội các kỹ sư nhiệt học và điều hoà không khí Mỹ nhằm giảm tối đa năng lượng dùng cho ĐHKK vốn chiếm một lượng năng lượng khổng lồ ở Mỹ. Chính phủ Tây Ban Nha vừa thông qua một kế hoạch hành động từ nay đến năm 2007 với 7,9 tỷ euro đầu tư nhằm thực hiện chiến lược tiết kiệm năng lượng bao gồm khoảng 200 biện pháp khẩn cấp được áp dụng trong các lĩnh vực cải cách hệ thống giao thông vận tải, thay đổi thiết bị, đồ dùng điện, v.v... 5 sẽ cho phép giảm 8,5% mức tiêu thụ điện năng và giảm 20% năng lượng mua của nước ngoài vì hiện nay, Tây Ban Nha là một trong những nước phải nhập năng lượng nhiều nhất (tới 80%). Ngoài ra, Chính phủ Tây Ban Nha chủ trương trong thời gian tới sẽ huỷ 2 triệu đồ điện dân dụng cũ tốn nhiều điện của các gia đình, thay thế 7 triệu bóng đèn có công suất lớn bằng các loại bóng có công suất nhỏ, tiết kiệm điện hơn. Cũng như nhiều nước châu Âu khác, ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới, Chính phủ Đức đã bỏ rất nhiều công sức vào việc thúc đẩy phát triển kỹ thuật năng lượng có khả năng tái sinh. Đến nay, Đức đầu tư khoảng 1,74 tỷ Euro vào lĩnh vực này. Chính phủ Đức còn đưa ra những biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng như trợ cấp kinh phí, tuyên truyền và tư vấn kỹ thuật thúc đẩy nâng cao hiệu suất sử dụng đồng thời đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trên mọi lĩnh vực, phân cấp các loại đồ điện gia dụng và dán nhãn phẩm cấp chất lượng tiết kiệm điện năng để thúc đẩy các nhà sản xuất nâng cao kỹ thuật tiết kiệm năng lượng. Ở các nước phát triển, kinh tế tăng trưởng gắn liền với hiệu quả năng lượng: cứ tăng GDP thêm 1% thì chỉ phải tăng tiêu thụ năng lượng 0,4%. Do đó, cường độ sử dụng năng lượng bình quân thế giới theo GDP đã giảm 19%, riêng các nước phát triển giảm 21-27%. Ở Nga ngược lại, cường độ sử dụng năng lượng theo GDP lại tăng nên tiềm năng hiện nay về tiết kiệm năng lượng là rất lớn: 39-47%. Khoảng 30% tiềm năng đó tập trung trong ngành nhiên liệu-năng lượng, 35-37% trong công nghiệp và 25-27% trong khu vực dịch vụ công cộng. Vì vậy mục tiêu của chính sách nhà nước trong việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng là yếu tố tiên quyết đối với triển vọng phát triển lâu dài của cả toàn bộ nền kinh tế nước Nga với việc áp dụng các biện pháp rộng rãi kích thích người tiêu thụ, đảm bảo cơ cấu lại nền kinh tế có lợi cho các ngành chế biến tiêu hao ít năng lượng và các lĩnh vực dịch vụ và tận dụng tiềm lực tiết kiệm năng lượng trong công nghệ. Đồng thời thực hiện hệ thống những biện pháp về pháp lý, hành chính và kinh tế kích thích việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Các nước ở châu Á hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và giảm nghèo, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Sức ép của giá dầu ngày càng tăng cũng như nhu cầu về năng lượng ngày càng cao đã buộc các doanh nghiệp và các quốc gia châu Á phải tìm kiếm các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng. Từ những năm 1970, các định mức hiệu suất năng lượng là tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng tối thiểu của thiết bị đã được áp dụng phổ biến ở Mỹ và châu Âu, còn ở châu Á mới chỉ được áp dụng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... còn Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế sử dụng lãng phí năng lượng nhiều nhất trong khu vực: các nhà máy điện xây dựng từ năm 1950 và các nhà máy xí nghiệp lạc hậu tiêu tốn năng lượng gấp 11 lần so với Nhật Bản và gấp 3 lần mức trung bình của thế giới. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cũng đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. 6 Hiện tại nhu cầu dùng điện ở Trung Quốc vẫn vượt quá xa so với năng lực sản xuất, dẫn đến tình trạng mất điện thường xuyên do vậy vấn đề tiết kiệm năng lượng đang được các nhà lãnh đạo Trung Quốc hết sức quan tâm. Tháng 8/2006, Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành quyết định khởi động Chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong đó xác định các biện pháp chính nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm 20% tổng mức năng lượng tiêu thụ vào năm 2020. Ngoài ra, Trung quốc còn dự định từ nay đến năm 2020 sẽ đầu tư 2000 tỷ nhân dân tệ vào năng lượng tái sinh nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái sinh từ 7,5% lên 15% vào năm 2020. Công ty G-Steel, một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu của Thái Lan, đã tái sử dụng toàn bộ lượng nước thải và cắt giảm 38% lượng điện tiêu thụ trong năm năm qua. Hàn quốc cũng đã phát động một chiến dịch thuyết phục người tiêu dùng loại bỏ những thiết bị cũ và không có hiệu quả về mặt năng lượng Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á. Từ năm 1973 đến nay, sản lượng công nghiệp tăng 3 lần nhưng mức tiêu thụ năng lượng vẫn ổn định. Các thiết bị điện liên tục được cải tiến để tiêu thụ càng ngày càng ít điện năng. Song hành với việc phát triển mạnh nguồn năng lượng từ pin mặt trời, từ rác thải, Chính phủ xác định giảm các mức tiêu thụ thiết bị điện chính trong gia đình là 17% với tivi, 30% với máy tính, 36% với điều hoà nhiệt độ và 72% với tủ lạnh. III. TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM Ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối, xuất nhập khẩu năng lượng; về cơ bản đã đáp ứng năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn 10 năm trước, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên, đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành điện Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong công tác giảm tổn thất điện năng từ 19,29% xuống còn 11,05%. Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để đưa ngành năng lượng vượt qua tình trạng kém phát triển. Đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước trong khu vực khác (550KWh/năm, bằng 1/5 Malaysia, 1/18 so với nước thấp nhất của Châu Âu..). Trình độ phát triển của ngành vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập do rất nhiều nguyên nhân. 7 Do vậy trong thời gian gần đây, tiết kiệm điện là một vấn đề cấp thiết đối với Tổng Công ty Điện lực nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp đã được đưa ra, thậm chí tổ chức cả cuộc thi tiết kiệm năng lượng điện. Đồng thời nhiều thiết bị đã được đưa ra với tiêu chí tiết kiệm điện nhằm giảm áp lực thiếu điện cho EVN và có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các chương trình tiết kiệm năng lượng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị thực hiện với cùng với một khung pháp lý rõ ràng như: chính sách khuyến khích về thuế, trợ giúp tài chính, điều chỉnh giá điện, các tiêu chuẩn và cơ chế để quản lý, kiểm soát chất lượng thiết bị và các trợ giúp về đào tạo, công nghệ... Khung chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được Việt Nam chú ý hoàn thiện. Cho đến nay, hàng loạt các chính sách liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng đã được ban hành và triển khai thực hiện: Nghị định 102 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có hiệu lực từ tháng 9/2003); Thông tư của Bộ Công nghiệp hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất (có hiệu lực từ tháng 7/2004); Luật điện lực được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2005, trong đó có 1 chương chỉ rõ tiết kiệm trong phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện; Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Một trong các chính sách chủ yếu trong việc phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam: “Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, trong đó nội dung chính là: - Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành có cường độ năng lượng thấp. - Xây dựng các chính sách về tài chính, thuế nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong cơ sở sử dụng năng lượng. Miễn, giảm thuế thu nhập cho khoản lợi nhuận thu được từ việc tiết kiệm năng lượng. Các trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu cho mục đích tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế. - Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới hoặc đầu tư chiều sâu nhằm tiết kiệm năng lượng. - Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về định mức sử dụng năng lượng cho các loại trang thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng. Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu: tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ điện năng so với dự báo hiện nay về phát triển 8 năng lượng và phát triển Kinh tế-xã hội; tiết kiệm 11-12% lượng điện năng tiêu thụ tại các cơ quan công sở Nhà nước trên địa bàn Hà nội. Quyết định gồm 8 nội dung chính như sau: 1. Vận động toàn dân tham gia tiết kiệm điện 2. Tiết kiệm điện tại công sở, trụ sở các cơ quan 3. Tiết kiệm điện trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ 4. Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp 5. Tiết kiệm điện đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh điện 6. Tiết kiệm điện đối với các trang thiết bị sử dụng điện 7. Chương trình chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả 8. Phổ biến sử dụng thiết bị gia nhiệt nước bằng năng lượng mặt trời và sử dụng các dạng năng lượng thay thế khác. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo sát sao việc tổ chức, thực hiện tiết kiệm điện trong các tỉnh thành, các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... trong cả nước và bước đầu đã thu được hiệu quả đáng khích lệ. Nội dung của Hợp đồng NCKH và phát triển công nghệ này là “Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng: dân dụng, hệ thống bơm, quạt gió công nghiệp và các nhà máy dệt sợi” cũng không nằm ngoài mục đích thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện trong các công sở, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp. IV. TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP I. Tổng quan: Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp mới để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức hợp lý đã và đang là mục tiêu của ngành Điện tất cả các nước, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống đang mất cân đối về lượng cung cầu điện năng như nước ta hiện nay. Tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện truyền tải, khả năng cung cấp của hệ thống và công tác quản lý vận hành hệ thống điện... Tuy nhiên, theo các chuyên gia năng lượng, tỷ lệ tổn thất điện năng của Việt Nam còn ở mức cao so với các nước trong khu vực là còn do nhiều nguyên nhân khác như chất lượng điện kém; chế độ sử dụng điện không hợp lý; thiết bị tiêu thụ điện đại đa số cũ, lạc hậu; nhiều mô hình quản lý và kinh doanh chưa phù hợp; sự thiếu hiểu biết của khách hàng sử dụng điện... Mức thiếu điện nhiều hay ít, một phần quyết định bởi chính các khách hàng sử dụng điện bởi vì theo số liệu thống kê kết quả kiểm toán năng lượng tại hơn 100 doanh nghiệp trong 4 năm qua của Việt Nam cho thấy 100% doanh nghiệp 9 lãng phí năng lượng (cao nhất tới 35%). So với khu vực Đông Nam Á, tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp Việt Nam vào loại kém nhất. So sánh trên cùng một đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam tiêu tốn năng lượng gấp 1,7 lần so với các nước trong khu vực. Chưa tính tới việc lãng phí điện cũng còn khá phổ biến: điều hòa chạy liên tục trong mùa hè, đèn điện sáng khi không có người trong phòng làm việc... 2. Tiềm năng tiết kiệm điện: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp ngoài phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ công nghệ, tuổi thọ trung bình của thiết bị, loại nhiên liệu sử dụng, năng suất lao động, mức độ cơ khí, tự động hoá còn phụ thuộc khá nhiều vào nhận thức của người lao động về việc sử dụng năng lượng. Việc đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ cũ và lạc hậu trước đây và thậm chí cho đến nay vẫn còn tồn tại khiến cho ngành công nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm đứng cuối thế giới về hiệu suất sử dụng năng lượng. Hiện tại, ngành công nghiệp (chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng) vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào trong giảm tiêu hao năng lượng. Đợt khảo sát gần đây tại một số nhà máy sản xuất thép, xi măng, sành sứ, hàng tiêu dùng cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt đến 20%, tức là có thể giảm bớt chi phí cho sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân khiến cho đại đa số các cơ sở công nghiệp Việt Nam đạt mức hiệu suất sử dụng năng lượng thấp là do: - Thiếu các thông tin về tiềm năng nâng cao tiết kiệm năng lượng, chi phí và lợi ích của các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiềm năng của các giải pháp tiết kiệm năng lượng chi phí thấp, các ứng dụng và công nghệ mới. - Thiếu các thông tin về định mức tiêu hao năng lượng của các hoạt động sản xuất khác nhau trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp. - Thiếu các chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu; các nhà sản xuất, cung cấp hàng; dịch vụ kỹ thuật về các ứng dụng và công nghệ hiệu suất cao; các đơn vị làm kiểm toán và thanh tra năng lượng. - Chi phí đầu tư cho các thiết bị hiệu suất cao thường có giá cao, chủ yếu phải nhập khẩu, trong khi đó các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh... Ngoài ra còn nguyên nhân không kém phần quan trọng là Nhà nước chưa có định chế, chế tài bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng của một doanh nghiệp được phụ thuộc vào mức đầu tư. Có 3 mức đầu tư: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: 10 - Đầu tư ngắn hạn là biện pháp nên được ưu tiên thực hiện trước vì không phải đầu tư tốn kém mà hiệu quả tiết kiệm rõ rệt như cải tiến chế độ quản lý năng lượng; tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học; thực hiện các biện pháp sửa chữa nhỏ; các giải pháp đơn giản... - Đầu tư trung hạn: đòi hỏi mức đầu tư vừa phải, bao gồm cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới từng phần các thiết bị đang làm việc nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng. - Đầu tư dài hạn bao gồm nâng cấp thiết bị hoặc thay đổi công nghệ, thiết bị mới, áp dụng phương pháp kiểm toán năng lượng... Biện pháp này thường cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi lâu. 3. Các bước triển khai thực hiện tiết kiệm điện năng: - Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng điện năng tại doanh nghiệp; - Tiến hành phân tích số liệu và đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện năng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; - Tính toán tính khả thi của từng giải pháp. - Thực hiện giải pháp khả thi. - Đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng của doanh nghiệp. V. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Trên thế giới hiện có rất nhiều giải pháp tiết kiệm điện trong các lĩnh vực sản xuất điện, sử dụng điện (hệ thống chiếu sáng, các xí nghiệp công nghiệp, trong các toà nhà...), từ việc chế tạo các thiết bị tiêu thụ điện có chức năng tiết kiệm điện trong các lĩnh vực công nghiệp, đồ gia dụng ngày càng đa dạng và hiện đại... cho đến các thiết bị quản lý năng lượng nhằm tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa. Các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, của rất nhiều Công ty nổi tiếng của các Châu lục, ở đủ các lĩnh vực kể cả từ khâu nhỏ như pin máy tính, máy ảnh, đèn chiếu sáng, chấn lưu điện tử, điều hoà không khí, computer cho tới các hệ thống điều khiển động cơ tải quạt gió, bơm... , từ nâng cao, cải thiện chất lượng nguồn cho tới nâng cao chất lượng thiết bị tiêu thụ điện, quản lý tiêu thụ năng lượng trong các nhà máy, xí nghiệp... Xem các tài liệu tham khảo kèm theo. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu, các biện pháp, giải pháp ở trong và ngoài nước và từ các giải pháp cơ bản khá hữu hiệu đã được áp dụng, chúng tôi đúc rút ra các giải pháp chung, từ đó sẽ tiến hành ứng dụng thực tế cho phù hợp với từng cơ quan hay nhà máy cụ thể. Vì bất cứ một cơ quan hành chính, một công ty, hộ dùng điện dân dụng hay nhà máy sản xuất đều có những thiết bị tiêu thụ điện năng điển hình như: hệ thống đèn chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ, máy tính, các động cơ bơm, quạt... Để việc tiết kiệm điện có hiệu quả thì chúng ta phải bắt đầu tiết kiệm từ tất cả các khâu này, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều. Mỗi khâu chỉ cần tiết kiệm được 1-2% thì tổng thể lại lượng tiết kiệm được sẽ là không nhỏ. 11 Các giải pháp chung: a. Hệ thống chiếu sáng Chiếu sáng rất quan trọng trong phục vụ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Nếu một hệ thống chiếu sáng kém hiệu quả sẽ không chỉ tiêu tốn điện mà còn tạo ra nhiều nhiệt không cần thiết, làm tăng lượng tiêu thụ điện của máy điều hòa không khí, dẫn tới tăng tiền điện lên nhiều lần. Theo tính toán của một doanh nghiệp cho thấy, chi phí tiền điện phụ thuộc vào năng lực sản xuất sản phẩm, hệ thống chiếu sáng và cách sử dụng điện. Song điện dùng trong chiếu sáng có thể chiếm từ 35% - 60% tổng số tiền điện hàng tháng. Do vậy, tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tuỳ vào hệ thống công nghệ chiếu sáng, ý thức của mỗi người, cách sử dụng… sẽ đem lại hiệu quả khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Có nhiều cách tiết kiệm trong dùng điện chiếu sáng: - Mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cao ý thức và khuyến khích người sử dụng điện tắt thiết bị chiếu sáng ở những nơi hoặc khi không cần thiết. - Bố trí nơi làm việc phù hợp với khu vực chiếu sáng và mỗi nơi có bộ phận điều khiển riêng biệt. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng một cách hợp lý, linh hoạt và đúng nhu cầu sử dụng để không gây lãng phí. Tắt thiết bị chiếu sáng khi có đủ ánh sáng tự nhiên. - Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các chụp đèn và bóng đèn bị bụi bẩn bám, làm giảm khả năng chiếu sáng. Thường xuyên lau chùi và thay thế hệ thống chiếu sáng sẽ giúp duy trì mức độ chiếu sáng cần thiết. - Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact, có thể tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ. HiÖn nay trªn thÞ tr−êng ®· cã c¸c ®Ìn huúnh quang compact hiÖu AC vµ Comet ®¸p øng tèi ®a nhu cÇu tiÕt kiÖm ®iÖn chiÕu s¸ng trong sinh ho¹t víi tuæi thä cao gÊp 6 lÇn so víi ®Ìn sîi ®èt th«ng th−êng: bãng ®Ìn compact hiÖu AC, Comet, tuæi thä tíi 6.000 giê (trong khi ®ã tuæi thä cña bãng ®Ìn sîi ®èt th«ng th−êng chØ 1.000 giê), tiÕt kiÖm ®−îc 80% ®iÖn n¨ng so víi ®Ìn sîi ®èt th«ng th−êng... - Thay thế đèn tuýp T10, T12 bằng đèn tuýp gầy T8, Maxx 802; thay chấn lưu điện tử cũ bằng chấn lưu điện từ, hoặc chấn lưu điện tử tổn hao thấp, có thể tiết kiệm được từ 40% - 70% điện năng tiêu thụ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bóng đèn tuýp gầy của các hãng: Phi lip, Rạng Đông, Osram, Điện Quang... Các sản phẩm của Công ty BĐPN Rạng Đông sản xuất: đèn huỳnh quang T8 Supedelux, hiệu suất sáng 85Lm/w; đèn huỳnh quang T8-32W; chấn lưu điện từ tổn hao thấp 6W cho đèn huỳnh quang; chấn lưu điện tử 3,5W; hệ thống máng chao chụp theo yêu cầu của thiết kế chiếu sáng đã thay thế dần các bóng đèn nhập ngoại. Sử dụng ballast điện tử có ưu điểm là tiết kiệm được 60% điện năng tiêu thụ, bật sáng tức thời, tuổi thọ 12 dài, ánh sáng ổn định. Theo tính toán, so sánh giữa ballast điện tử với ballast thông thường thì sau 8.000 giờ sử dụng, ballast điện tử tiết kiệm được 53.000 đồng so với ballast thông thường. Nếu mỗi ngày sử dụng 10 giờ thì chi phí đầu tư thêm cho ballast điện tử sẽ được thu hồi sau 6 tháng. Đây là các sản phẩm đầu tiên của Việt nam được công nhận đạt tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng mà giá bán lại chỉ bằng 50% sản phẩm tương đương nhập khẩu. b. Máy điều hoà không khí Theo số liệu công bố của Ban quản lý dự án Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm Bộ Công nghiệp, nếu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ thiết bị sử dụng điện tại khách sạn, văn phòng thì có khả năng tiết kiệm từ 8%-12%/tổng lượng điện quốc gia tiêu thụ. Trong đó, chỉ tính riêng hệ thống điều hòa không khí mức tiết kiệm có thể chiếm đến 40%/tổng khối lượng điện trong khách sạn, văn phòng. Do vậy, tiết kiệm điện năng từ các máy ĐHKK đem lại hiệu quả rất lớn cho các cơ quan dùng nhiều ĐHKK, giảm chi phí rất nhiều tiền điện do luỹ tiến. Các biện pháp chính là: - Lắp đặt điều hoà ở vị trí mà dòng không khí được phân phối đều. Điều chỉnh quạt hướng gió của điều hoà sao cho dòng không khí lạnh bao phủ trong phòng và phân bổ nhiệt độ đồng đều. - Tắt điều hoà khi không có người. Chỉ nên để nhiệt độ làm việc ở 250C vì cứ mỗi độ lạnh giảm 10C thì lượng điện tiêu thụ tăng 10%. - Nên tắt ĐHKK trước khi ra vể 30 phút vì độ lạnh vẫn được duy trì. - Thực hiện bảo dưỡng định kỳ ĐHKK để đảm bảo hiệu suất làm việc cao nhất. - Ở những nơi cần trang bị ĐHKK mới nên sử dụng các máy ĐHKK có chức năng tiết kiệm điện. Công nghệ biến tần Inverter ra đời thật sự đã tạo ra bước đột phá trong việc giảm hao phí năng lượng đến mức thấp nhất. Công nghệ này giúp tiết kiệm tối đa năng lượng, làm lạnh nhanh, lạnh sâu và đều hơn. Giá của loại thiết bị này cao hơn loại thông thường khoảng 20%. Tuy nhiên, về tuổi thọ cũng như hiệu suất tiết kiệm điện loại máy này rất cao, tiết kiệm 62% chi phí điện năng trước khi lắp đặt. Hiện nay loại máy ĐHKK Inverter của Daikin được sử dụng khá phổ biến trong nước. Loại máy này tích hợp 3 công nghệ tiên tiến nên hiệu quả tiết kiệm điện năng rất cao do: 1. Giảm tối đa dòng điện khởi động đến 30% nhờ chức năng Econo. 13 2. Tốc độ quay của máy nén được điều khiển bởi biến tần và hoạt động theo diện tích phòng, số người, nhiệt độ bên ngoài... và đáp ứng làm lạnh theo nhu cầu thực tế. 3. Có mắt thần thông minh là bộ cảm biến bằng hồng ngoại. Khi không có người sẽ tăng lên vài 0C, khi có người sẽ tự động điều chỉnh trở lại. Ngoài ra, có thêm một thủ pháp nhỏ là nên dùng ĐHKK kết hợp với bật quạt. Bởi vì hiện tượng tản nhiệt bề mặt phần lớn quyết định bởi hệ số tản nhiệt. Nếu không khí đứng yên, hệ số này rất nhỏ, nhưng nếu không khí chuyển động thì hệ số này sẽ khá lớn. c. Thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy photo... Trong thời kỳ phát triển vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, trung bình mỗi cơ quan hành chính phải có ít nhất vài chục chiếc máy vi tính. Nếu tính trong phạm vi toàn quốc, số lượng này có thể rất lớn. Vì thế, những lúc thời gian dừng không dùng máy lớn hơn 15 phút nên để máy ở chế độ “Stand by”, ‘Sleep” để giảm bớt công suất tiêu thụ. Hoặc nếu dừng máy lâu hơn nữa thì nên tắt máy bằng cách “Shut Down”. Còn khi dùng xong nên tắt cả công tắc nguồn vì trên thực tế vẫn còn một dòng điện nhỏ chạy qua máy, tuy cường độ không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích. Máy Phôtôcopy cũng vậy. Nếu cứ bật máy để chờ, sẽ tốn một lượng điện không nhỏ để duy trì nhiệt độ cần thiết. Nếu không cần dùng máy liên tục, tốt nhất là nên lúc nào dùng hãy bật công tắc, khi nào không dùng nữa thì ngắt. d. Ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc Theo thống kê số thiết bị đồ điện gia đình để ở chế độ tạm nghỉ không hoạt động nhưng không rút giắc cắm khỏi ổ điện vẫn tiêu hao một lượng điện chiếm tới 11% lượng điện các thiết bị gia đình trong cả nước sử dụng. Vì vậy, Chính phủ Đức và cơ quan bảo vệ môi trường đã thông qua các biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi mọi người khi không sử dụng các thiết bị đồ điện trong nhà rút giắc cắm ra khỏi ổ. e. Tiết kiệm điện cho các động cơ và máy bơm Động cơ và máy bơm là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng điện của một cơ sở sản xuất. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho phép các động cơ và máy bơm có thể tiết kiệm điện khoảng 20% tổng khối lượng điện năng tiêu thụ. 14 Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm năng lượng của động cơ và máy bơm cũng như khả năng tiết kiệm của các động cơ hiện tại, sự phù hợp giữa kích thước và công năng của động cơ, khả năng biến thiên của động cơ..., và tuỳ theo mục đích sử dụng mà tỷ lệ tiêu thụ của các động cơ sẽ khác nhau. Một số giải pháp chung có thể ứng dụng trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất: 1. Chọn các động cơ có công suất phù hợp với tải, không vận hành thiếu tải; 2. Có thể lắp các tụ bù ngay tại đầu các động cơ để tăng hệ số công suất cosф để giảm công suất phản kháng; 3. Thay mới động cơ có hiệu suất cao. Các động cơ hiệu suất cao đắt hơn khoảng 25-30% so với các động cơ thông thường, nhưng chi phí tiết kiệm được trong suốt thời gian sử dụng động cơ đó có thể mang lại cao hơn nhiều lần so với việc sử dụng động cơ cũ; kiểm tra, làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho các hộp số, bảo trì máy thường xuyên để xác định, xử lý rò rỉ và điều chỉnh độ căng của băng tải… 4. Lắp đặt thiết bị điều khiển tốc độ có công nghệ hiện đại cho những động cơ có chế độ làm việc thay đổi sẽ tiết kiệm được từ 10-50% chi phí điện năng. Công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng của thế giới phát triển khá mạnh, nên hầu như không có trở ngại về kỹ thuật. Vấn đề chỉ là ở hiệu quả kinh tế, với những động cơ quá cũ, hiệu suất thấp thì giải pháp tiết kiệm sẽ kém hiệu quả. Hiện nay, khá nhiều cơ sở sản xuất trong nước đã áp dụng biện pháp này. g. Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài Có thể bằng xử phạt hành chính, bằng cách cắt điện nếu không tuân thủ các cam kết với bên cung cấp điện về tiết kiệm điện. Ngoài ra, còn có thể áp dụng thêm biện pháp kiểm toán năng lượng bằng các thiết bị quản lý năng lượng, tuy nhiên giải pháp này chỉ có thể dùng ở các xí nghiệp có trang bị các máy móc hiện đại, có chức năng tiết kiệm điện cao. 15 PHẦN II: TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CƠ SỞ DÂN DỤNG. Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Kỹ thuật điện (ESC) có 2 cơ sở: - Trụ sở làm việc chính: tại số 6 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà nội. Đây là nơi làm việc của khối hành chính sự nghiệp, vì số Công ty thuê văn phòng làm việc ở đây khá nhiều. - Cơ sở 2: Tại xã Trung văn, Từ liêm, Hà nội. Khu này có mặt bằng khoảng 7000m2, chủ yếu cho các công ty nhỏ thuê xưởng để sản xuất, chế tạo các sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ khí. Công ty ESC chính là một nơi điển hình và thuận lợi để khảo sát và ứng dụng các giải pháp tiết kiệm điện cho một cơ sở dùng điện dân dụng: có cả khối văn phòng, cả sản xuất nhỏ phù hợp với nội dung 1 của đề tài. I. KHỐI VĂN PHÒNG: 1. Khảo sát tình hình tiêu thụ điện năng: Khu số 6 Vũ Ngọc Phan gồm 1 toà nhà 4 tầng (diện tích mặt bằng 200m2), 1 nhà 2 tầng (diện tích 50m2) và một nhà xưởng (diện tích 400m2) dùng để sửa chữa ôtô (riêng xưởng này chúng tôi không đề cập tới vì là xưởng mới sửa chữa, cải tạo và trang thiết bị đồng bộ phục vụ chuyên ngành nên mới và hiện đại). Các Công ty hiện làm việc ở số 6 Vũ Ngọc Phan (hơn 10 công ty) hầu hết đều là các Công ty làm việc ở lĩnh vực tư vấn và đào tạo nên thiết bị tiêu thụ điện chủ yếu thuộc dạng thiết bị văn phòng. Vì số lượng Công ty khá nhiều nên số lượng điều hoà và máy tính được sử dụng ở đây cũng khá lớn. 2. Đánh giá mức độ tiêu thụ điện: Bảng 1 liệt kê số lượng điện tiêu thụ hàng tháng của các Công ty này từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 7 năm 2007 là thời gian chúng tôi khảo sát tình hình tiêu thụ điện. Sau đó, căn cứ vào tình hình và mức độ hoạt động thực tế cũng như khả năng tài chính của các Công ty, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp khả thi có thể thực hiện ngay được. 3. Giải pháp tiết kiệm điện a. Hệ thống chiếu sáng: Đặc điểm của toà nhà số 6 Vũ ngọc Phan là khi thiết kế đã rất chú trọng đến khâu thông thoáng và ánh sáng tự nhiên. Do vậy có nhà có 4 mặt thoáng, các cửa ra vào và cửa sổ đều bằng kính khung nhôm nên ánh sáng tự nhiên đã cung cấp ánh sáng khá đủ. Mặt trước của tầng 3 và 4 lắp khung nhôm kính nên rất sáng. Chỉ riêng tầng 1 sau này có cải tạo theo nhu cầu sử dụng nên bị tối hơn trước. Đèn cung cấp ánh sáng cho các phòng làm việc đều là đèn nêông cũ dùng chấn lưu sắt từ không có chức năng tiết kiệm điện. Tuy nhiên do số lượng không 16 nhiều, toàn bộ toà nhà có khoảng 50 đèn công suất 40w nên lượng điện năng tiêu thụ cũng không đáng kể. Do vậy nếu thay bằng bóng neông loại tiết kiệm năng lượng và thay bằng chấn lưu điện tử thì hiệu quả kinh tế không cao, chỉ tiết kiệm bằng cách khi ánh sáng tự nhiên đủ thì không dùng đèn. Riêng đèn hành lang và đèn bảo vệ quanh nhà đều là đèn tròn dây tóc nên đã cải tạo bằng cách thay đèn tiết kiệm điện năng. Số đèn tròn là 40 bóng, công suất 40w. Khi thay bằng đèn tiết kiệm 15w số lượng điện tiết kiệm được là: 40 x(40-15)=950w/h Nếu 1 ngày thắp bình quân 8 tiếng thì tiết kiệm được: 950w/hx8h= 7.600W Như vậy 1 tháng tiết kiệm được là: 7.600x 30 ngày= 22.800w. Nếu tính với giá điện hiện hành bình quân là 1.200đ/kw, số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng là: 22,8kw x 1.200 đ = 27.360 đ Một năm sẽ tiết kiệm được: 12 tháng x 27.360 đ = 328.320 đồng. b. Hệ thống điều hoà không khí Số lượng điều hoà không khí sử dụng trong cả khu khá nhiều: tổng cộng có 40 cái ĐHKK chủ yếu là loại 900BTU, công suất tiêu thụ điện là 800w/h.Tuy nhiên trước mắt rất khó thay đổi sang loại điều hoà mới có chức năng tiết kiệm năng lượng (chỉ tiêu thụ 720w) vì vấn đề kinh phí chưa cho phép (chỉ khi thay hay lắp thêm mới có thể thay bằng loại này). Một ngày bình quân tiêu thụ là (tính bình quân 8 tiếng): 32.000w x 8h = 256.000w. Sau khi đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện năng như: - Chỉ bật máy ĐHKK khi thật cần thiết: khi trời quá nắng nóng, oi bức... mà các cửa sổ, cửa ra vào không có tác dụng. - Nhiệt độ máy chỉ để ở chế độ làm việc 250C. - Phối hợp với quạt để phân phối luồng gió làm mát và tăng cường đối lưu không khí... - Tắt ĐHKK trước khi về 30 phút. thì lượng điện tiêu thụ đã giảm khá đáng kể. Những ngày mùa hè, nếu tính bình quân mỗi ngày chỉ chạy ĐHKK 7 tiếng mà bình thường chạy 9 tiếng (trước và sau giờ làm việc 30 phút), lượng điện đã tiết kiệm được: 40 cái x 800w x (9-7)h = 64.000w Mỗi tháng sẽ tiết kiệm được: 26 ngày x 64.000w = 1.664Kw. Còn những lúc trời mát, chỉ cần dùng quạt và không khí tự nhiên đối lưu, chỉ bật ĐHKK khi oi bức, lượng điện tiết kiệm càng lớn hơn nhiều. 17 c. Hệ thống máy tính: Toàn bộ số lượng máy tính sử dụng trong toà nhà khoảng 70 chiếc, chủ yếu là loại để bàn và đều không phải loại tiết kiệm điện năng nên công suất tiêu thụ khá cao nếu bật máy liên tục. Chưa kể nhiệt do nó phát ra lại làm cho ĐHKK phải tăng cường hoạt động. Để tiết kiệm, Công ty đã chú trọng biện pháp nhắc nhở, tuyên truyền người dùng nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng: nếu máy không dùng quá 15 phút, phải đặt máy ở chế độ “Stand by”, “Sleep”, nếu hơn 30 phút nên tắt máy bằng “Shut down”. Nhờ vậy lượng tiêu thụ ở khâu này giảm được khá nhiều vì nhiều người vẫn có thói quen cứ để máy bật rất lâu mà không sử dụng. d. Máy phôtô, bình nước nóng, lạnh... Máy phôtô cũng là máy tiêu thụ khá nhiều năng lượng nếu cứ bật máy chờ liên tục và nhiệt lượng do nó phát ra cũng đáng kể, nhất là khi trời nóng. Do vậy các Công ty đã thực hiện dùng xong tắt máy, khi nào cần thì bật trước 2 phút. Hệ thống làm nước nóng, lạnh cũng được rút ra khỏi ổ cắm khi về, không để qua đêm như trước nên giảm bớt điện năng tiêu thụ. e. Cắt tất cả nguồn điện sau khi ra về: Toàn bộ hệ thống điện được cấp bởi các aptômat tổng, sau đó tách ra các aptômat chung cho các tầng. Từng phòng lại có các aptomat riêng biệt. Do vậy vừa bảo vệ cho hệ thống tránh quá tải hay ngắn mạch và cắt nguồn điện riêng rẽ từng phòng khi không làm việc rất dễ dàng. Ngoài ra còn Công ty ESC còn trang bị thêm công tơ cho từng phòng để các Công ty dễ theo dõi và điều chỉnh lượng điện tiêu thụ. d. Cải tạo lại hệ thống cấp, thoát nước. Để cung cấp nước cho toàn bộ toà nhà, Công ty dùng một bơm một pha để bơm nước lên bể nước trên tầng thượng. Tuy nhiên do công suất động cơ bơm không phù hợp với tiết diện đường ống nên bơm thường bị làm việc non tải và hay bị E nên rất hay cháy bơm. Công ty đã thay bơm một pha bằng bơm 3 pha có công suất nhỏ hơn nhưng phù hợp với đường ống cấp nước để tránh động cơ bơm làm việc non tải. Kết quả tiết kiệm điện năng tiêu thụ và tuổi thọ của bơm. 4. Đánh giá kết quả Sau một thời gian áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện như trên, lượng điện tiêu thụ tại các Công ty đã giảm xuống. (Đây là các số liệu đóng tiền điện của các Công ty hàng tháng, ở đây không tính luỹ tiến mà tính bình quân là 1.955đ/kw). Xem các bảng sau: Bảng1: Tình hình tiêu thụ điện của các Công ty trong các tháng từ 4-7/2007. Bảng 2: Tình hình tiêu thụ điện của các Công ty trong các tháng từ 8-11/2007. Bảng 3: Đánh giá mức độ tiết kiệm điện của các Công ty từ tháng 8-11/2007 so với tháng 4-7/2007. 18 Theo đánh giá của chúng tôi và theo kết quả theo dõi tình hình tiêu thụ điện trong mấy tháng qua, chúng tôi nhận thấy: mặc dù mới áp dụng các giải pháp đơn giản chưa phải đầu tư gì nhiều, lượng điện tiêu thụ của các Công ty đã giảm được từ 8,6-35,9%. Tất nhiên đây chỉ là cách tính tương đối vì phụ thuộc vào thời tiết, vào mức độ hoạt động của từng Công ty ở từng giai đoạn, nhưng tựu trung lại, theo bình quân lượng điện tiêu thụ chung đã giảm được 21,5%. Nếu có điều kiện áp dụng các giải pháp khác (như thay các thiết bị cũ đang dùng bằng các thiết bị mới tiết kiệm năng lượng, ý thức của người dùng điện được nâng cao hơn nữa...) chắc chắn hiệu quả còn cao hơn khá nhiều. IV. KHU VỰC SẢN XUẤT: II.1 Khảo sát tình hình tiêu thụ điện Công ty ESC có 2 phân xưởng mới xây với diện tích mặt bằng 600m2 và 800m2. Do đặc thù và quy mô hoạt động của Công ty ESC còn nhỏ, năng lực sản xuất còn thấp... nên để sử dụng có hiệu quả, Công ty đã cho một số Công ty thuê lại để sản xuất. Ngoài ra còn một số dẫy nhà cấp 4 cũng được các Công ty thuê và cải tạo thành nhà xưởng. Các công ty này chủ yếu là các Công ty TNHH có quy mô nhỏ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cơ khí nên trang bị khá nhiều máy móc, thiết bị nhưng công suất không lớn, thiết bị cũ, nặng nề, lạc hậu. Tình hình hoạt động cụ thể của các Công ty như sau: 1, Công ty cơ khí Thăng long: Tổng công suất máy móc thiết bị: 35,2kW. Công suất chiếu sáng: 2kW. 2, Công ty Đức Dương: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 13,3 kW. - Công suất chiếu sáng: 2kW. 3, Xưởng Cơ khí Bách khoa: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 13,3 kW. - Công suất chiếu sáng: 2kW. 4, Xưởng ép cao su Hoàng Thanh Thuỷ: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 68,3 kW. - Công suất chiếu sáng: 2kW. 5, Công ty Duy Linh: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 88,5 kW. - Công suất chiếu sáng: 3kW. 6, Công ty THT: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 32,5 kW. - Công suất chiếu sáng: 2kW. 7, Công ty Cơ khí Tân Việt: - Tổng công suất máy móc, thiết bị: 28,7 kW. - Công suất chiếu sáng: 2kW. Ngoài ra cũng còn một số Công ty hoặc các hộ tiêu thụ khác nhưng thiết bị tiêu thụ điện đơn giản, công suất nhỏ, chúng tôi không đề cập tới. 19 II.2 Mức tiêu thụ điện Qua một thời gian theo dõi và khảo sát tình hình sử dụng điện tại các Công ty này từ tháng 3 đến tháng 6/2007, mức độ tiêu thụ điện cụ thể như sau: TT Tên Công ty Tháng 4 (kW) Tháng 5 (kW) Tháng 6 (kW) Bình quân (kW) 1 CT Cơ khí Thăng long 1.888 1.794 2.015 1.899 2 Công ty Đức Dương 2.667 3.984 3.664 3.438 3 CT Cơ khí Bách khoa 1.353 1.303 1.421 1.359 4 Công ty Duy Linh 4.375 6.102 4.379 4.952 5 Công ty THT 1.585 1.430 1.630 1.548 6 CT Cơ khí Tân Việt 180 220 420 273 7 Công ty Thành Đạt 694 691 413 599 8 CT Hoàng Thanh Thuý 16.207 13.449 10.617 13.624 Tổng 28.949 28.973 24.559 27.692 Với đơn giá điện hiện nay là 1.150đ/kw, số tiền mà các Công ty phải trả là: TT Tên Công ty Tháng 4 (1000đ) Tháng 5 (1000đ) Tháng 6 (1000đ) Bình quân (1000đ) 1 CT Cơ khí Thăng long 2.171 2.270 2.317 2.184 2 Công ty Đức Dương 3.067 4.478 4.214 3.954 3 CT Cơ khí Bách khoa 1.556 1.498 1.634 1.563 4 Công ty Duy Linh 5.031 7.017 1.585 5.695 5 Công ty THT 1.823 1.644 1.875 1.780 6 CT Cơ khí Tân Việt 207 253 483 314 7 Công ty Thành Đạt 798 795 475 689 8 CT Hoàng Thanh Thuý 18.638 15.466 12.209 15.667 Tổng 33.291 33.319 28.243 31.846 II.3 Đánh giá mức độ tiêu thụ điện Mức độ tiêu thụ điện ở khu Trung văn khá cao so với năng lực sản xuất do các nguyên nhân sau: - Các Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, thiết bị tiêu thụ điện chủ yếu là cơ khí thuộc thế hệ cũ nên hệ thống máy móc đều là các máy cũ, lạc hậu; các khâu cơ khí đều cũ kỹ, chắp vá thiếu đồng bộ, hệ thống điều khiển đơn giản, thô sơ... - Trình độ tay nghề cũng như ý thức của người lao động về việc tiết kiệm điện chưa cao: chưa tắt đèn, quạt khi không cần dùng, động cơ nhiều khi chạy không tải hoặc non tải... Ngoài ra một phần còn do các nguyên nhân sau: 20 a. Toàn bộ hệ thống dây và cáp điện của cả khu đều đã cũ, rất nhiều mối nối, chưa kể tiết diện không đảm bảo, khoảng cách từ trạm biến áp đến thiết bị tiêu thụ khá xa, b. Toàn bộ hệ thống chiếu sáng đều dùng đèn dây tóc hoặc đèn neông chấn lưu sắt từ. c. Hệ thống cấp nước manh mún, chủ yếu các đơn vị tự làm giếng khoan. II.4 Tiềm năng tiết kiệm điện - Phần cấp điện: có thể tiết kiệm 3-5% do thay thế, cải tạo đường cáp, bù hạ áp ngay đầu trạm... - Phần chiếu sáng, làm mát, khâu cấp và thoát nước: có thể tiết kiệm được 3- 10% lượng điện tiêu thụ cho khâu này. - Khâu thiết bị: khả năng thay thế bằng các thiết bị có chức năng tiết kiệm điện là rất khó vì năng lực tài chính của các Công ty có hạn, sản phẩm là cơ khí nên đầu tư nhiều sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh. Việc đầu tư công nghệ mới cũng rất khó. Tuy nhiên, nếu áp dụng một vài giải pháp đơn giản, cũng có thể tiết kiệm được 3-5%. II.5 Các giải pháp tiết kiệm điện Thực hiện chủ trương tiết kiệm điện trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn Hà nội, cũng như tại từng đơn vị cơ sở, chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu mức độ tiêu thụ điện năng, khả năng tài chính của các công ty... và xác định các phương án khả thi sau: 1. Cải tạo lại đường dây cung cấp điện của cả khu. Chúng tôi đã tiến hành: - Tính toán lại tổng phụ tải thực tế trên cơ sở đó tính lại tiết diện cáp hợp lý, có tính tới khả năng tăng tải khi sử dụng hết mặt bằng hoặc năng lực sản xuất của các Công ty tăng lên. Hiện tại đường cáp trục chính là cáp nhôm loại PVC 3x70+1x35. Cáp này trước đây được tính đủ dùng cho Công ty ESC. Tuy nhiên do tải hiện tại tăng lên nhiều nên tiết diện này là nhỏ và không đảm bảo. Với tổng công suất thực tế tiêu thụ hiện nay (>300kW) cần phải trang bị dây cáp có tiết diện: 3x95+1x35. Nếu tính tới khả năng tăng tải trong vài năm tới (đến 20%), cần tăng tiết diện cáp trục là: 3x120+1x50 và thay bằng cáp đồng vì khả năng dẫn điện tốt hơn. - Tính chọn các điểm kéo dây từ cột về các phụ tải cho hợp lý về phụ tải và cân pha. Xử lý lại tất cả các mối nối đảm bảo tốt, chắc chắn để tránh phát nhiệt. Trước đây dây cáp 3 pha được kéo từ trạm biến áp tới các cột điện hạ thế, từ đó kéo xuống các nhà xưởng. Khi đó có tính đến vị trí bắt cáp phù hợp và tải được bố trí khá hợp lý nên việc cân bằng pha khá đảm bảo. Tuy nhiên, do xây thêm 2 phân xưởng, cải tạo lại một số nhà xưởng và số lượng công ty trực tiếp sản xuất tăng lên. Trong khi đó việc bố trí tải lại không phù hợp, dây cáp kéo từ cột xuống quá dài, các mối nối đã lâu nên tiếp xúc kém, gây phát nhiệt và tổn hao điện năng. Mặt khác, khoảng cách từ trạm điện tới các thiết bị điện khá xa nên tổn hao trên đường dây cũng đáng kể, nhất là khi tiết diện dây không 21 đảm bảo. Tải lại bố trí không cân bằng giữa các pha nên đó cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn hao. Sau khi khảo sát thực trạng đường dây, chúng tôi xác định bố trí 5 điểm chính để đưa điện vào các phân xưởng và nhà xưởng một cách hợp lý mà không cần tăng tiết diện hay chiều dài cáp, giảm tổn hao đường dây mà không làm tăng chi phí cáp. 2. Lắp thêm tụ bù ngay từ đầu trạm biến áp cung cấp chung: Biến áp hạ thế cung cấp chung cho cả khu Trung văn có công suất 320KVar, 10KV/400V. Để chi phí thấp và bù hiệu quả, thông thường người ta hay bù phía hạ thế và bù ngay tại đầu trạm. Công suất cần bù (tính với bù đỉnh 10%): 32KVar. Vì tải ở khu này đều là các thiết bị không đòi hỏi nguồn điện có chất lượng cao nên chỉ cần bù một nấc và lắp trực tiếp ngay từ đầu ra của máy biến áp sau aptomat tổng, không cần thêm trang bị thêm hệ thống đóng cắt để đỡ chi phí. 3. Cải tạo lại hệ thống chiếu sáng: - Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Khi xây xưởng thứ 2, để tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa, việc thiết kế vị trí lấy ánh sáng đã được thay đổi khá hợp lý, đảm bảo lúc nào xưởng cũng đủ ánh sáng trong toàn bộ thời gian làm việc ban ngày, gần như không cần thêm ánh sáng đèn. Điều này đã làm giảm khá đáng kể chi phí cho chiếu sáng vì lượng đèn phải lắp cũng giảm đi. - Tính toán lại vị trí lắp đặt chiếu sáng của các phân xưởng sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo độ rọi, quang thông mà lượng điện năng tiêu hao ít nhất. - Đèn chiếu sáng công xưởng thay bằng đèn tiết kiệm điện: đèn này có chao phản quang bằng nhôm có độ phản xạ cao. Đèn huỳnh quang compact có công suất 50,75W thay cho đèn dây tóc 200, 300w: tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, dễ dàng và thuận tiện lắp ráp, thay thế. - Thay các bóng đèn chiếu sáng dây tóc trong các nhà xưởng bằng đèn tiết kiệm điện năng, thay chấn lưu điện tử cho các chấn lưu sắt từ. 4. Bố trí hệ thống thông gió, làm mát hợp lý: - Cố gắng bố trí thông thoáng tự nhiên trong các phân xưởng: bố trí lại vị trí đặt thiết bị cho hợp lý phù hợp để thông gió tốt nhất... - Đặt quạt làm mát ở các vị trí hợp lý, chọn công suất quạt vừa đủ, chỉ bật khi có nhu cầu. 5. Cải tạo lại hệ thống cấp và thoát nước: Trước đây, gần như mỗi phân xưởng có 1 giếng khoan riêng kèm theo 1 hệ thống lọc riêng đơn giản nên chất lượng nước không đảm bảo. Gần như 2 ngày 1 lần phải làm vệ sinh hệ thống lọc, nước thải ra nhiều gây lãng phí điện, nước và ô nhiễm môi trường. 22 Công ty ESC đã tiến hành cải tạo lại và xây thêm hệ thống thoát nước, còn việc cấp nước thì tập trung vào một hệ thống giếng khoan và lọc chung, giếng khoan sâu hơn nên nước sạch hơn nên qua 1 khâu lọc nữa là khá đảm bảo vệ sinh cung cấp đủ cho các phân xưởng. Lượng nước tiêu thụ được tự động bơm nên đáp ứng đủ theo nhu cầu, không bị lãng phí, chỉ cần 1 động cơ 300W là đủ cung cấp cho cả khu. Lượng nước thải cũng được giảm đáng kể. Trước đây phải có 4 động cơ bơm như vậy. Như vậy 1 ngày cứ 1 động cơ làm việc 2 tiếng thì tiết kiệm được 2x3x300w=1.800w, 1 tháng làm việc 26 ngày sẽ tiết kiệm được: 26x1.800w= 46.800w. 6. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thiết bị máy móc: - Bố trí lại các tải trong từng phân xưởng để cân bằng pha. Tại mỗi xưởng đều lắp 1 aptômat tổng và mỗi phân xưởng lại có aptômat và 1 công tơ riêng có thể đóng cắt độc lập khi dùng giúp cho các phân xưởng có thể theo dõi mức độ tiêu thụ điện năng hàng tháng để tự điều chỉnh. - Tuyên truyền, giáo dục công nhân nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, vận hành máy móc hợp lý đồng bộ, tránh để máy chạy không tải hay non tải lâu. Cải tạo lại các khâu truyền động cơ khí, tăng cường khâu bôi trơn. Bố trí vị trí lắp đặt thiết bị cho hợp lý. - Lắp ngay tại đầu động cơ tụ bù để tăng hệ số công suất cos bởi vì khoảng cách từ trạm đến các thiết bị tiêu thụ điện khá xa, gần nhất cũng 50mét, xa nhất đến 200mét việc việc dùng tụ bù tại trạm không được hiệu quả lắm, nhất là các thiết bị làm việc không đồng thời, việc bù tại trạm lại là bù cứng vì nếu bù mềm thì chi phí cho thiết bị bù khá cao, không có các thiết bị điều khiển bù tự động. - Công ty Thăng long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí khá chính xác và cũng mới trang bị nên máy móc mới hơn. Chúng tôi đã tư vấn cho họ chọn các loại thiết bị hiện đại tiêu hao ít năng lượng, chọn công suất động cơ truyền động phù hợp với tải và trang bị thêm hệ thống điều khiển tiên tiến điều khiển chế độ làm việc sao cho điện năng tiêu thụ ít nhất, mà hợp lý nhất là dùng bộ biến tần vì các động cơ có phụ tải thay đổi nhiều nên sử dụng biến tần để tiết kiệm điện là hữu hiệu nhất. Giá cả biến tần cũng không đắt lắm, có rất nhiều Hãng của Đức, Hàn Quốc, Trung quốc... có thể chọn phù hợp với khả năng kinh tế. Theo tính toán của nhiều nơi, sau 2 -3 năm có thể thu hồi vốn nhờ tiết kiệm điện. - Riêng xưởng của Công ty Hoàng Thanh Thuỷ, thiết bị tiêu thụ điện chính là các máy ép cao su. Do hệ thống bảo ôn đã cũ nên tổn thất do tiêu hao nhiệt quá nhiều. Công ty này đã tiến hành thay thế, cải tạo lại hệ thống bảo ôn. Kết quả lượng điện tiêu thụ giảm đáng kể. 23 Bảng thống kê lượng điện tiêu thụ trong 3 tháng 8-10/2007: TT Tên Công ty Tháng 8 (kW) Tháng 9 (kW) Tháng 11 (kW) Bình quân (KW) 1 CT Cơ khí Thăng long 1827 2179 1751 1919 2 Công ty Đức Dương 2852 3005 2428 2761 3 CT Cơ khí Bách khoa 1189 1062 1517 1256 4 Công ty Duy Linh 4271 3542 4016 3943 5 Công ty THT 1912 2159 1402 1824 6 CT Cơ khí Tân Việt 600 240 300 380 7 Công ty Trường Minh 1096 806 311 737 8 CT Hoàng Thanh Thuỷ 10967 8994 8577 9512 Tổng 24.714 21.987 20.302 22.334 II.6 Đánh giá kết quả: Từ các số liệu điện tiêu thụ hàng tháng của các Công ty, chúng tôi nhận thấy sau khi áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện đơn giản với mức đầu tư không lớn, đơn giản và dễ thực hiện trong điều kiện thực tế, chúng tôi thấy lượng điện tiêu thụ đã giảm xuống, nhất là CT Cơ khí Bách khoa, CT Duy Linh và CT Hoàng Thanh Thuỷ. Các số liệu này đều là số đóng tiền điện hàng tháng của các Công ty. Riêng xưởng cao su của Công ty Hoàng Thanh Thúy do áp dụng giải pháp đầu tư khá dài hạn nên hiệu quả tiết kiệm là rõ rệt (đến 30%). TT Tên Công ty BQ T3-5 (kW) BQ T8-11 (kW) Tiết kiệm (KW) Tỷ lệ tiết kiệm (%) Số tiền tiết kiệm (1000đ) 1 CT Cơ khí Thăng long 2.184 1.919 265 12% 304 2 Công ty Đức Dương 3.954 2.761 1.193 30% 1.372 3 CT Cơ khí Bách khoa 1.563 1.256 307 5,3% 353 4 Công ty Duy Linh 5.695 3.943 1.752 30% 2.015 5 Công ty THT 1.780 1.824 -44 -2% -50 6 CT Cơ khí Tân Việt 314 380 -66 -21% -76 7 Công ty Trường Minh 689 737 -48 -6,9% -55 8 CT Hoàng Thanh Thuỷ 15.667 9.512 6.155 39,3% 7.079 Tổng 27.692 22.334 5.358 19,3% 6.162 Tuy nhiên việc đánh giá trên chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào mức độ, quy mô hoạt động của các Công ty vì nó có tính biến động. Ở đây chúng tôi còn chưa tính đến hiệu quả tiết kiệm do giảm tổn thất đường dây. 24 S¬ ®å bè trÝ ĐƯỜNG ĐIỆN CUNG CẤP TT «t« CT T©n ViÖt Tr¹m BA Kho BV CT Tr−êng Minh CT THT CT §øc D−¬ng CT Th¨ng long CT CKCX B¸ch khoa X−ëng CT ESC CT Thµnh §¹t §−êng Trung V¨n CT Th¨ng long CT Hoµng Thanh Thuý WC Kho CT Duy Linh 25 S¬ ®å CẢI TẠO ĐƯỜNG ĐIỆN CUNG CẤP TT «t« CT T©n ViÖt Tr¹m BA Kho BV CT Tr−êng Minh CT THT CT §øc D−¬ng CT Th¨ng long CT CKCX B¸ch khoa X−ëng CT ESC CT Thµnh §¹t §−êng Trung V¨n CT Th¨ng long CT Hoµng Thanh Thuý WC Kho CT Duy Linh 26 PHẦN III: TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI XÍ NGHIỆP DỆT MAY. I. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM i.1 vai trß cña ngµnh dÖt may trong nÒn kinh tÕ thÕ giíi C«ng nghiÖp dÖt may cã vai trß ®¸ng kÓ trong nÒn kinh tÕ cña c¸c n−íc ph¸t triÓn, vµ nã lµ mét trong nh÷ng ngµnh quan träng nhÊt cho c¸c n−íc ®ang ph¸t triÓn vµ chËm ph¸t triÓn v× ë ®ã ngµnh dÖt may kh«ng chØ mang l¹i nguån thu ngo¹i tÕ chÝnh mµ cßn t¹o mét sè l−îng lín c«ng ¨n viÖc lµm cho ng−êi lao ®éng. Trong vµi thËp kû qua, c«ng nghiÖp dÖt may thÕ giíi duy tr× ë møc t¨ng tr−ëng hµng n¨m lµ 5%, ®¸p øng ®−îc nhu cÇu c¬ b¶n cña x· héi hiÖn ®¹i. Trong bèn thËp kû qua, mËu dÞch hµng dÖt may ®· t¨ng 60 lÇn tõ d−íi 6 tû USD lªn 342 tû USD vµo n¨m 2001 (chiÕm kho¶ng 6% mËu dÞch hµng ho¸ thÕ giíi), trong ®ã mËu dÞch hµng may ®¹t 195 tû USD. T¹i ch©u ¸, ®øng ®Çu vÒ s¶n xuÊt vµ xuÊt khÈu hµng dÖt may lµ Trung Quèc víi −u thÕ toµn diÖn vÒ m¸y mãc, nguyªn phụ liệu, lương c«ng nh©n thấp. Đứng thứ 2 là Ấn Độ ngành dệt may của nước này có truyền thống từ 150 năm nay, là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn quốc. Pakistan xÕp thøc ba, là nước có nguồn nguyên liệu bông dồi dào và ngành công nghiệp dệt phát triển, chiếm tới 46% sản lượng công nghiệp. Việt nam là nước đứng ở vị trÝ thø t−. Công nhân Việt Nam được đánh giá cao vì được đào tạo, có kỷ luật, cần cù, khéo léo, giá lao động hấp dẫn. Đặc biệt, các cơ quan quản lý Nhà nước linh hoạt điều chỉnh những quy định, luật lệ chưa phù hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. I.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Dệt may có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt nam đang chiếm ở vị trí thứ 2 sau dầu thô. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,9 triệu đô năm 2000 lên 4,2 năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu 2007 lên tới 35,6 tỷ USD hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dầu thô để trở thành vị trí đứng đầu. I.3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may tới năm 2015. Theo ước tính, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Công nghiệp dệt may giai đoạn 2006-2015 cần khoảng 7 tỷ USD. Theo dự thảo, giai đoạn 2006-2010 ngành dệt may tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu 20%/năm; giai đoạn 2011- 2020 tăng trưởng sản xuất 12-14% và 15%/năm tăng trưởng xuất khẩu. II. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ ĐIỆN TẠI CÁC XÍ NGHIỆP DỆT MAY Dệt may là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy vậy, đến nay, ngành kinh tế thu hút được nhiều lao động này vẫn trong tình trạng lấy công làm lãi vì hiệu quả kinh tế không cao: chi phí về điện chiếm khoảng 8-10% tổng chi phí doanh thu gia công, và qua khảo sát, ngành dệt may đang lãng phí năng 27 lượng khoảng 20%. Việc kiểm toán năng lượng tại Công ty Dệt 19/5 mới đây đã cho thấy: Dệt 19/5 vẫn có thể tiết kiệm trên 164.000 kWh điện/năm, tương đương với trên 182 triệu đồng/năm từ việc áp dụng thêm các giải pháp về tiết kiệm năng lượng. Công ty Dệt 19/5 đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng nhưng sản lượng điện tiêu thụ của Công ty vẫn ở mức khá cao là hơn 6 triệu kWh/năm. Công ty CP May 10 được cấp điện từ trạm biến áp Sài Đồng 13 22/0, 4 kV- 630 kVA và trang bị thêm hai máy phát điện dự phòng 500 kVA và 385 kVA với nhiên liệu tiêu thụ 80 lít/giờ và 60 lít/giờ. Công ty tiêu thụ một lượng điện năng khoảng 7.000.000 kWh. Để cắt giảm chi phí điện, Quý I/2007, Công ty đã lắp quạt thông gió và màng nước ở cả 5 xí nghiệp, nhờ vậy đã tiết kiệm tiền điện được 20-30%. Công ty Dệt may Hà nội tận dụng giờ làm việc vào giờ thấp điểm, lắp công tơ 3 giá và sử dụng máy móc tiết kiệm năng lượng, trang bị thêm 1 máy biến áp 35KV thay biến áp 6KV nên mỗi năm tiết kiệm được 3 tỷ đồng. Hoặc Công ty may Legamex đã áp dụng thử giải pháp dùng bộ EMC trên 10 máy may để giảm mức độ tiêu thụ điện khi động cơ hoạt động non tải và đã giảm được 4,55 triệu đồng trên một năm. Như vậy, nếu có biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn điện sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể... Trong một nhà máy may thông thường, các thiết bị tiêu thụ điện chính gồm: TT Tên thiết bị TT Tên thiết bị 1 Máy cắt cầm tay 9 Máy đính bo 2 Máy cắt vải thẳng 10 Máy một kim 3 Máy cắt đầu bằng 11 Máy hai kim 4 Máy vắt sổ túi 12 Máy đính nút 5 Máy vắt sổ vai, sườn 13 Máy ren 6 Máy ép keo 14 Máy dập túi 7 Máy ủi nóng 15 Máy ủi hơi 8 Máy thêu 16 Quạt chống nóng Các thiết bị tiêu thụ điện chính trong nhà máy dệt: TT Tên thiết bị TT Tên thiết bị 1 Máy xé trộn 7 Máy dệt 2 Máy chải 8 Máy suốt ngang 3 Máy xếp lớp 9 Máy hút chân không 5 Máy cán nhiệt 10 Máy xả hồ 6 Máy xe sợi 11 Máy xuyên kim 2 chiều 6 Máy xe sợi Nh×n chung c¸c kh©u nÕu sö dông c¸c biÖn ph¸p tiÕt kiÖm th× ®Òu cßn cã kh¶ n¨ng tiÕt kiÖm ®−îc ®iÖn n¨ng tõ 5-30%. §iÓn h×nh cã mét sè kh©u trong ngµnh dÖt may cßn cã kh¶ n¨ng tiÕt kiÖm ®−îc ®iÖn nhiÒu nhÊt d−íi ®©y: 28 - Khâu hút chân không (tạo sự khô ráo cho các loại vải) ở DN dệt may đang có mức lãng phí khoảng 25%. - Ở các DN dệt nhuộm, khâu xả hồ sau khi nhuộm sử dụng khá nhiều năng lượng. Motor của máy xả hồ chỉ hoạt động với một tốc độ, điều tiết lưu lượng nước xả bằng hệ thống các van xả, khi lưu lượng cần xả nhiều thì van được mở 100%, khi lượng nước cần xả ít thì van được đóng lại (thường chỉ đóng khoảng 50%). Điều này gây lãng phí năng lượng khá lớn. - Nhiều loại máy khâu với động cơ có hệ số công suất không cao và tiêu thụ một lượng lớn công suất phản kháng, nhất là khi phải chạy non tải hay không tải. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả trong vận hành lưới điện. Nhìn chung ở các khâu nếu sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng đều có khả năng tiết kiệm. III. KHẢO SÁT TẠI CTCP DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Ở đề tài NCKH này, chúng tôi chọn Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà nội làm cơ sở để nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm điện năng chung cho ngành dệt may vì đây là một Nhà máy điển hình có cả khâu dệt và may. 3.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ CÔNG TY Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà nội đóng tại 93, đường Lĩnh nam, Mai động, Quận Hoàng mai, Thành phố Hà nội. Sản phẩm chính của Công ty gồm: vải mành, vải không dệt, may mặc. Hiện nay Công ty có 3 xí nghiệp chính là: Xí nghiệp vải mành, Xí nghiệp vải không dệt và Xí nghiệp may. Xí nghiệp mành quản lý luôn hệ thống cung cấp điện, nước cho toàn Công ty. Xí nghiệp này sản xuất theo chế độ 2 ca (riêng bộ phận điện, nước, hệ thống sản xuất vải nhúng keo sản xuất theo chế độ 3 ca). Xí nghiệp vải không dệt sản xuất theo chế độ 2 ca (khi cần theo chế độ 3 ca). Xí nghiệp may sản xuất theo chế độ 1 ca, nhưng khi tiến độ yêu cầu cũng sản xuất theo chế độ 1 ca kéo dài. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ năng lượng: - Hệ thống cung cấp và phân phối điện năng: Nguồn điện do Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cấp. Công ty có lắp đặt 2 trạm biến áp, trong đó, trạm 1 có 2 máy biến áp 750kVA, cấp điện áp là 35/0,4kV. Sơ đồ cung cấp điện của nhà máy thể hiện trên hình 3.1. - Hệ thống sấy vải nhúng keo: Công ty được lắp đặt 1 hệ thống sấy vải nhúng keo, gồm có 4 buồng sấy. Buồng sấy trước, buồng sấy sau, buồng sấy kéo giãn và buồng sấy định hình. 29 - Cung cấp và tiêu thụ khí nén: Công ty có một hệ thống cung cấp khí nén chủ yếu từ máy nén khí Fusen công suất điện 15kW mới được trang bị. Các máy nén khí khác không hoạt động. - Cung cấp và tiêu thụ nước: nước từ hệ thống nước giếng khoan, qua giàn mưa để khử sắt sau đó đi qua hệ thống bể lọc bằng cát rồi được đổ về bể chứa nước có dung tích dự trữ 500m3. Từ đó nước được trạm bơm nước cấp cho nhu cầu sản xuất & sinh hoạt cho toàn Công ty. - Hệ thống điều hoà nhiệt độ: Tại một số phòng làm việc và các buồng điều khiển trung tâm của hai XN Mành, vải không dệt lắp điều hoà tuỳ theo công đoạn sản xuất. 3.2 MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Công ty CP Dệt CN Hà Nội bao gồm 3 Xí nghiệp sản xuất như sau: • Xí nghiệp vải mành: Sản xuất các loại vải mảnh, vải mành nhúng keo sử dụng cho công nghiệp cao su, giao thông… • Xí nghiệp vải không dệt: Sản xuất các loại vải không dệt sử dụng trong các ngành công nghiệp giao thông, xây dựng, cầu đường... • Xí nghiệp may: Sản xuất các sản phẩm may xuất khẩu. 3.2.1 Quy trình công nghệ và thiết bị của xí nghiệp vải mành Xí nghiệp vải mành có 2 công đoạn chính: Công đoạn dệt vải mành và nhúng keo. a. Công đoạn dệt vải mành có quá trình sản xuất chính như sau: Trong công đoạn này, năng lượng sử dụng chủ yếu là điện năng sử dụng cho các động cơ máy trong dây chuyền, cho 2 máy nén nhỏ và cho chiếu sáng. Sơ đồ công nghệ chi tiết được chỉ ra trên hình 2.1. Để tạo thành sản phẩm, các loại vải trên phải đi qua công đoạn nhúng keo để tăng độ bền chắc và định dạng của sản phẩm. b. Công đoạn vải nhúng keo có quá trình sản xuất chính như sau: Vải mành Nhúng keo Sấy trước Sấy sau Kéo giãn Định hình Làm mát Kiểm tra chất lượng và đóng kiện. Trong quá trình trên, 2 dạng năng lượng chính là điện và nhiệt. Điện năng sử dụng cho các động cơ trong dây chuyền, bơm, quạt, máy nén không dầu, chiếu sáng... Máy Xe Sợi 1,2 Dệt vải mành Đóng kiện Sợi 30 3.2.2 Quy trình công nghệ và thiết bị của xí nghiệp vải không dệt Dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp vải không dệt mới đựơc đầu tư năm 2001. Đây là một dây chuyền hiện đại, sử dụng công nghệ và thiết bị đồng bộ của Đức sản xuất. Quá trình sản xuất vải không dệt được thực hiện theo các công đoạn như sau: • Bông Máy xé bông sơ bộ Băng tải Máy xé bông khô Quạt vận chuyển Máy xé mịn Quạt đầy Thùng chứa nguyên liệu cho máy chải Máy chải thành màng tơ mỏng Máy sẽ chuyển xếp thành lớp Máy xuyên kim Máy kéo giãn Máy xuyên kim 2 chiều Máy cắt viền Máy cuộn Đóng gói sản phẩm. Trong quá trình trên năng lượng sử dụng là điện cho các động cơ trong dây chuyền, gia nhiệt dầu và chiếu sáng. 3.2.3 Quy tr×nh c«ng nghÖ vµ thiÕt bÞ cña xÝ nghiÖp may Xí nghiệp may đựơc thành lập năm 1977, sử dụng 10 dây chuyền may, thiết bị của Nhật và Hàn Quốc. Sản phẩm may của Xí nghiệp chủ yếu là xuất khẩu. Quá trình sản xuất của Xí nghiệp cơ bản như sau: Vật liệu vào Tổ cắt Kẻ vẽ Là chi tiết Dây chuyền may (nhiều công đoạn) Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đóng gói. Trong dây chuyền trên sử dụng chủ yếu là điện và hơi nước bão hoà cho công đoạn là vải. 3.3 DANH SÁCH THIẾT BỊ VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TÍNH Xem bảng 3.1. Sản lượng điện tiêu thụ của cả Công ty trong năm 2006 và năm 2007: Xem bảng 4.3a và 4.3b. 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG 4.1 MỨC ĐỘ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG Từ 2 năm gần đây, sản lượng sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên trên cả 3 loại sản phẩm là vải mành nhúng keo, vải không dệt, sản phẩm may. Bảng 4.1. Tổng hợp sản phẩm của Công ty cổ phần dệt CN Hà nội Năm Sản lượng vải mành nhúng keo (Tấn) Sản lượng vải không dệt (1000 m2) Sản phẩm may (1000 sản phẩm) 2006 1330 11336 358 Ước tính 2007 2120 11367 1535 31 Cũng trong hai năm 2006 và 2007, Công ty đã tốn một lượng kinh phí rất lớn cho điện năng, điều 4.2 thể hiện điều này. Bảng 4.2. Thông tin về tiêu thụ điện và chi phí năng lượng Năm Điện tiêu thụ (kWh/năm) Chi phí (VNĐ) 2006 4,314,520 3,449,708,066 2007* 3,872,740 3,251,598,975 Chú thích: *: Lượng điện tiêu thụ tính trong 8 tháng đầu năm 2007. 4.2 CẤU TRÚC TỶ LỆ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 4.2.1 Năm 2006 Tập hợp lượng điện tiêu thụ từ các phân xưởng, ta có được bảng tiêu thụ điện của toàn Công ty trong năm 2006 như trong bảng 4.4 dưới đây. Bảng 4.4. Lượng điện tiêu thụ kWh của năm 2006 Khu vực Điện tiêu thụ (kWh) XN. Mành 3,071,134 XN. VKD 827,144 XN. May 156,356 Văn phòng 43,624 Khu vực khác 216,262 71% 19% 4% 1% 5% XN. Mành XN. VKD XN. May Văn phòng Cái khác Hình 4.1. Tỷ lệ % điện tiêu thụ của Công ty năm 2006. 32 4.2.2 Năm 2007 Bảng 4.5: Lượng điện tiêu thụ kWh của 8 tháng đầu năm 2007 Khu vực Điện tiêu thụ (kWh) XN. Mành 3,197,930 XN. VKD 434,537 XN. May 81,423 Văn phòng 24,171 Khu vực khác 134,679 83% 11% 2% 1% 3% XN. Mành XN. VKD XN. May Văn phòng Cái khác Hình 4.2. Tỷ lệ % điện tiêu thụ của Công ty năm 2006. 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Đà VÀ ĐANG ĐƯỢC ỨNG DỤNG 4.3.1 Các giải pháp truyền thống 1. Xí nghiệp vải không dệt - 15 ngày đổi ca từ ca đêm về ca chiều sẽ cho công nhân Dilo chạy từ 14h đến 18h. - Các ca khác tuỳ theo yêu cầu sản lượng có thể nghỉ giờ cao điểm. - Tăng tốc độ dây chuyền Dilo lên 90%. - Giảm thời gian dùng máy vệ sinh xuống còn 20 phút. Nếu sự cố vải cách thời điểm giao ca trong vòng 1,5h thì vệ sinh máy luôn, khi giao ca cần bàn giao máy sống. - Các máy không chạy phải tắt ngay. 33 - Không để xì hơi khí nén, vệ sinh thường xuyên bộ lọc bụi của máy nén khí. - Điều chỉnh tốc độ 2 quạt TEMAFA phù hợp, không để dư công suất. - Máy cán nhiệt đốt trục vào buổi chiều, đến 18h thì tắt lò hạ nhiệt. - Khi nhiệt độ gian máy trên 350C thì bật 2 quạt thông gió, khi nhiệt độ trên 370C thì bật 4 quạt thông gió. - Mùa hè tắt điện ánh sáng trước 7h và bật sau 18h, mùa đông tắt trước 7h30 và bật sau 17h. - Đặt nhiệt độ các điều hoà 300C, bảo dưỡng thường xuyên. - Ưu tiên bố trí vệ sinh, sửa chữa máy vào giờ cao điểm. 2. Xí nghiệp may - Điện động lực cũng như điện ánh sáng, mỗi dây chuyền có 1 aptomat, mỗi động cơ, mỗi cụm đèn đều có một công tắc riêng biệt khi không cần sử dụng là tắt ngay. - Sử dụng đèn 36 W thay cho đèn 40 W. - Một số dây chuyền đã sử dụng cụm đèn đôi với chế độ đóng mở xen kẽ (theo yêu cầu thực tế mà bật 1 hoặc 2 bóng đèn). - Lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho máy may. - Điều độ sản xuất để không làm muộn hơn 18h. - Tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện của người lao động. 3. Xí nghiệp mành - Với máy CC3: + Duy trì chạy chiều dài sợi theo trọng lượng sợi đơn (trừ trường hợp dệt vải mẫu hoặc đơn hàng nhỏ). + Tuỳ theo từng đơn hàng, tiến độ sẽ điều chỉnh các mã sợi se theo máy dệt, khi sợi se dư sẽ điều chỉnh một số mã tránh giờ cao điểm. - Với máy se, dệt TQ: Khi có thể thì 3 ca cố tránh giờ cao điểm (nghỉ sản xuất từ 18h đến 22h). - Không làm lạnh thùng chứa keo khi nhiệt độ môi trường dưới 200C. - Chạy máy lạnh từ 2h đến 4h sáng. - Khi đốt lò không vận hành vào giờ cao điểm (ủ lò), sang giờ thấp điểm mới tăng nhiệt. - Chỉ bật quạt làm lạnh và quạt gió khi cần thiết (có yêu cầu về công nghiệp). 34 - Cải tạo hệ thống bơm tuần hoàn (chỉ chạy một bơm khi chạy máy lạnh). - Thay máy nén khí mới. - Tăng tốc độ dây chuyền nhúng keo lên 45 m/phút. - Vệ sinh thường xuyên lưới lọc của máy nén khí, kiểm tra thường xuyên đường ống khí nén, tránh rò rỉ khí nén. - Ưu tiên bố trí vệ sinh sửa chữa máy vào giờ cao điểm. 4.3.2 Một số giải pháp đầu tư mới được thực hiện gần đây 1. Cải tạo hệ thống chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội bao gồm 1500 bóng. Do nhu cầu bảo đảm cho sản xuất liên tục, các bóng đèn luôn được bật 10h/24h. Công ty SYSTECH đã đề xuất việc thay thế bóng đèn và chấn lưu điện tử nhằm tiết kiệm năng lượng chiếu sáng cho nhà máy và đồng thời đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng của toàn Công ty bằng cách sử dụng các loại bóng tiết kiệm năng lượng như sau: Dòng điện nguồn 0.09 A 0.16A 0.3A Công suất hệ thống 19W 36W 66W Dạng khởi động Tức thì Tần số hoạt động > 20kHz Tiêu chuẩn an toàn EN 61347-2-3 Kích thước (DxRxC) 155x42x33 155x42x33 185x42x33 Hệ thống đảm bảo được công tác chiếu sáng của Công ty vận hành thuận tiện, khởi động nhanh, dễ sửa chữa và bảo dưỡng, dễ giám sát vận hành và tiết kiệm điện năng. 2. Lắp đặt bộ tiết kiệm điện dùng cho máy may công nghiệp Nhà máy hiện đang lắp đặt một hệ thống tiết kiệm điện cho máy may có tên GIEN-XKZY ứng dụng vi mạch giám sát điện áp và dòng điện motor, phân tích tải motor thực tế để tự động điều khiển điện áp ra. Khi tải motor giảm, GIEN-XKZY sẽ giảm điện áp cấp nhưng vẫn đảm bảo cho motor hoạt động trơn. Việc giảm điện áp sẽ kéo theo giảm điện năng tiêu thụ đồng thời dòng điện và lượng nhiệt sinh ra trên motor cũng giảm. Hiệu suất hoạt động của 35 thiết bị tăng lên và điện năng tiêu thụ giảm đi. Tính trung bình thiết bị này có thể tiết kiệm 20 đến 50% điện năng sử dụng cho máy may công nghiệp. Thiết bị này là chuyên dụng cho máy May và là sản phẩm của công ty GIEN Quảng Châu. Thiết bị được sản xuất tại Hồng Kông. 5. TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN 5.1 TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TẠI MỘT SỐ VỊ TRÍ ĐIỂN HÌNH Trong số các khu vực tiêu thụ điện, một số vị trí điển hình đã được lựa chọn để đo công suất tiêu thụ nhằm tìm ra cơ hội tiết kiệm năng lượng. Nhìn chung mức độ tiêu thụ điện năng lớn tập trung ở các quạt tải nhiệt và thải ẩm của hệ thống sấy, bơm dầu và quạt hút khói lò gia nhiệt dầu. Bảng 4.5 là kết quả đo các thông số về điện của một số động cơ có tiềm năng tiết kiệm điện. Từ kết quả thu được cho phép rút ra các nhận xét và tính toán sau. 1. Quạt cấp nhiệt sấy trước. Động cơ quạt luôn hoạt động ở chế độ non tải (dưới 50% định mức). 2. Quạt cấp nhiệt sấy sau Động cơ quạt cấp nhiệt sấy sau luôn hoạt động đều tải nhưng ở trạng thái non tải (chiếm khoảng 50% tải định mức) với CS phản kháng là 28,6 KVAR và hệ số công suất là 0,78. Động cơ áp dụng phương pháp khởi động Sao-Tam giác, tốc độ của quạt không thay đổi trong quá trình làm việc và lưu lượng không khí được điều khiển bởi van cánh hướng đầu hút của quạt. Đây là phương pháp điều chỉnh lưu lượng không tối ưu và tốn nhiều năng lượng.Trong thời gian khảo sát, độ mở của van là 100%. 3. Quạt gió cấp nhiệt kéo giãn Động cơ hoạt động với tải ít thay đổi và non tải (chỉ đạt 50% công suất danh định) nhưng CS phản kháng rất thấp (28.3Kvar) và hệ số công suất khá cao (0,81). Động cơ được áp dụng phương pháp khởi động Sao-Tam giác. Do không thay đổi tốc độ và lưu lượng không khí cấp vào nên quá trình làm việc không tối ưu bởi lẽ các sản phẩm vải khác nhau yêu cầu chế độ sấy khác nhau. Bảng 4.5. Kết quả đo kiểm thiết bị điện. 4. Quạt gió cấp nhiệt định hình Động cơ hoạt động với tải ít thay đổi và non tải (chỉ đạt 50% công suất danh định), CS phản kháng rất thấp (28Kvar) và hệ số công suất khá cao (0,80). Động cơ được áp dụng phương pháp khởi động Sao-Tam giác. Do không thay 36 đổi tốc độ và lưu lượng không khí cấp vào nên quá trình làm việc không tối ưu bởi lẽ các sản phẩm vải khác nhau yêu cầu chế độ sấy khác nhau. 5. Bơm dầu nóng Động cơ hoạt động chỉ hơi non tải và tải ít thay đổi. Với các chế độ sấy khác nhau, nhà máy chỉ điều chỉnh bằng van điều chỉnh lưu lượng dầu vào và dầu thừa đi theo đường đi tắt để quay trở về. Điều này khiến cho chế độ tải của bơm nhìn chung không thay đổi. Tuy nhiên việc điều khiển liên động chế độ tải của bơm để tăng giảm lượng dầu phù hợp với nhu cầu tải sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm điện năng tiêu hao và ngoài ra cũng góp phần giảm phụ tải lò gia nhiệt dầu. 6. Quạt hút khói Quạt hút khói để đảm bảo khói sinh ra trong lò được đưa ra ngoài ống khói và đảm bảo áp suất âm của buồng lửa. Quạt hút khói có động cơ công suất 15kW và vào thời điểm đo thì hoạt động ở chế độ non tải 9,5 kW. Đây là chế độ hoạt động bình thường của lò. 7. Các động cơ máy xe sợi Các động cơ máy se sợi luôn hoạt động với tải đều (chiếm 40% công suất danh định), hệ số công suất đạt từ 0,59–0,7. Sự thay đổi tải diễn ra khá chậm (là khoảng thời gian đầy một cuộn sợi). Khi bắt đầu se loại sợi mới, sợi được quấn trên các quả lô ít nên tải động cơ nhẹ, và tải sẽ nặng dần lên theo đường kính của quả lô. Các động cơ sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp bằng cách điều khiển đóng ngắt contactor. 8. Đánh giá chung Với các số liệu tại thời điểm khảo sát, thu thập số liệu, ta nhận thấy: Theo yêu cầu công nghệ, các động cơ quạt gió luôn làm việc với hiệu suất khá cao (với hệ số công suất đạt từ 0.78-0.81). Động cơ bơm dầu làm việc với tải cũng rất ít thay đổi. Việc thay đổi nhiệt trong buồng sấy diễn ra không liên tục, chênh lệch nhiệt độ dầu nóng giữa đầu vào và đầu ra chỉ khoảng 200C. Vì vậy khi nhiệt độ buồng sấy tăng/giảm thì người vận hành sẽ thay thay đổi tốc độ của cả dây chuyền. Các thông số khác như tốc độ gió hay nhiệt độ dầu nóng không phải thay đổi trong quá trình trao đổi nhiệt trong buồng sấy. Các động cơ áp dụng các phương pháp khởi động truyền thống (các máy se sợi khởi động trực tiếp bằng contactor, các động cơ quạt gió và bơm dầu khởi động Sao-Tam giác). Đây là những phương pháp khởi động chưa tối ưu, các 37 động cơ khi khởi động thường xuất hiện xung dòng điện tức thời rất lớn có thể đánh thủng lớp cách điện động cơ, thay đổi từ tính của lõi thép (tăng tổn hao, giảm tuổi thọ của động cơ), đồng thời ảnh hưởng đến các thiết bị đóng ngắt, giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Với công nghệ hiện nay, đã có các phương pháp tối ưu hoá cho động cơ và xử lý triệt để các vấn đề này cho động cơ. 5.2 CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẠT ĐƯỢC 5.2.1 Lắp biến tần cho bơm dầu, điều chỉnh lưu lượng bơm dầu theo tải. Hiện nay, bơm dầu được vận hành ở một chế độ tải để bơm một lượng dầu là 200 m3/h đến tải tiêu thụ. Khi tải tiêu thụ không dùng hết, dầu sẽ đi theo đường nhánh quay trở lại lò. Trước đây, việc điều chỉnh nhu cầu của tải là do hệ thống các van điện từ tự động điều chỉnh lượng dầu đi tắt (xem sơ đồ hình 4.7). Tuy nhiên, hiện nay do van điều chỉnh bị hỏng nên việc điều chỉnh lượng dầu vào các calorifer được thực hiện bằng tay do công nhân vận hành. Mặc dù các van dầu ở đầu ra của bơm mở toàn bộ nhưng lưu lượng dầu có thể được điều chỉnh để tiết kiệm điện cho máy bơm nhờ lắp biến tần cho bơm. Tín hiệu điều chỉnh lưu lượng nên sử dụng cảm biến về áp suất đầu đẩy của bơm. Các van đi nhánh có thể khóa hết và việc điều chỉnh lượng dầu vào các calorifer có thể sử dụng các van tại đầu ra của calorifer. Việc điều chỉnh lưu lượng dầu theo nhu cầu của tải bằng việc lắp biến tần cho bơm dầu sẽ giúp làm giảm điện năng tiêu hao cho bơm dầu, điều chỉnh lưu lượng dầu vào các bộ calorifer dễ dàng hơn do chỉ có một đường. Lưu lượng dầu thay đổi không ảnh hưởng đến hoạt động của lò vì lượng nhiệt cần thiết để hâm nóng dầu không đổi và việc điều khiển nhiệt độ vẫn thực hiện dựa trên đầu ra của dầu. Tính toán tiết kiệm điện từ giải pháp này như sau: Lắp biến tần cho bơm dầu nóng: Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 45 Giá biến tần 29.970.000 Chi phí điện 145.556.000 168.327.000 22.771.000 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 154190 178312 24121 Thời gian hoàn vốn (tháng) 16 38 NPV* 52,114,358.90 IRR** 71% Ghi chú: NPV:Net Present Value: giá trị thu nhập ròng. IRR: Internal Rate of return: tỷ suất hoàn vốn. 5.2.2 Giảm mất nhiệt do khói thải nhờ lắp bộ biến tần cho quạt hút khói Quá trình khảo sát cho thấy quạt hút khói của lò được điều chỉnh lưu lượng bằng độ mở cánh hướng đầu vào. Độ mở này thường nằm trong khoảng 75% lưu lượng. Việc lắp thêm biên tần cho quạt hút khói sẽ góp phần điều chỉnh dễ dàng và tiết kiệm điện năng cho quạt. Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 15 Giá biến tần 13.770.000 Thời gian hoạt động (giờ/năm) 5760 Chi phí điện 52.389.735 65.827.012 13.437.277 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 55.497,6 69.732 14.234,4 Công suất tiêu thụ 9.635 12.106 2.471 Thời gian hoàn vốn (tháng) 12.3 NPV 34,668,378 IRR 94% 5.2.3 Lắp bộ biến tần cho các quạt cấp nhiệt Các quạt cấp nhiệt của khu vực sấy trước, sấy sau, định hình và kéo dãn có công suất động cơ là 75 kW chạy liên tục khi hệ thống sấy làm việc. Trước đây các quạt này được điều khiển bằng bộ điều tốc có thể thay đổi năng suất quạt và cũng là năng suất cấp nhiệt cho quá trình sấy theo yêu cầu của công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay các bộ điều tốc này đã bị hỏng và quạt chỉ hoạt động theo một chế độ duy nhất. Việc điều chỉnh nhiệt độ buồng sấy theo yêu cầu công nghệ dựa vào độ mở van dầu vào các calorifer do công nhân điều khiển bằng tay và khi quá nhiệt thì chạy và điều chỉnh các quạt thải ẩm thải nhiệt ra ngoài. Việc khống chế lưu lượng chỉ được thực hiện bởi việc điều chỉnh các cánh 39 hướng đầu hút nên việc điều chỉnh các buồng sấy không linh hoạt. Việc khảo sát cho thấy, quạt tải nhiệt tại khu vực sấy trước và định hình được hiệu chỉnh nhiều nhất theo loại vải. Đặc biệt quạt tải nhiệt khu định hình điều chỉnh lưu lượng chỉ ở khoảng 50%. Các khu vực sấy sau và kéo dãn không được điều chỉnh lưu lượng một phần là do yêu cầu công nghệ không cần thiết và một phần là do khu vực này khó vào. Việc không điều chỉnh 2 khu vực này sẽ làm tăng tổn thất nhiệt đặc biệt là tại khu vực kéo dãn vì lưu lượng không khí qua calorifer cao hơn cần thiết. Nhóm kiểm toán năng lượng đề xuất lắp các bộ điều tốc cho các quạt tải nhiệt để điều khiển lưu lượng quạt một cách hợp lý qua đó tiết kiệm được cả nhiệt lẫn điện. Quạt cấp nhiệt sấy trước: Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 75 Giá biến tần 48.438.000 Chi phí điện 159.738.000 199.112.000 39.374.000 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 169.214 210.924 41.709 Thời gian hoàn vốn (tháng) 14.76 NPV 93,495,953 IRR 77% Quạt cấp nhiệt sấy sau: Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 75 Giá biến tần 48.438.000 Chi phí điện 181.515.330 213.813.735 32.298.405 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 192.283 226.497,6 34214,4 Thời gian hoàn vốn (tháng) 18 NPV 67,990,521 IRR 60% Quạt cấp nhiệt kéo dãn: Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 75 Giá biến tần 48.438.000 Chi phí điện 197.777.820 214.887.630 17.109.810 40 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 209.510,4 227.635,2 18.124,8 Thời gian hoàn vốn (tháng) 34 NPV 13,239,035 IRR 23% Quạt cấp nhiệt định hình: Có biến tần Không biến tần Chênh lệch Công suất định mức (kW) 75 Giá biến tần 48.438.000 Chi phí điện 111.576.270 156.543.900 44.967.630 Lượng điện tiêu hao (kWh/năm) 118.195,2 165.830,4 47.635,2 Thời gian hoàn vốn (tháng) 13 NPV 113,660,242 IRR 89% 5.2.4 Lắp đặt các bộ biến tần cho các quạt thải ẩm Hệ thống sấy vải nhúng keo được trang bị 4 quạt thải ẩm với công suất đặt của mỗi quạt là 11kW. Thực tế hiện nay, hai quạt buồng sấy trước và sau chạy liên tục để thải ẩm, hai quạt buồng kéo giãn và định hình chạy gián đoạn khi quá nhiệt. Trước đây các quạt này được điều khiển bằng các bộ điều tốc để thay đổi năng suất quạt theo yêu cầu của công nghệ. Hiện nay việc điều chỉnh lưu lượng quạt thải ẩm là điều chỉnh các cánh hướng đầu hút của quạt. Việc điều chỉnh thải ẩm dựa chủ yếu trên kinh nghiệm và theo nhiệt độ buồng sấy chứ không căn cứ vào độ ẩm trong khí thải gây nên lãng phí cả nhiệt lẫn điện. Nhóm kiểm toán đề nghị lắp biến tần cho 2 quạt thải ẩm của khu vực sấy trước và sấy sau. 5.2.5 Lắp đặt Powerboss cho các động cơ máy se sợi Hiện tại nhà máy có các động cơ của các máy se sợi R814, R812, R811 bao gồm có 28 cái với công suất của 8 động cơ máy R814 và R812 là 22 kW; 20 động cơ máy se sợi R811 có công suất 15kW. Các động cơ máy se sợi luôn hoạt động với tải đều (chiếm 40% công suất danh định), hệ số công suất đạt từ 0,59- 0,7. Sự thay đổi tải diễn ra khá chậm (là khoảng thời gian đầy một cuộn sợi). Khi bắt đầu se loại sợi mới, sợi được quấn trên các quả lô ít nên tải động cơ nhẹ, và tải sẽ nặng dần lên theo đường kính của quả lô. Powerboss là thiết bị được nhập khẩu từ Anh có nhiều ưu điểm trong việc tiết kiệm điện cho các động cơ hoạt động với phụ tải thay đổi hoặc phụ tải thấp mà 41 không cần phải điều chỉnh tốc độ quay của động cơ. Những ưu điểm của Powerboss khi áp dụng cho các động cơ như sau: - Khởi động mềm Powerboss được thiết kế tối ưu với tính năng “Khởi động mềm” làm gia tăng tốc độ động cơ ít đột ngột, ngăn ngừa độ võng nguồn cấp. Với thời gian khởi động (Ramp times) điều chỉnh được từ 0-255 giây cho phép động cơ khởi động với điều kiện tải phức tạp nhất. Việc cấp mức điện áp được theo dõi và cấp vừa đủ theo quán tính tải nhờ phần mềm điều khiển thông minh, do vậy động cơ được khởi động rất nhẹ, êm, giảm thiểu lực va chạm cơ khí giữa các ổ trục, vòng bi, khớp nối... Nó hoàn toàn thay thế được cho các phương pháp khởi động trực tiếp hoặc khởi động Sao-Tam giác… - Dừng mềm Powerboss cũng được thiết kế để kiểm soát việc dừng mềm một cách hiệu quả với tính năng này. Powerboss kiểm soát việc giảm tốc độ của động cơ thông qua việc kiểm soát moment xoắn của động cơ, ngăn ngừa các thay đổi đột ngột về tốc độ và tối thiểu hóa sốc hoặc lực lên hệ thống truyền lực. Vì vậy giúp động cơ tăng tuổi thọ, làm việc hiệu quả hơn, ít phải mất thời gian bảo trì hơn. - Lắp đặt đơn giản, thuận tiện, hiệu quả Với cách lắp đặt đơn giản, hiệu quả do không phải sửa đổi trong mạch điều khiển hiện hữu cho dù đó là mạch khởi động trực tiếp hay khởi động Y/∆. Do vậy sẽ giảm thiểu thời gian, chi phí lắp đặt khi áp dụng Powerboss. - Tối ưu hoá chế độ làm việc của động cơ. Trong quá trình làm việc, Powerboss sẽ cắt giảm điện áp và cung cấp cho động cơ điện áp làm việc tối ưu nhất. Tại chế độ làm việc này, động cơ sẽ giảm được các tổn hao không cần thiết gây lãng phí điện, gây phát nóng, rung động cơ. Chế độ làm việc của động cơ không đổi, vì vậy không ảnh hưởng gì đến chu trình, hiệu quả sản xuất của nhà máy. Ngoài việc cấp điện áp đủ theo quán tính cần thiết của tải, Powerboss còn hạn chế được dòng điện mở máy nhờ áp dụng tính năng của thyristor được điều khiển bởi một phần mềm thông minh, tránh gây hiện tượng sụt áp, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian cao điểm. Bảng 4.6. Giải pháp lắp Powerboss cho các động cơ máy se sợi. 42 6. HIỆU QUẢ KINH TẾ-Xà HỘI 6.1 HIỆU QUẢ KINH TẾ Sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn, số tiền này có thể dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Bảng 6.1 thể hiện hiệu quả kinh tế thu được khi Công ty cổ phần dệt Hà Nội dùng các giải pháp tiết kiệm điện năng như đã phân tích ở chương 5. Bảng 6.1. Hiệu quả kinh tế của các giải pháp tiết kiệm Vốn đầu tư Điện năng tiết kiệm Số tiền tiết kiệm Thời gian hoàn vốn Tuổi thọ dự án Giải pháp (VND) kWh/năm VND/năm Tháng năm Lắp biến tần cho quạt hút khói 13.770.000 14.234 13.437.277 12,3 10 Lắp biến tần cho các quạt cấp nhiệt sấy trước 48.438.000 41.709 39.373.860 14,8 10 Lắp biến tần cho các quạt cấp nhiệt sấy sau 48.438.000 34.214 32.298.405 18 10 Lắp biến tần cho các quạt cấp nhiệt kéo dãn 48.438.000 18.125 17.0109.810 34 10 Lắp biến tần cho các quạt cấp nhiệt định hình 48.438.000 47.635 44.967.630 13 10 Lắp biến tần cho bơm dầu 29.970.000 24.122 22.771.000 16 10 Lắp Powerboss cho các động cơ máy xe sợi R814 và R812 (4 động cơ) 130.048.000 31.450 27.046.656 58 10 Lắp Powerboss cho các động cơ máy xe sợi R811 (20 động cơ) 325.120.000 88.358 75.988.224 51 10 Ghi chú: Giá điện bình quân tính là 860 đồng/kWh. 6.2 HIỆU QUẢ Xà HỘI Thực hiện tiết kiệm điện trong ngành dệt may là việc rất cần thiết và hữu ích vì hiện nay Việt nam đang đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu may mặc và ở trong nước ngành dệt may lại đang đứng ở vị trí nhất nhì cùng xuất khẩu dầu thô. Tiết kiệm điện trong ngành dệt may đồng nghĩa với hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước. 43 GN2-35/400A DS-35/300A 750 KVA-35/0,4 - 0,23 hdm 1500/5 dw0-2-1500/3 3mt 80x 8+ 50x 5 HD3 - 400/3 CSV 35 1BHK 2BHK 3BHK 4BHK 5BHK 1-1: Tæ DÖt 1÷4 + AS +Qu¹t (B¹t) 2 - 7: Suèt 1÷8 (XN B¹t) 1-2: Tæ DÖt 5÷6 + 13 K + AS +Q (B¹t) 2 - 8: Xe 9÷16 (XN Mµnh) C«ng ty cp DÖt c«ng nghiÖp Hµ néi H×nh 3.1: s¬ ®å nguyªn lý cung cÊp ®iÖn Tô bï 44 Bảng 3.1. Danh sách các thiết bị và công suất tiêu thụ điện CHẾ ĐỘ TT Tên thiết bị Vị trí Công suất (kW) Số lượng động cơ ĐKTĐ ĐKBT Xuất xứ Tình trạng thiết bị Thời gian làm việc (h/ngày) XÍ NGHIỆP DỆT MÀNH 1 Quạt cấp nhiệt sấy trước Trung tâm 75 1 √ Trung Quốc 70% 24h 2 Quạt cấp nhiệt sấy sau - 75 1 √ - - - 3 Quạt cấp nhiệt kéo dãn - 75 1 √ - - - 4 Quạt cấp nhiệt định hình - 75 1 √ - - - 5 Quạt lạnh đường gió ngoài - 18.5 1 √ - - - 6 Quạt hút keo số 1 - 22 1 √ - - - 7 Quạt hút keo số 2 - 22 1 √ - - 8h 8 Quạt thổi gió sấy trước - 11 1 √ - - - 9 Quạt thổi gió sấy sau - 3 1 √ - - 24h 10 Quạt thổi gió kéo dãn - 11 1 √ - - - 11 Quạt thổi gió định hình - 11 1 √ - - - 12 Bơm NNTH số 1 - 5.5 1 √ - - - 13 Bơm NNTH số 2 - 5.5 1 √ - - - 14 Quạt gió thổi cạnh sườn - 2.2 1 √ - - - 15 Máy khâu nối đầu vải số 1 - 1 1 √ - - - 16 Máy khâu nối đầu vải số 2 - 1 1 √ - - - 17 Động cơ dệt vải trước M1 - 4 1 √ - - - 45 CHẾ ĐỘ TT Tên thiết bị Vị trí Công suất (kW) Số lượng động cơ ĐKTĐ ĐKBT Xuất xứ Tình trạng thiết bị Thời gian làm việc (h/ngày) 18 Động cơ dệt vải giữa M3 - 22 1 √ - - - 19 Động cơ dệt vải sau M7 - 4 1 √ - - - 20 Động cơ lô nhúng keo M2 - 18.5 1 √ - - - 21 Động cơ lô 1 căng số 1 M4 - 55 1 √ - - - 22 Động cơ lô 1 căng số 2 M5 - 45 1 √ - - - 23 Động cơ lô 1 căng số 3 M6 - 55 1 √ - - - 24 Động cơ máy cuộn vải Benniger - 15 1 √ - 90% - 25 Quạt thải gió xưởng keo - 2.2 7 √ - 70% 8h 26 Quạt thải gió nước thải, nước sạch - 2.2 2 √ - - - 27 Quạt thổi gió khu đc keo - 0.75 3 √ - - - 28 Cầu trục 2T kho - 2 2 √ Italia - - 29 Mônô ray 2T - 2 2 √ - - - 30 Động cơ xen xin - 0.57 10 √ Trung Quốc 70% 24h 31 Máy lạnh Trạm khí nén 30 1 √ Mỹ - 8h 32 Bơm nước lạnh N1 - 11 1 √ Trung Quốc - - 33 Bơm nước ấm N2 - 4.5 1 √ - - - 46 CHẾ ĐỘ TT Tên thiết bị Vị trí Công suất (kW) Số lượng động cơ ĐKTĐ ĐKBT Xuất xứ Tình trạng thiết bị Thời gian làm việc (h/ngày) 34 Bơm tuần hoàn N3 - 4.5 1 √ - - 24h 35 Bơm làm mát N4 - 4 1 √ - - - 36 Bơm làm mát N5 - 4 1 √ - - - 37 Quạt làm mát tháp gia nhiệt - 2.2 1 √ - - - 38 Máy nén khí FUSEN - 15 1 √ Siemens 95% 8h 39 Bơm cấp nước SH Nước sạch 15 2 √ Italia 85% - 40 Bơm nước sạch - 4 1 √ Trung Quốc 70% - 41 Bơm tái sinh N1 - 0.8 1 √ - - - 42 Bơm tái sinh N2 - 0.8 1 √ - - - 43 Bơm GOLDSTAR - 0.4 1 √ Hàn Quốc - - 44 Bơm giếng lên - 15 2 √ Trung Quốc - - 45 Bơm NH3 - 1.5 1 √ - - - 46 Bơm CH2O - 1.5 1 √ - - - 47 Máy khuấy trộn N1 - 1.5 1 √ - - - 48 Máy khuấy trộn N2 - 1.5 1 √ - - - 49 Máy khuấy trộn N3 - 1.5 1 √ - - - 50 Máy khuấy trộn N4 - 1.5 1 √ - - - 51 Thang máy - 5.5 1 √ - - - 52 Máy lưu hoá cao su Phòng lưu 5 1 √ - - - 47 CHẾ ĐỘ TT Tên thiết bị Vị trí Công suất (kW) Số lượng động cơ ĐKTĐ ĐKBT Xuất xứ Tình trạng thiết bị Thời gian làm việc (h/ngày) hoá 53 Bơm nước số 1 Xử lý nước thải 1.5 1 √ - - - 54 Bơm nước số 2 - 1.5 1 √ - - - 55 Bơm nước số 3 - 1.5 1 √ - - - 56 Bơm nước số 4 - 1.5 1 √ - - - 57 Bơm khuấy số 1 - 0.75 1 √ - - - 58 Bơm khuấy số 2 - 0.75 1 √ - - - 59 Đ/c bơm dầu nóng Nồi hơi 45 2 √ Đài loan 85% 24h 60 Đ/c bơm dầu - 2.2 1 √ - 70% - 61 Đ/c hút khói - 15 1 √ - - - 62 Đ/c quạt thổi gió - 7.5 1 √ - - - 63 Đ/c tải ghi lò - 1.1 1 √ - - 8h 64 Đ/c máy ra xỉ - 1.5 (3 cấp) 1 √ - - - 65 Đ/c máy cấp than - 1.1 1 √ Trung Quốc 70% - 66 Bơm chân không GOLSTAR - 0.4 1 √ Hàn Quốc - - 67 Máy xe sợi 1393 Sợi dệt 22 1 √ Trung Quốc 60% 24h 68 Máy xe sơi R814 - 22 4 √ - - - 48 CHẾ ĐỘ TT Tên thiết bị Vị trí Công suất (kW) Số lượng động cơ ĐKTĐ ĐKBT Xuất xứ Tình trạng thiết bị Thời gian làm việc (h/ngày) 69 Máy xe sơi R812 - 22 4 √ - - - 70 Máy xe sợi R811 - 15 20 √ - - - 71 Máy xe suốt - 7.5 2 √ - - - 72 Máy dệt mành G242 - 1.5 3 √ - 60% - 73 Máy dệt mành G242-BII - 3 14 √ - 75% - XÍ NGHIỆP VẢI KHÔNG DỆT 74 Động cơ SIEMEN Temafa 17 √ Đức 90% 24h 75 Động cơ SIEMEN Spinbau 14 √ - - - 76 Động cơ SIEMEN Autefa 5 √ - - - 77 Động cơ SIEMEN Xuyên kim DILO 8 √ - - - 78 Động cơ SIEMEN Cát cuộn DIOLO 5 √ - - - 79 Động cơ SIEMEN Cán nhiệt 6 √ - - - 80 Quạt thông gió 4 √ Việt Nam - - 81 Gia nhiệt bằng điện trở cho dầu sấy Đức - - 49 Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ dây chuyền vải không dệt Máy xé trộn Tuna Fa Máy chải Máy xếp lớp Máy xuyên kim Máy cán nhiệt Vải cán Nguyên liệu (xơ PP, PES) - 2 Máy xé trộn - Máy xé thô - Máy xé mịn - Tách kim loại - Lò cấp xô - Cụm cấp chèn nghiêng - Cấp nung - Cân tự động - Cụm xé sơ bộ - Cụm chải chính - Băng tải cấp - Xuyên kim I - Bộ kéo vải xa - Máy kéo dãn - Xuyên kim II - Máy xe - Máy cán - Máy cuộn - Máy phun keo Vải mộc - Vải mộc: Vải địa kỹ thuật, vải lót may, vải cách nhiệt, cách âm - Vải cán: Vải địa kỹ thuật (đường đê kè...), vải lót cốp xe máy, xe ô tô 50 Bảng 4.3a: Sản lượng điện tiêu thụ (kWh) theo từng tháng trong năm 2006 của các xí nghiệp, văn phòng và các khu khác trong công ty. Sản lượng điện tiêu thụ kWh theo tháng năm 2006 Xí nghiệp Giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T1 81,135 102,622 124,810 147,291 132,281 174,935 162,156 166,071 156,396 175,613 173,366 264,848 T2 19,767 22,919 27,055 34,826 26,893 46,990 47,115 48,170 44,483 43,111 51,429 76,254 T3 30,791 36,560 45,100 34,888 45,889 71,737 68,745 71,203 66,527 68,369 72,193 108,599 XN. Mành Tổng 131,693 162,100 196,965 217,004 205,063 293,662 278,016 285,444 267,405 287,093 296,988 449,701 T1 16,897 32,242 40,118 50,053 46,576 40,087 41,929 45,813 35,666 39,400 50,673 41,932 T2 3,616 8,208 11,356 14,271 14,405 10,852 11,637 12,769 5,049 15,046 15,435 12,408 T3 8,162 13,821 18,252 14,529 22,227 15,804 19,336 21,814 11,766 22,622 23,020 19,352 Tổng 28,675 54,272 69,726 78,853 83,208 66,743 72,902 80,396 52,481 77,068 89,128 73,692 XN. VKD T1 11,564 9,483 12,555 12,175 12,457 12,418 14,684 12,631 12,500 11,367 11,240 9,629 T2 1,125 842 505 496 611 936 1,278 1,048 808 427 686 424 T3 403 328 239 318 258 337 452 428 424 350 597 333 XN. May Tổng 13,092 10,653 13,299 12,990 13,326 13,691 16,414 14,106 13,732 12,144 12,523 10,386 T1 1,351 9,483 1,669 1,868 2,205 2,811 2,684 2,185 1,953 2,106 1,805 1,380 T2 392 842 484 507 491 521 570 513 561 416 450 414 T3 443 328 509 365 526 622 667 556 583 459 490 416 VP Tổng 2,186 10,653 2,661 2,740 3,222 3,954 3,921 3,254 3,097 2,981 2,745 2,210 51 Sản lượng điện tiêu thụ kWh theo tháng năm 2006 Xí nghiệp Giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T1 120,300 156,700 189,600 224,100 207,500 244,800 235,200 239,600 217,800 236,500 245,900 326,100 T2 24,900 32,400 39,400 50,100 42,400 59,300 60,600 62,500 50,900 59,000 68,000 89,500 T3 39,800 51,200 64,100 50,100 68,900 88,500 89,200 94,000 79,300 91,800 96,300 128,700 Trạm cao thế Tổng 185,000 240,300 293,100 324,300 318,800 392,600 385,000 396,100 348,000 387,300 410,200 544,300 T1 3,000 2,040 1,200 1,200 9,240 8,160 8,880 7,440 7,080 5,640 5,640 6,720 T2 720 840 360 360 1,800 1,320 1,320 1,200 1,200 960 1,200 1,200 T3 720 720 480 480 1,680 1,200 1,200 1,080 840 0 1,560 840 Trạm 630 Tổng 4,440 3,600 2,040 2,040 12,720 10,680 11,400 9,720 9,120 6,600 8,400 8,760 T1 123,300 158,740 190,800 225,300 216,740 252,960 244,080 247,040 224,880 242,140 251,540 332,820 T2 25,620 33,240 39,760 50,460 44,200 60,620 61,920 63,700 52,100 59,960 69,200 90,700 T3 40,520 51,920 64,580 50,580 70,580 89,700 90,400 95,080 80,140 91,800 97,860 129,540 Tổng TTĐ của công ty Tổng 189,440 243,900 295,140 326,340 331,520 403,280 396,400 405,820 357,120 393,900 418,600 553,060 52 Bảng 4.3b: Sản lượng điện tiêu thụ (kWh) theo từng tháng trong năm 2007 của các xí nghiệp, văn phòng và các khu khác trong công ty. Sản lượng điện tiêu thụ kWh theo tháng năm 2007 Xí nghiệp Giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T1 194,585 163,728 222,036 260,142 222,702 284,583 242,378 303,218 T2 54,082 45,051 60,431 66,665 62,777 80,261 64,218 82,273 T3 77,192 66,994 92,470 105,081 95,890 122,293 99,932 128,948 XN. Mành Tổng 325,859 275,773 374,937 431,888 381,369 487,137 406,528 514,439 T1 19,329 21,366 30,037 34,731 41,740 26,837 37,764 38,729 T2 5,503 6,545 5,071 9,083 9,951 9,583 12,229 11,742 T3 7,600 10,663 10,074 18,023 16,657 13,848 18,904 18,528 XN. VKD Tổng 32,432 38,574 45,182 61,837 68,348 50,268 68,897 68,999 T1 9,128 6,681 9,429 10,077 9,632 12,061 9,615 6,275 T2 604 611 507 454 619 681 920 963 T3 243 345 336 253 411 515 496 567 XN. May Tổng 9,975 7,637 10,272 10,784 10,662 13,257 11,031 7,805 T1 1,236 1,156 1,447 1,669 1,814 3,343 2,937 3,057 T2 410 393 391 397 453 575 533 522 T3 365 399 420 443 442 644 568 557 VP Tổng 2,011 1,948 2,258 2,509 2,709 4,562 4,038 4,136 Trạm T1 230,600 199,300 268,900 314,200 283,800 335,400 300,700 360,000 53 Sản lượng điện tiêu thụ kWh theo tháng năm 2007 Xí nghiệp Giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T2 60,600 52,600 66,400 76,600 73,800 91,100 77,900 95,500 T3 85,400 78,400 103,300 123,800 113,400 137,300 119,900 148,600 cao thế Tổng 376,600 330,300 438,600 514,600 471,000 563,800 498,500 604,100 T1 6,120 4,680 7,440 8,040 7,680 8,640 7,920 9,240 T2 1,200 840 1,320 1,440 1,200 1,320 1,200 1,200 T3 720 600 720 600 720 840 840 720 Trạm 630 Tổng 8,040 6,120 9,480 10,080 9,600 10,800 9,960 11,160 T1 236,720 203,980 276,340 322,240 291,480 344,040 308,620 369,240 T2 61,800 53,440 67,720 78,040 75,000 92,420 79,100 96,700 T3 86,120 79,000 104,020 124,400 114,120 138,140 120,740 149,320 Tổng TTĐ của công ty Tổng 384,640 336,420 448,080 524,680 480,600 574,600 508,460 615,260 54 Bảng 4.5. Kết quả đo kiểm thiết bị điện Giá trị thông số đo U (V) I (A) TT Tên động cơ Vị trí Công suất định mức kW U12 U32 U31 I1 I2 I3 P (kW) Q (kVAR) S (kVA) Cos Điện tiêu thụ kWh 1 Quạt cấp T sấy trước Nhúng keo 75 383.9 382.1 382.4 71.72 68.7 69.2 34.8 30.6 46.4 0.75 36 2 Quạt cấp T sấy sau Nhúng keo 75 382.8 382.5 382.5 69.4 67.2 68.2 35 28.6 45.2 0.78 35.5 3 Quạt gió cấp T kéo dãn Nhúng keo 75 387.9 386.3 386.3 77.5 74.3 75.3 39.7 28.3 48.4 0.81 39.3 4 Quạt gió cấp T khu định hình Nhúng keo 75 387.5 386.1 387.1 78 74.6 71.8 39.2 28 47.8 0.8 39.55 5 Bơm dầu nóng Lò gia nhiệt 45 389.5 387.7 388 57.83 57.7 56.5 31.12 22.4 38.4 0.81 6 Quạt hút khói Lò gia nhiệt 15 386.3 385.1 385.1 16.44 15.95 16.7 9.5 5.5 10.96 0.87 7 Dệt 22 377.6 378.1 378.1 14.12 14.42 14.11 5.46 7.6 9.32 0.59 5.58 Động cơ số 47 (loại sợi se 840D/1 săn 450) 8 Dệt 22 372.8 373.7 372.6 12.74 12.53 14.1 5.025 7 8.6 0.6 4.95 Động cơ số 25 (loại sợi se

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÁC ỨNG DỤNG- DÂN DỤNG, HỆ THỐNG BƠM, QUẠT GIÓ CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÀ MÁY DỆT SỢI.pdf
Tài liệu liên quan