Tài liệu Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân HIV/AIDS: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 170
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HUYẾT
DO STREPTOCOCCUS GALLOLYTICUS TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS
Võ Triều Lý*, Cao Ngọc Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Streptococcus gallolyticus là danh pháp mới của S. bovis biotype I. Tác nhân này được biết đến
là một yếu tố liên quan mạnh đến ung thư đại trực tràng. Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm trùng huyết
và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên cơ địa đặc biệt này. Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng
huyết do Streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân HIV/AIDS, đồng thời tổng hợp y văn nhằm mô tả rõ về biểu
hiện lâm sàng, đặc điểm vi sinh của tác nhân gây bệnh này.
Đối tượng và phương pháp: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết do Streptococcus gallolyticus được chẩn
đoán và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là một bệnh nhân nam 39 tuổi, mới phát hiện nhiễm HIV, ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 170
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HUYẾT
DO STREPTOCOCCUS GALLOLYTICUS TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS
Võ Triều Lý*, Cao Ngọc Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Streptococcus gallolyticus là danh pháp mới của S. bovis biotype I. Tác nhân này được biết đến
là một yếu tố liên quan mạnh đến ung thư đại trực tràng. Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm trùng huyết
và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên cơ địa đặc biệt này. Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng
huyết do Streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân HIV/AIDS, đồng thời tổng hợp y văn nhằm mô tả rõ về biểu
hiện lâm sàng, đặc điểm vi sinh của tác nhân gây bệnh này.
Đối tượng và phương pháp: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết do Streptococcus gallolyticus được chẩn
đoán và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là một bệnh nhân nam 39 tuổi, mới phát hiện nhiễm HIV,
chưa điều trị ARV, TCD4 5 tế bào/mm3, nhập viện vì sốt và tiêu chảy. Cấy máu phân lập được Streptococcus
gallolyticus. Bệnh nhân được điều trị bằng Ceftriaxone và có đáp ứng tốt sau 4 ngày điều trị kháng sinh. Bệnh
nhân được xuất viện sau 10 ngày điều trị. Tuy vậy, ung thư đại trực tràng trên bệnh nhân này không được
khảo sát.
Kết luận: Nhiễm trùng huyết do Streptococcus gallolyticus trên cơ địa nhiễm HIV/AIDS là trường hợp
đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Cephalosporin thế hệ 3 có thể là một chọn lựa thích
hợp để điều trị. Ung thư đại trực tràng cần được tầm soát trên những trường hợp nhiễm trùng huyết do tác
nhân này.
Từ khoá: HIV/AIDS, thuốc ARV, tế bào TCD4, Streptococcus gallolyticus, ung thư đại trực tràng
ABTRACT
A CASE OF BACTERAEMIA DUE TO STREPTOCOCCUS GALLOLYTICUS IN HIV/AIDS PATIENT
Vo Trieu Ly, Cao Ngoc Nga
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 170-174
Background: Streptococcus gallolyticus is the latter of the phenotypic designation of S. bovis biotype I. This
pathogen has been strongly associated with colorectal cancer. The common clinical performances include
bacteraemia and infective endocarditis in this underlying disease. We reported a case of bacteraemia due to
Streptococcus gallolyticus in AIDS patient, and a literature review in order to make more understanding of
clinical manifestations, microbiological features of this pathogen.
Methods: This is a case report.
Results: We reported a case of bacteraemia due to Streptococcus gallolyticus diagnosed and treated at the
Hospital for Tropical Diseases. It was a male patient, 39 years old, newly diagnosed HIV infection, 5 TCD4+,
absence of ARV treatment, admitted with fever and diarrhea. Blood culture was positive with Streptococcus
gallolyticus. The patient was treated with Ceftriaxone and had a good response after 4 days of antibiotic therapy.
He was discharged from hospital after ten days of treatment. Nevertheless, colorectal cancer was not evaluated in
this patient.
*Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. BS Võ Triều Lý ĐT: 0907411200 Email: drtrieuly@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 171
Conclusion: Bacteraemia due to Streptococcus gallolyticus in HIV/AIDS patient was the first case reported
at Hospital for Tropical Diseases. The third generation Cephalosporin could be a good option for treatment.
Colorectal cancer should be screened in the cases of bacteraemia due to this pathogen.
Keywords: HIV/AIDS, ARV, TCD4, Streptococcus gallolyticus, colorectal cancer
ĐẶT VẤN ĐỀ
Streptococcus gallolyticus thuộc phức hợp
Streptococcus bovis và là danh pháp mớ của
Streptococcus bovis biotype I. Đây là liên cầu khuẩn
Gram dương và được xem là một tác nhân nhiễm
trùng cơ hội với bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở người(10). Một
phân tích gộp của các báo cáo hàng loạt ca từ năm
1970 - 2010 cho thấy rằng 60% bệnh nhân nhiễm
trùng do Streptococcus gallolyticus có nguy cơ đồng
hiện diện adenoma hoặc carcinoma đại tràng(3).
Một số nghiên cứu đồng thuận rằng Streptococcus
gallolyticus có liên quan mạnh đến ung thư đại
trực tràng(5). Các nghiên cứu tiến cứu gần đây ghi
nhận bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
do Streptococcus gallolyticus gia tăng tỉ lệ mắc mới
của ung thư đại trực tràng so với các tác nhân gây
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khác(6,7).
Mặc dù có mối liên hệ lâm sàng mạnh giữa
nhiễm Streptococcus gallolyticus và ung thư đại
trực tràng. Tuy vậy, vai trò của Streptococcus
gallolyticus như một yếu tố sinh ung thư
(tumorigenesis) hay chỉ đơn thuần khu trú và
gây nhiễm trùng cơ hội trên cơ địa suy giảm
miễn dịch hoặc bệnh lý ác tính ống tiêu hoá dưới
vẫn còn chưa rõ. Vì vậy, chúng tôi báo cáo một
trường hợp nhiễm trùng huyết do Streptococcus
gallolyticus trên cơ địa AIDS với mức độ suy
giảm miễn dịch trầm trọng (5 tế bào TCD4+)
đồng thời tổng hợp các trường hợp nhiễm trùng
Streptococcus gallolyticus khác đã được ghi nhận
trên thế giới, góp phần làm rõ thêm dịch tễ, bệnh
cảnh lâm sàng và điều trị đối với mầm bệnh này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Một trường hợp được chẩn đoán nhiễm
trùng huyết do Streptococcus gallolyticus tại khoa
Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo một ca lâm sàng hiếm gặp.
GIỚI THIỆU BỆNH ÁN
Bệnh nhân N.H.P.T., nam, 39 tuổi; lao động
tự do. Địa chỉ: Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Lý do nhập viện
Sốt và tiêu chảy.
Bệnh sử
6 ngày.
Ngày 1-3: sốt, ớn lạnh, không rõ nhiệt độ,
tiêu chảy, phân lỏng vàng, nhày nhớt không rõ
không đau bụng, tự mua thuốc uống không rõ
loại, sốt và tiêu chảy không giảm.
Ngày 4-6: sốt không giảm, tiêu chảy tăng
dần nên đến khám và nhập viện tại bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới.
Tiền căn
Mới phát hiện nhiễm HIV, nghi lây truyền
qua quan hệ tình dục, chưa điều trị ARV, 5 tế
bào TCD4.
Không ghi nhận tiền căn nhiễm trùng cơ hội
hay bệnh lý nội-ngoại khoa gì đặc biệt.
Khám lâm sàng
9h 12.9.12018
Bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, sinh
hiệu: t0 39,50C, mạch, huyết áp bình thường,
không dấu mất nước, thở êm 20 lần/phút, SpO2
96% (khí trời), niêm hồng vừa, không sang
thương da, hạch ngoại vi không sờ chạm. Họng
sạch, không giả mạc. Tim đều rõ, không âm thổi.
Phổi không ran. Bụng mềm, không điểm đau,
gan lách không sờ chạm. Các cơ quan khác
không ghi nhận bất thường.
Xét nghiệm tại thời điểm nhập viện
Công thức máu: Bạch cầu: 5970 tb/uL,
Neutrophil: 3760 tb/uL (63%), Lymphocyte: 870
tb/uL (19,6%), Hb: 9,7g%, tiểu cầu: 557000 tb/uL.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 172
Phân soi: hồng cầu (+), bạch cầu (++), AFB (-),
không ghi nhận ký sinh trùng đường ruột.
Sinh hóa máu: chưa gì lạ. Siêu âm bụng chưa
ghi nhận bất thường.
Chẩn đoán lúc nhập viện
Nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hoá/AIDS.
Phân biệt: Lao ruột/AIDS
Xử trí
Ceftriaxone 2 gram/ngày, nâng đỡ tổng trạng.
Diễn tiến sau khi nhập viện
Biểu đồ 1: Diễn tiến sau khi nhập viện
Bảng 1. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus
gallolyticus
Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng
Ampicilline x
Ceftriaxone x
Levofloxacin x
Penicillin x
Tetracycline x
Vancomycin x
BÀN LUẬN
Streptococcus gallolyticus là một Streptococcus
được tìm thấy ở động vật nhai lại và chim bồ
câu. Streptococcus gallolyticus có thể tìm thấy ở 2%
ở phân người khoẻ mạnh(8). Streptococcus
gallolyticus thuộc phức hợp Streptococcus bovis
(Bảng 2). Danh pháp của Streptococcus gallolyticus
thay đổi theo hệ thống định danh vi trùng của
phòng xét nghiệm, S. bovis biotype I nếu sử dụng
hệ thống API (bioMe1rieux, Pháp) hay
Streptococcus gallolyticus nếu sử dụng hệ thống
định danh tự động như Vitek khi hệ thống dự
liệu danh pháp được cập nhật. Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới đang sử dụng hệ thống định danh tự
động Vitek nên đã phân lập được tác nhân và sử
dụng danh pháp mới sẵn có trong dữ liệu. Vấn
đề định danh theo danh pháp mới đóng vai trò
quan trọng trong các xét nghiệm chẩn đoán tiếp
theo nhằm tránh bỏ sót các bệnh nền quan trọng
cần được đánh giá. Bởi lẽ bằng kỹ thuật định
danh tự động, Streptococcus gallolyticus được xác
lập nhanh chóng, giúp cho bác sĩ lâm sàng tầm
soát các bệnh lý ác tính, đặc biệt là ung thư đại
trực tràng được xem là yếu tố liên quan mạnh
đến nhiễm trùng Streptococcus gallolyticus(14).
Bảng 2. Danh pháp của các loài gây bệnh chính ở
người thuộc phức hợp Streptococcus bovis
Danh pháp mới Danh pháp cũ Đồng nghĩa
Streptococcus gallolyticus
subsp gallolyticus
S. bovis biotype I S.
gallolyticus
Streptococcus infantarius
subsp infantarius
S. bovis biotype
II/1
S. infantarius
S. infantarius subsp coli S. bovis biotype
II/1
S. lutiensis
S. gallolyticus subsp
pasteurianus
S. bovis biotype
II/2
S.
pasteurianus
Subsp: subspecies (dưới
loài)
Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp của
Streptococcus gallolyticus là nhiễm trùng huyết
và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và thường
liên quan đến ung thư đại trực tràng(5). Theo
Tripodi MF. và cs (2004) ghi nhận Streptococcus
bovis chiếm 2,4% đến 25% tác nhân gây viêm
nội tâm mạc nhiễm trùng. Tuy nhiên, tỉ lệ này
thay đổi theo từng quốc gia với 25% trường
hợp gây viêm nội tâm mạc ở Pháp và 6% ở
Hoa Kỳ. Nhìn chung, vi khuẩn tác động chủ
yếu lên tim trái và thường tạo sùi cũng như
huyết tắc nhiều hơn những tác nhân gây bệnh
khác(13). Tỉ lệ tử vong liên quan đến viêm nội
tâm mạc nhiễm trùng do Streptococcus bovis
khoảng 2-8%. Trong đó, cơ địa ung thư đại
trực tràng chiếm 16-32% các trường hợp(9).
Các nghiên cứu ghi nhận rằng, Streptococcus
gallolyticus đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
sinh bệnh của ung thư đại trực tràng do vi
khuẩn được phân lập được trong mẫu mô ung
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 173
thư trong khi không tìm thấy sự hiện diện của vi
khuẩn trong niêm mạc đại tràng bình thường(4).
Hơn thế, theo Maria AF và cs (2017) ghi nhận sự
đồng hiện diện của Streptococcus gallolyticus và
EBV trong các mẫu mô ác tính của niêm mạc đại
tràng. EBV được xem là nguyên nhân tiềm ẩn,
kích hoạt quá trình sinh ung thư ống tiêu hoá do
vi rút mã hoá các protein sinh ung thư
(oncoproteins) làm chuyển dạng tế bào niêm
mạc bình thường sang ác tính(12). Trong bệnh
cảnh nhiễm HIV giai đoạn suy giảm miễm dịch
nặng, EBV có khả năng tái hoạt và dẫn đến các
bệnh cảnh ác tính liên quan AIDS(1,2,11). Như vậy,
nhiễm trùng huyết Streptococcus gallolyticus trên
cơ địa AIDS cũng cần được xem xét nội soi đại
trực tràng nhằm phát hiện sớm các tổn thương
ác tính.
Liên quan đến kháng sinh điều trị,
Streptococcus gallolyticus nhìn chung còn nhạy
cảm với Penicillin. Vì vậy, Penicillin có thể sử
dụng đầy tay trong điều trị tác nhân gây bệnh
này. Ngoài ra, Ceftriaxone phối hợp với
Gentamicin cũng có thể là một lựa chọn. Trong
những trường hợp dị ứng với nhóm
betalactam, kháng sinh Vancomycin là một lựa
chọn thay thế(15).
Bệnh nhân trong báo cáo này nhập viện vì
sốt và tiêu chảy trên cơ địa suy giảm miễn dịch
trầm trọng. Bệnh nhân được chẩn đoán và điều
trị theo kinh nghiệm bằng Ceftriaxone từ đầu.
Đây là lựa chọn kháng sinh phù hợp với kháng
sinh đồ cũng như các báo cáo trước đó. Đáp ứng
lâm sàng cải thiện sau điều trị kháng sinh toàn
thân 4 ngày và được xuất viện sau 10 ngày điều
trị. Bệnh nhân không được nội soi đại tràng
nhằm tầm soát ung thư và đánh giá sự hiện diện
của Streptococcus gallolyticus lẫn EBV trên niêm
mạc đại trực tràng do đáp ứng lâm sàng cải
thiện, phương tiện nội soi không sẵn có cũng
như mức độ chứng cứ về mối liên quan giữa
nhiễm trùng Streptococcus gallolyticus và ung thư
đại trực tràng trên cơ địa HIV/AIDS chưa đủ
mạnh. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn được tiếp tục
theo dõi và tư vấn khởi động điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú. Giả thiết đặt ra rằng khi
miễn dịch tế bào hồi phục dưới tác dụng của
ARV có thể kiểm soát tình trạng tái hoạt của
EBV và làm giảm nguy cơ xuất hiện ung thư đại
trực tràng hay khả năng xuất hiện ung thư vẫn
không khác biệt so với nhóm không HIV cần
được tiếp tục theo dõi cũng như tổng hợp nhiều
bằng chứng hơn trên cơ địa HIV/AIDS.
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng huyết do Streptococcus
gallolyticus trên cơ địa nhiễm HIV/AIDS là
trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới. Đây là tác nhân gây nhiễm
trùng có liên quan chặc đến ung thư đại trực
tràng nhưng có thể xảy ra trên bệnh nhân suy
giảm miễn dịch. Đa số các trường hợp có sự
nhạy cảm tốt kháng sinh nhóm Penicillin. Kết
cục lâu dài về nguy cơ ung thư đại trực tràng
trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết do
Streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân AIDS
cần được đánh giá tiếp tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arvey A, Ojesina I, Pedamallu S et al (2015). “The tumor
virus landscape of AIDS-related lymphomas”. Blood, 125
(20), pp. e14-e22.
2. Bibas M, Antinori A (2009). “EBV and HIV-Related
Lymphoma”. Mediterranean journal of hematology and
infectious diseases, 1 (2), pp. e2009032-e2009032.
3. Boleij A, Roelofs R, Danne C et al (2012). « Selective antibody
response to Streptococcus gallolyticus pilus proteins in
colorectal cancer patients”. Cancer Prev Res (Phila), 5 (2), pp.
260-5.
4. Boleij A, Tjalsma H (2013). “The itinerary of Streptococcus
gallolyticus infection in patients with colonic malignant
disease”. Lancet Infect Dis, 13 (8), pp. 719-24.
5. Boleij A, van Gelder MM, Swinkels DW, Tjalsma H (2011).
“Clinical Importance of Streptococcus gallolyticus infection
among colorectal cancer patients: systematic review and
meta-analysis”. Clin Infect Dis, 53 (9), pp. 870-8.
6. Corredoira J, Garcia-Pais MJ, Coira A et al (2015).
« Differences between endocarditis caused by Streptococcus
bovis and Enterococcus spp. and their association with
colorectal cancer”. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 34 (8), pp.
1657-65.
7. Corredoira J, Grau I, Garcia-Rodriguez JF et al (2017).
« Colorectal neoplasm in cases of Clostridium septicum and
Streptococcus gallolyticus subsp. gallolyticus bacteraemia”.
Eur J Intern Med, 41, pp. 68-73.
8. José A Satué Bartolomé (2009). “Streptococcus gallolyticus: a
new name for a well-known old organism”. Archives of
Medicine, 1, pp. 1-3.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 174
9. Klein RS, Recco RA, Catalano MT et al (1977). “Association
of Streptococcus bovis with carcinoma of the colon”. N Engl
J Med, 297 (15), pp. 800-2.
10. Kumar R, Jennifer L Herold, Deborah S (2017).
“Streptococcus gallolyticus subsp. gallolyticus promotes
colorectal tumor development”. PLoS Pathog, 7, pp. 1-31.
11. Purgina B, Rao Uma NM, Miettinen M, Pantanowitz L
(2011). “AIDS-Related EBV-Associated Smooth Muscle
Tumors: A Review of 64 Published Cases”. Pathology research
international, 2011, pp. 561548-561548.
12. Salyakina D, Tsinoremas NF (2013). “Viral expression
associated with gastrointestinal adenocarcinomas in TCGA
high-throughput sequencing data”. Hum Genomics, 7, pp. 23.
13. Tripodi MF, Adinolfi LE, Ragone E, et al (2004).
« Streptococcus bovis endocarditis and its association with
chronic liver disease: an underestimated risk factor”. Clin
Infect Dis, 38 (10), pp. 1394-400.
14. Van't Wout JW, Bijlmer HA (2005). “Bacteremia due to
Streptococcus gallolyticus, or the perils of revised
nomenclature in bacteriology”. Clin Infect Dis, 40 (7),
pp. 1070-1.
15. Wilson WR, Karchmer AW, Dajani AS et al (1995).
“Antibiotic treatment of adults with infective endocarditis
due to streptococci, enterococci, staphylococci, and HACEK
microorganisms. American Heart Association”. Jama, 274
(21), pp. 1706-13.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_mot_truong_hop_nhiem_trung_huyet_do_streptococcus_ga.pdf