Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do kocuria varians trên bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS

Tài liệu Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do kocuria varians trên bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 42 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO KOCURIA VARIANS TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV-AIDS Võ Triều Lý* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kocuria sp gần đây được xem là tác nhân nhiễm trùng mới trổi dậy trên cơ địa suy giảm miễn dịch. Tác nhân này gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, áp xe não, nhiễm trùng đường mật. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo một ca lâm sàng đặc biệt. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết do Kocuria varians được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là một bệnh nhân nam, 32 tuổi, nhiễm HIV/AIDS,1 tế bào TCD4+,đang điều trị ARV. Lâm sàng đáp ứng tốt với Vancomycin. Kết luận: Nhiễm trùng huyết do Kocuria varians trên cơ địa nhiễm HIV/AIDS là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là tác nhân gây nhiễm trùng hiếm gặp. Vancomycin có thể là một chọn l...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do kocuria varians trên bệnh nhân nhiễm HIV-AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 42 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO KOCURIA VARIANS TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV-AIDS Võ Triều Lý* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kocuria sp gần đây được xem là tác nhân nhiễm trùng mới trổi dậy trên cơ địa suy giảm miễn dịch. Tác nhân này gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, áp xe não, nhiễm trùng đường mật. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo một ca lâm sàng đặc biệt. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết do Kocuria varians được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là một bệnh nhân nam, 32 tuổi, nhiễm HIV/AIDS,1 tế bào TCD4+,đang điều trị ARV. Lâm sàng đáp ứng tốt với Vancomycin. Kết luận: Nhiễm trùng huyết do Kocuria varians trên cơ địa nhiễm HIV/AIDS là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là tác nhân gây nhiễm trùng hiếm gặp. Vancomycin có thể là một chọn lựa thích hợp để điều trị tác nhân gây bệnh này. Từ khóa: HIV/AIDS, thuốc ARV, tế bào TCD4+,Kocuria varians, Vancomycin. ABSTRACT A CASE OF KOCURIA VARIANS SEPSIS IN HIV/AIDS PATIENT Vo Trieu Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 42 - 45 Background: Kocuria sp has been recently considered as human pathogen in compromised hosts. There are a number of clinical performances with this pathogen such as sepsis, peritonitis, brain abcess, cholangitis. Methods: This is a case report. Results: We report a case of Kocuria varians sepsis diagnosed and treated at Hospital for Tropical Diseases. It was a male patient, 32 years old, HIV/AIDS, 1TCD4+, on ARV treatment. The clinical performance well- improved with Vancomycin. Conclusion: Kocuria varians sepsis in HIV/AIDS patient is the first case reported at Hospital for Tropical Diseases. This is a rare pathogen. Vancomycin could be a good option for treatment. Keywords: HIV/AIDS, ARV, TCD4+, Kocuria varians, Vancomycin TỔNG QUAN Kocuria varians thuộc họ Micrococcaceae, bộ Actinomycetales, lớp Actinobacteria. Đâylà cầu khuẩn Gram dương, dạng tứ cầu (tetrads), có thể tạo chùm, catalase dương tính và coagulase âm tính. Kocuria sp. gây ra nhiều bệnh cảnh nhiễm trùng khác nhau như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, áp xe não, nhiễm trùng đường mật trên cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh nền trầm trọng. Tuy nhiên, tỉ lệ hiện mắc của Kocuria sp. chưa ước tính được mà nguyên nhân có thể do chẩn đoán nhầm lẫn với Staphylococci(1,6,7,8). Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do Kocuria varians trên cơ địa HIV/AIDS với mức độ suy giảm miễn dịch trầm trọng (1 tế bào TCD4+) đồng thời tổng hợp các trường hợp nhiễm trùng Kocuria sp. khác đã được ghi nhận trên thế giới; từ đó góp phần làm rõ thêm dịch tễ, bệnh cảnh lâm sàng và điều trị đối với mầm bệnh này. *Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS.Võ Triều Lý ĐT: 090.741.1200 Email: votrieulytinandk@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 43 GIỚI THIỆU BỆNH ÁN Bệnh nhân Bùi Lê Miên V, nam, 32 tuổi; nghề nghiệp công nhân. Địa chỉ: Quận Tân Bình, TP.HCM. Lý do nhập viện Sốt và ho. Bệnh sử (6 ngày) Ngày 1-3: sốt, ớn lạnh, không rõ nhiệt độ, ho khan, không khó thở, tiêu tiểu bình thường, không đau bụng, tự mua thuốc uống không rõ loại, sốt và ho không giảm. Ngày 4-6: sốt không giảm, ho đàm vàng tăng dần, khó thở ít, nên đến khám và nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Tiền căn Nhiễm HIV 6.2015, nghi lây truyền qua quan hệ tình dục, điều trị ARV khoảng 2 tháng với TDF/3TC/EFV, TCD4+ trước điều trị 1 tế bào/mm3máu, tuân thủ điều trị kém. Không ghi nhận tiền căn nhiễm trùng cơ hội hay bệnh lý nội-ngoại khoa gì đặc biệt. Khám lâm sàng (9h 23.11.15) Bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, sinh hiệu: t0 39,50C, mạch, huyết áp bình thường, thở co kéo nhẹ 22 lần/phút, SpO2 96% (khí trời), niêm hồng vừa, không sang thương da, hạch ngoại vi không sờ chạm. Họng sạch, không giả mạc. Phổi ran nổ rải rác 2 phế trường, tập trung nhiều ở 1/3 dưới phổi trái. Các cơ quan khác không ghi nhận bất thường. Xét nghiệm tại thời điểm nhập viện Công thức máu: Bạch cầu: 5970 tb/uL, Neutrophil: 3760 tb/uL (63%), Lymphocyte: 1170 tb/uL (19,6%), Hb: 9,7g%, tiểu cầu: 557000 tb/uL. Procalcitonin: 1,45 ng/mL. Sinh hóa máu: chưa gì lạ. X-Quang phổi thẳng: đám mờ không đồng nhất vùng đáy phổi trái, tổn thương mô kẽ rải rác. Soi đàm tìm AFP âm tính 3 ngày liên tiếp. Tổng phân tích nước tiểu: chưa gì lạ. Chẩn đoán lúc nhập viện Viêm phổi do vi trùng/AIDS. Phân biệt: Lao phổi bội nhiễm/AIDS. Xử trí Ceftriaxone 2 gram/ ngày. Diễn tiến sau khi nhập viện: Ngày bệnh 6 7 8 9 10 20 Nhiệt độ Từ 39 0 39,5 0 C Sốt giảm, hết sốt N18 Kháng sinh Ceftriaxone 2gram/ngày Vancomycin 2 gram/ngày Cấy máu Cầu trùng Gram dương đứng chùm Kocuria varians Kết quả kháng sinh đồ Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng Ciprofloxacin x Oxacillin X Penicillin X Rifampicin x TPM-SMX x Tetracycline x Vancomycin x BÀN LUẬN Số lượng các trường hợp nhiễm trùng do Kocuria sp. gây ra gia tăng trong các năm qua có thể nhờ vào kỹ thuật chẩn đoán vi sinh lâm sàng phát triển. Trong số các nhiễm trùng do Kocuria sp, tác nhân Kocuria varians đã được ghi nhận. Tsai CY. và cs báo cáo một trường hợp áp xe não do Kocuria varians và được điều trị khỏi bằng kháng sinh tĩnh mạch và phẫu thuật cắt bỏ áp xe(10). Kocuria varians cũng đã được ghi nhận là nguyên nhân gây viêm phúc mạc ở bệnh nhân lọc máu và nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân đặt shunt não thất-tâm nhĩ (ventriculoatrial –VA)(2,5). Các trường hợp nhiễm trùng do các Kocuria sp khác cũng đã được ghi nhận. Theo Lee J.Y và cs, Kocuria marina gây viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn được lọc màng bụng lưu động liên tục (CAPD - Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis). Bệnh nhân được điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 44 bằng nhiều kháng sinh; tuy nhiên, nhiễm trùng chỉ ổn định khi bệnh nhân được rút bỏ catheter(4). Một trường hợp nhiễm trùng huyết do Kocuria rhizophila trên cơ địa tăng axit methylmalonic máu đãđược ghi nhận. Tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần và chỉ khỏi khi bệnh nhân được rút bỏ buồng tiêm tĩnh mạch dưới da (Port-a-Cath)(1). Kocuria rosea cũng là một tác nhân có khả năng gây bệnh trên người. Mầm bệnh này cũng gây ra bệnh cảnh viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn được lọc màng bụng lưu động liên tục (CAPD - Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis) như Kocuria marina. Mặc dù tác nhân nhạy cảm tốt vớiVancomycin nhưng lâm sàng chỉ ổn định sau khi catheter được rút bỏ(3). Như vậy, các trường hợp nhiễm trùng do Kocuria sp hầu hết có liên quan đến catheter. Bệnh cảnh lâm sàng chỉ cải thiện sau khi sử dụng kháng sinh thích hợp và rút bỏ catheter. Hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn chọn lựa kháng sinh thích hợp để điều trị nhiễm trùng do Kocuria sp. Tuy nhiên, dựa vào một số báo cáo, Szczerba I. đề nghị rằng amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone, cefuroxime, doxycycline và amikacin có thể chọn lựa đầu tay(9). Tuy vậy, sự đề kháng kháng sinh của Kocuria sp. ngày càng gia tăng do cơ chế bơm đẩy và giảm tính thấm vách tế bào, làm tăng thêm thách thức trong việc lựa chọn kháng sinh(7). Mặc khác, việc điều trị khỏi nhiễm trùng do Kocuria sp còn phụ thuộc vào việc rút bỏ catheter khỏi cơ thể bệnh nhân(1,3,4). Bệnh nhân trong báo cáo của chúng tôi có mức độ suy giảm miễn dịch trầm trọng, tác nhân chỉ còn nhạy cảm với một số ít kháng sinh nhưng không ghi nhận có catheter trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân được chuyển đổi kháng sinh Vancomycin kịp thời khi có kết quả cấy máu dương tính với cầu trùng Gram dương đứng chùm. Điều này đã góp phần điều trị thành công cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Nhiễm trùng huyết do Kocuria varians trên cơ địa nhiễm HIV/AIDS là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là tác nhân gây nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, có bệnh nền trầm trọng, trên cơ địa có đặt catheter. Tác nhân này có thể chẩn đoán nhầm với Staphylococci do có dạng hình cầu, có thể đứng thành chùm. Mức độ nhạy cảm kháng sinh thu hẹp dần. Vancomycin có thể là một chọn lựa thích hợp để điều trị tác nhân gây bệnh này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Becker K, Rutsch F, Uekotter A, Kipp F, Konig J, et al (2008), "Kocuria rhizophila adds to the emerging spectrum of micrococcal species involved in human infections".JClinMicrobiol,46 (10), pp. 3537-9. 2. Ben-Ami R, Navon-Venezia S, Schwartz D,Carmeli Y (2003), "Infection of a ventriculoatrial shunt with phenotypically variable Staphylococcus epidermidis masquerading as polymicrobial bacteremia due to various coagulase-negative Staphylococci and Kocuria varians".JClinMicrobiol,41(6), pp. 2444-7. 3. Kaya KE, Kurtoglu Y, Cesur S, Bulut C, Kinikli S, et al (2009), "Peritonitis due to Kocuria rosea in a continuous ambulatory peritoneal dialysis case".Mikrobiyol Bul,43(2), pp. 335-7. 4. Lee JY, Kim SH, Jeong HS, Oh SH, Kim HR, et al (2009), "Two cases of peritonitis caused by Kocuria marina in patients undergoing continuous ambulatory peritoneal dialysis".J Clin Microbiol,47(10), pp. 3376-8. 5. Meletis G, Gogou V, Palamouti M, Spiropoulos P, Xanthopoulou K, et al (2012), "Catheter-related relapsing peritonitis due to Kocuria varians in a patient undergoing continuous ambulatory peritoneal dialysis".Nefrologia,32(4), pp. 541-2. 6. Purty S, Saranathan R, PrashanthK,NarayananK,Asir J,Sheela DeviC,Kumar Amarnath S(2013), "The expanding spectrum of human infections caused by Kocuriaspecies: a case report and literature review".Emerg Microbes Infect,10, pp. 1038. 7. Savini V, Catavitello C, Masciarelli G, Astolfi D, Balbinot A, et al (2010), "Drug sensitivity and clinical impact of members of the genus Kocuria".J Med Microbiol,59(Pt 12), pp. 1395-402. 8. Stackebrandt E, Koch C, Gvozdiak O,Schumann P (1995), "Taxonomic dissection of the genus Micrococcus: Kocuria gen. nov, Nesterenkonia gen. nov, Kytococcus gen. nov, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 45 Dermacoccus gen. nov, and Micrococcus Cohn 1872 gen. emend".Int J Syst Bacteriol,45(4), pp. 682-92. 9. Szczerba I (2003), "Susceptibility to antibiotics of bacteria from genera Micrococcus, Kocuria, Nesterenkonia, Kytococcus and Dermacoccus".Med Dosw Mikrobiol,55(1), pp. 75-80. 10. Tsai CY, Su SH, Cheng YH, Chou YL, Tsai TH, et al (2010), "Kocuria varians infection associated with brain abscess: a case report".BMC Infect Dis,10, pp. 102. Ngày nhận bài báo: 29/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_mot_truong_hop_nhiem_trung_huyet_do_kocuria_varians.pdf
Tài liệu liên quan