Tài liệu Báo cáo Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 98: TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cụng
tỏc tổ chức lao động khoa học cho lao
động quản lý tại Cụng ty cơ khớ 98
Quản Trị Nhân Lực 40B 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay với chớnh sỏch đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Đối với bất kỳ loại hỡnh doanh nghiệp nào việc tổ chức hợp lý hoạt động của
những người lao động làm trong lĩnh vực quản lý sản xuất cú vai trũ đặc biệt
quan trọng. Vai trũ quan trọng xuất phỏt từ chỗ, những người làm việc trong
lĩnh vực quản lý sản xuất là những người làm cụng việc chuyển bị và lónh
đạo sản xuất về mọi mặt (về cụng nghệ, tổ chức, kỹ thuật, hành chớnh) cũng
như những cụng việc để tiờu thụ sản phẩm. Hoạt động lao động của họ cú tỏc
dụng quyết định hiệu quả sản xuất chung của xớ nghiệp. Do vậy mọi cụng ty
dự lớn hay nhỏ muốn tồn tại, đứng vững, cạnh tranh cú hiệu quả phải làm tốt
cụng tỏc “Tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý”.
Hiện nay...
78 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 98, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công
tác tổ chức lao động khoa học cho lao
động quản lý tại Công ty cơ khí 98
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay với chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào việc tổ chức hợp lý hoạt động của
những người lao động làm trong lĩnh vực quản lý sản xuất có vai trò đặc biệt
quan trọng. Vai trò quan trọng xuất phát từ chỗ, những người làm việc trong
lĩnh vực quản lý sản xuất là những người làm công việc chuyển bị và lãnh
đạo sản xuất về mọi mặt (về công nghệ, tổ chức, kỹ thuật, hành chính) cũng
như những công việc để tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động lao động của họ có tác
dụng quyết định hiệu quả sản xuất chung của xí nghiệp. Do vậy mọi công ty
dù lớn hay nhỏ muốn tồn tại, đứng vững, cạnh tranh có hiệu quả phải làm tốt
công tác “Tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý”.
Hiện nay, một vấn đề nan giải của các công ty quốc doanh đó là việc
cán bộ quản lý thì nhiều nhưng năng lực quản lý và hiệu quả công việc của
họ còn chưa cao. Điều này dẫn đến một thực trạng của các công ty quốc
doanh đó là đa phần các công ty này làm ăn kém hiệu qủa hoặc hiệu quả
thấp, và công ty cơ khí 79 cũng không phải là một ngoại lệ.
Công ty cơ khí 79 là một công ty quốc doanh trực thuộc tổng cục công
nghiệp quốc phòng đang trong thời kỳ khôi phục. Vẫn còn mang nặng mô
hình của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong phong cách lãnh đạo và
quản lý. Hầu hết cán bộ quản lý trong công ty đều được chuyển nghành từ
quân đội nên phong cách làm việc vẫn còn mang tính quan liêu bao cấp. Đa
phần cán bộ quản lý trong công ty tuổi đã tương đối cao, làm việc vẫn chỉ
dựa nhiều vào thói quen và kinh nghiệm. Nhiều người năng lực chưa đáp
ứng được với yêu cầu của công việc hoặc được bố trí làm việc không theo
đúng chuyên môn, ngành nghề đã được đào tạo. Vì vậy để công ty có thể
đứng vững và phát triển được thì công việc cần làm đầu tiên đó là hoàn thiện
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 2
lại công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý của nhà máy
một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện có của công ty.
Qua thời gian thực tập tại công ty cơ khí 79, với những kiến thức đã
được học tập tại trường đại học KINH TẾ QUỐC DÂN kết hợp với những kiến
thức đã học hỏi được tại công ty cơ khí 79, em nhận thấy rằng trong công tác
tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất của công ty vẫn còn những
công việc cần hoàn thiện hơn nữa. Cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình của thầy giáo NGUYỄN NGỌC QUÂN và ban lãnh đạo công ty, em đã chọn
đề tài : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa
học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79” để viết chuyên đề thực tập
tốt nghiệp.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần :
Phần I : Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý
và vai trò của nó trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Phần II: Phân tích thực trạng công tác tổ chức lao động khoa học cho cán bộ
quản lý ở công ty cơ khí 79 .
Phần III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
lao động khoa học cho cán bộ quản lý ở công ty cơ khí 79.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH
I-KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
1-khái niệm về tổ chức lao động
Tổ chức lao động là quá trình tổ chức quá trình hoạt động của con
người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các
mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau.
Như vậy, tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống,
với việc bảo đảm sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao
động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện
pháp đảm bảo hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao
năng xuất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất.
Chúng ta có thể thấy rằng, tổ chức lao động là một bộ phận không thể
tách rời của tổ chức sản xuất. Xét về phạm vi tổ chức lao động là một bộ
phận của tổ chức sản xuất, tổ chức sản xuất diễn ra trong cả quá trình tự
nhiên và quá trình lao động còn tổ chức lao động chỉ diễn ra trong quá trình
lao động mà thôi.
2-khái niệm về tổ chức lao động khoa học
Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ
sở phân tích khoa hoc các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng,
thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên
những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tổ chức lao
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 4
động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi nơi có hoạt động lao động của
con người.
Tổ chức lao động khoa học phải phát huy được quyền làm chủ tập thể
của người lao động. Nó cho phép kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và con
người trong quá trính sản xuất nhắm sử dụng tôt nhất các nguồn vật chất và
lao động để không ngừng tăng năng xuất lao động.
Việc vận dụng và áp dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào trong quá trình lao động đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ và hệ
thống các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế xã hội.
3-Phân biệt tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học.
Tổ chức lao động khoa học và Tổ chức lao động giống nhau ở chỗ nó
đều là sự tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng
lao động.
Nó khác nhau ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích
khoa học các vấn đề, Tổ chức lao động khoa học chính là quá trình đưa vào
Tổ chức lao động những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến để làm tăng hiệu suất chung của lao động. Tổ chức
lao động khoa học chính là Tổ chức lao động ở trình độ cao hơn tổ chức lao
động hiện hành. Tổ chức lao động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi
nơi có hoạt động lao động của con người. Trong các quá trình lao động sản
xuất, trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý sản xuất, trong công tác thiết kế vận
chuyển, sửa chữa vv... cũng như đối với cả những hoạt động ngoài lĩnh vực
sản xuất vật chất (y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật...)
4-Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa
học.
a-Mục đích
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 5
Tổ chức lao động khoa học nhằm đạt được kết quả lao động cao đồng
thời cải thiện được điều kiện làm việc cho người lao động nhằm bảo đảm
sức khỏe, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện người lao động,
góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và phát triển
các tập thể lao động.
Mục đích này được xuất phát từ việc đánh giá cao vai trò của con
người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Với tư cách là lực lượng sản xuất
chủ yếu, người lao động chính là sáng tạo nên những thành quả kinh tế- kỹ
thuật của xã hội và cũng chính là người sử dụng những thành quả đó. Do đó,
mọi biện pháp cải tiến Tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất đều phải
hướng vào việc tạo điều kiện cho người lao động có hiệu quả hơn, khuyến
khích và thu hút con người tự giác tham gia vào qúa trình lao động ngày
càng được hoàn thiện.
b- Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học
Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học có ý nghĩa về
mặt kinh tế và xã hội rất lớn .
Về mặt kinh tế :
Trước hết, TCLĐKH cho phép nâng cao năng xuất lao động và tăng
cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu
quả tư liệu sản xuất hiện có, TCLĐKH là điều kiện không thể thiếu được để
nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả của sản xuất.
Về mặt xã hội :
Tổ chức lao động khoa học không chỉ nâng cao nẵng xuất lao động và
hiệu quả của sản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao
động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động làm cho ngườu lao động không
ngừng hoàn thiện chính mình, thu hút con người tự tham gia vào lao động
cũng như nâng cao trình độ và văn hoá của họ.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 6
c-nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học.
Về mặt kinh tế :
Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ bảo đảm tăng hiệu quả sản
xuất trên cơ sở tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư tiền vốn. Để giải
quyết được nhiệm vụ này thì phải thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế
những lãng phí về mọi mặt của người lao động.
Về xã hội :
Tổ chức lao động khoa học có nhiệm đảm bảo thường xuyên nâng cao
trình độ văn hoá, trình độ chuyên nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động,
tạo bầu không khí hoà hợp, những điều kiện thuận lợi để hạn chế ở mức thấp
nhất những yếu tố gây trở ngại lao động, bằng mọi cách nâng cao mức độ
hấp dẫn của lao động tiến tới hướng biến lao động thành nhu cầu thiết yếu
của con người.
Về mặt tâm lý :
Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ đảm bảo cố gắng tạo ra
những điều kiện thuận lợi để hạn chế tới mức thấp nhất những bất lợi của
môi trường và của tính chất công việc để bảo vệ sức khỏe, duy trì khả năng
làm việc của người lao động.
II-NGUYÊN TẮC CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ
Cũng như tổ chức lao động khoa học cho lao động trực tiếp việc áp
dụng tổ chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý cũng tuân thủ các
nguyên tắc sau.
1-Nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp.
Đòi hỏi các biện pháp tổ chức klao động khoa học trước hết phải được
thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học (thể hiện ở sự
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 7
sử dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, các quy định, các phương
pháp và công cụ đo hiện đại...). Đồng thời, các biện pháp tổ chức lao động
khoa học phải đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa
xã hội, phải có tác dụng phát hiện và khai thác các khả năng dự trữ để nâng
cao năng xuất lao động, phải là cơ sở quyết định để thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của con người thông qua việc làm cho người lao động thích ứng
với con người và tạo nên những điều kiện thuận lợi cho con người.
2-Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp
Đòi hỏi các sự việc và vấn đề phải được nghiên cứu, xem xét trong
mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn
bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ không tách rời nhau, không kết luận phiến
diện.
Mặt khác, khi phân tích và thiết kế các biện pháp phải chú ý đầy đủ
những điều kiện cụ thể của phân xưởng, xí nghiệp (điều kiện và tiến độ kỹ
thuật, cơ sở vật chất, trình độ tổ chức sản xuất va trình độ tổ chức lao
động..).
3-Nguyên tắc về tính đồng bộ của biện pháp.
Đòi hỏi khi thực hịên biện pháp, phải triển khai giải quyết đồng bộ các
vấn đề có liên quan.
Nguyên tắc này đòi hỏi sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các ngành,
các bộ phận có liên quan trong xí nghiệp và sự tổ chức thống nhất các hoạt
động phối hợp đó của cán bộ lãnh đạo các cấp.
4- Nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác TCLĐKH
Đòi hỏi tất cả các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế
hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Mặt khác,
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 8
các biện pháp TCLĐKH phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các
chỉ tiêu trong kế hoạch xí nghiệp.
5- Nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp
dụng biện pháp.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng và áp dụng các biện pháp đó tổ
chức lao động khoa học phải thu hút được sự tham gia của quần chúng, phát
triển và tận dụng được các sáng kiến, sáng tạo của quần chúng. Nguyên tắc
này xuất phát từ quan điểm, ngươi lao động là trung tâm của quá trình sản
xuất tổ chức lao đọng khoa học. Do đó, người lao động phải được tham gia
vào quá trình tạo nên những điều kiện lao động tốt cho chinh mình.
Trên cơ sở những nguyên tắc đó, việc áp dụng tổ chức lao động khoa
học trong thực tiễn phải hết sức linh hoạt và mền dẻo, thể hiện ở sự lựa chọn
những hình thức phương án và phương pháp tiến hanh phù hợp với điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp. Bất cứ một sự sao chép, vận dụng cứng nhắc nào
đều có thể dẫn đến những sai lầm hoặc làm giảm hiệu quả của những biện
pháp.
III-LAO ĐỘNG QUẢN LÝ, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG LAO
ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG.
1-Lao động quản lý, sự phân loại lao động quản lý.
Nếu xét theo quan điểm của lý thuyết hệ thống và lý thuyết quản lý thì
bất cứ xí nghiệp công nghiệp nào cũng là một hệ thống được tạo thành từ hai
hệ thống bộ phận là hệ thống bộ phận quản lý và hệ thống bộ phận bị quản
lý.
Hệ thống quản lý bao gồm : Hệ thống các chức năng quản lý, hệ thống
các bộ phận quản lý (các phòng, ban) và những cán bộ, nhân viên làm việc
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 9
trong đó ; Hệ thống các mối quan hệ quản lý và hệ thống các phương tiện vật
chất - kỹ thuật, các phương pháp quản lý cần thiết để giải quyết các công
việc quản lý.
Hệ thống bị quản lý là hệ thống sản xuất bao gồm các phân xưởng, bộ
phận sản xuất và toàn bộ lực lượng lao động, vật tư máy móc, phương tiện
kỹ thuật và phương pháp công nghệ được bố trí và sử dụng trong đó.
Nhờ có hoạt động lao động của lao động quản lý mà các chức năng
quản lý được thực hiện, làm cho quản lý trở thành quá trình.
Trong xí nghiệp, lao động quản lý được phân loại theo 2 tiêu thức sau
:
+ Theo chức năng : Vai trò của họ đối với việc quản lý toàn bộ quá
trình sản xuất (tức là theo tính chất của các chức năng mà họ phải thực hiện)
+ Theo vai trò của họ đối với việc thực hiện chức năng quản lý.
a-Theo chức năng, vai trò đối với việc quản lý quá trình sản
xuất thì toàn bộ lao động quản lý được phân chia thành :
- Nhân viên quản lý kỹ thuật.
- Nhân viên quản lý kinh tế.
- Nhân viên quản lý hành chính.
*Nhân viên quản lý kỹ thuật : Là những người được đào tạo ở
trường kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất có trình độ kỹ
thuật tương đương, được cấp trên có thẩm quyền thừa nhận bằng văn bản
đồng thời phải là người trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn công tác kỹ thuật trong xí nghiệp gồm :
- Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hoặc phó
quản đốc phụ trách kỹ thuật, trưởng phó phòng ban kỹ thuật.
- Các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm ở các phòng ban kỹ thuật
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 10
*Nhân viên quản lý kinh tế : Là những người làm công tác lãnh đạo,
tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp như :
Giám đốc hay phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các cán
bộ, nhân viên công tác ở các phòng, ban, bộ phận như : Kế hoạch thống kê -
kế toán tài vụ lao động - tiền lương, cung tiêu, điều độ vv... của xí nghiệp.
* Nhân viên quản lý hành chính : Là những người làm công tác tổ
chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, quản trị hành chính, văn thư đánh máy,
tổng đài điện thoại, phiên dịch phát thanh, lái xe con liên lạc, bảo vệ thường
trực, phòng chữa cháy, tạp vụ, vệ sinh, lái xe đưa đón công nhân đi làm vv...
b-Theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý, lao
động quản lý được phân loại thành :
- Cán bộ lãnh đạo.
- Các chuyên gia.
- Nhân viên thực hành kỹ thuật.
Sự phân loại này xuất phát từ cơ sở thực tế là : Bất kỳ một chức năng
quản lý nào cũng được tạo thành từ những công việc lãnh đạo (tức là những
công việc tổ chức - hành chính) và những công việc chuyển bị thông tin cần
thiết cho việc thực hiện các công việc lãnh đạo đó (tức các công việc kỹ
thuật).
*Cán bộ lãnh đạo : Là những người lao động quản lý trực tiếp thực
hiện chức năng lãnh đạo, bao gồm : Giám đốc, phó giám đốc, quản đốc và
phó quản đốc, các trưởng nghành, đốc công, trưởng phó các phòng ban trong
bộ máy quản lý xí nghiệp.
* Các chuyên gia : Là những lao động quản lý không thực hiện chức
năng lãnh đạo trực tiếp mà thực hiện các công việc chuyên môn . Bao gồm :
Các cán bộ kinh tế, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và công nghệ và những
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 11
người cộng tác khoa học ( nếu có ) như : Nhà toán học, tâm lý học, xã hội
hoc.
*Nhân viên thực hành kỹ thuật : Là những người lao động quản lý
thực hiện các công việc đơn giản, thường xuyên lập đi lập lại, mang tính chất
thông tin -kỹ thuật và phục vụ bao gồm :
Các nhân viên hoạch toán và kiểm tra, các nhân viên làm công tác
hành chính, các nhân viên làm công tác phục vụ.
Sự phân loại lao động quản lý (theo cả hai tiêu thức) có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nghiên cứu và đánh giá cơ cấu tỷ lệ về số lượng và chất
lượng của đội ngũ lao động quản lý, phù hợp với những đặc điểm, quy mô
loại hình sản xuất của xí nghiệp. Đồng thời sự phân loại đó còn cho thấy, các
loại lao động quản lý khác nhau sẽ có nội dung lao động khác nhau và do đó
mà đòi hỏi phải có những yêu cầu về tổ chức lao động cho phù hợp.
2- Nội dung của hoạt động lao động quản lý và những đặc
điểm của nó ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động.
Các loại lao động quản lý khác nhau có những nhiệm vụ lao động
khác nhau và do đó có những nội dung lao động khác nhau. Sự khác nhau đó
là do sự khác nhau về chất của các chức năng quản lý quy định. Tuy nhiên,
nội dung lao động của tất cả các lao động quản lý các loại đều được tạo
thành từ những yếu tố thành phần sau đây.
Yếu tố kỹ thuật : Thể hiện ở sự thực hiện các công việc mang tính
chất thiết kế và phân tich chuyên môn như : Thiết kế, ứng dụng sản xuất
mới, phân tích, thiết kế các phương án cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến tổ
chức lao động vv...
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 12
Yếu tố tổ chức hành chính : Thể hiện sự thực hiện các công việc
nhằm tổ chức thực hiện các phương án thiết kế, các quyết định như : Lập kế
hoạch, hướng dẫn công việc, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá công việc.
Yếu tố sáng tạo thể hiện ở sự thực hiện các công việc như : suy nghĩ
tìm tòi, phát minh ra các kiến thức mới, các quyết định, các phương pháp để
hoàn thành công việc.
Yếu tố thực hành giản đơn thể hiện ở sự thực hiện các công việc đơn
giản, được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn có sẵn như các công việc
có liên quan đến thu nhập và sử lý thông tin, truyến tin và các công việc
phục vụ.
Yếu tố hội họp và sự vụ thể hiện ở việc tham gia các cuộc hội họp về
chuyên môn hoặc giải quyết các các công việc có tính chất thủ tục (ví dụ : ký
duyệt giấy tờ).
Nôi dung lao động của cán bộ, nhân viên quản lý đều chứa đựng 5
thành phần này sự khác nhau chỉ là ở tỷ trọng thành phần các yêu tố đó.
Tuy nhiên, hoạt động lao động của tất cả các cán bộ, nhân viên quản
lý đều mang tính chất giống nhau. Những tính chất đó hợp thành những đặc
điểm chung của hoạt động lao động quản lý, quy định tính chất đặc thù của
các biện pháp TCLĐKH được áp dụng.
Những đặc điểm đó bao gồm như sau:
1.Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc và
mang nhiều tính sáng tạo
Đặc trưng chung của hoạt đông lao động quản lý là lao động trí óc.
Đặc trưng chung đó chính là đặc điểm cơ bản mà từ đó dẫn đến những đặc
điểm khác của hoạt động lao động quản lý và những yêu cấu cần được lưu ý
trong quá trình tổ chức lao động cho lao động quản lý các loại.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 13
Lao động trí óc được định nghĩa là : Sự tiêu hao sức lao động dưới tác
động chủ yếu về các khả năng chí tuệ và thần kinh tâm lý đối với con người
trong quá trình lao động. Do đó, khi nói ‘hoạt động lao động quản lý là hoạt
động trí óc” có nghĩa là : Đó là hoạt động lao động chủ yếu bẵng trí óc.
Vì là hoạt động lao động chủ yếu vì trí óc nên hoạt động lao động
quản lý mang đặc tính sáng tạo nhiều hơn so với lao động chân tay. Tính
sáng tạo của lao đông quản lý được thể hiện hai mức độ
Sáng tạo độc lập : Tạo ra các kiến thức, tri thức mới.
Sáng tạo trong phạm vi nhiệm vụ đã được quy định trước sáng tạo về
cách thực hiện công việc.
2.Hoạt động lao động quản lý là hoạt động mang tính tâm lý-xã
hội cao.
Xuất phát từ đặc điểm lao động trí óc nên hoạt động lao động quản lý
đặt ra yêu cầu cao về yếu tố thần kinh - tâm lý đối với người lao động, tức là
đặt ra yêu cầu cao đối với khả năng nhận biết, khả năng thu nhận thông tin
và các phẩm chất tâm lý cần thiết khác (như có tưởng tượng, trí nhớ, khả
năng khái quát về tổng hợp vv...). Đồng thời trong quá trình giải quyết nhiệm
vụ lao động, tức các công việc quản lý, các cán bộ nhân viên quản lý phải
thực hiện nhiều mối quan hệ giao tiếp qua lại với nhau. Do đó, yếu tố tâm lý
- xã hội đóng vai trò qua
n trọng trong hoạt động lao động, ảnh hưởng tới nhiệt tình làm việc,
chất lượng làm việc và tiến độ thực hiện công việc của họ.
Mặt khác, đối tượng quản lý ở đây là những người lao động và các tập
thể lao động nên đòi hỏi hoạt động lao động quản lý phải mang tính tâm lý -
xã hội giữa những người lao động với nhau.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 14
3- Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động ,kết quả lao
động, vừa là phương tiện lao động của cán bộ quản lý.
Trong quá trình lao động quản lý, đối tượng lao động không phải là
các yếu tố vật chất thông thường mà là các thông tin kinh tế. Bằng hoạt động
lao động của mình, lao động quản lý thu nhận và biến đổi các thông tin để
phục vụ mục đích quản lý ở các cấp quản lý trong xí nghiệp.
Những thông tin kinh tế chưa được xử lý là đối tượng lao động của lao
động quản lý còn những thông tin đã được xử lý chính là kết quả của hoạt
động lao động quản lý của họ. Mặt khác, thông tin kinh tế là phương tiện để
hoàn thành nhiệm vụ của tất cả lao động quản lý các loại.
4. Nhìn chung hoạt động lao động quản lý có nội dung đa dạng,
khó xác định và kết quả lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất
trực tiếp.
Đây là một đặc điểm nổi bật của hoạt động lao động quản lý và là một
khó khăn cho công tác tỏ chức lao động.
Do nội dung công việc đa dạng, khó xác định và kết quả lao động
không biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp (không tính được bằng các số
đo tự nhiên như chiếc, cái...) Nên hoạt động lao động quản lý khó theo dõi,
khó đánh giá và khó định mức.
5. Hoạt động lao động quản lý là các thông tin các tư liệu thực
hiện cho việc hình thành và thực hiện các quyết định quản lý : Một
sai sót nhỏ trong hoạt động quản lý có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn trong sản
xuất, nên đòi hỏi các cán bộ, nhân viên quản lý phải có tinh thần trách nhiệm
cao.
3- Phân loại thời gian làm việc của lao động quản lý.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 15
Để nghiên cứu và phân tích tinh hình tổ chức lao động trong lĩnh vực
quản lý sản xuất, việc phân loại thời gian làm việc của lao động quản lý có ý
nghĩa quan trọng. Cơ sở của sự phân loại thời gian làm việc của lao động
quản lý có ý nghĩ quan trọng.Cơ sở của sự phân loại thời gian làm việc của
lao động quản lý cũng là cấu trúc thời gian làm việc của một người làm
việc trong một ngày làm việc như đối với công nhân sản xuất trực tiếp. Tuy
nhiên, do những đặc điểm của hoạt động quản lý đã nêu ở trên, đi vào chi
tiết việc phân loại thời gian làm việc của lao động quản lý có những điểm
khác biệt cần lưu ý.
Tương tự như với công nhân sản xuất, thời gian làm việc tổng cộng
(danh nghĩa ) của lao động quản lý cũng được chia thành : Thời gian làm
việc và thời gian ngưng việc ( bảng 1).
Thời gian làm việc được hiểu là thời gian trong đó lao động quản lý
thực hiện một công việc thuộc một chức năng quản lý đó.
Thời gian ngưng việc là thời gian trong đó lao động quản lý không
làm việc.
Bảng 1: phân loại thời gian làm việc của lao động quản lý
Thời gian làm việc (danh
nghĩa) của lao động quản lý
Thời gian làm việc Thời gian ngưng việc
Thời
gian làm việc
thuộc nhiệm vụ
lao động
Thời gian
làm việc không
thuộc nhiệm vụ
lao động
Thời gian
dành cho
nghỉ ngơi
và nhu
cầu cần
thiết
Thời gian
ngưng việc
do vi phạm
kỷ luật lao
động
Thời gian
ngưng
việc do
nguyên
nhân tổ
chức kỹ kỹ
thuật
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 16
Bản thân thời gian làm việc được chia ra thành : Thời gian làm công
việc thuộc nhiệm vụ lao động và thời gian làm công việc không thuộc nhiệm
vụ lao động.
Thời gian làm công việc thuộc nhiệm vụ lao động là thời gian để
thực hiện những công việc phù hợp với nhiệm vụ lao động đã được nghi
trong văn bản.
Thời gian làn việc không thuộc nhiệm vụ lao động là thời gian để
thực hiện những công việc có liên quan đến nhiệm vụ lao động của người
khác. Nếu xét trên giác độ của nội dung lao động thì thời gian làm việc của
lao động quản lý được chia ra thành : Thời gian chuyển bị và kết thúc công
việc, thời gian công tác chính (hay thời gian tác nghiệp) và thời gian phục vụ
nơi làm việc.
Thời gian chuyển bị và kết thúc công việc là thời gian giành cho
việc chuyển bị và kết thúc một nhiệm vụ lao động. Loại thời gian này xảy ra
Thời gian
chuyển bị
kết thúc
công việc
Thời
gian
công
tác
chính
Thời
gian
phục vụ
nơi
làm
việc
Hao phí thời gian không
được đinh mức
Thời
gian tổ
chức
hành
chính
Thời
gian
sáng
tạo
Thời
gian
kỹ
thuật
Hao phí thời gian được định mức
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 17
trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc việc thực hiện nhiệm vụ lao động, ví dụ
như : Nhận nhiệm vụ, báo cáo công việc đã hoàn thành, chuyển bị các tài
liệu, phương tiện kỹ thuật cần thiết trước khi làm việc và thu dọn chúng sau
khi hoàn thành công việc...
Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian giành cho việc chyển bị
và chăm sóc thường xuyên nơi làm việc, đảm bảo các điêu kiện tổ chức, vật
chất- kỹ thuật cần thiết để công việc có thể tiến hành bình thường. Ví dụ :
Nhận và bàn giao ca, chuẩn bị các tài liệu, phương tiện cần thiết vào đầu ca
và thu dọn chúng vào cuối ca.
Thời gian làm công tác chính (thời gian tác nghiệp) là thời gian cần
thiết trực tiếp để giải quyết nhiệm vụ lao động.
Do đặc điểm của hoạt động quản lý là hoạt động trí óc có nội dung rất
phong phú và đa dạng, đồng thời để giải quyết nhiệm vụ lao động, người lao
động phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau nên thời gian tác nghiệp
của lao động quản lý không được phân chia ra thời gian tác nghiệp chính và
thời gian tác nghiệp phụ, như đối với công nhân sản xuất mà được phân chia
ra thành các loại thời gian thực hiện các tác nghiệp lao động cần thiết để giải
quyết nhiệm vụ lao động.
Tùy thuộc vào nội dung của chức năng quản lý được đảm nhận mà
thời gian công tác chính của lao động quản lý bao gồm một cơ cấu nhất định
3 loại thời gian sau :
Thời gian tổ chức hành chính : Là hao phí thời gian cần thiết để tổ
chức quá trình lao động và hướng dẫn kiểm tra công việc cũng như thời gian
để giải quyết các công việc thủ tục - hành chính.
Thời gian sáng tạo : Là việc dành cho công việc phân tích tình hình
kinh tế, tìm tòi và đề xuất các giải pháp quản lý tối ưu, thời gian chuyển bị
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 18
cho các chương trình, dự án thiết kế mới hoặc thời gian để hình thành kiến
thức mới, các phát minh.
Thời gian làm công việc kỹ thuật : Là thời gian để thực hiện các
công việc đơn giản, thường xuyên lặp đi lặp lại, có liên quan đến việc phục
vụ thông tin cho các nơi làm việc và các bộ phận quản lý.
Ngoài ra, thời gian công tác chính còn có thể được phân chia thành :
Thời gian hoàn thành công việc đã được cơ khí hoá và thời gian thực hiện
công việc chưa được cơ khí hoá.
Thời gian ngưng việc gồm có 3 loại
Thời gian dành cho nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết : Là thời gian
nghỉ nhằm tránh mệt mỏi, đảm bảo khả năng làm việc bình thường, thời gian
vệ sinh cơ thể và giải quyết các nhu cầu tự nhiên.
Thời gian ngưng việc do nguyên nhân tổ chức kỹ thuật : Là thời
gian ngưng việc do những rối loạn trong tiến trình lao động do lý do tổ chức
kỹ thuật, ví vụ như : Chuẩn bị công việc không đúng thời hạn, chuẩn bị nơi
làm việc không tốt, các phương tiện kỹ thuật không hoạt động bình thường
vv...
Thời gian ngưng việc do vi phạm kỷ luật lao động : Bao gồm đến
muộn, nghỉ sớm trước giờ quy định, tự ý bỏ khỏi nơi làm việc vì lý do cá
nhân...
IV-NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ SẢN XUẤT
1-Phân công và hiệp tác lao động.
Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của TCLĐKH trong lĩnh vực quản
lý sản xuất là thực hiện phân công lao động hợp lý.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 19
Phân công lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất cho thấy sự phân
chia toàn bộ công việc quản lý thành nhưng phần việc nhỏ và trao cho các
lao động quản lý có nghề nghiệp và trình độ phù hợp đảm nhận.
Phân công lao động quản lý được thực hiện trên 3 mặt :
+ Theo vai trò, ý nghĩa của công việc đối với quá trình quản lý sản
xuất.
+ Theo đặc trưng của công việc và nội dung của quá trình lao động -
tức là theo ”công nghệ quản lý”.
+ Theo phức độ phức tạp và tính cách trách nhiệm của công việc.
a-Theo vai trò,ý nghĩa của công việc đối với quá trình quản lý
sản xuất : Thì toàn bộ các công việc quản lý được phân chia thành các
chức năng quản lý (ví dụ : Các chức năng quản lý trực tuyến, chức năng
chuẩn bị sản xuất về công nghệ, chức năng kế hoạch hoá kinh tế kỹ thuật,
chức năng hoạch toán...) hình thức phân công này biểu hiện dạng tổng quát
nhất về sự phân chia các công việc quản lý trong xí nghiệp, quyết định đặc
thù cấu trúc tổ chức của xí nghiệp cũng như cơ cấu lao động quản lý về nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn.
b. Phân công lao động theo công nghệ quản lý : Thực chất là
phân chia toàn bộ công việc quản lý theo quá trình thông tin, trên cơ sở đó
mà bố trí lao động phù hợp vào các khâu của quá trình thông tin để đảm bảo
xử lý thông tin chính xác, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng của các quyết
định quản lý.
Kết quả của hình thức phân công này là làm hình thành cơ cấu chuyên
môn, nghề nghiệp, trình độ theo từng chức năng.
c. Theo mức độ phức tạp : Toàn bộ công việc quản lý được phân
chia ra thành những phần việc nhỏ và giao cho từng người thực hiện. Mức độ
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 20
phức tạp của công việc được thể hiện ở các mức độ yêu cầu khác nhau về
các điều kiện “chức trách”, phải biết yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ được quy định trong bản tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức nhà nước.
Phân công lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất đặt ra yêu cầu
trong hiệp tác lao động. Đó là sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong
nội bộ nhóm tổ, giữa các nhóm tổ trong nội bộ bộ phận và giữa các bộ phận
quản lý với nhau nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý. Hiệp tác lao động
hợp lý biểu hiện ở sự thực hiện tốt các quan hệ phối hợp công tác khi thực
hiện các công việc quản lý, các dự án, biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý và tổ chức lao động, ở sự chấp hành các quan hệ báo cáo, cung cấp
thông tin giữa các cá nhân và các bộ phận quản lý. ở việc tổ chức hợp lý các
dòng thông tin trong bộ máy quản lý. Điều kiện để đảm bảo hiệp tác lao
động tốt là phải có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm giữa các cá nhân và các bộ phận quản lý cũng như quy định rõ
ràng các mối quan hệ phối hợp công tác, báo cáo, cung cấp thông tin giữa họ
với nhau.
2- Tổ chức nơi làm việc.
Cũng như nơi làm việc của công nhân sản xuất, nơi làm việc của lao
động quản lý là đơn vị thấp nhất về tổ chức trong xí nghiệp mà ở đó xảy ra
hoạt động lao độngcủa họ để thực hiện các chức năng quản lý.
Tổ chức nơi làm việc cho lao động quản lý được phân loại thành :
a. Theo tư thế lao động nơi làm việc của lao động quản lý gồm 2
loại :
+ Nơi làm việc ngồi : Phổ biến ở hầu hết các lao động quản lý.
+ Nơi làm việc đứng - ngồi : Xuất hiện ở một số lao động quản lý thực
hiện những công việc đặc biệt(vẽ kỹ thuật, thiết kế).
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 21
b. Theo mức độ chuyên môn hoá: Là nơi làm việc của lao động
quản lý được chia thành :
+ Nơi làm việc chuyên môn hoá : Là nơi làm việc được thiết kế cho
những loại công việc đặc biệt như nơi làm việc của giám đốc, giám đốc, nơi
làm việc của kỹ sư thiết kế, của nhân viên đánh máy, thư ký vv..
+ Nơi làm việc vạn năng là những nơi làm việc không có yêu cầu đặc
biệt về trang bị, bố trí và điều kiện lao động như nơi làm việc của hầu hết các
chuyên gia, nhân viên thực hành về kinh tế hành chính.
c. Theo tính chất ổn định về địa điểm : Nơi làm việc của lao động
quản lý được chia thành :
+ Nơi làm việc cố định : Bao gồm hầu hết các nơi làm việc của lao
động quản lý
+ Nơi làm việc di động chỉ có một số nhân viên phục vụ như nhân
viên tạp vụ vệ sinh, nhân viên chuyển tài liệu thư từ.
d. Theo sự ổn định về thời gian : Nơi làm việc của lao động quản
lý được chia thành :
+ Nơi làm việc liên tục : Là nơi làm việc luôn gắn liền với người lao
động cụ thể bao gồm hầu hết các nơi làm việc của lao đọng quản lý.
+ Nơi làm việc tạm thời là nơi làm việc không gắn liền với những lao
động cụ thể mà được thiết kế dành cho những nhu cầu tạm thời trong một
thời gian.
e. Theo số lượng người làm việc : Nơi làm việc của lao động quản
lý được phân loại thành
+ Nơi làm việc cá nhân : Tại đó có một người làm việc, bao gồm hầu
hết các nơi làm việc trong lĩnh vực quản lý.
+ Nơi làm việc tập thể, tại đó có nhiều người cùng làm việc.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 22
3- Điều kiện làm việc của lao động quản lý
Hoạt động của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc mang
nhiều đặc tính sáng tạo. Đối với lao động quản lý, mặc dù những đòi hỏi về
thể lực không phải là nhỏ nhưng yếu tố đòi hỏi về thần kinh - tâm lý vẫn trội
hơn.Từ đặc điểm chung đó của hoạt động lao động, lao động quản lý có
những yêu cầu riêng về điều kiện lao động, điều kiện của lao động trí óc.
a. Chiếu sáng và màu sắc : Hoạt động lao động quản lý là hoạt
động lao động chủ yếu có liên quan đến việc thu nhận và sử lý ,chuẩn bị
thông tin.Các công việc thường được thực hiện dưới dạng, đọc, viết, vẽ,
đánh máy, phân loại... Do đó cần phải tổ chức chiếu sáng tốt cho cán bộ
quản lý.
b. Tiếng ồn : Đối với lao động quản lý vấn đề chống tiếng ồn đặc
biệt quan trọng, vì hoạt đông trí óc đòi hỏi phải được yên tĩnh và tập trung tư
tưởng.
c. Bầu không khí tập thể là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng
lao đông trí óc và do đó tới hiệu quả lao động quản lý. Những tập thể đoàn
kết, thân ái thương yêu nhau, tin tưởng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ thường
là những tập thể có hiệu quả công tác cao ; Trái lại, những mâu thuẫn trong
tập thể, những va vấp trong mối quan hệ bạn bè, gia đình đều có tác dụng
làm giảm sút một cách rõ rệt hiệu xuất của lao động quản lý. Tạo ra một bầu
không khí tốt đẹp trong tập thể là kết qủa của việc thực hiện đồng bộ nhiều
biện pháp về tổ chức, giáo dục và cưỡng bức những biện pháp đó.
4- Định mức các công việc quản lý.
Do những đặc điểm của hoạt động lao đông quản lý nên định mức các
công việc phức tạp hơn định mức các công việc sản xuất. Nhiệm vụ của định
mức lao động quản lý là
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 23
+ Xác định số lượng lao động của từng dạng công việc.
+ Xác định số lượng người cần thiết.
Việc xác định lương lao động của từng dạng công việc nhằm thực hiện
phân công lao động hợp lý, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động,
phân tích sự hợp lý của quá trình lao động ,phân tích mức năng xuất lao
động. Xác định nhu cầu về các phương tiện kỹ thuật và để tính giá thành
công việc thực hiện còn việc xác định số lượng người cần thiết là để định ra
những cân đối hợp lý giữa các loại cán bộ, xây dựng bộ máy quản lý hợp lý,
hoạch hoá biên chế và quỹ lương cần thiết bảo đảm tổ chức lao động quản lý
có hiệu quả cao.
Các loại mức lao động quản lý - để định mức lao động người ta
chia lao động quản lý thành 3 nhóm.
a. Những cán bộ mà khố công việc có thể tiêu chuẩn hoá được.
Ví dụ nhân viên đánh máy, in bản vẽ.
b.Nhóm cán bộ mà số lượng cần thiết được tính bằng mức
quản lý.
c.Nhóm cán bộ mà số lượng xác định bởi nhân tố khác, xuất
phát từ đặc điểm chức năng và nhiệm vụ họ phải thực hiện. Để định mức cho
nhóm thứ nhất thường sử dung các loại mức thời gian, mức sản lượng, mức
phục vụ. Số lượng nhóm thứ hai được xác định dựa trên mức quan lý. Mức
quản lý là số người hay số bộ phận do một người hoặc một nhóm người lãnh
đạo phụ trách với trình độ lành nghề phù hợp trong điều kiện tổ chức kỹ
thuật nhất định.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 24
V-Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TCLĐKH CHO CÁN
BỘ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CƠ KHÍ 79
Việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học ở công ty cơ khí
79 có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển và khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
Hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học góp phần làm tăng
hiệu quả kinh tế, trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm, đảm bảo các sản
phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng làm tăng
khả năng canh tranh của các sản phẩm nhà máy sản xuất ra.
Việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho phép nhà máy
sử dụng được hợp lý lực lượng cán bộ quản lý của công ty một cách có hiệu
quả nhất trong điều kiện hiện có của công ty tránh những lãng phí không cần
thiết.
Hoàn thiện công tác tổ chức lao đông khoa học tạo ra sự phân công và
hiệp tác lao động tốt hơn. Làm cho việc phối hợp giữa các phòng ban nhịp
nhàng và linh hoạt hơn tạo điều kiện cho việc ra quyết định được thực hiện
một cách nhanh chóng.
Hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học còn tạo ra bầu không
khí tâm lý tốt trong nhà máy. Các cán bộ quản lý làm việc trong bầu không
khí tâm lý thoải mái sẽ làm tăng tính sáng tạo của họ và như vậy hiệu xuất
làm việc của họ sẽ được nâng cao.
CHƯƠNGII
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 25
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG KHOA HỌC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở
CÔNG TY CƠ KHÍ 79
I-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ 79
1-Quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ qua các giai
đoan của công ty cơ khí 79.
1.1-Thời kỳ trước đổi mới(1971-1989).
a. Tiền thân của công ty cơ khí 79.
Z179 là một nhà máy sản xuất công nghiệp quốc phòng để góp phần
xây dựng lực lượng vũ trang ngày một phát triển vững mạnh. 30 năm qua,
nhà máy đã vinh dự nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, chứng kiến những bước
trưởng thành vượt bậc của đất nước trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ cần phải xây dựng nghành vận tải
quân sự có một đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi, có một nền sản xuất với
công nhân kỹ thuật tiên tiến.
Trước tình hình đó ngày 15/3/1971 cục quản lý xe ra quyết định tách
xưởng mẫu khỏi phòng công nghệ và chính thức thàng lập nhà máy A179.
Trong nghị quyết đảng bộ lần thứ nhất ngày 11/3/1972 có ghi
“Đến tháng 3 /1971 nhà máy được chính thức thành lập” Từ đó đến
nay nhà máy mang tính độc lập về hành chính nhiệm vụ.
b. Thời kỳ kiện toàn tổ chức và thành tích đạt được trong
những ngày đầu xây dựng nhà máy (3/1971-12/1973).
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 26
Để đáp ứng dược yêu cầu và nhiệm vụ được giao nên sau khi thành
lập A179 nhanh chóng phát triẻn về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức ngày một hoàn
thiện. Cục chỉ định ban giám đốc, ban cán bộ chủ chốt.
Nhiệm vụ của nhà máy trong giai đoạn này là nghiên cứu chế thử và đi
vào sản xuất hàng loạt động cơ xe trường sơn, chế tạo trục khuỷu, máy nén
khí, bơm trợ lực tay lái, bầu giảm sóc ngang, cần gạt mưa và nhiều bộ ghá
lớn nhỏ cho các nhà máy bạn trong cục.
Cuối tháng 6/1972 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ ngày
càng quy mô và ác liệt. Cục qủan lý xe chỉ thị cho A179 khẩn trương đưa
nhà máy đi sơ tán thành 3 khu
+ Khu A : Để lại miêu nha toàn bộ phân xưởng đúc tiếp tục sản xuất
và bảo vệ nhà máy.
+ Khu B : Gồm toàn bộ học sinh học nghề và cán bộ phụ trách lên
xuân mai -hoà bình.
+ Khu C : Lực lượng chủ yếu của nhà máy sơ tán tại xã đại ơn - trúc
sơn -hà tây.
Cuối năm 1972 nhà máy hoàn thành nhiệm vụ và có nhiều thành tích
được hội đồng chính phủ tặng huân chương chiến công hạng 3.
Trong năm 1973 nhiêm vụ chính của nhà máy là tiếp tục sản xuất
động cơ xe trường sơn và tiếp tục nghiên cứu chế thử các mặt hàng còn tồn
đọng lại của năm 1972 đó là bơm trợ lực tay lái và máy nén khí.
c.Nhà máy trong những năm tháng xây dựng sau chiến tranh
bắn phá lần 2(cuối1973 -cuối1974).
Đầu quý IV-1973 thủ trưởng VŨ VĂN ĐÔN chỉ định cho A179 về
việc chuyển bị di chuyển toàn bộ đơn vị về địa điểm cũ của A175 tại xã tứ
hiệp Thanh Trì -Hà Nội. Nhiệm vụ trước mắt của nhà máy lúc này là sản
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 27
xuất để đảm bảo kế hoạch năm. Một mặt tổ chức các đội xung kích về tứ
hiệp để xây dựng mặt bằng với diện tích là 87 nghìn m2 với 38 nghìn m 2 là
nhà xưởng và nơi làm việc cùng với 1 nhà ăn với hơn 500 chỗ ngồi.
Cuối tháng 12-1973 đã bắt đầu di chuyển các trang thiết bị máy móc
và nhân lực về địa điểm mới ở xã tứ hiệp.
Đến đầu quý III năm 1974 việc di chuyển cơ bản đã hoàn thành.
Nhiệm vụ của nhà máy trong giai đoạn này là tiếp tục sản xuất các mặt
hàng đã chế thử thàmh công. Ngoài sản phẩm làm theo ké hoạch nhà máy
còn sản xuất theo đơn đặt hàng của các cơ sở bên ngoài và trong quân đội.
Ngày 10-9-1974 để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới tổng cục kỹ
thuật được thành lập và A179 được đổi thành Z179 thuộc tổng cục kỹ thuật.
Quân số của nhà máy lúc này lên tới 1134 người biên chế trong 12 bộ phận
của các phòng ban phân xưởng.
d.Thời kỳ phát triển sau khi sát nhập.
Đầu năm 1975 ba cơ sở được sát nhập vào Z179.
Cơ sở I : Nhà máy bánh răng gồm 440 người và các thiết bị sản xuất
bánh răng.
Cơ sở II : Nhà máy rèn dập gồm 408 người và một số thiết bị như
:máy ép 250 tấn, một số máy búa, máy dập.
Cơ sở III : Nhà máy rèn mạ gồm hơm 300 người .
Kể từ tháng 3 -1975 đến tháng 10-1976 ba bộ phận trên lần lượt được
sát nhập vào Z179. Tổng cục chỉ thị đồng chí NGUYỄN CHÍNH làm quyền
giám đốc.
Năm 75-76 nhà máy đổi sang sản xuất bánh răng côn xoắn các loại,
trục then hoa, máy nén khí.
Từ những bộ phận phân tán nhỏ bé ban đầu nhà máy đã tổ chức thành
công một cơ sở sản xuất lớn ngày một phát triển về mọi mặt .
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 28
Tổ chức nhà máy lúc này gồm 1100 người, 16 phòng ban, 6 phân
xưởng, 42 kỹ sư, 6 đại học nghiệp vụ, 677 công nhân kỹ thuật, bậc thợ bình
quân là 3.3 và 262 nhân viên khác.
Năm 1975 cùng với việc di chuyển hàng ngàn tấn trang thiết bị máy
móc nhà xưởng đã hoàn thành 100,01% sản lượng hàng hoá đạt 3486900
đồng. Năm 1976 đạt 101,1 % sản lượng hàng hoá đạt 5486900 đồng. Và cả 2
năm nhà máy đều được tổng cục tặng bằng khen.
Trung tuần tháng 6-1977 tổng cục kỹ thuật điều đồng chí HOÀNG KIM
KHẢI về làm giám đốc nhà máy.
Năm 1978- 1980, để đối phó với tình hình thực tê giữa tháng 7/1978
nhà máy chuyển sang chế độ làm việc và sinh hoạt theo thời chiến.
Từ năm 1978 -1980 nhà máy đã sản xuất nhiều mặt hàng đột xuất để
phục vụ kịp thời cho chiến đấu : Như sản xuất kích xe tăng, sản xuất các
công trình xa để phục vụ sửa chữa lưu động. sản xuất 2000 gạt mưa,10000
kẹp cáp, 10 triệu đạn bi, 1 triêu con dao tông, số ô tô.
Đến năm 1982 sau khi về làm giám đốc nhà máy đồng chí NGUYỄN
MÃO đã có một số thay đổi khá sâu sắc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhà
máy đã đưa toàn bộ các phân xưởng vào hoạch toán kinh tế và áp dụng
nhiều biên pháp trả lương hết sức mới (như : Khoán thưởng, trả lương theo
sản phẩm không hạn chế, trả lương theo sản phẩm nhập kho, trả lương theo
khoán từng việc, giao quỹ lương cho các xưởng).
Hàng phục vụ kinh tế phát triển như : Líp xe đạp, máy tuốt lúa. Vì có
sự thay đổi tích cực trong sản xuất nên giá trị sản lượng có năm 1982 bằng
cả 2 năm 1980, 1981 cộng lại.
Đến năm 1987 nhiều mặt hàng phục vụ kinh tế phát triển như: Líp xe
đạp, máy tuốt lúa.
1.2- thời kỳ sau đổi mới(1990 - nay).
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 29
Sau khi đồng chí NGUYỄN VĂN NINH lên làm tổng bí thư nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa VIỆT NAM đã mở ra chođất nước một con đường mới.
Dần dần xoá bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, công nhận các thành
phần kinh tế và chỉ đạo cho đất nước phát triển kinh tế theo hướng “Nền
kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”
Đứng trước cơ hội mới của đất nước nhà máy Z179 cũng đã vào cuộc
cùng đất nước xây dựng nền kinh tế mớivới rất nhiều cơ hội mới cũng như
những thách thức đang chờ đón nhà máy.
Được sự đồng ý của cấp chủ quản và tập đoàn DAEWOO thành lập
liên doanh VIDAMCO. Phần lớn đất của công ty được dành cho liên doanh
nên mặt bằng sản xuất bị thu hẹp đi rất nhiều.
Trước khi liên doanh nhà máy Z179 có diện tích là gần50 nghìn m2.
Sau khi liên doanh nhà máy đã cắt đi 38 nghìn m2 đất cho liên doanh nên
hiện nay diện tích của nhà máy chỉ còn 11nghìnm2. Cùng với sự thu hẹp của
mặt bằng thì một phần lớn cán bộ công nhân của nhà máycũng chuyển sang
làm việc tại liên doanh này. Trong khi đó công ty lại không có các mặt hàng
quốc phòng ,cùng với sự bất ổn nội bộ, sự vướng măc trong sản xuất kinh
doanh đã làm cho công ty không những không phát triển lên được mà còn
ngày càng trở nên tụt hậu so với nhiều doanh nghiệp khác trong quân đội. Cố
gắng tìm lối thoát và bươn trải để giữ vững sản xuất đảm bảo việc làm cho
cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty cơ khí 79 luôn phải đứng trước
nhiều thách thức và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nhất là về giá
thành sản phẩm. Bất lợi của công ty là nguồn vốn quá ít, máy móc thiết bị đã
cũ, thiếu đồng bộ và xuống cấp. Việc sản xuất đa phần là ở mức nhỏ lẻ, đơn
chiếc, ít có loại lớn nên hiệu quả thấp. Đời sống và việc làm của hàng trăm
cán bộ công nhân thường xuyên bị ảnh hưởng. Tình hình đó cứ kéo dài và
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 30
làm cho nhiều người bi quan lo lắng, thiếu yên tâm và không gắn bó với
công ty.
Năm qua cùng với sự hỗ trợ nhiều mặt của cơ quan chủ quản nhất là
về nguồn vốn đã tạo thêm điều kiện cho công ty vững bước phát huy khả
năng nghành nghề của mình. Công ty đã được đầu tư mua sắm máy móc và
sửa chữa thiết bị sản xuất bánh răng. Việc tinh giảm biên chế và từng bước
ổn định tổ chức cũng được tiến hànhlàm cho bộ máy quản lý sản xuất kinh
doanh có hiệu quả hơn.
Cùng với việc sản xuất đáp ứng cho nhu cầu khách hàng như các loại
phụ tùng cho đường dây tải điện, phụ tùng cho nghành sản xuất xi măng,
nghành đường sắt, nghành dầu khí. Công ty đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế
chế tạo thành công nhiều mặt hàng mới như : Bánh răng hộp số máy nông
nghiệp, hộp số hành tinh vi sai cho nhà máy cơ khí quang trung.
2- Những đặc điểm của nhà máy ảnh hưởng tới công tác tổ
chức lao động khoa học.
2.1- Đặc điểm về lao động- tiền lương.
2.1.1- Đặc điểm về lao động.
2.1.1.1- theo giới tính.
Bảng2 : phân loại lao động theo giới tính.
1999 2000 2001 6-2002 STT Chỉ tiêu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Tổng 236 100 268 100 264 100 276 100
2. Nữ 88 37 90 33.6 98 37.1 102 37
3. Nam 148 63 178 66.4 166 62.9 174 63
(Nguôn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79)
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 31
Theo các số liệu của bảng trên ta thấy rằng từ năm 1999 đến những
tháng đầu năm 2002 tỷ lệ lao động nữ của nhà máy luôn ổn định ở mức xấp
xỉ 37% và tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động trực tiếp sản xuất cung ổn
định ở mức 32%. Là một nhà máy cơ khí với tỷ lệ nữ như vậy có thể nói là
tương đối cao. Điều này đặt ra cho các nhà tổ chức lao động của nhà máy (cụ
thể là phòng tổ chức lao động) phải bố trí xắp xếp công việc của nhà máy
một cách hợp lý sao cho vừa đảm bảo ổn định sản xuất hoàn thành kế hoạch
sản xuất đặt ra vừa đảm bảo các quyền lợi của người lao động (đặc biệt là
đối với lao động nữ ) do nhà nước quy định. Hiện nay, nhà máy vẫn duy trì
quỹ của hội phụ nữ và quỹ này được hình thành từ một phần trích từ nhà
máy và từ sự đóng góp của người lao động nữ trong nhà máy. Quỹ này dùng
để giúp đỡ những người lao động nữ khi họ gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc
sống. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà máy đến những lao động nữ và
đó chính là những động lực để những người lao động luôn trung thành và
làm việc hết mình vì công ty.
2.1.1.2- Theo trình độ chuyên môn.
Bảng3 : phân loại lao động theo trình độ chuyên môn
Năm1999 Năm2000 Năm2001 6-2002 STT Chỉ tiêu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Tổng số 236 100 268 100 264 100 276 100
2. Đại hoc + cao đẳng 25 10.6 33 12.3 35 13.3 42 15.2
3. Trung cấp 42 17.8 49 18.3 53 20 79 28.6
4. Sơ cấp 169 71.6 186 69.4 176 66.7 155 56.2
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79)
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 32
bảng4 : trình độ lành nghề của công nhân trong nhà máy Z179
Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 STT Bậc thợ
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. 2/7 4 2.3 2 1 2 1 1 0.6
2. 3/7 30 17.3 31 15.2 28 14.5 27 12.9
3. 4/7 28 16.2 36 17.6 33 17.1 37 17.9
4. 5/7 34 19.7 43 21.1 39 20.2 42 20.6
5. 6/7 52 30 62 30.4 60 31.1 67 32.1
6. 7/7 25 14.5 30 14.7 31 16.1 35 16.7
7. Tổng 173 100 204 100 193 100 209 100
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79)
Hiện nay toàn nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh
nghiệm đã làm việc với nhau trong một thời gian dài, gồm có : 42 người có
trình độ đại học (chiếm 15.2), 79 người có trình độ trung cấp (chiếm
28.6%),155 người có trình độ sơ cấp (chiếm 56,2%). So với các năm trước
trình độ của cán bộ công nhân viên đã tăng nên một cách rõ rệt nhờ nhà máy
đã chú trọng đến công tác đào tạo và huấn luyện cùng với việc tuyển mộ,
tuyển chọn những người có năng lực về nhà máy để phù hợp với yêu cầu của
thời kỳ mới : Cụ thể đến tháng 6-2002, số người có trình độ đại học tăng
4.6% so với năm 1999, 2.9% so với năm 2000 và 1.9% so với năm 2001 ; Số
người có trình độ trung cấp tăng 10.6% so với năm 1999, 15.9% so với năm
2000, 8.6% so với năm 2001 ; Số người có trình độ sơ cấp đã giảm đi.
Đối với công nhân lành nghề trực tiếp sản xuất thì trình độ của công
nhân cũng được nâng cao hơn.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 33
Bảng5 : cấp bậc bình quân của công nhân
1999 2000 2001 6-2002 Cấp bậc công
nhân bình quân 5.01 5.09 5.14 5.21
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động – công ty cơ khí 79)
Như vậy, với những chính sách đổi mới đúng đắn nhà máy đã có đội
ngũ cán bộ công nhân viên ngày một tăng về quy mô lẫn trình độ. Tuy nhiên,
hiện nay với 15.6% cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, còn lại là có
trình độ trung cấp và sơ cấp thì đây là một con số còn khiêm tốn đối với một
công ty như công ty cơ khí 79.
2.1.2-Về tiền lương:
Công ty cơ khí 79 là công ty sản xuất theo dây truyền bán tự động, vì
vậy, mọi công việc bắt buộc phải hoạt động liên tục. Hiện nay nhà máy đang
áp dụng đồng thời hai hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên của
nhà máy :
Đối với công nhân sản xuất : Nhà máy áp dung hình thức lương khoán
theo sản phẩm cho từng xưởng. Sau đó các xưởng phải thanh toán lương cho
từng công nhân theo đúng chất lượng công việc và cấp bậc công viêc của họ.
Đối với cán bộ quản lý nhà máy áp dụng hình thức trả lương thời gian.
2.3-Đặc điểm máy móc thiết bị :
Qua bảng tình hình máy móc thiết bị của nhà máy chúng ta có thể khái
quát nhận thấy rằng hiện nay nhà máy có hệ thống máy móc đã cũ kỹ và lạc
hâụ. Cụ thể là phần lớn máy móc ở cấp độ 4 (78,74%), cấp độ 5 là 18,96%,
còn một phần rất ít ở cấp độ 3 là (2.3%).
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 34
Bảng 6 : tình hình trang thiết bị máy móc của nhà máy
Tìnhtrạng sử dụng Cấp chính xác S TT Tên loại thiết bị Số lượng
đang sử dụng Không sử dụng
1 2 3 4 5
1. Máy tiện 31 31 0 31
Máy phay.
Phay vạn năng 13 13 0 13
Phay côn xoắn 3 3 1 2
2.
Phay lăn 9 6 3 9
Máy mài
Mài phẳng 5 3 2 3 2
Mài moài 4 4 4
Mái lỗ 3 3 3
3.
Các loại khác 10 2 8 5 5
4. Máy khoan 16 11 5 12 4
5. Máy doa 3 1 2 3
6. Máy bào 3 2 1 2 1
Xọc răng 2 2 2 7.
Xọc đơn 4 3 1 3 1
8. Máy hàn 9 5 4 5 4
9 Máy búa 5 5 5
10. Dập+ép ma sát 4 3 1 1 2 1
Lò nhiệt luyện
Tôi h45 2 2 2
Lò tần số 1 1 1
Lò thấm than
11.
Các lò # 4 2 2 4
12. Lò đúc thép 1 1 1
13 Hệ mạ. 1 1 1
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 35
14 Các thiết bị # 42 24 15 24 15
Tổng
số
174 130 44 0 0 4 137 33
(Nguồn số liệu : phòng cơ điện - công ty cơ khí 79)
Giải thích:Cấp 1:máy nhập mới chưa sử dụng
Cấp 2:máy mới sử dụng còn 80%
Cấp3:máy còn 60%
Cấp4:máy còn 40 %
Cấp5:máy chuyển đại tu ,thanh lý.
Máy móc của nhà máy hiện nay có nhiều đã hư hỏng và xuống cấp,
công suất máy hiện nay chỉ đạt đựoc khoảng 60% công suất thiết kế. Đa
phần là các máy ở trong tình trạng phải sửa chữa hoặc nâng cấp cho phù hợp
với nhu cầu của thị trường. Điều này dẫn đến việc làm của người lao động
không ổn định. Từ đó dẫn đến việc quản lý người lao động gặp không ít khó
khăn.do máy móc trục trặc, công việc không ổn định vì phải phụ thuộc vào
máy móc dẫn đến người lao động không yên tâm công tác làm cho năng xuất
lao động và hiệu quả đạt được không cao. Từ đó đòi hỏi người quản lý đặc
biệt là cán bộ ở phòng quản trị nhân lực cần phải thường xuyên giám sát và
đôn đốc người lao động để họ yên tâm công tác đảm bảo kế hoạch sản cho
nhà máy đã đề ra.
2.4- Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những
năm qua.
Bảng7 : kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 79
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002
1. Giá trị sản xuất 5454 6750 8142 10400
2. Doanh thu 6454 6605 8337 10400
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 36
3. Nộp ngân sách 658 432.9 369
4. Giá trị tăng thêm 1065 1783 1392 2063
5. Thu nhập bình quân 0.55 0.56 0.739 0.8
6. Năng xuất bình quân 23.02 25.57 30.38 37.68
(Nguồn số liệu : phòng tài vụ - công ty cơ khí 79)
+ Về giá trị tổng sản xuất.
Giá trị tổng sản xuất qua các năm tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2000
và năm 2001 giá trị tổng sản lượng đều tăng hơn 10% về số tuyệt đối và tăng
xấp xỉ 1300 triệu đồng. Riêng năm 2002 công ty dự kiến giá trị tổng sản
lượng sẽ tăng 22.58% về số tương đối và tăng 2238 triệu đồng về số tuyệt
đối so với năm 2001.
Có được kết quả như vậy là do sự phấn đấu nỗ lực của toàn nhà máy,
cùng với sự quan tâm của cấp chủ quản. Năm 2001 công ty đã được cấp chủ
quản đầu tư cho dây truyền sản xuất bánh răng côn xoắn - sản phẩm mà
không phải nhà máy cơ khí nào cũng làm đựơc - chính điều đo đã góp phần
không nhỏ vào việc tăng giá trị tổng sản lượng của nhà máy.
+ Về tổng doanh thu
Qua các năm từ 1999 đến 2001 tổng doanh thu của nhà máy liên tục
tăng. Duy có năm 2000 là mức tăng tương đối thấp chỉ tăng 1.51% về số
tương đối và 151 triệu đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân ở đây là do ảnh
hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ tại Châu Á năm cuối 1999. Bước vào
năm 2001 do có dây truyền sản xuất bánh răng côn xoắn và ký được nhiều
hợp đồng như : hợp đồng sản xuất ty sứ cho ngành điện lực hay làm cầu xe
ben la cho tổng cục... Vì vậy đến năm 2001 tổng doanh thu đã tăng 17.32%
về số tương đối và 1732 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2000.
+ Về giá trị tăng thêm.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 37
Mặc dù tổng doanh thu và giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm
nhưng do sự biến động về giá cả nguyên vật liệu và giá dầu mỏ tăng vcùng
với một số sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng nên năm 2001 giá trị
tăng thêm đã giảm 3.91% về số tương đối tương ứng với 391 triệu đồng về
số tuyệt đối so với năm 2000.
+ Về thu nhập bình quân.
Từ năm 1999 cho đến nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của nhà máy
đã và đang nỗ lực để đưa nhà máy thoát khỏi sự trì trệ của thời kỳ bao cấp
để lại. Mặc dù trong những năm qua nhà máy gặp rất nhiều khó khăn nhưng
với sự hỗ trợ của cấp chủ quản và với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên
nhà máy đã giúp cho nhà máy đứng vững và đảm bảo thu nhập của người lao
động qua các năm đều tăng cho dù mức độ tăng chưa đưọc như mong muốn.
Qua các số liệu trên ta thấy nhìn chung trong tình hình khó khăn của
nhà máy, tình hình thực hiện kế hoạch của công ty qua các năm là khá cao.
Tỷ lệ % so với năm trước đều tăng. Tuy nhiên trong sản xuất và kinh doanh
nhất là tạo việc làm cho người lao động còn gặp không ít khó khăn.
Có được thành quả như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ
công nhân viên nhà máy nói riêng và có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán
bộ quản lý của công ty .
2.5 -Những thuận lợi và khó khăn.
Trong những năm qua nhà máy đã từng bước phát triển rõ rệt.
a.Thuận lợi.
Năm 2001 nhà máy có những mặt thuận lợi sau :
Được sự quan tâm của đảng ủy, thủ trưởng tổng cục và các cơ quan
chức năng của tổng cục. Tổng cục đã tạo điều kiện giúp đỡ nhà máy trên các
mặt : Về xây dựng tổ chức lực lượng, về đầu tư chiều sâu và các hỗ trợ khác.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 38
Có sự đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo chỉ huy và trong toàn đảng
bộ.
Sau đại hội đảng bộ lần thứ 8 cán bộ và công nhân viên đoàn kết tin
tưởng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Thị trường năm 2001 có chuyển biến hơn các năm trứơc.
b-Những khó khăn nhà máy gặp phải.
Khả năng công nghệ, thiết bị và lao động của nhà máy còn hạn chế
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Công tác quản lý của nhà máy còn nhiều vấn đề bất cập .
Nhà máy vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn sản xuất và kinh doanh.
Hàng quốc phòng chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất.
II-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA
HỌC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CƠ KHÍ 79
1-tổ chức bộ máy sản xuất
1.1-cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cơ khí 79
Giám đốc
Phó giám đốc
hành chính kiêm
bí thư đảng
Phó giám đốc
Sản xuất –kinh doanh
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 39
Phòng
tổ
chức
lao
động
Phòng
tài vụ
Phòng
kế
hoặch
Phòng
chính
trị
Phòng
hành
chính
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
cơ
điện
Phân
xưởng
gia công
nóng
Phân
xưởng
cơ khí I
Phân
xưởng
cơ khí
III
Bộ
phận
kho
Ghi chú:
*( ) : Quan hệ trực tuyến
*( ) : Quan hệ chức năng
Trên đây là loại cơ cấu tổ chức kiểu : “ Cơ cấu trực tuyến chức năng”.
Cơ cấu này có ưu điểm :
Giữ được chỉ huy theo tuyến, thực hiện được chế độ một thủ trưởng,
sử dụng được kiến thức của đội ngũ tham mưu, là cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, có
hiệu quả.
1.2- Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng chức
danh
a-Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc.
Chức năng nhiệm vụ của giám đốc nhà máy :
Chịu trách nhiệm chung, toàn diện các mặt của nhà máy.
Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác (công tác kế hoạch, công tác
tài chính, công tác tổ chức lao động- tiền lương, công tác đầu tư phát triển :
Tùy theo các lĩnh vực đầu tư giám đốc sẽ giao cho các phó giám đốc thực
hiện cụ thể công tác này.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 40
Chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc
Thực hiện chức năng nhiệm vụ phó giám đốc về chính trị do Đảng uỷ
tổng cục công nghiệp quốc phòng quy định.
Giúp giám đốc nhà máy chỉ đạo, triển khai thực hiện lĩnh vực công
tác, công tác chính trị, công tác hành chính hậu cần, công tác thanh tra, pháp
chế, một số nội dung của công tác đầu tư phát triển, công tác kinh doanh.
Các phó giám đốc của nhà máy phải chịu trách nhịêm trước giám đốc
nhà máy trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác được phân công và phải
chủ động phối hợp với nhau để thực hiện các công việc không được phân
công.
b -Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động.
Vị trí, chức năng :
Phòng tổ chức lao động là cơ quan trực thuộc giám đốc, chuyên
nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý xí nghiệp,
nghiên cứu vận dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đã ban hành
với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Đảm bảo thực hiện quản lý lao
động, quản lý tổ chức biên chế theo yêu cấu nhiệm vụ sản xuất từng thời kỳ
một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất, tăng năng xuất lao động. Là cơ quan
nghiên cứu, xây dựng phương thức trả lương hợp lý, bồi dưỡng đào tạo dạy
nghề cho công nhân và thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn nhà
máy.
Nhiệm vụ chung của phòng tổ chức lao động.
Căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của nhà máy, nghiên cứu đề
nghị giám đốc quyết định cơ cấu, xắp xếp biên chế các phòng, ban, phân
xưởng. Xây dựng hoàn thiện các chế độ nội quy của nhà máy. Hướng dẫn
việc xây dựng các nhiệm vụ chức trách cho đến từng chức danh công tác
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 41
trong nhà máy, tổ chức ban hành và theo dõi thực hiện, từng thời kỳ tổ chức
chỉnh lý bổ xung.
Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch và yêu cầu sản xuất trong năm lập kế
hoạch đáp ứng lao động đảm bảo yêu cầu cho sản xuất.
Tổ chức thực hịên đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ có liên quan
đến việc tăng giảm nhân sự và quản lý sử dụng lao động. Cùng công đoàn
thực hiện các chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội và phúc lợi tập thể.
Tổ chức quản lý chặt chẽ lực lượng lao động về mọi mặt (trong đó
việc quản lý hồ sơ, lý lịch) có sự phối hợp với văn phòng đảng uỷ.
Tổ chức phổ biến quán triệt các chế độ chính sách một cách kịp thời
và thường xuyên đến các đối tượng thực hịên và hướng dẫn việc thi hành.
Thực hiện đầu đủ các chế độ báo cáo với cấp trên theo quy định.
Xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm vi công tác tổ chức nhân sự,
các nhiệm vụ chức trách, chế độ công tác, lề lối làm việc của từng chức danh
công tác trong phòng, tổ chức thực hiện và định kỳ tổng kết bổ xung.
Tính toán lập kế hoạch quỹ lươngvà quản lý quỹ lương của nhà máy.
Căn cứ các định mức ban đầu (Do phòng kỹ thuật xây dựng) tổ chức
theo dõi việc thực hiện xây dựng hoàn thiện bổ xung các định mức lao động
từng thời kỳ tổng kết và tổ chức xét duyệt, hiệu chỉnh.
Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức việc trả lương theo sản phẩm, xác minh các
chứng từ, thanh toán tiền lương, tiền thưởng và những khoản tiền lương khác
của các bộ phận và cá nhân trong xí nghiệp.
Lập kế hoạch an toàn lao động quý,năm, kiểm tra thường xuyên và
phát hiện kịp thời những thiếu xót về bảo hộ lao động. Xác minh nguyên
nhân các vụ tai nạn lao động, đề xuất biện pháp xử lý, phòng ngừa.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 42
Kiểm tra việc cấp phát và sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Việc bồi
dưỡng hiện vật, thời gian làm việc của công nhân làm ở nơi nặng nhọc, độc
hại.
Tổ chức quản lý các kỳ thi nâng bậc, kiểm tra tay nghề, thi thợ giỏi,
làm thư ký cho các hội đồng thi này.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật trong nhà máy. chỉ
đạo công tác tổng kết xây dựng các báo cáo chuyên đề về kỹ thuật, nghiệp
vụ.
Xây dựng phòng thành một tập thể vững mạnh về tư tưởng, đạo đức
tác phong, giỏi về nghịêp vụ, mọi người thông thạo chức trách và hoàn thành
sáng tạo mọi nhiệm vụ.
Nhiệm vụ cụ thể của phòng tổ chức lao động.
Trưởng phòng : Phụ trách chung, ký duyệt, họp.
Phó phòng : Phụ trách về mảng tiền lương, định mức lao động, và phụ
trách về mảng đào tạo.
Nhân viên:
+ Phụ trách về mảng chấm công quản lý lao động. Quản lý nghỉ phép
của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Phụ trách về bảo đảm các chế độ, chính sách cho người lao động, và
công đoàn nhà máy.
Quyền hạn của phòng tổ chức lao động :
Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng, phòng ban về
mặt nghiệp vụ tổ chức, nhân sự, huấn luyện, đào tạo, an toàn bảo hộ lao
động.
Phổ biến quán triệt và hướng dẫn thi hành các chế độ, chính sách của
đảng và nhà nước về mặt lao động tiền lương.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 43
Tham gia các hội đồng lương, các hội đồng kỷ luật, hội đồng sáng
kiến, hội đồng nâng bậc của nhà máy.
Đình chỉ tạm thời các cuộc thi cử không đúng thể lệ và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về quyết định đó.
Đề nghị xét nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân
viên.
C-Nhiệm vụ chức năng phòng kế toán tài chính :
Nhiệm vụ cụ thể :
Công tác nghiệp vụ kế toán, thống kê, kiểm soát hoạch toán.
Tổ chức và thực việc vào sổ, ghi chép thanh toán và phản ánh chính
xác tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp gồm :
Các khoản chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi tiêu hành chính sự
nghiệp.
Số lượng, chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm.
Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các chế độ bảo quản,
sử dụng nhập xuất tài sản, vật tư.
Kiểm soát việc thực hiện các chế độ kỷ luật tài chính, các khoản thu
nhập và việc sử dung đúng đắn các khoản vốn.
Giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chínhvề lao động tiền
lương, phụ cấp,quỹ lương và chế độ bảo đảm điều kiện làm việc, sức khoẻ
đời sống của cán bộ.
Nắm vững sự biến động chung về tài sản cố định chung của nhà máy
và từng bộ phận.
Công tác tài chính.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính đã được duyệt để
xây dựng kế hoạch thu chi tài chính năm,quý và lập dự toán thu chi hàng
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 44
tháng của nhà máy. Theo dõi, quản lý tình hình sử dụng các loại vốn và
nguồn vốn nghiên cứu các biện pháp sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả cao.
Lập kế hoạch thu chi tiền mặt và quản lý việc thực hiện các khoản thu,
chi tiền mặt, quỹ tiền mặt và các chứng khoán khác có giá trị như tiền nhận,
lĩnh tiền mặt và nộp tièn mặt vào nhân hàng theo lệnh chi, thu của giám đốc.
Theo dõi và giải quyết việc thanh toán sòng phẳng, đúng hạn, đúng
thủ tục mọi khoản công nợ.
Xây dựng kế hoạh kinh phí và thông báo tình hình chi cho các phòng
ban.
Công tác tổ chức quản lý :
Xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm vi chức năng quản lý của
phòng, xây dựng nhiệm vụ, chức trách, lề lối làm việc của từng chức danh
công tác của phòng, tổ chức thực hiện và định kỳ rút kinh nghiệm, chỉnh lý.
d-Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật :
Nhiệm vụ cụ thể :
Thiết kế các sản phẩm mới hoặc thiết kế cải tiến sản phẩm theo yêu
cầu sản xuất của nhà máy. Vận dụng thực hiện đầy đủ “Tiêu chuẩn nhà
nước”. Bảo đảm thiết kế có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, có tính
kinh tế và có tính công nghệ cao.
Nghiên cứu tài liệu thiết kế của các sản phẩm không do nhà máy thiết
kế, phát hiện những sai sót, những bất hợp lý và các yêu cầu không phù hợp
với khả năng công nghệ của nhà máy, đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi.
Thực hiện việc cấp phát thu hồi, quản lý tài liệu thiết kế, công nghệ
theo đúng quy định trong điếu lệ công tác kỹ thuật.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 45
Chủ trì công tác chế thử định hình sản phẩm. chỉ đạo và tổng kết chế
thử, chỉnh lý tài liệu thiết kế. Đưa duyệt chính thức để đưa vào sản xuất loạt.
Tổ chức và quản lý kho sản phẩm mẫu của nhà máy. Định kỳ tổ chức
kiểm tra mẫu mực sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nếu phát hiện sai sót
phải có biện pháp giải quyết và báo cáo giám đốc ngay.
Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến khoa học kỹ thuật
và công tác huấn luyện của nhà máy theo các nội dung được phân công.
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nghiên cứu, cải
tiến công nghệ sẵn có. Giải quyết kịp thời các vướng mắc kỹ thuật đảm bảo
sản xuất liên tục, có năng xuất và chất lượng cao.
Tổ chức, theo dõi, nuôi dưỡng phong trào “Phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất ”.
Xây dựng phòng thành một tập thể vững vàng về nhận thức tư tưởng,
có đạo đức, tác phong tốt. Giỏi chuyên môn kỹ thuật có khả năng hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao.
e-Nhiệm vụ chức năng phòng cơ điện.
Nhiệm vụ cụ thể.
Tổ chức, thực hiện sửa chữa chu kỳ, chăm sóc kỹ thuật, toàn bộ thiết
bị công nghệ, năng lượng, phương tiện vận chuyển trong nhà máy theo kế
hoạch sửa chữa dự phòng hàng năm đã được duyệt.
Nghiên cứu thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm giảm
thời gian ngừng máy chữa và keó dài tuổi thọ của máy.
Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng và trạng thái kỹ thuật của thiết
bị, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng hỏng máy bất thường và không an
toàn khi sử dụng.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 46
Nâng cao trình độ kỹ thuât, tay nghề, áp dụng và nghiên cứu những
kinh nghiệm tiên tiến, quy trình công nghệ mới và công tác sửa chữa để giảm
các chỉ tiêu tiêu hao cho sửa chữa hạ giá thành và cải thiện điều kiện làm
việc cho công nhân.
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác dầu mỡ, nước tưới mát, dây
chuyền lực cho các máy hoạt động.
Tổ chức công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và thực hiện nghiêm
chế độ báo cao.
f-Chức năng nhiệm vụ của phòng chính trị.
Nhiệm vụ cụ thể.
Giúp việc đảng uỷ chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, văn hoá xí
nghiêp giáo dục đảng viên, cán bộ công nhân viên về chủ nghĩa MAC -LÊ
NIN, tư tưởng HỒ CHÍ MINH, đường lối, chủ trương của đảng, hiến pháp và
pháp luật của nhà nước ; Nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân
và của xí nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chương trình nội dung giáo dục
chính trị theo chỉ đạo, hướng dẫn của của cấp trên. Nhằm bồi dưỡng cán bộ,
đảng viên, công nhân viên về phẩm chất đạo đức cách mạng ,nâng cao lòng
yêu nước, tinh thần cảnh giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính năng động sáng
tạo, lối sống lành mạnh, trung thực có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công.
g-Nhiệm vụ chức năng của phòng hành chính quản trị.
Vị trí,chức năng :
Phòng hành chính quản trị là cơ quan trực thuộc phó giám đốc hành
chính hậu cần có trách nhiệm tổ chức và quản lý các mặt công tác văn thư -
bảo mật -lưu trữ -đánh máy-thông tin- tiếp khách-hộ khẩu -doanh trại -nhà
trẻ-quân y- trật tự trị an của xí nghiệp.
h-Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 47
Vị trí, chức năng.
Phòng kế hoạch trực thuộc giám đốc có chức trách nhiệm vụ
Lập kế hoạch sản xuất -tài chính -kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn.
Tổng hợp, phản ánh kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
xí nghiệp.
Điều độ sản xuất hàng ngày của nhà máy được liên tục, đồng bộ, nhịp
nhàng cân đối.
Giới thiệu và tiêu thụ sản phảm do nhà máy sản xuất ra. Đảm bảo kinh
doanh theo đúng quy định của nhà nước, quân đội và nhà máy.
Nhiệm vụ cụ thể :
Công tác kế hoach kinh tế :
Căn cứ và tình hình cụ thể của xí nghiệp, sự chỉ đạo của cấp trên, lập
kế hoạch sản xuất -kỹ thuật-tài chính hàng năm, quý của nhà máy.
Lập kế hoạch hàng tháng giao cho các phân xưởng và các phòng có
liên quan.
Nghiên cứu và chủ trì tổ chức việc xây dựng kế hoạch phương án sản
phẩm, kế hoạch phát triển dài hạn của nhà máy.
Công tác điều độ sản xuất.
Lập kế hoạch điều độ sản xuất hàng tháng, hàng tuần của xí nghiệp và
của các phân xưởng.
Kiểm tra đôn đốc các phòng, ban, phân xưởng thực hiện các hợp đồng
chuyển bị sản xuất, phục vụ sản xuất.
Phát hiện kịp thời các vướng mắc, mất cân đối trong sản xuất, đề xuất
biện pháp giải quyết. Thừa lệnh giám đốc truyền đạt các mệnh lệnh sản xuất
và theo dõi kiểm tra thực hiện.
Công tác kinh doanh :
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 48
Duy trì đều đặn mọi hoạt động của trung tâm giới thiệu và bán sản
phẩm của xí nghiệp.
Căn cứ kế hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết lập kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm năm, quý, hàng tháng của nhà máy.
Quản lý chặt chẽ số vốn mà nhà máy giành cho việc mua sắm nguyên
vật liệu.
Luôn tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và ký kết các hợp
đồng sản xuất.
Công tác tổ chức quản lý :
Xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm vi công tác kế hoạch - điều
độ sản xuất kinh doanh. Xây dựng nhiệm vụ chức trách làm việc cho từng
chức danh công tác của phòng. Tổ chức thực hiện và định kỳ rút kinh
nghiệm, bổ xung.
i-Chức năng nhiệm vụ của quản đốc phân xưởng.
Vị trí, chức năng :
Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt
động về sản xuất, kỹ thuật của phân xưởng trước giám đốc của nhà máy.
Nhiệm vụ cụ thể :
Nắm vững năng lực sản xuất, có biện pháp tổ chức kỹ thuật để khai
thác khả năng tiềm tàng của phân xưởng, chỉ đạo lập và giao kế hoạch cho
các tổ sản xuất phù hợp với đặc diểm của từng lúc, từng nơi nhằm đảm bảo
hoàn thành vượt mức kế hoạch của nhà máy.
Chỉ đạo mọi mặt hoạt động trong phân xưởng, tiến hành công tác lập
tiến độ sản xuất, chuẩn bị sản xuất, tổ chức lao động, điều độ sản xuất cho
nhịp nhàng cân đối theo đúng tiến độ của nhà máy.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 49
Nghiên cứu vận dụng sáng tạo và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh mọi
chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc, của quy trình, quy định kỹ thuật, quy chế
trong sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động
trong sản xuất và sinh hoạt.
Có trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác tài chính của phân
xưởng đúng theo quy định, phải lập sổ sách, chứng từ rõ ràng đảm bảo lưu
trữ mọi tài liệu liên quan cho đến khi bàn giao làm công việc khác.
2-Tình hình tổ chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý ở
công ty cơ khí 79
2.1- Quy mô và cơ cấu lao động quản lý ở công ty cơ khí 79.
2.1.1-Theo chức năng.
bảng 8 : Cơ cấu lao động quản lý theo chức năng của công ty cơ khí 79
Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 STT Chỉ tiêu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Tổng 66 100 68 100 63 100 58 100
2. Nhân viên quản
lý kỹ thuật
24 36.4 25 36.8 25 39.7 25 43.2
3. Nhân viên quản
lý kinh tế
28 42.1 29 42.6 26 41.3 23 39.6
4. Nhân viên quản
lý hành chính
14 21.2 14 20.6 12 20 10 17.2
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 1999 cho đến năm 2002 nhìn chung tỷ lệ
nhân viên quản lý kinh tế và nhân viên quản lý hành chính đã dần dần được
giảm đi với năm liền trước đó. Việc giảm đó là do nhà máy đã làm tốt hơn
công tác tổ chức lao động khao học. Mạnh dạn thực hiện chế độ hưu trí cho
những người chưa đủ tuổi về hưu nhưng đã có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 50
hội hoặc những người đã đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm
xã hội và thực hiện tốt việc tinh giảm biên chế do nhà nước quy định. Điều
này đã làm cho hiệu quả của công việc được nâng cao hơn, tiết kiệm được
thời gian làm việc, năng xuất lao động quản lý được nâng cao.
2.1.2- Phân loại theo vai trò :
bảng 9 : Cơ cấu lao động quản lý theo vai trò của công ty cơ khí 79
Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 STT Chỉ tiêu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Tổng 66 100 68 100 63 100 58 100
2. Cán bộ lãnh đạo 30 45.5 30 44.1 26 41.3 23 39.6
3. Các chuyên gia 0 0 1 2.5 1 2.6 2 4.5
4. Nhân viên thực
hành kỹ thuật
36 54.5 37 54.4 36 57.1 33 56.9
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 51
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động- công ty cơ khí 79)
Qua biểu trên ta thấy rằng qua các năm số cán bộ lãnh đạo trực tiếp giảm dần từ
chỗ năm 1999 có 45.5% cán bộ lãnh đạo, năm 2000 có 44.1%, năm 2001 có 41.3% và
đến năm 2002 chỉ còn 39.6%. Có được điều này là do thấy rằng công ty đang dần dần
tổ chức lại lực lượng lao động quản lý.Việc giảm bớt số lượng lãnh đạo làm cho việc
ra quyết định được nhanh chóng hơn, chính xác hơn. Hơn nữa trong năm qua nhà máy
đã quan tâm đến chuyên gia từ chỗ không có chuyên gia nào năm 1999 thì đến nay
nhà máy đã có 2 chuyên gia phụ trách về công nghệ và thị trường điều này đã tiết
kiệm cho nhà máy rất nhiều thời gian và tiền của và giúp cho nhà máy mở rộng thị
trường nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
2.1.3-Phân loại theo trình độ chuyên môn :
Theo biểu dưới ta thấy rằng trình độ của cán bộ quản lý đã được nâng cao một
cách khá rõ rệt.
Bảng 10 : Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn
Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002
STT
Chỉ tiêu
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
1.
Đại học
Cao đẳng
25
37.9
33
48.5
35
55.5
42
72.4
2. Trung cấp
Sơ cấp
41 62.1 35 41.5 28 44.5 16 27.6
3. Tổng 66 100 68 100 63 100 58 100
(Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động- công ty cơ khí 79)
Từ chỗ công ty chỉ có 37.9% cán bộ có trình độ đại học còn lại là trình
độ trung cấp năm1999. Nhưng đến năm 2000 số cán bộ lãnh đạo có trình độ
đại học đã là 48.5%, năm 2001 là 55.5%, và dự kiến đến tháng 6-2002 sẽ có
72.4 % cán bộ có trình độ đại học. Có được sự thay đổi tích cực như vậy là
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 52
do những năm qua công ty đã chú trọng đến năng lực của người lao đông.
Công ty đã cho những người có năng lực đi đào tạo tại các trường đại học
như trường kinh tế quốc dân hay trương đại học bách khoa để nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ của công ty như ngày nay. Sự thay đổi này đã góp
phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất, giúp cho việc phân
công và hiệp tác lao động có hiệu quả hơn. Làm cho năng xuất của toàn nhà
máy được nâng cao tạo tâm lý tốt cho người lao động yên tâm làm việc.
2.1.4-Phân loại lao động theo ngành nghề.
Bảng 11 : Bảng phân loại lao động theo ngành nghề của lao động quảnlý
STT Chỉ tiêu Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002
1. Ban giám đốc 4 4 4 3
2. Phòng tổ chức 4 4 4 4
3. Phòng kế hoạch 13 13 12 12
4. Phòng kỹ thuật 6 6 6 5
5. Phòng cơ điện 16 17 17 16
6. Phòng tài vụ 6 7 5 5
7. Phòng hành chính 7 7 7 5
8. Phòng chính trị 3 3 2 2
9. Bảo vệ+lái xe 7 7 6 6
10. Tổng 66 68 63 58
(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức lao động- công ty cơ khí 79)
Phân loại lao động theo nghề nghiệp của cán bộ quản lý của công ty
cơ khí 79 trong những năm qua không có biến động gì lớn. Trong những
năm qua điều thay đổi lớn nhất đó là từ chỗ có 4 người trong ban giám đốc
từ năm 2001 trở về trước thì đến đầu năm 2002 nhà máy chỉ còn 3 người
trong ban giám đốc. Còn lại ở các phòng ban sự biến động không đáng kể.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 53
Sự biến động đó chủ yếu là do một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu hoặc không
còn khả năng lao động được nhà máy cho nghỉ theo chế độ hay tuyển mới để
đáp ứng yêu cầu của công việc.
2.2-Tình hình phân công và hiệp tác lao động:
Phân công và hiệp tác lao động là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong
tổ chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên ban lãnh đạo của nhà
máy hết sức quan tâm đến công tác này
2.2.1-Phân công lao động.
2.2.1.1-Phân công lao động theo vai trò, chức năng:
Việc phân công lao động theo vai trò, chức năng của công việc được
nhà máy làm việc hết sức nghiêm túc,được quán triệt đến từng phòng ban,
từng cá nhân. Đó là “ Bản quy định chức năng nhiệm vụ của từng phòng
ban” của nhà máy, mỗi phòng được phát một bản quy chức năng nhiệm vụ
cụ thể những công việc mà phòng đó phải làm và mối quan hệ giữa các
phòng ban có liên quan. Sau đó từ bản quy định đó trong phòng sẽ phân chia
nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng cán bộ trong phòng.
+ Xét về bộ phận quả lý kinh tế có các chức năng sau :
Chức năng lập kế hoạch, điều độ sản xuất.
Chức năng tài chính- kế toán.
Chức năng đào tạo, tuyển dụng, tổ chức lao động.
Chức năng hành chính.
Bộ phận này gồm có ban giám đốc, trưởng phó các phòng ban như:
Phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động.
Tình hình sử dụng thời gian làm việc là 420 phút, thời gian nghỉ ngơi
và nhu cầu cần thiết là 60 phút.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 54
Bảng 11: Biểu khảo sat thời gian làm việc của giám đốc xi ngiệp
SST Loại thời gian
hao phí
Thời gian hao
phí(phut)
%
1. Tác nghiệp 392 81.67
3. Ngỉ ngơi + nhu
cầu cần thiết
60 12.5
4. Lãng phí 28 5.83
5. Tổng 480 100
(Nguồn số liệu : Phụ lục II )
Bảng12 : Biểu khảo sát thời gian làm việc của trưởng phòng tài vụ
trong 1 ngày
STT Loại thời gian hao
phí
Thời gian hao
phí(phút)
%
1. Tác nghiệp(TN) 378 78.75
2. Chuẩn kết(CK) 30 6.25
3. Phục vụ kỹ thuật 7 1.46
4. Nghỉ ngơi +nhu cầu
cần thiết
50 10.42
5. Phục vụ tổ chức 5 1.04
6. Lãng phí 10 2.08
7. Tổng 480 100
(Nguồn số liệu : Phụ lục )
Trưởng phòng tài vụ của công ty cơ khí 79 là một cán bộ được đánh
giá là làm việc ở mức trung bình, từ việc khảo sát thời gian làm việc của cán
bộ trên cùng với việc khảo sát thời giam làm việc của giám đốc công ty ta có
thể nhận xét sơ bộ việc sử dụng thời gian làm việc của cán bộ quản lý.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 55
Qua biểu trên ta thấy việc sử dụng thời gian của cán bộ quản lý là hiệu
quả và hợp lý. Với thời gian tác nghiệp là 78.75% và thời gian lãng phí chỉ là
2.08% so với tổng số thời gian làm việc trong ngày của trưởng phòng tài vụ
và thời gian tác nghiệp của giám đốc công ty là 81.67% so với thời gian quy
định trong ngày . Điều này chứng tỏ cán bộ trong công ty đã thực sự có trách
nhiệm với công việc mình được giao.
2.2.1.2-Phân công lao động theo công nghệ:
Phân công theo công nghệ quản lý thực chất là phân chia toàn bộ công
việc quản lý thành quá trình thông tin.
Bảng 13 : Những công việc của lao động quản lý công ty cơ khí 79
Công việc Số lượng người thực
hiện
Nơi thực hiện
Thiết kế - vẽ 5 Phòng kỹ thuật
định mức, lương, đào
tạo, chế độ cho người
lao động
4 Phòng tổ chức lao động
Nghiệp vụ kế toán-tài
chính
5 Phòng tài vụ
Văn thư, đánh máy, in
văn bản.
2 Hành chính
điều độ sản xuất, lập kế
hoạch sản xuất.
12 Phòng kế hoạch
Kiểm tra sản phẩm 16 Phòng cơ điện
Nhìn chung công việc của nhà máy được giao cho đúng những bộ
phận có chuyên môn đảm nhận, công việc được phân loại sau đó được giao
cho đúng nơi, đúng người làm việc.
2.2.1.3- Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 56
Nguyên tắc cơ bản của hình thức phân công này là phải đảm bảo sự
phù hợp tối ưu giữa trình độ của người quản lý và công việc mà họ phải thực
hiện.
Ở công ty cơ khí 79 có nhiều vị trí làm việc không đúng với mức độ
phức tạp của công việc. Họ làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thói
quen. Mặc dù công việc họ làm vẫn hoàn thành nhưng còn thiếu tính sáng
tạo và nhiều khi nó trở nên quá máy móc và không linh hoạt.
Bảng 14 : Những vị trí không làm theo đúng mức độ phức tạp công việc
Tên cán bộ Phòng ban
đang làm
việc
Trình độ
chuyên môn
Công việc
đảm nhận
Yêu cầu của
công việc
Ng văn Giộng TCLĐ Trung cấp kỹ
thuật
Phó phòng tổ
chức
Trình độ đại
học chuyên
ngành KTLĐ
Trần Thị ích Tài vụ đại học tài
chính
Nhân viên Trung cấp
Chu Phương
Thảo
Tài vụ Trung cấp kế
toán
Phó phòng tài
vụ
Trình độ đại
học chuyên
ngành kế toán
Nguyễn Đức
Thuyên
Phân xưởng
cơ khí III
Trung cấp
kinh tế
Quản đốc
phân xưởng
Trung cấp kỹ
thuật
Ng Đức thảo Kỹ thuật Trung cấp kỹ
thuật
Thiết kế sản
phẩm
Kỹ sư chế tạo
máy
Ng Hải Yến Hành chính đại học ngoại
ngữ
đánh máy, in
văn bản
Sơ cấp tin học
(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức lao động)
Từ đây có thể thấy rằng việc phân công lao động ở công ty cơ khí 79
còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
2.2.2-Hiệp tác lao động.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 57
Ở công ty cơ khí 79 việc hợp tác lao động được diễn ra khá chặt chẽ
và nhịp nhàng. Giữa các phòng ban, các phân xưởng đều có mối quan hệ tốt
luôn tạo ra bầu không khí thoải mái trong làm việc.
Cụ thể việc hợp tác lao động trong việc thiết kế sản phẩm bánh răng
côn xoắn :
Khi được ban giám đốc giao cho việc thiết kế phòng kỹ thuật sẽ có
trách nhiệm hoàn thành bản thiết kế và tính toán toàn bộ thông số kỹ thuật
của bản thiết kế, sau đó bản chyển xuống phong tổ chức để định mức cho
từng khâu của công việc, định mức xong đem sang phòng kế hoạch để bố trí
lập kế hoạch sản xuất, sau đó đưa sang phòng tài vụ để duyệt kinh phí cho
sản xuất. Sau cùng là đem bản thiết kế cùng với định mức, kinh phí lên
phòng giám đốc duyệt. Giám đốc duyệt xong thì giao cho các phân xưởng để
làm sản phẩm.
Nhìn chung việc hiệp tác lao động ở công ty cơ khí 79 được thực hiện
khá tốt. Công việc được thực hiện một cách có hiệu quả và nhanh chóng,
nhịp nhàng.
2.3-Tình hình tổ chức nơi làm việc
2.3.1- Bảng thống kê các yếu tố vật chất kỹ thuật của nhà máy
Tên trang bị
Tên phòng
Bàn làm
việc
Tủ đựng
tài liệu
chung
Tủ
cá
nhân
Ghế
ngồi
Máy
vi tính
Máy
tính
cá
nhân
điện
thoại
Ban giám đốc 4 2 3 12 2 3 3
Phòng TC-LĐ 4 2 4 8 0 4 1
Phòng tài vụ 5 1 3 10 3 5 2
Phòng kế hoạch 5 2 6 12 1 12 1
Phòng hành chính 3 2 3 4 2 3 1
Phòng chính trị 2 2 2 8 0 2 1
Phòng kỹ thuật 6 2 4 12 3 5 1
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 58
Phòng cơ điện 4 2 4 16 0 16 1
Phòng bảo vệ 1 0 0 2 0 0 1
Phòng hội trường 0 0 60 0 0 0
Phòng quản đốc 3 1 3 8 0 3 1
Tổng 36 16 32 152 11 53 13
Ở công ty cơ khí 79 tại các phòng ban đều được trang bị đầy đủ các
trang bị, công cụ lao động cần thiết cho cán bộ quản lý.
Trong mỗi phòng được trang bị một máy điện thoại được kết nối với
toàn bộ các máy khác trong cơ quan thông qua một tổng đài. Trang bị máy
điện thoại cho mỗi phòng là hết sức quan trọng nó góp phần làm cho việc ra
quyết định và truyền thông tin một cách nhanh chóng tiết kiệm được thời
gian lao động.
Ở mỗi phòng đều có tủ đựng tài liệu chung và tủ cá nhân để quản lý
dữ liệu và hồ sơ của phòng bố trí như vậy tạo điều kiện cho những phòng
chưa có máy tính dễ dàng trong việc tìm tài liệu khi cần.
Bàn làm việc ở công ty chủ yếu là bàn làm việc cá nhân với kích
thước là : Chiều rộng 0.8m, chiều cao 1.2m, chiều dài 1.2m. đều có màu
sáng do vậy luôn làm cho người lao động cảm thấy sạch sẽ và thoáng mát tạo
ra sự thoaỉ mái trong làm việc. Riêng ở phòng kỹ thuật do điều kiện đặc thù
của công việc thiết kế là vẽ nên ở giữa phòng có một bàn làm việc có độ dài
2.5m, chiều rộng 2m và chiều cao là 1.2m chiếc bàn này rất có tác dụng khi
các kỹ sư thảo luận về bản thiết kế và làm việc với các khổ giấy lớn.
Nhà máy mới chỉ trang bị máy tính cho một số phòng như: phòng
giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật. Còn lai các
phòng khác thì chưa có. Việc trang bị máy tính vào các phòng ban sẽ giúp
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 59
cho việc thiết kế, quản lý lao động, quản lý lương được thực hiện nhanh
chóng và sẽ tiết kiệm được lao động cho nhà máy.
2.3.2- Sơ đồ bố trí nơi làm việc toàn nhà máy.
Giải thích
101: Buồng đo lường 303 : Phòng cơ điện
102 : Phòng tổ chức lao động 301 : Phòng kỹ thuật
103 : Phòng tài vụ 304 : Phòng phó giám đốc sản xuất
104 : Phòng hành chính 305 : Phòng giám đốc
105 : Nhà ăn 306 : Phòng phó giám đốc chính trị
203 : Phòng chính trị 205 : Hội trường
Sơ đồ bố trí nơi làm việc của toàn nhà máy.
Đường giải phóng
Công ty cơ khí
79
Phòng
bảo vệ
Cửa hàng giới
thiệu sản phẩm
Nhà để xe
của cán
bộ
kho
Máy
lọc
nước
Phân xưởng
cơ khí I
105
104
103
102
101
205
204
203
202
201
306
305
304
303
302
301
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 60
Toàn nhà máy có diện tích là hơn 11 nghìn m2 bao gồm khu văn
phòng và 3 phân xưởng.
Hai bên cổng của nhà máy được giành một bên là 50m2 để làm nhà
bán và giới thiệu sản phẩmcủa công ty bên còn lại là phòng bảo vệ như sơ đồ
trên.
Bộ phận kho được nhà máy bố trí ngay gần cổng và phía trước kho là
1 bãi đất rộng thuận tiện cho việc bốc dỡ,vận chuyển và giao nhận hàng.
Do đặc thù của nhà máy là sản xuất dây truyền bán tự động nên giữa
các phân xưởng, phòng ban luôn có sự hiệp tác lao động. Nhận thức được
vấn đề này công ty đã bố trí phân xưởng gia công nóng gần với cả hai phân
xưởng còn lại rất thuận tiện cho việc vận chuyển phôi đến hai phân lại để gia
công. Hơn nữa bố trí phân xưởng gia công nóng ở vị trí đó còn có tác dụng
tránh độc hại, ảnh hưởng cho cán bộ quản lý, tạo môi trường thận tiện cho họ
làm việc.
Để giữ vệ sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên
của công ty. Công ty đã đầu tư xây dựng một máy lọc nước sạch khá lớn
Phân xưởng cơ khí III
Nhà để xe của
công nhân
Phân xưởng cơ khí III Phân xưởng
Gia công nóng
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 61
luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt cho cán bộ công nhân
viên trong vòng 24/24 giờ. Cùng với việc xây dựng máy lọc nước công ty
còn xây dựng nhà để xe cho cán bộ công nhân viên để họ yên tâm làm việc.
Khu văn phòng của công ty là khu nhà 3 tầng khang trang được xây
trên khu đất rộng lớn hơn 200m2. Các phòng ban được bố trí như sơ đồ bên.
Việc bố trí các phòng ban trong khu văn phòng của nhà máy như vậy
là khá hợp lý và mang tính khoa học. Bố trí như vậy rất thuận tiên cho việc
điều hành sản xuất và kinh doanh của nhà máy. Đồng thời tạo điều kiện làm
việc thuận tiện cho những người cần làm việc trong không gian yên tĩnh như
ban giám đốc, cán bộ phòng kỹ thuật...
Ở hai bên đường đi của nhà may cứ cách 3m lại được trồng 1 cây xanh
để tạo cảnh quan cho nhà máy và tạo môi trường thoáng mát cho người lao
động khi làm việc.
Nhìn chung việc bố trí nơi làm việc của nhà máy như vậy là khá hợp
lý và có khoa học so với điều kiện hiện có của công ty. Việc bố trí như vậy
đã tận dụng tốt được phần đất đai nhỏ hẹp của nhà máy và rất thuận lợi cho
việc hiệp tác lao động giữa các bộ phận của công ty.
2.3.3- Sơ đồ bố trí tại nơi làm việc (cụ thể phòng tổ chức lao
động).
3.5m
Hành
lang
1m
3
3 3
3
2 2
1 1 1
4
F
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 62
333333
1.5m 3m
6m
Chú thích:
1:Tủ cá nhân.
2:Tủ đựng tài liệu chung.
3:Bàn làm việc.
:Ghế ngồi.
:Bảng theo dõi quân số làm việc hàng ngày.
: Điện thoại
:Cửa chính
:Cửa sổ
Phòng tổ chức lao động được bố trí ở tầng I gần với phòng của quản
đốc phân xưởng và sát với phòng kế hoạch và phòng tài vụ, rất thuận tiện
cho việc hiệp tác lao động với các phòng ban nói trên.
Trong phòng gồm có 4 bàn làm việc với kích thước (1.2m, 1m, 1.2m)
được bố trí theo chiều dọc ở giữa phòng như hình vẽ trên, khoảng cách giữa
các bàn là 0.6m và khoảng cách giữa mép bàn đến hai bên tường là 1.25 m
nên rất thuận tiên cho việc đi lại trong phòng.
Cũng giống như tất cả các phòng khác trong công ty bàn của trưởng
phòng được bố trí ở đầu phòng ngay gần cửa ra vào tạo điều kiện làm việc
thuận lợi cho trưởng phòng.
Trong mỗi phòng của công ty đều được trang bị tủ đựng tài liệu chung
và tủ đựng tài liệu cá nhân. Là phòng tổ chức lao động nên cần quản lý rất
nhiều các loại giấy tờ , công văn của nhà máy nên công ty đã trang bị cho
phòng 2 tủ đựng tài liệu chung và 3 tủ cá nhân để thuận tiện cho việc quản lý
hồ sơ của nhà máy, ghế trong phòng được bố trí làm hai dãy và được bố trí
như sơ đồ trên. Dãy bên phải là nơi ngồi làm việc của cán bộ trong phòng,
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 63
bên còn lai dùng để tiếp khách. Bên phải gần cửa ra vào còn có một bảng
đen dùng để theo dõi quân số làm việc trong ngày của toàn nhà máy.
Việc bố trí nơi làm việc như vậy là khá hợp lý và có tính khoa học.
Với việc bố trí như vậy cán bộ làm việc trong phòng có thể làm việc một
cách độc lập hoặc cũng có thể làm việc tập thể khi cần thiết. Các trang thiết
bị trong phòng được bố trí như vậy đã tránh cho lao động quản lý tránh được
những lãng phí thời gian không cần thiết và tạo điều kiện cho họ làm việc có
hiệu quả nhất.
3-Điều kiện làm việc của lao động quản lý.
3.1- Chiếu sáng và màu sắc:
Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động chủ yếu có liên
quan đến việc thu nhận và xử lý chuyển bị thông tin, các công việc thường
được thể hiện dưới dạng đọc, viết, vẽ, đánh má, phân loại... Do đó cần phải
chiếu sáng tốt cho cán bộ quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên
mỗi phòng làm việc của nhà máy đều được thiết kế hai cửa sổ để tận dụng
ánh sáng tự nhiên đồng thời ở giữa phòng còn có hai bóng điện huỳnh quang
dai 1.2m. Cùng vơi việc bố trí vị trí làm việc của cán bộ trong phòng thì họ
luôn được làm việc trong điều kịên ciếu sáng đầy đủ và hợp lý.
Cùng với việc chiếu sáng tốt công ty còn rất quan tâm đến màu sắc : ở
phòng ăn và phòng hội trường được sơn màu trắng luôn tạo vẻ sạch sẽ và
thoáng mát cho người lao động khi họ nghỉ ngơi và hội họp. Ở các phòng
làm việc thì được sơn màu vàng chanh, cửa sổ đều sơn màu xanh, đa phần
các bàn việc của công ty có màu ghi sáng tạo điều kiện co người lao động
làm việc tập trung. Tuy nhiên, còn một số phòng bàn ghế sử dụng đã cũ và
có màu tối nhiều lúc gây tâm lý không tốt cho người lao động.
3.2-Tiếng ồn:
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 64
Hiện nay do điều kiện của nhà máy còn nhiều khó khăn nên tiếng ồn
đối vơi lao động quản lý là tương đối lớn hơn so với quy định (trừ phòng
giám đốc và một số phòng được cách âm tốt) đa phần các phòng còn lại do
quá gần các phân xưởng lại gần đường quốc lộ I nên không thể tránh khỏi
tiếng ồn đây là một vấn đề phức tạp cần phải quyết của công ty.
3.3-Bầu không khí tâm lý :
Để tạo cho nhà máy có bầu không khí tâm lý tốt ngoài việc tạo điều
kiện thuận lợi tốt nhất có thể cho cán bộ quản lý của nhà máy. Ban lãnh đạo
công ty còn có những trương trình phúc lợi cho người lao động như phân nhà
đất, xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân viên của công ty, thành lập một
số quỹ để hỗ trợ cho những gia đình công nhân viên không may gặp rủi ro.
Cán bộ quản lý của công ty hầu hết được chuyển nghành từ quân đội
sang làm kinh tế nên giữa họ uôn có sự gắn bó đoàn kết cởi mở với nhau. Từ
đó trong nhà máy luôn luôn có bầu không khí tâm lý thoải mái. Mọi người
luôn làm việc với tinh thần thái độ rất cao.
4-Định mức các công việc quản lý :
Định mức các công việc quản lý là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
trong công tác tổ chức lao động khoa học. Muốn làm tốt tổ chức lao động
khoa học cho cán bộ quản lý thì cũng phải làm tốt việc định mức các công
việc quản lý.
Hiện nay, công tác định mức lao động cho cán bộ quản lý ở công ty cơ
khí 79 chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ làm công tác định mức là
người có kinh nghiệm lâu năm, giầu kinh nghiệm nhưng lại yếu về chuyên
môn, nghiệp vụ. Do đó công tác xây dựng mức cho lao động quản lý hầu như
không được chú ý đến. Hơn nữa công ty cơ khí 79 là một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng, hầu hết cán bộ quản lý
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 65
trong nhà máy đều được chuyển nghành từ quân đội sang làm kinh tế chưa
lâu, công ty thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tổng cục. Nên số lượng cán bộ
quản lý trong công ty từ trước đến nay đều được tuyển dụng theo chế độ biên
chế. Còn số cán bộ trong các phòng ban được xác định bằng phương pháp
thống kê - kinh nghiệm có nghĩa là việc xác định này chỉ dựa vào số lượng
có sẵn từ trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ 79
I-XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI
Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn tăng trưởng và phát triển một cách
ổn định. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện mình
vì không có ai có thể cho mình đã hoàn thiện. Bước sang nền kinh tế thị
trường cạnh tranh các doanh nghiệp lại càng phải hoàn thiện mình hơn nữa
trên mọi mặt, và công ty cơ khí 79 không nằm ngoài quy luật đó. Công tác tổ
chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý có ý nghĩa vô cùng lớn trong
việc nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý, tận dụng được những
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 66
kinh nghiệm cũng như hạn chế tới mức thấp nhất có thể những nhựơc điểm
của cán bộ quản lý.
Với những kết quả đã đạt được trong những năm trở lại đây công ty cơ
khí 79 đã dần dần thoát khỏi khủng khoảng và đang trên đà phát triển không
ngừng, dần dần các sản phẩm của nhà máy đã có chỗ đứng trên thị trường
trong nước và có được sự tin tưởng của khách hàng. Tuy vậy, trong khâu
quản lý của nhà máy còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó để công ty ngày càng
có chỗ đững trên thị trường hơn nữa thì nhiệm vụ trong thời gian tới của nhà
máy cần làm là :
+ Tăng cường vai trò trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong
việc hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thiện hệ thống quy chế trong sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Đặc biệt chú trọng 5 khâu quản lý.
+ Tổ chức tôt phong trào thi đua có tác dụng thúc đẩy hoàn thành kế
hoạch sản xuất.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh việc tinh giảm biên chế gián tiếp theo tinh thần
nghị quyết của đảng uỷ và chủ trương của giám đốc năm 2001. Đồng thời có
cân đối giữa giá trị sản xuất với điều kiện máy móc thiết bị để tăng lực lượng
lao động trực tiếp lên một cách hợp lý.
+ Khẩn trương hoàn thành dự án đầu tư sản xuất năm 2002 đạt chất
lượng và khả thi.
+ Hoàn chỉnh công tác đầu tư chiều sâu năm 2001 và đưa các thiết bị
sản xuất có hiệu quả đặc biệt là các thiết bị đầu tư giá trị lớn.
+ Tăng cường nguồn khai thác hàng quốc phòng coi đây là trọng điểm
trong sản xuất kinh doanh của năm 2002 và tạo tiền đề cho sản xuất các năm
sau.
+ Tiếp tục liên doanh liên kết để tăng giá trị sản xuất kinh doanh và đa
dạng hoá sản phẩm.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 67
+ Trong năm tới nhà máy có kế hoạch nhập thêm dây truyền sản xuất
mới và tăng diện tích mở rộng quy mô của nhà máy.
+ Trong những năm tới cần hoàn thành công tác tổ chức lao động khoa
học để đưa vào áp dụng rộng rãi trong nhà máy cho cả cán bộ quản lý lẫn
công nhân trực tiếp sản xuất.
II- NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hoàn thiện công tác tổ chức
lao động khoa học là một đòi hỏi khách quan đối với mỗi doanh nghiệp cho
dù là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp tư nhân.
Từ thực tế đang gặp phải khó khăn hiện naycủa công ty. Với thực
trạng công tác tổ chức lao động khoa học của công ty cơ khí 79 như đã phân
tích ở trên, căn cứ vào đặc điểm và nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn tới.
Để góp 1 phần nhỏ bé sức lực của mình vào sự phát triển của công ty trong
giai đoạn tới. Sau đây là một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm góp
phần hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý ở
công ty cơ khí 79.
1- làm tốt hơn nữa quá trình phân công và hiệp tác lao động.
Hiện nay, công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cơ khí
79 được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề cần
quan tâm, thay đổi để phù hợp với điều kiện của của công ty và xu thế phát
triển trong xã hội.
Phân công lao động : phân công lao động ở công ty cơ khí 79 hiện nay
được thực hiện khá chặt chẽ và tương đối tốt. Tuy nhiên, về phân công lao
động theo mức độ phức tạp công việc cần có một số thay đổi để phù hợp với
yêu câù của công việc.
Cụ thể :
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 68
Phân công lao động theo công nghệ : hiện nay một số vị trí trong
các phòng ban được bố trí chưa thật sự hợp lý, các vị trí đó có thể thay đổi
như sau :
Vị trí đánh máy, in văn bản, chuyển văn thư theo nguyên tắc bố trí như
vậy là không phù hợp, bố trí như vậy gây lãng phí lao động nhưng do ở công
ty cơ khí 79 công việc hiện nay không đòi hỏi phải có người có trình độ đại
học ngoại ngữ. Hơn nữa việc đánh máy, in văn bản chuyển công văn giấy tờ
là công việc đơn giản nên vẫn để nhân viên này đảm nhận công việc hiện tại,
khi cần thiết có thể điều chỉnh lại sau.
Những vị trí còn lại nhất thiết phải có sự trong thời gian tới phải có sự
điều chỉnh sắp xếp lại, bởi đây đều là những vị trí quan trọng của công ty đòi
hỏi phải có người đúng chuyên môn đảm nhận. Nhất là vị trí phó phòng tổ
chức lao động với công việc đảm nhận là định mức, tính lương, đào tao,
huấn luyện mà lại bố trí một người có chuyên môn kỹ thuật đảm nhận là
không phù hợp. Vì vậy công ty có thể chuyển cán bộ đang đảm nhận vị trí
này sang làm tại phòng kỹ thuật hoặc chyển xuống làm quản đốc phân xưởng
cơ khí III vì quản đốc phân xưởng cơ khí III hiện là một người được đào tạo
về nghiệp vụ kinh tế không phù hợp với vị trí của quản đốc. Khi chuyển cán
bộ ở phòng tổ chức sang làm công việc khác công ty cần phải tuyển một
người có nghiẹp vụ phù hợp đảm nhận bằng cách liện hệ với một số trường
đại học như trường Kinh Tế Quốc Dân để xin sinh viên chuyên ngành quản
trị nhân lực hoặc tổ chức tuyển mộ người có trình độ phù hợp về đảm nhận
vị trí phó phòng tổ chức.
Phòng tài vụ việc bố trí hai nhân viên như ở bảng 14 là chưa phù hợp,
bố trí như vậy vừa gây lãng phí lao động lại vừa không đảm bảo yêu cầu của
công việc. Vì vậy nên chuyên hai vị trí ở bảng 14 cho nhau thì phù hợp hơn.
Qu¶n TrÞ Nh©n Lùc 40B 69
Cụ thể : đưa trần thị ích nên làm phó phòng và giao phó phòng hiện tại đảm
nhận công việc hiện tại của trần thị ích.
Như vậy có thể bố trí lại một số vị trí cán bộ quản lý ở công ty cơ khí
như sau :
Bảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 98.pdf