Báo cáo Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam: MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã chuyển nền kinh tế nước ta từ tập trung, ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất (công nghiệp nặng) sang thực hiện đồng thời cả ba chương trình kinh tế: Lương thực; xuất khẩu; hàng tiêu dùng (Công nghiệp nhẹ) và thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Vì vậy mà ngành dệt may đã có điều kiện phát triển nhanh chóng. Đến nay ngành công nghiệp này là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Kết quả xuất khẩu của ngành dệt may có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trước sự biến động của thị trường hàng dệt may thế giới đã và đang đe doạ trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU vì theo như hiệp định ATC (Hiệp định dệt may) thì kể từ ngày 1/5/2005 các nước thành viên EU không còn được áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may nhập khẩu vào EU là thành viên của WTO nữa. Điều này đã đặt d...

doc29 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã chuyển nền kinh tế nước ta từ tập trung, ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất (công nghiệp nặng) sang thực hiện đồng thời cả ba chương trình kinh tế: Lương thực; xuất khẩu; hàng tiêu dùng (Công nghiệp nhẹ) và thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Vì vậy mà ngành dệt may đã có điều kiện phát triển nhanh chóng. Đến nay ngành công nghiệp này là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Kết quả xuất khẩu của ngành dệt may có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trước sự biến động của thị trường hàng dệt may thế giới đã và đang đe doạ trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU vì theo như hiệp định ATC (Hiệp định dệt may) thì kể từ ngày 1/5/2005 các nước thành viên EU không còn được áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may nhập khẩu vào EU là thành viên của WTO nữa. Điều này đã đặt dệt may nước ta vào một tình thế rất khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU. Nó đòi hỏi nếu chúng ta muốn tiếp tục xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này thì chúng ta phải đưa ra được những biện pháp thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu. Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết những khó khăn của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU trong thời gian tới. Trên cơ sở được sự hướng dẫn của thầy cô giáo và nghiên cứu những tài liệu liên quan, em đã viết lên nội dung của đề tài này. Mặc dù với sự nỗ lực của bản thân nhưng trong quá trình viết đề tài cũng không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót vì vậy em mong thầy cô góp ý để lần sau em viết được tốt hơn. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY I. KHÁI NIỆM, TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Để làm định hướng và đường chỉ dẫn vào nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của cơ sở lý luận thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cũng như các vấn đề khác có liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đó là trước tiên chúng ta phải hiểu được thúc đẩy xuất khẩu dệt may là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này là tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới và của khoa học công nghệ, cũng như các giai đoạn khác nhau của sản phẩm được xuất khẩu mà việc thúc đẩy xuất khẩu được sử dụng bằng các cách khác nhau. Nó không có một phương thức, hay một biện pháp cố định nào được sử dụng liên tục để thúc đẩy xuất khẩu cho một sản phẩm. Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may nó cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Vì vậy mà với mỗi thời kỳ nó được sử dụng bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát lại như sau: Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng dệt may mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Như vậy, qua việc khái quát về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may như trên cho thấy thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may có những nội dung chủ yếu sau: Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đây là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung. Và với bất kỳ doanh nghiệp dệt may nào nói riêng. Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các biện pháp chính sách, cách thức . . . Nó có thể là những biện pháp cho thời kỳ sản phẩm mới thâm nhập thị trường hoặc những biện pháp cho một sản phẩm đã được cải tiến, hay là cho một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường đó và đang tìm cách cạnh tranh để giành giật thị phần. Kết quả của những biện pháp những chính sách đó là các cơ hội, các cơ hội có thể được mang đến dưới nhiều dạng khác nhau. Cuối cùng là thực hiện được mục tiêu bán nhiều hàng dệt may hơn ra thị trường nước ngoài. Chủ thể của thúc đẩy xuất khẩu là các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước, tức là vừa có cả chủ thể đại diện ở tầm vi mô và chủ thể đại diện ở tầm vĩ mô, vừa có cả chủ thể tác động trực tiếp và chủ thể tác động gián tiếp đến đối tượng được thúc đẩy xuất khẩu. Mà cụ thể ở đây là hàng dệt may. 2. Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Mặc dù ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ tương đối phù hợp với tình trạng cơ sở hạ tầng và khả năng tài chính ở nước ta, lại có được những thuận lợi cho sự chuyển hướng trọng tâm phát triển nền kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước. Cho nên đã có được một số thành tựu nhất định trong thời kỳ đổi mới. Nhưng cũng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa làm cho sản phẩm dệt may của nước ta chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường. Mặt khác dệt may vẫn được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn trong những năm tới của nước ta. Vì vậy mà việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong thời gian tới là tất yếu. Việc mở rộng cửa thị trường cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào, nó được sử dụng như là công cụ để các nước và khu vực buộc chúng ta phải mở rộng cửa thị trường cho những hàng hoá khác của họ thâm nhập vào. Do đó mà để tránh việc phải mở cửa thị trường trong nước quá lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những ngành kinh tế khác mà chúng ta muốn bảo hộ. Việc khai thác, tận dụng tối đa các kết quả đã có được từ những hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương là hết sức cần thiết. Như vậy chúng ta có thể thấy thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của nước ta là tất yếu. Không chỉ có nước ta coi ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, mà còn có hàng loạt các nước đang phát triển khác nữa cũng coi ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực. Vì vậy mà họ cũng tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển ngành dệ may giống như những hoạt động đầu tư và khuyến khích của nước ta. Thậm chí họ còn có những bước chuẩn bị sớm hơn và kỹ càng hơn chúng ta. Do đó việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những hành động thúc đẩy xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam. Cùng với những bất lợi riêng có của hàng dệt may Việt nam là hàng dệt may của nước ta chưa vào WTO thì hàng dệt may còn chịu chung một bất lợi giống như bất lợi của hàng dệt may của các nước trên thế giới đó là việc phải đối mặt với một hàng rào bảo hộ ngày càng biến tướng tinh vi và hiện đại. Nhất là đối với hàng rào của thị trường các nước phát triển. Điều đó dẫn đến hàng của dệt may nước ta sẽ không thể xuất khẩu được nếu như không vượt qua được các rào cản. Chính vì vậy cần phải có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nếu không muốn hàng dệt may Việt Nam "đứng ngoài" trước các thị trường lớn và tiền năng. Và cuối cùng, một lý do nữa cần được đề cập tới đó là việc tồn tại mâu thuẫn giữa những điều kiện thuận lợi chó ngành dệt may phát triển lớn mạnh với những yếu tố khó khăn về thị trường xuất khẩu (Cụ thể chúng sẽ được phân tích ở phần sau). Đã cho thấy, để ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển được tương xứng với những điều kiện thuận lợi mà nó có, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực được trang bị mà không bị rơi vào tình trạng đình trệ và suy thoái do sự mất cân đối giữa sự tăng lên của sản lượng với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục phát huy những thành tựu mà nó đã đạt được, xứng đáng là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trên con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần vào hội nhập kinh tế của Việt nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. II. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. 1. Những điều cần lưu ý với thị trường EU. Khởi đầu từ việc thành lập cộng đồng than thép Châu âu ngày 18/04/1997 cho đến nay thì con số các nước tham gia vào liên minh Châu âu đã lên đến 25 quốc gia. Nó hình thành lên một EU lớn mạnh nhất trên thế giới cả về kinh tế thương mại lẫn sự rộng lớn của thị trường. Thị trường EU là thị trường dệt may lớn nhất thế giới. Nhu cầu về hàng dệt may của người dân EU bình quân khoảng 17kg/1năm và ngày càng có xu hướng gia tăng theo kiểu sử dụng hàng hoá thời trang, khoảng 18,8 tỷ USD/năm hàng dệt may của EU được nhập khẩu từ các nước bên ngoài. Một điều thuận lợi đó là, ngược với xu thế ngày càng tăng của nhu cầu, tốc độ phát triển ngành dệt may của các nước EU có xu hướng giảm xuống cả về mặt số lượng (¸5,1%) và lao động (¸1,2%). Như vậy, có thể thấy thị trường EU trong tương lai sẽ tạo ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Trong thời gian qua, nhằm tăng cường khả năng và tạo ra các cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường đầy tiềm năng này, Nhà nước ta đã nỗ lực rất lớn trong việc đàm phán với EU. Kết quả là đến ngày 1-1-2005 hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường EU cũng không còn bị áp đặt hạn ngạch nhập khẩu của EU nữa, một sự kiện được cho là sẽ làm biến đổi lớn về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là khi hạn ngạch dệt may không còn thì hàng dệt may Việt Nam cũng không còn những ưu đãi khác nữa mà phải cạnh tranh công bằng đối với hàng nước khác. 2. Vai trò của thị trường EU đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Mặc dù chỉ mới thiết lập quan hệ xuất nhập khẩu chính thức về hàng dệt may được khoảng hơn 10 năm trở lại đây. EU là một thị trường quan trọng đối với hàng dệt may của nước ta, đóng góp một phần khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Đặc biệt là trong những năm tới thì vai trò của thị trường này không giảm mà nó còn có ảnh hưởng nhiều hơn vì việc kết nạp thêm 10 thành viên mới của EU lần này gồm có cả các nước trước đây là nước xã hội chủ nghĩa. Mà như chúng ta đã biết các nước xã hội chủ nghĩa là những nước có quan hệ truyền thống đối với Việt Nam, cho nên cho phép Việt Nam tận dụng những mối quan hệ truyền thống đó để xuất khẩu hàng dệ may của Việt Nam sang thị trường EU thuận lợi hơn. Như vậy, trong tương lai thị trường EU với sự lớn mạnh cả về qui mô, xu hướng tiêu dùng và những mối quan hệ truyền thống được hâm nóng sẽ là nơi có triển vọng lớn cho hàng dệt may Việt Nam gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị. Thị trường EU là nơi tập hợp của các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Vì vậy mà hệ thống các công cụ chính sách phục vụ cho hoạt động thương mại được xây một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Với hàng loạt các công cụ như: thuế chống bán phá giá, yêu cầu xuất xứ hàng hoá, yêu cầu thủ tục nhập khẩu . . . Do đó khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiến hành xuất khẩu vào thị trường này có cơ hội tiếp xúc với một hệ thống công cụ tiêu biểu của các nước phát triển, thông qua những lần xuất khẩu mà học tập, tích lũy kinh nghiệm, đồng thời tăng cường khả năng chuyên nghiệp hoá trong hoạt động xuất khẩu. Hệ thống các hàng rào thương mại của thị trường EU với hàng loạt các tiêu chuẩn rất cao như ISO 9000, ISO 14000 và HACCP . . . cho nên để xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trường EU thì buộc các doanh nghiệp phảI xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của mình theo các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Như vậy, những điều kiện của thị trường EU đã gián tiếp làm cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam tiến đến các tiêu chuẩn thế giới và làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt nam trên thương trường thế giới. Thị trường EU là cái nôi của nền công nghiệp thế giới và là nơi tập trung của nhiều nền văn hoá khác nhau. Cho nên chúng đã tạo ra cho EU một nền văn hoá riêng biệt, một nên văn hóa công nghiệp. Nhưng không đơn điệu mà chúng lại có những sự sáng tạo và đa dạng riêng có. Song không vì vậy mà một sản phẩm dệt may có thể thâm nhập và đứng trên thị trường này một cách dễ dàng. Thậm chí còn là ngược lại, vì thị trường này được coi là một thị trường khó tính nhất trên thế giới. Vì vậy khi hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này thành công thì nó sẽ là bước đệm vững chắc cho phép hàng dệt may của nước ta chinh phục các thị trường khác của thế giới, đồng thời nó cũng là nơi khẳng định thương hiệu và vị trí của hàng dệt may Việt nam trong hàng dệt may thế giới. Cho dù xu hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trong một hai năm trở lại đây có xu hướng giảm xuống và thị trường EU đang có những biến động lớn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt là phảI kể đến sự kiện bắt đầu từ ngày 1/1/2005 theo thoả thuận của TC EU không còn được áp dụng hạn ngạch đối với những hàng dệt may được nhập khẩu từ các nước là thành viên của WTO. Nhưng theo như mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may, thị trường EU trong những năm tới vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Bảng. Dự kiến xuất khẩu dệt may sang thị trường EU tới năm 2010. Đơn vị tính: Triệu USD. Năm 2000 2005 2010 PAI PAII PAI PAII Tổng giá trị xuất khẩu 3289,2 5812 6190 10020 11165 Kim ngạch xuất khẩu vào EU 614,7 1120 1150 1800 1950 Nguồn: Trích trang 235 cuốn "những giảI pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Như vậy qua bảng trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU trong giai đoạn tới chiếm từ 18 cho đến 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Kết quả xuất khẩu của hàng dệt may vào thị trường EU nó không những chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành dệt may và của chíên lược tăng tốc ngành dệt may, mà nó còn ảnh hưởng đến những vấn đề khác nữa trong nền kinh tế của nước ta như vấn đề công ăn việc làm, vấn đề thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. 1. Thuận lợi cho thúc đẩy xuất khẩu. Do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như những ngành kinh tế khác và yêu cầu vốn đầu tư không quá lớn, thời gian thu hồi vốn lại tương đối nhanh hơn những ngành công nghiệp khác. Vì vậy mà nó đã có được một số lợi thế trong tình hình kinh tế hiện nay của đất nước. 1.1. Lợi thế về yếu tố con người. Trước tiên, chúng ta phải kể đến đó là nước ta có một cơ cấu dân số trẻ do đó mà những người trong độ tuổi lao động rất cao, không những vậy hàng năm nó còn được bổ sung thêm một lực lượng khá là hùng hậu. Điều đó đã làm cho nguồn cung lao động của nước ta hết sức dồi dào. Thứ hai, chất lượng lao động không ngừng được nâng lên cả về mặt kỹ thuật lẫn trình độ văn hoá, cả thể chất lẫn tinh thần. Người lao động của nước ta được đánh giá là cần cù chịu khó, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và sáng tạo trong quá trình lao động . Thứ ba, nhìn chung giá nhân công lao động trong ngành dệt may của nước ta rẻ hơn một số nước khác trên thế giới và khu vực. Đây là một lợi thế rất lớn trong kho ngành dệt may của nước ta. Có thể nói nó là nhân tố chính trong sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian qua. Bảng 1.1. Tiền công lao động trong ngành dệt may của một số nước. TT Tên nước Tiền công (USD/n) TT Tên nước Tiền công (USD/n) 1 Nhật 16,31 9 Malaixia 0,95 2 Pháp 12,63 10 Thái Lan 0,87 3 Mỹ 10,33 11 Philipine 0,67 4 Anh 10,16 12 ấn độ 0,54 5 Đài loan 5 13 Trung quốc 0,34 6 Hàn quốc 3,6 14 Inđônêxia 0,23 7 Hồng Kông 3,39 15 Việt Nam 0,18 8 Singapore 3,16 Nguồn: Cuốn chính sách công nghiệp và thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập trang 64 tập I. Thứ tư, do đặc điểm của lịch sử và hoàn cảnh của đất nước mà Việt Nam có rất nhiều việt kiều sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là nguồn lực quan trọng để chúng ta có thể thu thập thêm thông tin về thị trường nước ngoài đồng thời cũng là lực lượng mà có thể thực hiện phân phối hàng dệt may cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường. 1.2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên. Nước ta nằm trên bán đảo với bờ biển dài, phía bắc giáp Trung quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, cho phép chúgn ta mở các tuyến đường bộ và đường biển để thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá. Nước ta cũng là nước nằm ở trọgn tâm Đông Nam Á. Cho nên là địa đỉêm giao nhận và chung chuyển hàng hoá thuận lợi. Đặc biệt là việc xuất khẩu hàng dệt may. Cũng nằm ở vị trí phía Đông nam Châu á mà nước ta hiện nay nằm trong con đường chuyển giao công nghệ của ngành công nghiệp dệt may (chuyển dịch theo hướng Đông tây; Bắc - Nam. Đó là việc di chuyển công nghệ dệt may từ các nước NIC sang các nước Đông nam á và Nam á). Do đó chúng ta có cơ hội để kế thừa và phát triển các thành tựu của những nước đi trước, đồng thời học hỏi được kinh nghiệm của các nước đó. Nước ta là nơi giao lưu của hai nền văn hoá lớn đó là văn hoá Trung hoa và văn hoá Sông Hằng, giữa nền văn hoá nho giáo và nền văn hoá phật giáo. Cho nên đã tạo ra những phong tục tập quán đa dạng và phong phú; cùng với một nền văn hoá đặc trưng. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng nó làm cho sản phẩm dệt may của chúng ta đa dạng và phong phú hơn. 1.3. Những lợi thế về truyền thống. Ngành dệt may là một ngành đã có từ xa xưa. Ngay trong thời kỳ phong kiến cũng đã xây dựng lên các làng nghề thủ công. Nó cũng vẫn được tiếp tục phát triển cho đến giai đoạn sau này mặc dù có thời gian nó đã phát triển chậm lại do đặc điểm hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tuy nhiên khoảng hai thập kỷ trở lại đây thì nó đã phát triển nhanh chóng đặc biệt là trong những năm gần đây. Ngành dệt may là một ngành mà nguyên vật liệu của nó là sợi bông và vải. Do đó mà nó có quan hệ mật thiết với các ngành nông nghiệp của đất nước. Mà điều kiện của nước ta hoàn toàn có thể cho phép phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành đó. Chứ không phải như hiện nay phần lớn các nguyên liệu của nước ta được nhập khẩu từ nước ngoài. 1.4. Ngành dệt may là một trong những ngành được xây dựng chiến lược phát triển. Kể từ khi chuyển hướng nền kinh tế từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang tập trung sản xuất hàng tiêu dùng lương thực, và hàng xuất khẩu. Đảng và Nhà nước đã chú ý đến vai trò của các ngành công nghiệp nhẹ nói chung và ngành dệt may nói riêng nhiều hơn. Để nâng cao năng suất, chất lượng và đưa ngành dệt may nước ta phát triển một "chiến lược phát triển tăng tốc để phát triển ngành dệt may đến năm 2010" đã được xây dựng với những mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2010 sản phẩm chủ yếu đạt Bông sợi đạt 808.000 tấn, sợi tổng hơp đạt 120.000 tấn, sợi các loại đạt 300.000 tấn, vải lụa thành phẩm 81.400m2, dệt kim đạt 500 triệu sản phẩm, may mặc đạt 1500 triệu sản phẩm. Còn năm 2005 thì các sản phẩm chủ yếu đạt Bông 30.000 tấn, sợi tổng hợp 60.000 tấn, sợi các loại 150.000 tấn vải lụa thành phẩm 800 triệu m2 dệt kim 300 triệu sản phẩm may mặc 780 triệu sản phẩm. Đối với xuất khẩu thì đến năm 2005 đạt kim ngạch từ 1000 đến 5000 triệu USD và đến 2010 thì đạt 8000 đến 9000 triệu USD; tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa tăng từ 50% năm 2005 lên 75% năm 2010. Bên cạnh đó là những chương trình để đầu tư và phát triển ngành may và thượng nguồn cho ngành dệt may. Như vậy trong những năm tới ngành dệt may sẽ là một trong những ngành chủ lực phcụ vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nó cũng là ngành đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. 1.5 Thị trường ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý do điều kiện tự nhiên mang lại ngành dệt may còn có lợi thế về cơ hội tiêu thụ hàng hoá ra nước ngoài do thị trường đã và đang ngày càng được mở rộng. Nếu như trước đây do sự cấm vận, sự phân biệt giữa hai hệ thống chính trị cơ bản trên thế giới làm cho sản phẩm dệt may của ta chỉ có cơ hội tiêu thụ trên phạm vi thị trường của các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay với những lợi thế là chúng ta không còn bị cấm vận nữa, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cho phép chúng ta thiết lập những quan hệ kinh tê mới với các nước và vùng lãnh thổ mới. Nâng cao, phát triển hơn nữa những mối quan hệ chúng ta đang có. Những điều đó, làm cho thị trường tiệu thụ của nước ta được mở rộng đáng kể. Chính phủ với những nỗ lực mà trong thời gian qua những hàng rào định lượng đã được hạ thấp hoặc xoá bỏ, đặc biệt là hạn ngạch vào một số thị trường. Do đó đã tạo điều kiện cho chúng ta nâng cao khả năng thâm nhập và phát triển thị trường cho sản phẩm dệt - may. 2. Những khó khăn cho xuất khẩu của ngành dệt may nước ta. Những yếu tố thuận lợi như trên cho phép ngành công nghiệp dệt may của chúng ta phát triển và sản xuất được khối lượng sản phẩm lớn. Nhưng không phải nước ta là nước duy nhất có lợi thế. Trên thế giới, còn có nhiều quốc gia khác nữa cũng có lợi thế về mặt hàng này. Cũng như chúng ta, họ tập trung phát triển ngành công nghiệp dệt may để khai thác lợi thế so sánh. Vì vậy, hàng dệt may của chúng ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh, lớn trên thị trường dệt may thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Trung Quốc, một nước láng giềng, đồng thời cũng là một đối thủ cạnh tranh khổng lồ hơn hẳn chúng ta về mọi mặt: đội ngũ nhân viên giỏi, giá thành thấp . .. Ngay từ rất sớm, Trung quốc đã thực hiện những bước chuẩn bị cho ngành dệt may của họ phát triển. Năm 1998 - 1999, Trung Quốc đã trợ giá cho mỗi kg bông 0,6USD xấp xỉ 50% giá bông trong thời kỳ đó. Mạnh dạn cho tư nhân hoá và cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Đổi mới thiết bị loại bỏ trên 10 triệu cọc sợi trong ba năm 1998 - 2000 để cơ cấu lại ngành dệt, nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh. Chính vì vậy mà ngành công nghiệp dệt - may đã trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất Trung Quốc hàng năm đóng góp khoảng 20% vào giá trị sản lượng ngành công nghiệp Trung quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung quốc luôn đạt mức tăng trưởng cao, chiếm khoảng 20% sản lượng hàng dệt may xuất khẩu toàn cầu (kim ngạch xuất sang EU của Trung Quốc chiếm khoảng 7 tỷ USD). Theo như dự báo của các chuyên gia thế giới thì đến năm 2007 Trung Quốc chiếm khoảng 50% thị trường dệt may thế giới với trị giá khoảng trên 70 tỷ USD. Ngay sau Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh Nam á chúng ta phải kể đến đó là Ấn độ. Ngành dệt may là ngành truyền thống với lịch sử phát triển hơn 150 năm và là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ấn độ. Hiện nay ngành công nghiệp này ở Ấn độ đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 15 triệu lao động, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn quốc, xuất khẩu năm 2000 đạt 11,26 tỷ USD. Để nâng cao hơn nữa vị trí của ngành công nghiệp này đồng thời khai thác lợi thế Ấn độ đang thực hiện Chương trình hiện đại hoá ngành dệt với nguồn vốn khoảng 6 tỷ USD nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu đến 2010 khoảng 50 tỷ USD. Theo như hiệp hội dệt may Ấn độ thì sau ngày 1/1/2005 khi mà hiệp định ATC (Agreement or Textiles and clothing) được thực hiện thì ngành dệt may Ấn độ còn có khả năng phát triển hơn nữa đặc biệt là trên thị trường Châu Âu. Vì theo họ thì mặc dù Trung Quốc là nước có ưu thế về ngành dệt may và có khả năng chiếm ưu thế nhưng Châu Âu sẽ không "đặt hết trứng trong một giỏ". Các nước Châu Âu sẽ tìm cách hạn chế rủi ro vì sự phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc bằng cách tìm đến những đối tác khác nữa khi đó ngành công nghiệp dệt may của Ấn độ càng có thêm cơ hội phát triển. Ngoài hai đại gia lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may thế giới được cho là sẽ "làm mưa làm gió" trên thị trường dệt may thế giới thời kỳ hậu ATC. Pakistan cũng được đánh giá là một trong số 15 nước có khả năng tồn tại và chiếm ưu thế trên những thị trường dệt may khốc liệt (Mỹ, EU, Nhật . . .) của thế giới. Ngay từ những năm 2000 chính phủ Pakistan có chương trình đầu tư mới cho ngành dệt - may để đến năm 2005 kim ngạch 13,8 tỷ USD. Bảng 1.2 Số liệu qui mô ngành dệt - may của một số nước (2001) Tên nước Sản lượng sợi (ngàn tấm) Sản lượng vải lụa (triệu m2) Sản phẩm may (triệu sản phẩm) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Trung quốc 5300 21.000 10.000 50.000 Ấn độ 2.100 23.000 10.000 12.500 Bangladesh 200 1.800 10.000 4.000 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 Indonexia 1.800 4.400 300 8.000 Việt Nam 85 304 100 2.000 Nguồn:cuốn thị trường Việt Nam thời kỳ hội nhập AFTA Bên cạnh trung quốc, Ấn độ, Pakistan hàng dệt may của nước ta còn phải đối mặt với hàng loạt các nước trong khu vực (Thái Lan, Inđonexia, Philipine) và hàng loạt các nước ngoài khu vực (Hàn quốc, Hồng Kông, Bangladesh). Chính vì vậy mà trong thời gian tới hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ gặp không ít khó khăn. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT - MAY VÀO EU CỦA VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT - MAY Điều kiện trong nước thuận lợi hơn 10 năm qua ngành dệt may nước ta phát triển không ngừng. Giá trị sản lượng hàng năm của từng mặt hàng tăng lên đáng kể. Đưa ngành công nghiệp dệt - may của nước ta ngày càng lớn mạnh, vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Bảng 2.1. Sản lượng các sản phẩm của ngành dệt - may TT Sản phẩm Đ/ vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 Sợi toàn bộ Tấn - 69076 79171 129890 131500 226811 25300 2 Vải lụa Triệu m 299 315 322,2 356,4 379 469,6 487,0 3 Vải bạt các loại nghìn m - 18919 20874 23516 23700 15962 16600 4 Vải mòn các loại nghìn m - 19085 23911 29974 27000 33908 35600 5 Quần áo dệt kim nghìn sp 25.100 29114 34456 45820 47681 51358 72151 6 Len đan Tấn - 2243 3106 2683 2800 1818 1650 7 Khăn các loại Triệu sp - 337,0 333,5 430,6 435,0 508,9 588 8 Quần áo may sẵn nghìn sp 302200 275046 302426 337011 351364 489058 618629 Nguồn: Thu nhập từ tài liệu tham khảo và niên giám thống kê Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong thời gian qua chiếm bình quân khoảng 9% giá trị toàn ngành công nghiệp, chiếm khoảng 2% giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động nước ta (theo số liệu của Hiệp hội dệt - may Việt nam). Bảng 2.2. Ngành dệt may trong cơ cấu công nghiệptính theo giá so sánh năm 1994 TT Chỉ tiêu Đ/ vị 1995 2000 2001 2002 2003(SB) 1 GDP tỷ đồng 195567 273666 292535 313247 335989 2 Công nghiệp Tỷ đồng 58550 96913 106986 117125 129247 3 Dệt may tỷ đồng 9126 16088,6 17502 24115,6 17519,7 4 Tỷ lệ dệt may / Công nghiệp % 15,6 16,6 16,4 20,6 13,55 5 Tỷ lệ dệt may/GDP % 4,6 5,8 6,0 7,7 5,2 Nguồn: niên giám thống kê 2003. Cùng với lớn mạnh, trong hơn mười năm qua hàng dệt may luôn đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong giai đoạn 1996 - 2000 hàng may mặc xuất khẩu tăng bình quân 20 - 25%, chiếm khoảng 13 - 14% tổng giá trị suất khẩu cả nước. Còn trong giia đoạn 2000 - 2005 này kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta khoảng 5183 triệu USD (cụ thể xem bảng 2.3). Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may 2000 - 2005. TT Chỉ tiêu Đ/ vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng KN xuất khẩu Triệu USD 14.455 15.027 16.706 20.176 535.762 60.586 2 KNXK công nghiệp và Triệu đồng 4375 5102 6340 8164 10.373 12.872 3 Kim ngạch XK dệt may Triệu USD 1892 1975 2752 3687 4319 5183 Tăng trưởng % 8,3 4,3 16,17 18,27 41,64 4 Tỷ trọng 3/1 % 13,09 13,14 16,47 18.27 16,61 16,89 5 Tỷ trọng 3/2 % 43,24 38,71 43,41 45,16 41,64 40,27 Nguồn: tạp chí ngoại thương số 2 tháng 1 / 2005. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cũng chiếm từ 42 - 43% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở phát huy nội lực đồng thời tận dụng những cơ hội từ môi trường thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên sự tăng trưởng này lại do tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giữ vị trí áp đảo. Đối với các mặt hàng khác như sợi, vải . . . Chúng ta cũng xuất khẩu nhưng chúng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, sợi chỉ chiếm khoảng 2%, vải chiếm khoảng 3%. Điều đáng chú ý mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vải và sợi rất thấp nhưng cũng chưa cung cấp đủ nguyên liệu, phụ kiện cho ngành may, sản phẩm may mặc của chúng ta xuất khẩu chủ yếu là bằng con đường gia công cho nước ngoài (chiếm khoảng 60% tổgn kim ngạch xuất khẩu). Vì vậy mà nó đã làm hạn chế đi phần nào số lượng cũng như giá trị xuất khẩu, tính chủ động của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Cơ cấu xuất khẩu cụ thể của hàng dệt - may Việt nam được mô tả cụ thể trong bảng 2.4 dưới đây. Bảng 2.4. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt - may giai đoạn 1996 - 2001. TT Chỉ tiêu Đ/ vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1 Xuất khẩu Triệu USD 1.150 1.349 1.351 1.747 1.892 1.962 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 2 May mặc Triệu USD 897 1.050 1.055 1.360 1.475 1.519 Tỷ trọng % 78,0 77,8 78,1 77,8 78,0 77,4 3 Vải Triệu USD 35 40 41 52 57 65 Tỷ trọng % 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,3 4 Sợi Triệu USD 23 27 27 35 50 87 Tỷ trọng % 2,0 2,0 2,0 2,0 2,6 4,4 5 Khác Triệu USD 185 232 228 300 310 290 Nguồn: trang 49 cuốn Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt nam trong bối cảnh hội nhập. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU. 1. Thực trạng phát triển quan hệ xuất nhập khẩu hàng dệt - may Việt Nam - EU. Hiệp định Dệt - may Việt Nam - EU ký tắt ngày 18/12/1992 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đã tạo cơ sở pháp lý và kinh tế vững chắc đưa ngành dệt - may xuất khẩu của nước ta sang một giai đoạn mới, thời kỳ phát triển nhanh chóng. Theo hiệp định 1992, Việt nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng (cat) có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số hạn ngạch theo hiệp định này là 21.298 tấn với kim ngạch khoảng 450 triệu USD. Ngay khi hiệp định có hiệu lực kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã đóng góp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, năm 1993 là 335 triệu USD, năm 1994 là 554 triệu USD. Trước kết quả khả quan đó, Việt Nam - EU đã liên tiếp có những thoả thuận sửa đổi hiệp định dệt may và mở cửa thị trường đến 15 - 02 - 2003 thì hiệp định dệt may Việt Nam - EU đã cho phép hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU với mức hạn ngạch từ 800 - 850 triệu USD/năm. Cho đến gần đây nhất là vào cuối năm 2004, cùng với sự thành công của hội nghị ASEM 5, quan hệ xuất nhập khẩu hàng dệt - may Việt Nam - EU đã có bước đột phá Việt Nam - EU đã ký một thoả thuận mà theo đó thì bắt đầu từ 1-1-2005, EU chính thức bãi bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường EU. 2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU. Có thể nói rằng việc ký kết được hiệp định xuất khẩu hàng dệt may vao thị tường EU nó đó đưa hoạt dộng xuất khẩu hàng dệt may cuẩ nước ta sang một trang mới . Hiệp định dệt may Việt Nam -EU ngay tư khi có hiẹu lực nó đó cú tỏc động rất lớnd đến kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Vỡ chỉ trong vũng 4 năm kể từ thời điểm 1-3-1993 thỡ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thi trường EU đó đạt 410 triệu USD. Con số này ngay lập tức đó ghi dấu ấn vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cua Việt Nam. Vỡ nú khụng chỉ vư0ợt qua kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang hàng loạt các thị trường mà Việt Nam có quan hệ truyền thống , mà cũn hơn cả thị trường phi hạn ngạch của Việt Nam lúc báy giờ là nhật Bản ( trong năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vao thị trường này là 325 triệu USD ). Và cũng với con số này nó đó thay thộ luụn vi trớ của Nhật bản va trở thanh thi trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta. Vị trí đó luôn được giữ vững trong suốt giai đoạn tư 1996 đến 2002. Km ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này luôn chiếm tư 26% đến 27% tông kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mặc dù trong hai, ba năm trở lại đây do ảnh cuẩ hiệp định dệt may VIỆT - MỸ mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thi trường EU có xu hướng giảm xuống , thậm trí trong vũng hai năm 2001 và2002 kim ngạch xuất khẩu sang thi trường EU cũn tăng trưởng âm. Nhưng xét về mặt con số tuyệt đối thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam( sau thị trường MỸ) . những con số cụ thể xem bảng 2.5 dưới đây . Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU giai đoạn 1996 - 2003 TT Chỉ tiêu Đ/ vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 Kim ngạchXK Tr.USD 1150 1349 1351 1747 1892 1962 2732 3686,8 2 Nhật Bản Tr.USD 248 325 321 417 620 588 - - 3 Mỹ Tr.USD 9,1 12 26 34 49,5 44,6 - - 4 EU Tr.USD 225 410 521 555 609 599 551,9 573,1 Tăng trưởng % - 82,2 27,1 6,5 9,7 -1,6 -7,9 3,8 Tỷ lệ 4/1 % 19,6 30,4 38,6 33,8 32,2 30,5 20 15,5 5 Khác Tr.USD 668 602 483 387 613 730,4 - - Nguồn: trang 49 cuốn Chính sách công nghiệp và thương mại VN trong bối cảnh hội nhập, niên giám thống kê 2003 và tự tính toán. Tuy nhiên một vấn đề dáng chú ý là ,theo số liệu của EU ,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này con cao hơn nữa chẳng hạn : năm 1996 là 405 triệu USD; 1997 là 466,1 triệu ÚSD ; 1998 là 578,7 triệu USD. Cơ cấu xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào vào các nước trong thị trường EU thời gian qua là không đồng đều quá tập trtrung vào một số nước. Đăc biệt là những nước có quan hệ khá sớm với Việt Nam . Cụ thể là : Đức- 46.9% ; Pháp - 10,8% ; Ha Lan -10,3% ; Anh - 9,4% ; Bỉ - 6,1% ; Tây Ban Nha -5,1% ; Italia -4,4% ; Đan Mạch -2% ; Phần lan - 0,6% ; Thụy Điển - 1,9% ; Áo - 1,5% ; Ailen -0,4% ; Luxemburg -0,3% ; Hi Lạp - 0,2% ; Bồ Đào Nha - 0,1% . VớI việu quá tập trung vào một số nước sẽ gây ra những bất lợi khi thị tường nước đó thay đổi , các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thac hết nhưng tiềm năng cuả thi trường EU. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam so với kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng khác vào thị trường EU. Mặc dù không có được những thuận lợi như các mặt hàng khác. Vỡ hàng dệt may của nước ta xuất khẩu vào thị trương này vẫn cũn bi ỏp hạn ngạch. Nhưng trong những năm qua kim ngach xuất khẩu của Việt Nam vao thị trường EUvẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vao thi trường này vẫn chiếm khoảng từ 19% đến 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vao thị trường EU. VớI tỷ trọng tỷ trọng bỡnh quõn cao như vậy , đó đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời gian qua cao hơn cả kim ngạch xuát khẩu của mặt hàng nông sản , thủy sản , thủ công mỹ nghệ và đưa nghành dệt may lên vị trí thư hai (sau nghành giay dép) trong số những măt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Cũng chính tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị tường EU là rất lớn. Cho nên , kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU nói chung và tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Việc tăng trưởng dược một vài phần trăm của tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU nó sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên rất lớn và ngược lại nếu kim ngạch xuất khẩu vào thi trường này ma giảm đi một vài phần trăm thỡ nú sẽ làm giảm đi một lượng rất lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 2.6. Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của VN sang EU-15. TT Chỉ tiêu Đ/ vị 1999 2000 2001 2002 2003 1 KN Xuất khẩu Tr.USD 2526,5 2845,1 3002,9 3162,5 3852,8 Tỷ trọng KNXK % 100 100 100 100 100 2 Tỷ trọng giày dép % 37,1 36,8 38,7 42,2 41,5 3 Tỷ trọng hàng dệt may % 22,0 21,6 20,2 17,5 14,9 4 Tỷ trọng hàng nông sản % 8,3 7,2 6,7 5,4 6,9 5 Tỷ trọng hàng thuỷ sản % 3,5 3,6 3,9 3,1 4,0 6 Tỷ trọng thủ công mỹ nghệ % 2,4 3,9 4,0 4,7 4,5 7 Tỷ trọng mặt hàng khác % 26,7 26,9 26,5 27,1 28,2 Nguồn: trang 45 cuốn Thâm nhập thị trường EU những điều cần biết và niên giám thống kê 2003. Thực tế khác nữa cũng cần được nhỡn nhận . Cỏc mặt hàng xuất khẩu dệt may chủ yếu của Việt Nam sang EU chưa có được chỗ dứng vững trắc. năng lực cạnh tranh bỡnh đẳng của hầu hết các sản phẩm dệt may của nước ta con thấp. một ví dụ điển hỡnh cho khả năng cạnh tranh bỡnh đẳng của hàng dệt may Việt Nam trên thi trường EU đó được thực tế chứng minh là: năm 2002 EU xóa bỏ hạn ngạch cho sản phẩm áo jacket một mặt hàng truyền thống của dệt may Việt Nam , điều nay lẽ ra phải đưa kim ngạch xuất khảu của của sản phẩm này vào thị trường EU tăng lên nhanh chóng. Nhưng thực tế nó đó ngược lai hoàn tũan với dự đoán , vỡ lượng xuất khẩu trong năm đó của sản phẩm này chỉ cũn băng 2/3 năm trước, và không chỉ dừng lại ở đó mà đế năm 2003 thỡ sản lượng của sản phẩm này vào thị tuũng eu chi cũn bằng 1/3 của năm 2001 hiện nay bên cạnh sự ảnh hưởng của hiệp định dệt may Việt -Mỹ làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường EU giảm xuống , cũn cú một thực tế khỏc gúp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta vào thị trường EU giảm xuống. đó là việc các nhà đặt gia công EU muốn có mối quan hệ ổn định và chắc chắn với các nhà nhận gia công cho nên họ đó chuyển dần những đơn đặt gia công sang các nước có khả năng chủ động về nguyên liệu , có thể hoàn thành hợp đồng trông thời gian ngắn... Đặc biệt là các nước đó là thành viờn của WTO. Vỡ khi dặt hàng từ nhưng nước là thành viên của WTO thi họ có được những ưu đó mà khi dặt hàng ở các nước ko phai là thanh viên của WTO không có được. 3. Phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may vào EU. Trên thực tế, có nhiều phương thức khác nhau để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, nhận gia công (nhận gia công trực tiếp hoặc nhận gia công gián tiếp). Mỗi phương thức xuất khẩu nó thể hiện trình độ phát triển mặt hàng đó ở một cấp độ khác nhau. Trong thời gian qua hình thức xuất khẩu chủ yếu của ta đối với mặt hàng dệt may vào thị trường này là hình thức gia công. Theo hình thức này, trong qúa trình hình thành và lưu thông sản phẩm các doanh nghiệp chỉ tham gia vào ba công đoạn đó là: cắt (cut), may (make), hoàn thiện (trim). Cụ thể, khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ kiện như khoá kéo, vải độn, vải lót, khuy . . . còn doanh nghiệp Việt Nam tiến hành may. Khi cần thiết khách hàng cần cung cấp cả các thiết bị loại tốt để đo đạc những kích thước nhỏ nhất để làm mẫu cứng và cắt trên vải. Sản phẩm may hoàn thiện sẽ được khách hàng mua lại, khi đó khách hàng nước ngoài sẽ thanh toán phí gia công cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là ngoài việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam không còn tham gia vào bất cứ công đoạn nào khác của quá trình hnfh thành và tiêu thụ sản phẩm. Để cho đơn giản chúng ta có thể hình dung quá trình hình thành và phân phối sản phẩm theo phương thức gia công xuất khẩu bằng mô hình dưới đây. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam (cắt may , hoàn thiện) Đối tác nước ngoài(người đặt gia công) Cung cấp các yếu tố đầu vào của sản phẩm dệt may Sản phẩm dệt may đã hoàn thiện Với hình thức xuất khẩu bằng phương pháp gia công như trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may vào thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu bằng phương pháp này mới chỉ khai thác được lợi thế chi phí nhân công thấp trong số các lợi thế của ngành dệt may. Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp Việt Nam không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên thị trường EU. Cho nên không có khả năng dự đoán nắm bắt nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu, làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công. Khi lợi thế về chi phí gia công không còn thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự xuất khẩu vào thị trường này. Vì khi chúng ta gia công cho nước ngoài hàng hoá đó không được gán nhãn mác của các doanh nghiệp dệt may Việt nam mà chúng mang nhãn mác của các nhà phân phối. Như vậy với phương thức xuất khẩu này chúng ta có thể coi như chưa có mặt hàng dệt may của Việt nam trên thị trường EU. Do hình thức gia công xuất khẩu các doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất còn lại các công đoạn khác là hoàn toàn do các đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm. Cho nên hình thức gia công này là tương đối an toàn, và phù hợp với các doanh nghiệp dệt may có qui mô nhỏ và lượng vốn hạn hẹp vì nó giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong quá trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm, cũng như quá trình phân phối sản phẩm. Tuy nhiên cùng với việc tránh được các rủi ro thì giá trị xuất khẩu mang lại cũng thấp. Theo như một nghiên cứu gần đây được tổ chức bởi cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản và trường đại học Kinh tế quốc dân. Về tình hình thực hiện gia công hàng dệt may ở một số công ty đã cho kết quả là quá trình gia công sản phẩm nó chỉ chiếm khoảng 15% giá trị của sản phẩm được gia công, lợi nhuận thu về chỉ khoảng 4% giá trị gia công. Trên đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt nam và EU. Theo số liệu điều tra của hiệp hội Dệt - May Việt Nam thì tỷ lệ xuất khẩu theo hình thức này năm 1999 chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. 4. Nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch. Thị trường EU được coi là thị trường Việt Nam có nhiều lợi thế nhất. Mặc dầu Việt Nam đã có nhiều thành công khi xâm nhập thị trường này do số lượng hạn ngạch được hưởng ngày càng tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, gần đây lãi được phép chuyển hạn ngạch của năm trước chưa thực hiện hết và được phép sử dụng số lượng hạn ngạch thừa của các nước ASEAN. Nhưng vẫn còn một số hạnchế so với nhiều nước khác trong khu vực. Số lượng hạn ngạch dệt - may được hưởng còn thấp hơn so với nhiều nước (chỉ bằng 5% của Trung Quốc và 10-20% của các nước ASEAN); số lượng các mặt hàng bị áp hạn ngạch lớn so với các nước khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu hạng dệt - may của nước ta có quá ít thông tin về các đối tác của thị trường EU. Mạng lưới thương vụ của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin thị trường. Trong khi đó, do nguồn lực hạn hẹp các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam chưa có điều kiện tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế hay tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Cuối cùng phải kể đến việc khai thác và sử dụng internet trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiệu quả. Mặc dù có tốc độ đổi mới máy móc thiết bị khá cao so với các ngành khác và theo kịp được tốc độ với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực, cũng như đã giành được một số thành công trong việc xây dựng thương hiệu trên thị trường EU. Các tiêu chuẩn doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng đã và đang theo qui định của thị trường EU. Nhưng thực tế giá gia công của ngành dệt may Việt Nam không rẻ hơn các nước khác, chất lượng thì chưa ổn định, khả năng hoàn thành hợp đồng đúng thời gian không cao. Trong hoạt động gia công xuất khẩu các doanh nghiệp của nước ta chưa thực hiện tốt việc liên doanh liên kết. Nó chỉ xuất hiện ở một doanh nghiệp, các công ty chứ chưa trở thành đại trà. Mặc dù vấn đề này được các đối thủ cạnh tranh của nước ta làm rất tốt. Do khung pháp chế và cách thức quản lý trong hoạt động xuất khẩu và nhận đặt hàng gia công xuất khẩu của nước ta còn quá cứng nhắc và thủ tục còn phức tạp. Điều đó làm các đối tác ngại tìm đến với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hơn. Trong quan hệ làm ăn với nước ngoài còn có hiện tượng các doanh nghiệp các địa phương không tuân thủ những qui định chung của nhà nước. Thậm chí có lúc còn cạnh tranh và gây khó khăn cho lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu. Độ ổn định của các qui chế, chính sách do nhà nước đưa ra chưa rõ ràng và ổn định, để có thể khuyến khích được các doanh nghiệp yên tâm chấp hành. Trong hoạt động phục vụ cho việc xuất khẩu hàng dệt may còn phát sinh cả các quan hệ phi kinh tế, gây ra các tiêu cực cho các doanh nghiệp, làm mất đi tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU. Thông qua những nội dung đã nghiên cứu ở hai phần cơ sở lý luận và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU những năm qua. Chúng ta thấy rằng, cùng với những thành tựu to lớn mà hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã giành được thì còn tồn tại những hạn chế bất lợi chủ quan cũng như khách quan tác động đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường này. Cho nên để đảm bảo giữ vững các thành tựu đã đạt được và không nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào EU những năm tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU cần phải có một hệ thống những giải pháp I. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO EU 1. Đối với nhà nước: Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại EU. Thành lập các trung tâm thông tin để cung cấp nhưng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp về đặc điểm tình hình thị trường dệt may EU, thành lập các doanh nghiệp bị động do thiếu thông tin. Hoàn thiện cải tiến hệ thống nghiệp vụ phục vụ cho các hoạt đỗng xuất khẩu hàng dệt may để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, khuyến khích được các đối tác tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn. Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương và đa phương trong lĩnh vực dệt may để tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt đông xuất nhập khẩu giữa hai thị trường. Còn có những cải tiến, tạo sự thông thoáng hơn nữa trong hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may để các nhà đầu tư EU có thể đầu tư vào lĩnh vực này sau đó tái xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Đặc biệt là nhà nước phải làm tổ công tác dự báo để kịp thời đưa vào các chính sách vào cơ chế phục vụ cho hoạt động xuất khẩu dệt may, tránh tình trạng cơ chế chính sách không theo kịp những biến động của thị trường gây khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu. Xây dựng và thành lập quỹ khuyến khích các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu tốt vào thị trường EU để thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực hơn nữa trong hoat động thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. 2. Đối với các doanh nghiệp dệt may. Vì tốc độ phát triển của ngành dệt và các ngành công nghiệp hỗ trợ không theo kịp tốc độ phát triển của ngành may, dẫn đến phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài (hơn 70% nguyên phụ liệu). Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sở trang thiết bị không được hiện đại, khả năng vốn không lớn (ngoại trừ những Công ty dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam). Cho nên những năm tới phương thức gia công xuất khẩu vẫn là phương thức xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Vì vậy để có thể tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu với EU trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc duy trì và dữ vững các mối quan hệ gia công xuất khẩu đã có, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá hơn nữa các phương hướng nhận đặt hàng gia công, nhận đặt hàng gia công trực tiếp, nhận đặt hàng gia công gián tiếp… hình thức đa dạng hoá phương thức gia công cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi người đặt hàng gia công cắt đơn hàng tuy nhiên hoạt động gia công nó cũng làm tăng các mối quan hệ của doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý. Để hoạt đông gia công xuất khẩu cho EU thành công. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đầu tư mua sắm đối với dây chuyền trang thiết bị, máy mới công nghiệp… để nâng cao năng xuất lao động cải tiến bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất để giảm những chi phí không cần thiết. Từ đó có thể hạ giá nhận gia công. tích cự đầu tư cải tiến đa dạng hoá các nguồn cung ứng để bảo đảm có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng bất cứ khi nào. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể giao hàng đúng thời hạn, thiết lập được mối quan hệ ổn định và bền vững đối với đối tác đặt gia công. Một yếu tố quan trọng khác nữa cũng ảnh hưởng đến thành công của hoạt động gia công. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua được những rào cản về mặt định lượng cũng như mặt kỹ thuật của thị trường này. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải hướng xây dựng các tiêu chuẩn của mình theo hệ thống tiêu chuẩn thế giới đặc biệt là những tiêu chuẩn như ISO 9000; ISO 14000; HACCP… và các tiêu chuẩn riêng của liên minh châu Âu nhu các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn xuất sứ hàng hoá… Cần phải chú ý rằng, dù cho hoạt động hàng gia công dệt may xuất khẩu vào EU của Việt Nam thành công đến đâu đi chăng nữa thì cũng không có gì bảo đảm chác chắn cho các doanh nghiệp gia công phát triển bền vững lâu dài để có thể thực hện mục tiêu. Mà chỉ có hoạt động xuất tư doanh (xuất khẩu, phân phối trực tiếp) thì mới đạt được sự phát triển ổn định và lâu dài được. Cho nên trong hoạt động gia công bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn của nhà đặt hàng thì các doanh nghiệp gia công dệt may Việt Nam phải tạo ra những nét độc đáo riêng của sản phẩm mình gia công mà các đối thủ khác không có được, có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra các ảnh hưởng và ràng buộc đối với nhà đặt hàng. Đây cũng là một cách thức để tạo hình ảnh cho các sản phẩm dệt may Việt Nam nhằm chuẩn bị cho thời kỳ hậu gia công. II. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU. 1. Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may. Ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành liên quan trực tiếp đến ngành chủ lực, sự phát triển của ngành chủ lực bị ảnh hưởng và chi phối của các ngành này. thục tế ngành dệt may của nước ta đã chứng minh. Khi ngành công nghiệp bông sợi của chúng ra không phát triển, hàng năm ngành dệt đã phải nhập đến 90% sản lượng bông sơ để phục vụ cho ngành dệt, kết quả là sản phẩm của ngành dệt làm ra đã đắt hơn sản phẩm của các ngước trong khu vực, ngành dệt không có khả năng phát triển đến lượt nó lại ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành may không tạo ra được đủ lượng nguyên liệu để cấp cho ngành may làm ngành may hàng năm phải nhập hơn 70% sản lượng nguyên liệu. Nó cũng là nguyên nhân làm cho ngành may chủ yếu phải xuất bằng phương thức gia công xuất khẩu. Cho nên để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển cần phải phát triển các ngành bổ xung cho ngành dệt may. Ngành công nghiệp bông là một trong những ngành công nghiệp bổ xung có ảnh hưởn lớn nhất đến ngành dệt may. Đây là ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành dệt may. Vì vậy trong những năm tới ngành công nghiệp bông cần phải được đầu tư phát triển, để phát triển ngành này thì nhà nước cần phải tiến hành các hoạt động như quy hoạch vùng trồng bông lựa chọn các loại bông có năng xuất chất lượng cao với điều kiện Việt Nam có những chính sách ưu đãi về vốn, đặc biệt nhà nước nên có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển ngành này. Ngoài ngành công nghiệp bông, nhà nước cũng phải đầu tư phát triển một số những ngành công nghiệp bổ sung khác nữa chẳng hạn như: công nghiệp hoá chất, các ngành công nghiệp chế tạo các dụng cụ phục vụ cho ngành may măc, chế tạo ra các trang thiết bị, phụ tùng thay thế dần dần thay thế các dụng cụ phải nhập từ nước ngoài. Khi các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển nó sẽ là nền tảng vững chác cho ngành dệt may phát triển. Chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường. 2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Nếu phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ là điều kện cần thì phát triển nguồn nhân lực là điều kiện đủ để ngành dệt may phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành dệt may có thể được chia thành hai bộ phận, một bộ phận trực tiếp làm công tác sản xuất, còn một bộ phận làm công tác kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì cả hai bộ phận nhân lực của ngành dệt may đều còn thiếu và yếu. Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp thiếu các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp, thiếu các kỹ sư hoàn thiện để có thể tạo ra được những mẫu mốt phù hợp với nhu cầu thị trường, và khả năng tạo ra những mặt hàng mới đối với mặt hàng còn hạn chế. Công nhân thì mới có khả năng sử dụng và vận hành được 70% hiệu xuất máy trong khi ở các nước khác trong khu vực là 90%, năng xuất thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng chi phí thời gian giao hàng may mặc xuất khẩu nước ta. Còn đối với bộ phận cân, các cán bộ kinh doanh thì khả năng nghiên cứu tiếp cận mở rộng thị trường còn yếu đặc biệt là thị trường EU, dẫn đến xuất khẩu của nước ta vào thị trường này thường phải qua trung gian, việc có được các đơn đặt hàng chủ yếu là nhờ đối tác tự tìm đến. Để khắc phục những yếu kém đó của nguồn nhân lực dệt – may. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đã có như: Đại học Bách Khoa, đại học Mở, Mỹ Thuật Công Nghiệp,… Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo ngắn hạn, thuê các chuyên gia thiết kế EU về giảng dạy và tập huấn, cử các kỹ sư, nhà thiết kế có năng lực sang đào tạo ở các nước EU. Đồng thời với vịêc đào tạo “thầy” thì nhà nước cũng cần phải quan tâm đến các cơ sở đào tạo “thợ” (công nhân) để nâng cao tính chuyên nghiệp, năng xuất, khả năng và kỹ thuật vận hành sử dụng máy móc. Còn đối với nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may, nhà nước cũng cần phải đào tạo để nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Hàng năm nên cử các đoàn công tác sang thị trường EU để học hỏi kinh nghiệm và nguyên tắc kinh doanh, đồng thời làm công tác nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu về hàng dệt may của thị trường EU, hiểu được văn hoá phong tục của thị trường này. Từ đó quay về nước có thể đưa ra được những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để đáp ứng nhu cầu của thị trường dệt may EU. 3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Với những biện pháp phát triển ngành công nghiệp bổ trợ và phát triển nguồn nhân lực theo định hướng phục vụ thị trương dệt may EU như đã nêu ở trên. Chúng sẽ là cơ sở vững cho ngành dệt may Việt Nam có thể nâng cao được chất lương, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá danh mục sản phẩm tạo ra được những sản phẩm phù hợ với thị trường EU hơn và cuối cùng làm tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này. Nhưng những ưu thế đó có thể trở thành hiện thực, khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm tốt và khai thác tối đa hiệu quả của các công cụ hoat động xúc tiến xuất khẩu. Khi hàng dệt may Việt Nam đã có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp không chỉ chủ động tham gia vào các hội chợ triển lãm. Mà còn phải chủ động đứng ra tổ chức các hội chợ triển lãm đặc biệt là các hội chợ triển lãm diễn ra ngay tại thị trường EU. Những hội chợ triển lãm không những có tác dụng giúp các doanh nghiệp dệt may tìm kiếm đối tác, mà còn là một cách để doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, là cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với người dân EU. Hội chợ triển lãm cũng góp phần vào việc tạo dựng nên hình ảnh của hàng dệt may Việt Nam trong tâm trí người EU, là cơ sở cho những bước đi tiếp theo của dệt may Việt Nam trong qua trình thâm nhập thị trường EU. Điều đáng chú ý là do những đặc điểm mà hội chợ, triển lãm nó có tác dụng trong một thời gian ngắn, còn để quảng bá và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian lâu giài thì các doanh nghiệp nên dành một khoản kinh phí nhất định để phối hợp với các cơ quan chức năng, để thuê các trung tâm xúc tiến cho doanh nghiệp. Ở đây doanh nghiệp vừa có thể trưng bầy sản phẩm của doanh nghiệp, lại vừa là nơi để đàm phán và ký kết các hợp đồng, cũng là nơi giúp doanh nghiệp thực hiện công tác nghiên cứu tại thị trường địa bàn. Tuy nhiên việc mở được trung tâm xúc tiến cho mình không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm được, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì chi phí cho các trung tâm này thường là rất lớn. Nhưng điều đó thì không có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể giới thiệu và quảng bá doanh nghiệp đến với đối tác. Vì ngày nay, với những thành tựu của thời đại công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp có thể xây dựng lên các trang web, các phòng trung bày giới thiệu sản phẩm “ảo” của mình để quảng bá tới các đối tác. mặc dù các trung tâm ảo này nó không thể ưu việt được như trung tâm thực nhưng nó cũng có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là nó không cần tốn kém các khoản chi phí quá lớn. 4. Lựa chon kênh phân phối cho hàng dệt may thâm nhập thị trường EU Để cho “dòng chảy” hàng dệt may xuất khẩu sang EU luôn luôn thông suốt và có lưu lượng ngày càng lớn, càng ổn định. Thì cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành dệt may và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanh nghiệp dệt may phải lựa chọ được các kênh phân phối thích hợp để hàng dệt may thâm nhập vào thị trường EU. Tuỳ theo từng loại sản phẩm và điều kiện của các doanh nghiệp khác nhau mà có thể lựa chọn một trong hai hình thức phân phối sau: Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế và những sản phẩm mới chưa có được chỗ đứng trên thị trường EU thì các doanh nghiệp nên liên doanh liên kết với các Công ty EU để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay thành Công ty con của các Công ty đó. Như vậy các sản phẩm sẽ được sản xuất ra dựa trên những lợi thế về lao động, nguyên liệu, nhà xưởng,… của doanh nghiệp, công phân phối dựa trên những ưu thế về kênh phân phối của các Công ty EU. Đây cũng là các hình thức mà các Công ty của HongKong, Hàn Quốc áp dụng vào những năm của thập niên 90 và giành được thành công rực rỡ. Cho đến nay hàng hoá của họ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp dệt may lớn, có tiềm lực kinh tế và những mặt hàng đã có chỗ đúng vững chắc trên thị trường EU. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phân phối trực tiếp. Tức là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa làm công tác sản xuất vùa làm công tác phân phối hàng hoá vào EU phương pháp này là phương pháp mà các Công ty trên thế giới đang áp dụng (Carry and cash). Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này ngoài những điều kiện nêu ở trên về mặt hàng và khả năng của doanh nghiệp, nó vẫn còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ các yếu tố khách quan, chủ quan như mức độ cạnh tranh trong hệ thống phân phối, rào cản của lĩnh vực phân phối, độ dài của các kênh phân phối… và phải nói rằng đây là phương pháp mạo hiểm với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng nếu phương pháp này thành công thì đây sẽ là phương pháp giúp dệt may Việt Nam đứng vững trên thị trường EU và sẽ là phương pháp mang lại giá trị cao nhất cho hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 5. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải liên doanh liên kết. Thị trường EU mặc dù to lớn đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng không phải là thị trường vô tận để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng cách phát triển sản phẩm hay mở rộng thị trường. Cho đến nay một lúc nào đó thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ có thể tăng lên bằng cách dành dật được thị phần của đối thủ cạnh tranh. Để dành được thị phần của đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và ngành dệt may nói chung phải có được năng lực cạnh tranh. Mà năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam muốn có được thì phải thông qua con đường liên doanh liên kết. Trong thực tế việc liên kết có thể được diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau, nhiều chiều khác nhau. Vì vậy mà không nhất thiết phải phát triển tất cả các hình thức liên kết. Nhưng nếu phát triển tốt được liên kết dệt và may thì nó sẽ có tác động to lớn vào việc bảo đảm tính chủ động việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước. Liên kết dệt may cho phép ngành dệt phát triển gắn sát với ngành may hơn. Các nguyên liệu của ngành dệt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành may. Đặc biệt là góp phần vào định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ phương thức xuất khẩu CMT sang phương thức xuất khẩu FOB. Liên kết dệt may cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí do giảm bớt các khâu trung gian. Từ đó làm cho sản phẩm dệt may xuất khẩu có giá trị cao hơn. Ngoài ra liên kết dệt may còn góp phần vào việc cung cấp vải sợi và phụ liệu xuất khẩu cho ngành may ổn định, chủ động cho may xuất khẩu. Điều này đã được thực tế chứng minh qua nhiều hợp đồng xuất khẩu đã không được ký kết và chúng ta không chủ động được nguyên phụ liệu dẫn đến thời hạn thực hiện hợp đồng không đảm bảo. Cuối cùng liên kết dệt - may tạo cơ hội cho ngành dệt mở rộng thị trường có điều kiện phát triển để giành được lợi thế về qui mô, giảm giá thành và tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. Thực tế đã khẳng định dù ở thị trường trong nước hay ngoài nước thì qui mô của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp dệt trong ngành dệt may cũng như vậy. Qui mô của các doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mà đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam còn lại thì phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy để có thể cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh trên thị trường khốc liệt như thị trường EU thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải liên doanh lại với nhau. Việc liên doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là vì: Các doanh nghiệp có thể giảm bớt được các rủi ro khi thực hiện các hợp đồng như: cơ động nguyên liệu giữa các doanh nghiệp khi chưa chuẩn bị kịp nguyên liệu, hoặc là nguyên liệu nhập khẩu bị trục trặc chưa về kịp. Các doanh nghiệp có thể nhận các đơn đặt hàng với qui mô lớn hơn khả năng sản xuất của mình rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng… Liên doanh còn đem lại cho các doanh nghiệp khả năng sử dụng nguyên liệu một cách tối ưu hơn vì nhờ liên doanh mà có thể tập trung vào chuyên môn hoá. Tuy nhiên khi thực hiện liên doanh, liên kết các doanh nghiệp dệt may cần phải lưu ý cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với sự gia tăng qui mô và đầu mối quan hệ của doanh nghiệp. Để tránh tình trạng yếu kém trong khâu quản lý làm trở ngại và gây ảnh hưởng đến liên doanh liên kết. Ngoài ra, trong liên doanh, liên kết vẫn phải chú ý và tạo ra những nét độc đáo riêng có của sản phẩm của doanh nghiệp mình để tránh tình trạng "hoà tan" vào các doanh nghiệp khác. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu những nội dung trọng tâm nhất, nổi bật nhất của cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu trong dệt may và thực trạng của hoạt đông xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU cho thấy: Ngành dệt may với những đặc điểm về vốn, lao động cơ sở vật chất là phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước ta như dân số đông và trẻ nhưng chất lượng không cao, không đồng đều, khả năng đầu tư vốn là không lớn. Điều này đã được chứng tỏ bằng sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian qua, ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng tưởng gấp 2 –3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm không ngừng tăng, đưa ngành dệt may thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nhất của nước. Với mức đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước trong những năm gần đây giao động từ 1 – 3,4 tỷ thì ngành dệt may đã vươn lên đứng thứ 2 trong số các mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó của ngành dệt may thì chúng ta cũng còn thấy ngành này có những tồn tại cần được khắc phục, nếu không chúng sẽ là trở lực ngăn cản sự phát triển của ngành này trong những năm tới như: sự mất cân đối giữa phát triển của ngành này và phát triển của ngành dệt, nhân lực phục vụ cho ngành còn thiếu và yếu, hiệu suất ứng dụng máy móc trang thiết bị thấp lực lượng lao động còn thiếu và yếu… hoạt động xuất khẩu sang EU tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vài ba năm trở lại đây có xu hướng giảm xuống. Hàng dệt may của nước ta chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường này ngoài một số mặt hàng truyền thống. Phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá xuất khẩu không cao. Khả năng giao dịch và đàm phán còn kém nên chưa tiếp xúc được trự tiếp với đối tác của thị trường này. khả năng chủ động trong hoạt động xuất khẩu là thấp hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh. Mặc dù đã có sự chững lại trong những năm gần đây nhưng kết quả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vì vậy mà kết quả xuất khẩu sang thị trường EU nó có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện mục tiêu đã đề ra của ngành dệt may. Cho nên để những năm tới kết quả xuất khẩu dệt may sang EU của các doanh nghiệp Việt Nam không những ảnh hưởng tốt đến mục tiêu chung của ngành mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu của ngành thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng một số những giải pháp cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã nêu ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuốn thâm nhập thị trường EU và những điều cần biết. Chủ biên : PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân. NXB Thống kê 2004. Cuốn thị trường Việt Nam thời kỳ hội nhập AFTA. NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Cuốn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Âu. PGS.TS. Vũ Chí Lộc NXB lý luận chính trị. Cuốn thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam . Chủ biên PGS.TS. Trần Chí Thành NXB lao động xã hội 2002. Cuốn Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Trường đại học Kinh tế quốc dân (NEU) NXB Thanh hoá 2004. Tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2004. Tạp chí thương mại năm 2004. Tạp chí thương nghiệp – thị trường năm 2004. Trang web http:// www.mot.gov.vn Trang web http:// www.vntextile.com Trang web http:// www.SMEnet.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan