Tài liệu Báo cáo Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7: TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất
yếu. Nền kinh tế thị trường với các quy luật khắt khe chi phối mạnh mẽ đến mọi
mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.
Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công tác quản lý
và hệ thống quản lý có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn. Hạch toán
kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ
vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm xoát hoạt động kinh doanh. Hạch
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu của hạch
toán kế toán giư một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, la...
49 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----[\ [\-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất
yếu. Nền kinh tế thị trường với các quy luật khắt khe chi phối mạnh mẽ đến mọi
mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.
Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công tác quản lý
và hệ thống quản lý có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn. Hạch toán
kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ
vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm xoát hoạt động kinh doanh. Hạch
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu của hạch
toán kế toán giư một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ
chức … là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Việc hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ở chỗ tính đúng, tính đủ mà
còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản lý doanh nghiệp. Đây là một
đòi hỏi khách quan của công tác quản lý. Để phát huy tốt chức năng đó thì công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được cải tiến và
hoàn thiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành trong doanh nghiệp, qua thời gian học tập tại trường Đại học
Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội và thực tập tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7,
từ ý nghĩa thực tiến kế toán ở Chi nhánh, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Trịnh Đình Khải cùng với các cán bộ Ban Tài chính – Kế toán của Chi nhánh
công ty Sông Đà 7 em đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh
Công ty Sông Đà 7 “ để làm luận văn tôt nghiệp cho mình. Thông qua lý luận
để tìm hiểu thực tiễn, đồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ kiến thức học ở trường.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bại luận văn của
em không thể chánh khỏi những thiếu sót nhất định .
Em hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô
giáo, bạn bè để em có thể nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện bài luận văn của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn .
Trong luận văn này, ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung có 3 phần
chính :
Chương I. Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp .
Chương II. Thực trạng về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 tại Hoà Bình.
Chương III. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 .
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
A. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là hao phí về lao động sống,
trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phụ thuộc hai yếu tố :
+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất
định.
+ Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hoa trong quá trình sản xuất và tiền lương
công nhân.
2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất có chung nội dung kinh tế
được xếp vào một ngày yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng của
chi phí đó. Trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố chi phí sau :
- Chi phí nguyên vật liệu : Gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Chi phí nhân công : Tiền lương và các khoản trích theo lương của công
nhân sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý sản xuất ở
đội, xưởng sản xuất doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hoa TSCĐ : Bao gồm khấu hao máy thi công, nhà xưởng
máy móc, thiết bị quản lý ...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước ...
hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã kể trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chất kinh tế giúp nhà quản lý biết
được kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí chi ra trong quá trình sản xuất lập
dự toán, tổ chức thực hiện dự toán.
2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi
phí.
Theo các phân loại này, những chi phí có cùng mục đích và công dụng
được xếp vào khoản mục chi phí. Toàn bộ chi phí xây lắp được chia thành các
khoản mục sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ,vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp
(phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất xây
lắp.
- Chi phí máy thi công : Là chi phí khi sử dụng máy thi công phục vụ trực
tiếp hoạt động xây lắp công trình gồm : Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí
sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, động lực, tiền lương của
công nhân điều khiển máy và chi phí khác.
- Chi phí sản xuất chung : Gồm tiền lương của nhân viên quản lý đội ; các
khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, công nhân trực tiếp sản xuất
công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội, chi phí vật liệu, công cụ
dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
xây lắp theo dự toán. Bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công
trình, hạng mục công trình xây lắp là khâu công việc không thể thiếu.
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
vào các đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai
loại:
- Chi phí trực tiếp : Là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với từng đối
tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thực
hiện ...). Các chi phí này được kế toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản
ánh chúng để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan.
- Chi phí gián tiếp : Là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối
tượng chịu chi phí, chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi
phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán
tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách
hợp lý.
3. Giá thành sản phẩm, các loại giá thành sản phẩm xây lắp
3.1. Giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử
dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính
đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh
nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hệ
thống chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.2. Các loại giá thành sản phẩm
* Giá thành dự toán (Zdt) : Là toàn bộ chi phí dự toán để hoàn thành một
khối lượng công tác xây lắp. Giá thành dự toán xây lắp được xác định trên cơ sở
khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế đượ duyệt, các định mức dự toán, đơn
giá XDCB chi tiết hiện hành và các chính sách chế độ có liên quan của Nhà
nước.
* Giá thành kế hoạch (Zkh) : Là loại giá thành được xác định trên cơ sở
các định mức của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể ở một tổ chức xây
lắp, một công trình trong một thời kỳ kế hoạch nhất định.
Công thức xác định :
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành
của CT, HMCT của CT, HMCT kế hoạch
* Giá thành thực tế (Ztt): Là loại giá thành được tính toán dựa theo các chi
phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác
xây lắp được xác định theo số liệu của kế toán cung cấp. Giá thành thực tế
không chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong định mức mà còn bao gồm cả
những chi phí thực tế phát sinh như : Mất mát, hao hụt vật tư, thiệt hại về phá đi làm
lại...
Ngoài ra, trên thực tế để đáp ứng yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm, trong các doanh nghiệp xây lắp giá thành còn được theo dõi
trên hai chỉ tiêu : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh và giá thành của công
ty xây lắp hoàn thành quy ước.
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây
lắp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành phù hợp với điều kiện thực hiệnc ủa doanh nghiệp.
- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường
xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp lựa chọn.
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng
công trình, từng loại sản phẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giá
thành một cách hợp lý, hiệu quả.
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng CT,
HMCT, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành xây lắp,
cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thành phục
vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản
xuất phát sinh
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp,
cần căn cứ vào các yếu tố như :
- Tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(sản xuất giản đơn hay phức tạp).
- Loại hình sản xuất : (sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt ...)
- Đặc điểm sản phẩm
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
- Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp cụ
thể có xác định là từng sản phẩm, loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm cùng loại,
toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng sản
xuất, từng đội sản xuất, từng đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình.
Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức
sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Có hai phương pháp tập hợp chi phí cho các đối tượng sau :
- Phương pháp tập hợp trực tiếp : Áp dụng các chi phí có liên quan đến
từng công trình, hạng mục công trình cụ thể.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp : Áp dụng đối với những loại chi phí có
liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, không thể tập hợp trực tiếp
mà phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu
thức phù hợp.
3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
3.1. Tài khoản sử dụng
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp xây lắp
thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do
đó kế toán tập hơp chi phí sản xuất sử dụng các tài khoản sau :
- TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công
- TK 627 : Chi phí sản xuất chung
- TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : TK 155,
TK 632, TK 334, TK 111, TK 112 ...
3.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : Nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nửa thành phẩm, phụ tùng thay thế cho từng công trình, gồm cả chi phí cốt
pha, giàn giáo.
· Tài khoản sử dụng : TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
· Chứng từ sử dụng để hoạch toán bao gồm :
- Khi xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất thi công thường sử dụng các
chứng từ : Phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho.
- Khi mua vật liệu về sử dụng ngay không qua kho : Hoá đơn bán hàng,
hoá đơn giá trị tăng.
· Phương pháp tập hợp.
- Phương pháp tập hợp trực tiếp : Là chi phí trực tiếp nên được tập hợp
trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Trên cơ sở các chứng từ gốc
phản ánh số lượng, giá trị vật tư xuất cho công trình, hạng mục công trình đó.
- Phương pháp tập hợp gián tiếp : Các nguyên vật liệu liên quan đến nhiều
công trình, hạng mục công trình trường hợp như vậy phải phân bổ theo một tiêu
thức nhất định.
Sơ đồ hạch toán (Sơ đồ 1 - PL)
3.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm : Tiền
lương chính, các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công
nhân phục vụ thi công (vận chuyển, bốc dỡ vật tư, công nhân chuẩn bị thi công
và thu dọn hiện trường).
Tài khoản sử dụng : TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp"
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng công
trình, hạng mục công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm tiền công trả cho công nhân thuê
ngoài.
Sơ đồ hoạch toán (sơ đồ 2 - PL)
3.4. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
- Tài khoản sử dụng : TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công - để tập hợp
và phân bổ chi phí máy thi công phụ vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong
các doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công công trình.
Các chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ
chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện
khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương pháp thi công hỗn hợp chi
phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản :
- Chi phí nhân công : Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp
phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công.
- Chi phí khấu hao máy thi công
- Chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho máy thi công.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác dùng cho xe máy thi công.
Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Sơ đồ 3,4 - PL)
3.5. Kế toán tập hợp sản xuất chung
- Tài khoản sử dụng : TK 627 - chi phí sản xuất chung - phản ánh toàn bộ
các khoản chi phí sản xuất chung và mở chi tiết cho từng đội công trình.
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm : Lương nhân
viên quan lý đội, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công
nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý
đội. Chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi công, chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ
cho chi phí quản lý sản xuất ở đội thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng ở
đội, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở đội thi công.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 5 - PL)
3.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từ khoản mục cuối kỳ phải tổng
hợp toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp nhằm phục vụ cho việc tính giá thành.
TK 154 được mở chi tiết theo từng công nhân, hạng mục công trình.
Sơ đồ hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm (sơ đồ 6 – PL)
4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp, là các công trình, hạng
mục công trình chưa hoàn thành hoặc chưa nghiệm thu, bàn giao chưa chấp
nhận thanh toán.
- Chi phí sản phẩm dở dang là chi phí sản xuất để tạo nên khối lượng sản
phẩm dở dang.
- Cuối kỳ kế toán để tính toán giá thành sản phẩm hoàn thành cần thiết
phải xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá thành sản
phẩm xây lắp
=
Chi phí sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
-
Chi phí sản
phẩm dở
trong kỳ dang cuối kỳ
a. Phương hướng đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ
được xác định theo công thức :
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp thực hiện
trong kỳ
--------------------------------------------------
Chi phí thực
tế của khối
lượng dở
dang cuối kỳ
= Chi phí của khối
lượng xây lắp
hoàn thành bàn
giao trong kỳ theo
dự toán
+
Chi phí của khối
lượng xây lắp dở
dang cuối kỳ theo
dự toán
x
Chi phí khối
lượng xây lắp
dở dang cuối
kỳ theo dự
toán
b.Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn
thành tương đương.
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở
dang công tắc lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt
dở dang cuối kỳ được xác định như sau :
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp thực hiện
trong kỳ
--------------------------------------------------
Chi phí thực
tế của khối
lượng xây
lắp dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí của khối
lượng xây lắp bàn
giao trong kỳ theo
dự toán
+
Chi phí của khối
lượng xây lắp dở
dang theo dự toán
đổi theo sản
lượng hoàn thành
tương đương
x
Chi phí theo
dự toán khối
lượng xây lắp
dở dang cuối
kỳ đã tính
theo sản
lượng hoàn
thành tương
đương
c. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ được tính theo công thức.
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp thực hiện
trong kỳ
--------------------------------------------------
Chi phí thực
tế của khối
lượng xây
lắp dở dang
cuối kỳ
= Giá trị dự toán
của khối lượng
xây lắp hoàn
thành bàn giao
trong kỳ
+
Giá trị dự toán
của khối lượng
xây lắp dở dang
cuối kỳ
x
Giá trị dự toán
của khối
lượng xây lắp
dở dang cuối
kỳ
C. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra, cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được
giá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá
thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ
phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các
loại sản phẩm và lao vụ doanh nghiệp sản xuất ... để xác định đối tượng tính giá
thành cho thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất, đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp
hoàn thành bàn giao.
2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá
thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ
giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
Để xác định kỳ tính giá thành kế toán căn cứ vào đặc điểm riêng của
ngành sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng của
ngành xây lắp kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau :
- Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian thi công tương đối
dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt
hàng, hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành.
- Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài, thì
chỉ kh nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn
giao thanh toán toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó.
Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài kết cấu phức tạp ... thì
kỳ tính giá thành có thể được xác định là quý.
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp )
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có số lượng
công trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành
công trình, hạng mục công trình ...)
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho
một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính
là tổng giá thành của một công trình, hạng mục công trình đó.
Công thức : Z = C
Trong đó :
Z : Tổng giá thành sản phẩm sản xuất
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo CT, HMCT.
Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối
lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, thì giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn
thành bàn giao được xác định như sau :
Giá thành thực
tế của khối
lượng hoàn
thành bàn giao
=
Chi phí thực tế
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực
tế phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí thực tế
dở dang cuối kỳ
3.2. Phương pháp tính theo đơn đặt hàng
Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất kinh doanh đơn chiếc,
cộng việc sản xuất kinh doanh thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt
hàng của khách hàng. Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp
dụng trong trường hợp các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và
như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn
đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn
đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được
chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất
xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi
phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.
3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng đối với các Xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây
dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí
sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công
trình.
Z = Dđk + (C1 + C2 + ................. + Cn) - Dnk
Trong đó :
Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp
C1 ....... Cn : Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất kinh doanh hay từng
giai đoạn công việc.
Phương pháp giá thành này tương đương đối dễ dàng, chính xác. Với
phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công
việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được phân bổ
ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất
định.
Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành theo định mức, phương
pháp tính giá thành phân bước.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM Ở CHI
NHÁNH CÔNG TY SÔNG ĐÀ 7 TẠI HOÀ BÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY SÔNG ĐÀ 7
Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là một doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Hiện nay trụ sở làm việc của
Chi nhánh đóng tại Phường Tân Thịnh – Thi xã Hoà Bình – Tỉnh Hoà Bình.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hoà Bình.
Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là một doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng công ty Sông Đà được thành lập năm 1976 với tên gọi ban đầu là
Công trường bê tông.
Chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại vật liệu xây dựng
nhằm phục vụ các công trình trong và ngoài Tổng công ty đồng thời bổ xung
thêm nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp với tình hình nhiệm vụ và sự
phát triển không ngừng về quy mô tổ chức, năng lực sản xuât kinh doanh đa
chức năng như : Khai thác và sản xuất đá, sản xuất bê tông thương phẩm, bê
tông đúc sẵn, xây lắp các công trình thuỷ điện ...
Năm 1982 được đổi thành xí nghiệp Bê tông – Nghiền sàng : Trong
thời gian này xí nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch hoá tâp
trung, bao cấp. Nhiệm vụ của công ty do Tổng công ty Sông Đà giao trực
tiếp bao gồm : Sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, sản suất đá
răm và cát phục vụ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ...
Ngày 26/3/1993 theo quyệt định số 04/BXD-TCLD Chi nhánh Công ty
Sông Đà 7 được thành lập tại Phường Tân Thịnh – Thị xã Hoà Bình – Tỉnh
Hoà Bình với các chức năng chính là :
. Sản suất vật liệu xây dựng .
. Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông .
. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng va trang trí nội thất.
. Xây dựng công trình ngầm .
. Xây dựng công trình biến thế 500KV, hệ thông cấp thoát nước .
. Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí xây dựng.
. Khoan nổ mìn và khai thác mỏ .
. Chế biến nông lâm sản và sản xuất đồ gỗ dân dụng.
. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Tổng công ty giao .
2. Đặc điểm tổ chức quan lý của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 .
Hiện nay, Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 có 542 cán bộ công nhân viên
với 8 đơn vị trực thuộc : 7 Đội xây lắp, 01 xưởng sản xuất đá và cơ quan Chi
nhánh .
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
SÔNG ĐÀ 7
…..
Chi nhánh thực hiện quản lý tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh
đồng thời tăng cường tính chủ động cho các tổ, đội. tại các đội sản xuất có bộ
GIÁM ĐỐC
PHã
GIÁM ĐỐC
Ban
TCHC
Ban
KTKH
Ban
KTCL
Ban
VTCG
Ban
TCKT
Đội
xây lắp
1
Đội
xây lắp
2
Đội
xây lắp
7
Xưởng
sản
xuất đá
máy và cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh,
từng công trình thi công và chịu sự quản lý của Chi nhánh .
.Ban giám đốc gồm :
+ Giám đốc chi nhánh : là ngưòi chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt
hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị
+ Phó giám đốc phụ trách kinh tế : Là người giúp việc cho Giám đốc đơn
vị trong việc điều hành hoat động kinh tế của đơn vị .
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Là người giúp việc cho giam đốc đơn
vị về các vấn đề kỹ thuật, mỹ thuật chất lượng sản phẩm, kỹ thuật, tiến độ thi
công các công trình .
. Ban Tài chính – Kế toán :
Là phòng chức năng trong doanh nghiệp giúp giám đốc đơn vị trong lĩnh
vực Tài chính Kế toán. Cung cấp thông tin để lãnh đạo đơn vị biết được tình
hình sử dụng các loại tài sản, lao động vật tư, tiền vốn, doanh thu, chi phí, kết
qủa sản xuất kinh doanh ; tính đúng đắn của các giải pháp đã đề ra và thực hiện
trong sản xuất kinh doanh ... phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoat động của
đơn vị một cách kịp thời, hiệu quả, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp về
đường lối phát triển đơn vị.
Kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của vị theo
đúng pháp luật của Nhà nước, theo cơ chế qiản lý mới và theo đúng pháp lệnh
Kế toán thống kê, điều lệ tổ chức Kế toán Nhà nước, điều lệ Kế toán trưởng và
các quy định khác của Tổng công ty.
.Ban Kinh tế – Kế hoạch :
Giúp Giám đốc đơn vị trong việc thực hiện toàn bộ công tác Kinh tế – Kế
hoạch, công tác hợp đồng kinh tế định mức theo đơn giá sản xuất, công tác lập
và chỉ đạo kế hoạch sản xuất và việc lập quản lý mới theo đúng pháp lệnh hợp
đồng kinh tế và các quy định khác của Nhà nước, Tổng công ty .
.Ban vật tư cơ giới :
Giúp Giám đốc đơn vị trong lĩnh vực như : Công tác mua sắm thiết bị,
quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng, công tác sử dụng thiết bị, vật tư thiết bị và hồ
sơ thiết bị .
. Ban Tổ chức - Hành chính :
Giúp Giám đốc đơn vị về công tác tổ chức lao động và tiền lương, công
tác hành chính, văn phòng, đối ngoại, đời sống y tế của cán bộ công nhân viên
chức. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật. . .
. Ban kỹ thuật chất lượng :
Giúp Giám đốc đơn vị xây dựng chiến lược định hướng phát triển của
đơn vị, lập và chỉ đạo kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm ; công tác quản lý kỹ
thuật, theo dõi lập biện pháp khối lượng va tiến độ thi công tại các công trình.
Quản lý các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích hoạt động về quản lý kỹ
thuật, quản lý chi phí sản xuất, xây dưng công trình, sản phẩm, an toàn và bảo
hộ lao động trong toàn đơn vị ..
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY SÔNG ĐÀ 7 .
Hiện nay việc tổ chức công tác kế toán ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7
đã tiến hành theo hình thức tập chung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ
công việc kế toán được thực hiện tập trung tại ban kế toán của Chi nhánh và các
xí nghiệp trực thuộc, các đội không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí
các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu
thập chứng từ về ban tài chính kế toán của Chi nhánh. Bộ máy kế toán của Chi
nhánh gồm có 7 người và các nhân viên kinh tế ở các đội được phân công tác
như sau :
+ Kế toán trưởng:
Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài
chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng
điều lệ kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành .
Tổ chức bộ máy kế toán , đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ
tài chính kế toán trong Chi nhánh. Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá
kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán nhà nước và của Tông
công ty .
Tổ chức việc tạo nguông vốn và sử dụng các nguồn vốn
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và Kế toán trưởng Tông
công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán .
+ Kế toán tổng hợp :
- Theo dõi công tác thu hồi vốn và công nợ các công trình do Chi nhánh
thi công.
- Kiểm tra và tông hợp báo cáo quyết toán toàn Chi nhánh theo chế độ
quy định.
-. Hướng dẫn kiểm tra các Xí nghiệp thực hiện quyết toán chi phí các
công trình theo đúng chế độ quy định.
- Kiểm tra đôn đốc các kế toán viên trong ban Tài chính Kế toán hoàn
thành nhiệm vụ phân công.
+ Kế toán thuế :
- Xác định các khoản thuế phải nộp ngân sách của Chi nhánh.
- Lập kê khai Thuế và quyết toán Thuế với các cục thuế.
- Lập báo cáo quyết toán Tài chính theo chế độ quy định.
- Tham gia tổng hợp báo cáo quyết toán khi kế toán tổng hợp yêu cầu .
- Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với cấp trên ; tính toán, xác định
nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
+ Kế toán TSCD và đầu tư dài hạn :
Theo dõi TSCĐ và tình hình biến động của TSCĐ trong toàn Chi nhánh.
Tính khấu hao hàng tháng, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ của các đơn vị trực thuộc .
Theo dõi thanh lý TSCĐ, kiểm tra quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ, tái đầu
tư, lập hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tư xây dựng
cơ bản .
- Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, điều động nội bộ trong Chi nhánh .
- Lập báo cáo về TSCĐ theo yêu cầu quản lý của Chi nhánh và Tổng
công ty.
+ Kế toán tiền lương, tiền gửi, tiền vay và thanh toán :
- Theo dõi tiền vay và tiền gửi ngân hàng.
- Theo dõi thanh toán với ngân sách – thanh toán nội bộ, thanh toán với.
đơn vị cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng.
- Lập các chưng từ thanh toán với Ngân hàng.
- Lập phiếu thu – chi.
- Theo dõi thanh toán tạm ứng.
- Theo dõi thanh toán lương, BHXH toàn Chi nhánh .
+ Kế toán vật tư - công cụ dụng cụ :
- Theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ của
Chi nhánh .
- Lập phiếu Nhập – Xuất vật tư.
- Tập hợp, theo dõi chi phí khối cơ quan chi nhánh, tham gia lập báo cáo
kế toán và quyết toán tài chính của chi nhánh.
+ Thủ quỹ :
Có nhiện vụ quản lý tiền mặt, cũng như đối chiếu so sánh kiểm tra tiền tại
ngân hàng, ghi chép sổ sách thu chi tiền mặt. Thủ quỹ còn tiến hành thanh toán
lương nhân viên văn phòng trên cơ sở bảng lương .
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức kế toán của chi nhánh là hình thức chứng từ ghi sổ, là hệ thống
sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu các chứng từ
kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép. Niên độ kế toán được Chi
nhánh áp dụng từ ngày 01/ 01 đến ngày 31/ 12, kỳ kế toán Chi nhánh theo quý,
năm (theo sơ đồ sau).
KÕ toán trưởng
KÕ toán
thuÕ
KÕ toán
TSCĐ
KÕ toán
TL
KÕ toán
VT-
CCDC
Thủ quỹ
KÕ toán đội, xưởng chủ nhiệm công trình
Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ .
Trình tự ghi sổ :
( 1 ) Hàng tháng căn cứ chứng từ gốc hợp lệ lập định khoản kế toán rồi ghi vào
sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian rồi từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái .
( 2 ) Tổng hợp cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt thì cũng căn cứ vào chứng
từ gốc để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi cuối tháng từ sổ nhật ký đặc biệt ghi
vào sổ cái.
( 3 ) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi
tiết .
( 4 ) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết .
( 5 ) Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh các tai khoản .
( 6 ) Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết .
( 7 ) Tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán .
Chứng tõ gốc
Sổ NK đặc biệt Sổ, thẻ KT chi tiÕt
Chứng tõ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
kÕ toán
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiÕt
III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
SÔNG ĐÀ 7 .
1. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Chi
nhánh Công ty Sông Đà 7.
1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
Là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần phải được tổ chức tập
hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
Tại Chi nhánh thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định trên
cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ,
trình độ và công tác quản lý ... của Chi nhánh. Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là
một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn bao gồm 5 phòng ban, 7
đội xây lắp, 01 xưởng sản xuất đá và cơ quan Chi nhánh. Quy trình sản xuất chế
tạo là quy trình hết sức phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra có chu kỳ sản xuất
dài do đặc điểm trong lĩnh vực kinh doanh như vậy nên đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất tại Chi nhánh là toàn bộ quy trình công nghệ ( các công trình xây
dựng).
1.2. Đặc điểm chủ yếu của chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản
xuất ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7.
. Đặc điểm chủ yếu của chi phí sản xuất .
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh là các công trình,
hang mục công trình nên Chi nhánh tiến hành quản lý chi phí sản xuất theo dự
toán .
Căn cứ vào các bản dự toán công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi
phí và đánh giá sản phẩm dở dang để đối chiếu so sánh với dự toán, từ đó đưa
ra những kiến nghị đề xuất để mức phí thực tế không lớn hơn dự toán .
1.3. Phương pháp và trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất .
.1. Tập hợp CPNVLTT
Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là xây dựng cho nên NVL chủ yếu là vật
liệu xây dựng gồm nhiều chủng loại và quy cách khác nhau. Nguyên vật liệu
chủ yếu gồm có: cát, sỏi, đá, xi măng, sắt thép… Hiện nay Chi nhánh thường
phải từ nguồn trong nước và cuối tháng tính giá trị thực tế NVL xuất kho theo
phương pháp bình quân gia quyền .
Giá thực tế VL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế VL nhập trong kỳ
Hệ số giá =
Số lượng vạt liệu tồn kho ĐK + Số lượng VL nhập trong kỳ
Để tập hợp CPNVLTT kế toán sử dụng TK621 “chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp”.
+ Trình tự hạch toán
Trước tiên, phòng vật tư cùng phòng kế hoạch căn cứ vào giá trị dự toán
công trình, tiến độ thi công, các phương án thi công để lập kế hoạch cung ứng
vật tư và tính toán lượng vật tư cần thiết đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi
công cho các đội, xưởng.
Các đội, xưởng sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính
toán lượng vật tư cần phục vụ thi công và có nhu cầu về vật tư, các đội, xưởng
lập yêu cầu cung ứng vật tư có xác nhận của đội trưởng gửi lên phòng vật tư.
Phòng vật tư xem xét, đối chiếu thấy hợp lý, hợp lẹ sẽ tiến hành làm thủ tục
xuất kho cho thi công.
Các phiếu xuất kho đưa đến phòng kế toán để đối chiếu, kiểm tra, sau đó
kế toán tiến hành phân loại từng nhóm vật tư ghi vào thẻ kho.
Sau khi nhận được tiền, đội trưởng tiến hành mua vật tư nhập tại chân công
trình phục vụ thi công, đồng thời hàng tháng kế toán đội căn cứ vào tình hình
thực tế thi công, trên cơ sở chứng từ tập hợp, hạch toán chi phí từng phần công
trình. Sau đó kế toán đội gửi sổ giá thành công trình, hạng mục công trình và
sổ chi tiết tiền mặt cho ban kế toán. Đến cuối kỳ, các chứng từ cập nhật hàng
tháng kế toán gửi cho ban kế toán để kiểm tra, đối chiếu, bổ sung thêm các chi
phí.
Tại phòng kế toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào biểu giá, sổ giá thành
công trình, hạng mục công trình, sổ chi tiết tiền mặt để cập nhật, đối chiếu các
chi phí vật liệu vào sổ chi tiết vật tư. Căn cứ vào phiếu xuất vật tư cho công
trình, hạng mục công trình để lập bảng phân bổ VLvà ghi vào chứng từ ghi sổ
và sổ cái.
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng công trình)
Có TK 152 (chi tiết theo từng kho)
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 154 (chi tiết theo từng công trình)
Có TK 621 (chi tiết theo từng công trình)
(Xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5)
2. Tập hợp CPNCTT
Trong điều kiện kinh tế thị trường tự mình phải hạch toán kinh doanh thì
Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 sử dụng tiền lương như một công cụ tích cực để
khuyến khích nâng cao năng xuất lao động nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản
phẩm .
Tại Chi nhánh CPNCTT chiếm tỷ trọng 8 – 10 % giá thành sản phẩm.
Khoản mục CPNCTT bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất như lương chính, lương phụ ... và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo tỷ lệ quy định của Bộ tài chính .
BHXH = 20 % trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp 15%
trích vào chi phí sản xuất, 5% tính vào thu nhập TL)
BHYT = 3% trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (2% tính
vào chi phí, 1% tính vào thu nhập).
KPCĐ = 2% trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp
Theo cách tính lương này thì tiền lương được tính cho tập thể người lao
động trong phân xưởng, đội xây lắp và tại Chi nhánh thì việc chia lương cho
từng người được tính như sau:
Xác định hệ số lương nhân công trực tiếp:
Tổng tiền lương thực tế được lĩnh của tập thể
Hệ số chia lương = Tổng tiền lương cơ bản
Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương cơ bản x Hệ số chia lương
của từng người của từng người
Trong thời gian nghỉ tết , nghỉ phép, ngừng sản xuất vì lý do khách quan
thì công nhân sản xuất vẫn được cha lương phụ = 70 % tiền lương cơ bản .
Để hạch toán CPNCTT kế toán sử dụng TK622 ‘Chi phí nhân công trực
tiếp’.
Ví dụ: Tại công trình hạ lưu thủy điện Hoà Bình đội trả lương cho công
trình tháng 5 như sau:
S
T
T
Họ và tên
Bậc
thợ
LBQ
N
C
Tiền
lương
Thưởn
g
Tổng
lương
Tiền ăn ca
Trừ
BHXH
BHYT
Thực lĩnh
1
Nguyễn
Văn Hùng
7 35000 30 105000 155000 1205000 120000 63000 1262000
2
Vũ Hồng
Sơn
6 30000 30 900000 150000 1050000 120000 54000 1116000
…
Tổng cộng 64100000 8200000 1200000 71100000
Dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương hạch toán chi phí nhân
công trực tiếp:
Nợ TK 622: 71.100.000
Có TK 334: 71.100.000
Khi thanh toán kế toán tiền lương hạch toán:
Nợ TK 3341.100.000
Có TK 111: 71.100.000
Đối với công nhân thuê ngoài: trong quá trình thi công các đội, xưởng có
nhu cầu về nhân công, đội xưởng kí hợp đồng thuê nhân công, khi công việc
hoàn thành bàn giao đội trưởng và kỹ thuật viên nghiệm thu công việc đã hoàn
thành, kế toán đội căn cứ vào biên bản nghiệm thu thanh toán cho công nhân
thuê ngoài và lập bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành.
VD: Đội phải trả lương cho công nhân thuê ngoài với mức khoán
12.000.000. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng công
việc hoàn thành để thanh toán để thanh toán và định khoản
Ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp thuê ngoài:
Nợ TK 622: 12.000.000
Có TK 3342: 12.000.000
Khi thanh toán, căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi nhận số tiền đã trả công
nhân thuê ngoài:
Nợ TK 334: 12.000.000
Có TK 111: 12.000.000
(Xem phụ lục 6)
3. Tập hợp CPSXC ( Chi phí sản xuất chung )
Kế toán tập hợp vào khoản mục CPSXC những chi phí có tính chất phục
vụ sản xuất và quản lý tại các phân xưởng. Để theo dõi tập hợp toàn bộ
CPSXC phát sinh trong kỳ ở từng phân xưởng và Chi nhánh, kế toán sử dụng
TK 627 “ chi phi sản xuất chung “.
- TK6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK6272 - Chi phí nguyên vật liệu
- TK6273 - Chi phí CCDC
- TK6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278 - Chi phi bằng tiền khác.
* Chi phí nhân viên quản lý đội bao gồm: Các khoản tiền lương chính,
lương phụ, và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định. Hình
thức trả lương theo thời gian gồm có: tiền lương bình quân, hệ số trách nhiệm
quy định cho từng chức vụ và bộ phận làm việc.
VD: Tại bộ phận hành chính công trình hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình. Anh
Nguyễn Thế Tuấn đội trưởng (thuộc biên chế đội), với số công 26, đơn giá
68462, tiền ăn ca 150.000, các khoản trích theo lương 115.800 và lương thực
lĩnh 1.814.212 (Phụ lục 7, 8, 9) – kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 1.930.012
Có TK 334: 1.930.012
Nợ TK 334: 115.800
Có TK 338: 115.800
Khi thanh toán, căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi nhận số tiền đã trả:
Nợ TK 334: 1.814.212
Có TK 111: 1.814.212
* Chi phí bằng tiền khác bao gồm: chi phí điện nước, tiền nước, điện
thoại, tiền thuê nhà, chi phí tiếp khách giao dịch, chi phí thanh toán vé tàu, xe
của nhân viên, chi phí phát sinh công trình nào thì tập hợp cho công trình đó.
VD: Tại công trình hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình, dựa vào sổ chi tiết chi phí sản
xuất chung (Phụ lục 10), kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 3.398.500
Có TK 111: 3.398.500
Cuối kỳ kế toán tiến hành tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí sản xuất
chung vào bảng tổng hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 154
Nợ TK 154: 211.001.069
Có TK 111: 211.001.069
(Xem phụ lục 11, 12, 13)
4. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ kế toán
Cuối tháng các khoản mục chi phí sản xuất phản ánh các: TK 621, TK 622,
TK 623, TK 627 kết chuyển sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang”
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng CT, HMCT)
Có TK 621, 622, 623, 627 (chi tiết cho từng CT, HMCT)
Số liệu tổng hợp về chi phí của công trình, hạng mục công trình được tập
hợp trên sổ Cái TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Xem phụ lục
14)
5. Thực tế công tác tính giá thành tại Chi nhánh.
5.1. Đối tượng tính giá thành và ký tính giá thành .
Do đặc điểm của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 là xây dựng các công
trình nên đối tượng tính giá thành là các đơn là hợp đồng xây dựng, các công
trình. Vì công việc của Chi nhánh là xây dựng các công trình, các sản phẩm
này thường có giá trị lớn, thời gian xây dựng dài, quy trình công nghệ phức tạp
do đó kỳ tính giá thành tại Chi nhánh được tiến hành hàng quý .
5.2. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang .
Theo đặc điểm sản xuất và theo quy trình công nghệ, mỗi phân xưởng có
nhiệm vụ sản xuất hoàn thành một phần, hay một số chi tiết nhất định của sản
phẩm. Do đó quy định đến cuối tháng các bộ phận và các chi tiết được giao
khoán cho phân xưởng chưa hoàn thành được coi là sản phẩm dở dang .
Chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành (
khoản trên 70 % ) cho nên phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang được áp
dụng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung được tính vào giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu được xuất dùng
ngay toàn bộ từ khi quá trình sản xuất bắt đầu và mức tiêu hao nguyên vật liệu
tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là tương đối như nhau, giá
trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức :
D đk + C vl
D ck = ........................ x S d
S tp + S d
D ck, D đk : là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đầu kỳ .
C vl : Chi phí vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ .
S tp : Sản lượng hoàn thành trong kỳ .
S d : Sản lượng dở dang cuối kỳ .
5.3 .Phương pháp tính giá thành áp dụng tại Chi nhánh Công ty Sông
Đà 7.
Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng do vậy Chi nhánh áp dụng
phương pháp giản đơn để tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp này thì giá thành là tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh
kể từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Thực chất chỉ
tiêu giá thành sản xuất sản phẩm tại Chi nhánh là tổng cộng chi phí sản xuất
của các giai đoạn công nghệ .
Ztt = Cpsx dd đầu kỳ + Cpsx phát sinh trong kỳ – Cpsx dd cuối kỳ
Zđv = Giá thành thực tế của sản phẩm .
6. Phân tích bảng kết quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu
A. Về giá trị tổng sản lượng
- Năm 2002 đạt 14,600 tỷ đồng tăng 102,2% so với năm 2001
- Năm 2003 đạt 17 tỷ đồng tăng 116,4% so với năm 2002
- Năm 2004 đạt 22,500 tỷ đồng tăng 132,3% so với năm 2003
Dự kiến năm 2005 đạt mức kế hoạch 38 tỷ đồng tăng 169% so với năm
2004.
B. Tổng doanh thu
Doanh thu tiêu thụ chi nhánh tăng đều qua các năm tỷ lệ nhuận với tổng
sản lượng.
- Năm 2002 đạt 16,780 tỷ đồng tăng 116,3% so với năm 2001
- Năm 2003 đạt 18,710 tỷ đồng tăng 115% so với năm 2002
- Năm 2004 đạt 20,040 tỷ đồng tăng 107,1% so với năm 2003
C. Vốn kinh doanh
- Năm 2002 vốn kinh doanh của chi nhánh có 8,002.250 tỷ đồng
- Năm 2003 vốn kinh doanh của chi nhánh lên tới 20,700 tỷ đồng
- Năm 2004 vốn kinh doanh của chi nhánh lê tới 38,420 tỷ đồng
D. Lợi nhuận
Lợi nhuận của chi nhánh cũng đạt được những kết quả mong muốn và
phát triển mạnh trong năm 2004
- Năm 2002 đạt 1,3368 tỷ đồng tăng 101% so với năm 2001
- Năm 2003 đạt 2,0 tỷ đồng tăng 149,6% so với năm 2002
- Năm 2004 đạt 4,5 tỷ đồng tăng 225% so với năm 2003
Biểu 1. Phân tích tỷ xuất lợi nhuận theo doanh thu tiêu thụ
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Các chỉ tiêu 2002 2003 2004
1 Lợi nhuận 1,3368 2,0 4,5
2 Doanh thu tiêu thụ 16,78 18,71 20,04
3 Lợi nhuận/ DTTT 8% 10,7% 23%
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của chi nhánh)
Chi nhánh này cho ta biết 1 đồng doanh thu tiêu thụ ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Qua bảng trên ta thấy ở năm 2004 có kết quả tốt nhất. Doanh thu tiêu thụ
đạt 20,04 tỷ đồng mà tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ doanh thu tiêu thụ là 23% cao hơn
các năm trước. Tức là cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ thì tạo ra 0,23 đồng lợi
nhuận.
Biểu 2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Các chỉ tiêu 2002 2003 2004
1 Lợi nhuận 1,3368 2,0 4,5
2 Vốn kinh doanh 8,00225 20,7 38,42
3 Lợi nhuận/ Vốn KD 16,7% 9,7% 18%
Chỉ số này cho ta biết 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Qua bảng trên ta thấy năm 2004 tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là cao
hơn cả, tức là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo được 0,18 đồng lợi nhuận
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY SÔNG ĐÀ 7
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH.
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, Chi
nhánh Công ty Sông Đà 7 đã trải qua nhiều biến động, khó khăn, nhưng Chi
nhánh vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên, cải tiến kỹ thuật từng bước hoà
nhập để tồn tại và đứng vững trên thị trường .
Có được những thành tích đó là nhờ sự lỗ lực vươn lên và không ngừng
đổi mới của Chi nhánh mà trước hết đó là sự năng động, năng lực sáng tạo
dám nghĩ dám làm của Ban giám đốc, sự đồng lòng của tập thể công nhân viên
trong Chi nhánh . Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài
chính. Trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán
mới với những quy định, cách thức và chế độ ghi chép ban đầu có những thay
đổi những bộ phân kế toán đã áp dụng rất tốt các chế độ, quy định mới vào
công việc kế toán tại Chi nhánh .
Qua thời gian tìm hiểu ngắn và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công
tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành nói riêng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc, các
phòng ban chức năng và đặc biệt là Ban Tài chính – Kế toán của Chi nhánh đã
tạo điều kiện cho em nghiên cứu làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức
đã học ở nhà trường và thực tiễn công tác kế toán. Trên cơ sở phân tích và
đánh giá hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7, em mạnh dạn đưa ra mộ số giải pháp .
II. Giải pháp .
A. Về công tác hạch toán, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
1. Sửa đổi phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tập hợp chi phí NVL vào công trình chủ yếu căn cứ từng phiếu
xuất NVL. Tiến hành như vậy sẽ phải ghi chép nhiều lần vào sổ cái, mất thời
gian và dễ nhầm lẫn.
Để giảm bớt khối lượng công việc nên tiến hành
- Tập hợp các chứng từ gốc và phân bổ NVL vào công trình bằng lập bảng
phân bổ NVL.
2. Trích trước tiền lương nghỉ phép
Chi nhánh cần tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân
sản xuất. Việc này là việc cần thiết bởi lẽ Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 có số
lượng công nhân sản xuất nhiều. Việc nghỉ phép của công nhân không thực hiện
đều đặn. Do đó tiền lương nghi phép của công nhân sản xuất phát sinh không
thường xuyên. Công việc công nhân sản xuất trực tiếp ảnh hưởng trức tiếp đến
kết quả sản xuất. Nếu công nhân nghỉ phép tập trung vào một tháng nào đó sẽ
làm cho sản lượng sản xuất giảm nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại tăng. Vì
vậy việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm ổn định
chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm .
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi :
Nợ TK622
Có TK 335
3. Tiến hành trích trước chi phí sản sửa chữa lớn TSCĐ
Chi nhánh cũng cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCD. Khi
tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn Chi nhánh phải lên kế hoạch sửa
chữa lớn. Căn cứ kế hoạch sửa chữa lớn kế toán hạch toán
Nợ TK CP liên quan ( 623, 627, 641, 642 )
Có TK 241 - Giá trị khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí SCLTZCĐ có giá trị nhỏ thì tiến hành kết chuyển toàn bộ vào
chi phí sản xuất kinh doanh có hoat động SCLTSCĐ
Nợ TK CP liên quan ( 627, 641, 642 )
Có TK 335 - Chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ
Cuối liên độ nếu có chênh lệch giữa khoản đã trích trước với chi phí SCL
thức tế đã phát sinh thì tiến hành sử lý theo quy định hiện hành của cơ chế tài
chính.
* Chuyển các tài sản, thiết bị trước đây hạch toán là TSCĐ thành CCDC
do tiêu chuẩn TSCĐ thay đổi (Trước đây là ³ 5.000.000 nay lên 10.000.000)
- Các máy tính có giá trị £ 10.000.000
- Các thiết bị nâng đỡ.
- Các máy trộn, máy bơm cỡ nhỏ.
Giá trị còn lại được hạch toán vào TK chi phí trả trước 1421 và được phân
bổ dần vào giá thành công trình.
B. Về công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm :
1. Đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí
Đối với nhưng máy móc thiết bị không còn khả năng sử dụng có thể tiến
hành thanh lý , còn những thiết bị sử dụng lâu, công nghệ không đáp ứng được
yêu cầu sản xuất có thể nhượng bán. Từ đó có thể giảm được chi phí sửa chữa,
chi phí bảo quản đồng thời tăng thêm được một khoản thu nhập khác. Cần
quán chiệt chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý vì khả năng tiết kiệm còn
rất lớn. Vi dụ : về nguyên vật liệu phải đảm bảo từ khâu dự chữ cho đến khâu
lưu thông, khâu sản xuất. Đặ các kho nguyên vật liệu tại chân công trình tránh
tình trạng phải chờ đợi nguyên vật liệu. Lựa chọn xem xét kỹ lưỡng, so sánh
về giá cả, chất lượng, hình thức thanh toán để tìm được nguồn nguyên vật liệu
giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo.
2. Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn
Chi nhánh cũng phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn
lưu động cho xây dựng, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiện
nay việc thu hồi vốn ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 còn nhiều hạn chế và có
những khó khăn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh còn thấp.
Cần phải có biện pháp như : đẩy mạnh công tác thu hồi vốn nhanh. Đặc biệt
tránh tình trạng nợ đọng kéo dài, rà soát lại những hợp đồng và áp dụng chặt chẽ
các điều khoản của hợp đồng, các biện pháp phòng ngừa ràng buộc về kinh tế
như thế chấp, ký quỹ ...
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
Chi nhánh cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lựa chọn hình thức vay
vốn thích hợp để giảm chi phí lãi vay. Trong việc huy động vốn Chi nhánh
Công ty Sông Đà 7 có thể giảm bớ vốn vay ngân hàng và đề nghị vay vốn từ
Tông công ty với lãi xuất thấp hơn lãi xuất ngân hàng. Tông công ty cần có
biện pháp hỗ trợ để Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng. Cụ thể là việc
đảm bảo vốn cho hoạt động xây dựng từ đầu cho đến khi hoàn thành công trình
thu tiền về. Ngoài vốn vay Chi nhánh có thể huy động vốn từ cán bộ công
nhân viên của Chi nhánh, để huy động được nguồn vốn này Chi nhánh cố thể
tăng lãi xuất tiền gửi cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng một chút, như
vậy thì sẽ hấp dẫn người lao động tham gia góp vốn mà Chi nhánh vẫn tiết
kiệm hơn đi vay ngân hàng .
4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định .
Do đặc điểm tài sản cố định ở Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 phần lớn đã
qua sử dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên cũng có một số thiết bị máy
móc mới mua, đồng bộ và hiện đại nên để năng cao hiệu quả sử dụng máy móc
thiết bị Chi nhánh phải tăng cường công tác quản lý, bảo quản cũng như việc
bảo dưỡng máy móc tiết bị. Chi nhánh cần thực hiện tốt việc giao máy móc
thiết bị cho từng đội xây lắp, đưa ra các nội quy, quy chế đối với từng bộ phận,
yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành đúng trình tự kỹ thuật sử dụng máy móc thiết
bị .
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc thiết bị , tăng năng suất lao động từ đó cũng chánh được
láng phí nguyên vật liệu do sản xuất hỏng , tiêt kiệm nhiên liệu từ đó giảm chi
phí và hạ giá thanh sản phẩm .
KẾT LUẬN
Đất nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
và quản lý của Nhà nước. Quá trình đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng kinh
tế đối ngoại, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế
giới, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với mọi nước, mọi khu vực trên thế
giới, làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng giầu mạnh phát triển.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh ,Chi nhánh Công ty
Sông Đà 7 trước hết nên giải quyết những khuyết điểm liên doanh, liên kết chú ý
đến chiến lược ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên. Hoạt động
sản xuât kinh doanh của các Công ty nói chung của Chi nhánh Công ty Sông Đà
7 noi riêng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
như : Thủ tục hành chính, các chính sách Thuế .... do đó, đối với kinh tế vĩ mô
của nhà nước cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuât kinh
doanh của Chi nhánh.
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 dưới sự chỉ đạo
hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Ban Tài chính – Kế toán
và Thầy giáo : Trịnh Đình Khải. Em đã từng bước xem xét hoạt động sản xuất
kinh doanh của Chi nhánh Công ty Sông Đà 7 từ đó so sánh giữa lý luận và
thực tiễn rút ra những bài học bổ ích.
Do thời gian và trình độ có hạn trong nghiên cứu nên chuyên đề thực tập
của em khó chánh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của thầy cô và cán bộ công nhân viên trong công ty đế chuyên đề thực tập
cuả em được hoàn chỉnh hơn .
Em xin chân thành cám ơn !
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I : Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp
3
A. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp 3
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 3
2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 3
3. Giá thành sản phẩm, các loại giá thành sản phẩm xây lắp 5
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
B. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp
6
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 6
2. Phương pháp tập chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 7
3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 7
4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 10
C. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 11
1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 11
2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp 12
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 12
Chương II : Tình hình trạng về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành của sản phẩm ở chi nhánh Công ty Sông Đà 7 tại Hoà
Bình
15
I. Đặc điểm tình hình chung của chi nhánh Công ty Sông Đà 7 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Hoà Bình 15
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của chi nhánh Công ty Sông Đà 7 16
II. Tổ chức công tác kế toán của chi nhánh Công ty Sông Đà 7 18
III. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành chi nhánh Công ty Sông Đà 7
23
1. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại chi
nhánh Công ty Sông Đà 7
23
2. Tập hợp CPNCTT 25
3. Tập hợp CPSXC (chi phí sản xuất chung) 27
4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn chi nhánh 28
5. Thực tế công tính giá thành tại chi nhánh 28
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty Sông
Đà 7
34
I. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 34
II. Giải pháp 35
A. Về công tác hạch toán, kết toán tập hợp CP và tính giá thành sản
phẩm
35
1. Sửa đỏi phương páp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 35
2 Trích trước tiền lương nghỉ phép 35
3. Tiến hành trích trước chi phí sản xuất sửa chữa lớn TSCĐ 35
B. Về công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thnàh sản phẩm 36
1. Đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí và tính giá thành sản phẩm 36
2. Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn 36
3. Nâng cấp hiệu quả sử dụng vốn 37
4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụg tài sản cố định 37
Kết luận 38
PHẦN PHỤ LỤC
Sơ đồ 1 : Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152, 153
Xuất XNL cho sản xuất
TK 142
TrÝch trước
công cụ
TK 621
NVL chưa sử dụng hÕt
đem nhập kho
TK 152
TK 111, 112, 331
Mua NVL đưa thẳng vào SX
TK 133.1
ThuÕ VAT
KÕt chuyển chi phÝ
NVLTT
TK 154
Sơ đồ 2 : Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
TiÒn lương phải trả CN
TTSX
TK 622
Cuối kỳ kÕt chuyển
TK 154
TK 111, 334.2
TiÒn lương phải trả cho
công nhân thuê ngoài
TK 335
TrÝch trước tiÒn lương nghỉ
phÐp của CNTTSX
Sơ đồ 3 : Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
(trường hợp thi công hỗn hợp)
TK 152, 153
Xuất kho mua NVL
sử dụng máy thi công
TK 623
K/c chi phÝ sử dụng
MTC
phân bổ cho công trình,
hạng mục công trình
TK 623
TK 334
TiÒn lương phải trả cho
công nhân điÒu khiển
MTC
TK 214
TrÝch khấu hao MTC
TK 111, 112, 331
Chi phÝ dÞch vụ mua ngoài
TK 152, 111
Phần thu hồi NVL
Sơ đồ 4 : Sơ đồ hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công
(có đội máy thi công riêng biệt)
TK 621
K/C CPNVLTT SDMTC
TK 154
Phân bổ máy thi công cho
công trình, hạng mục
công trình
TK 623
TK 622
K/C CPNCTT SDMTC
TK 627
K/C CP SXC SDMTC
TK 157, 632
Giá thành thực tÕ
phục vụ cho bên ngoài
Sơ đồ 5 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338
Chi phÝ nhân viên quản lý
đội các khoản trÝch theo
lương của công nhân trực
tiÕp sản xuất
TK 627
Các khoản giảm chi phÝ SXC
TK 152, 111
TK 152, 153, 142
Chi phÝ NVL, CCDC
TK 214
Chi phÝ khấu hao
TK 111, 112, 331
Chi phÝ dÞch vụ mua
ngoài
Bằng tiÒn khác
TK 133.1
TK 154
K/C hoặc phân bổ
Chi phÝ sản xuất chung
Sơ đồ 6 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
TK 621, 622
K/C CP NVLTT
K/C CP NCTT
TK 154
Giá thành sản phẩm
TK 632
TK 623
K/C CP SDMTC
TK 627
K/C CP SXC
TK 152, 111
Các khoản ghi giảm
chi phÝ sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty Sông Đà 7.pdf