Tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 6: Những tồn tại và giải pháp: CHƯƠNG 6
NHữNG tồN tại và Giải pHáp
101BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
CHƯƠNG 6
NHữNG tồN tại và Giải pHáp
6.1. CÁC VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC
6.1.1. Thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý
Nhà nước về BVMT nước; quản lý môi trường
nước theo LVS còn nhiều yếu kém
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về
BVMT nước mặt nói chung, môi trường nước LVS
nói riêng còn nhiều chồng chéo, đặc biệt là ở cấp
trung ương. Vấn đề này đã tồn tại từ nhiều năm
trước đây. Mặc dù đến năm 2008, Nghị định số
120/2008/NĐ-CP đã quy định rõ Bộ TN&MT
là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước đối với LVS trên phạm vi cả nước, trong đó
bao gồm cả quy hoạch LVS, song thực tế trách
nhiệm về quản lý LVS vẫn còn nằm một phần ở
Bộ NN&PTNT. Các Bộ chuyên ngành khác cũng
đang quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước cho
các mục đích khác nhau (Bộ NN&PTNT quản lý
hệ thống thủy nông, khai thác công trình thủy
lợi; Bộ Công thương quản lý các công trình t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 6: Những tồn tại và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6
NHữNG tồN tại và Giải pHáp
101BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
CHƯƠNG 6
NHữNG tồN tại và Giải pHáp
6.1. CÁC VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC
6.1.1. Thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý
Nhà nước về BVMT nước; quản lý môi trường
nước theo LVS còn nhiều yếu kém
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về
BVMT nước mặt nói chung, môi trường nước LVS
nói riêng còn nhiều chồng chéo, đặc biệt là ở cấp
trung ương. Vấn đề này đã tồn tại từ nhiều năm
trước đây. Mặc dù đến năm 2008, Nghị định số
120/2008/NĐ-CP đã quy định rõ Bộ TN&MT
là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước đối với LVS trên phạm vi cả nước, trong đó
bao gồm cả quy hoạch LVS, song thực tế trách
nhiệm về quản lý LVS vẫn còn nằm một phần ở
Bộ NN&PTNT. Các Bộ chuyên ngành khác cũng
đang quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước cho
các mục đích khác nhau (Bộ NN&PTNT quản lý
hệ thống thủy nông, khai thác công trình thủy
lợi; Bộ Công thương quản lý các công trình thủy
điện; Bộ Giao thông Vận tải quản lý hệ thống
giao thông thủy nội địa; Bộ Xây dựng quản lý việc
cấp nước sinh hoạt...).
Ở cấp địa phương, phân cấp quản lý môi
trường nước mới tới cấp tỉnh. Hầu hết các tỉnh
chưa có quy định cụ thể để phân cấp các nhiệm
vụ quản lý môi trường nước đến cấp huyện, cấp
xã. Vì vậy, chưa huy động được hệ thống quản
lý các cấp để thực hiện quản lý môi trường nước
trên địa bàn, đặc biệt là công tác bảo vệ môi
trường nước tại địa bàn, cơ sở.
Việc thành lập các Ủy ban BVMT LVS cho
3 LVS lớn (Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai) là chủ
trương đúng đắn của Chính phủ. Tuy nhiên,
hiện nay, hoạt động của các tổ chức này chưa
thực sự phát huy vai trò và hiệu quả. Năng lực
thực thi cũng như quyền hạn của các Ủy ban
này còn nhiều hạn chế. Quy chế làm việc của
Ủy ban cũng như Văn phòng LVS chưa chặt chẽ.
Hiện nay, phần lớn Ban chỉ đạo và các thành
viên làm công tác kiêm nhiệm. Cơ chế phối hợp
liên tỉnh (trong cùng LVS) chưa khả thi. Nguyên
nhân chính từ quy định luân phiên các Chủ
tịch UBND tỉnh thuộc LVS làm Chủ tịch Ủy ban
BVMT LVS theo nhiệm kỳ, dẫn đến thiếu những
chỉ đạo có tầm ảnh hưởng lớn, lâu dài và tạo sự
đồng thuận giữa các địa phương đối với các vấn
đề liên vùng.
6.1.2. Chồng chéo trong quy hoạch sử dụng nước
Chính từ sự phân công trách nhiệm liên quan
đến quản lý môi trường nước mặt giữa các Bộ
ngành còn nhiều chồng chéo đã dẫn đến việc
các Bộ, ngành đều xây dựng quy hoạch phát triển
chuyên ngành theo yêu cầu của Bộ mình đặt ra.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT xây dựng quy hoạch thủy
lợi; Bộ Công thương xây dựng quy hoạch phát
triển hệ thống thủy điện; Bộ Giao thông Vận tải
xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống giao
thông thủy... Chính việc sử dụng môi trường nước
mặt cho các mục đích khác nhau của các ngành
dẫn đến những xung đột trong khai thác sử dụng
nước, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước và ô nhiễm
môi trường nước mặt.
6.1.3. Xử lý nước thải chưa được quan tâm
đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu BVMT
Xử lý nước thải đang là một trong những vấn đề
cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Nguyên
nhân chủ yếu khiến cho hoạt động xử lý nước
thải chưa được đẩy mạnh là do nguồn kinh phí
đầu tư cho việc xây dựng và vận hành hệ thống
xử lý nước thải chưa được các doanh nghiệp, nhà
đầu tư quan tâm đúng mức. Một vấn đề không
thể không đề cập đó là sự phát triển các khu đô
thị mới. Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư mới chỉ
tập trung vào việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhà
ở và một số các công trình phụ trợ khác, chưa
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
102 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
quan tâm tới việc đầu tư, xây dựng hệ thống xử
lý nước thải của khu đô thị nên nhìn chung, nước
thải tại các khu đô thị mới chỉ được xử lý sơ bộ
bằng bể tự hoại, chưa đạt quy chuẩn môi trường
và đổ thẳng ra sông hồ, kênh rạch đô thị. Thêm
vào đó, đa phần công nghệ xử lý nước thải đang
triển khai hiện nay chưa thực sự phù hợp; còn
thiếu những văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể
cũng như thiếu những nghiên cứu, đánh giá đối
với việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
Đối với vấn đề xử lý nước thải công nghiệp,
mới chỉ tập trung đầu tư cũng như thực hiện việc
giám sát, kiểm tra chủ yếu cho hệ thống xử lý
nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất. Trong khi đó, theo số liệu thống kê năm
2012, có khoảng 75% các khu công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung, xử lý được khoảng
62% tổng lượng nước thải phát sinh. Tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở sản
xuất nhỏ và các làng nghề, hầu hết đều chưa có
hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có thì công tác
giám sát, kiểm tra việc vận hành cũng chưa đầy
đủ. Cũng theo thống kê năm 2012, trong số 614
cụm công nghiệp đang hoạt động, chỉ có 18 cụm
công nghiệp (chiếm tỷ lệ 3%) có hệ thống xử lý
nước thải tập trung; hầu hết các làng nghề trên cả
nước không có hệ thống xử lý nước thải...
Vấn đề xử lý nước thải đô thị cũng chưa được
quan tâm đúng mức. Tại một số thành phố, đô
thị lớn mới chỉ đầu tư một vài trạm xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung nhưng đều ở quy mô nhỏ,
công suất xử lý không đáp ứng yêu cầu thực tế,
chưa kể đến phần lớn công nghệ áp dụng chưa
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện nay, trong
tổng số 760 đô thị của Việt Nam, mới chỉ 7 đô thị
đã triển khai thử nghiệm xây dựng và vận hành
công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở
quy mô nhỏ (phường, khu dân cư nhỏ). Trong số
71 đô thị loại 3 trở lên có 18 đô thị đã và đang
triển khai xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải tập trung, chỉ chiếm khoảng 25%; các
đô thị loại 4 hầu như chưa được quan tâm đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
6.1.4. Mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có xu
hướng mở rộng và gia tăng
Giai đoạn 2001 - 2005, ô nhiễm các chất
hữu cơ là một trong những vấn đề nổi cộm tại
3 LVS lớn: Cầu, Nhuệ - Đáy và hệ thống sông
Đồng Nai. Đến giai đoạn 2006 - 2011, ô nhiễm
chất hữu cơ vẫn tiếp tục là vấn đề nóng tại 3 LVS
nói trên, thậm chí còn có xu hướng gia tăng cả
về mức độ ô nhiễm và xuất hiện thêm ở nhiều
LVS khác.
Theo các báo cáo đánh giá, môi trường nước
mặt ở hầu hết các đô thị và ở nhiều LVS nước ta
đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Ở hầu hết các
sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, trị
số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số
đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn
tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2-6
lần. Hàm lượng chất hữu cơ và Coliform ở hầu
hết các sông chảy qua các đô thị và các KCN đều
vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn
tới 2-3 lần.
Môi trường nước tại một số khu vực mới được
giám sát, đánh giá cũng đã có dấu hiệu bị ô
nhiễm hữu cơ. Điển hình như khu vực sông Ka
Long (đoạn chảy qua thị xã Móng Cái, Quảng
Ninh), tiểu LVS Vu Gia (Đà Nẵng), sông Ba (đoạn
qua nhà máy đường An Khê, Gia Lai)...
6.1.5. Xã hội hóa, tư nhân hóa và huy động
cộng đồng tham gia còn yếu kém
Hiện nay, công tác xã hội hóa và huy động sự
tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT
nói chung, BVMT nước nói riêng, còn tồn tại rất
nhiều vấn đề. Nhiều hoạt động còn mang tính
hình thức, không có nguồn lực tương xứng, không
được hướng dẫn tổ chức đầy đủ nên không được
sự ủng hộ rộng rãi, thường xuyên.
Cho đến nay, vẫn còn thiếu một văn bản quy
phạm pháp luật ở tầm cao, vừa giải quyết một
cách cơ bản hệ thống những vấn đề cốt lõi liên
quan đến hoạt động BVMT của cộng đồng, vừa
tạo cơ sở để ban hành các văn bản ở tầm thấp
hơn, phù hợp với đặc thù của từng loại hình, địa
bàn hoạt động.
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
103BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Mặc dù hiện nay, các chương trình tuyên
truyền, phổ biến thông tin về BVMT nói chung,
BVMT nước nói riêng, đã trở thành những
nội dung định kỳ được truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình,
truyền thanh, báo chí...), thậm chí còn được đưa
vào trong các chương trình giáo dục phổ thông,
trung học cơ sở... tuy nhiên, tính hiệu quả của
các chương trình này chưa cao. Theo khảo sát
của Tổng cục Môi trường (tháng 10/2010), trên
90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít
thông tin về môi trường và cho rằng lỗi đó thuộc
về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương
và địa phương.
6.1.6. An ninh nguồn nước đang bị đe dọa
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước
mặt của Việt Nam đạt khoảng hơn 830-840 tỷ
m3/năm, trong đó 63% lượng nước được sản sinh
từ nước ngoài. Hiện nay chúng ta đã sử dụng
khoảng 400 tỷ m3 mỗi năm. Điều đó cho thấy
chúng ta đang phụ thuộc vào nguồn nước chảy
từ nước ngoài đến. Các nước trên thượng nguồn
các dòng sông xuyên biên giới hiện đang tích
cực đắp đập giữ nước, thậm chí chuyển nước
sang các dòng sông khác của họ. Nếu như thiếu
nước, chúng ta sẽ không thể phát triển được,
chưa kể sẽ phải nhượng bộ các quốc gia trên
thượng nguồn về nhiều mặt để có nước. Ngoài
ra, việc dùng nước lãng phí và làm ô nhiễm tất
cả các hệ thống sông ngòi nội địa, khiến cho
mối đe dọa an ninh nguồn nước sẽ trở thành mối
đe dọa hàng đầu.
Cho đến năm 2005, tình hình khan hiếm
nước trên lưu vực sông Đồng Nai đã đến mức
báo động khẩn cấp. Năm 2005, bình quân lượng
nước sử dụng tính trên đầu người là 2.486 m3,
nằm dưới ngưỡng 4.000 m3/người là mức thiếu
nước theo tiêu chuẩn của Hội Tài nguyên nước
quốc tế (IWRA). Theo dự báo, năm 2020 mức
bình quân này chỉ còn ở mức 1.770 m3/người/
năm (71,2% so với 2005); năm 2040: 1.475 m3/
người/năm (59,3% so với 2005) và thuộc mức
khan hiếm nước.
Trong tương lai, do ảnh hưởng BĐKH, nước
biển dâng và hàng loạt công trình thủy điện của
các nước trong khu vực sông Mê Công (Trung
Quốc, Lào, Campuchia...) được xây dựng sẽ khiến
cho lưu lượng nước dòng Mê Công giảm chỉ còn
2/3 so với những thập kỷ trước. Từ thượng lưu đến
hạ lưu sông Mê Công đến nay đã có 16 đập thủy
điện đã và đang xây dựng. Theo “quy hoạch’ của
các nước trong lưu vực thì hàng trăm dự án thủy
điện trên các nhánh chính và nhánh rẽ của dòng
sông này sẽ làm cho dòng sông bị chia cắt thành
nhiều đoạn và ngăn cách con đường sinh tồn của
các loài thủy sinh. Biến động môi trường liên
quan đến BĐKH và khai thác bất hợp lý nguồn
thủy điện thượng nguồn có rất nhiều khả năng
dẫn đến tình trạng tị nạn môi trường ở khu vực
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Vùng châu
thổ này là nơi sinh sống của 18 triệu người, tương
đương với 22% dân số Việt Nam, cung cấp tới
40% diện tích đất canh tác và là vựa lúa lớn nhất
của Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo
(trong đó góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam ra thế giới), hơn 60% lượng thủy sản và hơn
70% lượng trái cây cho cả nước.
6.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
6.2.1. Các giải pháp chung
Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách
pháp luật và thể chế về BVMT nước
Mặc dù Luật Tài nguyên nước đã được sửa đổi,
thông qua năm 2012 nhưng vẫn cần thiết phải
xem xét tới các quy định để phân định rõ những
trùng lặp, chồng chéo đối với các quy định về
BVMT nước.
Đối với Luật BVMT đang trong giai đoạn rà
soát, sửa đổi cũng cần xem xét cụ thể để bổ sung
các nội dung còn thiếu về BVMT nước LVS.
Bổ sung các quy định về sự tham gia của
cộng đồng, cung cấp và phổ biến thông tin trong
quản lý và BVMT nước vào các văn bản dưới
Luật, hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời, cần
xem xét, bổ sung các văn bản hướng dẫn quy
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
104 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
định cụ thể đối với công tác điều tra, thống kê
và đánh giá nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải
tại các LVS.
Ban hành các quy chế BVMT cho từng LVS
trong đó nêu rõ các vấn đề môi trường và nguyên
tắc ứng xử của các bên liên quan cụ thể, bao gồm
các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư.
Tiếp tục rà soát và bổ sung hoàn thiện hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
liên quan đến môi trường nước. Xây dựng và
hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định khai thác,
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục
tiêu tài nguyên nước.
Điều chỉnh phân công phân nhiệm, củng cố hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT nước
Cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các
Bộ ngành có liên quan để có những biện pháp
cụ thể khắc phục những chồng chéo trong phân
công phân nhiệm quản lý và BVMT nước. Một
trong những giải pháp cần được xem xét, đó là
việc kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của
các Ủy ban BVMT LVS, cụ thể như sau:
Thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về BVMT các
LVS do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban
chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ TN&MT làm Phó Trưởng
ban chỉ đạo; các Ủy viên bao gồm: Ủy viên thường
trực là Thứ trưởng bộ TN&MT; các Ủy viên khác là
Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Công thương, Khoa học và Công nghệ..., đại diện
lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trên địa bàn các LVS (Cầu,
Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai).
Ban chỉ đạo Nhà nước có nhiệm vụ giúp Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giải quyết các
vấn đề, nhiệm vụ liên quan đến BVMT LVS lớn
và liên tỉnh trong phạm vi toàn quốc. Giúp cho
việc Ban chỉ đạo Nhà nước là Văn phòng Ban chỉ
đạo do Bộ trưởng Bộ TN&MT thành lập.
Dưới Ban chỉ đạo Nhà nước về BVMT các LVS
là các Tiểu ban BVMT các LVS Cầu, Nhuệ - Đáy,
hệ thống sông Đồng Nai.
Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch
LVS, Quy hoạch phân vùng, khai thác sử dụng nước
Quy hoạch LVS cần được xây dựng và phê
duyệt cho mỗi LVS. Quy hoạch này sẽ là định
hướng cho quản lý và bảo vệ môi trường nước nói
chung, môi trường nước LVS nói riêng. Các chiến
lược, kế hoạch về phát triển của các ngành; chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các
địa phương, các quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch kế hoạch sử dụng tài nguyên lãnh thổ khác
nhau trên LVS sau đó sẽ phải được điều chỉnh cho
phù hợp với Quy hoạch quản lý tổng hợp LVS.
Cùng với đó, cần xây dựng các quy hoạch
phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và
xả nước thải một các hệ thống và đồng bộ đối
với từng LVS. Đây là cơ sở để có sự điều chỉnh
và thống nhất các quy hoạch phát triển của các
ngành trong khai thác, sử dụng môi trường nước.
Và đó cũng là cơ sở cho việc cấp phép xả nước
thải vào nguồn nước dựa trên đánh giá về khả
năng tự làm sạch và quy chuẩn cụ thể tại mỗi
đoạn sông trên LVS.
Quy hoạch cần được xây dựng theo cách tiếp
cận có sự tham gia của nhiều bên, được tham vấn
rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng
trước khi được phê duyệt. Cơ chế quản lý và triển
khai quy hoạch phải dựa trên cách tiếp cận quản
lý tổng hợp, chú trọng vấn đề điều phối, phối hợp
đa ngành, liên địa phương, sự tham gia đầy đủ
của các bên liên quan, đảm bảo tính khả thi, tính
hiệu quả của cơ chế giám sát, đánh giá và cưỡng
chế việc thực hiện quy hoạch.
Một trong những giải pháp thực hiện quy
hoạch là tăng cường năng lực của các cơ quan,
tổ chức và các bên liên quan, đặc biệt là trong
khả năng thực hiện các hoạt động phối hợp liên
ngành, liên địa phương.
Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm
môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng
chế tuân thủ pháp luật về BVMT nước
Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm
môi trường ở các cấp, đặc biệt là việc kiểm soát
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
105BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
ô nhiễm nước tại các LVS nhằm phòng ngừa,
khống chế ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm
xảy ra thì có thể chủ động xử lý, nhằm giảm thiểu
hoặc loại trừ tối đa tác động tới môi trường và sức
khỏe cộng đồng.
Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
đặc biệt là các cơ sở nằm trên các LVS theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Tiếp tục kiểm tra, phát hiện các nguồn gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các LVS
để đưa vào diện xử lý.
Ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường
mới. Nghiêm cấm việc xây dựng các cơ sở có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và
có nguy cơ gây sự cố môi trường. Tùy theo từng
LVS, hạn chế đầu tư một số loại hình sản xuất có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi
trường một cách thường xuyên. Có biện pháp
buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình tự
quan trắc và các quy định khác theo Luật BVMT.
Thúc đẩy việc triển khải các biện pháp tổng
thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm từ
nước thải sinh hoạt của các đô thị. Tại các thành
phố và đô thị lớn, cần sớm xây dựng để đưa vào
vận hành các hệ thống thu gom và xử lý nước
thải tập trung song song với việc đầu tư các công
trình xử lý tại nguồn ở ngay các khu dân cư mới.
Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi
trường nước mặt, đặc biệt là việc triển khai hệ
thống quan trắc tự động liên tục môi trường nước
mặt. Chú trọng nghiên cứu, phát triển các công
nghệ quan trắc hiện đại, tiên tiến.
Áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa
học và công nghệ trong BVMT nước
Sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; phí
xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử
lý ô nhiễm.
Đánh giá tổng thể tác động của các công
trình thủy lợi, thủy điện, các hoạt động dân sinh
nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng sụt lở,
bồi lắng các dòng sông và đề ra các biện pháp
nhằm khôi phục lại cảnh quan, sự cân bằng cho
các dòng sông.
Sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng
trong quản lý và BVMT nước
Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự tham
gia của tất cả các bên liên quan trong đó có cộng
đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế
hoạch và triển khai các biện pháp BVMT nước.
Tăng cường vai trò của các cộng đồng trong
quản lý và sử dụng nguồn nước.
Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan
đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm
môi trường nước trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong
quản lý và BVMT nước, đặc biệt đối với vấn đề
xuyên biên giới
Xây dựng các cơ chế hợp tác để ngăn ngừa,
giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nước
của các dòng sông, lưu vực sông liên quốc gia.
Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT nước nói
chung, LVS nói riêng, trong phạm vi khu vực dưới
hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa
phương và song phương. Đẩy mạnh hợp tác với
các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ, phi
Chính phủ nhằm tranh thủ sự hỗ trợ dưới mọi
hình thức, cũng như các kinh nghiệm, kỹ thuật
trong BVMT nước.
6.2.2. Các giải pháp cụ thể
Giải pháp đối với các LVS miền Bắc
Tập trung thực hiện các biện pháp xử lý nước
thải công nghiệp và làng nghề tại các LVS trọng
điểm. Cụ thể như vấn đề nước thải công nghiệp,
khai thác khoáng sản tại Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Hà Nội; nước thải làng nghề tại Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hà Nội, Hà Nam... Đặc biệt, cần sớm đẩy
mạnh việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt tại các đô thị lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh.
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
106 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm
nghiêm trọng và sớm có biện pháp khắc phục
ô nhiễm, đặc biệt là các khu vực như: hạ lưu
sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê (LVS Cầu), sông
Tô Lịch và các sông hồ nội thành Hà Nội, sông
Nhuệ từ Hà Đông (Hà Nội) đến Phủ Lý (Hà Nam)
(LVS Nhuệ - Đáy).
Tăng cường các hoạt động quan trắc, giám
sát nhằm kiểm soát vấn đề ô nhiễm nước xuyên
biên giới đối với LVS Hồng (trọng điểm tại khu
vực địa bàn tỉnh Lào Cai). Xây dựng cơ chế các
bên cùng tham gia trong kiểm soát, phòng ngừa
ô nhiễm nước xuyên biên giới; cơ chế chia sẻ
lợi ích, sử dụng nguồn nước... giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
Song song với đó, tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm đối với việc thực hiện 02 đề án BVMT
LVS Cầu và LVS Nhuệ - Đáy nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các Ủy ban BVMT LVS.
Hạn chế cấp phép đầu tư các loại hình công
nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng như: khai thác khoáng sản, sản
xuất bột giấy, hóa chất, nhuộm, thuộc da...
Ngăn chặn triệt để nạn phá rừng, tăng cường
trồng rừng và phải đạt chỉ tiêu kế hoạch trồng
rừng phòng hộ. Đồng thời, phối hợp thực hiện
việc điều tiết nước sông trong mùa khô và mùa lũ,
đảm bảo đủ nguồn nước sạch cung cấp cho sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ và tăng
khả năng tự làm sạch của các sông.
Giải pháp đối với các LVS vùng Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung
Sớm có xây dựng các quy hoạch khai thác và
sử dụng nước cho các LVS khu vực miền Trung
nhằm đảm bảo nhu cầu khai thác và sử dụng
nguồn nước cho vùng thượng lưu và hạ lưu, đồng
thời kiểm soát và phòng chống các nguy cơ ô
nhiễm môi trường nước, khô hạn, thiếu nước trên
diện rộng vào mùa khô và vấn đề lũ lụt vào mùa
mưa tại khu vực hạ lưu các sông.
Cần tính toán xây dựng quy trình vận hành
các hồ chứa, lưu lượng xả nước phù hợp, phân
phối và điều hòa nguồn nước trong mùa khô
kiệt... cho sông Ba, để đảm bảo nhu cầu sinh
hoạt cho người dân và và vấn đề phát triển kinh
tế vùng hạ lưu sông Ba. Đồng thời khắc phục vấn
đề ô nhiễm môi trường do cạn kiệt nguồn nước
khu vực hạ lưu sông.
Có các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn
đề ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt trên LVS Vu
Gia - Thu Bồn...
Thành lập các Ủy ban BVMT LVS Vu Gia -
Thu Bồn, LVS Ba... để thực hiện chức năng phối
hợp giải quyết và giám sát liên ngành, liên tỉnh
đối với các hoạt động quy hoạch, khai thác, sử
dụng, bảo vệ, điều hòa, phân phối nguồn nước và
phòng, chống, khắc phục hậu quả của các hoạt
động gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay.
Giải pháp đối với các LVS vùng Tây Nguyên
Xem xét một cách nghiêm túc và đầy đủ các
dự án về thủy điện, khai thác khoáng sản... đã và
đang được triển khai trên các LVS khu vực miền
Trung và Tây Nguyên để có những chính sách và
giải pháp phù hợp vừa đảm bảo phát triển kinh
tế địa phương và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Thực hiện các giải pháp khắc phục, điều tiết
nước như việc thiết kế cống điều tiết tại tuyến
đập thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) trở lại
sông Đăk Mi để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước hạ lưu sông Vu Gia.
Có các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn
đề ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt trên LVS
Sêsan - Srêpốk, Vu Gia - Thu Bồn...
Thành lập Ủy ban LVS xuyên biên giới phối
hợp với Campuchia và Lào cho LVS Sesan Srepok.
Giải pháp đối với các LVS vùng Đông Nam Bộ
Tập trung xử lý nước thải sinh hoạt tại Tp.
Hồ Chí Minh và các thành phố đô thị lớn trong
vùng; vấn đề nước thải công nghiệp tại các tỉnh
trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình
Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa -
Vũng Tàu.
NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
107BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý kịp
thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng như: khu vực cầu La Ngà (sông Đồng Nai),
từ cầu Phú Cường đến khu vực Tân Thuận (sông
Sài Gòn), sông Thị Vải, các sông, kênh rạch trong
nội thành Tp. Hồ Chí Minh...
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực
hiện Đề án BVMT cũng như hoạt động của Ủy
ban BVMT của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
để có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các
yêu cầu trong giai đoạn tiếp theo.
Giải pháp cho các LVS vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
Tăng cường giám sát các hoạt động phát triển
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên LVS Tiền
Giang và Hậu Giang nhằm kiểm soát chặt chẽ
vấn đề ô nhiễm hóa chất trong môi trường nước
LVS do dư lượng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật.
Có những giải pháp phù hợp để quản lý hoạt
động khai thác nước dưới đất sử dụng cho sinh
hoạt và tưới tiêu (đặc biệt đối với hơn 300 nghìn
giếng khoan hiện có) để phòng ngừa ô nhiễm môi
trường nước (ô nhiễm arsenic) cũng như nguy cơ
gây sụt lún các khu vực lân cận.
Sớm có những nghiên cứu đầy đủ và cụ thể đối
với vấn đề khai thác nuôi trồng thủ sản trên sông
gây cản trở dòng chảy sông, hạn chế khả năng tự
làm sạch, tích tụ ô nhiễm môi trường tại các khu
vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Có kế hoạch điều chỉnh kịp thời việc tận dụng
nguồn nước cho tưới tiêu, thiết kế và vận hành hệ
thống đê điều không hợp lý để giải quyết vấn đề
xâm nhập mặn, ngập mặn do hạn hán kéo dài
đối với vùng hạ lưu các LVS trong khu vực.
Tiếp tục tăng cường và chủ động tham gia có
hiệu quả vào thực hiện các chương trình hợp tác
Mê Công, góp phần thiết thực thực hiện quản
lý và BVMT nước trên toàn lưu vực. Trước mắt,
tập trung cùng các nước trong khu vực xây dựng
Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý
tổng hợp nguồn nước và trình các cấp có thẩm
quyền từ các quốc gia và Ủy hội sông Mê Công
phê chuẩn. Tăng cường các hoạt động hợp tác
giữa các quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia,
Myama, Việt Nam...) trong khai thác, sử dụng
nguồn nước; ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề
liên quan đến ô nhiễm môi trường nước đối với
hệ thống sông Mê Công.
Giải pháp cho các hồ
Đối với hệ thống hồ tự nhiên, hồ thủy lợi, thủy
điện, mặc dù chất lượng nước còn tương đối tốt
nhưng vẫn cần được giảm sát thường xuyên để
theo dõi thường xuyên diễn biến chất lượng nước.
Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước hồ.
Đối với hệ thống hồ nội thành, cần tiếp tục
triển khai các biện pháp khắc phục, cải thiện
tình trạng ô nhiễm hồ như: thu gom toàn bộ nước
thải sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp bằng cách
xây dựng hệ thống cống xung quanh hồ để thu
gom nước thải; cải tạo, đảm bảo vệ sinh lòng
hồ; bổ sung nước trong mùa khô; tăng cường quá
trình tự làm sạch trong hồ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_1_0414_2140724.pdf