Tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 4: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt: CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
69BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT ĐẾN SỨC KHOẺ
CON NGƯỜI
Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn
nước đã từ lâu được xem là một mối đe dọa lớn
đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh
như: bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh Antai-
Antai, bệnh viêm gan A, bệnh tả, bệnh đường
tiêu hóa và các bệnh ngoài da... Tác hại ô nhiễm
môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ
yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi
khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm
kim loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân,...) và
ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện nay, vẫn
còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ,
kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do
đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ nhiễm các
bệnh về đường tiêu hóa là rất lớn. Việc tắm nước
sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm nhiều
loại mầ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 4: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
69BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT ĐẾN SỨC KHOẺ
CON NGƯỜI
Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn
nước đã từ lâu được xem là một mối đe dọa lớn
đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh
như: bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh Antai-
Antai, bệnh viêm gan A, bệnh tả, bệnh đường
tiêu hóa và các bệnh ngoài da... Tác hại ô nhiễm
môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ
yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi
khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm
kim loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân,...) và
ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện nay, vẫn
còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ,
kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do
đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ nhiễm các
bệnh về đường tiêu hóa là rất lớn. Việc tắm nước
sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm nhiều
loại mầm bệnh là nguyên nhân gây đau mắt,
viêm da, viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại
bệnh khác. Theo báo cáo của Cục Quản lý Tài
nguyên nước năm 2010, 80% trường hợp bệnh
lỵ và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm
gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Đã có
những trường hợp bị tử vong do sử dụng nước
bẩn và ô nhiễm (chủ yếu là trẻ em).
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe
con người có thể thông qua hai con đường: một là
do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau
quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị
ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước
bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong
số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên
quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất
là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh
khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu
hoá, viêm gan A, viêm não, ung thư,...
Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt chính cho đô thị và nông thôn. Đặc biệt
người dân ở vùng nông thôn và những người có
thu nhập thấp thường sử dụng trực tiếp nước
sông. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây
chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của người
dân tại các tỉnh thuộc LVS, đặc biệt là các tỉnh
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị ô
nhiễm (Biểu đồ 4.1).
Năm 2007 cả nước có 992.137 người dân
nông thôn bị bệnh tiêu chảy, 38.529 người mắc
bệnh lỵ trực khuẩn, 3.021 người mắc bệnh thương
hàn do sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ
sinh, trong đó 88% trường hợp mắc bệnh là do
thiếu nước sạch*.
Tên bệnh
Số người mắc bệnh
2006 2007 2008 2009 2010
Lỵ (lỵ trực trùng, lỵ Amipe, hội chứng lỵ) 6.073 4.977 4.043 5.855 11.355
Tiêu chảy 12.448 10.668 11.171 14.457 9.609
Nhiễm khuẩn da và mô dưới da 135 134 199 240 250
Nấm 2 2 2 4 0
Ngộ độc hay ảnh hưởng của chất độc 2 21 36 41 12
Bênh do tiếp xúc với động vật và thực vật có chất độc 0 99 131 110 34
Bảng 4.1. Các bệnh liên quan đến môi trường nước tại Kon Tum
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Kon Tum, 2011
* Hội thảo khoa học “Môi trường nông nghiệp - nông thôn và đa
dạng sinh học ở miền Trung Việt Nam”, 2008
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
70 71BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chất lượng
nước mặt tại các xã ven sông thường cao hơn so
với các xã không bị ảnh hưởng của nước sông
(Biểu đồ 4.2).
Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa như:
tiêu chảy, lỵ,... ô nhiễm nguồn nước còn gây
bệnh thiếu máu, ung thư, bệnh về da. Nguyên
nhân chủ yếu do nguồn nước bị nhiễm kim loại
nặng như chì, cadimi, asen,... Hậu quả chung
của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do
các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên.
Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô
nhiễm nguồn nước là rất cao.
Tại các làng nghề, tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu
hóa, đau mắt, ngoài da cao hơn rất nhiều so với
làng không làm nghề (Biểu đồ 4.3).
Nước bị ô nhiễm kí sinh trùng là do việc quản
lý phân và chất thải không tốt, làm tăng tỉ lệ mắc
bệnh trong dân cư, đặc biệt các bệnh ngoài da.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Đau mắt Tiêu chảy Ngoài da
%
Làng làm nghề Làng không làm nghề
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu hóa
tại một số tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy các năm 2006 - 2009
(tỷ lệ mắc bệnh trên tổng dân số)
Nguồn: Bộ Y tế, 2009
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ mắc bệnh lỵ trực trùng
tại các xã thuộc tỉnh Hà Nam năm 2009
Nguồn: Sở Y tế Hà Nam, 2009.
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghề
và các làng không làm nghề tại Hà Nam
Nguồn: Sở TN&MT Hà Nam, 2008
Các bệnh ngoài da do ô nhiễm nguồn nước
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
70 71BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC MẶT
TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
4.2.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng
bệnh tật
Bệnh lỵ, tả và các bệnh tiêu chảy khác vẫn
còn rất phổ biến là do nguồn nước bị ô nhiễm
gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo có nguồn
nước bị ô nhiễm nặng. Chi phí khám chữa bệnh
cho các bệnh này đã lên đến con số hàng trăm
tỷ đồng. Chỉ trong vòng bốn năm gần đây đã có
khoảng 6 triệu ca bệnh liên quan đến nước tính
trên phạm vi toàn quốc, chi phí trực tiếp cho
việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét
khoảng 400 tỷ đồng.
Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm
môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo
nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm khi
người thân bị ốm. Đa số người dân được hỏi sau
khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân
bị ốm thì bị giảm khoảng 20% thu nhập và suy
giảm về sức khỏe khoảng 20% so với trước khi bị
bệnh. Kéo theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý
bất ổn, khiến người ta khó có thể tập trung cho
công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất
không cao, thậm chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất
an tâm lao động sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế, tính mạng.
Bên cạnh việc ước tính các chi phí cho chăm
sóc sức khỏe, khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn
được sử dụng khi đánh giá tác động của ô nhiễm
môi trường đối với sức khỏe của con người. Gánh
nặng bệnh tật được hiểu là tổng số năm sống mất
đi vì mang bệnh, tai nạn thương tích và số năm
mất đi vì chết sớm so với tuổi thọ kỳ vọng, tính
trên 1.000 người dân sống trong khu vực điều
tra. Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh
nặng bệnh tật” của cộng đồng tại đó cũng sẽ gia
tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
đời sống của chính những người lao động và cả
cộng đồng dân cư sống ở các khu vực lân cận
(Biểu đồ 4.4).
Biểu đồ 4.4. Gánh nặng bệnh tật tại làng nghề Tống Xá
và khu vực đối chứng Yên Phong
Nguồn: Chương trình điều tra, đánh giá tác động
sức khỏe môi trường tại làng nghề đúc cơ khí Tống Xá
(Nam Định), Cục BVMT, 2007
Khung 4.1. Ô nhiễm nguồn nước tại huyện Ba Tơ -
Quảng Ngãi
Nguồn nước sinh hoạt của người dân tại làng Rêu,
thôn Gò Nghênh và thôn Hi Long của xã Ba Điền lấy
từ suối bắt nguồn từ núi Gò Khế bị ô nhiễm nặng (chỉ
số vi sinh vật trong mẫu nước quá cao, vượt 1,3-3 lần
cho phép.)
Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ ghi nhận khoảng 240
lượt bệnh nhân viêm da lạ nhập viện, 45 người bị tái
phát, 23 người tử vong. Do chưa tìm được căn nguyên
của bệnh, nên nhiều người bị bệnh “lạ” đang điều trị
tại các bệnh viện nản chí, và đã có 34 người trốn viện
hoặc không chịu tiếp tục điều trị mặc dầu bệnh chưa
dứt hẳn, trong đó có 2 trường hợp rất nặng.
Nguồn: Cổng thông tin Báo nông nghiệp Việt Nam, 2012
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
72 73BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy
sản và nông nghiệp
Ô nhiễm môi trường nước cũng gây những
thiệt hại kinh tế không nhỏ trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy
sản. Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng
thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị
giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước sông, đặc
biệt khi xảy ra các sự cố về môi trường nước.
Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, đồng bằng
sông Cửu Long phát triển mạnh về nuôi trồng
thuỷ sản, vấn đề ô nhiễm nước mặt đã, đang và
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế
của toàn vùng.
Nguồn nước sông Đồng Nai bị ô nhiễm bởi
các chất xả thải của hàng chục nhà máy chế biến
thủy sản, các KCN đã gây thiệt hại không nhỏ tới
kinh tế của các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản.
Khung 4.3. Thiệt hại về thuỷ sản
do ô nhiễm trên sông Nhuệ
Trong 3 ngày từ 13-17/3/2009, hàng chục tấn cá
(chủ yếu là cá rô và cá dọn bể - loài có khả năng chịu
đựng tốt trong vùng bị ô nhiễm) đã chết nổi trắng
trên sông Nhuệ, đoạn từ khu vực Mễ Trì (huyện Từ
Liêm) đến quận Hà Đông (Hà Nội) kéo dài khoảng
7 km. Nguyên nhân chính là do dọc sông Nhuệ có
rất nhiều cửa cống thải của các làng nghề, các cụm
công nghiệp. Tại khu vực cá chết nhiều nhất là nơi
có các cửa xả từ làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà
Đông) - một trong những nghề có mức độ ô nhiễm
rất cao. Ngay cạnh đó là CCN nhỏ ở Từ Liêm với 36
doanh nghiệp nhưng mới đang làm thủ tục xin xây
dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tháng 6/2010, nước thải của Hà Nội đổ về Hà
Nam qua sông Nhuệ nhưng không được pha loãng
do mực nước trên sông Nhuệ, sông Hồng đều trong
tình trạng cạn nước nên dẫn đến tình trạng cá chết
hàng loạt trên sông Châu Giang. Gia đình ông Ngô
Văn Kha (thôn Hòa Lạc, xã Lam Hạ) bị thiệt hại 2
tấn cá giống, tương đương với 24 triệu đồng. Riêng
tại thôn Quang Ấm có 11 hộ nuôi cá, với khối lượng
cá bị chết khoảng 27,5 tấn. Xã Châu Sơn (Duy Tiên)
tổng số cá bị chết khoảng 45 tấn, có gia đình thiệt
hại đến 10 tấn cá.
Đầu tháng 11 năm 2012, tại sông Đáy đoạn từ
cầu Khuất tiếp giáp giữa Ninh Bình và Hà Nam
xuất hiện cá chết rải rác trên sông. Chi cục Bảo vệ
Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
đã lấy mẫu nước tại 03 điểm: cầu Khuất, cầu Non
Nước và nhà máy đạm Ninh Bình, kết quả cho thấy
hàm lượng chì cao gấp 20,8 - 27,4 lần, cadimi cao
gấp 3,2 - 5,3 lần quy chuẩn cho phép.
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2010;
Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
Khung 4.2. Thiệt hại của nuôi cá bè
do ô nhiễm nước tại Đồng Nai
Vào thời điểm tháng 4/2007 có hàng loạt bè cá
đang gần ngày thu hoạch ở La Ngà đột ngột chết
trắng do nước sông La Ngà bị ô nhiễm từ nguồn nước
thải của hai Công ty Men Mauri Việt Nam và Công
ty cổ phần mía đường La Ngà... Theo thông tin từ
UBND huyện Định Quán (Đồng Nai) cho biết hai
Công ty trên đã thỏa thuận đền bù cho các hộ nuôi
cá bè bị thiệt hại do ô nhiễm sông La Ngà số tiền bồi
thường là 2 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Đồng Nai,
trong 3 ngày (từ 06 - 08/6/2010), đã xảy ra sự cố cá
bè chết hàng loạt trên sông Đồng Nai đoạn thuộc
các phường: Tân Mai, An Bình, Thống Nhất và xã
Hiệp Hòa (Tp. Biên Hòa). Chỉ trong 3 ngày với lượng
cá chết lên đến gần 55 tấn, trong đó các bè ở phường
Thống Nhất cá chết khoảng 34 tấn, xã Hiệp Hòa 15
tấn, phường An Bình khoảng 3,5 tấn, phường Tân
Mai 2 tấn. Cá chết là do nguồn nước ô nhiễm bởi
nhiều nhà máy xả nước thải ra sông. Trước đó, người
dân đã xác định một số điểm súc rửa đường ống xả
thải bằng axit và xút.
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2010
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
72 73BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Môi trường nước mặt (sông hồ, kênh mương)
là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động nông
nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị
ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại đáng kể tới hoạt
động nông nghiệp tại các khu vực nông thôn.
4.2.3. Thiệt hại kinh tế do tổn thương môi
trường nước
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện mặc
dù đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận
đối với nền kinh tế và đối với cuộc sống sinh hoạt
của cộng đồng, tuy nhiên, những ảnh hưởng và
tác động của những công trình này đối với nguồn
nước cũng không nhỏ. Thiệt hại do tổn thất môi
trường nước từ thuỷ điện cũng là vấn đề cần được
các cấp chính quyền quan tâm.
Trong những năm qua, với tốc độ phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp, kinh phí dùng
để khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường nước mặt
do các KCN gây ra đã làm thiệt hại không nhỏ tới
nền kinh tế nước ta.
Khung 4.4. Thiệt hại thủy sản do ô nhiễm nước tại
một số tỉnh ĐBSCL
Tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, tôm đang bị chết
hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng:
Tại tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại đến trên 500 ha.
Riêng tôm sú cũng bị thiệt hại hơn 30% (tháng 2, 3
năm 2012).
Tại tỉnh Trà Vinh, vụ tôm năm 2012 diện tích nuôi
trồng khoảng 6.000 ha, mới hơn 1 tháng, tôm đã bị
chết trong khoảng 600 ha nuôi trồng thủy sản do dịch
bệnh và chưa có dấu hiệu dừng.
Tỉnh Cà Mau, diện tích nuôi trồng khoảng 3.500
ha, hơn 20% diện tích đó đã bị dịch bệnh. Đặc biệt,
ở nhiều nơi như huyện Phú Tân, Đầm Dơi diện tích
có tôm bị chết lên đến 50% diện tích thả nuôi.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử địa phương:
Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, 2012
Khung 4.5. Ô nhiễm nước thải
tại một số làng nghề gây ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp
Tại xã Dương Nội - huyện Hoài Đức (Hà Nội),
nước thải từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp
dệt, tẩy nhuộm chưa được xử lý đổ thẳng xuống kênh
dẫn chảy ra sông Nhuệ khiến nước bị ô nhiễm nặng.
Vào mùa khô lòng mương cạn, nước bốc lên mùi hắc
khó chịu, những hôm trời mưa, nước thải dệt nhuộm
chảy tràn xuống ruộng canh tác khiến lúa bị “lốp”
nhiều lá, ít hạt.
Người dân ở làng nghề Vân Chàng thuộc xă Nam
Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cho biết “ Ở
những thửa ruộng bị ô nhiễm do dòng nước thải của
thôn Vân Chàng chảy vào, năng suất giảm ít nhất là
30 - 50 kg một sào”.
Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia 2008
Môi trường làng nghề VN, Bộ TN&MT, 2008.
Khung 4.6. Thiệt hại kinh tế do sự cố ô nhiễm môi
trường công nghiệp tại Bình Dương
Ngày 25/7/2009, sự cố vỡ bờ bao hồ chứa nước
thải của Công ty San Miguel Pure Foods gây ra khiến
230.000 m3 nước thải đổ ra khu vực thượng nguồn
sông Thị Tính thuộc xã Lai Hưng, huyện Bến Cát.
Nhà máy nước Tân Hiệp đã phải mở tối đa công
suất các máy châm clo - một loại hóa chất khử trùng
- để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý, cung cấp
cho người dùng. Lượng hóa chất loại này so với thời
điểm bình thường tăng 80-180 kg/giờ. Như vậy, mỗi
ngày đêm Nhà máy nước Tân Hiệp phải tăng thêm
2.400 kg clo, tính ra tốn thêm hơn 26 triệu đồng/
ngày. Việc tăng hóa chất clo xử lý nước liên tục
trong một tuần nên số tiền mua hóa chất cũng tăng
lên tương ứng, ở mức trên 184 triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia 2009
Môi trường khu công nghiệp, Bộ TN&MT, 2009.
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
74 75BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Các thiệt hại kinh tế từ việc khắc phục sự cố
môi trường do khai thác, chế biến khoáng sản
cũng đã trở thành gánh nặng đối với nhiều địa
phương. Quá trình đào, khoan, nổ mìn làm phá
vỡ các tầng đất đá, cùng với hoạt động hòa tan,
rửa trôi các thành phần chứa trong quặng và đất
đá đều tác động làm thay đổi tính chất vật lý và
thành phần hóa học của nguồn nước xung quanh
khu mỏ. Nhiều nơi môi trường tại khu vực khai
khoáng, đặc biệt môi trường nước, đã bị suy thoái
nghiêm trọng. Muốn phục hồi môi trường nơi đây
đòi hỏi một lượng kinh phí rất lớn.
4.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC CẤP
Mặc dù, trong thời gian gần đây, Chính phủ
đã có những chính sách, đầu tư cung cấp nước
sạch, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
người dân nghèo. Một bộ phận người dân sinh
sống tại vùng nông thôn và núi cao vẫn không
được tiếp cận với hệ thống nước sạch hoặc thiếu
nước cho sinh hoạt. Giữa các nhóm có thu nhập
khác nhau, mức độ được tiếp cận với nước sạch
cũng khác nhau.
Tổn thất kinh tế
Số tiền (triệu đồng)
2006 2007 2008 2009
2010
(tính tới
tháng 9)
Mức thiệt hại do sự cố môi trường và ô nhiễm
môi trường
68.572 74.213 74.016 3.463.315 34.777
+ Thiệt hại do thiên tai 21.800 31.248 36.881 3.415.161
Chưa thống
kê
+ Phí chi trả khám, chữa bệnh do ô nhiễm 46.772 42.964 37.135 48.154 34.777
Chi phí khắc phục (thiên tai, phục hồi môi
trường trong khai thác khoáng sản)
1.095 10.658 5.543 250.461 195
+ Khắc phục thiên tai 1.095 10.641 5.505 250.000
Chưa thống
kê
+ Phục hồi môi trường 0 17 38 461 195
Tổng cộng 69.667 84.871 79.559 3.713.776 229.777
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Kon Tum, 2011
Bảng 4.2.Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường và khai thác khoáng sản tại tỉnh Kon Tum
Vùng
Tỷ lệ hộ có nguồn nước
hợp vệ sinh (%)
Vùng
Tỷ lệ hộ có nguồn nước
hợp vệ sinh (%)
Phân theo thành thị - nông thôn Phân theo vùng
Thành thị 97,7 Đồng bằng sông Hồng 98,6
Nông thôn 87,4 Trung du và miền núi phía Bắc 80,2
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 91,0
Tây Nguyên 82,8
Đông Nam Bộ 98,1
Đồng bằng sông Cửu Long 81,6
Nguồn: TCTK, 2011
Bảng 4.3.Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh phân theo vùng
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
74 75BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Tỷ lệ nguồn cung cấp nguồn nước chính cho
khu vực thành thị là 63,5% nước máy; 30,4%
nước giếng khoan và nước giếng đào được bảo
vệ; 2,4% nước mưa; 3,7% nước khe, nước giếng
đào không được bảo vệ và các nguồn nước khác.
Tỷ lệ nguồn cung cấp nước chính cho khu vực
nông thôn là 8,6% nước máy; 57,8% nước giếng
khoan và nước giếng được bảo vệ; 16% nước
mưa; 17,5% nước khe, nước giếng đào không
được bảo vệ và các nguồn nước khác.
Ví dụ, tại đồng bằng sông Hồng, chỉ có khoảng
hơn 80% số dân nghèo được tiếp cận với nguồn
nước sạch trong khi đó những người ở nhóm có
thu nhập cao chiếm tỷ lệ 96%. Tại khu vực đô
thị, mặc dù tỷ lệ người dân được sử dụng nước
sạch cao hơn, nhưng với những người dân nghèo,
khả năng tiếp cận với nước sạch vẫn rất hạn chế.
Việc đầu tư hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho
một hộ gia đình thường vượt quá mức thu nhập
bình quân và mức sống của người dân nông thôn.
Do đó, phần lớn người dân nông thôn vẫn khai
thác và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các
thủy vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt. Khi
nguồn nước mặt bị ô nhiễm đây chính là yếu tố
gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh thuộc
LVS, đặc biệt là các tỉnh phía hạ lưu.
Ô nhiễm nguồn nước mặt, khai thác quá mức,
cộng thêm việc giữ nước của các công trình thủy
điện dẫn đến nỗi lo thiếu nước của người dân,
không những người dân nông thôn mà ngay cả
những người dân sống ở thành thị.
Do nguồn nước mặt ngày càng ít hơn, nhu cầu
sử dụng nước sạch của người dân ngày càng tăng,
cùng với khung giá nước sinh hoạt cũng tăng.
Đây cũng là nỗi khổ của người dân nghèo.
4.4. TÁC ĐỘNG CỦA CẠN KIỆT NGUỒN
NƯỚC SÔNG Mê CÔNG ĐỐI VỚI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Sự khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước mặt
không những gây ra những hậu quả nghiêm trọng
đến môi trường, hệ sinh thái mà còn làm phát
sinh các vấn đề xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột
xã hội...
Khung 4.7. Dân khổ vì thiếu nước
Không có nước sạch, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu
của người dân hai huyện Ba Vì, Thạch Thất (Hà Nội) là
nước mưa, nước giếng. Hiện đang là mùa mưa nhưng
hàng ngàn người dân ở nhiều xã thuộc hai huyện này
vẫn thiếu nước sinh hoạt.
Nguồn: Trung tâm Quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn 2012
Khung 4.8. Khung giá nước sạch sinh hoạt sẽ tăng
Từ ngày 11 tháng 7 năm 2012, so với quy định
hiện hành, khung giá nước sạch đã có biến động khá
lớn. Cụ thể, nước sạch ở đô thị đặc biệt, đô thị loại 1
sẽ có giá tối đa là 18.000 đồng/m3 và tối thiểu là 3.500
đồng/m3 (khung giá hiện hành giá tối đa là 12.000
đồng/m3, và tối thiểu là 3.000 đồng/m3). Giá tối đa
nước sạch ở đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 sẽ có
mức mới 15.000 đồng/m3 thay vì 10.000 đồng/m3 như
trước. Giá tối thiểu ở khu vực này cũng sẽ tăng thêm
1.000 đồng/m3 lên thành là 3.000 đồng/m3. Ở khu vực
nông thôn, khung giá nước sạch sinh hoạt mới sẽ dao
động ở ngưỡng 2.000-11.000 đồng/m3 thay vì 1.000-
8.000 đồng/m3.
Nguồn: Trung tâm Quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn 2012
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc)
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
76 77BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Dòng sông Mê Công được “phân lô” để ngăn
đập xây dựng gần 30 nhà máy thủy điện ở cả
thượng và hạ lưu vào những năm tới. Hàng chục
triệu cư dân của 6 quốc gia nằm ven bờ sông Mê
Công sẽ đảo lộn, môi trường sinh thái sẽ bị tàn
phá nặng nề và thiệt hại về an ninh nguồn nước,
lương thực sẽ hết sức nghiêm trọng.
Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan cũng
phải đối mặt với vấn đề thiếu nước do việc xây
dựng các đập thủy điện của Trung Quốc trên
sông Mê Công. Ngoài ra, sông Mê Công sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới
khi hơn 21% lưu vực bị xói mòn, 31% rừng đầu
nguồn bị phá hoại. Sự gia tăng dân số hơn 20%
trong vòng 50 năm tới, kết hợp với sự biến đổi
về môi trường, sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến dòng chảy và phương kế sinh nhai của
hàng triệu người sống dựa vào con sông này.
Việt Nam đã và đang tiếp tục bị ảnh hưởng do
hoạt động thủy điện của các nước vùng thượng
nguồn. Nhiều khu vực thuộc vùng đồng bằng
sông Cửu Long của Việt Nam bị thiếu nước ngọt,
nước biển xâm thực, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt
của người dân và hoạt động sản xuất lương thực.
Vấn đề chuyển nước trên các dòng sông cũng
đang làm phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm.
Để đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động phát
triển vùng Đông Bắc (thuộc lưu vực sông Mê
Công) và vùng đồng bằng trung tâm (thuộc lưu
vực sông Chao Phrya), Chính phủ Thái Lan đang
đẩy nhanh nghiên cứu và triển khai thực hiện
các giải pháp tăng cường sử dụng nguồn nước
từ lưu vực sông Mê Công. Tổng lượng nước dự
kiến được chuyển là 15,2 tỷ m3/năm, theo Đề án
được nghiên cứu: 1) chuyển nước từ lưu vực sông
Mê Công sang lưu vực sông Chao Phrya khoảng
6,2 tỷ m3/năm; 2) chuyển nước từ dòng chính
sông Mê Công vào trữ trong các hồ chứa vùng
Đông Bắc (chuyển nước trong lưu vực) khoảng
6,5 tỷ m3/năm) chuyển nước từ dòng nhánh phía
Lào sang vùng Đông Bắc Thái Lan khoảng 2,5 tỷ
m3/năm. Các quốc gia hạ lưu gồm Việt Nam và
Campuchia quan tâm đến việc chuyển nước của
Thái Lan từ dòng chính trong mùa khô, do có thể
làm suy giảm dòng chảy xuống hạ lưu, gây tác
động đến môi trường sinh thái khu vực hạ lưu và
gia tăng xâm nhập mặn vùng đồng bằng; ảnh
hưởng trực tiếp tới vùng ĐBSCL nước ta.
Về mặt an ninh và chủ quyền quốc gia, sau
khi có các đập thủy điện trên dòng chính và
các công trình chuyển nước của các quốc gia ở
thượng nguồn (Lào, Thái Lan, Trung Quốc), dòng
chảy phía hạ lưu phụ thuộc nhiều vào chế độ vận
hành của các đập thủy điện và các công trình
chuyển nước của các nước thượng nguồn. Điều
này cho thấy mức độ lệ thuộc của các quốc gia
vùng hạ du (Việt Nam và Camphuchia) vào quốc
gia vùng thượng lưu sẽ cao hơn, có thể sẽ được
các nước thượng nguồn sử dụng như các đối trọng
trong các quan hệ hợp tác khác.
Khung 4.9. Thiệt hại do suy thoái nguồn dinh dưỡng
môi trường nước bởi các công trình thuỷ điện tại
lưu vực sông Mê Công
Lưu vực sông Mê Công có 12 nhà máy thủy điện đã
và đang triển khai. Trong đó, có 11 đập thủy điện lớn
được dự kiến xây dựng xây dựng chặn dòng chảy chính.
Bởi những đập này có nguy cơ gây tổn hại không thể
phục hồi sinh thái sông Mê Công, đồng thời đặt sinh kế
và an ninh nguồn nước, lương thực của hàng chục triệu
dân cư sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của
dòng sông vào tình trạng đe dọa. Theo các nhà khoa học
hiện có khoảng 1.200 loài cá nhưng với việc ngăn đập
để xây dựng thủy điện bằng mọi giá sẽ dẫn đến nguy
cơ hủy diệt khi môi trường sống của các cá thể này khi
bị thay đổi. Đối với những loài cá có thể chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại cũng dần biến mất do
không thể sinh sản mà không có dòng chảy. Cụ thể tổn
thất tài nguyên cá sẽ khoảng 550.000 - 880.000 tấn mỗi
năm, không chỉ người dân bị ảnh hưởng mà các công ty
sản xuất, cảng cá... cũng bị ảnh hưởng.
Lượng tổn thất về thủy sản ước đạt gần 500 triệu
USD mỗi năm; 54% đất trồng trọt ven sông Mê Công
sẽ bị mất, cộng với tổn thất đất nông nghiệp do các hồ
chứa dòng chính và các đường dẫn điện ước khoảng
25,1 triệu USD/năm. Việc giảm dinh dưỡng đòi hỏi
phải bù tương đương 24 triệu USD/năm để duy trì năng
suất nông nghiệp của đồng bằng ngập lụt.
Nguồn: Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, 2012
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
76 77BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Khung 4.10. Ô nhiễm tại làng dệt Dương Nội
(Hà Nội) gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Tại xã Dương Nội, số lao động làm nghề dệt, nhuộm
khoảng 2.000 người, một năm sản xuất trung bình gần
11.000m vải. Nước thải từ các hộ gia đình và các doanh
nghiệp dệt, tẩy nhuộm chưa được xử lý đổ thẳng xuống
kênh dẫn chảy ra sông Nhuệ khiến nước bị ô nhiễm
nặng. Vào mùa khô lòng mương cạn, nước bốc lên mùi
hắc khó chịu, những hôm trời mưa, nước thải dệt nhuộm
chảy tràn xuống ruộng canh tác khiến lúa bị “lốp” nhiều
lá, ít hạt.
Nguồn: Trang thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 07/3/2008
4.5. PHÁT SINH CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Bên cạnh các vấn đề liên quốc gia, các
mâu thuẫn môi trường giữa các cộng đồng sử
dụng chung nguồn nước cũng đang trở thành
vấn đề nổi cộm hiện nay.
Công trình thủy điện Đắk Mi 4 phần thượng
nguồn phía Phước Sơn - Quảng Nam không
thực hiện xả nước theo quy định, khiến vùng
hạ du sông Vu Gia - Đà Nẵng thiếu nước trầm
trọng, nước nhiễm mặn rất nặng, ảnh hưởng
đến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho những
người dân sống ở các vùng hạ du như Cẩm Lệ,
Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành
Sơn (TP. Đà Nẵng) và các huyện Đại Lộc, Duy
Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam), nguy cơ thiếu
nước sinh hoạt trầm trọng.
Thêm vào đó, một loạt các công trình thuỷ
điện lần lượt được xây dựng trên sông Vu Gia,
khiến tình hình thiếu nước ở cuối nguồn sông
càng thêm nghiêm trọng. Nước sông Đăk Mi
được chuyển về sông Thu Bồn, mà không trả
lại cho sông Vu Gia. Bởi vì, trên thực tế, tuy
có một lượng nhỏ nước sông Thu Bồn chảy
về sông Hàn qua sông Vĩnh Điện, nhưng đã
không sử dụng được, do sông Vĩnh Điện bị
nhiễm mặn quanh năm.
Xung đột môi trường giữa cộng đồng làm
nghề và cộng đồng không làm nghề trong
bản thân làng nghề. Đây là xung đột lợi ích
điển hình khi quyền lợi và lợi ích kinh tế của
cộng đồng không làm nghề bị ảnh hưởng do
ô nhiễm môi trường bởi hoạt động làng nghề
gây nên. Đây là loại xung đột phổ biến nhất.
Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm
trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức
sản xuất ngay tại trong nhà mình, do vậy, các
loại chất thải phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp
đến các hộ xung quanh, gây ra những xung
đột, khiếu kiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_4_1_1952_2140721.pdf