Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 3: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt

Tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 3: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt: 41BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT CHƯƠNG 3 diễN biếN CHất lƯợNG MÔi tRƯỜNG NƯớC Mặt 43BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.1. Lưu vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, Ka Long Các năm gần đây chất lượng nước sông Kỳ Cùng bị giảm sút đáng kể. Kết quả phân tích cho thấy các thông số TSS, COD, BOD5, NH4 +, NO2 -, Fe, Mn, Coliforms đều vượt quá QCVN loại A2, chỉ đạt nguồn nước loại B (Sở TN&MT Lạng Sơn, 2010). Trên các sông Hoá, sông Trung và đầu nguồn sông Thương, các kết quả phân tích chất lượng nước sông đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, tại các đoạn sông chảy qua thị xã và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong những năm gần đây, các chỉ tiêu TSS, BOD5 đều tăng, chất lượng nước sông đã bị suy giảm. Sông Hiến, sông Bằng là nguồn cung cấp nước sinh...

pdf24 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 3: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT CHƯƠNG 3 diễN biếN CHất lƯợNG MÔi tRƯỜNG NƯớC Mặt 43BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.1. Lưu vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, Ka Long Các năm gần đây chất lượng nước sông Kỳ Cùng bị giảm sút đáng kể. Kết quả phân tích cho thấy các thông số TSS, COD, BOD5, NH4 +, NO2 -, Fe, Mn, Coliforms đều vượt quá QCVN loại A2, chỉ đạt nguồn nước loại B (Sở TN&MT Lạng Sơn, 2010). Trên các sông Hoá, sông Trung và đầu nguồn sông Thương, các kết quả phân tích chất lượng nước sông đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, tại các đoạn sông chảy qua thị xã và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong những năm gần đây, các chỉ tiêu TSS, BOD5 đều tăng, chất lượng nước sông đã bị suy giảm. Sông Hiến, sông Bằng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho thị xã Cao Bằng và một số huyện lân cận có hàm lượng TSS vượt QCVN loại B1 từ 2 - 3 lần, ở các sông nhánh khác xung quanh vượt từ 6 - 7 lần (Biểu đồ 3.1). Sông Ka Long hiện đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải và nước thải sinh hoạt. Đoạn sông Ka Long đi qua thị xã Móng Cái đang có xu hướng gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nước. CHƯƠNG 3 diễN biếN CHất lƯợNG MÔi tRƯỜNG NƯớC Mặt Biểu đồ 3.1. Hàm lượng TSS tại các sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2009 Nguồn: Báo cáo HTMT tỉnh Cao Bằng, 2010 Khung 3.1. Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải và sinh hoạt tại sông Ka Long Hoạt động giao thông vận tải và sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường chính trên sông Ka Long. Mỗi ngày có hàng trăm lượt thuyền đò các loại ra vào các cảng Thọ Xuân, Hương Hải, Quang Phát và khu vực cửa khẩu tiểu ngạch, cùng với đó là một lượng lớn nước thải chứa dầu mỡ, chất thải rắn thải ra môi trường nước. Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng dầu mỡ và chất lơ lửng trong nước sông Ka Long tại các khu vực nói trên vượt QCVN 08:2008/BTNMT trên 7 lần. Nước thải sinh hoạt hỗn hợp từ các khu dân cư, các nhà hàng khách sạn, các nhà máy cũng đổ thải trực tiếp vào sông Ka Long, gây ô nhiễm môi trường nước. Giá trị của các thông số COD, BOD5, TSS, N-NH4 -, Coliform vượt ngưỡng QCVN loại A2 từ 3-4 lần. Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 44 45BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.2. Sông Hồng Trong phần này, chỉ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước của dòng chính sông Hồng và một số phụ lưu vùng thượng nguồn như sông Chảy, sông Lô và sông Đà. Sông Hồng chảy qua 9 tỉnh, thành phố và đem lại lợi ích trực tiếp cho hàng chục triệu người dân và các hoạt động phát triển KT-XH trong khu vực. Tuy nhiên, sông Hồng đã và đang bị ô nhiễm tại một số khu vực. Kết quả quan trắc môi trường khu vực đầu nguồn thuộc tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,... cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Nước sông Hồng có hàm lượng chất hữu cơ thấp nhưng độ pH tương đối cao đi cùng với lượng phù sa lớn, nên trong một số thời điểm quan trắc, giá trị tổng lượng sắt đôi khi vượt QCVN. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, vào mùa khô thường xuất hiện tình trạng ô nhiễm bất thường, nước sông đục, có nhiều bọt,... trong thời gian ngắn từ 3 - 5 ngày. Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân thay đổi đột ngột chất lượng nước sông Hồng có thể do nước thải hoặc ô nhiễm từ đầu nguồn. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Ka Long Ảnh: baoquangninh.com.vn Biểu đồ 3.2. Chất lượng nước đầu nguồn sông Hồng năm 2009 - 2010 Nguồn: TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 44 45BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc có giá trị các thông số COD, BOD5 và TSS đều vượt QCVN A1. Tại một số điểm quan trắc trên sông Hồng nằm gần các nhà máy, xí nghiệp, các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp thì giá trị các thông số này thậm chí xấp xỉ QCVN B1. Số liệu quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ năm 2011 cho thấy, đoạn sông Hồng đi qua Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đến tận khu vực công nghiệp phía Nam thành phố Việt Trì, các thông số COD, BOD5 và TSS đều vuợt QCVN B1 từ 1,5 đến trên 2 lần (thông số TSS thậm chí vượt QCVN B1 đến gần 4 lần tại điểm quan trắc gần cửa xả Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì) (Biểu đồ 3.3). Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150 km, kéo dài từ huyện Ba Vì tới huyện Phú Xuyên, có vị trí quan trọng trong cung cấp nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt và cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng tại Hà Nội của Sở TN&MT Hà Nội năm 2010 cho thấy giá trị các thông số DO, BOD5 và COD đều nằm trong QCCP. Tuy nhiên, hàm lượng các thông số này vào mùa lũ thường cao hơn so với mùa khô có thể do sự rửa trôi các chất ô nhiễm từ thượng nguồn về. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Đoạn sông Hồng Ghi chú: (*) Số liệu năm 2010 Biểu đồ 3.3. Hàm lượng BOD5, COD, TSS tại sông Hồng đoạn chảy qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc năm 2011 Nguồn: Sở TN&MT Phú Thọ, Sở TN&MT Vĩnh Phúc, 2012 Biểu đồ 3.4. Hàm lượng COD tại các sông trên địa bàn Hà Nội năm 2006 - 2010 Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội, 2011; TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 46 47BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT chảy qua thủ đô Hà Nội, các thông số ô nhiễm thường xấp xỉ ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/ BVMT. 3.3. Lưu vực sông Cầu Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu thời gian qua đã bị suy giảm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong vài năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, chất lượng nước sông Cầu đã và đang được cải thiện. Sông Cầu từ thượng nguồn trước khi vào thành phố Thái Nguyên Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và các hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh. Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt, các chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn sông suối phụ lưu cấp 1, 2 chảy qua các khu khai Biều đồ 3.5. Hàm lượng NH4 + đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 46 47BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT thác mỏ, khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tự do,... Sông Cầu từ thành phố Thái Nguyên đến hết tỉnh Thái Nguyên Đoạn trung lưu là khu vực đã có mức độ phát triển cao với đa dạng các hoạt động kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành nghề. Theo thống kê, đoạn sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều (riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt động công nghiệp) (Cục QLTTN, 2012). Tại nhiều nơi, vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít, có nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, các loài thủy sinh gần như không sinh sống được. Nhìn chung, hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều không đạt QCVN A1, một số điểm như Cầu Trà Vườn, giá trị thông số NH4 + còn vượt quá QCVN B1, tuy nhiên, hàm lượng các thông số có xu hướng giảm qua các năm. Đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan trắc đều có giá trị các thông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ QCVN B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD5, NH4 + có xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm. Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng tăng do các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,...). Thời gian tới, nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao. Sông Ngũ Huyện Khê Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của LVS Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh (Hà Nội) cho đến cống Vạn An (Bắc Ninh). Hầu hết nước thải các cơ sở sản xuất đều chưa được xử lý và xả trực tiếp ra sông. Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm. Nhìn chung, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất lơ lửng cao hơn QCVN A2 hàng chục đến hàng trăm lần tùy từng thời điểm. Biểu đồ 3.6. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 48 49BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.4. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực. Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD, TSS... tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ Tại đầu nguồn (sau khi nhận nước sông Hồng), nước sông hầu như chưa bị ô nhiễm. Sông Nhuệ từ khu vực Cổ Nhuế, nước bắt đầu bị ô nhiễm. Đặc biệt, ô nhiễm nước tăng cao từ khu vực tiếp nhận nước sông Tô Lịch, giá trị tại các điểm đo đều vượt QCVN loại A1 nhiều lần. Nước thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông. Biểu đồ 3.7. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 Biểu đồ 3.8. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 48 49BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Sông Đáy Nước sông Đáy và các sông khác bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở từng đoạn sông với các mức độ khác nhau. Càng về hạ lưu mức ô nhiễm trên sông Đáy có xu hướng giảm. Hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn - Ninh Bình ra cửa Đáy), do nguồn thải ở thượng nguồn dồn về đã được pha loãng cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông nên chất lượng nước ở hạ lưu sông Đáy được cải thiện so với các đoạn trên. Biểu đồ 3.9. Diễn biễn hàm lượng COD dọc sông Đáy năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 Các sông ở khu vực nội thành Hà Nội Sông nội thành Hà Nội nơi tiếp nhận và dẫn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp cho thành phố nên mức ô nhiễm nghiêm trọng, biến thiên tùy thời điểm. Các thông số đều vượt QCVN 08:2008 loại B1 nhiều lần, thậm chí vượt QCVN 14:2008/BTNMT. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 50 51BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.5. Hệ thống sông Thái Bình Chất lượng nước hệ thống sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương còn tương đối tốt. Các thông số nằm trong ngưỡng hoặc vượt không nhiều so với QCVN 08:2008/BTNMT loại A1. (Biểu đồ 3.12). Biểu đồ 3.10. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên một số sông nội thành thuộc LVS Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 Biểu đồ 3.11. Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc LVS Nhuệ - Đáy năm 2007 - 2011 Nguồn: TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 50 51BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Trên các sông thuộc tỉnh Thái Bình, các thông số COD, BOD5, TSS, dầu mỡ khoáng, Coliform đều vượt ngưỡng QCVN loại A1 (Biểu đồ 3.13). Bên cạnh đó, một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (asen, cadimi). Biểu đồ 3.12. Giá trị các thông số BOD5, COD trên các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình đoạn qua Hải Dương năm 2008 Nguồn: Sở TN&MT Hải Dương, 2008 Biểu đồ 3.13. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên các sông thuộc tỉnh Thái Bình năm 2010 - 2011 Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2012 Mã điểm Vị trí quan trắc thực tế Mã điểm Vị trí quan trắc thực tế Đ1 Sông Thái Bình - Cách Nhà máy nước Cẩm Thượng 500m về thượng lưu Đ9 Sông Hương - Khu vực xã Thanh Xuân - Thanh Hà Đ2 Sông Thái Bình - Cách ngã 3 sông Sặt và sông Thái Bình 1000m về hạ lưu Đ10 Sông Đình Đào - Cầu Tràng Thưa, Gia Lộc Đ3 Sông Sặt - Cách điểm xả nước thải Tp. Hải Dương 500m về thượng lưu Đ11 Sông Cửu Am - Cầu Neo- Thanh Miện Đ4 Sông Sặt - Trạm bơm cầu Xe Tứ Kỳ Đ12 Sông Cửu Am - Cầu Tràng- Thanh Miện Đ5 Sông Đồng Mai - Khu vực xã Văn Đức - Chí Linh Đ13 Sông Cẩm Giàng - Cầu Ghẽ xã Tân Trường- Cẩm Giàng Đ6 Kênh Phao Tân tại điểm cắt đường 183 Đ14 Sông Thương - Cạnh đền Kiếp Bạc Đ7 Sông Đá Vách - cách cảng xuất xi măng công ty Xi măng Hoàng Thạch 500m về hạ lưu Đ15 Sông Phả Lại - Điểm giữa 2 nhánh sông Cầu và sông Thương Đ8 Sông Rạng - Khu vực xã Thanh Lang- Thanh Hà Đ16 Trước cống xả nước tuần hoàn Nhiệt điện Phả Lại II Ghi chú DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 52 53BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.6. Lưu vực sông Mã Trên sông Mã, sông Chu, giá trị các thông số COD, BOD5, và Coli- form về cơ bản đạt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A1. (Biểu đồ 3.14). Riêng thông số TSS phần lớn đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1, nước sông thường xuyên có màu đỏ đục (Biểu đồ 3.15). Giá trị thông số TSS tại sông Mã có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trong khi trên sông Chu, xu hướng này lại giảm dần. Nguyên nhân của hiện tượng nêu trên do sông Mã có lượng phù sa lớn hoặc do hiện tượng xói mòn ở thượng nguồn. Biểu đồ 3.14. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Mã, sông Chu năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm QTMT Quốc gia (Trạm Đất liền1), Sở TN&MT Thanh Hóa, 2012 Biểu đồ 3.15. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Mã, sông Chu năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm QTMT Quốc gia (Trạm Đất liền 1), Sở TN&MT Thanh Hóa, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 52 53BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Biểu đồ 3.16. Diễn biến hàm lượng COD, BOD5 sông Hương năm 2007-2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL1); Trung tâm Quan trắc môi trường, 2012 3.7. Sông Hương Chất lượng nước sông Hương còn tương đối tốt, giá trị quan trắc các thông số đạt QCVN 08:2008/BT- NMT, có thể dùng cho cấp nước sinh hoạt qua xử lý và các mục đích khác (A2, B1). Hàm lượng BOD5, COD trong nước tại các điểm quan trắc của sông Hương đạt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A2. Đầu nguồn sông Hương nước tương đối sạch (đạt ngưỡng A1). Đoạn chảy qua thành phố Huế (từ Bến đò Long Thọ đến nhà máy Đông lạnh) có giá trị BOD5 lớn hơn tại các điểm khác do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt. Hàm lượng TSS trong nước tại các điểm quan trắc của sông Hương có giá trị đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2. Tại điểm Ngã ba Tuần giá trị TSS cao hơn, đạt QCVN loại B1 (Biểu đồ 3.16 và 3.17). Biểu đồ 3.17. Diễn biến hàm lượng TSS sông Hương năm 2007-2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL1); Trung tâm Quan trắc môi trường, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 54 55BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.8. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Chất lượng nước tại tiểu LVS Vu Gia đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và hàm lượng cặn lơ lửng tương đối lớn, tại các điểm quan trắc, hàm lượng BOD5, COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2. Chất lượng nước tại tiểu LVS Thu Bồn còn tương đối tốt. Các giá trị BOD5, COD đều đạt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A1, có thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Biểu đồ 3.18 và 3.19). Hàm lượng cặn lơ lửng tại LVS Vu Gia - Thu Bồn tương đối cao, vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2 nhiều lần, thậm chí vượt B2 và có xu hướng tăng theo thời gian. (Biểu đồ 3.20). Biểu đồ 3.18. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL2), Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, 2012 Biểu đồ 3.19. Diễn biến hàm lượng COD trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL2), Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, 2012 Biểu đồ 3.20. Diễn biến hàm lượng TSS lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL2), Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 54 55BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.9. Lưu vực sông Trà Bồng, Trà Khúc Chất lượng nước mặt tại LVS Trà Bồng và sông Trà Khúc đã bị ô nhiễm hữu cơ. Giá trị BOD5 và COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tại LVS này có xu hướng giảm dần qua thời gian (Biểu đồ 3.21 và 3.22). Hàm lượng TSS tại LVS đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 và có xu hướng giảm dần theo thời gian. (Biểu đồ 3.23). Biểu đồ 3.23. Diễn biến hàm lượng TSS sông Trà Bồng và Trà Khúc năm 2007 - 2010 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường , Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, 2012 Biểu đồ 3.21. Diễn biến hàm lượng BOD5 LVS Trà Bồng và Trà Khúc năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, 2012 Biểu đồ 3.22. Diễn biến hàm lượng COD LVS Trà Bồng và Trà Khúc năm 2007 - 2010 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 56 57BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.10. Lưu vực sông Kôn, lưu vực sông Hà Thanh Lưu vực sông Kôn Chất lượng nước tại LVS Kôn bị ô nhiễm hữu cơ. Giá trị BOD5 và COD tại hầu hết các điểm quan trắc đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1, một số điểm vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1 (chủ yếu tập trung vào các tháng mùa khô) (Biểu đồ 3.24 và 3.25). Biểu đồ 3.24. Diễn biến hàm lượng BOD5 LVS Kôn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, 2012 Biểu đồ 3.25. Diễn biến hàm lượng COD LVS Kôn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, 20121 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 56 57BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Lưu vực sông Hà Thanh Chất lượng nước mặt tại LVS Hà Thanh vẫn còn tương đối tốt. Hầu hết các giá trị BOD5 và COD đều đạt hoặc vượt không nhiều so với QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 (Biểu đồ 3.26). Hàm lượng cặn lơ lửng trên LVS Hà Thanh nằm trong ngưỡng QCVN 08:2008/BTNMT loại A1. Năm 2011, tại một số điểm, do các hoạt động xây dựng diễn ra hai bên bờ sông, giá trị của thông số này tăng đột biến so với các năm khác, thậm chí còn vượt QCVN 08:2008/BT- NMT loại B1 (Biểu đồ 3.27). 3.11. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Sông Đồng Nai Khu vực thượng nguồn: nước khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng còn tương đối tốt. Tuy nhiên theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Lâm Đồng, khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và các phụ lưu như sông Đạ Huoai, sông La Ngà, tại một số vị trí khảo sát các thông số đã vượt loại A2 theo QCVN 08:2008 do ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai tuy ít bị tác động từ các nguồn thải công nghiệp nhưng đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phù sa vào mùa mưa làm chất lượng nước thay đổi. Sông Đồng Nai từ sau cửa đập Trị An đến cầu Hóa An và phụ lưu Chất lượng nước sông đoạn này khá tốt. Tuy chưa có tác động xấu từ các nguồn thải lớn nhưng cần quan tâm vì đoạn sông này tiếp nhận nước từ sông Bé (nguồn thải từ tỉnh Bình Dương) (Biểu đồ 3.28). Biểu đồ 3.26. Diễn biến hàm lượng COD, BOD5 LVS Hà Thanh năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, 2012 Biểu đồ 3.27. Diễn biến hàm lượng TSS LVS Hà Thanh năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, 2012 Biểu đồ 3.28. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai từ sau cửa đập Trị An đến cầu Hóa An năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 58 59BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Các phụ lưu trên sông Đồng Nai thuộc khu vực trên như sông Bé, La Ngà có chất lượng nước khá tốt, hầu hết đều nằm dưới loại A2 theo QCVN 08:2008. (Biểu đồ 3.29). Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và phụ lưu, phân lưu Chất lượng nước sông khu vực này chịu tác động nặng nhất trên toàn tuyến sông Đồng Nai. Trên khu vực trung lưu sông Đồng Nai, mức độ ô nhiễm dinh dưỡng khá cao. Nồng độ NH4 + tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008, loại A1, đặc biệt tại vị trí Cầu Ông Buông, giá trị luôn ở mức cao trong nhiều năm. Ngoài ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt, nguyên nhân chủ yếu của sự tăng cao hàm lượng NH4 + khu vực này là do nước rửa trôi từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có sử dụng các loại phân bón hóa học (Biểu đồ 3.31). Mức độ ô nhiễm vi sinh vật tăng dần từ khu vực trung lưu cho đến gần cuối hạ lưu sông Đồng Nai. Hàm lượng Coliform khu vực từ Trạm bơm nhà máy nước Thiện Tân cho đến bến đò Hãng Da đều vượt QCVN 08:2008 loại A1, thậm chí một số đoạn vượt QCVN 08:2008 loại B1 nhiều lần. Trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh cao nhất tại vị trí Bến đò Lợi Hòa, bến đò Hãng Da do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp Hố Nai, Biên Hòa 1... Biểu đồ 3.29. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai năm 2007 - 2011 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, 2012 Biểu đồ 3.30. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai đoạn qua TP. Biên Hòa năm 2007 - 2011 Nguồn:Trung tâm Quan trắc môi trường; Sở TN&MT Đồng Nai, Bình Dương, 2012 Biểu đồ 3.31. Diễn biến hàm lượng N-NH4 + tại khu vực trung lưu sông Đồng Nai năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 58 59BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Sông Sài Gòn Một trong những phụ lưu lớn của sông Đồng Nai là sông Sài Gòn. Chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn thượng lưu còn khá tốt, khu vực hạ lưu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt khu vực Tp. Hồ Chí Minh (cầu Sài Gòn đến cầu chữ Y). Giá trị BOD5, COD, vi sinh... đều không đạt quy chuẩn QCVN 08:2008 loại A2, tại nhiều điểm còn vượt B1. Tại khu vực thượng nguồn, chất lượng nước không có sự biến động lớn, tuy nhiên tại vị trí cầu Bến Súc giá trị BOD5 khá cao. Đây là vị trí trực tiếp nhận nước thải và chất thải từ thị xã Thủ Dầu Một và các khu dân cư, khu đô thị ven sông Sài Gòn đồng thời bị tác động bởi hoạt động của các KCN tập trung và các cơ sở công nghiệp phân tán thuộc khu vực Nam Bình Dương và huyện Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh). Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Sài Gòn có chiều hướng suy giảm và mức độ ô nhiễm trên sông mở rộng hơn về phía thượng lưu so với năm trước đó. Một số vị trí, các thông số ô nhiễm luôn ở mức cao như cầu An Lộc, cầu An Hạ, cầu chữ Y. Giá trị Coliform trên sông Sài Gòn hầu như luôn vượt QCVN 08:2008 loại B2, do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp phân tán của Tp. Hồ Chí Minh. Sông Thị Vải Tại sông Thị Vải, các nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm đã cho một số kết quả tích cực, thể hiện qua một số khu vực ô nhiễm nặng nay đã phục hồi. Kết quả khảo sát cho thấy, chất Biểu đồ 3.32. Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn năm 2007 - 2011 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường quốc gia (ĐL3), 2007-2012; Trung tâm Quan trắc môi trường-TCMT, 2012 Sở TN&MT địa phương, 2012 Biểu đồ 3.33. Diễn biến hàm lượng N-NH4 + tại phân lưu: sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh năm 2007 - 2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường-TCMT, Sở TN&MT Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, 2012 Rừng ngập mặn ở sông Thị Vải DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 60 61BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT lượng nước đạt mức A2 trong QCVN 08:2008, mặc dù vậy vẫn còn một số điểm ô nhiễm mang tính cục bộ nhưng đang được khắc phục triệt để. 3.12. Lưu vực sông Mê Công Lưu vực sông Tiền và sông Hậu Sông Tiền là nơi tiếp nhận hầu hết khối lượng nước thải từ hoạt động canh tác nông - lâm - ngư nghiệp trong vùng phèn Đồng Tháp Mười. Do vậy, vào mùa lũ, hiện tượng lan truyền phèn làm cho các điểm đo vùng trung và hạ lưu sông Tiền có giá trị pH thấp hơn các điểm đo thuộc vùng thượng lưu. Vào giai đoạn mùa khô, giá trị pH khá cao (pH > 7,5) tại các điểm đo thuộc vùng hạ lưu sông Tiền. Trong những năm gần đây, trên sông Tiền có xu hướng tăng mức a xit. Tuy nhiên, các giá trị ghi nhận được đều nằm trong mức cho phép. Vấn đề xâm nhập mặn nổi cộm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sự thay đổi ranh giới mặn tại nhiều khu vực cho thấy xu thế xâm nhập mặn gia tăng, mặc dù không đồng đều theo các đoạn bờ khác nhau. Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thủy triều tại biển Đông và vịnh Thái Lan. Ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh nhất vào những tháng dòng chảy nhỏ. Vào mùa khô, với biên độ triều tại biển Đông 3 m - 3,5 m, sự thay đổi mực nước tại Cần Thơ (cách biển khoảng 90 km) có thể đạt 1,5 m đến 2 m và tại Tân Châu, Châu Đốc (cách biển khoảng 190 km) - khoảng 1 m. Thuỷ triều lớn, kết hợp với sông sâu và độ dốc đáy lớn gây nên hiện tượng xâm nhập mặn đáng kể tại đồng bằng, đặc biệt vào những tháng giữa và cuối mùa kiệt (tháng 3 và 4). Theo số liệu đo đạc và điều tra của các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, trong các năm gần đây độ mặn trên sông Hậu có xu thế gia tăng. Biểu đồ 3.34. Giá trị pH trong nước sông Tiền năm 2008-2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 60 61BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Vào giai đoạn mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn (thông qua giá trị của độ mặn và hàm lượng Cl-) lấn sâu vào nội địa trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, thay đổi hệ động thực vật thủy sinh mẫn cảm với độ mặn. Các điểm quan trắc khu vực gần biển có hàm lượng Cl- khá cao (Biểu đồ 3.35). Mặc dù thiếu số liệu để xác định chính xác nguyên nhân sự gia tăng xâm nhập mặn tại ĐBSCL, theo đánh giá của một số chuyên gia, các nguyên nhân có thể gồm sự thay đổi trong sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế và mở mang đô thị, sự thay đổi chế độ dòng chảy từ thượng nguồn do thay đổi chế độ mưa và tác động của các công trình từ thượng nguồn, cộng với ảnh hưởng của hiệu ứng dâng cao mực nước biển. Đặc điểm các sông vùng ĐBSCL có hàm lượng phù sa lớn, do đó độ đục ở mức khá cao. Trong những năm gần đây, độ đục có xu hướng tăng cao rõ rệt. Một số điểm cá biệt trên sông Hậu (tại thị trấn An Châu và cầu Châu Đốc), trên sông Tiền (cửa khẩu Vĩnh Xương, cuối Cù Lao Giêng) có độ đục ở mức cao hơn so với các điểm khác. (Biểu đồ 3.36). Ô nhiễm hữu cơ Chất lượng nước mặt vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi nước thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, canh tác nông nghiệp trong khu vực. Mức độ ô nhiễm có hướng giảm dần vào những năm gần đây. Biểu đồ 3.35. Diễn biến hàm lượng Cl- trên sông Tiền, sông Hậu vào mùa khô và mùa mưa năm 2008-2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, TCMT, 2012 Biều đồ 3.36. Diễn biến độ đục trên sông Tiền và sông Hậu năm 2008-2011 Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 62 63BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Sông Hậu có lưu lượng nước rất lớn (đặc biệt vào giai đoạn mùa lũ), lòng sông sâu và rộng nên làm giảm đáng kể ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế. Do vậy, kết quả quan trắc cho thấy giá trị COD, BOD5 khá thấp và hầu hết đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2). Mức độ ô nhiễm hữu cơ trên sông Tiền cao hơn sông Hậu. Hầu hết các giá trị COD, BOD5 đo được giai đoạn 2008-2009 đều đạt QCVN 08:2008 (loại A2). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm đi đáng kể, tại các vị trí khảo sát cho thấy hàm lượng BOD5 nằm dưới mức A1 sử dụng cho nước sinh hoạt. Nồng độ các thành phần dinh dưỡng như N-NH4 +, N-NO3 - tại các điểm quan trắc trên sông Hậu, sông Tiền đều ở mức thấp, dưới QCVN 08:2008 (loại A1) nhiều lần (Biểu đồ 3.37). Như vậy thành phần các chất dinh dưỡng dạng hòa tan khá thấp và phù hợp cho mục đích sử dụng khác nhau như cấp nước sinh họat, tưới cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước mặt khu vực ĐBSCL có quan hệ chặt chẽ tới việc sử dụng phân bón hóa học chủ yếu trong canh tác lúa. Ô nhiễm chỉ xảy ra cá biệt tại một số khu vực, tuy nhiên do lưu lượng chảy trên sông thường ở mức cao nên pha loãng và làm giảm các chất ô nhiễm trên diện rộng. Biểu đồ 3.37. Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Tiền và sông Hậu năm 2008-2011 Nguồn: Ủy ban sông Mê Công, Sở TN&MT Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang; Trung tâm Quan trắc môi trường-TCMT,2007-2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 62 63BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Khu vực đầu nguồn sông Tiền - Long Bình (An Giang) là khu vực tiếp nhận nguồn nước sông từ Campuchia, mức độ ô nhiễm hữu cơ có sự thay đổi rõ rệt giữa 2 mùa trong năm. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, giá trị DO đạt QCVN 08:2008 loại A1, nhưng vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, giá trị DO ở mức rất thấp và có nhiều biến động, có thời điểm không đạt QCVN 08:2008 (loại B2). Ô nhiễm vi sinh Nguồn gây nhiễm bẩn vi sinh trong môi trường nước mặt vùng ĐBSCL chủ yếu từ nước thải đô thị, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Với lưu lượng nước lớn của sông Hậu và sông Tiền và các nhánh sông khiến quá trình nhiễm vi sinh Coliform trên các tuyến sông có tính chất cục bộ ở từng khu vực, không có xu hướng tăng giảm theo dòng chảy. Giá trị Coliform có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực và phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết theo mùa trong năm. Sông Vàm Cỏ Chất lượng nước sông Vàm Cỏ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm hoạt động sản xuất từ các nhà máy, khu dân cư tập trung, các hộ dân sống rải rác ven sông, hoạt động tháo chua rửa phèn trong sản xuất nông nghiệp... Các thông số thể hiện mức ô nhiễm chính như pH, DO, COD, BOD5, NH4 +, Coliform tổng số đều biến đổi không ổn định và vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT mức B1. Nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông ô nhiễm vi sinh ở mức cao. Tại các vị trí cống xả của các nhà máy, khu dân cư có khuynh hướng giảm ô nhiễm tuy nhiên vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Tuy vậy, ngoài các điểm gần cống xả nước thải, chất lượng nước nhìn chung đạt quy chuẩn cho phép, điều này thể hiện sông Vàm Cỏ Đông có khả năng tự làm sạch tương đối tốt. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây ít bị nhiễm phèn hơn sông Vàm Cỏ Đông, các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên mức độ ô nhiễm không cao như sông Vàm Cỏ Đông. Các thông số bị ô nhiễm có giá trị đo vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A2. Nhìn chung, nước sông Vàm Cỏ Tây ít bị ô nhiễm hơn so với sông Vàm Cỏ Đông do dòng sông này chưa bị ảnh hưởng nguồn thải từ hoạt động công nghiệp. Biểu đồ 3.38. Diễn biến hàm lượng NO3 - trên sông Tiền và sông Hậu năm 2008-2011 Nguồn: Sở TN&MT Bên Tre, Trung tâm Quan trắc môi trường - TCMT, 2012 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 64 65BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Biểu đồ 3.39. Diễn biến hàm lượng DO tại trạm quan trắc tự động Long Bình - An Giang qua các tháng năm 2010 - 2011 Nguồn: Sở TN&MT An Giang, 2012 Biểu đồ 3.40. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây năm 2007-2011 Nguồn: Sở TN&MT Long An, 2011 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 64 65BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 3.13. Hệ thống hồ Hệ thống hồ tự nhiên lớn, hồ thủy lợi, thủy điện Các hồ tự nhiên đóng vai trò điều hòa nước mưa, một số hồ lớn được coi như lá phổi của các thành phố. Tuy nhiên, hệ thống hồ những năm gần đây đang bị ô nhiễm hữu cơ do nước thải sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức xả thải xuống hồ. Các hồ thủy điện, thủy lợi trên toàn quốc rất đa dạng, đa phần các hồ đều là các hồ chứa, công trình thủy lợi hoặc công trình đa mục đích (hồ chứa, thủy lợi, thủy điện,...). Về cơ bản, hệ thống các hồ tự nhiên có chất lượng nước đảm bảo, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Chất lượng môi trường nước tại các hồ chứa, công trình thủy lợi hoặc công trình đa mục đích về cơ bản vẫn đáp ứng cho nhu cầu nước sử dụng trong sinh hoạt, tuy nhiên chất lượng môi trường nước của một số hồ đã bị ô nhiễm tại một số thời điểm trong năm. Hồ trong các khu vực nội thành, nội thị Chất lượng nước các hồ trong khu vực nội thành, nội thị tại một số thành phố lớn hiện đã bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ. Các hồ nội thành tại Hà Nội với hầu hết các thông số đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 (Biểu đồ 3.42). 0 10 20 30 40 50 60 70 Hồ chứa thủy điện Mường Tè Thái Nguyên Hồ Vị Xuyên Hồ Goong Hồ Tịnh Tâm Hồ Bàu Tràm Hồ Thủy lợi Phú Ninh Hồ Phú Hoà Hồ Cam Ranh Hồ Long Ẩn Hồ Thanh Niên Hồ Dầu Tiếng Lai Châu Hồ Núi Cốc Nam Định Vinh Huế Đà Nẵng Tam Trà -Quảng Nam Bình Định Khánh Hòa Đồng Nai mg/l 2007 2008 2009 2010 2011 QCVN 08:2008 (A1) QCVN 08:2008 (B1) Biểu đồ 3.41. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại một số hồ năm 2007-2011 Nguồn: Sở TN&MT các tỉnh, 2007-2012 Biểu đồ 3.42. Diễn biến hàm lượng COD tại một số hồ Hà Nội năm 2006-2010 Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội; Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật môi trường; TCMT, 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_3_1_8434_2140719.pdf
Tài liệu liên quan