Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt

Tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt: CHƯƠNG 2 NGuồN Gây ô NHiễm môi trƯờNG NƯớC mặt 25BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 2.1. TỔNG QUAN CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thống kê nên trong phần này chỉ đề cập đến 4 nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. (Biểu đồ 2.1). Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

pdf17 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - Chương 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 NGuồN Gây ô NHiễm môi trƯờNG NƯớC mặt 25BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 2.1. TỔNG QUAN CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thống kê nên trong phần này chỉ đề cập đến 4 nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. (Biểu đồ 2.1). Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả. CHƯƠNG 2 NGuồN Gây ô NHiễm môi trƯờNG NƯớC mặt Ghi chú: Thải lượng nước thải được tính toán dựa trên hệ số phát thải - WHO, 1993 và số dân thành thị, nông thôn - NGTK, 2011 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2012 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 26 27BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009- Môi trường Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ TN&MT, 2009 Bảng 2.1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp Vùng Khu vực Lượng nước thải Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) (m3/ngày) TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P Đồng bằng sông Hồng Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904 Hưng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116 Duyên hải miền Trung Đà Nẵng 23.792 5.234 3.260 7.590 1.380 1.903 Thiên Thừa Huế 4.200 924 575 1.340 244 336 Quảng Nam 13.024 2.865 1.784 4.154 755 1.042 Quảng Ngãi 3.950 869 541 1.260 229 316 Bình Định 13.842 3.045 1.896 4.416 803 1.107 Đông Nam Bộ Tp. HCM 57.700 12.694 7.905 18.406 3.347 4.616 Đồng Nai 179.066 39.395 24.532 57.122 10.386 14.325 Bà Rịa-Vũng Tàu 93.550 20.581 12.816 29.842 5.426 7.484 Bình Dương 45.900 10.098 6.288 14.642 2.662 3.672 Tây Ninh 11.700 2.574 1.603 3.732 679 936 Bình Phước 100 22 14 32 6 8 Long An 25.384 5.585 3.478 8.098 1.472 2.031 Đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ 11.300 2.486 1.548 3.605 655 904 Cà Mau 2.400 528 329 766 139 192 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 26 27BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hay thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011, nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng 120.000 m3 nước thải Y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường. Ghi chú: Thải lượng nước thải được tính toán dựa trên hệ số phát thải của WHO, 1993 và số lượng giường bệnh - NGTK, 2012 Biểu đồ 2.2. Thải lượng nước thải y tế tính trên phạm vi toàn quốc qua các năm Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2012 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 28 29BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 2.2. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Hiện nay, các LVS khu vực miền Bắc nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng đã và đang chịu áp lực mạnh mẽ của quá trình gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh dọc theo các LVS. Trong số các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao. Nước thải sinh hoạt Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ đô thị hóa cao. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KT-XH thuận lợi, tổng số dân khu vực miền Bắc lên đến gần 31,3 triệu người (chiếm 35,6% dân số toàn quốc). Trong đó, dân số đô thị lên đến gần 8,1 triệu người (TCTK, 2012). Tỷ lệ tăng dân số hàng năm vào khoảng 1%, dân số đô thị tăng nhanh gấp 3 lần mức tăng dân số cả nước. Mức đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, năm 1990 cả nước có 550 đô thị, đến tháng 6 năm 2012 đã là 758 đô thị. Bên cạnh đó, không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu vực nông thôn, lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh qua các năm. Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Phần lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt động không có hiệu quả. Nước thải công nghiệp Phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử lâu dài và đã hình thành các trung tâm công nghiệp, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh... Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng nhiều KCN, nhiều nhà máy lớn,... xả nước Khung 2.1. Ô nhiễm do nước thải của Hà Nội Trong LVS Nhuệ - Đáy, Hà Nội đóng góp 48,8% tổng các nguồn thải. Tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng 670.000 m3, trong đó có tới hơn 620.000 m3 (93% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung. Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo. Tp. Hà Nội hiện nay mới chỉ có 4 trạm xử lý nước thải tập trung (Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì và một trạm xử lý nhỏ trong Khu đô thị mới Mỹ Đình), với tổng công suất thiết kế 50.000 m3/ngày đêm nhưng hầu hết các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung này có tỷ lệ xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội, 2011 Khung 2.2. Nước thải của các KCN, cơ sở sản xuất trên địa bàn LVS Nhuệ-Đáy Năm 2010, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra đối với 33 cơ sở sản xuất và 23 KCN trên địa bàn các tỉnh nằm trên LVS, kết quả có tới 20 cơ sở xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN) từ 2 đến 10 lần trở lên. Các cơ sở tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải song không đảm bảo xử lý đạt QCVN; đồng thời cũng chưa tự giác thực hiện các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết BVMT đã được phê duyệt, dẫn đến ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, tình trạng thải nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa vẫn khá phổ biến, gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN. Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 28 29BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ xung quanh đã gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trong lưu vực. Nước thải y tế Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, đây là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm y tế lớn đang hoạt động. Các bệnh viện lớn và bệnh viện tuyến Trung ương đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt trong khuôn viên của cơ sở mình. Các cơ sở y tế với quy mô nhỏ (thuộc tuyến địa phương) phần lớn chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Với lượng nước thải lớn, tổng lượng chất ô nhiễm trong nước thải y tế cao chưa được xử lý hay xử lý không triệt để là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Nước thải nông nghiệp, làng nghề Tính đến hết năm 2011, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp đến 22% trong tỷ trọng GDP quốc gia. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng 72,1%, ngành chăn nuôi chiếm 26,5% và 1,4% còn lại là ngành dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón không đúng quy trình, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước các LVS. Nguyên nhân là phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do sử dụng quá liều lượng bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con sông. Theo tính toán chưa đầy đủ, nhu cầu sử dụng phân bón cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30 - 40% tổng nhu cầu toàn quốc. Lượng phân bón và hóa chất nêu trên là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho các con sông trong mùa mưa, khi các chất gây ô nhiễm bị rửa trôi sau các cơn mưa, lũ. Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước với gần 900 làng nghề (chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề trên cả nước). Các làng nghề với quy Khung 2.3. Ô nhiễm tại làng nghề Vân Hà (Làng Vân, Bắc Giang) và các làng nghề ở huyện Yên Phong và Tiên Sơn (Bắc Ninh) Chỉ tính riêng hơn 880 hộ gia đình nấu rượu tại Vân Hà (Bắc Giang) luôn nuôi từ 15.000 ÷ 20.000 con lợn, mỗi ngày phát sinh khoảng 1.500m3 nước thải, gần 100 m3 rác chủ yếu là phân gia súc, đều đổ trực tiếp ra hệ thống cống rãnh, ao hồ, làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm vượt các quy định cho phép của cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT nhiều lần: BOD5 từ 7,5 -10,1 lần; amoni từ 34,5 - 96,2 lần. Trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến gần 100 xí nghiệp nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên 3.000 m3 nước thải chứa các hoá chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa thông, Javen, ligin, phẩm màu... Đoạn sông Cầu chảy qua ranh giới Bắc Giang, Bắc Ninh giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông múc lên để sau 2 giờ là có mùi hôi thối. Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, Bắc Ninh, 2012 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 30 31BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử lý nước thải... đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ngày càng trở nên bức xúc và được cộng đồng hết sức quan tâm. 2.3. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú, do đó đã hình thành nhiều loại hình sản xuất công nghiệp, điển hình như khai thác, chế biến khoáng sản tại các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên,... Đây được xem là thế mạnh phát triển của khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp diễn ra khá phổ biến. Sự phát triển của vùng kéo theo những tác động không nhỏ đến môi trường nước mặt. Nước thải công nghiệp Hoạt động công nghiệp ở vùng này chủ yếu là phát triển các KCN, CCN, và một số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Do nước thải không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên trên các sông chính và sông nhánh tại một số khu vực đã và đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm cục bộ. Với thế mạnh của mình, khu vực này có nhiều KCN, KCX, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD). Năm 2012, Ủy ban BVMT LVS Cầu phối hợp với các địa phương xác định trên LVS Cầu có 47 nguồn thải công nghiệp trọng điểm, trong đó, lớn nhất khu vực Trung du miền núi phía Bắc là Thái Nguyên với 9 nguồn thải. Nước thải sinh hoạt Cũng tương tự như đồng bằng sông Hồng, khu vực trung du và miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình đô thị hóa. Lượng nước thải sinh hoạt ở các tỉnh này tăng cao trong những năm gần đây. Số dân đô thị tăng nhanh, mức độ di dân từ nông thôn ra thành thị lớn, kéo theo thải lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị tăng. Lượng nước thải này chủ yếu được xả thẳng ra môi trường, hệ thống xử lý nước thải hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Nước thải nông nghiệp Đây là vùng nông nghiệp khá phát triển, tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp không gây ra những tác động mạnh đến nguồn nước mặt như vùng đồng bằng sông Hồng. Thải lượng nước thải từ nông nghiệp không lớn và thành phần không chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Nước thải y tế Nước thải y tế của khu vực này không phải là nguồn áp lực nghiêm trọng cho nguồn nước mặt. Tại khu vực này chỉ có tỉnh Thái Nguyên là nơi tập trung một số bệnh viện trọng điểm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 2.4. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Khu vực này bao gồm các tỉnh thuộc vùng KTTĐ của miền Trung, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của khu vực miền Trung cũng như cả nước. Hoạt động công nghiệp và du lịch biển đang được quan tâm, đầu tư để phát huy tiềm lực của khu vực này. Những hoạt động này gây ra áp lực đáng kể cho môi trường. Nước thải công nghiệp Phát triển kinh tế khu vực miền Trung tập trung tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng). Khu vực này có 79 KCN, KCX. Trong đó 24/79 KCN (chiếm 30%) có hệ thống xử lý nước thải; nhiều KCN, nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ và gây ô nhiễm nguồn nước (Biểu đồ 2.3) NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 30 31BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Nước thải y tế Tại vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, tình trạng các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua. Khu vực này tập trung khá nhiều các bệnh viện lớn: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng & Côn trùng Quy Nhơn, bệnh viện Phong và Da liễu Quy Hòa... Nhiều bệnh viện trong khu vực đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt Mật độ dân số tại vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thấp hơn vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, nước thải sinh hoạt không phải là sức ép lớn đến môi trường nước của toàn vùng. Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lưu lượng nước thải công nghiệp tại tỉnh Bình Định năm 2010 Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định, 2012 Khung 2.4. Nước thải y tế gây ô nhiễm nguồn nước Nước thải từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam thải ra tương đối lớn (khoảng 235 m3/ ngày), trong khi nước thải đổ trực tiếp ra hồ có nhiều chỉ tiêu chưa đảm bảo. Nước thải từ Bệnh viện Y học cổ truyền chưa được xử lý (bệnh viện này chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung) trước khi đổ ra hồ. Các dòng sông cũng trở thành “bể chứa” rác thải y tế độc hại. Sông Bàn Thạch trước đây là nơi đa dạng nguồn lợi thủy sản nhưng môi trường đang bị đe dọa. Con sông này ngoài tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt từ cống thoát nước trên đường Nguyễn Văn Trỗi, còn phải hứng nước thải khoảng 40 m3/ngày đêm từ hai Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Lao phổi Phạm Ngọc Thạch (đóng tại phường An Phú, Tp. Tam Kỳ). Đáng báo động nhất là sông Bến Ván, ngoài nước thải từ Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu công nghiệp hậu cần cảng Tam Hiệp đổ ra còn tiếp nhận nước thải khoảng 115 m3/ngày từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Sông Bến Ván nằm gần cửa biển An Hòa, người dân tận dụng nguồn nước để nuôi trồng thủy sản nên chất lượng nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân trong khu vực. Theo ngành chức năng, hiện toàn tỉnh có 7 bệnh viện, cơ cở y tế đổ nước thải có nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông. Nguy hiểm là một số cơ sở nước thải đã xử lý nhưng không đảm bảo, hoặc lén lút xả thẳng ra sông, gây ô nhiễm nặng nguồn nước. Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 32 33BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Nước thải nông nghiệp Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, chăn nuôi có những tác động đáng kể đến môi trường nước mặt (Biểu đồ 2.4). STT Tỉnh/thành phố Thành thị Nông thôn BOD5 COD TSS BOD5 COD TSS 1 Nghệ An 17 28 27 114 182 176,5 2 Hà Tĩnh 8,8 14,05 13,6 46,5 73 71 3 Quảng Bình 5,8 9,23 13,3 32 52 50 4 Quảng Trị 6,63 12,4 12,05 19 30,7 29,7 5 Thừa Thiên Huế 25,7 40,7 39,46 24 38 37 6 Đà Nẵng 37,3 59,2 57,3 5,5 8,8 8,5 7 Quảng Nam 12,5 19,8 19,2 52 82,6 80 8 Quảng Ngãi 8,06 12,8 1,24 46,9 74,5 72 9 Bình Định 18,7 29,67 28,74 48,7 77 75 10 Phú Yên 9,2 14,5 14,02 30 47,8 46 11 Khánh Hòa 26,3 41 40,4 27 42 41 Ghi chú (*): Giá trị ước tính dựa vào hệ số Tổ chức Y tế thế giới, và dân số của các tỉnh, thành phố Nguồn: TCTK, 2012 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ gây ô nhiễm từ chăn nuôi so với các nguồn khác tại tỉnh Bình Định Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định, 2012 Bảng 2.2. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải thành thị và nông thôn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (*) Đơn vị: tấn/năm NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 32 33BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Hiện nay, trong toàn khu vực, có khoảng gần 4.000 trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Chỉ tính riêng cho loại chất thải rắn của gia súc một năm đã thải vào môi trường là 50 triệu m3/năm. Trong các trang trại chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng. 2.5. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG TÂY NGUYÊN Tây Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn. Trong những năm gần đây, các ngành như công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng đang được đầu tư sản xuất với quy mô công nghiệp. Ngoài ra, trồng cây công nghiệp được xem là ngành phát triển chính cho khu vực này trong thời gian dài. Sự phát triển kinh tế ở khu vực Tây Nguyên hiện đang trên đà tăng trưởng cao, cùng với đó là mức phát thải ra môi trường ngày càng gia tăng. STT Loài vật nuôi Tổng số đầu con (triệu con) CTR bình quân (kg/ ngày/con) Tổng chất thải rắn/năm (triệu tấn) 2008 2009 2010 2011 (sơ bộ) 2008 2009 2010 2011 (sơ bộ) 1 Bò 3,31 3,2 3,02 2,83 10 12,08 11,68 11,02 10,33 2 Trâu 1,78 1,79 1,83 1,75 15 9,75 9,80 10,02 9,58 3 Lợn 7,43 7,51 7,18 6,96 2 5,42 5,48 5,24 5,08 4 Gia cầm 62,06 72,9 75,7 83,0 0,2 4,53 5,32 5,53 6,06 Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2011 Nguồn: TCTK, 2012 Ghi chú: (1) Cụm công nghiệp theo Quy hoạch bao gồm các khu, cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch của địa phương giai đoạn đến năm 2010, 2015 hoặc 2020. (2) Cụm công nghiệp đã thành lập bao gồm các khu, cụm, điểm công nghiệp của các địa phương đã có chủ trương thành lập/ đã và đang kêu gọi đầu tư/ đang xây dựng cơ sở hạ tầng/ hoặc đã có các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm; Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2012 TT Địa phương Cụm CN theo quy hoạch (1) Cụm CN đã thành lập (2) Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha) 1. Kon Tum 8 466 7 476,2 2. Gia Lai 28 1582 13 727 3. Đắk Lắk 16 1.178,1 7 583,9 4. Đắk Nông 8 346,7 8 346,7 Tổng số: 60 3. 572,8 35 2.133,8 Bảng 2.4. Số liệu thống kê về cụm công nghiệp của các tỉnh khu vực Tây Nguyên NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 34 35BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Nước thải công nghiệp Phát triển công nghiệp trong những năm gần đây vẫn đang trên đà tăng trưởng. Sự tăng trưởng tập trung vào nhóm sản phẩm công nghiệp thế mạnh của vùng như: Cao lanh, chè, cà phê bột, hạt điều chế biến, gỗ chế biến... Tổng kim ngạch xuất khẩu cả khu vực năm 2012 tăng 20,41% so với cùng kỳ năm trước. Với đặc điểm phát triển này, nước thải công nghiệp trong vùng thường chứa nhiều chất hữu cơ và chất thải rắn lơ lửng. Nước thải sinh hoạt Với đặc trưng dân cư thưa nhất cả nước (mật độ dân cư là 97 người/km2, so với trung bình cả nước là 265 người/km2), Tây Nguyên là vùng phát thải nước thải sinh hoạt khá thấp. Hầu hết nước thải sinh hoạt đều xả thẳng ra sông hồ hay kênh mương. Nước thải y tế Hiện nay, số lượng giường bệnh của các bệnh viện khu vực này thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, mức phát thải nước thải y tế không nhỏ. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì chưa đến 50% các bệnh viện trong khu vực có trạm xử lý nước thải, một số bệnh viện đã có trạm xử lý nhưng bị hỏng hoặc chưa đi vào vận hành. Do đó, nước thải y tế là nguồn thải rất đáng được quan tâm của khu vực này. Nước thải nông nghiệp Hiện nay, khu vực Tây Nguyên được đánh giá là vùng thiếu nước nghiêm trọng. Ngay cả vào mùa mưa, lượng nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp cũng không đủ. Do hoạt động nông nghiệp của khu vực này chủ yếu là trồng cây cà phê, hồ tiêu..., nên nhu cầu cấp nước là rất lớn. Trữ lượng nước phục vụ nhu cầu sử dụng còn khan hiếm nên lượng thải từ nông nghiệp hầu như không có và không gây tác động đến môi trường. Khung 2.5. Nguồn thải chính tại Gia Lai Nhà máy cao su 75 - Binh đoàn 15: Nước thải do nhà máy cao su 75 thải ra môi trường có mùi và nồng độ BOD5 vượt gần 20 lần, COD vượt hơn 7 lần và TSS vượt 2 lần so với QCVN 08:2008. - Nhà máy chế biến mủ cao su Chư Păh - Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh: nước thải có chỉ tiêu Mùi không đạt, chỉ tiêu BOD5 vượt 4,3 lần, COD vượt 1,3 lần và TSS vượt 1,1 lần. - Công ty Cổ phần mía đường - nhiệt điện Gia Lai: nước thải có độ màu vượt 1,9 lần, BOD5 vượt 3,2 lần, COD vượt 3,4 lần và Coliform vượt 30 lần. - Nhà máy đường An khê - Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi: nước thải có hàm lượng Sunfua vượt 11,3 lần, chỉ tiêu Coliform vượt 95,6 lần. Dọc bờ sông Ba, đoạn ngắn hơn một cây số thuộc xã Thành An và phường An Phước đã có đến hơn 10 cống nước xả thẳng ra sông của các nhà máy đường, chế biến tinh bột mì, sản xuất ván ép... Nhiều cống xả nguỵ trang bằng những mương nước, chạy ngoằn ngoèo, len lỏi giữa đám cây, bụi rậm. Nước từ các cống đen và đặc quánh, có mùi nồng nặc. Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 34 35BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 2.6. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Đây là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố KT-XH khác. Hệ thống các sông khu vực Đông Nam bộ, trong đó lớn nhất là lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ. Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và hầu hết các hoạt động kinh tế trên lưu vực nhưng đồng thời cũng vừa là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực. Chức năng cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là chức năng quan trọng hàng đầu của hệ thống các sông trong khu vực, hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, nông nghiệp và các tác động bởi hoạt động phát triển thủy điện, thủy lợi... Trong đó, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất gây ô nhiễm cao nhất. Nước thải công nghiệp Tính đến năm 2012, trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 114 KCN đang hoạt động, trong đó tập trung ở 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam (Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu). Số lượng KCN đã có hệ thống xử lý nước thải là 79/114 KCN, chủ yếu tại tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, chiếm khoảng 70% (TCMT, 2012). Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải chung trong toàn quốc. Lượng nước thải phát sinh từ các KCN vùng Đông Nam bộ lớn nhất trong 6 vùng kinh tế cả nước (chiếm khoảng 50%) (Bộ TN&MT, 2012). Tên nguồn thải Tải lượng (kg/ngày) DO SS TSS COD BOD5 N-NO2 - N - NO3 - Sunfua Các KCN 118,50 1.901,45 7.255,59 6.943,59 1.010,40 121,11 452,92 0,40 Các doanh nghiệp nằm ngoài các KCN 4.772,64 67.576,10 137.400,76 3.572,08 2.097,96 99,79 764,66 9,82 Các doanh nghiệp nằm trong KCN nhưng xả thải trực tiếp ra sông, không qua trạm xử lý nước thải của KCN 472,84 11.343,19 17.855,07 5.262,90 2.811,41 1,57 133,37 1,18 Các doanh nghiệp nằm trong KCN xả thải qua trạm xử lý nước thải của KCN 148,30 9.257,87 10.033,30 2.290,77 1.190,40 3,48 892,59 0,96 Tổng cộng 5.512,28 90.078,61 172.544,72 18.069,35 7.110,16 225,95 2.243,54 12,37 Bảng 2.5. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp năm 2009 trên LVS Đồng Nai Nguồn: Báo cáo Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện trạng môi trường và những tác động đến môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai, TCMT, 2010 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 36 37BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ngoài các KCN, KCX đã nêu ở trên, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp ở các địa phương trên lưu vực (tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam). Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính gây ô nhiễm nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vì phần lớn đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường. Nước thải sinh hoạt Vùng Đông Nam bộ với 3 trung tâm đô thị lớn: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Đây là khu vực có tỷ lệ dân cư sống ở các đô thị cao nhất nước, hiện nay tỷ lệ dân số thành thị khu vực này chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%). Tỷ lệ tăng dân số cũng cao nhất cả nước (3,2%/ năm), mật độ dân số cao thứ nhì cả nước (631 người/km2). Khu vực này luôn là địa điểm thu hút các luồng di dân, là vùng nhập cư cao nhất với tỷ suất di cư thuần là 107,7‰. Các KCN tập trung và các thành phố lớn luôn có sức hút mạnh mẽ nhiều người chuyển đến làm ăn sinh sống: tỷ suất di cư thuần của Bình Dương là 341,7‰; Tp. Hồ Chí Minh (167‰), Đồng Nai (68,4‰). Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất cao trong số các nguồn thải của khu vực. Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng BOD5. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, trong tất cả các đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, chỉ có Tp. Hồ Chí Minh triển khai lắp đặt một số hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải nông nghiệp/làng nghề Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt (nuôi cá bè, nuôi trong ao hồ)... đang phát triển trên toàn lưu vực. Trên toàn vùng Đông Nam bộ, năm 2010, sản lượng nuôi đạt 94.382 tấn/năm. Nước thải và các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thường không được kiểm soát, xử lý mà trực tiếp thải vào các môi trường nước mặt trong LVS. Thêm vào đó, các sự cố do tôm cá nuôi chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng lại trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có khoảng 710 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, với một số loại hình làng nghề bao gồm: Chế biến thực phẩm, chiếu cói, sơn mài, mây tre, gốm sứ, chế biến gỗ, chế biến kim loại và một số loại hình khác. Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có công nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải rất hạn chế, do đó đã gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng với những đặc trưng khác nhau cho mỗi loại hình. Nước thải y tế Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế tại khu vực Đông Nam bộ đều chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Tp. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội phát triển mạnh nhất cả nước, nhưng cho đến nay tỷ lệ cơ sở khám chữa bệnh được xử lý nước thải còn khá thấp. Nguồn thải này là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho nguồn tiếp nhận và vùng lân cận. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 36 37BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Tên nguồn thải Tải lượng (kg/ngày) SS TSS COD BOD5 Tp. Hồ Chí Minh 3.948.473,52 5.444.318,88 305.028,72 193.257,36 Rạch Đồng Tròn 381542,4 622.080,00 74.649,60 45.619,20 Rạch Gò Công 488.160,00 561.600,00 8.640,00 4.320,00 Rạch Trường Phước 354.760,56 673.596,00 67.359,60 40.415,76 Rạch Lá 1.877.904,00 2.322.432,00 99.792,00 72.576,00 Rạch Rộp 846.106,56 1.264.610,88 54.587,52 30.326,40 Bình Dương 149.429,59 1.334.830,59 101.754,75 56.256,69 Rạch Tống Nhẫn 10.022,40 134.438,40 5.184,00 3.110,40 Rạch Suối Bún 224,64 33.696,00 1.684,80 898,56 Rạch Con Nai 1.990,66 99.035,14 1.990,66 1.492,99 Rạch Vũng Gấm 119.598,34 684.972,29 40.772,16 19.027,01 Rạch Bà Của 6.577,20 29.691,36 3.570,48 2.067,12 Rạch Chua 1.306,37 24.984,29 653,18 489,89 Rạch Gỗ 1.330,56 37.255,68 2.927,23 2.128,90 Rạch Ông Hựu 914,46 50.599,99 1.219,28 914,46 Rạch Tre 967,68 75.962,88 17.902,08 9.676,80 Rạch Tổng Bảng 2.903,04 68.947,20 15.966,72 10.160,64 Rạch Bà Kiên 3.594,24 95.247,36 9.884,16 6.289,92 Đồng Nai 180.894,38 229.963,53 26.320,47 17.435,09 Rạch Cát 20.901,89 40.684,03 5.598,72 4.105,73 Rạch Bà Giá 3.920,40 34.570,80 3.920,40 3.207,60 Rạch Tôm 47.239,20 37.441,44 7.698,24 4.548,96 Rạch Cây Khô 9.097,92 11.197,44 1.710,72 1.166,40 Rạch Lăng 5.863,10 6.132,67 1.280,45 673,92 Rạch Chùm Bao 87.480,00 91.679,04 4.898,88 3.499,20 Rạch Ông Tổng 6.391,87 8.258,11 1.213,06 233,28 Nguồn: Báo cáo Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện trạng môi trường và những tác động đến môi trường trên LVS Đồng Nai, TCMT, 2010 Bảng 2.6. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải từ hoạt động nông nghiệp đổ vào các kênh rạch năm 2009 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 38 39BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Hầu hết các bệnh viện được tiến hành khảo sát tại các tỉnh thành vùng Đông Nam bộ đều không đạt các quy chuẩn về nước thải và hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện này cần phải được nâng cấp hoặc xây mới. 2.7. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp điển hình của nước ta, với sản lượng nông nghiệp chiếm hơn 50% cả nước. Do đó, đây là ngành có nhiều tác động đến chất lượng nước mặt trong vùng. Những năm gần đây, các hoạt động phát triển công nghiệp và các ngành khác cũng có bước phát triển đáng kể, với ngành chủ đạo là chế biến nông phẩm, thủy sản. Các KCN nhỏ lẻ và tập trung hầu như chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên là nguồn phát thải đáng kể và đang gia tăng nhanh. Các hoạt động khác như quá trình đô thị hóa, hay khai thác thủy điện từ các quốc gia ở khu vực thượng nguồn sông Mê Công cũng đang là những tác nhân có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực ĐBSCL. Nước thải nông nghiệp Với đặc điểm là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản, đây là khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của nước ta. Mặc dù, diện tích sản xuất nông nghiệp trong khu vực giảm trong vòng hai thập kỷ qua, nhưng năng suất liên tục tăng cao. Việc năng suất tăng cao thường đi liền với sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Nước thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp được xem là nguồn thải phân tán và hầu như không thể kiểm soát được trong quá trình canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 70% lượng phân bón do cây và đất hấp thụ, còn khoảng 30% đưa vào môi trường nước. Khung 2.6. Nước thải y tế tại Tp. Hồ Chí Minh Theo kết quả quan trắc của Viện Vệ sinh-Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh tại 12 bệnh viện phía Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến những tháng đầu năm 2008 cho thấy: có 4/12 bệnh viện không có bể lắng lọc; nước thải từ các khoa, phòng được chảy thẳng ra hệ thống cống của bệnh viện và chảy thẳng ra hệ thống cống chung, có 8/12 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng có đến 3 hệ thống xử lý là quá tải và chỉ có 2 trong số 8 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải có nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 Các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường thông thường là NH4 + , BOD5, SS và Coliform tổng. Kết quả quan trắc cho thấy có đến 9/12 bệnh viện có chỉ tiêu NH4 + trong nước thải đầu ra vượt từ 1,5 đến 9 lần tiêu chuẩn cho phép, chỉ tiêu BOD5 có 4/12 bệnh viện không đạt tiêu chuẩn thải chiếm tỷ lệ 33,33%, giá trị vượt ngưỡng từ 1,5 đến 6,5 lần. Thông số SS có 3/12 không đạt, chiếm tỷ lệ 25%. Kết quả kiểm tra các độc chất như: Thuỷ ngân, Đồng, Chì, Cadimi, Kẽm, Phenol đều không tìm thấy. Kết quả phân tích của Viện khi tiến hành lấy mẫu nước thải đầu ra của 12 bệnh viện này cho thấy các chỉ tiêu vi sinh gây bệnh như: Shigella, Vibrio cholera và Salmonella đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng thông số Coliform có đến 8/12 bệnh viện trong nước thải sau xử lý không đạt chiếm tỷ lệ 66,67%. Nguồn: Viện Vệ sinh y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh, 2009 NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 38 39BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012 MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL gây ra nhiều tác hại cho môi trường nước: từ phù sa lắng đọng trong ao nuôi, phần dư thừa của thức ăn nuôi, chất thải ao nuôi, nước thải ao nuôi. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một nghề truyền thống và có giá trị lớn cho đời sống kinh tế người dân cũng như kinh tế quốc gia. Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL bằng gần 60% của cả nước. Bên cạnh giá trị do ngành thủy sản khu vực này mang lại, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ trên các sông vùng ĐBSCL. Tại những khu vực nuôi trồng thủy sản, nguồn gây ô nhiễm chính là bùn phù sa lắng đọng trong ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Ngoài ra, thành phần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa. Một vấn đề quan trọng là chất thải ao nuôi công nghiệp, đây là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Hiện nay, vấn đề xử lý nguồn bùn thải, chất thải nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế chưa đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn môi trường quy định. Thêm vào đó, nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng thường không được kiểm soát, không được xử lý (hoặc chỉ thông qua quá trình lắng sơ bộ), thải trực tiếp ra môi trường, gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt. Sự cố tôm, cá chết do bệnh cũng thường xảy ra, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt. Nước thải công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt 11,7%/năm. Cơ cấu ngành công nghiệp phổ biến vẫn là công nghiệp chế biến nông nghiệp và thủy sản. Hoạt động thương mại, dịch vụ đã đóng góp đáng kể cho phát triển KT-XH ở các địa phương với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 230.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tính đến năm 2012, đã có 61 KCN tại 13 tỉnh, thành phố, giải quyết việc làm cho hơn 70 nghìn lao động. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL đều nằm dọc tuyến sông Hậu và sông Tiền. Việc xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại các dòng sông này (TCMT, 2012). Trên tuyến sông Hậu, đến năm 2012 có 22 KCN đã đi vào hoạt động, chủ yếu là lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Với tổng diện tích gần 5.000 ha, nếu lấp đầy diện tích đất sẽ phát sinh lượng nước thải vào khoảng 180.000 - 200.000 m3/ngày. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ có 7/22 KCN có hệ thống này. Nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp chỉ xử lý sơ bộ rồi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của khu, cụm công nghiệp, sau đó thải ra sông Hậu. Theo thống kê, đến năm 2012, dọc tuyến sông Tiền hiện có 39 KCN và hàng chục cụm công nghiệp đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở tỉnh Long An và Đồng Tháp. Trong đó, hiện có 20/39 KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tác động của hoạt động giao thông thủy Các kênh trên lưu vực sông Cửu Long thường sâu, nhưng hẹp, bờ dốc nên dễ gây sạt lở. Việc xói lở bờ ở các sông này chủ yếu do sóng tàu chạy, xảy ra nhiều trên các kênh: Chợ Gạo, Chợ Lách (tỉnh Tiền Giang), rạch Thanh Lợi (tỉnh Sóc Trăng), kênh Bạc Liêu - Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau), kênh Mạc Cần Dung (An Giang), kênh Nguyễn Văn Tiếp, Lagarange (tỉnh Đồng Tháp). NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 40 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ngoài ra, sóng dọc theo tàu do chân vịt gây ra sẽ khuấy động, sục bùn đất làm đục nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Việc nạo vét cải tạo luồng để đảm bảo độ sâu chạy tàu cũng làm ô nhiễm môi trường nước. Theo quy trình nạo vét, đất nạo vét có thể được đưa lên bờ, hoặc được phép đổ vào những nơi có chiều sâu. Chính loại đất này gây ô nhiễm môi trường trên bờ, dưới nước làm chất lượng nước giảm, gây độc hại nguồn nước, làm chết cá và các sinh vật khác trong nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_1_2641_2140717.pdf
Tài liệu liên quan