Tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia 2011 “chất thải rắn”: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, 2011
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011
CHẤT THẢI RẮN
IDANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011
“CHẤT THẢI RẮN”
Tập thể chỉ đạo:
Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Tổ thư ký:
ThS. Tăng Thế Cường, KS. Nguyễn Văn Thùy, ThS. Lê Hoàng Anh, ThS. Mạc Thị Minh
Trà, ThS. Lương Hoàng Tùng, CN. Nghiêm Thị Hoàng Anh, CN. Dương Thị Phương
Nga - Tổng cục Môi trường
Tham gia biên tập, biên soạn:
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, GS.TS. Đặng Kim Chi, TS. Tưởng
Thị Hội, TS. Lê Hoàng Lan, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thái, TS. Nguyễn Trung Việt,
PGS. TS. Trần Đức Hạ, TS. Mai Thanh Dung, ThS. Lê Minh Đức, ThS. Lưu Linh Hương,
BS.ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh, ThS. Nguyễn Hoà Bình, ThS. Nguyễn Thượng Hiền, KS.
Hoàng Minh Đạo, KS. Nguyễn Gia Cường, CN. Lê Ngọc Tuấn....
152 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia 2011 “chất thải rắn”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, 2011
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011
CHẤT THẢI RẮN
IDANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011
“CHẤT THẢI RẮN”
Tập thể chỉ đạo:
Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Tổ thư ký:
ThS. Tăng Thế Cường, KS. Nguyễn Văn Thùy, ThS. Lê Hoàng Anh, ThS. Mạc Thị Minh
Trà, ThS. Lương Hoàng Tùng, CN. Nghiêm Thị Hoàng Anh, CN. Dương Thị Phương
Nga - Tổng cục Môi trường
Tham gia biên tập, biên soạn:
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, GS.TS. Đặng Kim Chi, TS. Tưởng
Thị Hội, TS. Lê Hoàng Lan, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thái, TS. Nguyễn Trung Việt,
PGS. TS. Trần Đức Hạ, TS. Mai Thanh Dung, ThS. Lê Minh Đức, ThS. Lưu Linh Hương,
BS.ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh, ThS. Nguyễn Hoà Bình, ThS. Nguyễn Thượng Hiền, KS.
Hoàng Minh Đạo, KS. Nguyễn Gia Cường, CN. Lê Ngọc Tuấn.
Đóng góp ý kiến và cung cấp số liệu cho báo cáo:
Các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường.
Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài
chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên Môi trường đô thị các tỉnh, thành phố.
III
Danh mục Bảng V
Danh mục Biểu đồ VI
Danh mục Hình VII
Danh mục Khung VIII
Danh mục Chữ viết tắt X
Lời nói đầu XI
Trích yếu XII
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội 3
1.2. Khái quát về công tác quản lý chất thải rắn
ở Việt Nam 5
1.3. Phân loại chất thải rắn và tỷ trọng phát sinh 7
1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc
phát sinh 7
1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại 9
CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
2.1. Phát triển đô thị ở Việt Nam 13
2.2. Phát sinh chất thải rắn ở đô thị 15
2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị 15
2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị 16
2.2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị 20
2.2.4. Ước tính lượng thải, thành phần, mức độ
độc hại và ô nhiễm của chất thải rắn đô thị 26
2.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị 27
2.3.1. Phân loại tại nguồn 28
2.3.2. Hình thức thu gom 29
2.3.3. Tỷ lệ thu gom 30
2.4. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị 33
2.5. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị 36
CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG THÔN
3.1. Tổng quan về phát triển nông thôn 41
3.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 42
3.2.1. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn 42
3.2.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 42
3.2.3. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề 45
3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp
và nông thôn 48
3.3.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn 48
3.3.2. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 48
3.3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh
ở các làng nghề 49
3.4. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp
và nông thôn 50
3.5. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp
và nông thôn 52
3.5.1. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn 52
3.5.2. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp 52
CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
4.1. Phát triển công nghiệp trong thời gian qua 57
4.2. Phát sinh chất thải rắn công nghiệp 59
4.2.1. Chất thải rắn phát sinh trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao 59
4.2.2. Chất thải rắn từ hoạt động khai thác
khoáng sản 61
4.2.3. Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp khác 63
4.3. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68
4.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn công nghiệp 70
4.5. Chất thải công nghiệp nguy hại 72
4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại 72
4.5.2. Thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp
nguy hại 74
4.5.3. Xử lý, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại 75
CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
5.1. Phát triển các bệnh viện và các cơ sở
khám chữa bệnh 83
5.2. Phát sinh chất thải rắn y tế 83
5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 83
5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế 84
MỤC LỤC
IV
5.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế 86
5.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn
y tế 87
5.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường 89
5.5. Chất thải y tế nguy hại 90
5.5.1. Phát sinh chất thải y tế nguy hại 90
5.5.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại 92
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
6.1. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường 99
6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
do chất thải rắn 99
6.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn 101
6.1.3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn 103
6.2. Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ
người dân 105
6.3. Tác động của chất thải rắn đối với phát triển
kinh tế - xã hội 106
6.3.1. Chi phí xử lý môi trường ngày càng lớn 106
6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng
thuỷ sản 108
6.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn 109
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:
HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
7.1. Thể chế, chính sách 115
7.1.1. Thể chế, chính sách đã đi vào cuộc sống 115
7.1.2. Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và
chưa được thực thi triệt để 120
7.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm 121
7.2.1. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm
đang được kiện toàn và sự phân công tương
đối cụ thể từ cấp trung ương
đến địa phương 121
7.2 2. Phân công, phân nhiệm còn phân tán,
chồng chéo và nhiều lỗ hổng 123
7.3. Quy hoạch theo vùng và các địa phương 125
7.3.1. Đã có các quy hoạch theo vùng 125
7.3.2. Thiếu các quy hoạch của địa phương 127
7.4. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước 128
7.4.1. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước
đã mang lại những đóng góp không nhỏ 128
7.4.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa được
đầu tư đầy đủ 130
7.5. Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân
và cộng đồng 130
7.5.1. Khối doanh nghiệp tư nhân đã có
những bước tiến đáng kể 130
7.5.2. Sự tham gia của cộng đồng đã có
kết quả bước đầu 131
7.5.3. Xã hội hoá còn yếu 132
7.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 133
7.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã
trở thành công cụ hữu ích, tuy nhiên
nguồn lực vẫn còn hạn chế. 133
7.6.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
vẫn chưa ngăn chặn được gia tăng
nhập khẩu trái phép phế liệu. 134
7.7. Đầu tư tài chính 135
7.7.1. Nguồn tài chính đầu tư đa dạng 135
7.7.2. Đầu tư tài chính còn thiếu
và chưa cân đối 136
7.8. Hợp tác quốc tế 137
7.8.1. Hợp tác quốc tế đã đa dạng nguồn vốn
đầu tư 137
7.8.2. Hợp tác quốc tế chưa phát huy được
vai trò và hiệu quả 137
7.9. Các giải pháp khắc phục 138
7.9.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và
tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát
và cưỡng chế 138
7.9.2. Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng
chéo trong phân công, phân nhiệm 139
7.9.3. Tổng kết, đánh giá các dự án 3R: Giảm
thiểu, Tái sử dụng, Tái chế 140
7.9.4. Đẩy mạnh hoạt động xã hội và huy động
cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn 141
7.9.5. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý
chất thải rắn phù hợp 142
7.9.6. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn
đầu tư tài chính 143
7.9.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng,
khuyến khích hoạt động phân loại
chất thải tại nguồn 143
7.9.8. Các giải pháp quản lý cụ thể 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................158
VDANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá
thực tế qua các năm 2006 - 2010 3
Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau 7
Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003
và năm 2008 8
CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ
2005-2025 13
Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội
năm 2011 15
Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm
2007- 2010 16
Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị
Việt Nam năm 2007 17
Bảng 2.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân
đầu người của các đô thị năm 2009 18
Bảng 2.6. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
năm 2010 20
Bảng 2.7. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của
các bãi chôn lấp của một số địa phương:
Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
Tp.HCM (1) và Bắc Ninh (2)
năm 2009 - 2010 21
Bảng 2.8. Khối lượng CTR xây dựng năm 2009
của một số địa phương 23
Bảng 2.9. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam
từ 2002 đến 2006 25
Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến
năm 2025 26
Bảng 2.11. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của Tp. Đà Nẵng
và Tp. Huế 31
Bảng 2.12. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số
đô thị năm 2009 32
Bảng 2.13. Các tiêu chí được đề xuất để lựa chọn
công nghệ xử lý CTR đô thị 38
CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG THÔN
Bảng 3.1. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp
phát sinh năm 2008, 2010 43
Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của
Việt Nam 44
CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành
giai đoạn 2005-2010 57
Bảng 4.2. Ước tính CTR phát sinh tại các KCN
vùng KTTĐ phía Nam năm 2009 59
Bảng 4.3. Ước tính và dự báo CTR các KCN của
Việt Nam đến 2020 60
Bảng 4.4. Ước tính chất thải rắn phát sinh từ hoạt
động khai thác than vào năm 2025 61
Bảng 4.5. Nhu cầu và lượng thải từ các nhà máy
nhiệt điện 65
Bảng 4.6. Chất thải rắn nhiệt điện dự báo
đến 2030 65
Bảng 4.7. Lượng chất thải rắn phát sinh trong
sản xuất bia theo thành phần 66
Bảng 4.8. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi
URENCO Hà Nội 70
Bảng 4.9. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số
tỉnh, thành phố 72
Bảng 4.10. Khối lượng chất thải công nghiệp tại
một số KCN Hà Nội năm 2009 73
Bảng 4.11. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ
một số ngành công nghiệp điển hình tại
các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam 73
Bảng 4.12. Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại
được Bộ TN&MT cấp phép năm 2009 75
Bảng 4.13. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình
và phổ biến hiện nay tại Việt Nam 76
VI
CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Bảng 5.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ
hoạt động y tế 84
Bảng 5.2. Khối lượng chất thải y tế của một số địa
phương năm 2009 84
Bảng 5.3. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa
trong bệnh viện 85
Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y
tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố
Hà Nội năm 2010 87
Bảng 5.5. Thực trạng các trang thiết bị thu gom
lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố 88
Bảng 5.6. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại các loại cơ sở
y tế khác nhau 90
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO CHẤT THẢI RẮN
Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu
đất tại 2 bãi rác 103
Bảng 6.2. Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng
bởi khai thác khoáng sản ở Việt Nam 104
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:
HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về
quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 106
Bảng 7.2. Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng
cho các vùng KTTĐ 126
Bảng 7.3. Các dự án ODA có liên quan đến lĩnh vực
quản lý CTR đô thị của Việt Nam 138
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP)
theo giá thực tế phân theo khu vực
kinh tế 3
Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người chia theo
khu vực 4
Biểu đồ 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và
năm 2008 8
Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng
kinh tế của nước ta và dự báo tình hình
thời gian tới 8
Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất
nguy hại 10
CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng
kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 14
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các
đô thị Việt Nam năm 2007 17
Biểu đồ 2.3. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng
kinh tế của nước ta các năm 2003, 2008
và dự báo cho năm 2015 18
Biểu đồ 2.4. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số
tỉnh/thành phố qua các năm
2005 - 2010 19
CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG THÔN
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn
Việt Nam năm 2010 41
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng
nông thôn Việt Nam năm 2007 41
Biểu đồ 3.3. Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng
ruộng ở một số tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng 43
Biểu đồ 3.4. Rác thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất và sinh hoạt tại làng nghề sắt
thép Đa Hội 47
VII
Biểu đồ 3.5. Rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
và sinh hoạt tại làng nghề đúc đồng
Đại Bái 47
Biểu đồ 3.6. Thực trạng xây dựng và lắp đặt các thùng
chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở các địa
phương trên địa bàn Hà Nội 48
CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
các vùng kinh tế 58
Biểu đồ 4.2. Sản lượng và lượng CTR của 3 ngành
công nghiệp sản xuất bia, rượu và
nước giải khát 66
Biểu đồ 4.3. Số lượng doanh nghiệp vận chuyển
và xử lý CTNH công nghiệp 75
Biểu đồ 4.4. Lượng CTNH công nghiệp được xử lý
hàng năm 76
CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc
sức khỏe 83
Biểu đồ 5.2. Gia tăng chất thải y tế của một số
địa phương giai đoạn 2005 - 2009 85
Biểu đồ 5.3. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính
lý hóa 86
Biểu đồ 5.4. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo
các vùng kinh tế 90
Biểu đồ 5.5. Phát sinh chất thải y tế nguy hại tại một
số tỉnh, thành phố qua các năm 91
Biểu đồ 5.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại 93
Biểu đồ 5.7. Tình hình xử lý chất thải y tế của
hệ thống cơ sở y tế các cấp 94
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO CHẤT THẢI RẮN
Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật của nhóm
nghiên cứu và nhóm đối chứng 105
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
Hình 2.1. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng,
tái chế 35
Hình 2.2. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để
xử lý và tiêu hủy CTR đô thị của Việt Nam 36
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:
HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp
trung ương 122
VIII
DANH MỤC KHUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Ở VIỆT NAM
Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về thành phần CTR 9
CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
Khung 2.1. Một loạt các đô thị được nâng cấp
trong vài năm gần đây 16
Khung 2.2. Phát sinh CTR đô thị năm 2010 tại
Hà Nội 19
Khung 2.3. Phát sinh CTR đô thị năm 2009 tại
Thái Nguyên 19
Khung 2.4. Tình hình phát thải bao bì nilon khó phân
hủy hiện nay 22
Khung 2.5. Các dự án, chương trình phân loại chất thải
tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 27
Khung 2.6. Vướng mắc trong phân loại chất thải tại
nguồn và định hướng thực hiện tại
Tp. Hồ Chí Minh 28
Khung 2.7. Bức xúc của người dân sinh sống quanh các
bãi rác và các địa điểm trung chuyển 29
Khung 2.8. Xã hội hóa việc thu gom CTR sinh hoạt
tại Tp. Hồ Chí Minh 30
Khung 2.9. Thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Đà Nẵng 31
Khung 2.10. Thu gom chất thải tại Hà Nội 31
Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở Nhà máy xử lý rác
Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế 33
Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp
rác không hợp vệ sinh 36
Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số bãi chôn lấp
đã đóng cửa 37
Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Thủy Phương,
Thừa Thiên - Huế 37
CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG THÔN
Khung 3.1. Phụ phẩm nông nghiệp tại Đồng bằng
sông Cửu Long 44
Khung 3.2. Chất thải rắn của các làng nghề Hà Nội 45
Khung 3.3. Chất thải làng nghề sản xuất tinh bột sắn 46
Khung 3.4. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề
tại Bắc Ninh 46
Khung 3.5. Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề 47
Khung 3.6. Hai phương pháp xử lý CTR được
sử dụng rộng rãi và có hiệu quả 50
Khung 3.7. Máy ép trục vít dùng cho phế thải -
phụ phẩm nông nghiệp 52
Khung 3.8. Phương pháp xử lý bao bì hoá chất BVTV &
phân bón hoá học đã nghiên cứu và có khả
năng áp dụng phù hợp tại Việt Nam 52
CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Khung 4.1. Nhập khẩu lô hàng ắc-quy khô và vỉ mạch
của một số doanh nghiệp 67
Khung 4.2. Điều tra doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện
thép Phú Mỹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu 68
Khung 4.3. Xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội 70
Khung 4.4. Đăng ký và cấp sổ đăng ký nguồn thải
CTNH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp
năm 2009 74
Khung 4.5. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và
phổ biến hiện nay tại Việt Nam 78
CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất
thải trong các bệnh viện 87
Khung 5.2. Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng
trong cả nước 92
Khung 5.3. Công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại ở các
thành phố lớn 93
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO THẢI RẮN
Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các chất khí phát
sinh từ bãi rác 99
Khung 6.2. Ô nhiễm không khí do mùi hôi tại KCN
thuỷ sản Thọ Quang 100
Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại
Bình Định 101
Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm
amoni 102
IX
Khung 6.5. Tác hại của túi nilon 104
Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng 105
Khung 6.7. Các điểm nóng ô nhiễm Dioxin và
tác động đến sức khỏe 106
Khung 6.8. Thành phố Hồ Chí Minh nặng gánh
chi phí xử lý rác 107
Khung 6.9. Chi phí xử lý CTR y tế tại một số
thành phố lớn 107
Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch 108
Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì nước rỉ rác 109
Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường tại
một số địa phương 110
Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động sản xuất và mỹ
quan văn hóa ở làng nghề sản xuất chỉ xơ
dừa tại Mỏ Cày, Bến Trải (trước đây) 111
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:
HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong
quản lý CTR 117
Khung 7.2. Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị
tại Tp. Hồ Chí Minh 123
Khung 7.3. Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn
đến chồng chéo khi triển khai thực hiện các
chương trình 124
Khung 7.4. Xã hội hóa xử lý rác tại Tp. Hồ Chí Minh 131
Khung 7.5. Thôn Tảo Phú (xã Tam Hồng, huyện Yên
Lạc, Vĩnh Phúc) xử lý rác thải thành phân
bón hữu cơ 132
Khung 7.6. Tình hình triển khai xử lý triệt để các bãi
rác và điểm chứa chất thải nguy hại theo
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg 133
Khung 7.7. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý
và xử lý CTNH tại Thái Nguyên 134
Khung 7.8. Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải ở xã
Triệu Thuận (Triệu Phong, Quảng Trị) 140
Khung 7.9. Bài học từ Dự án cải tạo cải thiện môi
trường kênh Chín Tế (Bến Tre) thuộc Hợp
phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực
đông dân nghèo (PCDA)” 144
XBVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CCN Cụm công nghiệp
CDM Cơ chế phát triển sạch
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GDP Giá trị tổng sản phẩm trong nước
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
HST Hệ sinh thái
HTMT Hiện trạng môi trường
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KH&CN Khoa học và công nghệ
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KKT Khu kinh tế
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NQ-TW Nghị quyết - Trung ương
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QPPL Quy phạm pháp luật
TW Trung ương
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCMT Tổng cục Môi trường
TCTK Tổng cục Thống kê
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
URENCO Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Môi trường đô thị
VSMT Vệ sinh môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XI
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải
nguy hại,...
Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó
đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của
“Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội
dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Với mục đích đưa ra những đánh giá tổng thể và toàn diện về các vấn đề liên quan đến chất thải
rắn ở Việt Nam trong thời gian qua, xu thế phát triển và những thách thức, đề ra những giải pháp
và khuyến nghị nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn trong thời
gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề “Chất thải rắn” cho Báo cáo môi trường
quốc gia 2011.
Báo cáo được xây dựng với sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành và địa phương trong cả nước,
các cán bộ quản lý, nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn, và đặc biệt là sự hỗ
trợ kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA).
Bộ Tài nguyên và Môi trường hy vọng Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn sẽ không
chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả
và bền vững mà còn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của
các cơ quan, tổ chức giáo dục, nghiên cứu khoa học và của cả cộng đồng.
.
JOHN NIELSEN
Đại sứ
Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam
NGUYỄN MINH QUANG
Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
XII
TRÍCH YẾU
Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn, phân tích các vấn đề liên quan đến chất thải rắn của Việt Nam: các đặc trưng chất thải rắn, phát sinh chất thải rắn, hiện trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng chất thải rắn; đánh giá thực
trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải
rắn hiệu quả cho những năm tới.
Cũng như những năm trước, Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Động
lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng). Động lực là sự gia tăng dân số, phát triển
của các ngành KT-XH, đô thị hóa, phát triển đô thị và nông thôn... Các động lực này đã làm
tăng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gia tăng phát thải chất thải rắn; gây ra Áp lực
rất lớn làm biến đổi hiện trạng môi trường. Hiện trạng chất thải rắn được đánh giá thông qua
lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian vừa qua, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử
lý theo các khu vực. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sẽ gây các tác động
xấu đối với môi trường xung quanh và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người dân và
các vấn đề kinh tế, xã hội. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp nhằm quản lý hiệu quả, phòng
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn như các chính sách, pháp luật, thể chế, các hoạt
động về quản lý và các hoạt động của cộng đồng có liên quan.
Khái niệm Chất thải rắn (CTR) được sử dụng trong báo cáo được hiểu là chất thải ở thể
rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Các số liệu
trong báo cáo được tổng hợp từ các nguồn số liệu chính thức của các Bộ, Sở, ban, ngành và
các công trình nghiên cứu đã được công bố chính thức.
Báo cáo gồm 7 chương. Chương 1 “Tổng quan về chất thải rắn Việt Nam” nêu rõ, là một
trong những quốc gia có mật độ dân số vào loại cao nhất trên thế giới với số dân đứng thứ 14
trên thế giới, Việt Nam đang gặp những sức ép rất lớn về môi trường nói chung và quản lý
CTR nói riêng. Người dân đô thị tiêu dùng lượng tài nguyên thiên nhiên gấp 2 - 3 lần so với
người dân sinh sống ở nông thôn, do đó lượng chất thải do người dân đô thị thải ra cũng cao
gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.
Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10%
mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại.
Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR từ hoạt động
sản xuất công nghiệp; CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo cho
đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tăng lên tương ứng
với các con số 51% và 22%.
Chương 2 trình bày về hiện trạng CTR đô thị. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn
ra rất mạnh mẽ, dân số đô thị hiện là 26,22 triệu người sinh sống tại 755 đô thị lớn nhỏ, phân
XIII
bố không đồng đều theo vùng miền, là nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị. Tổng lượng CTR
đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 -16% mỗi năm; tỷ lệ phát sinh CTR đô thị
cũng tăng theo mức sống của các đô thị (năm 2010, theo báo cáo của các địa phương thì con
số này vào khoảng 1kg/người/ngày).
Phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một số đô thị lớn. Phần lớn CTR
đô thị chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Tỷ lệ thu gom CTR đô thị hiện nay đạt khoảng 83 - 85%, nhưng chỉ khoảng 60% CTR đô thị
được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra
phân compost, tái chế nhựa,...
Hiện trạng CTR nông nghiệp và nông thôn được trình bày trong Chương 3. Theo đó, CTR
phát sinh từ sinh hoạt ở nông thôn, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng
trọt và từ các làng nghề ngày càng gia tăng cả về khối lượng và tính chất độc hại (đặc biệt đối
với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón và CTR các làng nghề). Tuy nhiên, tỷ lệ thu
gom CTR ở khu vực này còn thấp (khoảng 40-55%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn
vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết các biện pháp thu gom
và xử lý CTR nông nghiệp và nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu và
không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đánh giá về hiện trạng chất thải rắn công nghiệp, Chương 4 chỉ rõ một số nhóm ngành có
tốc độ phát triển mạnh mẽ như: khai thác khoáng sản, dầu khí, đóng tàu, hoạt động các khu
công nghiệp đang là các nguồn chính phát thải CTR công nghiệp. Trong đó, 3 vùng KTTĐ
chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp đạt khá cao,
trên 90%, nhưng vấn đề quản lý và xử lý chất thải sau thu gom chủ yếu là theo hợp đồng với
các Công ty Môi trường đô thị (URENCO) và chưa được kiểm soát tốt.
Chương này cũng đề cập tới vấn đề CTNH là thành phần đáng quan tâm trong CTR công
nghiệp (chiếm khoảng 15%-20% và tăng lên đáng kể trong những năm gần đây). CTNH là
nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh
các Công ty Môi trường đô thị của các thành phố thực hiện thu gom và xử lý CTR công nghiệp
và CTNH, các doanh nghiệp khác hành nghề xử lý CTNH được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT
cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động, hầu hết đều tập trung ở phía Nam.
Để xử lý CTR thông thường và nguy hại hiện nay, Việt Nam thường sử dụng các công nghệ
đa dụng cho nhiều loại CTR, với quy mô nhỏ, giải quyết được một phần nhu cầu xử lý CTR.
Nhưng nhìn chung, công nghệ xử lý CTR, đặc biệt biệt là CTNH, còn chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế.
Đề cập tới chất thải rắn y tế, Chương 5 nêu rõ, khối lượng phát sinh chất thải rắn từ các
hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển y dược học, cùng với sự
gia tăng giường bệnh điều trị. Trong thành phần chất thải rắn y tế, CTNH chứa các vi sinh vật,
chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dạng chất
thải có thể sẽ gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt
là những người phải tiếp xúc trực tiếp.
XIV
Phần lớn các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện
thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, không có các trang thiết bị
đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư đồng
bộ ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt quan ngại là hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn y
tế đang thực hiện không đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành.
Sau khi trình bày về bốn loại CTR tiêu biểu, Chương 6 của Báo cáo đánh giá tổng quan tác
động tiêu cực của ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. Hậu quả của việc quản lý CTR không
tốt, xử lý CTR không hợp vệ sinh là những tác động tổng hợp tới môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường đất, tới sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi
trường do CTR cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường, trong đó, điển hình
nhất là xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ảnh
hưởng, xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề.
Chương 7 phân tích các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn với những
kết quả đạt được trong những năm qua. Nhiều chính sách, chiến lược về quản lý CTR được
ban hành và đi vào cuộc sống. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về CTR cũng đang từng
bước hoàn thiện, nhiều mô hình quản lý tại một số địa phương đã cho thấy những kết quả tốt.
Vai trò của các tổ chức tư nhân cùng tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
đã ngày càng được khẳng định. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý CTR,
vấn đề đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác quản lý CTR cũng được tăng
cường và đã có những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự thiếu rõ
ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo trong hệ thống
tổ chức quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thực hiện chưa đạt hiệu
quả như mong muốn. Chính vì vậy, để công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả như mong
đợi, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các yếu kém tồn tại vừa nêu.
Báo cáo môi trường quốc gia 2011 nêu lên các kiến nghị chính đối với Quốc hội và Chính
phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu chiến lược về CTR cho phù hợp với các
điều kiện Việt Nam; phân công đủ, đúng và rõ trách nhiệm của các đơn vị từ Trung ương
đến địa phương; ban hành các cơ chế, chính sách và các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh
phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản
lý CTR; đẩy mạnh và đa dạng hoá các nguồn đầu tư, duy trì tính bền vững của các nguồn
đầu tư. Đồng thời, Báo cáo cũng kiến nghị các ngành và địa phương tăng cường thực thi các
các giải pháp nhằm hoàn thành trách nhiệm quản lý CTR trong phạm vi ngành, địa phương
phụ trách.
XV
Chương 1:
Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
3
1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng tăng trưởng GDP bình quân 5 năm
2006 - 2010 của nước ta ước đạt khoảng 7%.
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nước ta
vẫn chủ yếu dựa vào hai nhân tố vốn đầu tư
và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của
KH&CN trong tăng trưởng lại thấp hơn nhiều
nước. Theo tính toán của các nhà khoa học,
tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn
chiếm 52 - 53%, yếu tố lao động 19 - 20%,
còn yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm
28 - 29%, trong khi, yếu tố này ở một số nước
trong khu vực chiếm tới 35 - 40% (Ủy ban
Kinh tế Quốc hội, 2010).
Trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã được Đảng và Chính
phủ đặt ra và được Quốc hội phê duyệt
trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn
5 năm 2006 - 2010, mục tiêu quan trọng là
phát triển nhanh và mạnh hơn nữa nhằm
tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền
kinh tế, nhưng thống kê ở Bảng 1.1 và Biểu
đồ 1.1 cho thấy, cơ cấu các ngành trong
GDP không có nhiều thay đổi trong giai
đoạn 2006 - 2010.
Chương 1:
TỔNG QUAN pháT TriểN
kiNh Tế - xã hội và QUảN lý
ChấT Thải rắN ở việT NAm
Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP)
theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Nguồn: TCTK, 2011
Nghị quyết của
Quốc hội (*)
Giá trị thực tế đạt được (%)
2006 2007 2008 2009 2010
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 - 16 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58
Công nghiệp và xây dựng 43 - 44 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10
Dịch vụ 40 - 41 38,06 38,18 37,95 38,85 38,32
Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010
Nguồn: TCTK, 2011
Ghi chú: (*) Nghị quyết 56/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010
4Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ
ở các đô thị; các KCN ngày càng được mở
rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng
trưởng về các mặt KT-XH. Tăng trưởng KT-XH
một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển
của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh
lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm cả CTR
sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế...). Việc
thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không
hiệu quả CTR ở các đô thị, KCN,... là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng
đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Nước ta là một trong những quốc gia có
mật độ dân số cao nhất trên thế giới với số
dân đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế
giới. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng
kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng
các nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giáo dục, đào
tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, việc
làm,.. làm gia tăng sức ép đối với môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội. Khả năng chịu
tải của môi trường tự nhiên là có giới hạn, khi
dân số tăng nhanh và chất thải không được xử
lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả
năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tất
yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Tổng dân số của nước ta năm 2010 ước
tính khoảng 86,93 triệu người, tăng 1,01%
so với năm 2009 và 5,51% so với năm 2005.
Trong đó, dân số khu vực thành thị là 26,22
triệu người (tăng 1,03% so với năm 2009)
chiếm 30,2% tổng dân số, dân số khu vực
nông thôn là 60,7 triệu người (tăng khoảng
1,0 % so với năm 2009) chiếm 69,8% tổng
dân số. Năm 2005, GDP bình quân đầu người
của nước ta chỉ đạt 642 USD, năm 2008 là
1.052 USD và đến năm 2010, con số này đã
đạt 1.169 USD (TCTK, 2011). Thu nhập bình
quân đầu người của khu vực đô thị cao hơn
2 lần so với khu vực nông thôn (Biểu đồ 1.2).
Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người
chia theo khu vực
Nguồn: TCTK, 2011
Chương 1:
Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
5
Đi cùng các giải pháp đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh
xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua cũng
đã giảm đáng kể. Năm 2006, số hộ nghèo
trong cả nước chiếm 15,5% thì năm 2008,
con số này đã giảm xuống còn 13,4%. Tuy
nhiên, do chuẩn nghèo mới của Chính phủ
tăng lên nên năm 2010 tỷ lệ này là 14,2%.
Chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn
kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng, theo đó,
lượng chất thải phát sinh cũng nhiều hơn.
Theo đánh giá và nghiên cứu thực tế cho
thấy, tính bình quân đầu người, dân số đô thị
tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng
lượng, vật phẩm, nguyên vật liệu,...) cao gấp
2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông
thôn; chất thải do người dân đô thị thải ra
cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước,
công tác quản lý CTR được các nhà quản lý
quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu
gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ
hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh
hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý
khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn
giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho
Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh,
thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ
sinh đường phố là các công nhân quét dọn và
thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt
của người dân khu vực đô thị. Chất thải sau
đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu
tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp,
6Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du
lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là
nguyên nhân phát sinh lượng chất thải ngày
càng lớn của các ngành nêu trên. Đi kèm với
quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức
tạp, sự nguy hại về tính chất. Công tác quản
lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR
sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR
công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp...
Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý
CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính
sách, pháp luật và các nguồn lực.
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt
ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng
một hệ thống các chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song
song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt
đầu hình thành và phát triển với các nguyên
tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng
quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành
liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát
sinh của ngành.
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không
chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết
CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy
định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở
rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận
chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ
sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra;
không những đối với CTR sinh hoạt đô thị,
nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp,
CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi và CTR y tế.
Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế
nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng
với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác
quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng
cường để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu
quả thực hiện.
Chương 1:
Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
7
1.3. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN VÀ
TỶ TRỌNG PHÁT SINH
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo
nhiều cách khác nhau. Nếu phân chia theo
nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh
hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn,
nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp,
CTR y tế. Mặt khác, nếu phân chia theo tính
chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại:
CTR nguy hại và CTR thông thường. Với mỗi
cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc
điểm khác nhau về lượng và thành phần CTR.
1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo
nguồn gốc phát sinh
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá
trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình
sản xuất đều tạo ra CTR, từ khâu khai thác,
tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản
phẩm phục vụ người tiêu dùng (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn: TCMT tổng hợp
CTR
đô thị
CTR
CTR
nông
thôn
CTR
công
nghiệp
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,..
VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công trường,..
Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn
neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,..
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,
rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi,..
Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn
neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ thực
vật,..
Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh hoạt,..
Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chấtđộc hại,..
Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói thông
thường,..
Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hóa
chất độc hại, thuốc quá hạn,..
Nguy
hại
NGUỒN
PHÁT SINH TÍNH CHẤT LOẠI CHẤT THẢI
y tế
Thông
thường
Nguy
hại
Thông
thường
Nguy
hại
Thông
thường
Nguy
hại
Thông
thường
8Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ
yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các
KCN; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu
về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ
(chẳng hạn như lượng rơm, rạ thải bỏ từ sản
xuất nông nghiệp). Trên phạm vi toàn quốc,
từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát
sinh trung bình tăng từ 150 - 200%, CTR sinh
hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp
tăng 181% (Bảng 1.3), và còn tiếp tục gia tăng
trong thời gian tới. Dự báo của Bộ Xây dựng và
Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR
phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm,
phát sinh CTR nhiều nhất là ở các đô thị và
khu vực công nghiệp (Biểu đồ 1.4).
Theo thống kê các năm gần đây, khoảng
42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô
thị, khoảng 17% CTR là từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp; số còn lại là CTR của nông
thôn, làng nghề và CTR y tế chỉ chiếm phần
nhỏ. Dự báo cho đến năm 2015, tỷ trọng này
cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn
tiếp tục tăng lên tương ứng với các con số
50,8 và 22,1 % (Bảng 1.3 và Biểu đồ 1.3).
Biểu đồ 1.4 cho thấy, CTR đô thị, CTR
công nghiệp và CTR y tế phát sinh phần lớn
ở vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSH, nơi tập
trung các đô thị, các KCN và các cơ sở khám
chữa bệnh lớn của tuyến Trung ương. Phát
sinh CTR nông thôn chủ yếu là ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, Duyên hải Trung Bộ và
đồng bằng sông Hồng. Còn đối với CTR làng
nghề thì nguồn phát sinh chủ yếu là ở vùng
đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung phần lớn
các làng nghề của toàn quốc.
Biểu đồ 1.3. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008
và xu hướng thay đổi trong thời gian tới
Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn,
Bộ Xây dựng, 2010
Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004;
Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010
Loại CTR
Đơn vị
tính
Năm 2003 Năm 2008
CTR đô thị tấn/năm 6.400.000 12.802.000
CTR công nghiệp tấn/năm 2.638.400 4.786.000
CTR y tế tấn/năm 21.500 179.000
CTR nông thôn tấn/năm 6.400.000 9.078.000
CTR làng nghề tấn/năm 774.000 1.023.000
Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003
và năm 2008
Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế
của nước ta và dự báo trong thời gian tới
Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn,
Bộ Xây dựng, 2010
0
0
Chương 1:
Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội
và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
9
1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo
tính chất độc hại
Chất thải rắn thông thường
Năm 2009, theo kết quả khảo sát của Tổng
cục Môi trường, lượng CTR thông thường
phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu
tấn/năm, trong đó, CTR công nghiệp thông
thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt
vào khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông
thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm.
Chất thải nguy hại
Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất
thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất lớn
đối với công tác BVMT. Theo kết quả thống
kê, năm 2003 lượng CTNH phát sinh vào
khoảng 160 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng lên
500 nghìn tấn vào năm 2010. Nhưng thực tế
đến năm 2009, theo báo cáo của 35/63 tỉnh
thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa
phương này đã vào khoảng 700 nghìn tấn.
Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận
chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản
lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường
cấp phép là hơn 100 nghìn tấn (chỉ đáp ứng
một phần nhỏ trong tổng lượng phát sinh).
Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và
chủng loại trong khi công tác phân loại tại
nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong công
tác quản lý và xử lý.
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm
khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải,
trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng
số chất thải công nghiệp.
CTNH còn phát sinh từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ
hóa chất, phân bón, thuốc BVTV,... sau quá
trình sử dụng, thậm chí tiện thể vứt ở ngay
bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có
Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về
thành phần CTR
Sự thay đổi thành phần CTR có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc hoạch định kế
hoạch quản lý CTR. Tại các nước phát
triển, 4 thành phần CTR có xu hướng thay
đổi lớn: chất thải từ thực phẩm thừa, giấy,
nilon - nhựa và vải;
Chất thải thực phẩm: sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến và đóng gói
thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự thay
đổi lượng chất thải thực phẩm. Cộng đồng
cũng đã ý thức về các vấn đề liên quan đến
môi trường nhiều hơn, xu hướng sử dụng
thực phẩm công nghiệp đã gia tăng đáng
kể;
Giấy: chất thải giấy tăng nhanh do 2
nguyên nhân chính: (1) chủ trương và nhu
cầu phát triển nhanh, mạnh của nền giáo
dục, nhu cầu của người dân trong hưởng thụ
văn hóa như đọc sách, báo,..(2) ngành công
nghiệp đóng gói hàng hoá cho tiêu dùng và
xuất khẩu phát triển mạnh làm gia tăng
thành phần thải;
Nilon - Nhựa các loại: với tốc độ và
xu hướng phát triển nhanh, ngành công
nghiệp đóng gói, công nghiệp sản xuất các
mặt hàng nhựa đã làm gia tăng khối lượng
nhựa trong CTR;
Vải: thành phần chất thải này rất khó
dự đoán, tuy nhiên nó có thể sẽ tăng lên
trong thời gian tới khi nhu cầu may mặc của
người dân tăng cao cũng như sự đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng này.
Nguồn: TCMT tổng hợp
10
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
trường hợp còn vứt bừa bãi ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Tổng số các loại
hoá phẩm nông nghiệp hiện được lưu giữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có
53% được lưu giữ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh các kho lưu
giữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hoá
phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh
hay kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang thải bỏ không đúng cách hoặc
vẫn được sử dụng.
Trong hoạt động y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày.
Chất thải y tế được chia làm 5 loại gồm: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ,
chất thải hoá học, các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường.
CTR y tế nguy hại chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát sinh trong
các cơ sở y tế (Biểu đồ 1.5). Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch,
chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải
phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ.
Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
13
2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang
diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được
chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại
cao và nhiều đô thị mới được hình thành.
Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì
năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã
tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa
năm 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát
triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra
thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59
triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả
nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên
đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng
số dân cả nước) (TCTK, 2011). Dự báo, đến
năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người
chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44
triệu người chiếm 45% dân số cả nước và
năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân
số cả nước1.
1 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển
đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Chương 2.
CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025
Năm
Loại đặc
biệt
Loại 1
(Thành
phố)
Loại 2
(Thành
phố)
Loại 3
(Thành
phố)
Loại 4
(Thị xã)
Loại 5
(Thị trấn,
thị tứ)
Tổng
2005 2 4 14 22 52 621 715
2007 2 4 13 43 36 631 729
2010 2 9 13 43 43 624 734
2011* 2 10 12 47 50 634 755
2015 2 9 23 65 79 687 870
2025 17 20 81 122 - 1.000
Ghi chú: (*) Số liệu từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tháng 06/2011.
Nguồn: TCTK, 2011;
Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng
Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
14
Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp. HCM); 3 đô thị loại 1 trực
thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); 7 đô thị loại 1 trực thuộc
tỉnh (Hạ Long, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột);
12 đô thị loại 2 (Biên Hòa, Cà Mau, Hải Dương, Long Xuyên, Mỹ Tho, Nam
Định, Phan Thiết, Pleiku, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Việt Trì, Vũng Tàu); 47
đô thị loại 3; 50 đô thị loại 4 và hơn 630 đô thị loại 5.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực
đối với phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
về KT-XH, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy
giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình
quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, thực phẩm,...
cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người
dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.
Dân số đô thị nước ta phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn
theo vùng. Tính đến năm 2010, dân số đô thị khu vực Đông Nam Bộ cao
nhất cả nước với 8,35 triệu người, tiếp theo đó là vùng Đồng bằng sông
Hồng với 5,86 triệu người, khu vực có số dân đô thị ít nhất là Tây Nguyên
với 1,5 triệu người. Mật độ dân số theo đó cũng cao chủ yếu ở 3 vùng
kinh tế lớn là Đồng bằng sông Hồng (939 người/km2), Đông Nam Bộ (617
người/km2) và Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km2) (mật độ dân số
trung bình toàn quốc vào khoảng 263 người/km2). Những con số trên cho
thấy, phát sinh CTR đô thị sẽ tập trung phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Hồng (Biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng kinh tế
giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: TCTK, 2011
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
15
2.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Ở
ĐÔ THỊ
Quá trình phát sinh CTR luôn đi đôi với
quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về CTR đô thị,
tuy nhiên, các số liệu thống kê từ các đề tài
nghiên cứu chưa được thống nhất.
2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
ở đô thị
Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR
sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% lượng CTR
phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR
công nghiệp, CTR y tế,...
CTR ở đô thị bao gồm:
- CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các
hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường
phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn
phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học,...
TT Loại chất thải
Khối lượng
phát sinh
(tấn/ngày)
Thành phần chính Biện pháp xử lý
1 CTR sinh hoạt ~ 6.500
Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ
than tổ ong, sành sứ...
Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà
bếp...
Các chất còn lại
Chôn lấp hợp vệ sinh
Sản xuất phân hữu cơ vi
sinh: 60 tấn/ngày.
Tái chế: 10%, tự phát tại
các làng nghề.
2
CTR công nghiệp ~1.950 Cặn sơn, dung môi, bùn thải công
nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu
thải...
Một phần được xử lý tại
Khu xử lý chất thải Công
nghiệp
3 CTR y tế ~15
Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm
khuẩn
Xử lý bằng công nghệ
lò đốt Delmonego 200 -
Italia: 100%
Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011
Nguồn: URENCO Hà Nội, 2011
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
16
- CTR xây dựng: phát sinh từ các công
trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng;
- CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở
công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các
KCN;
- CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các
cơ sở khám chữa bệnh;
- CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt của con người như: đồ điện tử cũ
hỏng bị loại bỏ,..
2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị
phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷
16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối
lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%
tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này
lên đến 90%).
Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu
người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số
CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người
tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi
toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày
(Bảng 2.3). Năm 2008, theo Bộ Xây dựng
Khung 2.1. Một loạt các đô thị được
nâng cấp trong vài năm gần đây
Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào
khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày, trong đó, CTR
xây dựng (xà bần) chiếm khoảng 1.200 - 1.500
tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200
- 6.700 tấn/ngày. Ước tính tỷ lệ gia tăng khoảng
8 - 10%/năm.
Một số loại CTR đô thị như: rác khu thương
mại, xà bần, rác công nghiệp,... trước đây ít thì
những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và
thành phần chất thải) ngày càng cao. Tỷ trọng
nguồn phát sinh cụ thể như sau:
- Rác hộ dân chiếm tỉ trọng 57,91% tổng
lượng rác.
- Rác đường phố chiếm tỉ trọng 14,29%
tổng lượng rác.
- Rác công sở chiếm tỉ trọng 2,8% tổng
lượng rác.
- Rác chợ chiếm tỉ trọng 13% tổng lượng rác.
- Rác thương nghiệp chiếm tỉ trọng 12%
tổng lượng rác.
Thành phần chủ yếu trong CTR đô thị là
chất hữu cơ (rác thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá
cao từ 60 - 75% / tổng khối lượng chất thải.
Nguồn: Sở TN&MT Tp. HCM, 2011
Nội dung 2007 2008 2009 2010
Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22
% dân số đô thị so với cả nước 28,20 28,99 29,74 30,2
Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) ~ 0,75 ~ 0,85 0,95 1,0
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 17.682 20.849 24.225 26.224
Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
17
thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn
nhiều so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày.
Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương
năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt
đô thị trung bình trên đầu người năm 2009
của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0
kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng
phát sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống
nhất là một trong những thách thức cho việc
tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô
thị ở nước ta.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007
đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ
yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà
Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24%
tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả
các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày
(2,92 triệu tấn/năm) (Biểu đồ 2.2). Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ
số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt và
đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ
đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên
đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là
2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại
1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007
là 4 đô thị loại 1).
Trong các vùng trọng điểm, vùng Đông
Nam Bộ (bao trùm cả KTTĐ phía Nam) là nơi
có lượng CTR đô thị nhiều nhất, tiếp đến là
vùng Đồng bằng sông Hồng (bao trùm cả vùng
KTTĐ Bắc Bộ), ít nhất là khu vực Tây Nguyên
(Biểu đồ 2.3).
Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh
ở các đô thị Việt Nam năm 2007
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị
Việt Nam năm 2007
Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân
loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”,
Cục BVMT, 2008
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007
và Báo cáo của các Sở TN&MT
STT
Loại đô
thị
Chỉ số CTR
sinh hoạt
bình quân
đầu người (kg/
người/ngày)
Lượng CTR đô thị
phát sinh
Tấn/
ngày
Tấn/năm
1 Đặc
biệt
0,96 8.000 2.920.000
2 Loại 1 0,84 1.885 688.025
3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại 4 0,65 626 228.490
Tổng cộng: 17.682 6.453.930
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
18
Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình
quân trên đầu người lớn nhất xảy ra ở các
đô thị phát triển du lịch như các thành phố:
Hạ Long, Hội An, Đà Lạt, Ninh Bình,.. Các
đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính
bình quân đầu người thấp nhất là Tp. Đồng
Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã
Kon Tum, Thị xã Cao Bằng (Bảng 2.5). Biểu đồ 2.3. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng
kinh tế của nước ta các năm 2003, 2008
và dự báo cho năm 2015
Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn,
Bộ Xây dựng 2010
Cấp đô
thị
Đô thị
CTR sinh hoạt bình
quân đầu người (kg/
người/ngày)
Cấp đô
thị
Đô thị
CTR sinh hoạt bình
quân đầu người (kg/
người/ngày)
Đô thị
loại đặc
biệt
Hà Nội 0,9 Đô thị
loại 3:
Thành
phố
Đồng Hới 0,31
Hồ Chí Minh 0,98 Đông Hà 0,6
Đô thị
loại 1:
Thành
phố
Hải Phòng 0,70 Hội An 1,08
Hạ Long 1,38 Bảo Lộc 0,9
Đà Nẵng 0,83 Kon Tum 0,35
Huế 0,67 Vĩnh Long 0,9
Nha Trang >0,6 Long An 0,7
Đà Lạt 1,06 Bạc Liêu 0,73
Quy Nhơn 0,9 Đô thị
loại 4:
Thị xã
Tuần Giáo (Điện Biên) 0,7
Buôn Ma Thuột 0,8 Sông Công
(Thái Nguyên)
>0,5
Đô thị
loại 2:
Thành
phố
Thái Nguyên >0,5 Từ Sơn (Bắc Ninh) >0,7
Việt Trì 1,1 Lâm Thao (Phú Thọ) 0,5
Ninh Bình 1,30 Cam Ranh
(Khánh Hòa)
>0,6
Mỹ Tho 0,72 Gia Nghĩa (Đắk Nông) 0,35
Đô thị
loại 3:
Thành
phố
Điện Biên Phủ 0,8 Đồng Xoài
(Bình Phước)
0,91
Cao Bằng 0,38 Gò Công (Tiền Giang) 0,73
Bắc Ninh >0,7 Ngã Bảy (Hậu Giang) >0,62
Thái Bình >0,6 Đô thị
loại 5
Thị trấn,
Thị tứ
Tủa Chùa (Điện Biên) 0,6
Phú Thọ 0,5 Tiền Hải (Thái Bình) >0,6
Bảng 2.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm 2009
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của các địa phương, 2010
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
19
Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị
lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà
Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa tăng nhanh. Còn một số đô thị nhỏ như
Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tiền Giang,
Sóc Trăng,... tăng không nhiều do tốc độ đô thị
hóa không cao (Biểu đồ 2.4).
Tỷ lệ CTR gia tăng cao tập trung ở các
đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển
mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các KCN
như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), Phủ
Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu
vực Tây Nguyên có tỷ lệ CTR gia tăng đồng
đều hàng năm với tỷ lệ ít hơn (khoảng 5%).
Khung 2.2. Phát sinh CTR đô thị năm 2010
tại Hà Nội
Khối lượng CTR trên địa bàn Thủ đô tăng
trung bình 15%/năm. Ước tính, tỷ lệ thu gom
chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt
khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt
60%; lượng CTR công nghiệp được thu gom
đạt 85 - 90% và CTNH mới chỉ đạt khoảng
60 - 70%. Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế CTR
hiện chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp tại bãi rác
Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Kiêu
Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ) và nhà
máy xử lý rác ở Cầu Diễn, nhà máy đốt rác ở
Sơn Tây.
Nguồn: Báo cáo “Quản lý CTR sinh hoạt tại Hà Nội -
Hiện trạng và giải pháp, URENCO Hà Nội, 13/5/2011
Khung 2.3. Phát sinh CTR đô thị năm 2009 tại Thái Nguyên
Khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn vào khoảng 354 tấn/ngày, trong đó thu gom khoảng
150 tấn/ngày. CTR phát sinh được thu gom và xử lý bằng công nghệ chôn lấp, đốt là chủ yếu.
Tỉnh Thái Nguyên hiện đang thực hiện các dự án: Xây dựng 3 Nhà máy xử lý, chế biến CTR tại
Thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và Đồng Hỷ; Hỗ trợ quản lý CTR sinh hoạt và chất thải y tế cấp
huyện; khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác Thịnh Đức,..
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái,
cảnh quan lưu vực sông Cầu - tỉnh Thái Nguyên, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, 2011
Ghi chú: Số liệu của Hà Nội năm 2010 là số liệu tính tại thời điểm tháng 3/2011
Biểu đồ 2.4. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005 - 2010
Nguồn: Báo cáo HTMT, Sở TN&MT các địa phương, 2010
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
20
2.2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống, thu nhập khác
nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTR sinh hoạt (Bảng 2.6).
Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần
kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
Bảng 2.6. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010
Nguồn: TCMT, 2011
Loại đô thị,
Vùng
Đơn vị hành chính
Lượng CTR sinh
hoạt phát sinh
(tấn/ngày)
Đô thị loại
đặc biệt
Thủ đô Hà Nội 6,500
Tp. Hồ Chí Minh 7,081
Đô thị loại 1
Tp. Đà Nẵng 805
Tp. Huế và huyện lỵ 225
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải
miền Trung
Quảng Nam 298
Quảng Ngãi 262
Bình Định 372
Phú Yên 142
Khánh Hoà 486
Ninh Thuận 164
Bình Thuận 594
Tây Nguyên
Kon Tum 166
Gia Lai 344
Đắk Lắk 246
Đắk Nông 69
Lâm Đồng 459
Loại đô thị,
Vùng
Đơn vị hành chính
Lượng CTR sinh
hoạt phát sinh
(tấn/ngày)
Đông Nam Bộ
Bình Phước 158
Tây Ninh 134
Bình Dương 378
Đồng Nai 773
Bà Rịa - Vũng Tàu 456
ĐBSCL
Long An 179
Tiền Giang 230
Bến Tre 135
Trà Vinh 124
Vĩnh Long 137
Đồng Tháp 209
An Giang 562
Kiên Giang 376
Cần Thơ 876
Hậu Giang 105
Sóc Trăng 252
Bạc Liêu 207
Cà Mau 233
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
21
TT
Loại
chất
thải
Hà
Nội
(Nam
Sơn)
Hà Nội
(Xuân
Sơn)
Hải
Phòng
(Tràng
Cát)
Hải
Phòng
(Đình
Vũ)
Huế (Thủy
Phương)
Đà
Nẵng
(Hòa
Khánh)
HCM (Đa
Phước)
HCM
(Phước
Hiệp)
Bắc
Ninh
(Thị
trấn Hồ)
1
Rác hữu
cơ
53,81 60,79 55,18 57,56 77,1 68,47 64,50 62,83 56,90
2 Giấy 6,53 5,38 4,54 5,42 1,92 5,07 8,17 6,05 3,73
3 Vải 5,82 1,76 4,57 5,12 2,89 1,55 3,88 2,09 1,07
4 Gỗ 2,51 6,63 4,93 3,70 0,59 2,79 4,59 4,18 -
5 Nhựa 13,57 8,35 14,34 11,28 12,47 11,36 12,42 15,96 9,65
6
Da và
cao su
0,15 0,22 1,05 1,90 0,28 0,23 0,44 0,93 0,20
7 Kim loại 0,87 0,25 0,47 0,25 0,40 1,45 0,36 0,59 -
8
Thủy
tinh
1,87 5,07 1,69 1,35 0,39 0,14 0,40 0,86 0,58
9 Sành sứ 0,39 1,26 1,27 0,44 0,79 0,79 0,24 1,27 -
10
Đất và
cát
6,29 5,44 3,08 2,96 1,70 6,75 1,39 2,28 27,85
11 Xỉ than 3,10 2,34 5,70 6,06 - 0,00 0,44 0,39 -
12
Nguy
hại
0,17 0,82 0,05 0,05 - 0,02 0,12 0,05 0,07
13 Bùn 4,34 1,63 2,29 2,75 1,46 1,35 2,92 1,89 -
14
Các loại
khác
0,58 0,05 1,46 1,14 - 0,03 0,14 0,04 -
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Bảng 2.7. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương:
Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM (1) và Bắc Ninh (2) năm 2009 - 2010
Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011
(2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 - 2008
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
22
Túi nilon
Ở nước ta, các loại túi nilon được sử dụng
tràn lan trong các hoạt động sinh hoạt xã hội,
chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất
khó thu gom toàn bộ. Chất thải là túi nilon
chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần
nhựa thải. Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có
giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn
tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu
như không bị phân hủy. Các túi nilon nếu bị
đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường
không khí do phát thải các khí ô nhiễm như
HCl, VOC, Dioxin, Furan,... Nếu tính trung
bình, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng 3
÷ 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình
mỗi người thải ra 0,2 ÷ 1 túi nilon/người/
ngày, với dân số đô thị năm 2010 là 26,2
triệu người) thì lượng nhựa là túi nilon thải ra
mỗi ngày ở các đô thị là vào khoảng 10,48 ÷
52,4 tấn nhựa/ngày (ước tính 500 túi/kg).
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức
về lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam
nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về
số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con
số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa
được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của
vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân
phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý.
Chất thải rắn xây dựng
Đi cùng quá trình đô thị hóa, tổng diện
tích nhà ở xây mới ở đô thị năm 2008 là
28,86 triệu m2 (Báo cáo HTMT ngành Xây
dựng, 2008). Mức độ đô thị hóa tăng cao, các
công trình xây dựng tăng nhanh ở các đô thị
lớn của cả nước và của vùng miền nên lượng
chất thải xây dựng cũng tăng rất nhanh,
chiếm khoảng 10 ÷ 15% CTR đô thị.
Trong năm 2009, ước tính mỗi ngày có
khoảng 1.000 tấn CTR xây dựng ở Thủ đô
Khung 2.4. Tình hình phát thải bao bì
nilon khó phân hủy hiện nay
Kết quả khảo sát của Cục Kiểm soát ô
nhiễm (TCMT) đối với 263 người sinh sống
tại 5 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng miền
cho thấy gần 50% số hộ sử dụng hơn 8 bao
bì nilon 1 ngày; 35,1% số hộ sử dụng trên 10
bao bì.
Tính trung bình mỗi hộ 223 bao bì một
tháng, tương đương với 1 kg bao bì một tháng,
trong đó đến 98,7 % là bao bì nilon khó phân
hủy.
Số liệu của Quỹ tái chế Tp. Hồ Chí Minh,
một ngày, thành phố tiêu thụ 5 - 9 triệu bao
nilon tương đương với 34 - 60 tấn/ngày.
Hệ thống Siêu thị Maxi Mart tiêu thụ 10
tấn túi nilon/tháng; Big C tiêu thụ 20 tấn/
tháng.
Chợ Đồng Xuân, mỗi hộ kinh doanh tiêu
thụ 200 - 300 túi/ngày để gói hàng.
Nguồn: Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilon khó
phân hủy tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, 10/2011
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
23
Hà Nội và 2.000 tấn rác thải xây dựng tại
thành phố Hồ Chí Minh được thải bỏ và chôn
lấp. Đối với Hà Nội, năm 2010, diện tích
nhà ở xây mới là trên 2 triệu m2 (Niên giám
thống kê Tp. Hà Nội, 2010). Quá trình xây
dựng các công trình mới này sẽ làm phát sinh
một lượng không nhỏ CTR xây dựng từ quá
trình đào móng, xây dựng và hoàn thiện công
trình. Đối với các địa phương khác như Bắc
Giang, CTR xây dựng chiếm 12,8% lượng
CTR đô thị (năm 2008), Tiền Giang, CTR xây
dựng khoảng 40 tấn/ngày (năm 2010) (Báo
cáo của các Sở TN&MT, 2010).
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ, đến
năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ,
cải tạo các khu chung cư cũ nát tại các đô thị
lớn nên lượng rác thải xây dựng sẽ còn tăng
mạnh trong thời gian tới. Hà Nội sẽ phải phá
dỡ khoảng 23 khu chung cư 4 - 5 tầng với gần
1 triệu mét vuông sàn và thành phố Hồ Chí
Minh sẽ phải phá dỡ ít nhất 70 khu chung cư
xuống cấp nghiêm trọng (trong tổng số 155
khu chung cư cần cải tạo) để xây mới.
Chất thải rắn công nghiệp
Hiện nay còn tồn tại khá nhiều cơ sở công
nghiệp nằm trong khu vực đô thị, mặc dù
theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg nhiều cơ
sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã phải
di chuyển ra khỏi đô thị hoặc phải cải thiện
tình hình ô nhiễm môi trường của mình, song
do nhiều khó khăn, vướng mắc, nên còn khá
nhiều các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ còn
tồn tại trong đô thị như các nhà máy cơ khí,
dệt may, da giày, sản xuất bia, bánh kẹo,
nước ngọt,...
Các cơ sở công nghiệp nêu trên chính
là nguồn phát sinh CTR công nghiệp thông
thường và nguy hại. Vấn đề CTR công nghiệp
sẽ được trình bày kỹ trong Chương 4.
Bảng 2.8. Khối lượng CTR xây dựng năm 2009
của một số địa phương
Nguồn: Báo cáo khảo sát của Hiệp hội Môi trường đô thị
và KCN Việt Nam, năm 2009
Các đô thị
Khối lượng
CTR xây dựng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ thu
gom (%)
Hà Nội 1.000 - 1.500 70
Tp. Hồ Chí Minh 2.000 - 2.500 75
Hải Phòng 400 - 450 40 - 45
Đà Nẵng 500 - 600 60
Các đô thị khác 100 - 200 20 - 30
Hoạt động tại nhà máy chế biến chất thải
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
24
CTNH trong sinh hoạt
Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn
vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn
lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTNH trong sinh hoạt
thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế
thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp
sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn
móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y
tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh
nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đối tượng
nghiện chích ma túy,...
Pin thải và ắc-quy thải: theo điều tra của
đề tài rác thải pin-ắcquy ở Hà Nội năm 2004
cho thấy: Mức tiêu thu pin R6 Zn-C ở khu
vực nội thành là 5÷8 cái/người/năm, khu vực
ngoại thành là 3÷5 cái/người/năm. Ước tính
lượng pin thải R6 Zn-C ở Hà Nội năm 2004
là 200÷350 tấn/năm (con số tương ứng năm
2010 có thể đạt tới 750 tấn). Ắc-quy chạy xe
gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi
thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng
2,5 kg/ắc-quy. Ước tính lượng ắc-quy xe máy
chì-axit vào năm 2004 ở Hà Nội là 580 tấn/
năm (con số tương ứng cho năm 2010 có thể
đạt trên 1.200 tấn).
Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa
được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với
CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc
chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác
hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với
rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và
hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Do
vậy, các cơ quan quản lý cần có chính sách
và yêu cầu các URENCO có kế hoạch thu
gom riêng biệt CTNH trong CTR sinh hoạt.
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
25
Chất thải điện tử
Lượng chất thải điện tử và điện dân dụng thải ra từ các đô thị như tivi,
tủ lạnh, quạt điện, máy tính, đồ dân dụng,.. ngày càng tăng. Các chất thải
điện tử được thải ra sẽ được những người thu mua tiến hành một trong các
hoạt động sau: (1) Các thiết bị còn sửa chữa được sẽ được các cửa hàng sửa
chữa và thời gian hoạt động của các thiết bị này sẽ được kéo dài. Các chi
tiết hỏng sẽ được thải cùng với chất thải sinh hoạt; (2) Các đồ dùng đã hỏng
sẽ tháo rời thành các bộ phận bán cho cơ sở sửa chữa để tận dụng thiết bị
như tụ, bản mạch,... Các chất thải điện tử được tháo rời và tái chế thu hồi
kim loại (Cu, Pb, Al, Au, Ag,...), nhựa, dây đồng,... phần không bán được sẽ
thải cùng với rác sinh hoạt.
Kết quả điều tra nghiên cứu của JICA kết hợp với URENCO công bố năm
2007 về kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam với các số liệu điều tra được
đưa ra dưới đây:
Năm Ti-vi
Máy tính
(PC)
Điện thoại
di động
Tủ lạnh
Điều hòa
không khí
Máy giặt
2002 190,445 62,771 80,912 112,402 17,778 184,140
2003 222,977 77,845 86,467 140,916 24,706 214,271
2004 261,542 90,447 103,414 162,262 29,853 249,094
2005 308,076 110,123 472,707 194,570 39,157 287,910
2006 364,684 131,536 505,268 230,856 49,782 327,649
Bảng 2.9. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam từ 2002 đến 2006
Nguồn: Kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam, JICA 2007
Đơn vị: tấn/năm
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
26
Ngoài các đồ điện, điện tử dân dụng thải
ra, Việt Nam còn có 52 doanh nghiệp sản
xuất đồ điện và điện tử,... Các doanh nghiệp
này khi sản xuất các mạch in, đèn hình, lắp
ráp đồ điện tử như ti-vi, tủ lạnh, máy điều
hòa, máy giặt,... sẽ thải ra chất thải là các
chi tiết hỏng, bao bì,.. Với cách thức thải và
xử lý đồ điện tử như trên, đây sẽ là một vấn
nạn cho nước ta khi lượng chất thải điện tử
ngày càng tăng.
CTR đô thị có thể tái chế
Chất thải có thể tái chế trong CTR sinh
hoạt như giấy, nhựa, kim loại,... trước hết
được tách ra một phần tại các hộ gia đình để
bán cho người thu mua phế liệu, sau đó còn
được người nhặt rác thu lượm tiếp ở đường
phố và ngay tại các bãi rác. Hiện nay, ước
tính tổng lượng CTR được tái chế trong CTR
đô thị chiếm khoảng 8 ÷ 15%.
2.2.4. Ước tính lượng thải và thành phần
chất thải rắn đô thị đến năm 2025
Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc
độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ
học, tốc độ tăng GDP hàng năm.
Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành
phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư
chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng
tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức
sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng
đa dạng. Mức độ đô thị hóa tăng nhanh nên
số dân ở các đô thị càng ngày càng tăng, nhất
là các thành phố lớn có kinh tế phát triển
như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng,...
Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung
bình ở Việt Nam trong những năm 2015,
2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/
người/ngày.
Năm 2015 2020 2025
Dân số đô thị
(triệu người) (2)
35 44 52
% dân số đô thị so với
cả nước
38 45 50
Chỉ số phát sinh CTR
đô thị
(kg/người/ngày)
1,2 1,4 1,6
Tổng lượng CTR đô thị
phát sinh (tấn/ngày)
42.000 61.600 83.200
Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh
đến năm 2025
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011
2Dân số đô thị lấy theo Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về Quy hoạch phát triển đô thị của Việt Nam
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
27
Từ kết quả dự báo ở Bảng 2.10 trên thì lượng
CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần,
năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2
lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với
công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.
Thành phần CTR cũng thay đổi đáng kể do
mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa ngày càng
đa dạng. Chất lượng cuộc sống tăng cao kéo theo
CTNH cũng tăng, trở thành nguồn gây ô nhiễm
môi trường đáng kể. Bên cạnh đó, các loại bao
bì như giấy, nhựa, chai lọ thủy tinh sẽ không
ngừng gia tăng, do vậy, cần có chiến lược thu
gom, tái chế các chất thải bao bì, giảm sử dụng
túi nilon. Các đồ dùng như quần áo, giường tủ,
tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao
hơn. Mặc dù chất thải loại này thường được tái
sử dụng, song, lượng chất thải này cũng vẫn gia
tăng theo thời gian,...
Thành phần chất thải hữu cơ có trong CTR đô
thị của Việt Nam từ nay tới năm 2025 cũng vẫn
rất cao, khoảng > 50%. Do đó, Việt Nam cần phát
triển công nghệ xử lý làm phân compost từ phần
hữu cơ của CTR đô thị, chú trọng khâu phân loại
CTR tại nguồn để giảm tạp chất cho nguyên liệu
đầu vào nhà máy đồng thời giảm nhẹ khâu phân
loại trong dây chuyền công nghệ chế biến CTR.
2.3. PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CHẤT THẢI
RẮN ĐÔ THỊ
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày
càng được chính quyền các cấp quan tâm,
nhưng do lượng CTR đô thị ngày càng tăng, năng
lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân
lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt
khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao
nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn
nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn
chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho
hạ tầng cơ sở cũng như thiết bị, nhân lực và
nâng cao nhận thức.
Khung 2.5. Các dự án, chương trình
phân loại chất thải tại nguồn ở Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội: Dự án 3R-HN do JICA tài trợ đã
triển khai thực hiện phân loại chất thải tại
nguồn trên địa bàn thành phố tại phường
Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
(kể từ tháng 7/2007); phường Thành Công
và phường Láng Hạ (năm 2008). Rác hữu cơ
được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn
để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được
chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn.
Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia đình
đã tham gia vào dự án 3R tại các phường
thí điểm nêu trên. Tại địa bàn thí điểm,
lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
đã giảm bình quân từ 31,2 - 45,1% tùy
từng phường, đạt mục tiêu giảm thiểu 30%
lượng chất thải phải mang đi chôn lấp mà
dự án đã đặt ra. Dự án đã thu được khoảng
25.000 tấn rác thải hữu cơ và đã chế biến
được khoảng 10.000 tấn phân hữu cơ từ số
rác này.
Tp. Hồ Chí Minh: Từ năm 2004 thành
phố đã thực hiện thí điểm chương trình
phân loại CTR tại nguồn ở 10 quận là 1, 3,
5, 6, 7, 8, 9, 10, quận Bình Thạnh, quận
Phú Nhuận và huyện Củ Chi, chợ đầu mối
Bình Điền... Sau khi phân loại, rác được thu
gom vận chuyển đến Khu Liên hợp xử lý rác
Đa Phước, huyện Bình Chánh. Rác hữu cơ
để sản xuất phân compost, rác vô cơ được
xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Nguồn: TCMT tổng hợp
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
28
2.3.1. Phân loại tại nguồn
3R (viết tắt của 3 từ Reduce - Giảm thiểu,
Reuse - Tái sử dụng, Recycle - Tái chế), với
nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại
nguồn. Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp
giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải
hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích,
các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được
tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản
phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành
và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế
chất thải.
Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm
phân loại rác tại nguồn, điển hình như Tp.
HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,... đã có những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, để triển khai nhân
rộng hoạt động này cần phát triển đồng bộ
cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu gom phân
loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở
hạ tầng cho công tác tái chế, tái sử dụng như
nhà máy làm phân hữu cơ, các cơ sở tái chế
chất thải, nhân lực, các chương trình nhằm
nâng cao ý thức tham gia của người dân.
Hiện nay, chương trình phân loại rác
thải tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển
khai rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ
nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết
bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn
nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen
của người dân. Tại một số địa phương triển
khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại
nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng
khi tiến hành thí điểm dự án là không đồng
bộ và do hạn chế, thiếu đầu tư cho công
tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo
từng loại nên sau khi người dân tiến hành
phân loại tại nguồn, rác được công nhân
URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận
chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung,
do vậy, mục tiêu của chương trình phân loại
Khung 2.6. Vướng mắc trong phân loại CTR
tại nguồn và định hướng thực hiện
tại Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2006, Tp.HCM đã triển khai thí điểm
chương trình phân loại CTR tại nguồn trên 9
phường của địa bàn quận 6. Kết quả cho thấy có
hơn 80% người dân quận 6 tham gia thực hiện dự
án, trong đó có hơn 50% hộ dân thực hiện phân
loại đúng. Nhưng cho đến nay, dự án phân loại
CTR tại nguồn trên địa bàn quận 6 đã tạm ngừng
thực hiện vì dự án chưa được cấp vốn.
Quy định về phân loại CTR tại nguồn cho 24
quận, huyện đang vướng về nguồn vốn đầu tư
(chưa có nguồn vốn cụ thể) và qui định xử phạt
vi phạm khi triển khai thực hiện phân loại.
Để từng bước triển khai chương trình phân
loại CTR tại nguồn trên địa bàn thành phố, bước
đầu sẽ ưu tiên triển khai thực hiện tại các chợ đầu
mối, Trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng,
khách sạn,...
Bên cạnh đó, Tp. HCM cũng đang khẩn trương
xây dựng qui định về phân loại CTR tại nguồn
trên địa bàn thành phố để làm cơ sở triển khai
thực hiện đồng bộ việc phân loại CTR tại nguồn
trên địa bàn vào năm 2015.
Nguồn: Hiện trạng quản lý CTR tại
Tp. Hồ Chí Minh, 2011
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
29
rác tại nguồn bị hoài nghi. Do chưa thực sự
quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên
tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân
loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công
tác tuyên truyền vận động ban đầu thì có
nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn
để duy trì tuyên truyền. Các URENCO ở các
nơi có dự án thí điểm cũng không lập quy
hoạch tiếp tục duy trì và phát triển dự án,
nên các dự án chỉ dừng ở mô hình thí điểm.
2.3.2. Hình thức thu gom
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa
được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các
đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân
loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông
thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ
cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi
chứa sau đó được công nhân thu gom vào các
thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp
(rác các hộ gia đình được công nhân thu gom
vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe
ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử
lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt con-
tainer chứa rác, công ty môi trường đô thị có
xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).
Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển
lớn: trạm trung chuyển Quang Trung tiếp
nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển
Tống Văn Trân tiếp nhận 820 tấn/ngày. Rác
từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn
chuyển tới khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước,
Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar.
Một trong những bức xúc của các đô thị
hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu
các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa
có trạm trung chuyển rác trong khi khoảng
cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn
khoảng 50km. Các thành phố khác cũng
chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa
như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện
Khung 2.7. Bức xúc của người dân sinh sống
quanh các bãi rác và các địa điểm trung chuyển rác
Tp. Hồ Chí Minh: điểm trung chuyển trên đường
Lê Đức Thọ (phường 14, quận Gò Vấp) do doanh
nghiệp tư nhân Dương Duy đầu tư rộng khoảng
1.000 m², bên trong chôn âm hai bồn thép có dung
tích khoảng 60m3 để chứa bùn từ xe nhỏ (khoảng 3
- 6 m3/xe) các nơi đổ về, sau đó sẽ bơm bùn qua các
xe lớn để chuyển về Nhà máy Xử lý bùn hầm cầu
Hòa Bình (Đa Phước, huyện Bình Chánh). Cộng
đồng xung quanh tỏ ra bức xúc do mùi hôi phát tán
từ điểm trung chuyển do cứ vào buổi trưa và tối,
mùi hôi bùn hầm cầu bay vào nhà khiến người dân
khó chịu. Theo ông Lê Trung Tuấn Anh, Phó Phòng
Quản lý CTR, Sở TN&MT thì về cảm quan, điểm
trung chuyển hoạt động khá tốt và bảo đảm vệ sinh,
mùi hôi trong khu vực do điểm trung chuyển phát
tán không nhiều mà chủ yếu là mùi hôi từ con kênh
trước mặt (kênh Bến Thượng) bị ô nhiễm và cơ sở
sản xuất nằm bên cạnh. Tuy nhiên, kiến nghị của
người dân về việc đóng cửa hoặc di dời điểm trung
chuyển này cần phải xem xét lại.
Tp. Đà Nẵng: trạm trung chuyển trên đường
Ngô Gia Tự phục vụ quá trình thu gom rác cho hai
phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 và hai chợ lớn
là chợ Cồn và chợ Hàn. Rác thải vận chuyển cả
ngày lẫn đêm, luôn bốc mùi hôi thối dữ dội, nhất
là những ngày nắng nóng. Trạm được trang bị hệ
thống hút bụi và khử mùi bằng than hoạt tính, đồng
thời phun chế phẩm sinh học chống mùi vào rác
thải. Nước thải tại trạm đã có mương dẫn và hố ga
để chảy vào cống, không có hiện tượng nước chảy
ra ngoài; Nước vệ sinh trước cổng trạm và vỉa hè thì
tràn ra đường, Công ty khắc phục bằng cách không
xịt nước mà chỉ quét dọn. Nhiều cử tri nêu ý kiến
nên di dời các trạm trung chuyển ra khỏi khu dân
cư để đảm bảo mỹ quan và không gây ô nhiễm. Tuy
nhiên, việc di dời đang gặp nhiều khó khăn, bởi
nếu di dời trạm trung chuyển Ngô Gia Tự thì phải
xây dựng một trạm khác có công suất tương đương
mới đảm bảo đưa rác của các khu vực trên ra khỏi
khu dân cư và địa điểm trung chuyển rác mới cũng
chưa tìm được nơi hợp lý.
Nguồn: Báo Người Lao động, 01/2011; Báo điện tử Dân Trí,
09/2010;
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
30
nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm
tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này
cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh
môi trường.
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận
chuyển chất thải đang được thực hiện rộng
rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp
thành phố mới có URENCO đảm nhận việc
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy
nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty
cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, ngoài URENCO là đơn vị
đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn
vị tư nhân và tập thể khác tham gia thực hiện
thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.
Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần
lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ
chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận
chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với
người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính
quyền địa phương.
2.3.3. Tỷ lệ thu gom
Công tác thu gom CTR đô thị trong những
năm gần đây đã được quan tâm hơn. Các
URENCO ở nhiều địa phương đã quan tâm
trang bị thêm phương tiện và nhân lực cho
khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ
được thực hiện với các thành phố lớn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ
72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82%
năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm
2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng
vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị bị thải
ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ,
hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
Khung 2.8. Xã hội hóa việc thu gom chất thải
rắn sinh hoạt tại Tp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2 hệ
thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu
gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.
Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ
công ích của các quận. Hệ thống này đảm nhận
toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom
rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng,
đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt
cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó
đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi
rác.
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá
nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và
các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu
gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông
qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản
lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa
bàn và các công ty gia đình.
Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom,
Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
31
Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm
2010 (Bảng 2.12), một số đô thị đặc biệt, đô
thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn
như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận
nội thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%,
Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng
90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2
cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị
loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực
nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị loại 4 và
5 thì công tác thu gom được cải thiện không
nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom
phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực
hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu
gom. Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị
này cũng chưa cao nên có gia đình không sử
dụng dịch vụ thu gom rác.
Khung 2.9. Thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Đà Nẵng
Mỗi ngày Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom được 630 tấn CTR các loại. Tỉ
lệ thu gom ước tính đạt từ 90% - 92% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Trong tỷ trọng các
loại chất thải thu gom được trên địa bàn thì chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng trên 80%, còn lại là các
loại chất thải công nghiệp, chất thải y tế không nguy hại và nguy hại.
Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác
tại khu vực nội thành đạt trên 97% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang, công
tác thu gom CTR mới được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã.
Nguồn: Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, Cục Kiểm soát ô nhiễm, TCMT, 2011
Tỷ lệ thu gom (%)
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tp. Đà Nẵng - - - - 90 -
Tp. Huế 90 ~ 91 92 94 95 ~ 96
Bảng 2.11. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của Tp. Đà Nẵng và Tp. Huế
Nguồn: Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng và Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế, 2011
Khung 2.10. Thu gom chất thải tại Hà Nội
Năm 2010, khối lượng chất thải phát sinh
trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 6.200 tấn/ngày.
Ước tính, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các
quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện
ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng CTR công nghiệp
được thu gom đạt 85 - 90% và CTNH mới chỉ đạt
khoảng 60 - 70%.
Nguồn: URENCO Hà Nội , 2011
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
32
Đô thị Tỷ lệ thu gom (%) Đô thị Tỷ lệ thu gom (%)
Đô thị
loại đặc
biệt
Hà Nội 90 ÷ 95 (4 quận
nội thành lõi)
83,2 (10 quận)
Đô thị
loại 3:
Thành
phố
Bắc Giang > 80
Hồ Chí Minh 90 ÷ 97 Thái Bình 90
Đô thị
loại 1:
Thành
phố
Hải Phòng 80 ÷ 90 Phú Thọ 80
Đà Nẵng 90 Bảo Lộc 70
Huế 90 Vĩnh Long 75
Nha Trang 90 Bạc Liêu 52
Quy Nhơn 60,8
Đô thị
loại 4:
Thị xã
Sông Công - Thái
Nguyên
> 80
Buôn Ma Thuột 70 Từ Sơn - Bắc Ninh 51
Đô thị
loại 2:
Thành
phố
Thái Nguyên > 80 Lâm Thao - Phú Thọ 80
Việt Trì 95 Sầm Sơn - Thanh Hóa 90
Nam Định 78 Cam Ranh-Khánh Hòa 90
Thanh Hóa 84,4 Thủ Dầu Một -
Bình Dương
84
Cà Mau 80 Đồng Xoài-Bình Phước 70
Mỹ Tho 91 Gò Công - Tiền Giang 60
Long Xuyên 69 Ngã Bảy - Hậu Giang 60
Đô thị
loại 3:
Thành
phố
Điện Biên Phủ 80 Đô thị
loại
5 Thị
trấn,
Thị tứ
Tủa Chùa - Điện Biên 75
Bắc Ninh 70 Tiền Hải - Thái Bình 74
Bảng 2.12. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011;
Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
33
2.4. TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI CHẾ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
CTR đô thị có thể tái sử dụng, tái chế thành
các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế
biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn
nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh,...
Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ
và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như
sắt, đồng, chì, nhôm,... chỉ đạt khoảng 8 ÷
12% CTR đô thị thu gom được.
Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân
hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử
dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa
xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ Xây dựng
đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ:
(1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của
Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ chế
biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm
Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép CTR thành
viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và
(4) công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng
phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu
ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường.
Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy
đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông
Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin,
AST có khả năng xử lý CTR đô thị cho ra các
sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế,
thanh nhiên liệu,... Lượng CTR còn lại sau
xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng
15% lượng chất thải đầu vào. Công nghệ
SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08
đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý
rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy Xử lý rác
Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy
Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý
rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà
máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai
công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động
và thay bằng Nhà máy đốt rác năng lượng
thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với
công suất 300 tấn/ngày.
Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở
Nhà máy xử lý rác Thủy Phương,
Thừa Thiên - Huế
Nhà máy xử lý rác Thủy Phương có diện
tích 4 ha đã đi vào hoạt động từ tháng 3 năm
2005. Năm 2007, Công ty cổ phần Tâm Sinh
Nghĩa đã đầu tư, xây dựng cải tạo nhà máy
theo công nghệ hiện đại, chu trình xử lý rác
khép kín đến đầu ra sản phẩm với công suất
xử lý 200 tấn rác mỗi ngày. Hoạt động của
nhà máy sẽ làm giảm đáng kể lượng rác thải
phải chôn lấp tại Bãi rác Thủy Phương.
Sản phẩm của nhà máy gồm có: mùn hữu
cơ, phân hữu cơ vi sinh, nhựa tái chế dùng
để làm tấm lót, ống nhựa, xô chậu,...
Chỉ dưới 10% rác thải không sử dụng
được như thủy tinh, gạch đá mới phải đem
chôn lấp tại bãi rác Thủy Phương.
Nguồn: Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế , 2011
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
34
Mặc dù chất thải rắn chở đến các nhà
máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ
từ 60 ÷ 65% nhưng do CTR đô thị chưa được
phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau
xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn
lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lượng chất thải đầu
vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10
nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có
công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu
vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/
ngày tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ
công suất thì số lượng rác thải được xử lý làm
phân hữu cơ < 2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng
< 10% CTR đô thị phát sinh. Thực tế, các
nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công
suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ còn gặp
nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công nghệ
này là ô nhiễm môi trường thứ cấp do đốt các
viên nhiên liệu sinh ra. Công nghệ Seraphin
và công nghệ ANSINH - ASC tương tự như
nhau, đều là chế biến CTR hữu cơ thành phân
vi sinh, tái chế các thành phần còn lại: kim
loại, thủy tinh, nilon... Việc nghiên cứu nhân
rộng các mô hình này trong điều kiện Việt
Nam cần có các đánh giá rút kinh nghiệm từ
các dự án đã triển khai trong thời gian qua.
Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa
thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư
nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là
các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này
rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho
người dân. Khoảng 90% chất thải như giấy,
nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái
chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau
tái chế.
Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần
lớn là thủ công, lạc hậu nên gây ô nhiễm môi
trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải
làng nghề hầu hết đều không được xử lý mà
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
35
đều thải thẳng ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt và đưa đến bãi
chôn lấp.
Các làng nghề tái chế chỉ chiếm 90/1.450 làng nghề (Đề tài KC 08.09,
2004 - 2005). Còn nhiều cơ sở tái chế không nằm trong làng nghề mà nằm
ngay trong các đô thị. Tp. Hồ Chí Minh có 302 cơ sở tái chế nằm trong địa
bàn thành phố, chủ yếu ở Quận 11, trong đó 67 cơ sở tái chế nhựa, 15 cơ
sở tái chế thủy tinh, 9 cơ sở tái chế kim loại, 7 cơ sở tái chế giấy và 2 cơ
sở tái chế cao su (Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006).
Theo ước tính của JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế
chiếm khoảng 8,2% lượng rác thu gom được. Tại thời điểm năm 2009, Hà
Nội là 348 tấn/ngày, Tp. Hồ Chí Minh 554 tấn/ngày, Hải Phòng 86,5 tấn/
ngày, Đà Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9 tấn/ngày (JICA, 2011).
Hình 2.1. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế
Nguồn: TCMT tổng hợp
Báo cáo môi trường quốc gia 2011:
Chất thải rắn
36
2.5. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom
được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp
không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập
trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp
vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết
sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng
60% CTR đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và
tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,...
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh:
sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử
mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không
triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không
Hình 2.2. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy
CTR đô thị ở Việt Nam
Nguồn: TCMT tổng hợp
Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp rác
không hợp vệ sinh
Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh: chất thải được san lấp, phun chế phẩm EM
và vôi để khử mùi và khử trùng rồi được chôn từng lớp theo thiết kế. Khi ô chôn
lấp đầy sẽ được phủ bằng lớp phủ trên cùng. Ô chôn lấp có lớp lót cạnh, lót
đáy để nước rác không thấm ra môi trường. Nước thải, khí thải được thu gom
xử lý trước khi thải ra môi trường.
Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: các ô chôn lấp không có lớp lót đáy,
không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Rác được chở đến được đổ vào ô
chôn lấp, phun chế phẩm EM và vôi để khử mùi và khử trùng, để khô rồi đổ dầu
đốt ngay tại bãi rác để giảm thể tích, vào mùa mưa nước ngấm qua rác tạo ra
nước rác chảy tràn ra môi trường gây ô nhiễm.
Nguồn: TCMT tổng hợp
Chương 2:
Chất thải rắn ở đô thị
37
hợp vệ sinh được đốt lộ thiên. Công nghệ
đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt
được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại
Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế
hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất
thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong
thời gian tới.
Chất thải xây dựng chiếm khoảng 10 ÷
15% lượng CTR đô thị phát sinh. Về nguyên
lý chất thải xây dựng có thể tận dụng để lấp
chỗ trũng, rải đường nhưng do không có sự
phối kết hợp giữa các Sở GTVT, Sở Xây dựng
và URENCO ở các tỉnh, thành phố, hơn nữa
người dân thường thuê tư nhân thu gom CTR
xây dựng nên chất thải xây dựng cũng bị đổ
bừa bãi ra môi trường.
Chất thải điện và điện tử phát sinh ở khu
vực đô thị ngoài những phần được tái sử
dụng và tái chế thì ở khu vực phía Bắc, chất
thải loại này hiện đã được URENCO Hà Nội
thu gom và xử lý tại Công ty Bắc Sơn - Xử lý
CTNH tại khu liên hợp Nam Sơn, Sóc Sơn.
Báo cáo của Bộ TN&MT đánh giá tình
hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011) cho
thấy, trên toàn quốc còn đến 27/52 bãi chôn
lấp vẫn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt
để; chỉ có 25/52 bãi chôn lấp không còn gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều
trong số các bãi chôn lấp đang triển khai xử
lý ô nhiễm triệt để là các điểm ô nhiễm tồn
lưu. Do đó, bãi chôn lấp đã đóng cửa cần có
sự quan tâm và các biện pháp quyết liệt để
xử lý, khắc phục ô nhiễm.
Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu
và báo cáo của các địa phương cho thấy rất
nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chôn lấp
hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác, việc xử lý
và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và
Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số
bãi chôn lấp đã đóng cửa
Bãi chôn lấp đã đóng cửa có một số đặc trưng
ô nhiễm sau:
- Hóa chất hữu cơ POPs từ các bao bì thuốc
BVTV đã bị cấm sử dụng;
- Kim loại nặng Pb, Hg, Cd, Cu... từ các nhiệt
kế thủy ngân vỡ, bùn thải của các xí nghiệp công
nghiệp, pH,...
- Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy: các dạng
thuốc tồn dư (kháng sinh, các dạng hoóc-môn,
thuốc sát trùng, thuốc BVTV, các hợp chất chứa
halohien như cloro benzen, cloroform;
- Coliform;
- Phát tán bụi, khí hơi hữu cơ, H2S, CH4;
Các chất độc hại nêu trên có khả năng tan
trong nước rác gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm
và môi trường không khí.
Nguồn: Điều tra, đánh giá và đề xuất kế hoạch
quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm
ô nhiễm tồn lưu, TCMT, 2009
Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh
Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế
Bãi rác Thủy Phương là bãi chôn lấp rác hợp vệ
sinh, loại bãi chìm, nằm trong vùng gò đồi có cao
độ 28 - 40m, cách trung tâm thành phố Huế hơn
10 km theo đường thẳng về phía Tây Nam và cách
Quốc lộ 1A theo đường tỉnh lộ 10 khoảng 6 km;
Bãi rác Thuỷ Phương được thiết kế theo tiêu
chuẩn kỹ thuật với đầy đủ các hạng mục, trong đó
có chia các ô đổ rác, hệ thống thu, thoát khí từ rác,
hệ thống ao thu gom, xử lý nước r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaomoitruongquocgia2011_2546_4223.pdf