Tài liệu Báo cáo Kỹ năng đàm thoại trong tiếng anh những kinh nghiệm hữu ích cho giao tiếp hàng ngày: I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp trong mối quan hệ liên nhân
được thể hiện dưới rất nhiều hình thức; ngôn
ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cử chỉ, cơ
thể, ngôn ngữ của ánh mắt, khoảng cách, của
giọng nói, thái độ, v.v... Thậm chí, một
khoảng lặng trong một lần giao đáp cũng có
thể nói lên rất nhiều điều. Người có khả năng
giao tiếp tốt là người nắm bắt được tất cả
những yếu tố thuộc về ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ, biết cách cân bằng, điều hòa các yếu tố
này sao cho phù hợp với từng đối tượng trong
từng ngữ cảnh giao tiếp. Và đó là quá trình
học hỏi, tích lũy lâu dài, có khi cả một đời
người.
Trong phạm vi của bài báo này, tác giả
chỉ giới hạn nội dung ở những kỹ năng đàm
thoại trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường
hàng ngày, với các yếu tố liên quan đến ngôn
ngữ nói, nhất là từ góc độ lớp vỏ ngôn ngữ và
những tầng nghĩa phái sinh có thể có. Nói một
cách đơn giản, tác giả cố gắng trình bày bản
chất của vấn đề ‘ý tại, ngôn ngoại’ là gì. Qua
đó, những mẹo...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kỹ năng đàm thoại trong tiếng anh những kinh nghiệm hữu ích cho giao tiếp hàng ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp trong mối quan hệ liên nhân
được thể hiện dưới rất nhiều hình thức; ngôn
ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cử chỉ, cơ
thể, ngôn ngữ của ánh mắt, khoảng cách, của
giọng nói, thái độ, v.v... Thậm chí, một
khoảng lặng trong một lần giao đáp cũng có
thể nói lên rất nhiều điều. Người có khả năng
giao tiếp tốt là người nắm bắt được tất cả
những yếu tố thuộc về ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ, biết cách cân bằng, điều hòa các yếu tố
này sao cho phù hợp với từng đối tượng trong
từng ngữ cảnh giao tiếp. Và đó là quá trình
học hỏi, tích lũy lâu dài, có khi cả một đời
người.
Trong phạm vi của bài báo này, tác giả
chỉ giới hạn nội dung ở những kỹ năng đàm
thoại trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường
hàng ngày, với các yếu tố liên quan đến ngôn
ngữ nói, nhất là từ góc độ lớp vỏ ngôn ngữ và
những tầng nghĩa phái sinh có thể có. Nói một
cách đơn giản, tác giả cố gắng trình bày bản
chất của vấn đề ‘ý tại, ngôn ngoại’ là gì. Qua
đó, những mẹo vặt, bài học rút ra được sẽ giúp
độc giả củng cố thêm kỹ năng giao tiếp của
mình trong đời sống hàng ngày. Đây cũng là
một phần nội dung chương trình tập huấn về
Kỹ năng đàm thoại mà tác giả có dịp được
tham gia tại RELC, Singapore.
KỸ NĂNG ĐÀM THOẠI TRONG TIẾNG ANH
NHỮNG KINH NGHIỆM HỮU ÍCH CHO GIAO TIẾP HÀNG NGÀY
ThS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Bộ môn Anh văn
Khoa Khoa học Cơ bản
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Nắm bắt và làm chủ những kỹ năng giao tiếp hàng ngày đóng góp không nhỏ vào
thành công của các mối quan hệ liên nhân trong cộng đồng. Bài báo giới thiệu những kỹ năng đàm
thoại trong tiếng Anh, nhất là khía cạnh phân tích ngữ dụng, qua đó rút ra những kinh nghiệm hữu
ích cho giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
Summary: Acquisition and mastery of daily communication skills do contribute to the success
of interpersonal relations in the community. This article introduces the oral communication skills in
English, particularly from the aspect of pragmatics analysis, thereby, proposes useful tips for daily
life conversations.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Để tập trung vào nội dung chính của bài
báo, tác giả thấy cần thiết phải làm rõ một số
khái niệm sau đây:
• Đàm thoại (oral communication):
Như đã nói ở trên, giao tiếp giữa con người
với nhau có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức. “Đàm thoại” là một trong những
hình thức đó, được thực hiện bằng ngôn ngữ
nói (speech).
• Giao tiếp hàng ngày (daily
conversation): Các cuộc đàm thoại diễn ra
hàng ngày nhằm đạt được những mục đích
khác nhau; giao dịch công việc, chuyện
phiếm, thăm hỏi, phỏng vấn, v.v… Và do đó,
phong cách thể hiện cũng rất khác nhau, sử
dụng loại ngôn ngữ nói thay đổi cách thức từ
rất xã giao, trịnh trọng (very formal) đến mức
độ thân tình, thậm chí suồng sã (very
informal). Bài báo này giới hạn vấn đề tìm
hiểu ở mục đích đàm thoại quanh các chủ đề
giao tiếp thông thường như thăm hỏi, chuyện
phiếm… giữa những người quen biết nhau,
trong những mối quan hệ liên nhân như bạn
bè, đồng nghiệp, láng giềng, bạn học, … Do
vậy, loại ngôn ngữ nói được sử dụng ở đây
thuộc về phong cách thân mật, không xã giao
(formal).
• Ngữ dụng (pragmatics): Theo
Hornby (2000:990), ‘ngữ dụng’ được định
nghĩa là “việc nghiên cứu cách thức ngôn ngữ
được sử dụng để diễn tả điều người ta thực sự
muốn nói trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất là
khi những lời được thốt ra có vẻ như lại mang
một ý nghĩa khác”.
Bài báo trình bày vấn đề đàm thoại hàng
ngày từ góc độ phân tích ngữ dụng là nhằm
mục đích chỉ ra những yếu tố liên quan mà khi
giao tiếp, chúng ta không để ý, hoặc coi nhẹ.
Đây chính là một trong những nguyên nhân
chính của việc hiểu nhầm nội dung giao tiếp,
dẫn đến hiểu sai về nhau, hay thực hiện khác
đi, thậm chí có thể gây bất hòa, xung đột.
III. KỸ NĂNG ĐÀM THOẠI TRONG
TIẾNG ANH
Đàm thoại được thực hiện giữa hai đối
tượng, hoặc hai nhóm đối tượng; người nói và
người nghe. Tuy nhiên, trong suốt quá trình
đàm thoại, hai đối tượng này thường xuyên
đổi chỗ cho nhau. Những kỹ năng trình bày
dưới đây có thể áp dụng khi nói, hoặc khi
nghe và có lúc dành cho cả hai đối tượng. Do
vậy, chúng cùng được nêu chung ở trong mục
này, có sự lưu ý cụ thể dành cho từng đối
tượng.
Theo Oral Communication Skills
Training của RELC, việc rèn luyện kỹ năng
nói một cách lưu loát, hàm súc là một công
việc phức tạp, liên quan đến hai tiêu chí sau
đây:
3.1. Tính chính xác
Thể hiện ở việc người nói phát âm rõ
ràng và chính xác các từ, sử dụng các từ, ngữ
hay câu một cách thích hợp cả về ngữ nghĩa
và ngữ pháp. Trong thực tế, mỗi nhóm cộng
đồng hay nhóm nghề nghiệp có thể có riêng
một lượng từ vựng chỉ sử dụng trong cộng
đồng đó (jargon). Chẳng hạn, thuật ngữ ngành
y khác nhiều thuật ngữ ngành luật, ngành máy
tính; những từ ngữ tuổi thanh thiếu niên
thường dùng có những khác biệt so với vốn từ
người trung niên hay có tuổi sử dụng.
Ví dụ: a table (cái bàn) trong nhóm đồ
đạc nội thất có nghĩa rất khác với a table (một
bảng/ biểu) trong thuật ngữ tin học hay tài
chính, kế toán.
Tương tự như vậy, bát tiết (play truant) là
từ sinh viên, học sinh thường nói với nhau khi
chúng bỏ giờ học, trốn tiết. Nhưng giáo viên
khi báo về cho phụ huynh chỉ có thể nói là
con em họ đã bỏ giờ (miss a lesson/ play
truant), chứ không thể dùng từ bát tiết.
Phương ngữ (dialect) và cách phát âm
của từng vùng miền (accent) cũng có thể đạt
được sự chính xác trong cùng một cộng đồng,
nhưng lại gây khó khăn cho người nghe đến từ
cộng đồng khác, từ vùng dân cư khác. Điều
này đặc biệt thấy rõ trong cách phát âm của
người Hà Nội vùng Sơn Tây, Ba Vì, hay so
với giọng phát âm, cách dùng từ của người
dân Quảng Trị, Quảng Nam.
Một vài ví dụ trên cho thấy là tính chính
xác khi nói không bao trùm sự chính xác về
phát âm, từ vựng và ngữ pháp chung cho mọi
đối tượng nói và nghe, ở mọi vùng miền.
Chừng nào người nói chuyển tải được thông
điệp họ muốn nói tới người nghe (get the
message across) thì đã có thể coi là thông tin
được truyền đi chính xác.
3.2. Tính trôi chảy
Thể hiện ở việc giao đáp (exchange)
mạch lạc, gắn kết liên tục trong toàn bộ cuộc
đàm thoại. Điều này đòi hỏi cả hai đối tượng
giao tiếp biết cách sử dụng linh hoạt, chuẩn
xác những từ nối, ngữ điệu phù hợp, lựa chọn
và thay đổi đề tài một cách thích hợp, khôn
khéo. Sử dụng có mức độ các hư từ (oh, ah,
hmm, …) cũng là một cách để tạo sự liên kết
khi thoại và lấp đầy những khoảng lặng.
Trong thực tế, đây là một kỹ năng cần phải
lưu ý rèn luyện lâu dài mới có thể thành thạo
được. Vì thế, trong chúng ta có những người
rất “hoạt ngôn”, “khéo nói”, song lại có những
người “rất kiệm lời” hoặc “vụng về” khi giao
tiếp.
Để một cuộc đàm thoại thành công cần
phải đạt được cả hai tiêu chí “chính xác” và
“trôi chảy”. Nhưng nhiều khi, trong giao tiếp
hàng ngày thường không quá chú ý tới mục
đích giao tiếp, để đạt được sự lưu loát, trôi
chảy trong đàm thoại, người ta có thể bỏ qua,
hoặc không cần chú ý lắm tới các lỗi về ngữ
pháp, từ vựng, miễn là các giao đáp được thực
hiện liên tục, thông tin được gửi và nhận với
sự tung hứng, luân phiên vị trí người nói và
người nghe, mà không dừng lại quá lâu để tìm
cách diễn đạt, làm giảm sự hứng thú của cuộc
đàm thoại.
Trên thị trường đã có những cuốn cẩm
nang được biên soạn cho từng tình huống giao
tiếp hàng ngày dành cho người học Tiếng
Anh. Nhưng loại sách tương tự dành cho
người học Tiếng Việt thì chưa thấy phổ biến
bằng. Nếu có, đây sẽ là một nguồn tham khảo
hữu ích cho những ai, dù là người Việt, muốn
trau dồi, phát triển hơn nữa khả năng giao tiếp
của mình. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể tham
khảo loại sách song ngữ về đàm thoại Tiếng
Anh bằng cách xem phần dịch Tiếng Việt.
Một cách tham khảo hiệu quả hơn là chú ý
học cách diễn đạt, ứng xử khi giao tiếp từ
chính các cuộc đàm thoại hàng ngày của
chúng ta và rèn luyện, vận dụng các kỹ năng
này vào thực tế cuộc sống.
3.3. Phân tích ngữ dụng
Trong nhiều trường hợp khi người nói đã
phát âm rất chuẩn xác, sử dụng đúng từ, đúng
ngữ pháp, người nghe vẫn có thể không hiểu
hoàn toàn thông điệp của người nói, thậm chí
còn hiểu sai. Vì sao vậy?
Theo Tiến sĩ Lim, B.S., RELC, đàm thoại
trên thực tế diễn ra đồng thời ở hai lớp nghĩa:
- Lớp thứ nhất, từ những âm tiết phát ra
(articulation), người ta hiểu được ngữ nghĩa
của các âm tiết đó (comprehension);
- Lớp thứ hai, từ việc phân tích ngữ nghĩa
của các từ trong ngữ cảnh (pragmatics), người
ta phiên dịch được ý của người nói
(interpretation), mà không phải lúc nào người
nói cũng muốn nói rõ, hoặc có khả năng diễn
đạt rõ ý mình muốn nói.
Theo Austin (1962), hành vi ngôn ngữ
(speech acts) có thể diễn ra ở ba cấp độ khác
nhau:
- Hành vi tạo lời: là ngữ nghĩa bề mặt hay
nghĩa đen của các phát ngôn (locution);
- Hành vi ngôn trung: là ngữ nghĩa tiềm
ẩn hay hàm ý của người nói (illocution);
- Hành vi mượn lời: người nói mong đợi
người nghe sẽ có phản ứng hay hành động nào
đó (perlocution).
Hãy xem xét ví dụ sau đây:
A: D’you want to go to town? (A. Cậu
muốn ra phố không?)
B: It looks like it’s going to rain. (B. Có
vẻ như trời sắp mưa.)
Trong câu trả lời của B, có thể thấy một
thực tế là “trời sắp mưa” với mây đen kéo đến
Æ locution.
Cũng có thể hiểu ý B muốn nói là “chúng
ta có thể bị ướt” Æ illocution (bày tỏ sự lo
ngại).
Hoặc hàm ý “chúng ta không nên đi”
Æ illocution (đưa ra một lời khuyên).
Hay “để lúc khác đi” Æ perlocution
(muốn A thay đổi ý định).
Điều thường xảy ra khi giao tiếp là khi
chúng ta nói ra một điều gì thì đã đồng thời
hàm ý một điều gì đó khác, có thể chỉ ở cấp
độ hành vi ngôn trung, hay xa hơn nữa là hành
vi mượn lời. Trừ trường hợp các phát ngôn
chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, thì
hành vi ngôn ngữ có thể dừng ở cấp độ hành
vi tạo lời.
Ví dụ: A: Where are you from? (A: Anh
quê ở đâu? (Anh từ đâu đến?))
B: Hoa Binh. (B: Tôi người Hòa Bình.
(Hòa Bình)).
Với đặc thù về văn hóa và ngôn ngữ của
Tiếng Việt, các hành vi ngôn ngữ trong giao
tiếp đồng thời xảy ra ở cả ba cấp độ là chuyện
rất thường xuyên. Vì lẽ đó, trên thực tế, chúng
ta vẫn gặp những trường hợp phản ứng quá
mức từ phía người nghe, hay sự “bằng mặt mà
không bằng lòng”, một phần cũng là do sự
nhạy cảm quá mức khi giao tiếp hay phiên
dịch không sát ý người nói.
Trong ngữ dụng học, các nhà nghiên cứu
như Austin (1962) hay Searle (1968) có
những quan điểm khác nhau về hành vi ngôn
ngữ. Searle tuy đồng tình với Austin, nhưng
đã có một bước phát triển hiện đại, thông
thoáng hơn khi ông cho rằng không cần phải
phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi ngôn
trung bởi vì trên thực tế giao tiếp, hai hành vi
này hầu như luôn đồng thời xảy ra. Searle
phân loại các hành vi ngôn ngữ khi giao tiếp
theo các nhóm chức năng sau đây:
• Thể hiện, miêu tả (Representatives):
là việc người nói trình bày sự thực về sự vật,
sự việc xung quanh, nhằm chuyển tải thông
tin đến người nghe (VD 1). Nói chung, những
điều gọi là “sự thực” này cũng có khi chỉ là
những điều chúng ta quả quyết về một thực tế
của một “giá trị giả” (VD 2: Có những loài
chó bé hơn mèo rất nhiều).
VD 1: A dog is an animal. (Chó là một
loài động vật).
VD 2: A dog is bigger than a cat. (Chó
lớn hơn mèo).
• Chỉ thị, cầu khiến (Directives): là
việc người nói muốn người nghe làm điều gì.
Hành vi này thường gặp trong loại câu mệnh
lệnh, yêu cầu hay câu hỏi.
VD: Please, close the door for me. (Anh
làm ơn đóng hộ tôi cái cửa).
When will she arrive? (Bao giờ thì chị ấy
đến?).
• Cam kết (Commissives): là việc
người nói muốn khẳng định với người nghe là
anh ta sẽ làm điều gì đó (VD 1). Hành vi ngôn
ngữ này có thể dẫn đến sự thay đổi tình trạng,
cải thiện quan hệ giữa người nói và người
nghe (VD 2).
VD 1: I plan to go to HCMC tomorrow.
(Mai tôi có kế hoạch đi thành phố HCM rồi).
VD2: I promise I will bring you for
dinner sometime. (Anh hứa lúc nào đó sẽ đưa
em đi ăn tối).
• Tuyên bố (Declarations): là việc
người nói tuyên bố những điều sẽ có thể gây
ra những thay đổi lập tức về tình trạng, cải
thiện mối quan hệ (VD 1), hay việc người nói
có quyền lực nhất định để thực hiện tuyên bố
đã phát ra (VD 2).
VD 1: I did say I loved you. (Anh đã nói
yêu em rồi mà).
VD 2: I hereby declare you man and wife.
(Sau đây tôi xin tuyên bố hai người là vợ chồng).
• Diễn cảm (Expressives): là việc
người nói giãi bày, thổ lộ trạng thái tình cảm,
tâm lý.
VD: I am troubled by what has
happened. (Tôi áy náy vì việc đã xảy ra).
I love Martha. (Mình yêu Martha).
(Tất cả những ví dụ trên đây được dẫn từ
các bài giảng của tiến sĩ Lim, B.S. giảng viên
của Trung tâm Tiếng Anh khu vực, Singapore
và của thạc sĩ Hoàn Xuân Thơm, giảng viên
đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.)
Bàn về kỹ năng đàm thoại, ngoài những
điều trình bày ở trên còn có rất nhiều vấn đề
liên quan, chẳng hạn; những điều kiện
(Felicity) để các phát ngôn có nghĩa (making
sense) và có giá trị (valid), những hành vi gây
mất thể diện (Face Threatening Acts), hay lý
thuyết về hàm ý, hàm ngôn (Conversational
Implicature Theory), v.v... Trong khuôn khổ
bài báo này, tác giả chỉ giới thiệu những yếu
tố gây ảnh hưởng tức thì, rõ rệt nhất đến hiệu
quả giao tiếp. Những nội dung khác sẽ được
trình bày rõ hơn ở các bài báo sau.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thật không đơn giản và dễ dàng chút nào
để trở thành một người hoạt ngôn, khéo nói,
tuy nhiên, đây là việc có thể rèn luyện được.
Từ những kỹ năng đàm thoại cơ bản trình bày
trên đây, có thể rút ra một vài bài học kinh
nghiệm như sau:
) Cần nắm được các tiêu chí Chính xác
và Trôi chảy trong giao tiếp, trong đó có liên
quan đến việc sử dụng nhuần nhuyễn các yếu
tố ngôn ngữ như các loại từ nối, lựa chọn ngữ
điệu, tông giọng phù hợp với nội dung muốn
diễn đạt, lựa chọn ngôn từ và cách thức diễn
tả thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao
tiếp, và dùng đúng cấu trúc ngữ pháp để diễn
tả nội dung.
Trong trường hợp người nói và người
nghe không có chung một vốn thuật ngữ
(jargon), hay có sự khác biệt về cách phát âm,
phương ngữ thì cần thiết phải làm rõ ý mình
muốn nói, muốn hiểu.
Ví dụ: người nói khi thấy vẻ băn khoăn
trên nét mặt của người nghe, thì có thể trình
bày lại hoặc giải thích rõ ý của mình:
What I mean is … (Ý tôi muốn nói là …).
I want to tell you that … (Tôi muốn nói
với chị là …).
Còn khi người nghe không nghe rõ, hay
không hiểu hết ý của người nói thì cần hỏi lại
cho rõ nghĩa:
You mean …? Is that right that…? (Có
phải anh định nói là …? Có đúng là…?).
What do mean by saying that…? (Chị nói
thế nghĩa là sao?).
Việc phải giải thích hay hỏi lại này có thể
làm kéo dài thời gian trao đáp, nhưng vẫn là
một giải pháp tích cực thay vì để mặc sự
phiên dịch sai (misinterpretation) xảy ra, dẫn
đến hiểu sai nội dung (miscommunication)
hay hiểu lầm lẫn nhau (misunderstanding).
Những hiểu biết nhất định về Ngữ dụng
học cũng rất hữu ích cho khả năng truyền tải
và hiểu đúng nội dung giao tiếp. Ngoài ra,
kiến thức về văn hóa (phong tục, tập quán)
giữa các vùng, miền, dân tộc; về ngôn ngữ cử
chỉ, hình thể, ánh mắt, khoảng cách cũng giúp
ích rất nhiều cho khả năng giao tiếp lưu loát
giữa hai đối tượng.
Trên thực tế, vẫn xảy ra trường hợp khi
người nói cố tình diễn đạt lấp lửng, để mặc
người nghe muốn hiểu sao thì hiểu, còn người
nghe, vì ngại ngần, tự ti hay vì lý do này khác,
lại không muốn hỏi rõ ra. Thế nên mới có câu
ca dao rằng:
“Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”.
Dẫu sao đây cũng là “muôn mặt đời
thường”, tạo nên sự phong phú, phức tạp
nhưng thú vị của cuộc sống.
) Từ thực tế cuộc sống, có thể hình
dung một cuộc đàm thoại ‘có đầu có cuối’ bao
gồm các phần như sau:
- Phần mở đầu (opening): Các chủ đề
được lựa chọn cho phần mở đầu câu chuyện
rất khác nhau, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi,
nghề nghiệp, địa vị xã hội, văn hóa, v.v... của
những người tham gia đàm thoại. Phụ nữ
thường bắt đầu câu chuyện về giá cả, mỹ
phẩm, thời trang,… trong khi nam giới hay
nói về bóng đá, công việc, quan chức, chứng
khoán,… Thiếu niên gặp nhau “buôn chuyện”
về trường, lớp, bạn bè, games, hip - hop, …
còn các cụ ông cụ bà hay nói nhiều về bệnh
tật, cách đối xử của con cái, …
Cần lưu ý là những nền văn hóa khác
nhau có những sự cấm kỵ (taboo) khác nhau.
Người Việt Nam hầu như không kiêng kỵ điều
gì về các chủ đề đàm thoại, nhất là giao tiếp
thực hiện giữa những người quen biết, trừ
trường hợp nói chuyện to, cười đùa nơi đám
tang. Phụ nữ Myanmar không được phép nhìn
lên khi nói chuyện với nam giới, còn nói
chuyện về công việc với người Timor Leste là
điều nên tránh. Theo thuyết Lịch sự âm tính
và dương tính, người phương Tây không thích
chuyện trò về các chủ đề riêng tư, có thể bị
coi là soi mói.
- Phần nội dung (body): Khi hai đối
tượng đã cùng hòa nhịp vào một chủ đề đàm
thoại, cần lưu ý đến cách duy trì câu chuyện;
người nghe cần có những cách thể hiện sự
quan tâm đến câu chuyện của người nói bằng
cử chỉ, ánh mắt, diễn tả nét mặt hay dùng
ngôn từ (cảm thán, hư từ, câu hỏi đuôi, …)
thay vì chỉ im lặng. Ngược lại, người nói cũng
không nên độc thoại quá lâu, khiến cho người
nghe không có cơ hội để ngắt lời hay có ý
kiến gì. Hơn thế nữa, người nói phải rất tinh ý
để nhận ra chủ đề nào có thể/ hình như đang
gây mất thể diện (FTA) cho người nghe, hay
đã “nhạt” mất rồi và khéo léo chuyển đề tài.
- Phần kết thúc (closing): Đây là kỹ năng
mà người Việt ít để ý, nên thường có cách kết
thúc rất đột ngột, đôi khi thô thiển, làm giảm
đi sự thú vị hay ấn tượng dễ chịu của cuộc
giao tiếp. Cần chọn thời điểm thích hợp để
đưa ra lý do kết thúc. Hãy nêu lý do nào có lý
nhất, dễ nghe nhất, dù có thể chỉ là ngụy tạo,
bởi vì không mấy ai kiểm chứng xem lý do đó
có xác thực không. Trường hợp người nói
đang say sưa câu chuyện, mà người nghe đang
phải vội đi, thì người nghe hãy khéo léo biểu
lộ cử chỉ nào đó cho người nói thấy mình còn
đang dở việc khác, không nói chuyện lâu được
(VD: liếc nhìn đồng hồ, tỏ vẻ không còn hứng
thú, nhìn đi chỗ khác …), hoặc thẳng thắn
ngắt lời bằng cách nói, giọng nói, ngôn từ
mềm dẻo nhất có thể được (VD: Ê này, mai
gặp, “buôn” tiếp nhé. Mình phải vào lớp bây
giờ. Sinh viên đang chờ…).
Tóm lại, để đàm thoại thành công, ngoài
việc nắm vững các kỹ năng, cần có sự tương
tác ăn ý, tung hứng nhịp nhàng giữa người
nghe và người nói, điều này phụ thuộc nhiều
vào khả năng nhạy cảm, tinh ý, khéo léo của
mỗi người khi tham gia giao tiếp.
V. KẾT LUẬN
Bàn về giao tiếp bằng ngôn ngữ nói là
một vấn đề nghiên cứu rất rộng, phức tạp, liên
quan đến nhiều khía cạnh; ngôn ngữ, văn hóa,
giới tính, xã hội, tâm sinh lý, ... Bài báo này
chỉ tập trung vào một vài yếu tố cơ bản, dễ
nhận biết, có thể rèn luyện được nếu để tâm
lưu ý. Đặc biệt, những khái niệm khái quát về
ngữ dụng sẽ giúp người đọc chú ý hơn đến
các phát ngôn của mình, từ đó rút ra những
bài học hữu ích cho việc đàm thoại trong đời
sống hàng ngày.
Tài liệu tham khảo
[1]. Austin, J.L. 1962. How to do things with
words. OUP.
[2]. Oral Communication Skills Training, tài liệu tập
huấn của RELC, SEAMEO. Tháng 9 năm 2007.
[3]. Hornby, A.S. 2000. Oxford Advanced
Learner’s Dictionary. OUP.
[4]. Searle, J.R. 1968. Austin on locutionary and
illocutionary acts. Phylosophical Review, 77, 405-424♦
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KỸ NĂNG ĐÀM THOẠI TRONG TIẾNG ANH NHỮNG KINH NGHIỆM HỮU ÍCH CHO GIAO TIẾP.pdf