Báo cáo Khoa học Xây dựng mô hình vườn nhân giống điều cung cấp chồi ghép bằng phương pháp ghép áp tại huyện Ea Soup - tỉnh Đăk Lăk

Tài liệu Báo cáo Khoa học Xây dựng mô hình vườn nhân giống điều cung cấp chồi ghép bằng phương pháp ghép áp tại huyện Ea Soup - tỉnh Đăk Lăk: XÂY DựNG MÔ HìNH VƯờN NHÂN GIốNG ĐIềU CUNG CấP CHồI GHéP BằNG PHƯƠNG PHáP GHéP áP TạI HUYệN EA SOUP - TỉNH ĐĂK LĂK Building up a cashew gardel model for asexual propagation using shoot approach graftaging method at Ea Soup district, DakLak province Phạm Thanh Liêm1, Phạm Thế Trịnh1 và Trần Ngọc Duyên SUMMARY This research was carried out for 3 years to servey cashew planted in Ea Soup district and select good plant for building up asexual propagation technology. 202 good cashew plant were selected and estimated agronomic characteristics. After 18 months planting four clonal cashew lines as CH-1, SK-1, PN-1 and ES-196 showed the best growth, whereas the BO-1 and PN-1 gave the highest ability of supplying shoot. The rate of living seedling was the highest as approach graftaged using dormancy shoot than that using green shoot. Key words: Cashew, Ea soup, graftaging, propagation, shoot. 1. ĐặT VấN Đề Cây điều có nguồn gốc ở Brazil, đ−ợc nhập vào Việt Nam từ...

pdf7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Xây dựng mô hình vườn nhân giống điều cung cấp chồi ghép bằng phương pháp ghép áp tại huyện Ea Soup - tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DựNG MÔ HìNH VƯờN NHÂN GIốNG ĐIềU CUNG CấP CHồI GHéP BằNG PHƯƠNG PHáP GHéP áP TạI HUYệN EA SOUP - TỉNH ĐĂK LĂK Building up a cashew gardel model for asexual propagation using shoot approach graftaging method at Ea Soup district, DakLak province Phạm Thanh Liêm1, Phạm Thế Trịnh1 và Trần Ngọc Duyên SUMMARY This research was carried out for 3 years to servey cashew planted in Ea Soup district and select good plant for building up asexual propagation technology. 202 good cashew plant were selected and estimated agronomic characteristics. After 18 months planting four clonal cashew lines as CH-1, SK-1, PN-1 and ES-196 showed the best growth, whereas the BO-1 and PN-1 gave the highest ability of supplying shoot. The rate of living seedling was the highest as approach graftaged using dormancy shoot than that using green shoot. Key words: Cashew, Ea soup, graftaging, propagation, shoot. 1. ĐặT VấN Đề Cây điều có nguồn gốc ở Brazil, đ−ợc nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 18. Điều là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cũng nh− tiêu dùng nội địa nhờ phẩm chất thơm ngon, chế biến đ−ợc nhiều loại thực phẩm. Ngoài ra, vỏ hạt điều là sản phẩm dùng trong công nghệ sơn mài, sơn chống thấm... Cây điều đ−ợc trồng ở huyện Ea Soup từ năm 1988, diện tích đất trồng điều liên tục đ−ợc mở rộng trong cơ cấu cây trồng của huyện từ 1316 ha (năm 1995) đến năm 2002 là 4458 ha, tăng gấp 3,38 lần (UBND huyện Ea Soup, 1995- 2002), năng suất điều không ổn định. Cây điều có đặc điểm giao phấn chéo nên đời con trồng bằng hạt có sự phân ly khá mạnh về mặt di truyền. Trong đó tính trạng năng suất thể hiện rất rõ nét. Các nông hộ trồng điều bằng hạt th−ơng phẩm không qua chọn lọc, đồng thời hỗn tạp từ nhiều nguồn khác nhau, nên mức độ biến thiên càng mạnh, thậm chí một số hộ dùng hạt của những cây điều mới ra quả năm đầu tiên để làm giống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện t−ợng năng suất cây điều giảm mạnh sau một vài năm cho trái, hiệu quả thấp. Để từng b−ớc thay thế giống điều kém hiệu quả hiện nay bằng giống điều ghép có năng suất, chất l−ợng cao phù hợp với điều kiện sản xuất trong vùng nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo đối với ng−ời dân địa ph−ơng. Nghiên cứu đã đ−ợc thực hiện từ năm 2000 - 2003, với cây điều nhân giống vô tính bằng ph−ơng pháp ghép đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới quan tâm do những −u điểm duy trì đ−ợc tất cả những phẩm chất tốt của cây mẹ, hệ số nhân giống cao, kỹ thuật ghép không quá phức tạp và không đòi hỏi vật t−, thiết bị kỹ thuật đặc biệt nh− giâm hom, giá thành không quá đắt, năng suất cao, chất l−ợng hạt tốt và ổn định. 2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 2.1. Điều tra phát hiện những cây đầu dòng có năng suất cao B−ớc 1: Điều tra tổng quát 202 cây điều nhiều năm có năng suất cao trong các hộ trồng điều tại 5 xã (Ea Rốc, Ya Tờ mốt, Ya Lốp, Ea 1 Sở Khoa học và Công nghệ Đăk Lăk. Phạm Thanh Liêm, Phạm Thế Trịnh và Trần Ngọc Duyên Lê, C− Mlan) và thị trấn Ea Soup. Thu thập các số liệu về năm trồng, năng suất, tình hình chăm sóc.. đánh dấu vị trí cây trong v−ờn và mã hoá bằng ký hiệu riêng. B−ớc 2: Xác định chi tiết các chỉ tiêu nông học của các cây đầu dòng tạm tuyển vào mùa cây ra hoa (tháng 11-2) và thu hoạch (tháng 3). Sau đó tiến hành phân nhóm theo chuẩn ± 2S x và phát hiện các cây điều đầu dòng có triển vọng theo từng tiêu chuẩn: năng suất hạt > 35,7 kg/cây; kích th−ớc hạt khô < 161 hạt/kg; tỷ lệ nhân > 27,6%; sinh tr−ởng khỏe, ít sâu bệnh, tán mâm xôi, ít gãy đổ và là các cây đứng đầu của từng hộ trồng điều. 2.2. Xây dựng v−ờn nhân bằng ph−ơng pháp ghép áp Sử dụng các dòng vô tính: ĐH-1, BO-1, PN-1, CH-1, LG-1 (do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn) và SK-1 (nhập nội từ Thái Lan), bố trí theo kiểu hàng kép (1 x 2 x 3 m), mật độ 4.000cây/ha. V−ờn nhân giống đ−ợc bố trí 6 ô, 12 hàng/ô (35 - 38 cây/hàng) và kích th−ớc mỗi ô 40m x 40m = 1600 m2. Các giống điều trên đ−ợc trồng vào ngày 15/7/2001, các qui trình trồng và chăm sóc đ−ợc tham khảo theo qui trình của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Chỉ tiêu theo dõi: đ−ờng kính gốc, chiều cao cây, cành cấp1/cây, số chồi/cây. 2.3. Đánh giá khả năng sinh tr−ởng của một số dòng vô tính điều trong v−ờn so sánh giống + Công thức: BO-1; CH-1; PN-1; LG-1; SK-1; ĐH-1; ES-180; ES-196; ES-197. + Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 9 dòng x 3 lần lặp lại = 27 ô cơ sở. Mỗi ô cơ sở 9 cây. Khoảng cách: 4 m x 6 m, mật độ = 416 cây/ha. + Thời điểm trồng 15 tháng 7 năm 2001. + Chỉ tiêu theo dõi t−ơng tự trong v−ờn nhân. 2.4. Thí nghiệm: ảnh h−ởng của tuổi sinh lý chồi ghép đến chất l−ợng cây điều ghép Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ và theo dõi các chỉ tiêu nông học th−ờng dùng trong v−ờn −ơm và tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cấp huyện, xã và các nông hộ trồng điều về ph−ơng pháp chọn cây đầu dòng tại chỗ, kỹ thuật ghép áp để sản xuất cây con. + Các chỉ tiêu về sinh tr−ởng thu thập cây đầu dòng: dùng th−ớc dây đo chu vi thân (cm) ở độ cao 70 cm cách mặt đất và đo đ−ờng kính tán (m) theo hai ph−ơng pháp vuông góc nhau, sau đó lấy trị số trung bình. + Trên v−ờn nhân, v−ờn so sánh giống: đ−ờng kính cây (mm) dùng th−ớc kẹp đo cách phía trên mắt ghép cách mặt đất 10cm, đo toàn bộ số cây theo từng giống, chiều cao cây (cm) dùng th−ớc dây đo từ mắt ghép đến đỉnh sinh tr−ởng, số cành cấp 1/cây là đếm theo từng giống. Thời gian xác định sau khi trồng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng. 2.5. Ph−ơng pháp xử lý số liệu: dùng phần mềm Excel 7.0 để xử lý các kết quả thí nghiệm và điều tra. 3. KếT QUả NGHIÊN CứU 3.1. Kết quả thu thập cây điều đầu dòng tại huyện Ea Soup Bảng 1. Năng suất và chất l−ợng hạt của những cây điều đầu dòng Chỉ tiêu X ± S X CV (%) Min Max Năng suất (kg/cây) 17,4 ± 9,1 52,51 8,0 60,0 Kích cỡ hạt (hạt/kg) 180 ± 19,0 10,78 144,0 242,0 Tỷ lệ nhân (%) 25,1 ± 1,2 4,97 18,6 28,4 + Thu thập và phân nhóm cây đầu dòng theo năng suất Kết quả đã chọn đ−ợc 10 cây có năng suất >X + 2S X (>35,7 kg/cây) để đ−a vào v−ờn so sánh các dòng vô tính có triển vọng (Bảng 2). Đáng chú ý nhất là ở các loại giống ES-195, ES-196, ES-197 đạt năng suất tối đa 60 Xây dựng mô hình v−ờn nhân giống điều ... kg/cây. Ngoài ra, một số cây vừa đạt năng suất cao, có chất l−ợng hạt rất tốt nh−: ES-176 và ES-188 đạt năng suất (45-55 kg/cây), có cỡ hạt lớn (159-168 hạt/kg); ES-179 và ES-180 đạt năng suất (40 kg/cây), có tỷ lệ nhân rất cao (27,0-27,6%). 3.2. Khả năng sinh tr−ởng của một số dòng vô tính điều trong v−ờn so sánh giống Đ−ờng kính gốc Hai dòng vô tính có đ−ờng kính nhỏ nhất là ES-180 (42,37mm) và ES-197 (47, 02 mm), các dòng vô tính còn lại đạt mức trung bình. Mức độ tăng tr−ởng đ−ờng kính gốc của các dòng vô tính sau 18 tháng trồng trong v−ờn so sánh dòng vô tính theo thứ tự: ES-196> CH-1> LG-1> PN-1> BO-1> ĐH-1> SK-1 > ES-197> ES-180. Bảng 2. Một số đặc tính nông học của những cây điều có hiệu quả cao về năng suất STT Ký hiệu Năm trồng Năng suất (kg/cây) Kích cỡ hạt (hạt/kg) Tỷ lệ nhân% Chu vi thân (cm) Đ−ờng kính tán (m) 1 ES -179 1994 40 199 27,6 96 9,00 2 ES -180 1994 40 188 27,0 50/40/41 10,50 3 ES -181 1995 42 183 26,7 93 12,00 4 ES -178 1994 45 196 25,0 115/45 9,00 5 ES -188 1993 45 159 26,7 96/75/85 13,00 6 ES -176 1994 55 168 25,2 105 13,00 7 ES -177 1994 55 173 25,2 90 10,00 8 ES -195 1988 60 212 26,6 102 9,00 9 ES -196 1988 60 178 24,2 92 10,00 10 ES -197 1988 60 182 25,1 100 9,00 Chiều cao cây Chiều cao cây của 9 dòng vô tính điều sau 12 tháng trồng đã có sự khác biệt rất rõ. Dòng vô tính có chiều cao cây cao nhất là ES-196, đạt 135,7 cm và 193,7 cm ở thời điểm 12 và 18 tháng sau trồng. Thấp nhất là ES - 180 và BO-1, chỉ đạt chiều cao cây lần l−ợt 166,7 cm và 170,3 cm sau khi trồng 18 tháng. Thứ tự chiều cao cây của 9 dòng vô tính: ES- 196> CH-1> SK-1> ĐH-1> PN-1>LG-1> ES -197> BO-1> ES-180. Số cành cấp 1 Số cành cấp 1 của các dòng vô tính khác biệt có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 6 tháng sau khi trồng đ−ờng kính gốc và chiều cao của cây ES-197 ở vị trí thấp so với các dòng vô tính khác đồng thời khả năng ra cành cấp 1 rất yếu, luôn ở vị trí cuối bảng qua các đợt quan trắc: 4,22 - 5,06 - 12,00 cành/cây t−ơng ứng với thời điểm 6 - 12 - 18 tháng sau trồng. Ba dòng vô tính có khả năng ra cành cấp 1 mạnh nhất là SK-1, CH-1 và ĐH-1 đạt 16,27 - 15,87 - 15,83 cành/cây theo thứ tự sau 18 tháng trồng. Vì đây là các cây đầu dòng đ−ợc tuyển chọn trong 10 dòng vô tính tại huyện Ea Suop để nhân giống. Khả năng ra cành cấp 1 của các dòng vô tính theo trình tự: SK-1 > CH-1 > ĐH-1 > PN-1 > LG-1 > BO-1 > ES -80 > ES- 196 > ES-197 (Bảng 3). Phạm Thanh Liêm, Phạm Thế Trịnh và Trần Ngọc Duyên Bảng 3. Số cành cấp 1 của một số dòng vô tính trong v−ờn so sánh giống (cành/cây) Dòng vô tính 6 tháng sau trồng 12 tháng sau trồng 18 tháng sau trồng 1. BO 1 5,70ab 7,35abc 14,67abc 2. CH 1 6,40a 9,07a 15,87ab 3. PN 1 4,95bcd 6,56bc 15,70abc 4. LG 1 4,88bcd 8,31ab 15,23abc 5. ES 197 4,22d 5,06c 12,00d 6. ES 180 5,32bc 6,92abc 13,73bcd 7. ES 196 4,73cd 6,65bc 13,50cd 8. SK 1 6,44a 8,72ab 16,27a 9. ĐH 1 6,42a 8,52ab 15,83ab LSD 0,88 2,37 2,23 Ghi chú: các chữ số a, b, c, d trong một cột khác nhau chỉ sự sai khác thống kê (P<0,05). 3.3. Khả năng sinh tr−ởng và cung cấp chồi ghép của v−ờn nhân Khả năng sinh tr−ởng của một số dòng điều trong v−ờn nhân sau 18 tháng. * Đ−ờng kính gốc Sau 18 tháng trồng, mức tăng tr−ởng đ−ờng kính gốc của các dòng điều ghép đ−ợc chọn lọc từ các cây điều đầu dòng xếp theo thứ tự CH-1 > PN-1 > LG-1 > SK-1 > BO-1 > ĐH-1, t−ơng ứng với đ−ờng kính gốc 49,41 cm > 48,32 cm > 47,90 cm > 45,20 cm > 43,71 cm > 43,60cm (Bảng 4). Bảng 4. Đ−ờng kính gốc của một số dòng vô tính (DVT) điều trong v−ờn nhân 6 tháng sau trồng 12 tháng sau trồng 18 tháng sau trồng Dòng vô tính X ± S X (mm) CV (%) X ± SX (mm) CV (%) X ± SX (mm) CV (%) BO-1 13,77± 2,01 14,60 27,52 ± 3,67 13,34 43,71 ± 14,56 33,31 ĐH-1 16,02 ± 1,95 12,17 28,67 ± 3,24 11,30 43,60 ± 15,71 36,03 PN-1 14,82 ± 1,90 12,84 29,67 ± 2,79 9,40 48,32 ± 9,02 18,67 LG-1 10,91 ± 1,12 10,27 31,84 ± 2,63 8,26 47,90 ± 17,12 35,74 CH-1 11,14 ± 0,97 8,71 29,37 ± 2,42 8,24 49,41 ± 7,35 14,88 SK-1 15,11 ± 1,39 9,20 31,22 ± 2,80 8,97 45,20 ± 10,93 24,18 * Chiều cao cây Sự khác biệt chiều cao cây giữa các dòng vô tính càng thể hiện rõ sau 12 tháng trồng, cây cao nhất là CH-1 (126,23 mm) và ĐH-1 (124,62 mm), thấp nhất là BO-1 (107,63 mm). Sau đó chúng tôi tiến hành hãm ngọn ở độ cao 1,4 mét để cây phát sinh nhiều cành thứ cấp với mục đích thu hoạch chồi ghép. Xây dựng mô hình v−ờn nhân giống điều ... Bảng 5. Chiều cao cây của một số dòng vô tính điều trồng trong v−ờn nhân 6 tháng sau trồng 12 tháng sau trồng Dòng vô tính X ± S X (mm) CV (%) X ± SX (mm) CV (%) BO-1 71,23 ± 11,13 15,63 107,63 ±15,36 14,27 ĐH -1 74,02 ± 7,59 10,25 124,62 ±14,36 11,52 PN -1 70,18 ± 15,48 22,06 122,54 ± 17,68 14,43 LG -1 64,44 ± 12,82 19,89 123,55 ± 21,30 17,24 CH -1 64,25 ± 4,33 6,74 126,33 ± 14,89 11,80 SK-1 76,20 ± 5,13 6,73 122,38 ± 12,78 10,44 * Số cành cấp 1 Sau 6 tháng trồng, số cành cấp 1 đã đạt từ 4,80 cành/cây ở dòng vô tính LG 1 đến 7,20 cành/cây ở dòng vô tính SK 1. Sau 12 tháng trồng, số cành cấp 1 của các dòng vô tính đ−ợc xác định nh− sau CH-1>SK-1> LG-1> BO- 1> ĐH-1> PN-1 ứng với số cành cấp 1/cây là 9,37> 9,23> 8,70> 8,61> 8,56> 7,28. Khả năng cung cấp chồi ghép của một số dòng vô tính điều trong v−ờn nhân sau 18 tháng trồng. Theo dõi số chồi đạt tiêu chuẩn sau 10 và 18 tháng trồng, giúp cho việc xác định l−ợng chồi ghép cung cấp cho v−ờn −ơm trong năm 2002 và năm 2003 (Bảng 6). Bảng 6. Khả năng cung cấp chồi của v−ờn nhân 10 tháng sau trồng 18 tháng sau trồng DVT X ± S X (chồi/cây) CV (%) Tổng số chồi/DVT X ± S X (chồi/cây) CV (%) Tổng số chồi/DVT BO-1 12,80± 2,91 22,73 3.930 49,12 ± 7,18 14,62 19.532 ĐH-1 12,08 ± 1,93 15,98 5.098 37,44 ± 9,05 24,17 29.703 PN-1 14,03 ± 3,96 28,23 4.069 41,40 ± 12,34 29,81 16.552 LG-1 7,81 ± 2,42 30,99 1.617 32,18 ± 5,81 18,06 9.654 CH-1 9,46 ± 1,90 20,08 1.977 30,60 ± 14,29 46,70 8.496 SK-1 14,57 ± 2,16 14,82 860 26,29 ± 11,75 44,69 2.417 Tổng số chồi trong v−ờn 17.551 86.354 Kết quả cho thấy khả năng cung cấp chồi ghép rất khác nhau theo từng dòng vô tính và theo tuổi cây trồng trong v−ờn nhân. Sau 10 tháng trồng, hai dòng vô tính SK -1 và PN -1 tuy sinh tr−ởng ở mức trung bình có khả năng cung cấp chồi ghép cao nhất 14,57 và 14,03 chồi/cây, tiếp theo là BO - 1 và ĐH- 1. Sau 18 tháng trồng, Khả năng cung cấp chồi của 6 dòng vô tính trong v−ờn nhân đ−ợc xếp theo thứ tự: BO-1> PN-1> ĐH-1> LG-1> CH-1> SK-1 ứng với số chồi/cây là: 49,12 > 41,40 > 37,44 > 32,18 > 30,60 > 26,29. Tổng số chồi ghép trong v−ờn nhân đạt tiêu chuẩn phục vụ cho v−ờn −ơm năm 2002 là 17.551 chồi và năm 2003 là 86.354 chồi. 3.5. ảnh h−ởng của tuổi sinh lý chồi ghép đến chất l−ợng cây sau khi ghép Chất l−ợng cây sau khi ghép kém nhất khi cắt chồi ở giai đoạn còn xanh (non), tỷ lệ sống Phạm Thanh Liêm, Phạm Thế Trịnh và Trần Ngọc Duyên chỉ đạt 76,67% và tỷ lệ xuất v−ờn rất thấp 53,33%. Chất l−ợng cây sau khi ghép tốt nhất khi cắt chồi ở giai đoạn ngủ, tỷ lệ sống đạt 97% và tỷ lệ xuất v−ờn đạt 83,67%. Đối với chồi thức, chất l−ợng cây sau khi ghép thấp hơn chồi ngủ nh−ng thời gian nảy chồi rất nhanh (sau ghép 5-10 ngày đã nảy chồi) chồi phát triển khoẻ và thời gian để chồi phát triển trong v−ờn −ơm dài nên tỷ lệ xuất v−ờn cao (81,33%) (Bảng 7). Bảng 7. ảnh h−ởng của tuổi sinh lý của chồi ghép đến chất l−ợng cây ghép Công thức Chỉ tiêu Chồi ngủ Chồi thức Chồi xanh LSD Tỷ lệ sống (%) 97,00a 95,67a 76,67b 1,51 Tỷ lệ xuất v−ờn (%) 83,67a 81,33a 53,33b 9,33 Ghi chú: a≠b (P<0,05). 3.6. Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật ghép áp Kết quả sau các lớp tập huấn rất khả quan, các nông hộ đã nâng cao nhận thức về cây điều ghép, biết sử dụng kỹ thuật để chăm sóc và nâng cao năng suất và chất l−ợng v−ờn điều, thành thạo thao tác ghép áp và tự sản xuất cây điều ghép tại địa ph−ơng. Tổ chức các hội nghị tham quan mô hình, hội nghị đánh giá và nghiệm thu các kết quả thực hiện mô hình trên toàn địa bàn huyện Ea Soup. 4. KếT LUậN Từ năm 2001 đến nay, một số hộ đã trồng cây điều ghép từ 202 cây điều đầu dòng lựa chọn, b−ớc đầu đã xác định đ−ợc một số cây đầu dòng có triển vọng gồm: 10 cây có năng suất > 35,7 kg/cây, 35 cây có kích cỡ hạt <161 hạt/kg và 6 cây có tỷ lệ nhân > 27,6%. Tuy nhiên, các nông hộ trồng điều ít quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật hoặc không có điều kiện đầu t− thâm canh v−ờn cây. Khả năng sinh tr−ởng của các dòng vô tính sau 18 tháng trồng trong v−ờn nhân có khác nhau. Dòng vô tính CH-1 và LG-1 sinh tr−ởng tốt nhất. SK-1, PN-1 và ĐH-1 sinh tr−ởng trung bình và BO-1 sinh tr−ởng kém. Khả năng cung cấp chồi của BO-1 và PN-1 nhiều nhất (41- 49 chồi/cây); ĐH-1, LG-1 và CH-1 đạt mức trung bình (30 - 37 chồi/cây) và kém nhất là SK-1 (26 chồi/cây). Sau 18 tháng trồng, bốn dòng vô tính CH-1, SK-1, PN-1 và ES -196 có khả sinh tr−ởng tốt; ba dòng vô tính LG-1, ĐH-1 và BO-1 sinh tr−ởng trung bình; riêng hai dòng địa ph−ơng ES -180 và ES-197 sinh tr−ởng kém. Để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ xuất v−ờn đối với cây điều ghép trong điều kiện tại huyện Ea Soup, có thể dùng l−ới che bóng cho v−ờn −ơm trong giai đoạn tr−ớc khi ghép, đồng thời có thể sử dụng chồi thức và chồi ngủ để ghép. Tiếp tục đầu t− thâm canh v−ờn nhân để cung cấp kịp thời chồi ghép đạt chất l−ợng phục vụ kế hoạch trồng mới trong những năm tới cần phải l−u trữ các cây điều đầu dòng có triển vọng để theo dõi thí nghiệm so sánh giống. Tài liệu tham khảo UBND huyện Ea Soup (2002). Niên giám thống kê qua các năm từ 1995 - 2002. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2001). Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng ph−ơng pháp ghép chồi vạt ngọn và nêm ngọn. Xây dựng mô hình v−ờn nhân giống điều ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học- XÂY DựNG MÔ HìNH VƯờN NHÂN GIốNG ĐIềU CUNG CấP CHồI GHéP BằNG PHƯƠNG PHáP GHéP áP TạI HUYệN EA SOUP - TỉNH ĐĂK LĂK.pdf
Tài liệu liên quan