Báo cáo Khoa học Xác định mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu giai đoạn đẻ trứng

Tài liệu Báo cáo Khoa học Xác định mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu giai đoạn đẻ trứng: PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 1 XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN VÀ MỘT SỐ AXIT AMIN QUAN TRỌNG TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN ĐẺ TRỨNG Phùng Đức Tiến*, Hoàng Văn Lộc và Nguyễn Thị Hoà, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. * Địa chỉ liên hệ: Phùng Đức Tiến – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. Tel: (04) 38.385.622 / 0913.571.785; Fax: (04) 38.385.804; Email: pkhttncgctp@vnn.vn ABSTRACT Determination of different levels of protein and some essential amino acids in laying ostrich rations on performamce of layers An experiment aiming at investigation of possible effects of different levels of crude protein (CP) and some essential amino acids in laying ostrich rations on performance of layers was undertaken at BaVi Ostrich Farm. The experiment was a factoral design with two factors, each of 3 levels (3 protein levels: 18.5, 20 and 21.5 %; 3 amino acid levels (lysine/methionine ...

pdf9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Xác định mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu giai đoạn đẻ trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 1 XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN VÀ MỘT SỐ AXIT AMIN QUAN TRỌNG TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN ĐẺ TRỨNG Phùng Đức Tiến*, Hoàng Văn Lộc và Nguyễn Thị Hoà, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. * Địa chỉ liên hệ: Phùng Đức Tiến – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội. Tel: (04) 38.385.622 / 0913.571.785; Fax: (04) 38.385.804; Email: pkhttncgctp@vnn.vn ABSTRACT Determination of different levels of protein and some essential amino acids in laying ostrich rations on performamce of layers An experiment aiming at investigation of possible effects of different levels of crude protein (CP) and some essential amino acids in laying ostrich rations on performance of layers was undertaken at BaVi Ostrich Farm. The experiment was a factoral design with two factors, each of 3 levels (3 protein levels: 18.5, 20 and 21.5 %; 3 amino acid levels (lysine/methionine 0.99 to 0.36, 1.16 to 0.42 and 1.34 to 0.49). Among three levels of CP, the 20% CP was the best. With the ration with 20% CP, the laying rate, egg production, fertility, hatchability/fertiled eggs and number of chicks/hen were 16.25%, 44.25 eggs/hen/year, 79.52%, 67.50% and 22.5 birds/hen/year, respectively. Among three levels of amino acids, the level with lysine/methionine of 1.16 to 0.42 gave the best results. With the ration with lysine/methionine of 1.16 to 0.42, the laying rate, egg production, hatchability/fertiled eggs and number of chicks/hen were 16.30%, 44.75 eggs/hen/year, 79.12%, and 22.5 birds/hen/year, respectively. Based on an analysis of the interaction between CP and lysine/methionine, it was recommended that the ration containing 20% protein and 2600 kcal/kg with lysine/methionine ratio of 1.16% to 0.42% should be used for ostrich layers. Key words: ostrich layers, amino acid levels, feed consumption, proetin level ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam sau 10 năm nghiên cứu và phát triển, từ 150 đà điểu giống nhập từ Úc đã nhân rộng và chuyển giao ra sản xuất (SX) trên 5000 đà điểu giống ở 31 tỉnh thành. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu (NC) khoa học về đặc điểm sinh vật học, di truyền chọn giống, các giải pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh…góp phần hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi và thúc đẩy SX phát triển. Để ngành chăn nuôi đà điểu phát triển bền vững và đạt hiệu quả, đi đôi với việc tạo đàn giống tốt, an toàn dịch bệnh… cần NC chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi trong điều kiện ở nước ta, đặc biệt là nhu cầu protein và axit amin như: lyzine, methionine là cần thiết, bởi những axit amin này thường xuyên thiếu hụt ở hầu hết nguôn nguyên liệu TĂ cho gia cầm (CAB International, 1987). Bổ sung axit amin tổng hợp vào khẩu phần thức ăn (KPTĂ) cho gia cầm, cân bằng axit amin để nâng cao hiệu quả sử dụng protein, tiết kiệm các loại TĂ giàu protein đắt tiền, giảm giá thành TĂ chăn nuôi. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhu cầu xác định KPTA có mức dinh dưỡng thích hợp cho từng giai đoạn là góp phần hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng đà điểu tại Việt Nam đang là yêu cầu của thực tiễn. Xuất phất từ đó, chúng tôi triển khai “NC mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần nuôi đà điểu sinh sản’’ nhằm xác định mức protein, tỷ lệ lyzine, methionine thích hợp trong KPTA nuôi đà điểu giai đoạn đẻ trứng và ảnh hưởng tương tác giữa protein, axit amin lên khả năng sinh sản của đà điểu. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng: Đà điểu trong giai đoạn đẻ trứng VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009 2 Thời gian: Đề tài triển khai từ năm 2005 đến 2006. Địa điểm: Trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà điểu Ba Vì - Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương. Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của mức protein đến khả năng sinh sản của đà điểu Ảnh hưởng của mức axit amin đến khả năng sinh sản của đà điểu Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố thí theo mô hình 2 nhân tố, mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Chọn 108 đà điểu thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chia làm 9 lô, mỗi lô có 12 con, trong mỗi lô đà điểu điểu được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 6 con (2trống+4mái). Các lô thí nghiệm đảm bảo các yếu tố đồng đều, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần. Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm (n = 12con/lô) Lô thí nghiệm Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ME (kcal/kg) 2550 Protein thô (% ) 18,5 20 21,5 Lysine 0,99 1,16 1,34 0,99 1,16 1,34 0,99 1,16 1,34 Methionin 0,36 0,42 0,49 0,36 0,42 0,49 0,36 0,42 0,49 Ca ( % ) 2,0 2,0 2,0 P. tiêu hóa (%) 0,86 0,86 0,86 Đà điểu chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình nuôi đà điểu sinh sản, thức ăn tinh cho ăn tự do thức ăn xanh cho ăn theo tỷ lệ tinh/xanh là 1/tự do. Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn được phân tích giá trị dinh dưỡng tại phòng phân tích Viện Chăn nuôi. Lập khẩu phần cho đà điểu thí nghiệm trên máy vi tính bằng phần mềm Uitramix. Xác định các chỉ tiêu theo dõi Số trứng của kỳ đẻ trứng (quả) Tỷ lệ đẻ (%) = Số mái đẻ bình quân trong kỳ (con) x 100 Tổng trứng của cả đàn trong năm (quả) Năng suất trứng (quả) = Số đà điểu mái sinh sản bình quân cả đàn (con) Tổng số trứng vào ấp (quả) Tỷ lệ trứng chọn ấp (%) = Tổng số trứng đẻ (quả) x 100 Tổng số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Tổng số trứng vào ấp (quả) x 100 Tổng số đà điểu nở (con) Tỷ lệ nở/phôi (%) = Tổng số trứng có phôi (quả) x 100 Tổng số thức ăn tiêu thu trong kỳ (kg) Tiêu tốn thức ăn/trứng (kg) = Tổng số trứng đẻ trong kỳ (quả) Tổng số TA tiêu thu trong kỳ (kg)x tỷ lệprotein Tiêu tốn protein /trứng (kg) = Tổng số trứng đẻ trong kỳ (quả) PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 3 Xử lý số liệu : Số liệu thu được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Minitab.13 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN Khả năng thu nhận thức ăn của đà điểu sinh sản Khả năng thu nhận thức ăn tinh Bảng 2. Khả năng thu nhận thức ăn tinh đà điểu sinh sản (kg/con/ngày) Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein(21,5%) Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 1 1,45 1,48 1,50 1,46 1,47 1,48 1,46 1,47 1,49 3 1,69 1,73 1,75 1,64 1,69 1,62 1,69 1,75 1,76 5 1,77 1,76 1,74 1,66 1,67 1,63 1,68 1,64 1,67 7 1,77 1,75 1,77 1,71 1,72 1,80 1,80 1,80 1,69 8 1,74 1,80 1,77 1,78 1,71 1,73 1,78 1,80 1,80 1,68 1,72 1,72 1,68 1,67 1,65 1,66 1,69 1,69 TB 1,71 1,67 1,68 (mức I: lys 0,99%; met 0,36%; Mức II: lys1,16%; met 0,42%; Mức III: lys 1,34%; met 0,49%) Sử dụng KPTA có mức protein và axit amin khác nhau thì lượng thức ăn thu nhận trung bình giữa các lô đạt cao nhất là lô 2 và lô 3 (1,72kg/con/ngày), sau đó đến lô 8 và lô 9: 1,69 kg/con/ngày, cuối cùng thấp nhất là lô 6: 1,65 kg/con/ngày. Nhìn chung, đà điểu sinh sản có khả năng thu nhận thức ăn tương đối đồng đều từ (1,65 - 1,72 kg/con/ngày) Khả năng thu nhận thức ăn xanh Bảng 3. Khả năng thu nhận thức ăn xanh của đà điểu sinh sản (kg/con/ngày) Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein (21,5%) Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 1 1,43 1,41 1,50 1,46 1,50 1,49 1,46 1,47 1,46 3 1,69 1,71 1,66 1,67 1,69 1,63 1,69 1,70 1,76 5 1,66 1,72 1,69 1,71 1,67 1,65 1,72 1,65 1,67 7 1,70 1,77 1,78 1,70 1,72 1,75 1,72 1,70 1,69 8 1,76 1,77 1,76 1,79 1,81 1,73 1,76 1,77 1,77 TB 1,67 1,71 1,69 1,68 1,68 1,66 1,69 1,68 1,68 (mức I: lys 0,99%; met 0,36%; Mức II: lys1,16%; met 0,42%; Mức III: lys 1,34%; met 0,49%) Lượng TA xanh thu nhận của đà điểu qua các tháng đẻ và tính trung bình cho cả giai đoạn thì lượng TA xanh thu nhận đạt từ (1,66 - 1,71 kg/con/ngày), tương đương với lượng TA tinh. Ảnh hưởng của mức protein và axit amin đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Ảnh hưởng của mức protein đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Phân tích nhân tố mức protein tác động độc lập nhận thấy ở các lô TN khi sử dụng KPTA có mức protein khác nhau cho NST trong các tháng đẻ khác nhau. Ở tháng đẻ thứ nhất NST đà điểu đạt đồng đều nhau giữa 3 lô tương ứng 72 quả, sau đó tăng dần từ tháng đẻ thứ 2, thứ 3 và đạt cao nhất vào tháng thứ 4. lô 18,5% protein là: 184 quả; lô 20% protein đạt 196 quả và lô 21,5% protein đạt 194 quả. NST ở lô sử dụng KP có mức protein 20% đạt cao nhất là 196 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009 4 quả, cao hơn lô 18,5% protein và 21,5% protein từ 2 - 12 quả. NST/mái/vụ đạt cao nhất (44,25 quả) ở lô đà điểu sử dụng KP có mức protein 20%, cao hơn lô đà điểu cho ăn KP 21,5% protein là 0,67 quả; đạt thấp nhất ở lô sử dụng KP có mức protein 18,5% protein (41,83 quả) (p<0,05). Bảng 4. Ảnh hưởng của mức protein đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng. Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein (21,5%) Tháng đẻ Tỷ lệ (%) N.S.T (q) Tỷ lệ (%) N.S.T (q) Tỷ lệ (%) N.S.T(q) 1 9,68 72 9,68 72 9,68 72 2 15,77 106 16,37 110 16,07 108 3 22,04 164 25,00 186 23,39 174 4 25,56 184 27,22 196 26,94 194 5 24,73 184 25,54 190 25,27 188 6 15,83 114 17,22 124 17,22 124 7 14,52 108 14,78 110 14,52 108 8 9,68 72 9,95 74 10,48 78 TB 15,27 16,15 15,91 NST (qủa)/mái 41,83 a 44,25b 43,58b Ảnh hưởng của mức axit amin đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Bảng 5. Ảnh hưởng của mức axit amin đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Mức axit amin Mức I Mức II Mức III Tháng đẻ Tỷ lệ (%) N.S.T (q) Tỷ lệ (%) N.S.T (q) Tỷ lệ (%) N.S.T (q) 1 9,95 74 10,22 76 8,87 66 2 14,88 100 17,26 116 16,07 108 3 23,12 172 24,19 180 23,12 172 4 26,39 190 27,50 198 25,83 186 5 24,73 184 25,81 192 25,00 186 6 17,50 126 17,78 128 15,00 108 7 15,86 118 13,98 104 13,98 104 8 11,02 82 10,75 80 8,33 62 TB 15,66 16,30 15,09 Tổng 43,58a 44,75a 41,33b Khi tính trung bình NST/mái cho một vụ đẻ thì khẩu phần có mức axit amin II đạt (44,75 quả) cao hơn khẩu phần có mức axit amin I là 1,17 quả (p>0,05) và cao hơn khẩu phần có mức axit amin III là 3,42 quả (p<0,05). Ảnh hưởng tương tác giữa các mức protein và axit amin đến NST đà điểu Phân tích mối tương tác giữa các mức protein và axit amin tới NST nhận thấy ở KPTA protein và axit amin cao có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Cụ thể KPTA có mức protein 21,5% và mức axit amin III có năng suất trứng/mái thấp nhất (40,00 quả) thấp hơn mức axit amin I và II từ 5,2 – 5,5 quả (p<0,05). Ở KPTA có mức protein thấp 18,5% và mức axit amin cao (lyzin: 1,34%; methionin: 0,49%) chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất trứng (p>0,05). Nhưng với mức axit amin II lại cho NST đạt cao hơn (43,00 quả). PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 5 Như vậy, đã rõ ràng là bổ xung axit amin phù hợp trong KP có chứa protein thấp vẫn cho NST tương đương hoặc gần bằng với mức protein cao và axit amin phù hợp. Methionine quá cao có ảnh hưởng xấu đến NST và tỷ lệ đẻ làm giảm số lượng TĂ ăn vào (Rober & cs, 1993). Như vậy, ở 9 lô thí nghiệm thì lô 5 sử dụng KP có mức protein 20% và mức axit amin II cho NST/mái đạt cao nhất (45,75 quả) (P<0,05). Bảng 6. Ảnh hưởng tương tác giữa các mức protein và axit amin tới năng suất trứng Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein(21,5%) Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Tháng đẻ Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 1 30 26 16 20 28 24 24 22 26 2 34 30 42 38 38 34 28 48 32 3 50 52 62 72 64 50 50 64 60 4 52 70 62 66 62 68 72 66 56 5 58 66 60 62 62 66 64 64 60 6 36 42 36 48 40 36 42 46 36 7 44 36 28 30 36 44 44 32 32 8 30 22 20 14 36 24 38 22 18 TổngTr (quả) 334 344 326 350 366 346 362 364 320 NST/mái 41,75ac 43,00abc 40,75 ac 43,75ab 45,75b 43,25bc 45,25b 45,50b 40,00c (mức I: lys 0,99%; met 0,36%; Mức II: lys1,16%; met 0,42%; Mức III: lys 1,34%; met 0,49%) Ảnh hưởng của mức protein và axit amin đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Ảnh hưởng của các mức protein đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Bảng 7. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở đối với các mức protein Mức protein Các chỉ tiêu Đơn vị 18,50% 20% 21,50% Tổng số trứng chọn ấp quả 910 1006 950 Tỷ lệ trứng chọn ấp % 90,64 94,73 90,82 Tỷ lệ phôi/trứng ấp % 76,92a 79,52b 77,89ab Tỷ lệ trứng chết phôi % 12,57a 11,75a 17,84b Con nở Con 462 540 470 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 66,00a 67,50b 63,51ab Tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp % 36,04 42,35 37,89 So sánh giữa các mức protein nhận thấy tỷ lệ trứng có phôi ở mức protein (18,5 - 21,5%) đạt lần lượt là: 76,92%; 79,52%; 77,89%, khi phân tích sự sai khác giữa các mức protein thì lô sử dụng KPTA có mức protein 20% cho tỷ lệ trứng có phôi đạt cao nhất (79.52%) cao hơn lô có mức protein 18,5% là (2,60%) (p0,05). Tương ứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở/phôi cũng đạt cao nhất ở KPTA có mức protein 20% (67,50%). Kết quả thí nghiệm cho thấy mặc dù đà điểu ở lô sử dụng KPTA có mức protein cao 21,5% cho tỷ lệ phôi (77,89%) nhưng tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp nở lại cao nhất (17,84%) nên tỷ lệ nở/phôi chỉ đạt (63,51%) dẫn đến số con nở/mái đạt thấp (19,5 con). Sử dụng KPTA có mức protein 20% cho tỷ lệ nở đà điểu loại 1 cao nhất (42,35%) cao hơn lô sử dụng khẩu phần có mức protein 18,5% và 21,5% từ 4,46 - 6,13%. (Umit Polat và cs, (2000) VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009 6 Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong KPTA có chứa 20 % protein đối với chỉ tiêu sinh sản của đà điểu cho kết quả: tỷ lệ phôi 81,2%; tỷ lệ nở đạt 69,4%). Ảnh hưởng của các mức axit amin đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Phân tích ảnh hưởng của các mức axit amin đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của đà điểu nhận thấy KPTA có mức axit amin II cho tỷ lệ trứng có phôi đạt cao nhất 79,17% cao hơn KP có mức axit amin III là 2,19% (P0,05). Bảng 8. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở đối với các mức axit amin Mức axitamin Chỉ tiêu ĐVT Mức I Mức II Mức III Tổng trứng ấp quả 984 996 884 Tỷ lệ trứng chọn ấp % 94,07 92,74 89,11 Tỷ lệ phôi/trứng ấp % 78,46a 79,12a 76,92b Tỷ lệ trứng chết phôi % 13,21 12,44 16,76 Số con nở ra con 502 534 436 Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 65,03 67,77 64,12 Số con nở loại 1 con 374 406 334 Tỷ lệ nở đà điểu loại 1/trứng ấp % 38,01 40,76 37,78 Theo Gandini và cs, (1986). Cho biết khi cho đà điểu ăn KP có mức protein và axit amin cao mặc dù NST và khối lượng trứng không bị thay đổi, nhưng xuất hiện khả năng giảm tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở. KPTA có mức axit amin III cho tỷ lệ nở/phôi; số con/mái và tỷ lệ đà điểu loại 1 đạt thấp nhất (64,12%; 18,16 con; 37,78%); lô sử dụng KPTA có mức axit amin I cho tỷ lệ nở/phôi; số con/mái và đà điểu loại 1 (65,03%; 20,91 con; 38,01%). Tỷ lệ nở/phôi; số con/mái và tỷ lệ đà điểu loại 1cao nhất ở KP có mức axit amin II (67,77%; 22,25 con; 38,01%). Ảnh hưởng tương tác giữa các mức protein và axit amin đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Bảng 9. Ảnh hưởng tương tác giữa các mức protein và axit amin tới tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein(21,5%) MứcI MứcII MứcIII MứcI MứcII Mức III MứcI MứcI MứcI Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 7 Lô 7 Tỷ lệ phôi(%) 76,97ab 78,48ab 75,17a 79,64ac 80,23bc 78,62ab 78,61ab 78,61ab 78,61ab Chết phôi (%) 11,97 11,29 14,68 13,53 8,45 13,60 13,97 13,97 13,97 Con nở (con) 154 170 138 176 196 168 172 172 172 Tỷ lệ nở/phôi (%) 65,8ab 68,55ab 63,30ab 66,17ab 69,01bc 67,20ac 63,24ac 63,24ac 63,24ac Con nở/mái (con) 19,25 21,25 17,25 22,00 24,5 21,00 21,5 21,5 21,5 C nở loại1(con) 110 116 102 140 154 132 124 124 124 (mức I: lys 0,99%; met 0,36%; Mức II: lys1,16%; met 0,42%; Mức III: lys 1,34%; met 0,49%) Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa mức protein và các mức axit amin đến tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở chúng tôi thấy. Ở lô 5 (KPTA có mức protein 20% và mức axit amin II) cho tỷ lệ phôi đạt cao nhất 80,23%, cao hơn lô 3 và lô 9 với KPTA có mức protein tương ứng 18,5%; 21,5% và mức axit amin III là 5,05%; 3,41%, (p < 0,05). Tỷ lệ phôi đạt tương đương ở các lô 2; lô 6; lô 7 và lô 8 tương ứng 78,48%; 78,62%; 78,61%; 78,53%, các lô này có ảnh hưởng PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 7 không rõ ràng (p>0,05). Tỷ lệ nở đạt cao nhất (69,01%); tỷ lệ phôi cao; tỷ lệ ấp nở cao dẫn đến số con nở/mái cũng cao (24,5 con). Chỉ tiêu đánh giá cuối cùng là số đà điểu nở loại 1 đạt cao nhất ở lô 5: 77 con tiếp đến là lô 8: 68 con; lô 6: 66 con… đạt thấp nhất là lô 9: 50 con. Như vậy, khi sử dụng KP có mức protein 18,5% - 21,5% và axit amin (lyzin: 0,99% - 1,34%; methionin: 0,36% - 0,49%) phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các mức protein và axit amin nhận thấy tỷ lệ phôi; tỷ lệ nở, số con đà điểu/mái và số con đà điểu loại 1 đạt cao nhất ở mức protein 20% và axit amin II (lyzin: 1,16%; methionin: 0,42%). Tiêu tốn thức ăn (TTTA) Ảnh hưởng của các mức protein và axit amin đến tiêu tốn thức ăn/trứng giống (kg/quả) Khi sử dụng KPTA với 3 mức protein (18,5;20; 21,5%) cho TTTA kg/ quả trứng giống đạt lần lượt trong các tháng là: tháng một TTTA ở cả ba mức protein đạt từ (22,84 – 24,17 kg), tại thời điểm đẻ đỉnh cao tháng thứ 4 và thứ 5 TTTA có xu thế giảm xuống từ (9,67 – 11,01 kg), sau đó lại tăng lên đến khoảng 25,67 – 31,88 kg lúc kết thúc vụ đẻ (tháng đẻ thứ 8). Kết thúc một vụ đẻ tính trung bình TTTA kg/trứng thì thấy KPTA có mức protein 20% cho TTTA đạt thấp nhất: 13,72 kg/trứng, TTTA đạt tương đương ở khẩu phần thức ăn có mức protein 18,5% và 21,5%. Bảng 10. Ảnh hưởng của các mức protein và axit amin đến tiêu tốn thức ăn (kg/quả) Mức protein Mức axit amin Tháng 18,5% 20,0% 21,5% Mức I Mức II Mức III 1 24,24 24,17 22,84 24,66 21,66 25,19 3 11,71 10,99 10,12 10,98 10,22 11,63 5 11,01 9,78 9,70 10,11 10,23 10,09 7 17,88 17,56 17,68 14,89 20,40 18,79 8 31,88 25,67 26,98 27,41 25,32 31,81 TB 14,87 14,08 13,72 14,02 13,78 14,88 Với 3 mức axit amin, tháng 1 TTTA giữa 3 lô cao (21,66 - 25,19 kg/quả) tiêu tốn TĂ giảm xuống (9,36 -11,10 kg/quả) năng suất trứng đạt đỉnh cao ở tháng 4 và 5. Khi tính TB TTTA giữa 3 mức axit amin thì mức 2 cho trung bình TTTA thấp nhất (13,78 kg/quả), thấp hơn mức 1 và mức 3 từ (0,3 - 1,1kg/quả) Tiêu tốn protein và axit amin (kg/ quả trứng giống) Tiêu tốn protein và axit amin (kg/quả trứng giống) Bảng 11. Tiêu tốn protein và axit amin (kg/quả trứng) Protein 18,5 Protein 20% Protein 21,5% Mức I Mức IIMức III Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 1 3,84 3,91 6,45 5,45 3,92 4,59 5,84 5,35 4,57 3 2,32 2,29 1,94 1,69 1,91 2,74 2,82 1,99 2,43 5 2,10 2,01 2,00 1,99 2,00 1,83 1,98 2,12 2,23 7 2,26 4,29 4,34 4,24 3,55 3,04 3,00 4,50 4,21 8 5,99 5,63 6,10 9,47 3,74 5,36 3,75 6,54 8,00 TB 2,72 2,69 2,84 2,79 2,66 2,79 2,88 2,91 3,32 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009 8 Kết quả Bảng 11 cho thấy, lô 5 tiêu tốn protein và axit amin/quả TB đạt thấp nhất 2,66 kg/quả, thấp hơn lô 3 và lô 9 từ 0,2- 0,6 kg/quả. Tiêu tốn protein và axit amin/quả đạt thấp, sản lượng trứng đạt lại cao dẫn đến chi phí một kg TĂ thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi. Tiêu tốn thức ăn (kg/đà điểu con giống) Bảng 12. Tiêu tốn thức ăn (kg/đà điểu con giống) Mức protein (18,5%) Mức protein (20%) Mức protein (21,5%) Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Mức I Mức II Mức III Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 1 67,50 39,29 69,75 272,3 274,3 55,12 38,80 45,60 39,51 3 18,45 26,82 20,30 13,25 17,47 33,47 31,46 20,29 32,75 5 27,42 17,19 29,48 16,26 12,91 17,79 18,39 25,43 25,94 7 20,63 40,58 65,74 63,54 35,54 30,44 47,83 47,83 52,27 8 81,00 66,96 109,8 82,90 26,49 35,73 47,31 41,85 83,75 31,97 29,45 36,25 27,75 24,81 28,72 28,22 29,36 37,98 TB 32,32 26,98 32,32 Kết quả Bảng 12 nhận thấy, lô 5 có mức protein KP 20% và mức lyzin 1,16%; methionin 0,42% cho tiêu tốn TĂ TB/con đà điểu con thấp nhất: 24,81 kg/con, thấp hơn lô 3 và lô 9 có mức protein KP 18,5% và 21,5%; mức lyzin 0,99%, methionin 0,36% từ 11-12kg. Như vậy, khi tính TTTA trong TN khi sử dụng KP có các mức protein và axit amin khác nhau. Khẩu phần có mức protein 20% và lyzin 1,16%; methionin 0,42% cho tiêu tốn TĂ TB/đà điểu con đạt hiệu quả nhất. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Khẩu phần ăn với mức 20% protein cho năng suất sinh sản cao nhất: tỷ lệ đẻ 16,25%; NS trứng 44,25 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi 79,52 %, tỷ lệ nở/phôi 67,50%; số con/mái 22,5 con. Khẩu phần ăn với mức lyzin 1,16 % và methionin 0,42 % cho hiêu quả cao: tỷ lệ đẻ đạt 16,30 %, NST/mái đạt 44,75 quả/mái, cao hơn KP ăn mức 1,34 % lyzin; 0,49 % methionin 3,24 quả và tỷ lệ phôi đạt 79,12 % cao hơn KP ăn mức 1,34 % lyzin; 0,49 % methionin là 2,20 % tương ứng số con nở/mái đạt 22,25 con. Nuôi với khẩu phần TA 20 % protein; 1,16 % lyzin và 0,42 % methionin đạt hiệu quả nhất: năng suất trứng 45,75 quả/mái; tỷ lệ phôi đạt 80,23 %; tỷ lệ nở 69,01 % / tổng trứng ấp; số đà điểu con/ mái đạt 24,50 con cao nhất. Đề nghị Áp dụng khẩu phần thức ăn 20 % protein; 1,16 % lyzine và 0,42 % methionine vào sản suất cho hiệu quả kinh tế cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO CAB International, (1987) . Manual of poultry production in the tropics, (1987). Robert F. Windeman, Bonnie, C. Ford, JuliaJ. Pitbner et (1993)- Ress pon see of laying hens to diets containing up to 2% DL - methionin (DLM) or equimolar (2,29%) levels of liquid methionin hydroxy free acid (1993). Umit Polat; Meltm cetin (2000). “Research results on the effect of dietary protein level on the performance of growing and breeding ostriches ''. PHÙNG ĐỨC TIẾN – Xác định mức protein và một số axit amin ... 9 Người phản biện: TS. Mai Văn Sánh; TS. Hồ Lam Sơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBÁO CÁO KHOA HỌC - XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN VÀ MỘT SỐ AXIT AMIN QUAN TRỌNG TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU GIAI ĐOẠN ĐẺ TRỨNG.pdf
Tài liệu liên quan