Tài liệu Báo cáo Khoa học Xác định hiệu quả vỡ quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp trên vùng đất trũng tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: Bỏo cỏo khoa học
Xỏc định hiệu quả vỡ quy mụ thớch hợp cho trang trại
tổng hợp trờn vựng đất trũng tại huyện gia bỡnh, tỉnh
bắc ninh
Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4: 76-80 Đại học Nông nghiệp I
Xác định hiệu quả và quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp
trên vùng đất trũng tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
Determining economical efficiency and suitable size for mixed farms in the low-lying land
area of Giabinh District, Bacninh Province
Phạm Tiến Dũng*, Nguyễn Hữu Thành**
SUMMARY
Agricultural farms are common form of commercial farming and play an important role in
agricultural development. The present study was designed to determine the economic efficacy of
transforming from traditional small-farming to commercial farms and to help arrive at correct
decisions on size and investment for mixed farms in the low-lying region of Gia Binh district in
Bac Ninh province. A survey was conducted on 27 mixed farms that were established
spontaneously fe...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Xác định hiệu quả vỡ quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp trên vùng đất trũng tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học
Xỏc định hiệu quả vỡ quy mụ thớch hợp cho trang trại
tổng hợp trờn vựng đất trũng tại huyện gia bỡnh, tỉnh
bắc ninh
Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4: 76-80 Đại học Nông nghiệp I
Xác định hiệu quả và quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp
trên vùng đất trũng tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
Determining economical efficiency and suitable size for mixed farms in the low-lying land
area of Giabinh District, Bacninh Province
Phạm Tiến Dũng*, Nguyễn Hữu Thành**
SUMMARY
Agricultural farms are common form of commercial farming and play an important role in
agricultural development. The present study was designed to determine the economic efficacy of
transforming from traditional small-farming to commercial farms and to help arrive at correct
decisions on size and investment for mixed farms in the low-lying region of Gia Binh district in
Bac Ninh province. A survey was conducted on 27 mixed farms that were established
spontaneously few years ago. Total farm gross and net income, total variable costs, cost-benefit
ratio, etc., in relation to farm size, cropping area, pond sizes were considered in determining
economic efficiency and comparing among farm groups. Economic analysis indicated that
commercial mixed farming resulted in higher economic efficiency comparing to traditional wet
rice production given farm size larger than 3 ha. In terms of production cost, the investment
should not exceed VND 150 mil. per hectare for farming, VND 70 mil per ha for fish pond.
Key word: Mixed farms, size, investment, economic efficiency.
1. ĐặT VấN Đề
Trang trại sản xuất nông nghiệp là hình
thức sản xuất khá phổ biến và đóng vai trò
quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là hình
thức tổ chức kinh tế cơ sở tất yếu của sản xuất
nông nghiệp, đã và đang phát triển mạnh mẽ ở
Việt Nam. Thực tế đã cho thấy tác dụng nhiều
mặt của kinh tế trang trại trong việc góp phần
khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên,
xã hội, tạo ra khối l−ợng nông sản hàng hoá
ngày càng nhiều. Trong năm 2003, giá trị hàng
hóa dịch vụ của các trang trại là 4047 tỷ đồng
(Nguyễn Ph−ợng Vỹ, 2007). Sự phát triển của
kinh tế trang trại đã mang lại thành tựu hết sức
quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn theo h−ớng tập trung
chuyên canh, sản xuất hàng hoá, thúc đẩy xuất
khẩu các sản phẩm có giá trị cao. Vì lẽ đó mà
ngay từ khi xây dựng định h−ớng phát triển
kinh tế cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 Đảng ta
đã chỉ rõ: “cần phải hoàn thiện các cơ chế
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, kinh tế trang trại” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2001).
Đối với những vùng đất trũng sản xuất lúa
bấp bênh nh− ở Gia Bình, Bắc Ninh với trên
60% dân số làm nông nghiệp, bình quân diện
tích đất canh tác 500 m2 trên khẩu, 98% là đất
trồng lúa, nền kinh tế chủ yếu vẫn là tự cung tự
cấp nh−ng hệ thống đ−ờng giao thông liên xã
hầu hết đã đ−ợc bê tông hóa (Báo cáo tổng kết
huyện Đảng bộ năm 2006), việc chuyển sang
sản xuất kinh tế trang trại càng trở nên có ý
nghĩa to lớn cho việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi góp phần tạo dựng nền sản xuất
hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản
xuất của nhân dân.
Hiệu quả kinh tế, thu nhập của trang trại
phụ thuộc nhiều vào quy mô diện tích nh−
trang trại trồng trọt nh−ng có thể không phụ
thuộc vào diện tích nh− các trang trại chăn nuôi
hoặc ngành nghề khác (Nguyễn Đình H−ơng,
2000), mà phụ thuộc nhiều vào khả năng đầu
* Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.
** Sở Nông nghiệp Bắc Ninh.
76
Xác định hiệu quả và quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp...
t−. Tại Gia Bình đã xuất hiện nhiều loại hình
trang trại tổng hợp khác nhau và câu hỏi đặt ra
là qui mô trang trại bao nhiêu, mức độ đầu t−
nh− thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao
và hiệu quả ra sao thì ch−a đ−ợc trả lời. Do vậy
tác giả đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
tiêu: xác định hiệu quả kinh tế của việc chuyển
đổi hình thức sản xuất cổ truyền vùng đất trũng
sang kinh tế trang trại và quy mô chuyển đổi
cũng nh− mức độ đầu t− nh− thế nào sẽ cho
hiệu quả tốt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
xây dựng cơ sở khoa học cho việc định h−ớng
quy mô phát triển trang trại thích hợp trong
vùng và các vùng t−ơng tự.
2. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN
CứU
Đối t−ợng đ−ợc nghiên cứu là các trang
trại hiện có tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh,
với 27 trang trại đại diện đã đ−ợc tiến hành
điều tra ngẫu nhiên, trực tiếp phỏng vấn chủ hộ
với các chỉ tiêu: đặc điểm trang trại, các hoạt
động sản xuất và kết quả sản xuất của trang trại
trong năm 2006.
Từ số liệu điều tra, trên cơ sở giá cả hiện
hành của năm điều tra, các chỉ tiêu phân tích
hiệu quả đ−ợc xử lý, tính toán bao gồm một số
chỉ tiêu cuối cùng (Phạm Chí Thành, 1996):
tổng thu nhập của trang trại (TFI), tổng chi phí
khả biến (TVC), thu nhập thuần của trang trại
(TGM), hiệu quả 1 đồng chi phí (hqđcp), hiệu
quả sử dụng lao động gia đình (hqsdlđgđ), hiệu
quả sử dụng vốn l−u động (hqsdvlđ). Các hiệu
quả sau khi tính theo các nhóm đ−ợc qui đổi
sang hệ số để tính trung bình cho cả 3 loại hiệu
quả và so sánh mức độ hiệu quả chung của
chúng giữa các nhóm đ−ợc phân loại khác nhau
theo qui mô diện tích, qui mô đầu t− chi phí
sản xuất,... giá trị hiệu quả của nhóm nhỏ
(thấp) đ−ợc coi là hệ số 1 còn các nhóm khác
đ−ợc quy theo để phân tích mang tính đồng
nhất đơn vị.
3. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN
3.1. Một số đặc điểm chính của các trang
trại đ−ợc điều tra
Bảng 1. Sử dụng đất của các trang trại theo qui mô diện tích (ha,%)
Qui mô diện tích trang trại
Nhỏ Trung bình Lớn Các loại đất của trang trại(1)
ha % ha % ha %
Đất trồng trọt 0,003 0,6 0,005 0,4 0,010 0,4
Diện tích ao 0,492 98,4 1,340 95,7 2,270 98,7
Đất khác 0,005 1,0 0,055 3,9 0,020 0,9
Tổng diện tích trang trại (ha) 0,500 100 1,400 100 2,300 100
(1) Đất trồng trọt gồm: Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
Đất khác: gồm diện tích nhà cửa, sân phơi, nhà kho,…
Các đặc điểm cơ bản đ−ợc đề cập cho
trang trại bao gồm các đặc điểm về nguồn lực
đất đai, lao động và đặc tr−ng của chủ trang
trại.
Các loại đất chính mà trang trại sử dụng
bao gồm đất trồng trọt, diện tích ao cá và đất
khác. Hầu hết các loại trang trại tuy có qui mô
diện tích khác nhau nh−ng đều chung một đặc
điểm là tỷ lệ diện tích đất cho trồng trọt rất
nhỏ, biến động từ 0,4 đến 0,6% tổng diện tích,
phần đất khác cũng chiếm tỷ lệ rất bé, riêng
nhóm quy mô trung bình có tỷ lệ đất khác cao
hơn một chút (3,9%), phần còn lại là diện tích
ao chiếm hầu hết ở các nhóm từ 95,7% đến
98,7% (Bảng 1). Điều này cho thấy trang trại
vùng Gia Bình đ−ợc coi nh− là các trang trại
nuôi trồng thủy sản còn trồng trọt hoặc chăn
nuôi khác là phụ.
ở hầu hết các loại trang trại, tuổi chủ trại
nằm trong khoảng từ 30 đến 60 là độ tuổi sung
sức nhất đang có chí làm giàu và có kinh
nghiệm sản xuất. Phần còn lại nhiều hơn thuộc
độ tuổi d−ới 30 và phần ít có độ tuổi trên 60.
Phần lớn chủ hộ của các trang trại quy mô nhỏ
và trung bình có trình độ văn hoá cấp I và II,
66% chủ hộ các trang trại có quy mô diện tích
lớn có trình độ cấp III và chuyên nghiệp (Bảng
2). Điều này thể hiện thế mạnh của các chủ
trang trại quy mô lớn trong việc suy nghĩ kinh
doanh sao cho đạt hiệu quả cao hơn. Thành
77
Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Thành
phần xuất thân của chủ trại hầu hết là nông dân
đúng là những ng−ời có kinh nghiệm và cán bộ
h−u trí th−ờng có trình độ văn hóa cao và kinh
nghiệm tốt nên họ mạnh dạn tiên phong lập
trang trại. Xem xét vấn đề lao động cho thấy
mỗi trang trại chỉ có 2 lao động chính, riêng
trang trại lớn có tới 3 lao động gia đình bình
quân, còn lại họ phải thuê lao động bên ngoài
trong lúc thời vụ, một số ít đ−ợc thuê làm
th−ờng xuyên để đảm bảo công việc cũng nh−
hiệu quả kinh tế của trang trại (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm lao động và chủ trại theo qui mô diện tích trang trại
Qui mô diện tích trang trại
Chỉ tiêu
Nhỏ Trung bình Lớn
1.Tuổi (%)
- D−ới 30 tuổi
- Từ 30 - 60 tuổi
- Trên 60 tuổi
22
44
33
11
88
0
33
56
11
2. Trình độ văn hoá (%)
- Cấp I
- Cấp II
- Cấp III
- Trên cấp III
44
44
11
0
88
11
0
0
22
11
33
33
3. Xuất thân (%)
- Nông dân
- Cán bộ xã, huyện
- H−u trí
33
11
56
88
11
0
11
5
33
Lao động gia đình (lao động) 2 2 3
3.2. Hiệu quả sản xuất của trang trại
Vai trò và hiệu quả của việc chuyển đổi
sản xuất cổ truyền sang kinh tế trang trại
đ−ợc thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế của
các loại hình này (Bảng 3). Kết quả thể hiện
rõ là mặc dù kinh tế trang trại cần đầu t− cao
hơn, nh−ng bù lại nó cho thu nhập thuần cao
gấp 3 lần so với hình thức sản xuất cổ truyền
tr−ớc đây.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất trang trại
(TT) so với sản xuất cổ truyền (CTr)
Đvt: Tr.đ/ha
Hình thức sản
xuất
Tổng thu
nhập (TFI)
Tổng chi
phí khả
biến (TVC)
Thu nhập
thuần
(TGM)
Trang trại (TT) 305,80 275,20 30,60
Cổ truyền (CTr) 18,22 8,00 10,22
So sánh
(TT/CTr), (lần)
16,7 34,4 3,0
Nh− vậy, vai trò của kinh tế trang trại
trong vùng đã đ−ợc khẳng định. Tuy nhiên, vấn
đề đ−ợc đặt ra tiếp theo là sản xuất trang trại
nên tổ chức với qui mô nào, đầu t− nh− thế nào
sẽ cho hiệu quả cao hơn? kết quả nghiên cứu
trả lời cho câu hỏi này thể hiện qua hai khía
cạnh: một là qui mô về các loại diện tích của
trang trại bao gồm qui mô diện tích trang trại
nói chung hay qui mô đất trồng trọt và qui mô
diện tích ao nói riêng đều có một qui luật
chung: khi tăng diện tích lên thì giá trị các loại
hiệu quả so sánh (cả giá trị thực cũng nh− qui
ra hệ số) đều biểu hiện tăng thuận (Bảng 4, 5,
6). Ví dụ theo diện tích canh tác hệ số so sánh
trung bình từ trang trại nhỏ đến trang trại lớn
tăng dần từ 1 đến 2,3 và 2,4 hoặc theo diện tích
đất trồng trọt là 1 đến 1,9. Điều này có nghĩa là
qui mô diện tích đối với các trang trại trong
vùng ch−a đạt tới giới hạn trên cho phép trong
các điều kiện cụ thể của vùng. Nh− vậy, để các
trang trại có qui mô phù hợp đạt hiệu quả kinh
tế cao, có thể mở rộng thêm qui mô diện tích
của trang trại. Bởi vì qui mô trung bình hiện
nay của các trang trại lớn tại Gia Bình mới chỉ
là 2,3 ha, theo h−ớng dẫn tiêu chí xác định
kinh tế trang trại của Bộ NN&PTNT- Tổng cục
Thống kê thì ở miền Bắc một trang trại phải có
diện tích trên 2ha (Cục Thống kê, 2000).
78
Xác định hiệu quả và quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp...
Bảng 4. Hiệu quả sản xuất của trang trại theo quy mô diện tích
Quy mô diện tích của trang trại Hệ số để so sánh (lần)
Chỉ tiêu nghiên cứu Nhỏ Trung bình Lớn Nhỏ Trung bình Lớn
Hqđcp (%) 16,63 45,89 35,01 1,0 2,8 2,1
Hqsdlđgđ (đồng) 14800 57600 79500 1,0 3,9 5,4
Hqsdvlđ (lần) 1,42 1,59 1,34 1,0 1,1 0,9
Hệ số trung bình 1,0 2,6 2,8
Bảng 5. Hiệu quả sản xuất theo quy mô diện tích đất trồng trọt của trang trại
Quy mô diện tích đất trồng trọt của trang trại(*) Hệ số để so sánh (lần)
Chỉ tiêu nghiên cứu
Nhỏ Trung bình Lớn Nhỏ Trung bình Lớn
Hqđcp (%) 22,34 24,54 50,62 1 1,1 2,3
Hqsdlđgđ (đồng) 36732 29823 84667 1 0,8 2,3
Hqsdvlđ (lần) 1,49 1,34 1,51 1 0,9 1,0
Hệ số trung.bình 1 0,9 1,9
(*) Ghi chú: Nhỏ: 0,003ha; T.bình: 0,005ha; Lớn: 0,01ha.
Bảng 6. Hiệu quả sản xuất theo quy mô diện tích ao
Quy mô diện tích ao của trang trại(*) Hệ số để so sánh (lần)
Chỉ tiêu nghiên cứu
Nhỏ Trung bình Lớn Nhỏ Trung bình Lớn
Hqđcp (%) 31,05 28,96 37,52 1 0,9 1,2
Hqsdlđgđ (đồng) 18950 41042 91224 1 2,2 4,8
Hqsdvlđ (lần) 1,44 1,54 1,38 1 1,1 1,0
Hệ số trung bình 1 1,4 2,3
(*) Ghi chú: Nhỏ: 0,49ha; T.bình: 1,34ha; Lớn: 2,27ha.
ở khía cạnh đánh giá mức đầu t−, kết quả
nghiên cứu đã cho thấy mức đầu t− tính theo
đất canh tác và ao đã biểu hiện đầu t− quá mức
vì hệ số hiệu quả trung bình có biểu hiện giảm
khi mức đầu t− tăng lên. Còn đối với mức đầu
t− tính theo ha đất trồng trọt và cho chăn nuôi
lợn hoặc gia cầm ch−a đạt đến đỉnh hiệu quả
cao (Bảng 7 và Bảng 8). Điều này cho thấy đối
với đất canh tác và đất ao không nên đầu t− cao
hơn nữa, thậm chí cần phải giảm đi. Còn đối
với đất trồng trọt và chăn nuôi lợn, gia cầm có
thể tăng thêm mức đầu t− để đạt hiệu quả kinh
tế cao hơn.
Bảng 7. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất (qui ra hệ số) theo mức chi phí trên ha (lần)
Diện tích trang trại (1) Đất trồng trọt(2)
Chỉ tiêu nghiên cứu Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao
Hqđcp 1 1,3 0,9 1 1,1 1,4
Hqsdlđgđ 1 2,2 0,9 1 1,1 1,9
Hqsdvlđ 1 1,0 0,9 1 1,0 1,0
Hệ số Trung bình 1 0,8 0,8 1 1,1 1,4
Ghi chú: (1): Thấp: 115 tr/ha; T.bình: 153 tr/ha; Cao: 263 tr/ha
(2): Thấp: 9 tr/ha; T.bình: 14 tr/ha; Cao: 31 tr/ha.
79
Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Thành
Bảng 8. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất (qui ra hệ số) theo mức đầu t− trên ha ao
và chăn nuôi lợn, gia cầm (lần)
Ha ao(1) Lợn, gia cầm(2)
Chỉ tiêu nghiên cứu
Thấp T.bình Cao Thấp T.bình Cao
hqđcp 1 1,9 1,2 1 1,0 1,5
hqsdlđgđ 1 1,7 1,5 1 0,8 2,1
hqsdvlđ 1 1,1 1,1 1 1,0 1,0
Hệ số T.bình 1 1,6 1,3 1 0,9 1,5
Ghi chú: (1) Thấp: 43 tr/ha; T.bình: 73 tr/ha; Cao: 154 tr/ha
(2) Thấp: 64 tr/trại; T.bình: 142 tr/ trại; Cao: 326 tr/trại
4. KếT LUậN
Trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng nh−
hiện nay tại vùng trũng huyện Gia Bình tỉnh
Bắc Ninh, với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
hiện tại của vùng, trình độ quản lý của chủ trại,
kết quả nghiên cứu hoạt động sản xuất trang
trại của huyện đã chỉ ra:
(1) Để nâng cao hiệu quả sản xuất cho
vùng đất trũng chỉ cấy đ−ợc một vụ lúa còn
một vụ bấp bênh phụ thuộc nhiều vào tình hình
m−a bão, úng lụt hàng năm, việc chuyển đổi
sang trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp
chăn nuôi lợn, gia cầm và trồng trọt là điều rất
cần thiết và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn so với sản xuất lúa truyền thống tr−ớc đây.
Giá trị thu nhập thuần của trang trại trên ha đất
canh tác cao hơn gấp 3 lần so tr−ớc đây.
(2) Về quy mô diện tích trang trại nh−
hiện nay tại Gia Bình, với trình độ quản lý của
các chủ trại nh− đã mô tả là còn nhỏ, muốn cho
hoạt động của trang trại đạt hiệu quả cao hơn
cần cho phép các trang trại mở rộng quy mô
diện tích hơn nữa, dự kiến qui mô trên 3ha.
(3) Về mức chi phí sản xuất, không nên
đầu t− v−ợt quá 150 triệu đồng cho một ha toàn
trang trại, không quá 70 triệu cho ha ao. Với
đất trồng trọt, còn khả năng tăng chi phí cao
hơn (trên 30 triệu đồng cho ha). Cũng t−ơng tự,
việc đầu t− chi phí chăn nuôi lợn, gia cầm còn
cho phép có thể đầu t− cao hơn nữa vẫn có lãi.
Tài liệu tham khảo
Cục Thống kê (2000). Thông t− liên tịch của
Bộ NN&PTNT - Tổng cục Thống kê về:
h−ớng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại (Thứ tr−ởng Cao Đức Phát đã
ký, 2000)
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, tr. 321
Huyện Đảng bộ Bắc Ninh (2006). Báo cáo
tổng kết cuối năm về tình hình sản xuất,
kinh tế, xã hội. Huyện Gia Bình năm
2006.
Nguyễn Đình H−ơng (2000). Thực trạng và
giải pháp phát triển kinh tế trang trại
trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại
hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Nguyễn Ph−ợng Vỹ (2007). Báo cáo của Bộ
NN&PTNT-Cục HTX&PTNT. Báo cáo
đóng góp của các hộ gia đình và HTX
trong sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam.(Trang web của Google,
16/7/2007)
Phạm Chí Thành, 1996. Hệ thống nông nghiệp.
(Giáo trình cao học nông nghiệp). Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; tr.151-
160.
80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- Xác định hiệu quả vỡ quy mô thích hợp cho trang trại tổng hợp trên vùng đất trũng tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh.pdf