Tài liệu Báo cáo Khoa học Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: Bỏo cỏo khoa học:
Vai trũ của phụ nữ nụng thụn chõu ỏ trong sản xuất
nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn
Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 1, số 2/2003
164
Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á trong sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Role of Asian rural women in agricultural production and rural development
Nguyễn Ph−ợng Lê1
Summary
Despite having to undertake the hard family work, the Asian rural women still play
the key role in production, processing and marketing of agricultural products. Under the
context of current industrialization and urbanization in Asian countries, the role of rural
women has become increasingly important in generating the agricultural income.
However, they usually suffer inferiority in spiritual and physical life. Therefore, rural
development programs should pay attention to Asian rural women in order to improve
their living standard.
Keywords: Asian rural women, agricultrual production, biodiversity, post-harvest,
a...
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học:
Vai trũ của phụ nữ nụng thụn chõu ỏ trong sản xuất
nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn
Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tập 1, số 2/2003
164
Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á trong sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Role of Asian rural women in agricultural production and rural development
Nguyễn Ph−ợng Lê1
Summary
Despite having to undertake the hard family work, the Asian rural women still play
the key role in production, processing and marketing of agricultural products. Under the
context of current industrialization and urbanization in Asian countries, the role of rural
women has become increasingly important in generating the agricultural income.
However, they usually suffer inferiority in spiritual and physical life. Therefore, rural
development programs should pay attention to Asian rural women in order to improve
their living standard.
Keywords: Asian rural women, agricultrual production, biodiversity, post-harvest,
aquaculture, rural development
1. Đặt vấn đề1
Hiện nay, kinh tế châu á là sự pha trộn
giữa những nền kinh tế phát triển với các
nền kinh tế chậm phát triển và thiếu hụt.
Mặc dù có sự khác nhau về trình độ phát
triển kinh tế nh− vậy nh−ng nhìn chung
nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế
quan trọng trong châu lục, xoá đói giảm
nghèo và an ninh l−ơng thực vẫn là vấn đề
mang tính chất thời sự. Hầu hết các n−ớc
trong khu vực đều đang tiến hành công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, tuy nhiên phần
lớn ng−ời nghèo ở các n−ớc đang phát
triển sinh sống ở khu vực nông thôn và
phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông
nghiệp hoặc các hoạt động kinh tế gắn liền
với nông nghiệp.
Phụ nữ châu á đóng vai trò quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp và giải quyết
an ninh l−ơng thực. Nhìn một cách tổng
thể, phụ nữ châu á đang sống trong những
1
Bộ môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn
điều kiện kinh tế, chính trị, trình độ văn
hoá và xS hội rất khác nhau. Trong những
năm gần đây, các n−ớc trong châu lục đS
đạt đ−ợc những thành tựu quan trọng trong
chiến l−ợc bình đẳng giới và vì sự tiến bộ
của phụ nữ nh−ng mới chỉ tập trung ở khu
vực thành thị. Phụ nữ nông thôn hiện nay
vẫn đang phải gánh trên vai hai gánh nặng,
đó là vừa phải tham gia lao động sản xuất
ra của cải vật chất, vừa làm nhiệm vụ tái
sản xuất gia đình. Họ đang phải đ−ơng đầu
với nghèo đói, thiếu nguồn lực sản
xuất, mù chữ, bệnh tật và không có khả
năng tiếp cận với thị tr−ờng nông sản.
Với ph−ơng pháp chủ yếu là chuyên
khảo và thu thập thông tin từ những tài
liệu đS công bố, bài viết này sẽ tập trung
xem xét vai trò của phụ nữ châu á trong
sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn trên các khía cạnh chủ yếu nh− sự
đóng góp của họ vào lực l−ợng lao động
nói chung và lao động nông nghiệp nói
riêng, vai trò của họ trong hoạt động sản
xuất trồng trọt, chăn nuôi…
vai trò của phụ nữ nông thôn châu á
165
2. Vai trò của phụ nữ nông thôn
châu á trong nông nghiệp và
phát triển nông thôn
Thách thức lớn nhất trong quá trình
phát triển ở châu á hiện nay đó là: (1) đạt
đ−ợc sự bình đẳng giới trong nông nghiệp
và cộng đồng nông thôn; (2) tạo cơ hội
cho phụ nữ nông thôn tham gia vào các
hoạt động xoá đói giảm nghèo; và (3) đạt
đ−ợc an ninh l−ơng thực.
Số liệu trong bảng 1 cho thấy sự khác
nhau về tình trạng của phụ nữ nông thôn ở
các n−ớc châu á thông qua các chỉ số về
sự tham gia của lực l−ợng lao động nữ
trong ngành nông nghiệp. ở các n−ớc có
chỉ số về phát triển con ng−ời (HDI) thấp
và trung bình thì chỉ số phát triển có tính
đến cân bằng giới (GDI) cũng ở mức thấp
một cách t−ơng ứng. Các n−ớc có chỉ số
HDI và GDI cao thì sự tham gia của lao
động nữ trong sản xuất nông nghiệp thấp
hơn và ng−ợc lại.
Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á
trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
đ−ợc thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu
sau:
2.1. Sự đóng góp của phụ nữ vào lực
l−ợng lao động
Trong hầu hết các n−ớc đang phát
triển ở khu vực châu á, phụ nữ đều chiếm
một tỷ lệ lớn trong lực l−ợng lao động của
ngành nông nghiệp. ấn Độ có tới 89,5%
lao động nữ ở nông thôn tham gia sản xuất
nông nghiệp, tỷ lệ này ở Việt Nam là
73,0% (fao.org).
ở các n−ớc Nam á, cơ hội tìm kiếm
việc làm trong khu vực Nhà n−ớc có xu
h−ớng giảm xuống trong những năm gần
đây, vì thế khi lực l−ợng lao động gia tăng
thì số ng−ời làm việc trong khu vực kinh tế
t− nhân ngày càng tăng. Trong khi đó tỷ lệ
nam giới có việc làm ở khu vực Nhà n−ớc
cao hơn nhiều so với phụ nữ. Điều đó cho
thấy rằng phụ nữ đS đóng góp vào lực
Bảng 1. Các chỉ số về sự phát triển con ng−ời và sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất nông
nghiệp ở các n−ớc châu á
Tên n−ớc
Xếp hạng
HDI
1996
Xếp hạng
GDI
1996
Tỷ lệ lao động nữ
trong sản xuất nông
nghiệp (%) 1994
Tỷ lệ lao động
có trả
l−ơng (%) 1990
Tỷ lệ lao động gia
đình không đ−ợc
trả l−ơng(%) 1990
Bangladesh 143 116 65 5 6
Bhutan 159 - 95 - -
Cambodia 156 - 75 - -
Trung Quốc 108 79 74 - -
ấn Độ 135 103 78 - -
Nhật Bản 3 12 - - -
Nepal 151 124 97 - -
Philippines 95 70 34 30 53
Hàn Quốc 29 31 31 27 87
Sri Lanka 89 62 50 18 59
Thái Lan 52 33 64 27 64
Việt Nam 121 91 57 …. ….
Nguồn: UNDP, 1995
Nguyễn Ph−ợng Lê
166
l−ợng nghèo đói của thế giới một cách
không cân đối. Những phụ nữ nghèo đói
này đS phải kéo dài thời gian làm việc của
mình kể cả ở nhà và bên ngoài để kiếm đủ
tiền nuôi sống gia đình. Tính kém hiệu
quả của ngành nông nghiệp đS khiến cho
nó trở thành ngành cuối cùng trong quá
trình lựa chọn, tìm kiếm việc làm ở nhiều
n−ớc trên thế giới và do đó đS tạo ra sự
“phụ nữ hoá” trong sản xuất nông nghiệp
(theo UN/ESCAP 1995). Quá trình “phụ
nữ hoá” trong sản xuất nông nghiệp có xu
h−ớng gia tăng ở các n−ớc có công nghiệp
nông thôn phát triển, đồng thời phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố
thị xS đS thu hút một l−ợng lớn những lao
động trẻ khoẻ là nam giới từ khu vực nông
nghiệp, quá trình này diễn ra mạnh mẽ ở
các n−ớc nh− Bangladesh, Trung Quốc, ấn
Độ và một số vùng nông thôn của Việt
Nam.
2.2. Phụ nữ nông thôn với hoạt động sản
xuất nông nghiệp và phát triển các hệ
thống canh tác
Trong thời gian gần đây đS có nhiều
nghiên cứu về vai trò của giới trong phát
triển hệ thống canh tác (kể cả nam giới và
phụ nữ). Qua nghiên cứu cho thấy, ở châu
á cả nam giới và phụ nữ đều tham gia vào
sản xuất nông nghiệp nh−ng vai trò giới
thay đổi theo vùng và theo các điều kiện
nông - sinh thái, theo kiểu hệ canh tác,
theo mối liên kết giữa trồng trọt và chăn
nuôi và tuỳ theo cơ hội tìm kiếm việc làm
ở khu vực phi nông nghiệp. Mặc dù có sự
khác nhau nh− vậy nh−ng hầu hết những
ng−ời phụ nữ đều có vai trò quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu l−ơng thực -
thực phẩm cho gia đình không chỉ bằng
hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm
mà còn thông qua hoạt động tiêu thụ sản
phẩm trên các thị tr−ờng phi chính thống.
ở các n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia
Indonesia và Philippines nơi mà sản xuất
nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu thì
phụ nữ luôn đảm nhận hầu hết các công
việc nặng nhọc trong sản xuất lúa nh−:
làm đất, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, t−ới
n−ớc, thu hoạch và các hoạt động sau thu
hoạch (UNICEF). ở Bhutan, trừ khâu cày
bừa, phụ nữ đảm nhận hầu hết các khâu
của quá trình sản xuất nông nghiệp, ngoài
ra họ còn kiếm tiền bằng các hoạt động
bán sản phẩm và đi làm thuê. Ngoài ra,
phụ nữ nông thôn còn chăn nuôi gia súc,
gia cầm để cải thiện chất l−ợng dinh
d−ỡng và nâng cao thu nhập cho gia đình.
ở châu á nghề làm v−ờn cũng rất phát
triển, cùng với nghề chăn nuôi và sản xuất
nông sản, nghề này đS góp phần quan
trọng vào việc giải quyết nhu cầu l−ơng
thực - thực phẩm cho hộ gia đình. Đối với
nghề làm v−ờn ng−ời ta cũng thấy rằng
phụ nữ th−ờng trồng và chăm sóc rau, quả
nhiều hơn nam giới.
2.3. Phụ nữ nông thôn với đa dạng sinh
học
Phụ nữ nông thôn châu á đóng vai trò
chủ chốt trong lĩnh vực đa dạng sinh học,
họ đ−ợc xem nh− những ng−ời lựa chọn
hạt giống, quản lý đa dạng sinh học trong
v−ờn nhà và là ng−ời gìn giữ kiến thức bản
địa về các loại cây thực phẩm và cây thuốc
(loại trồng và hoang dại) và các sản phẩm
từ rừng. Thông qua hoạt động trồng trọt và
tìm kiếm thức ăn, phụ nữ nông thôn là
những ng−ời bảo vệ và quản lý đa dạng
sinh học khu vực châu á. ở Việt Nam,
phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động gìn giữ những kiến thức về cây
trồng bản địa. Chẳng hạn ở Ba Vì - Hà Tây
phụ nữ là ng−ời gieo trồng, thu l−ợm và
chế biến những cây thuốc nam có tác dụng
chữa bệnh rất tốt, trong khi đó nam giới
hầu nh− không tham gia vào những hoạt
động này (Bùi Thị Minh Tiệp, 2000).
vai trò của phụ nữ nông thôn châu á
167
2.4. Phụ nữ nông thôn với nghề nuôi
trồng thuỷ sản
Cá và các sản phẩm từ cá là một phần
trong toàn bộ khẩu phần ăn của ng−ời dân
ở nhiều n−ớc và cũng là một ngành kinh tế
quan trọng ở một số n−ớc trong khu vực.
Phụ nữ nông thôn tham gia vào cả hai khu
vực đó là chăn nuôi cá theo kiểu thủ công
và chế biến thuỷ hải sản ở các xí nghiệp
công nghiệp. Bằng hoạt động của mình
trong ngành thuỷ sản phụ nữ không chỉ
góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình
mà còn làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ
cho đất n−ớc.
ở ấn Độ và Lào, phụ nữ đánh bắt tôm
cá n−ớc ngọt bằng l−ới, còn ở Philippines
thì phụ nữ đánh cá bằng xuồng ở những
vùng n−ớc lợ ven biển (FAO,1987). Xem
xét vai trò của phụ nữ ở vùng vịnh Bengal,
Madhu (1989) đS xác định đ−ợc tính đa
dạng của lao động nữ trong nghề thuỷ sản
nh− sau: ″ngoài vai trò là vợ, là mẹ, là
ng−ời quản lý gia đình (những công việc
đS lôi cuốn họ suốt từ sang sớm đến tối)
những ng− dân nữ còn tham gia vào thị
tr−ờng cá với vai trò của những ng−ời bán
lẻ, ng−ời bán đấu giá hoặc các đại lý bán
buôn; họ đan và sửa chữa l−ới; thu l−ợm
trứng tôm và cá từ d−ới n−ớc để bán cho
những nông dân nuôi cá; ngoài ra họ còn
là những công nhân chế biến tôm, phơi và
−ớp cá, chế biến ra hàng loạt các sản phẩm
từ cá”.
2.5. Phụ nữ với các hoạt động sau thu hoạch
Phụ nữ nông thôn châu á có vai trò
quan trọng trong các hoạt động sau thu
hoạch của hầu hết các sản phẩm: từ cây
trồng làm l−ơng thực, thực phẩm của hộ
đến cây hàng hoá, từ sản phẩm thu hoạch
ở v−ờn đến sản phẩm từ biển. Hoạt động
của phụ nữ trong lĩnh vực này rất đa dạng
nh−: xay xát lúa gạo ở Indonesia, làm
bánh ở Nepal và Việt Nam, thái măng tre
để ngâm dấm và đóng hộp ở Nhật Bản,
chế biến hạt cây có dầu ở Trung Quốc, rửa
và cắt lát rau quả để đóng hộp ở ấn Độ và
một số n−ớc khác, phơi (sấy) cá ở Sri
Lanka, làm mứt kim chi ở Hàn Quốc, và
đóng hộp cá ngừ để xuất khẩu ở Thái Lan.
Ngoài ra, trong hàng triệu nông hộ ở châu
á, việc chế biến thực phẩm phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng của hộ cũng thuộc về
phụ nữ. Ngày nay, các n−ớc trong khu
vực đang đô thị hoá với tốc độ nhanh nên
nhu cầu tiều dùng sản phẩm đS chế biến
cũng ngày càng tăng, chính vì vậy cần có
nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực sau
thu hoạch hơn. Song song với hoạt động
chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn chính
thức, phụ nữ còn là những ng−ời sơ chế
thực phẩm, bán với giá rẻ nhằm phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp dân cơ
có thu nhập thấp.
2.6. Phụ nữ với vai trò là chủ hộ
Mặc dù vẫn còn rất nhiều ý kiến khác
nhau về vấn đề chủ hộ nữ song phải thừa
nhận một thực tế là chủ hộ nữ chiếm một
số l−ợng đáng kể ở khu vực châu á.
Mencher và Joan (1993) cho rằng ở vùng
bán lục địa của ấn Độ phụ nữ nói chung
và nữ chủ hộ nói riêng có vai trò quyết
định đến sự sống còn của nông hộ.
Khi mà sự di c− của lực l−ợng nam giới
ra khỏi khu vực nông nghiệp và nông thôn
ngày càng gia tăng do họ tìm kiếm đ−ợc
việc là ở n−ớc ngoài và khu vực thành thị
thì vai trò của ng−ời phụ nữ càng trở nên
quan trọng hơn.
Hiện nay, tình trạng nam giới vùng
nông thôn của các n−ớc Thái Lan,
Philippines, ấn Độ và Việt Nam, ra thành
phố làm việc ngày càng tăng đS khiến cho
phụ nữ phải gánh vác thêm các công việc
nặng nhọc của sản xuất nông nghiệp và
các ngành nghề khác. ở Trung Quốc, phụ
nữ có thể vừa là nông dân, vừa là chủ các
xí nghiệp công nghiệp địa ph−ơng do
Nguyễn Ph−ợng Lê
168
chính phủ có một ch−ơng trình di chuyển
nguồn lực lao động trong n−ớc nhằm đáp
ứng nhu cầu lao động cho quá trình
chuyển đổi nền kinh tế (Croll,1995). ở
Bangladesh, những ng−ời đàn ông không
có đất đi tìm kiếm việc làm ở thành phố và
để lại toàn bộ công việc gia đình cho
ng−ời phụ nữ. Do đó, phân tích về sự vất
vả của những chủ hộ nữ ở nông thôn
(trong những điều kiện kinh tế khác nhau)
sẽ giúp cho chính phủ có những ch−ơng
trình can thiệp phù hợp.
Nói chung, định kiến của xS hội về phụ
nữ đS ngăn cản họ tiếp cận với những cơ
hội phát triển kinh tế. Singh (1993) cho
rằng: “ở ấn Độ, mặc dù chính sách của
Nhà n−ớc xác định những nữ chủ hộ là
nhóm mục tiêu đặc biệt của ch−ơng trình
hỗ trợ phát triển, song trên thực tế chính
sách này vẫn không đ−ợc biến thành hành
động ở cấp bang và cấp địa ph−ơng”.
2.7. Phụ nữ nông thôn với nền nông
nghiệp hàng hoá
Sự đóng góp của phụ nữ châu á trong
ngành sản xuất lúa đS có sự thay đổi rõ
rệt, phụ nữ các n−ớc ấn Độ, Thái Lan và
Việt Nam không chỉ tham gia vào sản xuất
lúa trên đồng ruộng mà họ còn là lực
l−ợng quan trọng trong xuất khẩu lúa gạo
của các n−ớc này. Lao động nữ trong
ngành chè, cà phê và cao su cũng t−ơng tự,
họ không những góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển mà còn làm tăng thu nhập
của ngành nói chung và của hộ nói riêng.
Chính phụ nữ chứ không phải ai khác đS
thực hiện thành công công cuộc chuyển
nền nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hoá ở các n−ớc đang
phát triển thuộc khu vực châu á.
3. Kết luận
Mặc dù phải gánh vác những công việc
gia đình nh−ng phụ nữ nông thôn châu á
vẫn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt
động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
Trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đang diễn ra ở khắp các n−ớc châu
á, vai trò của phụ nữ nông thôn ngày càng
trở nên quan trọng hơn trong việc tạo thu
nhập từ nông nghiệp của hộ. Tuy nhiên,
phụ nữ nông thôn cũng là những ng−ời
chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất và tinh
thần, vì thế họ cần phải nhận đ−ợc sự quan
tâm, hỗ trợ của các ch−ơng trình phát triển
“vì sự tiến bộ của phụ nữ”, giúp cho họ trở
thành những ng−ời chủ thực sự của xS hội.
Tài liệu tham khảo
Croll, Elizabeth (1995), Rural migration in
rural development in the evolving market
economy, UNDP, New York.
FAO (1987), Women in Fisheries, Rome.
FAO (1998), Rural women and Food security:
current situation and perspectives, Rome.
FAO, Sustainable Development Department,
fao.org/sd/women_index.
Madhu, S. R. (1989), Fisher women of bay of
Bengal, Nagaicalm Quarterly.
Mencher, Joan P. (1993), Female-headed,
female-supported households in India: who
are and what are their survival strategies.
Singh, Andrea Menefe (1993), Defining and
targetting female-headed households for
development assistance in South Asia.
Bùi Thị Minh Tiệp (2000), Vai trò của phụ nữ
Dao trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại
bản Yên Sơn - Ba Vì - Hà Tây, Luận văn
thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp I
- Hà Nội.
UN/ESCAP (1995), Improving the access of
women to formal credit and financial
institution windows of opportunity, New
York, United Nations.
UNICEF, Empowering women: experiences in
East Asia and the Pacific.
vai trò của phụ nữ nông thôn châu á
169
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- Vai trò của phụ nữ nông thôn châu á trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.pdf