Tài liệu Báo cáo Khoa học Thiếu vitamin b12 trên bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột tại Cần Thơ - Việt Nam
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Thiếu vitamin b12 trên bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột tại Cần Thơ - Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC
THIẾU VITAMIN B12 TRÊN BỆNH NHÂN
CÓ TRIỆU CHỨNG DẠ DÀY RUỘT TẠI
CẦN THƠ - VIỆT NAM
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008
119
THIẾU VITAMIN B12 TRÊN BỆNH NHÂN
CÓ TRIỆU CHỨNG DẠ DÀY RUỘT TẠI CẦN THƠ - VIỆT NAM
Nguyễn Văn Thái - Phạm Hùng Lực (Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ)
1. Giới thiệu
Vitamin B12 là cần thiết để tổng hợp DNA. Nó có nguồn gốc duy nhất từ sản phNm động
vật. Thiếu nó có thể gây nên bệnh lý về máu và thần kinh và có thể dẫn đến tăng homocystein
máu, là một yếu tố nguy cơ của sự phát triển xơ vữa mạch máu và huyết khối tĩnh mạch.
Vài nghiên cứu báo cáo thiếu vitamine B12 có tần suất cao ở Châu Á. Refsum và cộng
sự chứng minh trong 204 người Ấn Độ Châu Á có 52% thiếu vitamine B12[1]. Chung Hin Chui
và cộng sự phát hiện rằng tỷ lệ bệnh lưu hành của thiếu Vitamine B12 trong khoảng từ 4.8% đến
8.9% trong số phân nhóm bệnh nhân khác nhau của Bệnh Viện Prince of Wales, Trung Quốc
trong năm 1996 [2]. Và Gumurdulu và cộng sự, báo cáo 67% dân số Thổ Nhĩ Kỳ thiếu vitamine
B12 [3]. Hơn nữa mức độ cao của thiếu vitamine B12 được thể hiện ở dân nhập cư châu Á sống
tại Anh và Hoa Kỳ. Rose và cộng sự, chứng minh rằng trong nhiều dân nhập cư Châu Á tại nước
Anh có B12 huyết thanh dưới mức bình thường [4]. Và Luong và cộng sự nghiên cứu 59 dân
nhập cư sống tại phía nam California và phát hiện mức vitamin B12 thấp ở 20 bệnh nhân.
Dựa trên những dữ liệu này có thể đưa ra giả thuyết rằng dân số Việt Nam có thể là một
yếu tố nguy cơ của thiếu vitamine B12. Tuy nhiên, không có dữ liệu liên quan đến tần số thiếu
vitamine B12 ở Việt Nam. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là để xác định tần số thiếu
vitamine B12 ở bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và
tìm ra yếu tố nguy cơ của sự thiếu hụt này.
2. Phương pháp, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Tiêu hoá Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ Việt Nam,
và Trung tâm Y khoa Đại Học St. Radboud Nijmegen, Hà Lan. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm
2003, tất cả bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột đến khám tại Khoa Tiêu Hoá – Ngoại Trú
Bệnh Viện Đa Khoa Cần thơ để nội soi dạ dày được mời tham gia vào nghiên cứu này.
2.1. Đo Vitamin B12 huyết thanh
Nồng độ vitamine B12 huyết thanh được đo bằng Immulite analyzer (DPC, Los Angeles
CA, Hoa kỳ). Tất cả mẫu được phân tích trong một đợt để hạn chế sai số xét nghiệm. Nồng độ
Vitamine B12 dưới 160 pmol/l được phân loại là “thiếu mức độ lâm sàng”, mức giữa 160 đến
250 pmol/l được phân loại là “thiếu mức độ cận lâm sàng” và trên 250 pmol/l là “bình thường”.
2.2. Chn đoán nhiễm H. pylori.
Tất cả bệnh nhân được xét nghiệm hơi thở ure C (Heliprobe Noster system AB,
Stockholm, Thuỵ Điển). Bệnh nhân không được phép sử dụng thuốc ức chế bơm proton/ ức chế
thụ thể H2 hay kháng sinh trong vòng 2 tuần trước xét nghiệm hơi thở. Sau một đêm bệnh nhân
uống thuốc HeliCap (chứa 1µCi urea C14) với 50 ml nước. 10 phút sau mẫu thở được lấy (Breath
card) và phân tích trong 4 phút. Đo hơn 50 lần C14được xem như là bằng chứng nhiễm H. pylori,
đo ít hơn 25 lần C14được xem là không nhiễm H. pylori [6].
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008
120
2.3. Phân tích số liệu
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: bệnh nhân có nồng độ vitamine B12 bình thường và
bệnh nhân có nồng độ vitamine B12 thấp (cả nhóm biểu hiện lâm sàng và nhóm biểu hiện cận
lâm sàng). Các đặc điểm cơ bản (giới tính, tuổi, thói quen ăn) được ghi chép bằng bộ câu hỏi.
Tình trạng nhiễm H. pylori, chNn đoán nội soi và các đặc điểm cơ bản trên được so sánh với
bệnh nhân có và không có thiếu vitamine B12 sử dụng phép kiểm t, phép kiểm χ2 sau cho phù
hợp. Những giá trị thiếu được loại khỏi phân tích. Có ý nghĩa thống kê được xác định khi giá
trị p <0.05.
3. Kết quả
Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2003, 216 bệnh nhân (80 nam và 136 nữ, tuổi trung bình
43.2 (độ lệch chuNn SD = 13.2)) trong nghiên cứu này. 10 bệnh nhân (4.6%) bị ung thư dạ dày,
28 bệnh nhân (13%) bị loét và 178 bệnh nhân (82,4) chỉ bị viêm dạ dày hoặc không có bất
thường qua nội soi.
Nồng độ trung bình vitamin B12 huyết thanh là 622 pmol/l (SD=444pmol/l). chỉ có 2
bệnh nhân (0.9%) bị thiếu vitamine B12 mức độ lâm sàng (<160pmol/l) và 15 bệnh nhân (7.0%)
bị thiếu vitamine B12 mức độ cận lâm sàng (160-250pmol/l). Những người còn lại 199 bệnh
nhân (92%) có mức độ vitamine B12 bình thường.
Bảng 1: Các đặc điểm cơ bản liên quan đến tình trạng B12.
Tình trạng vitamin B12 Giá trị P
Bình thường
N (%) (N=199)
Thiếu
N (%) (N=17)
Nhóm tuổi
<40 tuổi
>40 tuổi
77 (38.7%)
122 (61.3%)
4 (23.5%)
13 (76.5%)
P=0.21
Gíơi Nam
Nữ
75 (37.7%)
124 (62.3%)
5 ( 29.4%)
12 (70.6%)
P=0.49
H. pylori1
Dương
Âm
98 (51.3%)
93 (48.7%)
13 (81.3%)
3 (18.8%)
P=0.02
ChNn đóan nội soi Viêm hoặc
BT
Loét dd-tt
K dạ dày
165 (82.9%)
25 (12.6%)
9 (4.5%)
13 (76.5%)
3 (17.6%)
1 (5.9%)
P=0.79
Thói quen ăn uống Ăn kiêng2
Ăn BT
12 (6.0%)
187 (94.0%)
1 (5.9%)
16 (94.1%)
P=0.99
1: p<0.05 , 2 Bao gồm cả ăn chay
Ở bảng 1 cho thấy các đặc điểm cơ bản, chNn đoán nội soi và tình trạng nhiễm H. pylori
được tóm tắt có liên quan đến tình trạng vitamine B12 (cả bình thường hay thiếu mức độ cận
lâm sàng). Bảng này chỉ ra rằng bị nhiễm H. pylori có liên quan đến thiếu vitamine B12. Bệnh
nhân có H. pylori dương tính có nguy cơ cao gấp 3.75 lần (95%CI 1.10-12.76) bị thiếu vitamine
B12 hơn những bệnh nhân âm tính H. pylori.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008
121
5. Bàn luận
Dù là những nghiên cứu cho thấy thiếu vitamine B12 có tỷ lệ cao ở một số nước châu Á và
trong những người châu Á di dân đến các nước phương Tây, không có dữ liệu liên quan đến tỷ lệ thiếu
vitamine B12 ở Việt Nam [1-5]. Tuy nhiên thiếu vitamin B12 có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ
nghiêm trọng. Điều này chứng thực cần thu thập số liệu về tần số thiếu vitamin B12 ở Việt Nam
Chúng tôi thấy rằng tần số thiếu vitamin B12 rất thấp trong dân số chúng ta: 8% bệnh
nhân có mức độ thiếu vitamin B12, nhưng trong số này chỉ có 1% có “thiếu mức độ lâm sàng”.
Kết quả này thì thấp hơn kết quả từ cộng đồng châu Á khác. Chung Hin Chui và cộng sự nghiên
cứu kết quả bệnh nhân có mức độ vitamin B12 được đo thường lệ trong lâm sàng [2]. Cho thấy
28% bệnh nhân có mức độ vitamin B12 dưới 184 pmol/l trong số đó 5.5% dưới 140 pmol/l. Tuy
nhiên có thể do việc chọn bệnh nhân có mức độ vitamin B12 thấp vì hầu hết bệnh nhân có dấu
hiệu hay triệu chứng cần kiểm tra vitamin B12. Refsum và cộng sự cho thấy rằng một cộng
đồng người Ấn độ Châu Á (n=204) gồm những bệnh nhân bệnh lý mạch vành và tiểu đường
cũng như những người bình thường thì có 68% có mức độ vitamin B12 thấp hơn 200pmol/l
trong số đó 47% dưới 150pmol/l[1]. Tuy nhiên, trong dân số nghiên cứu của họ bao gồm những
người ăn chay lâu năm, là những người có nguy cơ thiếu vitamin B12. Một dân số người Ấn Độ
khác gồm những người tình nguyện có huyết học bình thường được nghiên cứu bởi Kuma và
cộng sự có thể so sánh được với dân số của chúng ta. Họ thấy rằng 12% có mức độ Vitamin B12
thấp, vẫn cao hơn dân số chúng ta. [7]. Và một nghiên cứu ở Thổ Nhỉ Kỳ bao gồm 310 bệnh
nhân không teo niêm mạc dạ dày, cho thấy 67.4% bệnh nhân có thiếu vitamin B12 [5]. Mức độ
thiếu vitamin B12 thấp trong nghiên cứu của chúng tôi phản ánh một thực đơn ăn uống hằng
ngày tốt như một số báo cáo cho thấy [8,9], và kết quả của một chế độ ăn bình thường. Hầu hết
bệnh nhân của chúng tôi, dù có hay không có thiếu vitamin B12, đều có thói quen ăn uống bình
thường và không có bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, rất khó so sánh nghiên cứu của chúng tôi với những kết quả nghiên cứu khác,
vì dân số nghiên cứu rất không đồng nhất. Một nguyên nhân khác làm cho so sánh chưa nhất thể
là những xét nghiệm vitamin B12 khác nhau và điểm cắt tương ứng cho các mức độ thiếu và
không thiếu vitamin B12 được sử dụng trong những nghiên cứu là khác nhau.
Trong nghiên cứu hiện tại, chỉ có sự hiện diện của nhiễm H. pylori là có liên quan đến thiếu
vitamin B12. Chúng tôi thấy rằng bệnh nhân H. pylori dương tính thiếu vitamin B12 nhiều gấp 4 lần
so với bệnh nhân có H. pylori âm tính. Những nghiên cứu khác cũng có phát hiện này [5,10].
Sipponen và cộng sự cho thấy nồng độ vitamin B12 thấp có liên quan đến viêm dạ dày teo, thường
nguyên nhân do nhiễm H. pylori [11]. Trong dân số, không thấy có sự liên quan với chNn đoán nội
soi, tuy nhiên chúng tôi không có kết quả xét nghiệm mô học bằng sinh thiết trong nội soi. Vì vậy
không thể xác định tương quan giữa nồng độ Vitamin B12 và sự hiện diện của viêm teo dạ dày.
6. Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy rằng thiếu vitamin B12 không phổ biến ở vùng Đồng Bằng
sông Cửu Long, Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiễm Helicobacter
pylori là một yếu tố nguy cơ của thiếu vitamin B12
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008
122
Summary
Background: Several studies reported a high prevalence of vitamin B12 deficiency in
some Asian countries and also in Asian immigrants living in Western countries. However, there
are no data regarding the prevalence of vitamin B12 deficiency in Viet Nam. Therefore, the aim
of this study was to determine the prevalence of vitamin B12 deficiency in patients with upper
gastrointestinal symptoms in the Mekong Delta, Viet Nam, and to investigate risk factors for
vitamin B12 deficiency.
Methods: Blood samples were collected from patients visiting the Can Tho General
Hospital for upper gastrointestinal endoscopy. Serum vitamin B12 concentration was measured
at the University Medical center St Radboud Nijmegen, the Netherlands.
Results: Between September and December 2003, 216 patients (80 males, 136 females,
mean age 43.2 years) were studied. Ten patients had gastric cancer, 28 peptic ulcer disease, and
178 gastritis only or no visible pathology. Only 2 patients (0.9%) had clinical vitamin B12
deficiency (<160 pmol/l), whereas 15 patients (7.0%) had subclinical vitamin B12 deficiency
(160-250 pmol/l). H. pylori positive patients (n=111) were more likely to have subclinical
vitamin B12 deficiency than H. pylori negative patients (odds ratio 3.75, 95%CI 1.10-12.76).
Conclusions: Vitamin B12 deficiency is uncommon in the Mekong Delta, Viet Nam.
Helicobacter pylori infection is a risk factor for vitamin B12 deficiency.
Tóm tắt
Tổng quan: Một vài nghiên cứu báo cáo thiếu vitamin B12 có tần số cao tại một số
nước châu Á cũng như người châu Á nhập cư sống tại các nước phương Tây. Tuy nhiên,
không có số liệu liên quan đến tần số thiếu vitamin B12 tại Việt Nam. Vì vậy, mục đích của
nghiên cứu này là để xác định tần số thiếu vitamin B12 ở bệnh nhân có triệu chứng dạ dày
ruột tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam và để tìm ra yếu tố nguy cơ của thiếu
vitamin B12.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu máu được lấy từ bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện
Đa Khoa Cần Thơ để nội soi dạ dày. Huyết thanh vitamine B12 được đo tại Trung tâm Y Khoa
Đại Học St Radboud Nijmegen, Hà Lan.
Kết quả: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2003, 216 bệnh nhân (80 nam, 136 nữ, tuổi trung
bình 43.2) được nghiên cứu. 10 bệnh nhân bị ung thư dạ dày, 28 bệnh loét, và 178 bệnh nhân
viêm dạ dày đơn thuần hoặc không có dấu hiệu bệnh lý qua nội soi. Chỉ có 2 bệnh nhân (0.9%)
thiếu vitamin B12 rõ (<160pmol/l), trong khi 15 bệnh nhân (7.0%) có thiếu vitamin B12 trên
cận lâm sàng (160-250 pmol/l). Bệnh nhân có H. pylori dương tính (n=111) bị thiếu vitamine
B12 trên cận lâm sàng nhiều hơn bệnh nhân có H. pylori âm tính (tỷ số chênh 3.75 95% CI,
1.10-12.76)
Kết luận: Thiếu vitamine B12 không phổ biến ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt
Nam. Nhiễm H pylori là một yếu tố nguy cơ của thiếu vitamin B12.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 1/N¨m 2008
123
Tài liệu tham khảo
[1]. Refsum H, Yajnik C, Gadkari M, Schneede J, Vollset S, Orning L, et al. Hyperhomocysteinemia and
elevated methylmalonic acid indicated a high prevalence of cobalamin deficiency in Asian Indians. Am J
Clin Nutr 2001; 74: 233-41.
[2]. Chui C, Lau F, Wong R et al. Vitamin B12 deficiency – Need for a new guideline. Nutrition 2001;
17: 917-20.
[3].Gumurdulu Y; Serin E; Ozer B et al. Predictors of vitamin B12 deficiency: Age and Helicobacter
pylori load of antral mucosa. Turk J Gastroenterol. 2003; 14: 44-9.
[4]. Roberts,-P-D. Vitamin B12 for Asian immigrants. Lancet. 1976; 2: 1026.
[5]. Folate and vitamin B12-deficiency anemias in Vietnamese immigrants living in Southern California,
Southern Medical Journal, Volume 93, Issue 1, January 2000, Pages 53-57 Luong K, Nguyen L.
[6]. Hegedus O, Ryden J, Rehnberg A, Nilsson S, Hellstrom PM. Validated accuracy of a novel urea
breath test for rapid Helicobacter pylori detection and in-office analysis. Eur J Gastroenterol Hepatol
2002; 14: 1-8.
[6]. Kumar S, Ghosh K, Das K. Serum vitamin B12 levels in an Indian population: an evaluation of three
assay methods. Med Lab Sci. 1989; 46: 120-6.
[7]. Trimarchi, H, Forrester M; Schropp J et al. Low initial vitamin B12 levels in Helicobacter pylori-
positive patients on chronic hemodialysis. Nephron Clin Pract. 2004; 96: c28-32.
[8].Current food and nutrition situation in south Asian and south-east Asian countries. Biomedical and
Environmental Sciences: BES, Volume 9, Issue 2-3, September 1996, Pages 102-116 Gopalan, C;
Nutrition Foundation of India, New Delhi, India.
[9]. Shuval-Sudai O, Granot E. An association between Helicobacter pylori infection and serum vitamin
B12 levels in healthy adults. J Clin Gastroenterol 2003; 36: 130-3.
[10].Sipponen P, Laxen F, Huotari K, Harkonen M. Prevalence of low vitamin B12 and high
homocysteine in serum in an elderly male population: association with atrophic gastritis and
Helicobacter pylori infection. Scand J Gastroenterol 2003; 38: 1209-16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- THIẾU VITAMIN B12 TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG DẠ DÀY RUỘT TẠI CẦN THƠ - VIỆT NAM.pdf