Báo cáo Khoa học Phương pháp đặt câu hỏi trên lớp nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trình độ tiếng hán sơ cấp tại Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Khoa học Phương pháp đặt câu hỏi trên lớp nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trình độ tiếng hán sơ cấp tại Việt Nam: 1 PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI TRÊN LỚP NHẰM RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT THÀNH ĐOẠN TRÌNH ĐỘ TIẾNG HÁN SƠ CẤP TẠI VIỆT NAM Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng Lớp: 061C1 Khoa NN&VH Trung Quốc Người hướng dẫn: Lê Xuân Thảo 1. Lời nói đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Widdowson - một nhà ngôn ngữ học Anh – đã chỉ ra rằng : “ Việc dạy học ngoại ngữ chỉ có xuất phát từ đoạn văn mới có thể bồi dưỡng khả năng giao tiếp”. Vì vậy, dạy ngoại ngữ nên nhanh chóng tiến tới việc bồi dưỡng khả năng biểu đạt trong từng đoạn văn, nói cách khác là biểu đạt thành đoạn. Trong giai đoạn giảng dạy tiếng Hán sơ cấp, các phương pháp dạy học truyền thống chỉ coi trọng giảng dạy ngữ âm, từ vưng, ngữ pháp mà coi nhẹ việc rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh, thậm chí còn coi công tác rèn luyện biểu đạt thành đoạn là ranh giới phân định giữa giai đoạn sơ và trung cấp. Thực tế cho thấy, học sinh trình độ tiếng Hán sơ cấp mắc rất nhiều lỗi khi phải nói một đoạn văn tương đối ...

pdf8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Phương pháp đặt câu hỏi trên lớp nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trình độ tiếng hán sơ cấp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI TRÊN LỚP NHẰM RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT THÀNH ĐOẠN TRÌNH ĐỘ TIẾNG HÁN SƠ CẤP TẠI VIỆT NAM Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng Lớp: 061C1 Khoa NN&VH Trung Quốc Người hướng dẫn: Lê Xuân Thảo 1. Lời nói đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Widdowson - một nhà ngôn ngữ học Anh – đã chỉ ra rằng : “ Việc dạy học ngoại ngữ chỉ có xuất phát từ đoạn văn mới có thể bồi dưỡng khả năng giao tiếp”. Vì vậy, dạy ngoại ngữ nên nhanh chóng tiến tới việc bồi dưỡng khả năng biểu đạt trong từng đoạn văn, nói cách khác là biểu đạt thành đoạn. Trong giai đoạn giảng dạy tiếng Hán sơ cấp, các phương pháp dạy học truyền thống chỉ coi trọng giảng dạy ngữ âm, từ vưng, ngữ pháp mà coi nhẹ việc rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh, thậm chí còn coi công tác rèn luyện biểu đạt thành đoạn là ranh giới phân định giữa giai đoạn sơ và trung cấp. Thực tế cho thấy, học sinh trình độ tiếng Hán sơ cấp mắc rất nhiều lỗi khi phải nói một đoạn văn tương đối dài, hay khi phải ghép nhiều câu văn lại với nhau. Điều đó nói lên sự yếu kém về khả năng biểu đạt thành đoạn và tư duy logic. Ở giai đoạn sơ cấp này, các em đã được học một lượng lớn cấu trúc phức tạp có ích khi biểu đạt thành đoạn và những từ ngữ chỉ có thể được lý giải đúng khi đặt vào trong đoạn văn. Đây chính là điều kiện tốt cho việc biểu đạt thành đoạn của học sinh. Do đó, ở giai đoạn này không thể tách rời việc rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn với việc học tập các câu đơn. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện ra phương pháp đặt câu hỏi trên lớp ngoài tác dụng gợi mở, kích thích tư duy, đạt được phản hồi của học sinh ra, phương pháp này còn có tác dụng tốt trong bồi dưỡng khả năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh. Thông 2 qua các câu hỏi khéo léo, thú vị, mang tính gợi mở, giáo viên khuyến khích học sinh làm chủ ngôn ngữ, tư duy của mình, khuấy động không khí trong giờ học mà học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người soi đường chỉ lối. Phương pháp này chúng tôi sẽ áp dụng trong giờ bài khóa – giờ học mang tính khái quát, tổng hợp nhất, và các câu hỏi với nội dung, cách thức, tính chất khác nhau được đưa ra trong giờ bài khóa đều tạo ra môi trường thuận lợi cho các em rèn luyện biểu đạt thành đoạn. Biểu đạt là một kĩ năng tương đối khó, đặc biệt là với học sinh trình độ sơ cấp. Vấn đề của biểu đạt bao gồm nội dung ( Nói cái gì ?) và phương pháp ( Nói như thế nào?). Thông qua phương pháp đặt câu hỏi nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh trong giờ bài khóa, chúng tôi đã đồng thời giải quyết cho học sinh cả hai vấn đề trên: nội dung là vấn đề trong từng bài khóa, phương pháp biểu đạt sẽ được dẫn dắt một cách khéo léo qua các câu hỏi của giáo viên. Xuất phát từ những lý do nêu trên, cùng với niềm yêu thích của bản thân trong công tác dạy học trình độ sơ cấp, chúng tôi đã chọn “Phương pháp đặt câu hỏi trên lớp nhằm rèn luyện khả năng Biểu đạt thành đoạn trình độ tiếng Hán sơ cấp tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ phân tích định nghĩa biểu đạt thành đoạn và tầm quan trọng cũng như tính khả thi của biểu đạt thành đoạn đối với giai đoạn sơ cấp, xác định rõ tác dụng và phương pháp đặt câu hỏi. Cùng với đó, trên cơ sở quan sát giờ học bài khóa trình độ sơ cấp, bài nghiên cứu sẽ đưa ra một số phương pháp đặt câu hỏi nhằm nâng cao khả năng diễn đạt thành đoạn trong giờ bài khóa rất hữu hiệu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là những lý luận cơ bản về đặt câu hỏi trên lớp, các vấn đề liên quan đến việc vận dụng biểu đạt thành đoạn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chứng minh, diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân tích và sử dụng bản điều tra ngẫu nhiên. 3 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lý luận cơ bản về rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn cho trình độ sơ cấp Trước hết cần làm rõ khái niệm “biểu đạt thành đoạn” là gì? Chữ “đoạn” trong khái niệm “biểu đạt thành đoạn” có nghĩa là “đoạn văn”, “tổ hợp câu”. Từ đó, “Biểu đạt thành đoạn” nói một cách đơn giản là đoạn văn do hai hai nhiều câu văn liên kết một cách logic, mạch lac và cùng nói rõ một vấn đề chung. Việc rèn luyện kĩ năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh trình độ sơ cấp có vai trò rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, câu là đơn vị ngôn ngữ cơ bản nhất, người ta giao tiếp không chỉ bằng những câu đơn lẻ mà bằng tập hợp các câu đơn được sắp xếp có trật tự nhất định. Mặt khác, một câu chỉ được hiểu đúng nhất khi đặt nó vào trong một đoạn văn, một ngữ cảnh nhất định. Do đó, giao tiếp trong cuộc sống không thể chỉ dừng lại ở từng câu riêng biệt, mà phải thông qua một chỉnh thể được tạo bởi nhiều câu đơn có cấu trúc ngữ pháp và tính độc lập trong giao tiếp. Rèn luyện kĩ năng biểu đạt thành đoạn còn quan trọng ở chỗ, đây là một kỹ năng bao gồm rất nhiều kỹ năng khác như đọc hiểu, nói. Khi biểu đạt thành đoạn cũng là lúc học sinh rèn luyện ngữ âm, đặc biệt là thanh điệu và ngữ điệu, cách sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp, khả năng tư duy và triển khai vấn đề. Nếu như không rèn luyện kỹ năng này ngay từ trình độ sơ cấp, khi lên đến trung cấp và cao cấp, đối mặt với sự tăng lên đột biến về lượng từ vựng và loại kiến thức khác nhau, với yêu cầu cao về biểu đạt, đặc biệt là biểu đạt thành đoạn – nhiệm vụ trọng tâm của hai giai đoạn này- học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, khó hiểu, khó lý giải. Từ đó nảy sinh vấn đề ngại nói, tâm lý lực bất tong tâm, rối loạn về tư duy và biểu đạt, làm giảm hiệu quả giảng dạy. Chính vì thế nên ngay từ những bài học đầu tiên, các giáo viên nên có ý thức rèn luyện biểu đạt thành đoạn cho học sinh từng bước, từ đơn giản đến phức tạp. 4 Vậy việc rèn luyện khả năng biểu đạt cho học sinh trình độ sơ cấp có khả thi hay không? Đây là vấn đề lớn đặt ra khi bài nghiên cứu này đề xướng áp dụng nội dung này trong giảng dạy tại trình độ sơ cấp. Lý luận về giảng dạy giờ tổng hợp cho trình độ sơ cấp đã chỉ rõ, giờ tổng hợp cia làm hai giai đoan: một là giảng dạy từ vựng, ngữ pháp; hai là giảng dạy kỹ năng biểu đạt thành đoạn. Xét từ góc độ nội dung và hiệu quả giảng dạy, việc rèn luyện kỹ năng biểu đạt thành đoạn cho học sinh trình độ sơ cấp là hòan tòan có thể. Ở giai đoạn này, lượng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, cách thức biểu đạt dần tăng lên, do đó biểu đạt thành đoạn có thể bắt đầu từ vài câu đơn giản cho đến tập hợp nhiều câu phức tạp hơn. Xét từ góc độ mục đích và động lực học tập, học sinh sơ cấp có nhu cầu lớn về giao tiếp bằng tiếng Hán, nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Trung Quốc, cho nên các em rất tích cực tham gia giờ bài khóa trên lớp, đó là một điều kiện thuận lợi để giờ bài khóa diễn ra suôn sẻ. Từ đó cho thấy, việc rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn vô cùng quan trọng, và có thể bắt đầu ngay từ trình độ tiếng Hán sơ cấp. 2.2. Lý luận cơ bản về đặt câu hỏi trên lớp Đầu tiên, phương pháp đặt câu hỏi trên lớp có ba tác dụng cơ bản sau: kích thích học sinh động não suy nghĩ ; dẫn dắt tư duy, gợi mở cách giải quyết vấn đề; thu nhận phản hồi từ học sinh để kịp thời thay đổi phương pháp giảng dạy. Tiếp theo, phương pháp này bao gồm các nội dung chủ yếu về năm vấn đề chính sau: thời điểm đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi, hình thức câu hỏi và phân phối câu hỏi. Câu hỏi được đưa ra vào trước, trong và sau khi giáo viên giảng bài khóa, các câu hỏi ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có đặc điểm, nội dung và mục đích khác nhau. Nội dung của các câu hỏi giáo viên đưa ra xoay quanh nội dung bài khóa và mở rộng thêm về các vấn đề liên quan đến nội dung đó. Các câu hỏi chuyển dần từ câu hỏi về tình tiết bài khóa sang các vấn đề mở rộng. 5 Loại hình câu hỏi rất đa dạng, mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau lại có những hình thức khác nhau. Khi đặt câu hỏi, cần chú ý đến việc phân chia câu hỏi. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi là: tùy đối tượng và cơ hội ngang bằng. Cách làm này sẽ khuyến khích những em học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, đồng thời tất cả các học sinh đều có cơ hội như nhau, đều được coi trọng và chú ý tới. 2.3. Các phương pháp đặt câu hỏi nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trong giờ học bài khóa ở trình độ sơ cấp Trước tiên, bài nghiên cứu khẳng định lại phương pháp đặt câu hỏi nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trong giờ học bài khóa trình độ sơ cấp là rất khả thi. Phương pháp này giúp cho học sinh trình độ sơ cấp giải quyết tốt khó khăn về phương pháp biểu đạt thành đoạn, giúp những học sinh này vận dụng nền tảng từ vưng, cấu trúc, kiến thức cơ bản để từ dễ đến khó, từng bước xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh, tự mình có thể diễn đạt những đoạn văn hay và tốt. Cách làm trên còn nhằm khắc phục tình trạng học sinh trầm, ít nói, tâm lý sợ sai của học sinh. Bài nghiên cứu đưa ra 5 phương pháp đặt câu hỏi nhằm rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn trong giờ bài khóa trình độ tiếng Hán sơ cấp. Tất cả các phương pháp này đều có đặc điểm là tùy từng bài, tùy từng mức độ kiến thức được tích lũy mà có mức độ áp dụng khác nhau. 2.3.1. Phương pháp 1: Dùng câu hỏi dẫn dắt vào bài khóa. Đây cũng là một cách hỏi trước khi giảng dạy bài khóa. Các câu hỏi loại này xoay quanh vấn đề mà bài khóa sẽ đề cập đến, mang tính gợi mở, kích thích sự tò mò, muốn giải đáp của học sinh. Câu hỏi không yêu cầu học sinh phải trả lời ngay, trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhận thấy học sinh đã tiếp thu đủ lượng kiến thức và đã có đáp án tương đối hoàn chỉnh cho câu hỏi thì sẽ cho học sinh trả lời. Một dạng khác của câu hỏi dẫn vào bài khóa đó là giáo viên hỏi học sinh những câu hỏi về vấn đề liên quan đến nội dung, cố gắng có liên quan mật thiết đến đời sống thực tiễn. Sau khi học sinh trả lời những câu hỏi 6 mang tính định hướng đó, giáo viên yêu cầu học sinh dựa trên trật tự vừa nêu để tự nói về vấn đề chính đó. Ví dụ, khi học bài 64 “Cảm giác hạnh phúc”, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi dẫn dắt vào bài khóa như sau: “你 什么是幸福们认为 ?”( Theo em thế nào là hạnh phúc) 2.3.2. Phương pháp 2 : Đặt câu hỏi về từ, cấu trúc ngữ pháp và nội dung bài khóa Trên cơ sở đặt câu hỏi nhằm giải thích từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp phức tạp trong bài khóa và chủ yếu là đặt câu hỏi về nội dung bài khóa, giáo viên từng bước củng cổ nền tảng từ vựng, ngữ pháp cho học sinh, giúp học sinh nắm vững nội dung bài khóa, cách vận dụng từ và cấu trúc, và lấy đó là cơ sở vững chắc và cơ bản nhất để rèn luyện khả năng biểu đạt thành đoạn khi thuật lại bài khóa hay biểu đạt một vấn đề nào đó. 2.3.3. Phương pháp 3 : Đặt câu hỏi về cách thức liên kết và cách thức biểu đạt ý nghĩa của đoạn Ở giai đoạn sơ cấp này, học sinh còn rất yếu về việc chọn lọc và vận dụng các từ, cấu trúc liên kết giữa câu và đoạn văn, và cách triển khai biểu đạt ý kiến khiến cho đoạn văn trở nên vụn vặt, lỏng lẻo và đa phần là các câu đơn. Do đó, giáo viên với những câu hỏi khéo léo vận dụng luôn các cấu trúc liên kết đó, bao hàm luôn các ý sẽ có thể triển khai, để học sinh trên cơ sở vừa dựa theo cấu trúc và ý có sẵn trong các câu hỏi vừa bổ sung ý kiến của mình để nói thành một đoạn văn tương đối hòan chỉnh, mạch lạc, có tính liên kết chặt chẽ. 2.3.4. Phương pháp 4: Thông qua đặt câu hỏi để thuật lại bài khóa Trong một lớp học với những học sinh có trình độ khác nhau thì giáo viên cũng phải có những phương pháp dạy học với mức độ khác nhau, để mọi học sinh đều được chú ý rèn luyện , đều có cơ hội phát biểu, đều có thu hoạch nhất định. Phương pháp này nhằm xây dựng một dàn ý và mô hình khung cho các em học sinh yếu về kỹ năng triển khai ý và sắp xếp các câu ý, để các em dựa trên cơ sở trình tự các câu hỏi thuật lại bài 7 khóa một cách dễ dàng hơn. Cách làm này giúp các em học sinh nắm bài dễ hơn, cảm thấy tự tin hơn và tích cực tham gia vào bài khóa. 2.3.5. Phương pháp 5: Đặt câu hỏi cuối giờ Đặt câu hỏi cuối giờ có tính chất rất quan trọng, bởi cả nội dung và hình thức của câu hỏi đều mang tính chất khái quát nhất, yêu cầu học sinh động não tư duy, sáng tạo. Câu hỏi thường xoay quanh vấn đề bài khóa đã đề cập đến, nhưng giáo viên sẽ dựa trên cơ sở nội dung đó để khéo léo chuyển hóa thành vấn đề gần gũi với đời sống học sinh hơn, để các em cảm thấy hứng thú và dễ dàng biểu đạt hơn. 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBÁO CÁO KHOA HỌC- PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI TRÊN LỚP NHẰM RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT THÀNH ĐOẠN TRÌNH ĐỘ TIẾNG HÁN SƠ CẤP TẠI VIỆT NAM.pdf
Tài liệu liên quan