Báo cáo Khoa học Nhận thức của sinh viên trường đại học nông nghiệp I về hoat động nghiên cứu khoa học

Tài liệu Báo cáo Khoa học Nhận thức của sinh viên trường đại học nông nghiệp I về hoat động nghiên cứu khoa học: Bỏo cỏo khoa học: NHẬN THỨC CỦA SINH VIấN TRƯờNG ĐạI HỌC NễNG NGHIỆP I Về HOAT ĐỘNG NGHIấN CỨU KHOA HỌC NHậN THứC CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP I Về HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC Student’s awareness by students of Hanoi Agricultural University of scientific research activity Đặng Thị Vân1 Summary Scientific research activity is an important component in the course of study in university education. A reconnaissance involving undergraduate 200 students from the first to fourth year of selected faculties was conducted to examine their awareness on scientific research. It was found that a large proportion of students have no clear understanding on the nature of research and its necessity and positive effect on learning activities. In order to improve awareness of the importance of scientific research and to promote research activities among students the following solutions were proposed: i) a course/module on research methodology should be intro...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Nhận thức của sinh viên trường đại học nông nghiệp I về hoat động nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học: NHẬN THỨC CỦA SINH VIấN TRƯờNG ĐạI HỌC NễNG NGHIỆP I Về HOAT ĐỘNG NGHIấN CỨU KHOA HỌC NHậN THứC CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP I Về HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC Student’s awareness by students of Hanoi Agricultural University of scientific research activity Đặng Thị Vân1 Summary Scientific research activity is an important component in the course of study in university education. A reconnaissance involving undergraduate 200 students from the first to fourth year of selected faculties was conducted to examine their awareness on scientific research. It was found that a large proportion of students have no clear understanding on the nature of research and its necessity and positive effect on learning activities. In order to improve awareness of the importance of scientific research and to promote research activities among students the following solutions were proposed: i) a course/module on research methodology should be introduced into the curriculum, ii) provision of appropriate organizational forms for students’ participation in research activities and iii) regular organization of scientific forum and competition. Key words: awareness, scientific research activities 1. Đặt vấn đề Các tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (1992) đã đánh giá cao vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đối với xã hội nói chung, đối với học tập ở đại học của sinh viên (SV) nói riêng. Theo họ, thứ nhất: NCKH là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trong tr−ờng đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật. Nó là hình thức liên hệ về hoạt động nghề nghiệp của sinh viên các tr−ờng đại học khác nhau ứng với ngành nghề, chuyên môn đa dạng. Thứ hai: Công tác NCKH đ−ợc đ−a vào ch−ơng trình đào tạo bậc đại học với mục tiêu cơ bản là hình thành nhân cách ng−ời cán bộ t−ơng lai một cách toàn diện đáp ứng đ−ợc những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. SV tốt nghiệp đại học phải đ−ợc trang bị về các mặt lý luận, khoa học và thực tiễn. Nhà tr−ờng đại học cần hình thành ở họ những phẩm chất mới của ng−ời chuyên gia nh− tính sáng tạo cao, có nhãn quan khoa học, t− duy độc lập, có khả năng thích ứng nhanh chóng khi giải quyết vấn đề mới,... nghĩa là hoạt động sáng tạo nghề nghiệp gắn với hoạt động sáng tạo khoa học, nắm vững một cách tích cực những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật. Thứ ba: Thực tế còn một số l−ợng đáng kể sinh viên ch−a thực sự hiểu hết ý nghĩa và tác dụng tích cực của NCKH đối với học tập ở đại học, ch−a có thói quen tìm tòi nghiên cứu và đặc biệt ch−a có lòng đam mê với hoạt động có ý nghĩa to lớn này. Do vậy, để tham gia một cách tích cực và có hiệu quả tr−ớc hết SV phải nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất cũng nh− ý nghĩa to lớn của hoạt động NCKH đối với học tập. Với mục đích làm rõ nhận thức của sinh viên tr−ờng Đại học Nông nghiệp I về hoạt động NCKH, nghiên cứu này b−ớc đầu đ−a ra một số ý kiến đề xuất góp phần đẩy mạnh phong trào cũng nh− hiệu quả sinh viên NCKH trong toàn tr−ờng. 2. Ph−ơng pháp nghiên cứu1 Tiến hành điều tra theo phiếu và phỏng vấn trực tiếp 200 SV từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 (khóa 46-49), mỗi khóa chúng tôi lựa chọn 50 sinh viên từ các khoa S− phạm kỹ thuật, Kinh tế và phát triển nông thôn, Đất và Môi tr−ờng, Chăn nuôi thú y và khoa Nông học tr−ờng ĐHNNI. Kết quả nghiên cứu đ−ợc xử lý theo ph−ơng pháp toán thống kê. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Sự cần thiết của hoạt động NCKH đối với việc học tập của sinh viên 1 Khoa S− phạm kỹ thuật, Tr−ờng ĐHNNI Sinh viên của Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, sự cần thiết của NCKH, sự nhận thức của sinh viên các khóa không có sự chênh lệch nhiều 41,5% sinh viên cho là rất cần thiết; 58,5% sinh viên cho là cần thiết. Kết quả này sẽ có tác dụng tích cực đến thái độ h−ởng ứng phong trào SV NCKH cũng nh− hành động và hiệu quả nghiên cứu của họ. 3.2. Bản chất của hoạt động NCKH Tác giả Phạm Viết V−ợng (2000) đ−a ra bản chất của hoạt động NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng cải tạo thế giới. Xuất phát từ quan niệm này, sự nhận thức của SV tr−ờng ĐHNN I về bản chất của hoạt động NCKH đã đ−ợc tìm hiểu. Phần lớn SV đã đ−a ra đ−ợc ý kiến riêng của mình về bản chất của NCKH, theo họ NCKH là hoạt động khám phá, tìm tòi ra những cái mới có ý nghĩa thực tiễn, giải quyết vấn đề của xã hội, của con ng−ời. Một số SV năm thứ 3, thứ 4 thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi họ đ−a ra quan niệm cụ thể hơn, gắn với chuyên ngành của họ hơn đó là: NCKH là hoạt động phát minh ra những giống cây trồng mới, vật nuôi mới, biện pháp lai tạo mới,... có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khoa học nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số l−ợng đáng kể không đ−a ra đ−ợc ý kiến của mình về bản chất của hoạt động NCKH. Lý do họ đ−a ra vì đây là khái niệm khó định nghĩa, là lĩnh vực họ ch−a quan tâm (bảng 1). Bảng 1. Nhận thức của SV về bản chất của hoạt động NCKH Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng mẫu Mức độ SL % SL % SL % SL % SL % Nêu đ−ợc bản chất của hoạt động NCKH 21 16 30 22,9 37 28,2 43 32,8 131 65,5 Không nêu đ−ợc bản chất của Hoạt động NCKH 29 42 20 29 13 18,8 7 10,2 69 34,5 Kết quả trên cho thấy NCKH ch−a phải là hoạt động đặc biệt đ−ợc đông đảo SV quan tâm, vẫn còn một số l−ợng đáng kể SV ch−a thực sự hiểu về bản chất của hoạt động NCKH mặc dù đã có nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động này. Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2005) vấn đề khoa học (scientific problem) cũng đ−ợc gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (research question) là câu hỏi đặt ra cho ng−ời nghiên cứu đứng tr−ớc mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở mức độ cao hơn. Khi đ−ợc hỏi về vấn đề này, phần lớn sinh viên tr−ờng Đại học Nông nghiệp I b−ớc đầu đã đ−a ra đ−ợc một vấn đề khoa học (bảng 2). Ví dụ, SV năm thứ 4 đã đ−a ra các vấn đề “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất” hay “Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi tr−ờng”,.… SV năm thứ 3 cũng đã đ−a ra đ−ợc các vấn đề không chỉ liên quan trực tiếp đến ngành học của họ mà còn là những vẫn đề cấp thiết chung của xã hội và các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn những vấn đề nh− “Ô nhiễm môi tr−ờng”, vấn đề: “Bệnh phân trắng ở lợn con” hay “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp”,...Sinh viên năm thứ 2 cũng đ−a ra đ−ợc những vấn đề có tính thời sự nh− “Xử lý rơm rác bỏ phí sau thu hoạch” hay vấn đề: “Trồng rau an toàn ở khu vực ngoại thành Hà nội” hay “ý nghĩa của môi tr−ờng tự nhiên với cuộc sống của con ng−ời”,...Nghiên cứu khoa học đối với SV năm thứ 1 còn xa lạ, phần lớn các em ch−a đ−ợc tiếp xúc và tham gia trực tiếp. Song với sự sáng tạo, với những thông tin về khoa học và thành qủa của lĩnh vực này họ đ−a ra đ−ợc những vấn đề sát với thực tiễn và cũng khá rõ ràng, điển hình nh− vấn đề: “Cải thiện nếp sống của SV tr−ờng ĐHNNI”, “Nếp sống văn hóa của SV ĐHNNI trong giai đoạn hiện nay”,... Những vấn đề mà SV năm thứ 1 đ−a ra phần lớn xoay quanh cuộc sống nề nếp sinh hoạt của SV và b−ớc đầu có những vấn đề định h−ớng chuyên ngành. Tuy nhiên vẫn còn một số l−ợng đáng kể sinh viên không đ−a ra đ−ợc vấn đề khoa học. Lý do mà họ đ−a ra là: “Em ch−a tham gia NCKH bao giờ, em cũng ch−a có nhiều thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu về NCKH nên em không biết đ−a ra vấn đề nh− thế nào”, hay “Em thấy câu hỏi này khó quá, không biết nêu vấn đề nh− thế nào?”, khi đ−ợc hỏi thêm về việc đã bao giờ tham dự hội nghị khoa học của khoa, tr−ờng, hay các diễn đàn khoa học trên truyền thông, sinh viên trả lời: “Em cũng ít quan tâm đến lĩnh vực này, hy vọng thời gian tới em sẽ đầu t− thời gian cho NCKH”. Do vậy, sinh viên cần phải chủ động, tích cực tìm hiểu và tham gia các các phong trào nghiên cứu khoa học của khoa, của tr−ờng để nâng cao nhận thức của mình về các vấn đề khoa học. Bảng 2. Nhận thức của SV về vấn đề khoa học Năm t1 Năm t2 Năm t3 Năm t4 Tổng mẫu Mức độ SL % SL % SL % SL % SL % Nêu đ−ợc một vấn đề khoa học 27 20,9 22 17,1 39 30,2 41 31,8 129 64,5 Không nêu đ−ợc một vấn đề khoa học 23 32,4 28 39,4 11 15,5 9 12,7 71 35,5 Cần biết rằng, đề tài khoa học khác với vấn đề khoa học. Theo tác giả Phạm Viết V−ợng (2000) đề tài khoa học là một vấn đề khoa học có chứa một thông tin ch−a biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Hay đơn giản đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp đ−ợc thì làm cho khoa học tiến thêm một b−ớc. Bảng 3 cho biết hơn nửa số SV tr−ờng ĐHNNI đã nêu đ−ợc tên một đề tài khoa học, những đề tài mà số SV này đ−a ra có nội dung rõ ràng, chứa đựng những vấn đề mới, có tính thực tiễn cao xoay quanh cuộc sống xã hội, chuyên ngành học của SV. Một số đề tài đại diện nh−: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng cây công nghiệp của nông tr−ờng Tây Hiếu I - Nghĩa đàn - Nghệ an” hay đề tài: “Tìm hiểu thực trạng tham gia NCKH của SV tr−ờng ĐHNNI hay “Nghiên cứu khả năng kháng bệnh của lúa” hay “Nghiên cứu nếp sống của SV tr−ờng ĐHNNI” và nhiều đề tài khác. Bên cạnh đó còn gần 1/3 số SV đ−a ra tên đề tài d−ới dạng vấn đề, ch−a đ−ợc xem là một đề tài NCKH. Đơn cử một số đề tài trong số SV này đ−a ra nh− “Sinh viên Ký túc xá tr−ờng ĐHNNI”, hay “Tệ nạn xã hội trong giới SV hiện nay”, hay “Nội trú với SV tỉnh lẻ” hay “Hãy bảo vệ môi tr−ờng”. Những đề tài này ch−a phải là tên của một đề tài khoa học mà dừng lại ở vấn đề chung chung, không xác định rõ ràng cái cần nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chính vì vậy khó tìm ra h−ớng nghiên cứu hay biện pháp tiến hành nh− thế nào. Vẫn còn 1/5 số SV không đ−a ra đ−ợc tên đề tài khoa học. Lý do cơ bản nhất mà nhóm SV này đ−a ra là vì họ ít hoặc ch−a tham gia NCKH bao giờ hay ch−a quan tâm tới lĩnh vực này. Nh− vậy qua số liệu và phân tích ở trên cho thấy còn nhiều SV ch−a xác định rõ ràng bản chất của hoạt động NCKH, giữa vấn đề khoa học và đề tài khoa học. Sinh viên các năm cuối có nhận thức đúng và đầy đủ hơn so với những năm đầu. Bảng 3. Nhận thức của SV về dề tài khoa học Năm t1 Năm t2 Năm t3 Năm t4 Tổng mẫu Mức độ SL % SL % SL % SL % SL % Nêu đúng tên một đề tài khoa học. 21 19,8 27 25,5 27 25,5 31 29,2 106 53 Nêu d−ới dạng vấn đề. 19 35,2 11 20,4 13 24,1 11 20,4 54 27 Không nêu đ−ợc tên một đề tài khoa học. 10 25 12 30 10 25 8 20 40 20 3.3. Logic nội dung công trình khoa học Logic nội dung công trình khoa học là trật tự các phần của nội dung một đề tài hay một báo cáo khoa học (Phạm Viết V−ợng, 2000). Nội dung bao gồm các phần cơ bản sau: Những vấn đề chung (bao gồm lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết; mục đích nghiên cứu; đối t−ợng nghiên cứu; giả thuyết khoa học; các nhiệm vụ nghiên cứu; giới hạn đề tài; ph−ơng pháp nghiên cứu); các kết quả nghiên cứu; kết luận; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Qua số liệu bảng 4 cho thấy mới chỉ có gần nửa số SV nêu đ−ợc logic nội dung công trình khoa học với những phần cơ bản là: Tính cấp bách (cấp thiết) của đề tài, nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và giải pháp (đề xuất). Còn gần 1/3 số SV nêu logic nội dung công trình khoa học ch−a hoàn chỉnh. Cụ thể có SV đ−a ra tính cấp thiết và nội dung nghiên cứu, kết luận, nh−ng SV khác lại đ−a ra tính cấp thiết và thực trạng nghiên cứu. Có SV đ−a ra lý do, thực trạng nghiên cứu và giải pháp, họ ch−a đề cập đến ph−ơng pháp luận hay phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Hơn 1/5 số SV không đ−a ra đ−ợc logic nội dung công trình khoa học với lý do cơ bản nhất là họ ít hoặc ch−a quan tâm tham gia NCKH. Bảng 4. Nhận thức của SV về logic nội dung công trình khoa học Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng mẫu Mức độ SL % SL % SL % SL % SL % Nêu đúng logic nội dung công trình khoa học. 17 19,1 16 18 25 28,1 31 34,8 89 44,5 Nêu ch−a hoàn chỉnh logic nội dung công trình khoa học 19 31,7 21 35 11 18,3 9 15 60 30 Không nêu đ−ợc logic nội dung công trình khoa học. 14 27,5 13 25,5 14 27,5 10 19,6 51 25,5 Qua kết quả thu đ−ợc cho thấy mới chỉ ch−a đ−ợc một nửa số SV đ−ợc điều tra b−ớc đầu nhận thức đúng về logic nội dung công trình khoa học. SV những năm cuối có nhận thức đúng và đầy đủ hơn so với SV ở những năm đầu. Đây cũng là một thực tế dễ hiểu vì SV năm đầu th−ờng tập trung chủ yếu cho hoạt động học tập mà ch−a quan tâm đến một số hoạt động khác trong đó có NCKH. Còn SV những năm cuối th−ờng xuyên hơn với các bài tập giáo trình, tiểu luận hay luận văn tốt nghiệp nên ít nhiều cũng có liên quan đến NCKH . 3.4. Tác dụng tích cực của hoạt động NCKH đối với học tập Hoạt động NCKH có ý nghĩa nhất định đối với học tập của sinh viên nếu bản thân họ tham gia hoạt động này một cách tích cực. Thực tiễn kiểm nghiệm, NCKH đã mang lại những lợi ích nhất định cho xã hội, cho cuộc sống của con ng−ời. Đối với học tập của SV, NCKH mang lại nhiều hiệu quả (tác dụng tích cực), phần lớn SV tr−ờng ĐHNNI (75,5%) b−ớc đầu nhận thức rõ một số tác dụng tích cực của NCKH đối với học tập (bảng 5). Bảng 5. Nhận thức của sinh viên về tác dụng tích cực của hoạt động NCKH đối với học tập Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng mẫu Hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % Phát huy t− duy độc lập logic 34 68 37 74 42 84 30 60 143 71,5 Rèn luyện tính kiên trì 21 42 30 60 27 54 38 76 116 58 Phát triển óc nhanh nhạy tò mò 40 80 44 88 47 94 43 86 174 87 Phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi 47 94 45 90 49 98 48 96 189 94,5 Hình thành kỹ năng làm việc khoa học 38 76 30 60 42 84 47 94 157 78,5 Nâng cao kiến thức chuyên ngành 27 54 35 70 43 86 46 92 151 75,5 Nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm, thực nghiệm 17 34 24 48 37 74 34 68 112 56 Hiệu quả khác 13 26 9 18 19 38 23 46 64 32 Nghiên cứu khoa học có tác dụng “Phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi” đ−ợc sinh viên các khóa lựa chọn nhiều nhất (94,5%). Tác dụng đ−ợc đánh giá cao thứ 2 (87% SV lựa chọn) là “Phát triển óc nhanh nhạy tò mò”, ở hiệu quả này SV năm thứ 3 đánh giá cao hơn cả với 94% còn năm thứ 1, 2, và năm thứ 4 thấp hơn, với tỷ lệ t−ơng ứng 80%, 88% và 86%. Một số tác dụng tích cực khác nh− “Hình thành kỹ năng làm việc khoa học”, “Nâng cao kiến thức chuyên ngành” và “Phát huy t− duy độc lập, logíc” cũng đ−ợc đa số SV đánh giá cao. Đây cũng là một số tác dụng cơ bản song vẫn còn gần 1/3 số SV trong diện điều tra ch−a nhận ra các tác dụng này. Bên cạnh một số tác dụng tích cực cơ bản trên thì “Nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm, thực nghiệm”, “Nâng cao kiến thức chuyên ngành” cũng là những tác dụng trực tiếp đến học tập của SV song chỉ có hơn nửa số SV lựa chọn. Ngoài ra, một số sinh viên (32%) còn đ−a ra một số tác dụng khác cũng có tác động tích cực đến học tập của họ, chẳng hạn: Mở rộng kiến thức, hiểu biết về khoa học - xã hội, hay qua NCKH giúp SV tự tin mạnh dạn hơn, nâng cao kết quả học tập, tích lũy thêm kinh nghiệm. Qua tìm hiểu trực tiếp và thống kê phiếu điều tra số SV đ−a ra những tác dụng này phần lớn là họ đã trực tiếp tham gia các đề tài cấp tr−ờng và cộng tác với đề tài NCKH của thầy cô. Số sinh viên còn (24,5%) ch−a biết đến tác dụng tích cực của NCKH trong học tập của họ, trong đó năm thứ 1: 34,7%, năm thứ 2:20,4%, năm thứ 3: 24,5%, năm thứ 4: 20,4% . 4. Kết luận và đề nghị Sinh viên tr−ờng ĐHNNI hiểu biết ch−a đầy đủ về NCKH, ch−a xác định rõ ràng sự cần thiết cũng nh− nhận thức đầy đủ tác dụng tích cực của NCKH đối với hoạt động học tập của họ. Cụ thể còn hơn 1/3 số SV ch−a hiểu về bản chất của hoạt động NCKH. Mặt khác cũng còn 20% sinh viên không nêu đ−ợc một vấn đề khoa học hay một đề tài khoa học. Khi đ−ợc hỏi về tác dụng tích cực của NCKH đối với học tập, SV còn nhận thức ch−a toàn diện và đồng đều về các tác dụng tích cực đó. Vì vậy để đẩy mạnh phong trào cũng nh− nâng cao hiệu quả NCKH của sinh nhà tr−ờng, nhóm nghiên cứu đ−a ra một số đề xuất sau: Thứ nhất: Đ−a học phần Ph−ơng pháp luận NCKH vào khung ch−ơng trình đào tạo các ngành, các khoa trong tr−ờng để SV có những kiến thức và ph−ơng pháp luận cần thiết về NCKH. Thứ hai: Cần hỗ trợ thêm về kinh phí, đầu t− trang thiết bị hiện đại phục vụ NCKH toàn tr−ờng nói chung và NCKH của SV nói riêng để giảm bớt khó khăn vật chất cũng nh− khó khăn trong tiến trình nghiên cứu. Thứ ba: Thành lập Hội hay Tổ chức SV NCKH do SV trực tiếp điều hành và triển khai nhằm khơi dậy tính độc lập, sáng tạo của họ trong NCKH. Thứ t−: Tổ chức các cuộc thi SV NCKH cấp khoa, cấp tr−ờng hay cuộc thi sáng tạo trong NCKH với những giải th−ởng lớn cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ góp phần khích lệ hứng thú và đam mê NCKH của SV trong toàn tr−ờng. Thứ năm: Tổ chức định kỳ các diễn đàn khoa học cho SV toàn tr−ờng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của SV về ý nghĩa cũng nh− hiệu quả của NCKH qua đó SV sẽ tham gia NCKH một cách tích cực hơn Tài liệu tham khảo Vũ Cao Đàm (2005) - Ph−ơng pháp luận NCKH - NXB khoa học và kỹ thuật, tr 67. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992)- Tâm lý học s− phạm đại học (1992) - NXB giáo dục, tr101-107. Phạm Viết V−ợng (2000) - Ph−ơng pháp luận NCKH - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr11-18; tr41-43, tr103 -105.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học- NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HỌC NÔNG NGHIỆP I Về HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.pdf