Báo cáo Khoa học Nhận định về sự phục hồi của kinh tế thế giới và cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Khoa học Nhận định về sự phục hồi của kinh tế thế giới và cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam: 1 NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Phúc Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh I. VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI Nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, những tháng trước đây có nhiều quan điểm dè dặt cho rằng kinh tế thế giới có khả năng hồi phục kiểu hình W, tức là sự hồi phục tạm thời rồi sẽ rơi vào suy thoái tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nhận định trở nên lạc quan hơn và đều cho rằng kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang phục hồi khả quan. Báo cáo mới nhất của IMF (WEO, tháng 4/2010) đánh giá là kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. IMF đã điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2010 lên 4,15% so với 3,15% trong dự báo trước đây vào tháng 10/2009. Năm 2009, thế giới tăng trưởng âm (-0,6%), như vậy, tăng trưởng năm 2010 như dự báo sẽ là bước phục hồi khá mạnh. Số liệu bảng 1 về tăng trưởng theo quý cho th...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Nhận định về sự phục hồi của kinh tế thế giới và cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Phúc Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh I. VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI Nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, những tháng trước đây có nhiều quan điểm dè dặt cho rằng kinh tế thế giới có khả năng hồi phục kiểu hình W, tức là sự hồi phục tạm thời rồi sẽ rơi vào suy thoái tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nhận định trở nên lạc quan hơn và đều cho rằng kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang phục hồi khả quan. Báo cáo mới nhất của IMF (WEO, tháng 4/2010) đánh giá là kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. IMF đã điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2010 lên 4,15% so với 3,15% trong dự báo trước đây vào tháng 10/2009. Năm 2009, thế giới tăng trưởng âm (-0,6%), như vậy, tăng trưởng năm 2010 như dự báo sẽ là bước phục hồi khá mạnh. Số liệu bảng 1 về tăng trưởng theo quý cho thấy là các nền kinh tế đều đã bắt đầu phục hồi từ quý 3 hoặc quý 4 năm 2009 mặc dù không đồng đều. Kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn các nền kinh tế lớn khác. Phục hồi của Liên minh Châu Âu là yếu nhất. Số liệu cũng cho thấy là suy thoái diễn ra từ quý 2 năm 2008 đến quý 2 năm 2009, cũng không phải là quá dài và quá nghiêm trọng như cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-33 như lo ngại ban đầu. Bảng 1 : Tăng trưởng GDP theo quý của các nền kinh tế lớn (%, so với quý trước, có điều chỉnh yếu tố theo mùa) Q4- 2007 Q1- 2008 Q2- 2008 Q3- 2008 Q4- 2008 Q1- 2009 Q2- 2009 Q3- 2009 Q4- 2009 - Mỹ 0.53 -0.18 0.36 -0.68 -1.37 -1.65 -0.18 0.55 1.36 - Liên minh Châu Âu 0.48 0.75 -0.18 -0.49 -1.92 -2.45 -0.25 0.28 0.11 - Nhật 0.37 0.67 -1.13 -1.25 -2.67 -3.61 1.48 -0.14 0.94 - Anh 0.54 0.72 -0.08 -0.93 -1.80 -2.61 -0.69 -0.28 0.44 Nguồn : Thống kê của OECD. Hiện tại số liệu tăng trưởng quý 1/2010 chưa được công bố. Do đó, để nhận định tình hình quý 1/2010, chúng ta xem xét các số liệu liên quan. Thứ nhất, tiêu dùng tư nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong GDP của các nền kinh tế phát triển, nên sự phục hồi phụ thuộc lớn nhất vào sự phục hồi tiêu dùng trong nước. Số liệu ở bảng 2 về tăng trưởng doanh số 2 bán lẻ hàng tháng cho thấy là tăng trưởng doanh số bán lẻ ở Mỹ đã phục hồi, từ tháng 12/2009 đến nay liên tục tăng. Các chỉ số lòng tin tiêu dùng ở Mỹ cũng liên tục cải thiện trong những tháng qua. Có thể nói là phục hồi tiêu dùng tư nhân của Mỹ là khá tốt so với những nước phát triển khác. Sau Mỹ là Nhật với tăng trưởng doanh số bán lẻ khá tốt trong tháng 1 và 2 năm 2010. Anh cũng có cải thiện, trong khi đó EU là phục hồi yếu nhất. Về sản xuất công nghiệp, cả Mỹ và Liên minh Châu Âu có sự phục hồi tốt, trong khi Nhật và Anh có sự phục hồi nhưng không đồng đều qua các tháng. Về xuất khẩu, năm 2009 xuất khẩu các nước đều giảm rất mạnh (các nước phát triển giảm 12%), tuy nhiên những tháng gần đây xuất khẩu tăng trở lại (tháng 02/2010, Nhật tăng 45%, Đức tăng hơn 5%). Dự báo mới nhất của IMF là xuất khẩu các nước phát triển sẽ tăng khoảng 6,6% trong năm 2010. Nhìn chung thương mại thế giới đang hồi phục và xuất khẩu sẽ cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Qua các số liệu trên có thể dự báo là tăng trưởng các nước phát triển trong quý 1/2010 sẽ tiếp tục được cải thiện, kinh tế thế giới đã qua giai đoạn suy thoái. Khả quan nhất là Mỹ, kế đến là Nhật, Anh. Có lẽ yếu nhất trong các nhóm phát triển là Liên minh châu Âu. EU hiện đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng nợ chính phủ của một số nước thành viên, nghiêm trọng nhất là Hy Lạp (thâm hụt ngân sách năm 2009 lên hơn 13% GDP, nợ chính phủ/GDP khoảng 120%), kế đến là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đồng Euro đã suy yếu đáng kể so với đồng USD trong những tháng gần đây. Có lẽ đây là đe doạ lớn nhất hiện nay cho sự phục hồi của khu vực Euro và của kinh tế toàn cầu. Sự lo ngại là khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể tạo hiệu ứng dây chuyền tới các nước khác. Hiện tại EU và IMF đã đồng ý gói cứu trợ 45 tỉ Euro cho Hy Lạp. Theo nhận định thì nếu gói cứu trợ được thực hiện kịp thời thì khả năng khủng hoảng Hy Lạp lan sang các nước khác là rất ít. Bảng 2 : Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng tháng (so với tháng trước) T03/2010 T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/2009 Mỹ 1.60% 0.50% 0.10% -0.10% 1.80% EU -0.60% -0.20% 0.50% -0.50% Anh 0.20% 2.00% -2.10% 0.50% -0.30% Nhật 0.90% 2.00% -1.10% 0% Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times. Bảng 3 : Tăng trưởng sản lượng công nghiệp hàng tháng (so với tháng trước) T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/2009 T10/09 Mỹ 0.30% 0.90% 0.70% 0.80% EU 0.90% 1.60% 0.60% 1.40% -0.30% Anh 1.00% -0.50% 0.50% 0.40% -0.10% Nhật -0.60% -0.90% 2.70% 2.20% 2.60% Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times. 3 Nhận định về sự phục hồi, các đánh giá đều cho rằng nguyên nhân cơ bản làm cho cuộc khủng hoảng lần này không nghiêm trọng như cuộc đại suy thoái 1929-33 là : thứ nhất, chính phủ các nước thực hiện các gói giải cứu và kích thích kinh tế khổng lồ; thứ hai, ngân hàng trung ương các nước thực hiện mở rộng tiền tệ rất mạnh, với chính sách lãi suất thấp kỷ lục; thứ ba, thương mại thế giới vẫn diễn ra bình thường, không có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ như năm 1929-33. Về điểm thứ nhất, IMF ước tính là các gói kích thích kinh tế của Mỹ đã giúp cho GDP của Mỹ tăng thêm khoảng 1% trong năm 2009. Đều này là rất quan trọng bởi vì trong khủng hoảng, tiêu dùng tư nhân, đầu tư tư nhân và xuất khẩu đều giảm mạnh. Về chính sách tiền tệ thì cho đến thời điểm này, các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục, ngoại trừ Úc. Lãi suất cơ bản các nước hiện nay là : Mỹ 0,25%, EU 1,0%, Anh 0,5%, Nhật 0,1%, Canada 0,25%, Úc 4,25%. Một trong những lo ngại của chính sách mở rộng tiền tệ và kích thích tài khoá là gây ra lạm phát. Bảng 4 trình bày số liệu lạm phát các nước phát triển những tháng gần đây. Nhìn chung là chỉ số giá tiêu dùng có tăng trong những tháng gần đây, nhưng mức độ tăng là không cao vẫn nằm trong mức bình quân chung nhiều năm của các nước. Trong các nước, có Nhật là có giảm phát, EU thì mức lạm phát thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại là lạm phát có thể sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì độ trễ của chính sách mở rộng tài khoá và tiền tệ. Ngoài ra, khi kinh tế phục hồi thì giá cả các nguyên liệu cơ bản đều tăng mạnh. Giá dầu đã tăng hơn 50% trong tám tháng qua, giá thép đã tăng gần gấp đôi, giá cao su đã tăng gấp đôi,… Bảng 4 : Lạm phát ở các nước phát triển T03/2010 T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/09 CPI (so với tháng trước) Mỹ 0.10% 0% 0.20% 0.10% 0.40% EU 0.90% 0.30% -0.80% 0.30% 0.10% Anh 0.60% 0.40% -0.20% 0.60% 0.30% Nhật N/a N/a N/a N/a N/a CPI (so với tháng năm trước) Mỹ 2.30% 2.10% 2.60% 2.70% 1.80% EU 1.40% 1.50% 1.00% 0.90% 0.50% Anh 3.40% 3.00% 3.50% 2.90% 1.90% Nhật N/a -1.10% -1.30% -1.70% N/a Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times. 4 Điểm yếu nhất trong quá trình phục hồi là công ăn việc làm. Hiện tại tỉ lệ thấp nghiệp ở các nước còn rất cao. Thất nghiệp của Mỹ hiện là 9,7%, có giảm so với đỉnh cao là 10% nhưng không nhiều. Thất nghiệp của EU là 10%, tăng lên chứ chưa có xu hướng giảm. Mức thất nghiệp ở Anh là 7,8%. Mức thấp nhất là Nhật khoảng 4,9%. Lý giải nguyên nhân là vì sao kinh tế phục hồi mà thất nghiệp vẫn cao, các quan điểm đều cho rằng có độ trễ trong việc hấp thu lao động trở lại nền kinh tế khi phục hồi. Có nghĩa là các nhà kinh tế kỳ vọng những tháng tới vấn đề việc làm sẽ được cải thiện tốt hơn. Bảng 5 : Thất nghiệp ở các nước phát triển T03/2010 T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/09 Mỹ 9.70% 9.70% 9.70% 10% N/a EU N/a 10% 9.90% 9.90% 9.90% Anh 8% 7.80% 7.80% 7.80% 7.80% Nhật N/a 4.90% 4.90% 5.10% N/a Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times. Về hệ thống tài chính và thị trường nhà đất – nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng, thị trường tài chính đã có sự phục hồi khá tốt. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có sự hồi phục mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã tăng từ đáy dưới 700 điểm vào tháng 03/2009 lên 1.200 điểm hiện nay. Chỉ số Dow Jones tăng từ 7.900 điểm lên 11.300 điểm. Gần nhưng tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới đều tăng điểm mạnh trong một năm qua. Thị trường chứng khoán hồi phục làm cho giá cả các tài sản tài chính tăng trở lại. Kết quả là rất nhiều tổ chức tài chính chặn được đà thua lỗ và bắt đầu có lãi. Một số tổ chức tài chính bắt đầu trả lại tiền cứu trợ của chính phủ. Báo cáo mới nhất về kết quả kinh doanh quý 1/2010 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, hơn quá bán các công ty có lợi nhuận cao hơn kỳ vọng. Có thể nói, hệ thống tài chính đã phục hồi tốt, giai đoạn tồi tệ nhất đã qua. Tuy nhiên, thị trường nhà đất chưa thật sự hồi phục. Doanh số bán nhà mới của Mỹ vẫn liên tục giảm trong những tháng gần đây (tháng 02/2010 giảm 0,2%, tháng 01/2010 giảm 0,6%), giá nhà vẫn chưa tăng trở lại. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách các nước phát triển hiện đạt kỷ lục cao, trung bình khoảng 10% năm 2009. Đây là kết quả của việc thực hiện mở rộng tài khoá do các chính sách giải cứu và kích thích kinh tế. Do đó, dư địa của chính sách tài khoá để kích thích phục hồi trong thời gian tới không còn nhiều. Đây là những trở ngại cho quá trình phục hồi và cho thấy là khả năng phục hồi mạnh là khó khăn. 5 II. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. Cơ hội Qua số liệu về diễn biến tình hình kinh tế thế giới những tháng qua, chúng ta có thể nhận định là kinh tế thế giới đã qua giai đoạn suy thoái và đang hồi phục. Trên cơ sở đó, xin có một số suy nghĩ về cơ hội đối với kinh tế Việt Nam : - Thương mại thế giới sẽ phục hồi nhanh. Kinh nghiệm cho thấy từ các cuộc suy thoái trước rằng khi suy thoái diễn ra thì ngoại thương sụp giảm nhanh hơn tăng trưởng GDP nhưng khi kinh tế phục hồi thì ngoại thương sẽ hồi phục nhanh hơn tăng trưởng GDP. Đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu trở lại. Xuất khẩu quý 1/2010 của Việt Nam vẫn giảm 1,6%. - Dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển vào các nền kinh tế mới nổi đang tăng trở lại. Đây là do ảnh hưởng của sự hồi phục thị trường tài chính toàn cầu và do ảnh hưởng của lãi suất thấp kỷ lục ở các nước phát triển trong khi lãi suất ở các thị trường mới nổi cao hơn nhiều. Đây là cơ hội để Việt Nam thu hút trở lại các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài. - Giá cả các loại nguyên liệu cơ bản, nông sản đang tăng trở lại trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ sự tăng giá này. - Hoạt động du lịch quốc tế sẽ có sự hồi phục và các thị trường lao động nước ngoài cho lao động Việt Nam cũng được cải thiện. 2.2. Thách thức - Thách thức số một sẽ là vấn đề lạm phát. Hiện tại giá cả các loại nguyên liệu cơ bản, nông sản đang tăng nhanh sẽ gây một áp lực lớn lên giá cả trong nước. Giá dầu được dự đoán sẽ vượt 100 USD/thùng trong tương lai gần. Khi đó, áp lực gia tăng giá cả trong nước là rất lớn. Ngoài ra, các vấn đề về cơ cấu gây ra lạm phát năm 2007-08 vẫn còn nguyên, chỉ tạm thời lắng xuống do khủng hoảng toàn cầu (làm cho giá cả nguyên liệu cơ bản giảm đột ngột), nay bắt đầu quay trở lại. Cái khó của chính sách là nếu thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát thì ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng, nhưng nếu vì mục tiêu tăng trưởng mà không thắt chặt tiền tệ thì dẫn đến lạm phát. Xem ra mục tiêu giữ được mức lạm phát dưới 7% mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 6,5% trong năm 2010 là khó khả thi. - Tỉ giá cũng sẽ là một vấn đề khó khăn trong năm 2010. Đồng USD sau giai đoạn giảm giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện tại đang tăng trở lại, đặc biệt là so với đồng Euro. Vì Việt Nam Đồng (VND) gắn với đồng USD, nên VND cũng sẽ lên giá so với các đồng tiền khác và như vậy ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện phá giá VND thì sẽ gây ra tâm lý bất ổn (kỳ vọng phá giá hơn nữa) và kích thích đầu cơ gây mất ổn định. Ngoài ra, sản xuất và tiêu dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu nên phá giá làm cho lạm phát gia tăng. 6 - Thách thức nữa là làm sao để phục hồi nhanh xuất khẩu. Trong nhiều năm xuất khẩu là động lực chính để tạo tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế nên trong thời gian ngắn khó mà thay đổi động lực này. Kinh tế thế giới đã hồi phục từ quý 03/2009, nhưng xuất khẩu quý 1/2010 của Việt Nam vẫn bị âm. - Thâm hụt ngân sách hiện ở mức rất cao. Do đó, dư địa của chính sách tài khoá để thúc đẩy tăng trưởng không còn nhiều. Ngoài ra, vấn đề lạm phát làm cho chính sách tài khoá trong thời gian tới phải trở nên cẩn trọng hơn. - Dòng vốn nước ngoài gia tăng trở lại. Nếu dòng vốn gián tiếp vào nhiều có thể sẽ tạo bong bóng trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Việc quản lý các dòng vốn này hiện nay như thế nào là chưa rõ ràng. - Ngoài ra, các vấn đề cơ cấu có tính dài hạn chưa được giải quyết như đầu tư cao nhưng kém hiệu quả (ICOR cao), yếu kém cơ sở hạ tầng, thiếu hụt nguồn nhân lực, chất lượng thể chế thấp, năng lực cạnh tranh thấp,… đang là những thách thức đặt ra cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.pdf
Tài liệu liên quan