Tài liệu Báo cáo Khoa học Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái tại tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp làm tươi máu: VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
16
NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM TƯƠI MÁU
Đặng Hoàng Biên*; Nguyễn Văn Đồng và Tạ Thị Bích Duyên
Bộ môn nghiên cứu Di truyền Giống vật nuôi
*Tác giả liên hệ: Đặng Hoàng Biên - Bộ môn Di truyền giống vật nuôi
Viện Chăn nuôi - Thụy phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel : 0437572803/ Email: danghoangbien@yahoo.com.vn
ABSTRACT
Improvement of Mong Cai pig’s performance in Quangtri province by blood refreshing method
In Quang Tri province, Mong Cai (MC) pig is a main breed of the pig population (more than 91% of the total pig
population), of which the Mong Cai sows are mainly inseminated with exotic pig semen by AI to give crossbred
F1 for fattening. The result of a survey in 4 communes belong to Hai Lang and Vinh Linh district showed that:
average number of Mong Cai (MC) sows/household was 2.56 ; Number born alive/litter was low (10.8 p...
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái tại tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp làm tươi máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
16
NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM TƯƠI MÁU
Đặng Hoàng Biên*; Nguyễn Văn Đồng và Tạ Thị Bích Duyên
Bộ môn nghiên cứu Di truyền Giống vật nuôi
*Tác giả liên hệ: Đặng Hoàng Biên - Bộ môn Di truyền giống vật nuôi
Viện Chăn nuôi - Thụy phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel : 0437572803/ Email: danghoangbien@yahoo.com.vn
ABSTRACT
Improvement of Mong Cai pig’s performance in Quangtri province by blood refreshing method
In Quang Tri province, Mong Cai (MC) pig is a main breed of the pig population (more than 91% of the total pig
population), of which the Mong Cai sows are mainly inseminated with exotic pig semen by AI to give crossbred
F1 for fattening. The result of a survey in 4 communes belong to Hai Lang and Vinh Linh district showed that:
average number of Mong Cai (MC) sows/household was 2.56 ; Number born alive/litter was low (10.8 piglets)
and inbreeding was a problem with the Mong Cai pig in Quang Tri. Improving the genetic potential of Mong Cai
pig in Quang Tri by introduction of high performance Mong Cai groups from Trang Due MC breeding farm, Hai
Phong province (14 sows and 4 boars) and from Viet Yen MC Breed region - Bac Giang province (50 sows) for
pure breeding have been done since 2007.
The preliminary results showed that number born alive per litter (NBA) was significantly improved, NBA of first
litter was 10.06 - 10.08 piglets, NBA of second litter and beyond was 11.09 compare with 10.73 piglets of the
litters before improving, and litter weight at farrowing was 6.70 vs 6.23 kg.
Key words: Mong Cai breed, Pig breeding, Pig performnce, Mong Cai reproduction, Pig blood refreshing
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Trị là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam quanh năm phải chịu ảnh hưởng
bởi khí hậu khắc nghiệt. Đất dốc, luôn bị lũ lụt làm sói mòn nhưng thường xuyên xảy ra hạn
hán. Vì vậy, phát triển cây lương thực cũng như cây thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, Quảng Trị còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh
để lại như bom đạn, mìn.
Các giống lợn đang nuôi tại tỉnh Quảng Trị chủ yếu là các giống lợn nội khác nhau, trong đó
lợn Móng Cái chiếm trên 91%. Trong các giống lợn nội đang được nuôi tại Quảng Trị, giống
Móng Cái có năng suất cao hơn cả về số con đẻ ra (MC: 10 -11 con, các giống nội khác chỉ
đạt 7 - 8) và tốc độ tăng khối lượng (MC: đạt 300 - 350 g/ngày, các giống khác (BQ: 200 -
250 g/ngày).
Đàn lợn giống Móng Cái nuôi tại tỉnh Quảng Trị có năng suất sinh sản thấp hơn so với tiêu
chuẩn giống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất sinh sản: Đàn lợn giống Móng
cái nhiều năm được nhân giống trong qui mô đàn nhỏ, người nông dân tự gây giống không có
sự chọn phối, do đó dễ dẫn đến cận huyết. Chăn nuôi lợn trong nông hộ ở Quảng Trị chủ yếu
vẫn là lợn nái Móng Cái lai với đực các giống lợn ngoại. Để góp phần nâng cao năng suất
chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc nâng cao năng suất và
chất lượng đàn lợn Móng Cái thuần, trong đó có phương pháp làm tươi máu, là cấp thiết hiện
nay.
ĐẶNG HOÀNG BIÊN – Nâng cao năng suất sinh sản của lợn Móng Cái ...
17
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nâng cao năng suất đàn lợn giống Móng cái tại tỉnh
Quảng Trị bằng phương pháp làm tươi máu” nhằm tăng năng suất đàn lợn Móng Cái (đặc
biệt là năng suất sinh sản) và còn góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen quý lợn Móng Cái
thuần tại khu vực Duyên hải miền Trung.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đàn lợn cái và đực giống MC địa phương nuôi trong nông hộ tại 2 xã Hải Phú và Hải Thượng
thuộc huyện Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, được làm tươi máu bởi:
4 lợn đực và 14 lợn cái giống MC được nhập về từ Tràng Duệ – Hải Phòng năm 2008 và
50 lợn cái giống MC nhập về từ vùng giống nhân dân Việt Yên - Bắc Giang năm 2007.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểmnghiên cứu: Điều tra chọn điểm để triển khai đề tài tại 4 xã: xã Hải Thượng, xã Hải
Phú - huyện Hải Lăng và xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Trung thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Triển khai đề tài: tại 2 xã Hải Thượng và xã Hải Phú - huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Thời gian nghiên cứu: năm 2007 - 2008
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng năng suất sinh sản của đàn lợn nái Móng Cái địa phương được nuôi tại 4
xã: xã Hải Thượng và xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; xã Vĩnh Chấp và xã Vĩnh Trung thuộc
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Năng suất sinh sản của lợn Móng Cái được phối giống tươi máu với lợn Móng Cái có nguồn
gốc từ trại giống MC Tràng Duệ, Hải Phòng và vùng giống nhân dân Việt Yên, Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra đánh giá hiện trạng đàn lợn Móng Cái đang được nuôi tại 4 xã thuộc 2 huyện Hải
Lăng và Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị. Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp và thống kê thực địa theo bộ câu hỏi. Lựa chọn các hộ tham gia nghiên cứu trên cơ sở
phân tích bộ số liệu điều tra và dựa vào năng suất chất lượng đàn lợn nái MC tại các nông hộ.
Các chỉ tiêu điều tra: quy mô chăn nuôi lợn nái Móng Cái, năng suất sinh sản của đàn lợn nái
Móng Cái.
Làm tươi máu đàn lợn Móng Cái địa phương: Chọn và bình tuyển 128 lợn nái Móng Cái (cái
MC nhóm C) và 5 lợn đực Móng Cái (đực MC nhóm C) tham gia phối giống tươi máu theo
các chỉ tiêu: lợn khoẻ mạnh không khuyết tật, ngoại hình điển hình của giống Móng Cái, có
nguồn gốc rõ ràng, năng suất sinh sản từ lứa 2 và đạt 11 con/lứa và lợn nái đẻ dưới 5 lứa, lợn
đực khai thác dưới 2 năm.
Nhập lợn cái hậu bị giống Móng Cái từ vùng giống nhân dân Việt Yên - Bắc Giang (MC
nhóm B) và lợn đực, lợn cái hậu bị giống MC tại Tràng Duệ - Hải Phòng (MC nhóm A) vào
xã Hải Thượng và Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Lợn cái và lợn đực hậu bị được
chọn tại các cơ sở giống theo gia phả không đồng huyết và từ các ổ đẻ trên 12 con/ổ, bố và mẹ
có năng suất sinh sản trên trung bình toàn đàn.
Lợn đực nhóm A và C được nuôi và khai thác tại Trạm tuyền giống Long Hưng - Hải Lăng
tỉnh Quảng Trị.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
18
Thực hiện phối giống chéo giữa các nhóm tránh đồng huyết.
Cụ thể : Đực MC nhóm A x cái MC nhóm C
Đực MC nhóm C x cái MC nhóm B
Đực MC nhóm C x cái MC nhóm A
Theo dõi và đánh giá năng suất sinh trưởng, sinh sản của đàn lợn Móng Cái được phối giống
tươi máu và đàn con của chúng.
Các chỉ tiêu theo dõi
Sinh trưởng: khối lượng lúc 8 tháng tuổi.
Sinh sản: tuổi phối giống lần đầu, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ
sinh/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, thời gian nuôi con.
Phân tích, đánh giá kết quả
Số liệu được cập nhật vào phần mềm Excel 2003 và xử lý bằng phần mềm sinh học Minitab
tại Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn nuôi.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Quy mô và năng suất của lợn Móng Cái địa phương tại các điểm điều tra
Quy mô và năng suất chăn nuôi lợn nái MC của 256 hộ điều tra với tổng số lợn nái là 680 con.
Kết quả được phân tích và trình bày ở Bảng 1.
Quy mô chăn nuôi lợn nái Móng Cái/hộ ở xã Hải Phú, điều tra ở 108 hộ cho kết quả lớn nhất
là 3,21 con, tiếp đến là xã Hải Thượng điều tra 84 hộ thì chỉ tiêu này đạt được là 2,64 con, xã
Vĩnh Chấp điều tra 46 hộ và xã Vĩnh Trung điều tra 27 hộ, kết qủa của chỉ tiêu này ở hai xã
lần lượt là 1,78con và 1,63 con/hộ. Quy mô bình quân đầu con lợn nái Móng Cái/hộ của các
xã điều tra là tương đối cao 2,56 con.
Năng suất sinh sản cũng được phân tích theo từng xã để làm cơ sở cho việc chọn hộ tham gia
nghiên cứu cho thấy: Số con sơ sinh sống/ổ đạt cao nhất ở đàn lợn Móng Cái xã Hải Phú là
10,69 con, tiếp là xã Hải Thượng 10,67 con, xã Vĩnh Trung 10,65 con và xã Vĩnh Chấp 10,61
con. Trung bình của chỉ tiêu này của 4 xã là 10,65 con. Theo Nguyễn Quế Côi và cs (2003)
điều tra năng suất đàn lợn nái Móng Cái tại Quảng Trị, thì các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ
đạt được là 11,70 con, thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.
Khối lượng sơ sinh/ổ không có sự khác nhau lớn của đàn lợn Móng Cái giữa các xã. Chỉ tiêu
này biến động từ 6,13 kg đến 6,38 kg và bình quân điều tra được là 6,28 kg. Số con để nuôi
phụ thuộc rất lớn vào số con sơ sinh sống và khả năng nuôi con của từng lợn nái. Chỉ tiêu này
của đàn lợn Móng Cái xã Hải Thượng và Hải Phú tương ứng là 10,05 con, Vĩnh Chấp và Vĩnh
Trung lần lượt là 9,96 và 9,83 con . Số con cai sữa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất
sinh sản của lợn nái/lứa đẻ. Chỉ tiêu này trên đàn lợn điều tra được tại các xã không có sự sai
khác nhau đáng kể, biến động từ cao nhất 9,81 con ở Hải Phú đến thấp nhất là 9,54 con ở
Vĩnh Trung và bình quân là 9,77 con.
Nguyễn Quế Côi và cs, (2003) năng suất đàn lợn nái Móng Cái tại xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh,
Quảng Trị, thì chỉ tiêu số con cai sữa/ổ là 10,19 con. Nguyễn Quế Côi và cs, (2005) chỉ tiêu
này là 10,10 con/ổ thì kết quả của chúng tôi đều thấp hơn.
ĐẶNG HOÀNG BIÊN – Nâng cao năng suất sinh sản của lợn Móng Cái ...
19
Bảng 1. Quy mô và năng suất sinh sản của lợn Móng Cái tại 4 xã điều tra
Chỉ tiêu
Hải Thượng
(n= 84 hộ)
Hải Phú
(n= 108 hộ)
Vĩnh Chấp
(n= 46hộ)
Vĩnh Trung
(n= 27hộ)
Chung
(n=265 hộ)
Mean SD Mean SD Mean SD Mean SD Mean SD
SLlợn MC/hộ (con) 2,64 1,10 3,21 1,15 1,78 0,80 1,63 0,71 2,56 1,18
Số con SS/ổ (con) 10.95 1,57 10.99 1,30 10.81 1,18 10.83 1,25 10.93 1,39
Số con SSS/ổ (con) 10.67 1,50 10.69 1,27 10.56 1,12 10.61 1,25 10.65 1,35
KL SS/ổ (kg) 6,27 0,88 6,38 0,76 6,27 0,75 6,13 0,83 6,28 0,82
SC để nuôi/ổ (con) 10,05 1,26 10,05 0,89 9,96 0,98 9,83 1,01 10,01 1,08
SCCS 45ngày/ổcon 9,81 1,31 9,87 0,96 9,63 0,79 9,54 0,97 9,77 1,10
KL cai sữa/ổ (kg) 54,82 12,03 54,35 11,49 55,16 9,30 54,86 6,69 54,71 10,80
Khối lượng cai sữa/ổ: Đánh giá chỉ tiêu này từ số liệu điều tra chúng tôi hiệu chỉnh thời gian
cai sữa về 45 ngày và khối lượng cai sữa cũng được hiệu chỉnh theo thời gian. Khối lượng cai
sữa/ổ của đàn lợn Móng Cái ở 4 xã đạt được lần lượt là Hải Thượng 54,82 kg, Hải Phú 54,35
kg, Vĩnh Chấp 55,16 kg, Vĩnh Trung 55, 54 kg và trung bình là 54,85 kg.
Kết quả phân tích cho thấy, đàn lợn Móng Cái tỉnh Quảng Trị đang có biểu hiện giảm năng
suất so với kết quả nghiên cứu giai đoạn 2003 – 2006. Thể hiện ở số con số con sơ sinh sống/ổ
giảm từ 11,70 con năm 2003 xuống 10,85 con năm 2007 và chỉ tiêu số con cai sữa/ổ giảm từ
10,19 con năm 2003 xuống 10,10 con năm 2005 (Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quế Côi và
cs, 2003, 2005; Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi các năm 2003, 2005).
Từ kết quả điều tra phân tích chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu dựa trên quy mô và
năng suất của đàn lợn nái tại các xã điều tra
Năng suất sinh sản của đàn lợn nái Móng Cái được chọn làm tươi máu
Dựa vào quy mô và năng suất từ kết quả điều tra tại các xã, chúng tôi chọn được 30 hộ với
128 lợn nái tại 3 thôn là Thượng xã, Đại An Khê thuộc xã Hải Thượng và thôn Phú Hưng
thuộc xã Hải Phú thuộc huỵên Hải Lăng. Quy mô chăn nuôi lợn MC bình quân là 4,27 con/hộ,
năng suất sinh sản của 128 lợn nái từ lứa 1đến lứa 4 là khá cao và được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái được chọn tham gia làm tươi máu
Chỉ tiêu n Mean SD
Số con sơ sinh sống (con) 128 11,10 1,77
Số con sơ sinh sống (con) 128 10,73 1,60
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 128 6,23 0,94
Số con để nuôi/ổ 128 10,17 1,32
Số con cai sữa/ổ (con) 128 9,87 1,22
Số con sơ sinh/ổ là 11,10 con so với 10,93 con của năng suất chung điều tra, số con sơ sinh
sống/ổ là 10,73 con cao hơn điều tra là 10,65 con, số con cai sữa/ổ cũng cao hơn so với kết
quả điều tra chung là 9,87 và 9,77 con. Nguyễn Quế Côi và cs, (2003) năng suất sinh sản của
lợn Móng Cái điều tra tại một số địa phương của tỉnh Quảng Trị về chỉ tiêu số con sơ sinh
sống/ổ 11,70 con, nhưng số con cai sữa chỉ đạt 9,01con/ổ. Điều này cho thấy kỹ thuật chăn
nuôi của các hộ được chọn tham gia nghiên cứu đã được nâng cao. Tuy nhiên, sự khác nhau
về năng suất của hai nhóm nái so sánh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ và kinh
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
20
nghiệm chăn nuôi không đồng đều, quy mô chăn nuôi khác nhau, khả năng đầu tư cũng khác
nhau dẫn đến năng suất đạt được cũng khác nhau.
Năng suất lứa 1 của lợn MC được phối giống tươi máu
Nâng cao năng suất của đàn lợn nái Móng Cái tại Quảng Trị bằng phương pháp tươi máu,
chúng tôi đã nhập vào Quảng Trị 4 lợn đực và 64 lợn cái Móng Cái từ các vùng giống phía
Bắc và tiến hành phối chéo giữa các nhóm lợn MC có nguồn gốc khác nhau. Các ảnh hưởng
khác được xem như đồng đều bởi cả đàn lợn nái của địa phương được chọn tham gia làm tươi
máu và đàn lợn nái nhập nội được nuôi cùng trong các hộ dân có điều kiện, trình độ và kinh
nghiệm chăn nuôi như nhau. Do điều kiện ngoại cảnh tác động (dịch lở mồm long móng và
dịch tai xanh trong các năm 2007 và 2008, bão lụt, rét đậm rét hại), việc chuyển lợn vào
Quảng Trị chậm lại so với kế hoạch. Vì vậy, chúng tôi mới có kết quả bước đầu năng suất
sinh sản của 75 nái đẻ lứa 1 (40 ổ đẻ của đực nhóm C phối với nái nhóm B và 35 ổ đẻ của đực
nhóm A phối với nái nhóm C). Kết quả sinh sản được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Năng suất sinh sản lứa 1 của đàn lợn Móng Cái được phối giống tươi máu
Đực C x Cái B
n = 40
Đực A x Cái C
n = 35 Chỉ tiêu
Mean SD Mean SD
Khối lượng lợn lúc 8 tháng tuổi (kg) 55,63 7,57 * *
Số con sơ sinh/ổ (con) 10,08a 1,88 10,06a 1,86
Số con sơ sinh sống/ổ (con) 9,58a 1,58 9,57a 1,61
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 5,67a 0,74 5,49a 1,17
Số con để nuôi/ổ 9,50a 1,46 9,40a 1,54
Số con cai sữa/ổ (con) 9,20a 1,36 9,29a 1,62
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 48,45a 10,56 47,80a 10,35
Thời gian nuôi con (ngày) 38,38a 6,79 37,34a 5,85
Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự nào giống nhau thì sai khác có ý nghĩ thống kế (P< 0,05)
Số con sơ sinh lứa 1 của cả hai nhóm nái đều đạt cao trên 10 con trong đó lợn nái nhóm B đạt
10,08 con, nhóm lợn nái nhóm C là 10,06 con, tuy nhiên sự sai khác giữa 2 nhóm này không
có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
10.08
9.58
9.50
9.20
9.40
9.29
9.57
10.06
8.60
8.80
9.00
9.20
9.40
9.60
9.80
10.00
10.20
SCSS SCSSS SCDN SCCS
co
n
Đực C x Cái B Đực A x Cái C
Biểu đồ 1: Năng suất số con ở lứa 1 của đàn lợn nái nhóm B và nhóm C (Quảng Trị).
Theo Giang Hồng Tuyến (2008) số con sơ sinh ở lứa 1 của lợn MC là 9,90 đến 10,16 con. Số
con sơ sinh sống/ổ của nhóm nái nhập từ Việt Yên - Bắc Giang và nhóm nái Quảng Trị là
ĐẶNG HOÀNG BIÊN – Nâng cao năng suất sinh sản của lợn Móng Cái ...
21
tương đương nhau 9,58 con và 9,49 con. Sự khác nhau ở các chỉ tiêu khác cũng không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).
Biểu đồ 1 thể hiện số con ở lứa 1 của lợn nái MC được phối giống tươi máu. Khối lượng sơ
sinh/ổ đối với nhóm nái C là 5,49 kg thấp hơn so với lợn nái nhóm B là 5,67 kg. Tuy nhiên, sự
sai khác này không có ý nghĩa thống kê ở mức (P>0,05). Điều này cho thấy năng suất sinh sản
lứa 1 của cả 2 nhóm nái đạt cao và tương đương nhau.
Số con cai sữa/ổ của cả 2 nhóm nái không có sự khác nhau đáng kể (P>0,05) là 9,20 con ở
đàn nái nhóm B và 9,29 con ở nhóm nái nhóm C. Ở chỉ tiêu này nhóm nái C có phần cao hơn.
Điều này theo chúng tôi là do đàn lợn nái nhóm B mới đưa vào nên chưa thể thích nghi với
điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền trung nên năng suất lứa 1 có phần thấp hơn. Đây cũng
là kết quả bước đầu và cao hơn của Lê Văn Sáng (2008) là 8,26 con.
Khối lượng cai sữa/ổ của nhóm nái B và nhóm nái C có sự sai khác nhau không đáng kể. Chỉ
tiêu này phụ thuộc lớn vào số con cai sữa/ổ và thời gian cai sữa. Khối lượng cai sữa/ổ của
nhóm lợn nái B là 48,45kg và của nhóm lợn nái C 47,80 kg. Kết quả này rất cao so với của
Nguyễn Văn Thiện và cs, (1999) là 37,23 kg và thấp hơn của Lê Văn Sáng (2008) là 54,95 kg.
Tuy nhiên, thời gian cai sữa của 2 nhóm lợn có sự sai khác nhau tương ứng là 38,38 ngày và
36,74 ngày.
Kết quả trên cho thấy, khảo sát năng suất sinh sản lứa 1 đối với hai nhóm nái cho thấy số con
ở lứa 1 đạt được là rất cao và cao hơn một số nghiên cứu gần đây, đối với giống lợn Móng Cái
tại địa bàn Quảng Trị. Với kết quả này cho thấy, lợn nái Móng Cái nhập từ vùng giống Bắc
Giang đã cho năng suất cao hơn so với đàn lợn nái có nguồn gốc Quảng Trị. Bên cạnh đó
năng suất sinh sản của lợn nái (nhóm C) được phối giống với lợn đực (nhóm A) cũng cho
năng suất cao hơn đàn lợn nái Quảng Trị điều tra được.
Đánh giá hiệu quả của công tác làm tươi máu đối với đàn lợn MC, chúng tôi so sánh năng suất
của nhóm nái C trước và sau khi phối giống tươi máu. Với 128 lợn nái được chọn làm tươi
máu, chúng tôi đã tiến hành phối giống làm tươi máu và theo dõi được 93 ổ đẻ. Kết quả trình
bày Bảng 4.
Bảng 4. So sánh năng suất của đàn lợn nái Móng cái chọn làm tươi máu
và đàn được phối tươi máu
Cái C Đực A x Cái C
Chỉ tiêu
n Mean SD n Mean SD
Số con sơ sinh/ổ (con) 128 11,10a 1,77 93 11,43a 1,98
Số con sơ sinh sống/ổ (con) 128 10,73a 1,60 93 11,09a 2,05
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 128 6,23a 0,94 93 6,70a 1,42
Số con để nuôi/ổ 128 10,17a 1,32 93 10,97b 1,83
Số con cai sữa/ổ (con) 128 9,87a 1,22 93 10,81b 1,71
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 128 57,67 12,76 93 53,74 12,2
Thời gian nuôi con (ngày) 128 42,50 5,37 93 37,24 6,69
Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự nào giống nhau thì sai khác có ý nghĩ thống kế (P< 0,05)
Mục tiêu của đề tài là sau khi làm tươi máu ở thế hệ đời con phải đưa số con sơ sinh/ổ của đàn
lợn nái Móng Cái tại Quảng Trị lên 11 - 11,50 con/lứa. Tuy nhiên kết quả đạt được của chỉ
tiêu này ở thế hệ bố mẹ sau khi phối chéo đối với nhóm lợn nái C là 11,43 con, đã tăng 0,33
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
22
con so với lúc chưa phối giống tươi máu. Sự sai khác này tuy không có ý nghĩa về mặt thống
kê (P>0,05) vì dung lượng mẫu còn ít, nhưng có ý nghĩa về mặt thực tiễn sản xuất của các
nông hộ. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Quế Côi và cs, (2005) là 11,07 con và thấp
hơn kết quả của Lê Văn Sáng (2008) là 11,92 con.
Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chỉ tiêu số con
sơ sinh sống/ổ đã tăng từ 10,73 trước khi phối giống tươi máu lên 11,09 con sau khi phối
giống tươi máu, sự tăng lên của chỉ tiêu này không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (P >
0,05). Giang Hồng Tuyến (2008) chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ ở lợn Móng Cái thuần là 11,03
con thì kết quả của chúng tôi là phù hợp. Theo Phạm Sỹ Tiệp và cs, (2009) chỉ tiêu này là
10,12 con thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
11.1
10.73
10.17
9.87
11.43
11.09
10.97
10.81
9
9.5
10
10.5
11
11.5
12
SCSS SCSSS SCĐN SCCS
co
n
Chưa tươi máu Đã được tươi máu
Biểu đồ 2: Năng suất về số con/ổ của đàn lợn nái Móng Cái nuôi tại Quảng Trị chưa và được tươi máu.
Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ chịu ảnh hưởng trực tiếp của số con sơ sinh sống, sự sai khác
của chỉ tiêu này trước và sau khi phối giống tươi máu lần lượt là 6,23 kg và 6,70 kg. Theo
Nguyễn Văn Thiện và cs (1999) chỉ tiêu này là 6,09 kg thì kết quả của chúng tôi cao hơn.
Theo Phạm Sỹ Tiệp và cs (2009) công bố về chỉ tiêu này là 8,30kg, cao hơn kết quả của chúng
tôi rất nhiều.
Số con để nuôi phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu số con sơ sinh sống và chất lượng đàn con sơ
sinh. Đã có sự sai khác lớn giữa số con để nuôi của đàn lợn trước và sau phối giống tươi máu
lần lượt là 10,17 con và 10,97 con. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Số con cai sữa/ổ là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất của lợn nái. Kết quả cho
thấy số con cai sữa của đàn nái được phối giống tươi máu là 10,81 con cao hơn so với 9, 87
con trước lúc phối giống tươi máu. Theo Lê Văn Sáng (2008) chỉ tiêu này là 9,54 con và
Giang Hồng Tuyến (2008) là 9,61 con thì kết qua của chúng tôi cao hơn. Điều này có tác động
của việc làm tươi máu và ảnh hưởng của việc quản lý.
Khối lượng cai sữa/ổ không có sự khác nhau lớn giữ 2 nhóm nái trước và sau khi phối giống
tươi máu, lần lượt là 57,67 kg và 53,74 kg là do có sự khác nhau lớn giữa chỉ tiêu thời gian cai
sữa: 42,50 ngày và 37,24 ngày. Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ chịu ảnh hưởng lớn trực tiếp của
số con cai sữa và thời gian cai sữa. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs, (1999) thì khối lượng cai
sữa/ổ biến động từ 51,10 kg đến 54,77kg thì kết quả chúng tôi phù hợp.
ĐẶNG HOÀNG BIÊN – Nâng cao năng suất sinh sản của lợn Móng Cái ...
23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Lợn MC chiếm trên 91% đàn lợn của tỉnh Quảng Trị. Kết quả điều tra ở 265 hộ với tổng 680
lợn nái MC của 4 xã trọng điểm thuộc 2 huyện Hải Lăng và Vĩnh Linh cho thấy mỗi nông hộ
trung bình nuôi 2,56 lợn nái MC. Các hộ ở xã Hải thượng và Hải phú có truyền thống nuôi lợn
MC, với quy mô lớn (2,6 - 3,2 con/hộ).
Năng suất sinh sản nhìn chung thấp (10,65 con SSS/ổ, 54,85 kg cai sữa ở 45 ngày/ổ) so với
tiêu chuẩn giống cũng như năng suất ở các vùng giống như Việt Yên - Bắc Giang, Tràng Duệ
- Hải phòng. Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp có nhiều trong đó có yếu tố cận huyết.
Tiến hành phối giống tươi máu giữa nhóm lợn MC Quảng Trị với 2 nhóm lợn Móng cái có
nguồn gốc từ Tràng Duệ - Hải phòng và vùng giống Móng Cái Việt Yên - Bắc Giang. Kết quả
bước đầu theo dõi năng suất sinh sản của 75 ổ lứa 1 (đực nhóm C phối với nái nhóm B và đực
nhóm A phối với nái nhóm C); 93 ổ từ lứa 2 trở lên (đực nhóm A phối với nái nhóm C) cho
thấy năng suất sinh sản đã được nâng lên rõ rệt. Số con sơ sinh sống/ổ) ở lứa 1 đạt 10,06 đến
10,08. Từ lứa 2 trở lên SSS/ổ đạt 11,09 so với 10,73 con khi chưa phối giống tươi máu.
Tương tự là khối lượng sơ sinh/ổ (6,70 so với 6,23 kg).
Đề nghị
Do dịch bệnh và các nguyên nhân bất khả kháng khác trong 2 năm 2007 - 2008, kết quả tươi
máu mới ở lứa 1 cần theo dõi thêm các lứa đẻ tiếp theo để đánh giá chính xác hơn kết quả của
đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng, Lê Minh Lịnh và Đặng Hoàng Biên (2003). Nghiên cứu đánh giá, lựa
chon giải pháp Công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi lơn hướng nạc tại tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa
kọc phần nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi và các vấn đề khác năm 2003, tr.203.
Nguyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hoà, Đặng Hoàng Biên, Nguyễn Nguyệt Cầm, (2005). Một số giải pháp phát triển
chăn nuôi lợn hướng nạc phù hợp với điều kện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa kọc
phần nghiên cứu công nghê sinh học và các vấn đề khác năm 2005, tr.20.
Lê Văn Sáng, (2008), Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái nuôi ở 3 vùng sinh thái: Việt Yên Bắc
Giang, Tràng Duệ - Hải Phòng và Hải Lăng Quảng Trị. Báo cáo tốt nghiệp đại học - Đại học Nộng
Nghiệp Hà Nội, 2008.
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn văn Lục, Tạ Bích Duyên, Nguyễn Đức Tuấn, Lường Văn Vượng, Phạm Văn Giám,
Lường Văn Luân và Nông Đình Thiết, (2009). Nghiên cứu phát triển đàn lợn giống Móng Cái cao sản
tại Định Hoá - Thái Nguyên. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi số 16 Tháng 2 năm 2009.
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999), Đánh giá khẩ năng sinh sản của đàn lợn
Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô. Tạp chí Chăn nuôi, (3), tr.15.
Giang Hồng Tuyến, (2008). Chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000, khả
năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc đối với nhóm lợn MC15. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp Viện Chăn
nuôi, 2008.
* Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức; TS. Vũ Đình Tôn (ĐHNNI)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học - NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI MÓNG CÁI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM TƯƠI MÁU.pdf