Tài liệu Báo cáo Khoa học một số vấn đề nổi lên về kinh tế và chính sách vĩ mô của Việt Nam, giải pháp trong thời gian tới: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI LÊN VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
CỦA VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Chu Hoàng Ngọc Bích
Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
I. Một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2010
Trong 6 tháng đầu năm 2010, nền kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng quý II đã tăng 6,2-6,4% so với 5,83% của
quý I và tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1%. Trong khi đó chỉ số lạm
phát, nếu như những tháng đầu năm còn gây nhiều mối quan ngại cho nền kinh tế
thì trong các tháng gần đây đang được kiềm chế ở mức khá thấp. Tuy nhiên vẫn
còn một số bất ổn trong nền kinh tế ngắn, trung và dài hạn. Hoạt động kiểm soát
giá thông qua các biện pháp hành chính có thể gây tác hại cho tăng trưởng trong
trung và dài hạn. Thâm hụt thương mại tăng cao, đặc biệt là nhập siêu với Trung
Quốc. Thị trường vàng và bất động sản biến động khá mạnh, trong khi đó, thị
trường ngoại hối tuy ổn định, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ đã...
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học một số vấn đề nổi lên về kinh tế và chính sách vĩ mô của Việt Nam, giải pháp trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI LÊN VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
CỦA VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Chu Hoàng Ngọc Bích
Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
I. Một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2010
Trong 6 tháng đầu năm 2010, nền kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng quý II đã tăng 6,2-6,4% so với 5,83% của
quý I và tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1%. Trong khi đó chỉ số lạm
phát, nếu như những tháng đầu năm còn gây nhiều mối quan ngại cho nền kinh tế
thì trong các tháng gần đây đang được kiềm chế ở mức khá thấp. Tuy nhiên vẫn
còn một số bất ổn trong nền kinh tế ngắn, trung và dài hạn. Hoạt động kiểm soát
giá thông qua các biện pháp hành chính có thể gây tác hại cho tăng trưởng trong
trung và dài hạn. Thâm hụt thương mại tăng cao, đặc biệt là nhập siêu với Trung
Quốc. Thị trường vàng và bất động sản biến động khá mạnh, trong khi đó, thị
trường ngoại hối tuy ổn định, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng cao trong 6
tháng đầu năm. Công tác quản lý nợ công và nợ nước ngoài còn nhiều bất cập. Cơ
sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện càng khiến các nhà đầu tư và người tiêu dùng hết
sức lo ngại về tính bền vững và ổn định của nó.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến các ngành, lĩnh vực trong
nền kinh tế nước ta và tạo ra những điểm mạnh, yếu nhất định:
1. Xuất nhập khẩu:
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị thâm hụt thương mại của Việt
Nam đã lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trong cùng kỳ. Sở dĩ có tình hình này là do Việt Nam đã xuất khẩu mạnh nhóm mặt
hàng đá quý và kim loại quý ( 850 triệu USD trong tháng 5/2010 và khoảng 350
triệu USD trong tháng 6/2010). Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt
Nam đã xuất khẩu một lượng đá quý, kim loại quý và sản phẩm trị giá 1,343 tỷ
USD. Tuy nhiên, xét trên góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, việc tính gộp kim ngạch
xuất khẩu mạnh đá quý và kim loại quý ( chủ yếu là vàng) sẽ phần nào che lấp đi
những điểm yếu cần phải tập trung khắc phục trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tới nền kinh tế Việt
Nam là không lớn vì: đồng tiền của Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi trên thị
trường tiền tệ quốc tế; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường Châu Âu chủ yếu là mặt hàng nông, lâm, thủy sản và chúng thường có mức
tiêu thụ khá ổn định; hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Châu Âu chủ yếu
được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh USD và thị trường Châu Âu cũng chỉ chiếm
tỷ trọng khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ảnh hưởng trực tiếp của đồng EURO giảm giá tới hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam: Mặc dù tỷ trọng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường
Châu Âu đã gia tăng đáng kể lên tới 24,2% trong tháng 5/2010, nhưng tỷ trọng
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU27 lại có xu hướng suy giảm mạnh
tương ứng từ 22,2% trong tháng 1/2010 xuống còn ở mức 14,2% trong tháng
5/2010. Tuy nhiên, sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU27 trong tháng 5/2010 đã được bù đắp phần lớn bởi sự gia tăng đột biến của
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường một số nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Âu.
2. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp:
Nền kinh tế Việt Nam đang và vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi và duy trì đà
tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm ước đạt
6,0-6,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước đạt 2,7-3,2%; tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây
dựng ước đạt 6,0-6,7%; và tăng trưởng khu vực dịch vụ ước đạt 6,8-7,2%. Nếu chỉ
xét riêng trong quý II của năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước
đạt mức 6,2-6,4%, trong đó khu vực dịch vụ được ghi nhận có mức đóng góp điểm
phần trăm lớn nhất.
3. Thu hút đầu tư :
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã có 438 dự án FDI
được đăng ký cấp mới với tổng số vốn FDI cam kết đạt trên 7,9 tỷ USD ( tăng
khoảng 43% về vốn FDI đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước đó). Đồng
thời, Việt Nam đã giải ngân vốn FDI được khoảng 5,4 tỷ USD và quy mô giải ngân
vốn FDI tính bình quân tháng đã được ghi nhận vào khoảng 900 triệu USD/tháng.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2010 là
8,063.85 tỷ USD. Đây là kỷ lục mới về cam kết ODA cho Việt Nam với mức tăng
tới hơn 36% so với kỷ lục cũ năm 2009 (5,9 tỷ USD, đã bao gồm cam kết muộn
của Nhật Bản) và vượt ra ngoài dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó (dự
báo ODA năm 2010 chỉ tăng từ 10 - 15%). Trong số này, về phía các tổ chức phát
triển, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với gần 2,5 tỷ
USD; tiếp đến là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với gần 1,5 tỷ USD. 15
quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu (EU) tài trợ 1,082 tỷ USD, trong đó Pháp tiếp
tục là nhà tài trợ lớn nhất với 378,26 triệu USD. Về phía các quốc gia tài trợ trực
tiếp cho Việt Nam, Nhật Bản vẫn là quốc gia tài trợ quan trọng nhất, với 1,64 tỷ
USD; kế đến là Hàn Quốc 270 triệu USD, Mỹ 138 triệu USD...Trong số hơn 8 tỷ
USD mà các nhà tài trợ cam kết, có 1,4 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại (trong
đó có toàn bộ phần cam kết của Australia gần 100 triệu USD, Anh hơn 82 triệu
USD, Mỹ 138 triệu USD) và khoảng 6,6 tỷ USD là nguồn vốn vay ưu đãi.
4. Tài chính-ngân hàng, chứng khoán:
Thị trường ngoại hối tương đối ổn định từ tháng 3/2010 trở lại đây. Cung
cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng, tính thanh khoản ở mức cao, các tổ chức tín
dụng ( TCTD) cân đối được ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân
hàng Nhà nước, nhiều TCTD tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng nhà nước do
lượng ngoại tệ mua được tăng lên. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại
luôn thấp hơn trần cho phép. Tỷ giá trên thị trường tự do thấp hơn tỷ giá giao dịch
của các ngân hàng thương mại. Thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung.
Đối với thanh khoản của hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ, chỉ tính riêng
ngoại tệ dư thừa đã được các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch hoán đổi
với Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 600 triệu USD. Điều này cho thấy nguồn
ngoại tệ “ nhàn rỗi” của các NHTM tương đối dồi dào.
Trong những tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng
cao trong khi tín dụng nội tệ lại tăng thấp. Cụ thể, cho vay bằng ngoại tệ tháng
5/2010 tăng 3,16% so với tháng trước và tăng trên 20% so với cuối năm 2009.
Trong khi đó cùng thời gian này tăng trưởng tín dụng bằng tiền đồng chỉ đạt 1,53%
so với tháng trước. Tuy nhiên, biến động xấu về tỷ giá ở thị trường trong nước vẫn
có thể xảy ra do mất cân đối cung cầu ngoại tệ và khả năng trượt giá của đồng Đôla
Mỹ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp vay đô la Mỹ rồi đổi sang tiền đồng để sản
xuất kinh doanh phải rất thận trọng và tính toán kỹ lưỡng.
Đối với nền kinh tế, khi tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn thì đó là một thị
trường không lành mạnh, phản ánh nền kinh tế bị đô la hóa ở mức cao và khó kiểm
soát. Mặc dù, lượng ngoại tệ tại các NHTM và dòng vốn vào Việt Nam hiện nay
được coi là tạm đủ cho các nhu cầu thanh toán, nhưng nhập siêu tăng cao sẽ tác
động tiêu cực tới cán cân vãng lai. Giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt
khoảng 5,4 tỷ USD nhưng phần lớn là hàng hóa và trang thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý cần theo dõi chặt chẽ và
có những động thái phù hợp để tránh lặp lại tình trạng khi thì quá căng thẳng về
ngoại tệ, lúc thì dư thừa ngoại tệ đột biến, làm mất lòng tin của giới doanh nghiệp
và người dân vào tiền đồng.
Về thị trường chứng khoán: sau những ngày nghỉ lễ đầu tháng 5/2010, chỉ số
chứng khoán đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm vào ngày 6/5, tuy nhiên sau
đó giảm mạnh và chi tăng trở lại vào các ngày cuối tháng. Hiện nay chỉ số VN-
Index đang dao động trong khoảng 480-510 điểm. Diễn biến trên thị trường chứng
khoán của Việt Nam trong tháng qua chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ tại
Châu Âu, sự sụt giảm chứng khoán Mỹ và thế giới, bong bóng nhà đất tại Trung
Quốc cũng như việc giá vàng, USD tăng mạnh. Bên cạnh đó, thị trường bất động
sản đang có dấu hiệu nóng lên có thể đã khiến cho nhiều nhà đầu tư sớm rút khỏi
thị trường chứng khoán để chuyển sang đầu tư vào bất động sản.
II. Một số tác động của các chính sách vĩ mô
Do độ mở khá cao nên kinh tế Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của diễn
biến tình hình kinh tế thế giới. Những le lói phục hồi của nền kinh tế thế giới đang
có những tác động tốt đến Việt Nam. Tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế Việt
Nam không phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào các chính sách điều chỉnh và can thiệp vĩ mô của Chính phủ. Thoát khỏi
lạm phát cao của năm 2008 bằng những gói chính sách kiềm chế lạm phát, Chính
phủ tiếp tục đã có những biện pháp kịp thời trong năm 2009 để chống suy giảm và
phục hồi tăng trưởng. Các biện pháp kích cầu và ổn định vĩ mô đã đạt được những
kết quả bước đầu tương đối rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
xem xét và cân nhắc để có những đối phó hợp lý và hiệu quả hơn. Tháng 4/2010 đã
ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể liên quan tới diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ
mô trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu. Kết quả tháng 4 cho thấy mặc dù những tiềm ẩn bất ổn vĩ mô như thâm hụt
thương mại, dự trữ ngoại hối suy giảm mạnh… chưa hoàn toàn được khắc phục
nhưng đã xuất hiên những dấu hiệu tích cực như lạm phát tháng 4 giảm tốc, căng
thẳng tỷ giá tạm thời giảm với khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ
giá chính thức liên ngân hàng được thu hẹp đáng kể, thậm chí còn ở mức âm. Bối
cảnh kinh tế vĩ mô tháng 4 đã có nhiều thay đổi đáng kể: sự ổn định trong ngắn hạn
và trong trung hạn vẫn tiềm ẩn những rủi ro mang tính chu kỳ cho mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô và nỗ lực đạt tăng trưởng kinh tế cao 6,5% trong năm 2010.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là một trong những vấn đề trung
tâm của việc điều hành chính sách hiện nay, đặc biệt là trong ngắn hạn, khi cần
một sự đánh đổi rõ rệt giữa hai mục tiêu này. Những điều chỉnh mục tiêu chính
sách của chính phủ: ưu tiên chống lạm phát và giảm các mất cân đối vĩ mô vào
năm 2008, chuyển sang kích cầu để chống suy giảm và phục hồi tăng trưởng vào
năm 2009, và hiện nay có những điều chỉnh để đề phòng tái lạm phát và ngăn ngừa
các mất cân đối vĩ mô gia tăng là khá phù hợp và kịp thời. Những công cụ chính
sách mà Chính phủ thực hiện là hợp lí. Trong ngắn hạn có ba công cụ chính sách
quan trọng có tác động mạnh đến tăng trưởng và lạm phát là chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa và chính sách tỉ giá. Ba chính sách này có phạm vi tác động và
tốc độ truyền tải đến kết quả tăng trưởng và lạm phát tương đối khác nhau, đây
cũng chính là điều cần lưu ý khi xây dựng, thực hiện và phân tích chính sách. Sự
phối hợp và tính nhất quán của ba chính sách này cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả
cuối cùng. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý rằng sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm
phát chỉ áp dụng trong ngắn hạn còn trong dài hạn, hai mục tiêu này không có tính
chất loại trừ nhau.
Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian dài từ đổi mới
đến nay dựa vào kênh đầu tư là chủ yếu. Mặc dù đang có xu hướng giảm, đóng góp
của đầu tư theo tỉ lệ phần trăm cho tăng trưởng liên tục ở mức trên 50%. Nếu tăng
đầu tư công nhiều hơn, tới một ngưỡng nào đó tăng trưởng có thể đi kèm với lạm
phát cao. Tác động này khác với tác động giảm hàng rào thuế quan vì giảm hàng
rào thuế quan thường không dẫn tới lạm phát. Như vậy, trong dài hạn vẫn có thể có
tăng trưởng mà không dẫn tới lạm phát vì không phải lúc nào hai kết quả này cũng
đều xảy ra cùng một lúc, tuy nhiên đối với trường hợp Việt Nam, cần phải thận
trọng khi đưa ra mục tiêu tăng trưởng bởi tăng trưởng dựa chủ yếu vào đầu tư theo
chiều rộng có thể kéo theo lạm phát và làm ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô.
Sau đây ta hãy cùng xem xét những vấn đề nổi bật có ý nghĩa rộng cho cả
giai đoạn chống suy giảm và phục hồi tăng trưởng 2 năm, 2009 và 2010:
1.Chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ tăng hay giảm lãi suất và một số biện pháp khác để điều
chỉnh cung tiền trong nền kinh tế là công cụ sử dụng thường xuyên nhất, do có tốc
độ truyền tải đến nền kinh tế nhanh. Việc chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt
trong 3 quí đầu năm 2008 sang chính sách tiền tệ nới lỏng từ quí 4/2008 đến giữa
quí 4/2009 là giải pháp rất hợp lý của chính phủ Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng tín
dụng ở mức cao là trên 37% song lạm phát cả năm giữ được ở mức khá thấp là
6,88%. Bài học chính sách quan trọng ở đây là mặc dù chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng khá quan trọng trong việc điều hành chính sách để kiềm chế lạm phát do tác
động trực tiếp lên tổng cầu, song không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này được mà còn
phải xem xẻt các yếu tố thuộc về phần cung. Điều đó cho thấy cần phải thận trọng
khi sử dụng các chỉ báo tiền tệ trong bối cảnh bình thường và bối cảnh kinh tế suy
giảm: không thể áp dụng các kinh nghiệm trong điều kiện bình thường vào trong
bối cảnh suy giảm và ngược lại, khi nền kinh tế phục hồi, chính sách tiền tệ phải
thận trọng hơn, do tốc độ vòng quay làm khuyếch đại tác động của chính sách tiền
tệ lên tổng cầu qua các yếu tố cầu kéo và tăng trưởng thực tế tiền gần hơn đến mức
tăng trưởng tiềm năng gây áp lực lên các yếu tố chi phí đẩy từ phía tổng cung. Một
góc độ khác cần phải lưu ý rằng khi xây dựng, thực hiện và phân tích chính sách
tiền tệ, nên có sự khác biệt trong tác động của chính sách này giữa các doanh
nghiệp tùy theo mức độ thâm dụng vốn và sử dụng đòn bẩy tài chính của họ.
2.Chính sách tài khóa:
Chính sách tài khóa bao hàm chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Việc
sử dụng chính sách tài khóa để kích thích giúp nền kinh tế thoát khỏi suy giảm sẽ
trở nên cần thiết khi chính sách tiền tệ đã đi đến giới hạn, bao gồm ngưỡng kỹ
thuật và ngưỡng tác động. Về ngưỡng kỹ thuật của chính sách tiền tệ, không thể hạ
lãi suất xuống dưới tối thiểu ( 0% với các nước phát triển, Việt Nam: 6-7%). Về
mặt tác động, ngưỡng này sẽ bị giới hạn bởi những hạn chế về đầu ra sản phẩm của
doanh nghiệp: cho dù lãi suất có xuống đi nữa, song nhiều doanh nghiệp vẫn không
vay do không có đầu ra. Trong bối cảnh đó, kích cầu qua ngân sách, bao gồm việc
tăng chi đầu tư vào hạ tầng cơ sở với sản phẩm đầu ra được Nhà nước “bao tiêu”,
hay tăng chi thường xuyên hoặc giảm thuế giúp kích thích tiêu dùng tạo đầu ra cho
doanh nghiệp là rất cần thiết để phối hợp với chính sách tiền tệ giúp chặn đà suy
giảm của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện thông thường khi kinh tế đã bắt
đầu phục hồi, có một điểm khác biệt quan trọng ở Việt Nam cần được chú ý đối
với việc hoạch định chính sách: do hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực có trình độ và tay
nghề ở Việt Nam còn rất thiếu nên mặc dù các khoản chi tiêu và đầu tư công của
Việt Nam vào các lĩnh vực này có thể gây ra hiệu ứng đẩy ra trong ngắn hạn đối
với đầu tư tư nhân do lấy đi một phần vốn đầu tư trên thị trường vốn nhưng trong
trung và dài hạn, lại tạo ra hiệu ứng kéo vào do giúp giải quyết các điểm nghẽn của
tăng trưởng về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực. Bởi vậy cần tiếp tục đẩy mạnh
đầu tư công vào lĩnh vực này trong năm 2010 và các năm tiếp theo, để có thể hỗ
trợ chính sách tiền tệ trong việc chống suy giảm trong ngắn hạn và tạo tiền đề tăng
trưởng cao trong dài hạn. Một điều cần lưu ý khi xây dựng, thực hiện và phân tích
chính sách tài khóa, chúng ta cần phải có một khoảng thời gian thích đáng để thiết
kế một cách kỹ càng và đưa vào thực hiện đúng thời điểm, đúng đối tượng, nhất là
các chính sách về đầu tư công.
3.Chính sách tỷ giá:
Ở Việt Nam tỷ giá (danh nghĩa) chính thức được điều chỉnh thận trọng để
giữ được ổn định. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ tất yếu sẽ gây áp lực lên tỷ giá
và đây chính là lý do thị trường ngoại hối liên tục chịu áp lực trong gần một năm
qua. Tỷ giá chính thức được giữ hầu như không thay đổi trong một thời gian tương
đối dài đã làm giảm đáng kể hiệu lực của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện
mục tiêu chống suy giảm kinh tế. Bởi vậy, quyết định tăng lãi suất và điều chỉnh tỷ
giá được thực hiện vào cuối tháng 11 là một bước đi đúng hướng và trên thực tế, đã
giúp giảm các căng thẳng trên thị trường tiền tệ và lãi suất. Trong trung và dài hạn,
sự điều chỉnh hợp lý và theo lộ trình nhất quán tỉ giá cũng sẽ hỗ trợ việc tái cơ cấu
nền kinh tế, thông qua việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như tại thị trường trong nước, thông qua đó
giúp tái cơ cấu lại xuất khẩu theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị nội địa cao và
giảm thâm hụt cán cân thương mại.
4.Tính nhất quán, tính giải trình của các chính sách
Giải trình chính sách rất quan trọng vì không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin
mà còn cho các doanh nghiệp biết các ý định và kế hoạch của chính phủ trong điều
hành vĩ mô. Có như vậy, các doanh nghiệp và người dân mới có kế hoạch điều
chỉnh kịp, nhất là đối với các quyết định đầu tư. Một trong những vấn đề nổi cộm
trong thời gian gần đây là tính thiếu nhất quán đã tạo ra những rủi ro chính sách
lớn cho doanh nghiệp và người dân. Gần đây nhất là sự thay đổi về lãi suất và tỉ giá
theo hướng ngược với những tuyên bố ngay trước đó của Ngân hàng Nhà nước.
Điều này đã làm cho thị trường bị “sốc” và gây mất lòng tin đối với chính sách, và
qua đó giảm tính hiệu lực của chính sách. Tóm lại, trong thời gian qua, Chính phủ
đã có những điều chỉnh mục tiêu chính sách là linh hoạt và phù hợp. Việc thực
hiện các chính sách là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, cách tiếp cận đối với chính
sách tỉ giá cần được cân nhắc lại để chính sách này có thể phối hợp hiệu quả hơn
với chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, và để giúp tăng thêm tính nhất quán
của chính sách theo thời gian.
III. Một số giải pháp
Tình hình kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhưng còn mong manh và tiềm
ẩn nhiều rủi ro ở nhiều khu vực quan trọng nên cần phải có sự theo dõi liên tục và
sát sao đối với tình hình và bối cảnh thế giới để có thể có những điều chỉnh và đối
phó kịp thời. Phối hợp chính sách theo một định hướng tổng thể chung (dưới dạng
gói chính sách) là rất quan trọng. Trong thiết kế chính sách cần xác định rõ các tác
động qua lại của các chính sách đối với các cân đối vĩ mô, đảm bảo cho các chính
sách có tác động cùng một hướng và tính tới các tác động phụ ngoài mong muốn.
Cần xác định các ngưỡng tương đối của chúng để có thể kết hợp các chính sách
nhằm tác động tích cực theo cùng một hướng. Đồng thời, cần có tư duy thiết kế
chính sách đồng bộ để trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng tốt hơn có thể giải
quyết cả hai mục tiêu này.
- Kiềm chế lạm phát không chỉ dựa vào các yếu tố có tác động trực tiếp lên
tổng cầu mà còn phải xem xét các yếu tố thuộc về phần cung và tình hình của thị
trường lao động.
- Việc đảm bảo tính giải trình, minh bạch cũng như tính thống nhất trong
chính sách có vai trò rất quan trọng, tránh các cú “ sốc”, và do đó tạo niềm tin cho
nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh. Cần thiết lập môi trường kinh doanh lành
mạnh, có tính tiên liệu được, tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cả bên ngoài
lẫn bên trong.
- Nên xem xét giảm thiểu dần sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính,
đặc biệt là các biện pháp can thiệp của Ngân hàng nhà nước. Áp dụng chính sách tỉ
giá uyển chuyển theo hướng mở biên độ, không ngại chuyện phá giá đồng tiền.
Mục tiêu quan trọng hơn cả là đảm bảo giải quyết và cân đối các căng thẳng về
cung cầu trên thị trường ngoại hối, tạo ra những thuận lợi về giao dịch và thanh
toán cho các doanh nghiệp, giảm các chi phí giao dịch không cần thiết.
- Nên xem xét đối phó với các xu hướng gia tăng tiêu dùng hàng nhập khẩu
xa xỉ đã làm thâm hụt thương mại tiếp tục trở thành căn bệnh dai dẳng. Tạm thời
cần phải áp dụng các hàng rào thương mại và kỹ thuật để hạn chế nhập siêu đối với
một số mặt hàng xa xỉ.
- Về trung hạn và dài hạn, cần xem xét đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu hàng
xuất khẩu theo hướng tận dụng các lợi thế động của Việt Nam như một yêu cầu
của việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Nghiên cứu đưa ra các sản phẩm xuất khẩu
có hàm lượng công nghệ và trí tuệ nhiều hơn. Cần có cơ chế và chính sách phân bổ
nguồn lực để hỗ trợ cho việc tái cơ cấu này.
Một số giải pháp ứng phó cụ thể :
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong Nghị Quyết
03/NQ-CP và Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ nhằm mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%.
- Tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả các mặt hàng chủ yếu, nhất là các mặt
hàng ảnh hưởng đến đời sống người dân, để tiếp tục ổn định giá cả.
- Thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn cung cấp điện và tiết kiệm
trong sử dụng điện, hạn chế tình trạng cắt điện, bảo đảm cấp điện cho sản xuất,
kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tăng cường các biện pháp đề phòng và khắc phục bệnh dịch cây trồng và
gia súc, chú trọng biện pháp để phục hồi đàn lợn sau dịch bệnh tai xanh.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế nhập khẩu các mặt hàng không
thiết yếu, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác
tốt các thị trường hiện có để tăng kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu đưa mức nhập
siêu xuống dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng
nông sản đang có kim ngạch và lượng hàng xuất khẩu giảm như cà phê, gạo, cao
su, sắn và các sản phẩm từ sắn…
- Tăng cường các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thực hiện điều
chuyển vốn và ứng vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hoàn thành đưa
vào sử dụng trong năm 2010. Thúc đẩy việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư, nhất
là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín
dụng đầu tư phát triển.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình tăng giá đất và nhà ở, nhất là ở khu
vực Hà Nội và một số thành phố lớn khác, khắc phục tình trạng giá đất và nhà ở
tăng đột biến trong thời gian vừa qua, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp đầu
cơ, gây ra tình trạng khan hiếm giả và phao tin nhằm đẩy giá nhà đất lên cao.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa hè, bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI LÊN VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM,.pdf