Tài liệu Báo cáo Khoa học Luyện tập tính gà trống ăn riêng đê nâng cao tỷ lệ có phôi và ấp nở ở đàn gà giống bố mẹ ross 308 tại xí nghiệp gà giống Tam Đảo: NGUYỄN MINH QUANG –Luyện tập tính gà trống ăn riêng để nâng cao...
1
LUYỆN TẬP TÍNH GÀ TRỐNG ĂN RIÊNG ĐÊ NÂNG CAO TỶ LỆ CÓ PHÔI VÀ ẤP
NỞ Ở ĐÀN GÀ GIỐNG BỐ MẸ ROSS 308 TẠI XÍ NGHIỆP GÀ GIỐNG TAM ĐẢO
Nguyễn Minh Quang1*, Trần Quang Diên và Nguyễn Văn Xuân
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Quang. Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương
Tel: (04) 36.861.138; Email: vnfeed@fmail.vnn.vn)
ABSTRACT
Apply the method rearing males to get a trained character going into pen for feed sex separately with a
purpose to increase the rates of fertility and hatchability of Ross 308 parent stock
in the Tam Dao breeding chicken Farm
The method rearing males to get a trained character going into pen for feed sex separately were applied to Rc2
Ross 308 parent stock beginning with 2.566 layers and 326 males. Another control Rc1 stock were reared with a
traditional method beginning with 2.394 layers and 326 males. From 45 to 54 week of age total 10 batches of
eggs from two stocks ...
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Luyện tập tính gà trống ăn riêng đê nâng cao tỷ lệ có phôi và ấp nở ở đàn gà giống bố mẹ ross 308 tại xí nghiệp gà giống Tam Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN MINH QUANG –Luyện tập tính gà trống ăn riêng để nâng cao...
1
LUYỆN TẬP TÍNH GÀ TRỐNG ĂN RIÊNG ĐÊ NÂNG CAO TỶ LỆ CÓ PHÔI VÀ ẤP
NỞ Ở ĐÀN GÀ GIỐNG BỐ MẸ ROSS 308 TẠI XÍ NGHIỆP GÀ GIỐNG TAM ĐẢO
Nguyễn Minh Quang1*, Trần Quang Diên và Nguyễn Văn Xuân
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Quang. Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung ương
Tel: (04) 36.861.138; Email: vnfeed@fmail.vnn.vn)
ABSTRACT
Apply the method rearing males to get a trained character going into pen for feed sex separately with a
purpose to increase the rates of fertility and hatchability of Ross 308 parent stock
in the Tam Dao breeding chicken Farm
The method rearing males to get a trained character going into pen for feed sex separately were applied to Rc2
Ross 308 parent stock beginning with 2.566 layers and 326 males. Another control Rc1 stock were reared with a
traditional method beginning with 2.394 layers and 326 males. From 45 to 54 week of age total 10 batches of
eggs from two stocks exactly 54.150 and 56.700 pices were collected to hatch for controling and comparing.
During testing time the average rates of female/ male of Rc1 and Rc2 were 7,70 and 7,73, the average rates of
lay were 61,76% and 61,73%. The males firmly fed with their fitting diet and developed in taget body weight.
The results were increasing the rate of fertility with 9,5% of hatchability with 6,92% and 10,62% of first class
chickens better than a traditional method. Otherwise spaired a count of money for buying the grid roofs for a
layer pan feeders and the investment of cleanning and conserving them.
Key words: Ross chicken, parent stock, method of rearing males, rates of male/female, fertility,hatchability,
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề đảm bảo chế độ ăn khác nhau cho gà trống khi nuôi chung cùng gà mái quy trình nuôi dưỡng gà
giống sinh sản thường chỉ định dùng các hệ thống máng ăn khác nhau trong cùng một chuồng nuôi
(Horn Peter, 1981). Trong suốt giai đoạn khai thác trứng giống, gà trống trong đàn thường
được cho ăn theo định lượng và chất lượng thức ăn riêng. Các máng ăn của gà trống thường
treo cao, nhằm tránh gà mái ăn thức ăn của gà trống. Máng ăn của gà mái có chụp bảo vệ
riêng, không để gà trống có thể chui đầu vào ăn thức ăn của gà mái được. Trong thực tế nuôi
dưỡng các đàn gà bố mẹ Ross 308 ở Tam Đảo, các chụp máng ăn P50 của gà mái qua thời
gian sử dụng bị han rỉ, một số các mối hàn bị bong, các khe hở giữa các nan bị dãn cách, hoặc
hàn không đúng kỹ thuật, dẫn tới việc gà trống ăn vụng được thức ăn của gà mái. Do vậy,
trọng lượng cơ thể gà trống luôn vượt quá mức thể trọng quy định, đa phần gà trống quá to
béo, dẫn tới khả năng đạp mái kém, tỷ lệ trứng đậu phôi không cao và kết quả ấp nở thấp.
Những năm gần đây một số tác giả Việt Nam đã đề cập đến việc nghiên cứu tập tính và ứng dụng
tập tính của vật nuôi để tăng khả năng sản xuất và hiệu quả nuôi dưỡng (Đỗ Thị Thanh Vân và cs,
2005, Vũ Chí Cương, 2006, Đàm Văn Tiện và Phan Vũ Hải, 2007). Để tìm giải pháp đảm bảo cho
gà trống ăn đúng khẩu phần quy định, không ăn vụng được thức ăn của gà mái, giữ cho trọng
lượng cơ thể theo quy chuẩn của giống, có sức khoẻ tốt, nâng cao khả năng thụ tinh và khả
năng ấp nở của trứng giống. Ngoài ra, luyện tập tính gà trống ăn riêng trong quây còn tiết
kiệm được phần chi phí đầu tư các chụp máng ăn của gà mái. Do vậy, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm ’’Luyện tập tính gà trống ăn riêng để nâng cao tỷ lệ có phôi và ấp nở ở đàn gà giống
Bố mẹ Ross 308 tại Xí nghiệp gà giống Tam Đảo’’
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng: Đàn gà giống bố mẹ Ross 308 từ tuần tuổi thứ 20 được bố trí nuôi tách riêng thành
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8-2009
2
hai chuồng. Chuồng 1 (đàn Rc1): nuôi theo phương pháp truyền thống dùng máng ăn gà mái
có chụp máng ăn bảo vệ và có máng ăn riêng cho gà trống được treo cao. Chuồng thứ hai
(đàn Rc2) được nuôi theo phương pháp rèn luyện tập tính đuổi nhốt gà trống ăn riêng trong
quây. Tỷ lệ trống/mái ban đầu của hai đàn được phân bổ đều theo tỷ lệ là 1/8.
Số lượng gà thí nghiệm của đàn Rc1 có số lượng mái đẻ đầu kỳ là 2.394 mái và 320 trống, đàn
Rc2 là 2.566 mái và 326 trống.
Thời gian: Lấy trứng ấp từ 01/06/08 đến 30/09/2008. Khi gà 45 -54 tuần tuổi.
Địa điểm: Tại Xí nghiệp gà Tam Đảo - Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi TW.
Phương pháp nghiên cứu
Trong mỗi ô chuồng nuôi gà đẻ theo phương pháp rèn luyện tập tính đuổi nhốt gà trống ăn
riêng, một khoảng diện tích bằng 10% diện tích của ô chuồng được quây lại bắng khung lưới
mắt cáo cao từ 1,5 - 2m. Quây có bố trí cửa ra vào, trong quây treo đủ số lượng máng ăn P50
cho toàn bộ số gà trống trong ô chuồng đó.
Đầu giờ sáng mỗi ngày, trước khi cho gà ăn, công nhân lùa bắt tất cả gà trống vào trong quây
và đóng cửa lại. Sau khi định lượng khẩu phần và lượng TĂ trong ngày cho gà trống và gà
mái xong thì tiến hành cho các ô gà trống và ô gà mái ăn riêng vào cùng một thời điểm. Sau
khi ăn kiểm tra TĂ trong máng của gà trống và gà mái đã hết, ta mở cửa quây và đuổi gà
trống ra khỏi quây để hoà nhập lại cùng đàn. Thời điểm ghép trống/mái là sau 1tháng rèn
luyện tập tính đuổi nhốt ăn riêng, gà trống luyện thành phản xạ có điều kiện theo thói quen.
Sau này, vào mỗi buổi sáng đầu giờ, khi mở cửa quây gà trống sẽ tự động vào trong quây để ăn,
công nhân không phải vất vả đuổi gà trống vào quây như những ngày đầu.
Các lô trứng ấp thí nghiệm tiến hành lấy trong mười tuần, mỗi tuần mỗi đàn song song lấy
một lô trứng ấp đối chứng để so sánh, mỗi lô trứng ấp của hai đàn được đưa vào ấp trong cùng
một máy ấp và cùng một giờ.
Tiến hành kiểm tra sinh vật của các lô trứng ấp lúc 11 ngày tuổi để xác định tỷ lệ trứng không
phôi, chết phôi từ đó xác định tỷ lệ phôi.
Các chỉ tiêu theo dõi
Đánh giá kết quả ấp nở: tỷ lệ gà nở loại 1, loại 2 và tỷ lệ nở của các lô trứng của hai đàn. Theo
dõi tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trống/mái của hai đàn trong thời gian lấy trứng ấp. Đánh giá sơ bộ hiệu
quả của hai phương pháp chăn nuôi gà trong thí nghiệm trên.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy tính bằng Excel và Minitab.13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả kiểm tra sinh vật của các lô trứng ấp lúc 11 ngày tuổi
Kết quả thể hiện ở Bảng 1.
Với đàn Rc1, tổng số lượng trứng vào ấp của 10 lô là 54.150 quả. Trong đó, trứng không phôi
là 9.677quả, chiếm 17,87%, trứng chết phôi 1.981quả, chiếm 3,66%. Tổng số trứng cả 2 loại
trên là 11.658 quả, chiếm 21,53%. Do vậy, tỷ lệ trứng có phôi đạt 78,47%.
NGUYỄN MINH QUANG –Luyện tập tính gà trống ăn riêng để nâng cao...
3
Với đàn Rc2, tổng số lượng trứng vào ấp của 10 lô là 56.700quả. Trong đó, không phôi là
5.565 quả chiếm 9,81%, trứng chết phôi là 1.257quả, chiếm 2,22%. Tổng số trứng bị loại là
6.822 quả, chiếm 12,03%, do vậy, tỷ lệ trứng có phôi đạt 87,97%.
Như vậy, so với đàn Rc2 thì đàn Rc1 có tỷ lệ trứng không phôi cao hơn 8,06%, trứng chết
phôi là 1,44% và tỷ lệ trứng có phôi ngược lại thấp hơn 9,5%. Sự chênh lệnh về tỷ lệ trứng có
phôi giữa hai đàn là 9,5% là có ý nghĩa đáng kể (P<0,02). Nói cách khác, ở đàn Rc2 có tỷ lệ
trứng có phôi cao hơn đàn Rc1thì ngược lại có tỷ lệ trứng không phôi và trứng chết phôi thấp
hơn đàn Rc1.
Kết quả ấp nở của 10 lô trứng đem so sánh với lô đối chứng. Thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả ấp nở của 10 lô trứng ấp
Ghi chú
Rc1 là đàn được nuôi theo phương pháp truyền thống với máng ăn gà mái có chụp máng ăn bảo vệ và máng ăn
gà trống treo cao.
Rc2 là đàn được nuôi theo phương pháp rèn luyện tập tính đuổi nhốt gà trống ăn riêng trong quây.
Các chỉ số tỷ lệ (%) được tính so sánh trên tổng số lượng trứng ấp vào máy.
Đàn Rc1, với số lượng trứng của 10 lô trứng đưa vào ấp là 54.150 quả, tổng gà con nở là
37.982 con, tỷ lệ nở đạt 70,14%. Trong đó, gà loại 1 là 32.742 con là 60,46% và gà loại 2 là
5.240 con là 9,68%.
Đàn Rc2, Số lượng trứng của 10 lô trứng đưa vào ấp là 56.700 quả, số lượng gà con nở là
43.695 con, tỷ lệ nở đạt 77,06%. Trong đó, gà loại 1 (49.878 con) là 71,18% và gà loại 2 (3.336
con) chiếm 5,88%. So sánh với đàn Rc1 thì đàn Rc2 có tỷ lệ nở cao hơn là 6,92%. Bên cạnh
Kết quả kiểm tra sinh vật trứng ấp 11 ngày Kết quả ấp nở Tổng
trứng
vào ấp Trứng không
phôi
Trứng
chết phôi
Tổng
trứng loại
Tổng trứng đậu
phôi
Gà nở loại 1 Gà nở loại 2 Tổng gà n
Đàn TN Thứ
tự lô
ấp
(quả) (quả) (%) (quả) (%) (quả) (%) (quả) (%) (con) (%) (con) (%) (con)
1. 7.200 1.248 17,33 240 3,33 1.488 20,66 5.712 79,34 4.386 60,92 850 11,80 5.236
2. 5.400 612 11,33 180 3,33 792 14,66 4.608 85,34 3.468 64,22 520 9,63 3.988
3. 6.750 1.125 16,66 315 4,67 1.440 21,33 5.310 78,67 4.386 64,98 400 5,92 4.786
4. 4.800 896 18,66 160 3,34 1.056 22,00 3.744 78,00 3.060 63,75 400 8,33 3.460
5. 8.250 1.210 14,66 385 4,67 1.595 19,33 6.655 80,67 4.590 55,64 1.000 12,12 5.590
6. 3.150 546 17,33 105 3,33 651 20,66 2.499 79,34 1.836 58,29 450 14,28 2.286
7. 4.800 1.024 21,33 192 4,00 1.216 25,33 3.584 74,67 2.754 57,37 600 12,50 3.354
8. 4.800 1.024 21,33 160 3,33 1.184 24,66 3.616 75,34 3.060 63,75 250 5,21 3.310
9. 4.800 1.152 24,00 160 3,33 1.312 27,33 3.488 72,67 2.856 59,50 400 8,33 3.256
*Rc1
10. 4.200 840 20,00 84 2,00 924 22,00 3.276 78,00 2.346 55,86 370 8,81 2.716
Tổng só *Rc1 54.150 9.677 17,87 1.981 3,66 11.658 21,53 42.492 78,47 32.74 60,46 5.240 9,68 37.982
Tổng số Rc2 56.700 5.565 9,81 1.257 2,22 6.822 12,03 49.878 87,97 40.35 71,18 3.336 5,88 43.695
1. 4.650 403 8,66 124 2,67 527 11,33 4.123 88,67 3.348 72,00 263 5,65 3.611
2. 4.650 496 10,66 93 2,00 589 12,66 4.061 87,34 3.300 70,97 310 6,66 3.610
3. 4.000 453 11,33 107 2,67 560 14,00 3.440 86,00 2.960 74,00 265 6,62 3.225
4. 4.650 496 10,66 93 2,00 589 12,66 4.061 87,34 3.196 68,73 305 6,56 3.501
5. 5.000 633 12,66 100 2,00 733 14,66 4.267 85,34 3.425 68,50 290 5,80 3.715
6. 6.450 473 7,33 172 2,67 645 10,00 5.805 90,00 4.450 69,00 419 6,49 4.869
7. 5.400 468 8,66 144 2,67 612 11,33 4.788 88,67 3.946 73,08 292 5,40 4.238
8. 9.600 831 8,66 192 2.00 1.023 10,66 8.577 89,34 6.893 71,80 534 5,56 7.427
9. 7.200 768 10,66 96 1,34 864 12,00 6.336 88,00 5.220 72,50 369 5,12 5.589
Rc2
10. 5.100 544 10,66 136 2,67 680 13,33 4.420 86,67 3.621 71,00 289 5,66 3.910
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8-2009
4
đó, tỷ lệ nở gà loại 1 cao hơn là 10,62% và ngược lại gà loại 2 thấp hơn 3,8%. Sự chênh lệnh
về tổng tỷ lệ nở gà loại 1 và loại 2 giữa hai đàn 6,92% là sai khác có ý nghĩa (P<0,02).
So sánh tỷ lệ trứng có phôi
Giữa các lô ấp của hai đàn có độ chênh nhau từ 2% đến 14%, tỷ lệ nở gà con/lô cũng có độ
chênh nhau từ 2,92% đến 11,99%. Tỷ lệ nở gà con loại 1 có độ chênh lệch lớn từ 4,98% đến
15,71%. Trong tất cả 10 lô ấp, so sánh trong từng lô ấp của 2 đàn thì 7 lô (lô 1, 3, 6, 7, 8, 9 và
10) có độ chênh lệch cao về tỷ lệ trứng có phôi giữa các lô ấp có độ chênh lệnh cao về tỷ lệ nở
của gà loại 1. Riêng 4 lô ấp cuối (lô 7, 8, 9 và 10) có độ chênh lệch cao về tỷ lệ trứng có phôi
giữa các lô ấp và có độ lệnh cao về tỷ lệ nở và tỷ lệ nở gà loại 1.Từ kết quả trên cho thấy, các
lô trứng giống đàn Rc2 có tỷ lệ có phôi cao hơn cho tỷ lệ ấp nở gà con và tỷ lệ nở của gà con
giống loại 1 cao hơn so với các lô trứng giống của đàn Rc1.
Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trống mái
Bảng 2. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trống mái đàn Rc1 và Rc2
Đàn Rc1 Đàn Rc2
♂
♀
Tỷ lệ
♀/♂
Tổng
trứng
Tỷ lệ
đẻ
♂
♀
Tỷlệ
♀/♂
Tổng
trứng
Tỷ lệ
đẻ
TT
Tuần
tuổi
đẻ
(con) (con) (con) (quả) (%) (con) (con) (con (quả) (%)
1. 45 320 2.394 7,48 11.074 66,08 326 2.566 7,87 10.510 58,51
2. 46 312 2.390 7,66 11.354 67,87 320 2.500 7,81 11.252 64,30
3. 47 308 2.362 7,67 10.052 60,80 307 2.379 7,75 10.887 65,38
4. 48 308 2.320 7,53 10.864 66,90 304 2.375 7,81 9.780 58,83
5. 49 300 2.316 7,72 10.220 63,04 303 2.371 7,83 9.528 57,41
6. 50 298 2.280 7,65 9.268 58,07 294 2.271 7,72 10.457 65,78
7. 51 290 2.250 7,76 9.590 60,89 292 2.254 7,72 9.815 62,21
8. 52 288 2.248 7,81 9.128 58,01 292 2.211 7,57 9.699 62,67
9. 53 286 2.230 7,80 9.086 58,21 277 2.101 7,58 9.159 62,28
10. 54 280 2.220 7,93 8.848 56,94 270 2.060 7,63 8.672 60,14
Binh quân 299 2.301 7,70 - 61,76 299 2.309 7,73 99.759 61,73
Tổng trứng - - - 99,484 - - - - - -
Bảng 2 cho thấy, từ tuần đẻ 45 đến 54 đàn Rc1 có tỷ lệ đẻ là 61,76%, đàn Rc2 là 61,73%. Như
vậy, kết quả tương đương và không có sự sai khác đáng kể. Tuy vậy, ở đàn Rc1 ta thấy, tỷ lệ
đẻ có xu hướng giảm là 66,08% ở (tuần 45) và 56,94% (tuần 54), với mức chênh lệch giữa tỷ
lệ đẻ cao nhất và thấp nhất là 10,93%.
Đàn Rc2 có tỷ lệ đẻ có xu hướng tăng và giảm nhẹ và ổn định hơn trong 5 tuần cuối, với mức
chênh lệch giữa tỷ lệ đẻ cao nhất 65,78% và thấp nhất 58,51% là 8,3%. Xét về sự biến động
về số đầu mái hao hụt (do chết và chọn lọc loại thải) của đàn Rc1 qua 10 tuần bị giảm 174 mái
(chiếm 7,27%), đàn Rc2 giảm 506 mái (chiếm 19,72%). Mức hao hụt số đầu gà mái đẻ mỗi
tuần ở đàn Rc2 cao hơn 12,45% so với đàn Rc1, đây là lý do tỷ lệ đẻ qua các tuần của đàn
Rc2 ổn định hơn đàn Rc1
Tỷ lệ mái đẻ bình quân/kỳ đẻ
Số mái đẻ của đàn Rc1 là 2.301 và của đàn Rc2 là 2.309 con (chênh nhau không đáng kể) số
lượng gà trống sinh sản của cả 2 đàn như nhau (299 con). Sự biến động về số gà mái/trống của
đàn Rc1 (chọn lọc loại thải có chủ định) từ 7,5 - 7,9 con và số gà mái/trống Bình quân là
7,7con.
NGUYỄN MINH QUANG –Luyện tập tính gà trống ăn riêng để nâng cao...
5
Tương tự, ở đàn Rc2 tỷ lệ này là 7,7 - 7,9 con và tỷ lệ mái/trống bình quân/kỳ là 7,7con. So
sánh tỷ lệ mái/trống của 2 đàn là tương đương nhau (7,7) không có sự sai khác đáng kể.
Từ kết quả trên ta thấy, cả 2 đàn Rc1 và Rc2 trong thí nghiệm có tỷ lệ gà mái/trống là 7,70 và
7,73 con là tương đương, tỷ lệ đẻ là 61,76% và 61,73% là chênh nhau không đáng kể
(p<0.05). Cả hai chỉ tiêu kỹ thuật này không làm ảnh hưởng tới kết quả ấp nở trứng giống
trong lúc lấy trứng để ấp so sánh giữa hai đàn.
So sánh hiệu quả chăn nuôi của hai phương pháp
Kết quả ấp nở của 10 lô trứng ấp thí nghiệm giữa hai đàn nuôi theo hai phương pháp khác
nhau, đàn Rc2 được nuôi theo phương pháp rèn luyện tập tính đuổi nhốt gà trống ăn riêng
trong quây có tỷ lệ trứng có phôi cao hơn đàn Rc1 là 9,5%. Hiệu quả nằm ở phần chênh lệch
về tỷ lệ nở gà con loại 1giữa hai đàn cao hơn là 10,62%. Như vậy, với tổng số lượng trứng
đem ấp thí nghiệm của đàn Rc1 là 54.150, tỷ lệ nở gà con loại 1 là 71,18% thay vì 60,46% thì
sẽ cho ra số lượng con gà loại 1 nhiều hơn 5.802 con. Tổng sản lượng trứng thực tế thu được
của đàn Rc1 thì tổn thất về tổng số lượng gà loại 1 nở ra là rất lớn. Trong giai đoạn gà đẻ
trứng, định mức kỹ thuật cho mỗi máng ăn P50 nuôi được 10 gà mái đẻ, với số lượng mái đẻ
của đàn Rc1 là 2.394 mái thì tối thiểu phải bố trí 240 chiếc máng ăn P50 và kèm theo là 240
chiếc chụp máng ăn. Đàn Rc1 nuôi theo phương pháp rèn luyện tập tính đuổi nhốt gà trống ăn
riêng trong quây sẽ tiết kiệm chi phí mua 240 chiếc chụp máng ăn và giảm chi phí vệ sinh,
bảo quản các chụp máng ăn này.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Việc rèn luyện tập tính gà trống ăn riêng đối với đàn gà giống bố mẹ ROSS 308 qua thí
nghiệm tại Xí nghiệp gà giống Tam Đảo, kết quả đã được cải thiện nhiều.
Tỷ lệ trứng đậu phôi tăng 9,5%, tỷ lệ nở của gà con tăng 6,92%.Tỷ lệ nở của gà con giống loại
1 cao hơn 10,62% so với phương pháp truyền thống.
Với biện pháp này đã nâng cao được hiệu quả kinh tế chăn nuôi đối với các đàn gà giống bố
mẹ ROSS 308.
Ngoài ra, đã tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư mua, bảo quản và sửa chữa các chụp
máng ăn cho các máng ăn P50 của gà mái đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Mùi và Inger Ledin, (2005). Tropical foliages: effect of presentation method and species
on intakae by goats. Anim.Feeds Sci. and Technol.18: p. 157 - 162
Đàm Văn Tiện và Phan Văn Hải, (2007). Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.
Code:ISSN 1859 – 0802. Số 8/ 2007). tr.1 - 7
Vũ Chí Cương, (2006). Nghiên cứu tập tính dinh dưỡng (feeding behavior) . Một hướng nghiên cứu mới và ứng dụng
trong chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.Code: ISSN 1859 – 0802. Số1/ 2006 .tr. 9 -17
Horn Perter, (1981). Sổ tay của các nhà chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Budapest, 1981
(Baromfitenyesztok kezikonyve. Mezogazdasagi Kiado, Budapets 1981)
*Người phản biện: TS.Trịnh Xuân Cư; TS. Đỗ Thị Thanh Vân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÁO CÁO KHOA HỌC - LUYỆN TẬP TÍNH GÀ TRỐNG ĂN RIÊNG ĐÊ NÂNG CAO TỶ LỆ CÓ PHÔI VÀ ẤP NỞ Ở ĐÀN GÀ GIỐNG BỐ MẸ ROSS 308 TẠI XÍ NGHIỆP GÀ GIỐNG TAM ĐẢO.pdf