Tài liệu Báo cáo Khoa học Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân (nghiên cứu trường hợp xã Phước Tân - huyện Xuyên Mộc – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu): ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
e & f
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
“LÒNG TIN TRONG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN”
(Nghiên cứu trường hợp Xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
GVGD: Giảng viên khoa xã hội học
SVTH: Nguyễn Thị Sáng
MSSV: 0856090144
TP.Hồ Chí Minh tháng 02 năm 2012
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
Lý do chọn đề tài: 1
Mục tiêu bài báo cáo: 2
Cơ sở lý luận….. 2
Sơ lược tình hình nghiên cứu: 2
Phương pháp nghiên cứu: 9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 10
1.Khái quát về địa bàn khảo sát: 10
2.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 2: Cơ cấu học vấn của mẫu nghiên cứu: 13
Biểu đồ 3: Cơ cấu tôn giáo của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 4: Cơ cấu hôn nhân của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 5: Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu: 15
Biểu đồ 6: Cơ cấu dân tộc của mẫu nghiên cứu: 16
Biểu đồ 7: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu: 16
...
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Khoa học Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân (nghiên cứu trường hợp xã Phước Tân - huyện Xuyên Mộc – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
e & f
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
“LÒNG TIN TRONG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN”
(Nghiên cứu trường hợp Xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
GVGD: Giảng viên khoa xã hội học
SVTH: Nguyễn Thị Sáng
MSSV: 0856090144
TP.Hồ Chí Minh tháng 02 năm 2012
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
Lý do chọn đề tài: 1
Mục tiêu bài báo cáo: 2
Cơ sở lý luận….. 2
Sơ lược tình hình nghiên cứu: 2
Phương pháp nghiên cứu: 9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 10
1.Khái quát về địa bàn khảo sát: 10
2.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 2: Cơ cấu học vấn của mẫu nghiên cứu: 13
Biểu đồ 3: Cơ cấu tôn giáo của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 4: Cơ cấu hôn nhân của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 5: Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu: 15
Biểu đồ 6: Cơ cấu dân tộc của mẫu nghiên cứu: 16
Biểu đồ 7: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu: 16
3. Lòng tin trong các mối quan hệ xã hội của người dân (trong gia đình) 17
a. Mối liên hệ giữa giới tính với mức độ tin tưởng vào gia đình: 17
Bảng 1: Mức độ tin tưởng giữa giới tính với vợ chồng: 17
b. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với mức độ tin tưởng vào gia đình: 19
Bảng 2: Mức độ tin tưởng giữa nghề nghiệp với vợ, chồng:…… 20
c. Mối liên hệ giữa trình độ học vấn với mức độ tin tưởng vào gia đình: 20
d. Mối liên hệ giữa độ tuổi với mức độ tin tưởng vào gia đình:... 22
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:……………………………………….. 23
Tài liệu tham khảo:……………………………………………. 25
Phần mở đầu.
Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nước ta đã và đang từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội và chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời với đó là quá trình đô thị hóa cũng diễn ra một cách hết sức nhanh chóng và rộng khắp đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói đô thị hóa là một sản phẩm tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là xu hướng phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay nó đang được diễn ra trong quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội và đã có những tác động rất mạnh đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống dân cư.
Đô thị hóa là quá trình kéo theo những biến đổi lớn về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người. Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ chức xã hội nông thôn thành tổ chức xã hội đô thị, trong đó quá trình chuyển biến về kinh tế là cơ bản. Nó không chỉ làm thay đổi các yếu tố vật chất, cơ cấu kinh tế của xã hội mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội. Nó có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của cư dân các vùng nông thôn, trước hết là các vùng ven thành phố HCM. Có thể nói khu vực ven thành phố là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với nông thôn. Những biến đổi có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Có thể nói vấn đề vốn xã hội cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình đô thị hóa. Chính vì vậy hiện nay vấn đề về vốn xã hội đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các vấn đề về vốn xã hội luôn được thể hiện dưới những khía cạnh và những góc nhìn khác nhau như quan trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc: Nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân với cộng đồng, nơi làm …. Trong những năm trở lại đây, vấn đề về vốn xã hội đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu cho chiến lược phát triển của các quốc gia. Vốn xã hội được hiểu là “: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã hội – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung –“James Coleman” vốn xã hội không chỉ được chú trọng ở thành phố, các tỉnh lân cận mà hiện nay tại nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng đã có sự quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Do hạn chế về nhận thức và phạm vi của bài báo cáo nên tôi không đề cập đến tất cả các vấn đề của đề tài lớn mà chỉ tập trung đi làm rõ một vấn đề của đề tài trên đó là “Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân” (Xã Phước Tân– Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Mục tiêu của bài báo cáo đó là:
Tìm hiểu về lòng tin của người dân trong các quan hệ xã hội ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nơi có tiềm năng về du lịch và là nơi của ngõ của sự giao lưu văn hóa, bằng cách so sánh về quan điểm, cách sống, nơi làm việc cũng như nghề nghiệp để thấy được sự tin tưởng của mình nơi mà họ đang sống.
Từ đó có thể hiểu rõ hơn về vấn đề về lòng tin của bà con trong tỉnh, đồng thời thấy được sự khác biệt về lòng tin của người dân trong những gia đình khá giả và nghèo, nam và nữ họ có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau. Qua đó đưa ra một số khuyến nghị.
Cơ sở lý luận của bài báo cáo
Lý thuyết sử dụng
Lý thuyết cấu trúc cho rằng: “Sẽ không thể ký giải được sự tin tưởng của người dân với nhau trong xã hội nếu không đặt niềm tin này trong bối cảnh(…) của cơ cấu xã hội”. Mặt khác, trong cơ cấu xã hội, người ta thường chia ra ba phân hệ chính là: Cơ cấu giai cấp – xã hội, Cơ cấu nhân khẩu – xã hội, Cơ cấu nghề nghiệp - xã hội.
Như vậy, áp dựng lý thuyết cấu trúc trong đề tài này, chúng ta có thể giả định các yếu tố như: địa vị giai cấp: Đặc điểm nhân khẩu xã hội (lứa tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, …); và nghề nghiệp, mức sống có ảnh hưởng lớn đến lòng tin với nhau của cá nhân trong cộng đồng người dân Xã Phước Tân.
Sơ lược tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tiểu đề tài, cho thấy có nhiều đề tài, bài viết đã có những phân tích rất sâu sắc về vấn đề này.
Bài viết “ Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội” - Tác giả Trần Hữu Quang trên trang www.vanhoahoc.edu số 07/10/2009 Bài viết đi sâu phân tích về lòng tin, một nội dung quan trọng trong vốn xã hội. Ông đưa ra khái niệm và định nghĩa lòng tin trong vốn xã hội "Trong nhãn giới xã hội học, lòng tin (hay sự tin cậy) vào người khác là một hiện tượng xã hội-tâm lý-văn hóa tổng hợp, và tâm thế này được coi là một trong những điều kiện căn bản để có thể duy trì đời sống tập thể. Người ta không thể sống được với nhau nếu không tin nhau.." và Gia đình và cộng đồng là những tập thể mà người ta thường coi là điển hình cho mối quan hệ tin cậy giữa con người với nhau và biểu hiện của lòng tin trong xã hội cổ truyền khác với lòng tin trong xã hội hiên đại. Và từ đề tài đó ông triển khai theo những luận điểm là:
Gia đình và cộng đồng là những tập thể mà người ta thường coi là điển hình cho mối quan hệ tin cậy giữa con người với nhau.
Sự tin cậy trong giao thông
Chữ “tín” trong kinh doanh
Xu hướng nhà nước hóa
Xu hướng chính trị hóa
Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội
Hệ quả xã hội
Cũng giống như bài "tim hiểu khái niệm về vốn xã hội '' pgs.ts Trần Hữu Quang muốn khẳng định lại rằng đi nghiên cứu về lòng tin trong vốn xã hội phải đi đôi với việc khảo sát diện mạo và đặc điểm của các định chế trong xã hội.
Trong bài viết ““Vốn xã hội Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát huy” - tác giả Thái Thị Kim Lan đã đưa ra các ví dụ cụ thể về niềm tin. Đồng thời nêu lên thực trạng về niềm tin trong vốn xã hội ở Việt Nam. Tác giả lấy ví dụ về nước Đức với “hòa bình xã hội”, chính yếu tố tinh thần nền tảng “tin tưởng lẫn nhau” và sự tình nguyện hợp tác là điều kiện bảo đảm cho xã hội có khả năng phát triển về kinh tế, mà người Đức đã gọi là “hoà bình xã hội”. “Hoà bình xã hội” của một tập thể con người siêng năng, thông minh, có tinh thần khoa học và nhất là trung kiên và sẵn sàng hi sinh; bao gồm những biện pháp đem lại tin tưởng cho người dân: đó là quyền tự quyết và bảo đảm xã hội. Ở Việt Nam, với vụ PMU 18 vấn đề tham nhũng đã trở nên một vấn đề quốc tế. Những cơ quan đầu tư giúp vốn phát triển nghi ngờ khả năng đáng tin cậy của những người thực hiện dự án, và đàng sau đó là cái “VXH”, điểm tựa của người làm dự án. Không những người thực hiện dự án chịu trách nhiệm, mà toàn thể xã hội đều bị vạ lây. Ngoài ra, các vấn đề như tình trạng “cô dâu” Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, tảo hôn, con số nhiễm HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, tham nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, đang làm đen vốn xã hội tại Việt Nam, nếu không nói làm kiệt quệ.
Qua các bài viết có liên quan đến mảng niền tin trong vốn xã hội đã phân tích tình hình niềm tin ở Việt Nam thông qua lí luận cũng như một số ví dụ thực tế. Tuy nhiên, các bài viết chỉ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, giới thiệu trên diện rộng mà chưa đi sâu nghiên cứu trường hợp cũng như nguyên nhân cụ thể của từng vấn đề.
Bài viết “ Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, PGS-TS Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã hội học số 2 (90), 2005.
” của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh.
Vốn xã hội ngày càng được quan tâm nhiều hơn thông qua các nghiên cứu khoa học của các chuyện gia Xã hội học. Thông qua những nghiên cứu này đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong thời đại của chúng ta mà còn mở ra nhiều cơ hội hơn cho con cái của chúng ta sau này. Vốn xã hội là chất keo gắn kết xã hội mà nếu không có nó thì không thể nói về bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế và hạnh phúc con người nào. Hay nói một cách chung nhất đó là nếu không có vốn xã hội thì xã hội sẽ sụp đổ. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quan hệ trong gia đình là một mạng lưới xã hội – mạng lưới trách nhiệm, đặc biệt là ở những quốc gia chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo thì điều này lại càng đúng hơn. Gia đình giúp đỡ cho các thành viên bằng cách hỗ trợ nguồn vốn chung hoặc là bằng một sự ủy thác mà các thành viên có thể tin tưởng lẫn nhau.
Để đi đến nội dung chính của đề tài là: sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình, tác giả đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu để làm rõ cho nội dung chính đó là: tìm hiểu các giao dịch kinh tế được bao bọc, gắn kết bởi các quan hệ gia đình như thế nào; Những biểu hiện của nó trong việc vay vốn kinh doanh, chia sẻ về lao động hay trong quản lí doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ hay doanh nghiệp gia đình ra sao?
Qua bài nghiên cứu của tác giả có thể thấy được rằng, các quan hệ gia đình trong việc huy động vốn kinh doanh tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến và thường dành cho những doanh nhân kinh doanh nhỏ. Nghiên cứu của tác giả năm 1995 cho rằng, hầu hết nguồn vốn cho khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam là từ nguồn tự tích lũy 40,7%; từ gia đình 37,4%; từ bạn bè 10,6%; từ những người cung ứng 12,2% và từ khách hàng 4,9%. Trong các gia đình ở Việt Nam thường chỉ làm đủ ăn hoặc có dự trữ nhưng không đáng kể. Mặt khác những nguồn vốn cho vay trong nội bộ gia đình không hoặc có lãi suất rất thấp, do vậy mà tạo điều kiện cho người vay có thể vay và trả đúng theo thỏa thuận. Hơn nữa, thông thường nguồn này không bị giới hạn ngày trả cũng như những ràng buộc khác. Như vậy, nguồn vốn vay trong gia đình là một nguồn hỗ trợ tốt cho những thành viên có nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với những người làm kinh doanh nhỏ ở Hàn Quốc cũng được cho tương tư như thế: họ dựa vào nguồn vốn tự tích lũy của họ khi bắt đầu kinh doanh, khi nguồn vốn đó không đủ họ sẽ nghĩ đến việc vay nguồn vốn từ gia đình. Khi không thể có được số vốn cần thiết từ các thành viên trong gia đình hạt nhân họ sẽ nghĩ đến giải pháp các gia đình mở rộng. Như vậy, đối với cả Việt Nam và Hàn Quốc, những khoản vay từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện khởi sự kinh doanh của các thành viên.
Một kết quả nghiên cứu nữa cho thấy, yếu tố giới tính không tạo ra sự khác biệt nào trong việc tìm kiếm nguồn vốn khởi sự từ gia đình. Tuy nhiên, tuổi tác lại góp phần tạo được niềm tin từ gia đình, và những người có kinh nghiệm cùng nghề nghiệp trước đó dễ nhận được sự đồng ý từ gia đình hơn. Tại Hàn Quốc đã có những luật hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên ở Việt Nam thì ngược lại. Mặc dù gần đây những rào cản đã được dỡ bỏ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn cho việc vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình. Vì vậy mà, việc tiếp cận đến các nguồn tài chính không chính thức từ gia đình, bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh doanh của các thành viên trong gia đình.
Đó là trong việc huy động vốn để kinh doanh, còn trong việc vay vốn luân chuyển thì các thành viên trong gia đình thường là nguồn cung cấp chính cho vốn lưu động cho 55% doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn khởi sự cần có vốn lưu động và họ thường dựa vào các nguồn vốn từ bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp mình, và nguồn vốn này chính là nguồn vốn từ các thành viên khác trong gia đình của họ. Tóm lại, những người sản xuất nhỏ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc đều dựa rất nhiều vào nguồn vốn từ gia đình. Đặc biệt là ở Việt Nam vì tình hình kinh tế còn khó khăn nên gia đình cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn vốn không chính thức đủ để họ thành lập và duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp.
Có một đặc điểm chung ở những doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam và Hàn Quốc, đó là khó có sự phân biệt rõ ràng giữa ngừi làm chủ và người làm quản lí. Thông thường người làm chủ sẽ kiêm luôn công việc quản lí bởi vì với cơ cấu nhỏ lẻ thì việc quản lý không yêu cầu phải có trình độ cao. Trong lao động gia đình, nguy cơ vi phạm pháp luật rất cao do thực hiện các giao dịch ngầm nhằm trốn thuế và tránh những qui định khác của nhà nước. Cũng như vậy, giữa các thành viên trong gia đình với nhau_ dù là họ hàng, cũng dễ tạo niềm tin an toàn hơn là với những nhân viên được thuê lao động. Tuy nhiên, quan hệ kinh doanh gia đình cũng tồn tại một số bất lợi khi những quan hệ của họ là những quan hệ hướng nội với nguồn thông tin được cung cấp rất nhiều nhưng lại không có thông tin đặc thù.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thường họ không có đủ nhân lực để chia nhỏ cơ cấu phòng ban. Do vậy mà họ đã dùng những mối quan hệ xã hội của các thành viên trong gia đình để có thể giải quyết những rắc rối trong quá trình kinh doanh. Có rất nhiều hợp đồng đường ký kết và khoảng vay trả chậm được chấp thuận thông qua mối quan hệ giữa họ hàng với những người có vị thế trong xã hội.
Tác giả đã nêu rất rõ vai trò quan trọng của gia đình trong công việc kinh doanh vừa và nhỏ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Gia đình là một nguồn lực quan trọng giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh cả về vốn kinh doanh và nguồn lao động. Hơn nữa, những mạng lưới xã hội được các thành viên trong gia đình tạo nên cũng tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp gia đình. Tuy nhiên, theo như tác giả nhận định, thì ngoài ý nghĩa tích cực ra, quan hệ gia đình cũng có cả những ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển của kinh doanh. Tác động đó có thể dẫn đến hậu quả là sự không minh bạch trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong giao dịch tài chính.
Bài nghiên cứu của tác giả đã có sự so sánh theo từng mốc thời gian đối với mối quan hệ lao động gia đình ở Việt Nam và Hàn Quốc. Trên nền tảng chung là quan hệ lao động gia đình, giữa hai nước dường như có rất ít sự khác biệt. Tuy nhiên, Hàn Quốc có sự chuyên nghiệp hơn đối với Việt Nam trong lao động gia đình. Các công ty lớn hiện nay bắt đầu từ mô hình lao động gia đình nhỏ như Sam Sung, Huyndai, SK…có thể là ví dụ thực tế cho điều này.
Bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát, cùng với những số liệu cụ thể, bài viết đã nêu rõ vai trò của các quan hệ gia đình trong việc huy động vốn kinh doanh, vận hành kinh doanh hàng ngày, giải quyết những vấn đề đối nội, đối ngoại và trong việc đảm bảo lao động. Bài viết đã đưa ra được nhiều minh chứng từ những nghiên cứu khác để lập luận cho quan điểm của mình. Bài viết đưa ra nhiều số liệu cụ thể, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ khi chưa có được những con số thống kê đầy đủ ở Hàn Quốc để so sánh với Việt Nam.
Niềm tin được nhà nghiên cứu Nguyễn Quý Thanh xem như hạt nhân trong vốn xã hội. Trong phần “Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài vốn xã hội” Trích trong bản thuyết minh đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam", CNĐT: PGS.TS Nguyễn Qúy Thanh, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
, ở mảng niềm tin, Nguyễn Quý Thanh đã phân tích các quan điểm khác nhau của các học giả nước ngoài về niềm tin. Ví dụ Woolcock (2001) cho rằng niềm tin là một kết quả của vốn xã hội, một số khác xem niềm tin là bộ phận của các giá trị được chia sẻ cấu thành vốn xã hội, trong khi Cote và Healy (2001) xem niềm tin là cả hai. Pretty và Ward (2001) đề xuất rằng niềm tin cần được tăng cường bởi các hình phạt giúp cho nó có thể áp dụng đối với những người coi thường các chuẩn mực xã hội hay lơ là các nhiệm vụ của họ. Francois và Zabojnik (2003) phân tích về mối quan hệ giữa niềm tin, vốn xã hội và sự phát triển kinh tế đã đề xuất khái niệm về “tính chất đáng tin cậy” (trustworthiness) như là một bộ phận liên quan tới kinh tế của một nền văn hóa xã hội và vì vậy bao gồm vốn xã hội của nó. P. Dasgupta (1988) đã xem niềm tin là trung tâm đối với tất cả các giao dịch và xem nó như là một hàng hóa. Coleman cũng là tác giả phân tích sâu về vấn đề niềm tin trong vốn xã hội. Ông cho rằng niềm tin chính là mấu chốt để tạo nên các giao dịch kinh tế thành công.
Đặc biệt tác giả phân tích kỹ về bài nghiên cứu của học giả Yoshihiro Francis Fukuyama. Fukuyama (1995: 25-26) cho rằng: “Năng lực của các công ty muốn di chuyển từ các thang bậc cao tới các mạng lưới phức tạp các công ty nhỏ hơn sẽ phụ thuộc vào cấp độ tin tưởng và vốn xã hội được thể hiện trong xã hội rộng lớn”. Ông cho rằng chính cấp độ niềm tin cao trong các quan hệ xã hội sẽ làm giảm đi các chi phí giao dịch, các chi phí thông tin và tạo ra quá trình giám sát hiệu quả hơn. Bàn về vai trò của niềm tin và nguồn vốn xã hội với chính sách ông đã nhận xét rất đúng rằng một trong những khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu khái niệm vốn xã hội là biết cách “dệt” nó thành chính sách. Ông phân tích, vấn đề mà đa số các xã hội thiếu lòng tin phải đối mặt không phải là hoàn toàn không có nguồn vốn xã hội mà ở chỗ bán kính tin tưởng trung bình của các nhóm cộng tác có xu hướng rất nhỏ. Thuật ngữ “bán kính tin tưởng” (radius of trust) của ông cho ta một cách nhìn hữu ích về vốn xã hội. Mỗi người là trung tâm của một hình tròn và họ có một bán kinh tin tưởng đối với người xung quanh, bán kính đó càng rộng thì xã hội càng nối kết tốt hơn. Ông cho rằng, chỉ khi có được quyền lực luật pháp thống nhất và công minh cái đã hiện đại hóa xã hội phương Tây mới có thể làm cho bán kính tin tưởng được mở rộng và duy trì sự cộng tác giữa những người xa lạ.
Nhìn chung ở mảng niềm tin này, Nguyễn Quý Thanh chỉ giới thiệu các nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Qua đó, tác giả đã phác họa phần nào bức tranh niềm tin trên thế giới thông qua sự phân tích về mặc lý luận của các học giả nước ngoài. Thế còn các học giả Việt Nam nói gì về niềm tin trong vốn xã hội ở Việt Nam ?
Trong bài nghiên cứu “vốn xã hội và phát triển”, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã đặt niềm tin là yếu tố đầu tiên kết tinh ra vốn xã hội. Ông phân niềm tin thành hai loại : một là tin vào những người mà mình biết rõ; hai là tin vào những người mình chưa biết rõ nhưng vì họ đứng trong một cơ cấu, một tổ chức mà mình tin tưởng nên mình cũng tin họ. Xây dựng niềm tin thì mất nhiều thời gian và công sức nhưng để mất nó thì rất dễ. Tác giả đưa ra một ví dụ là việc chơi hụi ở nước ta để chỉ ra rằng chơi hụi là một định chế xã hội, nó có tính địa phương, giúp cho người cần tiền vay mượn tiền của người khác mà không phải thế chấp tài sản và góp phần vào hoạt động kinh tế. Nhìn chung tác giả chỉ dừng lại ở các khía cạnh cơ bản của niềm tin.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu sẵn có
Thu thập các báo cáo và thông tin thống kê của xã:
Các số liệu mô tả, thống kê về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Các tài liệu nghiên cứu về tình hình phát triển xã hội ở địa phương
Các báo cáo của UBND, HĐND, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội
Chọn mẫu
Chọn mẫu xác suất, ngẫu nhiên đơn giản (chọn bằng SPSS).
Đối với dữ liệu thu thập từ phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Chọn 6 ấp là Ấp Việt Kiều, Ấp Tân Trung, Tân Rú, Bà Rịa, Thạnh Sơn 2A và Thạnh Sơn 2B. Trong 6 Ấp nói trên chọ ra một số tổ đại diện để tiến hành khảo sát mức sống và mức sinh hoạt của người dân những người sẵn lòng tiếp xúc, trả lời các câu hỏi của phỏng vấn viên
Đối với dữ liệu thu thập từ phương pháp phỏng vấn sâu:
Chọn ở mỗi Ấp một số đối tượng đảm bảo các tiêu chí về giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập, tôn giáo.
Đối với dữ liệu thu thập từ phương pháp quan sát.
Ở mỗi Ấp các bạn bên nhóm quan sát đề đi quan sát để thấy được tình hình ăn ở và sinh hoạt của người dân
Xử lý thông tin
Đối với dữ liệu định lượng, chúng tôi dùng phần mềm SPSS để chạy các bảng tần số nhằm phân tích mức độ tin tưởng của người dân Xã Phước Tân đối với nhau thông qua các mối quan hệ xã hội.
Đối với dữ liệu định tính, chúng tôi xử lý bằng cách phân loại các ý kiến của người trả lời, sắp xếp các ý kiến đó theo chủ đề và khái quát lại. Kết quả xử lý định tính sẽ được dùng để phân tích, minh họa về mức độ tin tưởng của người dân với nhau.
Kết quả nghiên cứu
Lòng tin trong quan hệ xã hội của người dân
Khái quát về địa bàn khảo sát và thông tin về mẫu nghiên cứu
Khái quát về địa bàn khảo sát
Bà Rịa – Vũng Tàu từ xa xưa cho đến nay vẫn là nơi yêu thích của hầu hết khách du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh thành khác ở miền Đông Nam Bộ. Với bãi biển trong lành, nhiệt độ ấm áp, thêm vào đó là những ngọn núi thơ mộng và những hòn đảo quy tụ khiến Vũng Tàu rất hài hoà về cảnh sắc cũng như khí hậu. Nhờ những điều kiện thuận lợi như vậy mà hằng năm nơi đây đón chào hơn hàng ngàn lượt du khách ghé thăm…
Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu... Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông..., và có trên 200 con suối, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu nóng 80oC là một tài nguyên nước khoáng quý.
Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ... tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động quanh năm.
Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong),... và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, nhà lớn Long Sơn... đã thu hút nhiều du khách. Huyện Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khoảng 642,18km
Nông nghiệp:
Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, nhăn, cà phê, tiêu.
Diện tích đất lâm nghiệp của Xuyên Mộc khoảng 14.757 ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu với diện tích 11.290 ha là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động vật, thực vật quư và hiếm của cả khu vực Đông Nam bộ.
Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Xuyên Mộc xếp thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha; cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với 3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3.034 ha; 1.022 ha đậu phộng...
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng những vùng chuyên canh có giá trị cao, năng suất cao đang là chủ trương chung của huyện. Kinh tế trang trại đă và đang phát triển nhiều ở Hòa Hội, Hòa Hiệp, Bàu Lâm, Phước Thuận...
Chăn nuôi tại Xuyên Mộc khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vườn rộng và trù phú. Hiện đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng 32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đình theo hướng chăn nuôi và trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đă được đầu tư đi học các lớp khuyến nông ở nước ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ thuật.
Ngư nghiệp
Ngư nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng công suất 15 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận đă là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Xuyên Mộc tập trung ở Bến Cát, cửa sông Ray, Phước Thuận. Cảng cá Phước Thuận sẽ được đầu tư xây dựng lại và hoàn thiện khu dân cư làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bật hải
Du lịch sinh thái
Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là băi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80 Xuyên Mộc đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Băi biển Hồ Tràm dài 3 km, băi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nước trong xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi về nghỉ dưỡng, tắm biển. Bên cạnh đó, suối nước nóng Bình Châu đă nổi tiếng cả nước từ lâu với nhiệt độ cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang được xây dựng lại thành một khu nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhưng gắn liền với thiên nhiên hoang dă. Đầu tư cho Xuyên Mộc nhằm khai thác các tiềm năng là một hướng mới của lănh đạo tỉnh từ năm 2002:“Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam” – Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, sau thời gian chuẩn bị thì ngày 04/11/2011, lớp xã hội học đã đi khảo sát và thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu người dân ở các hộ gia đình tại 6 ấp: Việt Kiều, Tân Trung, Tân Rú, Ấp Bà Rịa,Thạnh Sơn 2A, Thạnh Sơn 2B của xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với tổng 878 bảng khảo sát thanh niên nam nữ chưa có gia đình và đã có gia đình, trung niên và cao niên cả hai lớp A và B , thảo luận nhóm 6 cuộc, phỏng vấn sâu 80 cuộc, quan sát thực hiện 5 cuộc trong đó thực hiện 1 cuộc là quan sát cộng đồng nơi địa bàn nghiên cứu, 4 cuộc quan sát còn lại thực hiện quan sát 2 gia đình hộ nghèo và 2 hộ gia đình giàu, thảo luận nhóm 6 cuộc bao gồm hai gia đình có mức sống khá, 2 gia đình có mức sống thấp và 2 cuộc thảo luận nhóm nam nữ độc thân.
Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
Giới tính:
Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ chiếm 54%, nam chiếm 46%. Như vậy, dung lượng mẫu điều tra tương đối cân bằng về giới tính nhưng nữ trội hơn nam…
Học vấn:
Biểu đồ 2: Cơ cấu học vấn của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn ở mức độ trung học cơ sở là cao nhất chiếm 38,8% kế đó là tiểu học chiếm 30,1% tiếp theo là trình độ trung học phổ thông, sau cùng là trình độ đại học chỉ có 12,1%. Qua kết quả trên cho ta thấy trình độ học vấn của người dân ở đây chưa cao chỉ dừng lại ở mức độ học phổ cập.
Tôn giáo:
Biểu đồ 3: Cơ cấu tôn giáo của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả điều tra cho ta thấy người dân ở xã Phước Tân thờ tổ tiên và phật giáo là gần ngang nhau đó là 32,9% và 31% bên cạnh đó thiên chúa giáo là 18,1% và không tôn giáo là 16,6%, tôn giáo khác là 1,4% thấp nhất trong cơ cấu tôn giáo của đề tài nghiên cứu.
Hôn nhân:
Biểu đồ 4: Cơ cấu hôn nhân của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả nghiên cứu cho ta thấy tỉ lệ phần trăm người hiện đang có vợ chồng là cao nhất chiếm 67,5% trong tổng số 100% tiếp theo là người chưa lập gia đình chiếm 21,1% kế đến là người dân ở góa là 8,5% và cuối cùng chiếm tỉ lệ thấp nhất là người đã ly hôn là 2,8%.
Tuổi
Biểu đồ 5: Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả nghiên cứu cho ta thấy trong ba biến độ tuổi trên thì độ tuổi từ 36 -52 tuổi là cao nhất, kế đến là độ tuổi trên 52 là 31,1% và cuối cùng là độ tuổi từ 20 -35 tuổi.
Dân tộc
Biểu đồ 6: Cơ cấu dân tộc của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
- Kết quả nghiên cứu cho thấy dân tộc kinh chiếm 96,1%%, dân tộc khác chiếm 3,9%. Như vậy, dung lượng mẫu điều tra là dân tộc kinh nhiều hơn hẳn so với dân tộc khác.
Nghề nghiệp
Biểu đồ 7: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
-Kết quả nghiên cứu cho ta thấy bà con trong xã làm rất nhiều nghành nghề khác nhau cụ thể là làm trong lĩnh vực nông/lâm/ngư dân chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 27,0% tiếp theo đó là nghề nội trợ/hưu trí là 20,5% còn lại các nghề khác gần bằng nhau như lao độngtự do là 15,9%, kinh doanh dịch vụ là 11,5%,, viên chức, công chức NN là 7,2%, khác là 6,8%, công nhân XN/NM/Cty là 4,9%, đang đi học là 2,7%, cuối cùng là viên chức nhà nước 2,1%.
3. Lòng tin trong các mối quan hệ xã hội của người dân (trong gia đình)
a. Mối liên hệ giữa giới tính với mức độ tin tưởng vào gia đình
Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên, gia đình còn là tế bào của xã hội ở đó đã nuôi sống biết bao mầm sống tương lai của đất nước. Qua khảo sát ta thấy mức độ tin tưởng vào gia đình rất cao cụ thể là khi ta hỏi mức độ tin tưởng vào vợ chồng là 99% có nghĩa là họ tin tưởng gần như tuyệt đối vào nhau. Trong tổng số 878 mẫu nghiên cứu thì có 469 người cho rằng họ tin tưởng vào gia đình với mức độ tin tưởng là 10 chiếm 53,4% trong tổng số 100% người trả lời cho rằng rằng họ tin tưởng tuyệt đối vào vợ, chồng của mình.
Bảng 1: Mức độ tin tưởng giữa giới tính với vợ chồng
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài
Giải thích nguyên nhân tại sao giữa hai vợ chồng lại có mức độ tin tưởng cao đến như vậy là do họ đã sống chung cùng với nhau dưới một ngôi nhà và trước kia họ từng là những con người xa lạ không quen biết đã tìm đến với nhau. Phỏng vấn sâu một nam 53 tuổi có gia đình mức sống khá cho biết “Theo chú thấy với vợ thì là mình tin tưởng, có nhiều mặt, bạn bè thì mặt là xã hội, vợ là gia đình.Với vợ thì đúng rồi, chứ mình quyết định gì đó nó mang tính gia đình, việc của gia đình, sau khi đó, cả gia đình thống nhất thì mình mới đi tham khảo ở ngoài thôi. Bạn bè góp ý, họ cũng góp ý làm cái việc gì đó, nội dung làm cái việc gì đó. Trước tiên ở trong nhà được, nhưng trong nhà thì không đủ đâu, mình phải tham khảo thêm bạn bè ở ngoài. Những bạn bè, những anh như anh Đức, sang anh tư vấn”
Nam trung niên 40 tuổi“À, theo từng nhóm đối tượng. Đối với quan hệ gia đình, vợ chồng (dạ), là một trăm phần trăm, là tin tưởng rõ ràng (dạ), đối với con cái cũng vậy (dạ), cái tin tưởng đối với con cái nó có 1 cái tin tưởng con ở về vấn đề học tập, về sinh hoạt, về vui chơi của các cháu thì phải tin tưởng, thì trong quá trình tin tưởng thì các cháu còn nhỏ mà, mình phải quản, đó là việc cần làm của mình”
Vợ chồng sống với nhau đã có những đứa con nên sự tin tưởng vào những đứa con của mình cụ thể là giới nam tin tưởng vào con mình với giá trị trung bình là 9 và giới nữ cũng tin tưởng vào con mình với mức độ là 9 khi chúng tôi đưa ra mức độ tin tưởng từ 0 đến 10.
Giới tính
nam
Nữ
Mean
Mode
Median
Mean
Mode
Median
Mức độ tin tưởng đối với con
9
10
10
9
10
10
Trong gia đình không phải là lúc nào các mối quan hệ cũng diễn ra tốt đẹp và bình thường bên cạnh mức độ hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau nhưng đối với giới nam và nữ thì tin tưởng vào bố mẹ mình cũng rất là cao phải nói là đến 100% cụ thể là nam tin tưởng ở bố mẹ mình là 10 và nữ là 9 khi chúng tôi đưa ra mức độ tin tưởng từ 0 đến 10 giải thích cho sự tin tưởng này đó là khi nam tin tưởng vào cha mẹ mình đó là nam giới thì thường ít để ý đến chuyện rằng là ba mẹ mình có nói dối mình không hay là cha mẹ nói thế nào thì mình sẽ tin tưởng như vậy và họ cũng không thường đưa ra cân đo đong đếm. Bên cạnh đó nữ giới có mức độ tin tưởng cũng không kém tuy nhiên không được tuyệt đối là do nữ giới có thể vẫn nghĩ rằng ba mẹ vẫn còn điều gì nói dối mình hay là ba mẹ không tin tưởng mình nhiều nên không nói thật. Trong gia đình ngoài ba mẹ họ còn những anh chị em vậy mức độ tin tưởng vào nhóm đối tượng này như thế nào cụ thể là với nam là 9 và nữ cũng là 9, ở đây cho thấy cả giới nam và nữ đều có mức độ tin tưởng vào anh chị em ruột của mình cũng rất cao vì họ cùng nhau vui chơi và cùng lớn lên trong một mái nhà tất nhiên là phải tin tưởng lẫn nhau và thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong mọi mặt của cuộc sống. Trong cuộc sống giữa giới nam và nữ đều có nhưng quan niệm và cách sống riêng nhưng trong một vấn đề nào đó thì họ có những quan điểm chung để hòa hợp nhau trong cuộc sống cụ thể là mức độ tin tưởng lần nhau trong mọi vấn đề và hoàn cảnh.
b. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với mức độ tin tưởng vào gia đình
Trong cuộc sống mỗi con người sinh ra và lớn lên đến lúc trưởng thành phải tự học tập rồi tìm kiếm cho mình một công việc nào đó để kiếm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình và trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã đưa ra những nghề nghiệp khác nhau. Do người dân ở xã Phước Tân sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu và họ làm việc theo mùa vụ nên có những lúc không đến mùa vụ họ không có việc để làm nên họ chuyển sang nghề nghiệp khác để kiếm thêm thu nhập và để có việc làm vì bản chất người Việt Nam rất cần cù và siêng năng họ làm việc luôn tay luôn chân không những họ làm để kiếm thêm thu nhập mà còn đi giúp đỡ những gia đình khác khi họ có công việc cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng bất kể nghề nghiệp nào cũng vậy có họ có mức tin cậy vào gia đình mình rất cao từ vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh chị em ruột khi nhóm khảo sát đưa ra mức độ tin cậy thì đa số đều trả lời rằng họ hoàn toàn tin tưởng vào những người trong gia đình mình khi đưa ra mức độ tin tưởng từ 0 đến 10 thì nhận được sự trả lời với mức là 9. Khi chúng tôi hỏi mức độ tin tưởng giữa nghề nghiệp với vợ, chồng của mình thì mức độ tin tưởng cao nhất chiếm 76.8% nghĩa là họ tuyệt đối tin tưởng vào vợ chồng mình, với con cái là 79.4% hoàn toàn tin tưởng vào con, với ba mẹ là 82.5% và với anh chị ruột là 57.8%. Ở đây mức độ tin tưởng giữa nghề nghiệp với anh chị em ruột của mình chưa cao là do có thể anh chị em chưa hiểu hết về nhau đôi khi còn xảy ra cãi lộn nên họ chưa tin tưởng vào nhau tuyệt đối tuy nhiên số người tin tưởng vào anh chị em mình cũng cao nhất so với các mức độ khác.
Bảng 2: Mức độ tin tưởng giữa nghề nghiệp với vợ, chồng
c. Mối liên hệ giữa trình độ học vấn với mức độ tin tưởng vào gia đình
Nhóm khảo sát đã đưa ra các cấp độ học vấn khác nhau để tìm ra mức độ tin tưởng với nhau trong quan hệ gia đình cụ thể là với ba mẹ của mình. Ở đây khi chúng tôi hỏi trình độ học vấn hiện tại của ông bà so với mức độ tin tưởng vào gia đình thì hầu như cấp học nào cũng có mức độ tin tưởng vào gia đình mình rất là cao:
Học vấn
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học
Mean
Mode
Mean
Mode
Mean
Mode
Mean
Mode
Múc độ tin tưởng vợ chồng
9
10
9
10
9
10
9
10
Qua kết quả khảo sát trên ta thấy tiêu ở cấp học nào cũng tin tưởng vào gia đình. Tiêu chí này cũng nhận được sự đồng tình cao khi được phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm, tất cả các đối tượng được khảo sát đều cho rằng gia đình là nơi mình có thể chia sẻ mọi tâm sự đó cũng là sự tin tưởng mà họ dành cho gia đình mình. Giải thích cho điều này một nam thanh niên (30 tuổi) độc thân chia sẻ “: Riêng điều này thì mình xin chia sẻ thì chắc chắn gia đình là quan trọng nhất gia đình nào cũng vậy thôi sự đùm bọc và thương yêu thì gia đình nào cũng tốt. Còn riêng về vấn đề giữa hàng xóm láng giềng với nhau thì riêng ở ấp Tân Trung này thì mức độ giữa giao tiếp cũng như tình làng nghĩa xóm giữa gia đình này với gia đình kia trong một xóm với nhau tất cả đều giúp đỡ về mặt tinh thần với nhau. Ví dụ Hôm nay ở nhà có việc gì chẳng hạn như cưới hỏi, ma chay gì đó thì tất cả những người hàng xóm đều tới dự để chia sẻ và giúp về mặt tinh thần còn nếu gia đình nào có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì có thể hỗ trợ gia đình kia vào lúc khó khăn đó. Về mặt tinh thần thì riêng anh, em tụi anh thì tới để chia sẻ cái sự mất mát trong gia đình bnh cạnh đó thì chia sẻ về công sức. Trong làng xóm thì các mối quan hệ đó là rất tốt”
Theo bảng trên thì ta thấy không có sự khác biệt nhau về trình độ học vấn với mức độ tin tưởng vào vợ chồng của mình. Điều này được giải thích đó là vợ chồng có tin tưởng nhau thì mới đến với nhau kết hôn và sinh ra những đứa con chính vì vậy mà cả hai vợ chồng đều tin tưởng nhau ở mức độ 9 có nghĩa là gần tuyệt đối khi cho mức độ tin tưởng từ 0 đến 10.
Một số tiêu chí cũng được đưa ra khảo sát giữa trình độ học vấn với mức độ tin tưởng vào con cái của mình đó là ở bất kỳ trình độ học vấn nào họ cũng tin tưởng vào những đứa con của mình ở đây là những đứa con do học sinh ra khi chúng tôi khảo sát mức độ tin tưởng thì có 71.7% hoàn toàn tin tưởng vào con của mình có nghĩa là họ cho thang điểm tuyệt đối là 10 và bên cạnh đó ở mức 8 là 11.8% còn lại là các mức độ tin tưởng khác nhưng rất là ít người nói họ ít tin tưởng vào con cái của mình. Cũng vậy đối với ba mẹ của mình thì họ cũng hoàn toàn tin tưởng vào vào cha mẹ của mình chỉ có cấp bậc tiểu học là họ tin tưởng ở thang 9 còn các cấp học khác thì họ tin tưởng tuyệt đối có nghĩa là 100% với mức độ tin tưởng là 10 giải thích cho điều này có nghĩa là những người con học cao thì họ rất là tôn trọng và muốn bù đắp những vất vả mà cha mẹ mình đã dành cho mình sở dĩ cha mẹ mình có tin tưởng ở mình thì mới cho mình học cao nên họ không có một chút ngần ngại khi nhóm khảo sát chúng tôi hỏi về mức độ tin tưởng vào cha mẹ mình họ cho rằng chỉ có ba mẹ mới là điểm tựa cho mình vững bước vào đời.
Qua khảo sát ta nhận thấy ở bất kỳ yếu tố nào cũng đều tin tưởng vào gia đình rất cao còn anh chị em ruột đó là những nhóm người ở cấp độ tiểu học thì mức độ tin tưởng là 8 còn cấp độ trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng đại học là 9 khi nhóm khảo sát đưa ra mức độ tin tưởng tử 0 đến 10.
Từ những ý kiến đưa ra về trình độ học vấn và mức độ tin tưởng vào gia đình thì ta nhận thấy những nhóm người có trình độ học vấn thấp cụ thể là cấp bậc tiểu học thì mức độ tin tưởng vào gia đình thường thấp hơn so với nhóm người có trình độ học vấn cao. Giải thích cho vấn đề này đó là do những người học vấn tiểu học thì họ học ít nên nhận thức của học không được rõ rang và cũng có thể họ không tự tin khi nói về những người trong gia đình mình nên mức độ tin tưởng của họ thấp hơn so với cấp học khác.
d. Mối liên hệ giữa độ tuổi với mức độ tin tưởng vào gia đình.
Qua khảo sát ta thấy mối liên hệ giữa độ tuổi với mức độ tin tưởng vào gia đình cũng rất cao khi hỏi về mức độ tin tưởng trong gia đình bao gồm vợ, chồng, con cái, ba mẹ, anh chị em ruột. Nhóm khảo sát chúng tôi đưa ra mức độ tin tưởng từ 0 đến 10 thì tất cả các nhóm tuổi bao gồm độ tuổi từ 20 – 35 tuổi, từ 36- 52 tuổi, trên 52 tuổi đều có mức độ tin tưởng là 9 điều đó cho ta thấy sự tin tưởng rất là cao vào những người thân trong gia đình vì gia đình là nơi trú mưa bão, chia sẻ những tâm tư tình cảm, là nơi mà mỗi con người được ba mẹ chăm sóc, dạy dỗ, vợ chồng cùng nhau chia sẻ những điều thầm kín nhất mà họ khó có thể nói cho một người nào đó nếu không phải người thân trong gia đình dù rằng có những lúc có xung khắc hay hiểu lầm nhưng những con người này được sinh ra trong cùng một dòng máu nên họ sẵn sang bỏ qua những hiểu lầm và cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để một ngày nào đó họ cùng con cháu, anh chị em sống những tháng ngày hạnh phúc nên mức độ tin tưởng vào gia đình là tuyệt đối. Qua thảo luận nhóm chúng tôi còn thấy người dân ở đây không chỉ tin tưởng vào gia đình của mình mà ngay cả những người hàng xóm. Một bác hưu trí nam 51 tuổi cho biết “yếu tố lòng tin là quan trọng nhất đối với dân là chỉ có lòng tin với cán bộ thôi, làm được những việc tốt, có lòng tin đối với dân thì mới gây được cái mối đoàn kết, chớ ngoài ra cũng hong có cái gì mà đảm bảo hơn cái đó được” như vậy lòng tin là yếu tố quan trọng để phát huy tình làng nghĩa xóm họ tin tưởng lẫn nhau để tăng thêm tính đoàn kết. Cô H làm nông 36 tuổi cho biết “Theo cô thì yếu tố lòng tin thì mới duy trì được, gia đình thì nội ngoại. Còn mối quan hệ bạn bè thân thiết. Nhưng quan trọng yếu tố gia đình là chủ yếu. Ngoài ra đó thì là mối quan hệ bạn bè: người ta nói giàu vì bạn, sang vì vợ. Bạn bè thì chuyện vui, buồn làm ăn kinh tế”. một cuộc thảo luận nhóm sau ta có thể thấy được ở độ tuổi nào nào cũng có mức độ tin tưởng vào gia đình đó là bạn nữ sinh viên 25 tuổi cho biết “Với em trong những lúc như vậy lúc đầu thường là em sẽ ngồi một mình hoặc nỗi buồn đó có thể chia sẻ với bố mẹ. Hoặc những vấn đề nhỏ hơn thì em chia sẻ với bạn bè em có em gái nữa” Tin tưởng ở đây được đặt lên hàng đầu thì mọi việc sẽ dễ dàng giải quyết hơn từ đó ta thấy được con người sống được với nhau bởi lòng tin.
Kết luận và khuyến nghị
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của sự phát triển, đô thị hóa giúp mở rộng không gian đô thị, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ… nhờ vậy mà chất lượng đời sống của người dân được nâng lên, họ dần được tiếp xúc với những văn minh tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên quá trình này cũng đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân như tác động của đô thị hóa đến lối sống, nghề nghiệp của người dân.
Trước những thực trạng đã được phân tích ở phần nội dung cũng như những nguyên nhân được rút ra . Dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa đã tạo lên rất nhiều chuyển biến trong đời sống của người dân như là các mối quan hệ xã hội đã tạo cho họ có lòng tin vào nhau và cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Qua kết quả khảo sát điều tra trên ta thấy quá trình phát triển, đô thị hóa đã làm thay đổi nhiều trong cách nghĩ, quan niệm trong gia đình của người dân ở nơi đây. Có thể thấy điểm nổi bật đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào nhau không nhưng trong gia đình mà ngay cả những người hàng xóm mức độ tin tưởng dành cho nhau cũng rất là cao.
Mặt khác lòng tin của người dân xã Phước Tân cũng đang được bà con quan tâm vì họ khẳng định rằng có lòng tin thì mới có đoàn kết. Tuy vậy qua khảo sát ta cũng nhận thấy một số hạn chế về vai trò lòng tin của người dân nơi đây. Trình độ học vấn của người dân tương đối thấp chính vì vậy mà họ cho rằng chỉ có quen biết thì mới tin nhau và giúp đỡ nhau…
Qua việc phân tích mối liên hệ giữa lòng tin và gia đình của người dân xã Phước Tân trong bối cảnh đô thị hóa, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị mang tính tham khảo về vấn đề này.
Các tổ chức đoàn thanh niên hoặc từng đơn vị của các ấp nên nhân rộng những khóa tập huấn, truyền thông cho các hộ gia đình về các vấn đề liên quan lòng tin, đại đoàn kết, giáo dục con cái, giáo dục trong gia đình nhằm mục đích trang bị thêm kiến thức để họ biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và từ đó học hỏi thêm kinh nghiệm về vốn xã hội.
Nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề lòng tin, xóa bỏ những định kiến về về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, và cho họ tin rằng dù bất kể ai qua tiếp xúc mình có thể giúp đỡ và tin tưởng nhau. Đồng thời, nâng cao trình độ học vấn cho người dân
Nhấn mạnh đến vai trò công tác tuyên truyền lòng tin của người dân để phát triển vốn xã hội một cách tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Hữu Quang 2006: Xã hội học báo chí, Nhà xuất bản TPHCM thời báo kinh tế Sài Gòn – Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (VAPEC).
2. Nguyễn Quý Thanh 2006 Xã hội học và dư luận xã hội NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm 2007 Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB giáo dục.
4. Vũ Cao Đàm 2002 phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- LÒNG TIN TRONG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN (Nghiên cứu trường hợp Xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).docx