Báo cáo Khoa học kinh tế thế giới và khu vực châu á từ sau khủng hoảng đến nay

Tài liệu Báo cáo Khoa học kinh tế thế giới và khu vực châu á từ sau khủng hoảng đến nay: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á TỪ SAU KHỦNG HOẢNG ĐẾN NAY Phạm Quang Lực Vụ trưởng Vụ Kinh tế-VPTW 1- Tình hình triển kinh tế thế giới Việc kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh tại châu á trong 6 tháng đầu năm 2010 và nhu cầu của khu vực kinh tế của Mỹ phục hồi là cơ sở quan trọng để Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng 7 đã nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010, từ mức 4,2% theo dự báo trước đây lên 4,6%. Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng kép bắt nguồn từ vấn đề về nợ công của Hy Lạp hiện đã được đẩy lùi. Theo nhận định của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ không trải qua đợt suy thoái lần thứ 2. Sau khi vấn đề khủng hoảng nợ Hy Lạp lan ra toàn cầu khiến các nhà đầu tư hoang mang, thị trường chứng khoán đi xuống, đã có một dấu hiệu cho thấy khu vực Châu Âu đang lấy lại đà tăng trưởng : Kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng tốt 1, thị trường việc làm ở Đức phục hồi mạnh 2 và tình hình ngành ngân hàng châu...

pdf10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học kinh tế thế giới và khu vực châu á từ sau khủng hoảng đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á TỪ SAU KHỦNG HOẢNG ĐẾN NAY Phạm Quang Lực Vụ trưởng Vụ Kinh tế-VPTW 1- Tình hình triển kinh tế thế giới Việc kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh tại châu á trong 6 tháng đầu năm 2010 và nhu cầu của khu vực kinh tế của Mỹ phục hồi là cơ sở quan trọng để Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng 7 đã nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010, từ mức 4,2% theo dự báo trước đây lên 4,6%. Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng kép bắt nguồn từ vấn đề về nợ công của Hy Lạp hiện đã được đẩy lùi. Theo nhận định của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ không trải qua đợt suy thoái lần thứ 2. Sau khi vấn đề khủng hoảng nợ Hy Lạp lan ra toàn cầu khiến các nhà đầu tư hoang mang, thị trường chứng khoán đi xuống, đã có một dấu hiệu cho thấy khu vực Châu Âu đang lấy lại đà tăng trưởng : Kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng tốt 1, thị trường việc làm ở Đức phục hồi mạnh 2 và tình hình ngành ngân hàng châu Âu không xấu như dự báo 3. Hy Lạp đã giảm được 40% thâm hụt ngân sách trong 5 tháng đầu năm. Đây là dấu hiệu khiến thị trường có thể lạc quan với tốc độ phục hồi trong năm nay.4 Mặc dù xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực, nhng kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 1 Theo số liệu của Cục Thống kê châu Âu (Eurostat), tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1/2010 của Bồ Đào Nha nhanh thứ 2 tại EU, sau Thụy Điển. Kinh tế nước này tăng 1,8% trong quí 1/2010 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1% so với quý 4/2009, và xuất khẩu là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế nước này. 2 Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tháng 6/2010 giảm xuống mức 7,5% nhờ kinh tế tăng trưởng tốt. 3 Tình trạng thiếu hụt tiền mặt của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp đã cải thiện. Moody nhận định ngân hàng châu Âu có thể ứng phó tốt với khủng hoảng: Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody đã tiến hành thanh tra các ngân hàng châu Âu và kết luận các ngân hàng châu lục này đủ mạnh để ứng phó với bất kỳ khoản thua lỗ nào từ việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Châu Âu cũng sẽ tiến hành thanh tra các ngân hàng và kết quả thanh tra ngân hàng châu Âu sẽ đợc công bố vào nửa sau tháng 7/2010. ECB tuyên bố sẽ cho phép các ngân hàng vay 131,9 tỷ EUR, tương đương 161,5 tỷ USD trong khoảng thời gian 3 tháng. Nhu cầu tài chính của các ngân hàng như vậy thấp hơn nhiều so với lo sợ của thị trờng. 4 Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP, Hy Lạp đặt mục tiêu giảm thâm hụt xuống mức 8,1% GDP trong năm nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra cuối tháng 6 vừa qua cũng được đánh giá là sẽ mở ra những định hướng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới. Các nhà lãnh đạo đã ghi nhận thách thức đối với nền kinh tế thế giới về sự không đồng đều và cha ổn định của tăng trưởng kinh tế các nước. Thất nghiệp ở nhiều nước vẫn còn ở mức cao. Hội nghị cũng đã nhất trí với mục tiêu giảm nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2013. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng khu vực tài chính cần phải có sự đóng góp công bằng và đáng kể vào việc giải quyết những gánh nặng của chính phủ liên quan đến việc can thiệp nhằm cứu giúp ngành tài chính. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cần có chính sách riêng, nh : áp dụng công cụ thuế;... IMF nhận định, kinh tế châu Âu có nguy cơ tăng trưởng thấp trong nhiều năm, trong bối cảnh các nền kinh tế các nước châu á, châu Phi và Mỹ đang phục hồi, sẽ dẫn đến tình trạng sức mua giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phát sinh những vấn đề trong các hệ thống trợ giúp xã hội, trong đó có hệ thống hu trí và y tế. IMF cũng cho rằng sự yếu kém ở châu Âu sẽ tác động tiêu cực tới châu á thông qua cả hai kênh thương mại và tài chính. 2- Diễn biến tại hai nền kinh tế chủ chốt : a. Kinh tế Mỹ : Phục hồi với những nền tảng không vững chắc Số liệu mới nhất cho thấy GDP Mỹ tăng 3,0% trong quý I năm 2010, tiếp tục duy trì đà phục hồi, song thất nghiệp vẫn ở mức cao 9,7%. Bước sang quý II/2010 và tháng 5 này, nền kinh tế Mỹ không có nhiều dầu hiệu cải thiện căn bản, do nhu cầu tiêu dùng vẫn yếu. Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới, do đó tổng cầu của Mỹ yếu sẽ ảnh hởng tới các động lực phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới. Kinh tế Mỹ đang chịu áp lực ngày càng tăng từ khủng hoảng nợ châu Âu. Chỉ số kinh tế dẫn trước (LEI) đã giảm lần đầu tiên trong tháng 4/2010 sau 12 tháng tăng liên tục kể từ tháng 3-4-2009 khi chỉ số này bắt đầu đi lên báo hiệu sự xuất hiện điểm uốn mang tính bước ngoặt. Mặc dù mức giảm của LEI trong tháng 4 là khá nhỏ (0,1%), nhng cho thấy sự đổi hướng đáng lo ngại của các thành tố tạo nên chu kỳ kinh tế Mỹ : quá trình phục hồi đang tiến tới điểm nhạy cảm - nếu vợt qua thì có thể đi lên mạnh mẽ, nếu không vợt qua thì có thể "hụt hơi" dẫn tới khủng hoảng "hai đáy". Từ cuối 2009 đến nay đồng USD bước vào giai đoạn tăng giá, vừa cho phép Mỹ tiếp tục thu hút các dòng vốn vay từ bên ngoài, vừa cho thấy tình trạng vay nợ của Mỹ sẽ còn kéo dài.5 Nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ châu Âu càng làm tăng xu thế trên, kích động các dòng vốn rút khỏi các thị trường bất ổn để chuyển về nơi an toàn là trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Mỹ sẽ "miễn nhiễm" trước nguy cơ lan rộng cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu.6 Chuyên gia kinh tế của JP Morgan đánh giá, khi đồng Euro mất giá 10%, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ co "bốc hơi" 0,3%, đồng thời còn khiến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ thu hẹp mất 0,1%. Bên cạnh đó, tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới 10% GDP (1420 tỷ USD) trong tài khóa 2009, gấp ba lần mức thâm hụt trong tài khóa năm 2008, và sẽ còn duy trì ở mức cao trong vài năm tới cho thấy mầm mống khủng hoảng nợ công của Mỹ mới chỉ bắt đầu. Rõ ràng, nền kinh tế Mỹ đã và đang phục hồi trên một nền tảng vĩ mô không vững chắc. Trật tự tài chính quốc tế ngày càng được chú ý, đặc biệt là các vấn đề về tiền tệ và tỷ giá. Biến động mạnh của đồng USD trên thế giới được đánh giá là hệ quả của việc Mỹ đã theo đuổi hai mục tiêu đầu tiên của chính sách tài chính quốc tế là mở cửa nền kinh tế trước các dòng vốn ngoại và sử dụng chính sách tiền tệ nh một công cụ để ổn định nền kinh tế. Giá trị đồng USD gần đây biến động một phần do sự phục hồi kinh tế của Mỹ, và mặt khác là do lựa chọn về chính sách tài chính tiền tệ của Mỹ với việc tăng cung tiền thông qua các gói cứu trợ thời gian qua. Trong thời gian tới, sự biến động của đồng USD có thể diễn ra theo 3 kịch bản hồi phục của nền kinh tế Mỹ : (1) Nếu nền kinh tế Mỹ không hồi phục, Mỹ sẽ tiếp tục chính sách tăng cung tiền để kích thích kinh tế, do đó đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá; (2) Nếu kinh tế Mỹ hồi phục nhng với mức nhẹ và cung tiền vẫn tiếp tục tăng thì có thể việc USD lên giá không bù đắp được việc USD xuống giá do tăng cung tiền; và (3) Nếu kinh tế Mỹ hồi phục mạnh và Cục dữ trữ liên bang Mỹ dừng tăng cung tiền thì giá USD sẽ tăng. Ngoài ra, giá đồng USD biến động còn phụ thuộc vào mức độ phục hồi kinh tế của các nước sử dụng đồng EUR và Nhật Bản. 5 Vào giữa tháng 5/2010, lợng cầu các loại trái phiếu chính phủ Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ sau vụ sụp đổ Lehman Brothers vào tháng 9/2009. Tổng lợng trái phiếu Chính phủ Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng 3,5% trong tháng 3, lên 3.900 tỷ USD. Xem thêm "Trái phiếu Mỹ hút hàng nhờ... khủng hoảng nợ châu Âu" tại [ hoang-no-chau-au.htm] 6 16 nước thành viên khu vực Eurozone đều chiếm tới 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ. Do đó, khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hởng gián tiếp tới nền kinh tế Mỹ. Nhiều chuyên gia khác cũng có cùng quan điểm này. Theo họ, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể thông qua nhiều kênh để lan sang Mỹ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khối ngân hàng Mỹ sở hữu hơm 1.000 tỷ USD trái phiếu châu Âu, [] Vấn đề cải cách hệ thống tài chính đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của các nước sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, trước tiên là Mỹ. Ngày 15/7 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua Dự luật đại cải tổ ngành tài chính Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 20097. b. Kinh tế Trung Quốc : Kích thích kinh tế ngắn hạn đe dọa chất lợng tăng trưởng trung hạn. Mặc dù đạt được tốc độ phục hồi tăng trưởng ấn tợng8, thặng d thương mại trở lại trong tháng 4/20109, nền kinh tế Trung Quốc bước vào quý II với hai nguy cơ lớn cha giải quyết được là (a) bong bóng tài sản vẫn phình to10 và (b) nguy cơ lạm phát càng hiện hữu.11 Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW) đã tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ bằng việc lần thứ ba nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên mức 17%.12 Theo các chuyên gia phân tích, việc NHTW điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho thấy chính sách tiền tệ đang từng bước trở lại bình th- ờng; một mặt phản ánh NHTW lo ngại tính thanh khoản quá mức của đồng NDT trong tình hình hiện nay, mặt khác cũng cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã tăng c- ờng quản lý, đề phòng lạm phát, phòng ngừa bong bóng tài sản và kinh tế tăng trưởng quá nóng. 7 Đây là dự luật cứng rắn nhất từ thời Đại Suy thoái 1930 đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính phố Wall. Dự luật quy định, các ngân hàng sẽ phải giảm bớt hoạt động giao dịch và đầu t rủi ro; thành lập một cơ chế thuộc Chính phủ cho việc thanh lý các Công ty tài chính có vấn đề; thiết lập một cơ quan bảo vệ ngời tiêu dùng. Các ngân hàng sẽ nằm dưới hàng loạt quy chế giám sát mới và khó có thể đạt mức lợi nhuận lớn như trớc. 8 Theo số liệu đã công bố của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, thì quý I-2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt tới 11,9%, tăng nhanh rõ rệt so với mấy quý trớc đó. 9 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố ngày 10-5-2010, tháng 4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 238,16 tỷ USD, tăng trưởng 39,4%, xuất siêu đã quay trở lại trong tháng 4 đạt 1,68 tỷ USD, giảm 87%. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 119,92 tỷ USD, tăng trưởng 30,5%; kim ngạch nhập khẩu đạt 118,24 tỷ USD, tăng trưởng 49,7%. 10 Giá nhà ở vẫn tiếp tục nóng lên. Theo Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc ngày 11-5-2010, trong tháng 4/2010, giá nhà ở tại 70 thành phố lớn và vừa của Trung Quốc tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2009, mức độ tăng mở rộng 1,1 điểm % so với tháng 3 và vợt qua mức 11,3% của tháng 1-2008 - tháng đ- ợc coi là có mức tăng giá nhà cao nhất trong lịch sử kể từ năm 2005. 11 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2010 tăng trưởng 2,8%, tăng 0,4 điểm % so với tháng trớc, đây mức cao nhất trong 18 tháng kể từ tháng 11-2009. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 cũng có mức tăng cao, đạt 6,8%, mở rộng 0,9 điểm % so với tháng trớc. 12 Ngày 2/5/2010, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã quyết định kể từ ngày 10/5/2010 nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tài khoản tiền gửi bằng đồng NDT thêm 0,5 điểm, sau lần điều chỉnh này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng lớn sẽ đạt tới 17%, còn cơ cấu tổ chức tín dụng vừa và nhỏ như tín dụng nông thôn... tạm thời không điều chỉnh, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các tổ chức tín dụng này vẫn là 13,5%. [] Giới phân tích cho rằng mọi dự báo lạc quan cần phải cẩn trọng với tính bền vững tăng trưởng từ sự bùng nổ chi tiêu nhà nước và tín dụng ngân hàng quá nhanh, vì hiện nay nền kinh tế Trung Quốc còn hàm chứa các mất cân bằng, rủi ro trong dài hạn13. Trước mắt, Trung Quốc đang đứng trước một tình thế khó khăn, khi vừa phải duy trì đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vừa phải kiểm soát lạm phát, ngăn chặn bong bóng tài sản, kiềm chế đầu t không hiệu quả nhằm tránh nguy cơ nợ xấu. Khó khăn sẽ còn gia tăng đối với lĩnh vực xuất khẩu - động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - khi đồng NDT đã lên giá với 14% - 17% so với đồng Euro, vì NDT được "neo" vào USD trong khi Euro đã mất giá mạnh (17,6%) so với USD trong 6 tháng qua. Từ đầu năm đến nay, từ Trung ơng đến địa phơng, các biện pháp kiểm soát tập trung đối với thị trường bất động sản đã được đa ra. Tháng 4/2010 đã trở thành tháng trọng điểm điều tiết thị trường bất động sản. Chính sách mới này gồm 10 điểm ban hành ngày 17/4/2010 được coi là "chính sách điều tiết thị trường bất động sản nghiêm khắc nhất trong lịch sử". Hệ quả là thị trường bất động sản dờng nh đang đứng trước thời điểm "đông lạnh", khối lợng giao dịch giảm xuống điểm "đóng băng". Đây là diễn biến rất đáng theo dõi vì nó có thể ảnh hởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế khác. Tóm lại, kinh tế Trung Quốc các tháng đầu năm 2010 đã cho thấy xu thế nóng dần lên, áp lực lạm phát đang tăng dần, đặc biệt giá nhà vẫn tăng quá nhanh. Trước tình hình này, Trung Quốc đã đa ra nhiều biện pháp khống chế bao gồm điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hàng loạt các chính sách điều chỉnh thị trường bất động sản. Sau 3 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc tăng lãi suất NDT có thể chỉ còn là vấn đề thời gian. Rõ ràng, Trung Quốc đang đứng trước những lựa chọn điều chỉnh chính sách vĩ mô quan trọng vào các tháng tới đây. 3. Khủng hoảng nợ công trở thành vấn đề toàn cầu : Những vấn đề về nợ công của châu Âu vẫn là một nguy cơ đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Diễn biến phục hồi của nền kinh tế thế giới trong tháng 5/2010 cho thấy vẫn còn đó những điểm "dễ tổn thương" trong hệ thống kinh tế quốc tế. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một quốc gia như Hy Lạp đã trở thành vấn đề "cấp bách" của cả một khu vực kinh tế nh EU và là chủ đề nghị sự "nóng" của 13 Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc hiện nay giống hệt Nhật Bản cuối thập niên 1980: Đầu t quá mức dẫn tới dư thừa công suất ở nhiều ngành kinh tế khiến lợi nhuận suy giảm, cho vay quá nhiều đe dọa gia tăng nợ xấu trong tương lai, giá bất động sản và cổ phiếu vợt xa giá trị thực - từ đó có ngời chỉ rằng, nếu Chính phủ Trung Quốc không siết chặt chính sách tiền tệ, tương lai tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ bị chặn đứng, thậm chí ngay trong năm 2010 sẽ xảy ra khủng hoảng nợ xấu. các định chế kinh tế toàn cầu và nhiều nền kinh tế chủ chốt trong việc ngăn chặn một "ngòi nổ khủng hoảng" kiểu như trường hợp Lehman Brothers năm 2008. Kinh tế Nhật Bản : Nợ công tới ngưỡng "tiến thoái lưỡng nan" Đầu tháng 7/2010, nợ công của Nhật Bản đã vượt mức 860 nghìn tỷ yên, tương đương 200% GDP và cao hơn gấp nhiều lần so với nợ công của Hy Lạp. Đây là mức nợ công cao nhất trong số các nước G20. Tuy nhiên, so với các nước khác, nợ Nhật Bản chủ yếu là nợ trong nước, chiếm khoảng 85 - 90%, dưới hình thức phát hành trái phiếu để chi trả các khoản tiêu dùng. Mặc dù vậy, trong bối cảnh giảm phát và tình hình kinh tế phục hồi chậm chạp hiện nay thì khả năng vỡ nợ của Nhật Bản khi nợ công gia tăng và niềm tin vào thị trường trái phiếu giảm sút là đáng báo động và cần theo dõi chặt chẽ. Kinh tế Nhật Bản duy trì đà phục hồi ở mức 4,9% trong quý I/2010 và giúp kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 5% vào tháng 3/2010. Với đà phục hồi tích cực này, Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ, ngày 21/5/2010) đã nhận định "nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi". Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2006, BOJ dùng từ "phục hồi" trong đánh giá tình hình kinh tế, khả quan hơn nhận định "đang được cải thiện" của ngân hàng này vào tháng 4/2010. Sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nhờ vào tăng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước châu á mới nổi. Tình trạng giảm phát kéo dài sẽ cha thể đảm bảo một sự phục hồi bền vững dựa vào nhu cầu trong nước.14 Nhật Bản sẽ phải mất thêm thời gian để đạt được sự phục hồi cân bằng, vì bài toán đặt ra cho giới hoạch định chính sách là phải giải quyết các nhiệm vụ hết sức mâu thuẫn : Vừa bơm tiền kích thích kinh tế nhưng phải kiểm soát và cắt giảm công nợ (200% GDP); Vừa chống thiểu phát nhưng phải để mắt tới lạm phát; Củng cố hệ thống ngân hàng nhưng phải giữ cho dòng chảy tín dụng thông suốt. Nếu xử lý tốt các tình thế "tiến thoái lưỡng nan" trên thì tiến trình phục hồi có thể theo hình chữ V, nếu làm sai thì hình chứ W sẽ lại xuất hiện. Kinh tế EU : Liệu có thành "tâm bão" khủng hoảng nợ công toàn cầu? Những số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế khu vực đồng Euro phục hồi tăng trưởng rất "phập phù", vì trong quý IV năm 2009 thì GDP của khu vực đã không tăng và chỉ đạt 0,2% trong quý I/2010. Triển vọng quý II/2010 không có gì 14 Theo Báo cáo của BOJ ngày 20/5, mức chi tiêu theo hộ gia đình chỉ tăng 0,3% trong quý I/2010, tốc độ tăng chậm hơn 0,7% so với giai đoạn trớc đó. Chỉ tiêu trong kinh doanh tăng 1%, ít hơn quý 4 năm 2009 (1,35). Đầu tư nhà đất 0,3%, mức tăng đầu tiên trong vòng 5 quý. sáng sủa khi cả EU và khu vực đồng Euro đang tập trung xử lý khủng hoảng nợ Hy Lạp và ngăn chặn nguy cơ lan rộng tới một loạt quốc gia thành viên khác. Nhìn lại năm 2009, nền kinh tế EU và khu vực đồng Euro bước vào đầu năm với nhiều dự báo "cuộc khủng hoảng sẽ không tác động mạnh nh ở Mỹ", với những lập luận về sự ưu việt của mô hình ngân hàng Châu Âu trước cơn bão tài chính và cho vay dưới chuẩn. Nếu như nửa đầu năm, tâm lý này vẫn còn ngự trị thì đến cuối năm 2009, tình hình kinh tế EU đã xấu đi nhanh chóng do vấn đề nợ công ngày càng trở thành ngòi nổ khủng hoảng kinh tế khu vực. Những rạn nứt đầu tiên đã bắt đầu từ tình trạng khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.15 Nguy cơ về cuộc khủng nợ công ở khu vực đồng Euro đã tác động mạnh đến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro. Đồng Euro sụt giảm mạnh trong quý I/201016 (giảm khoảng 14% so với USD), khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp trở thành vấn đề cấp bách của toàn nền kinh tế EU cũng như toàn cầu. Điều mà giới đầu tư lo lắng là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp sẽ lan rộng sang các "nước yếu" ở châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, sau Hy Lạp, quốc gia có khả năng "lâm nạn" cao nhất là Tây Ban Nha, đất nước đang chìm sâu trong suy thoái. Quốc gia láng giềng của Tây Ban Nha là Bồ Đào Nha cũng là một mắt xích dễ đứt17. Trong bối cảnh như vậy, những hành động phối hợp chính sách cứu trợ Hy Lạp và ngăn ngừa hiệu ứng đôminô khủng hoảng nợ công của EU, IMF, ECB và FED như trình bày ở trên là kịp thời và đảm bảo ổn định hệ thống. Xu hướng "Euro mất giá, USD lên giá" càng rõ nét : Vấn đề khủng hoảng nợ công tại EU nói chung18 và tại Hy lạp nói riêng đã làm suy yếu mạnh độ tín nhiệm và giá trị của đồng Euro, khiến đồng tiền này giảm giá xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 4 năm qua.19 Trên thị trường ngoại hối quốc tế, xu hướng 15 Ngày 8/12/2009, hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch đã hạ thấp xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ "A- " xuống "BBB+"; Nợ công của Hy Lạp dự đoán ở mức 125% trong năm 2010. Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp có thể là 13%GDP. 16 Trong quý I/2010, tỷ giá EUR/USD đã sụt giảm nhanh từ 1 Euro đổi 1,3495USD xuống còn 1 Euro đổi 1,254USD, gần mức thấp kỷ lục 1 Euro đổi 1,25USD của 14 tháng trước. Ngày 18/5/2010 tại New York, USD. Trên thị trường New York vào cuối phiên, đồng Euro chỉ đổi được 1,2162USD - mức thấp nhất kể từ ngày 17/4/2006. Sang ngày 19/5/2010 tại thị trường châu á, đồng Euro tiếp tục chịu sức ép giảm xuống mức thấp kỷ lục mới 1,2144USD. 17 Thông thường, mức thâm hụt tương đương 10% GDP ở giới hạn nguy hiểm và có thể khiến chi phí lãi vay tăng vọt. Tính đến cuối năm 2009, thâm hụt ngân sách/GDP của Tây Ban Nha là 11,2%GDP và dự kiến sẽ tăng vọt trong năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha giờ lên tới 20%. Ước tính Tây Ban Nha cần khoảng 150 tỷ euro để bù đắp cho ngân sách trong năm tài chính hiện nay. 18 Hiện 13 trong số 16 nước thành viên khu vực này có mức thâm hụt ngân sách quá cao, trong đó nghiêm trọng nhất là (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Ai-len (Nhóm PIIS). 19 Trong 6 tháng qua, đồng Euro đã mất giá tới 17,6% so với đồng USD. Tỷ giá đồng tiền chung của khối rơi xuống mức một Euro chỉ còn đổi được 1,2237 USD vào lúc 14 giờ chiều 17/5/2010 (giờ Hà Nội) trên "Euro mất giá, USD lên giá" đã xuất hiện rõ nét. Sự đảo chiều của tỷ giá USD/Euro chắc chắn sẽ có những tác động sâu rộng đối với quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Phối hợp chính sách ứng phó khủng hoảng nợ công diễn ra đồng loạt và mạnh trên quy mô toàn cầu : Tình trạng khủng hoảng nợ Hy Lạp diễn biến xấu đi nhanh chóng đã "kích hoạt" hàng loạt các hành động chính sách phối hợp ứng phó khẩn cấp trên quy mô toàn cầu trong tháng 5/2010. Các bước hành động mau lẹ, quyết đoán này đã bước đầu ngăn chặn nguy cơ "vỡ nợ quốc gia" của Hy Lạp, sự sụp đổ niềm tin vào đồng Euro và cơn hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu. Chuỗi hành động này cũng cho thấy các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, các nền kinh tế chủ chốt và các Ngân hàng TW lớn đã rút được nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng suốt 2 năm qua và phối hợp chính sách ứng phó khủng hoảng toàn cầu tốt hơn. Các tổ chức quốc tế và khu vực vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2010 bất chấp nguy cơ khủng hoảng nợ công vẫn lớn : Điều đáng lưu ý là trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Châu Âu khẩn cấp như vậy, các tổ chức quốc tế và khu vực vẫn đa ra những dự báo lạc quan cho tăng trưởng kinh tế EU và toàn cầu năm 2010 và nhận định đồng Euro sẽ không sụp đổ như giới bình luận nhận định. Đây có thể là một cách "trấn an" công chúng và giới đầu tư trong cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, những tác động của tình trạng khủng hoảng nợ công tại EU và đồng "Euro yếu" đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tác động với một độ trễ nhất định tới các nền kinh tế hướng xuất khẩu vào thị trường EU, là không thể xem nhẹ. Mặc dù những nguy cơ đối với sự ổn định tài chính toàn cầu đã giảm bớt do tác động từ quá trình hồi phục kinh tế, nhưng lo lắng về rủi ro nợ ở các nước phát triển có thể hủy hoại những cải thiện về ổn định và kéo dài giai đoạn sụp đổ tài chính. Bốn nhóm biện pháp chính sách được IMF khuyến nghị cho việc quản trị nền kinh tế thế giới hiện nay gồm : (1) Xử lý thận trọng thâm hụt ngân sách nhằm tránh đẩy cuộc khủng hoảng sang giai đoạn mới; (2) Thực hiện tốt chiến lược thoát khủng hoảng, đảm bảo tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh và có quy mô thích hợp để có thể cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân; (3) Triển khai các công cụ tài chính để xử lý hiểm họa từ các nguồn vốn đầu t mạnh; (4) Thúc đẩy cải tổ quy chế, cải thiện thị trường vốn, tăng cường xử lý rủi ro, giảm chi phí cứu trợ các thể chế tài chính. thị trường hối đoái quốc tế. Đồng Euro bắt đầu được giao dịch từ tháng 01/1999 với tỷ giá 1,1837USD/Euro, giảm kỷ lục vào tháng 10/2000 ở mức 0,8230USD/Euro và sau đó đã tăng trở lại với mức kỷ lục 1,6038 USD/Euro vào tháng 07/2008, khi các nhà đầu tư bỏ qua đồng USD trong cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu. Giảm bớt tình trạng nợ nần của thế giới là một nhiệm vụ đầy gian nan. Việc rút lui khỏi các biện pháp kích thích tăng trưởng sẽ chỉ giúp giảm chi tiêu công một khoản tương đương 1,5% GDP và các nước sẽ phải giảm chi tiêu công nhiều gấp 3 lần con số này để ổn định tỷ lệ nợ công/GDP. Để làm được điều đó, các nước sẽ phải thực hiện thêm các biện pháp quyết liệt như tăng thuế và cắt giảm các chương trình phúc lợi. Rõ ràng, để bù đắp cho nhu cầu giảm sút trong nước, các nước giàu có thể sẽ cần phải giảm tỷ giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu. Mặt khác, các nền kinh tế mới nổi sẽ chịu sức ép nâng giá đồng nội tệ để hỗ trợ giảm bớt những mất cân đối toàn cầu. Đây là xu hướng chính sách vĩ mô mà các chính phủ cần quan sát và có biện pháp ứng phó phù hợp. 4- Nhận định chung Mặc dù đà phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đang duy trì trong nửa đầu năm 2010, một trong những điểm dễ tổn thương nhất của quá trình phục hồi kinh tế thế giới hiện nay chính là nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu với tâm bão là EU. Tính bền vững của cán cân tài khóa đang là câu hỏi thường trực của nhiều chính phủ. Các gói kích thích kinh tế đã đẩy tổng số nợ công toàn cầu lên con số 35.000 tỷ USD trong năm nay và dự báo có thể lên tới 45.000 tỷ USD vào năm 201020. Đáng lo ngại là mức thâm hụt tài khóa của một loạt nền kinh tế lớn đã tăng vọt trong năm 2008 - 2009 như là một hệ quả tất yếu của những gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ.21 Để phòng tránh nó, nhiều chính phủ bắt đầu lên các chơng trình "thắt lưng buộc bụng" cắt giảm chi tiêu để không làm cho các "quả bom nợ công" phìng to lên. Do đó, khả năng tốc độ tăng trường kinh tế thế giới chậm lại vào nửa cuối năm 2010 hoặc trong năm 2011 vẫn không thể loại trừ. (Theo nguồn tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Viện Khoa học và Xa hội Việt Nam). 20 Xem TTXVN (18/9/2009): "Nợ công của thế giới lên tới hơn 35.000 tỷ USD"; 21 Theo ước tính của IMF (T.4/2009), tỷ lệ nợ công/GDP của các nền kinh tế phát triển sẽ tăng 20 điểm % trong năm 2009, khoảng 1/4 của sự gia tăng này là do các gói hỗ trợ tài chính. Đối với các nền kinh tế phát triển trong G.20, cán cân tài khóa sẽ xấu đi nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách trung bình sẽ ở mức 9,75% GDP, tăng tới 8,0 điểm % so với năm 2007, trong đó các gói hỗ trợ khu vực tài chính và kích thích kinh tế đóng góp một nửa vào sự "xấu đi" này. Đối với các nền kinh tế mới nổi trong Nhóm G.20, cán cân tài khóa xấu đi ít hơn và chủ yếu là do giá hàng hoá và tài sản giảm. IMF cũng ước tính nếu tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2010 thấp hơn, giảm thêm 1 điểm %/năm, thâm hụt ngân sách trung bình sẽ tăng thêm tương ứng 1 điểm %/năm và tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng tương ứng thêm 6 điểm % năm vào năm 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á TỪ SAU KHỦNG HOẢNG ĐẾN NAY.pdf
Tài liệu liên quan