Báo cáo Khoa học Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của bò địa phương và lai sind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị

Tài liệu Báo cáo Khoa học Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của bò địa phương và lai sind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị: VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 14 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG TỪ SƠ SINH ĐẾN TRƯỞNG THÀNH CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG VÀ LAI SIND HIỆN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Hữu Văn1*, Nguyễn Tiến Vởn1, Nguyễn Xuân Bả1 và Tạ Nhân Ái2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hữu Văn, khoa Chăn nuôi Thú y, trường ĐHNL Huế Tel: 054-3525439/0914620009 - E-mail: vanobihiro@yahoo.com ABSTRACT The growth of local and Red Sindhi crossbred cattle presently raised in Quang Tri province Nguyn Huu Van1, Nguyen Tien Von1, Nguyen Xuan Ba1 and Ta Nhan Ai2 * Corresponding : Nguyen Huu Van 1 College of Agriculture and Forestry, Hue University 2 Department of Science and Technology, Quang Tri province One survey on 240 local and 546 (Red Sindhi and Vietnamese Yellow) crossbred cattle raised in 4 districts, Quang Tri province, was conducted to evaluate the development of the animals from newborn to...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của bò địa phương và lai sind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 14 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG TỪ SƠ SINH ĐẾN TRƯỞNG THÀNH CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG VÀ LAI SIND HIỆN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Hữu Văn1*, Nguyễn Tiến Vởn1, Nguyễn Xuân Bả1 và Tạ Nhân Ái2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hữu Văn, khoa Chăn nuôi Thú y, trường ĐHNL Huế Tel: 054-3525439/0914620009 - E-mail: vanobihiro@yahoo.com ABSTRACT The growth of local and Red Sindhi crossbred cattle presently raised in Quang Tri province Nguyn Huu Van1, Nguyen Tien Von1, Nguyen Xuan Ba1 and Ta Nhan Ai2 * Corresponding : Nguyen Huu Van 1 College of Agriculture and Forestry, Hue University 2 Department of Science and Technology, Quang Tri province One survey on 240 local and 546 (Red Sindhi and Vietnamese Yellow) crossbred cattle raised in 4 districts, Quang Tri province, was conducted to evaluate the development of the animals from newborn to mature ages. The survey revealed that live weight at birth, at 12 and at 24 months of age of local cattle was 13.3 (male) and 10.7kg (female); 112.1 and 88.9kg; and 182.2 and 164.4kg; respectively. Similar values for the crossbreds were: 18.8 and 17.7kg; 143.1 and 136.1kg; and 244.0 and 210.6kg. Compared to a previous survey (1992), the local cattle today appeared to have better development features. However, the results indicated that the growth of both local and crossbred cattle being raised in Quang Tri were poorer that that of the national average. The study suggests that both genetic and nutrition situations need to be intensively improved in order to shift the cattle husbandry to intensive beef production system. Key words: Local cattle of Quang Tri, Red Sindhi crossbred cattle, growth, weight gain ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (2008), giai đoạn 2001-2005 đàn bò Quảng Trị tăng với tốc độ bình quân 3,5%/năm (bình quân toàn quốc tăng 10,5%/năm). Năm 2007, tổng đàn bò của tỉnh là 77.457 con, trong đó có 6241 bò lai Sind, chiếm tỉ lệ 8,1% (bình quân toàn quốc là 26,3%). Nhìn chung tốc độ tăng đàn bò và tỉ lệ bò lai ở Quảng Trị còn thấp so với bình quân của cả nước. Giống bò nuôi ở Quảng Trị vẫn chủ yếu là bò vàng địa phương (bò cóc) và kế đến là con lai của chúng với bò Red Sindhi, các con lai Zê-bu và bò lai hướng thịt khác hầu như không đáng kể (Nguyễn Tiến Vởn và cs, 2009). Bò vàng Việt nam có một số ưu điểm như thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của nước ta, khả năng sử dụng thức ăn thô cao, chống chịu tốt với bệnh tật đặc biệt là bệnh ký sinh trùng… Tuy nhiên, chúng có một số nhược điểm như tầm vóc nhỏ, tăng trọng thấp, năng suất thịt không cao. Theo kết quả điều tra của trường Đại học Nông Lâm Huế (Nguyễn Tiến Văn, 1992) trên đàn bò vàng tỉnh Quảng Trị thì bình quân khối lượng trưởng thành của bò đực là 243kg, bò cái là 182kg. Vì thế trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ tập trung đánh giá sức sinh trưởng bò vàng địa phương và bò lai Sind đang được nuôi trong nông hộ của tỉnh. Mục đích của đề tài nhằm: Đánh giá khả năng sinh trưởng của bò vàng địa phương và bò lai Sind trong cùng điều kiện chăn nuôi hiện tại. Thiết lập cơ sở dữ liệu tương đối sát thực để phục vụ cho chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. NGUYỄN HỮU VĂN – Khả năng sinh trưởng... 15 VẬT LIỆU VẦ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại một số xã của huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh và Cam Lộ từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2008. Tổng cộng có 240 bò vàng và 546 bò lai Sind ở các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 24, 30, 36, và trên 42 tháng tuổi đã được cân đo các chiều cao vây, vòng ngực, dài thân chéo và khối lượng cơ thể. Chiều cao vây được tính từ mặt đất lên đến u vai, dùng thước gậy. Vòng ngực đo ngay phía sau nách chân trước, dùng thước dây. Dài thân chéo được tính từ mỏm trước xương bả vai cánh tay đến u xương ngồi, đo bằng thước gậy. Khối lượng bò được xác định bằng cân địên tử chuyên dùng cho đại gia súc của hãng RudWeight (Newzealand) có độ chính xác đến 0,5kg. Xử lý số liệu Các kết quả thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Microsoft Excel 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tầm vóc của giống bò thường được đánh giá thông qua các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo. Kết quả khảo sát của chúng tôi trên đàn bò vàng và bò lai Sind nuôi ở Quảng Trị được trình bày ở các Bảng 1, 2 và 3. Bảng 1. Trung bình cao vây (cm) của bò ở các độ tuổi khác nhau Bò vàng Bò lai Sind Con đực Con cái Con đực Con cái Tháng tuổi n. Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ±SD n. Mean ± SD SS - - - - 20 65,7 ± 1,60 14 63,1 ± 2,14 3 10 65,8 ± 3,08 10 60,5 ± 3,31 17 79,7 ± 3,04 14 75,6 ± 1,74 6 10 79,6 ± 3,57 10 75,5 ± 3,14 29 88,6 ± 4,14 27 83,9 ± 3,42 9 10 88,0 ± 4,90 10 84,3 ± 3,71 21 96,7 ± 3,16 14 95,5 ± 3,25 12 10 99,8 ± 4,42 10 97,7 ± 5,77 27 105,4 ± 3,95 25 103,5 ± 2,84 15 10 101,5 ± 4,62 10 100,9 ± 4,75 16 112,6 ± 7,04 12 109,6 ± 4,70 18 10 111,5 ± 7,17 10 102,3 ± 5,10 52 115,1 ± 5,89 19 108,7 ± 2,56 24 14 111,9 ± 4,55 10 108,7 ± 2,36 51 123,9 ± 4,95 22 114,5 ± 3,35 30 10 117,3 ± 6,93 10 111,2 ± 2,25 37 127,3 ± 5,71 15 115,9 ± 4,82 36 20 122,1 ± 4,44 10 113,4 ± 2,76 50 131,0 ± 5,80 24 118,6 ± 3,36 ≥42 16 123,1 ± 4,64 10 113,9 ± 1,79 17 133,9 ± 6,02 23 117,7 ± 4,25 Sự phát triển các chiều đo của cả hai giống bò đều tuân theo qui luật chung là tăng nhanh ở thời kỳ còn non, sau đó tăng chậm lại và ổn định ở tuổi trưởng thành. Trong cùng một giống thì con đực có tầm vóc lớn hơn đáng kể so với con cái. Từ 36 tháng tuổi trở đi kích thước các chiều đo hầu như thay đổi không đáng kể. Nguyễn Tiến Văn, (1992) điều tra trên đàn bò vàng Quảng Trị cho biết trung bình cao vây, vòng ngực và dài thân chéo ở lứa tuổi trưởng thành của con đực tương ứng là 111, 150 và 120cm, của con cái tương ứng là 102, 133 và 111cm. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy có sự cải thiện chút ít về tầm vóc của đàn bò vàng Quảng Trị trong thời gian qua. Nguyên nhân có thể là do đã có sự chọn lọc đàn bò giống theo hướng thịt một cách tự phát, vì nhu cầu sức kéo từ trâu bò có xu hướng giảm. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 16 Bảng 2. Trung bình vòng ngực (cm) của bò ở các độ tuổi khác nhau Bò vàng Bò lai Sind Con đực Con cái Con đực Con cái Tháng tuổi n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ±SD n Mean ± SD SS - - - - 20 61,7 ± 2,56 14 60,8 ± 1,89 3 10 76,9 ± 2,56 10 70,2 ± 2,90 17 83,4 ± 5,12 14 81,4 ± 3,46 6 10 90,5 ± 2,55 10 84,2 ± 3,12 29 102,0 ± 6,83 27 98,2 ± 3,70 9 10 99,2 ± 3,82 10 92,3 ± 3,06 21 111,9 ± 7,62 14 109,1 ± 6,49 12 10 109,7 ± 6,50 10 99,5 ± 8,14 27 122,0 ± 5,42 25 120,4 ± 3,62 15 10 117,9 ± 5,11 10 111,8 ± 5,12 16 130,8 ± 5,78 12 124,8 ± 3,79 18 10 126,2 ± 4,52 10 119,6 ± 6,11 52 138,2 ± 6,43 19 131,7 ± 2,52 24 14 132,6 ± 6,66 10 127,4 ± 5,06 51 148,5 ± 7,03 22 141,8 ± 2,72 30 10 141,8 ± 6,84 10 133,3 ± 5,60 37 154,5 ± 6,28 15 146,5 ± 4,27 36 20 147,6 ± 7,24 10 137,4 ± 2,27 50 160,4 ± 5,51 24 148,3 ± 3,23 ≥42 16 149,4 ± 5,86 10 137,9 ± 1,79 17 162,6 ± 7,47 23 149,8 ± 6,41 Bảng 3. Trung bình dài thân chéo (cm) của bò ở các độ tuổi khác nhau Bò vàng Bò lai Sind Con đực Con cái Con đực Con cái Tháng tuổi n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ±SD n Mean ± SD SS - - - - 20 56,6 ± 1,85 14 55,5 ± 3,23 3 10 55,9 ± 2,47 10 52,9 ± 2,02 17 73,1 ± 2,06 14 70,4 ± 2,44 6 10 75,2 ± 4,02 10 72,8 ± 3,46 29 85,5 ± 3,81 27 82,5 ± 2,87 9 10 88,5 ± 3,44 10 85,0 ± 3,06 21 94,3 ± 5,70 14 95,4 ± 5,50 12 10 102,3 ± 6,17 10 97,1 ± 6,74 27 103,6 ± 4,64 25 101,8 ± 3,94 15 10 106,9 ± 7,40 10 99,9 ± 5,04 16 110,1 ± 5,03 12 108,3 ± 2,99 18 10 109,9 ± 6,84 10 106,1 ± 6,30 52 113,9 ± 6,20 19 108,8 ± 2,36 24 14 110,3 ± 4,76 10 111,0 ± 3,46 51 120,1 ± 5,41 22 115,3 ± 2,53 30 10 112,8 ± 5,07 10 110,3 ± 7,83 37 123,2 ± 6,94 15 118,7 ± 5,09 36 20 119,9 ± 6,18 10 112,2 ± 2,15 50 128,9 ± 6,60 24 121,3 ± 2,45 ≥42 16 122,6 ± 3,14 10 112,4 ± 3,03 17 131,2 ± 6,45 23 120,5 ± 3,12 Số liệu điều tra cũng cho thấy ở cùng độ tuổi thì bò lai Sind luôn vượt trội về tầm vóc so với bò vàng. Lúc 24 tháng tuổi, kích thước các chiều cao vây, vòng ngực, dài thân chéo của bò lai Sind đã lớn hơn chút ít so với bò vàng lúc 36 tháng tuổi. Khối lượng của đàn bò nuôi ở Quảng Trị được trình bày ở Bảng 4.Vũ Văn Nôi, (1994) cho biết bò vàng Thanh Hoá và bò vàng Nghệ An lúc sơ sinh nặng 14-15kg. Lúc 12 tháng tuổi bò Thanh Hoá nặng 90-100kg, bò Nghệ An nặng 110-120kg. Lúc 24 tháng tuổi con đực và con cái bò Thanh Hoá cân nặng bình quân là 180 và 170kg, tương ứng bò Nghệ An khối lượng là 260 và 180kg. Kết quả điều của chúng tôi trên đàn bò vàng ở Quảng Trị cho thấy khối lượng sơ sinh bình quân của con đực là 13,3kg và của con cái là 10,7kg, thấp hơn so với bò vàng Thanh Hoá và bò vàng Nghệ An. Tại thời điểm 12 và 24 tháng tuổi thì bò vàng Quảng Trị có khối lượng xấp xỉ bò vàng Thanh Hoá, tuy vậy vẫn thấp hơn nhiều so với bò vàng Nghệ An. NGUYỄN HỮU VĂN – Khả năng sinh trưởng... 17 Bảng 4. Trung bình khối lượng (kg) của bò ở các độ tuổi khác nhau Bò vàng Bò lai Sind Con đực Con cái Con đực Con cái Tháng tuổi n Mean ± SD n Mean ±SD n Mean ±SD n Mean ± SD SS 10 13,3 ± 1,23 10 10,7 ± 1,27 20 18,8 ± 1,20 14 17,7 ± 1,28 3 10 30,2 ± 2,93 10 23,7 ± 3,07 17 49,2 ± 5,70 14 45,6 ± 3,49 6 10 55,8 ± 4,20 10 47,3 ± 3,55 29 83,6 ± 11,13 27 74,9 ± 7,06 9 10 78,8 ± 5,43 10 65,2 ± 5,29 21 111,5 ± 12,73 14 108,2 ± 13,69 12 10 112,1 ± 11,99 10 88,9 ± 13,16 27 143,1 ± 13,04 25 136,1 ± 9,51 15 10 136,7 ± 8,71 10 113,5 ± 12,43 16 174,8 ± 13,96 12 158,1 ± 7,13 18 10 160,3 ± 19,20 10 137,5 ± 21,24 52 198,1 ± 22,67 19 173,9 ± 6,81 24 14 182,2 ± 21,14 10 164,4 ± 13,42 51 244,0 ± 22,13 22 210,6 ± 11,28 30 10 209,2 ± 24,59 10 176,4 ± 20.96 37 268,8 ± 28,68 15 235,3 ± 18,29 36 20 239,2 ± 30,69 10 195,8 ± 6,84 50 302,9 ± 29,48 24 242,9 ± 12,72 ≥42 16 251,1 ± 20,70 10 198,4 ± 7,29 17 318,3 ± 45,24 23 247,5 ± 22,91 Nguyễn Xuân Trạch và cs, (2006) cũng cho biết bò vàng Việt Nam có khối lượng sơ sinh là 14-15kg, trưởng thành của con đực là 250-280kg, con cái là 160-200kg. Kết quả điều tra trên đàn bò vàng Quảng Trị cho thấy khối lượng lúc trưởng thành bình quân của con đực nằm ở cận dưới (251kg), trong khi con cái nằm ở cận trên (198kg) của khoảng biến động đó. So với kết quả điều tra của Nguyễn Tiến Văn (1992) thì khối lượng trưởng thành của con đực (251 kg so với 243kg) và con cái (198kg so với 182kg) đều có sự cải thiện đáng kể. Nguyên nhân của sự cải thiện này có thể là do bên cạnh công tác chọn lọc được quan tâm như đã nói trên thì công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò cũng đang được người chăn nuôi dần dần chú trọng (Nguyễn Tiến Vởn và cs, 2009). Số liệu điều tra lần này cũng chỉ ra rằng với đàn bò cái nền có tầm vóc được cải thiện, công tác lai tạo nâng cao tầm vóc đàn bò Quảng Trị trong thời gian tới sẽ được thuận lợi hơn. So với bò giống địa phương cùng độ tuổi, bò lai Sind ở Quảng Trị có khối lượng cao hơn hẳn. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước thì khối lượng trưởng thành của cả con đực và con cái đều thấp hơn. Khối lượng trưởng thành bò lai Sind trong nước dao động trong khoảng 320-450kg ở con đực và 250-350kg ở con cái (Viện Chăn nuôi, 2004; Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006). Kết quả tính toán tăng trọng hàng tháng đàn bò nuôi ở Quảng Trị được trình bày ở Bảng 5. Tăng trọng bình quân của bò vàng Quảng Trị giai đoạn sơ sinh đến 18 tháng tuổi chỉ đạt 8,2kg/tháng (dao động trong khoảng 5,6-11,1kg) ở con đực và 7,1kg/tháng (dao động trong khoảng 4,3-8,2kg) ở con cái. Bò lai Sind tăng trọng cao hơn bò vàng nuôi trong cùng điều kiện: từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, bình quân đạt 10,0kg/tháng (dao động trong khoảng 7,8- 11,5kg) ở con đực và 8,7kg/tháng (dao động trong khoảng 5,3-11,1kg) ở con cái. Tuy nhiên, so với các kết quả nghiên cứu trong nước của các tác giả khác công bố thì tăng trọng của bò vàng và bò lai Sind nuôi ở Quảng Trị đều thấp hơn. Điều đó có thể là do chế độ nuôi dưỡng ở đây chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng của bò. Một số nghiên cứu khác cho biết bò vàng được nuôi bình thường cho tăng trọng 4,4-9,4kg/tháng, nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 12,9-24,2kg/tháng Nguyễn Xuân Bả và cs (2008). Bò lai Sind được nuôi bình thường cho tăng trọng 6,0-9,5kg/tháng, nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 14,1-25,2kg/tháng (Nguyễn Xuân Bả và cs, 2007; Vũ Chí Cương và cs, 2007; Vũ Văn Nội và cs, 1999; Lê Viết Ly và cs, 1995). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 18 Bảng 5. Diễn biến tăng trọng (kg/tháng) của bò theo lứa tuổi Bò vàng Bò lai Sind Con đực Con cái Con đực Con cái Tháng tuổi n Mean n Mean n Mean n Mean SS – 3 10 5,6 10 4,3 20 10,2 14 9,3 4 – 6 10 8,5 10 7,9 17 11,5 14 9,8 7 – 9 10 7,7 10 6,0 29 9,3 27 11,1 10 – 12 10 11,1 10 7,9 21 10,6 14 9,3 13 – 15 10 8,2 10 8,2 27 10,6 25 7,3 16 – 18 10 7,9 10 8,0 16 7,8 12 5,3 19 – 24 14 3,7 10 4,5 52 7,7 19 6,1 25 – 30 10 4,5 10 2,0 51 4,1 22 6,1 31 – 36 20 5,0 10 3,2 37 5,7 15 1,3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết quả điều tra cho thấy mặc dù tầm vóc, khối lượng và tăng trọng của đàn bò địa phương Quảng Trị đã có sự cải thiện so với trước đây, nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì vẫn còn thấp hơn. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, bò lai Sind thể hiện sự vượt trội về các chỉ số nói trên nhưng vẫn còn thấp hơn giá trị trung bình của cả nước. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cần phải có một loạt các giải pháp đồng bộ, trong đó phải chú trọng hơn nữa công tác chọn lọc, lai tạo đồng thời giải quyết tốt vấn đề thức ăn và dinh dưỡng nhằm phát huy được hết tiềm năng di truyền của các giống bò cũng như con lai của chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Chăn nuôi, (2008) Số liệu thống kê. 2008. Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Văn Niêm (1995). Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. Nguyễn Tiến Văn (1992). Nhận xét bước đầu một số đặc điểm về giống của đàn bò ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu khoa học: Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên địa bàn miền Trung, Trường Đại học Nông Lâm Huế, (1992), tr. 92-95. Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Tạ Nhân Ái, Dương Thị Hương, (2009). Kết quả khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò ở tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 3, (2009), tr. 72-75. Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan, Clare M. Leddin, Peter T. Doyle, (2008). Effects of Amount of Concentrate Supplement on Forage Intake, Diet Digestibility and Live Weight Gain in Yellow Cattle in Vietnam, Asian-Aust. J. Anim. Sci., Vol. 21, No. 12, (2008), p.1736-1744. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đức Ngoan, CM Leddin, PT Doyle, (2007). Kết quả nghiên cứu sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò thịt ở miền Trung Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 4, (2007), tr. 15-18. Nguyễn Xuân Trạch, (2006). Giáo trình Chăn nuôi trâu bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2006. Viện Chăn nuôi-Vụ Khoa học Công nghệ, (2004). Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. NGUYỄN HỮU VĂN – Khả năng sinh trưởng... 19 Vũ Chí Cương, (2007).: "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên", Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài Viện Chăn nuôi, Hà Nội. Vũ Văn Nội,(1994). Nghiên cứu khả năng sản xuất của đàn bò lai Sind, bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò lai Sind ở một số tỉnh miền Trung, Luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, Hà Nội. Vũ Văn Nội, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền, (1999). Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1998-1999, NXB. Nông nghiệp Hà Nội. *Người phản biện: TS. Trần Trọng Thêm ; TS. Trịnh Xuân Cư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo khoa học - KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG TỪ SƠ SINH ĐẾN TRƯỞNG THÀNH CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG VÀ LAI SIND HIỆN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ.pdf
Tài liệu liên quan