Tài liệu Báo cáo Khoa học Hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn hướng nạc ở xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên: Bỏo cỏo khoa học:
Hiệu quả kinh tế trong hợp tỏc chăn nuụi lợn hướng
nạc ở xó Cửu Cao, Văn Giang, H-ng Yờn
Hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc
ở xã Cửu Cao, Văn Giang, H−ng Yên
The economic efficiency of cooperative lean pig production in Cuu Cao commune,
Van Giang district, Hung Yen province
Hồ Ngọc Ninh1, Trần Đình Thao2
SUMMARY
Livestock, particularly, pig production is an important means of livelihood in Cuu Cao
commune. Unlike other localities, pigs there are mainly raised in cooperative manner from
production to marketing. Comparing to household self-production, the mixed income of
cooperative production is 1.27 times higher for sow, and 1.82 times higher for pork. However,
the pig cooperative production in Cuu Cao is still insufficient due to the limitation in capital,
skills, and breeding. In order to improve the economic efficiency of pig production, the study
provides some suggestions as follow: i) the government should suppo...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn hướng nạc ở xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo khoa học:
Hiệu quả kinh tế trong hợp tỏc chăn nuụi lợn hướng
nạc ở xó Cửu Cao, Văn Giang, H-ng Yờn
Hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc
ở xã Cửu Cao, Văn Giang, H−ng Yên
The economic efficiency of cooperative lean pig production in Cuu Cao commune,
Van Giang district, Hung Yen province
Hồ Ngọc Ninh1, Trần Đình Thao2
SUMMARY
Livestock, particularly, pig production is an important means of livelihood in Cuu Cao
commune. Unlike other localities, pigs there are mainly raised in cooperative manner from
production to marketing. Comparing to household self-production, the mixed income of
cooperative production is 1.27 times higher for sow, and 1.82 times higher for pork. However,
the pig cooperative production in Cuu Cao is still insufficient due to the limitation in capital,
skills, and breeding. In order to improve the economic efficiency of pig production, the study
provides some suggestions as follow: i) the government should support credit to producers,
particularly poor households to help them expand production scale; (ii) research institutions
should help farmers in providing good pig breeds with high lean percentage, short fattening
time, and high disease resistance, and (iii) local extension system should enhance its capacity to
transfer sufficient technical knowledge and economic managerial skills to farmers.
Key words: Pig, economic efficiency and cooperative production
1. đặt vấn đề
Chăn nuôi đang dần trở thành ngành sản xuất chính của xã Cửu Cao, trong đó chăn nuôi
lợn h−ớng nạc đóng vai trò chủ đạo, ngày càng phát triển cả về số l−ợng và chất l−ợng. Có nhiều
nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn nh−ng việc hình thành các hình thức hợp tác
trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố có tính khách quan, tất yếu nhằm giúp
cho ngành chăn nuôi lợn của xã phát triển một cách bền vững. Đặc biệt, khi dịch cúm gia cầm
liên tục bùng phát trong thời gian vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho ng−ời chăn nuôi, việc phát
triển các hình thức hợp tác trong chăn nuôi lợn h−ớng nạc sẽ cho hiệu quả cao và ổn định hơn.
Tuy nhiên, do mới b−ớc đầu hình thành tổ hợp tác nên hiệu quả trong chăn nuôi lợn h−ớng nạc ở
Cửu Cao ch−a thực sự cao so với tiềm năng của xã. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh
tế trong hợp tác chăn nuôi lợn của xã Cửu Cao là thực sự cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này
nhằm đánh giá thực trạng hợp tác trong phát triển chăn nuôi lợn h−ớng nạc của xã Cửu Cao và đ−a ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc
của xã.
2. Ph−ơng pháp nghiên cứu1
Sử dụng ph−ơng pháp phỏng vấn trực tiếp 90 hộ bằng bảng câu hỏi chuẩn bị tr−ớc và
ph−ơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)(Nguyễn Bá Liên, 2004). Kết hợp với ph−ơng pháp
phân tích hiệu quả kinh tế, ph−ơng pháp so sánh và ph−ơng pháp SWOT (phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn h−ớng nạc) để tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc của xã Cửu Cao.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn h−ớng nạc của xã Cửu Cao
1 Cựu Sinh viên Khóa 46, Tr−ờng ĐHNNI
2Khoa Kinh té nông nghiệp & PTNT, Tr−ờng ĐHNNI
Cửu Cao đ−ợc coi là một trong những xã có phong trào chăn nuôi lợn mạnh nhất của
huyện Văn Giang. Nơi đây có nhiều hộ chăn nuôi lợn h−ớng nạc với quy mô lớn theo mô hình
trang trại và nông hộ. Theo số liệu thống kê của xã, tính đến cuối năm 2004, tổng đàn lợn trong
xã có 4.470 con, trong đó lợn nái có 369 con. Đáng chú ý là số l−ợng nái ngoại trong cơ cấu đàn
nái lớn hơn nái nội, tạo điều kiện thuận lợi để Cửu Cao phát triển chăn nuôi lợn theo h−ớng nạc
hoá (tổng số nái ngoại trong đàn nái là 218 con, chiếm 59,08%, trong khi đó tổng số nái nội là
151 con, chiếm 40,92%). Đây chính là điểm mấu chốt giải thích tại sao xã Cửu Cao lại là một
trong những đơn vị đứng đầu trong toàn huyện nuôi nái ngoại, lợn siêu nạc.
Hiện nay, chăn nuôi lợn ở Cửu Cao đang phát triển theo mô hình liên kết trong chăn nuôi
thành các tổ, nhóm hợp tác và hoạt động hiệu quả. Các hộ chăn nuôi lợn trong tổ hợp tác chủ yếu
là các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi khá lớn từ 25-50 con và một số trang trại trên địa bàn,
chăn nuôi theo h−ớng bán công nghiệp và công nghiệp. Những hộ chăn nuôi này liên kết với nhau
từ khâu đầu vào cho đến lúc lợn xuất chuồng. Tổ hợp tác đã thực hiện t−ơng đối tốt một số khâu
nh−: (1) Khâu con giống, tổ hợp tác trực tiếp liên hệ với các cơ sở giống bảo đảm chất l−ợng để
mua cho các hộ chăn nuôi và một phần thì các hộ tự túc đ−ợc con giống bằng việc chăn nuôi lợn
nái ngoại; (2) Khâu thức ăn, đối với thức ăn thì một ng−ời trong tổ hợp tác có vốn lớn đứng ra liên
hệ trực tiếp với công ty thức ăn hay các đại lý cám cấp 1 để mua thức ăn cho các hộ chăn nuôi ứng
tr−ớc. Đây cũng là một hình thức giúp cho các hộ chăn nuôi giải quyết đ−ợc phần nào về vốn, họ
không phải thế chấp; (3) Tiêm phòng là khâu rất quan trọng, đặc biệt trong chăn nuôi lợn ngoại,
các hộ trong tổ hợp tác cũng thực hiện t−ơng đối tốt bởi kiến thức thú y của các hộ khá cao, hơn
nữa con giống của các hộ có chất l−ợng tốt nên vấn đề rủi ro về bệnh tật ít xảy ra hơn; (4) Thông
qua hình thức liên kết này, các hộ có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực
chăn nuôi lợn ngoại, đặc biệt là quy trình chăm sóc lợn nái ngoại. Tuy nhiên, hình thức hợp tác ở
đây vẫn còn đơn giản, ch−a có sự ràng buộc nhiều về mặt pháp lý và lợi ích, nên trong quá trình
hoạt động vẫn còn gặp phải một số khó khăn nh− khâu vốn cho phát triển chăn nuôi, khâu tiêu thụ
sản phẩm. Đối với vốn, tổ hợp tác không có t− cách pháp nhân nên không thể đứng ra vay vốn giúp
các hộ chăn nuôi có nhu cầu tiếp cận đ−ợc với nguồn vốn để phát triển chăn nuôi. Mặt khác, sản
phẩm chăn nuôi của các hộ mới chỉ tiêu thụ ở thị tr−ờng nội địa (Hà Nội và Hải phòng) chứ ch−a
tìm đ−ợc một thị tr−ờng xuất khẩu ổn định và lâu dài. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ cho ng−ời
chăn nuôi mà còn là của các cơ quan đoàn thể có liên quan nhằm phát triển ngành chăn nuôi lợn
một cách ổn định và bền vững.
Chăn nuôi lợn nái hình thức hợp tác chăn nuôi theo ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp
hoặc bán công nghiệp có quy mô t−ơng đối lớn. Còn các hộ chăn nuôi tự do thì đa số là các hộ
chăn nuôi với quy mô nhỏ và theo ph−ơng thức tận dụng.
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái theo loại hình chăn nuôi
(tính cho 100kg lợn con xuất chuồng)
So sánh
STT Chỉ tiêu ĐVT Chung
Hộ
hợp tác(I)
Hộ không
hợp tác(II) I-II I/II
1 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3451,81 3986,35 3075,21 911,14 1,30
2 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2271,82 2487,25 2120,03 367,22 1,17
3 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1180,00 1499,10 955,17 543,93 1,57
4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 989,58 1131,10 889,87 241,23 1,27
5 VA/IC lần 0,52 0,60 0,45 0,15 1,34
6 MI/IC lần 0,43 0,45 0,42 0,03 1,08
7 VA/1 công lao động 1000đ 36,95 44,09 30,69 13,40 1,44
8 MI/1 công lao động 1000đ 30,95 33,27 28,92 4,35 1,15
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2005)
Bảng 1 cho thấy chi phí trung gian cho chăn nuôi lợn nái của các hộ hợp tác là 2271,82 nghìn
đồng, cao gấp 1,17 lần các hộ không hợp tác. Tuy nhiên, thu nhập hỗn hợp của các hộ hợp tác đạt
1131,10 nghìn đồng, cao gấp 1,27 lần hộ không hợp tác. Nh− vậy, chăn nuôi lợn nái của các hộ hợp tác
cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với các hộ không hợp tác (thu nhập hỗn hợp trên đồng chi phí
trung gian của hộ hợp tác cao gấp 1,08 lần hộ không hợp tác). Nguyên nhân chủ yếu là do tiết kiệm
đ−ợc lao động trong chăn nuôi, do đó giá trị sản xuất tính trên 1 lao động sống thấp hơn hình thức nuôi
quảng canh có quy mô nhỏ lẻ. Hơn nữa, do đ−ợc đầu t− bài bản và quy trình kỹ thuật trong chăm sóc
nái ngoại tốt hơn nên lợn con tăng trọng nhanh, hao hụt trong chăn nuôi lợn nái thấp hơn các hộ chăn
nuôi tự do. Do đó, để mở rộng quy mô đàn lợn nái cần coi trọng đến hình thức hợp tác trong chăn nuôi
của các hộ với quy mô vừa phải. Hình thức này đ−ợc xem nh− có tiềm năng trong các năm tới. Bởi
chính sự liên kết này sẽ là điều kiện tốt để những ng−ời chăn nuôi có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
về quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, đặc biệt là lợn nái ngoại. Làm đ−ợc điều đó thì các hộ chăn
nuôi có thể tự túc đ−ợc con giống trong những năm tới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn nái.
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc theo loại hình chăn nuôi
(tính cho 1000 kg lợn hơi xuất chuồng)
So sánh
STT Chỉ tiêu ĐVT Chung
Hộ
hợp tác (I)
Hộ không
hợp tác(II) I-II I/II
1 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 18712,25 22165,14 15690,97 6474,17 1,41
2 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 13240,13 14986,79 11711,80 3274,99 1,28
3 Giá trị gia tă ng (VA) 1000đ 5472,12 7178,35 3979,17 3199,18 1,80
4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 5385,45 7083,35 3899,79 3183,56 1,82
5 VA/IC lần 0,41 0,48 0,34 0,14 1,41
6 MI/IC lần 0,40 0,47 0,33 0,14 1,42
7 VA/1 công lao động 1000đ 43,82 49,51 38,85 10,66 1,27
8 MI/1 công lao động 1000đ 43,12 48,85 38,12 10,74 1,28
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2005)
So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ hợp tác và không hợp tác trong chăn nuôi lợn thịt,
để khẳng định vai trò của hợp tác trong chăn nuôi lợn ở xã Cửu Cao cho thấy, chi phí chăn nuôi
lợn thịt của hộ hợp tác là 14986,79 nghìn đồng, cao gấp 1,28 lần hộ không hợp tác. Thu nhập hỗn
hợp từ chăn nuôi lợn thịt của hộ hợp tác là 7083,35 nghìn đồng, cao gấp 1,82 lần so với hộ
không hợp tác. Nh− vậy, chăn nuôi lợn thịt của các hộ hợp tác cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất
nhiều so với hộ không hợp tác (thu nhập hỗn hợp trên đồng chi phí trung gian của hộ hợp tác cao
gấp 1,42 lần hộ không hợp tác). Bởi vì những hộ nằm trong tổ hợp tác thì đa số có quy mô chăn nuôi
lớn nên có khả năng áp dụng đ−ợc nhiều tiến bộ khoa học nh−: thức ăn, máy móc và hệ thống chuồng
trại, do đó sẽ tốn ít lao động hơn. Hơn nữa, khi liên kết với nhau trong khâu mua thức ăn cho lợn tại
công ty thức ăn hay các đại lý cấp 1 thì giá cả sẽ thấp hơn và chất l−ợng thức ăn tốt hơn rất nhiều so với
mua ở các đại lý cấp 2, cấp 3 nên lợn tăng trọng nhanh và giảm đ−ợc chi phí đầu t−. Thêm vào đó, các
hộ có đầu ra ổn định hơn các hộ không liên kết, cho nên giá trị sản xuất thu đ−ợc cũng nh− giá trị tăng
thêm có phần cao hơn các hộ không hợp tác. Do vậy, trong thời gian tới cần đ−ợc tiếp tục duy trì và
phát huy hơn nữa mô hình chăn nuôi theo hình thức hợp tác này. Để ngày càng nhân rộng mô hình và
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế cho ng−ời chăn nuôi lợn theo h−ớng nạc hoá nói riêng và của
toàn xã nói chung.
2. Một số khó khăn trong hợp tá c chăn nuôi lợn h−ớng nạc của các hộ chăn nuôi ở xã Cửu Cao
Kết quả và hiệu quả trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc ở xã Cửu Cao đạt đ−ợc t−ơng
đối cao. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác trong chăn nuôi lợn ở xã Cửu Cao còn gặp rất nhiều khó khăn
cần đ−ợc khắc phục.
Biểu 3. Một số khó khăn trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc ở xã Cửu Cao
Khó khăn Tỷ lệ đánh giá (%) Xếp loại
Thiếu vốn chăn nuôi 78,5 1
Thiếu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi lợn h−ớng nạc 69,5 2
Thiếu giống lợn tốt 55,8 3
Tính tổ chức ch−a cao, sự liên kết các hội viên lỏng lẻo 32,68 5
Thiếu thông tin thị tr−ờng 40,50 4
(Nguồn: Kết quả điều tra PRA)
Phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi lợn cho thấy phần lớn các hộ (78,5%) cho rằng khó
khăn lớn nhất hiện nay là thiếu vốn sản xuất. Do quy mô chăn nuôi lợn của các hộ hợp tác là rất
lớn, nhu cầu vốn để mua các vật t− nh−: thức ăn, giống, thú y phòng bệnh cho lợn, đặc biệt là lợn
h−ớng nạc là rất lớn. Mặt khác, chi phí cho việc xây dựng chuồng trại và các trang thiết bị phục
vụ chăn nuôi là lớn, trong khi nguồn vốn của các hộ hạn chế nên việc đầu t− ch−a bảo đảm tiêu
chuẩn về khẩu phần thức ăn cũng nh− quy trình chăn nuôi lợn h−ớng nạc xuất khẩu. Vì vậy, hiệu
quả chăn nuôi lợn các hộ không cao. Đây là vấn đề mấu chốt, nếu giải quyết đ−ợc sẽ góp phần
khắc phục đ−ợc những trở ngại khác và chắc chắn sẽ nâng cao đ−ợc hiệu quả hợp tác trong chăn
nuôi lợn của các hộ.
Chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn h−ớng nạc theo h−ớng xuất khẩu nó đòi hỏi tuân thủ quy
trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Các hộ chăn nuôi ở Cửu Cao còn thiếu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi lợn
h−ớng nạc, chủ yếu chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm theo h−ớng tận dụng nhỏ lẻ và đa số các hộ ch−a nắm
đ−ợc quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn h−ớng nạc, đặc biệt là lợn n iá siêu nạc. Đây là khó khăn mà các hộ
trong tổ hợp tá c đang gặp phải, nếu tổ hợp tá c giải quyết đ−ợc vấn đề này cho các hộ chăn nuôi thì chắc chắn
rằng hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn h−ớng nạc của các hộ sẽ đạt cao hơn.
Cũng nh− nhiều vùng chăn nuôi lợn ở Việt Nam, giống lợn đ−ợc đ−a vào chăn nuôi hiện nay ở
Cửu Cao chủ yếu là giống lợn lai, còn tỷ lệ giống lợn siêu nạc nh− Landrace, Yorkshire là rất thấp (Lê Hồng
Mận, Xuân Giao; 2003), chỉ chiếm khoảng 21%.... Mặt khác, chất l−ợng lợn giống không đồng đều, không
rõ nguồn gốc, giá giống lợn cao và không đáp ứng đ−ợc theo tiêu chuẩn xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn của các hộ vẫn còn thấp. Trong thời gian tới tổ hợp tá c cần tích cực đẩy mạnh việc liên hệ với các
trung tâm sản xuất giống của tỉnh và Nhà n−ớc để mua đ−ợc những giống lợn có chất l−ợng tốt, hiệu quả
cao, đồng thời mở rộng thêm các hộ chăn nuôi lợn n iá siêu nạc nhằm phục vụ con giống ngay tại địa
ph−ơng.
Ngoài các yếu tố nói trên, các vấn đề khác nh−: tính tổ chức của tổ hợp tá c ch−a cao, sự liên kết giữa các
hội viên trong nhóm còn lỏng lẻo... do đó việc tiếp xúc với thông tin thị tr−ờng của các hộ sản xuất bị hạn chế,
nên việc mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị tr−ờng xuất khẩu ra n−ớc ngoài của các hộ còn
khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các hộ chăn nuôi lợn th−ờng bán sản phẩm với giá thấp, hiệu quả
thu đ−ợc cũng không cao. Vì vậy, để nâng cao đ−ợc hiệu quả kinh tế trong hợp tá c chăn nuôi lợn của các hộ ở
Cửu Cao, nhất thiết phải khắc phục đ−ợc các vấn đề nêu trên.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng
nạc xuất khẩu
Vốn là yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi
với quy mô lớn theo hình thức công nghiệp trong khi l−ợng vốn tự có của gia đình quá thấp. Để
giải quyết vấn đề này, tr−ớc hết tổ hợp tác cần làm tốt hơn trong khâu mua thức ăn tại các công
ty, đại lý thức ăn chăn nuôi d−ới hình thức mua hàng trả chậm giúp ng−ời chăn nuôi giải quyết
đ−ợc phần nào về vốn, đây là hình thức mà các công ty cũng nh− đại lý thức ăn sử dụng nh− một
chiến l−ợc bán hàng. Bên cạnh đó, Nhà n−ớc cần có chính sách tín dụng nông thôn −u đãi hơn đối với
các hộ chăn nuôi lợn nh−: tăng thời hạn cho vay, tăng l−ợng vốn vay, giảm bớt những thủ tục r−ờm
rà…để các hộ có điều kiện đầu t− và mở rộng quy mô chăn nuôi, đặc biệt là đối với các hộ nghèo.
Chăn nuôi lợn h−ớng nạc đòi hỏi chất l−ợng con giống phải tốt và chi phí lợn giống t−ơng đối
cao. Cho nên tổ hợp tác cần nhân rộng mô hình chăn nuôi nái h−ớng nạc ngay tại địa bàn để có thể
cung cấp đủ con giống cho các hộ chăn nuôi thành viên. Và về lâu dài các hộ cần phát triển chăn
nuôi theo mô hình khép kín từ chăn nuôi lợn nái đến lợn thịt vừa đảm bảo chất l−ợng con giống vừa
hạ giá thành chăn nuôi. Ngoài ra, tổ hợp tác nên tăng c−ờng mối liên kết với các công ty giống t−
nhân và Nhà n−ớc bảo đảm chất l−ợng nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tr−ớc mắt cho các hộ
chăn nuôi.
Tăng c−ờng hợp tác giữa tổ hợp tác và các công ty chế biến, xuất nhập khẩu và lò mổ để giải
quyết khâu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Mặt khác, tổ hợp tác cần nắm bắt đ−ợc yêu cầu về tiêu
chuẩn chất l−ợng sản phẩm của các thị tr−ờng xuất khẩu để điều chỉnh trong quá trình chăn nuôi
nhằm nâng cao chất l−ợng sản phẩm và xuất khẩu ra thị tr−ờng n−ớc ngoài.
Tổ hợp tác cần đứng ra tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ và ng−ời chăn nuôi về kỹ
thuật mới, đặc biệt là quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái ngoại. Đồng thời cũng bồi d−ỡng kiến
thức về cách thức hạch toán kinh tế sao cho chăn nuôi có hiệu quả nhất.
4. Kết luận
Chăn nuôi lợn h−ớng nạc ở xã Cửu Cao đang phát triển theo các mô hình tổ hợp tác chăn
nuôi theo h−ớng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cho hiệu quả kinh tế cao, thực sự góp phần
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân tại địa ph−ơng.
Các hộ chăn nuôi lợn trong tổ hợp tác ở Cửu Cao ch−a đạt đ−ợc kết quả và hiệu quả cao
nh− tiềm năng sẵn có của vùng do các hộ chăn nuôi trong tổ hợp tác còn gặp phải một số khó
khăn nh−: ch−a có giống lợn thích hợp, thiếu vốn sản xuất, quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn
h−ớng nạc còn thấp, sự liên kết giữa các hội viên trong tổ hợp tác còn lỏng lẻo nên ch−a phát
huy đ−ợc sức mạnh tập thể... Vì vậy, để giúp các hộ chăn nuôi lợn ở Cửu Cao nâng cao hiệu quả
trong hợp tác chăn nuôi lợn h−ớng nạc cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: đầu t− nghiên
cứu để tìm ra giống lợn và quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thích hợp, thực hiện chính sách tín
dụng −u đãi đối với các hộ nuôi lợn, và bản thân các hộ chăn nuôi cũng nh− tổ hợp tác cần tổ
chức chặt chẽ hơn nữa các khẩu trong quá trình hoạt động.
Tài liệu tham khảo
Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2003), Nuôi lợn thịt siêu nạc, NXB Lao động-xã hội.
Nguyễn Bá Liệu (2004), “Đánh giá nông thôn có sự tham gia”, tài liệu tham khảo của CCF
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo khoa học- Hiệu quả kinh tế trong hợp tác chăn nuôi lợn hướng nạc ở xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên.pdf