Báo cáo Khoa học hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất thịt của bò nuôi trong nông hộ ở Campuchia

Tài liệu Báo cáo Khoa học hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất thịt của bò nuôi trong nông hộ ở Campuchia: KIMSAN SOPHORN – Hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất của bò thịt.... 1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở CAMPUCHIA Kimsan Sophorn1, Chupith Loan1, Vũ Chí Cương2* và Lê Đức Ngoan3 1Khoa chăn nuôi, ĐH Nông nghiêp Hoang gia - Phnompenh - Campuchia 2Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội 3ĐH Nông lâm Huế 102 Phùng Hung Tp. Huế *Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi – Thụy Phương- Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38 386127/ 0912 121506 ; Fax: (04) 38 389775; Email: vuchicuong@gmail.com ABSTRACT CURRENT STATUS OF PRODUCTION AND PERFORMANCE OF BEEF CATTLE KEPT IN HOUSEHOLDS IN CAMBODIA 1Royal Faculty of Animal Husbandry, Royal University of Agriculture - Phnompenh - Campuchia 2National Institute of Animal Husbandry - Thụy Phương, Tu Liem, Hanoi-Vietnam 3Hue University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hưng, Hue- Vietnam An investigation was caried out on surveyed 1,350 households in 3 Agro-ecological zones ...

pdf7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất thịt của bò nuôi trong nông hộ ở Campuchia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIMSAN SOPHORN – Hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất của bò thịt.... 1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở CAMPUCHIA Kimsan Sophorn1, Chupith Loan1, Vũ Chí Cương2* và Lê Đức Ngoan3 1Khoa chăn nuôi, ĐH Nông nghiêp Hoang gia - Phnompenh - Campuchia 2Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội 3ĐH Nông lâm Huế 102 Phùng Hung Tp. Huế *Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi – Thụy Phương- Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38 386127/ 0912 121506 ; Fax: (04) 38 389775; Email: vuchicuong@gmail.com ABSTRACT CURRENT STATUS OF PRODUCTION AND PERFORMANCE OF BEEF CATTLE KEPT IN HOUSEHOLDS IN CAMBODIA 1Royal Faculty of Animal Husbandry, Royal University of Agriculture - Phnompenh - Campuchia 2National Institute of Animal Husbandry - Thụy Phương, Tu Liem, Hanoi-Vietnam 3Hue University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hưng, Hue- Vietnam An investigation was caried out on surveyed 1,350 households in 3 Agro-ecological zones of Cambodia in order to evaluate current status of production and performance of beef cattle kept by householders. The results shown that number of animals ranged from 3 to 6 heads/household and that number of animals was higher in upland zone than that in other zones (5.64 vs. 3.76-3.85 animals/household). Free grazing systems seemed to be dominant with a low investment and keeping animal for long time, use of natural grasses and agro-byproducts as main feed resources were a traditional practices. In general, feed shortage felt in May to June. The live weight of male was higher than that of female (402-530 vs. 204-243kg, respectively), carcass weight of 164kg, occupied 52.4% and high meat percentage of 39.6% were found. Keyword: Agro-ecological zone, Beef cattle, Cam puchia, Live Weight, Carcass Characters, Household ĐẶT VẤN ĐỀ Campuchia có diện tích tự nhiên 181,035 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 5 triệu ha. Dân số hiện nay khoảng 13,5 triệu người và tốc độ tăng hàng năm 2,5%. Mật độ dân số 65 người/km2 (FAO, 2008). Campuchia là nước nông nghiệp, khoảng 85% dân số sống nhờ nông nghiệp. Lúa là cây trồng chính, ngoài ra có ngô, sắn, khoai lang, khoai tây, lạc, mía, café, cao su, chè, dừa... Chăn nuôi có vị trí quan trọng (đặc biệt là chăn nuôi bò thịt) trong thu nhập gia đình ở nông thôn. Nhu cầu thịt bò tăng nhanh do thu nhập của người dân tăng, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tốc độ tăng dân số mạnh. Theo số liệu thông kê của FAO (2009), số lượng bò năm 2000 khoảng 2,99 triệu và 3,4 triệu năm 2007. Tốc độ tăng đàn hàng năm gần 2%, thấp hơn tốc độ tăng tự nhiên. Điều này có thể do người dân Campuchia nuôi bò đực để cày kéo và không phát triển đàn bò sinh sản. Nhà nước Campuchia có chiến lược cải tạo và phát triển đàn bò nhằm đáp ứng nhu cầu thịt tăng nhanh. Để có được số liệu thực tiễn giúp định hướng chính sách của Nhà nước, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá khả năng sản xuất của đàn bò hiện tại ở ba vùng của đất nước: Bắc, Trung và Nam trên cả 3 vùng sinh thái: Đồi, đồng bằng và ven sông Mekong. Bảng 1. Số lượng đàn bò ở Campuchia từ 2000-2007 (1.000 con) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2992640 2868727 2924457 2985416 3039945 3184146 3344612 3400000 Nguồn: FAOSAT, 2009 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chọn điểm Campuchia được chia làm ba miền: Bắc, Trung và Nam. Miền Bắc của Campuchia kéo dài 150-521 km từ thủ đô Phnompenh; miền Nam: 78-122 km và miền Trung: 25-40 km. Mỗi miền bao gồm 3 vùng sinh thái: đồi, đồng bằng và vùng ven sông Mêkông. Vì vậy, ở mỗi một vùng miền chúng tôi đã chọn 3 huyện đại diện cho các vùng. Mỗi một huyện chọn một xã đại diện, trong đó có 5 thôn và 30 hộ gia đình có chăn nuôi bò cho mỗi thôn. Tổng số hộ điều tra là 1350 hộ và phân đều cho các vùng sinh thái ở các miền. Phương pháp Áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, phỏng vấn thông qua các câu hỏi đã chuẩn bị Ngoài ra, họp nhóm là công cụ nhằm thu thập các số liệu liên quan hệ thống chăn nuôi, quản lý, chính sách mang tính định tính. Xác định khối lượng bò, tiến hành đo các chiều và tính khối lượng (BW, kg) theo công thức: BW (kg) = 90 x VN x VN x DTC Trong đó, VN (m): vòng ngực; DTC: dài thân chéo. Xác định chất lượng thân thịt, tiến hành tại 3 lò mổ trong thành phố Phnompenh. Số mẫu quan sát 438 con từ các nguồn khác nhau: nhập từ các tỉnh lân cận và xung quanh thành phố Thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở Nông nghiệp, các phòng Chăn nuôi thuộc Sở, các báo cáo của các huyện, và các nguồn tài liệu khác đã được công bố. Điều tra theo bản hỏi trực tiếp (do dự án NUFU thiết kế) để thu thập các số liệu mang tính định lượng liên quan đến số lượng và năng suất vật nuôi. . Xử lý số liệu Số liệu được cập nhật, mã hóa và được xử lý trên phần mềm SPSS. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Số lượng, cơ cấu đàn và mục đích chăn nuôi bò của các nông hộ Số liệu điều tra cả 3 vùng sinh thái cho thấy: Mỗi hộ nuôi 4-6 con bò. Các nông hộ ở vùng đồi nuôi nhiều bò hơn 2 vùng còn lại (P<0,05) Bảng 2. Số lượng bò của mỗi hộ chăn nuôi ở các vùng sinh thái (con/hộ); n = 450 Vùng sinh thái Vùng Đồng bằng Vùng đồi Vùng ven Mekong P Tổng số, trong đó: 3,85a 5,67 b 3,76 a 0,00 Đực 1,81 a 3,54b 1,85 a 0,00 Cái 2,04ns 2,13ns 1,91ns 0,24 *a,b các giá trị trong cùng hàng ngang khác nhau. Các chữ a,b là khác nhau có ý nghĩa thống kê KIMSAN SOPHORN – Hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất của bò thịt.... 3 Bảng 2, sự sai khác này chủ yếu là bò đực. Nguyên nhân là người dân ở vùng đồi có diện tích đất tự nhiên lớn, có đồng cỏ để chăn nuôi và thích nuôi bò đực vì bán được giá hơn. Mac Lean (1998) đã tiến hành điều tra và cho thấy, phần lớn nông hộ chỉ nuôi 2-3 con bò để cung cấp sức kéo, lấy phân bón và “giữ tiền mặt”. Bản đồ 3 vùng sinh thái Campuchia Trong khi đó, Iv Phirun (2007) công bố, số bò nuôi ở các nông hộ từ 1-50 con, chiếm 98% tổng đàn. Theo Keo Sath và cs., (2007) hầu hết các hộ chăn nuôi tại Căm puchia nuôi 3-5 bò (73.9%). Nông hộ nuôi bò với đa mục đích: cày kéo, làm giống, bán. Phần lớn người dân ở ven sông Mêkông nuôi bò cày kéo (72,5%). Trong khi đó, ở các vùng khác kết hợp nuôi bò cày kéo, làm giống hoặc bán (36-51%). Bảng 3. Mục đích chăn nuôi bò của các hộ (% so các hộ điều tra) Vùng sinh thái Chỉ số Vùng đồng bằng Vùng đồi Vùng ven Mêkông Cày kéo 20,50 1,10 72,50 Làm giống 13,40 1,80 - Bán 0,90 5,50 - Cày kéo và làm giống 36,30 50,70 12,90 Cày kéo và bán 7,60 5,50 3,00 Cày kéo, bán, làm giống 15,00 4,00 10,70 Làm giống và bán 6,30 31,40 0,90 Chuồng trại và quản lý Bảng 4. Hình thức nuôi (% theo hộ điều tra) Vùng sinh thái Vùng Đồng bằng Vùng đồi Vùng ven Mekong Nuôi nhốt 20,00 40,00 25,80 Nuôi dưới nhà 54,40 38,60 42,60 Nhốt dưới tán cây 1,30 21,40 2,60 Chuồng sát nhà 24,50 - 29,00 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 4 Qua điều tra cho thấy, 4 hình thức chăn nuôi phổ biến là nuôi nhốt tại chuồng xa nhà, nuôi dưới sàn nhà, nhốt ngoài tán cây và nuôi tại chuồng sát nhà. Đa số nuôi bò dưới nhà sàn, đó là tạp tục lâu đời của người dân, Hiện nay, phần lớn những người nghèo đang áp dụng hình thức này. Làm chuồng sát cạnh nhà là hình thức phổ biến ở vùng đồng bằng và ven sông Mêkông do thiếu đất và sợ mất trộm bò, trong khi đó nuôi nhốt dưới tán cây là cách nuôi bò phổ biến ở vùng đồi. Thời gian kéo dài nuôi bò của các hộ là khoảng thời gian bò được đem về nuôi đến khi bán. Ở hầu hết cả ba vùng sinh thái, bò bán sau 6 năm nuôi (42-95%), đặc biệt là vùng đồi (95%). Sở dĩ thời gian nuôi kéo dài là vì bò nuôi với đa mục đích và không thâm canh. Bảng 5. Thời gian kéo dài nuôi bò của hộ ở các vùng sinh thái (% theo hộ điều tra) Vùng sinh thái Số năm nuôi Vùng đồng bằng Vùng đồi Vùng ven Mekong > 2 năm 9,00 0,70 11,90 3 – 4 năm 15,30 1,50 15,30 5 – 6 năm 16,00 2,90 30,40 > 6 năm 59,70 94,90 42,40 Thức ăn và nuôi dưỡng Khí hậu ở Campuchia chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến 10, gọi là Srov-Vosa) và mùa khô (tháng 11 đến 4, gọi là Srov Prang). Vì vậy, nguồn thức ăn cung cấp cho bò sẽ khác nhau ở các mùa và các vùng sinh thái (Bảng 6 và 7). Bảng 6. Nguồn thức ăn cho bò ở vùng đồi và đồng bằng Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Nguồn thức ăn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Canh tác lúa Gieo trồng --- --- --- --- Thu hoạch --- --- --- Thức ăn chính Rơm --- --- --- --- --- -- -- -- -- -- -- --- Cỏ tự nhiên -- -- -- -- -- --- --- --- --- --- --- --- Thức ăn phụ Thân chuối --- --- --- --- --- --- --- -- -- -- -- -- Các loại quả --- --- --- Rau -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- Thân lá cây bụi -- -- -- -- -- --- --- --- --- --- --- --- --- Đầy đủ -- Thiếu Nguồn thức ăn chủ yếu để nuôi bò là cỏ tự nhiên và rơm. Ngoài ra, các loại rau xanh (khoảng 172 ngàn tấn), các loại quả (chuối, mít, xoài, thốt nốt...) và thân lá cây bụi là nguồn thức ăn bổ sung. Cỏ tự nhiên thường không phát triển tốt vào mùa khô, đặc biệt từ tháng 2 đến 5. Vùng ven sông Mêkông thiếu cỏ tự nhiên quanh năm vì đất bị ngập nước. Nhìn chung, thiếu thức ăn thường xẩy ra vào tháng 5-6 ở các vùng sinh thái. KIMSAN SOPHORN – Hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất của bò thịt.... 5 Bảng 7. Nguồn thức ăn cho bò ở vùng ven Mekong Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Nguồn thức ăn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Canh tác lúa Gieo trồng --- --- --- --- Thu hoạch --- --- --- Thức ăn chính Rơm -- -- -- -- -- -- --- --- --- --- --- --- Cỏ tự nhiện Thức ăn phụ Thân chuối --- --- --- --- -- -- -- -- -- -- -- -- Các loại quả --- --- --- Rau --- --- --- --- --- --- -- -- -- -- -- -- Thân lá cây bụi -- -- -- -- -- --- --- --- --- --- --- --- --- Đầy đủ; -- Thiếu Chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò chủ yếu do trẻ em. Sau khi học ở trường, chúng giúp cha mẹ chăm sóc bò. Bò thường được chăn thả theo đàn lớn từ nhiều gia đình. Trong mùa lúa, bò thường được đưa đến những vùng cao hơn để chăn thả hoặc nhốt hoàn toàn trong chuồng. Bò chỉ được đưa về nhà khi gặt xong. Bò nuôi nhốt được cho ăn rơm và cỏ cắt. Vì vậy, một số gia đình đã dự trữ rơm để bán. Năng suất và chất lượng Khối lượng và chất lượng thân thịt được xác định qua số liệu điều tra ở Bảng 8 và 9. Bảng 8. Khối lượng trung bình của bò ở các vùng sinh thái (kg/con) Vùng sinh thái Vùng đồng bằng Vùng đồi Vùng ven Mekong P n. 7 3 9 Bò đực Mean 402,85a 466,11b 530,05a 0,00 n. 160 8 88 Bò cái Mean 234,64b 242,88b 203,61a 0,00 n. 143 51 167 Đực >2,5 năm Mean 316,87b 276,09a 314,25b 0,00 n. 33 36 65 Đực 1-2,5 năm Mean 193,24ns 175,19ns 168,75ns 0,07 n. 41 6 27 Đực < 1 năm Mean 114,82b 146,20c 78,40a 0,00 n. 31 73 167 Cái >2,5 năm Mean 181,93a 244,64b 259,46b 0,00 n. 10 23 225 Cái 1-2,5 năm Mean 202,40ns 185,93ns 215,5 ns 0,08 n. 27 4 50 Cái < 1 năm Mean 126,81b 132,49b 75,05a 0,00 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 6 Số lượng bò khảo sát ở vùng đồi ít hơn các vùng khác là vì bò rất khó khống chế do bò thả rong nhiều. Bò khảo sát gồm nhiều giống: địa phương, bò lai. Theo Keo Sath và cs., (2007) Bò địa phương Cam pu chia chiếm 31,8%, trong khi bò lai giữa bò vàng địa phương Căm pu chia và bò Haryana và Brahman chiếm 68,2%. Bò địa phương Căm pu chia theo tiếng Căm pu Chia là Gor Srok hay Gor Khmer. Bò này giống với bò địa phương của Thái lan, khối lượng trưởng thành 250-300kg (Keo Sath và cs, 2007). Bảng 8 cho thấy, khối lượng bò đực rất lớn 403-530 kg/con, trong khi bò cái chỉ đạt 203 - 243 kg/con. Khối lượng bò cũng khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. So với số liệu điều tra ở Việt Nam, khối lượng bò ở Campuchia cao hơn nhiều do sai khác về giống bò. Trong khi bò vàng địa phương Căm pu chia có khối lượng trưởng thành 250-300kg (Keo Sath và cs., 2007), bò vàng Việt nam có khối lượng trưởng thành khiêm tốn hơn: khối lượng trưởng thành chỉ đạt 188 kg ở con cái và 250 kg ở con đực (Cục chăn nuôi, 2010). Ảnh 1: Bò vàng địa phương Ảnh 2: Bò lai (Haryana x Bò địa phương) Số liệu điều tra trên 438 con bò đã giết mổ tại 3 lò mổ trong nội thành Phnompenh cho thấy, khối lượng giết mổ trung bình của bò là 313 kg/con, tương đương 164 kg thịt xẻ (52,43%). Tỷ lệ thịt tinh khá cao (39,6%) so với giá trị trung bình chung của bò Vàng ở Việt Nam. Theo Cục chăn nuôi (2010) tỷ lệ thịt xẻ của bò vàng Việt nam trung bình cho con đực là 44,2 % và cho con cái là 43%. Sự sai khác này có lẽ là do sự khác biệt về giống giữa bò Campuchia và bò Việt nam như đã thảo luận ở trên. Bảng 9. Chất lượng thân thịt (kg) của bò ở một số lò giết mổ Địa điểm giết mổ Chỉ tiêu Svay Pak Chroy Chong Va Boeung Salang Trung bình Khối lượng sống Kg 295,80 309,30 344,40 312,80 kg 148,87 156,99 186,15 164,00 Thịt xẻ % 50,33 50,76 55,83 52,43 Kg 113,20 119,30 139,60 124,10 Thịt tinh % 38,30 38,60 41,80 39,60 Kg 9,45 8,70 11,50 9,88 Đầu % 3,20 2,80 3,50 3,20 Chân Kg 6,91 7,40 9,16 7,82 KIMSAN SOPHORN – Hiện trạng chăn nuôi và sức sản xuất của bò thịt.... 7 Địa điểm giết mổ Chỉ tiêu Svay Pak Chroy Chong Va Boeung Salang Trung bình % 2,34 2,39 2,75 2,50 Kg 21,45 23,05 29,05 24,52 Da % 7,25 7,45 8,71 7,84 Kg 1,05 0,98 1,04 1,02 Đuôi % 0,40 0,30 0,30 0,30 Kg 35,67 37,69 46,55 39,97 Xương % 12,06 12,19 13,96 12,78 Kg 20,46 21,71 26,15 22,77 Dạ dày, ruột % 6,92 7,02 7,84 7,28 Kg 1,22 1,06 1,08 1,12 Tim % 0,41 0,34 0,32 0,36 Kg 4,19 4,43 6,20 4,94 Gan % 1,42 1,43 1,86 1,58 Kg 0,76 0,78 0,79 0,78 Thận % 0,26 0,25 0,24 0,25 *Tỷ lệ % so khối lượng sống khi giết thịt KẾT LUẬN Qua kết quả điều tra trên, chúng tôi có một số kết luận sau đây: Số lượng bò nuôi ở các hộ từ 3 đến 6 con và khác nhau ở các vùng sinh thái, ở vùng đồi số bò được nuôi cao hơn các vùng khác (5,64 so với 3,76-3,85 con/hộ). Chăn nuôi bò chủ yếu với hình thức quảng canh, thiếu đầu tư và nuôi kéo dài. Hơn 6 năm nuôi, bò mới được bán. Nguồn thức ăn cho bò được tận dụng từ cỏ tự nhiên, rơm lúa, các loại cây cỏ, rau và các loại quả. Thiếu thức ăn vào khoảng tháng 5 và 6 hàng năm. Không đầu tư trồng cỏ cũng như thức ăn bổ sung, không áp dụng các hình thức chế biến để nâng cao giá trị dinh dưỡng của nguồn thức ăn. Khối lượng bò điều tra ở con đực cao hơn con cái rất nhiều (402-530 so với 204-243 kg, tương ứng). Khối lượng bò sống đưa vào giết mổ cũng khá cao (313 kg/con) và khối lượng thịt xẻ 164 kg, chiếm 52,4%, tỷ lệ thịt tinh cao 39,6%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục chăn nuôi (2010). WWW. Cucchan nuoi.gov.vn FAOSTAT (2009). FAO Statistics Division 2009. Iv Phirun (2007). Cambodia Case Study on Agri-bussines Value Chains: Fruits. Vegetables. Organic and Livestock Products. In Workshop Procc on Intergration of Greater Makong Subregion International and Regional Markets: Trade and Investment Facilitation”. Chaing Rai. Thailand Keo Sath, Khieu Borin and Preston T R 2007. Effect of levels of sun-dried cassava foliage on growth performance of cattle fed rice straw. MSc. Thesis, MEKARN-SLU Khieu Borin (1996). A study on the use of sugar palm tree (Borassus flabellife) for different purposes in Cambodia. Msc thesis. SLU. Mac Lean. M. (1998). Livestock in Cambodian Rice Farming Systems. Cambodia-IRRI-Australia Project Report. *Người phản biện: PGS.TS. Mai Văn Sánh; TS. Vũ Văn Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBÁO CÁO KHOA HỌC HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở CAMPUCHIA.pdf
Tài liệu liên quan